Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

Google biết tất cả những gì bạn làm trên Internet?


google art & design mine1 google logo google moon

Đã bao giờ bạn vô tình bắt gặp một quảng cáo rất ‘liên quan’ đến nhu cầu của mình khi đang lướt web? Và điều đó không chỉ vô tình xảy ra đôi ba lần? Không có phép màu gì đâu, chẳng qua là Google biết rất rõ về bạn.
google
Những gì bạn tìm kiếm qua google, những bức thư gửi bằng Gmail hay video xem trên youtube, tất cả đều tạo điều kiện cho Google thu thập thông tin về bạn. Nhưng đừng lo, họ dùng chúng vào mục đích có lợi cho đôi bên.

google
Infographic sau đây cho ta biết cách mà Google tìm hiểu về chúng ta thông qua những phần mềm, dịch vụ của họ và cả những dự án đào sâu vào thông tin khách hàng hơn trong tương lai. Liệu sự riêng tư sẽ trở thành một món hàng xa xỉ trong tương lai gần?

image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
google fka twigs google glass fkatwigs video girl
image
image


google parody google watch

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hạnh Nguyên: 'Viết văn vì không biết làm gì khác'



 Hạnh Nguyên sinh năm 1995, viết văn từ khi học cấp hai. "Những thiếu thời lơ lửng" gồm những truyện ngắn được viết rải rác trong ba năm học ở trường THPT Hà Nội - Amsterdam.
Hạnh Nguyên đem đến một cái nhìn khác về văn chương của những người trẻ. Sáng tác của cô vì thế được  sự quan tâm của những nhà nghiên cứu văn học đương đại. 
Nhà phê bình nghiên cứu văn học Nguyễn Thanh Tâm ( Viện Văn học) nói về tác phẩm đầu tay này: “Tôi thấy trong cuốn sách những vấn đề như là quan niệm sống của những người trẻ hiện nay; sự cô độc; nỗi đau; những cảm xúc yêu thương và đặc biệt là ám ảnh về việc tự sát, về cái chết. Đây là những vấn đề đang khiến cho xã hội phải suy nghĩ. Tập truyện Những thiếu thời lơ lửng khiến tôi phải soi xét lại nhiều mối quan hệ của mình, nhất là với những người trẻ, với con và với các em để biết lắng nghe, hiểu và gần với họ hơn. Đó là cuốn sách, theo tôi, cần cho người lớn!”. Theo cách nhìn của nhà phê bình, hiện nay văn chương trẻ đang có hai mảng màu sắc khác nhau. Mảng thứ nhất: văn chương của những người  chạy theo xu hướng thị trường. Mảng thứ hai: những người viết không đăt lợi ích thương mại lên trên, họ có những thực hành nghiêm túc về văn chương, Hạnh Nguyên nằm trong số mảng màu này.
 Hạnh Nguyên: 'Viết văn vì không biết làm gì khác'
Bìa sách Những thiếu thời lơ lửng.
Trong Talkshow Những thiếu thời lơ lửng và văn chương của những người trẻ  nhiều bạn đọc là học sinh, giảng viên đại học, nhà nghiên cứu tâm lý chia sẻ rằng họ đã bất ngờ và suy nghĩ rất nhiều sau khi đọc cuốn sách. 
-    Sao bạn lại chọn tên sách Những thiếu thời lơ lửng?
-   Mình viết những truyện này từ cảm nhận của riêng mình, để trải lòng. Những thiếu thời lơ lửng giống như là những người trong quá trình trưởng thành, từ 14 tuổi trở lên, họ đang băn khoăn không biết mình có thành người lớn một cách toàn diện được không. 
Thực ra tên cuốn sách có sau khi tập truyện đã hoàn thành. Nó xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Mình rất mừng vì nó lại thành ra khá hợp và được mọi người đón nhận.
-   Điều gì giúp bạn có ý tưởng viết lên những câu chuyện đó. Khi viết bạn phải phân thân tới mức độ nào?
-  Mình không có ý tưởng. Mình viết khi bị tác động bởi một bức ảnh, một giai điệu, một câu hát, một khung cảnh, hoặc một cốc nước. Một khi đã bắt tay vào viết, câu chuyện tự thân phát triển, mình không thực sự tham gia vào phần này. Mình sẽ không dùng từ "phân thân", mà có thể là "ngủ đông". Khi viết, phần bề mặt ý thức tạm thời đóng lại, còn lại là công việc của tiềm thức. Trong lòng chúng ta có quá nhiều tổn thương và mình nhận ra trong khi viết mình đang tự cứu rỗi chính mình.
-   Trang viết của bạn nói nhiều về cái chết. Đó có phải là nỗi ám ảnh, mối quan tâm của bạn?
-    Không phải vậy. Nếu nghĩ nhiều đến những điều đó thì làm sao mà sống nổi. Mình từng nghĩ tới cái chết, nhưng chuyện đó qua rồi.
