Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Tại sao thế giới phải tập trung chống tham nhũng? Posted on 15/05/2016 by The Observer Print Friendly


Corruption_Biology

Nguồn: William J. Burns & Michael Mullen, “Why Corruption Matters”, Project Syndicate, 06/05/2016.
Biên dịch: Lê Quang Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Giáo hoàng Francis đã gọi tham nhũng là “phần hoại tử của nhân loại”. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thì gọi tham nhũng là yếu tố “cực đoan hóa” người dân bởi vì tham nhũng “tàn phá niềm tin vào sự chính danh của chính quyền”. Và Thủ tướng Anh David Cameron đã mô tả tham nhũng là “một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của sự tiến bộ xã hội trong thời đại của chúng ta”.
Hiểu một cách đơn giản tham nhũng là sự lạm dụng quyền lực của các cơ quan công quyền để đạt được các lợi ích cá nhân. Các nhà lãnh đạo ngày càng nhận thức được rằng tham nhũng là mối đe dọa đối với sự phát triển, phẩm cách con người và an ninh toàn cầu. Tại hội nghị thượng đỉnh phòng chống tham nhũng toàn cầu vào ngày 12 tháng 5, các lãnh đạo thế giới cùng với đại diện từ giới kinh doanh và xã hội dân sự sẽ có một cơ hội lớn để có các hành động ứng phó phù hợp với nhận thức về tham nhũng kể trên.
Tham nhũng bị lên án ở mọi nền văn hóa và trong suốt lịch sử. Tham nhũng đã tồn tại song hành cùng với sự tồn tại của chính quyền, nhưng giống như các loại tội phạm khác, trong những thập niên gần đây tham nhũng ngày càng trở nên tinh vi, gây tác động tàn phá lên mức sống và nhân phẩm của nhiều công dân vô tội.
Trước tiên, tham nhũng làm què quặt triển vọng phát triển. Ví dụ, khi gian lận trong mua sắm công trở nên tràn lan, hay thuế khai thác tài nguyên bị đánh cắp từ nguồn hoặc khu vực tư nhân bị độc quyền hóa bởi các nhóm thân hữu hạn hẹp, thì quần chúng không thể đạt được tiềm năng phát triển của mình.
Tham nhũng cũng gây nên một tác động khác ít được nhận thấy. Khi công dân chứng kiến các lãnh đạo làm giàu cho mình bằng cách gây thiệt hại cho người dân, người dân ngày càng thất vọng và tức giận, điều có thể dẫn tới bất ổn dân sự và xung đột bạo lực.
Rất nhiều cuộc khủng hoảng an ninh quốc tế hiện nay bắt nguồn từ những bất mãn này của người dân. Sự tức giận về hành vi lạm quyền của một cảnh sát tham nhũng đã khiến một người bán hoa quả người Tunisia tự thiêu hồi năm 2010 và thổi bùng các cuộc cách mạng khắp thế giới Ả-rập. Người biểu tình yêu cầu một số bộ trưởng phải bị bắt và đưa ra tòa, và yêu cầu trả lại các tài sản bị tham ô – một yêu cầu hầu như không được đáp ứng.
Ở những nơi mà các quan chức chính phủ tận hưởng (và thường phô trương) sự giàu có và việc không bị trừng phạt của họ, các phong trào cực đoan – bao gồm Taliban, Boka Haram và Nhà nước Hồi giáo – đã khai thác sự phẫn nộ của dân chúng. Các nhóm cực đoan này khẳng định chỉ có một cách duy nhất để khôi phục sự công chính trong xã hội là áp dụng một cách nghiêm ngặt các quy định về hành vi ứng xử của cá nhân. Khi không có con đường khả dĩ nào khác, và không có phương tiện để đề đạt các thỉnh nguyện ôn hòa, những luận điệu như vậy ngày càng trở nên thuyết phục.
Rõ ràng là tham nhũng phải bị diệt trừ, nhưng chúng ta chưa xác định được rõ phải làm như thế nào để loại trừ tham nhũng. Trong một thế giới của những nhu cầu cạnh tranh lẫn nhau, các chính phủ tham nhũng thường tỏ vẻ đáp ứng các mục đích quan trọng (của các nước khác). Chính phủ này có thể triển khai binh lính để giúp chiến đấu chống khủng bố, chính phủ kia lại tham gia cung cấp nguồn cung năng lượng quan trọng hoặc cho phép tiếp cận các nguồn nguyên liệu thô. Các nhà lãnh đạo không thể tránh khỏi những sự đánh đổi đầy khó khăn.
Để xác định được phương pháp tiếp cận tốt nhất cho từng trường hợp cụ thể, các chính phủ phải phân tích các vấn đề hiệu quả hơn nữa, có nghĩa là phải cải thiện việc thu thập thông tin tình báo và dữ liệu. Như chuyên gia an ninh Sarah Chayes đã lập luận trong cuốn Against Corruption (Chống tham nhũng), một tuyển tập các bài biết mà chính phủ Anh sẽ công bố trong hội nghị thượng đỉnh, ngày nay tham nhũng là một hành vi mang tính hệ thống. Giống như tội phạm có tổ chức, tham nhũng đã trở thành một mạng lưới tinh vi (với các cá nhân tham nhũng gắn liền với hệ thống đó). Các chính phủ phải nghiên cứu các hoạt động này và hậu quả của chúng giống như cách họ nghiên cứu các tổ chức tội phạm và khủng bố xuyên quốc gia.
