Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Triều Tiên qua camera điện thoại

Về đêm, hai bức ảnh này là những thứ duy nhất được lắp đèn chiếu sáng và rực rỡ
Đất nước bí ẩn Triều Tiên
qua camera điện thoại

Triều TIên là một trong những quốc gia bí ẩn nhất thế giới và nhiều khách du lịch tới đây sẽ bị nghiêm cấm chụp ảnh, công bố những bức ảnh về quốc gia này trên các phương tiện thông tin đại chúng

Triều TIên là một trong những quốc gia bí ẩn nhất thế giới và nhiều khách du lịch tới đây sẽ bị nghiêm cấm chụp ảnh, công bố những bức ảnh về quốc gia này trên các phương tiện thông tin đại chúng

Nhiếp ảnh gia Xiaolu Chu đã thực hiện một cuộc hành trình bằng tàu hỏa từ ga Tumangang đến Bình Nhưỡng để thực hiện những shot hình về cuộc sống người dân tại Triều Tiên.

Nhiếp ảnh gia Xiaolu Chu đã thực hiện một cuộc hành trình bằng tàu hỏa từ ga Tumangang đến Bình Nhưỡng để thực hiện những shot hình về cuộc sống người dân tại Triều Tiên.

Để có thể hoàn thành chuyến đi này, nhiếp ảnh gia Chu đã phải mất một ngày do chuyến tàu bị tạm hoãn một vài giờ đồng hồ do xảy ra xung đột giữa 2 miền Triều Tiên.

Để có thể hoàn thành chuyến đi này, nhiếp ảnh gia Chu đã phải mất một ngày do chuyến tàu bị tạm hoãn một vài giờ đồng hồ do xảy ra xung đột giữa 2 miền Triều Tiên.

May mắn là tôi có thêm một ngày để có thể cảm nhận cuộc sống ở nơi này - ông Chu nói. Theo nhiếp ảnh gia này, nhiều người dân ở đây khá nghèo khổ và rách rưới

“May mắn là tôi có thêm một ngày để có thể cảm nhận cuộc sống ở nơi này” – ông Chu nói. Theo nhiếp ảnh gia này, nhiều người dân ở đây khá nghèo khổ và rách rưới.

Gần như không có người béo ở Triều Tiên - hầu hết mọi người đều khá mảnh khảnh, thậm chí là gầy gò

Gần như không có người béo ở Triều Tiên – hầu hết mọi người đều khá mảnh khảnh, thậm chí là gầy gò

Nhiều khu nhà ở trông khá tồi tàn và thực sự cần sửa chữa sớm.

Nhiều khu nhà ở trông khá tồi tàn và thực sự cần sửa chữa sớm.

Tại nhà ga của Triều Tiên, bức hình chân dung của các nhà lãnh đạo nước này được treo một cách trang nghiêm ngay tại cổng chính

Tại nhà ga của Triều Tiên, bức hình chân dung của các nhà lãnh đạo nước này được treo một cách trang nghiêm ngay tại cổng chính

Về đêm, hai bức ảnh này là những thứ duy nhất được lắp đèn chiếu sáng và rực rỡ

Về đêm, hai bức ảnh này là những thứ duy nhất được lắp đèn chiếu sáng và rực rỡ

Một bức ảnh khác của các nhà lãnh đạo Triều Tiên

Một bức ảnh khác của các nhà lãnh đạo Triều Tiên

Các thiết bị điện tử dều được kiểm soát chặt chẽ

Các thiết bị điện tử đều được kiểm soát chặt chẽ

Cuộc sống thường ngày của những người dân vùng quê thường dựa nhiều vào trồng trọt. Trong ảnh là một cậu bé đang thu hoạch bắp ngô

Cuộc sống thường ngày của những người dân vùng quê thường dựa nhiều vào trồng trọt. Trong ảnh là một cậu bé đang thu hoạch bắp ngô



Hoạt động tại một khu vực giao nhau giữa đường sắt và đường bộ

Hoạt động tại một khu vực giao nhau giữa đường sắt và đường bộ

Vào buổi chiều, những đứa trẻ sau khi đã hoàn thành các công việc của mình và đi tắm sông

Vào buổi chiều, những đứa trẻ sau khi đã hoàn thành các công việc của mình và đi tắm sông

Ở ga tàu luôn xuất hiện những mảnh đời bất hạnh phải ăn xin để sinh sống qua ngày

Ở ga tàu luôn xuất hiện những mảnh đời bất hạnh phải ăn xin để sinh sống qua ngày

Giờ nghỉ ngơi của những người lính canh gác

Giờ nghỉ ngơi của những người lính canh gác

Một số học sinh Triều Tiên đang tham gia một cuộc diễu hành

Một số học sinh Triều Tiên đang tham gia một cuộc diễu hành
(Theo VTC)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mua dây buộc mình anh Đôn ạ!

LS. VÕ AN ĐÔN TƯỜNG TRÌNH CUỘC ĐẤU TỐ QUYẾT LIỆT SÁNG NAY


TÔI BỊ ĐẤU TỐ SÁNG NAY

Võ An Đôn 

01.04.2016 

Sáng nay, mặt trận tổ quốc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tôi tại nơi cư trú. Tham dự hội nghị có hơn 100 người, phần lớn là công an, người nhà công an, cán bộ các đoàn thể chính quyền địa phương, người lạ mặt ở địa phương khác, dân chúng trong thôn chỉ vài người được mời đến dự. 

Mở đầu hội nghị họ giới thiệu sơ lược về tôi, sau đó cho người đấu tố tôi. Người đầu tiên đấu tố là một anh đảng viên của chi bộ thôn trước đây làm kiểm sát viên bị tuột xích cho về hưu sớm, người thứ 2 đấu tố tôi là một anh công an về hưu, người thứ 3 đấu tố tôi là một anh đang làm công an huyện, người thứ 4 là một anh đảng viên của chi bộ thôn, người thứ 5 là Chủ nhiệm đoàn luật sư.

Họ đem chuyện gia đình, chuyện tôi không tham dự các cuộc họp của thôn, chuyện tôi viết bài trên Facebook ra mạt sát tôi; họ cho rằng tôi không đủ điều kiện làm đại biểu quốc hội, vì tôi có tư tưởng phản động; họ khuyên mọi người không bầu tôi. Điều đáng buồn là chính lãnh đạo Đoàn luật sư được mời đến dự lại đấu tố tôi, cho rằng tôi vừa bị Sở tư pháp phạt tiền vì không lập sổ tài chính nhưng không khai báo và tôi có tư tưởng không đảm bảo để bầu vào quốc hội.

Họ lén lút kiểm phiếu trong một ngôi miếu vắng vẻ

Sau khi đấu tố xong thì phát phiếu bầu, phiếu bầu rất đơn giản chỉ ghi họ tên tôi, nếu ai đồng ý thì giữ nguyên phiếu bầu, nếu không đồng ý thì gạch tên tôi. Họ phát ra 86 phiếu rồi thu lại, họ không kiểm phiếu tại chỗ mà đem phiếu bầu vào trong một ngôi miếu vắng vẻ gần đó để kiểm phiếu, bên ngoài thì có công an canh gác.

Tại sao họ không kiểm phiếu tại chỗ bằng cách chia phiếu gạch tên ra một bên và phiếu không gạch tên ra một bên thì sẽ biết kết quả ngay, mà phải đem phiếu vào trong một cái miếu vắng để kiểm phiếu ? việc làm này rất mờ ám, làm tôi và những người dân tham dự hết sức bất bình.

Kết quả công bố tôi được 29/86 phiếu. Theo qui định thì tôi bị loại vì dưới 50% phiếu bầu. Ngày mai tiếp tục lấy phiếu tín nhiệm tại nơi tôi làm việc là Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên.

Dù tôi không được chính quyền cơ cấu làm Đại biểu quốc hội, nhưng tôi là Đại biểu Quốc hội của lòng dân. Cảm ơn mọi người đã ủng hộ tôi !

