Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

"Mỹ kéo tàu chiến vào 12 hải lý đảo nhân tạo ở Trường Sa, sẽ có đánh nhau"



(GDVN) - Kế hoạch tuần tra Trường Sa của Lầu Năm Góc có thể dẫn đến một cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với Mỹ trên Biển Đông.
Vương Hàn Linh, viện Khoa học xã hội Trung Quốc.
South China Morning Post ngày 14/5 đưa tin, xung quanh thông tin Bộ Quốc phòng Mỹ xem xét yêu cầu Hải quân kéo tàu chiến, máy bay trinh sát vào vùng biển 12 hải lý từ các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) trên 7 bãi đá (xâm lược và chiếm đóng trái phép của Việt Nam năm 1983, 1995) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh "vô cùng lo ngại".
Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ chối bình luận về thông tin này và nói rằng Bộ Ngoại giao nước họ đã trả lời. Các quan sát viên về ngoại giao và quân sự Trung Quốc cho rằng, kế hoạch tuần tra Trường Sa của Lầu Năm Góc có thể dẫn đến một cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với Mỹ trên Biển Đông.
Kim Lạn Vinh từ đại học Nhân Dân nói với South China Morning Post: "Nó chắc chắn sẽ buộc quân đội  Trung Quốc phải xem xét nghiêm túc một hành động quân sự để bảo vệ (cái gọi là) chủ quyền lãnh thổ của mình ở Biển Đông". Vương Hàn Linh, một học giả khác từ Viện Khoa học xã hội  Trung Quốc thì nói, Bắc Kinh sẽ coi hành động máy bay, tàu chiến Mỹ vào vùng biển 12 hải lý ở các đảo nhân tạo này là "xâm lược lãnh thổ Trung Quốc"?!
"Bắc Kinh không bao giờ che giấu ý định của mình để thiết lập một căn cứ quân sự bởi nó là một phần của dự án mở rộng các đảo (thực tế là các bãi đá ngầm dưới mặt nước) ở quần đảo Trường Sa, vì đó là lãnh thổ Trung Quốc", Vương Hàn Linh tiếp tục nhận xằng. Ông Linh nói rằng Trung Quốc hoan nghênh các nước khác sử dụng các căn cứ này vào mục đích gìn giữ hòa bình và các nhiệm vụ phi quân sự.
Xung quanh động thái diễn biến mới này, tờ Đa Chiều ngày 13/5 dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nhấn mạnh, năm 1974 và 1988 đã xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa (Bắc Kinh cất quân xâm lược, bành trướng lãnh thổ - PV). Vài năm nay mặc dù không xảy ra xung đột quân sự tương tự, nhưng tần suất xảy ra sự cố ở Biển Đông ngày càng tăng cao, đe dọa trực tiếp hòa bình, ổn định trong khu vực.
Daniel Russel cũng được Đa Chiều dẫn lời nói rằng có 3 phương án giải quyết vấn đề Biển Đông: Các bên tranh chấp tự giải quyết thông qua đàm phán; Các bên tranh chấp đưa Biển Đông ra cơ quan tài phán quốc tế; Tạm gác tranh chấp đến khi nào cơ hội đàm phán giải quyết xuất hiện.
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhấn mạnh, bất kỳ bên tranh chấp nào sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ở Biển Đông đều không thể chấp nhận. Về các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa, Daniel Russel cho rằng nó sẽ không làm thay đổi tính chất pháp lý của 7 bãi đá này theo luật pháp quốc tế.


Hồng Thủy
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kiểm tra Formosa: Đụng đâu sai đó.

Tuoi tre Online


Bài của Lê Thanh đã sớm bị Tuổi Trẻ gỡ, có thể xem tại MSN hoặc Google Cache – Gần 20.000 hóa đơn không đúng quy định, giấy tờ chứng minh nhập khẩu chưa đầy đủ, khai khống giá trị hàng hóa nhập khẩu… là những sai phạm của Formosa trong những lần kiểm tra ba năm trở lại đây.
 Do áp lực của ai, chủ trương của ai mà Tuoi tre Online đã gỡ bỏ bài này?

► Bài liên quan: Formosa – Cục ung bướu không thể giải quyết nổi



Ba tháng đầu năm 2016, Formosa xả 931.830m3 nước thải ra biển – Ảnh tư liệu

Kết quả kiểm tra là cơ quan thuế đã truy thu, truy hoàn hơn 1.900 tỉ đồng tiền hoàn thuế Formosa.

Theo thông tin từ cơ quan thuế Hà Tĩnh, từ năm 2013 đến nay, cứ kiểm tra thuế, hải quan tại Công ty Formosa là phát hiện sai phạm.

Cụ thể, đợt kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) mới đây nhất là vào cuối tháng 2 năm nay, cơ quan thuế phát hiện 19.497 hóa đơn của Formosa đưa vào khấu trừ và hoàn thuế không đúng quy định. Do đó, công ty này đã bị thu hồi 1.554,4 tỉ đồng.

