Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Đổ dầu vào lửa: Trung Quốc trụ được bao lâu?



 Trung Quốc đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất ngay trong những ngày đầu năm mới 2016. Những nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh dường như không thể xoay chuyển được tình hình xấu, vốn đã được dự báo từ trước.
Một ngay hai cú sốc
Chưa lắng dịu sau cú sốc sập sàn đầu năm mới, thị trường tài chính Trung Quốc lại rúng động. Lần này là 2 cú sốc trong một ngày: nhân dân tệ (NDT) giảm giá và thị trường chứng khoán (TTCK) sập sàn lần thứ 2.
Tuyên bố giảm giá tỷ giá tham chiếu đồng NDT so với USD 0,51% xuống 6,5646 NDT đổi được 1 USD ngay buổi sáng 7/1 của NHTW Trung Quốc như một thùng dầu đổ dồn vào đám cháy của những nỗi lo sợ đang bùng phát trong giới đầu tư TQ. Đây là mức giảm giá NDT mạnh nhất kể từ cú sốc phá giá đồng nội tệ của TQ hồi tháng 8/2015 và kéo đồng tiền này xuống mức thấp nhất kể từ đầu 2011.
Trái với nỗ lực giải cứu TTCK vừa được tung ra trong vài ngày qua, Trung Quốc dường như đang có những tính toán khác.
Trung Quốc, đầu tư, chứng khoán, cổ phiếu, Bắc-Kinh, Tập-Cận-Bình, Trung-Quốc, Biển-Đông, chứng-khoán, Shanghai-Composite-Index, Hang-Seng, Nikkei, châu-Âu, Mỹ, ASEAN, Obama, EU, xuất-khẩu, đầu-tư, tỷ-giá, USD, VND, Won, Yen, nợ-nước-ngoài, ngoại-tệ, chín
Đồng NDT tiếp tục giảm giá mạnh.
Trong phiên giao dịch sáng 7/1, cơ chế tự ngắt mạnh tự động được đưa ra cuối 2015 lại tiếp tục “phát huy” tác dụng. TTCK tập trung đóng cửa chỉ sau chưa tới 30 phút giao dịch do giá cổ phiếu giảm trên 7%. Trước đó, cũng trong tuần đầu tiên 2016, ngày 4/1, chứng khoán Trung Quốc đã ngừng giao dịch cũng vì lý do tương tự.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, động thái phá giá NDT chính là điều mà thế giới lo ngại. Áp lực tạo ra là quá lớn, thêm vào đó, TTCK nước này vẫn được cho là đang ở trong tình trạng bong bóng.
Do vậy, một cú giảm sốc và hậu quả là cú sập sàn lần 2 là khó tránh khỏi.
Ông Lê Quang Trí - Giám đốc khối kinh doanh Chứng khoán Trí Việt (TVB) cho rằng, TTCK Trung Quốc vẫn trong tình trạng định giá quá cao. Năm 2015 chứng khoán TQ đã điều chỉnh giảm mạnh nhưng thực tế vẫn tăng 10% so với cuối 2014. Nền kinh tế và TTCK không song hành cùng nhau… tất yếu dẫn đến những hệ lụy không kiểm soát được.
Cú giảm tỷ giá NDT đúng vào lúc TTCK giảm giá cho thấy, các nhà quản lý TQ đã nhận thấy những trục trặc của nền kinh tế và những diễn biến bất thường trên thị trường vốn của nước này.
Theo ông Trí, giảm giá đồng NDT nhằm mục đích kích thích kinh tế. Và thực tế đang diễn ra ở TQ cho thấy, TTCK dường như đã vận hành có gì đó không gắn liền với nền kinh tế trong một thời gian dài.
Trung Quốc, đầu tư, chứng khoán, cổ phiếu, Bắc-Kinh, Tập-Cận-Bình, Trung-Quốc, Biển-Đông, chứng-khoán, Shanghai-Composite-Index, Hang-Seng, Nikkei, châu-Âu, Mỹ, ASEAN, Obama, EU, xuất-khẩu, đầu-tư, tỷ-giá, USD, VND, Won, Yen, nợ-nước-ngoài, ngoại-tệ, chín
TTCK ngừng giao dịch phiên thứ 2 trong tuần đầu năm 2016.
Lo gì cú sốc chứng khoán
Chuyên gia trên CNBC cho rằng, cơ chế tự ngắt mạnh tự động trên TTCK khá lạ lùng và không cần thiết. Cơ chế này trùng lắp với quy định về biên độ sẵn có. Áp lực bán sẽ càng lớn lên khi thị trường bị đóng cửa.
Tuy nhiên, chứng khoán giảm không hẳn là điều mà giới đầu tư lo ngại. Ông Lê Quang Trí cho rằng, TTCK phản ánh sức khỏe của nền kinh tế. TTCK vận hành theo những lý lẽ riêng của nó và mọi sự can thiệp hay tác động chỉ mang tính chất tương đối.
Điều mà nhiều chuyên gia lo ngại chính là diễn biến của đồng NDT. Hàng loạt các biện pháp bảo vệ đồng NDT trong gần 5 tháng qua (sau cú phá giá NDT tháng 8/2015) đã không thể ngăn đà giảm giá của đồng tiền này.
Dự trữ ngoại hối của TQ sụt giảm, các chỉ báo về nền kinh tế vẫn không thấy tươi sáng trở lại. Một kịch bản phá giá đồng NDT với mức tụt giảm tới 10% đã được nhiều chuyên gia đưa ra ngay từ khi TQ thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá từ néo theo biên độ sang thả nổi có kiểm soát hồi giữa tháng 8/2015.
Trung Quốc, đầu tư, chứng khoán, cổ phiếu, Bắc-Kinh, Tập-Cận-Bình, Trung-Quốc, Biển-Đông, chứng-khoán, Shanghai-Composite-Index, Hang-Seng, Nikkei, châu-Âu, Mỹ, ASEAN, Obama, EU, xuất-khẩu, đầu-tư, tỷ-giá, USD, VND, Won, Yen, nợ-nước-ngoài, ngoại-tệ, chín
Sự giảm giá của đồng NDT của Trung Quốc ảnh hưởng lớn tới thế giới.
Diễn biến giảm giá NDT trong năm 2016 là những điều đã được dự báo. Tuy nhiên, mức độ giảm giá nhiều phiên liên tiếp như vừa qua và cú giảm sâu hôm 7/1 đã vượt qua dự báo của giới đầu tư, gây ra sự hoảng loạn và dòng vốn tháo chạy.
Nhiều chuyên gia cho rằng, diễn biến trên là chủ ý của Trung Quốc. Nó khiến cho giới đầu tư lo ngại về thực trạng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Hàng loạt các số liệu và đánh giá với sai lệch lớn về kinh tế TQ đã được đào xới lại.
Một ngày 2 cú sốc. Có lẽ, TQ đã lường trước được điều này, lường trước được khả năng TTCK rúng động sau động thái hạ giá đồng NDT. Tuy nhiên, chứng khoán giảm có lẽ không phải là điều mà TQ lo ngại nhất.
TQ đang trải qua một quá trình chuyển đổi, từ tăng trưởng nóng sang tăng trưởng bền vững hơn, chuyển từ mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang mô hình phát triển dựa vào dịch vụ và tiêu dùng trong nước. Việc TTCK suy giảm trong bối cảnh đã tăng nóng (150%) trước đó có lẽ cũng là điều bình thường.
Quá trình này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Mỹ và một số nền kinh tế xuất khẩu nhiều nguyên liệu thô sang TQ. Nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã phải điều chỉnh tỷ giá.