Dưới đây là hình chụp hội trường sáng nay đấu tố tôi và hình cán bộ kiểm phiếu bên trong ngôi miếu vắng:




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Lê Văn Lai: 'Tôi ngạc nhiên với báo cáo về biển Đông'


Đánh giá của Chính phủ và các cơ quan về tình hình biển Đông đều cho rằng "đảm bảo được chủ quyền và lợi ích quốc gia", tuy nhiên đại biểu Lê Văn Lai lại chỉ ra hàng loạt diễn biến "không thể coi là bình thường".
Là người phát biểu gần cuối, tuổi đã cao và không tái cử nhiệm kỳ sau, đại biểu Lê Văn Lai xin "vài phút nói điều gì đó" cuối buổi thảo luận kinh tế xã hội ngày 1/4.
"Tôi ngạc nhiên khi tất cả báo cáo của Chính phủ và các cơ quan hữu quan đánh giá về biển Đông đều cho rằng đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia, trong khi người ta xây sân bay, kéo pháo hạm, đưa máy bay tiêm kích, o ép ngư dân, người ta sắp tuyên bố những điều xâm phạm chủ quyền như dùng các chuyến bay cắt ngang các chuyến bay truyền thống được quốc tế công nhận", đại biểu Lai mở đầu ý kiến của mình.
ong-le-van-lai-toi-ngac-nhien-voi-bao-cao-ve-bien-dong
Đại biểu Lê Văn Lai tha thiết đề nghị có đánh giá đúng về tình hình biển Đông để có những quyết sách phù hợp. Ảnh: Giang Huy.
Ông cho hay đã cố "ép suy nghĩ" của mình để đồng thuận với đánh giá của Chính phủ là "đảm bảo chủ quyền quốc gia". "Nhưng nói thật là tôi ép không nổi", đại biểu Lai bộc bạch.
Theo ông, không thể coi những hành vi ông liệt kê ở trên là bình thường được mà phải gọi đó là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia.
"Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của chúng ta tần suất 20 năm một lần. Năm 1956 chiếm Đông Hoàng Sa. Năm 1974 lấy tây Hoàng Sa. Năm 1988 lấy đảo Gạc Ma. Năm 2014 kéo giàn khoan vào biển Đông và sau đó tần suất dài hơn, dày hơn để xâm lấn chủ quyền. Trong khi đó chúng ta ngồi đây và yên bình đánh giá là đảm bảo chủ quyền quốc gia. Liệu điều đó có công bằng. Đánh giá như thế thì chúng ta đưa ra quyết sách, sự phản đối, đối kháng đã đủ chưa, phù hợp không", ông nêu vấn đề.
Gửi gắm tâm tư tới những người sẽ được bầu vào các vị trí lãnh đạo, ông Lai nói: "Chống giặc nội xâm là làm sao chống được tham nhũng, chống giặc ngoại xâm là bảo vệ được chủ quyền quốc gia. Chỉ cần làm được hai điều đó thì nhân dân sẽ không bao giờ quên và tôn vinh các đồng chí, còn lại mọi thứ khác đều là thứ yếu".
Trước đó, tại phiên thảo luận sáng, đại biểu Vũ Công Tiến cho rằng tình hình Biển Đông đang diễn biến phức tạp, gay gắt và khó lường. "Chúng ta đã có bài học nhãn tiền qua hàng nghìn năm, năm 1974 mất Hoàng Sa. Có nhiều lý do, tôi cho trong đó có lý do tin bạn mất bò", đại biểu Tiến nói. Từ thực tế trên, ông Tiến bày tỏ hy vọng Đảng, Nhà nước sẽ có giải pháp đúng đắn để giữ vững chủ quyền biển đảo, để ngư dân được tự do đánh bắt cá an toàn trên vùng biển của mình.
Cũng quan điểm, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đúc kết hàng nghìn năm qua ông cha ta giữ vững được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chính nhờ bài học xuyên suốt là dựa vào dân, dựa vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Mượn ý thơ Tố Hữu "nỏ thần chớ để sa tay giặc - mất cả đất liền cả biển sâu", ông Nghĩa lý giải, nỏ thần của chúng ta chính là lòng yêu nước của hơn 90 triệu đồng bào hợp thành khối đại đoàn kết dân tộc, nhờ nó mà đất nước và dân tộc này đã tồn tại hơn 4.000 năm, cũng nhờ nó mà dân tộc Việt Nam giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đất nước sẽ gia nhập đội ngũ các quốc gia phát triển trong nửa đầu thế kỷ này, người dân Việt Nam sẽ tự hào không chỉ vì là một dân tộc anh hùng mà còn là một dân tộc biết cách trở thành văn minh và thịnh vượng.
Trong những ngày tới, bên cạnh việc thảo luận và thông qua một số luật, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Quốc hội dành nhiều thời gian cho việc bầu và phê chuẩn Chủ tịch nước, Thủ tướng, kiện toàn cơ cấu nhân sự Thường vụ Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ. Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 13 bế mạc vào 12/4.
Báo cáo đánh giá bổ sung kinh tế, xã hội 5 năm (2011-2015) của Chính phủ có đoạn: "Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các giải pháp phù hợp để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định. Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được củng cố và gắn kết chặt chẽ hơn. Sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân được nâng lên".
Võ Hải

