Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

Khó, dễ Nguyễn Tuân



Đào Nguyên
Tiền Phong
06:54 ngày 14 tháng 02 năm 2016
TP - Ông là người viết về phở như một “miếng ăn kì diệu” với nhận xét trứ danh: Phở ăn giờ nào trong ngày cũng trôi, một ngày ăn vài bát cũng bình thường, ăn mùa nào trong năm cũng có nghĩa thâm thúy…Thế nhưng ngoài đời, Nguyễn Tuân không phải người quá nghiền phở. Song ông cũng thấu đáo và kỹ tính y như trong văn chương.

 

Nguyễn Tuân với mùa xuân Hà Nội. Ảnh: Huỳnh Kim Đáng

Đó là nhận xét của con trai nhà văn Nguyễn Tuân, GS.TS Nguyễn Xuân Đào, nguyên Viện trưởng Viện khoa học công nghệ Bộ Giao thông Vận tải. Giáo sư còn lưu giữ nhiều kỷ niệm về người cha nổi tiếng của mình trong cuộc sống đời thường.

Thích đào phai, lan vàng

Như nhiều văn nhân, Nguyễn Tuân là người yêu hoa nhưng không phải hoa nào cũng yêu. Ông yêu thích một cách có chọn lọc và theo cách riêng: “Tết nào ông cũng mang về một cành lan ở Ngọc Hà, chơi từ trước tết đến sau tết. Cụ thích lan màu vàng”, GS Nguyễn Xuân Đào cho biết. Thú chơi lan của Nguyễn Tuân được thừa hưởng từ thân sinh nhà văn, cụ Nguyễn An Lan (cụ Tú Lan), đỗ tú tài khoa thi Hán cuối cùng, một nhà nho tài tử.

Cũng như các gia đình miền Bắc, nhà văn cũng sắm đào cho ngày tết: “Thường cụ cắm những cành nhỏ. Thời gian khổ của đất nước, làm gì có những cành đào to, chơi sang như thế rất hiếm”, con trai nhà văn tiết lộ. Song ông cũng khẳng định, kể cả Nguyễn Tuân sống trong thời đại hôm nay, có đủ điều kiện ông vẫn không thích những cành đào to ồn ào, “Tính bố tôi như thế, cái gì cũng dung dị, chỉ chọn ở quãng giữa, đừng cái gì thái quá”. Vì thế nên sắc rực rỡ của bích đào không lọt vào mắt nhà văn? Ông chỉ thích đào phai mỏng manh, mơ màng.

Ngày tết, thế nào gia đình nhà văn cũng gói bánh chưng và tự luộc. Vợ nhà văn, một người phụ nữ của phố cổ Hà Nội, tự tay làm bánh, gói bánh theo đúng cách ngày xưa. Mâm cỗ ngày tết của gia đình mang đậm tính truyền thống: Thế nào cũng có món hầm, thường là chân giò hầm măng, có món giò lụa. Tuy viết về ẩm thực vào hạng siêu nhưng Nguyễn Tuân không biết vào bếp, chỉ biết thưởng thức. Và ông không bao giờ chê những món ăn của vợ nấu, cho dù có lúc mặn, nhạt.

Theo GS Nguyễn Xuân Đào: “Giò là món bố tôi thích ăn”. Nhưng cũng theo quan sát của con trai nhà văn, Nguyễn Tuân không ăn tỏi và ngại thịt chó. Ông cũng không thích mắm tôm, chỉ nhắm rượu với thịt ba chỉ chấm mắm tép. Riêng món phở được ông viết hết sảy: “Phở ăn bất cứ vào giờ nào cũng đều thấy trôi cả. Sớm, trưa, chiều, tối, khuya, lúc nào cũng ăn được.

Trong một ngày ăn thêm một bát phở, cũng như lúc trò chuyện ăn giọng nhau mà pha thêm một ấm trà, cùng thưởng thức với bạn bè”. Ở ngoài đời, nhà văn không nghiện phở đến độ ngày nào cũng phải ăn một bát phở. “Ngày xưa có quán phở trong ngõ nhà 90B2 Trần Hưng Đạo là một trong địa chỉ ưng ý của Nguyễn Tuân”, con trai nhà văn nhớ lại. Nhưng ông cũng không khái tính đến mức chỉ ăn phở ông bà Định, nhà văn còn ăn ở những quán khác cùng bạn bè.

Thân người trẻ, ghét trò trộm cắp

Nguyễn Tuân từng là người ăn mặc diện, thường Com lê, cà vạt, đĩnh đạc. Nhưng khi cả nước khó khăn, nhà văn cũng ăn mặc giản dị như các ông già nông dân với bộ quần áo nâu. Ngày tết, nhà văn ăn mặc trang trọng hơn nhưng vẫn hết sức bình dị.

Vốn là người đông bạn, nên tết cũng là dịp để Nguyễn Tuân gặp gỡ bạn bè như Văn Cao, Bùi Xuân Phái… Họ qua nhà ông ngồi uống rượu và “nhấm nháp chút gì đó”. “Bố tôi không tổ chức nhậu nhẹt ở nhà vì ngày trước điều kiện khó khăn, thêm nữa làm vất vả vợ nhưng bạn thân đến vẫn có rượu để uống, mẹ tôi lại làm cho cái gì đó để nhắm, có khi chỉ là tí dưa hay quả trứng hoặc chả cốm”.

GS Nguyễn Xuân Đào kể tiếp: “Bố tôi là người rất mở. Cụ rất thân với lớp trẻ. Một người bạn sống đến bây giờ là nhà văn Đoàn Minh Tuấn. Anh rất tốt với ông cụ. Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Duy là lớp trẻ sau này.

Sau thắng Mỹ, thống nhất đất nước, tôi đi thử cường độ đường bộ từ Bắc tới Nam, bố tôi bảo cầm chai rượu đã được đóng bao cẩn thận để đến Huế đưa cho Trịnh Công Sơn. Đó là chai rượu Sấu Giá, rượu lậu nổi tiếng của Sơn Tây khi đó. Nhưng khi đến Huế, Trịnh Công Sơn đi Sài Gòn nên tôi gửi lại người nhà, Sơn hơn tôi một tuổi”.


Chân dung Nguyễn Tuân. Danh họa Nguyễn Sáng vẽ.

Thời chống Pháp, bà Nguyễn Tuân có mở một quán nhỏ, bán vài thứ linh tinh như thuốc lá, bánh cuốn… Dạo đó, Nguyễn Xuân Đào mới độ 8, 9 tuổi, chưa đi học, có thó của mẹ ít bao thuốc lá để đổi với bạn bè lấy đồ trẻ con. Từ Việt Bắc trở về nghe được câu chuyện này, Nguyễn Tuân dùng thanh củi nấu bánh chưng dạy con trai, ông đặc biệt ghét những trò trộm cắp.

Đầu năm 1954, Nguyễn Tuân đưa cả gia đình lên Việt Bắc, một mình ông một xe đạp, toàn bộ tài sản của gia đình cho vào bao tải vắt lên xe đạp, ông lái, các con đẩy, đi trong vòng một tuần. Hai bên đường có nhiều cây trái, cậu bé Xuân Đào định trèo lên hái quả cho chị em, cha nhìn thấy từ đằng xa liền hét: Không được. “May không bị ăn đòn”, GS Đào cười, nói.

Là một nhà văn lớn nhưng Nguyễn Tuân không dạy văn cho các con. Các con cũng không phải là những độc giả đầu tiên thưởng thức tác phẩm của ông. Nhà văn thường sáng tác về đêm và viết khá nhanh, không như người ta đọc văn ông mà đoán định về sự cầu kỳ lẫn chậm chạp khi sinh nở tác phẩm. Nhưng Nguyễn Tuân là người cha sẵn sàng lắng nghe các con, khi các con mong muốn cha góp ý về câu chữ.

Nguyễn Xuân Đào là người yêu âm nhạc từ nhỏ (ông có một số lượngca khúc không nhỏ -PV). Hồi đang học lớp 10, nghe tin về cuộc thảm sát Phú Lợi, ở Nam bộ, Nguyễn Xuân Đào viết một ca khúc trong sự xúc động. Nguyễn Tuân không rành nhạc mới như làn điệu cô đầu nên không nhận xét gì về giai điệu chỉ phê phần lời. Nhà văn bảo con dùng từ “ngút trời” không được. Con trai thấy đúng quá liền sửa. “Căm thù ngút trời thì còn ai sống được nữa”, GS Nguyễn Xuân Đào nói nửa đùa, nửa thật.


Trịnh Công Sơn và Nguyễn Xuân Đào (con trai nhà văn Nguyễn Tuân). 
Tư liệu ảnh do GS.TS Nguyễn Xuân Đào cung cấp

Tuy không biết vẽ, nhưng Nguyễn Tuân cảm nhận hội họa cũng tinh như cảm nhận về âm nhạc. Nhận xét của nhà văn thường chuẩn, cho nên được danh họa Bùi Xuân Phái tin tưởng. Mỗi lần vẽ xong tác phẩm, Bùi Xuân Phái thường mang khoe với Nguyễn Tuân. Sau nhiều lần xem tranh Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tuân đưa ra tổng kết sau này người ta vẫn quen dùng nhưng không biết nguồn gốc từ đâu: Phố Phái. Song không phải với ai, nhà văn cũng chơi tận tình và thoải mái như với Bùi Xuân Phái, Văn Cao… Có những người có chức vị cao hẳn hoi, đến thăm ông bằng xe Volga sang trọng khi đó, ngó từ cửa sổ trên tầng ba nhìn xuống, biết là khách không ưa tới thăm, ông lấy tấm bìa cứng, đề “Nguyễn Tuân đi vắng” treo ngay ở cửa phòng đã đóng lại. “Đông bạn nhưng cụ kỹ tính và thấu đáo lắm”, GS Nguyễn Xuân Đào tổng kết.

Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn Việt Nam đầu tiên có tác phẩm được dịch sang tiếng Nga. Hiện nay GS Nguyễn Xuân Đào vẫn giữ cuốn sách “Vang bóng một thời” được in ở Liên Xô: “Nhuận bút của tác phẩm được dịch không nhỏ, hơn 7 ngàn rúp, thời đó đồng rúp có giá ngang đồng đô. Thế mà cụ tiêu sạch cho bạn bè Xô viết, chỉ mang về cái quạt tai voi, mấy thước vải lĩnh, để may quần cho vợ, ít thuốc lá và vài chai rượu. Vợ có trách, ông buông câu: “Của thiên trả địa” thôi mà”.

Tác giả “Người lái đò sông Đà” cũng là một trong những nhà văn được giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu năm 1996. Toàn bộ số tiền thưởng (25 triệu) đã được gia đình nhà văn lập thành quĩ học bổng Nguyễn Tuân, để ươm mầm những tài năng văn học của khoa văn học, Trường ĐH Sư phạm I Hà Nội, những thầy, cô giáo dạy văn tương lai. Đến nay, quĩ vẫn hoạt động tốt.
.
Nguyễn Tuân thích ghế mây, bây giờ bộ ghế mây ông dùng ngày trước vẫn còn. Trong đời sống gia đình, Nguyễn Tuân ít nói, các con chủ yếu thấy ông ngồi đọc. Hai vợ chồng Nguyễn Tuân lấy nhau do sắp đặt nhưng lại cực kỳ hòa hợp: “Bà suốt đời phục vụ ông và con cái. Tuy ít học nhưng am hiểu xã hội tuyệt vời”, GS Nguyễn Xuân Đào nhớ về người mẹ đảm đang, tảo tần.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CUỐI CÙNG, ÔNG NGUYỄN TẤN DŨNG VẪN SẼ ĐI MỸ


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ mãn nhiệm vào tháng Năm tới

Thủ tướng 'đi cùng đoàn lớn'

BBC tiếng Việt
13 tháng 2 2016
 
Trong diễn biến bất ngờ vào phút chót, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng quyết định tới Sunnylands tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Asean vào thứ Hai 15/2 này.

Theo một số nguồn tin, tháp tùng ông thủ tướng sẽ là một đoàn đông đảo bao gồm một số ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, trong có Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Trước đó, khi thông tin đưa ra là ông Nguyễn Tấn Dũng không đi, ông Phạm Bình Minh đã được ủy quyền dẫn đầu đoàn.

Các nguồn chính thống từ Hà Nội chưa đưa bất cứ thông tin gì liên quan tới sự tham gia của Việt Nam tại hội nghị Sunnylands.

Gặp riêng Obama

Theo tin mà BBC có được, ngoài lịch trình họp chung cùng lãnh đạo 9 quốc gia Asean khác trong hai ngày hội nghị 15 và 16/2, ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ có cuộc gặp riêng với Tổng thống Barack Obama.

Hiện chưa rõ tại sao có sự thay đổi kế hoạch của ông thủ tướng.

Tuy nhiên hôm thứ Sáu 12/2 một nguồn tin cho BBC hay rằng đã có sự vận động ngoại giao ráo riết của phía Mỹ để ông Nguyễn Tấn Dũng tham gia.

Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ chủ trì một hội nghị thượng đỉnh với các nước Asean và Washington muốn có sự tham gia của các lãnh đạo cao cấp nhất.

Tuy không phải nguyên thủ, nhưng ông thủ tướng Việt Nam là người điều hành chính phủ Việt Nam trong hai nhiệm kỳ nay và chịu trách nhiệm lớn trong hoạch định chính sách đối ngoại.

Nhà Trắng vài hôm trước thông báo rằng chủ đề tranh chấp ở Biển Đông sẽ được đặt cao trong nghị trình, và vì vậy sự có mặt của ông Nguyễn Tấn Dũng, người trước đây đã có nhiều phát biểu về chủ đề này trên các diễn đàn quốc tế, được cho là rất quan trọng.

Cũng có nhà bình luận cho rằng yếu tố đối nội đóng vai trò đáng kể.

Một tuần nay các diễn đàn sôi nổi đồn đoán về sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Tấn Dũng, nhất là khi ông không xuất hiện trước công chúng trong hai tuần liền, từ 29/1, một ngày sau khi Đại hội XII của Đảng CSVN kết thúc.

Tuy tháng Năm tới ông mới mãn nhiệm, nhưng có đồn đoán rằng ông "buộc phải rời vị trí trước thời hạn".

Chuyến đi của ông tới Sunnylands lần này sẽ xóa bỏ các tin đồn trên.

Đối tác chiến lược

Đảng CSVN luôn luôn cố gắng chứng minh rằng không có "mâu thuẫn và đấu tranh nội bộ" như các "thế lực bên ngoài tìm cách tuyên truyền".

Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands theo các quan sát viên là sự kiện thuộc loại quan trọng nhất trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và khối Asean từ trước tới nay, khẳng định lại lập trường của Mỹ trong quan hệ với các nước Đông Nam Á.

Các nghị sỹ thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hôm 12/2 vừa thông qua nghị quyết hoan nghênh thượng đỉnh Sunnylands.

Thông cáo của các thượng nghị sỹ thuộc lưỡng đảng nói họ ủng hộ nâng tầm quan hệ với Asean lên thành quan hệ đối tác chiến lược.

Văn bản mà BBC có trong tay cũng nhấn mạnh ủng hộ của Hoa Kỳ cho "nỗ lực của Asean nhằm giải quyết tranh chấp biển và lãnh thổ thông qua ngoại giao hợp tác kể cả trọng tài quốc tế, theo luật pháp và thể chế quốc tế".

Phần nhận xét hiển thị trên trang

HOAN NGHÊNH BÍ THƯ, CHỦ TỊCH HÀ NỘI BÌNH DỊ, CẬN DÂN


.
Tễu: Mặc dù có ai đó có ý nghĩ rằng đây chỉ là hình ảnh tượng trưng, biểu hiện tinh thần khuyến nông của tân Bí thư, tân Chủ tịch HN; mặc dù hai ông Hoàng Trung Hải, Nguyễn Đức Chung đều không thể thao tác thành thục việc điều khiển máy cấy, có thể có lúng túng trong điều khiển máy móc; mặc dù hai ông vừa mới nhậm chức, có thể đây là hành động để lấy điểm...Nhưng tôi đánh giá cao Bí thư và Chủ tịch Hà Nội, vì mấy lẽ:

1- Có mỗi việc này thôi, mà các đời Bí thư, Chủ tịch HN từ trước đến nay không ai nghĩ ra, không ai làm nổi. Nhất là ta so sánh với sự "hằm hằm" "trịch thượng" "khinh dân" của các ông tiền nhiệm (Nghị, Thảo) thì hai ông này hơn đứt rồi!

2- Các ông không làm trên thửa ruộng để tế lễ (như Đọi Sơn), không phải để diễn (như Đọi Sơn, với cờ quạt lòe loẹt của văn công nhà nước diêm dúa). Các ông làm trên chính thửa ruộng của dân đang canh tác, thao tác trên chính cái máy của dân đang sử dụng, và khi thao tác thì vất vả đổ mồ hôi thực sự. Quanh các ông là các nông dân thực thụ, họ đang chăm chăm lo lắng cho các thửa ruộng do mấy lãnh đạo về mượn để cày cấy, chứ không phải mấy em áo nâu sồng giả vờ đi gieo hạt. 

Và trên thửa ruộng đó, dù các ông cày cấy thế nào, thì đến mùa thu hoạch vẫn có sản phẩm, chứ không phải chỉ là diễn, rồi ngay sau khi các ông về, nơi đây trở lại với cái sân bóng của đám thanh niên.

3- Các ông chọn làm trên máy chứ không phải trâu cày, bừa, hoặc lội ruộng cắm từng cây mạ là hoàn toàn đáng ca ngợi, vì như vậy, các ông đã động viên đưa máy móc vào sản suất nông nghiệp (tuyên giáo gọi là cơ khí hóa nông nghiệp), khuyến khích cải tiến kỹ thuật, tăng năng xuất lao động, và quan trọng hơn, nếu các ông cũng cắm cúi cấy thì hóa ra các ông là đàn bà à ! hi hi...

4- Ngay ngày đầu năm, tại Thủ đô ngoại thành, mà hai lãnh đạo cao nhất chọn việc nhà nông để xuống đồng khai xuân cho thấy, mặc dù Thủ đô là nơi phải khuyến khích về công nghệ cao vậy mà hai ông vẫn xuống đồng để động viên bà con nông dân, tạo ra hình ảnh bình dị, gần dân, là một việc đáng hoan nghênh. 

Hình ảnh các ông Hoàng Trung Hải, Nguyễn Đức Chung xuống đồng cùng người nông dân ngày mùng 7 - lễ khai hạ xuống đồng là một hình ảnh đẹp của các vị lãnh đạo thành phố Hà Nội, trong đó có 1 ủy viên BCT (xuất thân Bách Khoa), 1 ủy viên Trung ương (xuất thân Công an, Luật). 

Vì 4 lý do đã phân tích trên, Tễu khen các ông trợ lý, giúp việc, tư vấn của hai ông trong việc đề xuất và xếp lịch để hai ông xuống đồng hôm nay!

Tuy nhiên, hành động các ông xuống đồng hôm nay sẽ nhanh chóng qua đi trên mặt báo và chỉ có thể được blog này ca ngợi vài ba hôm. Hai ông là những nhà lãnh đạo, việc tạo nên hình ảnh bình dị, gần dân sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi mà các ông không thể hiện đúng tầm vóc và chức vụ của mình. 

Hy vọng, Tễu blog sẽ được trở lại một lần nữa, những hình ảnh đẹp này, để ca ngợi các ông một lần nữa, ở một tầm cao mới. 

Tễu tin chắc các ông và các trợ lý, giúp việc thừa biết sẽ phải làm những việc gì để hình ảnh các ông hôm nay trên cánh đồng Phú Xuyên trở nên có ý nghĩa!

Dưới đây là bài và ảnh đăng trên VietNamnet:
Bí thư, Chủ tịch Hà Nội xuống đồng đi cấy

Nguyên Trí
VietNamnet
14/02/2016 12:26 GMT+7 


Sáng nay, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã xuống đồng cùng bà con nông dân thôn Phong Triệu, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đi cấy, khai mở vụ xuân.


Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải thăm hỏi bà con nông dân 

về tình hình sản xuất vụ xuân


Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đi cấy cùng bà con nông dân


Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đi cấy cùng bà con nông dân


Bà con nông dân thôn Phong Triệu, xã Nam Triều, rất phấn khởi và tin tưởng 

vụ xuân năm nay sẽ thành công


Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải mong muốn các cấp chính quyền quan tâm hỗ trợ 

người nông dân kỹ thuật để vụ xuân năm nay sẽ bội thu


Bà con nông dân đi cấy bằng máy. Với thiết bị này, một người có thể cấy xong 1 sào ruộng

trong vòng 20-30 phút


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ôi Triêu Tiên! Ôi Trung Quốc! | Góc Nhìn Trung Quốc

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khỉ tài năng!

Chú khỉ "láu lỉnh" bán hàng trăm vé số mỗi ngày ở Cần Thơ

Dân trí Những ngày qua, hình ảnh người phụ nữ trung niên, cùng con khỉ nhỏ dạo quanh các con phố ở Cần Thơ bán vé số đã gây nhiều sự tò mò với người chứng kiến. Điều đặc biệt, con khỉ đã bán được rất nhiều vé số cho chủ nó.

Khỉ đem vé số mời khách
Khỉ đem vé số mời khách
Con khỉ được chủ nó mặc đồ trông rất sặc sỡ. Tay chú khỉ cầm một sấp vé số đã cột chặt bằng dây chun đi vào các quán cà phê để mời chào khách. Khi đến gần khách, chú khỉ đưa tập vé số ra mời. Khách mua xong, khỉ lấy tiền đem lại đưa chủ rồi cầm tiền thối trả lại và bắt tay chào khách. Có những khách khỉ không bắt tay thì lại cúi đầu chào để cảm ơn. Cách bán vé số này đã giúp cho chủ của con khỉ bán mỗi ngày vài trăm tờ vé số dễ dàng.
Khỉ bán vé số
Bà Nguyễn Thị Lý, chủ của con khỉ dễ thương cho biết, “tôi đã nuôi nó hơn 10 năm nay, khỉ nghe lời tôi răm rắp như vậy là cả một quá trình “dạy dỗ” nó rất công phu. Người huấn luyện phải hiểu về loài khỉ, yêu thương nó nhưng cũng có những lúc nghiêm khắc và biết cách đề phòng khỉ tấn công vì bản năng hoang dã”- bà Lý nói.
Bà Lý cũng cho biết, con khỉ của bà Ba Lý rất dễ ăn. Món ăn chính mà nó yêu thích là các loại trái cây. “Thức ăn của nó là do nó lao động kiếm được. Tui thương con khỉ này như con mình vậy. Mấy năm gần đây, tui đi đâu thì nó đi đó hà”, bà Ba Lý kể.
Khỉ đang bán vé số cho khách
Khỉ đang bán vé số cho khách
Sau khi bán được vé số khỉ bắt tay chào khách
Sau khi bán được vé số khỉ bắt tay chào khách
Anh Trần Quốc Trung, một “khách hàng” của khỉ cho biết, anh không có ý định mua vé số, nhưng trông con khỉ nhỏ dễ thương, lễ phép gây sự tò mò nên anh mua ủng hộ cho khỉ và chủ nó vài tờ để động viên.
Theo quan sát của PV, có nhiều vị khách cầm xấp vé số nhưng không mua mà chỉ móc túi cho khỉ 10.000 đồng và trả lại xấp vé số nhưng khỉ cứ lắc đầu, trả lại tiền. Có người thấy khỉ dễ thương nên cho kẹo nhưng nó đều lắc đầu không nhận vì chủ nó chưa cho phép.
Phạm Tâm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện chỉ có duy nhất nước Việt Nam ta!

Hàng chục trai tráng mướt mồ hôi khiêng bánh chưng lên núi dâng thân mẫu Bác Hồ


Dân trí Với mỗi chiếc bánh có trọng lượng 3,5 tạ cùng với khung sắt nặng tầm 2 tạ, Ban tổ chức phải huy động hơn 20 thanh niên trai tráng mới có thể vượt quãng đường với hơn 200 bậc thang để lên đỉnh núi, cung tiến bà Hoàng Thị Loan nhân dịp đầu xuân năm mới.

Dâng cặp bánh chưng nặng 7 tạ tri ân thân mẫu Bác Hồ
Sáng ngày 13/2, tức ngày Mồng 6 Tết Nguyên đán Bính Thân, Hiệp hội Du lịch Nghệ An, Sở VH-TT-DL tỉnh Nghệ An, Công ty CP Sài Gòn Kim Liên và các đơn vị phối hợp tổ chức lễ dâng bánh chưng tri ân bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cặp bánh chưng nặng 7 tạ được dâng lên mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh vào sáng ngày 13/2, tức ngày Mùng 6 Tết Nguyên đán Bính Thân.
Cặp bánh chưng nặng 7 tạ được dâng lên mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh vào sáng ngày 13/2, tức ngày Mùng 6 Tết Nguyên đán Bính Thân.
Đây là năm thứ 4 lễ dâng bánh chưng tri ân bà Hoàng Thị Loan được tổ chức nhằm bày tỏ sự kính trọng, biết ơn đối với thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Mỗi chiếc bánh chưng có trọng lượng 350kg bao gồm nếp, đậu, thịt… Để hoàn thành chiếc bánh này, ban tổ chức đã huy động 30 đầu bếp lành nghề, sử dụng hàng trăm chiếc lá dong kết thành tấm lớn và nấu trong chiếc nồi chuyên dụng liên tục trong 2 ngày. Chiếc bánh có kích thước 1m x 1m x 40cm.
Sau khi làm lễ, chiếc bánh chưng được khiêng lên 2 chiếc xe tải cỡ nhỏ vượt chặng đường hơn 10km đến chân núi Động Tranh (xã Nam Giang, Nam Đàn, Nghệ An) – nơi đặt mộ thờ bà Hoàng Thị Loan.
Từ chân núi lên khu mộ dài khoảng 1km được xây bằng đá với hơn 200 bậc thang dốc đứng. Để đưa bánh lên đỉnh núi, ban tổ chức phải huy động 40 thanh niên trai tráng chia làm 2 tổ, sử dụng chiếc đòn khiêng được ghép từ 2 thân tre đực già. Cùng với chiếc khung sắt bảo vệ thì mỗi chiếc bánh chưng có trọng lượng hơn 5 tạ, bởi vậy tổ khiêng bánh chỉ có thể đi từng chặng ngắn trong địa hình đồi núi dốc.
Chiếc bánh chưng có kích thươc 1m x 1m x 40cm, gói bằng hàng trăm chiếc lá dong kết lại và nấu liên tục trong 2 ngày đêm.
Chiếc bánh chưng có kích thươc 1m x 1m x 40cm, gói bằng hàng trăm chiếc lá dong kết lại và nấu liên tục trong 2 ngày đêm.
Sau hơn 30 phút, 2 chiếc bánh chưng mới được đưa đến khu vực sân chính điện để chuẩn bị cho lễ dâng. Từ sân chính điện đến khu mộ bà Hoàng Thị Loan là những bậc đá dốc đứng. Với địa hình này, ban tổ chức chỉ có thể đưa lần lượt từng chiếc bánh lên với sự hợp sức của 30 trai tráng cùng sự hỗ trợ của người dân địa phương.
Anh Dũng – một người trong tổ khiêng bánh cho biết: “Cái khó nhất là khi lên dốc, toàn bộ trọng lực bị dồn ra sau. Khiêng bánh lên núi đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên. Mệt nhưng mà vui vì thể hiện được lòng thành của con cháu đối với thân mẫu Bác Hồ”.
Sau khi hoàn thành nghi lễ dâng hoa, dâng hương, dâng bánh, Ban tổ chức đã thụ lễ phát lộc bánh cho bà con nhân dân địa phương và khách thập phương về dự lễ. Ban tổ chức kỳ vọng đây sẽ là một hoạt động tâm linh thường niên, một sản phẩm du lịch của Nghệ An trong những năm tiếp theo.
Một số hình ảnh tại lễ dâng bánh chưng tri ân bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Rất đông người dân hành hương về khu mộ bà Hoàng Thị Loan nhân sự kiện này.
Rất đông người dân hành hương về khu mộ bà Hoàng Thị Loan nhân sự kiện này.
 
Đưa chiếc bánh nặng 3,5 tạ lên đỉnh núi là một thử thách lớn đối ban tổ chức.
Đưa chiếc bánh nặng 3,5 tạ lên đỉnh núi là một thử thách lớn đối ban tổ chức.
 
20 trai tráng được huy động để khiêng 1 chiếc bánh lên khu mộ bà Hoàng Thị Loan ở trên núi Động Tranh.
20 trai tráng được huy động để khiêng 1 chiếc bánh lên khu mộ bà Hoàng Thị Loan ở trên núi Động Tranh.
 
Những người khiêng bánh phải vượt qua hơn 200 bậc thang đá dốc.
Những người khiêng bánh phải vượt qua hơn 200 bậc thang đá dốc.
 
 
Nhiều người dân cũng nhiệt tình vào hỗ trợ đưa bánh lên núi.
Nhiều người dân cũng nhiệt tình vào hỗ trợ đưa bánh lên núi.
 
Địa hình đồi núi dốc nên chỉ có thể khiêng bánh từng đoạn. Các thợ khiêng bánh nghỉ ngơi, tiếp nước trước khi tiếp tục chặng đường vượt dốc.
Địa hình đồi núi dốc nên chỉ có thể khiêng bánh từng đoạn. Các thợ khiêng bánh nghỉ ngơi, tiếp nước trước khi tiếp tục chặng đường vượt dốc.
 
Những chặng cuối thực sự là chặng đường vất vả của những người khiêng bánh.
Những chặng cuối thực sự là chặng đường vất vả của những người khiêng bánh.
 
Từ sân điện thờ lên khu mộ phải huy động hơn 30 thanh niên mới có thể đưa bánh lên.
Từ sân điện thờ lên khu mộ phải huy động hơn 30 thanh niên mới có thể đưa bánh lên.
 
Cố sức cho chặng cuối...
Cố sức cho chặng cuối...
 
Các chư tôn đức tăng sái tịnh vào bánh chưng để chứng lòng thành, cầu mong quốc thái dân an...
Các chư tôn đức tăng sái tịnh vào bánh chưng để chứng lòng thành, cầu mong quốc thái dân an...
 
Ông Lê Minh Thông - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cắt bánh...
Ông Lê Minh Thông - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cắt bánh...
 
Bánh chưng được chia cho người dân để lấy lộc đầu năm mới.
Bánh chưng được chia cho người dân để lấy lộc đầu năm mới.
Hoàng Lam

http://dantri.com.vn/xa-hoi/hang-chuc-trai-trang-muot-mo-hoi-khieng-banh-chung-len-nui-dang-than-mau-bac-ho-20160213181116125.htm
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trân trọng kính mời các cựu chiến binh, thương binh, gia đình thân nhân liệt sĩ, họ hàng người thân của những dân thường đã hi sinh cùng anh chị em cô bác quan tâm tới tình hình đất nước tới dự lễ tưởng niệm ..

THÔNG BÁO VỀ LỄ TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 2/1979


THÔNG BÁO LỄ TƯỞNG NIỆM CÁC LIỆT SĨ VÀ DÂN THƯỜNG 
HY SINH TRONG TRẬN ĐÁNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NĂM 1979.

Tại Sài Gòn:
Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng xin trân trọng thông báo và mời các công dân Việt Nam tham dự lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh và người dân bị giết trong trận chiến biến giới phìa bắc năm 1979 giao chiến với quân Trung Quốc xâm lược.


Địa Điểm : Tượng đài Trần Hưng Đạo - Bến Bạch Đằng - Sài Gòn.
Thời gian : 9 giờ sáng ngày 17 - 2- 2016 ( Thứ tư)

TRÂN TRỌNG KÍNH MỜI BÀ CON THAM DỰ.

Thay mặt ban chủ nhiệm Ký tên
Huỳnh Kim Báu 
Tại Hà Nội
 
No-U FC Thông báo
Về lễ thắp hương tưởng niệm Chiến tranh Biên giới 17/2/1979

Kính thưa anh chị em cô bác!

Vào ngày 17/02/1979, quân đội Trung Cộng đã đồng loạt nổ súng xâm lược trên toàn tuyến biên giới nước ta, với lí do dạy cho Việt Nam một bài học nhưng thực chất là âm mưu đưa Việt Nam vào cảnh nô lệ, phụ thuộc.

Để tưởng nhớ và biết ơn những chiến sĩ và nhân dân đã hi sinh, anh em No-U chúng tôi sẽ tổ chức lễ thắp hương tưởng niệm 37 năm Chiến tranh biên giới, tại Hà Nội.

Trân trọng kính mời các cựu chiến binh, thương binh, gia đình thân nhân liệt sĩ, họ hàng người thân của những dân thường đã hi sinh cùng anh chị em cô bác quan tâm tới tình hình đất nước tới dự lễ tưởng niệm cùng chúng tôi.

Thời gian: 8h30 ngày 17/02/2016
Địa điểm: Tượng đài Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm - Hà Nội.

Đề nghị chính quyền Hà Nội bảo đảm an ninh trật tự và ngăn cản bọn DLV đến quấy rối, phá hoại buổi lễ này. Những kẻ tiếp tay, phá rối lễ tưởng niệm là đi ngược lại truyền thống yêu nước nhớ nguồn, là xúc phạm vong linh tiên tổ, là xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tự do thờ phụng của người dân Việt Nam - nhất định sẽ bị quả báo!

Anh em No-U Hà Nội kính báo!

Phần nhận xét hiển thị trên trang