Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG OBAMA TẠI HIROSHIMA





Bảy mươi mốt năm trước, trong một buổi sáng trời quang mây tạnh, cái chết đã từ bầu trời giáng xuống mặt đất và thế giới từ đó đã đổi thay. Một ánh chớp sáng lòa, và rồi một bức tường lửa đã phá hủy cả một thành phố. Sự kiện này chứng minh rằng loài người giờ đây đã sở hữu những phương tiện hủy diệt chính mình.

Vì sao hôm nay chúng ta đến nơi này, đến Hiroshima? Chúng ta đến để suy ngẫm về một sức mạnh khủng khiếp đã được phóng ra trong một quá khứ còn chưa xa lắm. Chúng ta đến để tưởng niệm những người đã mất, trong đó có trên một vạn người lớn và trẻ em Nhật, hàng ngàn người Hàn Quốc, và vài chục người Mỹ lúc đó đang ở trong tù.

Hồn thiêng của họ đang nói với chúng ta. Họ yêu cầu chúng ta nhìn lại cho kỹ những gì đã xảy ra, để đánh giá lại chúng ta là ai, và chúng ta có thể trở thành cái gì.

Không phải chiến tranh đã làm cho Hiroshima trở thành ngoại lệ. Nhiều chứng tích cho chúng ta biết rằng xung đột bạo lực đã xảy ra từ khi bắt đầu có con người. Tổ tiên chúng ta xưa kia đã học cách chế tạo lưỡi rìu từ đá, giáo mác từ gỗ, và dùng những thứ đó không phải chỉ để săn bắn mà còn để chiến đấu với đồng loại. Ở bất cứ lục địa nào, lịch sử của nền văn minh cũng chứa đầy dấu ấn của chiến tranh, hoặc là do khan hiếm lương thực, hoặc do khao khát vàng bạc châu báu, và bị thôi thúc bởi tinh thần dân tộc cực đoan hoặc sự cuồng tín tôn giáo. Các triều đại hình thành và rồi tàn lụi. Các dân tộc bị đô hộ rồi được giải phóng. Ở từng thời điểm như vậy, những người vô tội là những người phải gánh chịu, rất nhiều người đã chết mà tên tuổi đã bị lãng quên theo thời gian.

Cuộc chiến tranh thế giới đã tiến tới một kết thúc tàn bạo ở Hiroshima và Nagasaki là cuộc chiến giữa những quốc gia giàu mạnh nhất. Nền văn minh của họ đã đem lại cho thế giới những thành phố tuyệt vời và những thành quả nghệ thuật tráng lệ, huy hoàng. Các nhà tư tưởng của họ có những ý tưởng tiến bộ về công lý, sự hài hòa, và sự thật. Và nếu như chiến tranh, nảy sinh do bản năng thống trị hay chinh phục, là thứ vốn đã gây ra xung đột giữa những bộ lạc thô sơ nhất, thì ngày nay khuôn mẫu cổ điển ấy đã được nhân lên nhiều lần với những tiến bộ kỹ thuật mới mà không có gì mới để cản lại.

Trong khoảng chỉ vài năm, 60 triệu người đã chết. Đàn ông, phụ nữ, trẻ em, không khác gì chúng ta. Bị bắn chết, bị đánh đập, bom nổ, chết trong tù, chết vì đói khát, chết vì hơi độc. Có rất nhiều nơi trên thế giới ghi lại biên niên sử cuộc chiến tranh này, có những đài tưởng niệm để kể lại câu chuyện của lòng can đảm, của chủ nghĩa anh hùng, có những phần mộ, những trại tù trống trơn như tiếng vang vọng của sự suy đồi đạo đức không thể nói hết bằng lời.

Trong hình ảnh đám mây hình nấm trên bầu trời này, chúng ta được nhắc nhở mạnh mẽ nhất về những mâu thuẫn cốt lõi nhất của loài người. Làm thế nào mà tia lửa đánh dấu chúng ta như một tạo vật, tư tưởng của chúng ta, sự tưởng tượng, ngôn ngữ, công cụ làm việc của chúng ta, khả năng của chúng ta tách mình ra khỏi tự nhiên và làm biến đổi tự nhiên theo ước muốn của chúng ta —tất cả những thứ đó cũng đã cho chúng ta một khả năng phá hủy vô song.

Đã bao nhiêu lần những tiến bộ vật chất hay những sáng kiến đổi mới xã hội đã che mắt chúng ta để chúng ta không nhìn thấy sự thật ấy? Chúng ta đã học cách biện minh cho bạo lực nhân danh một sự nghiệp cao cả nào đó mới dễ dàng làm sao!

Tất cả mọi tôn giáo tốt đẹp đều hứa hẹn con đường dẫn đến tình yêu, hòa bình và công lý, vì thế không có tôn giáo nào dung thứ cho tín đồ của mình dùng niềm tin tôn giáo như một thứ giấy phép để giết người.

Những nước đang trỗi dậy đã cho chúng ta thấy việc người dân gắn kết cùng nhau trong sự hợp tác và hy sinh, đã tạo ra những chiến công nổi bật như thế nào. Nhưng những thứ tương tự như thế cũng rất thường bị dùng để áp bức và đối xử vô nhân đạo với những người khác biệt.

Khoa học cho phép chúng ta giao tiếp xuyên qua khoảng cách biển cả và bay trên những đám mây, chữa lành nhiều thứ bệnh và giúp chúng ta hiểu biết về vũ trụ, nhưng những khám phá đó cũng có thể được dùng để làm ra những máy móc giết người hiệu quả chưa từng có trước đây.

Chiến tranh thời hiện đại đã dạy cho chúng ta sự thật ấy. Hiroshima đã dạy chúng ta sự thật ấy. Tiến bộ công nghệ mà không đi cùng những tiến bộ tương xứng trong thiết chế tổ chức của loài người sẽ có thể tiêu diệt chúng ta. Cuộc cách mạng khoa học dẫn tới những khám phá về phân hạch đòi hỏi một cuộc cách mạng về đạo đức đi cùng.

Đó là lý do chúng ta đến nơi đây. Chúng ta đứng ở nơi đây giữa thành phố này và buộc mình hình dung giây phút quả bom hạt nhân rơi xuống. Chúng ta buộc mình cảm nhận nỗi kinh hoàng của trẻ em khi chúng nhìn thấy cái gì đang xảy ra lúc đó. Chúng ta lắng nghe những tiếng khóc lặng câm. Chúng ta tưởng niệm tất cả những người vô tội bị giết chết trong vòng cung của cuộc chiến khủng khiếp này, trong những cuộc chiến đã diễn ra trước đó, và cả những cuộc chiến có thể sẽ còn xảy ra sau này.

Bản thân chỉ riêng ngôn từ không thể nào nói lên được hết những nỗi đau khổ ấy. Nhưng chúng ta cùng có trách nhiệm nhìn thẳng vào đôi mắt của lịch sử và tự hỏi mình rằng chúng ta phải làm gì khác đi để những nỗi đau khổ ấy không xảy ra một lần nữa.

Một ngày nào đó, tiếng nói của những người sống sót trong cuộc tấn công hạt nhân này sẽ không còn với chúng ta với tư cách là những nhân chứng. Nhưng ký ức về buổi sáng ngày 6 tháng 8 năm 1945 phải vĩnh viễn không phai mờ. Ký ức ấy giúp chúng ta tranh đấu chống lại sự tự mãn. Nó đem lại nguồn năng lượng cho trí tưởng tượng của chúng ta. Nó cho phép chúng ta thay đổi.

Và kể từ cái ngày định mệnh ấy, chúng ta đã lựa chọn những gì mang lại niềm hy vọng. Hoa Kỳ và Nhật Bản đã xây dựng được không chỉ một liên minh mà còn là một tình hữu nghị vượt xa những gì hai dân tộc chúng ta từng tuyên bố trong chiến tranh. Các nước châu Âu đã xây dựng một liên hiệp thay thế chiến trường bằng những ràng buộc thương mại và nền dân chủ. Những dân tộc và quốc gia bị áp bức đã được giải phóng. Cộng đồng quốc tế đã thiết lập những thiết chế và hiệp ước có thể giúp tránh được chiến tranh, mong muốn hạn chế và tiến tới mục tiêu giải trừ vũ khí hạt nhân.

Vẫn còn đó, mỗi hành động xâm lược giữa các nước, mỗi hành động khủng bố và tham nhũng, tội ác và đàn áp mà chúng ta thấy khắp nơi trên thế giới đều cho chúng ta thấy rằng công việc của mình chưa bao giờ hoàn tất.

Chúng ta không đủ sức xóa bỏ khả năng gây ra tội ác của con người, vì vậy các quốc gia và các liên minh mà chúng ta đã xây dựng phải sở hữu những phương tiện để tự vệ. Nhưng trong những nước sở hữu vũ khí hạt nhân như Hoa Kỳ chẳng hạn, chúng ta phải có can đảm tránh cái logic của sự sợ hãi, và theo đuổi một thế giới không vũ khí hạt nhân.