Trịnh Công Sơn và đám cưới không thành với cô gái Nhật


Cuộc tình của Trịnh Công Sơn với người con gái Nhật Michiko Yoshii là mối tình đẹp nhưng kết cục buồn, vấn vương như những bản tình ca bất hủ của cố nhạc sĩ tài hoa.
Ngày 1/4/2001, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - một trong những nhạc sĩ lớn nhất của nền âm nhạc đương đại Việt Nam - rời cõi tạm về với vĩnh hằng. 15 năm qua, những ca khúc của ông vẫn vang vọng khắp nơi, vẫn là dòng suối tinh thần tắm tưới tâm hồn bao thế hệ người Việt yêu nhạc Trịnh.
Trong gia tài âm nhạc, Trịnh Công Sơn đã để lại những khúc tình ca bất hủ. Những bản nhạc tình ấy có lúc trong trẻo, hồn nhiên, tinh khôi như đóa quỳnh mãi ngát hương trong vườn yêu, cũng nhiều lúc chỉ là nỗi buồn thương, mất mát, dở dang, "từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ". Trong cuộc tình riêng đời mình, cố nhạc sĩ đã đôi lần ngấp nghé trước ngưỡng cửa hôn nhân nhưng mãi mãi không bao giờ bước qua. Có những bóng hồng, những người đi qua cuộc đời Trịnh Công Sơn và họ đọng lại trong những ca khúc, bài thơ, bức họa của ông như những nỗi buồn thuần khiết.
trinh-cong-son-va-dam-cuoi-khong-thanh-voi-co-gai-nhat
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh tư liệu.
Michiko Yoshii - người con gái Nhật thông minh, tài năng và trong sáng là một câu chuyện tình buồn, thuần khiết như vậy của Trịnh Công Sơn. Vượt qua những rào cản về biên giới, ngôn ngữ, văn hóa, nàng đã đến với cuộc đời ông như một người tình tri kỷ. Những tưởng mối quan hệ ấy sẽ là một lương duyên, nhưng rốt cuộc vẫn không thành, để chỉ mãi là mối tình đẹp nhẹ nhàng.
Vào khoảng năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, Michiko Yoshii - lúc này là sinh viên đại học tại Paris (Pháp) - đã bén duyên với Việt Nam vì yêu văn hóa, ngôn ngữ và con người của đất nước này. Một trong những tình yêu lớn nhất ở cô gái Nhật thời ấy là tình cảm sâu nặng dành cho nhạc Trịnh Công Sơn. Michiko yêu nhạc Trịnh đến nỗi, lúc đó, dù đã có bằng cao học về văn hóa Nhật Bản, cô vẫn tiếp tục theo đuổi đề tài cao học nghiên cứu về âm nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn.
Để gần được hơn với nhạc Trịnh, Michiko không chỉ nhiều lần từ Pháp điện thoại về Việt Nam trò chuyện với Trịnh Công Sơn, cô còn đến Việt Nam để gặp gỡ trực tiếp người nhạc sĩ mình ngưỡng mộ. Luận án cao học và âm nhạc là cầu nối cho cuộc tình nhẹ nhàng của họ.
Dù không nhớ chính xác khoảng thời điểm nào cuộc tình ấy ngày càng trở nên sâu đậm, các thành viên trong gia đình cố nhạc sĩ đến nay vẫn còn nhớ như in cảm giác cả nhà náo nức khi biết tin hai người chuẩn bị làm đám cưới.
Ba người em gái của Trịnh Công Sơn lúc này đang ở Canada gồm ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, chị Diệu và chị Tâm háo hức đi sắm đồ cưới cho anh trai. Họ chọn bộ vest thật đẹp cho anh, xấp vải tốt gửi về Việt Nam cho mẹ may áo dài. Còn ở nhà, người mẹ yêu quý của Trịnh Công Sơn rất vui. Bà tất bật sắm sửa, chuẩn bị lễ nghi cưới theo phong tục Việt Nam. Nhẫn cưới cũng được chuẩn bị chu đáo chỉ chờ ngày để tân lang và tân nương trao nhau.
Lúc đó, Michiko cho biết do ba mẹ của cô đã rất già không thể sang Việt Nam nên muốn nhờ ông bà đại sứ người Nhật tại Việt Nam thay thế cha mẹ, đại diện nhà gái trong ngày hai bên gặp gỡ nhau. Theo phong tục cưới của người Nhật, ông bà đại sứ phải ngồi để Trịnh Công Sơn và Michiko quỳ gối xuống lạy tạ. Trịnh Công Sơn không đồng ý điều này với lý do người mẹ sinh ra ông nhưng cả đời ông còn chưa quỳ xuống lạy bao giờ thì không lẽ nào ông lại quỳ gối trước ông bà đại sứ Nhật.
"Tôi cũng không rõ là mọi chuyện kết thúc như thế nào, vì lúc đó tôi đang ở Canada. Nhưng khi nghe tin nhà báo sang đám cưới bị hủy, mọi người đều buồn lắm. Cũng có thể còn nhiều lý do nào đó, nhưng bản tính anh Sơn và cả chị Michiko đều kín đáo, sâu sắc và tế nhị nên chuyện cũng ít được nói ra. Qua sự cảm nhận và góc nhìn của tôi, tôi nghĩ anh Sơn lúc đó rất xúc động với việc một cô gái nước ngoài lại am hiểu và yêu nhạc anh đến thế. Anh rất ấn tượng khi Michiko thuộc hàng trăm ca khúc của mình. Tôi nhớ khoảng năm 1992, tôi và anh Sơn cùng anh Nguyễn Quang Sáng được mời sang Pháp và có dự một chương trình. Đó là lần tôi được thấy Michiko - một người con gái Nhật mảnh mai, duyên dáng. Chị ôm đàn guitar và hát rất nhiều bài nhạc Trịnh một cách say sưa, đầy tình cảm khiến cho mọi người xúc động", ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh kể.
Cuộc tình ngoài đời của cả hai dở dang trước ngưỡng cửa hôn nhân nhưng âm nhạc mãi luôn là sợi dây gắn kết hai tâm hồn đồng điệu. Tháng 7/1991, tại Paris, Michiko Yoshii đã bảo vệ thành công luận án cao học về ảnh hưởng nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn trong xã hội Việt Nam thời chiến tranh. Luận án này được giám khảo của Đại học Paris VII xếp loại tối ưu. Và người con gái Nhật mảnh dẻ ấy vẫn luôn để lại ấn tượng với mọi người với hình ảnh cây đàn guitar hát những tình khúc của Trịnh Công Sơn với đôi mắt phảng phất nét buồn.
Sau ngày Trịnh Công Sơn mất, Michiko Yoshii vẫn thường về thắp hương cho ông. Còn với một người tài hoa, bản tính thâm trầm, kín đáo như Trịnh Công Sơn, ông gửi nỗi niềm của mình vào tác phẩm. Trịnh Công Sơn có sáng tác bài hát  tặng riêng cho Michiko. Nhạc phẩm này chưa từng bao giờ được công bố, hiện vẫn nằm ở tủ kính riêng của gia đình trong số những ca khúc, thơ sáng tác tiếng Pháp và tiếng Việt chưa công bố của cố nhạc sĩ.
trinh-cong-son-va-dam-cuoi-khong-thanh-voi-co-gai-nhat-1
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bên em gái út Trịnh Vĩnh Trinh.
Ngày 31/3, giữa phút tất bật chuẩn bị 15 năm ngày giỗ Trịnh Công Sơn, Trịnh Vĩnh Trinh dành phút lắng đọng nhớ về anh trai cả yêu kính.
Một trong những ký ức các chị em gái trong gia đình thường nhắc về Trịnh Công Sơn là tiếng cốc cốc nhẹ của ông trước cửa phòng các em lúc giữa khuya. Trịnh Công Sơn dáng người ốm yếu mảnh khảnh vì thế tiếng bước chân, tiếng cốc cửa của ông cũng rất nhẹ nhàng. Mỗi lần ông lên tiếng hỏi "Các em ngủ chưa", các cô em gái - dù lúc này đều buồn ngủ, vì thương anh vẫn tíu tít "Dạ chưa, lúc nãy vừa ngồi nói chuyện, mới tắt đèn định ngủ thôi ạ". Những lúc như thế, ông sẽ nhỏ nhẹ mời người em gái nào đó của mình xuống dưới nhà làm mẫu cho ông vẽ chân dung. Và những buổi khuya, dưới ánh đèn, chỉ có tiếng cọ sột soạt trên mặt vải, dáng người gầy gò của ông in trên giá vẽ.
"Tất cả anh em tôi đều sợ và xót xa lắm khi thấy anh mình bị cô đơn. Không biết làm gì để cho anh vui. Thường buổi trưa, bạn bè đến với anh khá đông, khi đó thì đỡ hơn. Nhưng khoảng đêm, nhất là lúc 2-3h sáng, lúc mà mọi người đang say giấc nhất, tôi đoán, có lẽ cũng là khoảng thời gian sự cô đơn xâm chiếm anh nhất. Có lần 3h sáng, anh vẫn điện thoại cho nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Một lúc sau, anh Sáng đã đi xe máy sang nhà để cùng trò chuyện với anh. Anh Sơn là người rất tế nhị, anh không bao giờ làm phiền người khác và chỉ gọi đến bạn bè thân những khi anh cần họ nhất", Trịnh Vĩnh Trinh kể.
Thoại Hà

RƠI MẶT NẠ NHỮNG KẺ BÔI NHỌ VU KHỐNG GS. NGUYỄN ĐĂNG HƯNG



MỘT MÓN QUÀ QUÍ ĐẾN TỪ KHÔNG GIAN ẢO!
BLOG BỂ DÂU…BỊ LỘT TRẦN RA ÁNH SÁNG

GS Nguyễn Đăng Hưng

Ở hiền gặp lành!

Các đây hai ngày, tôi nhận được qua e-mail (của anh NV) một thông tin đáng kinh ngạc!

Nội dung e-mail không dài nhưng đầy đủ và khúc chiết bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

Xin trích lại đây phần chính (tôi xin không ghi tên rõ các cá nhân như trong thư nhận được của anh NV mà thay thế ở đây bằng GS X và TS Y):

“As a gift to you for your endless efforts in supporting our beloved country, I've requested Prof. X and Dr Y to delete blog BD by 16h00, GMT+7, March 25, 2016:

"Bay gio toi cho anh 5 ngay lam viec trong tuan nay de anh ban bac, trao doi ki luong voi anh Y cho thong nhat quan diem ve chuyen dong trang Be Dau, va toi yeu cau bat buoc anh phai dong trang do truoc 16h00 ngay 25/3/2016, gio Viet Nam. Anh phai huy toan bo du lieu, anh phai de nghi Google go bo trang nay ra khoi cache va khong bao gio mo lai trang nay nua ve sau."

