Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Hồ sơ Panama: Bắc Hàn tránh trừng phạt


Phần nhận xét hiển thị trên trang

ÔNG NGUYỄN ĐÌNH HÀ GỬI VĂN BẢN VỀ VIỆC TỔ CHỨC HN CỬ TRI

Ông Nguyễn Đình Hà, người tự ứng cử ĐBQH khóa 14 tại Hà Nội.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VĂN BẢN YÊU CẦU
V/v tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú

Kính gửi: 
- Ủy ban Nhân dân phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam P. Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội;
- Ủy ban Bầu cử thành phố Hà Nội;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội.

Tôi tên là Nguyễn Đình Hà, sinh ngày 24/12/1988;
CMND số: ....., ngày cấp: 13/3/2002, nơi cấp: Công an Tp. Hà Nội ;
Hộ khẩu thường trú: 19 Lý Thái Tổ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội;
Nơi ở hiện nay: Căn hộ 26-07, tòa nhà T4, KĐT Times City, 458 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Hiện nay, tôi là một trong số những người tự ứng cử đại biểu quốc hội khóa XIV trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong thời gian qua, thông qua các phương tiện truyền thông, những sự chia sẻ của những người tự ứng cử khác trên khắp cả nước, tôi nhận thấy những điều sau:

- Thành phần tham dự có nhiều cử tri ở tổ dân phố khác hoặc không cùng địa bàn phường vào họp, trong khi nhiều cử tri ở chính tổ dân phố của người ứng cử thì không tham dự (như với ứng viên Lê Khánh Luận);

- Có những trường hợp cá biệt, chính người ứng cử không được mời tham dự hội nghị lấy ý kiến cử tri về chính họ (như ứng viên Ngô Anh Tuấn, ứng viên Phan Vân Bách);

- Nhiều buổi hội nghị lấy ý kiến cử tri biến thành nơi nhiều cá nhân quá khích mạt sát, xúc phạm danh dự, vu khống, bôi nhọ người ứng cử một cách thô bạo, bất chấp việc không thuộc thành phần được tham dự và không biết về người ứng cử;

- Người ứng cử không được tạo điều kiện để trao đổi ý kiến, quan điểm với cử tri một cách thẳng thắn, thay vào đó là buộc phải ngồi im, lắng nghe những lời không đúng chuẩn mực. Thêm vào đó, người ứng cử bị ngăn cản, bị cấm cung cấp thông tin và tiểu sử cá nhân cho cử tri;

- Có dấu hiệu cho thấy có sự can thiệp, định hướng để cử tri bỏ phiếu “không tín nhiệm” người ứng cử.

- Việc kiểm phiếu không được tiến hành công khai, minh bạch, và không có sự giám sát của các bên liên quan hoặc độc lập.

- Bạn bè, người thân, những cử tri công khai ủng hộ người ứng cử đều bị ngăn cản, không được vào dự hội nghị lấy ý kiến cử tri;

- Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người tự ứng cử thấp một cách đáng ngờ, bởi chưa có một người tự ứng cử nào đạt số phiếu quá bán.

Do vậy, để bảo đảm cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa XIV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra đúng tinh thần dân chủ, minh bạch, công bằng, tuân thủ pháp luật, bảo đảm quyền ứng cử của công dân và thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của cử tri, tôi có những yêu cầu sau:

1. Đối với Ủy ban nhân dân phường Vĩnh Tuy và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Vĩnh Tuy:

- Tuân thủ đúng các quy định của Hiến pháp, Luật Bầu cử, các nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội về hoạt động bầu cử và về tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp;

- Không để lọt những thành phần gây rối, quá khích, vô ý thức và không thuộc thành phần được tham dự hội nghị lấy ý kiến cử tri vào phòng hội nghị ;

- Không được để buổi hội nghị lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp thành buổi “đấu tố” – tức là khiếu nại, tố cáo hoặc mạt sát, xúc phạm nhân phẩm và danh dự, vu khống, bôi nhọ những người ứng cử ;

- Tôn trọng quyền giới thiệu bản thân và cung cấp thông tin cho cử tri của những người ứng cử;

- Ưu tiên thời gian trao đổi ý kiến, quan điểm và đối thoại giữa cử tri tham dự với những người ứng cử theo đúng tinh thần tôn trọng pháp luật và tôn trọng các cá nhân;

- Những người ứng cử có thể tham dự cùng người trợ giúp (nếu có) nhằm chuẩn bị tốt hơn cho buổi hội nghị lấy ý kiến cử tri ;

- Quá trình kiểm phiếu tín nhiệm đối với những người ứng cử phải được công khai, giám sát bởi các bên liên quan và báo chí (nếu có) nhằm tránh gian lận, làm sai lệch kết quả.

2. Đối với Ủy ban Bầu cử thành phố Hà Nội và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội:

- Giám sát việc các địa phương trong thành phố Hà Nội thực hiện đúng các quy định về bầu cử, về tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp;

- Tiến hành xác minh, giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến bầu cử nói chung, và tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp nói riêng một cách nhanh chóng, và công bố công khai kết quả giải quyết cho cử tri và người ứng cử được biết.