-  Truyện ngắn Mũi tên với bức thư Đây là thời đại của chúng tôitrong phần 3 có phải là thông điệp cuốn sách? Bức thư đó nhận được sự đồng cảm của rất nhiều bạn trẻ cùng độ tuổi và khiến cho nhiều phụ huynh phải hoang mang. Bạn có thể chia sẻ thêm đôi điều xung quanh câu chuyện và bức thư này?
-  Không có thông điệp nào được đưa ra trong cuốn sách. Mình gửi bản thảo các truyện ngắn tới nhà xuất bản và để họ lựa chọn. Về truyện ngắn Mũi tên, mình hơi ngạc nhiên khi nghe phản hồi của mọi người. Mình không nghĩ nó lại khiến các bậc cha mẹ nghĩ nhiều như vậy. Hay nói đúng hơn, thì có lẽ là vì mình luôn nghĩ bố mẹ nào cũng đã tự ý thức được những chuyện đang xảy ra với con cái họ rồi, cho dù họ có nhận thấy hay là không. Trẻ con mà, các dấu hiệu luôn rất rõ ràng.
-  Nhân vật và bối cảnh trong câu chuyện của bạn mang hơi hướng nước ngoài. Có phải bạn bị ảnh hưởng bởi Marguerite Durar, Haruki Murakami?
 -  Đúng thế. Mình bị ảnh hưởng khá nhiều bởi Haruki Murakami và Marguerite Duras và đang cố thoát khỏi. 
Một nhà văn giỏi có thể dùng những câu chữ của họ để cứu một vài người khác. Haruki Murakami, Marguerite Duras đã cứu mình, cho mình sức mạnh. Mình đã khóc khi đọc sách của Marguerite Duras và muốn trở thành một nữ nhà văn như bà. Mình đọc Rừng Nauy  thích nhất nhân vật Naoko. Các nhân vật trong Rừng Nauy đều cô đơn và chống chọi để vượt qua  nhưng Naoko thì không vượt qua được.  Tác phẩm Người tình mình đọc khi học lớp 11. Mình thấy có một  phần nào chúng ta trong hình ảnh nhân vật chính, đó là vừa hồ hởi - liều lĩnh vừa non nớt.
-   Tại sao bạn lại viết văn?
-   Vì không biết làm gì khác.
- Mình đã từng rất tin rằng những điều mình viết ra có sức mạnh lay động mỗi người.
 - Sau 1 năm du học, tới môi trường sống khác, với nền giáo dục khác tâm lý của bạn còn phù hợp với nội dung các câu chuyện? Bạn sẽ viết tiếp như thế nào?
-  Mình nghĩ là môi trường sống thay đổi sẽ không làm người ta thay đổi, mà chỉ đưa ra cho họ nhiều lựa chọn hơn. Tâm lý của mình không liên quan tới nội dung các câu chuyện vì về cơ bản đó là một phần của mình.  Mình vẫn viết, tuy không nhiều như trước, và nỗi cô đơn trong trang viết vẫn vậy, nhưng đỡ hơn. Việc viết sẽ không dừng lại, nếu đó là điều bạn muốn hỏi.
 Hạnh Nguyên: 'Viết văn vì không biết làm gì khác'
Hạnh Nguyên trong Talkshow Những thiếu thời lơ lửng và văn chương của những người trẻ.
Tôi chưa gặp những đứa trẻ cảm thấy chán nản với cuộc sống của mình. Tôi cần gì phải gặp. Bởi tôi là một minh chứng điển hình, đang hít thở và đang sống, tôi biết rõ cảm giác buồn chán bất lực đó như thế nào, tôi cũng biết những đứa trẻ như tôi đang phải đối mặt với mọi thứ ra sao. Tôi nghĩ mình biết. Có lẽ có rất nhiều những đứa trẻ như vậy, chúng không thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại, khuôn khổ hiện tại và chúng muốn chạy thoát nhưng không thể. Khi chúng gây chuyện và bố mẹ chúng hỏi, tại sao con không tâm sự với chúng ta khi con bế tắc, trời ạ chúng phải trả lời thế nào đây?
Bố mẹ, các vị đã không ở bên con các vị khi chúng cần, vậy thì đừng bao giờ đòi hỏi chúng phải kể cho các vị nghe hôm nay chúng thấy thế nào, chúng mệt ra sao và chúng muốn được nghỉ một buổi học ở trường. Chúng sẽ không bao giờ nói bởi ngay từ đầu chúng đã không được phép nói ra rồi.
Con cái lớn lên bằng nỗi sợ. Nỗi sợ bị đánh, bị mắng, bị chửi rủa, có những đứa học cách sống chung với nó và ổn, có những đứa cũng học cách sống chung với nó và bị tổn thương. Những đứa ổn sẽ sống theo cách riêng của chúng và âm thầm không để ai biết, những đứa không ổn sẽ kiệt quệ từng ngày và kết quả chúng sẽ bỏ cuộc, rất sớm thôi. Số lượng trẻ vị thành niên tự sát không ít. Ta quy kết cho căn bệnh trầm cảm. Vậy nguyên nhân của căn bệnh trầm cảm là gì? Tôi nói, đó là những áp lực trong cuộc sống.
Thế giới này không tạo ra áp lực. Con người mới là kẻ làm điều đó.
(Trích từ truyện Mũi tên trong cuốn sách Những thiếu thời lơ lửng).
Phan Thúy Hà
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kịch tính Giải Văn Việt lần thứ nhất


Chính Vĩ

clip_image002
Khởi động hơn một năm, Giải Văn Việt lần thứ nhất (2014 - 2015) đã được trao từ lúc 9h30 ngày 3/3/2016 (giờ Việt Nam) tại tư gia nhà thơ Ý Nhi ở Sài Gòn - một thành viên ban giám khảo.
Chọn tư gia của Ý Nhi là việc chẳng đặng đừng, vì phía tổ chức đã tìm kiếm nhiều địa điểm, nhưng cuối cùng đều bất thành, do áp lực từ phía chính quyền.
Thế nhưng, đây vô tình lại là việc rất hay, vì nó đúng với tinh thần dân sự mà Văn đoàn độc lập Việt Nam, cũng như cộng đồng Văn Việt đã chọn để đi.
Với lại, quan trọng nhất vẫn là chất lượng và ý nghĩa của giải thưởng, chứ không phải do địa điểm trao giải quyết định.
Nhìn vào thành phần ban giám khảo và những tác giả được chọn trao dưới đây, có thể thấy phía tổ chức đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm những tác phẩm giàu giá trị văn học.
Tổng giải thưởng lần thứ nhất là 7.500 USD, tương đương 165.000.000 VND. Phía tổ chức đang hi vọng những lần trao giải sau sẽ có giá trị hiện kim nhiều hơn nữa.
Dùng chữ kịch tính để gọi Giải Văn Việt lần thứ nhất, vì thời gian qua việc tuyên bố vận động thành lập Văn đoàn độc lập Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn từ chính quyền. Từ 56 thành viên đầu tiên, nhiều người đã không chịu nổi áp lực nên xin rút tên.
Trang web chính thức của Văn Việt - công cụ thể hiện của Văn đoàn độc lập Việt Nam - đã bị tường lửa nặng nề, muốn vào đọc rất khó khăn.
Ngày 12/2/2016, việc bầu chọn Giải đặc biệt đã diễn ra, kết quả văn xuôi trao cho nhà văn quá cố Bùi Ngọc Tấn (1934 - 2014), với sự nhất trí 5/5 phiếu từ 5 thành viên ban giám khảo. Hai tác phẩm được chọn trao giải là Chuyện kể năm 2000 (tiểu thuyết) và Hậu chuyện kể năm 2000 (hồi ức).
Về nghiên cứu - phê bình, Giải đặc biệt trao cho nhà phê bình Thụy Khuê (Pháp), với sự nhất trí 5/5 phiếu. Loạt tác phẩm nghiên cứu Văn học miền Nam 1954-1975 và công trình biên khảo Những người Pháp với vua Gia Long được chọn xét giải.
Mỗi Giải đặc biệt gồm giấy chứng nhận và 2.000 USD.
Sau đó, ngày 15/2/2016, cuộc bầu chọn Giải chính thức đã hoàn tất theo đúng tiến độ. Kết quả như sau: Văn xuôi trao cho nhà văn Di-Hạnh Nguyên với loạt truyện ngắn Lúc nửa đêm, Cô gái ngồi bên của sổ, Giới hạn của khí trời, Người lạ, Wind shadow: OK, với sự nhất trí 4/5 phiếu.
Thơ trao cho nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư, với sự nhất trí 4/5 phiếu. Các tác phẩm được chọn trao gồm Những mảnh rời (chùm thơ), Thiêu hủy bài thơ, Huế mùa khói sương, Có những điều giả định, 12 bài thơ (chùm thơ).
Nghiên cứu - phê bình trao cho nhà thơ - nhà nghiên cứu Inrasara, với sự nhất trí 5/5 phiếu, loạt bài Hồ sơ biên bản so sánh được chọn để chấm.
Mỗi Giải chính thức gồm giấy chứng nhận và 1.000 USD.
Chủ tịch Hội đồng giám khảo là nhà văn Nguyên Ngọc cũng có giải của riêng mình. Ông đã chọn nhạc sĩ Tuấn Khanh với các bài tản văn như Quyền năng của trí tưởng tượng, Phía sau ánh pháo hoa, Đường trải thảm đến cửa địa ngục, Tổ quốc là gì? Tôi vẫn tự hỏi…
Giải này gồm giấy chứng nhận và 500 USD.
C.V.
-----------------------
CHUYỆN VÒNG NGOÀI CỦA BUỔI LỄ TRAO GIẢI VĂN VIỆT 
Hôm nay ngày 3-3-2016 Hội Văn Đoàn Độc Lập tổ chức trao giải Văn Việt. Tôi không viết về nội dung lễ trao giải sẽ có bài của Hội Văn Đoàn Độc lập đăng vì toàn là những nhà văn nổi tiếng và kiêm nhà báo cũng tiếng nổi, nên chắc chắn họ viết hay hơn và nội dung sẽ sâu hơn. 
Tôi chỉ viết những bi hài xung quanh buổi lễ này. Trước khi đi tôi gọi cho nhà báo Lê Phú Khải, bác ấy bật máy nhưng tôi nghe tiếng cãi vã và cả giằng co rồi tăt ngúm... Tôi hiểu rồi, xong một bác. 
Đến nơi thì được biết ngoài nhà văn Phạm Đình Trọng (Bị ăn "bánh canh" chuyên nghiệp) thì nhạc sĩ Tuấn Khanh cũng bị bánh canh và một số người khác. Đang ngồi quạt nhà chị Ý Nhi thở tí cho đỡ mệt thì đèn và quạt phụt tắt. Tất cả cười phá lên... biết rồi, chơi mãi trò này à?
Nhưng lễ.trao giải vẫn rất đông người tham dự kể cả các bác Vũng Tàu cũng vẫn lên kịp. Mọi người đang nhắc đến giáo sư Nguyễn Đăng Hưng thì bác ấy chắc ngứa tại hay sao, điện thoại tôi reo lên... chính bác. Bác ấy kể : Anh đang lái xe đi ra để đến dự thì 4 an ninh chặn xe lại không cho anh đi, "nói chuyện" với nhau một thôi một hồi thì ... bác ấy phải đi cất xe và ngồi nhà gọi điện tới chúc mừng.
Lễ xong, CLB Lê Hiếu Đằng mời cơm, thì nhà báo Lê Phú Khải hớt ha hớt hải tới… Trong bữa ăn cụ ngồi than thở với tớ: Thế có lộn ruột không chứ, các ông "cá kình" như TS Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà thơ Hoàng Hưng sao chúng không chặn, lại đi chăn một "con tép" như anh? Tớ nói: Tép này nhiều càng, nhiều ngạnh quá… chặn tuốt cho lành. 
