Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Hậu duệ đời thứ 28 của cụ Lý Thái Tổ


Bác Lý Thành Vĩnh, hậu duệ đời thứ 28 của vua Lý Thái Tổ. Ảnh: HM
Bác Lý Thừa Vĩnh, hậu duệ đời thứ 28 của vua Lý Thái Tổ. Ảnh: HM
Mình đi Sài Gòn có chút việc, gặp một bác có tên là Lý Thừa Vĩnh được các bạn giới thiệu là hậu duệ đời thứ 28 của cụ Lý Thái Tổ.

Dù sống ở Hàn Quốc nhưng bác vẫn biết tiếng Việt lơ lớ, không nói được nhiều nhưng hiểu người Việt nói gì.
Bác là con cháu vua nhưng hiền từ, không tỏ vẻ dòng dõi, rất thân thiện và vui.
Mình đọc qua về chuyện dòng họ Lý chạy loạn sang Hàn Quốc và lập nghiệp ở đây. Do một vị đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc kết nối, dòng họ này đã bái tổ vinh qui về Bắc Ninh, quê hương của cụ Lý Thái Tổ.
Mình không hiểu bác Lý Thừa Vĩnh này có liên quan đến ông Lý Xương Căn được nhắc trong một số bài viết dưới đây để bạn đọc tiện tham khảo.
http://thethaovanhoa.vn/bong-da/ly-xuong-can-cuoc-tro-ve-tron-ven-sau-800-nam-n20100628104919819.htm
http://thanhnien.vn/van-hoa/gan-8-the-ky-vong-co-huong-ky-2-ly-long-tuong-chong-quan-mong-co-xam-luoc-cao-ly-628993.html
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20100629/nhap-quoc-tich-vn-cho-ong-ly-xuong-can—hau-due-ly-thai-to/387094.html
http://phatgiaochauduc.com/?p=899
Chụp với người hâm mộ. Ảnh: HM
Chụp với người hâm mộ. Ảnh: HM
Không hiểu có sự liên quan giữa cụ Lý Thái Tổ có bức tượng trên hay không? Ảnh: HM
Không hiểu có sự liên quan giữa cụ Lý Thái Tổ có bức tượng trên hay không? 
Bài và Ảnh: HM
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Việt trẻ đưa Hoàng Sa,Trường Sa ra thế giới



BÙI TIẾN DŨNG (từ Geneva)
TTO - Quảng trường đối diện trụ sở Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại thành phố Geneva của Thụy Sĩ chiều 16-4 tràn ngập hình ảnh, tư liệu, bản đồ về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Triển lãm do một nhóm bạn trẻ đang sinh sống, học tập và làm việc tại Geneva tổ chức. Trước đó, cộng đồng người Việt tại các thành phố của Thụy Sĩ như Geneva, Bern và Zurich cũng đã tuần hành, ký kháng nghị thư phản đối Trung Quốc thay đổi nguyên trạng Biển Đông vào năm 2015, phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trên vùng biển Việt Nam vào năm 2014.

Sức lan tỏa, ảnh hưởng lớn

Đây là lần đầu tiên gần 200 bản đồ, hình ảnh, tư liệu, phim tài liệu về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và về các hành động xâm chiếm, quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc được trưng bày, trình chiếu ngay tại khu vực được coi là trái tim của Geneva, trung tâm của thế giới.

Lý giải việc chọn quảng trường có chiếc ghế ba chân làm nơi tổ chức triển lãm, một thành viên ban tổ chức cho biết Geneva là trung tâm chính trị, nơi được mệnh danh là thủ đô hòa bình của thế giới với trụ sở của LHQ tại châu Âu và hàng trăm tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các phái đoàn ngoại giao...

Bên cạnh đó, quảng trường LHQ có chiếc ghế ba chân đầy tính biểu tượng là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Geneva. Một lượng lớn du khách quốc tế tới đây, họ có thể tham quan triển lãm, quay phim, chụp ảnh, đưa thông tin về sự kiện này lên các trang mạng xã hội.

Qua đó, những thông điệp mà ban tổ chức mong muốn truyền tải có thể lan tỏa ra xa hơn phạm vi của Geneva, để thế giới thấy được những diễn biến căng thẳng trong tranh chấp tại Biển Đông và những hành vi vi phạm luật pháp quốc 
tế của Trung Quốc.

Với những chứng cứ thực tế, sinh động gồm gần 200 bản đồ, hình ảnh, tư liệu, phim tài liệu, triển lãm giúp người xem dễ dàng tiếp cận với chủ đề tranh chấp ở Biển Đông, có một cái nhìn khách quan về lập trường và hành động của các bên trong tranh chấp.

Song song với đó, một không gian mang tính học thuật cũng đồng thời diễn ra, đó là bàn tròn thảo luận giữa các luật sư, nhà nghiên cứu và nhà báo Thụy Sĩ về tranh chấp Biển Đông.

Anh Đỗ Việt Cường - nghiên cứu sinh tiến sĩ luật quốc tế tại Viện Sau đại học Geneva về nghiên cứu quốc tế và phát triển - giải thích về việc góp sức của mình:

“Với những kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập và nghiên cứu về luật quốc tế, luật biển và tranh chấp Biển Đông, tại triển lãm lần này tôi tham gia vào nhóm thuyết minh, giới thiệu với khách tham quan triển lãm về các bản đồ, hình ảnh, tư liệu, phim tài liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông, đồng thời tố cáo các hành động xâm chiếm, quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải và hàng không trong khu vực”.

Chung tay góp sức

Để có tư liệu cho triển lãm, ban tổ chức đã liên hệ các cộng đồng người Việt khác tại các nước châu Âu (Pháp, Đức) rồi chạy xe đi mượn về. Một số tư liệu, hình ảnh thì khai thác từ các nguồn truyền thông khác nhau.

Các thành viên trong ban tổ chức cũng đã chia nhau tới các trường đại học, ga tàu, nhà hàng, siêu thị... phát tờ rơi, quảng bá cho triển lãm.

Theo Phạm Quốc Nhật Phương, thành viên ban tổ chức, có nhiều hình thức phản đối các hành động xâm chiếm, quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc nhưng lần này ban tổ chức quyết định thay đổi hình thức phản đối.

“Một cuộc triển lãm sẽ giúp mọi người có được góc nhìn vừa bao quát, vừa cụ thể, khách quan và cũng phù hợp với thế hệ người Việt trẻ đang sinh sống và học tập ở nước ngoài như chúng tôi” - Nhật 
Phương chia sẻ.

Nhật Phương tốt nghiệp ngành viễn thông Đại học HEPIA Geneva nhưng sau đó lại làm công việc mình yêu thích là thiết kế và tư vấn marketing tại Geneva.

Tham gia tổ chức những sự kiện như cuộc triển lãm lần này, Nhật Phương hi vọng góp phần phát triển một cộng đồng người Việt sôi nổi, năng động, đoàn kết thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao, cộng đồng, cũng như giúp người Việt Nam dễ dàng hòa nhập với thế giới nói chung và Thụy Sĩ nói riêng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đôi điều về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ( Có nhẽ bài này khen chưa "đủ đô"? )