Đợt kiểm tra sau hoàn thuế GTGT các kỳ từ tháng 8 đến tháng 12-2013, cơ quan thuế đã truy thu 176,3 tỉ đồng thuế nhà thầu nước ngoài do hợp đồng nhập khẩu kèm theo dịch vụ chưa được kê khai đầy đủ. Đồng thời, Formosa còn bị truy hoàn 7,6 tỉ đồng thuế GTGT do tại thời điểm kiểm tra, công ty không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Kết quả kiểm tra hoàn thuế trong tháng 5-2015, cơ quan thuế cũng đã phát hiện Formosa nâng giá trị công trình thông qua các nhà thầu nước ngoài và nâng giá trị hàng hóa nhập khẩu thi công công trình.

Theo đó, cơ quan thuế đề nghị Formosa giảm giá trị công trình hơn 4.000 tỉ đồng và thu hồi số tiền thuế đã hoàn 225 tỉ đồng.

Chính vì một loạt sai phạm như trên nên chính sách hoàn thuế đối với Formosa được siết lại, thay vì hoàn trước – kiểm sau, từ năm 2013 cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra trước – hoàn thuế.

Ngoài sai phạm về thuế, Công ty Formosa còn sai phạm về hải quan. Theo báo cáo của Cục Hải quan Hà Tĩnh, Formosa đã khai báo không trung thực về trị giá thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định.

Cụ thể, công ty này có tiền lệ nâng khống giá thiết bị nhập khẩu khiến trị giá hóa đơn của DN xuất nhập khẩu tại chỗ thấp hơn so với trị giá hóa đơn của nhà thầu nước ngoài phát hành lên hơn 4 lần, chênh lệch tới 1,071 triệu USD.

Chi cục Hải quan Vũng Áng phát hiện và yêu cầu DN cung cấp hồ sơ, chứng từ giải trình. Tuy nhiên, Formosa đề nghị hủy tờ khai của nhà thầu nước ngoài để thuê DN khác mở tờ khai mới, có giá trị hàng hóa là 470.690 USD, thấp hơn so với trị giá hóa đơn nhà thầu nước ngoài là gần 950.000 USD).

“Mục đích của Formosa khi nâng khống giá trị thiết bị đầu tư công trình là để khấu hao. Như vậy, DN sẽ lỗ liên miên, không phải nộp thuế thu nhập DN. Đây là một cách trốn thuế, thực tế là DN lỗ giả mà lãi thật” – đại diện cơ quan thuế khẳng định.

Mặt khác, theo thanh tra Tổng cục Thuế, nhìn vào giấy phép đầu tư của công ty này cho thấy có gì không bình thường. Chỉ trong 8 năm có mặt ở VN, Formosa thay đổi giấy chứng nhận đầu tư đến 14 lần. Nhưng số vốn đầu tư tăng lên rất nhanh, từ 2,7 tỉ USD khi đặt chân vào VN năm 2008, sau đó 2 năm thì tăng lên hơn 7,8 tỉ USD, và đến giữa năm 2015 tăng lên trên 10,5 tỉ USD.

Việc điều chỉnh giá trị vốn đầu tư đặt ra nghi vấn là Formosa có thể điều chỉnh giá trị thật, nhưng cũng có thể điều chỉnh một phần qua việc tự nâng khống giá trị công trình lên thông qua các nhà thầu nước ngoài?


Vốn đầu tư liên tục biến động:

– Giấy chứng nhận đầu tư cấp lần đầu tháng 6-2008 có 6 thành viên góp vốn với tổng mức đầu tư là 2,7 tỉ USD.

– Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 3 ngày 29-3-2010 có 7 thành viên góp vốn với tổng vốn đầu tư là 7,879 tỉ USD.

– Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 6 ngày 27-12-2012 có 8 thành viên góp vốn với tổng vốn đầu tư là 9,996 tỉ USD.

– Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 12 ngày 20-4-2015 chuyển thành công ty TNHH một thành viên góp vốn là Công ty Formosa Ha Tinh Limited với tổng vốn đầu tư là 9,996 tỉ USD.

– Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ 14 ngày 30-6-2015 một thành viên góp vốn là Công ty P Formosa Hà Tĩnh với tổng vốn đầu tư là 10,548 tỉ USD.

BLG Đặng Sinh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đa Chiều: Obama đã thay đổi hẳn lập trường về Biển Đông


(GDVN) - Đa Chiều cho rằng, nói thẳng ra là Mỹ đang ủng hộ Việt Nam, Philippines, Nhật Bản. Trên thực tế quân đội Hoa Kỳ đã thu thập các chứng cứ Trung Quốc bồi lấp..