Bạn Mai Oanh đi cùng Khánh Trâm đến muộn … kể mới biết nguyên do là: hai bánh xe bị đâm thủng cả hai... sửa xong mới tới được, nên muộn.
Còn tớ thì không phải đến dự được vì là "cá kình cá kéo" gì, chẳng qua là hôm qua tớ tuyên leo lẻo với tất cả mọi người trong điện thoại là quá mệt nên không đi. Ai dè 8 giờ bác Quang A "đánh thức" ... nên đi thoải con gà mái luôn.
Nguồn: FB Sương Quỳnh
--------------------
Đọc thêm:
1. LỜI CẢM TẠ CỦA THUỴ KHUÊ
Sương Quỳnh
Hôm nay, Tôi được vinh hạnh đọc Lời Cảm Tạ của nhà văn Thuỵ Khuê cảm ơn Hội Văn Đoàn Độc Lập khi trao giải đặc biệt cho nhà văn. Giải đặc biệt trao cho nhà phê bình Thụy Khuê (Pháp), với sự nhất trí 5/5 phiếu. Loạt tác phẩm nghiên cứu Văn học miền Nam 1954-1975 và công trình biên khảo Những người Pháp với vua Gia Long được chọn xét giải.
Mỗi Giải đặc biệt gồm giấy chứng nhận và 2.000 USD. Nhưng nhà văn đã tặng toàn bộ giải thưởng này cho quỹ Hội Văn Đoàn Độc Lập với mong muốnHội ngày càng phát triển và có những tác phẩm giá trị.
Thực ra tôi không biết nhà văn Thuỵ Khuê và chưa gặp chị lần nào. Nhưng khi nhà thơ Hoàng Hưng trao cho tôi vinh dự này, tôi đọc bức thư của chị tôi đã rất xúc động. Toàn văn bức thư sau đây:
LỜI CẢM TẠ CỦA THUỴ KHUÊ
Kính thứ quí vị
Kính thưa anh Nguyên Ngọc và toàn thể hội đồng giám khảo giải Văn Học Việt 2016
Nhận một giải thưởng văn học luôn là một vinh hạnh, bởi ngoài những tiêu chuẩn về nghệ thuật dành cho một sáng tác, tiêu chuẩn khoa học dành cho một công trình nghiên cứu, mà mỗi thành viên ban giám khảo đã lấy làm chuẩn mực để đánh giá, còn có sự tin cậy và hy vọng ở người nhận giải, một cố gắng, một tiếp tục, một tiến triển.
Đối với tôi, sự nhận giải hôm nay còn có thêm những ý nghĩa khác.
Trước hết, giải thưởng này như một nối kết niềm tin giữa những ngòi bút trong nước và ngoài nước, cùng chung một ly tưởng: tìm cách đưa văn học và nghiên cứu ra khỏi tình trạng bế tắc hiện thời, bằng cách kích thích những tài năng mới nơi người viết và những cảm thức, những say mê mới nơi người đọc, khiến cả đôi bên đều thấy những lợi ích tinh thần mà việc viết và việc đọc có thể đem lại cho chúng ta.
Giải thưởng này theo sự hiểu biết của tôi là giải thưởng đầu tiên, hoàn toàn được xây dựng bằng công sức của những người trong một văn đoàn chưa thành hình, lấy tự do tư tưởng làm chủ đích. Hội tụ những ngòi bút, không phân biệt biên giới, lằn ranh trong và ngoài, lấy sự phục hưng nền văn học nghệ thuật của toàn thể nước Việt trong quá khứ , hiện tại và tương lai làm lợi khí tinh thần.
Công việc mà Văn Việt đã làm được trong hai năm qua, tuy còn nhiều thiếu sót, những đã cho thấy một điều chúng ta đã bắt đầu, chúng ta đã làm, rồi chúng ta sẽ có những thành quả.
Sự bắt đầu nào cũng đầy sơ hở, nhưng điều quan trọng là tiếp tục và tiến triển và đó là ý nghĩa đầu tiên của giải thưởng văn học mà tôi được nhận ngày hôm nay.
Xin thành thật cảm ơn quí vị
Thuỵ Khuê.
clip_image004
clip_image006
clip_image008
2. GIẢI THƯỞNG PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP LẦN 1 (2014-2015) DÀNH CHO INRASARA
Inrasara
clip_image010
clip_image012
Từ nhập cuộc nghiên cứu và phê bình văn chương Việt, tôi may mắn nhận được mấy giải thưởng.
Đầu tiên, năm 2010 là “Tặng thưởng Tác phẩm hay” trong năm của tạp chí Sông Hương dành cho bài “Hóa giải và hòa giải ba loài thơ hôm nay”.
5 năm sau – 2015, tạp chí Sông Lam cũng trao cho tôi Tặng thưởng dạng này.
Năm 2014, Nhập cuộc về hướng Mở đoạt Giải thưởng [chính thống] của Hội đồng Lí luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương.
Năm nay, chùm 19 bài phê bình “Hồ sơ Biên bản so sánh” nhận Giải thưởng của Văn đoàn Độc lập (2014-2015), là một tổ chức văn học phi chính thống.
Tác phẩm tôi viết, in hay đăng lên mạng, sau đó được các hội đồng xét trao giải. Tôi vui vẻ nhận, và nói lời cảm ơn. Riêng Giải thưởng của Văn đoàn Độc lập, tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
các nhà thơ đã mất;
các nhà thơ đang sống: Tô Thùy Yên, Hoàng Hưng, Nguyễn Hoàng Nam, Lê Anh Hoài, Lê Vĩnh Tài, Đinh Linh, Lê Văn Tài, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Phan Quế Mai, Bùi Chát, Ly Doi, Phan Bá Thọ, Vi Thùy Linh, Lam Hạnh…
các bạn thơ Cham: Jalau Anưk, Trần Wũ Khang, Tuệ Nguyên, Myra Hoachampa Kiều Maily…
là các tác giả có những đoạn/ bài thơ tôi được hân hạnh trích và bình.
Xin cảm ơn nhà nghiên cứu, nhà phê bình Lại Nguyên Ân dành cho loạt bài viết của tôi các nhận định chuẩn xác rất đáng tiếp nhận.
Cuối cùng, xin cảm ơn Hội đồng xét giải quan tâm và nắm bắt tần số ý tưởng tôi, công nhận cuộc phiêu lưu hãy còn dang dở này.
Xin cảm ơn tất cả.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trả giá ắt là đau đớn


