Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Tin "Như cũ không có gì mới"!

DANH SÁCH 30 NGƯỜI TỰ ỨNG CỬ ĐÃ BỊ LOẠI TỪ HỘI NGHỊ CỬ TRI

Nhà giáo Đỗ Việt Khoa, một trong 48 người tự ứng cử ĐBQH tại Hà Nội.

Cho đến chiều 12/4/2016 theo thống kê sơ bộ của các nhà quan sát, các ứng viên độc lập thực sự sau đây đã bị loại bởi cái gọi là “hội nghị cử tri”:

Tại Hà Nội và các tỉnh Miền Bắc, Miền Trung: Nguyễn Quang A, Nguyễn Cảnh Bình, Vũ Ngọc Bình, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Đình Hà, Nguyễn Thúy Hạnh, Đỗ Việt Khoa, Nguyễn Kim Môn, Phan Văn Phong, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Thành, Phan Văn Việt, Nguyễn Công Vượng (Vượng Râu), Ngô Anh Tuấn; Lê Văn Luân (Bắc Ninh); Đỗ Anh Tuấn (Vĩnh Phúc); Ngô Xuân Phúc (Nghệ An)… 

Tại Sài Gòn và từ Nha Trang trở vào: Hoàng Văn Dũng, Nguyễn Văn Hòe, Lê Khánh Luận, Lâm Ngân Mai, Nguyễn Trang Nhung, Võ Văn Thôn, Nguyễn Chí Trung; Nguyễn Thị Kim Anh (Đồng Nai); Võ An Đôn (Phú Yên); Đỗ Nguyễn Mai Khôi (Khánh Hòa); Bùi Minh Quốc (Đà Lạt); Nguyễn Văn Thạnh (Bình Định)… 

Tin bên lề, liên quan:

- Trường hợp Bùi Bá Nghiêm (Hà Nội) tự rút trước các Hội nghị cử tri. 


- Theo tin từ Trang Nhung Nguyen(11 Tháng 4 lúc 20:40 ):

Một nguồn tin từ Thanh Hóa cho hay, 3 người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội đều vượt qua ải tử thần (hội nghị cử tri nơi cư trú và hội nghị cử tri nơi làm việc). Một người là nông dân được đào tạo cử nhân. Một người là chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Cổ phần Xi măng Công Thanh. Một người là người dân tộc thiểu số miền núi.

Cần nhắc lại rằng ở nơi của 3 ứng viên này, cả xóm rất đoàn kết. Dù cán bộ xúi linh tinh nhưng cả xóm đoàn kết bỏ phiếu tín nhiệm 100% cho các ứng viên.

Xin chúc mừng các ứng viên tự do của Thanh Hóa! Và cũng xin chúc mừng các cử tri tuyệt vời! 
 

- Tại Hà Nội, ứng cử viên độc lập Nguyễn Đình Nam đã đạt phiếu ủng hộ 67/68 tại nơi cư trú và 26/26 ủng hộ tại nơi làm việc. 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐỌC BÁO SÁNG 13/4 THẤY “KIỆT SỨC” LUÔN



FB Vũ Kim Hạnh
13-4-2016

Sáng mở tờ Thanh NIên 13/4 ra, tin vơ đết 1 là lời Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Khộng để doanh nghiệp kiệt sức”. Còn báo Tuổi Trẻ, tin và ảnh vơ đết về đề tài khác, sinh mạng sông Mekông, sao lại cũng có một dòng lời than của nông dân ĐBSCL: “Chúng tôi kiệt sức rồi…” Hai tờ báo thông tin lớn nhất, đông bạn đọc nhất nước này, ít khi chịu đăng tin bài trùng hay na ná nhau, sao hôm nay “chí lớn gặp nhau” vậy?

Doanh nghiệp đang trong trạng thái kiệt sức và Thủ Tướng nêu quyết tâm cứu còn “chúng tôi kiệt sức rồi” là tiếng kêu của nông dân ĐBSCL. Bài này đăng trong hai trang liên tiếp về tình hình nguy ngập của sông Mekông. Ông Tom Fawthrop, chuyên gia hàng đầu Ủy hội sông Mekong nhìn nhận: “Ủy hội sông Mekông đã thất bại trong bảo vệ nguồn nước và hệ sinh thái của dòng sông này”.

Box ý kiến kèm trong bài, chủ doanh nghiệp (TGĐ CT Miti) thì than DN ngất ngư vì phí đầu vào cao quá. Nhưng đã “quá” chưa anh Kiên ơi, vì giá điện chuẩn bị tăng, lãi suất còn leo cao trong xu hướng tận thu? Doanh nghiệp (công nhân) và nông dân tình cờ cùng rên là… kiệt sức đó là một thực tế năng nề trên vai chính phủ mới.