.
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Đa Chiều ngày 15/5 bình luận, chính sách của Mỹ trong vấn đề Biển Đông đã có những thay đổi về bản chất kể từ khi Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xây dựng, bồi lấp đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trên 7 bãi đá ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) trong 1 năm qua.
Từ chỗ bày tỏ quan ngại nghiêm trọng, Washington đã gây áp lực ngoại giao buộc Bắc Kinh ngừng hoạt động (phi pháp) này nhưng không hiệu quả. Bây giờ Hoa Kỳ quyết định chuyển hướng sang gây sức ép về mặt quân sự, tích cực can dự vào tranh chấp trên Biển Đông.
Lập trường "không ủng hộ bên nào" trong các bên tranh chấp Biển Đông của Nhà Trắng đã thay đổi, chính quyền Tổng thống Mỹ rõ ràng đã ủng hộ bên yêu sách không phải là Trung Quốc. Đây là sự thay đổi lớn không chỉ của riêng chính phủ Obama, mà của Nội các Hoa Kỳ qua nhiều thế hệ.
Trong thời điểm Ngoại trưởng John Kerry sửa soạn công du Bắc Kinh, Thượng viện Mỹ hôm 13/5 tổ chức phiên điều trần về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông, trong đó vấn đề bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở  Trường Sa trở thành tiêu điểm.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng David Shear cùng đăng đàn giải trình chiến lược của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc ngăn chặn các hoạt động (phi pháp) của Trung Quốc trên biển. Ông Daniel Russel nhấn mạnh dùng con đường ngoại giao gây áp lực với Bắc Kinh, trong đó cho biết ngày 17/5 tới khi gặp Tập Cận Bình, ông John Kerry sẽ nói thẳng với chủ nhân Trung Nam Hải về chuyện Trung Quốc bồi lấp ở Trường Sa.
Ông David Shear thì tuyên bố Lầu Năm Góc sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự trên Biển Đông và tăng cường hiệp đồng tác chiến với các đồng minh.
Về hoạt động bồi lấp xây đảo nhân tạo của Trung Quốc, cả 2 quan chức Mỹ đồng xác nhận: Một là chính phủ Obama đã xác định rằng chính sách của Bắc Kinh ở Biển Đông đã vấp phải phản đối gay gắt từ các nước láng giềng. Mục tiêu của Trung Nam Hải trong chiến lược ở Biển Đông bao gồm 3 yếu tố: Phản đối chỉ trích, phản đối quốc tế hóa Biển Đông và phản đối đưa Biển Đông ra cơ quan tài phán quốc tế. Nhưng cả 3 chính sách này đều đã thất bại.
Thứ hai, chính quyền Tổng thống Obama sẽ thay đổi tư thế quân sự của mình ở Biển Đông. Đa Chiều cho rằng đây là thay đổi về chất sau khi đề nghị đóng băng tranh chấp Biển Đông mà Mỹ đưa ra năm ngoái thất bại.
Các chính quyền tiền nhiệm của ông Obama đều xác định "không ủng hộ bên nào" trong các bên tranh chấp Biển Đông, và ông chủ Nhà Trắng hiện tại đã thay đổi nó. Đa Chiều cho rằng, nói thẳng ra là Mỹ đang ủng hộ Việt Nam, Philippines, Nhật Bản. Trên thực tế quân đội Hoa Kỳ đã thu thập các chứng cứ Trung Quốc bồi lấp, xây dựng ở Trường Sa từ lâu.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio: Sẽ rắn với Trung Quốc nếu trở thành Tổng thống.
Điều này đã được tiết lộ trên tờ Financial Times ngày 10/7 năm ngoái khi ông Danile Russel đề xuất đóng băng tranh chấp ở Biển Đông: Các bên không chiếm các thực thể ở Trường Sa, không đặt công sự tiền tiêu, không thay đổi địa hình địa mạo khu vực tranh chấp, không có hành động đơn phương chống nước khác.
Ứng viên Tổng thống Mỹ: Phải rắn với Trung Quốc ở Biển Đông
Trong một động thái có liên quan, tờ Financial Times ngày 14/5 đưa tin, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa gốc Cuba Marco Rubio là ứng cử viên tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ khóa tới tuyên bố sẽ có chính sách đối ngoại cứng rắn với Trung Quốc, Nga, Iran nếu ông thắng cử. Ông cam kết sẽ sử dụng sức mạnh của Hoa Kỳ để phản đối các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế trên các vùng biển như Biển Đông hoặc eo biển Hormuz.
Phác thảo chính sách đối ngoại của ông Marco Rubio cho thấy Thượng nghị sĩ này sẽ tập trung vào 3  trụ cột chính: Phát huy sức mạnh của Mỹ, bảo vệ nền kinh tế Hoa Kỳ trong thế giới toàn cầu hóa và bảo vệ sự trong sáng của các giá trị đạo đức, giá trị cốt lõi của Mỹ. Trung Quốc, Nga, Iran hay bất cứ quốc gia nào khác cố gắng ngăn chặn tự do thương mại toàn cầu sẽ vấp phải phản ứng tương xứng của Hoa Kỳ. Mỹ kiên quyết phản đối chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ.
Trung Quốc đang ngày càng hung hăng hơn trong việc theo đuổi yêu sách (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông. Tờ The New American ngày 14/5 cũng dẫn lời Thượng nghị sĩ Rubio trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện rằng, cần phải bảo vệ vai trò của Hoa Kỳ trong việc đảm bảo an ninh thế giới, và cần có hành động can thiệp sớm trong các cuộc khủng hoảng quốc tế.
"Nếu trở thành Tổng thống, tôi sẽ sử dụng sức mạnh của Hoa Kỳ chống lại bất kỳ hành vi vi phạm nào trên các vùng biển, vùng trời quốc tế, không gian mạng hoặc không gian bên ngoài. Điều này bao gồm sự gián đoạn kinh tế gây ra khi một nước làm tổn hại nước khác, cũng như sự hỗn loạn gây ra bởi gián đoạn trong các tuyến hàng hải huyết mạch như Biển Đông hay eo biển Hormuz", The New American dẫn lời ông cho biết.