Tại sao văn học ta rơi vào tình trạng lúng túng như hiện nay?

Hỗn loạn âm tính và hỗn loạn dương tính.
Vai trò của tỉnh táo hiểu biết. 
Hãy bắt đầu bằng cách tự phê phán.
      
Cũng như nhiều đồng nghiệp đang cầm bút, tôi thường lẩn mẩn nghĩ ngợi về vị thế của nhà văn trong xã hội hiện thời và tình hình văn học nói chung. Các ý nghĩ đến rồi lại đi, rời vụn, mâu thuẫn, lúc thế này lúc thế khác. 
Bản thân tôi mỗi khi nghĩ xong điều gì cũng thích tự phản bác; trong tâm trí luôn luôn có những cuộc đấu khẩu mà sự thắng bại khó lòng xác định rành mạch. 
Dưới đây tôi thử ghi lại một số ý nghĩ loại đó dưới dạng đối thoại, những mong tìm thấy sự đồng cảm.

Có phải là văn học hiện thời đang mất giá, và nếu đúng như thế thì lỗi tại ai?
- Theo tôi biết, một người như nhà văn Tô Hoài rất hay nói về điều này. 
    Đại khái ông bảo hơn nửa thế kỷ cầm bút, tình cảnh chưa bao giờ tang thương như bây giờ: sách ra loạn xạ, hay dở lẫn lộn, đầu sách có tăng, nhưng số in từng cuốn ngày mỗi giảm. Nhuận bút thì thê thảm không ai tưởng tượng ra nổi.
     Trong một thiên truyện mang tên Anh hùng bĩ vận (trong tập Một thời gió bụi, NXB Lao Động 1993), nhà văn Nguyễn Khải kể chuyện một xã anh hùng nay tụt hậu. Nhân đó, ông chạnh lòng nghĩ tới nghề văn, cảm thấy thân phận mình thật cũng chẳng khác những người dân làm cói ở xã N. nọ . Ý tưởng  chính của ông được cô đúc lại trong câu“Lẫm liệt một thời mà bây giờ thì... tội nghiệp quá”.
  Nói chung, tôi cũng thấy mọi chuyện xảy ra đúng như các bậc đàn anh ấy đã nói. Khác chăng là khác ở cách cắt nghĩa tại sao lại có thảm trạng ấy.
    Và tiên trách kỷ, hậu trách nhân, tôi thấy có phần lỗi ở những người làm văn học. Chúng ta nên tự soát xét lại, nên thấy rằng có thời gian ta đã được chiều chuộng quá, giờ phải trả giá, sự trả giá bao giờ cũng đau đớn, song khách quan mà xét tình cảnh hiện nay là đáng với số đông người cầm bút chúng ta, ở đây chẳng có gì là oan uổng cả.

Anh không giở trò chơi trội đấy chứ ? Trong khi cả những người ở các ngành khác cũng thông cảm với chúng ta thì anh lại tự túm ngực chửi mình. Chẳng nhẽ anh không thấy hồi trước xã hội ta rất trọng đãi văn chương. Còn hiện nay, sự quan tâm của xã hội đến chúng ta suy giảm hẳn, vì thế mới xảy ra những cảnh xé rào viết bậy?
- Tôi biết có một thời cả xã hội cùng đọc mấy quyển sách xoàng xĩnh mà đến nay, không ai buồn đọc lại nữa. Dĩ nhiên là hồi ấy, mấy nhà văn thời danh là những cái tên thường xuyên được nhắc nhở trên cửa miệng mọi người, còn bây giờ thì có bao nhiêu thú vui khác thu hút họ, nói tới văn chương, mặt họ dửng dưng không chút xúc động.
   Nhưng tôi cho như thế là phải. Chả nên tiếc những “ngày oanh liệt” hôm qua làm gì. Thà không có còn hơn sự thương cảm nông nổi bốc đồng của một thời ấu trĩ. Cái đích mà văn học cần phải chinh phục lớn hơn nhiều.
     Tôi cũng cho rằng nên sớm từ bỏ cái ý nghĩ là trong giới chúng ta có nhiều người tài ba mà chưa được đối xử xứng đáng.
     Tôi muốn nói ngược lại, trong chúng ta nhiều cái tên nghe khá kêu, mà thực chất không có gì, rồi đây sẽ bị lãng quên rất nhanh. Nói chung, công việc chúng ta làm được  mỏng mảnh, đạm bạc, và nhiều của giả.
    Trong một xã hội khép kín thì một ít giá trị dang dở được ngộ nhận, được đồng nhất với chân tài, đó là điều dễ hiểu. Nhưng trong xã hội cởi mở hôm nay, sự sụt giá lại là dễ hiểu nốt. Chỉ những ai quen sống bám vào sự ngộ nhận mới luyến tiếc thời xưa cũ.

Tôi không ngờ anh lại nhẫn tâm đến thế! Anh không làm được gì, nên tưởng chung quanh ai cũng tay trắng như mình, và muốn lộn xộn bát nháo cho “bình đằng” cả một lượt.
- Tôi tự nhận thấy mình chưa tồi tàn đến mức trắng trợn, hư vô. Tôi chỉ muốn mọi người cùng nhìn vào một sự thực, là những cái chúng ta làm được chưa bao nhiêu; thành tựu  hôm nay thua kém cả ông cha, chứ đừng nói không là gì, so với thế giới.
    Tôi biết khi xuất phát, nhiều ngòi bút ở ta có tài, song do thiếu công phu tu luyện, do phải tự đốt cháy lên ngay lập tức để tồn tại.
    Nên những cái các anh các chị ấy làm ra lắm khi nham nhở, bất thành nhân dạng.
    Trong một thời gian dài nhiều tác phẩm có giá trị trong quá khứ không được in lại, sách hay của thế giới bị cấm cửa, không được dịch, nên thứ hàng tầm tầm ấy có giá, thậm chí được tố lên là những tác phẩm có sức sống lâu bền.
    Song không thể bằng lòng với những giá trị dang dở đó, không thể hãnh diện theo kiểu “cứ chân đất mà đi vào lịch sử” mãi được.

- Anh không nên có cái giọng giễu cợt vậy. Chính anh cũng biết sở dĩ chúng ta chưa làm được nhiều là do hoàn cảnh quá khó khăn. Để chúng ta có thể ngày một hoàn thiện, xã hội phải ưu ái hơn, giúp đỡ chúng ta nhiều hơn.
- Đồng ý, nhưng có nhiều cách giúp. Nghiêm khắc, yêu cầu cao cũng là giúp, mà dễ dãi, bỏ qua cho nhau mọi yếu kém cũng là giúp. Trong hai cách này, cách thứ hai chỉ có hại chứ không có lợi. Tiếc thay, đây lại là cách nhiều người chúng ta mong đợi - những người không sống nổi với cơ chế thị trường và luôn luôn nghĩ về thời bao cấp với nhiều tiếc nuối.
Anh hãy nói rõ hơn ý nghĩ của mình.
- Chẳng có gì là rắc rối cả. Tôi chỉ muốn bảo sở dĩ nhiều người chúng ta nản lòng và muốn trốn chạy khỏi đời sống cạnh tranh hôm nay vì thực lực quá yếu.
   Mà sở dĩ chúng ta yếu ớt như vậy, vì được chiều chuộng quá - vâng, chiều chuộng thật sự, chứ không phải khinh bỉ như có người đã nói.
    Trước những thành phẩm xoàng xĩnh của chúng ta, xã hội đã quá rộng lượng. Hi vọng nhiều, chờ đợi nhiều, mà chiếu cố lại càng nhiều nữa.
    Sự chiều chuộng ấy, hôm qua là cần, nhưng giờ đây, nghĩ lại, nó là yếu tố khiến chúng ta giẫm chân tại chỗ, bé nhỏ, còi cọc, không lớn lên được.

- Anh nói gì lạ vậy, tôi không tin. Để những ưu tiên về tinh thần sang một bên hãy nói một việc liên quan trực tiếp đến mọi người - chuyện trả công, trả nhuận bút. Không phải hôm nay mà từ mấy chục năm nay, nhuận bút vẫn bị coi là quá thấp, khiến không ai sống nổi với nghề văn.
- Quá thấp, đồng ý. Nhưng là thấp so với một số tác phẩm có giá trị. Còn với đa số các tác phẩm xoàng xĩnh, thứ hàng phổ biến từ tay chúng ta, thì nhuận bút vậy đã là khá cao, chả thế mà, khi phát hiện ra điều này, khối người không chịu bỏ công viết kỹ nữa, chỉ mải chạy theo đầu sách, bôi số trang ra thật nhiều. Chất lượng kém đi thì nhuận bút ngày càng thấp, tưởng cũng không có gì lạ.
    Rộng hơn câu chuyện nhuận bút, tôi muốn nói về sự kiếm sống, về thu nhập của nghề viết. Theo tôi quan sát trong những năm qua, có một loại người rất tài trong việc khai thác cái gọi là uy thế nhà văn, tận dụng nó để nuôi nấng bản thân và gia đình.
Dù sao cũng chỉ có vài trường hợp cá biệt.
- Không đúng, mỗi người – những người còn đang bám chặt  vào nghề -- đều có cái cách kiếm tiền của mình , chỉ có điều không trúng những quả đậm như một vài “cao thủ” kia thôi.
Chưa bao giờ chúng ta phè phỡn no nê như... như những người nắm các đầu mối kinh tế.
- Chỗ này tôi cũng thấy như anh. Về sự hưởng thụ, nói chung nghề của ta thật thanh đạm. Nhưng nếu có dịp xem những người làm kinh tế xoay xở mới biết, họ lao tâm khổ tứ, họ năng động kinh khủng. Còn chúng ta, một thời gian dài, chúng ta ỷ vào năng khiếu, nên viết quá dễ dãi. Ứng với thứ lao động uể oải, cầm chừng của giới viết văn từ trước đến giờ, thì sự hưởng của chúng ta là rất xứng đáng.

Anh không điên đấy chứ? Nghề cầm bút xưa nay vẫn được mệnh danh là một nghề sáng tạo cao quý.
- Vâng. Trên lý thuyết thì vậy, nhưng trong thực tế thì không hẳn. Lúc đi họp cần phát biểu trước bàn dân thiên hạ, hoặc lúc tụ bạ vui vầy nhiều người trong chúng ta thích hô lên thật to rằng mình đau đời lắm, tâm huyết lắm, rằng mình thường xuyên suy nghĩ lao lung, vất vả nặng nề như người mẹ mang thai. Nhưng khi cầm đến bút thì lại cẩu thả qua quýt, suy nghĩ hời hợt cốt cho xong chuyện để có bản thảo mang bán. Không gì khác, chính sự loạn xạ trong đời sống văn học hôm nay, là hậu quả trực tiếp của cách sống chúng ta đã sống hôm qua, nó là một sự trả thù man dại mà cũng tất yếu nếu có thể nói như vậy.

Suy diễn. Thành kiến. Độc ác. Tôi không hiểu được những điều anh nói.
- Mọi chuyện đâu có khó thấy đến như thế, chẳng qua các anh không muốn thấy thôi. Ở trên tôi đã nói trong nhiều năm, chúng ta xúm vào khen những cuốn sách quá xoàng xĩnh. Sự hỗn loạn bắt đầu từ đấy.

Những tác phẩm ấy có thể còn thô sơ non nớt, chưa được chau chuốt, thậm chí có thể chưa hay, nhưng chân thành muốn phục vụ, muốn có ích ngay -- thế là được rồi, anh còn đòi hỏi chi nữa?
- Nhưng bảo rằng chúng là những tác phẩm chói sáng tuyệt vời, thì là không được, là gây mầm hỗn loạn.
    Hơn nữa vấn đề không phải là chót tôn vinh... nhầm một hai cuốn sách nào đó, chuyện ấy muốn quên đi cũng dễ.
     Vấn đề là một thời gian dài các tiêu chuẩn nghệ thuật thực sự bị xem thường, chúng ta dễ dãi nâng đỡ nhau, chiếu cố nhau, lại càng hào phóng trong việc khen tặng nhau. Nhiều cuốn sách không đáng in cũng in. Nhiều người viết văn đáng lẽ chỉ nên ghé gẩm qua văn chương một chút, song cũng vào tận chiếu giữa, và do chỗ không có sự đào thải, nên vĩnh viễn ngồi đó toạ hưởng kỳ thành. Nghĩ tới họ, người đọc đâm ngán. Mà trước tiên, là nhiều anh em cùng nghề cũng thấy ngán, người đã viết từ trước thì cùn mòn cẩu thả đi, người mới cầm bút thì cảm thấy lớp người đi trước không có gì đáng trọng, và nghề viết không công bằng đẹp đẽ như người ta vẫn nói. Gặp lúc thuận tiện, là họ xốc tới, viết ào ào, in ào ào, rồi nhân đó, chửi vung cả lên, vênh váo rằng mình có bạn đọc không kém ai hết.
- Hay lắm, anh đã bắt đầu chạm đến cái đời sống văn học hẩu lốn hôm nay đấy. Chắc là thấy mọi chuyện nhốn nháo thế, anh thích lắm, hả dạ lắm!
- Không hẳn. Tôi cũng chả thích gì văn học thương mại. Cũng như nhiều người tôi thấy một sốtác phẩm ám chỉ hiện nay được viết với một lý tưởng thẩm mỹ tầm thường, tay nghề quá thấp nên biến thành những vụ trả thù hèn hạ. Nhưng văn học hôm nay vẫn có cái này mà tôi cho là khả thủ. Nó không tự tìm cách che giấu thực chất của mình. Có gì dơ bẩn, nó đã phô hết. Thành ra trong đối xử, có cái tiện.
     Đại khái, sự hỗn loạn hôm qua là một thứ bệnh đang ủ, lại che che giấu giấu, nên có thể gọi là một sự hỗn loạn âm tính, còn sự hỗn loạn hôm nay cứ chường hết cả ra, nên là một thứ hỗn loạn dương tính. Đã gọi là bệnh thì đằng nào cũng dở, nhưng nghĩ cho cùng, bệnh như hôm nay dễ chữa hơn.

Thật khó hình dung một người gần trọn đời người gắn bó với đời sống văn học sinh động của chúng ta như anh, mà ăn nói lại hồ đồ như vậy! Tôi ngờ rằng, không ai trong giới cầm bút đồng tình với anh cả. Trong ý nghĩ của số đông những cây bút loại trên dưới năm mươi như anh nhất là trong tâm khảm các bậc đàn anh, lớp trên nữa, thời gian trước đây là một thời gian văn học phát triển hài hoà, tự nhiên nền nếp, cái thời lãng mạn như Nguyễn Khải đã gọi...
- Đó chỉ là bề ngoài. Cái nền nếp tĩnh lặng mà người ta hay nói chỉ là giả tạo.

-... Trong thời gian ấy chúng ta đã đào tạo được những nhà văn đáng tin cậy, những ngòi bút lao động nghiêm túc mà bây giờ không sao có nổi. Tôi không thể tin những Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, hoặc hai người mà anh đã nêu lúc đầu, Tô Hoài, Nguyễn Khải, cùng là nhiều anh chị em khác, lại có liên quan đến cái mà anh gọi là đời sống hỗn loạn trước đây, dù chỉ là hỗn loạn “âm tính”.
- Trong bốn người anh nêu lên, tôi chỉ xin nói về một người đã mất.
      Muốn cho công bằng, người ta phải nhận Xuân Diệu là một nhà thơ lớn và bây giờ tôi vẫn nghĩ thế. Song trong thời gian cuối đời có nhiều bài, ông dùng lý trí để viết. Uy tín Xuân Diệu lớn quá thành thử mấy chục năm sự lỗ mỗ không đều của thơ Xuân Diệu không ai dám viết.
   Tưởng rằng đó là việc riêng của tác giả Thơ thơ.  Có biết đâu rằng mặc dù là một thứ lao động cá thể, song sự sáng tạo trong văn học vẫn tồn tại như một sự nghiệp chung.
    Anh không thể viết tốt nếu cái nền chung quanh quá tồi. Khi cái nền chung này xao động, không ổn định, hơn nữa bị phá hoại, thì anh cũng không ngồi yên mà viết được nữa kia.Kể cả khi người ta là Xuân Diệu.

Tóm lại anh thấy tất cả đều có lỗi.
- Cũng gần như thế.
Không ai thoát khỏi số phận chung của chúng ta vốn bắt đầu từ  hôm qua?
- Nhiều người có vẻ nổi lên trên cái nền kém cỏi ấy, song, suy cho cùng vẫn không ra thoát, vẫn lãnh đủ phần trách nhiệm và thực tế là cả những đau đớn ê chề khi cái nền chung ấy thay đổi.

Vậy bắt đầu phải làm gì?
- Một số người thích kêu to lên để chung quanh thương hại, hoặc ngồi than thở.
  Một số khác mất hết lòng tin, cho rằng xã hội đã chả cần mình, mình cũng chả cần xã hội nữa, tóm lại là muốn làm gì thì làm, đến đâu thì đến.
    Riêng tôi, tôi không tin rằng mọi chuyện hỏng hết, mà cần phải đóng góp vào việc vượt qua cái thời điểm xót xa hôm nay. Công thức muôn đời vẫn là: hãy tự cứu lấy mình.
    Có điều trong việc tự cứu này, đầu tiên phải nhận thức cho sòng phẳng, tự biết mình là ai, chỗ mạnh chỗ yếu của mình là gì, mình mười phần tốt đẹp mà bị rẻ rúng hay thật ra mình cũng hư hỏng nốt.
     Chỉ bao giờ ta hiểu rõ rằng sự lạc hậu ở ngay chính mình, thì lúc đó, ta mới có cơ khá lên được.
     Đây là một công việc khó, rất cần đến sự sáng suốt, sự tỉnh táo hiểu biết, tóm lại cần đến trí tuệ là điều mà trớ trêu thay, văn học ta lâu nay vẫn từ chối.
     Ở nước nào cũng vậy, ở xã hội ta, cả thời phong kiến lẫn thời Pháp thuộc cũng vậy, văn nhân đồng nghĩa với người có học vấn (chứ không phải chỉ có năng khiếu) nhưng mấy chục năm nay, ở ta, hai khái niệm ấy bị tách rời, và tôi cho rằng, cả trong những năm bao cấp, lẫn trong những năm kinh tế thị trường gần đây, văn học ở ta phát triển khó khăn, lý do là ở sự tách rời ấy!

A ha! Thế là thò đuôi khỉ rồi nhé! Nói xuôi nói ngược một hồi, cuối cùng hoá ra anh muốn đề cao ngành lý luận phê bình của mình. Thế nhỡ các nhà văn ở ta thích quan niệm rằng nếu một người không có năng khiếu, thì có đọc đến vài vạn quyển sách chăng nữa, cũng chẳng viết nên một câu thơ cảm động lòng người - mà trong thực tế sáng tác vẫn vậy, thì anh nghĩ sao, liệu anh còn cảm thấy có quyền bàn bạc với mọi người, và anh có còn tin ở cái đơn thuốc của anh nữa không?
- Vâng, tôi biết nhiều nhà văn ở ta tuy không nói ra, nhưng vẫn nghĩ bụng: lý luận phê bình đánh đấm lắm chỉ tổ bị ghét, mà có xúm vào khen thì cũng không có gì để giới sáng tác trọng.
   Gần đây, người ta lại còn hay bảo tự mình các nhà văn ở ta vốn rất hồn nhiên, trong sáng, chẳng qua giới lý luận phê bình nhiễu sự hay đưa ra các thuyết vơ vẩn, nên đời sống văn học mới nảy sinh một vài vấn đề không lành mạnh.
   Và người ta e dè, ngần ngại muốn gạt cánh phê bình sang một bên.
    Biết thế nên dạo này một số anh em viết phê bình cũng chẳng buồn viết nữa, hoặc ngồi chơi xem các nhà văn nhà thơ tâng bốc lẫn nhau, hoặc quay về nghiên cứu văn học quá khứ. Nhưng có làm gì cái số phận riêng mấy cây bút phê bình chúng tôi, điều quan trọng là lối thoát của cả nền văn học, và trong việc này, nếu phải nhắc lại ngàn lần tôi vẫn nhắc rằng chúng ta không thể thiếu sự tỉnh táo, sáng suốt, không thể thiếu lý tính được.

In lần đầu trên tạp chí Tác phẩm mới 1993 —
Tác phẩm mới là tiền thân của tạp chí Nhà văn.

Bài viết đã đưa vào các tập Những kiếp hoa dại 1993
Buồn vui đời viết 1999

VIÉT THÊM 10-5-2012

  1/ Nói văn học lúng túng hoặc mất giá có lẽ còn nhẹ. Gần đây nhất đã có những ý kiến phát biểu cho rằng đang tồn tại một nguy cơ là  sự biến mất của báo chí văn nghệ ( phát biểu của Tổng biên tập báo Văn Nghệ Nguyễn Tri Huân tại một hội nghị, cuối  tháng 4-2012)  
     Biến mất tức chết đi? Nói thế e hơi quá. Tôi cho rằng báo chí văn nghệ nói riêng, các sáng tác văn học nói chung sẽ chẳng bao giờ chết, nhưng nó trở nên biến dạng, cái tốt đẹp thì cùn mòn suy thoái, còn những gì hư hỏng tha hóa thì lại phát triển. Một bộ mặt kỳ dị, đó là điều xưa nay chưa từng có mà chỉ hôm nay mới xuất hiện.
     Trước tình hình đó, đã có nhiều ý kiến phát biểu nhằm giải thích, biện hộ.  Nhưng phần lớn nặng về những lời phàn nàn, đại khái cho rằng xã hội đã không biết người biết của, bỏ phí lực lượng sáng tác văn chương như một ngành nghề tốt đẹp lương thiện.
    Ý chính của tôi hai mươi năm trước, và nay tôi vẫn nghĩ thế: chính ra xã hội lâu nay đã quá rộng lượng. Được yêu chiều quá nên chúng ta sinh hư.
     Giới cầm bút không có quyền trách xã hội quay lưng lại với với mình khi mình chỉ là thế - nhạt nhẽo, vật vờ, nông nổi, dễ dãi.

2/  Về cuộc kiếm sống của những người cầm bút. Ở đoạn giữa bài tôi có viết  “Về sự hưởng thụ, nói chung nghề của ta thật thanh đạm”.
   Nói thế chỉ đúng với tình hình cũ.
    Hiện nay, nhiều cây bút sống khá đầy đủ, nếu không nói là vương giả. Lợi dụng sự mở ra của cơ chế thị trường họ đi rất sâu vào việc chiều nịnh bạn đọc. Trong thâm tâm, lớp người này  ngầm hiểu dẫu sao nghề văn như họ đang làm vẫn là tối ưu với họ. Họ kêu chẳng qua theo thói quen. Chính ra là họ rất bằng lòng với ngày hôm nay.
      Sự xuất hiện của thứ văn chương này âu cũng là do hoàn cảnh đưa đẩy. Nhưng không phải vì thế mà họ có quyền nhận là văn chương thứ thiệt, là sự trả lời cho những mong mỏi thiết tha của chúng ta.

3/  Làm sao để thay đổi ?  Đã qua rồi cái thời bảo nhau cứ làm đại, may ra biết đâu lại có tác phẩm hay (!).Việc bàn bạc để tìm lối thoát cho văn chương bao nhiêu cũng là không đủ. Chỉ hiềm một nỗi, sự bàn bạc cũng đang trở nên hỗn loạn.
  
     Có một thứ phê bình xét theo nghĩa hẹp, mà hiện nay ta vẫn hiểu – phê bình là thấu hiểu sáng tác là tuyên truyền cho sáng tác là góp phần đưa sáng tác đến với công chúng …Thứ phê bình đó  đang phát triển quá mức. Tất nhiên là không thể trông chờ và hy vọng vào họ được.
   
     Khi nhấn mạnh phê bình lý luận, tôi muốn nói đến cái phần tự ý thức, cái hàm lượng trí tuệ của cả giới cầm bút nói chung. Và muốn nói đến  hoạt động phê bình theo nghĩa rộng , bao gồm cả công tác nghiên cứu khoa học xã hội, cả những người làm văn học sử lẫn giới làm công tác giới thiệu văn học nước ngoài… Số phận văn chương chân chính gắn liền với sự phát triển đúng đắn của bộ phận này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang