Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Quốc gia giàu nhất thế giới và những thông tin thú vị



Phần nhận xét hiển thị trên trang
Những người sinh ra ở quốc gia giàu nhất thế giới - Qatar có “quyền được giàu”, vì những lợi ích mà dầu mỏ mang lại cho họ...
Qatar là một quốc gia tại Trung Đông, nằm trên bán đảo nhỏ Qatar thuộc phía Đông Bắc của bán đảo Ả-rập. Phía Nam Qatar giáp Ả-rập Xê-út, các mặt khác giáp vịnh Ba Tư.
Chỉ trong vỏn vẹn 50 năm, bán đảo nhỏ nghèo khó Qatar trở mình phát triển thành siêu cường quốc và được đăng cai Worldcup 2022. Điều gì đã khiến họ giàu có nhanh đến vậy?
Với địa chất khô cằn và cái nóng mùa hè trung bình 48 độ C, Qatar hầu như không có đặc điểm gì để có thể trở thành một siêu cường, nhưng họ đã làm được điều đó. Theo số liệu năm 2010, sức mua của người dân Qatar đạt 187,1 trong khi của Mỹ là 100 và Anh là 75,7. GDP bình quân theo đầu người đạt146.011 USD. Điều đáng kinh ngạc hơn, Qatar có đến 280 nghìn tỷ phú/2,1 triệu dân.
Kể từ khi Qatar nằm dưới sự bảo hộ của vương quốc Anh từ năm 1900, gia tộc Al-Thani đã được chọn trở thành những người lãnh đạo bán đảo bé nhỏ này từ ngày ấy cho đến nay.
Qatar là mảnh đất sống bằng nghề đánh cá và mò ngọc trai. Sau sự sụp đổ của nền thương mại ngọc trai năm 1920, Qatar chìm trong đói nghèo và bệnh tật.
 Qatar lung linh về đêm.
Năm 1939, các giếng dầu được phát hiện tại thành phố Dukhan, nhưng lĩnh vực khai thác dầu phát triển rất chậm trong nhiều năm do Thế chiến thứ 2. 30 năm sau, các chuyên gia phát hiện thêm trữ lượng khí tự nhiên khổng lồ mà đất nước này sở hữu.
Năm 1951, mỗi ngày Qatar sản xuất 46.500 thùng dầu, tương đương với doanh thu 4,2 triệu USD, Sau khi phát hiện ra các mỏ dầu ngoài khơi, con số này tăng lên 233 nghìn thùng mỗi ngày
Khi doanh thu từ khí đốt và dầu mỏ bắt đầu "dày" lên mỗi ngày, năm 1950 gia tộc Al-thani mới cho xây cất những trường học, bệnh viện, nhà máy điện, nhà máy khử muối đầu tiên trên đất Qatar.
Qatar giành lại độc lập vào năm 1971 sau khi vương quốc Anh công bố sẽ rút toàn bộ quân đội ra khỏi quốc gia này để đem quân lên phía đông kênh đào Suez.
Cùng trong năm 1971, các chuyên gia về năng lượng đã phát hiện ra mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới với trữ lượng 25,3 nghìn tỷ mét khối, và tất nhiên nó thuộc sở hữu của Qatar. Nhưng do khai thác dầu mỏ vẫn đem lại nguồn thu lớn nên "cánh đồng khí đốt" này được chính phủ để dành chưa sử dụng ngay.
Năm 1972, chỉ 1 năm sau khi thoát khỏi ách thống trị, Hoàng tử Khalifa bin Hamad đã lật đổ vua cha Ahmad bin Ali để lên nắm quyền. Ngay sao đó ông đã cắt hết các khoản chi tiêu của gia đình hoàng gia để đầu tư cho giáo dục, nhà ở, y tế và quỹ lương hưu. Điều đặc biệt là vào thời gian đó, đức vua Ahmad còn không biết là mình bị con trai lật đổ vì ông đang bận... đi săn ở Iran.
Kể từ năm 1980, kinh tế Qatar bị đình trệ trong một thời gian dài do giá dầu mỏ tụt thảm hại. Đến năm 1989, chính phủ nước này quyết định "xài" mỏ khí tự nhiên để dành từ gần 20 năm trước nhưng tiến độ rất chậm chạp.
Năm 1995, hoàng thân Hamad Bin Khalifa Al Thani lên cướp ngôi của vua Khalifa, đưa Qatar phát triển theo một đường lối hoàn toàn mới, điều đặc biệt là vua Khalifa lúc đó đang du lịch ở Thụy Sĩ. Vua Hamad sau khi lên ngôi đã đầu tư vào dây chuyền khai thác khí đốt và xuất khẩu những thùng khí hóa lỏng đầu tiên.
Năm 1996, Qatar bỏ hàng tỷ USD để xây dựng sân bay quân sự khổng lồ Al-Udeid, sau đó mời không quân Mỹ tới đặt căn cứ, đổi lại, quân đội Mỹ phải bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải Qatar.
Do không muốn phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên thiên nhiên, năm 1998 chính phủ Qatar xây dựng Thành phố Giáo dục, trong đó có 6 trường đại học Mỹ và 2 trường Châu Âu, chính phủ nước này cũng cung cấp các trang thiết bị hiện đại nhất để tiện cho việc học tập và nghiên cứu.
Không đi mạnh vào du lịch và giải trí như Dubai, Qatar chú trọng phát triển về kinh tế, thương mại và đầu tư.
Chế độ phúc lợi của người dân ở đây rất tốt. Những người sinh ra ở Qatar có “quyền được giàu”, vì những lợi ích mà dầu mỏ mang lại cho họ. Họ không mất đồng xu nào để khám bệnh, ngay cả tiền gas, điện, nước cũng được miễn phí. Đó là lý do vì sao người dân Qatar không phải lo lắng về chuyện cơm, áo, gạo, tiền. Bên cạnh đó, mặc dù Qatar là đất nước có bình quân thu nhập trên đầu người cao nhất thế giới, nhưng người dân không phải nộp thuế cho chính phủ.
Dầu mỏ là nguồn tài nguyên quý của đất nước Qatar và đem lại cho họ cuộc sống sung túc. Vì rất giàu dầu mỏ nên nguyên liệu này rất rẻ ở đất nước Trung Đông này. Đây chính là điều kiện thuận lợi để người dân có thể đi lại bằng ô tô mà không phải băn khoăn gì về việc mua xăng, giá xăng dầu tăng hay giảm. Hình ảnh những chiếc xe hơi sang trọng đắt tiền như BMW, Mercedes-Benz… rất phổ biến ở Qatar.
Chỉ có 15% trong tổng số 1,4 triệu người đang sống ở Qatar là công dân nước này, phần còn lại là lao động nước ngoài đến từ các nước phương Tây, Ấn Độ, Pakistan...
Rượu là đồ uống không hợp pháp tại đất nước mà có tới 75% dân số theo đạo Hồi này. Tuy nhiên, bạn có thể mua được rượu ở một số khách sạn nếu bạn được cho phép. Thịt lợn, ma túy, khiêu dâm là những mặt hàng nhập khẩu bất hợp pháp ở Qatar.
Dân số ở Qatar trẻ và nam đông hơn nữ. Chỉ có 1,5% số dân ở đây già hơn 65 tuổi, tỉ lệ nam so với nữ là 1,99. Nguyên nhân là do lao động là nam đến từ nước ngoài nhiều. Tuy phụ nữ ở Qatar bình đẳng hơn so với các nước Ả-rập khác, thể hiện qua việc được tự lái xe, nhưng vẫn phải đeo mạng che mặt, không được ngồi gần nam giới tại một số nơi ở Doha.
Thoibaotoday