Thôi thì đành lấy niềm vui là những đại công trình của thành phố đang được chạy nhanh để ráo riết hoàn thành (mấy hôm nay, hàng ngày tôi cứ nhận được tin nhắn tiếp thị liên miên, bán căn hộ cao cấp thuộc công trình phức hợp dọc bờ sông SG). Tín hiệu đáng chú ý nữa là công trình “tin đồn” ở Thư viện tổng hợp nối bảo tàng TP mà nhiệm kỳ trước, Ủy ban NDTP đã lệnh dừng, nay sắp tiếp tục? Lạy trời… 

.

 
Ảnh: FB Vũ Kim Hạnh

____

Thanh Niên
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 
Không để doanh nghiệp kiệt sức

Anh Vũ
13-4-2016 

.
 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp – Ảnh: TTXVN

Chiều 12.4, Chính phủ đương nhiệm đã họp phiên đầu tiên dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Tại phiên họp, Thủ tướng đã trân trọng trao quyết định bổ nhiệm của Chủ tịch nước đối với từng thành viên mới như: Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình, Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch… đồng thời giao nhiệm vụ cho tất cả các thành viên khác.

Tại kỳ họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng những thành công của Chính phủ kỳ này là kinh nghiệm quý báu cần được duy trì và phát huy, song Chính phủ cũng đang phải đối mặt với nhiều thử thách lớn cần phải được giải quyết như hiện tượng hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng ở Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long; tình trạng “sức khỏe” của doanh nghiệp có vấn đề với số lượng doanh nghiệp phá sản tăng cao; thu ngân sách gặp nhiều khó khăn.

Thủ tướng cũng lưu ý thêm những khó khăn khác như: GDP quý 1/2016 có dấu hiệu sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái; sự sụt giảm chưa có xu hướng hồi phục của giá dầu; vẫn còn tình trạng cồng kềnh trong bộ máy hành chính nhà nước; kỷ cương, kỷ luật hành chính còn sơ hở, chưa nghiêm… “Chính phủ quyết tâm không để doanh nghiệp kiệt sức; giữ vững chủ quyền quốc gia; siết chặt kỷ cương phép nước, đấu tranh kiên quyết với tệ nạn tham nhũng, lãng phí”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Chống bệnh quan liêu, hình thức

Thủ tướng cũng yêu cầu tập thể Chính phủ tập trung tìm tòi những nguồn lực mới phục vụ sự phát triển của đất nước; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, minh bạch, cởi mở và quyết đoán hơn trong quản lý điều hành. Đặc biệt khắc phục biểu hiện trì trệ trong từng cấp, từng ngành; xử lý nhanh, kịp thời mọi công việc với tinh thần phục vụ nhân dân; mang hơi thở nhân dân vào công tác của Chính phủ.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ ngay trong tháng 4 này, các thành viên Chính phủ phải khẩn trương bắt tay ngay vào công việc; hoàn tất việc bàn giao ngay trong tuần; không để việc chuyển giao ảnh hưởng đến công việc chung của Chính phủ. Thủ tướng cho biết trong tháng 4 Chính phủ sẽ chủ trì hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp tại TP.HCM nhằm tìm các giải pháp khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, lấy lại niềm tin thị trường. Chính phủ cũng sẽ tổ chức hội nghị về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; hội nghị về phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai…

Thủ tướng cũng giao cho các bộ, ngành liên quan phối hợp chuẩn bị tốt các đề án, các vấn đề lớn thuộc lĩnh vực, ngành quản lý như hoàn chỉnh, ban hành mới Nghị quyết 19/NQ-CP về tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; cải tiến quy trình giải ngân vốn ODA; cân đối lại chính sách tài khóa, thu chi ngân sách và sử dụng tài sản công; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí; nắm vững tình hình nợ xấu đi đôi với đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; chuẩn bị Đề án Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021…
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ sẽ không nhường vị thế lãnh đạo kinh tế cho Trung Quốc


Cựu sinh viên Bách Khoa đốt bằng Đại học để "thức tỉnh" giáo dục
Không đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020
Mở bán tờ tiền 100 đồng: Mỗi người dân được mua 5 tờ
Trung Quốc tổ chức đua thuyền buồm trái phép tại Hoàng Sa


ĐÔNG BÌNH
(GDVN) - Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã kêu gọi tiếp tục duy trì vị thế lãnh đạo của Mỹ trong kinh tế toàn cầu tại Hiệp hội quan hệ ngoại giao Mỹ.

Deutsche Welle Đức ngày 11/4 cho biết, gần đây khi phát biểu tại Hiệp hội quan hệ ngoại giao Mỹ, Bộ trưởng Tài chính nước này Jacob J. Lew đã kêu gọi tiếp tục duy trì vị thế lãnh đạo của Mỹ trong kinh tế toàn cầu, không thể nhường lại vị trí này cho các nước khác như Trung Quốc.