Chúng ta có thể sẽ không được nhìn thấy ngày ấy trong giới hạn đời mình, nhưng những nỗ lực kiên trì có thể giảm trừ khả năng của những tai họa ấy. Chúng ta có thể vẽ ra một lộ trình dẫn tới việc phá hủy những kho dự trữ vũ khí này. Chúng ta có thể ngăn chặn sự lan rộng hạt nhân tới những nước mới và bảo đảm thứ vật liệu chết người này không rơi vào tay những người cuồng tín.

Và như thế vẫn chưa đủ. Vì chúng ta thấy ngày nay trên thế giới thậm chí súng thô sơ và bom tự chế cũng có thể đủ để khủng bố trên quy mô lớn. Chúng ta phải thay đổi cách nghĩ của mình về bản thân chiến tranh. Để tránh xung đột thông qua con đường ngoại giao và phấn đấu để chấm dứt xung đột khi nó mới bắt đầu. Để thấy sự tương thuộc của chúng ta ngày càng lớn, như một lý do cho hợp tác hoà bình thay vì cạnh tranh bạo lực. Để định nghĩa quốc gia của chúng ta không phải bằng khả năng phá hủy mà là bằng những gì chúng ta xây dựng. Và có lẽ, trên hết tất cả, chúng ta cần phải tái hình dung mối dây gắn kết chúng ta cùng nhau như là những thành viên của một nhân loại.

Vì điều này cũng là điều đã khiến chúng ta trở thành tạo vật duy nhất khác với muôn loài. Chúng ta không bị ràng buộc bởi một thứ gen khiến chúng ta lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Chúng ta có thể học. Chúng ta có thể lựa chọn. Chúng ta có thể kể một câu chuyện khác cho con cái mình, câu chuyện về sự nhân đạo, là điều khiến chiến tranh khó lòng xảy ra và tội ác không được chấp nhận một cách dễ dàng.

Chúng ta thấy câu chuyện này trong những người sống sót ở Hiroshima. Đó là người phụ nữ đã tha thứ cho viên phi công lái máy bay thả bom nguyên tử bởi vì bà nhận ra rằng thứ mà bà ta căm ghét là bản thân chiến tranh. Đó là người đàn ông đã tìm kiếm gia đình của những người Mỹ bị giết nơi đây, vì ông tin rằng mất mát của họ cũng không kém gì những mất mát mà chính ông đã phải chịu đựng.

Câu chuyện của nước tôi bắt đầu với những lời đơn giản: “Tất cả mọi người được sinh ra bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc." Nhận biết lý tưởng ấy chưa bao giờ là điều dễ dàng, ngay cả trong phạm vi biên giới nước chúng tôi, ngay cả trong số công dân của chúng tôi. Nhưng trung thành với câu chuyện ấy là điều đáng giá với những nỗ lực của chúng tôi. Nó là một lý tưởng để chúng tôi phấn đấu, một lý tưởng mở rộng qua mọi lục địa và mọi đại dương. Giá trị không thể làm giảm nhẹ của từng con người, sự kiên trì với quan niệm rằng mỗi cuộc đời đều là quý giá, ý tưởng cơ bản và tất yếu rằng chúng ta là một phần của gia đình nhân loại— đó là câu chuyện mà tất cả chúng ta đều cần phải kể lại với mọi người.

Đó là lý do chúng ta đến Hiroshima. Để chúng ta có thể nghĩ về những người chúng ta yêu quý. Nụ cười đầu tiên của con cái chúng ta mỗi sáng sớm khi chúng thức dậy. Cái chạm nhẹ âu yếm của bạn đời bên kệ bếp. Cái ôm an ủi của mẹ cha. Chúng ta có thể nghĩ về tất cả những điều này và biết rằng những khoảnh khắc quý báu như thế đã từng xảy ra ở nơi đây, bảy mươi mốt năm về trước.

Những người đã chết, họ cũng giống như chúng ta. Tôi nghĩ những người bình thường hiểu rõ điều này. Họ không muốn có thêm chiến tranh. Thay vào đó, họ muốn những thành tựu kỳ diệu của khoa học sẽ tập trung vào việc cải thiện đời sống thay vì phá hủy nó. Khi các nhà lãnh đạo quyết định lựa chọn điều này, một điều khôn ngoan đơn giản, là lúc bài học Hiroshima đã hoàn tất sứ mạng của nó.



Thế giới đã vĩnh viễn thay đổi ở nơi đây, nhưng ngày nay trẻ em của thành phố này sẽ đi qua cuộc đời trong hòa bình. Điều này mới quý giá làm sao! Nó thật đáng được bảo vệ, và mở rộng ra cho mọi đứa trẻ. Đó là một tương lai mà chúng ta có thể chọn, một tương lai mà Hiroshima và Nagasaki sẽ được biết tới không phải như là nơi bắt đầu của chiến tranh hạt nhân, mà là khởi đầu của sự thức tỉnh về đạo đức của chúng ta.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

MƯỜI ĐIỀU BI AI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM



MƯỜI ĐIỀU BI AI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
 
Phan Chu Trinh

1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.

2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.

3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.

4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.

5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.

6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng, hết trâu.

7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.

8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.

9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.

10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v…
=======
P/s: Thưa cụ Phan ngày nay tất cả những điều cụ đã nói vẫn còn, không mất và đang phát huy thêm ở tầm cao. Nếu viết lại cụ sẽ phải thêm rất nhiều điều đấy ạ!
 
 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tô Hoài, người mang lại một cách hiểu hiện đại cho thể hồi ký

Những năm 1975 về trước, Tô Hoài thường bị  một số nhà văn cùng lứa tiền chiến  gọi là gã dân ngoại ô tinh quái và  văn chương ông thì  được mô tả như là một thứ văn chương  thợ thủ công đẽo gọt. Điều đó không phải là không đúng với những trang sách tác giả Dế mèn viết để kiếm sống. Nhưng với thể hồi ký thì có khác. Trong thể tài này ông đã đạt tới một quan niệm hiện đại mà người ta thấy ở các bậc thầy văn chương phương Tây thế kỷ XX.


Cuộc tự phát hiện đều đều
   Cuốn hồi ký đầu tiên của Tô Hoài mang tên Cỏ dại (1944) ra đời năm ông mới ngoài hai mươi tuổi. Tự truyện (1973) cuốn tiếp theo in ra khi ông ở tuổi năm mươi.
Nếu cuốn thứ nhất đã phát hiện ra khả năng của tác giả trong việc nắm bắt quá khứ ngay khi nó vừa hình thành cũng như khách quan hoá bản thân, biến mình thành một đối tượng miêu tả thì cuốn thứ hai cho thấy ông sống kỹ lưỡng biết bao với đời sống quanh mình từ chuyện riêng tư đến chuyện làm nghề rồi chuyện hoạt động cách mạng  --  cái gì cũng có thể đưa lên trang giấy để trở thành văn chương,  sức chứa của đầu óc ông thật hơn người mà sự chi li tỉ mỉ thì lại ít ai bì kịp. Nên lưu ý thêm Tự truyện  --- với mấy mảng chính Một chặng đường, Hải  Phòng, Những người thợ cửi --  được viết ngay trong những năm chiến tranh khi mọi người đang viết những Mặt trận trên caoHọ đã sống và chiến đấuĐường chúng ta đi, Dấu chân người lính... Trong cái động có cái tĩnh, dường như trong kho văn chương của tác giả  luôn có một góc riêng dành cho cái mà người xưa hay gọi là dĩ vãng và nó được ông quan niệm như một bộ phận không thể thiếu của hiện tại.
   Tuy nhiên phải đến khi Cát bụi chân ai (1991) và tiếp đó Chiều chiều (1999 ) ra đời  thì ngòi bút hồi ký của Tô Hoài mới thật có dịp tận thu những chuyện đã sống qua để rồi dựng lên một bức tranh văn nghệ độc đáo.
     Còn nhớ hồi đó là cuối những năm tám mươi. Mọi người dường như đang phải mò mẫm tự xác định hướng đi của mình  trong việc thích ứng với cái thời gọi là kinh tế thị trường. Tô Hoài cũng ở trong số đó. Mà -- mọi người tự hỏi --hình như ông lại là một trong những người đã ăn lộc quá nhiều của  cái thời bao cấp ấy nữa, ở tuổi bảy mươi, liệu ông sẽ xoay sở ra sao hay sẽ chìm vào quá khứ. Lẳng lặng, Cát bụi chân ai được viết để rồi gây ra nhiều ồn ào khi được trích đăng trên báo Tiền phong và in thành sách. Trong lòng bạn đọc và nhất là trong lòng đồng nghiệp Tô Hoài như vừa tái sinh để trở lại với cái con người thực chất  mà ông vẫn giấu kín. Điều thú vị là ở chỗ cuốn sách để Tô Hoài tự phát hiện lại này bề ngoài  là một cuốn sách quay đầu về với cái cũ. Cái đời sống sắp tới chẳng có gì  là lạ với tôi. Tôi đã có cái nhìn khác từ  lâu rồi. Thời nào thì tôi vẫn cứ là tôi vậy. Có một quá khứ  chưa ai biết của tôi bảo đảm cho điều đó...  Tô Hoài không nói hẳn ra song người ta đọc ra trong trang viết của ông những ý tưởng ấy. Cuốn sách kể lại chuyện cũ hoá ra lại là một lời  tuyên bố về sự gia nhập của tác giả vào tương lai và như vậy thì mọi sự phân biệt hồi ký với cuộc đời hôm nay chỉ là một sự ước lệ.