Campuchia thách thức thế mạnh Việt Nam: Đừng coi thường



Không những bị đối thủ Campuchia cạnh tranh trên thị trường quốc tế về xuất khẩu lúa gạo mà hàng loạt nông sản Campuchia đang âm thầm tấn công thị trường nội địa, phủ sóng khắp các vựa nông sản lớn của Việt Nam.
Nông sản Campuchia tràn vào thị trường Việt
Câu chuyện du lịch Việt Nam thua Campuchia về cách làm hay ngành ô tô Việt Nam thua Campuchia về sự phát triển hẳn không còn mới bởi công nghiệp ô tô không phải là thế mạnh ở Việt Nam, còn du lịch cũng được xem là ngành dịch vụ mới mẻ.
Song, câu chuyện gạo Việt bị gạo Campuchia cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu lớn là Trung Quốc thì lại khác hoàn toàn, vì Việt Nam vốn được mệnh danh là vựa lúa gạo, xếp thứ 3 về xuất khẩu lúa gạo thế giới.
Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả. Ngay cả trên "sân nhà", nông sản Campuchia cũng đang dần thế chân nông sản Việt.
Thực tế, việc hỏi mua các loại gạo Campuchia ở vựa lúa gạo ĐBSCL chẳng khó khăn gì. Người dân, tiệm cơm muốn mua các loại gạo Sa Mơ, Móng Chim, Sóc Miên,... của Campuchia chỉ gọi một cuộc điện thoại. Ngay sau đó, gạo sẽ được giao đến tận nơi, số lượng có thể từ vài kg đến hàng chục tấn một lúc.
Nông sản, nông sản campuchia, nông sản Việt Nam, gạo campuchia, xoài keo, xoài campchia, hội nhập, TPP, cộng đồng ASEAN
Sau khi thế chân gạo Việt Nam để xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, gạo Campuchia tiếp tục tấn công vào thị trường Việt Nam
Trong khi đó, các doanh nghiệp buôn bán thì hào hứng bởi gạo Campuchia có giá thành khá ổn định nên không sợ lỗ. Còn với các quán cơm bình dân, gạo Campuchia chính là lựa chọn hàng đầu do gạo này nở nhiều, xốp cơm, hợp với khẩu vị của thực khách.
Tương tự, thời gian này, xoài keo Campuchia không chỉ làm mưa làm gió tại thị trường miền Nam mà còn khuấy đảo cả thị trường ngoài Bắc, mức giá bán khá rẻ, chỉ từ 25.000-30.000 đồng/kg.
Theo tiết lộ của chị Đinh Thu Lan, một mối chuyên buôn xoài keo Campuchia ở Thanh Xuân (Hà Nội), mỗi ngày chị bán được cả tấn xoài keo, nhiều hôm còn cháy hàng.
Chị Lan cho biết, xoài keo được thị trường Hà Nội ưa chuộng không chỉ do mẫu mã đẹp, bắt mắt mà bởi chất lượng. Xoài xanh ăn giòn ngọt, chín thơm ngon, cơm xoài lại dày. Nếu so với những loại xoài Việt cùng chất lượng thì xoài keo của Campuchia có giá chỉ bằng một nửa hay bằng một 1/3. Còn so với các loại xoài cùng mức giá thì người tiêu dùng dễ dàng thấy xoài keo vượt trội về chất lượng.
Anh Trần Thế Nam, chủ một cửa hàng đặc sản ở Hai Bà Trưng (Hà Nội) cũng chia sẻ, hơn một năm lại đây, không chỉ xoài keo mà sầu riêng hạt lép, các loại đặc sản khác như lạp xưởng, cá khô, bò khô, trâu khô,... của Campuchia đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người dân.
"Ngày trước tôi buôn các cả loại đặc sản miền núi của Việt Nam nhưng giờ thì chuyển hẳn sang đặc sản Campuchia, Lào vì thấy khách chuộng hơn. Người mua lý giải, chất lượng hàng Campuchia tốt, giá cả cũng khá hợp lý", anh Nam chia sẻ.