Hồng Thủy
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Obama: Người hoàn tất tiến trình bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt


Obama: Người hoàn tất tiến trình bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt
 
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tại lễ đón tổng thống Mỹ tại Phủ Chủ Tịch (Hà Nội) ngày 23/05/2016. REUTERS/Hoang Dinh Nam/Pool
Khi khởi sự chuyến công du Việt Nam vào hôm nay, 23/05/2016, ông Barack Obama đã trở thành vị tổng thống thứ ba của Mỹ đến thăm Việt Nam từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Hà Nội và Washington được cho là đang chia sẻ cùng một mối quan tâm chiến lược và ngày càng vun bồi lòng tin chiến lược trước một Trung Quốc hung hăng.
    Đối với Việt Nam, vấn đề là làm sao bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đe dọa, còn đối với Hoa Kỳ, mối quan tâm là đẩy mạnh chiến lược xoay trục qua vùng châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường trọng lượng của Mỹ tại Đông Nam Á, duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông.
    Chuyến thăm Việt Nam của ông Obama khác biệt ra sao với các lần công du trước đây của hai người tiền nhiệm là Bill Clinton và G.W. Bush ? Liệu ông Obama có đáp ứng hay không yêu cầu của Việt Nam là gỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí nhân dịp này, trở thành vị tổng thống Mỹ hoàn tất tiến trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam khi giải tỏa cản lực cuối cùng trong địa hạt quốc phòng ?
    Về các vấn đề trên, RFI đã được giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc trường Đại Học George Mason (Hoa Kỳ) giải thích trong bài phỏng vấn sau đây, được thực hiện trước ngày tổng thống Mỹ lên đường qua Việt Nam.
    Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại Học George Mason (Hoa Kỳ)23/05/2016 - Trọng NghĩaNghe
    Bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ : Ba tổng thống Mỹ, ba lãnh vực
    RFI : Từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa bang giao (năm 1995) đến nay, ông Barack Obama là tổng thống đương nhiệm thứ ba của Mỹ đi thăm Việt Nam. Theo giáo sư, ý nghĩa chuyến công du này so với hai lần trước đây như thế nào ?
    Nguyễn Mạnh Hùng : Những chuyến thăm đó có hai đặc tính, thứ nhất là ý nghĩa biểu tượng : Mỗi khi Mỹ có tổng thống mới thì Việt Nam cũng muốn được ông ghé thăm để Việt Nam tăng uy tín. Về thực chất thì phải thấy là mỗi tổng thống Mỹ đều đi thăm Việt Nam vào những thời điểm khác nhau, với những nhiệm vụ khác nhau…
    Ông Bill Clinton là tổng thống Mỹ đầu tiên đi thăm Việt Nam vào năm 2000, sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Ông thăm Việt Nam vào cuối nhiệm kỳ, khi cuộc bầu cử tổng thống mới ở Mỹ đã kết thúc, (nghĩa là không còn ở tư thế đưa ra những quyết định lớn), nhưng vì ông là người quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm năm trước đó, nên khi đến Hà Nội, ông được người dân Việt tiếp đón rất niềm nở.
    Nhưng ngược lại, ông lại có một cuộc đối thoại khá gay gắt với tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Khả Phiêu. Điều đó có nghĩa là vào giai đoạn đó, lòng tin chiến lược giữa hai bên còn thấp, và trong giới lãnh đạo Việt Nam vẫn còn sự nghi ngờ ý định của Hoa Kỳ.
    Chuyến thăm của tổng thống Bush diễn ra tốt đẹp hơn. Ông thăm Việt Nam lúc còn ở đỉnh cao quyền lực, hai năm trước khi nhiệm kỳ chấm dứt. Ông thăm Việt Nam để dự hội nghị thượng đỉnh APEC. Chuyến thăm đó có thể được coi là thành công, vì trước đó tình trạng nhân quyền ở Việt Nam được coi là đã cải tiến đủ để chính quyền Mỹ rút Việt Nam ra khỏi danh sách các nước « Cần quan tâm đặc biệt » (về vi phạm tự do tôn giáo).
    Rồi sau khi ông Bush về nước, Quốc Hội Mỹ đồng ý cấp cho Việt Nam quy chế « quan hệ mậu dịch bình thường » (Normal Trade Relations), tức là hoàn tất tiến trình bình thường hóa quan hệ kinh tế với Việt Nam.
    Như vậy, ông Bill Clinton là người bình thường hóa quan hệ ngoại giao, ông Bush là người bình thường hóa quan hệ kinh tế, còn bây giờ ông Obama cũng thăm Việt Nam, cũng vào cuối nhiệm kỳ, nhưng với nhiệm kỳ còn dài hơn ông Clinton, ông còn làm tổng thống 8 tháng nữa với đầy đủ quyền hành của một cường quốc mạnh số một trên thế giới.
    Ông Obama đến Việt Nam trong khi tình hình Biển Đông căng thẳng và quan hệ quốc phòng giữa hai nước đã đạt được tiến bộ trông thấy. Nhưng bởi vì có vụ « cá chết », rồi sự chống đối, và một số vụ bắt bớ, điều đó đã tạo ra một hoàn cảnh khá bất lợi cho việc hoàn tất tiến trình bình thường hóa quan hệ quốc phòng bằng việc Mỹ bãi bỏ toàn phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam…
    Bỏ cấm vận vũ khí thể hiện bước đột phá
    RFI : Có nhà phân tích gọi đây là một bước "đột phá" mới trong quan hệ Mỹ-Việt ? Ý kiến giáo sư ra sao ?
    Nguyễn Mạnh Hùng : Người ta rất kỳ vọng là ông Obama sẽ tuyên bố bãi bỏ toàn phần cấm vận vũ khí Việt Nam, tức là hoàn tất việc bình thường hóa quan hệ về mặt quốc phòng.
    Nhưng mà như tôi nói, khung cảnh hiện nay tương đối khá bất lợi cho việc ông Obama làm chuyện đó. Dĩ nhiên ông Obama có quyền làm, nhưng ông sẽ phải trả giá chính trị rất lớn. Mà ông Obama lại đang trong giai đoạn để ý đến di sản mà ông để lại cho sau này.
    Tuy nhiên, nếu hai bên dàn xếp được – tôi thấy có những bước, thí dụ như vụ thả cha Lý – để tiến đến việc ký kết các cam kết quan trọng trong cộng tác quốc phòng giữa hai nước, hay là đến tuyên bố bỏ toàn phần cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam, thì người ta có thể coi đó là môt bước « đột phá ».
    Từ Clinton đến Obama, lòng tin chiến lược ngày càng nẩy nở
    RFI : Việc xây dựng lòng tin chiến lược giữa hai bên thường được nhắc đến như là chìa khóa để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ song phương Mỹ-Việt, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam cần hậu thuẫn của Mỹ để đối phó với các thủ đoạn bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông. Giáo sư nhận xét sao về vấn đề này ? Có thuận buồm xuôi gió hay không ?
    Nguyễn Mạnh Hùng : Tôi nghĩ là có tiến bộ trong việc xây dựng lòng tin chiến lược giữa hai nước. Khái niệm lòng tin chiến lược đã được thủ tướng trước của Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đưa ra rất nhiều lần và được Việt Nam nhắc lại nhiều lần.
    Một chỉ dấu đầu tiên cho thấy lòng tin chiến lược được tăng tiến là khi ông Obama bỏ qua các thủ tục ngoại giao thông thường để đặc biệt đón tiếp tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Mỹ. Việc này được Việt Nam coi là một tiến bộ lớn trong việc xây dựng lòng tin chiến lược.
    Với hành động này, người Mỹ cho Việt Nam cái chỉ dấu rằng họ nhìn nhận không chống lại thế chế chính trị của Việt Nam, và cũng không có ý định can thiêp vào nội bộ chính trị của Việt Nam.
    Tuy nhiên sự khác biệt về thể chế và giá trị chính trị luôn luôn là cản lực không cho hai nước đi đến « lòng tin chiến lược » hoàn toàn.
    Gần đây, ngoài việc ông Trọng, còn có một cuộc phỏng vấn cựu đại sứ (Việt Nam tại Mỹ) Lê Văn Bàng, trong đó ông ấy nói đến « hội chứng Mỹ » của Việt Nam, tức là nếu phía Mỹ có « hội chứng Việt Nam », thì bên Việt Nam cũng có « hội chứng Mỹ », tức là tâm lý rất nghi ngờ ý định của Mỹ. Nhưng theo ý ông Bàng,chuyện đó đã bớt đi nhiều, mà chỉ còn một bộ phận còn nghi kỵ thôi.
    Và ông Bàng nghĩ rằng nếu hai nước muốn tiến lên hơn nữa thì phải đẩy mạnh lòng tin chiến lược, mà ở Việt Nam thì phải bỏ bớt cái « hội chứng Mỹ ».
    Nhân quyền vẫn là cản lực
    RFI : Phải chăng nhân quyền tiếp tục là cản lực trong tiến trình xây dựng lòng tin chiến lược đó ?
    Nguyễn Mạnh Hùng : Điều đó đúng. Thật ra, những người có trách nhiệm về vấn đề nhân quyền của hai nước đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc xử lý vấn đề nhân quyền.
    Nhưng trong khung cảnh hiện tại, với những diễn biến tôi vừa nói (bầu cử Quốc Hội, sự bắt bớ một số người,vụ chết cá ở miền Trung, các cuộc biểu tình chống đối...) thì vấn đề xử lý nhân quyền trong khung cảnh hiện tại gặp nhiều khó khăn hơn, và sẽ tiếp tục gặp khó khăn vì một số lý do như sau đây :
    (1) Trào lưu thời đại đã biến nhân quyền thành một vấn đề không thể hoàn toàn gạt bỏ trong quan hệ quốc tế ; (2) càng ngày càng có thêm các đoàn thể, cá nhân, quan tâm và hoạt động cổ vũ cho vấn đề nhân quyền ; (3) các tiến bộ kỹ thuật khiến việc vi phạm nhân quyền không những khó giấu kín, mà còn được khuếch đại và phổ biến rộng rãi và nhanh chóng qua internet, blog, facebook, và text messages (tin nhắn)..., làm cho vấn đề khó giải quyết ; (4) tiến bộ kỹ thuật này cũng khiến cho chính quyền gặp nhiều khó khăn trong việc ngăn chặn những lời kêu gọi hoặc tổ chức những cuộc biểu tình chống đối, hoặc có quy mô lớn, hoặc có tính cách du kích.
    Mỹ : Đối trọng khả tín duy nhất cho Việt Nam
    RFI : Theo giáo sư, Mỹ có thể mang lại cho Việt Nam điều gì trong đối sách kháng lại bành trướng Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt trong bối cảnh Nga có dấu hiệu « về hùa » với Trung Quốc trên hồ sơ này ?
    Nguyễn Mạnh Hùng : Mỹ đã tuyên bố rõ rằng sẽ giúp Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ và cũng đã cung cấp cho Việt Nam ngân khoản và tàu để gia tăng khả năng cảnh sát biển Việt Nam.
    Trong bối cảnh gần đây chúng ta thấy Nga có thể nói một cách nào đó là « về hùa » với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông, thì Mỹ ngày càng trở nên một đối trọng quan trọng cho Việt Nam. Mà ngay cả trước khi Nga có dấu hiệu đó, thì Mỹ vẫn là một đối trọng khả tín duy nhất trước sức mạnh của Trung Quốc.
    Nhưng việc Mỹ giúp đỡ Việt Nam tới mức độ nào, và việc cộng tác quốc phòng giữa hai nước đi đến đâu, thì còn tùy thuộc rất nhiều vào sự tính toán và các hành động cụ thể của Việt Nam nhằm đẩy mạnh sự giúp đỡ ấy.
    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Nếu Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam, sẽ “một tên trúng hai đích”


