Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

Trung Quốc “chơi tất tay” với Mỹ đồng nghĩa với tự sát


VietTimes -- Quân đội Mỹ có đầy đủ lý do để tiến hành tuần tra Biển Đông, tổ chức diễn tập quân sự liên hợp bởi Washington nắm được thóp, Trung Quốc chỉ dám động vào kẻ yếu, đương đầu với Mỹ trong xung đột đồng nghĩa với tự sát.
Lê Dũng - /
Sức mạnh tên lửa phòng thủ trên tàu sân bay Mỹ (ảnh minh họa)Sức mạnh tên lửa phòng thủ trên tàu sân bay Mỹ (ảnh minh họa)
Trang Tin tức bình luận Trung Quốc ngày 11/5 vừa có bài viết nhận định rằng hiện nay Mỹ đang triển khai 4 cuộc chiến để đáp trả yêu sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, Hoa Đông.

Theo tờ báo Hong Kong, 3 chiến tuyến trên gồm: Cuộc chiến tấn công dư luận, cuộc chiến răn đe quân sự và cuộc chiến liên minh, liên kết.

Theo nhận định của giới quan sát, 3 cuộc chiến chưa có tiếng súng này đều chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc phải đối phó trong mệt mỏi và căng thẳng.

Tin tức bình luận Trung Quốc cho hay, trong lúc phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague sắp đến gần, cuộc đấu giữa các bên xung quanh tranh chấp Biển Đông sẽ ngày càng quyết liệt hơn.

Hiện nay, các quan chức cấp cao trong ngành ngoại giao Mỹ đã nhanh chóng đến Đông Nam Á, tìm cách thống nhất lập trường, cùng gây sức ép để Trung Quốc tuân thủ kết quả trọng tài. 

Trong khi đó, quân đội Mỹ cũng liên tiếp lên án gay gắt, cảnh báo nếu Trung Quốc không tuân thủ kết quả trọng tài thì sẽ đối mặt với rất nhiều hậu quả.

Mỹ sẽ triệt để vận dụng tình hình
Hải quân TQ thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập bổ bộ đánh đảo, răn đe các nuớc nhỏ trong khu vực.
Giới quan sát nhận định rằng, Mỹ sẽ dựa vào kết quả trọng tài để tạo ra một cuộc tấn công dư luận mạnh mẽ, mục tiêu là để chỉ rõ Trung Quốc không tuân thủ các quy tắc luật pháp quốc tế. 

Đa có ví dụ là, ngay sau khi Philippines đệ trình vụ kiện Biển Đông lên PCA, Mỹ đã tích cực thúc đẩy cuộc tấn công dư luận đối với Trung Quốc.

Chỉ chờ đến khi có kết quả trọng tài chính thức được công bố, Mỹ đã có đầy đủ lý do để sử dụng, tăng cường tính hợp lý cho cuộc chiến tấn công dư luận của họ một cách tối đa, nhằm thẳng vào Bắc Kinh.

Hình thành mặt trận toàn cầu

Trên bình diện khu vực và toàn cầu, nếu tình hình phức tạp hơn, Mỹ sẽ lấy lý do Trung Quốc không tuân thủ các quy tắc quốc tế để thúc đẩy các nước phương Tây khác, các nước Đông Nam Á hình thành một mặt trận thống nhất tập trung lên án Trung Quốc.

Tuy nhiên, với một quốc gia có khả năng hoạch định chiến lược cực tốt như Hoa Kỳ, Washington cũng thừa hiểu Trung Quốc sẽ không bị sức ép ngoại giao mà chấp nhận kết quả trọng tài PCA vì cuộc chiến tấn công dư luận chỉ có thể đóng vai trò hỗ trợ cho áp chế ngoại giao, răn đe quân sự chứ hoàn toàn không thể ngăn chặn được một loạt hành động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Sử dụng sức mạnh quân sự
Tàu chiến cao tốc của quân đội Mỹ.
Đến giai đoạn này, vai trò của quân đội Mỹ trở nên rõ ràng hơn. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel vừa cho biết, nếu một bên Philippines và Trung Quốc không tuân thủ kết quả phán quyết, sẽ là sự khởi đầu nguy hiểm. Ai cũng có thể hiểu ngay rằng, tuyên bố này của ông Chuck Hagel nhằm vào Trung Quốc.

Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục có đầy đủ lý do để tiến hành tuần tra Biển Đông, tổ chức diễn tập quân sự liên hợp bởi Washington nắm được thóp, Trung Quốc chỉ dám động vào kẻ yếu, đương đầu với Mỹ trong xung đột đồng nghĩa với tự sát. 

Hiện nay tàu chiến, máy bay quân sự của quân đội Mỹ đã tuần tra thường xuyên ở Biển Đông, đồng thời Mỹ cũng đã thành công trong việc tập hợp lực lượng cùng tuần tra Biển Đông. 
Sức mạnh 1 hạm đội tấn công tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ.
Trong khi đó, Trung Quốc mới chỉ dám phản ứng lấy lệ như những nước yếu thế hơn thường phản ứng trước một Trung Quốc có sức mạnh, quy mô quân sự lớn hơn và ngày càng ngang ngược và hống hách.

Trong vài năm tới, dù có khả năng răn đe như hiện nay, Mỹ cũng rất khó tiếp tục nâng cấp các hành động quân sự. Nhưng nếu Washington tiếp tục duy trì răn đe quân sự ở mức cao này, Trung Quốc cũng sẽ đối mặt với sức ép lâu dài của Mỹ trên Biển Đông.

Đón đọc bài tiếp theo: Thủ đoạn chống đỡ của Trung Quốc với 3 cuộc chiến Mỹ đang áp dụng

Lê Dũng
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ “ra tay không thương tiếc” nếu Trung Quốc khai chiến Biển Đông