Lời dẫn: Google.tienlang đã nhận được bài này của bạn đọc Dương Đức Quảng về bác Nguyễn Phú Trọng từ lâu, trong giai đoạn ĐH 12 đang diễn ra nhưng chúng tôi cố ý giữ lại, chưa vội đăng vì e rằng có ai đó cho rằng Google.tienlang "tuyên truyền cổ động cho ông này, oánh ông kia". Nay, mọi sự bầu bán đã xong, chúng tôi xin cảm ơn bác Dương Đức Quảng và xin chuyển tới bạn đọc bài viết này...
***************** 
Đọc một vài comments trên Googletienlang sau bài viết về cuộc trả lời phỏng vấn báo chí của Thượng Tướng Võ Thế Trung, Giám đốc Học Viện Quốc phòng: TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐƯỢC TRUNG ƯƠNG KHÓA 11 CHÍNH THỨC GIỚI THIỆU RA ĐH 12 TÁI CỬ TỔNG BÍ THƯ, tôi không thể không viết vài dòng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Qua bài trả lời phỏng vấn của Thượng tướng Võ Thế Trung và trước đó, qua bài trả lời phỏng vấn báo chí của ông Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, tôi được biết Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng 9 Ủy viên Bộ Chính trị Khóa XI quá tuổi đều xin không tái ứng cử vào Trung ương khóa XII. Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu kín để giới thiệu ra Đại hội một người trong số các Ủy viên Bộ Chính trị còn độ tuổi sẽ giữ chức Tổng Bí thư Khóa mới, nhưng không có ai đủ số phiếu bầu theo quy định nên mới có phương án giới thiệu thêm người trong số các Ủy viên Bộ Chính trị quá tuổi một người ở lại để đảm nhiệm trọng trách này. Và như Thượng tướng Võ Thế Trung cho biết đã có tới 4 Ủy viên Bộ Chính trị quá tuổi được giới thiệu nhưng Trung ương chỉ bỏ phiếu giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Như vậy là, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không phải là người tham quyền cố vị, tìm mọi thủ đoạn để loại "đối thủ" cốt sao giữ được "cái ghế" Tổng bí thư cho mình thêm một thời gian nữa như một số trang mạng chống phá Đảng và Nhà nước ta dựng chuyện, vu khống.
Là một người bạn học cùng lớp đại học với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau này còn có nhiều dịp gặp gỡ và trò chuyện với anh, tôi có thể nói về anh một câu như sau: Anh Trọng là người có đức, có tài, cuộc sống trong sạch, giản dị, thông minh, biết mọi "lẽ đời", không hề "lú" như có người đã nói. Khi học đại học anh Trọng học giỏi, luận văn tốt nghiệp đạt xuất sắc, được kết nạp vào Đảng trong trường. Ra công tác anh về tạp chí Cộng sản, sau đó đi làm nghiên cứu sinh trong nước và nước ngoài, đã bảo vệ học vị Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) lại Liên Xô. Về nước anh trở lại công tác tại tạp chí Cộng sản, rồi lần lượt đảm nhiệm các chức vụ quan trọng: Tổng Biên tập tạp chí Cộng sản, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư của Đảng. Có thể nói con đường "làm quan" của anh Trọng khá hanh thông. Anh không phải là con nhà cách mạng nòi, sinh ra trong một gia đình nông dân quê ờ Huyện Đông Anh, Hà Nội, không phải là một "Thái tử Đảng" như có người từng nói về một dạng con ông cháu cha hiện nay. Nhưng như có lần anh nói trong cuộc gặp bạn bè cùng lớp sau khi anh đã giữ chức Tổng Bí thư của Đảng: " Xin cho em, cho tôi được để mọi chức tước ngoài căn phòng này. Em đến đây mãi mãi là học trò của các thày, các cô ngày nào. Tôi đến đây mãi mãi là bạn học cùng lớp của các bạn. Có nhiều bạn trong lớp chúng ta giỏi hơn tôi nhưng cuộc sống không gặp may mắn. Còn tôi gặp may mắn hơn các bạn.  Chức tước như phù vân, còn lại mãi với nhau là tình thày trò, bè bạn. Mong chúng ta luôn giữ được điều đó!..." Anh Trọng nói thế nhưng tôi biết nếu chỉ có gặp may mắn chắc anh không được Đảng và Nhà nước bầu anh vào các chức vụ quan trọng như thế, mà cái chính vẫn là từ sự cố gắng học tập, phấn đấu và công hiến của anh, chứ không phải là điều may mắn từ đâu tự dưng đến!