 Sự nối tiếp của một mạch sáng tác dồi dào
    Đóng góp của Tô Hoài trong văn xuôi Việt Nam hiện đại  gồm hai mảng, một bên là O chuột, Quê người, Dế mèn phiêu lưu ký, bên kia là Vợ chồng A Phủ, Miền Tây, Mười năm, Quê nhà...Dù khác nhau  không chỉ về cách khai thác đề tài mà cả chất lượng, song hai mảng vẫn có một sự thống nhất. Nhà văn này không lôi cuốn chúng ta ở những mảng sống bạo liệt hay những nhân vật tầm vóc thổi bùng lên những biến động lớn lao. Mà ông ăn ở những nhận xét tự nhiên về những gì đã gặp đã trải,  và trong nhiều trường hợp, là cái vẻ tầm thường nhếch nhác trong con người và hoàn cảnh: cuộc sống một làng nghèo, đời sống riêng của những người ngoại thành có khôn có dại có vui có buồn, hoặc những người dân vùng cao chỉ vừa ra khỏi bóng tối âm u của cái  xã hội do các loại thống lý phìa tạo cai quản.
    Hồi ký của Tô Hoài cũng đi theo cái mạch đó. Ở đây ngòi bút phong tục của tác giả lại có dịp làm việctưởng như âm thầm nhưng thật ra khá đáo để. Không cần ra vẻ bao quát với tổng hợp gì cả, ông chỉ nhẩn nha ghi lại nhiều chuyện tưởng như riêng tư, ấy vậy mà người ở mãi đâu đâu đọc vào lại thấy có mình trong đó. Đọc lại Cỏ dại rồi lan man đọc sang cả những truyện ngắn truyện dài Tô Hoài viết cùng thời người ta thấy giữa chúng không có sự phân cách. Dường như tất cả những anh Thoại anh Quyền Vực thày giáo Câu rồi cô Lụa cô Ngây.. kia  là những hàng xóm của Tô Hoài, những con gà con ngan được tả trong O chuột là được nuôi trong nhà Tô Hoài, nghĩa là nếu không đưa chúng vào truyện dài truyện ngắn thì không biết chừng có lúc ông sẽ đưa chúng vào hồi ký. Một bộ phim truyền hình làm về Tô Hoài gần đây rất gợi ấn tượng trong cảnh Tô Hoài đi dọc bức tường ngôi nhà của ông ngoại tác giả. Cũ kỹ xù xì nhưng đằm chắc vững chãi, những bức tường như thế tượng trưng cho cái cuộc sống mà Tô Hoài vừa nương tựa vào vừa tìm cách thâm nhập để tìm thấy cảm hứng trong suốt đời viết.    
    Trong phần đầu Một chặng đường, Tô Hoài có đoạn  tả kỹ cái cảnh mình lẽo đẽo đi dọc các chùa, từ Trầm  vào Trăm Gian vừa kiếm ăn vừa lấy thực tế để viết. Tôi nhớ ngay khi hồi ký mới in ra trên tạp chí Tác phẩm mới cuối năm 1971, đã có người ( không nhớ là Nguyễn Thành Long hay Nguyễn Khải ) nhận xét đó là những đoạn rất hay, có điều  nó có vẻ không ăn nhập với  cả mạch văn và chưa chắc đã là cần cho cuốn hồi ký của một nhà văn nổi tiếng. Nhưng chính đọc Tô Hoài người ta lại không bao giờ quên nổi những mảng đời bơ vơ ấy. Trong Chiều chiều có đoạn tác giả kể lại một ông già với con chó tự bản thân nó đã hoàn chỉnh như một truyện ngắn. Những chi tiết đời thường ở đây là kết quả của một quá trình sống chăm chỉ biết điều không nống việc gì lên quá mức bình thường, nhưng không bỏ qua những chi tiết có sức gợi sức liên tưởng. Bí quyết của việc viết văn là gì nếu không phải là biến những chuyện vốn chỉ thuộc về riêng tác giả thành chuyện của những bạn đọc khác nhau.    
    Tóm lại đặc điểm thứ nhất của hồi ký Tô Hoài là sống đến đâu viết đến đấy. Thực tế không ở đâu xa, thực tế là ngay chính con người bản thân mình và chung quanh; băn khoăn mà làm gì, cứ ghi cứ tả cho kỹ là được. Từ 1961, Tô Hoài đã cho biết :
 ---  Một thời gian dài cho tới sau Cách mạng tháng Tám tôi vẫn theo đuổi một lý luận viển vông như thế này: Đời có gì gò vào truyện đâu, người có ai cốt sống cho li kỳ đâu, vậy thì viết truyện chẳng cần có truyện, tả người càng nhạt càng hay. Tất cả chỉ dựa vào kỹ xảo dùng chữ (Một số kinh nghiệm viết văn của tôi ).
   Tác giả tự nhận đó là thứ lý luận viển vông song không phải là trong đó không có một phần cái lý riêng : những cái tưởng như nhạt nhẽo mà tả ra được cũng là khó và biết đâu ở cái chỗ không ai dám đi vào này,  người có tài lại dựng nên cả một văn nghiệp.

Giới văn chương nhìn từ bên trong
      Nếu như ngoài đời đã không ai tách rời được con người nhà văn với con người bình thường thì trong hồi ký càng là như vậy. Sự hình thành một đời văn bắt đầu sớm hơn rất nhiều so với thời điểm con người cầm bút cho in những trang viết đầu tiên và có lẽ chính các nhà văn đã thấy rõ điều đó. Vì thế mà nhiều tác giả đã lấy đoạn đời thơ ấu mở đầu cho hồi ký của mình. Trong Đời viết văn của tôi (Nguyễn Công Hoan), phần viết gọi là Ảnh hưởng dành hẳn để kể về những ngày đi học khờ dại mà cũng lêu lổng của tác giả, những trang viết cũng hóm nghịch và đầy thú vị như những trang kể về nghề ở các phần sau. Còn Hồi ký (Đặng Thai Mai) thì  gần như chưa nói gì về con đường tác giả đi sâu vào việc cầm bút cũng như giới trí thức mà tác giả là một thành viên; ngược lại lấp đầy mấy trăm trang sách ở đây là sự hình thành của một tính cách trong thuở ban đầu của nó,  khi một nền văn hoá tàn lụi còn một nền văn hoá khác lại bắt đầu.
   Tuy nhiên cái mà người ta trông đợi ở một cuốn hồi ký vẫn là cái phần  liên quan đến nghề nghiệp của tác giả trên cái nền chung của xã hội mà nghề đó có quan hệ. Có lẽ vì vậy mà trong khi một số cuốn từ điển tiếng Việt thông thường chỉ giải thích hồi ký là kể lại  những sự việc đã chứng kiến  thì có cuốn nói rõ hơn đây là “thể văn thuật lại theo thứ tự thời gian những sự việc mà tác giả đã trải qua hoặc chứng kiến một phần nào trong mối liên hệ với thời đại “. (Nguyễn Văn Đạm Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt1998 ). Nói cụ thể là nếu trước mắt tôi là một nhà văn thì một cách rất tự nhiên khi đọc hồi ký tôi muốn biết nhà văn ấy đã đến với nghề ra sao, ông ta gửi đăng bài vở ở báo nào, đã có sách in ở những nhà xuất bản nào, từ đó quen biết những ai, những nhà văn đồng nghiệp đã để lại trong ông những ấn tượng như thế nào và bao quát hơn cả là ông nghĩ thế nào về giới văn chương đương thời vai trò của giới này trong đời sống.
    Điều đó lại càng đặt ra với một nhà văn từng trải như Tô Hoài.
    Khi mới in ra lần đầu Cỏ dại chưa được gọi là hồi ký. Lúc cần trích dẫn các nhà nghiên cứu thường chua bên cạnh đầu đề hai chữ lửng lơ hồi ức nó không hẳn là sự xác định thể loại của tác phẩm.
    Đương thời có một cuốn sách cũng có cách viết gần gũi với Cỏ dại và ra đời trước Cỏ dại ít lâu đó là Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, thì tác phẩm này lại có khi ghi hẳn hoi là tiểu thuyết và điều đó có cái lý riêng của nó.
    Tại sao như vậy ?
     Chẳng những từ trước đến nay không có mà từ nay về sau cũng không có một văn bản nào quy định thế nào là hồi ký và nhất là ai được viết ra nó song người ta vẫn hiểu ngầm với nhau nó là một thể loại hết sức cao quý một cái gì chỉ những  nhân vật nổi tiếng trong xã hội mới có quyền viết.
   Theo ý nghĩa này Tự truyện in thành sách lần đầu 1973 mới được chờ đón như một hồi ký thực sự. Đúng hơn nó đóng vai trò một nhân tố tổ chức toàn bộ mảng văn xuôi hồi ký của Tô Hoài nói chung nhờ có nó mấy thiên hồi ký viết về tuổi thơ của Tô Hoài có thêm lý do tồn tại. So với Cỏ dại, Mùa  hạ đến mùa xuân đi, Những người thợ cửi thì mấy trăm trang Một chặng đường (bộ phận nòng cốt của Tự truyện ) có nhieuf trang tả Tô Hoài hoạt động cách mạng. Song lại còn rõ hơn là phần con người Tô Hoài trong văn chương. Đi vào hậu trường thì bao giờ chẳng vui nhưng đây là cái vui riêng kiểu Tô Hoài. Đồng thời với việc háo hức làm nghề, ông nhận ra rất nhanh những sự nhếch nhác ở mình và các đồng nghiệp.Trong cái khu vực thiêng liêng này lẫn lộn bao nhiêu cái tầm thường. Nhiều nhân vật quen thuộc trong văn chương như Vũ Đình Long Vũ Ngọc Phan Nguyễn Bính, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Trần Huyền Trân... hiện ra gần gũi với tất cả những mưu mẹo kiếm sống những thành kiến cố chấp cùng những luộm thuộm trong sinh hoạt nhưng lại thực sự là tài hoa là có đóng góp cho văn học. Đến Cát bụi chân ai thì lại càng rõ là Tô Hoài có cái mặt hàng riêng của mình. Trên cái nền chung của đời sống mấy chục năm vừa chiến tranh vừa hoà bình bao nhiêu cuộc đi bao nhiêu đợt sinh hoạt đợt đấu tranh tư tưởng hồi 1956-57,  hình ảnh một loạt người cầm bút một thời  hiện lên với đủ mọi chuyện vui vầy có thê thảm có như những kiếp người xưa nay vẫn vậy.

