Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

LS LÊ VĂN LUÂN YÊU CẦU BÁO PETRO TIMES GỠ BÀI




THƯ ĐỀ NGHỊ

V/v: Yêu cầu báo PetroTimes gỡ bỏ bài viết và xin lỗi công khai vì đã đăng bài bịa đặt, vu khống đối với cá nhân tôi với nội dung “tôi tham gia ứng cử là do tổ chức “phản động Việt Tân xúi giục” và để phá hoại cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa 14 sắp tới”.


 
Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2016

Kính gửi: Ông NGUYỄN NHƯ PHONG
Tổng Biên tập báo PetroTimes (Năng Lượng Mới)
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam, số 167 Trung Kính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Kính chào Quý báo và ông Tổng biên tập,

Thật hãnh diện cho tôi được diện kiến tới ông một lần nữa:

Tôi là: Luật sư Lê Văn Luân
SĐT: 0914.888.102 Email: luatsuleluan@gmail.com
Địa chỉ: VPLS Hưng Đạo Thăng Long, số 01 Vũ Phạm Hàm, 
phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

Lời đầu tiên tôi xin gửi tới ông lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và cũng là lời mở đầu cho việc trao đổi công việc cụ thể dưới đây, mà tôi bất đắc dĩ đã trở thành đối tượng có chủ đích của quý báo.

Ngày hôm qua, 02/03/2016, Tôi có đọc được bài viết của một tác giả ký tên “Đại Anh”, đăng trên bản điện tử của quý báo PetroTimes với tiêu đề:

“Quốc hội không phải là phường chèo!”

Bài báo được đăng vào lúc 15:12 ngày 02/03/2016, 
(đường dẫn link bài viết: http://petrotimes.vn/quoc-hoi-khong-phai-la-phuong-cheo-390…).

Đặc biệt nghiêm trọng, là trong bài báo nêu trên, có nhiều nội dung mang tính chất công kích cá nhân, quy chụp, hoàn toàn bịa đặt và vu khống về việc “tôi tham gia ứng cử là do có sự xúi giục, giật dây của tổ chức “phản động Việt Tân”, và nhằm mục đích phá rối cuộc bầu cử quốc hội khóa 14”.

Xin xem ảnh chụp từ bài báo của nhà báo Đại Anh viết ngay dưới đây.
(Ảnh trích xuất từ bài báo vu khống của quý báo)

Rõ ràng, đây là hành vi vu khống và bịa đặt trắng trợn hoàn toàn, không có bất cứ chứng cứ có giá trị nào để chứng minh mà chỉ là những câu từ đơn phương mang tính cáo buộc vô căn cứ, bất chấp sự thật cũng như pháp luật, và dẫn tới sự bất hợp pháp đối với những cáo buộc về việc làm được Hiến định tại Điều 27 Hiến pháp 2013.

Có hai vấn đề mà bài báo đăng đã vi phạm nghiêm trọng:

1. Về pháp luật: việc bịa đặt một cách trắng trợn nêu trên là hành vi đã đủ dấu hiệu vi phạm đến các tội danh hình sự:

Cụ thể:

Tội vu khống – Điều 122 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009:

1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm; và,

Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân – Điều 126 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009:

1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Và đồng thời các hành vi trên đã vi phạm đến: “trách nhiệm của báo chí” tại Điều 6 và “Những điều cấm không được thông tin trên báo chí” tại Điều 10 Luật Báo chí 1989, sửa đổi bổ sung năm 1999.

2. Về đạo đức nghề nghiệp: Với nội dung bài báo với tính quy chụp, vu khống và bịa đặt nêu trên là những hành vi thể hiện một lối viết của một con người thiếu hụt nhân cách, sự tôn trọng về sự thật, xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của người khác, coi thường nghề nghiệp, việc làm hợp pháp của người khác và mang tính tâm lý hằn học, mạt sát, miệt thị, chửi rủa vô văn hóa đối với yêu cầu về một tâm hồn, lối sống trong sáng của một người viết báo như đã quy định trong “Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam”.

Việc đăng bài với nội dung như nêu trên đã kích động sự chia rẽ giữa nhân dân với chính sách đoàn kết của Đảng và nhà nước ta đang thực hiện; Đi ngược lại luật pháp hiện hành một cách công khai và có chủ đích; coi thường nhân phẩm, danh dự và quyền lợi hợp pháp của người khác, chà đạp lên sự thật khách quan; cố tình đổ tội cho người dân khi thực hiện các quyền năng hiến định, và được luật pháp bảo vệ.

Với sự am hiểu của một người làm nghề luật với tư cách một luật sư, với sự chuyên nghiệp của một con người văn minh, cấp tiến, với sự tôn trọng người khác từ trong nhận thức và nếp nghĩ, tôi đã phải cấp bách viết ngay thư yêu cầu này để đề xuất tới ông Tổng biên tập báo Petrotimes một vài yêu cầu chính đáng và hợp pháp như sau:

1. Buộc gỡ bỏ bài báo với các nội dung trực tiếp xâm hại đến tôi về những cáo buộc vô căn cứ, bất hợp pháp một cách trắng trợn như đã viết mà nhà báo nào đó có bút danh “Đại Anh” đã mạnh dạn và liều lĩnh vu khống tôi; hoặc nếu các ông đủ tự tin về các chứng cứ cho những cáo buộc vô pháp đó thì hãy cung cấp cho tôi trong thời hạn từ hôm nay, ngày 03/03/2016, cho đến hết 12h trưa thứ 7, ngày 05/03/2016, để tôi tin rằng đó là sự cáo buộc có căn cứ và hợp pháp đối với tôi;

2. Nếu không thể cung cấp chứng cứ cho những cáo buộc trong bài báo đã viết, tôi xin đề nghị tức thì tới các ông và quý báo ngay sau khi nhận được Thư đề nghị kiêm thông báo này, hãy đăng bài xin lỗi tôi một cách công khai, chính thức như cách các ông đã làm với tôi trên mặt báo của mình. Tôi đang sử dụng sự tương tác tích cực nhất tới quý báo để tránh những sự việc đáng tiếc cho chính quý báo và cũng là để ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật tiếp theo mà có thể xảy ra với bất kỳ ai. Pháp trị là phải dùng pháp luật để sống và hành xử với nhau, để tôn trọng và không được xâm phạm đến những giá trị chính đáng của các cá nhân khác.

Tôi hy vọng rằng, với hoạt động trong ngành lâu năm, với sự lão làng về tuổi đời của mình, với chức vị cao nhất của một tờ báo nhà nước, tôi sẽ không phải thất vọng mà nhận được hồi đáp của ông Tổng Biên tập và/hoặc đại diện có thẩm quyền của PetroTimes trong thời gian từ ngày 03/03/2016 đến hết 12h ngày 05/03/2016. Nếu qua thời gian này, PetroTimes không liên lạc lại với tôi hoặc từ chối thực hiện yêu cầu số 1, tôi sẽ chuẩn bị các thủ tục cần thiết để thực hiện phương án giải quyết tranh chấp số 2 nêu trên.

Trân trọng và Kính thư,
Luật sư Lê Văn Luân.
  
Phần nhận xét hiển thị trên trang

BÁO CHÍ HỎI CHUYỆN VƯỢNG RÂU VỀ VỤ BỊ XÚC PHẠM


Ảnh ứng cử viên Vượng râu đi nộp hồ sơ hôm nay. Ảnh: Thịnh Nguyễn.

Vượng râu lên tiếng vì bị xúc phạm 
khi ứng cử Đại biểu Quốc hội 

Gia đình & Xã hội
Ngày 3 Tháng 3, 2016 | 11:20 AM

GiadinhNet - Mới đây, nghệ sĩ Nguyễn Công Vượng (tức Vượng râu) được xuất hiện trong một bài báo với những lời lẽ khá nặng nề xung quanh việc anh muốn ra ứng cử Đại biểu Quốc hội. 

Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với nghệ sĩ Nguyễn Công Vượng. 

Tôi đâu có tranh vợ cướp chồng hay lừa đảo như Liên Kết Việt mà mạt sát? 

Vốn quen với những bài báo “dĩ hòa vi quý”, giờ đọc bài viết ngược nhiều hoàn toàn thế này, cảm giác của anh có bị “nóng mặt” không? 


