Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

Tấm, Cám có thật ở Bắc Ninh?


(PLO) – Truyện cổ tích Tấm Cám được lưu truyền sâu rộng trong nhân dân từ bao đời nay. Cứ tưởng đó chỉ là những nhân vật trong truyền thuyết, nhưng ngay từ những năm 1960, nhà nghiên cứu Phong Châu đã tìm lại các địa danh, gặp lại nhiều nhân vật, và có bài viết cho rằng Tấm, Cám là những nhân vật có thật trong lịch sử. 
Đền Tấm Cám bên chùa Dạm
Làng Thuận Quang ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh chính là quê hương Tấm Cám. Ngay cạnh đường số 5, cách ga Phú Thụy chừng 300m còn một ngôi chùa gọi là chùa Bà, thờ “Bà Tấm, Bà Cám”.
Làng Thuận Quang mang tên cũ là Cổ Lỗi, thuộc huyện Gia Lâm. Vì Tấm là một người thuộc loại khác thường, làng Cổ Lỗi được nhà vua đổi thành Siêu Loại.
Hỏi đến chuyện Tấm Cám, nhân dân địa phương không ai là không biết và chỉ cho xem nào là con sông Thiên Đức mà hai chị em đi tát vét, nào là giếng Bống nơi Tấm nuôi bống, nào là ngàn dâu nơi Tấm hái dâu và gặp vua…
Hàng năm, ngày 20 tháng Hai âm lịch có rước hội linh đình. Dân làng kiêng hai chữ Tấm Cám, nên gọi Tấm là đớn, gọi Cám là bổi.
Chùa Bà còn có tên Linh Nhân tự, đổ nát được sửa chữa nhiều lần nên những di tích cũ không còn, ngoài hai con sấu rất to, nét điêu khắc rất sinh động. Duy đền Bà ở bên cạnh giữ được kiểu kiến trúc cổ, giống những đền chùa đời Lý, có rất nhiều cửa, nhiều gian.
Ở làng Nam Sơn, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh về sườn phía nam núi Dạm có một cái đền, nhân dân cũng gọi là đền “Bà Tấm, Bà Cám”. Đền Tấm Cám ở cạnh một ngôi chùa gọi nôm là chùa Dạm.
Đền chùa hiện nay (những năm 1960) bị phá không còn gì. Nhưng nhìn nền, những viên đá chống cột, cũng đủ thấy quy mô to lớn của chùa và đền.
Ngày xưa trên chùa, dưới chợ rất sầm uất. Trước cửa đền, ở chân núi, ngòi Con Tên thẳng tắp là đường giao thông của vua chúa hàng năm về dự “Lãm sơn yến thạch” (Lãm Sơn là tên núi Dạm).
Gọi là ngòi Con Tên vì nó bắn đứt cổ rùa, chặt ngang núi rùa. Đầu rùa trôi xuống dưới thành làng Phương Lưu (phương: thơm, lưu: trôi). Ở chỗ góc núi bị xẻ có hai hốc, một bên chảy ra nước trong, một bên chảy ra nước đỏ, tục gọi hai cuống họng:
Cuống họng chay (nước trong là mủ), cuống họng mặn (nước đỏ là máu). Ở chỗ nền đền có một cái cột cờ bằng đá, có người gọi là cột cờ Cao Biền. Cột cờ cao đến 4,5m chạm rồng, mây rất đẹp.
Những di tích trên chưa rõ hẳn niên đại, đủ nói lên đây là một địa thế đẹp, được các triều vua chú ý đến.
Thôn Môn Tự (cửa chùa) thuộc xã Nam Sơn có một trăm mẫu ruộng gọi là tỉnh điền làm công điền để dân sở tại chuyên trông nom đền chùa. Hàng năm cứ đến ngày mùng 8/9 âm lịch có rước hội rất vui. Mười tám xã thuộc huyện Võ Giàng đều rước đến đền “Bà Tấm, Bà Cám”. Ở đây nhân dân cũng kiêng tên húy gọi Tấm là gạo đớn, gọi Cám là bổi.
Xưa chùa Dạm nổi tiếng là một ngôi chùa rất to, có rất nhiều cửa, đóng hết cửa phải mất từ chiều đến tối sẩm nên nhân dân có câu ca dao: “Mười sáu trăng treo, mười bảy sảy giường chiếu, mười tám đóng cửa chùa Dạm. Hàng năm vua nhà Lý đến đây tổ chức tiệc gọi là “Lãm sơn yến thạch”.
Tấm thường về dự tiệc và sau Tấm tu ở chùa; khi chết, nhân dân lập đền thờ sau chùa. Ngày nay (những năm 1960 – NV) người ta thường nhắc đến đền Tấm Cám hơn là nói đến chùa Dạm.
Di tích về Tấm Cám ở Bắc Ninh thật rõ ràng. Nhân dân hai huyện Thuận Thành và Võ Giàng ai cũng gọi hai nơi này là chùa Bà đền Tấm Cám và hàng năm rước hội linh đình.
 Chùa Dạm, khu vực được cho là đến những năm 1960 vẫn còn dấu tích đền Bà Tấm, bà Cám
Chuyện Tấm Cám ở làng Thuận Quang
Tấm Cám là ai mà nhân dân lại thờ cúng? Nhân dân thờ Tấm hay thờ Cám?