 Cuộc phiêu lưu thầm lặng
   Hãy đối mặt với thời gian -- Như nó tìm kiếm chúng ta. Câu thơ đó của Shakespeare được Stefan Zweig dùng làm đề từ cho tập Thế giới hôm qua nhưng có lẽ là đúng cho cả thể hồi ký nói chung. Nếu không sợ sái, có thể bảo đây là  thể văn nhiều người viết để chuẩn bị xuống mồ (Chateaubriand còn gọi hồi ký của mình là Hồi ký từ bên kia thế giới và khi viết xong,  ông đã mang bán nó cho một hội văn học với điều kiện chỉ được phép xuất bản sau khi ông mất). “Nghĩa tử là nghĩa tận”, một cái nhìn về quá khứ thường khi được hiểu là đồng nghĩa với một sự dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật không lấp liếm không e ngại. “Tôi lật con bài của tôi “-- Khi nói vậy Aragon chỉ diễn ra thành lời cái điều người khác ấp ủ. Riêng đối với tâm lý người Việt Nam thì đòi hỏi lại có phần hơi khác. Nghĩ tới việc viết hồi ký nhiều người hiểu ngay rằng đấy là một dịp tổng kết đời mình một dịp tính sổ. Có phải ai cũng có dịp đứng ra mà khái quát về mình đâu ? Nếu biết viết cho đàng hoàng để cho trang viết lên hết tầm vóc của con người mình thì tức là tạo được khuôn mặt riêng trước con mắt của hậu thế. Vậy đấy, trong khi sống và làm việc cho bạn đọc hôm nay thì nhiều người viết đã bắt đầu nghĩ tới việc dựng cho mình một tấm bia đá và tự cho mình cái quyền nói lên  tiếng nói cuối cùng.
     (Chẳng phải ở Việt Nam mà ở nhiều nước vẫn có những nhà văn mắc bệnh tự mê. Với họ khi viết tự truyện thì  không phải  chỉ quan tâm tới việc tái hiện quá khứ...mà là “dựng lên dấu ấn muôn đời  của bản thân vượt qua thời gian và ký ức cá nhân” ---  dẫn theo Đặng Thị Hạnh Một vài gương mặt văn xuôi Pháp thế kỷ XX  -- NXB Đà Nẵng 2000 ; các trích dẫn từ văn học phương Tây nói trong bài đều lấy từ sách này )
    Nhưng có lẽ chính cái sự gán cho hồi ký một ý nghĩa quá lớn ấy đã khiến cho mọi người sinh ra ngại ngần nhiều lần tính chuyện bắt tay viết lại đời mình rồi lại không bao giờ viết nổi. Một cách tự phát, Tô Hoài nghĩ khác. Sẽ chẳng có gì là sai nếu bảo rằng được ông nói tới trong hồi ký này là những cây bút thuộc loại nhân vật chính của một thế kỷ văn chương và bối cảnh câu chuyện ở đây lại là những sự kiện lớn lao cũng tức là cả mảng tài liệu ngổn ngang mà những ai quan tâm đến lịch sử đều muốn biết. Thế nhưng như chính tác giả đã mấy lần gài sẵn “Có lẽ xưa nay văn nghệ văn nghẽo vẫn thế bảo là cần thì cần lắm mà là thường thì cũng thường thôi “ ( Cát bụi chân ai)  hoặc “Công việc văn nghệ ngày rộng tháng dài có có không không cứ đều phảng phất hiu hiu” ( Chiều chiều ), sở dĩ tôi viết vì tôi đã sống với những chuyện này cả một cuộc đời, chứ thực tình mà nói, đâu phải là chuyện ghê gớm gì. Cái ý tưởng “viết hồi ký như vẫn viết văn xuôi “ đã hình thành từ hồi Cỏ dại hoá ra là một sự giải phóng khỏi mọi ràng buộc. Ông không đặt vào sách quá nhiều ý nghĩa như những người khác. Con người vốn không biết sợ là gì này đôi khi lấy ngay cả chính bản thân ra để đùa bỡn.Trong khi mọi người thích đưa ra tiếng nói cuối cùng về đời mình về đời những con người mà mình đã gặp trong quá khứ, thì ông chỉ cố nói những điều vừa nghĩ hôm nay, đồng thời để ngỏ khả năng mai kia mình có thể nghĩ khác mà mọi người càng có thể nghĩ khác. Có cảm tưởng rằng viết hồi ký với tác giả đầy khôn ngoan này giống như những bước dò dẫm trên chính quá khứ. Ngay trong trang viết ông vẫn đang đi tìm. Trước mặt ông là một khối mù mờ ông đi vào đó với tấm lòng rộng mở. Ngay cả quá khứ của mình cũng vậy, -- mà hình như càng là quá khứ của mình thì càng như vậy, ông phải mò mẫm ông phải kiểm chứng ông phải đuổi bắt. Biết chắc rằng những định kiến hôm qua vẫn chưa buông tha ngòi bút, ông không hề hứa rằng mình nói thực tất cả,  ông chỉ cố gắng nói ra điều có thể nói.