Hiện nay, một số ứng cử viên Tổng thống Mỹ chủ trương xóa bỏ hệ thống tiền tệ Bretton Woods - hệ thống tiền tệ quốc tế lấy đồng USD làm trung tâm được hình thành sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Hệ thống này đã thiết lập ra 2 tổ chức tài chính quốc tế lớn là Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) để điều chỉnh nền kinh tế thế giới. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob J. Lew cho biết, chính phủ khóa tới phải tiếp tục tập trung vào duy trì hệ thống này.

Ông nói: "Nếu chúng ta muốn để người Mỹ chấp nhận, chúng ta cần chào đón những người chơi mới trên sân khấu kinh tế thế giới, đồng thời bảo đảm cho họ đáp ứng tiêu chuẩn của hệ thống do chúng ta thiết lập. Kết quả xấu nhất có thể chính là rút khỏi vị trí lãnh đạo, để nước khác ngồi vào".

Jacob J. Lew còn cho rằng, trọng điểm của hệ thống tiền tệ Bretton Woods là tăng cường hợp tác thương mại, quản lý tài chính và giảm đói nghèo giữa các nước, vị thế lãnh đạo của Mỹ rất quan trọng đối với hệ thống này và tiến bộ của nó.

Những năm gần đây, trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh Ebola ở Tây Phi và xung đột Ukraine, hệ thống này thông qua Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra phản ứng nhanh chóng. Ông Jacob J. Lew cho biết thêm, nó cũng đã giúp Mỹ tiến hành trừng phạt có hiệu quả đối với Iran, Nga và CHDCND Triều Tiên.

Trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trương ủng hộ Quỹ Tiền tệ quốc tế hợp tác với Trung Quốc, nhưng nhiều lần bị Quốc hội ngăn chặn.

Hai hiệp định thương mại quốc tế do ông Obama đứng đầu gồm Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) cũng bị Quốc hội phản đối.

Hiện nay, một số ứng cử viên Tổng thống đảng Cộng hòa đứng đầu là Donald Trump đã phát động phong trào phản đối hiệp định thương mại, chủ trương tạo ra nhiều trở ngại hơn cho các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

Những ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa này cho rằng, Mỹ thua rất "thảm" trong cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc và các nước khác.

Trong khi đó theo ông Jacob J. Lew, hệ thống kinh tế toàn cầu do Mỹ lãnh đạo vận hành tốt hơn, các tổ chức như WB và IMF đã mở rộng ảnh hưởng của Mỹ trên sân khấu thế giới.

Là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ và Trung Quốc "gánh trách nhiệm độc nhất vô nhị: hợp tác với nhau để thúc đẩy cùng thịnh vượng, bảo vệ trật tự kinh tế toàn cầu mang tính xây dựng và đạt được tiến triển trong các thách thức gian nan như ứng phó với biến đổi khí hậu".

Thứ Sáu tuần này, ông Jacob J. Lew và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Janet Yellen sẽ chủ trì hội nghị các nước G20, trong khi hội nghị mùa xuân của IMF và WB cũng sắp tổ chức. 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sợ "đối lập" và "dân chủ" ... - Trung Quốc, Triều Tiên sẽ ... cấm internet?!


Hoàng Phúc

Phải nói ngay là tôi tin chính phủ Tập Cận Bình hay chú Ủn sẽ không cấm internet, vì như vậy có khác nào là hành động ... "tự sát". Ngày nay nếu không có internet, thì đừng nói đến chuyện kinh doanh, xuất khẩu, giao lưu quốc tế ... Tuy nhiên đối với những kẻ độc tài, không chấp nhận đối lập, không muốn nghe những ý kiến phản bác, phản đối ... - thì điều gì họ cũng có thể làm. Dù vậy, thì đó cũng chỉ là hành động của một cá nhân, nhất thời và sẽ nhanh chóng bị đào thải, thay thế. 

<- Google sẽ phóng hàng trăm vệ tinh để thực hiện dự án trên. Wifi sẽ được phủ sóng ở bất cư nơi nào như trên núi cao, sa mạc, vùng cực hay hải dương. Điều này sẽ khiến Tập Cận Bình thêm nhức đầu và lo lắng (ảnh minh họa)

Trang tin RFI (Pháp) mới đây có bài "Google cung cấp dịch vụ Wifi toàn cầu, Great Firewall của Trung Quốc sẽ bị gỡ bỏ".