VietTimes -- Theo trang tin tiếng Trung Worldjournal ngày 11/5, Đô đốc Harry Harris trả lời phỏng vấn tờ Thời báo New York cho hay, lực lượng dưới quyền ông đã làm tốt chuẩn bị để có thể sẵn sàng “ngày đêm khai chiến”.
My “ra tay khong thuong tiec” neu Trung Quoc khai chien Bien Dong - Anh 1
Hải quân Mỹ và Nhật Bản tập trận trên biển gần Philippines.
Theo Worldjournal, phát biểu này của Đô đốc Harry Harris được chuyên gia cho là đã tiết lộ kế hoạch sử dụng vũ lực tiềm tàng của Quân đội Mỹ tại khu vực Biển Đông.
Vào tháng trước, Trung tâm nghiên cứu Toàn cầu hóa Canada công bố một báo cáo cho rằng, hiện nay, Mỹ triển khai hành động tự do đi lại thực chất là để bảo đảm cho các tàu chiến Mỹ có thể tự do ra vào Biển Đông. Đây là một phần trong kế hoạch sẵn sàng chiến đấu với Trung Quốc của Lầu Năm Góc.
Chiến lược tác chiến hợp nhất không-hải quân của Mỹ cho thấy, nếu xảy ra một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, một là Mỹ sẽ tiến hành ném bom quy mô lớn đối với Trung Quốc, hai là Mỹ sẽ ngăn chặn tàu thuyền Trung Quốc vận chuyển năng lượng và nguyên vật liệu trên Biển Đông.
Dự kiến, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc sẽ nhanh chóng đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines. Dư luận quốc tế phổ biến cho rằng, tòa sẽ đưa ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh, điều này sẽ làm cho quan hệ Trung-Mỹ đang ngày càng yếu ớt có sự thay đổi đột ngột.
My “ra tay khong thuong tiec” neu Trung Quoc khai chien Bien Dong - Anh 2
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương.
Theo trang thông tin tiếng Trung Quốc này, tổng chỉ huy của Quân đội Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris sẽ "ra tay không thương tiếc" đối với Trung Quốc. Các phát biểu cứng rắn của ông không chỉ đã chọc giận Bắc Kinh, mà còn khiến cho Washington khó xử.
Khi được hỏi về khả năng khai chiến vì bãi cạn Scarborough, Đô đốc Harry Harris cho hay, để bảo vệ lợi ích của Mỹ, "tôi không thể không sử dụng công cụ mà mình có, đó là công cụ quân sự, là công cụ rất tuyệt vời".
Tướng Harry Harris cho rằng, ông hoàn toàn không lo ngại giữa Quân đội Trung Quốc và quân đội các nước khác ở Biển Đông sẽ xảy ra hiểu lầm. "Tôi cho rằng, họ là quân đội chuyên nghiệp".
Rủi ro lớn hơn ở chỗ, các cuộc xung đột do tàu bán quân sự của Trung Quốc gây ra có thể sẽ buộc lực lượng Mỹ phải triển khai công tác phòng thủ của đồng minh Mỹ.
Hiện nay, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines. Việc Trung Quốc một mực từ chối tham gia, chấp nhận vụ kiện này được nhiều học giả dự báo là, 99% Trung Quốc sẽ thua kiện Philippines.
Các học giả cho rằng, một khi Trung Quốc thua kiện, các nước xung quanh Biển Đông như Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia sẽ đi theo Philippines, khởi kiện Trung Quốc ra tòa, khiến cho Trung Quốc phải mệt mỏi ứng phó. Đồng thời, các nước như Mỹ, Nhật Bản đã sẵn sàng cho một cuộc bao vây toàn diện đối với Trung Quốc, ngoại giao Trung Quốc sẽ rơi vào cục diện bất lợi.
My “ra tay khong thuong tiec” neu Trung Quoc khai chien Bien Dong - Anh 3
Tàu khu trục USS William P. Lawrence Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Rappler.com.
Vấn đề chủ yếu mà Đô đốc Harry Harris quan tâm là, Trung quốc sẽ đưa ra phản ứng cứng rắn thế nào đối với phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế. Nếu Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy hoạt động kiểm soát tuyến đường hàng hải Biển Đông, bất kể là ngắn hạn hay dài hạn, Mỹ đều phải áp dụng đáp trả quân sự nhất định.
Gần đây, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng cảnh báo, nếu bất cứ bên nào liên quan đến vụ kiện Biển Đông không tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho trật tự quốc tế và biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi.
Bốn năm trước, Trung Quốc cướp đi bãi cạn Scarborough từ tay Philippines. Một quan chức Mỹ cho rằng, sự lợi hại có liên quan là cực kỳ lớn. Bởi vì, khi gặp gỡ nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ở Washington gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng cảnh báo, Trung Quốc không được có hành động ở bãi cạn Scarborough hoặc lập ra cái gọi là "vùng nhận dạng phòng không" (ADIZ).
Bất kỳ bên nào đều không hy vọng để xảy ra xung đột vì những đảo đá bé nhỏ trên Biển Đông. Nhưng, khả năng này cần phải cân nhắc. Quan chức Lầu Năm Góc cho rằng, Mỹ có thể sẽ làm rõ lập trường đối với bãi cạn Scarborough.
Điều cần lưu ý là, hiện nay, Mỹ đã tăng cường hiện diện quân sự ở Philippines. Philippines đã mở cửa 5 căn cứ quân sự cho Quân đội Mỹ triển khai luân phiên, tạo khả năng cho Mỹ triển khai các hành động phản ứng nhanh khi Biển Đông xảy ra xung đột.
Trong các cuộc tập trận thường niên giữa Mỹ-Philippines như Balikatan, hai nước đã tổ chức diễn tập nhiều khoa mục, trong đó có tập đổ bộ đánh chiếm đảo. Ngoài ra, vào tháng 4 vừa qua, Mỹ đã phô trương sức mạnh quân sự răn đe Trung Quốc bằng cách điều 6 máy bay tấn công A-10C và 2 máy bay trực thăng Pave Hawk bay trên bầu trời bãi cạn Scarborough, khu vực Trung Quốc cưỡng đoạt của Philippines từ năm 2012.
Lê Việt Dũng
Viettimes.vn
Phần nhận xét hiển thị trên trang