 Vẻ lung linh chờn vờn của cái thực 
       Một khía cạnh nữa tạo nên sự hấp dẫn của ngòi bút hồi ký Tô Hoài là ở quan niệm của ông về cái thực một điều hết sức thiết cốt với hồi ký.
        Những ai từng đọc Vợ chồng A Phủ hẳn nhớ một cảnh ở phần mở đầu khi cô Mỵ bị trói. Văn Tô Hoài giỏi tả những cái lửng lơ “Mỵ về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm.Từ năm nào không nhớ cũng không ai nhớ “. “Trong bóng tối Mỵ đứng im như không biết mình đang bị trói “. Rồi đến câu “ Buổi sáng âm sâm trong căn nhà nhỏ“. Âm sâm là gì, không thấy từ điển nào giải thích, nhiều người chỉ mang máng hiểu, sau khi thầm đoán là do Tô Hoài đặt ra. Nhưng cái hồn của cảnh thì họ lại cảm ngay được và tin chắc rằng cảnh ấy thì  phải dùng đến chữ ấy để tả. Cuộc đời hiện ra trong văn xuôi Tô Hoài nói chung và của hồi ký Tô Hoài nói riêng thường  mờ mờ ảo ảo mà đến Cát bụi chân ai thì cái mờ mờ ấy đã trở thành một thứ khí hậu của tác phẩm. “Như người ốp đồng không biết đương còn tỉnh hay đã mê “ --  nói về Nguyên Hồng mà như tác giả đang nói về mình. Sự lan man vốn là  một  cái duyên của  văn xuôi Tô Hoài. Song phải thấy sự lan man ấy có liên quan tới cái chất tập mờ của quá khứ và ở chỗ đó, Tô Hoài tiếp cận với một quan niệm hiện đại về hiện thực. Một ví dụ, nhân nói về cuốn tự truyện Vườn bách thảo của Claude Simon, một nhà phê bình Pháp sau khi  bảo rằng hồi ký là để  “ kể về một cuộc đời “,  ngay lập tức  nói  thêm rằng  “ vốn dĩ cuộc đời đã không bao giờ là một quỹ đạo thẳng tắp có định hướng đều đặn  mà là một mớ bòng bong những mẩu đất và những mảnh vụn luôn luôn được trí nhớ tổ chức lại và biến đổi đi “.
     Một cách tự nhiên Tô Hoài đi gần tới những quan niệm như vậy mà không hay biết.
    Trước khi có cuốn Chiều chiều,  từ hơn năm chục năm trước khi đang viết những truyện ngắn đầu tay Tô Hoài  đã mấy lần lấy cảnh chiều hôm để hình dung ra cuộc đời những là Hết một buổi chiều lại đến Buổi chiều ở trong nhà. Tới Cát bụi chân ai, cái khoảng thời gian nhá nhem chạng vạng này còn trở lại nhiều lần. Những buổi gặp nhau ở cửa hàng cà phê bít tết dốc Hàng Kèn thường bao giờ cũng là vào lúc thành phố  lên đèn. Cho đến những dịp ghé vào quán Tiểu Lạc Viên hay các hàng quán trên mạn Hàng Buồm, thì thường cũng là sau một ngày dài họp hành mệt nhọc ( lúc này đang trong đợt học tập ở Ấp Thái Hà ). Cảnh trời mưa và bóng tối ở đây vốn tiện cho người ta nghĩ ngợi. Có dễ so với những cái sáng tỏ ban ngày thì  cái mờ mờ ấy của cuộc sống ban đêm lại làm cho những mảng ký ức mông lung và sống động hơn mà tâm tình trở nên ngổn ngang và bối rối hơn. Cũng như Nguyễn Tuân, Tô Hoài là người hay hồi tưởng. Hồi tưởng thế nào? Có lần từ người đàn bà mặt buồn rười rượi trong cửa hàng cà phê Ca, Tô Hoài thấy hao hao như là người con gái ngày xưa ở nhà gác dốc Cổ Ngư mà sáng nào cậu bé Nguyễn Sen cũng đi học qua. Nhưng ông chỉ dừng lại ở đó. “Không hỏi có phải trước kia nhà bà ở đầu ô Yên Phụ tôi lặng im cho mình được đinh ninh”. Một lần khác đến nhà bà Lâm bán bánh cuốn. Tiếp ngay cái câu “ Chúng tôi đến một tối ở dưới Ấp về “, là câu “Lại mưa mưa tầm tã ướt lướt thướt ánh đèn đường nhoè nhoẹt trời mưa hay là ta cứ nghĩ ra như thế “. ( VTN gạch dưới). Đúng là  một ví dụ về sự phân thân trong con người nhà văn ngay trong lúc viết : Tôi nhớ rằng trong thực tế có chuyện như thế nhưng cũng không có gì bảo đảm là tôi nhớ chính xác, chẳng qua nó có vẻ nghe được nên  không muốn làm phiền mình thêm thôi xin cứ ghi vào đây. Bởi suy cho cùng ai dám bảo là mình nắm được sự thực ? Mà ơ hay,  làm gì có sự tách  biệt rạch ròi  giữa cái mà người ta coi là sự thực với những điều tưởng tượng ? Ở một đoạn giữa chương II hồi ký Cát bụi chân ai,Tô Hoài kể lại một câu chuyện thuộc loại  bếp núc nghề nghiệp. ”Nửa đêm giữa rừng trên cao con suối mơ hồ đưa lại tiếng suối thở dài từ phía Bắc Mê. Chúng tôi ngồi trước đám củi sưởi. Nguyễn Tuân nói : Tớ tức cảnh được hai câu ca dao đem về tặng thằng Nguyên Hồng thế này nhé Non xanh gõ hòn đá xanh Nửa năm nghe tiếng mõ canh Cổng Giời.Trở về tôi viết Pài Lùng cái ký theo thể kịch đăng báo Văn nghệ đặt hai câu ấy lên đầu bài. Chú thích nghịch ngợm: Ca dao cũ vùng Bắc Mê. Cho nhớ và như Nguyễn Tuân bảo có dùng thì nên như thế “. Người thích rành mạch hai với hai là bốn hẳn thắc mắc thế ra các bố bịa ra cả ca dao à ? Đúng là bịa thật, nhưng có sao đâu, ca dao nào chẳng do bịa mà có, cốt cuối cùng nghe có vẻ ca dao là được. Đấy  cái thực trong hồi ký nó cũng tương tự. So với những cuốn hồi ký như một mê cung hồi ký mà lại khoác áo phản hồi ký thậm chí “ hoang đường và đầy khiếm khuyết “của văn học phương Tây hiện đại thì những Một chặng đường, Cát bụi chân ai Chiều chiều còn thực chán,  nhưng đó không còn là cái thực mà nhiều người vẫn nghĩ.
     Nên chú ý một điều là mấy cuốn hồi ký của Tô Hoài (cả trước và sau 1945)  trong bản in lần đầu tác giả không ghi rõ  thể loại  mà bỏ lửng  và chỉ về sau các nhà biên tập các nhà báo và nhà nghiên cứu văn học mới bảo nó là hồi ký. Đây không phải là một chuyện sơ ý. Ông muốn để ngỏ mọi chuyện. Nếu nhiều cuốn sách được gọi là tiểu thuyết của ông cũng là hồi ký thì các hồi ký thực sự mà ông đã viết pha phách cả những tưởng tượng có gì là lạ. Hình như Tô Hoài muốn nói “ Viết về đời tôi ư? Thì bao giờ tôi chẳng lấy đời tôi ra để viết. Lại như bảo đây là chuyện có thực ư ? Vâng thực cả, nhưng chữ thực kia cũng có năm bảy đường, mỗi người có một sự thực của riêng mình, mà cả những mơ hồ ảo tưởng của người ta rút cuộc rồi cũng thực nốt “.
  Về mặt nghệ thuật mà xét lối viết lửng lơ cũng mang lại những hiệu quả. Có nhiều người viết vừa cậy tài vừa quen sống trong  ảo tưởng khi kể việc xảy ra từ lâu kể cả  những gì mình đã sống qua, cứ nói lấy được, rằng đúng là mình nhớ thế, mình tin chắc như đinh đóng cột là thế. Sống trên đời mà quá tự tin nhiều khi đã gây ra cái mà ta hay gọi là chủ quan chỉ biết có mình rất khó chịu. Đến khi cầm bút cái sự chủ quan này còn có thêm một tác hại nữa là đẻ ra tình trạng áp đặt thuyết lý.
    Trong khi khả năng bao quát đời sống không là bao, độ rộng của hiểu biết và khả năng hình dung ra một hiện thực có thể có,  tức sự tưởng tượng chỉ ở mức tầm thường ( kết quả của một sự ù lì kém cỏi cả trong quan sát trực tiếp lẫn khả năng làm giàu mình qua sách vở ), thì các ngòi bút chủ quan này lại hay quay ra rao giảng những khái quát non. Nhân danh  nhắc lại việc cũ, sự viết lúc này chỉ là áp đặt cho bạn đọc cái vốn nông cạn sẵn có. Quá trình lao động mà mọi người vẫn quen gọi là sáng tạo bị đơn giản hoá. Nó không giúp cho kẻ cầm bút tự làm giàu  thêm ngay trong công việc - ở đây là viết hồi ký.
    Còn cách nghĩ cách viết như của Tô Hoài mang trong nó một tiềm năng lớn. Thực hiện đến đâu còn là do bản lĩnh từng người song nhìn chung nó giống như một sự giải phóng.