Trên cơ sở những nghiên cứu đánh giá như vậy, các quốc gia tài trợ phải cấu trúc những khoảng viện trợ của họ theo cách làm giảm thiểu các rủi ro về tham nhũng. Các hoạt động quân sự hoặc hỗ trợ phát triển không phải là các hoạt động phi chính trị. Các chương trình phải được thiết kế để đảm bảo rằng nguồn vốn không bị chiếm đoạt bởi giới tinh hoa đang thống trị đất nước. Điều này có nghĩa là các nỗ lực chống tham nhũng không còn được phép giao cho các chuyên gia thiếu nguồn lực nữa, các chuyên gia này phải đóng vai trò trung tâm trong việc lên kế hoạch cho các sáng kiến phát triển lớn hoặc các hợp đồng mua bán vũ khí tốn kém. Chính phủ nhận tài trợ phải hiểu rằng nguồn tài trợ sẽ cạn kiệt nếu họ tiếp tục phung phí hoặc đánh cắp nó.
Thực tế, tham nhũng và hệ quả của nó phải định hướng cho cách các quan chức phương Tây tương tác với đối tác của họ ở các nước đang phát triển. Các cơ quan chính phủ nơi mà chúng tôi làm việc trong phần lớn sự nghiệp – Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ – tin rằng việc xây dựng các mối quan hệ là rất quan trọng và có giá trị. Các nhà ngoại giao phụ thuộc vào các mối quan hệ này để thúc đẩy lợi ích quốc gia, và mối quan hệ nghề nghiệp giữa các sỹ quan quân đội đôi lúc là cách duy nhất để đạt được các thỏa thuận trong các vấn đề chính trị đầy khó khăn. Nhưng các nhà ngoại giao hay tướng lĩnh quân sự cũng nên sẵn sàng lùi một bước trong các trường hợp cần thiết, ra điều kiện cho sự tương tác, và sử dụng các đòn bẩy ảnh hưởng có sẵn – thậm chí cả việc chấp nhận cơn giận dữ của đối tác.
Nhưng, như những tiết lộ gần đây về các công ty vỏ bọc hoặc việc hối lộ qua trung gian chứng minh, có rất nhiều ảnh hưởng thực sự nằm ngay trong nước chúng ta – ở trong ngành tài chính và bất động sản trong nước, trong các công ty luật hay quan hệ công chúng vốn giúp đánh bóng hình ảnh các tầng lớp cai trị cướp bóc, và trong các trường đại học vốn đào tạo con cái của các quan chức tham những và thu hút sự đóng góp tài chính của họ. Việc áp dụng Đạo luật về các Tổ chức Tham nhũng và bị ảnh hưởng bởi các cá nhân gian lận (RICO) của Hoa Kỳ để truy tố các quan chức FIFA (Liên đoàn Bóng đá Quốc tế), đã chỉ ra cách việc tập trung vào các thể chế cung cấp dịch vụ của phương Tây có thể giúp kiềm chế tham nhũng của các quan chức nước ngoài như thế nào.
Một công cụ quan trọng khác để chống lại tham nhũng có thể là sự phát triển của công nghệ, điều có thể làm giảm các cơ hội thực hiện các việc làm sai trái, trao quyền cho công dân để chỉ ra các hành vi bất hợp pháp và nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính phủ. Những bước tiến đã được thực hiện trong một số lĩnh vực, từ đăng ký cử tri điện tử đến trả lương điện tử cho các công chức. Dù công nghệ không phải là liều thuốc chữa bách bệnh, nhưng khi kết hợp với các cải cách chính sách khôn ngoan thì nó có thể đóng góp một cách ý nghĩa cho cuộc chiến hướng tới quản trị tốt.
Không có một đề xuất nào nêu trên là dễ thực hiện. Nhưng để giải quyết rất nhiều các cuộc khủng hoảng hiện nay vốn đang cản trở sự phát triển của thế giới, việc tập trung mạnh vào cuộc chiến chống tham nhũng là điều quan trọng. Chúng tôi hi vọng rằng hội nghị sắp tới tại London sẽ chứng minh được sự tối cần thiết của việc thống nhất giữa mục tiêu và cam kết hành động nhằm phòng chống tham nhũng.
William J. Burns, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, là Chủ tịch Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế.
Michael Mullen là Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2007-2011.
Copyright: Project Syndicate 2016 – Why Corruption Matters
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/05/15/the-gioi-tap-trung-chong-tham-nhung/#sthash.ZGYbglkc.dpuf
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tình hình rất tình hình!

Ảnh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cách mạng Văn hóa và vấn đề Việt Nam ( Lưu ngâm rượu thuốc ):


Nhân ngày 50 năm Mao Trạch Đông phát động Cách mạng Văn hóa 16/05/1966, BBC Tiếng Việt giới thiệu lại tư liệu lịch sử với đánh giá của một tác giả Trung Quốc về quan hệ Việt – Trung giai đoạn này.
Bài ‘China's Involvement in the Vietnam War, 1964-69’ giải thích vì sao quan hệ Bắc Kinh và Hà Nội lộ ra dấu hiệu rạn nứt khi Trung Quốc biến động nội bộ và cuộc chiến của Hà Nội tại phía Nam tăng độ nóng.
Theo tác giả, quan hệ Trung – Việt khi đó chịu tác động của ba vấn đề: chủ trương chiến tranh ở miền Nam của Đảng Lao động Việt Nam; chính sách ‘xuất khẩu cách mạng’ của Mao, và đổ vỡ ý thức hệ Trung – Xô.
Nhưng quan hệ cá nhân của các lãnh tụ Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai không chỉ khiến Trung Quốc thay đổi quan điểm từ chỗ không mặn mà với cuộc chiến mà Hà Nội muốn tiến hành ở miền Nam năm 1958, đến chỗ ủng hộ hết mức về quân sự, kinh tế đầu thập niên 1960.

Image copyright
Các quan hệ này cũng làm chậm lại quá trình rạn nứt Trung - Việt mà như tác giả nhận định, có nguyên nhân sâu xa từ tâm lý nước lớn và cách nghĩ ‘bề trên’ truyền thống kiểu đế chế đối với Việt Nam của ban lãnh đạo Trung Quốc, đứng đầu là Mao, trong khi các biểu hiện cách mạng và ý thức hệ chỉ là vỏ bọc.

Nhập Việt ồ ạt

“ Trong cuộc gặp của Hồ Chí Minh với Mao Trạch Đông ở Trường Sa, Hồ Nam ngày 16/05/1965, ông Hồ xin Mao viện trợ xây 12 con đường ở Bắc Việt và được Mao đồng ý. Sau khi có lệnh của Mao, Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc nhanh chóng lên kế hoạch đưa 100 nghìn công binh sang xây đường cho Bắc Việt...

Ngay tháng 6/1965, đã có bảy sư đoàn công binh Trung Quốc bắt đầu lần lượt vào Việt Nam.
Sư đoàn CPVEF (quân tình nguyện) đầu tiên gồm 6 trung đoàn công binh và 10 tiểu đoàn phòng không...Quân số của sư đoàn này lên đến đỉnh cao là 32700 quân, ở Việt Nam từ 23/06/1965 đến cuối 1969...
Sư đoàn thứ 2 gồm ba trung đoàn công binh, một thủy lợi, một vận tải biển, một vận tải...để xây dựng tuyến phòng thủ ven biển, các trạm thông tin liên lạc trên 15 đảo ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ và 8 cứ điểm ven bờ...
Sư đoàn thứ 3 gồm toàn bộ ba trung đoàn công binh cho không quân, chủ yếu để xây sân bay Yên Bái...