    VietTimes -- Đa Chiều ngày 21/5 cho hay từ ngày hôm nay (23/5), Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiến hành chuyến thăm châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 10 trong nhiệm kỳ, trạm dừng chân đầu tiên là Việt Nam, đây là nơi lần đầu tiên ông đến thăm kể từ khi lên nắm quyền cho đến nay.
    Lê Việt Dũng - /
     Phái đoàn Việt Nam thăm máy bay trinh sát-săn ngầm P-3 của MỹPhái đoàn Việt Nam thăm máy bay trinh sát-săn ngầm P-3 của Mỹ
    Trong thời gian thăm Việt Nam, ông Barack Obama có thể sẽ tuyên bố nới lỏng thậm chí dỡ bỏ toàn diện cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Nếu đây là sự thật, hành động này của Mỹ sẽ đánh dấu một sự thay đổi quan trọng về chính sách. 

    Trợ lý Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes cho hay, quan chức chính phủ đã cùng với Quốc hội thảo luận khả năng dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Đa Chiều tuyên truyền rằng "trước đó, Việt Nam luôn tìm cách thuyết phục Mỹ về vấn đề này".

    Sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã chấm dứt bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Đến năm 1984, chính quyền Ronald Reagan chính thức thực hiện cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. 

    Mặc dù sau đó hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995 và đến năm 2001 ký kết Hiệp định Thương mại song phương, nhưng Mỹ vẫn chưa nới lỏng lệnh cấm. Chính sách cấm vận vũ khí này đã tồn tại vài chục năm qua. 
    Phái đoàn quân sự Việt Nam sang thăm, giao lưu với Lực lượng vệ binh quốc gia bang Oregon, Hoa Kỳ tháng 5/2012 (ảnh tư liệu: Oregon National Guard)
    Cho đến những năm gần đây, quan hệ Việt-Mỹ ấm lên. Để thúc đẩy chiến lược xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương, vào năm 2014, Mỹ đã nới lỏng một phần lệnh cấm - dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí hàng hải đối với Việt Nam.

    Đa Chiều nói: "Nhiều năm qua, Việt Nam luôn thuyết phục Mỹ dỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm này. Cùng với tình Biển Đông nóng lên, giới chính trị Mỹ ngày càng đề cập đến vấn đề này". 

    Ben Rhodes không cho biết chi tiết lần này Mỹ cân nhắc cho phép xuất khẩu những vũ khí nào cho Việt Nam, nhưng Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ John McCain luôn thúc đẩy hủy bỏ toàn bộ lệnh cấm. 

    Theo tờ Defense News Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter cũng đã bày tỏ ủng hộ đối với việc chấm dứt cuối cùng lệnh cấm. 
    Máy bay chiến đấu Su-30 MK2 của Không quân Việt Nam do Nga sản xuất, cung ứng (nguồn: TTVNOL)
    Đối với Việt Nam, dỡ bỏ cấm vận sẽ thêm một thành công ngoại giao và chính trị, đồng thời cũng là một thành công về quân sự. Điều này sẽ làm cho quan hệ hai nước tiếp tục ấm lên trên nền tảng hợp tác thương mại rộng lớn. 

    Việt Nam luôn tìm cách nhập khẩu vũ khí để ứng phó với các hành động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho biết, trong giai đoạn 2011-2015, Việt Nam là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 8 thế giới.

    Trong khi đó, 5 năm trước đó, kim ngạch nhập khẩu vũ khí của Việt Nam chỉ đứng thứ 43 thế giới.

    Nói trên hệ thống báo chí Việt Nam, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ cho rằng, Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí sẽ đồng thời phát đi một tín hiệu cho Việt Nam và Trung Quốc, đó là, trong vấn đề Biển Đông, Mỹ hiện sẽ coi Việt Nam là đối tác, bạn hàng...
    Phái đoàn quân sự Việt Nam sang thăm, giao lưu với Lực lượng vệ binh quốc gia bang Oregon, Hoa Kỳ tháng 5/2012 (ảnh tư liệu: Oregon National Guard).
    Tuy nhiên, hủy bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí đối mặt với khó khăn trong nội bộ Mỹ. Những ý kiến phản đối đến từ Quốc hội Mỹ chủ yếu xuất phát từ một vấn đề khác.