As a result, BD blog has been deleted. This is a firm evidence showing that X and Y are indeed the authors and the owners of BD blog”.

Xin dịch ra tiếng Việt và bỏ dấu cho rõ thêm:

“Như làm quà cho những cố gắng không ngừng nghỉ của anh phục vụ đất nước yêu dấu của chúng ta, tôi đã đòi GS X và TS Y xóa bỏ blog BD trong ngày 25 tháng ba năm 2016, lúc 16 giờ (giờ quốc tế +7):

Bây giờ tôi cho anh 5 ngày làm việc trong tuần này để anh bàn bạc, trao đổi kĩ lưỡng với anh Y cho thống nhất quan điểm về chuyện đóng trang BD, và tôi yêu cầu bắt buộc anh phải đóng trang đó trước 16h00 ngày 25/3/2016, giờ Việt Nam. Anh phải hủy toàn bộ dữ liệu, anh phải đề nghị Google gỡ bỏ trang này ra khỏi cache và không bao giờ mở lại trang này nữa về sau.
Và kết quả là BD blog đã được xóa. Đây là chứng cứ chắc chắn là GS Y và TS X chính là các tác giả và là chủ sở hữu trang BD”.
Đọc mấy dòng trên, tôi bàng hoàng trước màn hình máy tính, như trút được một nỗi đau triền miên từ hơn một năm qua.

Tôi thử vào mạng tìm trang Bể Dâu (BD) tệ hại kia mà đã khá lâu rồi tôi không lưu tâm đến nữa. Tôi nhận ngay được tín hiệu là blog này đã thật sự bị xóa, không còn hiện hữu trên không gian ảo nữa.

Vỏ quýt dày sẽ có móng tay nhọn!
_____

.
Từ gần 1 năm nay, tôi đã tự bảo mình hơi đâu mà để ý đến những bức thư, những trang mạng nặc danh. Tôi đã cố quên nó đi và tôi đã làm được điều ấy.

Tôi tự an ủi là sau một thời gian gây chú ý, bản chất gian xảo, xuyên tạc sự thật của blog này dần dần hiện rõ và ảnh hưởng của nó trong dư luận cộng đồng mạng gần như là số không. Tuy nhiên phải nói là vì nội dung toàn bộ trang BD đã chỉ dùng để xuyên tạc và bôi nhọ tôi và một vài thân hữu đã không ngừng ám ảnh tôi, ít ra trong những ngày nó mới xuất hiện. Điều làm tôi công phẫn nhất là tác giả BD đã xúc phạm đến những người bạn của tôi. Thật là ác độc và tàn nhẫn khi BD dám cho rằng trong 20 năm trời ròng rã, các nhà khoa học quốc tế, các giáo sư Bỉ, Châu Âu,Canada và tôi qua lại Việt Nam không ngừng nghỉ để đào tạo gần 500 kỹ sư Việt Nam mà chưa hề nhận một đồng xu lương (trong đó có 318 người tốt nghiệp thạc sỹ Châu Âu, 75 người sau một thời gian đã bảo vệ thành công luận văn tiến sỹ tại các nước phát triển)… họ chỉ là những người đi du lịch và người chủ nhiệm là tôi chỉ là một tay “cò” giáo dục.

Thật ra ngay từ ngày đầu, đọc BD qua văn phong, cốt cách, tầm hiểu biết, thói quen dùng từ ngữ, cách trắc nghiệm các bài báo khoa học, tôi biết ngay ai là tác giả của trang BD, người này có trình độ gì nhất là đang sinh sống ở đâu. Và không chỉ tôi, nhiều người cũng đã nói với tôi về tác giả ấy.

Các tác giả khi thực hiện tội ác, lại cẩu thả để lại “dấu vết” … GS X có lần lơ đễnh trong câu văn nhắc đến trang blog chính thức của mình! Sau đó lẳng lặng vào sửa chữa nhưng đâu có ngờ là cộng đồng mạng đã chụp hình bản văn nguyên thủy, lưu trữ và thông báo cho tôi. TS X lại xử dụng những thông tin của tạp chí APJCEN mà chỉ trợ lý của Tổng Biên tập và Phó Tổng Biên Tập mới có thể nắm bắt được.

Tôi đã không bao giờ nhắc đến BD trong các bài viết của tôi, không bao giờ đưa ra làm đề tài bàn thảo với bất cứ ai, bất cứ ở diễn đàn nào. Tôi luôn giữ được trước công luận một thái độ bình thản. Tôi chỉ gián tiếp đính chính những sai trái quá lộ liễu qua những bài phỏng vấn, những dòng tự sự khi có dịp. Và trong những tháng gần đây không thấy ai nhắc đến nó nữa, số người truy cập cũng tụt xuống gần số không.

Sau khi nghe tôi báo tin về nội dung tin trên đây, một bạn trẻ đã bảo ngay: “thật trời cao có mắt”.

Thật vậy, trên thế giới phẳng luật “nhân quả” như ứng nghiệm theo một vận tốc cực kỳ nhanh. 

Như vậy anh NV đã ra lệnh cho GS X phải xóa trang BD độc hại này và sau khi bàn với TS Y, GS X đã chuẩn y đề nghị của anh NV. Qua hành động này GS X và TS Y đã tự thú họ chính là hai tác giả chủ nhân đích thực của trang BD. 

Hai “Hiệp sỹ đường phố” (lời sếp của hai chàng!) đã lộ chân tướng là kẻ cướp giật đường phố trên không gian ảo!

Đó là những bằng chứng mềm. Nay đã có bằng chứng cứng!

Sau gần hai tuần lễ sóng gió trên mạng, GS X đã bị cộng đồng mạng lên án là đã đạo văn có hệ thống và đã khai gian có hai bằng tiến sĩ. Nay lại bị vạch trần tiếp theo là đồng tác giả của một hành động tệ hại hơn nhiều. Thật vậy, đạo văn, khai gian bằng cấp chỉ là tội dân sự đáng bị chê cười nhưng thóa mạ và bôi nhọ công dân lương thiện, xúc phạm danh dự của người tử tế và khoa bảng chính là một tội hình sự có thể bị phạt vạ, thậm chí tù tội.

Trong thư điện tử anh NV có khuyên tôi nên kiện GS X và TS Y để buộc họ làm áp lực trên Hiệu Trưởng ĐH Tôn Đức Thắng để ông này rút đơn kiện tôi tại quận 9 Tp Hồ Chí Minh, một vụ kiện mà đã từ lâu đại chúng đã rõ là không dựa trên một cơ sở nào cả.

Tuy nhiên tôi còn đang rất cân nhắc! 

Thật vậy, nếu vụ kiện được đệ đơn tại một nước phát triển có hệ thống luật pháp nghiêm túc như nước Úc, nước Mỹ, có những trường đại học hay trung tâm nghiên cứu danh tiếng thì chính những cơ sở khả kính này sẽ đặt vấn đề đạo đức về những hành vi phạm pháp của GS X. Nguy cơ bị sa thải hay ít ra bị chính thức chê trách là rất cao…

Lòng bao dung và tinh thần độ lượng của tôi kêu gọi khoan hãy ra tay.

Bài học không chỉ dành cho riêng ai
_____

.
Viết những dòng trên đây tôi chỉ muốn đúc kết một bài học cho các bạn trẻ:

Khi mình đã làm điều tốt cho xã hội nhân dân, mình sẽ luôn luôn có quần chúng ủng hộ. Chẳng may bị trù dập hoạn nạn, sẽ xuất hiện những quí nhân ra tay cứu độ, cưu mang.