Với tư cách một người ứng cử đại biểu quốc hội khóa XIV, tôi sẽ khiếu nại, tố cáo bất cứ sai phạm nào liên quan đến bầu cử nói chung và việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp nói riêng.

Nếu các sai phạm không được xử lý và vẫn tiếp diễn, tôi sẽ có căn cứ để tuyên bố cuộc bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp năm 2016 diễn ra không đúng tinh thần dân chủ, không minh bạch, không bảo đảm quyền ứng cử của công dân và không thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của cử tri.

Mọi sự phản hồi xin gửi tới: 
Nguyễn Đình Hà
Địa chỉ: Căn hộ 26-07, tòa nhà T4, KĐT Times City, 458 Minh Khai, 
phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Trân trọng!

Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2016
Người làm văn bản
Nguyễn Đình Hà


Phần nhận xét hiển thị trên trang

GIỮ MỐC BIÊN GIỚI PHÍA BẮC - KỲ 2: RẬP RÌNH BẢN GIỐC


Một bè du lịch Việt Nam chở khách thăm Thác Bản Giốc
Các mốc 835, 836 (chính - phụ) được cắm tại khu vực Thác Bản Giốc (Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng) năm 2001 đã tạm chấm dứt các vụ tranh chấp. Nhưng với người dân Đàm Thủy, tinh thần cảnh giác vẫn luôn thường trực và sẵn sàng có mặt bên mốc giới - đường biên, chỉ sau 3 tiếng kẻng.

Tiếng kẻng giữ đất

Ông Lý Viết Coỏng, nguyên Đồn trưởng Biên phòng (BP) Đàm Thủy, về nghỉ hưu năm 2007 khi là thượng tá, Phó trưởng phòng Trinh sát, Bộ Chỉ huy (BCH) Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cao Bằng nhớ lại: Thác Bản Giốc là thác nhiên nhiên thuộc xã Đàm Thủy (Trùng Khánh, Cao Bằng), nhưng phía Trung Quốc cũng nhận của họ và gọi tên là thác Tắc Then, thuộc công xã Thạch Long, huyện Đại Tân (tỉnh Quảng Tây). Khu vực Thác Bản Giốc tính từ các thửa ruộng Thoong Bốc đến sát chân núi nhánh song cực Bắc của thác. Các cồn đất của thác gồm: Pò Thoong, Pò Rư, Pò Bắc, Lũng Chang đều do nhân dân ta ở các bản đó quản lý và sản xuất canh tác. Khu vực này có mốc 53, 53 phụ và mốc 54.
Toàn cảnh Thác Bản Giốc - Ảnh: Độc Lập
“Từ năm 1965, phía Trung Quốc đã có ý đồ lấn chiếm Thác Bản Giốc, xây dựng trạm thủy điện ngay cạnh nhánh sông cực Bắc và ngăn nước trên nhánh sông này hòng thay đổi dòng chảy, có lợi cho họ. Những năm sau đó, lực lượng bảo vệ biên giới Trung Quốc nhiều lần xâm nhập lãnh thổ ta, ngăn cản BĐBP và nhân dân ta đi lại với mức độ ngày càng tăng, diễn biến rất phức tạp, nhất là trong năm 1975-1976. Thậm chí họ còn ngang ngược nhận đường biên giới đi qua dòng phía Nam của thác, Cồn Pò Thoong là lãnh thổ của họ”, ông Cỏong rành mạch vậy và chi tiết: “Từ lúc ký Hiệp ước Biên giới đất liền tháng 12.1999 đến cuối 2004, phía Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ làm cầu khu vực thác, làm bè mảng để đưa dân và du khách vào chân thác tham quan du lịch và nhất là xâm nhập Cồn Pò Thoong, làm đường ra mốc 53 lấn sang đất ta”.
Ông Trần Quý Sơn, nguyên trưởng thôn Bản Giốc
“Cuộc đấu tranh ở khu vực Cồn Pò Thoong và đoạn từ đỉnh thác nối đến mốc 53 là ác liệt nhất và tiên phong là người dân các thôn ở Đàm Thủy”, nguyên Đồn trưởng BP Đàm Thủy nói.

Tay không giữ cồn Pò Thoong

Ông Trần Quý Sơn (57 tuổi), nguyên Trưởng thôn Bản Giốc hồi tưởng: “Nóng nhất là thời điểm 1998-2000, khi manh nha các dịch vụ du lịch dưới chân thác, bè chở khách Trung Quốc đi qua đường trung tuyến, áp sát bờ sông phía Việt Nam, thậm chí còn định cho người Trung Quốc nhảy lên. Ngăn cản các hành động này, hàng trăm người dân thôn Bản Giốc đã cắt cử nhau ra trực ven bờ sông Quây Sơn” và cắn môi: “Chúng tôi chuẩn bị sẵn gậy gộc. Cũng chỉ dọa và sử dụng trong trường hợp họ nhảy lên đất ta. Nhưng bên họ thì dùng gạch đá ném thẳng vào chúng tôi làm nhiều người bị thương”.
Ông Nông Tài Nghĩa (phải) và PV Thanh Niên bên mốc cũ 53 

“Hồi ấy, có 1 doanh nghiệp dựng quán bán hàng dưới chân thác, bên họ còn định tràn sang ngăn cản nên dân chúng tôi cũng hô nhau ra giữ đất. Sau 2-3 ngày căng thẳng ném đá, họ lợi dụng đêm tối bơi sang đốt hết quán xá”, ông Trần Quý Sơn kể.