Không hề chứ. Tôi cười từ qua đến giờ đây. Thế mới biết được bản lĩnh của Vượng râu là thế nào chứ. Bởi vì tôi biết khi mình ra ứng cử đại biểu Quốc hội thì chẳng chóng thì chầy cũng sẽ có những ý kiến trái chiều.

Từ xưa đến nay đâu hiếm những bài viết mạt sát người ra ứng cử như vậy, thế nên tôi cũng không phải là ngoại lệ. Hỏi tôi có buồn, có “sốc” không thì xin nhắn gửi đến người viết bài báo đó thế này: Vượng râu vẫn đang cười rất tươi, vẫn đi diễn hàng đêm và chờ xem ai mới là người bị tẩy chay.

Tôi có xem các diễn đàn thì thấy nhiều độc giả và các nhà báo khá bất bình với những luận điệu quy chụp, xúc phạm của họ.

Vì sao anh quyết định ứng cử đại biểu quốc hội? Điều gì khiến anh tự tin đến thế? 

Trước hết, tôi phải khẳng định rằng, việc mọi người dân tự ứng cử tham gia đại biểu quốc hội là quyền tự do dân chủ và được khuyến khích.

Tôi không đi cặp bồ, tranh vợ cướp chồng như ai đó, cũng không lừa đảo như Liên Kết Việt... Vậy thì họ nhân danh điều gì để xúc phạm điều đã được quy định bằng luật pháp, cũng như mạt sát tư cách, nhân phẩm của một nghệ sĩ chỉ vì họ làm điều pháp luật không cấm ấy?

Còn tất nhiên, khi đã quyết định ứng cử thì bản thân tôi phải tự tin vào khả năng của mình chứ. Tôi có sự hiểu biết về văn hóa nói chung, đi nhiều nơi, muốn được đóng góp một phần để phục hưng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc; khắc phục những lỗ hổng về quản lý lễ hội, văn hóa ứng xử hiện nay trong xã hội...

Nếu tôi nói có hiểu biết về kinh tế thì mới nói tôi huênh hoang được chứ, đằng này, là một nghệ sĩ có nhiều năm trong nghề, chả nhẽ tôi cứ phải khiêm tốn “em còn non lắm” thì mới được khen à? 
Hãy uống một ly cà phê với Vượng râu... 

Đây là quyết định của anh hay được sự tư vấn từ ai đó? Trước khi ứng cử, anh có bàn với ai không? 

Không, hoàn toàn là tự tôi thôi. Gần 40 tuổi rồi chứ có bé mọn gì nữa đâu mà phải xin ý kiến từ người khác. Tôi đủ tự tin, đủ bản lĩnh để làm điều đó, bất chấp là dư luận sẽ chê bai.

Nhiều nghệ sĩ cũng có những hiểu biết về nghề, có quan hệ rộng, tạo dựng được uy tín trong giới, nhưng họ không muốn liên quan đến chính trị để chuyên sâu vào nghề. Đóng góp cho văn hóa cũng có nhiều cách, bằng tác phẩm của mình chứ không nhất thiết phải tham gia Quốc hội...

Chính vì suy nghĩ ấy mà nhiều người có khả năng không dám tự tin ứng cử. Tôi muốn thay đổi quan niệm ấy và hô hào những người giỏi hãy ra giúp dân giúp nước. Đừng có sợ dư luận phán xét như vậy. 

.
Vượng râu gây xôn xao khi ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV tới. 
 Nhưng dù sao, những định kiến về nghệ sĩ làm chính trị là có thật. Anh có sợ là sau hành động đó, người ta sẽ gán cho anh biệt danh mới là “khùng”, “hâm”... 

- Tôi không biết công chúng có làm thế không, nhưng ít nhất, hành động này sẽ ghi dấu ấn của Vượng râu ở thời điểm này.

Những ai chưa gặp Vượng râu mà chỉ đọc các bài báo, Facebook thì sẽ có cái nhìn phiến diện, tiêu cực vì tôi nói khó lọt tai mọi người. Nhưng hãy có gặp, đi uống với tôi một ly cà phê, họ sẽ yêu mến và trân trọng tôi.

Tôi có “kinh nghiệm” trong việc bị hiểu lầm thế này rồi. Như hồi năm 2011, có bài báo nói tôi là danh hài số 2 đất Bắc, tôi cũng đâu có thanh minh gì, trừ một bài trên Báo Gia đình & Xã hội.

Tôi cứ để vậy và tự công chúng có cái nhìn khách quan, thông qua những sản phẩm hài hàng năm của tôi thôi. 

"Cát - xê của tôi sau vụ này sẽ tăng cao" 

Anh nghĩ khả năng được vào Quốc hội của anh là mấy phần? 

À, cái này phải nói rõ nhé. Việc tôi tự ứng cử là thể hiện sự tự tin, dân chủ, nó khác với việc “phải được gì mới vào” nhé. Đây cũng giống như đi thi thôi, được thì vui không được cũng vui. Ai có tâm, có hiểu biết thì ra ứng cử chứ có phải “đóng thuế” đâu mà không dám thể hiện.

Khi mình làm điều chưa ai dám làm thì bản thân sẽ được học hỏi nhiều hơn, được tiếp xúc với nhiều luật sư, những nhà trí thức để mở mang kiến thức. Hay ít ra cũng được “đánh động” từ dư luận.

Như sau vụ này, chắc chắn là cat-xê của Vượng râu sẽ tăng cao đấy. Cứ chờ đó mà xem. Đã có bầu show đang mời tôi diễn rồi. Còn nói là đắt mấy cũng phải mời Vượng râu bằng được, dù chỉ để xem dân tình người ta chửi thế nào...

Cảm ơn nghệ sĩ! 
Thanh Hà (thực hiện)
Báo Gia đình & Xã hội
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao không có chủ nghĩa xã hội ở nước Mỹ?


Vào lúc sắp diễn ra cuộc tổng tuyển cử tại Hoa Kỳ, có thể nói gần như chắc chắn rằng đại đa số những người đắc cử sẽ là thành viên của hai chính đảng lớn là đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa. Tại sao Hoa Kỳ lại là thể chế dân chủ lớn duy nhất không có một đảng thứ ba trên thực tế, nhất là một đảng xã hội hay đảng lao động?
Nhiều chuyên gia đồng ý rằng Hoa Kỳ tiêu biểu cho các xã hội công nghiệp hóa tiên tiến nhất, chỉ trừ mỗi một điểm là Hoa Kỳ không có một đảng xã hội lớn ở cấp quốc gia.
“Nước Mỹ rất khác những nền dân chủ phương Tây khác,” ông Gary Marks thuộc Đại học North Carolina nói. Theo ông và những học giả khác, điểm khác biệt đó chính là “Tín điều kiểu Mỹ.” Đó là những lý tưởng như quyền bình đẳng, tính cơ động xã hội, tính tự chủ và chính quyền với quyền lực hạn chế, những điều mà người Mỹ vẫn duy trì từ khi tuyên bố độc lập khỏi Anh vào năm 1776.
Ông Marks nói thêm: “Chúng ta vẫn hay than phiền về kích cỡ của chính phủ và tìm cách thu hẹp nó lại. Nhưng nhìn một cách tổng thể sẽ thấy chính quyền Mỹ có quyền lực vào loại thấp nhất trong thế giới phương Tây. Văn hóa Mỹ đề cao chủ nghĩa cá nhân và chống lại nhà nước. Điển hình là chính phủ đóng vai trò rất nhỏ bé trong xã hội Mỹ so với các xã hội phương Tây.”
Với mỗi một làn sóng người nhập cư mới, người dân từ khắp nơi trên thế giới đón nhận những giá trị phổ biến của nước Mỹ mà học giả đồng tình rằng không phù hợp với tư tưởng chủ nghĩa xã hội truyền thống.
Thành quả bước đầu và thách thức nội tại
Trước khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất bùng nổ, chính điều kiện lao động và sinh sống tồi tệ trong những đô thị ở Mỹ đã mở đường cho chủ nghĩa xã hội. Năm 1912, ứng cử viên tổng thống thuộc Đảng Xã hội Eugene Debs giành 6% trong cuộc phổ thông đầu phiếu. Hàng trăm thành viên Đảng Xã hội cũng đắc cử vào những vị trí trong chính quyền thành phố trên khắp nước Mỹ. Nhưng Đảng Xã hội cũng có những vấn đề riêng.
Ông Gary Marks cho biết: “Vì là đảng nhỏ nên Đảng Xã hội không có nhiều điều để hứa hẹn với cử tri. Điều mà họ có thể mang lại chỉ đơn thuần là một hệ tư tưởng, một tia sáng dẫn đường đến một xã hội khác. Nhưng các công đoàn mới bắt nguồn từ chính thực trạng của người lao động.”
Không như Đảng xã hội vốn hướng đến một xã hội không tưởng và ngờ vực những đảng phái chính trị lớn của Mỹ, công đoàn nhìn chung làm việc với cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa để mang lại lương cao hơn và mức sống tốt hơn cho người lao động.
Theo ông Benjamin Ginsberg, giám đốc Trung tâm Washington nghiên cứu Chính quyền Mỹ thuộc trường đại học Johns Hopkins, công nhân quan tâm đến vấn đề kinh tế hơn là chính trị.
Ông nói: “Ở Mỹ, khi người lao động trở thành một lực lượng thì quyền bỏ phiếu của đàn ông da trắng từ lâu đã là điều không thể chối cãi, và họ không có nhu cầu tranh đấu về mặt chính trị. Công đoàn có khuynh hướng gia nhập các đảng đang tồn tại như Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa và trước đó là Đảng Whig. Vì thế mà người lao động được mở đường để đấu tranh chính trị.”
Biến động về kinh tế trong những năm 1930 khiến nhiều người theo Đảng Xã hội tin rằng thời cơ đã chín muồi để lập ra một đảng của công nhân ở Mỹ. Nhưng nhà nghiên cứu khoa học chính trị Benjamin Ginsberg nói là quá trễ.
Ông Ginsberg nói: “Trong suốt thời kỳ Đại Khủng hoảng và suy thoái kinh tế, có nhiều khả năng một đảng của giới lao động sẽ được thành lập. Nhưng với việc tổng thống Franklin Roosevelt đắc cử và liên minh với Đảng Cộng hòa để thực thi chương trình cải cách kinh tế New Deal, người lao động trở thành một lực lượng nổi bật trong hàng ngũ Đảng Dân chủ, và lãnh đạo công đoàn nhận thấy chẳng việc gì phải tự đứng ra lập đảng mới.”
Lưỡng đảng độc tôn
Công đoàn rất tích cực trong việc vận động cử tri tham gia bỏ phiếu trong hệ thống lưỡng đảng của Mỹ. Và kể từ cuộc Đại khủng hoảng, công đoàn có tổ chức vẫn ủng hộ đảng Dân chủ, vốn bao gồm rất nhiều tiếng nói từ cánh tả trong lãnh vực hoạt động chính trị của Mỹ.
Ông Gary Marks nói Đảng Xã hội chưa bao giờ hiểu được logic của hệ thống chính trị ở Mỹ. Ông chỉ ra rằng, không như trong hệ thống đại nghị truyền thống quy định người chiến thắng phải giành đa số phiếu trong các cuộc bầu cử, tiêu biểu của nền chính trị Mỹ là người người chiến thắng chỉ cần giành nhiều phiếu hơn đối thủ.”
“Cơ bản thì điều này có nghĩa là đảng thứ ba không có cơ hội giành quyền đại diện cho cử tri ở cấp quốc gia ở Mỹ. Logic ở đây là phải cố mà liên minh với đối thủ trên càng nhiều bình diện càng tốt. Và để thực hiện được điều đó thì thông thường phải hạ tầm quan trọng của ý thức hệ xuống để lôi cuốn được càng nhiều đối tượng cử tri càng tốt.”
Kể từ sau cuộc Nội chiến, hai đảng chính trị lớn của Mỹ là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trung bình giành được khoảng 95% tổng số phiếu phổ thông trong các cuộc bầu cử cấp quốc gia. Xu hướng này có phần chắc sẽ không thay đổi trong nay mai.
Chừng nào nền chính trị của Mỹ vẫn còn “dị biệt” so với phương Tây thì gần như mọi học giả sẽ vẫn đồng tình rằng, một đảng xã hội đủ sức cạnh tranh với hai đảng kia sẽ chỉ mãi là hy vọng của một số ít người.
(theo voatiengviet.com)
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/forums/topic/tai-sao-khong-co-chu-nghia-xa-hoi-o-nuoc-my/#sthash.GCqxjFI0.dpuf
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tác động từ sự ‘giãy chết’ của dầu mỏ


low-oil-prices
Nguồn: Harold James, “The Death Throes of Oil”, Project Syndicate, 03/02/2016.
Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Giá dầu thường được xem là một loại nhiệt kế để đo lường sức khỏe của nền kinh tế thế giới. Điều ít được chú ý là nó còn có thể được dùng làm một khí áp kế nhằm cảnh báo về những cơn bão địa chính trị đang tới gần. Thực sự, sự lao dốc đột ngột của giá một thùng dầu thô – từ gần 150 USD vào tháng 6/2008 xuống khoảng 30 USD hiện nay – chắc chắn sẽ thúc đẩy các biến động liên tục vượt ra ngoài các thị trường năng lượng và hàng hóa cơ bản của thế giới, với những tác động đặc biệt đáng lo ngại cho Liên minh châu Âu (EU).
Giá dầu giảm rõ ràng có liên quan tới sự bất ổn tài chính, nhưng các dòng tác động nhân quả không chỉ theo hướng mà phần lớn các học giả dường như tin tưởng. Trái lại, khi giá dầu tăng sẽ khiến cho chi phí gia tăng tại hầu hết các nền kinh tế giàu, công nghiệp hóa; do đó, việc giá dầu tăng làm kìm hãm tăng trưởng. Giá dầu tăng cao đã dẫn tới các cuộc suy thoái toàn cầu vào các năm 1973, 1979, 2000 và 2008.
Điều ngược lại cũng đúng. Kinh tế suy yếu sẽ khiến giá dầu giảm, điều có thể trở thành một mối lợi tài chính cho các chính phủ cũng như người tiêu dùng. Sau khi Ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ năm 2008, giá dầu đã lao dốc do dự báo kinh tế sẽ đình trệ, và chỉ phục hồi mạnh khi tăng trưởng mạnh mẽ tiếp diễn ở các thị trường mới nổi. Nếu nhìn từ quan điểm này, sự sụt giảm giá dầu gần đây là không đáng ngạc nhiên, vì nó xảy ra sau những tín hiệu tăng trưởng yếu đi ở khắp các thị trường mới nổi (với trường hợp ngoại lệ có thể là Ấn Độ).
Hơn nữa, giá dầu hiện nay còn chịu một áp lực giảm giá mạnh mẽ khác: Kỳ vọng rằng nền kinh tế thế giới sẽ được tái cơ cấu nhằm đáp lại những quan ngại về biến đổi khí hậu. Những nỗ lực gần đây nhằm hạn chế tình trạng ấm lên toàn cầu có thể không có nhiều tác động, nhưng trong dài hạn, thực tế rằng các nguồn năng lượng hóa thạch là tác nhân chính của sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển và do đó dẫn tới biến đổi khí hậu sẽ thúc giục các nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư phải tiến hành các hành động nghiêm túc.
Điều này dẫn tới cái mà nhà kinh tế học người Đức Hans-Werner Sinn đã gọi là “Nghịch lý xanh” (The Green Paradox). Khả năng việc sử dụng năng lượng hóa thạch một ngày nào đó sẽ bị hạn chế đã tạo ra một sự khuyến khích mạnh mẽ đối với các nhà sản xuất dầu mỏ trong việc bán được càng nhiều dầu càng tốt trước khi những hạn chế này có hiệu lực. Lô-gíc này có thể đã đứng đằng sau phản ứng của Saudi Arabia trước việc giá dầu lao dốc: Bác bỏ những lời kêu gọi của OPEC trong việc cắt giảm sản xuất. Kết quả của việc làm này khiến giá dầu giảm sâu hơn và càng khuyến khích người tiêu dùng mua những chiếc xe ngốn xăng và sử dụng xe nhiều hơn.
Trong thế giới các nước công nghiệp hóa, ngay cả ở Hoa Kỳ – một nhà sản xuất dầu mỏ có tầm quan trọng ngày càng tăng – giá dầu thấp rõ ràng là tốt cho nền kinh tế nước này trong ngắn hạn. Thực sự, giá dầu giảm mạnh là một trong số ít nguồn lực đang giúp ổn định khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) mong manh. Và những lo ngại rằng giá hàng hóa cơ bản giảm sẽ dẫn tới sự giảm phát gây thiệt hại nặng kiểu thập niên 1930 gần như chắc chắn đã bị thổi phồng quá mức.
Tuy nhiên, triển vọng cũng chẳng lạc quan chút nào. Lịch sử đầy rẫy những ví dụ về những tiến bộ công nghệ tác động qua lại với sự dồi dào sẵn có của tài nguyên, với các tác động địa chính trị rất lớn. Những cánh rừng sồi của Anh cho phép nước này trở thành cường quốc hải quân lớn nhất thế giới trong Thời đại Thuyền buồm, khi nguồn cung cấp gỗ tốt là chìa khóa để kiểm soát đại dương. Cách mạng Công nghiệp đã biến thép và than trở thành những hàng hóa chiến lược, và cuộc đấu tranh giành dầu mỏ đã thống trị phần lớn thế kỷ 20, bao gồm suốt Thế chiến I, khi việc đánh mất nguồn dầu mỏ từ Rumani đã đóng góp vào sự sụp đổ của Đức ở Mặt trận Phía Tây năm 1918.
Giá hàng hóa cơ bản thay đổi nhanh chóng cũng có thể tác động tới bối cảnh địa chính, gây nên sự bất ổn hoặc các tác động tồi tệ hơn nữa. Và hiện nay, dầu mỏ dường như đang đi vào vết xe đổ của gỗ và thép khi mất đi tầm quan trọng chiến lược của mình. Các nguồn năng lượng lớn vẫn cần thiết cho các nhu cầu cơ bản của đời sống hiện đại,  bao gồm lưu trữ và xử lý dữ liệu, nhưng càng ngày năng lượng sẽ đến từ các nguồn thay thế khác.
Điều này có thể gây nên những hậu quả mang tính thời đại, khi giá dầu giảm làm suy yếu các chế độ độc tài vốn kiểm soát các nước sản xuất dầu mỏ chính. Có một số lượng lớn các bằng chứng học thuật chỉ ra mối liên quan giữa sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên với quản trị kém, được gọi là “lời nguyền tài nguyên”. Dù có sự khác biệt lớn giữa Nigeria, Venezuela, Saudi Arabia, Nga, Iran và Iraq, tất cả  lại đều có một điểm chung: Doanh thu từ dầu mỏ đã làm thối nát hệ thống chính trị, biến nó thành một cuộc đấu tranh chết người nhằm giành các chiến lợi phẩm. Khi giá dầu giảm, những tên cướp đang cầm quyền sẽ quay sang cãi vã với nhau và với các nước láng giềng.
Các nhà lãnh đạo các nước sản xuất dầu mỏ đang bận rộn dựng lên những câu chuyện giải thích cho sự không may của họ. Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro đã theo đuổi các khẩu hiệu dân túy xưa cũ của Cánh tả Mỹ La-tinh và chĩa ngón tay của mình về phía Mỹ. Tương tự, các quan chức Nga đang so sánh các sự kiện ngày nay với việc giá dầu giảm (những năm 1980), điều đã làm Liên Xô suy yếu. Trong cả hai trường hợp này, Hoa Kỳ bị đổ lỗi. Theo lập luận này, công nghệ ép thủy lực (để khai thác dầu đá phiến) ở Oklahoma và Pennsylvania là những ví dụ mới nhất của sự phóng chiếu sức mạnh Mỹ ra bên ngoài.
Nói cách khác, những thách thức an ninh từ việc giá dầu giảm nhiều khả năng sẽ đáng kể hơn các rủi ro kinh tế. Những thách thức an ninh cũng có thể gây tác hại lớn. Chẳng hạn, những khó khăn mà EU đối mặt năm 2015 có thể sẽ tăng về quy mô và mức độ nghiêm trọng. Do đó, các nước giàu cần sử dụng các lợi ích thu được từ việc giá dầu giảm để đầu tư vào những nỗ lực nhằm giải quyết các hậu quả địa chính trị. Theo đó, đề xuất mới đây của Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble rằng Đức sẽ chi trả tiền nhà của người tị nạn bằng thuế thu từ dầu của châu Âu là rất hợp lý.
Các nhà hoạch định chính sách ở các nước công nghiệp hóa cần ngừng nghĩ về những rủi ro kinh tế của việc giá dầu giảm và nên bắt đầu nhìn nhận những tác động địa chính trị của thực tế này. Do quy mô của những thách thức sắp tới, sự phối hợp chính sách sẽ là cần thiết. Tác động tiêu cực từ giá dầu rẻ là một vấn đề mà không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được một cách riêng rẽ.
Harold James là Giáo sư Lịch sử và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Princeton, Giáo sư Lịch sử tại Viện Đại học Châu Âu (EUI), Florence, và là nghiên cứu viên cấp cao tại Trung tâm Đổi mới Quản trị Quốc tế (CIGI). Là chuyên gia về lịch sử kinh tế Đức và về toàn cầu hóa, ông là tác giả của The Creation and Destruction of Value: The Globalization CycleKrupp: A History of the Legendary German Firm, và Making the European Monetary Union.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/03/04/tac-dong-tu-su-giay-chet-cua-dau-mo/#sthash.8r8GFZNS.dpuf
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bộ trưởng Vinh: Tại sao Việt Nam thua kém các nước?


(Tin tức thời sự) - Điều tôi trăn trở là tại sao VN thông minh, anh dũng trong bảo vệ Tổ quốc nhưng trong kinh tế lại thua kém các nước?.

Sáng 2/3, tại buổi giới thiệu ra mắt cuốn sách ''Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam'' của Giáo sư Trần Văn Thọ, ông Bùi Quang Vinh - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có bài phát biểu rất ấn tượng.

Chia sẻ những tiếc nuối, Bộ trưởng Bộ KHĐT cho biết, sự nghiệt ngã của thời gian đã được ông cũng như chính tác giả cuốn sách cảnh báo từ nhiều năm trước thì hôm nay nó thực sự đã trở thành cú sốc.  

Bo truong Vinh: Tai sao Viet Nam thua kem cac nuoc?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh
Ông cho rằng, Việt Nam đã không nhận thức được đầy đủ về yếu tố thời gian, chưa nhận thấy những tổn thất to lớn khi để lỡ cơ hội vàng trong suốt thời gian dài. Vị Bộ trưởng cũng cảnh báo về những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, trong đó nguy cơ chưa giàu đã già là đáng lo ngại nhất.

"Với những thuận lợi như ở vào thời đại dân số vàng, ở giữa dòng chảy của tư bản, công nghệ, tri thức kinh doanh tại vùng năng động nhất thế giới mà Việt Nam đã không tạo ra được kỳ tích phát triển như họ. Đó là điều mà mỗi người dân Việt Nam có lòng tự tôn dân tộc không khỏi bùi ngùi, đau xót", Bộ trưởng Vinh chia sẻ.

Không phủ nhận những thành quả đổi mới nhưng ông Vinh nói, Việt Nam phải cần tới 30 năm để thay đổi thì quả là quá dài. Theo ông, nhiều nước ở Đông Á với chỉ trên dưới 15 năm đã chuyển hẳn vị thế của đất nước trên bình diện quốc tế. Còn Việt Nam hôm nay thì sao?

Ông Vinh tâm tư, là một người Việt Nam thì luôn mang theo những trăn trở về Đất nước, luôn trăn trở về Tổ quốc cho dù họ có ở đâu, đi đến đâu, sống ở trong nước hay sống ở nước ngoài. Nhưng rõ ràng những cơ hội đã qua đi và điều làm ông rất đau xót đó là hình ảnh về Đất nước, về dân tộc Việt Nam nhiều khi lại không được đẹp như ông mong muốn.

Theo ông, chính những hình ảnh phản cảm, xấu xí trên đã khiến ông không ít lần thấy xấu hổ khi đi ra nước ngoài nhiều hơn là tự hào. Nó khác với thời kỳ trước đây, dù Việt Nam rất nghèo nhưng vẫn có lòng tự tôn dân tộc, vẫn ngẩng cao đầu bước đi trên đất nước bạn.

"Bây giờ thì sao? Việt Nam được nước ngoài nhắc đến với đủ thói hư, tật xấu từ trộm cắp, tranh giành miếng ăn... rất nhiều chuyện. Nguyên nhân có nhiều, từ giáo dục, môi trường, văn hóa cho tới cách dạy dỗ con cái ngay tại mỗi gia đình.

Một điều tôi rất buồn, tôi cũng nói với rất nhiều cấp rằng, chúng ta xem ti vi và đã thấy nhiều cảnh quan chức, người dân đi cầu tài, cầu lộc, cầu may ở tất cả các đền, chùa, miếu mạo. Nhưng tôi cũng nói thật, ở phía Nam, chùa chiền còn giữ được thanh bạch, thanh tịnh, không mâm cao cỗ đầy. Còn ở miền Bắc thì ở đâu cũng ghi nhận cảnh hỗn loạn, tranh cướp, chen lấn. Lễ chùa thì có doanh nghiệp, cán bộ, lãnh đạo cho tới cả dân nghèo đều đi lễ.

Vậy họ đến đó để làm gì. Xin thưa: Tất cả đều thể hiện một mong muốn là "không làm mà vẫn được ăn. Họ cầu những thứ từ trên trời rơi xuống túi mình. Một dân tộc với hơn 90 triệu dân, với số lượng cán bộ, công chức đông như vậy mà ai cũng đi cầu tài, cầu lộc như thế thì họ nghĩ gì về đất nước chúng ta'' - Bộ trưởng Vinh tâm tư.

Rồi ông đặt câu hỏi: "Chúng ta phải suy nghĩ thế nào với một đất nước mà cảnh chen lấn, tranh cướp lộc, cướp tài, xin lộ, cướp ấn… ngay trên bàn thờ thần thánh, trong đó có cả quan chức. Doanh nghiệp không nghiến răng vượt khó đi lên, mà chỉ mong tiền từ trên trời rơi vào túi mình thì làm sao khiến người khác phục mình. Làm sao phát triển được?".

Liên hệ tới câu chuyện động đất sóng thần xảy ra tại Nhật Bản, năm 2011, ông nói: Truyền thông quốc tế đưa tin một cháu bé 9 tuổi phải xếp hàng chờ phát bánh mì cứu trợ. Dù được ưu tiên đưa bánh mì trước, thế nhưng cháu bé đã bước lên trả lại và quay trở lại để xếp hàng. Một đất nước như vậy mới mong phát triển được.

Nỗi đau xót của ngài Bộ trưởng

Trở lại nội dung cuốn sách, ông cho rằng tác giả đã nói rất đúng, nói đúng hết những vấn đề của Việt Nam.

Ông cũng đồng tình với nhận định của tác giả rằng: “Xuất khẩu lao động là điều nhục nhã của một dân tộc''.

''Chúng ta không lấy gì làm vẻ vang, không lấy gì làm tự hào khi nói rằng bao nhiêu lao động đi làm ôsin cho nước này hay làm lao động chân tay cho nước khác. Trong tình thế này, kinh tế không phát triển, lao động không có việc làm thì buộc phải xuất khẩu lao động đi. Họ cũng khốn khổ vô cùng.
Tại sao không đặt vấn đề làm sao để tận dụng được nguồn lực trong nước, làm gì để nguồn lao động đó đóng góp, cống hiến được cho nền kinh tế trong nước. Làm được như vậy thì vẻ vang, tự hào biết bao nhiêu”, vị Bộ trưởng trăn trở.
Ấy thế nhưng cái chuyện xuất khẩu lao động cũng đâu có dễ dàng. Bộ trưởng chia sẻ, Việt Nam xin Thái Lan công nhận hơn 3.000 lao động chân tay nhưng thương lượng mãi thì họ cũng chỉ công nhận hơn 1.000 lao động.
“Là Bộ trưởng thấy cảnh đó tôi đau xót lắm. Chưa cần nói tới những thứ to lớn khác như ODA thế nào, lao động ra sao chỉ với những thứ cụ thể như vậy đã khiến tôi cảm thấy không yên” - ông Vinh nói.
Ông kể lại cách đây 2-3 năm, ông là Bộ trưởng liên kết Việt Nam – Singapore. Khi sang họp tại đây, ông chủ tịch một ngân hàng lớn nhất Singapore mời ăn uống cùng nhiều quan chức cấp cao của họ tại một tòa nhà rất cao.
Đang ăn, chủ tịch ngân hàng quay sang hỏi ông: "Thưa Bộ trưởng, nếu một đêm, nửa đêm thức giấc thì điều Bộ trưởng trăn trở, suy nghĩ gì?"
Dù bất ngờ, song Bộ trưởng Vinh đã trả lời ngay tức khắc không một phút chần chừ.
"Cảm ơn ông đã hỏi một câu hỏi rất sâu sắc: Tôi có thể trả lời ngài ngay. Nếu một đêm tôi thức giấc, thì điều tôi trăn trở là tại sao dân tộc Việt Nam thông minh là vậy, kiên trì, anh dũng trong bảo vệ tổ quốc nhưng trong kinh tế chúng tôi lại thua kém các nước. Kém hơn các nước rất nhiều. Có thể nói, các học sinh đều xuất sắc vậy mà khi về nước họ lại không xuất sắc và nước tôi không thể phát triển được và trở thành nước xuất sắc như các nước. Đó là điều tôi trăn trở nhất. Ông ấy đã không nói gì nữa", ông Vinh kể.
Dù  đã kể chuyện này một lần nhưng vị Bộ trưởng vẫn kể lại để mong tìm được câu trả lời cho câu hỏi: "Tại sao lại như vậy?''. Có phải chúng ta không thông minh không? Có phải chúng ta không cần cù, chịu khó không? Không phải như vậy.
Để đi tìm được câu trả lời, theo Bộ trưởng Vinh, phải sẵn sàng từ bỏ lợi ích cá nhân, từ bỏ danh vọng, chức quyền chỉ để được nói lên tiếng nói của mình. Chỉ với hi vọng, có thể, hôm nay không nghe nhưng ngày mai sẽ thấm dần và sẽ có người lắng nghe để đổi mới đất nước.
Cuối cùng, ông kết luận: "Tất cả ai cũng hiểu rằng cái chúng ta cần là một thể chế kinh tế đổi mới; những người lãnh đạo hiểu biết, tâm huyết và trách nhiệm".
Vũ Lan

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/bo-truong-vinh-tai-sao-viet-nam-thua-kem-cac-nuoc-3301767/?paged=2

Phần nhận xét hiển thị trên trang

HAI TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA MỘC


(con gái riệu của Mộc)


BÌNH ĐỊA MỘC -
(03/02/2016 09:16 AM) (Xem: 23)
Tác giả : bình địa mộc

BẪY RẮN
Tầm nầy năm ngoái, lão Hoạch bẫy con rắn chúa bên cánh đồng phía nam rõ to bởi, ông thuộc làu tính cách của nó. Là một con rắn “đàn anh” khá chỉn chu, kín kẽ, luôn đề cao cái tôi của mình trên đồng loại, đi đâu nó cũng ngóc đầu lên, thè lưỡi ra bảo rằng “ta chỉ có 50 bạn thân thôi, tất cả số còn lại đều là rắn tầm thường, hạ lưu, dơ bẩn”. Biết ý nó thế, nên lão làm một con rắn mồi bằng đất sét, giống hệt rắn chúa chỉ khác là quẹt lên trán nó một vẹt lọ nồi đen thùi lùi rồi đặt vào bẫy, thế là “rắn chính chủ” hầm bà làng lao vào quát ngay “thằng nào mà láo thế, dám bôi nhọ Anh Cả mày hử”. Than ôi, nói chưa dứt câu thì bẫy đã sập, thế là nó bị bắt bởi cái bóng quá lớn của mình!
Nhưng khi lão Hoạch đặt rắn lên bàn cân mới phát hiện trọng lượng riêng của nó lên đến 5 lạng 3, mà nhà hàng lại đặt lão đúng 5 lạng trên mỗi con, thừa 0,3 lạng. Một lần nữa rắn chúa bị thịt do sự “thái quá” về chế độ ăn uống của mình, nhưng lão lại không muốn mang tiếng là kẻ sát sinh vốn nấp trong vẻ hiền lành nhân hậu của loài người nên sau khi thả rắn ra lão liền hô hoán nó bị nhiễm vi - rút. Thế là cả làng rủ nhau tìm diệt, mấy ngày sau xác rắn nằm phơi trên cánh đồng nam trắng hếu mà trước đó mỗi chiều nó thường cuộn mình tròn vo trên bờ mương nghe chung quanh mình lũ đàn em tung hô vạn tuế. Lão Hoạch đã lợi dụng được sức dân để diệt rắn thông qua công tác tuyên truyền khá hiệu quả.
Đó là câu chuyện của một năm về trước, còn hôm nay lão Hoạch ngồi nhìn con rắn chúa thứ 2 ở cánh đồng phía bắc đang quằn quại trong cái lồng sắt chắc cú của mình đến nao lòng bởi, trước đó không lâu nó rất oai phong lẫm liệt, khác với con rắn đàn anh bên cánh đồng nam là thâu tóm của nã, lương thực thực phẩm về tận hang ổ mình để tận hưởng, rắn đồng bắc có bao nhiêu ban phát bấy nhiêu, thậm chí lấy luôn của dự phòng trong hang mình ra cho đồng bọn song vẫn vui vẻ hỉ xả vì nội lực của nó rất yếu, là kẻ bất tài vô dụng nhưng lại thích làm đại ca, muốn trở thành chính nhân quân tử, lấy vật chất ra mua chuộc quyền lực. Vì thế lão chỉ cần bắt một con rắn cái làm mồi là nó sẵn sàng nhảy vào cứu nguy cho bạn gái. Và, con rắn chúa đồng bắc chết vì cái tội không biết mình là ai, vì thói háo danh vốn dĩ hành hạ loài người tự ngàn xưa.
Sau đó lão Hoạch cẩn thận đặt rắn lên bàn cân, than ôi, nó chỉ đạt 4 lạng 7, thiếu 0 phẩy 3 lạng do quá trình nhịn miếng tiếp khách, nên lão phải thả và đương nhiên phải loại nó ra khỏi thế giới loài rắn vì không hiệu quả. Nó phải chết đi để thay vào đó loại rắn hữu dụng hơn, thực tế hơn như dầm rượu, nấu cao, bán cho nhà hàng làm món rắn hầm thuốc bắc, cháo rắn nấu đậu xanh, rắn chiên bơ, rắn xào lăn … và, cũng như năm ngoái, muốn tránh tiếng là người diệt loài bò sát góp phần huỷ hoại môi trường nên trước khi thả ra, lão bày mưu tung tin rằng nó là con “rắn vàng” ai bắt được sẽ trở thành tỉ phú. Thế là cả làng đua nhau lùng sục vây bắt, kết quả nó bị đập tan xác do quá trình giành ăn của loài người, âu cũng là cái giá phải trả cho loài vật khá nham hiểm nầy.
Trên đường về nhà, một bầy rắn con chạy theo sau trả thù cho đàn anh, con cắn lai quần, con gặm quai dép, con chui vào túi áo, con nhảy lên cổ … miệng lí nhí chửi rủa, hăm doạ, mạt sát lão đủ điều. Lão nghe hết, biết hết vì lẻ lão đã ăn với rắn, ngủ cùng rắn, sống chết với rắn hằng mấy chục năm nay rồi. Có điều, lão không thèm phản ứng bởi cái lão cần ở chúng, lão muốn ở chúng là cân nặng, là trọng lượng riêng mỗi con đúng 5 lạng để bán cho hàng đặc sản rắn nam bộ nổi tiếng cơ. Nghĩ thế, lão nhẹ nhàng gỡ từng con đặt xuống cánh đồng cỏ xanh ngát, thỉ thả rằng “tao xin lỗi chúng mày, chúng mày hãy về đi đừng bám theo tao trả thù vô ích nữa, hãy ăn no ngủ kỉ vào cho chóng lớn, ít nhất mỗi con được 5 lạng, sau đó thì biết tay tao. Suy cho cùng chúng mày cũng chỉ là loài bò sát tội nghiệp, đáng thương!”
Bất giác món đặc sản quen thuộc hiển hiện ra trước mắt lão đến phát thèm, đó là bắt một con rắn chừng 7 lạng đem ra làm thịt rồi chế món hầm sả với nguyên liệu sau đây: sả 6 cọng, củ sen 250gr, sửa đậu nành 1 xị, nấm thơm 100gr rau ăn kèm cải xanh, cải tần ô hoặc cải ngọt, gia vị để nêm đường phèn, bột ngọt, nước mắm, muối, 1 ít nước mắm tôm trong, tiêu xay, củ hành hay gốc hành lá, rau răm, lá chanh non hay ngò gai 1 ít, nước để nấu là nước dừa tươi hay nước súp hoặc nước lạnh.
Cách làm một trong các loại rắn, kể cả rắn mối phải sơ chế sạch, rút ruột chứ không mổ phanh, vì rút ruột thịt mềm và giữ được độ ngọt, hương vị đặc trưng của loài rắn, xong để nguyên con cho vào soong nước dừa tươi dằn 1 ít muối sả độ 2 cọng, đập dập cắt khúc, đun nước dừa sôi luộc rắn chín độ 50-60% vớt ra chặt khúc dài độ 2 đốt tay. Nước dừa luộc rắn lúc nãy hòa thêm 1 ít nước dừa tươi , sả đập dập cắt khúc, gừng thái sợi, sả phi, củ sen gọt bỏ vỏ để nguyên củ luộc riêng trong soong nước có dằn 1 ít giấm muối , củ sen chín vớt ra, thái lát hơi dày, nấm rơm làm sạch ... tất cả cho vào soong nhỏ hay lẩu, đun sôi, cho thịt rắn vào, sữa đậu nành, nêm nếm vừa ăn, rải 1 ít rau răm hành gốc hay hành củ. Ăn nóng. Nước mắm sả tỏi ớt. Thực khách ăn món rắn hầm sả nầy một lần là nhớ suốt đời đó thôi.
Nhưng trước mắt, lão vừa đi vừa tính, cái đám rắn con này nếu lớn lên mỗi con nặng 5 lạng, 10 con bằng 5 ký, mỗi kí bán được 25.000đ, trừ hao hụt bình quân mỗi ngày lão bỏ túi khoản 200.000đ, vị chi mỗi tháng thu vào gần 6 triệu, xấp xỉ xuất lương cán bộ tầm tầm, ung dung ngồi rung đùi ăn xài bấy chấy, việc chi phải bỏ ra cả trăm triệu đồng chạy việc nhà nước, rồi suốt ngày ngồi cuối mặt xuống gầm bàn nghe thiên hạ chửi “đưa hối lộ” mà không dám hé nửa lời. Nhưng đấy là lão tự khôi hài lấy mình để thụ hưởng niềm vui chiến thắng loài rắn thế thôi, chứ thực ra đối với một nông dân nghèo rách mồng tơi như lão nửa chữ bẽ đôi nõ biết nói chi đến chuyện đi làm công chức. Gần trọn đời lão duy nhất đến trường học 1 lần, duy nhất viết vào vở 1 câu “thứ tư, ngày 3 tháng 2 năm 1930, môn lịch sử” nhưng lại đếch biết đó là ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam bây giờ. Tếu thật!

THẰNG BÉ ĐÁNH GIÀY
Một ông khách lắt nhắt đi về phía trung tâm thành phố. Quan sát cách ăn mặc của ông cũng khá lịch lãm, ngoại trừ vạt áo sau lưng bung ra và chiếc cà - vạt phía trước thỏng xuống trễ tràng. Các lỗi nầy đều xuất hiện sau vụ va quẹt xe cách đó chừng vài phút. Nhưng rất tiếc ông không thể dừng lại để sửa chữa hoặc chỉnh chu được. Bởi, cuộc họp sáng nay quan trọng hơn bản thân ông nhiều vì nó nhắm đến đề tài vĩ mô cấp nhà nước. Đó là “kinh tế trí thức” rất cần thiết cho sự nghiệp “trồng người” của Đảng ta.
Ông đi, nhưng không hề biết có thằng bé đánh giày vội vã chạy theo. Rồi như một tín hiệu của “thần giao cách cảm” tự nhiên chợt đến khiến ông dừng lại, hỏi:
- Cậu chạy theo tôi làm gì. Hình như tôi chưa có nhu cầu đánh giày, đọc báo hay mua bán gì đó … đại loại.
- Vâng, thưa ông cháu chạy theo ông để xin “một lời cảm ơn”, vì lúc nãy chính cháu là người đã đỡ ông đứng dậy sau vụ quẹt xe tai hại kia.
- Ồ, một lời cảm ơn đáng gì mà cậu phải hạ mình xin xỏ thế. Thôi được, tôi cảm ơn cậu!
Nói xong ông tiếp tục cất bước. Thằng bé đánh giày vẫn âm thầm chạy theo. Đến ngã tư đúng lúc đèn đỏ bật lên thì cả hai cùng dừng lại (mà ai chẳng thế, ngoại trừ khách ở quê ra chưa quen luật lệ giao thông đô thị thôi), ông hỏi:
- Có vẽ như tôi với cậu cùng đồng hành. Chúng ta kết bạn?
- Không ạ, mỗi người chúng ta có một con đường riêng. Ông là người có học, còn cháu học ít nên dân gian đánh đồng gọi luôn “đồ vô học”. Vạn bất đắc dĩ chúng ta mới gặp nhau. Cháu theo ông lần nầy là để trả lại chiếc điện thoại của ông bị đánh rơi lúc xảy ra tai nạn.
- Vậy à. Tôi xin cảm ơn cậu đã trả lại vật bất li thân nầy. Không có nó chúng ta mất rất nhiều cơ hội làm ăn cũng như không thể kết nối với thế giới bên ngoài. Chưa kể ngồi trong toa - lét có thể theo dõi được chính sự, chính khách làm gì, ở đâu.
Thời gian chầm chậm trôi qua. Ông vẫn theo đuổi cuộc hành trình dang dở của mình, hướng thẳng về hội nghị “kinh tế trí thức thành phố” diễn ra trong vài phút nữa. Tại đây ông sẽ trình bày bản tham luận “trí thức vĩa hè”. Trong đó, ông mạnh dạn đề cập đến ngôn ngữ giao tiếp, cách hành xử, thái độ thượng tôn pháp luật của một số thành phần như bán hàng rong, chạy xe ôm, phát tờ rơi. Dĩ nhiên có cả “thằng bé đánh giày” này nữa.
Nghĩ thế nên ông quay lại xem xem “đối tượng” của mình nó đâu rồi. Vừa thấy nó, thoáng tò mò, ông hỏi:
- Cậu chạy theo tôi để đòi tiền công hả?
- Thưa ông, ngược lại là khác. Cháu theo ông để trả lại tiền.
- Tiền gì, tại sao lại trả cho tôi?
- Tiền trong chiếc ví bị văng ra lề đường lúc ông ngã xe đấy ạ!
- Hừm, có lẽ đúng như thế. Dầu gì tôi cũng là người mắc nợ cậu. Tôi xin tỏ chút lòng thành, gởi cậu … 20.000 đồng để gọi là thưởng công nhé!
- Không ạ, nếu ông có lòng tốt như thế cháu chỉ xin lấy đúng phần công của mình bỏ ra từ sáng đến giờ khoản 40.000 đồng, tương ứng với số tiền đánh 4 đôi giày cho khách nếu như cháu yên tâm ngồi một chỗ, chứ không nhận tiền thưởng 20.000 đồng bằng đúng giá trị 1 tô bún bõ bèn gì lấy cho mang tiếng.
- Ồ, tôi xin lỗi cậu - một công dân đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phủ nhận bệnh hình thức. Cậu rất xứng đáng là một “tri thức kinh tế” mới. Xin phép cho tôi được boa thêm cậu 30.000 đồng nữa cho đủ 50.000 đồng gộp chung là tiền “ngưỡng mộ thần tượng”. Tuy ít nhưng nó vô giá lắm!
Trả tiền cho thằng bé đánh giày xong, ông ung dung tiến về phía trước, không quên cái gật đầu chào nó với nụ cười thỏa mãn băng qua đôi môi thuốc lá đen sì. Nhưng vừa đi được một đoạn bỗng thằng bé níu áo ông lại. Hơi bực mình, ông quát:
- Tôi nhớ là mình đã trả hết tiền cho cậu rồi, kể cả khoản tiền công, tiền thưởng. Vậy, há cớ gì cậu bám theo tôi mãi thế. Cậu có biết cuộc họp sắp tới nó quan trọng nhường nào không. Vì trí thức là một loại hình kinh tế siêu lợi nhuận. Không có trí thức chúng ta không thể đủ ăn được chứ chưa nói đến làm giàu.
- Vâng, thưa ông cháu chỉ học mới hết lớp ba trường làng, nhà nghèo nên phải vào đời kiếm sống bằng nghề đánh giày làm sao hiểu được điều ông nói. Lần nầy cháu theo ông là để trả lại cái … trí thức ấy cho ông thôi.
- Cậu bị điên à, trí thức là thứ phẳng phiu, trầm trích bên trong con người bao gồm sự hiểu biết thông thái về lịch sữ, dữ kiện, thông tin, mô tả. Người có trí thức phần lớn nhờ vào kỹ năng trải nghiệm thực thế hay thông qua giáo dục đào tạo. Trí thức nó có thể ẩn tàng, hay tường minh hiễn hiện. Một thằng bé đánh giày như cậu làm sao thấy được nó. Vậy nên, trí thức của tôi chỉ có tôi biết, tôi được quyền giữ lấy, cậu làm gì có được nó mà đòi trả lại hả?
- Vâng, ông nói đúng đấy ạ. Trí thức của ông nó nằm trên tấm cạt - vi - dít bị văng ra lúc đụng xe, trên đó có ghi là “ Tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Thành chuyên viên kinh tế - trưởng ban quản lý dự án - nhà thơ”. Vậy, ông không phải là thành phần trí thức xã hội chẳng lẽ lại là … phường lưu manh!
Nghe thế, ông khách sững người, giở mắt kính ra nhìn chằm chặp vào thằng bé đánh giày lem lút, tay giật tấm danh thiếp nhàu bấn lầm bầm:
- Thôi được, trí thức hay lưu manh hoặc lưu manh giả danh trí thức cũng thế, đều là con người cả. Đưa đây cho ông rồi cút xéo đi cho ông nhờ. Rách việc!
Nói xong, ông hầm hầm quay gót đi một hơi không thèm ngó lại song trong đầu vẫn thầm nghĩ cái “hạn” cuối cùng của mình sáng nay đã hết. Chắc chắn thằng bé sẽ chẳng chạy theo mình nữa. Ông nhìn đồng hồ còn đúng 5 phút nữa mới bắt đầu hội nghị, nên khoan khoái dừng lại, vút tóc, sửa túm áo, siết cà - vạt. Trong lúc đang loay hoay làm đẹp thì thằng bé đánh giày lao đến như một bóng ma ám ảnh. Ông giật mình lùi lại rồi bỗng dưng quỳ xuống chắp hai tay trước ngực:
- Tôi lạy cậu, xin cậu hãy tha cho tôi, để yên cho tôi được đến hội nghị báo cáo nốt cái tham luận nầy trước khi về hưu. Hơn ba mươi năm làm một nhân tố trí thức thành phố nầy tôi chưa hề cầu xin ai bất cứ điều gì. Mong cậu thông cảm đừng đuổi theo tôi nữa!
- Vâng, thưa ông nhân đây cháu cũng xin phép được gặp ông một lần cuối cùng nầy nữa thôi, rồi đường ai nấy đi. Một thằng bé đánh giày lam lủ như cháu quả thật được diện kiến một bậc trí thức thành phố thanh cao như ông, là một niềm vinh dự lớn lao. Đời nầy, kiếp nầy cháu không dám quên đâu ạ!
- Vậy hả, cậu có nguyện vọng gì thì cứ nói mau để tôi còn kịp đi họp nữa.
- Dạ, cháu xin trả lại ông cái thẻ …
- Trời, nó không phải của tôi. Cậu nhặt nhầm của ai rồi đấy, đem trả lại cho họ đi. Tôi không phải là đảng viên!
Phân bua xong ông đứng phắt dậy, xô thằng bé ngả sấp xuống mặt đường rồi co giò chạy thục mạng về hướng hội nghị kinh tế thành phố sắp diễn ra, bỏ mặc nó ráng gân cổ la lên:
-Ui, ông trí thức ơi, đây là cái thẻ gửi xe của ông chứ không phải là cái thẻ đảng viên như ông tưởng. Ông bị nhầm rồi, hãy quay lại lấy nó đi kẻo mất xe đó!
Đứng một chặp, kêu la một hồi cảm thấy không có hi vọng gì, thằng bé đánh giày lủi thủi quay lại bãi giữ xe. Nơi có hàng trăm chiếc xe chính chủ trừ một chiếc của ông trí thức kia chẳng biết thuộc về ai. Thằng bé đánh giày vừa đi, vừa cười. Bất giác nó dừng lại, ngó nghiêng rồi buộc miệng:
- Chẳng lẽ chiếc xe nầy thuộc về thằng lưu manh. Vô lý, mình chỉ là một thằng bé đánh giày bình thường thôi mà. Đúng là rách việc!
Quảng Nam, 02/2016
Bình Địa Mộc

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thế hệ của tôi – một thế hệ vứt đi




Bạn của tôi ạ, bạn hỏi tôi đang nghĩ gì trong đầu ư?