Đừng coi thường đối thủ nhỏ
Trao đổi với PV, TS Đặng Kim Sơn, chuyên gia chính sách nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho biết, không chỉ có nông sản Campuchia mà cả nông sản của Lào, Trung Quốc cũng bán rất nhiều tại thị trường Việt Nam, với số lượng ngày càng lớn. Nông sản Việt Nam cũng vậy, ngày càng xuất đi các nước nhiều hơn. Theo ông, điều đó thể hiện sự sôi động và đan xen của các nền kinh tế khi hôi nhập, là một xu hướng tất yếu.
Nông sản, nông sản campuchia, nông sản Việt Nam, gạo campuchia, xoài keo, xoài campchia, hội nhập, TPP, cộng đồng ASEAN
Nông sản Campuchia đang được đánh giá cao về mặt chất lượng cũng như giá thành, độ an toàn
"Tới đây, sau khi chúng ta hoàn toàn vào TPP và cộng động ASEAN thành hiện thực thì sự đan xen còn quyết liệt hơn. Do đó, trong quá trình buôn bán mà thấy số lượng tăng lên thì đó là điều hợp với quy luật", ông Sơn nói.
Thế nhưng, tại sao với những mặt hàng hoá truyền thống Việt Nam có thế mạnh tuyệt đối như trái cây nhiệt đới (xoài, sầu riêng) hay lúa gạo, vậy mà giờ đây lại bị tấn công ngay trên sân nhà? Nghe có vẻ phi lý nhưng về nguyên tắc thì giống như tình trạng ở trên. Campuchia đang chọn đi vào thị trường ngách của Việt Nam.
Theo ông Đăng Kim Sơn, chuyện này rõ nhất với mặt lúa gạo. Lúa gạo của Campuchia sản xuất trên một vùng có mức độ thâm canh so với nước ta thấp hơn hẳn. Họ áp dụng những giống mà Việt Nam đã bỏ từ lâu, như giống lúa địa phương một vụ lúa mùa, ít dùng phân thuốc, thời gian sinh trưởng dài nên chất lượng gạo rất tốt, người dùng có cảm giác an toàn hơn, đáng tin cậy hơn. Thị trường rất ưu chuộng loại gạo này.
Tương tự, với trái cây của Campuchia cũng vậy. Nó được bán đi từ một địa bàn mà người dân không sử dụng các biện pháp thâm canh, bảo quản hoặc kích thích để cho trái chín. Chính vì thế chất lượng ngon hơn, ít nhất là về cảm quan vệ sinh an toàn thì người tiêu dùng Việt tin cậy hơn.
Ông Sơn cũng cho biết, nông sản Campuchia đang nhắm tới thị trường đô thị hay thị trường nông thôn có mức thu nhập khá. Việt Nam là một trong số những thị trường đó.
"Thị trường ngách này chúng ta đang cạnh tranh bằng lợi thế năng suất cao, giá thành thấp. Tuy nhiên, chúng ta không nên coi thường bất cứ đối thủ nào, kể cả là họ là nước nhỏ hay nước đi sau chúng ta", ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, Việt Nam có những vùng sản xuất các loại hàng hoá nông sản giống như nông sản Campuchia xuất khẩu, thậm chí, nếu chuyển đổi chúng ta sẽ có những sản phẩm tốt hơn. Song, điều quan trọng là chiến lược chuyển đổi của chúng ta như thế nào.
"Nếu không tính toán về mặt chiến lược, chúng ta có thể mất cả thị trường ngoại và thị trường nội. Bởi, người tiêu dùng giờ đánh giá sản phẩm bằng thị hiếu của họ. Nếu sản phẩm nào mà ngon, nếu sản phẩm nào họ tin là sạch, giá rẻ thì họ sẽ chọn. Thế nên, câu chuyện ai thắng ai thua ở thị trường trong nước của Việt Nam là hoàn toàn phụ thuộc vào người nông dân và cả người làm chiến lược", ông Sơn nói.
B. Hân/VietnamNet