Sư đoàn thứ 4, 5 và 6 chuyên xây cầu và các tuyến xa lộ nối Quảng Châu với Cao Bằng, Thái Nguyên và Hà Nội. Họ cũng xây đường nối Côn Minh với Yên Bái và các tuyến đường dọc biên giới Việt Trung. Tổng cộng cho đến tháng 10/1968, họ đã xây 1206 km đường, 395 cầu...
Sư đoàn thứ 7 vào thay sư đoàn 2, đến Việt Nam tháng 12/1966, gồm các trung đoàn công binh và bảy tiểu đoàn phòng không.
"Tháng 7/1965, Trung – Việt đạt thỏa thuận tăng cường quân Trung Quốc nhập Việt để lo công tác phòng không.
Ngày 9 tháng 8/1965, cao xạ Trung Quốc tại thuộc sư đoàn 61, đến đóng tại Yên Bái mới 4 ngày trước, đã bắn hạ máy bay Mỹ đầu tiên, một chiếc F-4, theo các tài liệu của phía Trung Quốc.
Ngày 23/08, sư đoàn 63 bảo vệ Kép lại bắn hạ một phi cơ Mỹ và làm hư hại một chiếc khác.
Nhìn chung, từ tháng 8/1965 đến tháng 3/1969, có tổng số 16 sư đoàn, gồm 63 trung đoàn quân Trung Quốc thuộc binh chủng phòng không (150 nghìn quân) tham chiến tại Việt Nam.
Image copyrightGETTY
Image captionPhía TQ nói họ bắn rơi 1707 phi cơ của Không lực Hoa Kỳ trên bầu trời Bắc Việt Nam
Áp dụng chiến thuật từ Cuộc chiến Triều Tiên, bộ tư lệnh Trung Quốc cho luân chuyển quân tại Việt Nam, mỗi đơn vị thường ở 6 tháng rồi được thay.
Phía Trung Quốc nêu ra các con số nói họ đã tham chiến 2154 trận và bắn rơi 1707 phi cơ Mỹ, làm hư hại 1608 chiếc.”

Ưu tiên khác nhau

Nhưng quan hệ Trung – Việt bắt đầu ngả sang hướng khác, từ Cách mạng Văn hóa.
Tác giả Chen Jian cho rằng lý do chính là Hà Nội và Bắc Kinh “có những tiêu chí khác nhau thúc đẩy chính sách của họ”.
“Chiến lược của phía Việt Nam là làm sao thống nhất đất nước bằng cách thắng cuộc chiến, còn định hướng của Trung Quốc là ý tưởng của Mao muốn dùng cuộc chiến tại Việt Nam để thúc đẩy ‘cách mạng liên tục’ ra thế giới.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscwo xấu đi cùng cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc vốn cũng làm nổ ra căng thẳng và xung đột giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Từ giữa thập niên 1960, Bắc Kinh cứ ngỡ rằng Đảng Lao động Việt Nam ở cùng phe họ chống lại “chủ nghĩa xét lại Xô Viết”. Nhưng quan hệ Hà Nội và Moscow lại thêm phần thắt chặt cùng tiến bộ cuộc chiến [ở Nam Việt Nam]. Sau khi Khrushchev bị các đồng chí của ông ta loại ra thì Moscow tăng đáng kể viện trợ cho Bắc Việt, đồng thời kêu gọi các nước xã hội chủ nghĩa chọn quan điểm thống nhất ủng hộ Bắc Việt Nam.”
"Ngày 11/02/1965, Thủ tướng A.N. Kosygin thăm Hà Nội và có dừng lại ở Bắc Kinh trên đường đi. Ông hội kiến cả Mao và Chu Ân Lai để gợi ý rằng Liên Xô cùng Trung Quốc nên ngưng cuộc khẩu chiến để có thể có các bước đi cụ thể giúp cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Mao bác bỏ ý tưởng của Kosygin ngay và còn nói tranh luận của ông với người Liên Xô có thể kéo dài thêm 900 năm nữa. Hà Nội thì từ khi ấy đã tỏ thái độ im lặng không công kích chủ nghĩa xét lại."

‘Tổ quốc thứ hai’

Image copyrightVIETNAM ARCHIVE
Image captionÔng Lê Duẩn (bìa phải) đã gọi Liên Xô là 'Tổ quốc thứ hai'

"Tháng 3/1966, Lê Duẩn dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự Đại hội 23 Đảng Cộng sản Liên Xô ở Moscow. Ông tuyên bố Liên Xô “là tổ quốc thứ hai”, khiến lãnh đạo Bắc Kinh bị choáng và hết sức tức giận (nguyên văn: ‘angrily shocked’).
Tháng 7/1966, một sư đoàn công binh Trung Quốc rút về nước dù phía Việt Nam yêu cầu họ ở lại."
Đầu 1966 cũng đã có sự kiện cho thấy thái độ bực bội của Trung Quốc với Hà Nội. Chiếc tàu Hồng Kỳ của Trung Quốc chở viện trợ cho Việt Nam bị chặn lại gần Hải Phòng để cho một tàu Liên Xô, cũng chở viện trợ nhưng đến sau, được vào cảng trước. Vì lý do phải chờ, tàu Hồng Kỳ bị trúng bom Mỹ và bị hư hại.
Vào tháng 4/1966, khi gặp Chu Ân Lai, Lê Duẩn mới biết đó là câu hỏi đầu tiên Chu nêu ra. Chu kiên quyết đòi Lê Duẩn giải thích vì sao tàu Liên Xô được ưu tiên còn tàu Trung Quốc bị đối xử không công bằng. Theo nguồn Trung Quốc, ông Duẩn phải xấu hổ hứa rằng chuyện như thế sẽ không bao giờ xảy ra nữa."

Với Liên Xô và Mỹ

“Tuy thế, đến năm 1968, Bắc Kinh cảm thấy chuyện Hà Nội ngả về Moscow đã quá rõ. Tháng 4/1968, khi một đơn vị Trung Quốc đóng ở Điện Biên Phủ có xung khắc với một nhóm sỹ quan Liên Xô tại đó, các quân nhân Trung Quốc đã tạm giữ người Liên Xô, và dùng cách thức đấu tố kiểu Cách mạng Văn hóa để tổ chức một cuộc lên án họ là “bọn xét lại Liên Xô”. Phía Việt Nam ngay lập tức đã phản đối và cho rằng phía Trung Quốc đã 'xâm phạm chủ quyền Việt Nam'.
Từ 1967, câu hỏi chủ chốt trong quan hệ Bắc Kinh – Hà Nội xoay quanh việc có hội đàm với Hoa Kỳ hay không:
“Kể từ khi Hà Nội bày tỏ sự quan tâmđến cuộc đàm phán với Hoa Kỳ, Bắc Kinh đã nêu ra phản đối mạnh mẽ. Trong những lần trao đổi với lãnh đạo Hà Nội vào cuối năm 1967 và đầu năm 1968, các lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đều tư vấn để Hà Nội duy trì đường lối quân sự. Khi Phạm Văn Đồng thăm Bắc Kinh vào tháng 4/1968, Mao và lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh với ông ta nhiều lần rằng ‘điều không đạt được ở chiến trường thì cũng sẽ không đạt được ở bàn đàm phán’.
Nhưng Bắc Kinh cũng hiểu rằng ảnh hưởng của họ lên các chính sách của Hà Nội nay đã quá hạn hẹp và Hà Nội sẽ đi con đường riêng. Chu Ân Lai cũng nói với Xuân Thủy, trưởng phái đoàn đàm phán của Việt Nam vào tháng 5 rằng ‘hội đàm với Hoa Kỳ là quá sớm, quá vội vàng’. Trung Quốc giữ vẻ im lặng để che dấu bực bội về các tiếp xúc Hà Nội với Washington đầu năm 1968. Cùng lúc, các đơn vị công binh và cao xạ Trung Quốc rút dần về nước.”

Thái độ nước lớn

Image copyrightAIHUA
Image captionTrung Quốc biến động mạnh thời Cách mạng Văn hóa
Nguyên nhân chính cho cuộc rạn nứt Việt – Trung, theo Chen Jian, đến từ hai yếu tố, thái độ của Mao và nền văn hóa ‘Hoa trung’ của Bắc Kinh:
“Chính sách đối ngoại của Mao luôn là một phần của học thuyết và hành động vì ‘cuộc cách mạng liên tục’ của ông ta, nhằm thúc đẩy Trung Quốc chuyển đổi bằng hình thức cách mạng, từ một nhà nước cũ kỹ sang nước ‘Tân Trung Hoa’ mà Mao cho là sẽ đóng vai trò trọng tâm chứ không nhất thiết là thống trị thế giới (central but not dominant).”
Điều này cộng với yếu tố bên trong là Cách mạng Văn hóa làm xã hội Trung Quốc bị đẩy đến bờ vực tan rã và đấu tranh giữa các phái trong nội bộ Trung Quốc khiến Mao không thể nào còn có thể tác động mạnh đến Việt Nam.
“Sự ủng hộ của Bắc Kinh cho Hà Nội có quan hệ chặt chẽ với mong muốn của Mao dùng sự căng thẳng từ cuộc khủng hoảng ở Việt Nam để vận động quần chúng vốn là trọng tâm của việc tạo nên Cách mạng Văn hóa và còn góp phần thổi lên vai trò và uy tín của Trung Quốc ở Đông Nam Á cùng các phần còn lại của thế giới.”
...”Còn nhìn từ góc độ văn hóa và lịch sử, chính sách có vẻ như mang tính cách mạng và lý tưởng của Bắc Kinh đối với Việt Nam, trớ trêu thay, lại thấm nhuần chủ nghĩa Đại Hán (nguyên văn: Chinese ethnocentrism) và tính phổ quát. Khi lãnh đạo Trung Quốc, nhất là Mao, luôn nhấn mạnh và nhắc đi nhắc lại là phải đối xử với người Việt Nam ‘bình đẳng’, thì chính điều đó làm lộ ra cảm giác ‘bề trên’ của những nhà cách mạng Trung Quốc và còn hàm ý phía Trung Quốc đứng ở vị trí ‘chiếu trên’ để rao rảng, áp đặt các giá trị và hệ quy chiếu ứng xử như đã xảy ra trong quan hệ với các láng giềng....”
Image copyrightGETTY IMAGES
Image captionCách mạng Văn hóa bắt đầu năm 1966
“Trung Quốc không tìm cách kiểm soát Việt Nam về chính trị và kinh tế vì cho Việt Nam là mục tiêu thấp kém (inferior aim) để đáng làm chuyện đó, và đã cung cấp viện trợ rất lớn về quân sự và kinh tế mà không đòi điều kiện kèm theo gì, nhưng Bắc Kinh cũng cùng lúc đòi một thứ còn lớn hơn, đó là Việt Nam phải chấp nhận vị trí đạo đức cao hơn của Trung Quốc. Nói ngắn gọn thì Trung Quốc muốn thực hiện một lần nữa mô hình quan hệ giữa Đế chế Trung Hoa và các quốc gia thần phục xung quanh.”
Tác giả Chen Jian kết luận bằng nhận định lý giải cho giai đoạn từ rạn nứt đến đổ vỡ và hoàn toàn thù định trong quan hệ Trung – Việt sau nay:
“Khi Bắc Kinh giảm sự trợ giúp vì các lý do nội bộ và bên ngoài thì mối nghi ngại có sẵn của Việt Nam chuyển thành xa lánh. Sau khi Việt Nam thống nhất và có đủ sức cho chế độ ở Hà Nội đối đầu trước ảnh hưởng của Trung Quốc thì sự xa lánh đó biến thành thù địch. Trung Quốc lại coi việc trừng phạt ‘cựu đồng chí’ là cần thiết để bảo vệ cho cảm giác ‘bề trên’ bị tổn thương. Hậu quả là mối quan hệ ‘vừa là đồng chí vừa là anh em’ hoàn toàn sụp đổ.”
Bài của Chen Jian đã đăng trên The China Quarterly, No. 142 (Jun., 1995, Cambridge University Press).
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

Không lanh quanh nữa, cần nói thẳng như bác HN này:

Nỗi khổ của nông dân Việt

Người nông dân Việt Nam có câu cửa miệng nói về kinh nghiệm truyên đời của cha ông: "Nhất Nước, Nhì Phân, Tam Cần, Tứ Giống".

Làm tốt 4 yêu cầu đó lo gì không có vụ bội thu, ấm no, sung túc.

Nhưng nay, nông dân Việt đang đối mặt với: "Nhất Nước - cạn kiệt"; "Nhì Phân - hàng giả, hàng gian"; "Tứ Giống - thiếu kiểm soát, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng".

Ba yếu tố này, một mình nhà nông không thể tự lo được, phải có nhà nước tham gia. Nhưng suốt nhiều năm qua nhà nước đã tỏ ra thiếu kiểm soát, thiếu trách nhiệm nghiêm trọng nên hàng gian, hàng giả tràn lan, công khai, được chứng nhận.

Người nông dân chỉ còn lại "Tam Cần". Cần mẫn, cần cù, cần kiệm, cần... cho lắm rồi cũng bị 3 cái thứ trên kia tước mất mọi thành quả lao động cực nhọc một cách ngang nhiên, thô bạo.

