Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Ông BS ở cương vị ông Tuấn cũng vậy thui. Đừng trách ông ấy!

Bộ trưởng Tuấn: Nguyên nhân cá chết liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó
Đôi lời của trang ABS: Không thể tin được ông bộ trưởng Bộ 4T Trương Minh Tuấn có thể nói một câu nói ngớ ngẩn như thế. Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đã từng nói: “Better to remain silent and be thought a fool than to speak out and remove all doubt.” Nghĩa là: Chẳng thà mình không nói để người ta tưởng mình ngu, còn hơn là mở miệng ra để người ta không còn nghi ngờ gì nữa. Facebooker Suong Quynh bình luận: “Chưa thấy lãnh đạo nước nào có kiểu nói ngu không ra ngu, dốt không ra dốt. ngớ ngẩn không ra ngớ ngẩn… Chỉ vì muốn ém nhẹm nguyên nhân cá chết, biển chết mà vắt não không ra lời“.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn - Ảnh: VGP
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn – Ảnh: VGP
GD&TĐ – Ngày 2/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng lãnh đạo các Bộ chủ trì cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2016, trả lời câu hỏi liên quan đến vụ cá chết ở miền Trung.
Ngọc Hà (Ban Thời sự VTV): Xin Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết những diễn biến đến thời điểm này liên quan đến vụ cá chết ở miền Trung vì trước đó Bộ trưởng có nói rằng khi nào có kết luận Bộ trưởng sẽ thông tin?

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn:
Như  Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã nói, chúng ta đã xác định được nguyên nhân, các nhà khoa học đã rất nỗ lực tìm nguyên nhân.
Tuy nhiên việc điều tra nguyên nhân cá chết là nhiệm vụ của tập thể nhiều nhà khoa học từ nhiều cơ quan trong và ngoài nước nên cũng đang có những ý kiến khác nhau cần phản biện một cách rốt ráo mới đủ cơ sở khoa học để kết luận một cách chính thức. Bất cứ một sơ suất nào trong kết luận khoa học về nguyên nhân cũng có thể sẽ dẫn đến sai lầm trong khắc phục hậu quả.
Nguyên nhân cá chết còn liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó. Việc xác định thủ phạm không chỉ bằng những bằng chứng khoa học mà còn phải điều tra đầy đủ các bằng chứng vi phạm pháp luật, nhất là pháp luật về môi trường.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất dứt khoát, bất kỳ tổ chức cá nhân nào vi phạm đều phải xử lý nghiêm minh trước pháp luật, không loại trừ bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Chính vì vậy, phải có thời gian điều tra kỹ lưỡng mới thu thập được những bằng chứng xác thực.
Việc cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung cách đây 2 tháng là một sự cố môi trường rất nghiêm trọng chưa từng xảy ra. Dư luận quan tâm đến nguyên nhân và cách xử lý hậu quả là hoàn toàn chính đáng.
Chính phủ cầu thị lắng nghe mọi ý kiến và có trách nhiệm minh bạch thông tin cho mọi người dân biết. Tôi hoan nghênh nhiều cơ quan báo chí đã kịp thời thông tin khuyến cáo cho người dân, thông tin hỗ trợ giúp các cơ quan chức năng khoanh vùng ngăn ngừa thiệt hại.
Tuy nhiên, tôi cũng lưu ý rất nhiều cơ quan báo chí đã đưa tin sai sự thật gây tâm lý hoang mang, kích động dư luận, gây mất an ninh, trật tự và ảnh hưởng xấu đến xã hội trong thời gian vừa qua.
Tôi mong muốn tất cả cơ quan báo chí rút kinh nghiệm, nghiêm túc chấn chỉnh ngay, để làm thế nào chúng ta đồng hành cùng Chính phủ và Nhà nước thông tin đến người dân một cách trung thực, bảo đảm tính xây dựng vì mục đích chung là hướng tới người dân, phục vụ người dân ở vùng bị thiên tai.
Phương Thảo (báo Dân trí): Được biết trong chương trình của phiên họp tháng 5 này, Chính phủ có thảo luận về kết luận liên quan đến vụ việc cá chết ở miền Trung. Xin Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP thông tin cụ thể về vấn đề này?
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Liên quan đến vụ cá chết ở các tỉnh miền Trung, họp báo hôm nay chúng tôi có thể thông báo thế này:
Ngay sau khi phát hiện ra cá chết bất thường tại các tỉnh miền Trung, Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo kịp thời và quyết liệt các bộ, ngành, địa phương. Có hơn 30 cơ quan, bộ, ngành, địa phương tham gia,  thu thập chứng cứ, xác minh, tìm ra nguyên nhân vụ việc cá chết. Có mời hàng trăm nhà khoa học trong nước, quốc tế cùng tham gia thu thập dữ liệu, chứng cứ, để xác minh điều tra nguyên nhân, trên nguyên tắc là phải dựa vào khoa học, khách quan, và chặt chẽ về mặt pháp lý.
Trong quá trình điều tra, quan điểm của Thủ tướng cũng đã chỉ đạo, nếu phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm thì xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và không loại trừ bất cứ một tổ chức, cá nhân nào.
Đến nay, các nhà khoa học  đã xác định được nguyên nhân cá chết, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao cơ quan chức năng, mời tư vấn trong và ngoài nước để phản biện độc lập. Trước khi kết luận chính thức việc này, có mời nhà khoa học, tư vấn trong và ngoài nước phản biện vì xác định đây là vấn đề rất quan trọng. Khi công bố, phải bảo đảm chứng cứ, tính pháp lý và tính khách quan.
Đồng thời, Thủ tướng cũng quyết liệt triển khai các giải pháp bảo đảm môi trường kinh doanh, môi trường tự nhiên, nhất là bảo đảm môi trường biển được an toàn, lâu dài. Đây cũng là mong đợi của người dân chúng ta.
Trước mắt, để kịp thời hỗ trợ người dân bị thiệt hại, ngày 9/5 vừa qua, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 772  hỗ trợ gạo cho ngư dân ở vùng bị ảnh hưởng, tổ chức thu mua hải sản đánh bắt của ngư dân và hỗ trợ bằng tiền cho các tàu phải ngừng ra khơi, hỗ trợ lãi suất tiền vay vốn tín dụng đối với doanh nghiệp, chủ tàu làm nhiệm vụ dịch vụ hậu cần cá, thu mua hải sản.
Hiện nay Thủ tướng tiếp tục giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Y tế khảo sát khu vực biển an toàn để đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản. Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, kiểm tra tất cả các dự án có khả năng liên quan tới xả thải trên phạm vi cả nước, mục tiêu là chúng ta chủ động phòng ngừa và cương quyết xử lý vi phạm nếu các tổ chức, cá nhân xả thải không đúng quy định. Đến thời điểm này, thay mặt cơ quan phát ngôn của Chính phủ, xin được thông báo kết quả của các cơ quan, nhà khoa học như vậy.
Nguồn: Văn phòng Chính phủ
https://anhbasam.wordpress.com/2016/06/05/8608-bo-truong-truong-minh-tuan-nguyen-nhan-ca-chet-lien-quan-den-thu-pham-gay-ra-nguyen-nhan-do/#more-167748
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhiều tin đồn Tập Cận Bình bị trọng bệnh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Liệu Việt Nam có quyết định rời khỏi Trung Quốc?

Bùi Quang Vơm


4-6-2016


Quan hệ Mỹ – Việt – Trung. Ảnh: Internet.

Tổng thống Mỹ Barack Obama, vị Tổng thống thứ ba của Mỹ đến thăm Việt Nam kể từ khi bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, đã kết thúc chuyến thăm được đánh giá làm sâu sắc thêm quan hệ giữa hai quốc gia từng là cựu thù, trước hết đem lại nhiều chờ đợi trong dân chúng về một triển vọng sáng sủa hướng về phía tiến bộ. Chính sách ngoại giao của Việt Nam hứa hẹn sẽ có ít nhiều thay đổi.

Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đơn giản. Quan hệ Việt – Mỹ dù các cố gắng tăng cường, không thể tách hẳn đường lối các chính sách ngoại giao của Việt Nam khỏi những nguyên tắc truyền thống. Từ sau năm 1991, khi khối XHCN thế giới tan vỡ, Việt Nam theo đuổi con đường cải cách, trong đó có chính sách ngoại giao độc lập trong đa dạng và đa hướng, với quan điểm xây dựng một môi trường hợp tác và hòa bình với bên ngoài, tạo điều kiện theo đuổi các lợi ích quốc gia như phát triển kinh tế, chủ quyền quốc gia, duy trì chế độ độc đảng cầm quyền, phát triển kinh tế và xã hội. Nhưng những nguyên tắc này thường được rút gọn lại bằng bốn chữ, “chế độ và tăng trưởng”. Đó là những thứ mà lãnh đạo Việt Nam gọi là “nhị bất biến, ứng với vạn biến”. Trước hết là chế độ, chống mọi thế lực thù địch và âm mưu diễn biến. Tiếp đến là tăng trưởng kinh tế nhằm tìm kiếm chính danh và sức mạmh đảm bảo ổn định cho chế độ.

Ưu tiên chế độ trở thành ưu tiên ý thức hệ dẫn đến ưu tiên quan hệ Trung Việt. Sau ba mươi năm, quan hệ Trung Việt phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, bề ngoài, có vẻ như chế độ có một chân đế vững chắc. Không có gián điệp Trung Quốc gây bạo loạn, không có Trung Quốc làm diễn biến hoà bình. Không có Mặt Trận kháng chiến phục Việt do Trung Quốc giật dây, nuôi dưỡng. Không có “dân chủ và nhân quyền tư bản”.

Nhưng, sau ba mươi năm, biên giới hầu như thông thương, mọi thứ, cả con người lẫn phương tiện qua lại như anh em trong nhà, không thể phân biệt ngay, gian. Rừng biên giới có người Trung Quốc rào chắn, làm đường, đào hầm, lập làng, cưới vợ, gả chồng sinh con, đẻ cái. Công ty Trung Quốc hiện diện ở khắp mọi nơi, thuê dài hạn và chiếm những vị trí xung yếu, trên suốt chiều dài đất nước, đặc biệt vùng đất hẹp miền Trung. Nền công nghiệp què quặt của Việt Nam, phần lớn sản xuất bằng công nghệ lỗi thời của Trung Quốc, sử dụng nguyên liệu nhập từ trung Quốc, sẵn sàng tê liệt khi mất nguồn cung từ Trung Quốc. Người ta không thể quên, những lãnh tụ Trung Quốc từng tổng kết rằng, có ba con đường để Trung Quốc mở rộng lãnh thổ, một là đồng hoá các dân tộc trong cùng biên giới, hai là dồn dân tới các vùng giáp ranh để lấn đất, ba là gây chiến tranh.Với Bôxít trên nóc cao Nguyên, khu công nghiệp Vũng Áng trấn tại đèo ngang Hà Tĩnh, một khi chiếm trọn Trường Sa, thì cả biển lẫn đất có nguy cơ không có cách gì giữ được?

Chủ trương chế độ trên hết đã bộc lộ là một chủ trương sai lầm. Càng gần Trung Quốc, càng phát triển rộng và sâu với Trung Quốc, chính quyền Việt Nam càng mất dần khả năng kiểm soát đất nước, chủ quyền biển đảo càng có nguy cơ không giữ được. Đây mới chính là thực chất của mối đe dọa chế độ.

Việt Nam tìm kiếm trước hết sự hỗ trợ từ ASEAN, hy vọng tạo ra được một tiếng nói chung khả dĩ đa phương hoá nguy cơ chèn ép nước lớn của Trung quốc. Nhưng cộng đồng chung này chưa có gì chung ngoài ý chí, thực chất đã bị phân hoá trước thủ đọan chia rẽ bằng lợi ích kinh tế ích kỷ của từng quốc gia thành viên, trong khi cộng đồng tồn tại với một cơ chế đồng thuận lỏng lẻo.

Nhật Bản là một lựa chọn. Việt Nam biết Nhật Bản, với những ràng buộc chưa thể gỡ bởi luật pháp quốc tế đối với một quốc gia nguyên tội phạm chiến tranh, không cho phép Nhật triển khai một cách tự do tiềm lực quân sự và hỗ trợ quân sự các quốc gia khác. Chưa nói, bản thân tiềm lực quân sự của Nhật bản dẫu mạnh, vẫn chưa thể đối đầu với Trung Quốc. Nhưng Nhật Bản có một điểm đặc biệt. Nhật không có đối kháng về thể chế chính trị với chế độ cộng sản độc đảng. Nhật Bản không có yêu cầu nhân quyền kèm theo các hợp tác kinh tế. Vì vậy, Việt Nam gắn kết toàn tâm bằng sự tin cậy hoàn toàn với Nhật Bản. Nhật Bản là một quốc gia dân chủ và là đồng minh đặc biệt của Mỹ. Quan hệ gắn bó và sâu sắc, tin cậy hoàn toàn với Nhật bản, Việt Nam có cơ hội quen dần và thích nghi với chuỗi giá trị khác với hệ thống giá trị truyền thống của chế độ XHCN. Qua Nhật Bản, vốn từng là cựu thù chiến tranh, vì thế, cách nhìn nhận một cựu thù như Mỹ đối với lãnh đạo cộng sản Việt Nam, có phần bớt gay gắt.

Trước một thách thức lớn đến từ sự trỗi dậy, tiềm tàng một tham vọng bành trướng mang tên “giấc mộng Trung Hoa”, biển Đông có nguy cơ biến thành ao riêng của Trung Quốc. Khu vực biển có lưu lượng hàng hoá luân chuyển gần 50% tổng lượng hàng hoá lưu chuyển toàn cầu và trên 5000 tỷ đôla giá trị sản lượng hàng năm, tự do hàng hải, tự do hàng không phía trên vùng biển và an ninh trật tự khu vực có lợi ích gắn với lợi ích của Mỹ.

Sau tuyên bố Mỹ có lợi ích quốc gia với tự do hàng hải và luật pháp quốc tế tại biển Đông của bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, bà Hillary Clinton năm 2010 tại ASEAN, Tổng thống OBAMA tuyên bố chuyển trục chiến lược sang Đông Á.

Việt Nam vốn biết, đàm phán song phương với Trung Quốc chỉ đem lại thất bại. Đàm phán là thủ đọan hoãn binh và trói tay đối phương trên bàn, bằng mồi nhử kinh tế, để Trung Quốc lấn lướt, một mình tự tung, tự tác trên thực địa, tạo ra việc đã rồi, từng bước, từng lát cắt cho đến khi độc chiếm. Việt Nam tìm cách đa phương hoá tranh chấp. Việt Nam tìm kiếm chỗ dựa, tìm hỗ trợ cho cuộc chiến quá chênh lệch với Trung Quốc.

Và Việt Nam đã thấy ở chiến lược chuyển trục Đông Á của Mỹ nhằm bảo vệ tự do hàng hải và trật tự an ninh khu vực theo luật pháp quốc tế, có lợi ích ngăn chặn chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc đồng nhất với lợi ích bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt nam.

Tháng 7/2013, Việt Nam và Mỹ nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên “đối tác toàn diện”, thúc đẩy quan hệ trong mọi lĩnh vực, tạo sự tin cậy gắn kết từng bước tới thực chất.

Cũng bắt đầu từ sau chuyến thăm Mỹ của ông Trương Tấn Sang, Trung Quốc tăng cường trả đũa Việt nam bằng áp lực Hoàng, Trường Sa. Hai nước Việt Mỹ càng tiến lại gần nhau, quan hệ hợp tác giữa hai nước càng phát triển thì thái độ lấn chiếm biển đông càng kiên quyết, tốc độ xây dựng và quân sự hoá theo hướng tăng cường khả năng tấn công càng bộc lộ rõ. Dường như thông điệp mà Trung Quốc muốn chuyển tới lãnh đạo Hà Nội là việt Nam không còn lối thoát bất chấp mọi cố gắng tìm kiếm đồng minh.

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ) nhận định “nếu tình hình Trung Quốc quân sự hóa biển Đông không được can thiệp, biển Đông sẽ biến thành ao nhà của Trung Quốc vào năm 2030.” Điều này có nghĩa là không có can thiệp Mỹ, sau 2030, Việt Nam sẽ không còn biển? Nếu đường lưỡi bò trở thành hiện thực, ra cách bở khảng 44km, Việt Nam đã lọt vào biển Trung Quốc.(12 hải lý lãnh hải + 12 hải lý giáp ranh lãnh hải), nếu không có phép, tàu thuyền Việt Nam sẵn sàng bị bắn hạ.

Báo Guardian (Anh) tuần trước dẫn lời Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Michael Hayden cảnh báo nếu Mỹ không xử lý tốt đà trỗi dậy của Trung Quốc trong 10 năm tới thì hậu quả sẽ là thảm họa với Mỹ và với cả thế giới. Theo ông Michael Hayden, “Mỹ cần soạn ra một kế hoạch chặt chẽ và lâu dài cho khu vực Thái Bình Dương trong thập niên tới và cả sau này”.

Mỹ đã có một chiến lược, đương nhiên. Nhưng điều đáng quan tâm là Việt Nam ở đâu trong kế hoạch này? Việt Nam rõ ràng không có nhiều lựa chọn.

Quan hệ Việt – Mỹ phát triển không ảnh hưởng tới các mối liên hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Thay vì phải chọn một bên nào, Việt Nam đang cố gắng hết sức để tăng cường quan hệ với cả Trung Quốc và Mỹ, và coi quan hệ với hai nước này là quan hệ các bên đều có lợi.

Để công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Việt Nam coi trọng Mỹ như nguồn chính về thị trường, đầu tư, công nghệ và phát minh sáng chế. Các nước khác, trong đó có Trung Quốc, đều đã củng cố quan hệ với Mỹ vì lý do tương tự. Tăng cường quan hệ Việt – Mỹ cũng đem lại cho Việt Nam các nguồn lực ngoại giao và chiến lược mạnh hơn. Mỹ ủng hộ ASEAN đóng vai trò trung tâm trong việc định hình các cấu trúc an ninh khu vực tại Châu Á – Thái Bình Dương và hỗ trợ các thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam, xây dựng năng lực hàng hải để cải thiện khả năng cảnh báo trong lĩnh vực hàng hải và các năng lực an ninh biển.

Tháng 9/2011, Việt Nam và Mỹ đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương trong 5 lĩnh vực, bao gồm an ninh hàng hải, tìm kiếm và cứu hộ, các chiến dịch gìn giữ hòa bình của LHQ, các hoạt động nhân đạo và cứu trợ thiên tai, và hợp tác giữa các trường đại học quốc phòng và viện nghiên cứu. Trong chuyến thăm vừa qua, Tổng thống Obama đã thông báo dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Tuy nhiên, thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ, Việt Nam luôn nhấn mạnh không đồng nghĩa với kiềm chế và chống lại Trung Quốc. Việc dỡ bỏ lệnh cấm trên chủ yếu nhằm tạo điều kiện cho Việt Nam đa dạng hóa nguồn cung cấp trang thiết bị quân sự và đạn dược.

Hình ảnh độc lập của chính sách đối ngoại của Việt Nam chủ yếu dựa vào chính sách quốc phòng, theo đó Việt Nam theo đuổi nghiêm ngặt “nguyên tắc ba không” – Việt Nam sẽ không tham gia một hiệp định quân sự và trở thành một đồng minh quân sự với bất kỳ nước nào, không cho phép bất kỳ nước nào lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình, và không dựa vào bất kỳ nước nào để chống lại một nước khác.

Gần đây, Việt Nam đang chịu sức ép trong nước phải xem lại nguyên tắc này, tuy nhiên, việc kiên trì theo đuổi nguyên tắc này vẫn là cố gắng trong chính sách của chính phủ Việt Nam, mặc dù giới lãnh đạo Việt Nam thừa biết, không có sự can thiệp của Mỹ, Việt nam dẫu có quyền mua vũ khí ở bất kỳ đâu, hy sinh thu nhập cho trang bị quốc phòng đến mức nào, cũng không cản được bước tiến của Trung Quốc tới chiếm đọat hoàn toàn.

Là một thành viên ASEAN, Việt Nam đã chủ động tham gia các nỗ lực của Hiệp hội trong việc thu hút tất cả các nước lớn thông qua các cơ chế hợp tác do ASEAN đứng đầu, với chủ trương ASEAN không phải là một hiệp định quân sự hay nằm dưới sự ảnh hưởng của một nước lớn nào, mà là một tổ chức thúc đẩy ngoại giao để giải quyết những bất đồng.

Việc nghiêng về một bên nào đó là không hợp lý và không khả thi, vì cả Mỹ và Trung Quốc, bất chấp những bất đồng của họ, đều đang phối hợp dựa trên một quan hệ kiểu mới coi trọng việc tránh đối đầu quân sự, đồng thời thúc đẩy quan hệ trong mọi lĩnh vực.

Là một nước nhỏ theo dõi sát diễn biến trong quan hệ Mỹ – Trung, Việt Nam không thể không lo ngại các kịch bản Bắc Kinh và Washington trực tiếp đối đầu hoặc thỏa hiệp với nhau.