Tôi đến tận các nơi trên, tìm các cụ già trong làng. Cụ Bá Phương và Bá Khôi, tiên chỉ làng Môn Tự chỉ còn giữ được bài văn cúng Tấm Cám.
Bản văn hàng năm đọc ở ngày hội tại đền “Bà Tấm Bà Cám” còn ghi tên cúng như sau: “Lý triều Hoàng bảo hoàng hải hậu, linh cảm Ỷ Lan húy Mệnh, hiệu Khiết nương, thắng quang Bồ tát từ hạ”.
Tôi sang làng Thuận Quang và được các cụ giới thiệu tới ông Phó Phùng. Ông Phùng còn giữ được bài văn cúng và đặc biệt cuốn tiểu sử Tấm Cám. Bài văn cúng ở làng Thuận Quang cũng ghi giống tên như ở làng Môn tự. Cuốn sử đề rõ: “Lý triều đệ tam hoàng hậu sự tích”
Tấm Cám lại hóa ra Lý triều đệ tam hoàng thái hậu, thật kỳ lạ!
Lý triều đệ tam hoàng thái hậu là Ỷ Lan thái phi, một nhân vật khá đặc biệt đời Lý. Ỷ Lan thái phi là ai?
Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim có ghi: “Vua Nhân Tôn là con bà Ỷ Lan thái phi, người ở Siêu Loại (Bắc Ninh). Khi trước vua Thánh Tôn đã 40 tuổi mà không có con đi cầu tự qua làng Thổ Lợi (sau đổi là Siêu Loại rồi lại đổi là Thuận Quang).
Người đi xem đứng đầy đường, có một người con gái hái dâu, thấy xe nhà vua đi, cứ đứng tựa vào cây lan chứ không ra xem. Vua thấy thế lấy làm lạ, truyền gọi đem vào cung, phong Ỷ Lan làm phu nhân, được ít lâu có thai đẻ ra hoàng tử là Càn Đức, được phong là Nguyên phi. Càn Đức làm thái tử rồi lên nối ngôi, tức là Nhân Tôn, phong cho mẹ đẻ làm Ỷ Lan thái phi.
Thái phi hay ghen ghét, thấy bà Dương thái hậu giữ quyền, trong bụng không yên, bèn xui vua bắt Thái hậu và 72 người thị nữ bỏ ngục tối rồi đem giết cả”.
Cuốn “Lý triều đệ tam Hoàng hậu sự tích” của làng Thuận Quang cũng không khác những điều đã nói trong cuốn sử Trần Trọng Kim.
Sự tích Lý triều đệ tam hoàng hậu đến đây là hết. Hai cụ tiên chỉ ở làng Môn tự kể đến đây cũng nói là hết. Còn có những chuyện kể về “thị ơi thị rụng bị bà”, “vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh chui vào tay áo…” thì không có.
Trong sự tích có vài sự việc ta không thấy ở cổ tích: việc ông hàng dầu gặp Tấm và việc đẻ ra Lý Nhân Tôn.
 Hình minh họa
Nhân dân địa phương có kể thêm chi tiết về hai truyện trên:
– Ông hàng dầu gánh dầu đến cho hội, giời nắng quá thấy đám mây che nắng, mới đặt gánh nằm nghỉ rồi ngủ quên. Đèn hội chậm bị các quan quở, ông hàng dầu mới kể lại: “Chỗ vườn dâu có người con gái hái dâu, trên đầu có tán mây che, tôi bảo đi xem hội, cô ta bảo tôi đi trước rồi cô đi sau”.
Nhờ vậy các quan mới biết và tìm đến gặp Tấm. Vì Tấm dặn ông hàng dầu đi trước, nên hàng nam có rước, kiệu ông hàng dầu bao giờ cũng đi trước kiệu Tấm.
Ở cách làng Thuận Quang độ một cây số, hiện nay (những năm 1960 – NV) cũng còn một cái bãi. Chính nơi này đã chôn 72 cung nữ nhà Lý.
Dương Thái hậu thấy Ỷ Lan tắt kinh cũng nói dối là mình biết tắt kinh. Lúc đó nhà vua đi đánh Chiêm thành. Khi đẻ ra Càn Đức, phe cánh Dương Thị mạnh ở trong triều, cho bắt Càn Đức và thay bằng con mèo rồi vu cho Ỷ Lan đẻ ra mèo, giam vào lãnh cung. Dương Thị nuôi Càn Đức như là mẹ chính thức.
Các cung nữ sợ không giám nói. Càn Đức lên ngôi vua mới biết âm mưu đó, liền bắt Dương Thị và 71 người cung nữ cho đem chôn đến cổ rồi lấy bừa bừa 72 cái đầu. Chỗ chôn 72 người gọi là mả các bà nàng, gọi tắt là Mả nàng. Ỷ Lan sợ họ oán, sai làm 72 chùa trong một đêm phải xong.
Còn Nguyễn Bông, nay (những năm 1960 – NV) làng Sủi, cạnh làng Thuận Quang thờ làm thành hoàng làng, năm nào rước kiệu làng Thuận Quang cũng phải về lấy nước để về lễ.
Tóm lại những di tích còn lại, sự tích Hoàng hậu nhà Lý kể trên cho ta rõ Tấm là Ỷ Lan thái phi, một nhân vật bằng xương bằng thịt có thật ở Việt Nam./.
Phong Châu
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/forums/topic/phat-hien-chan-dong-tam-cam-co-that-o-bac-ninh/#sthash.iN9yEAJR.dpuf