Bọn gian tế nhẫn tâm vinh thân phì gia trên nỗi đau của những người đồng bào khốn khổ.
Sao trời chưa đánh chúng?

Giờ lại đẻ ra thêm bọn truyền hình "cây chổi" nữa. Than ôi!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không lẽ kẻ ngông cuồng mới được gọi là người thông minh?

Quan chức Trung Quốc mạt sát các nước ủng hộ Philippines là "ngu dốt"


 
(GDVN) - Từ Hoành không những thiếu sự tỉnh táo và chừng mực cần thiết của một nhà ngoại giao khi dùng lời lẽ chợ búa, đe dọa và mạt sát các nước khác, mà nó còn...
South China Morning Post ngày 12/5 đưa tin, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động hùng biện (ngụy biện) ngoại giao chống lại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) và phán quyết của Tòa trong vụ Philippines khởi kiện nước này (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm UNCLOS) trên Biển Đông.
Từ Hoành, Vụ trưởng Vụ Điều ước và luật pháp quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay tổ chức họp báo kịch liệt công kích, đả phá vụ kiện và phán quyết của PCA và gọi đó là "một chương trình dàn dựng" nhằm chống phá Trung Quốc.
Từ Hoành, ảnh: SCMP.
"Nếu từ góc độ pháp lý thì vụ kiện là một thủ tục pháp lý bình thường giữa Trung Quốc và Philippines, hai nước có quan điểm khác nhau về vụ kiện là điều bình thường. Nhưng những gì chúng ta đang thấy hiện nay là một vở kịch được dàn dựng rõ ràng, không chỉ có kẻ tung người hứng mà còn có những người cải trang đóng vai khán giả cổ vũ, thông đồng với nhau", ông Hoành nói.
"Bạn có thực sự vẫn còn tin rằng nó hoàn toàn là một vấn đề pháp lý quốc tế, hay tất cả mọi thứ đang xảy ra chỉ là một sự trùng hợp? Những ầm ĩ đó không thành vấn đề, những gì thể hiện bởi một phe nhóm nhỏ của các quốc gia phương Tây không thể đại diện cho toàn bộ cộng đồng quốc tế", ông Hoành tỏ vẻ cay cú trước sự ủng hộ của Mỹ, Nhật Bản, Úc, EU và các nước khác với vụ kiện của Philippines.
South China Morning Post bình luận, những lời lẽ cay nghiệt của Từ Hoành được xem như một phần của các nỗ lực đến phút chót của Bắc Kinh nhằm làm mất uy tín của PCA, trong đó nhiều khả năng sẽ ra phán quyết chống lại yêu sách của Trung Quốc trong vài tuần tới.
Bắc Kinh cũng đang ráo riết tìm kiếm các đồng minh ở châu Á và thậm chí ở xa hơn nữa để chống lại phán quyết này. Ngoại trưởng Vương Nghị đang đi thăm Trung Đông hòng vận động ủng hộ nhiều hơn cho Trung Quốc.
Từ Hoành không chỉ nhắc lại lập trường Trung Quốc sẽ không chấp nhận phán quyết của Tòa và đe dọa Philippins "chịu mọi hậu quả phát sinh từ phán quyết thiên vị", mà còn mạt sát các nước kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa là "ngu dốt" khi nghĩ rằng chỉ có một lựa chọn tuân thủ luật pháp quốc tế?!
Người viết cho rằng, phát ngôn của ông Từ Hoành không những thiếu sự tỉnh táo và chừng mực cần thiết của một nhà ngoại giao khi dùng lời lẽ chợ búa, đe dọa và mạt sát các nước khác, mà nó còn cho thấy một sự hoảng loạn của ngành ngoại giao Trung Quốc trước áp lực dư luận về phán quyết của PCA.
Mỹ, Nhật Bản, Úc, EU và các nước khác trên thế giới kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông, trong đó đại diện là phán quyết của PCA được đưa ra sau một tiến trình tố tụng hợp pháp, đúng thủ tục quy định trong Phụ Lục VII UNCLOS mà Trung Quốc là thành viên phê chuẩn và có nghĩa vụ tuân thủ.
Nếu Bắc Kinh coi việc này "không đại diện cho công luận quốc tế" thì hành động của Trung Quốc đang cuống cuồng vận động hành lang từ châu Á đến Trung Đông chống lại phán quyết của PCA có thể gọi là gì?
Thật nực cười khi Bắc Kinh luôn miệng chống Mỹ can thiệp vào Biển Đông, còn mình thì ra sức lôi kéo vận động Nga và một số nước can thiệp vào Biển Đông. Thật trớ trêu khi Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS nhưng lại chỉ chọn ra điều khoản nào có lợi cho mình thì tuân thủ, còn lại phản đối tất.
Bắc Kinh đã và đang ra sức phá hoại đoàn kết trong ASEAN và chống lại lập trường chung của khối về Biển Đông nhưng lại đi vận động Brunei, Campuchia và Lào ủng hộ mình. Campuchia đã phản bác thẳng thừng và dứt khoát, không có thỏa thuận chung nào với Bắc Kinh về Biển Đông trong chuyến thăm của ông Vương Nghị.
Hành vi leo thang quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông đang hung hăng bao nhiêu, thì về mặt ngoại giao và dư luận, Trung Quốc đang tỏ ra lúng túng, cô lập và khủng hoảng bấy nhiêu.
UNCLOS còn hay mất sẽ phụ thuộc vào phán quyết của PCA hủy bỏ hay cho tồn tại đường lưỡi bò bất hợp pháp. Lương tri và văn minh nhân loại không thể bị hủy hoại bởi tham vọng bành trướng vĩ cuồng của giấc mộng Trung Hoa.
Hồng Thủy
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quân đội Trung Quốc bàn về khả năng "bất trắc" trên Biển Đông