Có bác đã comment ở Đây và ở Đây trong bài trả lời phỏng vấn của Thượng tướng Võ Thế Trung về con cái anh Trọng, tôi chỉ viết thêm một vài điều mà tôi biết. Anh Trọng có hai người con, môt gái, một trai đều là những viên chức nhà nước và là các công dân bình thường như bao công dân khác. Có thể có người gặp các cháu trong công việc hay cuộc sống thường ngày không hề biết bố các cháu là Tổng Bí thư của Đảng vì chẳng bao giờ các cháu tự nói ra điều này. Lần gả chồng cho con gái, khi đã ở cương vị "quyền cao, chức trọng", ngoài gia đình và họ hàng, anh Trọng chỉ mời những bạn bè thân thiết từ hồi học phổ thông đến đại học và sau này đến dự đám cưới, còn những người khác, kể cả những người quyền cao, chức trọng hơn anh nhưng không phải là bạn như tôi đã nói ở trên anh không mời. Đám cưới đó tổ chức giản dị, chỉ có tiệc trà, hoa quả và bánh ngọt, không có cỗ bàn linh đình như các đám cưới của con các quan chức khác. Khi cưới con trai, anh Trọng chỉ tổ chức trong nội bộ gia đình và chỉ mời rất ít bạn bè của anh chị và các cháu chứ không mời rộng rãi để kiếm bạc tỷ như có quan chức đã làm. Đúng như Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho biết, chỉ sau đám cưới của con anh Trọng mới gửi Thiếp báo hỷ tới bạn bè. Tôi cũng là một người nhận được Thiếp báo hỷ như thế. Trong khi đó, khi hai con trai tôi cưới vợ, anh Trọng đều đến tận nhà tôi để mừng cho các cháu. Khí đó anh đã là Bí thư Thành ủy Hà Nội và là Chủ tịch Quốc hội. Đối với các bạn bè khác ở lớp tôi cũng vậy. Khi biết tin bố, mẹ, vợ hoặc chồng của các bạn qua đời hoặc khi các con của các bạn lấy vợ, gả chồng, biết tin, anh Trọng đều đến tận nhà chia buồn hoặc chia vui với bạn bè. Anh Trọng là thế, bao giờ cũng tử tế với mọi người.
Có người bảo anh là "Trọng Lú" nhưng tôi nghĩ anh Trọng là người thông minh, không hề lú lẫn chút nào! Một lần, khi đang là Chủ tịch Quốc hội, ngồi cùng xe với bạn bè cùng lớp đại học, hầu hết là nhà văn, nhà báo, những người "biết nhiều chuyện trong xã hội", về thăm nơi lớp học sơ tán trong thời gian chiến tranh chống Mỹ ở huyện Đại Từ, Thái Nguyên, anh Trọng đã được nghe các bạn kể bao nhiêu chuyện tiếu lâm, đọc cả thơ ca hò vè về các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và cả câu vè về "Trọng Lú" mà không nhịn được cười. Đôi lúc anh cũng góp một vài chuyện vui cùng các bạn. Những lần được gặp anh ở nhà riêng hay đến thăm anh, tôi cũng đã nói với anh đủ mọi chuyện mà tôi biết được, kể cả tâm tư, nguyện vọng của bạn bè, của người dân đối với Đảng, với đất nước hiện nay. Bao giờ anh Trọng cũng lắng nghe và anh đều nói với tôi sẽ làm mọi việc để giữ được đất nước bình yên và ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân ngày một tốt đẹp hơn. Anh biết cả những nỗi niềm và bức xúc của tôi cũng như nhiều người nhưng anh bảo phải giải quyết từng bước, không thể làm được ngay như nhiều người mong muốn.
Tôi mới đọc bài của tác giả Quốc Việt trên trang Ba Sàm về anh Nguyễn Phú Trọng. Tôi thấy đây là một bài viết khá sâu sắc, tôi đồng tình với suy nghĩ và dự báo của tác giả. Là một người bạn, ít nhiều hiểu về anh Nguyễn Phú Trọng tôi nghĩ trên cương vị mới, sau khi được Đại hội bầu tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư của Đảng Khóa XII, anh Nguyễn Phú Trọng sẽ là người tiếp tục đưa đất nước tiến bước trên con đường đổi mới và phát triển, kể cả đổi mới và phát triển hệ thống chính trị như mọi người đang kỳ vọng hiện nay. Chúc anh sức khỏe, thành công.    