Tôi cũng như bạn vậy. Tôi không hiểu các bạn nghĩ gì trong đầu.

Các bạn không thấy một ngày của các bạn trôi qua buồn tẻ sao. Các bạn trao nhau những câu từ nhạt thếch. Các bạn tung ảnh tự sướng. Các bạn vào mạng xã hội chửi một thằng hiếp dâm. Một thằng đâm cha, chém mẹ, và châu đầu vào cái quần lót của 1 người mẫu để mà bình phẩm v.v. Các bạn tung tăng khắp nơi, trợn mắt dòm dòm từ cái chuồng xí trở đi, miệng trầm trồ xuýt xoa: “Ồ, lạ quá, đẹp quá”. Các bạn về ưỡn bụng, vắt chân chữ ngũ mà thầm nhủ ta là người hạnh phúc nhất đời.

Các bạn có bao giờ mơ thấy những gì lớn lao hơn chuyện ngày mai sẽ sống thế nào chăng? Tôi chắc là không. Cái xã hội này đã dạy cho các bạn cách sống mà chẳng cần phải tư duy gì cả rồi. Các bạn chẳng cần tri thức, chẳng cần sự thật. Các bạn thậm chí cũng chẳng cần bộ não nữa. Cứ cột các bạn lại, như cột những con cừu ấy, rồi ném cho mỗi người một bó cỏ. Thế là xong.

Các bạn có dám dấn thân vào cuộc sống này không, có dám thay đổi cuộc sống này không? Các bạn có thấy buồn không khi hòa bình đã bốn chục năm mà đất nước vẫn chưa có nổi một ngày sung sướng? Các bạn có thấy nhục nhã không khi từng tốp sinh viên Việt Nam vừa dí bưu ảnh vào mặt người nước ngoài vừa giải thích bằng thứ tiếng Anh lắp ba lắp bắp: “Đây Việt Nam, đây Hồ Hoàn Kiếm, đây Hoàng Thành”? Người ta quan tâm đến cái xứ này cũng chẳng nhiều hơn họ quan tâm đến sao Hỏa. Mà có khi còn chẳng bằng đâu các bạn ạ.

Các bạn có đau không khi mảnh đất quê hương mình bị người ta xâu xé, khi đập thủy điện bị vỡ, khi đồng bào các bạn lang thang không cửa không nhà? Các bạn có buồn không khi tổ quốc nghẹn ngào nhìn “người lạ” lấn dần từng phân đất, từng mảnh rừng đầu nguồn và chở đi từng tấn tài nguyên. Các bạn có muốn khóc không khi một ông già cúi gập người bôi xi lên giày của một ông Tây, và rưng rưng cảm kích với mấy đồng tiền lẻ nát?

Tất cả nỗi đau hằn xuống mảnh đất này có đáng làm cho các bạn quan tâm hơn một cái túi xách Gucci, một hốt–gờ hở trên hở dưới hay chẳng may toạc váy hở nội y, hay một cô ca sĩ hay người mẫu mới nổi với những phát biểu “đầy chất xám”, một trận đấu bóng hay một cuốn tiểu thuyết ba xu không? Muốn hiểu được nỗi đau các bạn chẳng cần tìm chúng trong một cuốn tiểu thuyết ba xu làm gì. Cách các bạn không xa, người ta đang khóc, người ta đang phải gồng mình lên mà chống chịu và nuốt nước mắt vào trong lòng. Một con đê đang vỡ. Một con tàu sắp chìm. Rất nhiều tập đoàn kinh tế vỡ nợ mà chính các bạn phải gánh lấy phần trả nợ. Một khúc sông sắp mất. Người dân ngậm đắng nhìn từng tấc đất có máu thịt tổ tiên bị mất.

Còn các bạn thì sao? Các bạn ở trong nhà, trùm chăn kín đầu, đánh đánh gõ gõ trao cho nhau những lời nhạt phèo và foward những tin nhắn vô vị. Tôi không nói như thế tức các bạn phải ôm súng xông ra chiến trường hay phải đao to búa lớn hay phải là cái gì cho lớn lao. Mà rằng các bạn chẳng thiết làm gì cả, chẳng thiết tìm hiểu, chẳng thiết suy ngẫm, chẳng thiết tìm tòi.

Tất nhiên khi đọc đến đây, các bạn sẽ tấn công lại cá nhân tôi bằng những câu hỏi đại loại như sau:“Thế mày đã làm được cái quái gì ra hồn chưa mà lớn tiếng la lối và chỉ trích”. Tất nhiên tôi sẽ thẳng thắng trung thực trả lời, tôi cũng không khác mấy các bạn là bao, bởi thế hệ chúng ta – Một thế hệ vứt đi! Tôi cũng sẽ thành thật trả lời rằng:

– Tôi vẫn không biết phải làm thế nào để ngư dân VN không bị tàu lạ đánh, có nói gì, làm gì cũng không làm các ngư dân có cái ăn và những người đã chết sống lại.

– Tôi chả làm gì được để khiến những tệ nạn chấm dứt.

– Tôi chả làm gì được để khiến các ông lãnh đạo hết tham nhũng và dân bớt khổ.

– Tôi cũng chả làm gì được để làm cho điện hết cúp và giao thông hết tắc, và xăng thôi không tăng giá.

– Tôi chả làm gì được hay có giải pháp gì làm cho cô gái trẻ ở các tỉnh nghèo ngưng đi lấy chồng ĐL, HQ.

– Tôi không biết làm gì hay có kế sách gì để khiến các người dân nghèo thôi bán nhà sang xuất khẩu lao động ở Malaysia hay Đông Âu.

– Tôi chả biết làm gì để ngăn các cô gái trẻ không lơ ngơ bị lừa sang làm điếm ở Campuchia.

– Tôi vẫn không biết làm thế nào để các tập đoàn kinh tế bớt làm ăn thất thoát, kém hiệu quả, tham nhũng tràn lan

– Tôi chả biết làm gì, và làm thế nào để bla bla bla,…

Tôi biết bạn sẽ nói chúng ta sẽ chẳng làm dược gì hơn, nhưng bạn ạ, chúng ta, khi chưa có 1 hành động thực sự cụ thể và 1 giải pháp rõ ràng, ít nhất có thể lên tiếng để làm thức tỉnh và tác động. 1 hành động nhỏ nhoi là quan tâm và lên tiếng vẫn còn hơn ngồi yên đó thụ động chết chìm trong ảo tưởng và tự thõa mãn tự phong.

Và tôi đã sống, và tôi đã hiểu tại sao cái xã hội này vô cảm đến vậy, vô tâm đến vậy rồi. Vì nơi đó còn một lớp người không biết tư duy, không ý chí tiến thủ, không tri thức, không nghị lực, không ước muốn, không lý tưởng, không cả niềm tin? Họ giới hạn hạnh phúc của mình trong hai mươi mét vuông nhà, bàn chuyện thiên hạ và tính xem ngày mai nên đi xem phim hay lượn phố. Họ không đòi hỏi một điều gì hết, họ không ý thức được vị trí của mình, chẳng cần rung động, chẳng cần xót xa. Họ chẳng có động lực để làm bất cứ điều gì trừ khi người khác lấy roi quất vào mông họ.

Gần 3 giờ rưỡi sáng.
OH, Chủ Nhật, Ngày 7/10/2012

BK PR
Phần nhận xét hiển thị trên trang