Một sự phân thân : trong người có mình
    Vậy là sau khi đã có vẻ làm như mọi người rồi thì cách làm của Tô Hoài vẫn cứ có chỗ khác và phải nói là khác khá xa, nó khiến cho hồi ký Tô Hoài có một ý vị riêng. Điều này không chỉ đúng với những chi tiết được mang vào tác phẩm mà còn đúng với cách vận dụng thể loại.Tức là trong nghề hồi ký, Cát bụi chân ai là cả một thể nghiệm tưởng ngẫu nhiên mà rất hợp quy luật. Lâu nay cả làng cả xóm nghĩa là cả giới cầm bút Hà Nội đều  biết rằng trong đời sống văn học Nguyễn Tuân và Tô Hoài là hai tính cách hai kiểu nhà văn khác nhau. Cái tài của tác giả trong Cát bụi chân ai là tìm được cách viết nhờ đó ngòi bút ông tha hồ tung tẩy đụng đâu cũng ra văn. Ông chiếm lĩnh đối tượng,  ông tiêu hoá cái kinh nghiệm già nửa đời người cùng sống với cụ Nguyễn trong giới văn nghệ một cách ngon lành khiến cho người ta cảm thấy rằng đã là Tô Hoài thì phải viết về Nguyễn Tuân và phải viết như vậy thì mới ra Nguyễn Tuân của Tô Hoài. Tôi kém Nguyễn Tuân mười tuổi. Trước kia tôi không quen Nguyễn Tuân. Cái câu mở đầu này gợi nhớ câu thơ dịch La Fontaine của Nguyễn Văn Vĩnh Ve sầu kêu ve ve một kiểu có sao nói vậy hơn nữa có một chút gì như là dùi đục chấm mắm cáy. Sau này rải rác mỗi đoạn một tí Tô Hoài còn nhiều lần kỹ càng kể rằng Nguyễn Tuân chê bai mình ra sao Nguyễn Tuân bảo rằng mình khó chơi, mình không tin được như thế nào.Thế nhưng phải xem đấy là một ngón nghề  mà chỉ ai người cao tay trong nghề mới dám vận dụng. Suốt tập hồi ký, Tô Hoài đã chứng minh đầy sức thuyết phục rằng tất cả những Xuân Diệu Nguyễn Bính Nguyên Hồng.... và trước tiên Nguyễn Tuân, cái nhân vật Nguyễn kỳ cục ấy, là một phần của cuộc đời ông. Sống ở Yên Dã Đại Từ và đi chiến dịch. Trở về Hà Nội  tháng 10/1954. Lê la qua những quán hàng Hà Nội. Trở lại rừng núi Tây Bắc. Tham gia hỏi cung đám giặc lái Mỹ và đón những cái tết nửa chiến tranh nửa hoà bình... Trước mọi sự việc mỗi người có cách phản ứng riêng của mình người nọ làm nền cho người kia để trong sự so sánh mỗi người lại hiện ra sắc nét hơn. Chẵng những thế  khi miêu tả những người khác ấy,  Tô Hoài dường như còn muốn nói rằng thật ra những cách nói năng cư xử kia không có gì lạ, mình hoàn toàn cũng có thể nghĩ và làm như vậy. Mọi con đường đi đến bản thân đều đi qua kẻ khác – cái nhận xét đúng cho nhiều tập hồi ký đó lại vừa vặn đúng cho Tô Hoài trong Cát bụi chân ai,Chiều chiều. Và cái điều nhắn gửi cuối cùng của nhà văn là cái chân lý song đôi, chúng ta mỗi người mỗi tính không ai giống ai mà đồng thời chúng ta lại lồng ghép lên nhau quyến quyện với nhau hoặc nói như danh từ vật lý ánh xạ vào nhau, tôi có viết hồi ký cho riêng tôi đâu, tôi viết cho cả những người sơ thân đã cùng tôi chia sẻ cái cuộc đời lạ lùng này.

Hình ảnh còn lại của một đời văn
   So với nhiều nhà văn khác kể cả các cây bút cùng thời với mình Tô Hoài nổi lên ở sự viết nhiều viết khoẻ. Ở đây có yếu tố tự nhiên nó là một thứ của trời cho riêng ông (người ta hay nói một thứ bản năng), dường như tác giả không cần cố gắng bao nhiêu mà văn chương vẫn cứ miên man không bao giờ hết. Song cần nói thêm trong số nguyên nhân có thể cắt nghĩa sự viết mãi được như thế này có cái nguyên nhân mà một nhà nghiên cứu là Đặng Tiến sau khi đọc Chiều chiều đã nhận xét “Nói chung kể cả những truyện hư cấu truyện lịch sử Tô Hoài viết cái gì thì cũng ra tự truyện “. Tức là viết gì thì Tô Hoài cũng kéo nó gần với mình đặt nó dưới góc nhìn riêng và tiêu hoá nó biến nó thành của mình.
   Về việc Tô Hoài là người giỏi quan sát thì xưa nay ai cũng đã thấy. Song một số  người dừng lại ở đó mà bảo rằng ông nhà văn này hơi thiếu tâm sự, thiếu những điểu ký thác và nâng lên một mức nữa tức là thiếu tư tưởng nghệ thuật. Tô Hoài cũng có lỗi trong chuyện này:  Hoặc do quen tay giỏi thích ứng hoặc do mải chạy chợ làm hàng,  trong văn ông không khỏi  có nhiều trang nhiều đoạn mang tính cách độn đắp thêm vào cốt nói lấy được. Thế nhưng nhìn toàn bộ những gì ông đã viết, nhất là đến với mảng văn xuôi đòi hỏi sự xuất hiện trực tiếp của nhà văn là thể hồi ký, thì người ta phải nói ngược lại. Ông có thế giới riêng của mình. Và bàng bạc trên những  trang viết là một cách cảm riêng về cuộc đời một niềm tâm sự đau đáu. Hãy nhìn vào một trường hợp như Chiều chiều. Mấy chương đầu đã giỏi trong kể chuyện và miêu tả, song phải đến chương cuối kia thì cái triết lý ẩn giấu ở trên mới hiện ra như một ám ảnh và nhiều chi tiết vui vui ở trên  tự nhiên hiện ra dưới một ánh sáng lung linh khác hẳn. Hoá ra cuộc đời là vậy bảo nó  có bao nhiêu ý nghĩa thì cũng đúng, mà bảo rằng nó vẩn vơ bèo bọt thì cũng đúng, từ chuyện trên giời dưới bể chuyện bên tây bên tàu đã thế mà chuyện của một ông lão nhà quê chẳng ra khỏi làng thì cũng là thế. Chẳng phải là trong Cát bụi chân ai nhiều chỗ tác giả không muốn giấu mình nữa mà đứng bật dậy phát biểu về sự đời. “Ôi thôi não nùng trần ai “. “Đầu tôi nặng trĩu mưa gió...”.Đây nữa một câu nằm nhũn nhặn trongNhững người thợ cửi  “ Ơ sao những chuyện buồn khổ đời người lại hay xảy ra vào lúc chiều chiều như thế này “. Đời đẹp và buồn, tôi nhớ tới điều tâm sự Tô Hoài nói với tôi trong một buổi tối mùa đông sau khi ngồi với nhau một lúc từ nhà chị Ngọc Trai chúng tôi cùng đi bộ trên đường Hà Nội,Tô Hoài thì rẽ qua  Nguyễn Vinh Phúc còn tôi về nhà ở ngõ Lê Văn Hưu. Nói gọn lại là đời đẹp và buồn  thì cố nhiên nhiều người đã có ý ấy rồi song ở đây Tô Hoài đã sống cái cảm giác ấy một cách thấm thía và ông biết  truyền nó sang người đọc theo cái  cách riêng của mình. Và ở chỗ này nhà văn tưởng chỉ dán mắt nhìn vào  các mảnh đời lụn vụn thực ra đã vươn tới cái điều mà các tác giả lớn xưa nay vẫn khái quát.
   Một người tự định cho mình nhiệm vụ phải vẽ được thế giới. Suốt nhiều năm dài ông ta chất đầy chặt không gian những hình ảnh phố phường xứ sở nhà cửa vật dụng tinh tú và người. Ít  lâu trước khi chết, ông khám phá ra rằng cái mê cung kiên nhẫn của các đường nét đó vạc nên gương mặt của chính mình.
   Nói cách khác :
 Một nhà văn tưởng có thể nói được rất nhiều điều nhưng cái ông ta để lại được, nếu gặp may, chỉ  là một hình ảnh của chính mình.
   Những nhận xét ấy là của H.L.Borges và M.Yourcenar, các nhà văn ở những  phương trời xa lạ, nhưng cũng đúng với  Tô Hoài. Ông lại như vừa tìm thấy mình trong những năm tuổi già. Dường như cả cuộc đời từng trải  đã chuẩn bị cho những trang viết hôm nay của ông. Hồi ký là nơi cả con người tác giả cùng cái triết lý mà ông mơ hồ cảm thấy và đã theo đuổi suốt đời cả hai có dịp bộc lộ đầy đủ nhất.  

 2001   
Nguyên là bài Tô Hoài và thể hồi ký 
đã in trong  Vương Trí Nhàn Phê bình và tiểu luận 2009
Bản đưa vào blog lần này có sửa chữa lại một số ý so với bản cũ                     

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kẻ cơ hội mạt hạng nhất trong giới VNS. Rồi đuôi cáo cũng trồi ra..