Dương Đức Quảng
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chỉ còn biết than: Thời thế nào, " văn hóa" ấy!

Văn hóa đọc: Từ vĩ nhân đến mỹ nhân đang tắm

Văn hóa đọc ngàn năm thời bắc thuộc và trăm năm thời pháp thuộc đều là đọc sách về thánh hiền, về cống hiến cho nhân loại của các vĩ nhân, các nhà văn hóa, các nhà khoa học, còn văn hóa đọc thời xã hội chủ nghĩa thuộc là đọc sách về mỹ nhân đang tắm, về người đẹp cởi truồng vì thiên nhiên... Thật là một bước tiến khổng lồ của nền văn hóa hiện đại. Khâm phục. Thế mà có những kẻ thối miệng sau khi đọc "Vòng eo 56" hay "Lạc giữa thanh xuân" dám chỉ tay viết lên trời 2 chữ: Vô Học
Tự truyện hay cổ tích?
16/04/2016 - Ngọc Trinh ra mắt phim "Vòng eo 56", Bà Tưng thì tung sách "Lạc giữa thanh xuân". Hai "nữ hoàng thị phi" này khiến công chúng bất ngờ khi bỗng dưng "làm văn hóa" bằng cách lấy chất liệu từ chuyện đời bị cho là không nghiêm túc của họ...
Một cảnh trong phim "Vòng eo 56".
Ngay khi còn nằm trên giấy, "Vòng eo 56" của Ngọc Trinh đã gây sốt sình sịch.Không sốt sao được khi phim là tự truyện do chính Ngọc Trinh đóng chính để kể về thuở nghèo khó của cô ở Trà Vinh cho đến khi trở thành "nữ hoàng nội y" đầy tai tiếng như bây giờ. Rất nhiều điều tò mò về Ngọc Trinh đã được phim hé lộ. Như vì sao cô cặp kè đại gia, vì sao cô lại phát biểu "không có tiền thì cạp đất mà ăn", vì sao cô bỏ học năm lớp 9, vì sao cô khai gian tuổi để thi hoa hậu... Tất tần tật đều quy về một mối: vì cô nghèo, cô đẹp, ngây thơ đến mức ngô nghê và chỉ muốn kiếm thật nhiều tiền trả nợ cho gia đình.


Do Ngọc Trinh mạnh miệng bảo rằng phim tôn trọng sự thật nên người ta cảm thấy khó chịu khi "Vòng eo 56" tô hồng nhân vật chính quá đáng. Tự truyện bằng phim của Ngọc Trinh giống như một câu chuyện cổ tích. Nó khắc họa một cô thôn nữ thanh cao và thánh thiện như Lọ Lem dù sống trong thế giới người mẫu nội y lắm điều tiếng.

Trong phim, Trinh hôn con ếch, mong nó biến thành hoàng tử. Và cuối cùng cô cũng gặp hoàng tử đại gia của mình. Truyện cổ tích này còn có đũa thần của bà tiên chạm vào để biến những tình tiết phi lý thành có lý, dù là cái lý khó chấp nhận. Rất nhiều sự thật ì xèo ngoài đời tư của cô đã được kể lớt phớt trong phim khiến khán giả khó hiểu. Bởi đời thật, cuộc sống ngày nhỏ của Ngọc Trinh không cơ cực như trong phim, cuộc chơi thác loạn trong bar, tình yêu với Vũ Khắc Tiệp, bị tố giật chồng, phát ngôn gây sốc khác… cũng không được đề cập.

Thông điệp mà Ngọc Trinh lặp đi lặp lại trong phim, đó là "Tôi không làm gái", "Em không phải là một món hàng". Và phần giữa bộ phim khẳng định chắc nịch điều đó. Bị đàn chị dụ dỗ ngủ với đại gia một đêm sẽ có 30.000 đô, Ngọc Trinh năm lần bảy lượt từ chối. Nhưng nửa sau bộ phim lại thể hiện sự dễ dãi của cô nàng. Vị đại gia mời cô đi ăn, tặng túi xách, giày hàng hiệu ngay lần đầu gặp mặt thì cô nhận rồi nhanh chóng yêu.

Sau hơn một tuần, cô nghiễm nhiên nhận nhà, xe bạn trai mua tặng mà không thắc mắc. Phát hiện người tình là đại gia từng mua mình một đêm 30.000 đô, cô chia tay và trả lại xe. Còn nhà thì vẫn giữ với lý do: căn nhà là niềm vui của gia đình em. Điểm vô lý nữa là dù đã sống với đại gia 4 năm, nhận mọi trợ cấp của anh ta nhưng cô không biết gì về thân thế người tình. Việc phát hiện người tình đã có vợ chỉ là sự tình cờ khi cô lái xe đi ngang qua nhà anh ta.

Còn ông bầu Vũ Khắc Tiệp ngoài đời được diễn viên Lương Mạnh Hải khắc họa trong phim như người hết lòng vì người mẫu, giận dữ khi "gà" của mình bị dụ đi khách. Nhưng khi đại gia mời Ngọc Trinh đi ăn rồi tặng quà xa xỉ, Tiệp lại nhanh chóng tạo điều kiện (?!).

Ngọc Trinh tâm sự, thông qua bộ phim, mọi người sẽ hiểu về cô hơn. Nhưng xem phim xong, khán giả không hiểu thêm về cô được bao nhiêu vì những điều cô kể trong phim là những điều người ta đã biết ít nhiều khi cô úp mở trên báo chí. Cái đọng lại trong khán giả không phải là nghị lực vươn lên bằng tài năng của một cô gái thôn quê mà là sự may mắn của người đẹp khi gặp đại gia nâng đỡ. Nó vô tình hay hữu ý cổ vũ cho những cô gái đẹp khác rằng: muốn nổi tiếng thì phải ngoan ngoãn mới có bồ đại gia chống lưng, đừng cố gắng vì có cố gắng mấy cũng diễn show quán bar, hội chợ mà thôi. Hoài nghi về một chiêu PR "siêu nghiêm túc" của Ngọc Trinh là có cơ sở.

"Lạc giữa thanh xuân" là cuốn tự truyện của Bà Tưng (tên thật là Lê Thị Huyền Anh) do nhà văn Khôi Nguyên Thảo chấp bút. Sách là tự truyện về chặng đường nổi tiếng đầy thị phi và đứng dậy sau vấp ngã của Bà Tưng. Nào là chuyện Bà Tưng trở thành hiện tượng mạng với clip không mặc áo ngực nhảy Gangnam Style gây sốc. Nào là chuyện tình của cô với anh chàng cầu thủ nổi tiếng. Nào là đau đớn và tủi hổ vì phẫu thuật thẩm mỹ để lần nữa dấn thân vào showbiz.

Kết truyện là lúc Bà Tưng bừng tỉnh để đứng dậy sau vấp ngã, trở lại là một thiếu nữ ngoan hiền, hoạt động từ thiện để xua đi năm tháng bồng bột. Tất tần tật mọi chuyện về Bà Tưng rất thu hút với những người đã từng lên án cô. Bà Tưng tâm sự cô chỉ muốn thông qua cuốn sách, bạn đọc hiểu được cạm bẫy, mặt trái của giới showbiz và hơn hết thức tỉnh những bạn trẻ có ý định dấn thân vào thế giới này bằng con đường của cô.

Đọc "Lạc giữa thanh xuân", người ta thấy sự hối lỗi của người trong cuộc. Nhưng không khó nhận ra giọng điệu thanh minh, thanh nga của tác giả trước hàng loạt tình tiết gây sốc, thậm chí trách cứ dư luận đã "ném đá" mình trong thời điểm đó. Thêm nữa, trong các bài phỏng vấn hay thông tin về cuốn sách này, Bà Tưng đã khéo léo thông báo về hoạt động của cô hiện tại, hình ảnh một "hotgirl lành mạnh" và mong mọi người mở rộng vòng tay chào đón mình khi cô trở lại showbiz.

Tự dưng, thông điệp của tự truyện ít nhiều phai lạt khi cô gián tiếp tự nhận: Nếu không có tai tiếng trước đây, Bà Tưng bây giờ có được hàng triệu người biết tới để mà lấy lại cảm tình khi trở về hình ảnh ngoan hiền? Nếu Bà Tưng ra sách và sau đó tiếp tục công việc thiện nguyện, cống hiến nghệ thuật một cách bớt ồn ã hơn, hẳn người ta hoan nghênh và không ai dám nghĩ cuốn sách là tấm thảm dọn đường cho cô trở lại showbiz.

Tên cuốn sách cũng có vẻ rất hiền lành bởi Bà Tưng bảo: "Tôi không muốn cái gì đó giật gân gây sốc nữa. Nếu muốn nổi tiếng thì cần gì viết sách cho khổ cực, chỉ việc cởi áo là xong". Nhưng cô thừa biết nếu có tiếp tục cởi, thì không mấy ai quan tâm nữa vì quá nhiều đối thủ còn cởi "bạo" hơn. Sách là mảng đối lập hoàn toàn với hình ảnh nổi loạn của Bà Tưng trước đây và đảm bảo sẽ làm mọi người hoảng. Dù nói về lỗi lầm quá khứ nhưng dễ dàng nhận thấy "Lạc giữa thanh xuân" cũng không khác gì chuyện nàng Bạch Tuyết bị mụ dì ghẻ đày đọa. Và cuối cùng, nàng thoát ra, trở về vùng trời tươi sáng đầy hạnh phúc.

Bà Tưng kể chuyện đời mình trong sách "Lạc giữa thanh xuân".

Tự truyện, hồi ký của những bậc lão làng, tài danh như GS.TS Trần Văn Khê, ca sĩ Khánh Ly, nghệ sĩ Kim Cương, Thành Lộc, ca sĩ Trần Lập… như một cách lưu giữ ký ức cho riêng mình, nhìn lại một chặng đường cống hiến khi họ đã về già hoặc sắp về phía bên kia. Nhưng nó lại trở thành mốt thời thượng để đánh bóng tên tuổi của giới nghệ sĩ trẻ hoặc những nhân vật mới chớm nổi tiếng. Họ còn trẻ, chuyện đời họ có mấy mà kể, có mấy mà rút ra bài học.

Nhưng ai cũng viết để biến nó như thứ trang sức xa xỉ bên mình. Siêu mẫu H.A, ca sĩ H.G, ca sĩ T.T, diễn viên T.T.H, người mẫu T.Đ… kể lể rất lâm li về những ngày cơ hàn của mình. Sinh thời, nhà văn Nguyễn Quang Sáng tuyên bố ông không bao giờ viết hồi ký hay tự truyện. Ông thừa biết dù viết như thế nào thì cuốn sách vẫn không thể khách quan. Nó được kể bằng cảm quan của tác giả nên rất dễ sa đà vào việc tự ca ngợi bản thân.

Trước đây, vị tổng giám đốc một ngân hàng nọ viết tự truyện kể về cuộc đời đẹp như cổ tích khiến ai nấy khâm phục. Đến khi ông bị bắt do tắc trách trong kinh doanh, dư luận mới té ngửa vì những chi tiết tô hồng quá đà của vị giám đốc khả kính. Cũng như vị tổng giám đốc trên, rất nhiều chi tiết trong tự truyện của các sao được thổi phồng. Bạn đọc gặt hái gì khi đọc những tự truyện lung linh kiểu đó ngoài việc giải tỏa tò mò "nhòm vào khe cửa nhà người khác". Đó là chiêu trò hâm nóng lại tên tuổi vì nghe có vẻ "chân thành", đỡ tốn công ì xèo khi người ta đã cạn chiêu trò. Đặc biệt, nó có công hiệu ngay tức thì với những cá nhân gây tranh cãi.

Có người bảo cứ cái đà này, không khéo Lệ Rơi cũng công bố tự truyện của mình như màn chào sân ấn tượng một khi anh quyết định đưa giọng ca "bất tử" của mình trở lại làng nhạc. Một chuyện cổ tích mới lại được kể. Mà chuyện cổ tích thì thường con nít mới thích nghe.

Nguyễn Trang
http://vnca.cand.com.vn/doi-song-van-hoa/Tu-truyen-hay-co-tich-389233/
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hành xác ở đền Hùng: Người Việt đang điên ?


Mình cảm thấy người Việt dường như bị tâm thần tập thể. Đua nhau chen chúc vào những lễ hội và chốn đông người nhân các kỳ nghỉ lớn, trong khi những ngày nghỉ cuối tuần hay nghỉ phép thì không đi. Thử đến các chùa chiền, lễ hội, siêu thị, trung tâm "văn hóa" du lịch lớn mà xem, chật ních người, được phục vụ như ban ơn với giá cắt cổ. Cứ nghĩ đến cảnh chen chúc, hít thở mùi mô hôi, rắm thối, nước đái và chất thải của cả triệu người trong một không gian chật hẹp đã thấy kinh hoàng như thế nào rồi. Tốt nhất là nên ở nhà hoặc đến các resort yên tĩnh để nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe. (LTM)
Hành xác ở lễ hội đền Hùng: Lạc con, mất tài sản
PHÚ THỌ - Gần 2 triệu người cùng đổ dồn về đền Hùng cùng lúc khiến nơi đây trở nên hỗn loạn, nhiều gia đình thất lạc con nhỏ, ngất xỉu vì chen lấn, mất tài sản do bị móc túi. Theo tin Thanh Niên, do Lễ hội đền Hùng năm nay diễn ra vào cuối tuần nên hơn 2 triệu người cùng lúc đỗ về núi Nghĩa Lĩnh để “làm lễ tạ ơn các vua Hùng.”

Dòng người chật kín đổ về lễ hội đền Hùng. (Hình: Thanh Niên)
Mặc dù lực lượng an ninh ưu tiên cho gia đình có trẻ nhỏ lên phía trên trước. Tuy nhiên do biển người chen chân chật kín sân trước lối lên núi, bậc thang lên núi lại quá nhỏ, ùn tắc dẫn đến chen lấn, xô đẩy, gây nên hỗn loạn.

Nói với phóng viên Thanh Niên đang có mặt tại lễ hội đền Hùng sáng 16 tháng 4, chị Hà Mai Hoa, ở Hà Nội cho hay: Sáng sớm chị cùng gia đình đi Phú Thọ để dự lễ hội. Lúc đi thuận lợi, tuy nhiên khi cả nhà vừa đến nơi để đi bộ lên núi Nghĩa Lĩnh thì chị lạc mất con trai 5 tuổi và hiện đang nhờ cảnh sát gọi loa, nhờ giữ cháu và đưa cháu về khu nghỉ dưới chân núi.


Nhiều em nhỏ thất lạc bố mẹ phải nhờ an ninh đưa xuống chân núi chờ người nhà tới đón. (Hình: Thanh Niên)

Ông Hà Kế San, phó chủ tịch tỉnh Phú Thọ, trưởng ban tổ chức Lễ Hội Đền Hùng xác nhận, dù ban tổ chức đã tung toàn bộ lực lượng để bảo vệ khu vực diễn ra lễ hội, nhưng lượng người quá đông khiến nơi này bỗng trở nên hỗn loạn. Tình trạng móc túi, rơi đồ đã liên tục diễn ra, có những gia đình lạc mất con đã đến nhờ ban tổ chức phát loa gọi nhờ người giúp đỡ tìm kiếm.

“Nhiều người vì nóng lòng muốn lên đền Thượng sớm nên đã chen lấn, xô đẩy nhau để được lên trước. Các đám đông liên tục giằng kéo khiến các em nhỏ bị lạc khỏi bố mẹ. Thậm chí nhiều người đã bị ngất xỉu do bị xô ép, không đủ sức chen chân lên đền Thượng,” ông San nói. (Tr.N)

Người việt
Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Bầu không khí khủng bố” mới ở Trung Quốc


Chiến dịch chống tham nhũng “đánh hổ đập ruồi” đầy tham vọng của Tập Cận Bình đã biến dạng thành một cuộc thanh lọc kiểu Maoist mới nhắm vào các đối thủ chính trị và những người bất đồng quan điểm ý thức hệ hoặc chính trị.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nổi da gà và bật khóc khi nghe Thủ tướng BHUTAN nói về đất nước ông

Phần nhận xét hiển thị trên trang