Trên đỉnh thác Bản Giốc có gần 100 hộ dân thôn Cô Muông bao năm canh giữ mốc giới cùng tổ công tác BP của Đồn BP Đàm Thủy.
Dẫn tôi ra thăm chợ tự phát đường biên, ông Nông Tài Nghĩa chỉ cột mốc 53 bằng đá cũ kỹ được cắm từ thời Pháp - Thanh đứng ngay ngắn cạnh mốc 835 và kề đó là mốc 835 (1), bảo: “Hồi hoàn thành phân giới cắm mốc, phía Trung Quốc đòi nhổ mốc 53 cũ nhưng bên ta kiên quyết không cho” và cười: “Dân họ chỉ đi vào mấy bước là dân mình ngăn chặn ngay. Không cần đến BĐBP”.
Phía TQ ghi “Dẫn đường cho nhân viên khủng bố là hành vi phạm tội”
Còn ở ngọn núi sau Tổ Công tác BP của Đồn BP Đàm Thủy, vẫn sừng sững chòi canh xây gạch cũ kỹ, đối mặt với cả các cột camera nhìn chòng chọc sang đất ta. Đại úy Nông Tiến Hùng, Tổ trưởng công tác BP nghiêm nghị: “Anh em ngày đêm canh gác. Ở trên đây, không bao giờ được mất cảnh giác, không được để Tổ quốc bị bất ngờ”…

(Còn nữa)
 
Mai Thanh Hải

Kỳ 3: Sóc Giang căng như dây đàn

Cửa khẩu Sóc Giang nằm cách khu di tích Pắc Bó (Hà Quảng, Cao Bằng) chỉ chục km với hệ thống nhà cửa, đường sá khang trang như bao cửa khẩu quốc tế khác. Ít ai biết, mỗi ngôi nhà ở đây xây lên đều trầy trật vì sự ngăn cản từ phía… Trung Quốc.

Chòi gác trên núi của Tổ Công tác Biên phòng gần đỉnh thác Bản Giốc - Ảnh: Độc Lập
Cờ Tổ quốc tung bay trên Trạm Kiểm soát BP Bản Giốc - Ảnh: Độc Lập

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Tây Nguyên khánh kiệt trong đại hạn lịch sử


Hàng loạt vườn tiêu, cà phê ở Tây Nguyên chết khô sau nhiều tháng không đủ nước tưới khiến người dân phải chặt bỏ "dù đứt từng khúc ruột". Những ngày đầu tháng 4, trên rẫy tiêu, cà phê ở các khu vực tâm hạn của Tây Nguyên - được đánh giá là nghiêm trọng nhất 20 năm qua - người dân đã buông xuôi mặc khối tài sản cả trăm triệu đồng chết khô vì không có nước tưới. Nhiều hộ quyết định nhổ cọc tiêu, chặt cà phê chuyển sang trồng các loại cây ngắn ngày, chịu hạn như bắp, cỏ cho bò.
Những trụ tiêu được người dân Tây Nguyên
 nhổ bỏ vì không chịu nổi hạn hán. Ảnh: Duy Trần
Thẩn thờ nhìn rẫy tiêu hơn 1,2 ha (từng thu hơn 250 triệu đồng hồi năm ngoái - đang héo dần), ông Võ Lâm Ba (huyện Chư Pưh, Gia Lai) - nơi hạn hán nghiêm trọng nhất Tây Nguyên - cho biết đang nhổ bỏ dần các cọc tiêu. Diện tích mới sẽ được ông chia ra trồng bắp và cỏ để nuôi đàn bò 4 con.

"Khô hạn quá rồi, người có lúc phải xin nước uống lấy chi để tưới cây. Đến đàn bò cũng phải dùng nước rửa rau, sinh hoạt cho nó uống nữa. Mình chặt tiếc lắm, đứt từng khúc ruột, nhưng không biết làm sao vì để đó cũng hỏng hết", ông Ba thở dài.

Lão nông nói rằng việc trồng các loại cây ngắn ngày chỉ là giải pháp trước mắt bởi cây tiêu là sinh kế giúp gia đình ông và hàng chục nghìn người Tây Nguyên đổi đời nhiều năm nay. Chờ đến mùa mưa, nếu đủ nước ông sẽ trồng trở lại.

Tương tự, hàng loạt gia đình trồng tiêu ở khu vực “rốn” hạn Chư Pứh đều rơi vào cảnh khốn đốn vì thiếu nước. Theo nông dân Lê Văn Phương, do tiêu có giá trị cao, cần ít nước hơn cà phê nên người dân vẫn ra sức cứu. Nhà nào giếng may mắn còn nước có thể tưới được một giờ mỗi ngày nhưng đa số vườn tiên đều trong tình trạng chuẩn bị nhổ trụ bán lấy tiền ăn chống đói.

"Không có nước tưới thì cây chết, chẳng lẽ mua nước bình về tưới. Tôi trông ngày, canh đêm chờ nước nhưng không có. Không những mất trắng mùa này, nếu nhổ trụ bỏ vườn rồi trồng lại phải 3 năm nữa mới thu", anh Phương nói.

Để tìm nước tưới, nhiều nông dân ở Gia Lai sau khi đào giếng sâu 30-40 mét lại thuê thợ khoan tiếp từ đáy giếng xuống sâu hàng chục mét nữa. Người dân đang làm mọi cách để tránh vụ mùa mất trắng.

Hiện, giá tiêu đang dao động 130-140 triệu đồng một tấn, thấp hơn 70-80 triệu so với năm 2015. Với việc hạn hán nặng ở Tây Nguyên, tiêu thiếu nước tưới nên năng suất thấp. Người nông dân mất mùa lại mất giá một phần dẫn đến việc phá bỏ tiêu.



Những gốc cà phê bị chặt bỏ ở Gia Lai. Ảnh: Duy Trần

Cây tiêu cần ít nước còn hi vọng cứu, đối với những rẫy cà phê cháy lá ở Tây Nguyên thì người chủ đã bỏ cuộc. Một gốc cà phê cần 400-700 lít nước một lần tưới, nguyên mùa khô cần 4-6 lần tưới nhưng nhiều vườn từ đầu năm đến nay mới chỉ tưới 1-2 lần. Tại những vùng tâm hạn, có vườn còn chưa được tưới lần nào.

Vườn cà phê chết cháy nên bà Nguyễn Thị Nga chặt bỏ hết. Diện tích vừa chặt bà sử dụng để trồng bắp hoặc chờ mưa xuống trồng tiêu cần ít nước hơn. "Để cả vườn chết cháy nhìn não ruột nên tôi bảo con ra chặt đi. Không chỉ tôi mà cả vùng này đều thế, cà phê không nước coi như bỏ", bà Nga rầu rĩ.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), hơn 3.000 ha cà phê, 2.200 ha tiêu ở Tây Nguyên đã mất trắng. Con số này sẽ tiếp tục tăng khi đỉnh điểm khô hạn sẽ diễn ra trong tháng 4 và kéo dài đến tháng 6.

Tổng diện tích cây trồng thiếu nước tưới toàn Tây Nguyên hiện ở mức 160.000 ha, đối diện với nguy cơ mất trắng nếu không có lượng nước bổ cập. Mỗi tỉnh ở khu vực này thiệt hại không dưới 100 tỷ đồng.

Riêng tỉnh Gia Lai thiệt hại nặng nhất khi nhiều cây trồng đang "hóa củi". Hàng loạt cây cà phê đã đậu trái trong đợt ra hoa trước Tết hiện đang khô và rụng dần. Thiệt hại ước tính trên 150 tỷ đồng. Tỉnh này điều hàng chục xe chống hạn do lực lượng quân đội chỉ huy đến các vùng khô hạn để tiếp nước sinh hoạt và bơm tạm cứu cà phê, tiêu.


Chính quyền các tỉnh Tây Nguyên điều xe chống hạn tiếp nước cứu dân. Ảnh: Duy Trần

Hiện, hàng trăm hồ chứa ở các tỉnh Tây Nguyên kiệt nước, nhiều hồ trơ đáy, các con suối, sông nhỏ cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Ngoài việc tiếp nước, dân Tây Nguyên mong trận mưa lớn để giải "cơn khát" kéo dài hơn 3 tháng nay.

Nhận định về tình hình khô hạn tại Tây Nguyên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng cho rằng, đây là đợt El Nino kéo dài nhất trong lịch sử quan trắc nước ta. Điều này khiến nhiệt độ tăng cao, lượng mưa ít gây thiếu nước nghiêm trọng, đe dọa đến sản xuất và đời sống của người dân

"Mùa khô năm nay sẽ hạn gay gắt, khốc liệt nhất trong lịch sử Tây Nguyên", ông Trần Trung Thành - Phó giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Tây Nguyên nói.

Mới đây, phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Tây Nguyên thị sát, ông đã chỉ đạo chi ngay 300 tỷ xây một con đập ở Gia Lai, đề nghị thủy điện xả nước gấp cứu các nhà vườn.

