Phạm Viết Đào.
Bài 1: Nguyên nhân sụp đổ của “mô hình” Nguyễn Tấn Dũng ?
Hôm nay, 6/4/2016, Quốc hội chính thức bãi nhiệm chiếc ghế Thủ tướng mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã quản trong gần 12 năm; ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ rời khỏi nơi ông “trụ trì” sau gần 20 năm tại đây?
Do sự bùng nổ của mạng thông tin xã hội nên chưa có một nhiệm kỳ Thủ tướng nào được được đưa ra mổ xẻ đến nơi đến chốn, ngược chiều nhau về nhiều phương diện của con người và sự nghiệp chính trị Nguyễn Tấn Dũng…
Qua hiện tượng Nguyễn Tấn Dũng, dư luận xã hội bắt đầu ngộ ra sự phân hóa sâu sắc từ trong nội bộ Đảng, sự hình thành phe nhóm lợi ích và sự đối đầu nhau không kém phần quyết liệt, mất còn…
Qua cuộc đối đầu này dư luận ngộ ra: phe nhóm chưa chắc đã là xấu, đáng sợ; Sự hầm bà làng với nhau có khi đẩy đất nước, dân tộc đến chỗ tiêu vong nhanh hơn như một cuốn tiểu thuyết của Romania mà Phạm Viết Đào đã cất công dịch, xuất bản từ năm 2000; Cuốn tiểu thuyết của nhà văn Romania Zaharia Stancu viết năm 1968 ( Tình yêu hoang dã-Tên gốc: Satra…)
Trong nhiệm kỳ của Ban chấp hành khóa XI, có 2 vị ủy viên TW đã qua đời, đã để lại không ít những bàn luận, dị nghị trái chiều trên mạng xã hội, đó là cái chết của Thượng tướng-Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ và Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh…
Hai vị ủy viên TƯ nắm những trọng trách lớn trong việc phòng chống tội phạm đã đột nhiên chết do “bạo bệnh” trong bối cảnh: hàng loạt đại án lớn phanh phui những đường giây làm ăn lớn liên quan tới Chính phủ đã gây rung động xã hội…
Những kết cục kẻ vào tù, người ngã bệnh khiến cho dư luận râm ran về câu thành ngữ xưa: Trạng chết thì chúa cũng băng hà- hậu quả tất yếu của buổi sơ khai của kinh tế thị trường mang danh xã hội chủ nghĩa; mà về thực chất của những bê bối qua những đại án này chuyện xảy ra hoang dã không kém phần tư bản sơ khai…
Từ đây, vai trò, vị thế vô tình hay cố ý, ông Nguyễn Tấn Dũng với cương vị Thủ tướng trở thành điểm ngắm của dư luận xoáy vào: Ỗng Dũng là tác nhân hay thủ phạm; Ông Dũng có công hay là kẻ phá hoại ?
Vậy ông Dũng là người cấp tiến, dám bung phá để tìm lối thoát cho nền kinh tế trì trệ, nhiễm nặng “ tập trung quan liêu”, xóa dần cái lối trung ương tập quyền, quyen gọi là cơ chế xin-cho, thể chế bóp chết tự do kinh doanh; xương sống, sinh lực của một nền kinh tế từ Liên Xô tới Đông Âu và giờ bộc lộ cả cả Trung Quốc…
Với sự xốc vác của tuổi tác và của một anh “ Hai Nam Bộ”, ngay mới lên nhận chức Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã tìm đến những mô hình kinh tế Hàn Quốc, Nhật Bản để học hỏi…
Xin nhớ là trong suốt nhiệm kỳ làm Thủ tướng của mình, ông Nguyễn Tấn Dũng dường như chưa một lần đến thăm Bắc Kinh, trong khi đó các vị “ tứ trụ” các nhiệm kỳ đều tề tựu tại Trung tâm chính trị đông bắc Á này…
Cái bi kịch nếu nói về sai lầm chính trị của Nguyễn Tấn Dũng lúc đầu, ông là người trẻ năng động và khá nhạy bén, thông minh nhưng ông lại không đủ tầm với tới một nền tảng để giúp ông giải những bái toán pháp lý cho việc lực chọn mô hình “Hàn, Nhật”…Một nhà nước muốn phát triển kinh tế bằng thể chế kỹ trị không thể không dựa vào thói quen tuân thủ luật pháp của những người tham gia cuộc chơi…
Để tạo dựng những ra những “chaebon” như Hàn Quốc, tạo đầu tàu và những quả đấm thép, Chính phru Hàn Quốc đã dồn vốn ưu đài cho một số đầu tàu kinh tế; Chính phủ Hàn Quốc thành công vì họ thật sự đã có những đầu tàu có khả năng tự vận hành được trên nhưng cung đường ngắn nên khi được tiếp sức, nó bứt phá lên nhanh, liên vận xa…
Thể chế của Hàn Quốc tuy nhà nước vẫn tập trung cao độ quyền lực nhưng nền kinh tế vận hành theo kinh tế tư bản, tư nhân…Nên họ đã có những nhà tư bản tiền trạm, có ý thức và trách nhiệm tích lũy kỹ trị tư bản…
Bước hụt hẫng về kiến thức kỹ trị của Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, để tập trung quyền hành như vào tay mình như chính phủ Hàn Quốc, Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã cho ban hành Nghị định 1-1/2009/NĐ-CP…
Để hiểu thêm những nguyên nhân sâu xa về sự thất bại của “ mô hình Nguyễn Tấn Dũng” xin đưa lại loạt bài viết của Phạm Viết Đào đăng cuối năm 2010, loạt bài này đáng tiếc đã bị hacker đánh sập; may mắn hiện đang được trang mạng Đoithoại giữ hộ…
Xin mời quý vị đọc lại loạt bài này đã đưa lên mạng cuối năm 2010: tiên liệu sự sụp đổ của “mô hình” Nguyễn Tấn Dũng.Trước khi blog Phạm Viết Đào mổ xẻ tiếp những hệ lụy của mô hình Nguyễn Tấn Dũng cả tới tận hôm nay và nhiều năm nữa; Chủ blog cũng sẽ mạnh dàn đề xuất một số giải pháp khác để vẫn tôn trọng, tiếp tục những sáng kiến cá nhân của ông Dũng nhưng cấp thiết phải thiết kế các “ vòng kim cô” để tránh nó quá đà…
Về thâm tâm, blog Phạm Viết Đào không có chủ ý “chống đối” Nguyễn Tấn Dũng một cách quyết liệt như ông hiểu lầm về tác giả loạt bài này; có lẽ do bộ máy an ninh nước nhà thiếu hiểu biết về phép kỹ trị của kinh tế thị trường…thành ra một lúc nào đó ông đã biến P.V.Đ thành đối tượng phải siết vòng kim cô; trong khi thâm tâm P.V.Đ lại muốn tặng ông “ chiếc vòng kim cô” để giúp ông hoàn thành cái mô hình mà ông ấp ủ ! Đã có lúc tôi viết trên mạng: dù thế nào thì tôi P.V.Đ vẫn cảm ơn, không hề oán trách ông.