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ASEAN trong vòng xoáy quyền lực Mỹ-Trung

asean-us

Phỏng vấn: Thu Hà
“Việc Mỹ đang cố gắng xây dựng hình ảnh “bá chủ nhân từ” đã giúp nước này có được quyền lực mềm, một sự hấp dẫn tự nhiên, qua đó cân bằng lại “sức mạnh cứng” của Trung Quốc ở Đông Nam Á”, TS. Lê Hồng Hiệp. 
LTS: Ngày mai 15/2 (theo giờ Mỹ) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo các nước ASEAN bắt đầu cuộc họp lịch sử cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands, miền Nam California. Tại đây, ông Obama cùng các vị đứng đầu 10 nước ASEAN sẽ thảo về hợp tác kinh tế, an ninh hàng hải…. và các vấn đề quan trọng khác.
Thưa ông Lê Hồng Hiệp, giới quan sát nhận định Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN tại Sunnylands có tính lịch sử. Thực ra, đây là thượng đỉnh lần thứ tư. Vậy theo ông điều gì khiến cuộc nhóm họp lần này mang tính lịch sử?
Ông Lê Hồng Hiệp: Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN được tổ chức trong hai ngày 15-16/2 tới tại Sunnylands (California) mang ý nghĩa lịch sử, bởi lẽ đây là lần đầu tiên một hội nghị như vậy được tổ chức ngay trên đất Mỹ chứ không phải tại các nước Đông Nam Á như các lần trước đây.
Ngoài ra, do được tổ chức trên đất Mỹ nên đây cũng là lần đầu tiên cuộc họp thượng đỉnh được tổ chức thành một sự kiện riêng lẽ, chứ không phải bên lề các sự kiện khác do ASEAN chủ trì như trong các lần trước.
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN lần này cũng cho thấy Mỹ rất coi trọng vai trò của các nước ASEAN. Cụ thể, trước khi cuộc họp lần này diễn ra, Mỹ và ASEAN đã ký Hiệp định thành lập quan hệ đối tác chiến lược tại Kuala Lumpur hồi tháng 11/2015.
Mỹ cũng là một trong những cường quốc đầu tiên cử đại sứ thường trực bên cạnh ASEAN, và tổng thống Obama là vị tổng thống Mỹ đến thăm nhiều nước Đông Nam Á nhất trong nhiệm kỳ của mình. Đến nay ông đã thăm 7 nước, và trong thời gian tới con số này sẽ tăng lên 9 khi ông sẽ tới thăm Việt Nam và Lào trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Trong thời gian qua, Mỹ cũng đã đón nhiều lãnh đạo Đông Nam Á sang thăm, trong đó gần đây nhất có TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
Có thể nói cuộc họp thượng đỉnh lần này tại Sunnylands là đỉnh cao mới của sự thắt chặt quan hệ Mỹ – ASEAN, đánh dấu sự gần gũi chưa từng có trong quan hệ giữa Mỹ với toàn khối ASEAN cũng như các quốc gia thành viên.
Được biết Mỹ và ASEAN đã quyết định nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược vào cuối năm ngoái. Theo ông, cuộc họp Thượng đỉnh lần này sẽ mang ý nghĩa như thế nào cho mối quan hệ này?
Ông Lê Hồng Hiệp: Việc Mỹ và ASEAN nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược là một bước phát triển quan trọng trong quan hệ song phương, hứa hẹn vượt ra ngoài tính biểu tượng để tạo nên những nền tảng pháp lý giúp quan hệ hai bên phát triển thực chất và vững chắc.
Đây không phải lần đầu tiên ASEAN ký một hiệp định đối tác chiến lược với một cường quốc bên ngoài, nhưng trong bối cảnh Mỹ đang tiến hành chính sách tái cân bằng sang khu vực, đây có thể coi là một sự hưởng ứng tích cực của ASEAN đối với chính sách này, và vì vậy cũng có thể coi là một thành công đối với Mỹ.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – ASEAN tại Sunnylands chính là hoạt động lớn đầu tiên để cụ thể hóa hiệp định này.
Ngoài ra, địa điểm cuộc họp ở Sunnylands, nơi Tổng thống Obama từng tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cũng mang ý nghĩa biểu tượng nhất định, khi nó hàm ý rằng Mỹ coi quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN không kém phần quan trọng so với quan hệ của Mỹ với Trung Quốc.
Các nước trong khu vực ASEAN có các mô hình chính trị rất khác nhau, văn hóa khác nhau, bên cạnh đó cũng còn nhiều bất đồng…. Trong bối cảnh như vậy, Mỹ nên ứng xử thế nào cho cân bằng?
Ông Lê Hồng Hiệp: ASEAN là một cộng đồng các quốc gia đa dạng, vì vậy việc tồn tại những bất đồng nhất định giữa các nước là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là các nước này đã đồng ý cùng nhau hợp tác thông qua một khuôn khổ chung, đó là ASEAN. ASEAN giúp các nước kìm hãm các bất đồng, đồng thời nâng cao vị thế đàm phán của tất cả thành viên trong tương quan với các cường quốc hùng mạnh hơn bên ngoài.
Trong bối cảnh đó, để duy trì được ảnh hưởng và vị thế của mình ở khu vực, Mỹ cần một mặt làm việc với ASEAN trong vai trò một tổ chức khu vực, vừa cần tập trung phát triển quan hệ với từng quốc gia thành viên, kể cả những nước có quan hệ chưa thực sự tốt như kỳ vọng với Mỹ.
Thời gian qua, Mỹ đã thực hiện được chính sách này. Ngoài các quốc gia có quan hệ tốt, Mỹ đã đặc biệt tìm cách cải thiện quan hệ với những nước như Myanmar, Campuchia, Lào…, là những nước còn nhiều trở ngại trong quan hệ với Mỹ.
Thời gian tới, quan hệ giữa Mỹ với đồng minh truyền thống Thái Lan nhiều khả năng cũng sẽ được cải thiện khi Thái Lan quay lại nền chính trị dân chủ, hoặc trước mắt Mỹ sẽ bớt chỉ trích chính quyền quân sự của nước này. Một khi Mỹ có quan hệ tốt với tất cả các nước trong khối thì vô hình trung khoảng cách giữa các quốc gia này khi xem xét các chính sách mà Mỹ ủng hộ sẽ giảm đi.
Gần đây an ninh tại khu vực này ngày càng phức tạp cùng với sự can dự mạnh mẽ hơn của các nước lớn. Theo ông, ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng nên làm thế nào để giữ chính sách cân bằng, không bị rơi vào vòng xoáy cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc?
Ông Lê Hồng Hiệp: Chính trị thế giới luôn là một sân chơi cạnh tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc. Đông Nam Á là nơi hiện diện lợi ích của các cường quốc này, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, nên sự can dự, lôi kéo ảnh hưởng của các cường quốc này là không thể tránh khỏi.