    Hiện nay, 90% trang bị quân sự của Việt Nam nhập khẩu từ Nga. Đa Chiều dẫn nhận định mà trang này nói là từ trang Defense News của Mỹ cho rằng nếu chính quyền Barack Obama thay đổi thực tế này, sẽ là một mũi tên trúng hai đích: Một mặt, có thể kiềm chế Nga. Mặt khác, có thể tăng cường ngăn chặn vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này. 

    Hãng tin Reuters dẫn lời quan chức Mỹ cho rằng, bất kể vấn đề cấm vận vũ khí được giải quyết như thế nào, hai bên đều dự kiến chuyến thăm lần này của ông Barack Obama sẽ thúc đẩy được các biện pháp cụ thể để nâng cấp hợp tác quân sự song phương. 

    Theo tiết lộ của nguồn tin tiếp cận các nhà quyết sách Mỹ, Washington đang tìm cách tăng cường cho các tàu chiến Mỹ thăm cảng của Việt Nam, thậm chí có thể bao gồm quân cảng mang tính chiến lược Cam Ranh và tổ chức diễn tập quân sự trên biển chung với nước chủ nhà.

    Tin liên quan

    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Tân Hoa Xã bình luận: Việt Nam chơi với Mỹ phải cẩn thận!

    Việt Nam thừa biết cần phải thận trọng với ai âm mưu gặm nhấm lãnh thổ của mình, đe dọa độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia của mình.
    Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã ngày 23/5 đăng bài xã luận bình luận về quan hệ Mỹ - Việt với chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Barack Obama. Bài xã luận của Tân Hoa Xã mang màu sắc phiến diện, "định hướng dư luận" theo ý đồ của Trung Quốc trong một số vấn đề Bắc Kinh cho rằng sẽ bất lợi cho mình.
    Tan Hoa Xa binh luan: Viet Nam choi voi My phai can than - Anh 1
    Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm chính thức Việt Nam từ ngày hôm nay, sự kiện trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông Trung Quốc. Ảnh: VOA.
    Tân Hoa Xã viết: "Những nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ Mỹ - Việt cần được thúc đẩy bởi theo đuổi chung có lợi cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong khi tạo ra lợi ích cho cả hai bên, chứ không nên là một chương trình một chiều, ích kỷ, tạo thêm rủi ro cho hòa bình và ổn định của khu vực".
    Câu mở đầu bài xã luận của Tân Hoa Xã đã cho thấy bình luận này là thừa. Cải thiện quan hệ Mỹ - Việt đương nhiên cần nỗ lực chung từ hai phía, bởi một bàn tay vỗ sao nên tiếng? Còn việc những nỗ lực này có lợi cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương hay không phụ thuộc vào góc nhìn từng nước.
    Với những nước yêu chuộng hòa bình và công lý, muốn bảo vệ tự do hàng hải hàng không, luật pháp và trật tự quốc tế ở Biển Đông thì chuyến thăm Việt Nam của ông Obama có ý nghĩa rất lớn, củng cố cam kết của Hoa Kỳ đảm bảo duy trì luật pháp, trật tự quốc tế, tự do hàng hải hàng không và chống bành trướng ở Biển Đông.
    Với nước nào ôm mộng bá quyền, xưng vương xưng đế trong khu vực, muốn biến Biển Đông thành ao nhà, muốn tàu thuyến máy bay các nước trên thế giới sau này đi qua Biển Đông phải xin phép và nộp tô ắt sẽ nhìn quan hệ Mỹ - Việt và chuyến thăm của ông Obama với con mắt xoi mói, bới bèo ra bọ.
    Tân Hoa Xã bình luận: "Sau những hoạt động giao lưu thăm viếng giữa lãnh đạo Việt Nam và Hoa Kỳ trong hai năm qua, hai nước dự kiến chuyến thăm này của ông Obama sẽ tập trung vào việc tăng cường hợp tác kinh tế thương mại, chính trị và hợp tác quân sự.
    Chuyến thăm được Việt Nam chào đón, quốc gia có tăng trưởng GDP bình quân 6% / năm từ 2000 đến 2015 đang tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ, đối tác thương mại lớn nhất và là nhà nhập khẩu lớn nhất hàng Việt Nam.
    Trong khi đó, mối quan hệ chính trị chặt chẽ hơn giữa Hà Nội và Washington bất chấp sự khác biệt về ý thức hệ sẽ giúp tạo điều kiện cho hợp tác song phương phát triển trong những năm tới. Tuy nhiên kết quả thảo luận của những vấn đề này không phải quan trọng như nhau đối với Washington và Hà Nội.
    Trên thực tế, củng cố chính sách "xoay trục sang châu Á" bằng cách tận dụng các mối quan hệ tăng cường với Việt Nam mới là mối quan tâm thực sự của Hoa Kỳ. Mỹ giống như một kẻ chuyên gây sóng gió ở châu Á - Thái Bình Dương và cho thấy nước này thiếu sự kiềm chế trong việc can thiệp vào tình hình khu vực.
    Điều này được chứng minh bằng hoạt động liên tục của họ làm rối hòa bình ở Biển Đông, gần đây nhất là một chuyến bay trinh sát quân đội Mỹ áp sát đảo Hải Nam, Trung Quốc".