Đừng nhầm tưởng khi hành động sai trái sẽ không có ngày bị lộ chân tướng!

Đừng nghĩ khi dấu tên, hay ký tên nặc danh là khó bị xác định.

Đừng cho rằng là một người có khoa bảng, có tiếng tăm sẽ không có kẻ cao tay hơn vạch mặt chỉ ra những tội lỗi… 

Thế giới ngày nay với internet, tốc độ truyền thông tin nhanh chóng và rộng khắp, thuyết nhân quả nhãn tiền ứng nghiệm nhanh và “sắt” hơn bao giờ hết. 

Chân lý ở hiền gặp lành vẫn còn tồn tại, ngay cả trong một xã hội ngổn ngang đầy tai ương, bất trắc.

Cuối cùng, xin chân thành cám ơn anh NV đã ra tay nghĩa hiệp giúp tôi xóa bỏ một vết xấu làm hoen ố môi trường học thuật Việt Nam và quốc tế.

Sài Gòn ngày 27/3/2016
 
GS Nguyễn Đăng Hưng
.

___________

Anh Hùng Đường Phố:  Hôm nay vào lại facebook, đọc được bài này và vui thay cho Giáo sưNguyen Dang Hung. Tôi là người theo dõi vụ kiện không hề có cơ sở mà giáo sư là bị đơn, đồng thời cũng từng đọc nhiều bài trên blog Bể Dâu. Thật không quá lời khi tôi cho rằng người đứng ra lập trang này là kẻ vô liêm sỉ. Qua văn phong, qua những thông tin vạch trần về đạo văn và khai man lý lịch có hai bằng tiến sĩ, tôi xin được xác định danh tính của hai nhân vật như thế này: GS X chính là GS Nguyễn Văn Tuấn ở Sydney, còn TS Y không ai khác chính là TS Lê Văn Út, người từng đe doạ khủng bố giảng viên Ngọc ở Cần Thơ, nay được nâng lên làm Trưởng phòng khoa học của Trường Đại học Tôn Đức Thắng.  

 Ông Nguyễn Văn Tuấn

 Ông Lê Văn Út.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

SUY TƯ VỀ XÃ HỘI


Bài này không mới, nhưng giá trị của nó còn nguyên, một bài rất hay, rất đúng của tác giả Trần Quang Cơ, một trí thức, một nhà ngoại giao có tài và có tâm với đất nước, chỉ tiếc là một mình ông cũng chẳng xoay chuyển được gì. Phần 1-2 ông viết về cá nhâ và gia đình tôi không đưa lên. Mời các bạn đọc để cùng chia sẻ nỗi buồn của dân tộc, còn những ai cần phải đọc thì họ không đọc, không bận tâm, HỌ vẫn nhất nhất theo thày từng chi tiết.

3. Suy tư về xã hội:

Quả thực tôi đang suy nghĩ nhiều về vấn đề công bằng xã hội, điều mà từ khi biết nghĩ tôi luôn cho là nhất thiết phải có trong một xã hội tốt đẹp. Tôi không hề nghĩ đến chuyện “cào bằng” tất cả, mà chỉ nghĩ rằng cái tốt phải thắng cái xấu, người giỏi phải giữ vị trí quan trọng hơn người dốt, người trung thực phải thắng kẻ cơ hội lừa lọc. Hiện tại những điều đó hình như đang diễn ra ngược lại trong xã hội ta. Có phải suy nghĩ đó của tôi có quá lý tưởng hóa cuộc đời không?

Tôi cũng không quá bận tâm đến những chuyện như “lâm tặc”, “cát tặc”, “đinh tặc”, ... Tôi cho rằng thằng “tặc” ghê gớm nhất, cái ung nhọt lớn nhất và cũng là nhức nhối nhất trong xã hội ta hiện nay là “tặc” tham ô, nhũng nhiễu dân thường đã lan tràn từ trên xuống dưới khiến cho không thể có công bằng trong xã hội. Thật khác với tình hình xã hội ta ngày trước. Trước đây, nước ta tuy có khó khăn nhiều bề, nhưng trong sạch. Ngày nay, tham nhũng đẻ ra tham nhũng. Tham nhũng bây giờ được xem như một cách “đầu tư” rất thịnh hành, vì thu lợi nhuận cao và nhanh nhất. Những kẻ có quyền thế, hoặc là những tên cơ hội hay nhiều tiền của, chúng thường là những kẻ “thiếu tài nhưng nhiều mánh khóe, nhiều tiền”. Chúng bỏ tiền ra “mua quan”. Tiền bỏ ra càng nhiều tự khắc “mua” được  chức vụ càng cao, béo bở, rồi lập tức sử dụng cái quyền lực mới “mua” được ấy để thu lại số vốn đã “đầu tư” và thu lãi ngay bằng cách “bán chức”. Cứ như thế tạo ra tầng tầng lớp lớp “tham nhũng”. Lũ ròi bọ “tham nhũng” sinh đẻ ra nhanh như cỏ dại. Thử hỏi: vì sao giá nhà, đất đang “nóng” mà hiện nay lại “đóng băng”? Đó là vì lúc này là thời gian mà những ai có chức, có quyền đều phải tạm thời “im hơi, lặng tiếng” cho đến khi các “ghế” quan chức từ phường xã, quận huyện, tỉnh thành cho đến trung ương đã được chia chác xong thì tự khắc giá nhà đất sẽ lại “nóng” lên ngay.

Người ta cứ nói “chống tham nhũng”. Nhưng diệt sao được “tổ mối tham nhũng” khi những con “mối chúa” còn bình an vô sự, ăn no béo mầm! Loại “tham nhũng chúa” có vỏ bọc dầy lắm, có đủ dây rợ dọc ngang, khó gỡ cho ra đầu mối. Quá lắm thì chúng dùng đến nước cờ “thí tốt”, đổ hết tội lên đầu bọn “tham nhũng tép riu”, còn chúng thì vẫn thơm tho sạch sẽ!

Do đó, khoảng cách giữa giàu - nghèo, giữa thành thị và nông thôn càng ngày càng lớn, xã hội càng bị phân hóa một cách nguy hiểm, những tệ nạn xã hội lan tràn hơn lúc nào hết.

Lòng tin của người dân đang bị sói mòn đi, mà khi đã mất lòng tin của dân thì xã hội sẽ mất ổn định.

4. Suy tư về tình hình đối ngoại của nước ta:

Trước hết cần suy nghĩ xem nước ta hiện đang ở trong bối cảnh quốc tế ra sao, có những thuận lợi và khó khăn gì phải xử lý. Vấn đế này có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến Việt Nam, đến vận mệnh của đất nước, đến lợi ích chính đáng của dân tộc ta.

Tình hình thế giới lúc này đã chuyển biên khác thời kỳ mà tôi viết “Hồi ức và Suy nghĩ” vào cuối thế kỷ thứ 20. Sau khi Liên Xô tan vỡ, “trật tự thế giới 2 cực” không còn, Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất. Có một thời gian cục diện thế giới có hình thái “một siêu đa cường”. Do chính sách đối ngoại sai lầm của chính quyền Bush cha và Bush con, của đảng Cộng hòa, rồi đến cuộc suy thoái tòan cầu khiến cho vị thế của Mỹ  bị sa sút trông thấy. Về quân sự thì sa lầy ở Iraq, rồi Afghanistan, về kinh tế thì cuộc suy thoái toàn cầu làm cho chính quyền đảng Dân chủ mới lên của Barak Obama lao đao. Hơn thế nữa, Mỹ còn là đối tượng chính của các tổ chức Hồi giáo cực đoan.