Sự cạnh tranh ảnh hưởng này một mặt giúp các nước ASEAN nâng cao được vị thế và sức mạnh mặc cả của mình, có thể lợi dụng sự cạnh tranh đó để thu về các lợi ích kinh tế hoặc chiến lược. Nhưng mặt khác, họ cũng có thể đối diện với khả năng bị lôi kéo vào cuộc đối đầu giữa các nước lớn, bị suy yếu quyền tự chủ, trở thành nạn nhân của cuộc cạnh tranh quyền lực giữa những người khổng lồ.
Để tránh rơi vào cái bẫy này, các quốc gia trong khu vực cần giữ được sự cân bằng, độc lập, và chủ động trong chính sách của mình với hai cường quốc.
Ngoài ra, họ cũng cần can dự với cả hai cường quốc thông qua các cơ chế lấy ASEAN làm trung tâm. Các nước ASEAN đã nhấn mạnh nhiều lần là họ không muốn phải lựa chọn một trong hai bên, bởi họ cần cả hai. Bản thân các cường quốc bên ngoài cũng hiểu điều này, và bất chấp các nỗ lực, họ cũng khó có thể buộc các nước trong khu vực nghiêng hẳn về phía mình.
Tuy nhiên, cán cân ảnh hưởng vẫn có thể dịch chuyển ít nhiều trong phạm vi nhất định, phụ thuộc vào cảm nhận của các quốc gia đối với các lợi ích và mối đe dọa mà mỗi cường quốc mang lại cho mình. Trên khía cạnh này, hiện nay Mỹ dường như đang có lợi thế hơn so với Trung Quốc.
Như ông biết đấy, TQ luôn sử dụng con bài kinh tế để mua sân sau, lôi kéo đồng minh…. điều này đang được chứng minh là hiệu quả. Trong khi đó, Mỹ lại thiên về vấn đề hỗ trợ an ninh. Ông bình luận thế nào về cán cân cạnh tranh quyền lực Mỹ-Trung trong khu vực ASEAN hiện nay?
Ông Lê Hồng Hiệp: Trung Quốc hiện đang sử dụng củ cà rốt kinh tế để mua ảnh hưởng chính trị, trong khi Mỹ không sẵn có những công cụ như vậy để mời chào các nước trong khu vực.
Cho đến lúc này, Trung Quốc đã đạt được những thành công nhất định với chính sách này khi có một vài quốc gia trong khu vực có xu hướng nghiêng về Trung Quốc. Các quốc gia này rất thực dụng, họ muốn tận dụng sự “hào phòng” của Trung Quốc để phục vụ mục đích phát triển của mình. Không ai trách họ được, vì đó là cách họ định nghĩa lợi ích quốc gia.
Tuy nhiên, cách làm này của Trung Quốc có thể không bền vững. Thứ nhất, nguồn lực kinh tài của Trung Quốc sẽ bị kéo dãn và dần cạn kiệt, nhất là nếu họ không giải quyết được các vấn đề kinh tế trong nước. Thứ hai, lợi ích kinh tế có thể quan trọng, nhưng nó sẽ không thể quan trọng bằng lợi ích chiến lược.
Trong khi các biện pháp kinh tài có thể mang lại cho họ những ảnh hưởng nhất thời, thì trong dài hạn, những ảnh hưởng đó có thể bị tiêu trừ nếu các nước này cảm nhận Trung Quốc như một mối đe dọa về mặt chiến lược. Sự gia tăng nghi ngờ của các nước đối với Trung Quốc do các hành động  của quốc gia này trên Biển Đông là một ví  dụ điển hình.
Gần đây, một vài nước trong khu vực từng nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc cũng đã có những bước điều chỉnh, dần thoát khỏi thế phụ thuộc vào Bắc Kinh, thậm chí nghiêng ít nhiều sang Mỹ.
Trong khi đó, Mỹ mặc dù không có sẵn tiền để hào phóng ban tặng, Mỹ lại có sức hấp dẫn riêng ở những khía cạnh khác. Đó là thị trường rộng lớn, nguồn đầu tư tư nhân khổng lồ (ví dụ, đầu tư của Mỹ vào ASEAN gấp cả chục lần so với đầu tư của Trung Quốc), hay nguồn công nghệ hiện đại, tiên tiến, là những thứ mà các nước trong khu vực đều cần.
Hơn nữa, Mỹ duy trì được “tư thế đạo đức” của mình là quốc gia giúp đảm bảo hòa bình, ổn định và trật tự khu vực trong nhiều thập niên qua, và bản thân Mỹ cũng không bị coi là một mối đe dọa đối với chủ quyền và an ninh các quốc gia trong khu vực. Nói cách khác, việc Mỹ cố gắng xây dựng hình ảnh “bá chủ nhân từ” đã giúp nước này có được quyền lực mềm, một sự hấp dẫn tự nhiên, qua đó cân bằng lại “sức mạnh cứng” của Trung Quốc ở khu vực.
Ai cũng biết TPP được xem là vũ khí kinh tế của Washington nhằm đối chọi với Bắc Kinh tại khu vực ASEAN. Theo ông, TPP liệu có tạo ra bàn đạp để người Mỹ có thể đấu lại với Trung Quốc đang hừng hực tham vọng không?
Ông Lê Hồng Hiệp: TPP là một sáng kiến kinh tế, nhưng ẩn sau đó là một mục đích chiến lược quan trọng. TPP bổ sung cho chính sách tái cân bằng về mặt quân sự của Washington, qua đó tạo thành một chiến lược hai gọng kìm, từng bước thắt chặt các mối quan hệ toàn diện của Mỹ với các nước trong khu vực, giúp Mỹ giành được thế chủ động trong việc ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Tầm quan trọng của TPP đến đâu còn tùy thuộc vào việc nó được thực thi như thế nào trong thời gian tới. Ngoài ra, nếu TPP tiếp nhận thêm các quốc gia khác trong khi tiếp tục loại trừ Trung Quốc thì trọng tâm chiến lược của nó sẽ càng được thể hiện rõ.
Tuy nhiên, bản thân một mình TPP không đủ để giúp Mỹ ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc.
Khác với Liên Xô trước đây, vốn cơ bản là một nước tự “ngăn chặn” mình khi theo đuổi một mô hình kinh tế kế hoạch hóa cơ bản khép kín, Trung Quốc là một nền kinh tế mở, có sự hội nhập sâu rộng, trong đó có thông qua các cơ chế bên ngoài TPP. Vì vậy, bất chấp TPP, Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục phát triển nếu họ giải quyết được các vấn đề nội tại của mình.
Nói cách khác, TPP chỉ là một công cụ trong túi công cụ chiến lược của Mỹ. Mỹ sẽ sử dụng nó một cách khôn ngoan, kết hợp với các công cụ khác, nhất là về mặt quân sự và chiến lược, để có thể đối phó với các tham vọng của Trung Quốc.
Từ những đặc điểm trên, có thể nói cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung là cuộc cạnh tranh trường kỳ và thú vị, mang nhiều tính chất chưa từng có trong lịch sử đối đầu giữa các cường quốc từ trước tới nay. Cuộc cạnh tranh này xứng đáng nhận được sự quan tâm, theo dõi sát sao của của các nhà hoạch định chính sách khu vực và Việt Nam, hiện tại cũng như trong tương lai.
Cám ơn ông Lê Hồng Hiệp đã dành thời gian cho Tuần Việt Nam.
Thu Hà thực hiện từ Sunnylands (California), Mỹ
TS. Lê Hồng Hiệp là nghiên cứu viên khách mời Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), và là Giảng viên Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học KHXH&NV TPHCM.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/02/15/asean-trong-vong-xoay-quyen-luc-my-trung/#sthash.ZH64nLgQ.dpuf
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tôi đi bán sách về Hoàng Sa, Trường Sa