Great Filewall là "tường lửa" của chính phủ Trung Quốc, lập ra để chặn những trang web có nội dung về chính trị, nhân quyền hay đối lập, hay các website nước ngoài mà họ không thích! Hay nói đúng hơn là họ sợ! (Sợ người dân biết, mở mang kiến thức, sẽ ...)

Cụ thể RFI đưa tin ngày 27/03/2016 vừa qua, 6 vệ tinh Wifi của Google đã được phóng thành công lên không gian. Nhiệm vụ của các vệ tinh này là sẽ cung cấp mạng internet không dây (wifi) miễn phí cho các khu vực không/chưa có mạng internet.

Dự kiến trong năm nay (2016) Google sẽ phóng tổng cộng 60 vệ tinh như vậy, để hoàn thành bước đầu dự án phủ sóng Wifi toàn cầu của mình.

Thiết nghĩ cũng cần giới thiệu thêm một chút, Google là "người khổng lồ" trong ngành công nghệ thông tin hiện nay. Hầu như 100% người dân Việt Nam, nếu có sử dụng máy tính và internet, đều tìm kiếm thông tin qua công cụ tìm kiếm của Google và dùng email (gmail) miễn phí của hãng này. Và rất nhiều tiện ích miễn phí khác như: blogspot, google photo (để lưu trữ ành), driver (để lưu trữ thông tin) ... rất được người Việt Nam tin dùng.

Tờ Secret China của Mỹ cho biết, Google sẽ phóng hàng trăm vệ tinh để thực hiện dự án trên. Wifi sẽ được phủ sóng ở bất cư nơi nào như trên núi cao, sa mạc, vùng cực hay hải dương (trừ vùng điểm mù và góc chết). Khi đó, chỉ cần sử dụng một router được lắp pin có trị giá chưa tới vài chục USD làm thiết bị lặp (Repeater), mọi người đều có thể truy cập mạng internet.

Trang này nhận xét, một khi dịch vụ này được triển khai, nền tảng tường lửa Great Firewall mà Trung Quốc đã tiêu tốn rất nhiều tiền để xây dựng nhằm cách ly mạng Internet của Trung Quốc  với thế giới sẽ bị ... phá hủy!

Thay vào đó WhatsApp sẽ trở thành ứng dụng được sử dụng phổ biến nhất thế giới. Hệ thống WhatsApp có tính năng rất mạnh mẽ, có thể kết nối với Google, Facebook, Twitter và tất cả các mạng nước ngoài.

Năm 2010, do bị tác động bởi các cuộc tấn công của tin tặc Trung Quốc và từ chối sự kiểm duyệt của nước này mà Google quyết định rút khỏi quốc gia này. Sau đó Google bị chặn bởi hệ thống tường lửa Great Wall.

Như vậy trong tương lai không xa, Google sẽ sớm trở lại Trung Quốc qua dịch vụ mạng không dây toàn cầu. Người dùng mạng của Trung Quốc sẽ từ bỏ công cụ Baidu đã bị chặn những thông tin nhạy cảm, cung cấp những thông tin không đầy đủ, thay vào đó là công cụ Google Search.

Ai cũng biết chính phủ do đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo không bao giờ chấp nhận chia sẻ quyền lực cho các đảng phái khác, cũng như không bao giờ chấp nhận dân chủ, nhân quyền theo tiêu chuẩn chung của thế giới và Liên Hợp Quốc. Mọi ý kiến phát biểu của cá nhân dù đúng sự thật và hợp lý, nhưng nếu làm xấu, ảnh hưởng đến đảng cộng sản Trung Quốc hay lãnh đạo cấp cao của đảng ... đều bị ngăn chặn, thậm chí bị "xử lý" hình sự rất rất nghiêm.

Nhiều năm qua, để ngăn chặn "thông tin xấu", chính phủ Trung Quốc đã chi một số tiền khổng lồ để ngăn chặn, kiểm soát internet - về mặt kỹ thuật và cà về pháp luật.

Nhưng trước diễn biến như trên, liệu chính phủ Trung Quốc sẽ có hành động gì để đối phó?

Nếu Trung Quốc cấm người dân sử dụng internet - thì sẽ vi phạm nhân quyền. Vì Liên Hợp Quốc từ nhiều năm qua đã chính thức khẳng định truy cập internet là "quyền con người".

Tuy nhiên, cũng có thể Trung Quốc sẽ đổ tiền nghiên cứu và tìm ra một giải pháp về mặt kỹ thuật. Chẳng hạn như sẽ xây dựng được một "tấm màn che", có tính năng ngăn chặn những thông tin "xấu" từ internet của Google chạy vào thiết bị cá nhân của người dân tại Trung Quốc!