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

từ facebook của Hoàng Minh Tường:


Một tháng đi chơi, không dùng Facebook. Như xa cách thế giới nghìn trùng. Về nhà mở máy thấy có hơn 700 thư, tin nhắn. Thì ra nhiều người vẫn nhớ gã. Có hai tin vui: Tiểu thuyết Gia phả của đất do đạo diễn Trần Quốc Trọng đưa lên phim đã khởi chiếu từ 24/3. Ba tháng liền lên VTV1. Nhưng tên gã và tác phẩm của gã bé bằng con kiến, ít người thấy. Thôi, kệ, khối người còn muốn gã “bốc hơi” nữa kia (theo cách nói của G. Orwell). Cũng chẳng mấy ai biết đó là thành quả của bộ tiểu thuyết gồm hai tập: Thuỷ hoả đạo tặc và Đồng sau bão, viết trong 20 năm. Tin vui thứ hai: Thời của Thánh Thần đã xuất bản tại Nhật ngày 31/3 vừa rồi. Bản dịch của giáo sư Akio Imai, trường Đại học ngoại ngữ Tokyo. Cái duyên với Akio bắt đầu từ cuộc gặp do Phạm Xuân Nguyên bố trí ở nhà hàng bên Hồ Gươm 5 năm trước. Akio cũng đã về làng Động quê gã. Vậy là sau bản tiếng Pháp, tiếng Hàn, nay lại có thêm bản tiếng Nhật. Riêng bản tiếng Hán, đã xong bản dịch, nhưng còn chờ anh bạn 16 chữ vàng có cho in không.
Đây là bìa Thời của Thánh Thần tiếng Nhật vừa giới thiệu trên Tạp chí của TUFS, do Akio Imai vừa gửi. Nếu không có dòng chữ tiếng Việt bé tí Hoàng Minh Tường thì đến như gã cũng không thể biết đó làThời của Thánh Thần. Hi hi…
image
Phần nhận xét hiển thị trên trang

THƠ NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ

1.     Thiêu hủy bài thơ

Tựa như bạn đánh rơi
từng con số thật nặng
như giá xăng
từng cây số được xếp chồng trong túi áo
Tựa như bạn đánh rơi phụ âm cuối
sự mát lạnh từ vầng trăng
và đêm chẳng thể viết thành lời
sau giấc mơ
trăn trối
Tựa như chiếc bóng nằm nghiêng trên lưỡi cuốc
trong giấc mơ của cha
xới lên từng giọt mồ hôi
tựa như nhọc nhằn từng nụ cười
bạn không thể đánh rơi
nỗi lo của mẹ
Thiêu hủy bài thơ
và rút từng lời nói
của thời gian
như sáng nay đã khuyết một góc đường
có chùm trạng nguyên vừa trụi lá
bạn sẽ đổ lỗi cho một số lý do
về cái máy tính bị tắc nghẽn
và bạn sẽ biết
tình yêu cuộc sống
lớn hơn mười ngón tay
hơn sự phàn nàn
về số tiền lương ít ỏi mà bạn nhận cuối tháng
bạn hãy chấp nhận
tham gia với đám đông
để đi tìm cầu vồng
mọc sớm
Thiêu hủy bài thơ
tựa như điều bạn đang đợi chờ
và không thể nói
tôi đang rơi
vào cơn buồn ngủ
và chẳng có bài thơ nào kể lại cho bạn nghe
về câu chuyện thiên đường
hay địa ngục

2.     Huế mùa khói sương

Anh bạn tôi lại bông đùa quá xá
cười hoàng hôn đã ngã
sóng soài trên chiếc mo cau
cười mà có chết được gì đâu
vẫn hăm hở vẫn bông đùa dù mặt trời đã về bên kia méo mó
mà quên nói lời tạm biệt
quánh một nỗi tròn vo
dăm ba hạt lệ thi nhau mà ngó
đau quá là đau
vui quá là vui
cười ha ha rồi úp mặt ngủ vùi
Anh bạn tôi lại nghiêng mặt cười và hát
từng chuyến đò qua sông
ơ hờ
ơ hờ
sông chảy về mô
tà áo lấm bùn khiến mưa nhỏ lệ
ai e ấp cười che cả vạt lấm lem
phiên chợ ế chiều nay phải nợ rồi – em
tuổi xanh kia mòn dấu
ngày có chờ người bán mua
tà áo ai phảng phất
trên mùi nhang trầm mây thu
làm chi trời Huế thâm u
làm chi thành quách hóa mù sương sa
Anh bạn của tôi lại cười và hát
bên tiếng ghi ta cũ sờn
bên chậu cúc vàng năm trước
và cười nhỏ giọt buồn tênh

3.     Có những điều giả định

làm tôi bật cười
như thể giọt sương rơi
chưa kịp lưu lại điều lấp lánh
thế giới nằm kề bên nhánh
tóc thơm
Có những điều giả định
và nỗi sợ bao bóng
khoanh tròn
Và những suy nghĩ rấp lên
mòn
phía bên kia trang sách chưa kịp lật ra