Trong khi đó Trung Quốc nổi hẳn lên về kinh tế, đứng hàng thứ 2 thế giới, vượt Nhật và chỉ sau Mỹ. Nhờ đó, Trung Quốc đã tranh thủ tăng cường nhanh chóng về mặt quân sự, nhất là về hải quân. Tất nhiên tham vọng bành trướng Đại Hán cũng từ đó mà phát triển mạnh. Hiện nay Trung Quốc đã gần như ngang hàng với Mỹ trong vai trò quyết định nhiều vấn đề quan trọng của thế giới. Tôi cho rằng ý đồ của nhóm lãnh đạo ở Trung Nam Hải là muốn nhân cơ hội này, thừa thắng từng bước vươn lên thành siêu cường số 1 thế giới, vượt lên trên cả Mỹ, với ý đồ tạo lập ra một “trật tự thế giới mang màu sắc Trung Quốc”. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng Trung Quốc chỉ  có thể gây khó khăn cho Mỹ trong lĩnh vực kinh tế, chứ trên các lĩnh vực khác khó có thể vượt Mỹ, nhất là về khoa nọc kỹ thuật.

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc hết sức lắt léo. Đối với các cường quốc như Mỹ, Nhật, Liên minh Châu Âu, Nga, Ấn Độ, họ vừa hợp tác vừa kiềm chế bằng mọi thủ đoạn. Như trong các vấn đề Triều Tiên, Iran, Iraq, Afghanistan, họ luôn có thái độ lững lờ nước đôi. Bề ngoài thì ra vẻ hợp tác để cố gắng giải quyết các vấn đề này, song bên trong lại gần như ngấm ngầm khuyến khích các đối tượng đó khiến cho các đối thủ của mình, nhất là Mỹ, luôn phải lo đối phó với đủ loại thách thức, không thể phát triển lên được. Như việc CHDCND Triều Tiên đang cố chế tạo ra vũ khí hạt nhân, uy hiếp trực tiếp các đồng minh của Mỹ (Nhật Bản, Hàn Quốc). Tuy Trung Quốc là thành viên của nhóm 6 nước lớn lo việc đàm phán với Triều Tiên để thuyết phục nước này từ bỏ ý định trở thành một cường quốc hạt nhân. Song ai cũng biết là Triều Tiên hiện chỉ còn một đồng minh gần gũi là Trung Quốc, và có lẽ về mặt nào đó phụ thuộc vào Trung Quốc. Vậy liệu hiện tượng Triều Tiên vẫn kiên trì lập trường của mình có phải có tác động của Trung Quốc hay không?

Với Nga cũng vậy, Trung Quốc và Nga hiện nay có vẻ ăn ý với nhau về việc ngăn Hội đồng Bảo an LHQ thông qua nghị quyết trừng phạt Iran về việc Iran tiếp tục chế tạo vũ khí hạt nhân, nhưng thực ra 2 nước này vẫn dè chừng nhau. Trong thế kỷ trước, cuộc tranh giành quyết liệt giữa Liên Xô và Trung Quốc về vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới, rồi đến các vụ xung đột biên giới Trung - Xô những năm 1960, cả hai đều không dễ quên đâu.

Trrước mắt trọng điểm bành trướng của Trung Quốc là Việt Nam. Hướng bành trướng của Trung Quốc là xuống phía Nam, mà Việt Nam lại là chướng ngại vật lớn cản trở tham vọng bành trớng đó nên Trung Quốc đang có kế hoạch thôn tính Việt Nam bằng mọi thủ đoạn. Họ tiến hành cái tôi tạm gọi là “thôn tính mềm”, không gây ầm ĩ như cuọc chiến tranh chớp nhóang tháng 2/1979, mà dùng những thủ đọan hiểm độc hơn nhiều: đó là vừa dùng sức mạnh quân sự để uy hiếp trắng trợn, vừa dùng tiền tài mua chuộc; vừa phá từ trong phá ra, vừa bao vây từ ngoài lấn vào. Bao vây tứ phía. Trước hết là phía Đông.

Tham vọng của Trung Quốc là làm chủ cả Biển Đông. Muốn thế trước hết phải uy hiếp và khống chế Việt Nam là nước có bờ biển thông ra Biển Đông dài nhất. Từ ngòai xa, họ xâm chiếm các quần đảo Hòang Sa, Trường Sa của ta. Đến gần, trong vịnh Bắc Bộ, họ ngang nhiên vạch ra vùng “lưỡi bò”, nói đó là thuộc lãnh hải Trung Quốc, nhất là từ phía Đông. Biển Đông là miếng mồi ngon mà trước mắt Trung Quốc đang muốn “ăn sống nuốt tươi” vì nhược điểm lớn của họ là rất thiếu nguồn nhiên liệu để phát triển. Mà thềm lục địa của Việt Nam trông ra Biển Đông lại rất dài và rất nhiều nguồn dầu khí có trữ lượng rất lớn chưa được khai thác.

Còn trên bộ, phía Tây nước ta đã bị người anh em “4 tốt” dễ dàng cắm chốt vào vùng Tây Nguyên của ta bằng cách đầu tư và đưa người sang khai thác quặng bô-xít và chế biến nhôm. Như thế, họ vừa chiếm lĩnh được một địa bàn chiến lược, từ đó khống chế được cả 3 nước Đông Dương, vừa thực hiện chính sách thu gom tài nguyên thiên nhiên trên thế giới, như họ đang làm ở châu Phi, để tích trữ, coi đó sẽ là một thứ vũ khí lợi hại để uy hiếp về mặt kinh tế các đối thủ sau này. Nên biết rằng Trung Quốc không thiếu những mỏ quặng bô-xít để chế ra nhôm, nhưng họ để dự trữ và bảo vệ môi trường nước họ nên họ để dành chưa đụng đến.

Phía Nam, Trung Quốc đang đe dọa nguồn sống của dân ta ở tòan bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long bằng cách xây đập làm nhà máy thủy điện lớn, ngăn nguồn nước ngọt ngay từ thượng lưu sông này.
Còn phía Bắc, họ gặm đất đai nước ta từng mảng như Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, ... Thật sót sa khi ta không còn có thể nói là “Đất nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu” nữa, mà có lẽ phải nói là “từ các cột mốc phân biên giới Việt Nam với Trung Quốc đến mũi Cà Mâu”! Đau hơn nữa, mới đây, ngày17/2/2009, họ đã trâng tráo tổ chức lễ kỷ niêm 30 năm của cuộc vũ trang xâm nhập vào vùng biên giới nước ta hồi tháng 2 năm 1979 mà họ mệnh danh là “cuộc đánh trả tự vệ Việt Nam”. Họ còn làm lễ tưởng niệm những tên giặc đă chết khi xâm lấn đất ta. Trong khi đó hàng vạn liệt sĩ của ta hy sinh trong khi anh dũng chống quân xâm lược “đại Hán thế kỷ 21” thì âm thầm nằm đó, không một cơ quan truyền thông nào của ta nhắc tới, hoăc có nghĩ tới mà không dám nói ra, vì sợ “ảnh hưởng đến đại cục” ?!?


Không chỉ dừng lại ở đó, Trung Quốc còn đang dùng nhiều thủ đoạn để xâm nhập sâu vào Lào và Campuchia, nhằm bao vây cô lập Việt Nam. Ngay đầu năm 2011, có tin Trung Quốc vừa tung tiền ra để thuê của Lào một khu đất nông nghiệp trong 75 năm để xây dựng ở đó một thành phố cho người Trung Quốc di cư sang sống dài hạn ở đó.

Còn ở Campuchia, Trung Quốc bây giờ dùng bọn Sam Rainsy thay Khơ me đỏ để gây hận thù giữa nhân dân Campuchia và Việt Nam. Bọn này phá cột mốc phân đường biên giới VN-CPC và phá quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Đồng thời Trung Quốc cũng vẫn len lỏi gây ảnh hưởng trong bộ máy chính quyền của Thủ tướng Hun Sen .

Còn bên trong nước ta, họ dùng chiến thuật hiểm độc, chiến thuật “con mối”, cứ lặng lẽ mà đục ruỗng nước ta bằng nhiều thủ đoạn, như mua chuộc và tha hóa cán bộ ta, ... rồi cuối cùng thì nuốt chửng, mà ta lúc này (như trên đã nói) với tệ tham nhũng hòanh hành khắp nơi – không loại trừ có bàn tay của Trung Quốc - đã như một khúc gỗ mục. Êm ái như vậy nên dù gần đây ta đã đẩy mạnh chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, ta không còn cô lập như trước, ta có nhiều bạn hơn. Việc ta tăng cường lực lượng hải quân, không quân để lo bảo vệ vùng biển và hải đảo của ta, cũng như tăng cường quan hệ với thế giới bên ngoài, nhất là với các cường quốc như Nga, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản. Đó là những bước đi tuy hơi chậm nhưng còn phù hợp với tình hình. Việc ta tăng cường sức mạnh quân sự, chủ yếu về hải quân, không quân, tuy so với Trung Quốc chẳng bõ bèn gì, nhưng cũng biểu lộ được quyết tâm chống trả của ta nếu đối phương gây hấn. Còn việc ta tăng cường quan hệ ngoại giao với quốc tế làm cho thế giới quan tâm đến Việt Nam hơn, song trong trường hợp mà kẻ thù nham hiểm chỉ dùng thủ đọan “xâm lược ngấm ngầm”, không lộ rõ không biểu hiện là Việt Nam bị “ngọai xâm” thì các nước có cảm tình với ta sẽ không có lý do gì để can thiệp cả.

Còn ở Biển Đông, Trung Quốc hết sức chống việc quốc tế hóa vấn đề để ngăn không cho Mỹ nhảy vào. Họ cũng không muốn phải đối phó với 10 nước Asean. Trung Quốc khăng khăng phải đàm phán giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông bằng đàm phán song phương vì tách từng từng chiếc đũa một thì dễ bẻ gẫy hơn. Vì vậy ta thấy rõ yêu cầu chiến lược của Mỹ ở Biển Đông và đáp ứng hợp tác với Mỹ về mặt quốc phòng, cũng như gắn bó chặt chẽ với các nước thành viên khác trong Asean là một bước đi cần thiết, đúng hướng.

Tuy nhiên tôi cho rằng rút cục chỉ có chính nhân dân ta mới thực sự cứu được nước ta thôi. Nhưng trên dưới phải một lòng, như thời Hội nghị Diên Hồng ngày xưa. Đảng phải dựa vào Dân, Dân vững lòng tin cậy vào Đảng thì dân tộc ta mới thực sự có sức mạnh để bảo vệ đất nước. Tiếc thay hiện nay điều đó còn là sự mong đợi của chúng ta.

Trong thời chiến, quân sự là mặt trận chính để bảo vệ Tổ quốc. Còn trong thời bình như hiện nay thì thực sự ngoại giao phải là mặt trận hàng đầu có nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân tộc. Vì chỉ trong bối cảnh hòa bình, ngoại giao mới sẵn đất dụng võ. Mục tiêu chính của ta thời gian này là Hòa bình để Phát triển. Nhờ triển khai mạnh chính sách ngoại giao đa phương hóa - đa dạng hóa việc kết bạn bè nên vị thế nước ta ở châu Á và cả trên thế giớí lúc này đã tăng lên rõ rệt, bạn bè quốc tế của ta đông hơn lúc nào hết. Đó là điểm sáng trong lúc này vì đó chính là điều khiến cho kẻ thù phài kiêng nể, khi nghĩ tới chuyện tiếp tục “lấy thịt đè người”, cậy mình là nước lớn uy hiếp ta. Ta sẵn sảng hợp tác hữu nghị với các nước, song có hợp tác cũng phải có đấu tranh. Với Mỹ cũng vậy, ta mong muốn tăng cường hợp tác về nhiều mặt nhưng vẫn cần đấu tranh về vấn đề nào trái với lợi ích của ta, như vấn đề  chất độc da cam. Với Trung Quốc cũng vậy, ta không thể nên  chỉ quá nặng về hợp tác và nhân nhượng để thiên hạ đánh giá là ươn hèn, mà nhẹ mặt đấu tranh.

Tháng Chạp năm Canh Dần 2010

Trần Quang Cơ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ nghĩa xã hội và dân chủ là hai khái niệm mâu thuẫn với nhau


Sandy Ikeda

Phạm Nguyên Trường dịch


Sẽ xảy ra chuyện gì khi bạn tìm cách kết hợp dân chủ với chủ nghĩa xã hội

Tại sao lại có quá nhiều thanh niên Mĩ bất ngờ tự gọi mình là người chủ nghĩa xã hội dân chủ đến như thế? Tôi cho rằng nhiều người trong số họ chỉ đơn giản là muốn tách mình ra khỏi những người xã hội chủ nghĩa đã từng ủng hộ các chế độ độc tài như Liên Xô cũ và nhà nước Trung Quốc Maoist hay những đang ủng hộ Bắc Triều Tiên mà thôi. Họ muốn thông báo rằng đối với họ, tự do chính trị cũng quan trọng như, ví dụ, công bằng về kinh tế.
Nhưng dân chủ và chủ nghĩa xã hội có tương thích với nhau hay không?

Không. Mặc dù một số mục tiêu của chủ nghĩa xã hội có thể là cao cả, nhưng phương tiện mà nó sử dụng về bản chất là mâu thuẫn với dân chủ. Rốt cuộc, “chủ nghĩa xã hội dân chủ” cũng chẳng khác gì “nô lệ tự nguyện”.

Dân chủ 

Những người khác nhau gán cho thuật ngữ dân chủ những ý nghĩa khác nhau. Đối với một số người, dân chủ là mục đích của chính nó, mục đích mà người ta sẵn sàng hi sinh tính mạng để giành cho bằng được. Đối với những người khác, dân chủ là phương tiện tốt nhất để tạo ra chính phủ nhỏ gọn, có trách nhiệm trước các công dân hay phương tiện chuyển giao quyền lực chính trị một cách hòa bình. Vì vậy, như F.A. Hayek viết trong cuốn Đường về nô lệ, “Dân chủ thực chất là phương tiện, là một công cụ thiết thực để bảo vệ hòa bình trong xã hội và tự do cá nhân”.

Nhưng tôi nghĩ rằng hầu như tất cả chúng ta đều có thể đồng ý rằng ý nghĩa thông thường của dân chủ gắn liền, chí ít là với khái niệm về quyền tự quyết và tự do thể hiện. Theo đó, người ta có xu hướng coi dân chủ là lá chắn nhằm chống lại những người có sức mạnh hơn mình.

Chủ nghĩa xã hội


Cũng như với thuật ngữ dân chủ, người ta có thể giải thích “chủ nghĩa xã hội” như là một mục đích hay là một phương tiện. Ví dụ, một số người coi chủ nghĩa xã hội là giai đoạn tiếp theo của “quy luật vận động của lịch sử” của Marx, trong đó, dưới chế độ chuyên chính vô sản, mỗi người đều làm theo năng lực và hưởng theo lao động. Phiên bản ôn hòa hơn của chủ nghĩa xã hội là hệ thống kinh tế chính trị với những mục tiêu cụ thể, ví dụ như “công bằng xã hội” cao hơn tất cả các kế hoạch nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho cá nhân.

Hay người ta có thể coi chủ nghĩa xã hội như một hình thức tập thể, dùng một số phương tiện - kiểm soát về mặt chính trị công cụ lao động, vốn, đất đai – nhằm thực hiện một kế hoạch kinh tế quy mô lớn, để buộc người dân làm những việc mà họ có thể không thích làm. Chủ nghĩa xã hội sử dụng các phương tiện tập thể như thế có nhiều điểm tương đồng với chủ nghĩa phát xít, ngay cả khi hai chế độ này theo đuổi những mục tiêu hoàn toàn khác nhau.

Chủ nghĩa xã hội dân chủ

Sẽ xảy ra chuyện gì nếu bạn tìm cách gắn dân chủ với xã hội chủ nghĩa?

Xin nói ngay rằng chính phủ xã hội chủ nghĩa chỉ có thể lựa chọn một trong hai mục tiêu: bình đẳng hơn về thu nhập hay công bằng hơn về sắc tộc. Ngay cả trong trường hợp đơn giản, chỉ có như thế, chính phủ đã phải xác định một cách rõ ràng bình đẳng và công công có nghĩa là gì để tất cả mọi người đều có thể đồng ý. Thu nhập là gì? Cái gì tạo ra sự công bằng về sắc tộc? Cái gì tạo ra thu nhập bình đẳng hơn hay công bằng hơn? Khi nào thì bình đẳng hay công bằng đã chiến thắng: bình đẳng hoàn toàn hay công bằng hoàn toàn? Nếu chưa hoàn hảo thì chưa hoàn hảo đến mức nào?


Đây mới chỉ là mấy câu hỏi khó mà chính quyền sẽ phải trả lời. Và, dĩ nhiên là chính quyền sẽ xử lí không phải một vài mục tiêu mà là vô số mục tiêu và “những ưu tiên” mà họ sẽ phải xác định, phân cấp, thực hiện, theo dõi..v.v... Và khi điều kiện thay đổi, không thể đoán trước được, như vẫn thường xảy ra, thì chính quyền sẽ phải liên tục điều chỉnh kế hoạch. Trong những trường hợp như thế, càng ít người có quyền đưa thông số vào kế hoạch cuối cùng thì càng tốt. Đó là lí do vì sao nếu ý tưởng về dân chủ là hiện thân của lí tưởng tự do về tự định hướng, về tạo điều kiện cho người dân bình thường lựa chọn một cách có suy nghĩ các chính sách cai trị chính mình và tự thể hiện, thì dân chủ sẽ đặt ra một loạt vấn đề mà chủ nghĩa xã hội không thể nào vượt qua được.

Khi chính phủ nhỏ và chỉ thực hiện những chính sách mà hầu như tất cả mọi người đều đồng ý - ví dụ, thu thuế nhằm chi cho việc bảo vệ lãnh thổ một cách hiệu quả - thì nền dân chủ có thể hoạt động tương đối tốt, vì số lượng những vấn đề mà đa số cử tri và những nhà hoạch định chính sách cần phải thỏa thuận là tương đối nhỏ. Nhưng khi thẩm quyền của chính phủ mở rộng sang ngày càng nhiều lĩnh vực của cuộc sống thường nhật của chúng ta - chăm sóc sức khỏe, ăn uống, giáo dục, việc làm và nhà ở - như dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, thì tìm đồng thuận của đại đa số công dân đủ năng lực về mỗi vấn đề là việc làm bất khả thi. Tranh cãi là không thể tránh khỏi và sự chia rẽ dân chúng thành vô số các nhóm lợi ích sẽ làm rối loạn tiến trình chính trị.

Cá nhân được quyền tự thể hiện đến mức nào, chính quyền trung ương có thể dung thứ quyền tự quyết đến mức nào, chính quyền tìm cách áp đặt kế hoạch kinh tế bao quát theo lối dân chủ hay phi dân chủ? Kế hoạch trên quy mô lớn như thế phải đàn áp những kế hoạch nhỏ và nguyện vọng của các cá nhân và buộc các giá trị cá nhân phải hi sinh cho các giá trị của tập thể.

Tocqueville đã nói rõ:
“Dân chủ và chủ nghĩa xã hội chỉ có một cái chung, đấy là từ: bình đẳng. Nhưng xin lưu ý sự khác biệt: trong khi dân chủ tìm kiếm bình đẳng trong tự do thì chủ nghĩa xã hội tìm kiếm bình đẳng trong tù ngục và lao động khổ sai”.

Hệ thống có thể hoạt động theo cách này trong một thời gian, nhưng sức cám dỗ, lôi kéo người ta từ bỏ chế độ dân chủ chân chính – ví dụ, bằng cách chuyển quyền quyết định cho các nhóm nhỏ các chuyên gia trong trong từng vực – thì ngày càng khó chống lại hơn. Trong những hoàn cảnh như thế, đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả ngày càng trở nên hấp dẫn hơn và ngày càng khó trở thành hiện thực hơn. Các mục tiêu cao cả về mặt lí thuyết của chủ nghĩa xã hội - tình anh em của những người lao động trên toàn thế giới và công bằng về kinh tế trên toàn cầu - có thể bị những lo lắng về cái ăn, cái mặc và an ninh trong khu vực cho ra rìa, và sẽ dẫn tới chế độ độc tài (phi vô sản).

F.A. Hayek viết đầy thuyết phục:

“Vì vậy mà chủ nghĩa xã hội tự do, như nhiều người châu Âu hình dung, chỉ là sản phẩm thuần tuý lí thuyết, trong khi trên thực tế, chủ nghĩa xã hội luôn luôn đồng hành với chủ nghĩa toàn trị”.

Thỏa hiệp

Một số người có thể trả lời rằng trong khi những vấn đề như thế có thể đúng đối với chủ nghĩa xã hội với tất cả những đặc điểm mà các vị tiền bối nói, còn hình thức chủ nghĩa xã hội dân chủ, mà các nhà trí thức hiện nay ủng hộ không cực đoan như thế. Nếu thế, sẽ xuất hiện câu hỏi sau: Trong nền kinh tế tư bản hỗn hợp - nhà nước quản lí, nhà nước phúc lợi hay tư bản ô dù – sẽ dẫn đến những hậu quả như thế vào lúc nào? Sự thỏa hiệp sẽ mạnh mẽ đến mức nào?

Rõ ràng, đây là vấn đề mức độ. Kế hoạch tập trung càng lớn thì chính quyền càng không chấp nhận những lệch lạc và ý kiến trái chiều của cá nhân. Tôi công nhận rằng bạn có thể thỏa hiệp, đánh đổi sự tự định hướng với sự chỉ đạo của người khác không chỉ về một phương diện và một số phương diện không kéo theo cưỡng bức. Ví dụ, các nhóm có thể dùng áp lực xã hội hay tôn giáo để ngăn chặn kế hoạch của một người hoặc thu hẹp quyền tự chủ của người đó mà không cần gây hấn.

Nhưng không thể phủ nhận rằng, cùng với cưỡng bức, một biện pháp mà chính phủ thường sử dụng, cơ quan bên ngoài càng sử dụng biện pháp cưỡng chế để kiểm soát thì tự định hướng càng ít đi. Cưỡng chế và tự định hướng là không thể dung hòa. Và khi kế hoạch của chính phủ thế chỗ cho kế hoạch của cá nhân thì quyền tự chủ của cá nhân sẽ yếu đi và co lại; quyền lực của chính phủ sẽ rộng ra và lớn lên. Càng nhiều chủ nghĩa xã hội thì càng ít dân chủ trên thực tế.
Vì vậy, chủ nghĩa xã hội dân chủ không phải là học thuyết nhằm bảo vệ các giá trị của chủ nghĩa tự do về sự độc lập, tự chủ và tự định hướng mà nhiều người tả khuynh vẫn đánh giá tương đối cao. Ngược lại, đấy là học thuyết buộc chúng ta, những người vẫn trân trọng những giá trị tự do trượt dần vào chế độ độc tài.

Sandy Ikeda là giáo sư kinh tế học ở Purchase College, SUNY, và là tác giả cuốn The Dynamics of the Mixed Economy: Toward a Theory of Interventionism. Ông cũng là thành viên của Faculty Network ở Quỹ giáo dục kinh tế (FEE).

Nguồn: http://fee.org/articles/democratic-socialism-is-a-contradiction-in-terms/
Phần nhận xét hiển thị trên trang