Riêng đối với Triều Tiên, thì việc xử lý và ngăn chặn có lẽ sẽ dễ hơn. Đơn giản là vì đất nước này còn rất nghèo khó, người dân làm gì có máy tính hay điện thoại thông minh ... mà vào internet! Và hơn nữa hầu như lâu nay người dân vẫn bị cấm vào internet. Chỉ có mạng kết nối "nội địa" thôi.

Người ta dự đoán dự án của Google cũng sẽ làm phát sinh một làn sóng mới về Internet: WeChat sẽ được thay thế, cáp quang có dây sẽ bị tấn công, card mạng không dây của máy tính bàn được phổ biến thêm nhiều ứng dụng, máy tính bảng và máy tính xách tay bùng nổ một đợt mua sắm mới có quy mô toàn cầu.

------------
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nguyên Phó Giám đốc Đại học Tokyo sang Việt Nam làm Hiệu trưởng




Nhận lời mời của Giám đốc ĐHQG Hà Nội, Giáo sư Furuta Motoo, nguyên Phó Giám đốc ĐH Tokyo, Nhật Bản đã trở thành Hiệu trưởng của Trường ĐH Việt Nhật - một trong 7 trường đại học thành viên thuộc ĐHQG Hà Nội.

Sáng nay 13/4, thừa ủy quyền của Giám đốc ĐHQG Hà Nội, Phó Giám đốc Lê Quân đã có buổi gặp mặt Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Nhật Giáo sư Furuta Motoo, trao đổi về công việc trong thời gian sắp tới của nhà trường.

Giáo sư Furuta Motoo
Giáo sư Furuta Motoo
Được biết, Giáo sư Furuta Motoo, từng đảm nhiệm các chức vụ quản lý quan trọng như Viện trưởng Viện Cao học Văn hóa tổng hợp kiêm Hiệu trưởng Trường ̣Đại cương, Đại học Tokyo; Phó Giám đốc Thường trực Đại học Tokyo; Chủ tịch Hội Nhật Bản nghiên cứu Đông Nam Á.
Hiện nay, GS.TS Furuta Motoo là Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt và Chủ tịch Hội Nhật Bản nghiên cứu Việt Nam. Ngoài ra, GS.TS. Furuta Motoo còn là chuyên gia về lịch sử hiện đại và chính trị Việt Nam, người đã có nhiều đóng góp cho việc thúc đẩy ý tưởng thành lập Trường, được phía Việt Nam tin cậy và đã nhận được bằng Tiến sĩ danh dự của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Hút học giả quốc tế bằng công việc
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Lê Quân, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội cho biết, chương trình thu hút học giả quốc tế, bao gồm các học giả Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài, đang được ĐHQG Hà Nội thực hiện nhằm tạo nguồn chất xám mạnh để nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo nghiên cứu khoa học trong các đơn vị thành viên.

Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Lê Quân trao đổi về công việc trong thời gian sắp về trường ĐH Việt Nhật với GS GS.TS Furuta Motoo
Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Lê Quân trao đổi về công việc trong thời gian sắp về trường ĐH Việt Nhật với GS GS.TS Furuta Motoo
Theo ông Quân, ĐHQG Hà Nội chú trọng thu hút các nhà khoa học có uy tín đóng vai trò kết nối các học giả khác cùng tham gia. Ngoài ra, hơn 500 cán bộ cơ hữu là tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài cũng đóng vai trò đại sứ để thu hút đồng nghiệp và các giáo sư hướng dẫn về tham gia vào các hoạt động của ĐHQG Hà Nội. Quan điểm của ĐHQGHN là không nhất thiết phải yêu cầu các nhà khoa học trình độ cao phải được tuyển dụng thành nhà khoa học cơ hữu, mà có thể tham gia với thời gian nhất định, hoặc gắn bó với những công trình khoa học, đề tài cụ thể và có thể làm việc qua mạng.
Phó Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân chia sẻ, ví dụ như việc ĐHQGHN mời GS. Nguyễn Đức Khương – giữ vị trí thứ 7 trong Top 200 nhà kinh tế hàng đầu thế giới (do dự án RePEc – Research Papers in Economics bầu chọn) tham gia chương trình. GS. Khương hiện đang tích cực cùng chúng tôi rà soát nhu cầu học giả quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, tài chính.
Qua đó, kế hoạch thu hút học giả quốc tế trong các lĩnh vực này đã được xác lập; và qua mạng lưới học giả quốc tế của mình, GS. Khương đã mời và hơn chục học giả đã nhận lời tham gia chương trình. Trong thời gian tới, GS. Khương sẽ cùng chúng tôi lập dự án mở mới một chương trình thạc sĩ tài chính quốc tế, gắn với Hội các nhà khoa học Việt kiều trong lĩnh vực này.
Thông qua chương trình này, dự kiến sẽ có nhiều nhà khoa học Việt kiều có uy tín trên thế giới sẽ định kỳ về ĐHQG Hà Nội giảng dạy và nghiên cứu. Bên cạnh đó, ĐHQG Hà Nội cũng thu hút được nhiều sinh viên quốc tế đến học tập.

PGS.TS Lê Quân: Sử dụng nhà khoa học phải trên cơ sở hợp đồng với cam kết sản phẩm đầu ra rõ ràng, hiệu quả.
PGS.TS Lê Quân: "Sử dụng nhà khoa học phải trên cơ sở hợp đồng với cam kết sản phẩm đầu ra rõ ràng, hiệu quả".
Nhà khoa học giỏi đôi khi không nhất thiết phải lương cao?
PGS.TS Lê Quân cũng cho rằng, trước khi thu hút người tài, cần chú trọng đổi mới sử dụng nhân lực tại chỗ. Do đó, công tác tổ chức cán bộ cần chú trọng đổi mới để đảm bảo nhà khoa học có cơ hội tiếp cận nguồn lực, có môi trường làm việc thuận lợi (đặc biệt về thủ tục hành chính), được đánh giá và đãi ngộ đúng.
Để thực hiện, giải pháp quan trọng là đổi mới cơ chế đầu tư, sử dụng nhân lực. Sử dụng nhà khoa học phải trên cơ sở hợp đồng với cam kết sản phẩm đầu ra rõ ràng, hiệu quả.
“Khi thu hút nhà khoa học, cần có bài toán cụ thể sử dụng vào việc gì, cam kết gì, cơ chế làm việc ra sao, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể, và nguồn lực cụ thể. Nhà khoa học giỏi đôi khi không nhất thiết phải lương cao. Họ sợ nhất là thu hút họ về nhưng họ lại không được đưa vào việc cụ thể” – ông Quân nói.
Hồng Hạnh
(Email: vuhonghanh@dantri.com.vn)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỗi ngày Việt Nam có 205 người chết vì ung thư - thứ vũ khí đáng sợ nhất của Mỹ có thể đe dọa người Nga lúc này -


 - Số liệu từ điều tra toàn quốc về gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam cho thấy 74,3% gánh nặng bệnh tật là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó ung thư là 1 trong 10 nguyên nhân hàng đầu. Theo con số trên, mỗi ngày Việt Nam có 205 người chết vì ung thư.
Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết tại hội thảo về ung thư do Bộ Y tế tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
ung thư, ung thư phổi, ung thư trực tràng, bản đồ ung thư, thuốc trúng đích
Người dân ngồi chờ kết quả sinh thiết tại Bệnh viện K. Ảnh: T.Hạnh
Cũng tại hội thảo này, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó giám đốc Bệnh viện K đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hiện trạng ung thư tại Việt Nam.
Theo đó, tỉ lệ mắc ung thư ở nam giới VN xếp mức 3 (135,2 - 178,3 ca mắc/100.000 dân). Tuy nhiên tỉ lệ tử vong lại thuộc nhóm đầu với trên 142 ca tử vong/100.000 dân.
Qua các năm, số lượng bệnh nhân nam mắc ung thư tại Việt Nam đều tăng, đơn cử như ung thư phổi năm 2000 là 29,3/100.000, đến 2010 đã tăng lên 35,1/100.000 dân. Tương tự, ung thư gan từ 22,6 lên 23,6; ung thư đại trực tràng từ 11,4 lên 19; ung thư thực quản từ 3,7 lên 9,9...
Lý giải điều này, PGS Thuấn cho biết, hầu hết nam giới Việt Nam mắc các bệnh ung thư khó chữa như: phổi, gan, đại trực tràng và phần lớn chưa có ý thức khám chữa bệnh định kỳ, khoảng 70% phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn(giai đoạn 3, 4).
Một số ung thư như gan, tỉ lệ khám và điều trị muộn lên tới 87,8%, ung thư phổi ở mức 84,3%, nên tỉ lệ chữa khỏi giảm đi nhiều.
Trong khi đó tỉ lệ mắc ung thư ở nữ giới Việt Nam khá thấp, đứng nhóm 4 (116,6  - 139,9/100.000 dân), thấp hơn nhiều các nước ở khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Úc.
Tỉ lệ tử vong với ung thư ở nữ cũng tương đối thấp (69,2 - 78,2/100.000 dân), đứng nhóm 4 trong thang đo toàn cầu.
Ở nữ phổ biến nhất là ung thư vú, tỷ lệ mắc năm 2000 là 17,4/100.000 người sau 10 năm tăng lên 29,9/100.000. Riêng ung thư cổ tử cung là loại duy nhất có có xu hướng giảm từ 17,3 xuống 13,6/100.000.
Theo PGS Thuấn, để có được kết quả này là nhờ hiệu quả truyền thông, hướng dẫn cách vệ sinh đường sinh dục, phòng tránh lây nhiễm HPV, qua đó gián tiếp giảm tỉ lệ mắc ung thư.