4.     Huế ngủ
Đêm nay tôi chờ
Những phiên bản tình yêu đang rấp lên
Quấn quanh khung sắt cửa sổ của nhà thương điên phía xa trong hẻm nhỏ
Những chàng Tây ba lô mang tên Hăm Lét đi ngang qua phố
Dừng lại cụng ly với gã say đang ngồi lỳ suốt cả buổi chiều dưới hàng long não
Huế ngủ, sớm hơn những thành phố khác
Sự yên lặng chạy trên mặt đồng hồ màu trắng, dị ứng với từng cú nhích dạ quang
Đêm phủ tràn nặng trĩu, có lẽ vì thế mà chúng chỉa vào sự bế tắc của những con số đếm ngược
Từ Phạm ngũ Lão xuôi về Bạch Đằng lao dốc đến Nguyễn Chí Thanh
Có người bạn tôi vừa rủ về ngồi ở chợ đêm đầu mối Phú Hậu
Có thể ở đó hàng ngày những số phận đang tất bật trong từng âm thanh của động cơ ba gác
Những đôi mắt mọc mầm trong mớ rau củ ngổn ngảng bên bờ phố cổ Bao Vinh
Huế ngủ,
Ông Ngự lại muốn kể cho mọi người nghe về những giấc mơ bình minh
Cái ve cái chén khề khà vác câu
Ngồi kể tiếp về câu chuyện dòng sông chưa bao giờ đổ bến
Về cái chân cầu vồng bị trượt lắng giữa Ngự Hà
Tình yêu mù màu trong những nhà thương điên
Ré lên, ha hả
Huế ngủ,
có thể thêm vài tiếng nữa
Quán chè Chi Lăng yên lặng từ lâu
Tiếng xe tiếng người thỏm lọt
Huế ngủ,
Có thể thêm vài ba tiếng nữa
Vài ba ngày nữa…
Có ai vừa đi ngang qua màn hình
Trong chiếc tivi quên bật từ hôm trước
3.12 .2015

Phần nhận xét hiển thị trên trang

HỘI THẢO "30 NĂM VĂN HỌC ĐỔI MỚI" TẠI BÁO VĂN NGHỆ


Đề tài này đã bàn nhiều.
Hôm nay mình nói: Cuộc đổi mới này chỉ liên quan nhiều đến những nhà văn đã đứng vào “hàng ngũ văn nghệ” do Đảng Cộng sảnchỉ huy thôi; vì 1986 Đảng Cộng sản thấy đất nước kiệt quệ, dân đói, bèn làm cuộc Đổi Mới này, hô “nhìn thằng sự thật”; nhà văn được Đảng Cộng sản bảo cởi trói. Thế thì các nhà văn này cởi… Rốt cuộc là từ một kiểu văn học chỉ huy, bọn họ tiến sang văn học thôi chỉ huy, tức là từ đây ai cũng có quyền viết theo ý mình, không cần “viết theo yêu cầu của Đảng” nữa.
Thế là “đội ngũ thống nhất” ấy chia đôi, ở Đại hội 4 (1989) đã vậy, bây giờ vẫn vậy; phân hóa, phân liệt là tất nhiên, vì tạo ra cái riêng là quyền mỗi người cầm bút.
Ý thứ hai, sau mới nói, là: chỉ nên gọi “văn học Đổi Mới” một đoạn nhất định thôi, ví dụ đoạn 1986-1995; đến 1995 đã thấy mùi “hậu Đổi Mới” rồi. Còn các đoạn văn học sử khác, về sau, xin coi như cái bình thường của đời sống văn học, nó có biến động, thay đổi, nhưng đừng gọi những động thái ấy là Đổi Mới!
COMMENTS
Lê Quốc Hán Hình như ai đó nói đại ý văn học không có mới cũ chỉ có hay dở mà thôi.
Mậu Nguyễn Đức Sau đổi mới anh nói viết theo ý riêng thì nên nói thêm: viết theo ý riêng một cách dè dặt, nghe ngóng. Nếu ai có nhận thức khác đám đông thì vòng vèo xa xôi, bóng gió, chứ chưa có sáng tác tự do. Họ vẫn sợ sệt, lo lắng chứ. Hội Nhà văn chỉ là nơi dùng tiền thuế của dân một phí phạm thôi, muốn họ giải tán cũng chưa dám, để thế thì phí tiền dân.
Lại Nguyên Ân Đây là nói một sự kiện cụ thể. Người sáng tác thì ai tài đến đâu tạo ra thành quả đến đó. Còn cuộc Đổi Mới này là một sự kiện văn học sử cụ thể. Nói “văn chương không có cũ/mới, chỉ có hay/dở” – cũng đúng, nhưng là để luận về mọi thứ mọi đời văn chương; Nói “đã sáng tác văn chương thì bao giờ cũng phải tự đổi mới”– cũng đúng, vì đó là quy luật muôn đời. Nhắc lại, vì Đảng Cộng sản Việt Nam phát động phong trào xã hội chính trị gọi là Đổi Mới, đưa cả cuộc vận động ấy sang văn chương, nên nhà văn mới can dự. Trước đó, từ 1943, nhà văn (một nhóm) đã được/bị Cộng sản hút vào Hội Văn hóa Cứu quốc, 1948 trên Việt Bắc thời đánh nhau với Pháp, Đảng Cộng sản đã đưa nhà văn vào Hội Văn Nghệ Việt Nam; rồi rèn cái “đội ngũ” ấy, bắt họ viết theo Hiện thực xã hội chủ nghĩa, viết phải có tính đảng, v.v. Ai không theo thì bị phê bị đánh, nặng nhất có thể là bỏ tù, như Thụy An, Nguyễn Hữu Đang, v.v. Nhẹ thì phê, bêu riếu, v.v. Thế nên cái cuộc gọi là Đổi Mới nổi lên hồi 1986 ấy với lời hô “cởi trói” là thời cơ đưa nhà văn trở lại với tự do sáng tác, tùy lương tâm và nhận thức, năng lực sáng tạo của mỗi người. Nên nhớ hiện giờ vẫn còn cái hệ thống hội nghệ sĩ kiểu trước 1986, lệ thuộc hệ thống đảng; bởi sau vài năm cao trào Đổi Mới thì các cơ quan Đảng lại khôi phục cái mô hình toàn trị, kể cả đối với văn nghệ; nhưng ít nhất có những bộ phận, những cá nhân người viết dần dần thoát ra, hoặc sống và viết kiểu nửa nọ nửa kia; vừa đứng chân trong Hội, vừa viết kiểu tự do độc lập… Vì, hiện dã không thể quay lại thời kinh tế chỉ huy, quốc doanh hóa toàn bộ kinh tế nữa. Vậy thì càng không thể gò văn chương trong guồng máy kiềm chế được nữa.
clip_image002
clip_image004
clip_image006
clip_image008
clip_image010
clip_image012
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài toán khó đang chờ lời giải ở tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ

Dân trí Nhiều ý kiến giáo sư, nhà giáo đang kỳ vọng vào tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ sẽ giải quyết được những bức xúc, tồn tại trong giáo dục và có những quyết sách mới, có chiến lược giáo dục mới nhằm đổi mới mạnh mẽ nền giáo dục hiện nay.
 >> Tiểu sử tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ

Tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ
GS Phạm Tất Dong, Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam:“Không biết tận dụng được ý kiến của những người có tâm huyết, kinh nghiệm thì bài toán sẽ không giải được…”
Trước hết, rõ ràng giáo dục đang đứng trước bài toán rất khó. Giáo dục trong nhiều năm tháng qua những bài toán đó không giải được, đó là điều mà ai cũng thấy. Cho nên, khi Bộ trưởng mới lên, ai cũng hy vọng bài toán ấy bộ trưởng mới góp sức vào để giải.
Hy vọng để giải bài toán này là trí tuệ của một tập thể đông đảo mà nó thể hiện sự thông thái, mẫn tiệp. Nếu Bộ trưởng mới không sử dụng được đội ngũ chuyên gia lớn, không biết tận dụng được ý kiến của những người có đầy kinh nghiệm thì bài toán sẽ không giải được.
Điều chúng tôi mong muốn bộ trưởng mới là nghe được, hiểu được, xử lý được những ý kiến của những chuyên gia hay những người tâm huyết giáo dục.
Những bài toán của giáo dục hiện nay đều gắn liền với nội dung trong Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, điều này đã nói từ lâu nhưng không giải quyết được. Có giải quyết cũng giải quyết không triệt để vì hiểu không đúng được những điều đã ghi trong Nghị quyết của đảng và nhà nước.
Ví dụ: Hệ thống Giáo dục mở, bản thân nó là Xã hội học tập nhưng khi nói đến giáo dục mở lại nói đến Giáo dục mở và Xã hội học tập, 2 cái đó khác nhau. Bốn Đại hội đều nói đến Xã hội học tập nhưng bên giáo dục không thể hiện được Xã hội học tập là gì. Mà Đảng đã chủ trương chuyển mô hình giáo dục cũ sang mô hình giáo dục mới, mà mô hình giáo dục mới chính là hệ thống giáo dục mở.
Với tư cách là một chuyên gia, tôi mong bộ trưởng mới suy nghĩ về điều này. Cần cho viết lại, giải thích lại Thế nào là xã hội học tập? chứ không nguy cơ 60 triệu người lớn muốn đi học, cần được học nhưng vẫn bị coi nhẹ.
Khi nói đến giáo dục, thực chất trong các văn bản hiện nay chỉ nói đến giáo dục cho thế hệ trẻ chứ chưa bao giờ nói đến giáo dục của người lớn. Tôi cho rằng, ngành giáo dục cần khẳng định có một ngành học đó là: Ngành học cho người lớn. Bởi vì ngành học cho người lớn khác với ngành học giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, nên định lại chiến lược giáo dục và tìm ra những mục tiêu ưu tiên của chiến lược giáo dục. Thực ra, chúng ta quá mất thời gian vào thi cử đánh giá… những cái đó không giải quyết được vấn đề. Chúng ta không thể hiện được mong muốn trong vòng 10 – 15 tới người Việt Nam phải có phẩm chất gì? năng lực gì? đấy là mục tiêu. Nếu không giải quyết được cái này thì mọi thi cử, mọi đổi mới SGK không giải quyết được gì.
Với điều kiện hiện nay, khi đi vào nền kinh tế tri thức với năng lực của Việt Nam thì người công dân Việt Nam cần những cái gì tối thiểu và cái tối thiểu đó xây dựng thành mục tiêu và được thể hiện trong chương trình, SGK. Có những cái này thì mới nói đến thi cử được. Không ai bàn đến thi trước rồi mới bàn đến chương trình, SGK.
PGS.TS Lê Hữu Lập, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông: Bộ Giáo dục cần tập trung vào quản lý nhà nước về chất lượng!
Theo tôi, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm được 2 điều này sẽ thành công:
Thứ nhất: Đối với giáo dục phổ thông cần tập trung vào Đề án đổi mới toàn diện giáo dục, làm bằng được, dứt điểm và có lộ trình và công bố cho xã hội biết.
Nội dung Đề án này rất tốt nhưng mới tốt ở trên bàn thôi còn triển khai mới phức tạp. Do đó, đầu tư tất cả nguồn lực để thực hiện đề án chương trình phổ thông tổng thể. Nếu làm tốt đề án này, học sinh học hết lớp 12, tốt nghiệp là có thể đi làm được còn hiện nay, chương trình cũ, học sinh học xong lớp 12 không làm được gì vì không có nghề. Vì vậy, mong bộ trưởng mới phải có quyết tâm.
Thứ hai: Đối với đại học phải quản lý làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Cái chết ở giáo dục đại học hiện nay là chỉ thực hiện ở Thông tư 32 và Thông tư 57.
Tôi mong Bộ trưởng Nhạ, phải làm sao tổ chức được hệ thống kiểm định chất lượng và xếp hạng được các trường. Siết chặt chất lượng giáo dục đại học. Đồng thời, công bố cho xã hội biết là những trường đại học xếp hạng ở mức độ nào, chương trình nào đã được kiểm định đánh giá theo tiêu chuẩn… đó mới là chất lượng.
Có như vậy các trường đại học Việt Nam mới theo được đánh giá chung, theo được quốc tế. Nếu cứ như hiện nay thì khó lọt vào tốp châu Á và thế giới được. Tiêu chí và tiêu chuẩn quyết định chất lượng của 1 trường đại học.
Bộ GD&ĐT cần dừng làm những việc lặt vặt, làm những việc mà các trường đang tự chủ rồi thì để họ làm như tuyển sinh vì trong Luật Giáo dục, Luật đại học đã quy định rõ trách nhiệm của các trường.
Bộ cần tập trung vào quản lý nhà nước về chất lượng, tập trung thanh tra, kiểm tra. Đào tạo đại học, cao học phải đi theo hình chóp, hiện nay mình đang đi ngược lại với thế giới.
Các nhà giáo, sinh viên, học sinh kỳ vọng vào Tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ có những quyết sách mới thay đổi nền giáo dục hiện nay
Tiến sĩ Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng trường ĐH FPT: Minh bạch hoá và tự chủ đại học cần được đẩy nhanh hơn!
Trong mảng giáo dục, giáo dục đại học đang có nhiều bất cập cần giải quyết. Để có được một hệ thống giáo dục đại học tốt thì hệ thống này cần được quy hoạch rõ ràng và cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh.
Cạnh tranh lành mạnh chỉ phát huy hiệu quả nếu quá trình minh bạch hoá và tự chủ đại học được đẩy nhanh hơn. Bên cạnh đó mục đích của các trường phải rõ ràng.
Các trường quốc tế như RMIT, Việt Pháp, Việt Đức cần có quy định tối thiểu về giảng viên và sinh viên quốc tế. Ví dụ số GV quốc tế cần ở mức 20%, sinh viên là 10% và có lộ trình tăng tương ứng thành 30% và 15%.
Các trường nghiên cứu thì cần có tỷ lệ bài báo trên đầu giảng viên đạt mức tối thiểu ví dụ là 0.5 bài báo mỗi năm trên đầu cán bộ. Các trường theo hướng nghề nghiệp thì bắt buộc phải đạt được các tiêu chí về việc làm và gắn kết doanh nghiệp.
Một việc cũng vô cùng quan trọng là phát triển lành mạnh khu vực đại học ngoài công lập để chiếm tỷ lệ cao hơn trong hệ thống. Các trường có chất lượng được khuyến khích phát triển và tạo điều kiện tham gia thị trường dễ dàng hơn cho các đơn vị giàu tiềm lực.
Bên cạnh đó các trường yếu kém, tiềm lực yếu cần phải giải thể hoặc sáp nhập. Vấn đề nhất hiện nay là ở các trường đại học sống chết không rõ ràng. Để làm được việc này thì chính sách cần rõ ràng để không xảy ra tranh chấp, loại bỏ các trường đầu tư ngắn hạn và phát triển các trường đầu tư dài hạn.
GS Đặng Ứng Vận, Hiệu trưởng trường ĐH Hòa Bình: Nếu Tư lệnh ngành tốt thì sẽ giải quyết vấn đề bức xúc, tiêu cực trong giáo dục hiện nay!
Muốn cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay, theo tôi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cần đột phá trong việc thực hiện tốt Nghị quyết 29. Nếu Tư lệnh ngành tốt thì cần huy động cả hệ thống chính trị , toàn xã hội vào để giải quyết vấn đề bức xúc, tiêu cực trong giáo dục hiện nay.
Ngoài ra, tôi hy vọng bộ trưởng mới phát huy được vai trò của các trường ngoài công lập trong hệ thống và sử dụng nó như một đòn bẩy để phát triển trường công lập theo đúng hướng, tăng cường sự cạnh tranh nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng.
Nếu bộ trưởng mới giải quyết được 2 vấn đề trên là rất tốt, xã hội yên tâm.
Về trước mắt, Bộ trưởng cần giải quyết tốt kỳ thi năm nay xét tuyển vào ĐH,CĐ, làm thế nào để kỳ thi này đạt kết quả tốt, xã hội yên tâm. Bản thân thí sinh phổ thông chọn vào trường đại học phù hợp với nguyện vọng, năng lực và điều kiện học tập của các em.
Hồng Hạnh 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Từ một câu chuyện ‘siêu’ kinh hoàng về quan chức Việt


Nếu tin này được đăng vào “ngày nói dối” 1/4 thì có lẽ cũng chẳng có ai tin. Và ngay cả thông tin đăng tải ngày hôm nay, có lẽ cũng chẳng mấy ai tin nếu nó không phải từ người đứng đầu Chính phủ nói công khai tại phiên họp Chính phủ tháng 3/2016.
Khi bàn về tự chủ tài chính và biên chế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng hiện có hai cực, cực đoan về phía nào cũng dẫn tới không tốt. Trước đây chúng ta quản lý viên chức các đơn vị sự nghiệp rất chặt, xin thêm từng người, phải duyệt rất kỹ. Sau đó, giao tự chủ để các đơn vị tự quyết định thì lại “thu nhận quá trời thu”.
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn cho biết khá cụ thể: “Tôi được báo cáo có đơn vị có đồng chí trước khi nghỉ hưu nhận 300 người. Nhận thì phải giải quyết hậu quả sau này, mặc dù là hợp đồng” - Theo VOV ngày 28/3, bài "Thủ tướng: Có người trước khi nghỉ hưu nhận 300 người".
“Siêu” kinh hoàng!
Trước đây, cứ ngỡ ông Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Rum trước khi hạ cánh đã ký “thăng quan” cho 30 trường hợp cấp phòng và tương đương là kinh hoàng lắm.
Rồi đến ông Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, trong buổi “hoàng hôn nhiệm kỳ” đã ký “tiến chức” cho 60 trường hợp cấp vụ và tương đương thì tưởng sự “kinh hoàng” của “chuyến tầu vét” đã là đỉnh điểm.
Thế mà giờ đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết có người trước khi nghỉ hưu nhận tới… 300 người thì không chỉ kinh hoàng mà “siêu” kinh hoàng, gấp 5 lần ông Truyền và gấp 10 lần ông Rum.
Tất nhiên, việc ký nhận được tới 300 người, “tác giả” phải là người có chức tước to, thậm chí rất to. Bởi cái con số 300 người có lẽ phải tương đương với lượng công chức, viên chức của cả một văn phòng ủy ban cấp tỉnh hoặc thành phố?
Thử hỏi trong số 300 người ấy, có bao nhiêu người thực sự làm được việc? Khó có thể biết chính xác nên đành lấy con số 30% “có cũng được mà không cũng được” của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì sẽ có khoảng 100 người “sáng cắp ô đi, tôi cắp về”.
Mà trong số 300 người đó, ai là người thực sự có năng lực và thật sự cần thiết cho công việc?
Ai là “tay không bắt giặc”, tức là được tuyển chọn một cách sòng phẳng, không có 2 chữ “tình” hoặc “tiền”?
Ai vào đó “gửi chân” để bộ máy căng phồng đến mức “Thu ngân sách 1 triệu tỷ mỗi năm nhưng chi lương thường xuyên cho cán bộ hành chính đã hết 400 nghìn tỷ đồng... Một ông nông dân cõng bốn ông công chức béo thì chết, dân oán thán lắm” như lời ĐB Đỗ Văn Đương?
Và chợt ước giá như trước đây, Thủ tướng mạnh tay hơn như đề nghị của Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) phát biểu trước Quốc hội ngày 29/3:
“Nếu Thủ tướng mạnh tay cách chức các Bộ trưởng, các Chủ tịch tỉnh không hoàn thành nhiệm vụ chứ không đợi đến khi hết nhiệm kỳ mới thay thì đã chặn được ngay tư tưởng trên bảo dưới làm ngơ. Nếu Thủ tướng kiên quyết xử lý một vài lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước vi phạm thì tình hình đã khác so với việc đợi đến khi họ vào tù mới xử lý…”
Vâng, giá như Thủ tướng mạnh tay hơn…!
Theo DÂN TRÍ
Phần nhận xét hiển thị trên trang