Nhưng, nhiều dự báo cho rằng, ảnh hưởng chung tới kinh tế toàn cầu không phải quá lớn và không phải ảnh hưởng tới tất cả các nền kinh tế. Trong một báo cáo mới nhất, ANZ vẫn cho rằng, VN vẫn sẽ là một điểm sáng của nền kinh tế thế giới.
Theo ông Lê Quang Trí, sự hoảng loạn trên TTCK và giảm giá đồng NDT của TQ sẽ không ảnh nhiều tới chứng khoán và nền kinh tế Việt Nam. Thậm chí, NDT giảm giá có thể còn có lợi cho việc giảm giá chi phí đầu vào nhập khẩu từ TQ. Bên cạnh đó là sự dịch chuyển dòng vốn trực tiếp và gián tiếp vào VN. Kinh tế TQ suy giảm cũng sẽ khiến các NDT nước ngoài đánh giá lại cơ hội đầu tư và chuyển hướng sang các thị trường có tiềm năng tăng trưởng cao hơn như Việt Nam.
Về mặt tiêu cực, kinh tế TQ suy giảm sẽ khiến xuất khẩu các mặt hàng nông sản và nguyên liệu khoáng sản sang thị trường này suy giảm. NDT giảm giá, nhập khẩu nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu có khả năng sẽ tăng mạnh hơn, gây áp lực tăng nhập siêu. Còn nếu nhìn xa hơn khi kinh tế TQ suy giảm sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến giá dầu và nếu như điều này là sự thật thì tác động đến ngân sách của chính phủ cũng không phải là nhỏ.
M. Hà
Phần nhận xét hiển thị trên trang

90% tổng thầu các công trình lớn rơi vào tay nhà thầu TQ


nhà thầu, đấu thầu, nhà thầu trung quốc
Chuyên gia kinh tế PHẠM CHI LAN
Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã bị lệ thuộc ngày càng nhiều hơn vào kinh tế Trung Quốc (TQ), thể hiện rõ nhất ở chỗ hơn 90% tổng thầu các công trình lớn rơi vào tay nhà thầu TQ, mức nhập siêu từ TQ liên tục tăng cao và ngày càng nặng nề.
  Vấn đề là thiết bị, công nghệ của nhiều công trình TQ làm ở ta không có chất lượng cao, lại hay đội giá và kéo dài thời gian thực hiện, gây thiệt đơn thiệt kép cho ta. Không ít sản phẩm trung gian và tiêu dùng nhập khẩu từ TQ vừa chèn ép các ngành hàng và doanh nghiệp trong nước (kể cả nông nghiệp), vừa gây hiểm họa cho người tiêu dùng và môi trường do không kiểm soát được chất lượng và các nhân tố độc hại chứa đựng trong đó. Không thể để tình trạng này kéo dài lâu hơn nữa. Hội nhập với các nền kinh tế khác cho ta thêm cơ hội để thay đổi tình trạng này.
(Theo Một Thế Giới)
nhà thầu, đấu thầu, nhà thầu trung quốc
Ông PHAN CHÁNH DƯỠNG
Ông PHAN CHÁNH DƯỠNG:
Các nước đang thừa lượng sẽ đổ hàng hóa sang Việt Nam
Cách đây 200-300 năm, con người chết vì bệnh, vì thiếu ăn. Nhưng ngày nay con người chết vì no, vì ăn quá nhiều thứ không nên ăn. Con người trong thời gian dài đã dùng kiến thức để tăng lượng (giảm chất) thỏa mãn nhu cầu của dân số ngày càng tăng. Con người ăn thứ kém chất lượng dẫn đến bệnh tật và chết vì bệnh.
Nói như thế để thấy thế giới đang tăng lượng và xu hướng sẽ phải từ từ dừng lại việc tăng lượng, chuyển sang tăng chất.
Với việc tham gia TPP, các nước đang thừa lượng sẽ đổ hàng hóa sang Việt Nam. Họ đi trước, nếu chúng ta cũng chạy theo lượng thì không thể cạnh tranh lại với họ. Chúng ta phải nghiên cứu về chất đi: nuôi gà thiên nhiên, heo thiên nhiên, chế biến ngon…
Đừng trách việc “doanh nghiệp nói nông dân không nghe”. Sản xuất chạy theo lượng đến mức người trồng không dám ăn là thói quen hình thành từ thực tế khách quan: cứ làm sao cho năng suất thật cao, bán được tiền là xong.
(Theo Tiếp Thị Thế Giới)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Con chim ưng của Thành Cát Tư Hãn