* Xem thêm: Người Tây Nguyên điêu đứng vì cà phê chết cháy

Duy Trần - Nhật Hạ
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nguoi-tay-nguyen-khanh-kiet-trong-dai-han-lich-su-3380593.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Con người và tư tưởng thời bao cấp (I)


V.T NHAN
  Từ 5-2015, một  cuộc triển lãm dựng lại không gian văn hóa thời bao cấp đã thu hút được nhiều bạn trẻ. Đầu tháng tư 2016, nhà văn hóa Pháp L' Espace có cuộc triển lãm các bức ảnh của một phóng viên thường trú Pháp tại Hà Nội:  “Việt Nam những năm 80“.
      Nhân đây xin giới thiệu lại bài viết của tôi về một cuộc triển lãm tương tự  mang tênCuộc sống  Hà Nội  1975-86 từng được tổ chức tại Bảo tàng dân tộc học. Bài đã in trên blog này ngày 15-7-2011

Một cách làm sử
   Mặt nghệt ra  như mất sổ gạo. Một yêu anh có  may ô -- Hai yêu anh có cá khô để dành -- Ba yêu rửa mặt bằng khăn--- Bốn yêu anh có cái quần đùi hoa. Những câu ca dao tục ngữ ấy được dịch hẳn ra tiếng Anh rồi được kẻ nắn nót cẩn thận trên những bức tường lớn, dưới đó là mấy gian trưng bày các hiện vật  theo một cách thức mà trong điều kiện ở Hà Nội này  phải gọi là “hoành tráng”. Đó là một căn hộ thu nhỏ với những vật dụng phổ biến một thời, kể cả cái hố xí được ngăn lại để nuôi lợn. Đó là một cửa hàng  gạo có kèm theo thông báo tháng này bán gạo thế nào. Rồi một cửa hàng bách hóa với biển hiệu rỉ nát và những bao thuốc cũ mèm, tưởng như sắp mốc đến nơi.
      
     Bộ sưu tập Cuộc sống Hà Nội thời bao cấp đã trình diện như thế tại bảo tàng có uy tín số một hiện nay, Bảo tàng dân tộc học.
      Một định hướng lớn của bộ môn lịch sử - văn hóa thời hiện đại là đi vào những chuyện có vẻ không có gì đặc biệt, nói theo  nhà nghiên cứu F. Braudel, “những cấu trúc của sinh hoạt đời thường“.
      Một lần tôi đọc tờ báo chuyên về điểm sách của Nga, được biết bên Moskva họ cho dịch cả những cuốn kể chuyện nước Đức thời Hitler, người dân thường đọc sách gì, xem phim gì, đi làm bằng phương tiện gì, học sinh học sử ở trường ra sao,  mơ ước về tương lai ra sao. Còn bản thân người Nga cũng làm những cuốn tương tự, trình bày riêng về từng giai đoạn như các  thập kỷ sáu mươi, bảy mươi thế kỷ XX.
    Mà chẳng phải đến thế kỷ XX  người ta mới làm vậy. Trung quốc, ngoài các bộ chính sử kinh điển, lại sớm có từ lịch sử ăn mày, lịch sử lưu manh, tớilịch sử trò chơilịch sử tuyển chọn người đẹp tiến cung (bản tiếng Việt mấy cuốn này đều đã in ra từ mấy năm trước). 
    Còn ở mình thì sao ? Cách hiểu về sử quá cổ lỗ. Lịch sử thường chỉ dành riêng cho những chuyện quen gọi là thiêng liêng, và quá khứ thì cứ bị quấn vào hiện tại, để rồi người viết lúng túng như gà mắc tóc, làm khoa học cũng cũng vật vờ mà làm chính trị cũng nửa vời kiểu ăn theo, chẳng đâu vào đâu.
     Giở lại cuốn Từ điển tiếng Việt của Văn Tân do NXB Khoa học xã hội cho in năm 1977, thấy mặc dù đã nói tới hiện tượng móc ngoặc đến những người chuyên nghề phe phẩy, song hai chữ bao cấp vẫn chưa có mặt. Người ta cũng có thể quan sát thấy tình trạng tương tự ở các từ điển  từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài ( chẳng hạn từ điển Việt Hán ) cùng xuất hiện trong thời gian trên. Mãi đến từ  điển Hoàng Phê  mới thấy  bao cấp  được định nghĩa đầy đủ.
      Từ nhiều năm nay trong xã hội đang tồn tại một tình trạng sinh hoạt tinh thần có thực -- những vấn đề có ý nghĩa nhận thức như “ta đang là gì”, “ở vào tình trạng như thế nào “ không được xã hội xem trọng ; mỗi khi cần thay đổi, chỉ thích bàn nên làm thế này thế nọ mà không chịu nghĩ lại xem bắt đầu từ đâu, dân mình đang có những chỗ hay chỗ dở ra sao. Nói chung nhiều lúc thích sống về phía trước hơn là quay lại chuyện cũ.Mà khi người ta không tự hiểu mình, không có sự đánh giá đúng đắn về quá khứ thì mọi hành động lao tới phía trước rất dễ sai lệch.
        Xét trên mặt bằng chung đó, phải nói phòng trưng bày Cuộc sống Hà Nội thời bao cấp là một nỗ lực khai phá mở ra một hướng  nhìn lại quá khứ  rất có triển vọng. Nhờ sự  gợi ý và giúp đỡ của một số tổ chức quốc tế (1),  lần  đầu tiên có một cách tổng kết lịch sử  theo cung cách rất hiện đại. Nhân triển lãm người ta có thể nghĩ lại về cách sống một thời, từ đó liên hệ với sự phát triển của con người trong hoàn cảnh  của nền kinh tế thị trường hôm nay.
    