Bùi Minh Quốc
Cuối cùng thì, vượt qua mọi trở lực, cuốn “HOÀNG SA, TRƯỜNG SA – LÃNH THỔ VIỆT NAM NHÌN TỪ CÔNG PHÁP QUỐC TẾ”  của nhà nghiên cứu Nguyễn Q Thắng cũng ra được.

Sách do nhà xuất bản TRI THỨC chịu trách nhiệm pháp lý và ấn hành theo phương thức liên kết giữa NXB với tác giả, một phương thức khá phổ biến từ nhiều năm nay : tác giả tự bỏ tiền đóng cho NXB một khoản gọi là “quản lý phí” để họ đọc duyệt và cấp giấy phép, rồi cầm giấy phép ấy đi thuê in và tự bán, bán được thì thu hồi đủ vốn, không bán được thì…, chuyện này dịp khác xin sẽ kể dài dài.
Ấy thế nên mới có chuyện tôi đi bán sách về Hoàng Sa, Trường Sa.

Sách in đẹp, công phu, 400 trang, khổ 16x24, giá 86 ngàn đồng.Nội dung sách gồm những cứ liệu lịch sử lâu đời (văn  bản và họa đồ) của Việt Nam và nước ngoài kể cả Trung Quốc, được hệ thống hóa, đã minh chứng rành mạch chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Sách cũng hệ thống hóa diễn biến tranh chấp cùng các văn bản pháp lý của các nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ, đối chiếu với tiêu chuẩn công pháp quốc tế để khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên hai quần đảo ấy.
Nghe tin sách ra, tôi liền gọi điện chúc mừng nhà nghiên cứu Nguyễn Q Thắng và giục ông gửi gấp vài ba chục cuốn để tôi bán tại Đà Lạt.Tôi cũng điện đề nghị bạn hữu, đồng nghiệp của tôi ở các nơi giúp bán sách.
Cuộc bán sách khá lý thú, đáng được kể lại.

Những khách mua đầu tiên ở Đà Lạt đương nhiên là các bạn tôi, các cụ lão thành, các cựu chiến binh, các nhà giáo…, ai cũng lấy ngay một cuốn, không phải với giá bìa 86 ngàn mà đưa luôn 100 ngàn.Tiếp đó là những khách mà khi mời mua thâm tâm tôi cũng có hơi ngại bị hờ hững (vì ấn tượng đáng lo về thái độ đối ngoại không tương xứng ở hàng lãnh đạo quốc gia trước đòi hỏi của tình hình), không ngờ lại được hồ hởi đón nhận: đó là  ủy viên thường vụ trưởng Ban tuyên giáo tỉnh ủy, là chủ tịch Hội Văn Nghệ tỉnh, rồi cựu phó chủ tịch Hội Văn Nghệ, cựu giám đốc Đài phát thanh truyền hình...Cũng mua với giá 100 ngàn cả.Tổng biên tập báo Đảng của tỉnh còn yêu cầu được mua hẳn 10 cuốn để cung cấp cho phóng viên, biên tập viên.Chi hội Văn Nghệ thị xã Bảo Lộc nhận bán 10 cuốn.Tôi hỏi thăm trưởng Ban tuyên giáo tỉnh ủy : “Trong tỉnh ủy, mối quan tâm đối với vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và ý thức cảnh giác trước âm mưu và hành động của chủ nghĩa bành trướng thế nào ?”.Được trả lời : “Rất quan tâm, rất cảnh giác anh ạ”.Mở đọc lướt mục lục cuốn sách, anh gật gù nói tiếp : “Tốt quá, tốt quá, thế là có thêm tư liệu để báo cáo thời sự”.Cũng là một tín hiệu đáng khích lệ.Hy vọng rằng các thành ủy, các tỉnh ủy trong cả nước đều được như thế.

Một giáo sư, giảng viên trường đại học Đà Nẵng, nói với tôi (qua điện thoại) : “Đọc bản tuyên bố ngày 6/9/1951 của thủ tướng Trần Văn Hữu tại hội nghị quốc tế San Francisco thấy rất tự hào về ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ của người Việt Nam mình, đọc những phân tích của tiến sĩ luật Từ Đặng Minh Thu ở đại học Sorbonne – Paris in trong phần phụ lục mới thấy bấy lâu Trung Quốc cứ cố dựa vào bức thư năm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi thủ tướng Chu Ân Lai để biện minh cho hành động xâm lấn của họ là họ cố tình quay lưng với công pháp quốc tế, cho nên bây giờ nhất định ta phải đưa vấn đề này ra Hội đồng bảo an mà đấu tranh.

Vị giáo sư trẻ này là người giúp bán nhiều sách nhất, chỉ trong thời gian ngắn anh báo tin đã bán hết 30 cuốn, lại phải photo thêm 20 cuốn để tặng bạn bè.Anh cho biết các cán bộ lãnh đạo của trường anh đều là khách mua sách đầu tiên, anh còn đem sách tặng cho bí thư, chủ tịch thành phố Đà Nẵng và trao đổi ý kiến với các cán bộ ấy về quốc sự.

Rồi anh em ở Quảng Ngãi, Nha Trang, Huế đều báo tin đã bán hết sách.Tận Hải Phòng xa xôi, nhà văn già 74 tuổi Bùi Ngọc Tấn cũng nhận bán 10 cuốn, và độ mươi hôm sau bán xong đã gửi tiền vào.
Bán sách thì được nhận một khoản phát hành phí.Nhà nghiên cứu Nguyễn Q Thắng cho biết, đem ký gửi ở các công ty sách thi khoản đó họ lấy 30 - 40% giá bìa.Tôi nói với anh em bạn hữu đồng nghiệp của tôi, mọi người thống nhất 20%, nhưng khi bán xong, nhiều anh em chẳng lấy đồng nào hoặc chỉ lấy chút xíu tượng trưng, còn gửi hết cả cho tôi.Tôi đã gom số tiền ấy cùng tiền phát hành phí của mình và cả tiền khách mua giá cao lại thành một khoản dành riêng đây và báo tin với NXB Tri thức, đề nghị NXB lập một quĩ để tất cả những ai đi bán sách về Hoàng Sa, Trường Sa mà muốn góp tiền công phát hành cho việc ích nước lợi dân thì gửi vào quỹ.

Quỹ dùng chi những việc gì ?
Theo tôi thì quỹ này trước hết là dùng để đi thăm hỏi gia đình các liệt sĩ đã hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa.
Tôi cũng đề nghị NXB Tri Thức cùng nhà nghiên cứu Nguyễn Q Thắng tổ chức biên soạn một cuốn ngắn gọn về Hoàng Sa,Trường Sa, in số lượng lớn với giá rẻ, để sao cho  :
Mỗi học sinh, sinh viên Việt Nam
Mỗi công dân Việt Nam
đều có thể có một cuốn.
Đồng thời phát động tổ chức việc bán sách rộng rãi đến tận thôn cùng xóm vắng.
Người người đi bán sách về Hoàng Sa Trường Sa.
Người người mua sách về Hoàng Sa, Trường Sa.

Đồng thời tổ chức cuộc thi viết bài về lịch sử, địa lý Hoàng Sa, Trường Sa dùng cho sách giáo khoa.
Để người người Việt Nam từ già đến trẻ luôn biết và nhớ rằng còn một phần lãnh thổ lãnh hải máu thịt của Tổ Quốc thân yêu đang nằm trong tay thế lực bành trướng Trung Quốc.