Thời điểm con người dễ phạm phải sai lầm nhất, đó là lúc đang tức giận. Vì vậy khi đang tức giận bạn đừng nên quyết định làm việc gì nhé, câu chuyện sau đây là minh họa bài học này rõ ràng nhất.
tranh sơn dầu của Vadim Gorbatov
tranh sơn dầu của Vadim Gorbatov
Thành cát Tư Hãn là một vị vua nổi tiếng, quân đội của ông đánh đến đâu thắng đến đó. Vó ngựa của quân Mông Thát tung hoành khắp nơi, phía bắc đến tận dải Bai Can, phía nam đến Hoàng Hà tức chiếm cả nước Trung Quốc (lúc đó là nhà Kim và nhà Tống) , phía đông đến sông Tùng Hoa, Tây đến Lý Hải (biển Casienne), nghĩa là bao gồm phần đất liền mênh mông Nam Sibere, Trung Quốc, Trung Á và một phần ngoại Cáp-ca-do (Caucase), một phần châu Âu có cả thành phố Matxcova
Một buổi sáng nọ, tên đường trở về cung điện, Thành Cát Tư Hãn có nhã hứng săn bắn. Ông cùng các thuộc hạ rẽ vào cánh rừng gần lâu đài săn bắn. Những người đi săn cùng ông đều mang theo cung tên, nhưng Thành Cát Tư Hãn mang theo trên cánh tay của ông một con chim ưng mà ông yêu thích: nó sẽ bắt mồi nhanh hơn và chính xác hơn bất cứ mũi tên nào, bởi vì nó có thể bay vút lên trời cao và nhìn thấy mọi vật mà con người không thể thấy.
Ảnh internet
Ảnh internet
Thế nhưng đoàn người lung sục nhưng không săn được gì cả. Đến trưa, mọi người quay lại chỗ cắm trại, Thành Cát Tư Hãn vốn thích được một mình rong ruổi cùng con chiến mã nên ông tách đoàn đi riêng, ông thông thuộc mọi đường đi lối lại trong khu rừng này. Vì vậy, trong khi cả đoàn đi săn trở về lâu đài bằng con đường ngắn nhắt thì ông lại quyết định đi băng qua thung lũng dù biết đi theo đường này sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Sau một ngày dài rong ruổi, Thành Cát Tư Hãn cảm thấy khát nước đến mức cổ họng như có lửa đốt. Chú chim ưng rời khỏi vị trí quen thuộc trên cổ tay nhà vua, bay vút lên trời, bao giờ nó cũng tìm được đường về cung. Trong sức nóng của mùa hè, mọi dòng suối đều khô cạn, và ông không tìm được nước để uống.
Thành Cát Tư Hãn cho ngựa đi nước kiệu khi nhớ ra ở gần con đường mòn có một con suối nhỏ. Thế nhưng, ông tìm mãi mà chẳng thấy con suối ấy đâu. Ông tiếp tục cho ngựa tiến về phía trước và nhìn thấy nước rỉ từ hai khe đá trên vách núi. Thành Cát Tư Hãn bỉết những giọt nước này xuát phát từ một con sông hay một cái hồ nào đó trên kia. Vào mùa mưa, dòng suối sẽ tràn qua khe đá này, nhưng bây giờ đang là mùa hè nên ông đành bằng lòng với những giọt nước hiếm hoi đang nhỏ giọt kia
Thành Cát Tư Hãn xuống ngựa và lấy ra chiếc cốc bằng bạc mà lúc nào ông cũng mang theo bên mình. Thật lâu nước mới chảy đầy cốc và, ngay lúc ông đưa chiếc cốc lên môi mình, con chim ưng bay lên và giật chiếc cốc từ tay ông rồi ném nó xuống đất.
Thành Cát Tư Hãn giận lắm, nhưng vì con chim ưng rất được ông yêu thích nên ông cho rằng có lẽ nó cũng khát nước. Ông cúi xuống nhặt chiếc cốc lên, lau sạch bụi đất, và lại hứng nước vào cốc. Lần này, khi nước chỉ mới được nửa cốc, con chim ưng lại lao đến tấn công và làm đổ nước lần nữa.
Thành Cát Tư Hãn rất quý con chim, nhưng ông không thể chấp nhận sự vô lễ như thế trong bất cứ hoàn cảnh nào; không chừng có ai đó nhìn thấy cảnh này từ xa và, sau đó, sẽ kể lại cho các chiến binh của ông rằng một nhà chinh phục vĩ đại mà lại không thể thuần hoá nổi chỉ một con chim.
Lần này, ông rút kiếm ra khỏi vỏ, nhặt chiếc cốc và lại hứng nước, một mắt canh chừng dòng nước chảy, còn mắt kia để ý đến con chim ưng. Ngay lúc ông có đủ nước trong cốc và sắp uống, thì con chim ưng lại bay lên và lao về phía ông. Thành Cát Tư Hãn, với một nhát kiếm, đâm thủng qua lồng ngực con chim.
Con chim ưng tội nghiệp rơi phịch xuống đất, nằm thoi thóp trên nần đất và một lúc sau thì chết ngay dưới chân chủ.
chim-ung
Nhưng khi nhà vua quay lại thì chẳng thấy chiếc cốc của mình đâu. Ông tìm quanh thì thấy nó đã rớt xuống giữa khe đá hẹp mà không thể nhặt nó lên được.
– Nhất định ta sẽ tìm được nước uống từ con suối này. – Nhà vua tự nhủ.
Với quyết tâm đó, ông lội ngược lên thượng nguồn. Cuộc hành trình khá vất vả; càng leo lên cao, cơn khát càng giày vò ông.
Ông kinh ngạc khi thấy quả nhiên có một vũng nước, và ngay giữa vũng nước đó là xác một con rắn độc nguy hiểm nhất của miền đất này. Nếu ông lỡ uống nước đó, chắc hẳn ông đã chết rồi.
Nhà vua đứng lặng người, quên cả cơn khát. Trong đầu ông hiện lên hình ảnh xác con chim ưng tội nghiệp đang nằm trên đất lạnh.
– Con vật đáng thương đã tìm mọi cách cứu sống ta. – Nhà vua bật khóc. – Vậy mà ta đã làm gì thế này? Trời hỡi, làm sao để cứu con vật khốn khổ ấy sống lại bây giờ? Ta biết lấy gì để đền đáp ơn cứu mạng của nó đây? Chính tay ta đã giết chết người bạn trung thành nhất của mình.
Thành Cát Tư Hãn trở lại khe đá, nhẹ nhàng đỡ xác con vật tội nghiệp lên tay và đặt nó vào túi săn. Sau đó, ông lên ngựa và phi thẳng về cung.
Ông ra lệnh làm một bức tượng chim bằng vàng, và trên một cánh chim, ông khắc dòng chữ:
Thậm chí khi một người bạn làm điều gì đó anh không thích, người đó vẫn cứ là bạn của anh.
Và trên cánh bên kia, ông khắc dòng chữ:
Bất cứ hành động nào được thực hiện trong sự giận dữ đều là hành động đưa đến sự thất bại.
ST

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đúng chua đúng chát đ/c Khơi à!


THOÁT TRUNG! THOÁT VIỆT! - THOÁT CÁI CĂN TÍNH HÈN YẾU, NÔ DỊCH.
Nhiều phen lịch sử đã thấy, khi nội chính không yên thì ngoại xâm xâm chiếm. Trước cả thời Hồng Lạc cũng đã vậy. Khác với mọi đường biên, mọi láng giềng, diệt dân chiếm đất - đây chính là giấc mộng TQ tự ngàn xưa.
Không phải ngẫu nhiên người Việt lấy chim lạc, (cò) làm vật tổ. Văn minh lúa nước là nền văn minh dựa vào nguồn nước mà canh tác. Mưa ít, sông hồ cạn thì mất mùa, dân đói, chết, vì vậy mà cái Dân Tộc Tính đã hình thành, đó là "tính dựa dẫm, ỷ lại, theo thời, tùy duyên...". Dân thì dựa vào trời - trời ở đây vừa là thiên nhiên, tự nhiên, vừa trong quan niệm duy tâm cho là thiên mệnh, số phận dân đen không nhuộm thành trắng được; quan thì dựa vào vua - triều đình để có tước vị, bổng lộc; vua thì dựa vào đâu? Vua Việt - tiểu nhược, dựa vào vua giặc. Chịu sự phong tước của vua giặc. Dựa vào vua giặc mà cai trị.
Trần Ich Tắc, Lê Chiêu Thống, rồi Tự Đức dâng sáu tỉnh Nam bộ cho Pháp, các triều VNCH dựa vào vua Mỹ, VNDCCH thì dựa vào vua Liên Xô, Trung, Hội nghị Thành Đô năm 1990 cũng là một hình thức dựa vào vua giặc mà giữ lấy triều đại.
Hiện nay, nội chính rối ren, dân mất lòng tin vào triều đại...vua giặc dẫu có là kẻ đui mù thì chúng cũng ngửi thấy đây là thời cơ tốt để xâm chiếm, để giao giá dựa dẫm, đánh đổi. Cái giá đánh đổi lần này, biết đâu chẳng đúng như ông bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch nói "lại nghìn năm Bắc thuộc mới" bắt đầu...Vô cùng nguy hiểm cho giống nòi.
Bởi vậy, để thoái được cái họa ngàn năm này, rõ ràng người VN không chỉ cần phải Thoát Trung, mà phải dám thoát cả cái bản tính dân tộc của mình, là tính quen dựa dẫm. Dựa vào người thì tất phải lệ thuộc, thậm chí nô lệ vào người.
Thoát Trung! Thoát Việt! - thoát cái căn tính tiểu nhược, hèn yếu, dựa dẫm, nô dịch! (Thế giới có rất nhiều nước bé nhỏ mà họ không hề yếu hèn).
Chắc chắn đây là điều cần, điều duy nhất đúng cho VN lúc này!
ĐTK

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lưu Bang có quen biết Tào Tháo không?


Tư Mã Ý
Nếu như tôi hỏi bạn, “Lưu Bang có quen biết Tào Tháo khong ?” Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đây là một câu hỏi rất nực cười. Lưu Bang,Hán Cao Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của triều Hán; Tào Tháo, một thừa tướng của vị hoàng đế cuối cùng của triều Hán Hán Hiến Đế, hai người cách biệt cả 400 năm. Tào Tháo có thể biết được Lưu Bang là tổ tiên đời xưa của vị hoàng đế hiện tại, Lưu Bang thì không thể quen biết Tào Tháo được! Nhưng nếu như tôi nói cho bạn biết, Hán Hiến Đế là sự chuyển sinh của Lưu Bang, còn tiền kiếp của Tào Tháo là Hàn Tín, thì có thể bạn sẽ không cảm thấy đây là một vấn đề buồn cười nữa.
Trong danh tác truyền miệng cổ điển “Dụ thế minh ngôn” có viết, thời đông hán Linh Đế, có người tú tài họ Tư Mã, một đêm nọ bị giải đến trước điện Thâm La, thay mặt cho Diêm La Vương để phán một vụ án đã tích trữ trong 350 năm. Đây là một vụ án giết oan trung thần, nguyên cáo là các đại thần có công lớn vì sự lập nên của nhà hán như Hàn Tín, Bành Việt, Anh Bố, bị cáo là hán cao tổ Lưu Bang cùng hoàng hậu của ông ta Lữ Hậu. Hoàng Tín chiếm được thiên hạ cho Lưu Bang, lập được công lao to lớn, nhưng sau khi Lưu Bang có được thiên hạ, không những không ghi nhớ công lao trước đây của Hàn Tín mà còn giáng chức của ông, sau đó Lữ Hậu còn hợp mưu với Tiêu Hà, dùng kế lừa Hàn Tín vào Trường Lạc Cung để sát hại, năm đó Hàn Tín mới chỉ 32 tuổi. Bành Việt do diện mạo vẻ ngoài đạo mạo, được Lữ Hậu để ý, nhân lúc Hán Cao Tổ xuất chinh đã ra lệnh giải Bành Việt vào thâm cung, con người của Bành Việt chính trực, không muốn phá hoại lễ nghĩa pháp nước nên đã không tuân theo Lữ Hậu, Lữ Hậu nổi giận ra lệnh cho người giết chết Bành Việt và dùng xác ông chế thành nhục tương (nước chấm thịt), đồng thời vu cáo với Hán Cao Tổ Bành Việt âm mưu tạo phản. Về phần Bố Anh cũng là vì Lữ Hậu mang nhục tương của Bành Việt tặng lại cho mình dùng mà nổi giận chém chết người lính đưa tin, bị Lữ Hậu ra lệnh cho người mang bảo kiếm, rượu thuốc và khăn đỏ(đây là hình thức để ép chết một ai đó trong triều đình thời xưa) bắt ép tự tử. Tam đại công thần của nhà hán đều chết vì oan ức, chúng ta hãy xem người tú tài này phán vụ án này như thế nào :
“Hàn Tín, ông tận trung bảo vệ nước nhà, thay nhà hán mà giành được hơn một nữa giang sơn, đáng tiếc là bị hàm oan mà chết,[ta] cho phép ông đầu thai tại huyện Hương gia đình Tào Tung, họ Tào, tên Tháo, tự là Mạnh Đức. trước là thừa tướng, sau là vua nước Ngụy, trấn giữ Hứa Đô, thừa hưởng một nửa giang sơn nhà hán. Khi ấy quyền uy khắp thế gian, sẽ tùy theo ý của ông để ông báo thù kiếp trước.[tuy nhiên] con người đời này của ông không được làm hoàng đế, phải nhớ rõ ông không được có lòng phản lại nước hán. Sau khi con kế vị, sẽ tôn xưng ông là vũ đế”, để báo đáp mười đại công lao của ông.” [Người tú tài] lại gọi Lưu Bang hán tổ rồi xử rằng “Kiếp sau ông cũng sẽ đầu thai vào nhà hán, được lập làm Hán Đế, cả một đời sẽ bị Tào Tháo hiếp đáp,không có gan chiến đấu với nhà Ngụy, đứng ngồi không yên, ngày dài như năm. Vì kiếp trước làm vua đã phụ các quần thần nên kiếp sau sẽ bị quần thần tương báo trở lại.” [Còn] Lữ Hậu [Người tú tài] phán xét “Cô sẽ đầu thai vào nhà Phục, về sau cũng vẫn là vợ(hoàng hậu) của Hán Đế, bị tào tháo hành hạ đủ điều, dùng khăn đỏ thắt chết trong cung, để báo thù ước hẹn ở Trường Lạc Cung”
Đối với Bố Anh, sẽ như sau “[ta] cho phép ông đầu thai tại vùng Giang Đông nhà Tôn Kiên, họ Tôn, tên Quyền, tự là Trọng Mưu.Trước là vương nước ngô, sau là hoàng đế nước Ngô, trấn giữ Đông Hán, thụ hưởng giàu sang của một nước”. Rồi [người tú tài] gọi Bành Việt lên “ông là một người chính trực, cho phép ông sinh gia tại nhà Lưu, họ Lưu, tên Bị, tự là Mạnh Đức. Được ngàn người xưng là Nhân, hàng vạn người xưng là Nghĩa. Sau này là hoàng đế nước Thục, có trong tay vùng đất của riêng nước Thục, cùng Tào Tháo vào Tôn Quyền tạo nên thế kiềng ba chân. Họ Tào diệt Hán, sau khi kế vị nhà hán rồi, lúc đó(ông) phải tỏ rõ lòng trung nghĩa của mình”
Hóa ra là như thế, nhìn cái cách mà Tào Thào “Mượn danh hoàng đế để hiệu lệnh chư hầu”, làm cho một người được xem là thông minh như Hán Hiến Đế phải nuốt giận nhẫn nhịn, không còn chút thực quyền nào, lo lắng sợ hãi, các phi tần và hoàng hậu của mình vì muốn phản lại Tào Tháo, mà bị Tào Tháo giết chết. Bản thân cuối cùng lại bị con của Tào Tháo bức ép mà nhường lại giang sơn 400 năm của nhà Lưu, khóc lóc thảm thiết mà rời đi. Giang sơn 400 năm của triều hán bị phân chia làm 3, vẻ bề ngoài thì là [giống người đời thường nói] “Hợp lâu tất sẽ tan”, trên thực tế là bởi vì Lưu Bang, Lữ Hậu giết hại công thần, bản thân tất nhiên phải chịu sự báo oán này, Không chỉ thân phải chịu khổ, mà giang sơn của mình cũng phải hai tay dâng ra để xem như là hoàn trả lại nợ. Suy nghĩ lại thì Lưu Bang và Lữ Hậu chắc chắn sẽ hối hận, nếu như biết được ngày hôm nay sẽ như vậy,thì lúc đó đừng làm.
Điều thú vị hơn chính là, người tú tài họ Tư Mã này do xử án một cách công bằng, đã phù hợp với thiên lý “Thiên địa công bằng, quả báo trước giờ không bao giờ sai”, nên đã tích lại được phúc phần phú quý vô cùng, kiếp sau của anh ta, ” đổi tên không đổi họ, vẫn chuyển sinh vào nhà Tư Mã, tên Ý, tự là Trung Đạt. Cả một đời chức vụ văn võ đều rất cao, sau khi truyền ngôi lại cho con cháu, đã thôn tính lãnh thổ Tam quốc,lấy quốc hiệu nhà Tấn”.Thì ra nguyên nhân nhà Tấn diệt tam quốc,[rồi việc sau đó là] “tan lâu tất sẽ hợp lại”, đến từ điều như vậy.
Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, thiên lý công bằng, chưa từng có sai trái. Đọc lịch sử để hiểu rõ hôm nay, người đời hãy làm thiện tránh ác, vì chính mình, vì con cháu mà tích phúc tích đức!
Nam San
zhengjian

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trọng Thủy – Mỵ Châu và bài học cảnh giác xâm lược


                                                                                                                                         «Tôi kể người nghe chuyện Mỵ Châu», xin mượn câu thơ nổi tiếng này của nhà thơ

Chuyện tìnhTrọng Thủy - Mỵ Châu DR
Tố Hữu để bắt đầu một câu chuyện mang đẫm màu sắc huyền thoại của lịch sử Việt Nam trong buổi đầu dựng nước : Chuyện tình Trọng Thủy-Mỵ Châu. Cũng như tất cả các dân tộc trên thế giới, lịch sử Việt Nam thường có những câu chuyện mang màu sắc huyền thoại.
Đó chính là một trong những phần tinh túy và thiêng liêng nhất, nó góp phần tạo nên một sợi dây vô hình buộc chặt tâm hồn con người vào đất nước quê hương mình. Thế nhưng, giá trị lớn nhất của lịch sử là « ôn cố tri tân », tức để cho hậu thế xem xét mà rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống. Trong chuyện tình Trọng Thủy-Mỵ Châu, gấp sách lại, xin đừng tự hỏi rằng có những chỗ đáng tin hay không đáng tin, mà điều quan trọng là nên tự hỏi rằng : Câu chuyện đó muốn kí thác điều gì cho hậu thế ?
Chuyện tình Trọng Thủy-Mỵ Châu gắn liền với lịch sử ngàn năm Bắc Thuộc của nước Việt Nam thuở trước, bởi sự kiện An Dương Vương mất nước đã bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc của lịch sử Việt Nam. Câu chuyện này được sách sử ghi lại như thế nào ?
Đại Việt sử ký toàn thư thời Hậu Lê
Đầu tiên đến với bộ Đại Việt sử ký toàn thư, là bộ quốc sử bằng chữ Hán viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời Kinh Dương Vương năm 2879 trước Công nguyên (TCN) đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê (1428-1879). Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697, được xem là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn.
Về chuyện Trọng Thủy-Mỵ Châu, Đại Việt sử ký toàn thư chép như sau: “ Bấy giờ Thục Vương đắp thành ở Việt Thường, rộng nghìn trượng, cuốn tròn như hình con ốc, cho nên gọi là Loa Thành (Nay còn di tích ở huyện Đông Anh, Hà Nội), lại có tên là thành Tư Long (người nhà Đường gọi là thành Côn Lôn (Côn Lôn: Tên dãy núi Trung Quốc ở miền Tân Cương – Tây Tạng, vì thành rất cao). Thành này cứ đắp xong lại sụt, vua lấy làm lo, mới trai giới khấn trời đất và thần kỳ núi sông, rồi khởi công đắp lại.
Bính Ngọ, năm thứ 3 (255 TCN), mùa xuân, tháng 3, chợt có thần nhân đến cửa thành, trỏ vào thành, cười mà nói rằng: ” Đắp đến bao giờ cho xong! “. Vua mời vào điện hỏi, thần nhân trả lời: “ Cứ đợi giang sứ đến “. Rồi cáo từ đi ngay.
Sáng hôm sau, vua ra cửa thành, quả thấy có con rùa vàng bơi trên sông từ phía đông đến, xưng là giang sứ, nói được tiếng người, bàn được việc tương lai. Vua mừng lắm, để vào mâm vàng, đặt mâm lên trên điện. Vua hỏi về nguyên nhân thành sụp, rùa vàng đáp: ” Đó là do tinh khí núi sông vùng này bị con vua trước phụ vào để báo thù nước, nấp ở núi Thất Diệu. Trong núi có con quỷ, đó là người con hát thời trước chôn ở đấy hóa làm quỷ. Cạnh núi có cái quán, chủ quán tên là Ngộ Không, có một đứa con gái và một con gà trắng, đó là dư khí của tinh, phàm người qua lại, ngủ đêm ở đấy, đều phải chết vì bị quỷ làm hại. Chúng có thể gọi nhau họp đàn lũ, làm cho sụp thành. Nếu giết con gà trắng để trừ tinh khí ấy, thì thành tự nhiên được bền vững ». Vua đem rùa vàng đến quán ấy, giả làm người ngủ trọ. Chủ quán nói : ” Ngài là quý nhân, xin đi ngay, chớ lưu lại đây mà bị họa”. Vua cười nói : “Sống chết có mệnh, ma quỷ làm gì nổi ? “.
Rồi ngủ lại quán. Đến đêm nghe tiếng tinh quỷ từ ngoài đến gọi mở cửa, rùa vàng liền quát mắng, quỷ không vào được, đến khi gà gáy thì lũ quỷ tan chạy hết. Rùa vàng xin vua đuổi theo. Tới núi Thất Diệu thì tinh khí biến mất, vua trở về quán. Sáng sớm, chủ quán tưởng vua đã chết rồi, gọi người đến để khâm liệm đem chôn. Thấy vua vẫn vui vẻ cười nói, chủ quán liền sụp lạy nói: ” Ngài làm sao được như thế, tất phải là thánh nhân! “. Vua xin con gà trắng giết để tế. Gà chết, con gái chủ quán cũng chết theo. Vua liền sai người đào núi, thấy có nhạc khí cổ và xương người, đem đốt thành tro, rải xuống sông, yêu khí mới mất hẳn.
Từ đấy, đắp thành không quá nửa tháng thì xong. Rùa vàng cáo từ ra về. Vua cảm tạ, hỏi rằng: ” Đội ơn ngài thành đắp đã vững, nếu có giặc ngoài đến, thì lấy gì mà chống giữ ? ” Rùa vàng bèn trút chiếc móng trao cho vua và nói: ” Nước nhà yên hay nguy đều do số trời, nhưng người cũng nên phòng bị; nếu có giặc đến thì dùng móng thiêng này làm lẫy nỏ, nhằm vào giặc mà bắn thì không phải lo gì “. Vua sai bề tôi là Cao Lỗ (có sách chép là Cao Thông) làm nỏ thần, lấy móng rùa làm lẫy, đặt tên là Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ”.
Các bộ sử sau Đại Việt sử ký toàn thư
Đại Việt Sử ký toàn thư đã ghi lại câu chuyện như vậy, và các thế hệ sử gia đời sau cũng tiếp nối, ghi lại câu chuyện nhuốm màu thần thoại này một cách tương tự.
Một bộ sử đồ sộ khác của Việt Nam ra đời hồi thế kỷ 19 là Khâm định Việt Sử Thông Giám Cương mục do Quốc sử quán Triều Nguyễn (1802-1945) biên soạn chép rằng: “ Tháng ba, Năm Bính Ngọ 255 TCN,Thục An Dương Vương năm thứ 3, đắp xong Loa thành. Vua Thục đắp thành ở Phong Khê, rộng đến nghìn trượng, xoáy tròn như hình trôn ốc, nên gọi là Loa thành, lại gọi là thành Tư Long ”.
Đi vào chi tiết, chuyện Trọng Thủy-Mỵ Châu được ghi lại trong bộ sử này không có gì khác biệt so với bộ Đại Việt Sử ký toàn thư ra đời cách đó hai thế kỷ. Thế nhưng, có một nét đáng chú ý là các sử gia triều Nguyễn, khi kể lại câu chuyện này, đã ghi rất rõ : Chép theo sử cũ, mà sử cũ cụ thể là sử nào thì họ không nói rõ. Điều đó muốn nói rằng, dù câu chuyện có nhiều chi tiết hư cấu, nhưng các sử gia này xin chép lại « theo sử cũ » để cho hậu thế được biết.
Năm 1919, Lệ Thần Trần Trọng Kim làm quyển Việt Nam Sử Lược, dành một chương cho Nhà Thục của Thục Phán An Dương Vương, trong đó cũng ghi lại câu chuyện Thục Phán An Dương Vương xây thành Cổ Loa, rồi đến chuyện tình Trọng Thủy-Mỵ Châu, với nội dung cũng không có gì khác so với Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Tuy nhiên, sử gia Trần Trọng Kim cũng ghi rõ: “ Tục truyền rằng…”, đã cho thấy quá rõ ý của ông.
Mặt khác, qua kết quả khảo cổ mộ Triệu Văn Vương (cháu nội của Triệu Đà, là vua thứ hai của Nam Việt) được khai quật ở Quảng Châu thuộc Quảng Đông Trung Quốc, Triệu Hồ được xác định là người qua đời ở tuổi khoảng từ 35-40 tuổi, không phải là người ngoài 50 tuổi như ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư. Nếu Triệu Hồ mất năm 124 TCN và chỉ sống có 35-40 năm, thì Trọng Thủy còn sống ít nhất tới năm 164 TCN-159 TCN và mất trước năm 137 TCN (năm mất của Triệu Đà), chứ không phải mất vào cái năm đánh bại Âu Lạc 208 TCN, tức cũng không thể nhảy xuống giếng tạ tình Mỵ Châu cho được.
Bài học mất nước thời dựng nước
Các sử gia đời trước đã trang trọng chép lại chuyện tình đầy nét huyền thoại này với mục đích là để cho hậu thế có thể « ôn cố tri tân », ngẫm nghĩ việc xưa mà rút ra bài học cho cuộc sống hiện tại.
Cũng cần nói thêm, hẳn không khỏi có những mối nghi ngại khi sử dụng tài liệu truyền thuyết. Thực ra, giới nghiên cứu đã nhiều lần có những phân tích đầy tính thuyết phục về giá trị sử liệu của truyền thuyết dân gian, đặc biệt đối với những giai đoạn lịch sử người Việt chưa có chữ viết như thời Hùng Vương – An Dương Vương. Như vậy, trong các truyền thuyết lịch sử, bao giờ bên trong vỏ bọc hoang đường thần thoại cũng chứa đựng cái cốt lõi chân thực của những sự kiện, những vấn đề lịch sử có thực.
Vậy thì, khi bỏ qua những chi tiết phép màu, chuyện Trọng Thủy-Mỵ Châu chứa đựng những cốt lõi lịch sử nào ? Ở đây, có hai sự thực lịch sử được phơi bài : Chuyện cái nỏ của người Âu Lạc và chuyện An Dương Vương mất nước.
Bàn về « nỏ thần » của người Việt, có lẽ vì người Việt khi ấy sử dụng rất hiệu quả vũ khí tên là « nỏ », bởi thế mà kẻ thù phương Bắc có phần khiếp sợ chăng ?
Về vấn đề này, sử gia Trần Thị Mai, Phó giáo sư, Tiến sỹ lịch sử Việt Nam, trưởng Phòng sau đại học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng :
«Nỏ là vũ khí để săn bắn thú rừng làm nguồn thức ăn. Nỏ là vũ khí để tự vệ khi đi nương, đi rẫy, đi rừng. Nỏ là vũ khí để tự vệ chống xâm lăng. Trong cuộc kháng chiến chống lại đội quân xâm lược nhà Tần (214 – 208 TCN) và trong cuộc kháng chiến chống lại đội quân xâm lược của Triệu Đà (206-179 TCN), nỏ là ưu thế quân sự của người Việt. Để chống lại đội quân xâm lược của Triệu Đà, tướng sĩ Âu Lạc đã sử dụng nỏ liên châu, một loại nỏ đã được cải tiến có thể bắn được nhiều mũi tên cùng lúc. Nhờ đó, thành Cổ Loa đã được bảo vệ vững chắc trong hơn 20 năm trước sức tấn công của quận đội nhà Triệu. Kết quả khai quật khảo cổ học tại Cổ Loa bởi các nhà khảo cổ học Việt Nam vào năm 1959 đã tìm thấy lẫy nỏ và hơn 10.000 mũi tên đồng, minh chứng cho kỹ thuật chế tác nỏ và khả năng sử dụng nỏ cùng mũi tên đồng của quân dân Âu Lạc thuở ấy ».
Như vậy, câu chuyện cái nỏ là có thật, « nỏ thần » trong truyền thuyết Trọng Thủy-Mỵ Châu là để chỉ tài dùng nỏ « thần kỳ » của người Âu Lạc. Đó là một thế mạnh quân sự của người Âu Lạc làm khiếp sợ kẻ thù. Và bí quyết của sức mạnh quân sự đó đã bị kẻ thù nắm được, dẫn đến họa mất nước.
Đến đây ta có thể tóm lại rằng, câu chuyện Trọng Thủy-Mỵ Châu để lại cho hậu thế một bài học vô cùng quí giá, đó là « bài học cảnh giác trước kẻ thù xâm lược ». Và như sử gia Trần Thị Mai khẳng định, bài học này thời nào cũng còn nguyên giá trị của nó. Bởi thế, bao thế hệ sử gia Việt Nam đã trang trọng chép lại, để cho hậu thế nhìn vào mà « ôn cố tri tân ».
Để thay lời kết, sau đây xin mượn bài thơ của thi sĩ Tố Hữu, những lời thơ mà mỗi người Việt Nam luôn phải xem là «câu kinh nhật niệm» để tự nhắc nhở mình : Đừng bao giờ chủ quan để mất cảnh giác trước kẻ thù xâm lược.
” Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu,
Trái tim lầm chỗ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu “.
Lê Phước

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc mới là "đạo diễn" vụ Triều Tiên thử bom nhiệt hạch?


Lý do là bởi, Triều Tiên là con bài mặc cả tốt nhất của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp với Nhật Bản và Hoa Kỳ. Giáo sư Panos Mourdoukoutas, Chủ nhiệm Khoa Kinh tế, LIU Post, New York ngày 9/1 bình luận trên Forbes, không nên mong đợi Trung Quốc sẽ trừng phạt Bắc Triều Tiên vì tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch của nước này hôm 6/1. Theo ông lý do là bởi, Triều Tiên là con bài mặc cả tốt nhất của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp với Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un là người
 ký lệnh vụ thử "bom nhiệt hạch", ảnh: Reuters.
Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ không gây áp lực với Triều Tiên vì vụ thử hạt nhân trừ phi Bắc Kinh nhận được "cái gì đó" đổi lại từ phía Hoa Kỳ, ví dụ như một lập trường mềm hơn của Mỹ trong tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong thực tế, hoạt động thử bom nhiệt hạch của Bắc Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh Mỹ - Nhật đang gia tăng áp lực lên Trung Quốc trước tham vọng và hành động bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông và Hoa Đông.

Hơn nữa vào ngày cuối cùng của năm 2015 Nhật Bản và Hàn Quốc đã xích lại gần nhau khi đạt được thỏa thuận giải quyết vấn đề xin lỗi, bồi thường cho phụ nữ Hàn Quốc bị buộc làm nô lệ tình dục cho lính Nhật trong Chiến tranh Thế giới II, động thái đã khiến Bắc Kinh bất mãn.

Trong tháng 8, Mỹ đã bắt đầu mở rộng sự hiện diện của hải quân ở Biển Đông và thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng không hàng hải, chống lại việc Trung Quốc bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).

Trong bối cảnh này lại bất ngờ nổ ra vụ Triều Tiên thử bom nhiệt hạch, liệu nó có liên quan gì đến Nhật Bản và Hoa Kỳ hay không? Liệu Trung Quốc đã biết trước về vụ nổ này? Khó có thể nói rõ, khi Bình Nhưỡng luôn cố gắng khuếch trương các vụ nổ hạt nhân với dư luận trong và ngoài nước, còn bề ngoài Trung Quốc đã nhanh nhảu lên tiếng tố cáo hoạt động này.

John Kerry hối thúc Trung Quốc phạt Triều Tiên, Vương Nghị lắng nghe và im lặng

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị về việc kêu gọi Bắc Kinh hợp tác ủng hộ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trừng phạt CHDCND Triều Tiên vụ thử bom nhiệt hạch hôm 6/1.

Trong cuộc điện đàm hôm Thứ Năm, Ngoại trưởng Mỹ nói với ông Nghị rằng, không thể tiếp tục xử lý vấn đề Bắc Triều Tiên như trước nữa. Nếu không có sự hỗ trợ từ Bắc Kinh, biện pháp trừng phạt chặt chẽ hơn đối với Bắc Triều Tiên sẽ có tác động hạn chế.

Tuy nhiên ông Vương Nghị chỉ nhắc lại rằng, Trung Quốc đã cam kết phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên và sẽ làm việc với Hoa Kỳ và các nước khác. Trong khi các nước lớn chưa đạt được thỏa hiệp, thì 2 miền Triều Tiên bắt đầu chĩa về nhau và bắt đầu cuộc chiến tranh tâm lý, tuyên truyền.

Theo Nikkei Asian Review ngày 9/1, bắt đầu từ Thứ Sáu tuần này quân đội Hàn Quốc đã tuyên truyền ầm ĩ chống Bình Nhưỡng bằng hệ thống loa phóng thanh ở khu phi quân sự. Bắc Triều Tiên đã điều động quân số áp sát các vị trí xung yếu ở biên giới.

Hồng Thủy
(Giáo Dục)


Phần nhận xét hiển thị trên trang