(GDVN) - Thách thức lớn nhất Trung Quốc đang gặp phải trên Biển Đông hiện nay chính là phán quyết của PCA.
China Times ngày 15/5 đưa tin, truyền thông quân đội Trung Quốc đang đổ lỗi cho Hoa Kỳ "đứng sau thao túng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA" gây căng thẳng trên Biển Đông. Phán quyết của PCA được Bắc Kinh xem như thách thức lớn nhất mà Trung Quốc đang phải đối mặt.
Hình minh họa: China Times.
Chính vì vậy Bắc Kinh triển khai "xuất kích chiến lược" một cách chủ động trên tất cả các mặt dư luận, ngoại giao và quân sự để nhằm chống lại ảnh hưởng phán quyết của PCA trong vụ Philippines khởi kiện nước này (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS) ở Biển Đông.
Tờ Quốc phòng Trung Quốc ngày 13/5 đăng bài xã luận: "Quân đội Trung Quốc có năng lực đối phó với các sự kiện bất trắc ở Biển Đông". Bài xã luận này cho rằng, trước khi chiến hạm Mỹ tuần tra tự do hàng hải bên trong 12 hải lý đá Chữ Thập, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam), hải quân Trung Quốc đã tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông, điều này cho thấy hải quân Trung Quốc có khả năng "đề phòng bất trắc".
Cuộc tập trận vừa qua của hải quân Trung Quốc có sự tham gia của nhiều chiến hạm chủ lực, bao gồm các loại vũ khí chống tàu ngầm, chống tàu mặt nước, phòng không và lực lượng đặc nhiệm đổ bộ. 
Đồng thời cuộc tập trận cũng triển khai các khoa mục phối hợp hải quân, không quân với lực lượng đồn trú (bất hợp pháp) trên các đảo nhân tạo diễn tập phòng thủ. Nếu đối phương đổ bộ tấn công đảo nhân tạo, không quân Trung Quốc sẽ xuất kích đầu tiên.
Tiếp theo sẽ là lực lượng tàu ngầm tấn công và lực lượng đặc nhiệm. China Times nhận định, Trung Quốc đang phát đi tín hiệu đến "các nước liên quan" rằng, Bắc Kinh sẽ quyết bảo vệ yêu sách (bành trướng) của mình ở Biển Đông đến cùng.
Thách thức lớn nhất Trung Quốc đang gặp phải trên Biển Đông hiện nay chính là phán quyết của PCA. Tờ Quốc phòng Trung Quốc vu cáo Hoa Kỳ "thao túng PCA", "giật dây Philippines" và tờ báo này tiếp tục bóp méo bản chất nội dung vụ kiện từ áp dụng, giải thích UNCLOS sang "chủ quyền lãnh thổ" để né tránh phán quyết của Tòa.
Tờ Quốc phòng Trung Quốc kiến nghị Trung Nam Hải tăng cường dư luận chiến, tiếp tục tuyên truyền khắp các cấp độ và nhấn mạnh Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết của Tòa.
Hồng Thủy
Phần nhận xét hiển thị trên trang