Viết về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một câu chuyện dài hơi. Xin hẹn quý vị nhiều kỳ vì: ông Nguyễn Tấn Dũng là người thú vị, đáng viết; một con người có tư chất chính khách đàng hoàng, không xơ cứng và khá thông minh….
Do sự bùng nổ của mạng thông tin xã hội nên chưa có một nhiệm kỳ Thủ tướng nào được được đưa ra mổ xẻ đến nơi đến chốn, ngược chiều nhau về nhiều phương diện của con người và sự nghiệp chính trị Nguyễn Tấn Dũng…
Qua hiện tượng Nguyễn Tấn Dũng, dư luận xã hội bắt đầu ngộ ra sự phân hóa sâu sắc từ trong nội bộ Đảng, sự hình thành phe nhóm lợi ích và sự đối đầu nhau không kém phần quyết liệt, mất còn…
Qua cuộc đối đầu này dư luận ngộ ra: phe nhóm chưa chắc đã là xấu, đáng sợ; Sự hầm bà làng với nhau có khi đẩy đất nước, dân tộc đến chỗ tiêu vong nhanh hơn như một cuốn tiểu thuyết của Romania mà Phạm Viết Đào đã cất công dịch, xuất bản từ năm 2000; Cuốn tiểu thuyết của nhà văn Romania Zaharia Stancu viết năm 1968 ( Tình yêu hoang dã-Tên gốc: Satra…)
Trong nhiệm kỳ của Ban chấp hành khóa XI, có 2 vị ủy viên TW đã qua đời, đã để lại không ít những bàn luận, dị nghị trái chiều trên mạng xã hội, đó là cái chết của Thượng tướng-Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ và Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh…
Hai vị ủy viên TƯ nắm những trọng trách lớn trong việc phòng chống tội phạm đã đột nhiên chết do “bạo bệnh” trong bối cảnh: hàng loạt đại án lớn phanh phui những đường giây làm ăn lớn liên quan tới Chính phủ đã gây rung động xã hội…
Những kết cục kẻ vào tù, người ngã bệnh khiến cho dư luận râm ran về câu thành ngữ xưa: Trạng chết thì chúa cũng băng hà- hậu quả tất yếu của buổi sơ khai của kinh tế thị trường mang danh xã hội chủ nghĩa; mà về thực chất của những bê bối qua những đại án này chuyện xảy ra hoang dã không kém phần tư bản sơ khai…
Từ đây, vai trò, vị thế vô tình hay cố ý, ông Nguyễn Tấn Dũng với cương vị Thủ tướng trở thành điểm ngắm của dư luận xoáy vào: Ỗng Dũng là tác nhân hay thủ phạm; Ông Dũng có công hay là kẻ phá hoại ?
Vậy ông Dũng là người cấp tiến, dám bung phá để tìm lối thoát cho nền kinh tế trì trệ, nhiễm nặng “ tập trung quan liêu”, xóa dần cái lối trung ương tập quyền, quyen gọi là cơ chế xin-cho, thể chế bóp chết tự do kinh doanh; xương sống, sinh lực của một nền kinh tế từ Liên Xô tới Đông Âu và giờ bộc lộ cả cả Trung Quốc…
Với sự xốc vác của tuổi tác và của một anh “ Hai Nam Bộ”, ngay mới lên nhận chức Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã tìm đến những mô hình kinh tế Hàn Quốc, Nhật Bản để học hỏi…
Xin nhớ là trong suốt nhiệm kỳ làm Thủ tướng của mình, ông Nguyễn Tấn Dũng dường như chưa một lần đến thăm Bắc Kinh, trong khi đó các vị “ tứ trụ” các nhiệm kỳ đều tề tựu tại Trung tâm chính trị đông bắc Á này…
Cái bi kịch nếu nói về sai lầm chính trị của Nguyễn Tấn Dũng lúc đầu, ông là người trẻ năng động và khá nhạy bén, thông minh nhưng ông lại không đủ tầm với tới một nền tảng để giúp ông giải những bái toán pháp lý cho việc lực chọn mô hình “Hàn, Nhật”…Một nhà nước muốn phát triển kinh tế bằng thể chế kỹ trị không thể không dựa vào thói quen tuân thủ luật pháp của những người tham gia cuộc chơi…
Để tạo dựng những ra những “chaebon” như Hàn Quốc, tạo đầu tàu và những quả đấm thép, Chính phru Hàn Quốc đã dồn vốn ưu đài cho một số đầu tàu kinh tế; Chính phủ Hàn Quốc thành công vì họ thật sự đã có những đầu tàu có khả năng tự vận hành được trên nhưng cung đường ngắn nên khi được tiếp sức, nó bứt phá lên nhanh, liên vận xa…
Thể chế của Hàn Quốc tuy nhà nước vẫn tập trung cao độ quyền lực nhưng nền kinh tế vận hành theo kinh tế tư bản, tư nhân…Nên họ đã có những nhà tư bản tiền trạm, có ý thức và trách nhiệm tích lũy kỹ trị tư bản…
Bước hụt hẫng về kiến thức kỹ trị của Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, để tập trung quyền hành như vào tay mình như chính phủ Hàn Quốc, Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã cho ban hành Nghị định 1-1/2009/NĐ-CP…
Để hiểu thêm những nguyên nhân sâu xa về sự thất bại của “ mô hình Nguyễn Tấn Dũng” xin đưa lại loạt bài viết của Phạm Viết Đào đăng cuối năm 2010, loạt bài này đáng tiếc đã bị hacker đánh sập; may mắn hiện đang được trang mạng Đoithoại giữ hộ…
Xin mời quý vị đọc lại loạt bài này đã đưa lên mạng cuối năm 2010: tiên liệu sự sụp đổ của “mô hình” Nguyễn Tấn Dũng.Trước khi blog Phạm Viết Đào mổ xẻ tiếp những hệ lụy của mô hình Nguyễn Tấn Dũng cả tới tận hôm nay và nhiều năm nữa; Chủ blog cũng sẽ mạnh dàn đề xuất một số giải pháp khác để vẫn tôn trọng, tiếp tục những sáng kiến cá nhân của ông Dũng nhưng cấp thiết phải thiết kế các “ vòng kim cô” để tránh nó quá đà…
Về thâm tâm, blog Phạm Viết Đào không có chủ ý “chống đối” Nguyễn Tấn Dũng một cách quyết liệt như ông hiểu lầm về tác giả loạt bài này; có lẽ do bộ máy an ninh nước nhà thiếu hiểu biết về phép kỹ trị của kinh tế thị trường…thành ra một lúc nào đó ông đã biến P.V.Đ thành đối tượng phải siết vòng kim cô; trong khi thâm tâm P.V.Đ lại muốn tặng ông “ chiếc vòng kim cô” để giúp ông hoàn thành cái mô hình mà ông ấp ủ ! Đã có lúc tôi viết trên mạng: dù thế nào thì tôi P.V.Đ vẫn cảm ơn, không hề oán trách ông.
Viết về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một câu chuyện dài hơi. Xin hẹn quý vị nhiều kỳ vì: ông Nguyễn Tấn Dũng là người thú vị, đáng viết; một con người có tư chất chính khách đàng hoàng, không xơ cứng và khá thông minh….
MÔ HÌNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ THÀNH LẬP THEO NGHỊ ĐỊNH 101/2009/NĐ-CP:
Posted on 06/01/2011 by Doi Thoai
Bài 1: MỘT MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TRÁI HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT: THỦ PHẠM XÔ ĐẨY VINASHIN VÀO RỐI LOẠN, SUY SỤP !
Blog nvphamvietdao
Qua các dẫn chứng và các cơ sở pháp lý sau đây cho thấy: mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước được thành lập theo NĐ101 là một mô hình tổ chức không nằm trong khuôn khổ Hiến pháp 1992, Luật Văn bản quy phạm pháp luật và Luật Tổ chức chính phủ. Vì những sự trái ngoe này nên dẫn tới những hệ lụy như đã thấy ở Vinashin !
Phạm Viết Đào.
Posted on 06/01/2011 by Doi Thoai
Bài 1: MỘT MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TRÁI HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT: THỦ PHẠM XÔ ĐẨY VINASHIN VÀO RỐI LOẠN, SUY SỤP !
Blog nvphamvietdao
Qua các dẫn chứng và các cơ sở pháp lý sau đây cho thấy: mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước được thành lập theo NĐ101 là một mô hình tổ chức không nằm trong khuôn khổ Hiến pháp 1992, Luật Văn bản quy phạm pháp luật và Luật Tổ chức chính phủ. Vì những sự trái ngoe này nên dẫn tới những hệ lụy như đã thấy ở Vinashin !
Phạm Viết Đào.
Đã có rất nhiều chuyên gia mổ xẻ phân tích các nguyên nhân dẫn tới thảm họa Vinashin, một sản phẩm của cái mô hình quản trị doanh nghiệp thí điểm chính thức ra đời sau Quyết định 91-TTg Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 1994 ( QĐ91 ); Mô hình thí điểm này được luật hóa bằng văn bản dưới luật có tên: Nghị định 101/2009/NĐ-CP( NĐ101) ngày 5/11/2009 thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước; Nghị định ban hành sau 15 năm, kể từ quyết định thành lập thí điểm mô hình quản trị mà giới doanh nghiệp hay gọi tắt là Tập đoàn 90- 91 …
Việc thiết kế mô hình quản trị các Tập đoàn kinh tế nhà nước theo QĐ91 và NĐ101 đã được tiến hành theo quy trình: “sinh con rồi mới sinh cha; sinh cháu giữ nhà rồi …” mà “ông” thì chưa được pháp luật thừa nhận ?!
Mô hình quản trị này đã tạo ra cái quan hệ pháp lý loằng ngoằng: Các tập đoàn kinh tế nghiễm nhiên trở thành con của ông ( Thủ tướng ) và chỉ là em ( hay cháu ) của các Bộ quản lý chuyên ngành; trong khi đó thì về quy luật tự nhiên-xã hội, để hình thành gia phong của một gia đình, đảm báo tính hiếu thuận trong quan hệ con cháu đối với cha mẹ, ông bà, trật tự sinh thành của các thành viên trong gia đình phải là “con cha, cháu ông”…
Cái trật tự pháp lý loằng ngoằng này đã đẩy các cơ quan quản lý chuyên ngành bị đẩy ra vị thế chầu rìa trách nhiệm: bố trở thành anh và ông trở thành cha; trật tự này là thủ phạm gây ra thảm cảnh lăng loàn trong quan hệ: trên bảo dưới không nghe; anh bảo em để ngoài tai; mặc dù trên danh nghĩa pháp lý ông anh ( Bộ ) vẫn phải chịu trách nhiệm về ông em ( Con-Tập đoàn kinh tế)…
Điều này đã bộc lộ qua các trả lời chất vấn, giải trình trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch-Đầu tư trong phiên chất vấn của Quốc hội vừa qua. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch- Kế hoạch Đầu tư trả lời đã tham mưu hết trách nhiệm; Bộ Tài chính thì cho biết: đã thanh tra, kiểm tra, đã phát hiện, đã kiến nghị nhưng Vinashin để đấy, không tiếp thu vẫn dối trá; Còn Bộ Giao thông Vận tải qua trả lời có thể hiểu: Các vị đi mà hỏi Thủ tướng, trách nhiệm Vinashin thuộc Thủ tướng không thuộc quyền của Bộ…
Các quy chuẩn pháp lý khi thiết kế một mô hình quản trị kinh tế-xã hội nó giống như các quy định của ngành kiến trúc xây dựng khi quyết định xây một ngôi nhà; khi thiết kế một ngôi nhà, kiến trúc sư phải tính toán: cái móng phải được ép bao nhiêu chiếc cọc, ở vị trí nào, độ sâu bao nhiêu, độ dày của dầm cột được đặt loại thép gì, bao nhiêu thanh, dày mỏng như thế nào, mác xi măng bao nhiêu…
Nếu kiến trúc sư do chủ quan, do nhầm lẫn, hoặc do không đủ kiến thức chuyên sâu dẫn tới việc thiết kế sai, nhầm, bất chấp những quy tắc và nguyên tắc chịu ứng lực quy ước của các bộ phận kết cấu của ngôi nhà, tải trọng xô phá lung tung thì tất yếu sẽ dẫn tới: ngôi nhà xây lên, nó lập tức bị xiêu vẹo, nghiêng, lún, rạn vỡ xô phá lẫn nhau dẫn tới sự sụp đổ là khó tránh…
Phần lớn các bài viết về Vinashin đều tìm nguyên nhân về sự suy sụp,sự bục vỡ của từng bộ phận của “con tàu Vinashin”; sự bục vỡ này do chất lượng của các “ mảng miếng “ đầu tư kinh doanh của Vinashin không đạt yêu cầu của của thị trường: cán bộ không đủ phẩm chất năng lực, dối trá, cố ý làm trái, đầu tư sử dụng vốn dàn trải sai, vay và cho vay vô tội vạ…Do các mảng miếng kinh doanh không giống ai này, từ đó làm phát sinh sự liên kết nội tại lỏng lẻo, dẫn tới bục, vỡ, tàu Vinashin chìm? Chưa có công trình nào đi cho tới tận gốc của vấn đề: kết cấu tổng thể của tập đoàn kinh tế đứng về phương diện pháp lý là một mô hình quản trị bất cập, nếu không muốn nói là trái Hiến pháp, vi phạm luật…
Xin bắt đầu bằng QĐ91. Năm 1994 Thủ tướng (Võ Văn Kiệt ) ra đã ban hành quyết định thành lập mô hình thí điểm Tập đoàn kinh tế nhà nước. Xin trích ra đây phần căn cứ pháp lý mà Thủ tướng đã ký ban hành Quyết định 91, đó là 2 căn cứ: Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ IV, khoá IX; Căn cứ kết luận của Chính phủ tại phiên họp ngày 6 tháng 1 năm 1994…
Như vậy, cơ sở pháp lý của Quyết định 91 hết sức mỏng manh, chỉ dựa vào Nghị quyết của Quốc hội; hiện nay chúng tôi chưa tìm được nội dung của nghị quyết này. Về nguyên tắc pháp lý thì Thủ tướng muốn ban hành một quyết định, phải căn cứ vào luật; quan chức ( từ Chủ tịch nước trở xuống ) chỉ được phép làm những điều pháp luật cho phép…
Tạm bỏ qua cơ sở pháp lý của Quyết định 91, bởi do nó còn mang ý nghĩa của mô hình quản trị thí điểm, do đó nó có thể được điều chỉnh tức thì nếu phát hiện thấy sai, hỏng…
Sau thời gian thí điểm, nếu thấy mô hình quản trị này là tiên tiến là tích cực thì Thủ tướng Chính phủ phải luật hóa nó, bổ sung điều chỉnh các bộ luật liên quan và các văn bản dưới luật ( nghị định ) để đưa nó vào quy chuẩn quản lý bằng luật pháp; nhưng không ?
Sau 15 năm thí điểm, ngày 5/11/2009 Thủ tướng đã lại bàn hành một nghị định mà tên nghị định tiếp tục chứa đựng nội dung thí điểm: Nghị định 101 thí điểm thành lập, tổ chức, họa động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước…
Điều bất bình thường của NĐ 101 đó là: danh nghĩa là thí điểm nhưng Thủ tướng đã thành lập một lúc 11 tập đoàn kinh tế mạnh, ban hành theo quyết định này, 11 tập đoàn này đều là những tập đoàn mang ý nghĩa yết hầu kinh tế.
Không một quốc gia nào lại ban hành văn bản dưới luật thí điểm thành lập trên chục tập đoàn kinh tế khi mà luật gốc là Hiến pháp và các bộ luật có liên quan chịu trách nhiệm điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của Chính phủ và Thủ tướng chưa sửa đổi, bổ sung.
Chưa kể cái mô hình đó có thật sự đã tương thích với khả năng quản lý và độ thích ứng với cơ chế thị trường không ? Đến thời điểm ban hành NĐ101 và cho đến hiện tại, các bộ luật có liên quan chưa sửa đổi, bổ sung các điều luật để quy chuẩn mô hình quản trị tập đoàn kinh tế này; chưa cho phép Thủ tướng được ban hành loại văn bản này. Tóm lại, một số chức năng quy định trong Nghị định 11 là những chức năng, nhiệm vụ do Thủ tướng tự cơi nới cho mình, chưa được luật nào cho phép.
Xin chứng minh:
Hiến pháp 1992 quy định:
Tại Điều 109: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Điều 114
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp; chủ toạ các phiên họp của Chính phủ;
2- Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ; trình Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
3- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
-Hiến pháp không quy định Thủ tướng ký quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc các Tập đoàn kinh tế vì các đơn vị này không thuộc thành viên của Chính phủ; thành viên của các cơ quan hành chính nhà nước ?!
Luật Văn bản Quy phạm Pháp luật, số 17/2008/QH12 ngày 03-06-2008 quy định:
Điều 14 về thẩm quyền của Thủ tướng được ban hành văn bản Nghị định của Chính phủ; văn bản này được quy định các nội dung sau:
1. Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
2. Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ;
3. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
Điều 15. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:1. Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở; chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
2. Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Luật Tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10 quy định tại Điều 8,Chính phủ có 11 nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống bộ máy hành chính nhà nước thống nhất từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
4. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, các dịch vụ công; quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; ( quản lý chứ không đứng ra tổ chức kinh doanh-PVĐ… )
7. Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác thanh tra và kiểm tra nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong bộ máy nhà nước; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
Điều 9
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực kinh tế:
1. Thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; củng cố và phát triển kinh tế nhà nước, chú trọng các ngành và lĩnh vực then chốt để bảo đảm vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể tạo thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Quyết định chính sách cụ thể để phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
2. Quyết định chính sách cụ thể thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn;
3. Xây dựng dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội dài hạn, năm năm, hàng năm trình Quốc hội; chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đó;
4. Trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước, dự kiến phân bổ ngân sách trung ương và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương, tổng quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm; tổ chức và điều hành thực hiện ngân sách nhà nước được Quốc hội quyết định;
5. Quyết định chính sách cụ thể, các biện pháp về tài chính, tiền tệ, tiền lương, giá cả;
6. Thống nhất quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân, tài nguyên quốc gia; thi hành chính sách tiết kiệm; thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
9. Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước.
Điều 20
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp:
a) Quyết định các chủ trương, biện pháp cần thiết để lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở;
b) Chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật trình Quốc hội, các dự án pháp lệnh trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội; các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử các thành viên Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
6. Quyết định các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, đề cao kỷ luật, ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong bộ máy và trong cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
Nếu căn cứ vào các nội dung đã ban hành trong Hiến pháp 1992, Luật Văn bản Quy phạm Pháp luật, số 17/2008/QH12 ngày 03-06-2008; Luật Tổ chức Chính phủ thì NĐ 101 là một “đứa con hoang” bởi các bất cập pháp lý. Điều này thể hiện qua các nội dung được ban hành trong NĐ101 trái với chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và Thủ tướng đã được luật định trong Hiến pháp 1992 và các bộ luật đã nêu trên.
Đó là các nội dung:
Điều 9. Phương thức thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước trên cơ sở các tổng công ty, công ty nhà nước đủ điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Điều 11. Trình tự, thủ tục xây dựng và triển khai Đề án thành lập, phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước
1. Cho phép xây dựng Đề án: căn cứ quy định của Chính phủ về ngành, lĩnh vực thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ quan hoặc tổ chức xây dựng Đề án thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước.
2. Xây dựng, trình Đề án: cơ quan hoặc tổ chức được Thủ tướng Chính phủ giao xây dựng Đề án thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước có trách nhiệm tổ chức xây dựng Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước; lấy ý kiến của các Bộ quy định tại điểm d khoản này; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hồ sơ Đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bao gồm:
a) Tờ trình về Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước;
b) Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
Đề án gồm các nội dung cơ bản sau đây: sự cần thiết, mục đích thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước; thực trạng tổ chức, quản lý và hoạt động của tổng công ty nhà nước, cơ cấu các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết; phương thức xây dựng, duy trì và phát triển các hình thức liên kết giữa tổng công ty, công ty mẹ với các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết và giữa các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết; phương thức hình thành công ty mẹ; hình thức pháp lý, tên gọi, cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty mẹ; tên gọi, hình thức pháp lý, cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp thành viên; ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan; cơ cấu đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh chính, ngành nghề có liên quan và không liên quan trong tập đoàn kinh tế nhà nước; phương án sử dụng, phát triển nguồn nhân lực lãnh đạo quản lý tại công ty mẹ; nguồn nhân lực thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu công ty mẹ tại các doanh nghiệp thành viên; phương án sắp xếp, sử dụng nguồn nhân lực; phương án hoạt động kinh doanh của tập đoàn kinh tế nhà nước sau khi thành lập; định hướng chiến lược phát triển dài hạn của tập đoàn; tổ chức, quản lý, điều hành trong tập đoàn kinh tế nhà nước; đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước; đề xuất với chủ sở hữu nhà nước trong hình thành tập đoàn kinh tế; kế hoạch và lộ trình chuyển đổi, hình thành tập đoàn;
c) Dự thảo Điều lệ công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước;
d) Ý kiến về Đề án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ quản lý ngành (trong trường hợp cơ quan trình Đề án là Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập), Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Phê duyệt Đề án: Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định phê duyệt Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước. Quyết định phê duyệt Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước phải quy định rõ nội dung giám sát thực hiện Đề án và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân giám sát thực hiện Đề án, giải quyết các vướng mắc phát sinh và việc điều chỉnh Đề án (nếu cần).