Mai Liễu đã chia sẻ bài viết của Long Nguyen.
6 giờ
Kẻ cơ hội mạt hạng nhất trong giới VNS. Rồi đuôi cáo cũng trồi ra...
Long Nguyen
Khi đặt chân sang Liên Xô cũ, em bị cuốn hút bởi những bài thơ của anh trên những trang báo tường của đơn vị. Cái tên Hồng Thanh Quang trong em là một người cótâm hồn thi ca đầy lãng mạn. Em lặng lẽ theo dõi anh, thoáng chút ngạc nhiên khi anh kết hôn cùng NSND Lê Dung hơn anh 12 tuổi, khi trào lưu phi công lái máy bay bà già chưa nở rộ. Anh phụ trách chuyên mục An Ninh Thế Giới mà em luôn say sưa đọc. Thi thoảng thấy anh bình thơ văn trên VTV thấy có thoáng chút tự hào với bạn bè và người thân : anh ấy học cùng trường với tớ đấy...
Cho đến ngày hôm qua, được mục kích sở thị anh phùng mang, trợn mắt đấu tố MC Phan Anh trong vụ chia xẻ thí nghiệm cá chết của VTC. Mỗi người có quan điểm và ý kiến khác nhau nhưng cái cách anh tranh luận thật là lố bịch. Em dùng câu hỏi của Tạ Bích Loan để hỏi anh : "Anh làm thế với động cơ gì?". Ý anh muốn nói là Phan Anh phải nhận sai lầm?Không được "nguỵ biện". Điều này rất nguy hiểm anh Quang ạ vì nhân dân không hề có thông tin gì về "cá" Vũng Áng từ các báo chính thống như Đại Đoàn Kết của anh sẽ lầm tưởng là clip này nguỵ tạo, cá miền Trung vẫn ăn thoải mái, mọi người tắm biển vô tư đi. Là một nhà báo thực sự có tâm thì anh đã không đứng đó mà sủa mà anh hãy đến miền Trung đi, xem dân chài lưới hiện đang sống như thế nào?Đến mà phanh phui hết bộ mặt thật của bọn Formosa khốn kiếp để chúng phải cút hết về nước. Em đố anh dám làm đấy, đồng chí đại tá an ninh. Anh không xứng đáng được gọi là nhà báo, mà anh chỉ là một con rối, anh Quang ạ!Một bạn cũ cũng học Ulianovsk với em nói một câu rất chí lí : nhà thơ thì đừng làm chính trị, lại như Tố Hữu thôi!
Lời em nói đúng hay sai thì anh tự nhận thấy qua lượng gạch đá trên tường nhà anh trong 24h vừa qua. Cả đêm anh phải hì hụi xoá cmt, block hàng trăm người. Người đồng hành với anh, nhà báo Tạ Bích Loan đóng cửa fb rồi. VTV thì vội vàng rút clip khỏi trang web và block toàn bộ link youtube chứng tỏ sự thành công mỹ mãn của ê kíp. Chúc mừng anh!
CHLB Đức 05.2016

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chàng kỹ sư này đã bỏ nghề đi bán CÁ KHO, kiếm tiền tỷ mỗi năm. Bạn có muốn trò chuyện cùng anh ấy không?


9h30 sáng thứ Hai (ngày 30/05/2016), CafeBiz sẽ có cuộc giao lưu trực tuyến với anh Nguyễn Bá Toàn - một kỹ sư xây dựng quyết tâm từ bỏ công việc lương cao để khởi nghiệp với món cá kho làng Vũ Đại.
Cá kho vốn được coi là món ăn dân dã, bình dị của người dân ở làng quê Việt Nam. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, món ăn này bỗng dưng thành đặc sản và có giá cực kỳ đắt đỏ. Và có người kiếm được tiền tỷ mỗi năm nhờ những nồi cá kho đó.
Anh là Nguyễn Bá Toàn, sinh năm 1982, một kỹ sư xây dựng. Anh được người dân trong vùng và bạn bè gọi với cái tên thân mật là "Toàn cá kho".
Câu chuyện khởi nghiệp của "Toàn cá kho" khiến không ít người thán phục:
Tình cờ được thưởng thức món cá kho sau một lần đến chơi nhà bạn ở làng Vũ Đại, Hà Nam, anh Nguyễn Bá Toàn (SN 1982) - một kỹ sư xây dựng nảy ra ý định kinh doanh.
Ngoài những giải thưởng, bằng khen vinh danh, cơ sở chế biến cá kho của anh Toàn còn được chọn là một trong 3 địa điểm ở Thái Bình Dương mà Google về quay clip, quảng bá thương hiệu đặc sản món ăn ngon của Việt Nam. Ảnh: M.Lan.
Chỉ sau một đêm, Toàn quyết định từ bỏ công việc kỹ sư với mức lương hơn 10 triệu đồng (năm 2011). Mặc cho bạn bè và gia đình phản đối, "Toàn cá kho" gạt bỏ tất cả với mong muốn làm chủ, quyết tâm lập nghiệp với món ăn này.
Anh tự mày mò mở web để quáng bá đặc sản, đồng thời một mình lo liệu khâu nguyên liệu, hướng dẫn bà con nông dân chế biến theo đúng công thức và tìm hướng ra thị trường cho sản phẩm.
Kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm khá nhạy cảm - đặc biệt là món cá kho có hạn sử dụng rất ngắn. Anh Toàn từng trắng tay khi mới lập nghiệp, thậm chí bị khách hàng mắng chửi thậm tệ khi nhận được nồi cá kho "giả"... thế nhưng, nhờ sự kiên trì, anh Toàn đã thành công.
Chỉ chưa đầy nửa năm, món cá kho làng Vũ Đại bỗng dưng trở thành đặc sản nức tiếng trên thị trường và có giá đắt đỏ hơn bao giờ hết. Một niêu cá kho có giá lên đến cả triệu đồng.
Hàng trăm, nghìn niêu cá kho làng Vũ Đại tỏa đi khắp miền Trung, Nam, thậm chí "bay" cả ra nước ngoài, anh Toàn kỹ sư nay bỗng thành "Toàn cá kho" với thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Vậy làm cách nào để từ một món ăn bình dị bỗng dưng thành đặc sản? Tại sao một niêu cá kho lại có giá đắt đỏ đến như vậy? Anh Toàn đã quảng bá niêu cá kho ra thị trường như thế nào?.... Và rất nhiều câu hỏi khác sẽ được "anh Toàn cá kho" trả lời trong chương trình trực tuyến được CafeBiz thực hiện vào sáng 9h30 - Thứ 2, ngày 30/05/2016.
Đặc biệt hơn, chương trình sẽ được thực hiện trực tuyến qua live streaming trên Fanpage của CafeBiz. Điều này có nghĩa là bạn chỉ cần vào facebook, comment trực tiếp trong cuộc trò chuyện, và câu hỏi của bạn sẽ được chúng tôi tiếp nhận.
Ngay từ bây giờ, Quý độc giả muốn giao lưu cùng "Toàn cá kho" có thể gửi câu hỏi trước theo email:info@cafebiz.vn hoặc tới Fanpage CafeBiz tại địa chỉ:https://www.facebook.com/cafebiz.vn
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đúng là bố phải lạy thầy. Đại sự quốc gia mà hồn nhiên, thụt thà quá. Chả trách đất nước tiến nhanh tiến mạnh, tiến vững chắc.. đến mức đáng lo ngại!