------------------


 
Không chỉ làm các nhà sản xuất ô tô truyền thống phải điêu đứng, những “chiến mã” chạy điện của Tesla có thể đẩy Nga và Ả Rập Xê-út vào cảnh khốn cùng.
Gần đây, ngành ô tô đã chứng kiến một hiện tượng chưa từng thấy khi hàng dài người xếp hàng để đăng ký mua mẫu xe điện Model 3 mới ra của Tesla. Với mức giá 35.000 USD, Model 3 thực sự là một “siêu phẩm” của Tesla khi chỉ trong 3 ngày đã có 276.000 người đặt mua trước mẫu xe này. Nếu số xe trên được bán hết, Tesla có thể thu về khoản tiền 10 tỷ USD trong vài năm tới. Không ngạc nhiên khi nhiều người ví Model 3 như “iPhone” của ngành công nghiệp ô tô.
Giống như cách iPhone đã làm thay đổi thị trường điện thoại di động, sự ra đời của Model 3 có thể là khoảnh khắc lịch sử, giúp ô tô điện trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Nhưng không chỉ có ô tô chạy xăng truyền thống, một ngành công nghiệp nữa cũng sẽ phải gánh chịu sức công phá vô cùng lớn của “quả bom” Tesla: đó là dầu mỏ.
Sự xuất hiện của Tesla Model 3 có thể được ví như một cơn địa chấn
Năm ngoái, doanh số bán ô tô điện đã tăng 60% trên toàn thế giới. Theo tính toán, nếu tốc độ tăng trưởng 60% một năm được duy trì, thì sớm nhất vào năm 2023, ô tô điện có thể làm giảm nhu cầu sử dụng 2 triệu thùng dầu một ngày. Điều này sẽ gây ra tình trạng thừa cung mà đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 2014.
Trong quá khứ, OPEC luôn tỏ ra coi thường triển vọng của ô tô điện. Trong báo cáo Triển vọng dầu mỏ thế giới được công bố vào năm ngoái, tổ chức này dự đoán rằng ô tô điện sẽ chỉ chiếm 1% thị trường ô tô thế giới đến năm 2040. Năm ngoái, CEO của công ty sản xuất dầu ConocoPhillips, Ryan Lance, phát biểu rằng phải mất 50 năm nữa ô tô điện mới trở nên phổ biến như ô tô chạy xăng hiện nay.
Thế nhưng, các đánh giá trên đã phần nào quá chủ quan. Đúng là chỉ một mình Tesla thì không đủ sức. Điều thực sự đáng sợ mà Tesla đang làm là tạo ra một hiệu ứng dây chuyền. Các đối thủ khác trong ngành ô tô sẽ không ngồi giương mắt nhìn Tesla làm mưa làm gió trên thị trường. General Motors, Chevrolet và Nissan đã có kế hoạch bán ô tô điện ở tầm giá 30.000 USD trong vài năm tới.
Theo tính toán, nếu tốc độ tăng trưởng 60% một năm được duy trì, thì sớm nhất vào năm 2023, ô tô điện có thể làm giảm nhu cầu sử dụng 2 triệu thùng dầu một ngày.
Ngoài ra, những hãng này cũng đang tích cực xây dựng hệ thống trạm sạc điện có thu phí của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng. Ấy là chưa kể nhiều hãng ô tô và công ty công nghệ khác như Google cũng đang đầu tư hàng tỷ USD cho cuộc đua ô tô điện. Tất cả sẽ châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng dầu mỏ mới theo sau sự sụp đổ của giá dầu hiện nay.
Lúc đó, hai nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới là Nga và Ả Rập Xê-út sẽ phải hứng chịu hậu quả đầu tiên, nhất là khi nền kinh tế của hai nước này chủ yếu phụ thuộc vào dầu mỏ. Theo số liệu chính thức của chính phủ hai nước, ngân sách của Ả Rập Xê-út đã thâm hụt 100 tỷ USD trong năm 2015 và với việc giá dầu vẫn chưa khởi sắc, triển vọng của năm nay cũng không có gì khả quan hơn. Ả Rập Xê-út có nhiều tài sản khác để trông chờ nhưng khi đang tiêu hơn 15% những gì mình kiếm được mỗi năm, số tiền dự trữ của họ sẽ nhanh chóng cạn kiệt.
Các chuyên gia cho rằng phải nhiều năm nữa kinh tế Nga và Ả Rập Xê-út mới phục hồi trở lại mức trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ hiện nay.
Nga cũng chẳng khá hơn khi 35 tỷ USD đã bốc hơi khỏi ngân sách nước này trong năm ngoái và kinh tế Nga đã chính thức trượt vào suy thoái. Số liệu mới nhất cho thấy GDP của Nga đã tăng trưởng âm 3,7% trong năm 2015. Đồng rúp đang rơi tự do và dự trữ ngoại tệ đang bốc hơi. Ấy là chưa kể đến những phí tổn cho chiến dịch quân sự đầy tốn kém ở Syria của Nga.
Các chuyên gia cho rằng phải nhiều năm nữa kinh tế Nga và Ả Rập Xê-út mới phục hồi trở lại mức trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ hiện nay. Thế nhưng, đến lúc đấy, những chiếc ô tô điện của Tesla và “những người bạn” đã tràn ngập thị trường rồi và sẽ đẩy giá dầu xuống đáy vực một lần nữa. Khi ấy, nếu cứ duy trì tình trạng phụ thuộc vào dầu mỏ như hiện nay, Nga và Ả Rập Xê-út sẽ chẳng mấy chốc mà rơi vào cảnh khốn cùng.
Có lẽ không phải bom hạt nhân hay tàu sân bay, lá chắn tên lửa nào cả, mà Tesla mới là “thứ vũ khí” của Mỹ mà người Nga sợ nhất lúc này
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nước đến đường cùng thành thác nước, người đến đường cùng ắt hồi sinh!