4. Triển khai thực hiện Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập công ty mẹ; bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị công ty mẹ;
b) Hội đồng quản trị công ty mẹ trực tiếp chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án; phát triển các hình thức liên kết trong nhóm công ty mẹ – công ty con, giữa các doanh nghiệp thành viên trong quá trình triển khai thực hiện Đề án và hoạt động của tập đoàn kinh tế.
Toàn bộ nội dung đã ghi tại Điều 11, NĐ 101 thuộc về chức năng điều hành sản xuất kinh doanh; mà Thủ tướng là người đứng đầu bộ máy hành chính chứ không phải là người đứng đầu bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh. Nói theo ngôn ngữ thể thao: Thủ tướng đã đã lộn sân; đáng lẽ vị trí của Thủ tướng là ngồi ở cầu môn nhà giữ gôn, thế nhưng vì máu ăn thua, máu làm giàu nhanh nên Thủ tướng lại xông lên tham gia tấn công như một tiền đạo, để gôn ( quản lý hành chính, nhà nước) bị bỏ ngỏ, sơ hở…
Qua các dẫn chứng và các cơ sở pháp lý đã nêu cho thấy: mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước được thành lập theo NĐ101 là một mô hình tổ chức không nằm trong khuôn khổ Hiến pháp 1992, Luật Văn bản quy phạm pháp luật và Luật Tổ chức chính phủ. Vì những sự trái ngoe này nên dẫn tới những hệ lụy như đã thấy ở Vinashin và chúng tác giả sẽ phân tích dẫn chứng vào bài sau !
P.V.Đ.
( Còn nữa )
Việc thiết kế mô hình quản trị các Tập đoàn kinh tế nhà nước theo QĐ91 và NĐ101 đã được tiến hành theo quy trình: “sinh con rồi mới sinh cha; sinh cháu giữ nhà rồi …” mà “ông” thì chưa được pháp luật thừa nhận ?!
Mô hình quản trị này đã tạo ra cái quan hệ pháp lý loằng ngoằng: Các tập đoàn kinh tế nghiễm nhiên trở thành con của ông ( Thủ tướng ) và chỉ là em ( hay cháu ) của các Bộ quản lý chuyên ngành; trong khi đó thì về quy luật tự nhiên-xã hội, để hình thành gia phong của một gia đình, đảm báo tính hiếu thuận trong quan hệ con cháu đối với cha mẹ, ông bà, trật tự sinh thành của các thành viên trong gia đình phải là “con cha, cháu ông”…
Cái trật tự pháp lý loằng ngoằng này đã đẩy các cơ quan quản lý chuyên ngành bị đẩy ra vị thế chầu rìa trách nhiệm: bố trở thành anh và ông trở thành cha; trật tự này là thủ phạm gây ra thảm cảnh lăng loàn trong quan hệ: trên bảo dưới không nghe; anh bảo em để ngoài tai; mặc dù trên danh nghĩa pháp lý ông anh ( Bộ ) vẫn phải chịu trách nhiệm về ông em ( Con-Tập đoàn kinh tế)…
Điều này đã bộc lộ qua các trả lời chất vấn, giải trình trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch-Đầu tư trong phiên chất vấn của Quốc hội vừa qua. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch- Kế hoạch Đầu tư trả lời đã tham mưu hết trách nhiệm; Bộ Tài chính thì cho biết: đã thanh tra, kiểm tra, đã phát hiện, đã kiến nghị nhưng Vinashin để đấy, không tiếp thu vẫn dối trá; Còn Bộ Giao thông Vận tải qua trả lời có thể hiểu: Các vị đi mà hỏi Thủ tướng, trách nhiệm Vinashin thuộc Thủ tướng không thuộc quyền của Bộ…
Các quy chuẩn pháp lý khi thiết kế một mô hình quản trị kinh tế-xã hội nó giống như các quy định của ngành kiến trúc xây dựng khi quyết định xây một ngôi nhà; khi thiết kế một ngôi nhà, kiến trúc sư phải tính toán: cái móng phải được ép bao nhiêu chiếc cọc, ở vị trí nào, độ sâu bao nhiêu, độ dày của dầm cột được đặt loại thép gì, bao nhiêu thanh, dày mỏng như thế nào, mác xi măng bao nhiêu…
Nếu kiến trúc sư do chủ quan, do nhầm lẫn, hoặc do không đủ kiến thức chuyên sâu dẫn tới việc thiết kế sai, nhầm, bất chấp những quy tắc và nguyên tắc chịu ứng lực quy ước của các bộ phận kết cấu của ngôi nhà, tải trọng xô phá lung tung thì tất yếu sẽ dẫn tới: ngôi nhà xây lên, nó lập tức bị xiêu vẹo, nghiêng, lún, rạn vỡ xô phá lẫn nhau dẫn tới sự sụp đổ là khó tránh…
Phần lớn các bài viết về Vinashin đều tìm nguyên nhân về sự suy sụp,sự bục vỡ của từng bộ phận của “con tàu Vinashin”; sự bục vỡ này do chất lượng của các “ mảng miếng “ đầu tư kinh doanh của Vinashin không đạt yêu cầu của của thị trường: cán bộ không đủ phẩm chất năng lực, dối trá, cố ý làm trái, đầu tư sử dụng vốn dàn trải sai, vay và cho vay vô tội vạ…Do các mảng miếng kinh doanh không giống ai này, từ đó làm phát sinh sự liên kết nội tại lỏng lẻo, dẫn tới bục, vỡ, tàu Vinashin chìm? Chưa có công trình nào đi cho tới tận gốc của vấn đề: kết cấu tổng thể của tập đoàn kinh tế đứng về phương diện pháp lý là một mô hình quản trị bất cập, nếu không muốn nói là trái Hiến pháp, vi phạm luật…
Xin bắt đầu bằng QĐ91. Năm 1994 Thủ tướng (Võ Văn Kiệt ) ra đã ban hành quyết định thành lập mô hình thí điểm Tập đoàn kinh tế nhà nước. Xin trích ra đây phần căn cứ pháp lý mà Thủ tướng đã ký ban hành Quyết định 91, đó là 2 căn cứ: Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ IV, khoá IX; Căn cứ kết luận của Chính phủ tại phiên họp ngày 6 tháng 1 năm 1994…
Như vậy, cơ sở pháp lý của Quyết định 91 hết sức mỏng manh, chỉ dựa vào Nghị quyết của Quốc hội; hiện nay chúng tôi chưa tìm được nội dung của nghị quyết này. Về nguyên tắc pháp lý thì Thủ tướng muốn ban hành một quyết định, phải căn cứ vào luật; quan chức ( từ Chủ tịch nước trở xuống ) chỉ được phép làm những điều pháp luật cho phép…