Lo ngại của Việt Nam không phải là không có cơ sở, vì lịch sử đã cho thấy Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những thăng trầm trong quan hệ Mỹ – Trung trong thời Chiến tranh Lạnh.

Vả lại Trung Quốc sẵn sàng làm mọi việc để đạt được thoả hiệp với Mỹ, nhằm chủ yếu dạy bài học cho các quốc gia nhỏ yếu khác. Một chính sách như vậy sẽ đẩy Mỹ đối diện với thử thách không dễ vượt qua, khi Quốc hội Mỹ chỉ lựa chọn lợi ích của người dân Mỹ.

Vì vậy, lựa chọn chính sách là bạn với cả Mỹ và Trung Quốc, chủ động trong ASEAN, và tuân thủ các nguyên tắc toàn cầu của luật pháp quốc tế cũng như các chuẩn mực khu vực đã được thiết lập về cách hành xử và bộ quy tắc ứng xử, có thể là lựa chọn chiếm ưu thế trong các nhà lãnh đạo Việt Nam. Sự cải thiện trong quan hệ Việt – Mỹ sẽ củng cố xu hướng này.

Nhưng liệu chủ trương này của Việt Nam có khả thi không? Với Mỹ, dù không gắn kết bằng một hiệp định đồng minh, Việt Nam vẫn có thể phát triển quan hệ đối tác toàn diện với đầy đủ sự tin cậy và tôn trọng bình đẳng, căn cứ trên luật pháp quốc tế và văn minh nhân quyền. Với Trung Quốc, ngược lại, quan hệ thân thiện hoặc đối tác toàn diện chỉ đem lại thiệt hại. Ngay cả khi là đồng minh, Trung Quốc luôn lợi dụng các hiệp định hợp tác để tạo ra sự trói buộc và lệ thuộc tới mức Việt nam mất khả năng kiểm soát. Trong trường hợp không còn là đồng minh, hoặc có biểu hiện ngả sang phía đối thủ, Trung Quốc sẽ gây áp lực và đe dọa an ninh chế độ, nuôi lửa xung đột buộc Việt nam phải chạy đua quốc phòng, dẫn tới tình trạng chảy máu, kiệt sức.

Làm thế nào để chặn được tất cả các vòi bạch tuộc đang len lách ở khắp mọi nơi. Cách ly hoàn toàn thì có nguy cơ xung đột, gây đổ vỡ lập tức, không thể kịp ứng phó. Nhưng nếu không cách ly, để ngỏ cửa, thì nguy cơ có thể đến chậm, nhưng cũng không có cách nào ngăn chặn được.

Có thể phải lựa chọn cặp đôi với Mỹ, cho dù không tránh khỏi những điều không thể tránh khỏi, nhưng nguy cơ mất nước thì không.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đường 9 đoạn thật sự có nghĩa là gì?


Tác giả: Marina Tsirbas

Dịch giả: Song Phan

2-6-2016


Đường lưỡi bò. Ảnh: Wikimedia Commons/ CIA

Trung Quốc có thể làm rõ đường 9 đoạn có nghĩa là gì – và làm giảm căng thẳng – mà không từ bỏ yêu sách lãnh thổ nào của mình.

Trung Quốc chưa nêu ra một cách chính xác – theo thuật ngữ quen thuộc với các luật sư luật biển hay các nhà ngoại giao – đường 9 đoạn của họ ở biển Đông có nghĩa là gì . Sự mơ hồ đó để lại nhiều chỗ trống cho cách giải thích quá mức có thể có, đặc biệt là khi kết hợp với một số các hành động mà Trung Quốc đã thực hiện để phản ứng lại các xâm nhập theo họ cảm nhận trong khu vực mà đườmg đó bao quanh.

Ở một cực của các cách giải thích, đường này có thể được hiểu như một yêu sách tối đa về chủ quyền và quyền kiểm soát đối với tất cả các thể địa lý, đất, nước và đáy biển trong khu vực giới hạn bởi đường 9 đoạn. Đây quả thực là điều mà nhiều quốc gia lo ngại. Theo luật biển , cách hiểu này không có ý nghĩa nhiều bởi vì có vẻ nó hợp nhất khái niệm chủ quyền với khái niệm quyền tài phán – và không có đưa ra tọa độ cho các đảo hay các đường cơ sở, như luật pháp đòi hỏi.

Mô tả một cách lỏng lẻo, chủ quyền giống như quyền sở hữu tài sản trong nhà trong khi quyền tài phán gần như tương đương với khả năng được hưởng lợi hoặc được cấp giấy phép sử dụng các sản phẩm cụ thể trong một khu vực (như cá và dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế [EEZ] hoặc một hợp đồng nhượng quyền khai thác đối với một số khoáng sản). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là có quyền áp đặt điều kiện cho việc lưu thông hoặc kiểm soát mọi hoạt động trong khu vực đó như thể là chủ sở hữu của nó. Trung Quốc dường như không nêu ra rõ ràng rằng đây là ý nghĩa đường 9 đoạn mà họ muốn nói, nhưng một số việc làm và lời nói của họ lại gợi ý như vậy. Đặc biệt, Trung Quốc đã phản ứng mạnh mẽ đối với các hoạt động đi lại trên biển và trên không ở biển Đông – kể cả trong những khu vực vốn ít ra là vùng đặc quyền kinh tế của một nước nào đó. Hãy nhìn số lượng khá nhiều các vụ máy bay Trung Quốc cản phá các chuyến bay của Mỹ trên biển Đông năm ngoái, dù có bay gần các thể địa lý mà Trung Quốc yêu sách hay không, cùng các cáo buộc vi phạm chủ quyền.

Việc đánh đồng các khái niệm hay sự mơ hồ chiến lược có lẽ là một công cụ hữu ích để kéo dài thời gian khi người ta chưa hình dung ra được mình muốn làm điều gì và muốn đưa ra yêu sách đối với các thể địa lý (và thực thi yêu sách đó) như thế nào. Tuy nhiên, điều đó cũng có thể gây bất ổn. Làm tăng thêm sự phức tạp này là ý tưởng về “quyền lịch sử”. Trung Quốc đã sử dụng cụm từ này không những gắn kết với các yêu sách chủ quyền đối với đất đai (mà lịch sử là thích đáng) mà còn đối với quyền và quyền tài phán trên biển bên ngoài lãnh hải – những nơi này lịch sử là không thích đáng. Ngoại lệ duy nhất là quyền đánh cá truyền thống, được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển công nhận. Nhưng cái mà Trung Quốc theo đuổi là một cái gì đó hoàn toàn khác. Có vẻ họ đang đưa ra lập luận phản lại rằng luật pháp ở biển Đông phải khác theo một cách nào đó.

Đối mặt với những bàn cãi hiện nay tại toà trọng tài ở Hague và sự chỉ trích quốc tế, các học giả Trung Quốc và những người khác khẳng định rằng họ tuân thủ UNCLOS, nhưng đó không phải là toàn bộ câu chuyện – một bộ nguyên tắc luật pháp khác áp dụng trong khu vực này. Diễn đạt cách khác, Trung Quốc nói: dĩ nhiên chúng tôi tuân thủ UNCLOS – nhưng đó không phải là bộ luật đúng để áp dụng ở đây.

Các luật sư tham gia tố tụng trên toàn thế giới sẽ nhận ra đây là một chiến thuật pháp lý nổi tiếng, và điều đó có thể được giải quyết như thế. Chúng ta có thể nhìn thấy giá trị (merit) và bản chất của nó. Nhưng bằng cách xoay nó vòng quanh, chúng ta lại cho quyền lịch sử được hưởng đặc quyền như một loại lập luận cho trường hợp đặc biệt chỉ áp dụng riêng cho biển Đông và có nguy cơ thần thoại hoá nó.

Ở cực kia của các cách giải thích về cái mà Trung Quốc muốn hiểu với đường 9 đoạn là đường này biểu thị một “cái hộp”, bên trong đó Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với bất kỳ vùng đất nổi lúc triều cao và quyền tài phán đối với các vùng biển tương ứng (ví dụ như lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa) được tạo ra bởi thể địa lý đó.

Cách hiểu này sẽ ăn khớp với những gì mà Trung Quốc nói về các yêu sách chủ quyền của họ trong phần bảo lưu khi họ phê chuẩn UNCLOS năm 1996 và một số khía cạnh của công hàm phản đối ngoại giao của họ (2009 và 2011) khi phản ứng với yêu sách của Malaysia / Việt Nam về thềm lục địa mở rộng trong biển Đông năm 2009. Cách hiểu này sẽ không làm cho các bên tranh chấp khác hài lòng vì Trung Quốc vẫn sẽ yêu sách chủ quyền đối với lãnh thổ mà Việt Nam, Malaysia, Philippines, và những nước khác cũng có yêu sách. Theo cách giải thích này, đường 9 đoạn sẽ không hoàn chỉnh và không đầy đủ với tư cách là một yêu sách, nhưng không nhất thiết là không phù hợp với UNCLOS, miễn là Trung Quốc cũng công nhận quyền tự do đi lại trên biển và trên không ở khu vực ngoài 12 hải lý từ bất kỳ vùng đất hình thành tự nhiên (không phải nhân tạo) nổi lúc triều cao.

Điều này đi sâu vào ngóc ngách pháp lý (highly technical), nhưng đó là sự khác biệt giữa việc yêu sách rằng biển Đông là cái ao nhà của Trung Quốc với việc nói rằng Trung Quốc có một số đảo nằm xa ngoài khơi bờ biển có thể tạo ra các vùng biển [xung quanh theo UNCLOS]. Trong trường hợp sau các vùng biển giữa Trung Hoa đại lục và các đảo là vùng biển quốc tế cho các mục đích giao thông quân sự và dân sự trên biển.

Tháng 12 năm 2011, Phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân (Liu Zhemin), người phát ngôn cấp cao thuộc vụ Biên giới và Đại dương, nói rằng Trung Quốc tôn trọng quyền tự do và an toàn đi lại ở biển Đông và rằng chính phủ Trung Quốc luôn luôn duy trì quyền tự do đi lại trên biển và trên không ở biển Đông như là một quyền mà tất cả các nước được hưởng theo luật pháp quốc tế.

Phát biểu đó sẽ bênh vực cách giải thích thứ hai. Những tuyên bố trên các ấn phẩm chính thức của Trung Quốc gần đây và trong văn kiện chính thức của Trung Quốc chuyển tới toà trọng tài ở The Hague cũng đưa ra luận điểm tương tự. Thú vị là các bình luận của Trung Quốc về tự do lưu thông chỉ làm nổi bật tầm quan trọng của việc này cho việc lưu thông thương mại.

Luật pháp quốc tế không phân biệt các quyền tự do đi lại mà tàu quân sự và dân sự được hưởng trong EEZ và vùng biển quốc tế. Nhưng có vẻ như Trung Quốc có thể đang chuẩn bị để làm như vậy.

Trong một bài viết gần đây trên National Interest, Phó Oánh (Fu Ying) và Ngô Sĩ Tồn (Wu Shicun) đưa ra cùng luận điểm về an toàn cho việc đi lại và các đường vận chuyển thương mại và tiếp tục mô tả biển Đông như là một “lối đi quan trọng tiến ra biển lớn đối với hải quân Trung Quốc” – một cụm từ lạ lùng và có lẽ rất ấn tượng. Hai tác giả này cũng cho rằng việc làm rõ đường 9 đoạn có nghĩa là gì sẽ làm leo thang căng thẳng Thật khó để thấy tại sao lại như thế.

Cách giải thích thứ hai về đường 9 đoạn cũng được cách tiếp cận mà Đài Loan theo đuổi trong những năm gần đây hậu thuẫn. Bản đồ đường 9 đoạn được dựa trên một bản đồ ban đầu do một bộ của nước Trung Hoa Dân Quốc phát hành, bản đồ đó cho thấy 11 vạch tạo thành một hình chữ U ở biển Đông. Năm 1948, chính phủ Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán đối với các tài nguyên biển trên các đảo và đá ngầm bên trong đường này. Khi CHNDTH thành lập, họ đã thừa nhận đường đó. Từ năm 2005 Đài Loan đã điều chỉnh chút ít yêu sách tập trung vào các đảo, vùng nước xung quanh chúng, và thềm lục địa chứ không phải là toàn bộ mảng biển trong đường chữ U. Đặc biệt là Trung Hoa Dân Quốc”ngưng yêu sách chủ quyền đối với toàn bộ vùng biển” bên trong đường này vào tháng 12 năm 2005. Họ đang tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với các thể địa lí bên trong đường này.

Có thể là toà trọng tài The Hague có thể “hiểu thấp xuống” đường 9 đoạn theo cách nói trên để làm cho nó không còn không phù hợp với UNCLOS.

Thời điểm ngay trước ngày dự kiến có phán quyết của trọng tài và có các hội nghị thượng đỉnh cấp cao của khu vực bày ra cơ hội cho Trung Quốc làm rõ ý nghĩa của đường 9 đoạn. Nếu Trung Quốc nói ra một cách rõ ràng rằng cách giải thích thứ hai về đường 9 đoạn chính là những gì họ dự kiến thì xét về mặt yêu sách đối với chủ quyền lãnh thổ (và quyền tài phán đối với các vùng biển tương ứng) lâu nay của họ ở biển Đông, Trung Quốc sẽ chẳng mất gì cả. Tuy nhiên, điều đó sẽ tạo ra một mức độ chắc chắn cao hơn cho các nước không có yêu sách hoạt động trong khu vực này. Điều đó cũng sẽ đem lại sự chắc chắn hơn cho các bên có tranh chấp.

Marina Tsirbas là Cố vấn cao cấp,Can dự về Chính sách tại trường Đai học An ninh Quốc gia, Viện Đại học Quốc gia Australia.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Con người sợ nhất điều gì ?

BM

tv sad arrested development lonely michael cera
Một người thanh niên trẻ tuổi luôn thấy sợ hãi trước nhiều điều. Nghĩ đến điều này anh ta cũng thấy sợ, nghĩ đến điều kia cũng lại thấy sợ. Rốt cuộc anh ta không biết điều gì là sợ nhất. Vì vậy, anh ta tìm đến một vị cao nhân để hỏi.

Người thanh niên trẻ đến hỏi một vị cao nhân: “Xin hỏi ngài, con người sợ nhất cái gì?”
Vị cao nhân mỉm cười rồi hỏi lại: “Vậy cậu cho là cái gì?”

Người thanh niên không nghĩ ngợi lâu mà trả lời ngay: “Là sự cô độc có phải không?”

Vị cao nhân lắc đầu: “Không đúng rồi!”

Người thanh niên lại nói: “Vậy đó là sự hiểu lầm?”

Vị cao nhân vẫn lắc đầu nói: “Cũng không đúng!”

Người thanh niên lúc này có vẻ bối rối, nghĩ một lát mới dám nói: “Vậy phải chăng là sự tuyệt vọng?”

“Vẫn không đúng!”

Người thanh niên trả lời một lúc với rất nhiều đáp án khác nhau nhưng vị cao nhân lại một mực lắc đầu nói không đúng.

anime naruto lonely swing nostalgia
Cuối cùng, người thanh niên không thể nghĩ thêm được gì liền nói: “Xin ngài hãy nói đó là cái gì?”

Vị cao nhân trả lời: “Đó chính là bản thân mình! Con người sợ nhất là bản thân mình!”
Người thanh niên mở to mắt ngẩng đầu nhìn vị cao nhân, nửa như đã hiểu, nửa lại như không hiểu.