    Tan Hoa Xa binh luan: Viet Nam choi voi My phai can than - Anh 2
    Tổng thống Obama đến sân bay Nội Bài tối qua, ảnh: Tân Hoa Xã.
    Đến giờ này Tân Hoa Xã vẫn còn nhấn mạnh vào cái gọi là "bất chấp sự khác biệt về ý thức hệ" thì quả thật là lạc hậu. Lập luận ấy càng trở nên phản tác dụng khi chính Mao Trạch Đông đã bắt tay chính thức với Nixon, chơi với Mỹ từ năm 1972. Chính Đặng Tiểu Bình nhờ mở cửa, phát triển quan hệ với Mỹ mà Trung Quốc phát triển nhanh chóng mấy chục năm qua.
    Nếu vẫn còn cái gọi là "sự khác biệt về ý thức hệ" thì có lẽ ông Tập Cận Bình đã không đẩy mạnh quan hệ với châu Âu và đang cố gắng tìm kiếm cái gọi là "quan hệ nước lớn mô hình mới" với Hoa Kỳ. Thật kỳ lạ khi Tân Hoa Xã và nhiều kênh truyền thông Trung Quốc lại rất thích nhấn mạnh "sự khác biệt về ý thức hệ" khi nói về quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ.
    Về vấn đề Biển Đông trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, Tân Hoa Xã bình luận: "Bằng cách tìm kiếm chỗ đứng vững chắc trong tranh chấp Biển Đông trong khi Washington không phải một bên liên quan, tất cả các ý định đánh bạc với sự ổn định trong khu vực đã được phơi bày.
    Với nền tảng công nghiệp và quân sự của Việt Nam, Hoa Kỳ đã đến với niềm tin rằng quốc gia Đông Nam Á này có thể phù hợp để giúp đỡ triển khai các ý tưởng của Washington ở Biển Đông."
    Quốc gia nào mới là kẻ khuấy đục Biển Đông thì chỉ cần nhìn vào các đảo nhân tạo xây trên các bãi đá, các rặng san hô chiếm được bằng xâm lược, bằng vũ lực, các tiền đồn quân sự khổng lồ với sân bay, máy bay, tên lửa, kéo giàn khoan khổng lồ cắm sang vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa nước khác là có thể thấy rõ. Chắc chắn không phải Hoa Kỳ.
    Washington cũng đã nhiều lần nói rõ lập trường, họ không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Nhưng là nước có lợi ích cốt lõi trong việc đảm bảo tự do hàng hải, hàng không và luật pháp quốc tế ở Biển Đông, Mỹ có quyền và có đủ khả năng chống lại bất cứ nước nào đi ngược lại lợi ích này của Mỹ trên Biển Đông.
    Trong khi tự do hàng hải, hàng không, hòa bình ổn định, luật pháp quốc tế ở Biển Đông là tài sản chung của cả khu vực và quốc tế chứ chẳng riêng gì Hoa Kỳ. Việt Nam và Hoa Kỳ có hợp tác an ninh hàng hải để bảo vệ hòa bình ổn định, luật pháp quốc tế và tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông thiết nghĩ cũng là việc thường tình, không có gì phải làm lớn chuyện.
    "Ngoài ra, Nhà Trắng đang cân nhắc chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí sát thương suốt 3 thập kỷ với Hà Nội, một trong những di sản cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam. Các cuộc đàm phán về việc dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận được đề cao trong chương trình nghị sự chuyến thăm này của ông Obama.
    Nhưng về cơ bản động thái này chỉ phục vụ mục đích riêng của Washington vì Hoa Kỳ đang tìm cách thúc đẩy chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương.
    Do đó Việt Nam nên thận trọng trong giao dịch với Hoa Kỳ đang thúc đẩy một chương trình nghị sự không thành thật, còn Washington nên kiềm chế, không hành động làm tổn hại hòa bình, ổn định trong khu vực và đóng vai trò xây dựng trong thúc đẩy hòa bình, phồn vinh ở châu Á - Thái Bình Dương", Tân Hoa Xã kết luận.
    Việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam cho thấy rào cản cuối cùng của quan hệ Việt - Mỹ được dỡ bỏ, khẳng định lòng tin chiến lược giữa hai bên và quá trình bình thường hóa quan hệ đã kết thúc.
    Còn việc mua bán thế nào hậu dỡ bỏ cấm vận lại là chuyện khác, nó là nhu cầu phòng thủ và khả năng tài chính cùng các tính toán khác, nhưng chắc chắn không phải Việt Nam mua vũ khí để đe dọa quốc gia khác.
    Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền, không phải một đứa trẻ lên 3 để ai đó nói phải hành động thế này, cần hành động thế kia.
    Việt Nam cũng đủ tỉnh táo để biết ai đang thiện chí giúp đỡ mình và có khả năng giúp đỡ mình bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển cường thịnh.
    Hồng Thủy
    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Biết rồi còn hỏi!


    Các nhà lãnh đạo nghĩ sao khi người dân thể hiện tấm lòng của mình với đế quốc Mỹ và người gọi là anh em ???
    OBama trong vòng tay của nhân dân Việt nam và Tập trong vòng vây của quan chức .!!!
    Phần nhận xét hiển thị trên trang