NHỮNG PHÁT BIỂU ĐẦY ẤN TƯỢNG
Trên chính trường, nhiều phát biểu rất ấn tượng làm sôi động trên truyền thông cả lề phải lẫn lề trái. Những phát biểu từ những bộ óc tinh hoa của chế độ. Những bộ óc siêu thực. Tôi tạm thống kê ra đây để các bạn có dịp hệ thống, chiêm nghiệm và lấy cảm hứng từ những phát biểu ấn tượng đó:
1.- “Ông Nguyễn Duy Chiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phát biểu tại một trường đại học. Khi nói về vụ Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 và tàu Viking 2 của ta, ông Chiến đưa ra một lời răn dạy, chẳng qua chỉ là... là “Yêu cho đòn cho vọt” mà thôi! Theo bình luận của người quan sát, thì đây là lời khuyên của các cụ đối với các bậc cha mẹ khi dạy dỗ con cái”...
Điều đó cũng nói lên quan hệ Việt - Trung là quan hệ anh em hết sức tốt đẹp. Cũng giống như tướng Phùng Quang Thanh dội nước lạnh vào các nước trong Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) khi các nước đang lên án Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông.
2.- “Theo báo chí thì trong nhiều giải pháp chống tham nhũng đưa ra, giải pháp của Phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng Nguyễn Đức Hiển đã làm “say lòng” cộng đồng mạng với đề xuất chỉ nên in tiền mệnh giá nhỏ 20.000 đồng. Ông Hiển cho rằng bằng cách ấy kết hợp với lệnh không cho giao dịch bằng ngoại tệ thì khi ấy sẽ rất khó đưa phong bì vì khi ấy phong bì sẽ rất dày”.
“Đây là một đề xuất không bao giờ thành hiện thực vì như vậy ngân sách quốc gia sẽ thêm nặng gánh do chi phí in tiền, vận chuyển, bảo quản tiền sẽ rất tốn kém”.
Quả là một phát kiến hay, đầy hiệu quả. Bọn tham nhũng không có cách nào khác là phải đầu hàng.
3.- Trao đổi với phóng viên, ông Chu Anh Khánh, Phụ trách Phòng Kỹ thuật nuôi sinh vật biển thuộc Viện Hải Dương học cho biết, con cá voi nặng 17 tấn vừa mắc cạn và được giải cứu ở Nghệ An nhưng đã chết sau đó một ngày thuộc loài cá voi xanh, đã khá già và bị thương.
Rất nhiều cá voi chết dạt vào bờ biển Nghệ An - Hà Tĩnh trong thời gian qua. Cả vùng biển miền Trung sạch bóng các loài cá cả trên lớp mặt lẫn lớp đáy. Các loài giáp xác cũng đã chết. Bây giờ đến lượt cá voi. May quá, cá voi chỉ chết vì già, yếu chứ không phải vì biển Vũng Áng ô nhiễm. Cán bộ kỹ thuật đã kết luận như vậy rồi.
4.- Trao đổi với VnExpress trưa 16/5, ông Trương Việt, Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Bắc (Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), xác nhận một hộ dân trên địa bàn sau khi mua cá biển ở chợ về cho gà ăn thì gần nửa trong đàn gà 15 con lăn ra chết: "Chúng tôi đã xuống xác minh, thấy gà ăn quá no nên chết, nhưng người dân lại phao tin là do ăn cá biển. Thú y cũng lên kiểm tra rồi, nguyên nhân không phải do ăn cá", ông Việt nói.
Từ trước đến nay, gà không chết vì bội thực bao giờ. Nay cá biển nhiều quá, gà ăn nhiều nên chết nhiều. Như vậy gà chết không phải ăn cá chết vì biển ô nhiễm chất độc. Phải tin lãnh đạo chính quyền và cơ quan thú y chứ.
5.- Thượng tướng, PGS-TS Võ Tiến Trung, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng nói “nếu Obama xin lỗi Việt Nam, ông ta sẽ là vị tổng thống dũng cảm và vĩ đại nhất nước Mỹ”.
Quả là suy nghĩ vĩ đại. Việt Nam đứng ở trên cao, Mỹ phải xin lỗi vì cuộc chiến Việt Nam. Quan điểm rất giống Bí thư Lê Duẩn khi kiên quyết đòi Mỹ “bồi thường chiến tranh chứ không phải viện trợ không hoàn lại 5,3 tỷ đô la”. Cuối cùng 5,3 tỷ đô la không bao giờ có.
6.- "Trước đây tôi đọc thì tôi chưa nghĩ, chưa biết ngọn núi Ngũ Hành. Bây giờ xem phim "Tôn Ngộ Không" thì tôi hình dung cũng có thể trước đây - cách đây hơn 500 năm Tề Thiên Đại Thánh có khi bị đè ở trong ngọn núi Ngũ Hành ở Ngũ Hành Sơn".
Đó là phát biểu của ông Võ Văn Thương, Bí thư Quận ủy Hải Châu - Đà Nẵng tại kỳ họp lần thứ 14 khoá 8 (2011-2016). Một phát kiến quá xuất sắc. Nhờ phát kiến này, du lịch Đà Nẵng chắc chắn sẽ bay cao. Bái phục ông Võ Văn Thương.
7.- Tôi tâm đắc biện pháp giải quyết ách tắc giao thông của tiến sỹ Huỳnh Thế Du (làm việc trong chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright) khi nói về các giải pháp đột phá nhằm giảm tình trạng ùn tắc giao thông tại TP.HCM trong buổi hội thảo được tổ chức ngày 29/3: “Không mở rộng hạ tầng giao thông, cứ để kẹt xe đến lúc dân không chịu nổi sẽ phải đi phương tiện công cộng...”.
Quả là đầu óc siêu tài của tiến sỹ. Nhờ những tiến sỹ như ông mà Việt Nam chắc chắn sẽ đuổi kịp và vượt Lào, Campuchia.
8.- Tiến sỹ Vũ Minh Giang, đại học quốc gia Hà Nội trả lời phỏng vấn:" Đào mộ tổ tiên tôi thì được nhưng giật đổ tượng Lênin là thiếu văn hóa"!
Một tín đồ trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê Nin. Nếu ai cũng như ông thì CNXH nhất định sẽ thành công sớm ở Việt Nam. Xin cảm ơn tiến sỹ Vũ Minh Giang.
----

Hiển thị thêm cả
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ấn Độ sẵn sàng bán vũ khí hiện đại nhất cho Việt Nam


Tên lửa Brahmos của Ấn Độ
Theo tờ Economic Times, Ấn Độ sẽ đưa một đoàn đại biểu công nghiệp quốc phòng cấp cao đến Việt Nam vào đầu tháng tới.
Ngoài tàu tuần tra và tên lửa diệt hạm BrahMos, vào năm 2013 từng xuất hiện thông tin Ấn Độ muốn bán tên lửa đường đạn tiên tiến Pragati cho Việt Nam.
Sự kiện này diễn ra không bao lâu sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Việt Nam và tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương.
Đoàn đại biểu ngành công nghiệp - gồm đại diện của các công ty vũ khí lớn ở Ấn Độ - sẽ tháp tùng Bộ trưởng Quốc phòng Manohar Parrikar trong chuyến thăm.
Các quan chức Ấn Độ cho biết, New Delhi sẽ cân nhắc khả năng hợp tác phát triển và sản xuất với Việt Nam. Hiện nay, cả 2 nước đều có trong biên chế nhiều loại vũ khí do Nga chế tạo, như khinh hạm và tàu ngầm...
Tên lửa siêu thanh Brahmos của Ấn Độ
Theo Economic Times, Ấn Độ đã xác định Việt Nam là quốc gia mà họ có thể xuất khẩu vũ khí một cách "thoải mái", kể cả những hệ thống vũ khí tiên tiến nhất như tên lửa diệt hạm Brahmos

Hiện Bộ Quốc phòng Ấn Độ vẫn đang trong quá trình lựa chọn đoàn đại biểu. Phái đoàn này có thể bao gồm trên 15 đại diện từ các đơn vị tư nhân, gồm giám đốc điều hành của L&T, Tata và Reliance Defence bên cạnh các đơn vị nhà nước như Brahmos Aerospace.
Tàu tuần tra lớp Car Nicobar do GRSE thiết kế và chế tạo.
Các chuyên gia nhận định, tăng cường xuất khẩu sang Việt Nam sẽ giúp thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ.
Theo chuyên gia Ankur Gupta đến từ hãng kiểm toán Ernst and Young, Ấn Độ đã đề xuất cung cấp 4 tàu tuần tra của GRSE cho Việt Nam. Ngoài ra, tên lửa BrahMos cũng là một sản phẩm xuất khẩu khả thi.
Hôm qua (28/5), ông Praveen Pathak, đại diện tập đoàn BrahMos Aerospace thông báo, Moscow và New Dehli đã xác định danh sách 14 quốc gia có thể thực hiện các hợp đồng xuất khẩu tên lửa hành trình BrahMos do liên doanh Nga-Ấn sản xuất.
"Các cuộc đàm phán với UAE, Chile, Nam Phi và Việt Nam về việc cung cấp tên lửa hành trình siêu âm BrahMos đang ở giai đoạn tiến triển. Chúng tôi cũng đồng thời thảo luận khả năng xuất khẩu tên lửa này đến một số quốc gia khác như: Philippines, Hàn Quốc, Algeria, Hy Lạp, Malaysia, Thái Lan, Ai Cập, Singapore, Venezuela và Bulgaria" - ông Pathak nói.
Về khả năng các hợp đồng đầu tiên có thể được ký kết trước cuối năm nay, ông Pathak khẳng định "điều đó là có thể, và trong năm nay, cũng như trong năm kế tiếp, nhưng trong lĩnh vực này nói về thời hạn chính xác là không thể được".
Trước đó, theo ông Pathak, khách hàng đầu tiên rất có thể là một trong những nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Về mặt bằng chung, sản lượng xuất khẩu quốc phòng của Ấn Độ vẫn còn khá khiêm tốn nhưng cũng đã tăng lên đáng kể trong 2 năm qua.
Điều này được thúc đẩy bởi những thay đổi trong chính sách, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho hoạt động xuất khẩu trang thiết bị quân sự.
Ngoài ra, New Delhi còn có chính sách cấp hạn mức tín dụng cho các quốc gia thân thiện để mua thiết bị quân sự.
BrahMos là dự án liên doanh giữa Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và NPO Mashinostroeyenia (Nga), sau đó thành lập tập đoàn Brahmos Aerospace vào năm 1998. Tên BrahMos được ghép từ tên 2 con sông Brahmaputra và Moskva.
Tên lửa BrahMos có thể đạt tốc độ tối đa đến Mach 3. Hiện tại, phiên bản cải tiến đang được thử nghiệm có thể đạt đến tốc độ Mach 6. Brahmos có tầm bắn tối đa 290km, độ cao bay từ 10m - 15km, mang được đầu đạn nặng từ 200 - 300kg.
Theo Thế giới trẻ
Phần nhận xét hiển thị trên trang