Vị cao nhân giải thích cho người thanh niên: “Đúng là như thế đấy! Kỳ thực những điều mà cậu vừa nói, cô độc, tuyệt vọng, hiểu lầm…đều là những thứ được phản chiếu ra từ thế giới nội tâm của cậu, đều là cảm giác của tự bản thân cậu mà thôi. Nếu như cậu nói với chính mình rằng: “Những điều này thật đáng sợ, mình không thể chịu nổi! Vậy thì cậu sẽ thực sự sợ hãi. Nhưng nếu như cậu nói với bản thân mình rằng: “Không có gì phải sợ cả! Chỉ cần mình dũng cảm đối mặt thì mình sẽ chiến thắng được nó.” Như vậy thì sẽ không có gì làm khó được cậu cả. Còn sợ hãi trước những thứ mình nghĩ ra tức là cậu còn chấp nhất, dính mắc vào nó. Sao phải đau khổ chấp nhất vào những điều hư ảo đó? Một người không còn bị dính mắc vào điều gì thì anh ta còn có thể sợ hãi chăng? Cho nên, khiến cho một người sợ hãi cũng không phải là những ý nghĩ kia mà chính là bản thân người đó thôi.”

Người thanh niên bừng tỉnh đại ngộ.

Trong lòng nếu “quang đãng” thì dù có đang mưa cũng thấy bầu trời trong xanh. Nhưng nếu trong lòng mà “âm u” thì dù không mưa cũng thấy bầu trời âm u.

Cuộc đời của một người giống như một chuyến hành trình trở về, ven đường có vô số những vũng nước lầy lội nhấp nhô nhưng cũng có những cảnh sắc tươi đẹp ngắm nhìn không hết.


Có thể chúng ta khó cải biến được đường đời của mình nhưng ít nhất chúng ta có thể cải biến được nhân sinh quan. Có thể chúng ta khó cải biến được hướng gió nhưng chúng ta có thể điều chỉnh được cánh buồm. Có thể chúng ta không chi phối được sự tình nhưng chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh được tâm tình của mình!

lonely music black and white girl sad
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chân dung Obama qua tay họa sĩ Việt Nam


image
Họ vẽ giống và hay quá ! Chứng tỏ dân VN xem ông như thần tượng ... Có vài người viết như thế này khi ông lên máy bay vẫy tay chào : ông đến đây cho chúng tôi một niềm vui lẫn hy vọng... bây giờ ông lại đi, chúng tôi buồn và trở về cuộc sống cũ .


Tranh chân dung TT Obama xuất hiện khắp diễn đàn.

xavieralopez loop water drawing sunset
Nhân dịp Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến thăm chính thức Việt Nam, nhiều bạn trẻ đã vẽ tranh chân dung ông chủ Nhà Trắng để bày tỏ sự ngưỡng mộ.

image
Cộng đồng mạng Việt hiện rộ trào lưu vẽ tranh hay chia sẻ thông tin, hình ảnh về Tổng thống Mỹ. Bức vẽ chào đón ông Obama trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của tác giả Bùi Anh An thu hút gần 6.000 like (thích) và hàng trăm bình luận, chia sẻ.

image
Đặng Tuấn Bảo thực hiện tác phẩm này vào năm 2013. Tuy nhiên, nhân dịp Tổng thống Mỹ đang có mặt tại Việt Nam, tác giả chia sẻ lại với bạn bè trên mạng.

image
Lê Công Duy Tính (quê Gia Lai) vẽ chân dung ông Barack Obama trong 6 giờ đồng hồ. Tác giả chia sẻ đã đặt bút vẽ ngay khi biết tin người đàn ông quyền lực thế giới đến Việt Nam.

image
Chàng trai hy vọng sau này có thể trở thành người chồng tốt giống như chính trị gia này.

image
Võ Thị Thịnh - sinh viên Đại học Sư phạm Mỹ thuật, quê Quảng Nam - cũng góp vui khi chia sẻ bức tranh Tổng thống Mỹ. "Mình ngưỡng mộ ông Obama, vì ông không chỉ là tổng thống quyền lực mà còn rất vui vẻ, gần gũi với người dân Việt Nam".

image
Nguyễn Tấn Hậu - 20 tuổi, sinh viên năm 2, chuyên ngành Thiết kế đồ họa, Đại học Tôn Đức Thắng - thực hiện bức chân dung Tổng thống Mỹ với chất liệu chì và bột than. 9X cho biết, cậu rất ngưỡng mộ ông Obama, bởi ông vừa là vị lãnh đạo tài ba, vừa là người chồng, người cha vĩ đại và gần gũi với nhân dân.

image
Nguyễn Túy Nguyệt - 21 tuổi, sinh viên khoa Kiến trúc - Đô thị, ĐH Thủ Dầu Một - chia sẻ: "Ngài Obama là thần tượng của mình từ lâu. Mỗi lần vẽ, mình đều cố gắng vẽ cho giống, đặt cả tình cảm vào đó. Mơ ước của mình là được gặp thần tượng bằng xương bằng thịt một lần trong đời".

image
Nguyễn Thị Hường (sinh năm 1992, quê Hải Phòng) hoàn thành bức chân dung ông Obama trong 5 tiếng đồng hồ với chất liệu màu leningrad trên giấy galgo. "Mình ngưỡng mộ ông Obama vì ông tài giỏi, thân thiện. Cách ông bắt tay với người dân không có khoảng cách khiến mình rất xúc động", Hường cho hay.

image
Nguyễn Tấn Đạt (Biên Hòa, Đồng Nai) muốn gửi gắm thông điệp kèm theo bức chân dung: "Người Việt Nam luôn mong tình hữu nghị giữa hai nước ngày càng tốt đẹp. Chúc ngài Obama có một chuyến công du tuyệt vời trên mảnh đất hình chữ S xinh đẹp".
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai vui ai không vui khi Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam?

Phần nhận xét hiển thị trên trang