CÁ THÁNG TƯ


DC 1
tranh Nguyễn Trung



Tháng Tư này cá chết tràn sông
Đã qua rồi ngày nói dối
Người chộp ngay tiếng cười để vá vào câu chuyện hài chưa tới

Tháng Tư, người ta vẫn kể lại câu chuyện không vui
Về cây bút chì rỗng ruột
Làm sao vẽ được lược đồ chính xác
Về đường đi của lòng tham
Làm sao tô được những con sóng hiền hòa có màu xanh lục biếc

Tháng Tư hành hương, triệu triệu người chen chúc giẫm đạp lên
Hàng hàng tiếng khóc xếp lớp
Vụn

Tháng Tư đang thẩm vấn những khung xương
Những đôi mắt của đại dương trắng dã
Tràn tràn cá chết

Tháng tư, chúng ném vào biển cây đinh ba làm bằng những tờ giấy tanh hôi
Thần Poseidon đã không còn nhoẻn miệng cười
Trong tiếng thở của những đứa bé đang nằm mơ trên sông Trà Khúc
Tiếng chuông rơi rỗng ruột

Tháng tư kéo dài họng cá
Hàng hàng chiếc lưỡi thè thè ra
Hàng hàng đôi mắt trắng dã
Sông ơi
Biển ơi
Nhớ nuốt từng lời trăn trối

Nguyễn Hoàng Anh Thư

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tham kinh tế, mất môi trường


cc
"Chúng ta tham về kinh tế quá. Ham, nóng vội về lợi nhuận kinh tế mà quên mất môi trường. Có thể nói đây chính là cái bẫy", TS Trần Hiếu Nhuệ, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Nước và Công nghệ Môi trường chua xót nói.
Tham kinh tế nên mất môi trường
Những câu nói đầy tâm huyết đã được TS Trần Hiếu Nhuệ - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Nước và Công nghệ Môi trường chia sẻ tại tọa đàm "Chất thải công nghiệp: Hạn chế trong quản lý và khuyến nghị chính sách" do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức ngày 10.5 tại Hà Nội.
Theo đó, vấn đề quản lý chất thải công nghiệp tại Việt Nam đang được đặc biệt quan tâm, nhất là từ sau sự cố cá chết hàng loạt tại vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế.
"Việc tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất thải công nghiệp của Việt Nam, của các doanh nghiệp còn hạn chế và chủ dự án bao giờ cũng bảo vệ lợi nhuận của mình là chính. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay thì doanh nghiệp muốn phát triển phải tuân thủ các quy định về xả thải, quy định về môi trường. Đây mới là tính bền vững, đảm bảo lợi nhuận kinh tế và bền vững môi trường", TS Nhuệ nhận định.
Theo ông Nhuệ, nếu nói về việc tuân thủ các quy chuẩn liên quan đến chất thải công nghiệp thì các doanh nghiệp Nhật Bản, EU là tuân thủ cao nhất. Doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan xếp sau. Riêng tại Việt Nam, xét theo vùng miền thì miền Nam có tính tuân thủ cao hơn miền Bắc. Doanh nghiệp miền Bắc thường "chai lì" hơn.
"Chúng ta tham về kinh tế quá. Ham, nóng vội về lợi nhuận kinh tế mà quên mất môi trường. Có thể nói đây chính là cái bẫy", TS Nhuệ nói.
Ông Nhuệ cũng cho rằng, vấn đề chính ở đây là nhận thức. Trước tiên, chủ đầu tư cần tuân thủ các vấn đề liên quan đến môi trường, nếu chủ đầu tư không tuân thủ thì không thể đủ nhân lực, thời gian, thiết bị để theo dõi họ ngày đêm.
“Con người, chủ sở hữu vẫn là cơ bản. Tất nhiên, cùng với việc khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ quy định về môi trường thì cũng cần tăng cường xử phạt về mặt hành chính nếu có sai phạm”, ông Nhuệ nhận định.
Từ câu chuyện cá chết, có quyền đặt nghi vấn cho Formosa
Một trong những ví dụ điển hình trong câu chuyện quản lý chất thải công nghiệp chính là các dự án ở khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh, trong đó có Formosa.
Ví dụ này đã được GS Đặng Hùng Võ đề cập đến tại buổi tọa đàm, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vấn đề quản lý, giám sát việc xả thải của Formosa ra môi trường đã được tỉnh Hà Tĩnh tiến hành như thế nào?
"Theo kế hoạch ban đầu, nước thải dự án Formosa sẽ xả ra sông Quyền nhưng khi đi vào vận hành lại đổ ra biển. Vậy Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh ở đâu trong quá trình xây dựng dự án?", ông Võ đặt câu hỏi.
GS Đặng Hùng Võ cũng cho rằng, một dự án có quy mô lớn như Formosa mà các cơ quan quản lý môi trường ở Hà Tĩnh lại không giám sát thường xuyên, không kết nối giữa trung ương và địa phương để nắm tình hình là điều không thể chấp nhận được.
"Hay nói cách khác, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh thiếu trách nhiệm trong quản lý", GS Võ nhận định.
Ông Võ cũng đồng quan điểm với TS Trần Hiếu Nhuệ và cho rằng, Việt Nam đừng nên nóng lòng tăng trưởng kinh tế mà hy sinh môi trường.
“Chúng ta quy hoạch công nghiệp thép, nhiệt điện đều để ở ven biển, làm ảnh hưởng trực tiếp đến nước biển, nước sông. Chúng ta quy hoạch chưa cân nhắc một cách đầy đủ, mới chỉ cân nhắc về lợi ích kinh tế, nóng lòng với tăng trưởng kinh tế nhiều hơn mà chưa cân đối với môi trường”, ông Võ nói.
Riêng với câu chuyện xả thải của Formosa, GS Đặng Hùng Võ cho biết, tuy chưa có kết luận chính thức nguyên nhân cá chết hàng loạt nhưng dư luận có quyền đặt nghi vấn cho Formosa. Trong đó, có câu chuyện tham nhũng, cơ quan quản lý nhận tiền lót tay hay không để làm ngơ cho chủ đầu tư thì cần phải được làm rõ.
Duyên Duyên/Motthegioi
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam được lợi gì khi Mỹ gỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

KHOA HỌC: Có thể biến sao Hỏa thành Trái Đất thứ hai


Các nhà khoa học cho rằng con người có thể làm sao Hỏa ấm lên bằng nhiều cách, khiến hành tinh đỏ trở thành Trái Đất thứ hai, nơi thuận lợi cho sự sống.

    Hình minh họa quá trình cải tạo sao Hỏa. Ảnh: Daein Ballard.
    Hình minh họa quá trình cải tạo sao Hỏa. Ảnh: Daein Ballard.
    Một số nhà khoa học cho rằng tại thời điểm nào đó trong quá khứ, sao Hỏa từng là hành tinh tràn đầy sức sống và ấm áp gần giống như Trái Đất ngày nay. Hoạt động núi lửa đóng vai trò quan trọng trong sự tuần hoàn của khí quyển. Phần lõi nóng giúp sao Hỏa duy trì từ trường, bảo vệ hành tinh khỏi tác động của gió Mặt Trời. Nhưng sau đó phần lõi lạnh đi, tất cả từ trường biến mất, không khí trở nên loãng và toàn bộ sao Hỏa bắt đầu đóng băng.
    Theo Futurism, con người có thể biến đổi môi trường trên sao Hỏa thành nơi thích hợp với sự sống. Đầu tiên, chúng ta cho nổ vũ khí nhiệt hạch tại hai cực sao Hỏa, làm tan CO2 đông lạnh để tạo ra bầu khí quyển. Bầu khí quyển mới hình thành sẽ hấp thụ ánh sáng Mặt Trời, khiến hành tinh ấm lên. Nhiệt độ gia tăng làm băng CO2 ở vùng cực tan chảy nhiều hơn và quá trình trên tiếp tục lặp lại.
    Nhiều loài sinh vật do con người tạo ra nhờ công nghệ sinh học được dùng để thay đổi cấu trúc đất trên sao Hỏa, giải phóng oxy vào khí quyển. Các nhà khoa học tìm cách chuyển hướng sao chổi và tiểu hành tinh bay tới sao Hỏa, giải phóng nhiệt lượng từ những cú va chạm. Quá trình này cũng cung cấp thêm nước cho sao Hỏa, do thành phần cấu tạo của sao chổi và tiểu hành tinh chứa băng đá.
    Con người đưa lên hành tinh đỏ những cỗ máy phát thải CO2 điều khiển từ xa, nhằm đẩy nhanh quá trình hình thành bầu khí quyển. Nhiều chiếc gương khổng lồ bay theo quỹ đạo có thể tập trung ánh sáng Mặt Trời vào các cực sao Hỏa, giải phóng nước chứa trong những tảng băng khổng lồ tại đây.
    Dù sử dụng riêng rẽ hay kết hợp các phương pháp trên, con người vẫn phải tìm cách kích hoạt lại lõi sao Hỏa để tạo ra từ trường ổn định. Theo các nhà khoa học, bất kỳ bầu khí quyển nhân tạo nào cũng tồn tại nhiều nghìn năm trước khi tiêu tan bởi gió Mặt Trời. Do đó, con người có nhiều thời gian để cải tạo sao Hỏa thành Trái Đất thứ hai.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Báo Trung Quốc quở chính sách của Kim Jong-un ‘chắc chắn thất bại’


Báo Trung Quốc cho rằng tham vọng theo đuổi vũ khí hạt nhân của ông Kim sẽ khiến Triều Tiên cạn kiệt nguồn lực và bị cô lập.

Ông Kim Jong-un phát biểu tại Đại hội đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 7. Ảnh: Reuters
Ông Kim Jong-un phát biểu tại Đại hội đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 7. Ảnh: Reuters

Chính sách phát triển kinh tế song song với theo đuổi vũ khí hạt nhân của ông Kim Jong-un chắc chắn sẽ thất bại, tờ China Daily hôm nay nhận định. Báo này cũng nói tham vọng hạt nhân sẽ đầu độc nền kinh tế Triều Tiên. 
Đại hội đảng Lao động Triều Tiên lần đầu tiên được tổ chức sau 36 năm kết thúc hôm 10/5, khẳng định nước này sẽ theo đuổi chính sách "byeongjin". Theo đó, Bình Nhưỡng phát triển kinh tế song song cùng vũ khí hạt nhân và sẽ dùng vũ khí này khi đất nước bị tấn công. Báo Trung Quốc cho rằng chính sách của ông Kim là bước chuyển tiếp từ thời ông Kim Jong-il, khi quân đội được ưu tiên hàng đầu. 
"Việc theo đuổi hai mục tiêu cùng lúc vượt quá khả năng của Triều Tiên. Nguồn lực hạn chế của Triều Tiên không cho phép nước này đạt được mục tiêu. Cộng đồng quốc tế cũng sẽ không chấp nhận chính sách hạt nhân".
Báo Trung Quốc khẳng định chính sách mới sẽ làm cạn kiệt nguồn lực của Triều Tiên và khiến nước này tiếp tục bị cô lập với phần còn lại của thế giới. 
Triều Tiên đã 4 lần thử hạt nhân từ năm 2006. Vụ thử gần đây nhất vào tháng 1 khiến Trung Quốc ủng hộ lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Liên Hợp Quốc áp lên Triều Tiên. 


Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1473810#ixzz48PVOq77k
doc tin tuc xaluan.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang