PHỤ CHƯƠNG
Nguyễn Vũ Tuấn Anh
1. VIỆT DỊCH TRÊN BÃI ĐÁ CỔ SAPA
Trong phần II. I của tiểu luận này, người viết đã hân hạnh trình bày với bạn đọc về thực tại ở trạng thái khởi nguyên vũ trụ , là đối tượng được mô tả từ nội dung minh triết qua những di sản văn hóa phi vật thể truyền thống Việt, trong nội dung học thuyết Âm Dương Ngũ hành, hoàn toàn khác hẳn cách giải thích của những nhà nghiên cứu Hán Nho, từ hàng ngàn năm nay.
Nhưng không chỉ có vậy, một di sản khác thuộc về nền văn hiến Việt, cũng mang một nội dung mô tả lịch sử khởi nguyên và quá trình phát triển của vũ trụ liên quan và hoàn toàn trùng khớp đến nội dung của thuyết Âm Dương Ngũ hành và hệ thống ký hiệu bát quái, mà chúng tôi mô tả giai đoạn khởi nguyên, ở phần trên.
Đấy chính là những hình khắc trên những phiến đá ở bãi đá cổ Sapa. Có thể nói rằng: bãi đá cổ Sapa là một kỳ quan về sự bí ẩn trong những hình khắc và gây nhiều tranh cãi của những nhà nghiên cứu.
Một trong những hình khắc trên bãi đá cổ Sapa đã thể hiện điều này. Bạn đọc xem hình dưới đây:
Hình trên được chép lại từ bản dập của các nhà nghiên cứu người Pháp từ thập niên 20 của thế kỷ trước. Và là một hình tượng được chạm khắc trên khoảng 200 phiến đá ở nơi đây. Những con số trên hình vẽ do người viết thực hiện, để bạn đọc tiện theo dõi sự mô tả nội dung của người viết.
Có thể đã có nhiều người giải thích sự bí ẩn của hình chạm khắc này. Nhưng người đầu tiên mà người viết được biết, đã giải mã hình tượng này là nhà nghiên cứu Phạm Ngọc Liễn. Ông mô tả đã mô tả nội dung hình trên như sau:
Quote
“ Nổi bật trên búc chạm đá là hình mặt trời 1 (Số 6 trên hình – số 1 trong nguyên văn của tác giả; số 6 là của tôi hiệu chỉnh vì một sự lý giải khác. Trong đoạn trích dẫn này; số của tác giả ghi nguyên văn; số của người viết trên hình trong ngoặc kế bên); 2 Trái đất (3) bố cục ở hai phía Đông Tây; nhưng hơi chếch nhau, phải chăng là sự diễn tả cao thấp khác nhau của các hành tinh này theo sự nhận biết của con ngườI lúc đó. Bao quanh trời đất là hai dải các hình song song không khép kín; bên trái gồm ba giảI song song không đều nhau; chạy dài liên tục bắt đầu từ Tây Bắc chạy xuống sát gần Trái Đất rồI hơi uốn lượn về phía Đông Nam 9 (2). Bên phải cũng là ba giải song song 10, bắt đầu từ giữa hình khắc; rồI uốn vòng lên theo xích đạo Trái Đất; uốn vòng lên theo hướng Đông Bắc; bao lấy mặt trời ở phía Đông. Nửa trên của các dải này chỉ còn hai dải song song kéo dài liên tục lên Đông Bắc kết thúc ở điểm cao ngang vớI mặt trời và ba dải ở phía Tây Bắc. Dải thứ 3 ở ngoài cùng bên Đông chỉ có một đoạn vòng cung đến ngang tầm điểm cực Bắc của Trái Đất thì kết thức. Dải này có 3 đoạn dài ngắn ko đồng đều; đoạn ngắn nhất ở khoảng giữa có hai vạch đứt ở hai đầu.
Sách Dịch cổ cho ba dải số 9 (2) là Nội Quái tượng trưng cho các lớp vỏ trái Đất; còn ba dải số 10 là Ngoại Quái tượng trưng cho các giải sông Ngân hà.. Nhà nghiên cứu Dịch học Hống Quang cho đây là Lục Quyển bao gồm: Vũ Quyển nói về thờI kỳ hỗn mang chưa có hình dáng cụ thể ban đầu; Khí Quyển; Tầm Quyển; Sinh Quyển;Trí Quyển; Linh Quyển thuộc về giai đoạn vũ trụ đã định hình từ trạng thái hỗn mang Vô Cực đã thành Thái Cực….
[…lược một đoạn nói về lịch sử thiên văn học Tây Phương…]
Nhận thức của nhân loại đến thời Trung Cổ; mớI cách chúng ta khoảng 400 trăm năm mà còn tranh cãi quyết liệt nhức nhối như vậy (Các vấn đề liên quan đến tri thức Thiên văn phương Tây vào thời cổ và Trung cổ. Người viết). Thế mà từ 3000 – 4000 năm trước CN tổ tiên ta đã chạm khắc “mô hình vũ trụ” vào đá cổ Sapa; khẳng định cả Mặt trời và trái Đất đều là khối cầu tròn và đang quay. Chiều quay của Trái Đất từ Tây sang Đông ngược chiều kim đồng hồ; đúng như chiều quay của các hình đúc trên mặt trống đồng cổ kính của dân tộc. Sự chuyển động được biểu hiện bằng hình xoáy ốc từ tâm ra ngoài thật độc đáo. Đó là biểu trưng sức mạnh nội tâm của tinh cấu; không có sự can thiệp từ bên ngoài.
Ở vòng xoáy ốc ngoài cùng nẩy lên một nhánh cây; phải chăng đây là biểu hiện của sụ sống; của Sinh Quyển. Nhánh cây này có hai chòm lá ngả về phía Đông là phía mùa xuân. Như vậy quá đúng với triết lý Âm Dương Ngũ hành của các vị kỳ lão hiền triết Phục Hy; Thần Nông thời thượng cổ. Vòng xoay của mặt trờI cũng do nội lực xoáy ốc từ trong ra ngoài; ngược hướng với chiều quay của trái Đất từ Đông sang tây. Một chi tiết cần được chú ý là tổ tiên ta mô tả Mặt Tròi và Trái Đất đường kính gần ngang nhau; như một “cặp sao đôi”. Đây là ngẫu nhiên hay có chủ định từ trước? Từ nguồn trí thức linh giác nào mà ông cha ta khắc như vậy? Điều này rất đáng được suy nghĩ.
Bên cạnh trái Đất tròn còn có một hình vuông nhỏ 3 (4). Đây không lặp lại sai lầm của Hoa tộc thờI cổ là “trời tròn đất vuông” (Một số ngườI tới nay còn giải thích chuyện “bánh chưng bánh dày” theo hướng này là không đúng). Ở đây hình vuông đặt cạnh Đất tròn thì làm sao nói chệch đi là trời tròn cho được? PhảI thấy ở đây người nghệ nhân vô danh đã nắm kinh Dịch rất vững và đã chuyển hình chạm khắc sang một đề tài mớI: “Mẹ tròn con vuông”. Theo luận thuyết Âm Dương đất thuộc về Âm; về người mẹ; còn trời thuộc về Dương; thuộc về người cha. Thành ngữ tiếng Việt nói cha Trời ; mẹ Đất chính là vì vậy. Trong hình khắc mảnh vuông nhỏ đặt cạnh mẹ Đất phải hiểu là “Mẹ tròn con vuông”; một thành ngữ nói lên sụ mong mỏi; coi như lờI chúc tụng đối với các bà mẹ bước vào kỳ sinh nở phải được “vuông tròn” nghĩa là thuận lợI; không gặp rủI ro trắc trở khi vượt cạn một mình. Ý nghĩa nhân văn ở đây quá rõ; nó hoàn toàn khác vớI quan điểm tĩnh tại “Trời tròn đất vuông” của ngườI Trung Hoa cổ đại.
[..lược một đoạn…]
Trở lại với “Mô hình vũ trụ” (Hình đã dẫn – Người viết); cả mảng giữa của hình khắc dành cho con người. Tư tưởng chủ đạo ở đây là sự thể hiện rất rõ “luận điểm tam tài” của kinh Dịch.
Ở đây dưới ký hiệu quẻ Càn 7 (8) gồm ba vạch liền xếp chồng chéo lên nhau đặt hơi chếch về hướng Tây Nam – Đông Bắc là hai hình ngườI một nữ một nam được thể hiện bằng hình song song mang tính ước lệ nhiều hơn tả thực. Người nữ 4 (7) đứng hai chân giang rộng phía trên giải ngoại quái; bộ phận sinh dục khuyếch đại rất rõ. Tư thế chếch theo hướng Đông Bắc – Đông Nam; đầu nhô gần sát vạch giữa quẻ Càn. Tay phải cầm một khí cụ dài giơ thẳng chếch ở khoảng trống giữa Mặt trời và ký hiệu quẻ Càn. Người Nam 5 (1) đứng ở tư thế khom lưng trên giải Nội quái; song từ phần ngang hông trở xuống ko được thể hiện. Bộ phận sinh dục ở đây cũng phóng to hơn bình thường. Phía trên đầu ngườI nam là ký hiêu quẻ Sơn Địa Bác 8 (9) gồm quẻ Chấn chồng lên quẻ Khôn; đặt xoay dọc giữa quẻ Ngoại quái và hình vuông nhỏ. Ký hiệu cuối cùng đặt ở dưới vòng cung ngoại quái; phía bên hông gần đoạn ngắn ở giữa nối với hai đoạn dài hai bên là ký hiệu phồn thực 6.
Qua đoạn trích dẫn ở trên, người viết trân trọng giới thiệu với bạn đọc về sự giải mã hình vẽ trên bãi đá cổ Sapa của nhà nghiên cứu Phạm Ngọc Liễn. Có thể có nhiều nhà nghiên cứu đã giải mã hình tượng này, vốn đã có từ khi bãi đá cổ được phát hiện (khoảng năm 1924 – 1926, do các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử người Pháp). Nhưng cho đến mãi gần đây mới có những ý kiến liên hệ những hình vẽ này với một học thuật cổ Đông phương là kinh Dịch qua đoạn trích dẫn của nhà nghiên cứu Phạm Ngọc Liễn , đã trình bày ở trên.
Nhưng với cách nhìn của người viết thì hình vẽ này mô tả một nội dung khác hẳn sự kiến giải của nhà nghiên cứu Phạm Ngọc Liễn.
Với những ký hiệu bằng số ở hình vẽ trên, người viết lần lượt giải mã theo thứ tự dưới đây:
1) Người đàn ông biểu tượng của tính thuần Dương ở giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ, theo nguyên lý “Dương trước, Âm sau”: “Thái cực” trở thành Dương trong cặp phạm trù Âm Dương, khi xuất hiện sự phân biệt với chính nó là “lưỡng nghi”. Đã trình bày ở trên.
2) Trong kinh Dịch quái Càn (
) thuộc Dương, ba vạch dài biểu tượng tính thuần Dương không có giới hạn. Đây chính là sự mô tả tính vô lượng, vô biên, không không gian, không thời gian, không lượng số của Thái Cực.
3) Tính “động” xuất hiện (“Lưỡng nghi”) tạo vòng xoáy ngược chiều kim đồng hồ. Đây cũng là chiều vận động của các Thiên hà hiện nay, trong đó bao gồm cả các sao và hành tinh. Đồng thời cũng là chiều quay của chính Thái Dương hệ và trái Đất. Đây cũng là hình tượng mô tả trạng thái “Thái cực sinh lưỡng nghi”. Đây cũng là biểu tượng của chữ “Vạn” ngược và cũng chính là sự mô tả đồ hình Âm Dương Lạc Việt.
4) Hình vuông bên cạnh vòng xoáy xác định: khi tính động xuất hiện (“lưỡng nghi”), tức là sinh Âm (Động thuộc Âm, theo minh triết Việt“Dương tịnh, Âm động”) và nằm trong phạm trù Âm Dương , đối đãi với trạng thái tĩnh khởi nguyên, “Dương trước, Âm sau” (“Mẹ tròn, con vuông”).
5) Khi Âm xuất hiện thì sự vận động, tương tác tạo nên sự phát triển tiến hoá trong vũ trụ bắt đầu. Điều này được hình tượng bằng một cái cây tiếp nối từ sự vận động của vòng xoáy.
6) Sự xuất hiện của “Lưỡng nghi” thì vũ trụ bắt đầu phát triển do tính tương tác. Điều này người viết đã mô tả ở phần trên qua nội dung minh triết từ những di sản văn hiến Việt. Vòng xoáy thuận chiều kim đồng hồ là biểu tượng cho thấy sự tương tác của vũ trụ theo chiều ngược với chiều vận động của các thiên thể. Đây cũng chính là chiều vận động của Hà đồ.
Chữ Vạn có chiều thuận chính là biểu tượng của chiều tương tác vũ trụ. Xin các bạn lưu ý là: Qua các di vật khảo cổ có niên đại xấp xỉ 10.000 năm cho thấy chữ “Vạn” đã tồn tại rất lâu trong văn minh nhân loại.
7) “Dương tiêu, Âm trưởng”, đây là nguyên lý của Dịch, được biểu tượng bằng người đàn bà.
8) Khi Âm cực thịnh, “Âm tiêu, Dương trưởng”, đây là nguyên lý của Dịch, được biểu tượng bằng quái Càn trên đầu người đàn bà.
9) Hình số 9 trong bức tranh khắc đá trên, so sánh với những ký hiệu dịch sẽ có hình tương tự như sau:
Ký hiệu quẻ Dịch trên bãi đá cổ Hình mô tả
Theo nhà nghiên cứu Phạm Ngọc Liễn là quẻ Sơn Địa Bác, nếu lật theo chiều thuận kim đồng hồ:
Nhưng theo người viết thì đây là quẻ Địa Lôi Phục, nếu lật 90 độ theo chiều ngược kim đồng hồ là chiều vận động của các thiên thể trong vũ trụ. Theo kinh Dịch thì ý nghĩa của quẻ này là “sự trở lại”.Như vậy với hình tượng của quẻ Địa Lôi Phục cho thấy vũ trụ vận động tới cực điểm: “Âm cực thịnh, nhất Dương sinh” , sẽ là sự quay trở về trạng thái ban đầu.
Hay nói một cách khác:
Toàn bộ bức tranh này nói về nguyên lý của sự vận động vĩ mô từ khời nguyên cho đến kết thúc và có tính chu kỳ của toàn thể vũ trụ.
Trong hình vẽ trên, sự trùng khớp trong cách lý giải nội dung của thuyết Âm Dương Ngũ hành và nội hàm của hệ thống ký hiệu “bát quái”, được mô tả qua những di sản văn hóa truyền thống Việt trong tiểu luận này: từ sự khởi nguyên và chu kỳ vận động cuả vũ trụ trên bãi đá cổ Sa pa với nội dung những hình tượng chạm khắc thể hiện trên bãi đá cổ Sa pa, đã chứng tỏ sự hợp lý bao trùm trên những sự kiện và vấn đề liên quan.
Hay nói một cách khác: Sự trùng khớp hợp lý giữa những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong nền văn hiến Việt, hệ quả của những giá trị nhận thức thuộc tư duy trừu tượng, thể hiện dưới những hình thức khác nhau, không thể coi là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Vì chúng đều là hệ quả của tư duy trừu tượng phản ánh sự nhận thức vũ trụ và cuộc sống. Đó chính là những nhân chứng, vật chứng bổ sung cho nhau và là chứng nhân của nhau, trong vấn đề minh chứng cho những giá trị đich thực của nền văn minh Đông phương thuộc về văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử.
Với những ký hiệu quẻ trùng khớp với ý nghĩa của bức chạm trên bãi đá cổ Sapa, đã chứng tỏ: hệ thống bát quái trong Dịch học, một hệ thống ký hiệu siêu công thức tích hợp hữu cơ của thuyết Âm Dương ngũ hành thuộc về nền văn hiến Việt. Điều này cũng chứng tỏ rằng tên gọi đích thực của cuốn kinh Dịch, có nội dung từ “Lạc thư” phối với “Hậu thiên Văn vương”, nên còn gọi là “Chu Dịch”; mà phải gọi đúng tên của nó là: “Lạc thư chu dịch”. Tức là sách của người Lạc Việt nói về sự vận động tuần hoàn của vũ trụ.
Chúng tôi không bao giờ coi sự giải mã là bằng chứng cho một luận cứ nhân danh khoa học. Nhưng sự hợp lý bao trùm lên mọi lĩnh vực chính là sự phù hợp với tiêu chí khoa học làm chuẩn mực cho một giả thuyết nhân danh khoa học trong việc phản ánh một chân lý.
II. CÔNG ÁN NỔI TIẾNG TRONG PHẬT GIÁO VÀ “THÁI CỰC SINH LƯỠNG NGHI”.
“Thái cực sinh lưỡng nghi….” được giải thích từ những di sản văn hiến Việt, không chỉ dừng lại ở sự mô tả trạng thái khởi nguyên của vũ trụ, nhằm chứng minh và so sánh với tiêu chí khoa học về một lý thuyết phải mô tả và giải thích những thực tại liên quan tới nội dung của nó. Mà nó còn giải thích một công án nổi tiếng của Phật giáo. Công án này có nội dung như sau: “Thế nào là tiếng vỗ tay của một bàn tay?”.
Đây là một công án nổi tiếng lưu truyền qua nhiều thế hệ, được nhắc tới cả trong điện ảnh (Phim “Con voi trắng”) và cả sách của ông Thích Nhất Hạnh trước 1975. Nhưng vẫn chưa có một giải thích thấu đáo. Nhưng chính sự mô tả về “Thái Cực”, nhân danh nền văn hiến Việt, đã cho thấy chính“Thái cực”với nội hàm mô tả tính tuyệt đối của trạng thái khởi nguyên vũ trụ, là “một bàn tay”, là “Tính thấy”, là“căn bản sinh tử từ vô thủy”, ra ngoài nghĩa “phải và không phải”. Do đó, “Thái cực sinh lưỡng nghi”chính là “tiếng vỗ tay của một bàn tay”. Hiểu được công án này, chính là hiểu được “Tính thấy” và là điều kiện để hòa nhập “thức tính nguyên minh” có trong mỗi con người, điều kiện để đạt đến sự giải thoát tuyệt đối theo quan niệm Phật giáo.
Công án này cho đến ngày nay chưa có một đáp án rốt ráo. Chính vì trạng thái khởi nguyên của vũ trụ cũng chưa được giải quyết một cách rốt ráo, cho đến nay vẫn còn trong sự tìm hiểu của chính tri thức khoa học hiện đại và của cả một thời gian Hán hóa trải hàng thiên niên kỷ trong văn minh Đông phương, ngoại trừ văn hiến Việt.
Sự tích hợp nguyên nghĩa tiếng Việt của từ “Thái cực” với những khái niệm tương đồng trong Đạo giáo, Phật giáo, đã mô tả trạng thái khởi nguyên vũ trụ và nó đã giải thích một cách hợp lý ngay chính công án nổi tiếng của Phật giáo. Điều này chứng tỏ tính phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học, mà chúng tôi đã trình bày ở phần trên.
Một lý thuyết thống nhất phải mô tả được những vấn đề tôn giáo và tâm linh.
Đây là một tiêu chí hoàn toàn chính xác, ngoài những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất, mà nhà vật lý lý thuyết SW Hawking mô tả trong cuốn“Lược sử thời gian” của ông.
Sự tích hợp trạng thái khởi nguyên vũ trụ “Thái cực” với sự khởi nguyên của hai tôn giáo lớn nhất thuộc văn minh Đông phương cổ đại là Đạo giáo và Phật giáo, đã chứng tỏ sự phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết thống nhất của thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến Việt.