Mọi chuyện có từ bao giờ
 hay là một ít sự kiện “ đã thuộc về lịch sử “
        Sẽ là không thừa nếu “chính danh “ một chút, tức tìm cách gọi đúng tên sự vật trước khi bàn về sự vật đó.
       Về mặt thời gian, lẽ ra, cuộc trưng bày trên Bảo tàng dân tộc học phải mang cái tên là Cuộc sống Hà Nội thời hậu chiến. Còn nếu muốn đi vào thực chất kiểu sống những năm ấy, thay cho bao cấp, người ta có thể dùng những chữ khác như thời trì trệ, hoặc nói như tên một tác phẩm của Lê Lựu, thời xa vắng. Bề nào mà xét thì cũng phải có cái nhìn bao quát từ chiến tranh chống Mỹ, và lùi lại cả giai đoạn từ sau 1954 trở đi.Trong cái mạch chung đó, giai đoạn sau từ 1975  cho tới 1986 chỉ là một phân đoạn --- tuy là phân đoạn chín nhất, bộc lộ một cách đầy đủ nhất bản chất của một giai đoạn phát triển xã hội.
     Những ai từng đọc các bộ lịch sử Liên xô cũ hẳn nhớ, chủ nghĩa Cộng sản thời chiến từng được giải thích khá kỹ  và tinh thần của nó còn chi phối tới khi nhà nước sụp đổ. Ở Trung quốc, những quan niệm cơ bản đã được thể nghiệm từ thời Diên An để sau 1949 triển khai  ra toàn đại lục rộng lớn, kể cả Bắc Kinh Thượng Hải.
      Còn đối với nhiều người dân Hà Nội, thì đó là cả một câu chuyện khá dài.
     Trong hồi ký Cát bụi chân ai, Tô Hoài từng  kể về không khí Thủ đô sau 1954 :
       “ Chín năm ở rừng, không có lương, quần áo phát theo mùa, xà phòng tắm và giặt cũng lấy ở kho từng miếng, cơ quan sắm dao kéo húi đầu cho nhau. Trở lại thành phố, khó đâu chưa biết, nhưng thức ăn hàng hóa ê hề. Chiều chiều, uống bia Đức chai lùn  bên gốc liễu nhà Thủy tạ. Nhà hàng Phú Gia vang đỏ vang hồng vang trắng vỏ còn  dính rơm như vừa lấy ở dưới hầm lên. Áo khoác da lông cừu Mông Cổ ấm rực, người ta mua về  phá ra làm đệm ghế. Hàng Trung quốc thôi thì thượng vàng hạ cám. Kim sào, kim khâu, chỉ mầu, củ cải, ca la thầu sắng xấu mỳ chính xe đạp cái xe trâu cao ngồng. Ca xi-rô ngọt pha vào bia cho  những người mới tập tọng uống bia. Bắt đầu được lĩnh lương tháng. Không nhớ bao nhiêu, nhưng tối nào cũng la cà hàng quán được. Có cảm tưởng cả loài người tiến bộ  đổ của đến mừng  Việt NamĐiện Biên Phủ “(2)       
       Nhưng cái giai đoạn thoải mái  mà Tô Hoài tả đó chỉ ngắn ngủi chốc lát. Hàng hóa nhiều không phải vì làm ra mà vì mới tiếp quản thành  phố sẵn của kho đem bán. Nguồn hàng không phải tự mình làm ra ấy cạn rất nhanh. Và cái câu mà một tờ báo lấy làm đầu để “ màu thời gian xám ngắt “ ( Tiền phong chủ nhật 17-6-06 ) bắt đầu từ đây (3)
       Trước tiên là  sự thiếu thốn.
      Nhiều mặt hàng thiết yếu sản xuất ra không đủ, phải bán nhỏ giọt mà là nhỏ giọt theo kiểu người thời nay khó tưởng tượng được. Sách Kinh tế Việt nam1945-2000 có chụp lại thông báo của Sở thương nghiệp Hà Nội 11-1956,  trong đó nói rõ các đại lý diêm được “ nâng mức bán lẻ từ một đến năm bao “, tức là mỗi người được mua năm bao sau một lần xếp hàng. Đây nữa, một ít con số mà tôi “ làm cái sái nhì “ lấy lại từ cuốn sách vừa dẫn. Trên công báo 1955, có ghi  mỗi công nhân viên về nguyên tắc mỗi năm được cấp 5-7 mét vải. Đầu 1955, sinh đẻ được cấp 5 mét diềm bâu  khổ 70mm, 30 kg gạo ; văn phòng  phí gồm 1,5 thếp giấy /tháng / người. Bình quân 10 người / tờ báo Nhân dân, một tờ Cứu quốc. Quạt điện cấp cho các vị  từ cấp  Thường vụ Ban thường trực Quốc Hội, Bộ Thứ trưởng, các chuyên gia nước ngoài, các đoàn ngoại giao. Cũng diện Bộ Thứ trưởng được dùng điện đèn, điện quạt  tùy yêu cầu ( tr.665 )
      Sự thiếu thốn này kéo theo cả một quy trình sống mà người ta phải thích ứng. Khoảng trước sau 1960, bắt đầu có chế độ sổ gạo áp dụng cho toàn dân. Rồi tiếp sau đó, dường như tất cả nhu yếu phẩm đều có phiếu, như phiếu mua pin cho máy thu thanh  – mà hồi đó người Hà Nội quen gọi là đài --, phiếu mua phụ tùng xe đạp. Có hai điều không cần phải nói ai cũng biết 1/  định lượng cung cấp cho đại bộ phận các thành viên xã hội ngày mỗi giảm 2/  chất lượng các nhu yếu phẩm ngày một kém. Điều này đã được một cán bộ thương nghiệp  nhẩm thành bài vè Nhất gạo nhì rau – Tam dầu tứ muối – Thịt thì đuôi đuối  -- Cá biển mất mùa – Đậu phụ chua chua – Nước chấm nhạt thếch -- Mì chính có đếch – Vải sợi chưa về -- Săm lớp thiếu ghê – Cái gì cũng thiếu ( tr 412). Tất cả cứ thế  mà trượt dài cho đến giai đoạn hậu chiến.
    