Để toàn Đảng toàn dân yêu cầu cơ quan lãnh đạo tối cao phải xem xét lại một cách căn bản mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, có phải trên thực tế bấy lâu nay mối quan hệ ấy là lợi bất cập hại ?

Để mỗi đại biểu đại hội Đảng và các đoàn thể từ cơ sở tới trung ương, mỗi đại biểu dân cử từ hội đồng nhân dân xã tới quốc hội phải tỏ rõ lập trường dứt khoát và chương trình hành động cụ thể về nhiệm vụ chống bành trướng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của Tổ Quốc trình bày trước nhân dân, xem đây là tiêu chuẩn hàng đầu trong phẩm chất chính trị của người đại biểu, rồi đảng viên cùng nhân dân sẽ căn cứ vào đó mà quyết định lá phiếu khi bầu chọn.

Đồng thời rất cần tổ chức dịch sách về Hoàng Sa Trường Sa của ta sang tiếng Trung Quốc để sao cho mọi người dân Trung Quốc có được thông tin đầy đủ và chính xác về vấn đề này.Tôi tin rằng khi biết rõ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam thì người dân Trung Quốc nhất định sẽ không tán thành việc nhà cầm quyền Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa, Trường Sa.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vỡ đường ống nước chứa xút tại Nhà máy Alumin Tân Rai

vo duong ong nuoc chua xut nha may alumin tan rai
Sáng ngày 13/2, đường ống dẫn nước có chứa chất xút độc hại từ hồ bùn đỏ của Nhà máy Alumin Tân Rai bị vỡ khiến nước chảy tràn ra ngoài tại vị trí tổ 23, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, theo báo Tuổi Trẻ đưa tin.
Kiểm tra nhanh cho thấy, nước từ đường ống bị vỡ có chứa chất xút dẫn từ hồ bùn đỏ đến nhà máy tuyển quặng bauxite chảy ra nền đường đất dài khoảng 400m. Rất may, nước chứa chất xút có độ pH vượt ngưỡng cho phép không chảy tràn vào nhà dân khi ống dẫn nước bị vỡ.
Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng đã cho tạm ngừng việc bơm nước qua đường ống để khắc phụ điểm rò rỉ. Trong chiều cùng ngày, hệ thống bơm nước từ hồ bùn đỏ đã hoạt động bình thường trở lại.
vo duong ong nuoc chua xut
Sự cố vỡ đường ống nước chứa xút tại Nhà máy Alumin Tân Rai. (Ảnh: baodatviet.vn)


Đây không phải là lần đầu tiên khu vực này xảy ra sự cố. Trước đó, theo báo Lao Động đưa tin, ngày 8/10/2014, nhân viên tuần kiểm của nhà máy tuyển quặng bauxite Tân Rai phát hiện nước từ hồ thải quặng đuôi số 5 tràn qua mặt đê. Chỉ 15 phút sau đó, đê quai phụ của hồ thải quặng đuôi này bị vỡ, một đoạn thân đê dài 5m, cao 1m bị vỡ, một khối lượng rất lớn gồm nước, bùn màu đỏ đậm tràn ra ngoài, vùi lấp cây cỏ trong khuôn viên nhà máy.
Sự việc đã gây không ít lo ngại cho người dân đia phương, bởi trước đó tại khu vực này, một lượng lớn hóa chất (xút rắn) bị tràn theo nước mưa ra ngoài trong mùa mưa năm 2011 làm hơn 4.000 m2 ao cá, vườn chè của người dân địa phương bị vùi lấp.
Hòa An tổng hợp
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc hiện nay có phải quốc gia Đảng Cộng sản không?

Khi người phỏng vấn của kênh Channel 4 News hỏi: “Liệu có thể chọn một Đảng khác quản lý Trung Quốc được không?” Vị Đại sứ biện luận rằng, ĐCSTQ là “lãnh đạo tốt”, “tại sao phải thay đổi?” (Ảnh: uk.news.yahoo)
Gần đây, ông Đại sứ Trung Quốc trú tại Anh là Lưu Hiểu Minh khi trả lời phỏng vấn của kênh Channel 4 News đã công khai phủ nhận Trung Quốc là quốc gia Cộng sản, thậm chí còn so sánh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với Đảng đang nắm quyền ở Anh. Thông tin này khiến mọi người bàn tán sôi nổi trên mạng, mạng Sina sau đó phải cho khóa mục bình luận.
Vào hạ tuần tháng 9, Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc còn cao giọng hô khẩu hiệu “Chúng tôi là những thế hệ kế tiếp của Chủ nghĩa Cộng sản”, họ dùng rất nhiều những từ ngữ quen tai, nào là phục hưng dân tộc, dân chủ phú cường, văn minh hài hòa… Dĩ nhiên những ai hiểu rõ về ĐCSTQ đều biết, thường thì trong thực tế thiếu cái gì thì ĐCSTQ mới nêu cao cái đó. Có thể thấy, Trung Quốc hiện nay đã bị nền chính trị độc tài Cộng sản làm cho thương tích đầy mình, dân tình khốn khổ.
Nền văn hóa thần truyền 5 ngàn năm của Trung Quốc bị các phong trào chính trị của ĐCSTQ hủy hoại tan hoang, tìm chỗ nào để thấy được trung hậu dịu dàng, lễ nghi nho nhã, nền tảng của văn hóa đạo đức đã bị hủy hoại hoàn toàn thì làm sao có thể nói đến phục hưng? Dù tình hình kinh tế hiện nay so với khi mới dựng chính quyền của ĐCSTQ có tốt hơn, nhưng cái giá phải trả là môi trường sinh thái và dân sinh bị hủy hoại, tiền của thì chui vào túi giới nắm quyền. Tiền tham ô của một tên quan nhỏ cũng phải tính bằng chục triệu, đừng nói đến những “yêu tinh quốc gia”; còn dân chủ càng không thể nói đến. Từ năm 1987, việc cho thí điểm cái gọi là “Tổ chức Ủy ban thôn”, đến nay sau gần 30 năm vẫn dậm chân tại chỗ; còn cái gọi là “văn minh hài hòa” mà chính quyền rêu rao thì đúng là một chuyện tiếu lâm khi nhìn vào thực trạng bạo lực của xã hội hiện nay. Theo«Sách Xanh xã hội» năm 2013 của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, mỗi năm Trung Quốc xảy ra hàng chục ngàn vụ xung đột xã hội.
Khẩu hiệu “Chúng tôi là những thế hệ kế tiếp của Chủ nghĩa Cộng sản”của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc bị dân chúng phản ứng gay gắt, trong đó một trong những người tiêu biểu là doanh nhân bất động sản Nhậm Chí Cường. Ông ta bình luận “từng bị khẩu hiệu này lừa mười mấy lần”, ông còn viết nhiều bài nguyền rủa trên mạng. Thế rồi toàn bộ cỗ máy tuyên truyền của ĐCSTQ lao vào vây đánh ông Nhậm Chí Cường.


Trong tình hình “không chửi Đảng Cộng sản, không xứng đáng để lên mạng” như nhiều người Trung Quốc hay nói, sự tấn công của cỗ máy ĐCSTQ với ông Nhậm Chí Cường không những không hiệu quả mà còn khiến nhiều nhân sĩ nổi tiếng ở đại lục lao vào chống trả; còn ở nước ngoài, ĐCSTQ tìm mọi cách hóa trang làm sao để quốc tế xem họ như quốc gia bình thường, được sự thừa nhận hợp pháp của cộng đồng quốc tế.
ĐCSTQ đặt “quản bút”  “báng súng” ngang hàng nhau, điều này cho thấy vai trò quan trọng của hệ thống truyền thông. Xưa nay giới quản bút toàn bịa đặt và lừa dối, vì nó phải minh họa cho ĐCSTQ. Để duy trì nền thống trị độc tài, ĐCSTQ phải liên tục đổi màu, thay đổi nguyên tắc của mình.
Có một câu trả lời khác cho thấy sự ngụy biện của vị Đại sứ này. Khi người phỏng vấn của kênh Channel 4 News hỏi: “Liệu có thể chọn một Đảng khác quản lý Trung Quốc được không?” Vị Đại sứ biện luận rằng, ĐCSTQ là “lãnh đạo tốt”, “tại sao phải thay đổi?” Khi người chủ trì hỏi nếu không tốt thì có thể đổi không, vị Đại sứ lập tức chuyển đề tài câu chuyện.
Có thể thấy đoạn văn lan truyền trên mạng diễn tả sự lưu manh của ĐCSTQ này quả thật chính xác: “Bạn nói chuyện đạo lý với họ, họ giở trò lưu manh với bạn; Bạn giở trò lưu manh với họ, họ nói chuyện pháp chế với bạn; Bạn nói chuyện pháp chế với họ, họ nói chuyện chính trị với bạn; Bạn nói chuyện chính trị với họ, họ nói chuyện quốc tình với bạn; Bạn nói chuyện quốc tình với họ, họ nói chuyện giao thông với bạn; Bạn nói chuyện giao thông với họ, họ nói chuyện văn hóa với bạn; Bạn nói chuyện văn hóa với họ, họ nói chuyện người già với bạn; Bạn nói chuyện người già với họ, họ nói chuyện con cháu với bạn!”
Nhiều người cho rằng hiện nay ĐCSTQ đã thay đổi, không còn nói về đấu tranh giai cấp, cũng không còn tin vào Chủ nghĩa Mác-Lênin. Nhưng như nhà văn Tân Hạo Niên (辛灏年) nói: “Nó hoàn toàn không có gì thay đổi”, “Bạn xem các sách giáo khoa các cấp học ở Trung Quốc thì biết, hiện nay sách vở về khoa học xã hội chỉ có quan điểm tư tưởng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, lập trường của họ không có gì thay đổi”. ĐCSTQ không đánh đổ “chế độ tư hữu” là vì “họ chính là những kẻ tư hữu, quan chức ĐCSTQ là những tỷ phú”, “ngày nay ĐCSTQ vừa muốn nắm quyền, lại muốn nắm tiền, chỉ có thay đổi này mà thôi!”.
Nông dân tin vào “người cày có ruộng”, nhưng đến nay họ vẫn là người ở của ĐCSTQ; nhà tư bản tin vào ĐCSTQ, cuối cùng của cải của mình biến thành của chung; giới trí thức tin vào ĐCSTQ, cuối cùng biến thành “kẻ tạo phản”; công nhân tin vào ĐCSTQ, cuối cùng thành “công nhân mãn nhiệm”. Lịch sử chứng minh, bất cứ ảo tưởng nào muốn gửi gắm vào ĐCSTQ đều bị hiện thực vô tình giày xéo. Vì thế chỉ khi nào rời bỏ tận gốc chế độ này thì mới có thể nói đến phục hưng dân tộc, phú cường dân chủ, văn minh hài hòa.
Theo Trương Trí Viễn, Tinh Vệ biên dịch

Phần nhận xét hiển thị trên trang