Tạm bỏ qua cơ sở pháp lý của Quyết định 91, bởi do nó còn mang ý nghĩa của mô hình quản trị thí điểm, do đó nó có thể được điều chỉnh tức thì nếu phát hiện thấy sai, hỏng…
Sau thời gian thí điểm, nếu thấy mô hình quản trị này là tiên tiến là tích cực thì Thủ tướng Chính phủ phải luật hóa nó, bổ sung điều chỉnh các bộ luật liên quan và các văn bản dưới luật ( nghị định ) để đưa nó vào quy chuẩn quản lý bằng luật pháp; nhưng không ?
Sau 15 năm thí điểm, ngày 5/11/2009 Thủ tướng đã lại bàn hành một nghị định mà tên nghị định tiếp tục chứa đựng nội dung thí điểm: Nghị định 101 thí điểm thành lập, tổ chức, họa động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước…
Điều bất bình thường của NĐ 101 đó là: danh nghĩa là thí điểm nhưng Thủ tướng đã thành lập một lúc 11 tập đoàn kinh tế mạnh, ban hành theo quyết định này, 11 tập đoàn này đều là những tập đoàn mang ý nghĩa yết hầu kinh tế.
Không một quốc gia nào lại ban hành văn bản dưới luật thí điểm thành lập trên chục tập đoàn kinh tế khi mà luật gốc là Hiến pháp và các bộ luật có liên quan chịu trách nhiệm điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của Chính phủ và Thủ tướng chưa sửa đổi, bổ sung.
Chưa kể cái mô hình đó có thật sự đã tương thích với khả năng quản lý và độ thích ứng với cơ chế thị trường không ? Đến thời điểm ban hành NĐ101 và cho đến hiện tại, các bộ luật có liên quan chưa sửa đổi, bổ sung các điều luật để quy chuẩn mô hình quản trị tập đoàn kinh tế này; chưa cho phép Thủ tướng được ban hành loại văn bản này. Tóm lại, một số chức năng quy định trong Nghị định 11 là những chức năng, nhiệm vụ do Thủ tướng tự cơi nới cho mình, chưa được luật nào cho phép.
Xin chứng minh:
Hiến pháp 1992 quy định:
Tại Điều 109: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Điều 114
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp; chủ toạ các phiên họp của Chính phủ;
2- Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ; trình Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
3- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
-Hiến pháp không quy định Thủ tướng ký quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc các Tập đoàn kinh tế vì các đơn vị này không thuộc thành viên của Chính phủ; thành viên của các cơ quan hành chính nhà nước ?!
Luật Văn bản Quy phạm Pháp luật, số 17/2008/QH12 ngày 03-06-2008 quy định:
Điều 14 về thẩm quyền của Thủ tướng được ban hành văn bản Nghị định của Chính phủ; văn bản này được quy định các nội dung sau:
1. Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
2. Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ;
3. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
Điều 15. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:1. Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở; chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
2. Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Luật Tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10 quy định tại Điều 8,Chính phủ có 11 nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống bộ máy hành chính nhà nước thống nhất từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
4. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, các dịch vụ công; quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; ( quản lý chứ không đứng ra tổ chức kinh doanh-PVĐ… )
7. Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác thanh tra và kiểm tra nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong bộ máy nhà nước; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
Điều 9
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực kinh tế:
1. Thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; củng cố và phát triển kinh tế nhà nước, chú trọng các ngành và lĩnh vực then chốt để bảo đảm vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể tạo thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Quyết định chính sách cụ thể để phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
2. Quyết định chính sách cụ thể thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn;
3. Xây dựng dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội dài hạn, năm năm, hàng năm trình Quốc hội; chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đó;
4. Trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước, dự kiến phân bổ ngân sách trung ương và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương, tổng quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm; tổ chức và điều hành thực hiện ngân sách nhà nước được Quốc hội quyết định;
5. Quyết định chính sách cụ thể, các biện pháp về tài chính, tiền tệ, tiền lương, giá cả;
6. Thống nhất quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân, tài nguyên quốc gia; thi hành chính sách tiết kiệm; thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
9. Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước.
Điều 20
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp:
a) Quyết định các chủ trương, biện pháp cần thiết để lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở;
b) Chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật trình Quốc hội, các dự án pháp lệnh trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội; các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử các thành viên Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
6. Quyết định các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, đề cao kỷ luật, ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong bộ máy và trong cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
Nếu căn cứ vào các nội dung đã ban hành trong Hiến pháp 1992, Luật Văn bản Quy phạm Pháp luật, số 17/2008/QH12 ngày 03-06-2008; Luật Tổ chức Chính phủ thì NĐ 101 là một “đứa con hoang” bởi các bất cập pháp lý. Điều này thể hiện qua các nội dung được ban hành trong NĐ101 trái với chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và Thủ tướng đã được luật định trong Hiến pháp 1992 và các bộ luật đã nêu trên.
Đó là các nội dung:
Điều 9. Phương thức thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước trên cơ sở các tổng công ty, công ty nhà nước đủ điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Điều 11. Trình tự, thủ tục xây dựng và triển khai Đề án thành lập, phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước
1. Cho phép xây dựng Đề án: căn cứ quy định của Chính phủ về ngành, lĩnh vực thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ quan hoặc tổ chức xây dựng Đề án thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước.
2. Xây dựng, trình Đề án: cơ quan hoặc tổ chức được Thủ tướng Chính phủ giao xây dựng Đề án thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước có trách nhiệm tổ chức xây dựng Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước; lấy ý kiến của các Bộ quy định tại điểm d khoản này; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hồ sơ Đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bao gồm:
a) Tờ trình về Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước;
b) Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
Đề án gồm các nội dung cơ bản sau đây: sự cần thiết, mục đích thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước; thực trạng tổ chức, quản lý và hoạt động của tổng công ty nhà nước, cơ cấu các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết; phương thức xây dựng, duy trì và phát triển các hình thức liên kết giữa tổng công ty, công ty mẹ với các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết và giữa các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết; phương thức hình thành công ty mẹ; hình thức pháp lý, tên gọi, cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty mẹ; tên gọi, hình thức pháp lý, cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp thành viên; ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan; cơ cấu đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh chính, ngành nghề có liên quan và không liên quan trong tập đoàn kinh tế nhà nước; phương án sử dụng, phát triển nguồn nhân lực lãnh đạo quản lý tại công ty mẹ; nguồn nhân lực thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu công ty mẹ tại các doanh nghiệp thành viên; phương án sắp xếp, sử dụng nguồn nhân lực; phương án hoạt động kinh doanh của tập đoàn kinh tế nhà nước sau khi thành lập; định hướng chiến lược phát triển dài hạn của tập đoàn; tổ chức, quản lý, điều hành trong tập đoàn kinh tế nhà nước; đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước; đề xuất với chủ sở hữu nhà nước trong hình thành tập đoàn kinh tế; kế hoạch và lộ trình chuyển đổi, hình thành tập đoàn;
c) Dự thảo Điều lệ công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước;
d) Ý kiến về Đề án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ quản lý ngành (trong trường hợp cơ quan trình Đề án là Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập), Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Phê duyệt Đề án: Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định phê duyệt Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước. Quyết định phê duyệt Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước phải quy định rõ nội dung giám sát thực hiện Đề án và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân giám sát thực hiện Đề án, giải quyết các vướng mắc phát sinh và việc điều chỉnh Đề án (nếu cần).
4. Triển khai thực hiện Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập công ty mẹ; bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị công ty mẹ;
b) Hội đồng quản trị công ty mẹ trực tiếp chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án; phát triển các hình thức liên kết trong nhóm công ty mẹ – công ty con, giữa các doanh nghiệp thành viên trong quá trình triển khai thực hiện Đề án và hoạt động của tập đoàn kinh tế.
Toàn bộ nội dung đã ghi tại Điều 11, NĐ 101 thuộc về chức năng điều hành sản xuất kinh doanh; mà Thủ tướng là người đứng đầu bộ máy hành chính chứ không phải là người đứng đầu bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh. Nói theo ngôn ngữ thể thao: Thủ tướng đã đã lộn sân; đáng lẽ vị trí của Thủ tướng là ngồi ở cầu môn nhà giữ gôn, thế nhưng vì máu ăn thua, máu làm giàu nhanh nên Thủ tướng lại xông lên tham gia tấn công như một tiền đạo, để gôn ( quản lý hành chính, nhà nước) bị bỏ ngỏ, sơ hở…
Qua các dẫn chứng và các cơ sở pháp lý đã nêu cho thấy: mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước được thành lập theo NĐ101 là một mô hình tổ chức không nằm trong khuôn khổ Hiến pháp 1992, Luật Văn bản quy phạm pháp luật và Luật Tổ chức chính phủ. Vì những sự trái ngoe này nên dẫn tới những hệ lụy như đã thấy ở Vinashin và chúng tác giả sẽ phân tích dẫn chứng vào bài sau !
P.V.Đ.
( Còn nữa )