Thích hợp nhưng để lại nhiều di lụy
    Thời bao cấp (75-86 ) luôn được biết đến như một thời gian khó với cơ chế quản lý  kinh tế xã hội không thích hợp. Trong bản giới thiệu  trước khi dẫn vào Cuộc sống Hà Nội thời bao cấp có ghi như vậy.  Xét theo lẽ phải thông  thường,  có thể  thấy  điều đó là đúng. Làm sao mà quản lý xã hội kiểu đó là thích hợp được ?
     Nhưng nên nhớ điểm xuất phát của chính sách này là hoàn cảnh “ thời chiến “, một cuộc chiến tranh chúng ta luôn luôn ở thế yếu và phải có những nỗ lực vượt bậc. Tất cả cho tiền tuyến. Thóc không thiếu một cân – quân không thiếu một người. Những khẩu hiệu đó được hiểu  chính xác đến từng chữ. Người ở hậu phương lúc này như sống theo ăn theo. Thế thì  có thiếu cũng là bình thường !
    Vả chăng, để tiến hành chiến tranh, xã hội cần phải kết lại thành một khối rắn chắc, mà muốn thế, cần ghép mọi người vào tổ chức, nói theo một danh từ của lịch sử, là “ đoàn ngũ hóa “ họ. Việc phân phối theo kiểu bao cấp chỉ là kết quả của một quá trình lớn  lao hơn : Tất cả những gì thuộc về con người phải được quản lý.
    Nếu nhìn nhận liền cả một quá trình như thế thì có thể  thấy rằng không phải cái cơ chế quản lý kinh tế  mà ta gọi là bao cấp ấy là không thích hợp,  mà có thể nói nó là một cái gì hết sức thích hợp mới đúng. Tương tự như câu chuyện hợp tác hóa. Chắc chắn là không có hợp tác hóa không thể  đánh Mỹ được.Tại sao vậy ? Bởi có hợp tác hóa thì mới dễ dàng huy động được những sản phẩm mà nông dân sản xuất được để tiếp tế cho chiến trường. Có  hợp tác hóa mới  dễ đưa người đi bộ đội.
     Đó không phải là một kiểu quản lý khôn ngoan và có hiệu quả ư ? Tất nhiên rồi. Nhưng không thể có cách nào khác.
     Ra đời  trên cơ sở  một cơ chế sản xuất bị kìm hãm, quy trình bao cấp sau đó quay trở lại củng cố sự kìm hãm đó, tức  làm cho tình trạng trì trệ càng thêm trì trệ. Cái được rất nhiều, nhưng cái mất còn lớn hơn nữa. Và cái đáng sợ nhất là không ít người coi cách quản lý đó là duy nhất thích hợp nên không nghĩ đến chuyện làm khác đi, thậm chí hủy bỏ, khi  hoàn cảnh đã thay đổi. Bởi nó tiếp tục duy trì có tới cả chục năm sau chiến tranh, nên cuộc trưng bày mới được khuôn vào quãng  thời  gian 75-86 nói trên. Lúc này cái chế độ bao cấp đã đạt đến mức “ cổ điển” của nó. Người ta sống trong đó như cá trong nước, nghĩa là tự nhiên thuần thục, và đành lòng  chấp nhận tất cả. Chỉ lấy ví dụ về lương, đây là con số đưa ra trong cuốn sách Kinh tế Việt Nam1955-2000 cách tính toán mới phân tích mới ( Trần Văn Thọ  chủ biên, nhà xuất bản Thống kê 2000 ) : so  với  năm 1978, thì mức lương năm1980 chỉ bằng 51,1%   và năm 1984 chỉ còn 32,7%. (4) Sự vô lý đã lên đến mức  không cách gì bào chữa được nữa.