Tác giả: Theo Letu.life | Dịch giả: Minh Nữ


14418614493701
Con đường nhân sinh không thể mãi mãi bằng phẳng, trên con đường ấy rất có thể bạn sẽ gặp phải những hoàn cảnh trớ trêu không biết phải làm sao, thậm chí đưa bạn đến bước đường cùng của cuộc sống.

Đường cùng không chỉ là một khoảng cách hay một lần thử thách, mà nó còn là một bước ngoặt, một lần tỉnh ngộ và thăng hoa, nó đến để khảo nghiệm sức chịu đựng và ý chí của con người. Một lần gặp nghịch cảnh là một lần hiểu thêm nhiều điều trong cuộc sống, một lần biết dũng cảm vượt qua. Bước ra khỏi đường cùng mọi thứ liền sáng rõ. Cũng giống như: “Sơn trùng thủy phục nghi vô lộ. Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn” (Núi cùng nước tận cứ nghĩ rằng hết đường đi. Qua rặng liễu tối, tới khóm hoa tươi, hiện ra một thôn làng).
Nhân sinh tựa như chén nước, muốn trọn vẹn thật khó lắm thay! Cùng một chén nước, có người thấy nó vơi một nửa, nhưng có người lại thấy nó đầy một nửa. Nếu bạn chỉ thấy chén nước vơi một nửa có nghĩa là bạn đã bóp chết niềm vui và đang tự dằn vặt mình rồi đó. Bí quyết của niềm vui và hạnh phúc nằm ở chỗ: nhìn thấy chén nước đầy một nửa và tận hưởng một nửa chén nước mà mình đang có.
Con người có đôi mắt để nhìn thế gian vạn vật, nhìn người khác nhưng lại không thấy chính mình; có thể thấy khuyết điểm của người khác nhưng lại không thấy khuyết điểm của mình, có thể thấy lòng tham của người khác nhưng lại không thấy sự nhỏ mọn của mình, có thể thấy cái xấu xa của người khác nhưng lại không thấy cái ngu dốt của mình. Chỉ chăm chăm hướng ra bên ngoài mà không biết tự nhìn vào bên trong để tu sửa chính mình, đó là khuyết điểm lớn nhất của con người. Người thường xuyên tu dưỡng bản thân ắt có nội tâm phong phú, người như vậy gặp phải đường cùng sẽ không dễ dàng mà bi lụy suy sụp.
Nhân sinh vốn không phải một màu hồng. Ai ai cũng mong muốn cuộc sống của mình được hoàn mỹ, nhưng những chuyện không như ý lại chiếm đến tám chín phần mười. Thái độ của bạn khi đối mặt với nghịch cảnh sẽ quyết định con đường mà bạn đi và cái đích mà bạn tới. Chỉ có lạc quan vào cuộc sống, tin tưởng vào chính mình, và không quên tu dưỡng bản thân, bạn mới có thể bước qua nghịch cảnh và tiến lên phía trước. “Vật cực tất phản!” (khi sự vật đi đến cùng cực thì tất yếu sẽ phát sinh biến hóa) vốn là đạo lý của nhân sinh. Bước qua nghịch cảnh và quay đầu nhìn lại, bạn sẽ phát hiện ra rằng: nước đến đường cùng thành thác nước, người đến đường cùng ắt hồi sinh!
Phần nhận xét hiển thị trên trang