Những sự gậm nhấm thường trực 
    Tiếu lâm Việt nam nổi tiếng với các loại truyện có liên quan tới miếng ăn, từ thày đồ ăn vụng mật tới anh chàng sang nhà bố vợ, nhờ con gà vướng dây mà gắp lia lịa. Với rất nhiều truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, với Đói của Thạch Lam hoặc Một bữa no của Nam Cao … người ta đã thấy văn chương tiền chiến có nhiều tác phẩm cảm động đi vào miêu tả những liên hệ của con người với miếng ăn. Hồi ký Từ  bến sông Thương của Anh Thơ kể hồi kháng chiến chống Pháp,  có lần tác giả bắt gặp Xuân Diệu đang trên đường vào Khu Bốn.  Hỏi  tại sao vào, mới biết ra ở Việt Bắc thiếu cái ăn quá, tác giảThơ thơ “ du “ Thanh Nghệ để tìm cách cải thiện sức khỏe.
    Mối quan hệ giữa con người và miếng ăn vốn đặc trưng cho mỗi thời đại.
    Tháng mười 1954, khi Hà Nội mới giải phóng, tôi ở vào tuổi 12. Trong số những  kỷ niệm liên quan tới sự kiện này, có việc một hôm chính quyền bán theo giá rẻ gần như cho không mỗi hộ một kg đường. Cả cái xóm nghèo Thụy Khuê chúng tôi háo hức chờ đợi. Và ở tuổi 12, tôi được theo người lớn đi xếp hàng từ bốn giờ sáng. Quý lắm, hể hả lắm,  mỗi lần nói tới giải phóng Thủ đô lại nhớ cân đường mua rẻ.  
      Gần mười năm sau, mùa hè 1963, trong những ngày học Đại học sư phạm Vinh, một lần lớp Văn II B  của tôi lên huyện miền núi Nghi Lộc giúp dân thu hoạch lúa. Để động viên, cấp trên phát chúng tôi mỗi người một lạng đường gói vào tờ giấy báo. Xin phép gạt nỗi xấu hổ ra một bên để thú thực là ngay trong buổi họp, nhiều sinh viên, trong đó có tôi, đã  giở cái gói mỏng teo đó ra, liếm sạch, vừa liếm vừa nhìn nhau cười, vì không ai bảo ai mà ứng xử giống nhau thế !
      Đúng như một trong những câu ghi trên tường cuộc triển lãm này đã xác định, trong suốt cái thời gian khó đó, có những lúc cái sự ăn trở thành tất cảđối với con người. Từ sáng đến tối chỉ nghĩ chuyện ăn. Ăn là thiêng liêng. Ăn là  dấu hiệu chứng tỏ mình đang được sống. Thay cho câu “ tôi tư duy vậy tôi tồn tại “, điều tâm niệm của con người lúc này là  “tôi còn được ăn, vậy tôi tồn tại “.
       Ngoài sự ăn, trong may mặc, đi lại, và cả trong vui chơi giải trí nữa, con người   lúc ấy cũng ở vào tình trạng tương tự.  Những câu nhại Kiều  “ Bắt  ở trần phải ở trần ---  cho may ô mới được phần may ô “  lan ra như cỏ dại, câu này chết đi, câu khác lại được truyền tụng.
     Nói rằng thiếu thốn  còn quá đơn giản, phải nói  sự thiếu thốn lúc ấy  đã lên đến mức vượt ra ngoài sự tưởng tượng. Hơn nữa, sự thiếu thốn  triền miên ấy đã in dấu vào  tâm lý mọi người  và  trở nên một cách nghĩ thường trực,  nhìn bên ngoài  có chút gì kỳ quái, thế mới đáng sợ.
      Lại nhớ Ngô Tất Tố có bài tiểu phẩm kể Làm no hay là cái ăn trong những ngày nước ngập. Trong số những người phát biểu cảm tưởng sau khi xem trưng bày Cuộc sống Hà Nội thời bao cấp, cũng có người có cái ý nghĩ tương tự như nhân vật Ngô Tất Tố,  tức là nói đến  khả năng vượt lên trên sự đói, với một chút tự hào. Tuy nhiên, nếu có muốn cười thì thật ra nhiều người chúng ta thường đã phải giấu đi những giọt nước mắt. 
      Vâng, làm sao khỏi ứa nước mắt, khi nghĩ tới những sáng kiến hồi đó. Nuôi lợn ngay trong các căn hộ 20 mét của  các chung cư. Lộn cổ áo sơ mi và “ tích kê “  những chỗ ống quần dễ  rách. Nhặt mảnh  phim về kết thành làn. Thu góp từng cái ruột bút bi viết hết để mang về bơm lại. Lộn trái phong bì để sử dụng thêm lần nữa … Nhiều chuyện lắm và có những chuyện bây giờ phải diễn giải ngọn ngành mới hiểu nổi.
      Bảo rằng đó là tiềm năng sáng tạo được bộc lộ thì cũng đúng. Nhưng tôi cứ thấy tủi cho chữ sáng tạo thế nào. Sáng tạo liều, sáng tạo quẩn, sáng tạo lấy được …, chắc còn có thể mệnh danh cho sự sáng tạo ấy bằng nhiều chữ nghĩa xót xa khác.
( còn một kỳ nữa )

Phần nhận xét hiển thị trên trang