Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Thưởng Tết kiểu ‘Thượng đế cũng phải cười’

Sau một năm làm việc, cống hiến, hẳn người lao động nào cũng hào hứng chờ đợi thưởng Tết (dù là hiện vật) từ doanh nghiệp. Nhưng không ít người phải “ngậm ngùi” khi trông thấy phần thưởng ấy.

   Thưởng Tết kiểu ‘Thượng đế cũng phải cười’ - Ảnh 1
Vâng, bạn vừa nhìn thấy những chiếc quần đùi, cũng chính là quà thưởng Tết mà một công ty dệt may tại quận Hoàng Mai – Hà Nội thưởng cho nhân viên.
Với thời tiết giá rét đặc trưng của mùa đông Hà Nội, 70 chiếc quần đùi mà mỗi nhân viên nhận được có vẻ sẽ phát huy được hiệu quả tối đa. Vì họ có thể… sử dụng luân phiên tận hơn hai tháng sau Tết mà không phải giặt giũ!
Năm nào cũng vậy, chuyện thưởng Tết bằng hiện vật – thường là sản phẩm do chính doanh nghiệp sản xuất luôn khiến người lao động đứng hình, khóc không thành tiếng.

Cứ đến cuối năm, nhiều người lại thấp thỏm lo lắng khi chưa thấy công ty (chuyên sản xuất mặt hàng mà họ không bao giờ dùng tới) thông báo về chế độ thưởng Tết.
Quần đùi, giấy vệ sinh, gạch men tuy “kỳ cục” thật đấy nhưng xem ra còn dùng, hoặc đem cho thoải mái được, chứ công ty chuyên sản xuất… dung dịch vệ sinh phụ nữ, bao cao su mà thưởng Tết bằng sản phẩm thì người nhận chỉ có nước đem bán hoặc vứt xó (nếu bán chạy thì công ty đã không “đổ” cho nhân viên).
Tuy nhiên, hình thức thưởng theo kiểu “quy ra thóc” được các doanh nghiệp áp dụng khi hoạt động kinh doanh rơi vào cảnh khó khăn, thua lỗ. Nên đây cũng là dịp để người lao động thể hiện tinh thần “đồng cam cộng khổ” cùng doanh nghiệp.
Và dù gì đi chăng nữa thì thưởng Tết: Có còn hơn không!
Diên Anh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lào trong chiến lược ngoại giao của Việt Nam và Trung Quốc


Vị trí chiến lược của Lào đều rất quan trọng đối với cả Việt Nam và Trung Quốc. Trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày càng nóng, vai trò quan trọng của Lào sẽ không ngừng được nâng lên và đây sẽ là quãng thời gian để cả Hà Nội và Bắc Kinh thắt chặt thêm mối quan hệ và tầm ảnh hưởng với Lào.
Năm 2015 đánh dấu mốc 40 năm kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. 40 năm trước, ba nước Đông Dương không chỉ chấm dứt chiến tranh, mà còn giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước: chủ nghĩa Cộng sản ở Campuchia cuối cùng giành được chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, Lào đến cuối năm 1975 dưới sự ảnh hưởng của Việt Nam đã chuyển hướng sang chủ nghĩa Cộng sản.

Tuy nhiên, năm 1975 chỉ là sự kết thúc cuộc chiến tranh về ý thức hệ, một bước ngoặt trong lịch sử xung đột khu vực, song một cuộc xung đột khác trong chủ nghĩa cộng sản vẫn tiếp tục tác động sâu sắc đến bán đảo Đông Dương, thậm chí là toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Xung đột Việt Nam-Campuchia đã kết thúc sự thống trị của Đảng Cộng sản Campuchia, khiến Trung Quốc tức giận cho rằng Việt Nam thực hiện ước mơ thành lập Liên bang Đông Dương, vì vậy hai nước Việt-Trung rơi vào trạng thái quan hệ không bình thường kéo dài hơn một thập kỷ. Dưới sự ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, quan hệ Lào-Trung cũng giảm dần. Thời gian trôi qua, quan hệ Trung-Lào và Trung-Việt cũng có những bước thay đổi, trong thời gian trước và sau Chiến tranh Lạnh đã khôi phục quan hệ bình thường.

Trong một thời gian dài, dù là quốc gia kém phát triển nằm ở biên giới giữa khu vực và thế giới, song do vị trí chiến lược quan trọng đã khiến Lào trở thành một vùng đệm quan trọng trong chiến lược ngoại giao của các nước láng giềng. Ngày 2/12, dân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập nước tại thủ đô Viêng Chăn, Chính phủ Lào đã cho tổ chức một cuộc diễu binh và diễu hành lớn. Trong thời điểm quan trọng này, hai nước cộng sản láng giềng là Trung Quốc và Việt Nam đều cử lãnh đạo cấp cao tham dự lễ kỷ niệm, điều này một lần nữa cho thấy vị trí chiến lược quan trọng của Lào trong chính sách ngoại giao của các nước láng giềng.

Việt Nam và Lào: Mối quan hệ đặc biệt


Theo xác định của các quan chức Việt Nam và Lào, quan hệ hai nước là mối quan hệ đặc biệt “hiếm có trên thế giới”, mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào không phải được biểu hiện bằng các khẩu hiệu hời hợt, mà là mối quan hệ có sức ảnh hưởng chính trị mang tính thực chất. Quan hệ đặc biệt Việt-Lào bắt nguồn từ mối quan hệ giữa Việt Minh và Pathet trong cuộc chiến tranh trên bán đảo Đông Dương lần thứ nhất. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, do các vụ ném bom điên cuồng của Mỹ, miền Bắc Việt Nam đã phải mở một đường chi viên cho miền Nam qua lãnh thổ các nước láng giềng, trong đó Lào là điểm khởi đầu của con đường này và giữ vị trí hết sức quan trọng. Miền Bắc Việt Nam đã đặt Lào vào vị trí chiến lược của mình, đồng thời tăng cường ảnh hưởng đối với đảng Cách mạng nhân dân Lào, thậm chí còn giữ vai trò mang tính quyết định đối với thắng lợi của cách mạng Lào.

Sau khi Mỹ rút khỏi khu vực, chủ nghĩa cộng sản ở ba nước trên bán đảo Đông Dương đều giành chiến thắng. Khi cuộc chiến tranh kết thúc không lâu, tức là vào ngày 18/7/1977, đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam đã có chuyến thăm Lào và ký “Hiệp ước hợp tác hữu hảo” có thời hạn 25 năm, về mặt pháp lý chính thức thiết lập quan hệ đặc biệt, từ đó Lào hoàn toàn rơi vào quỹ đạo ảnh hưởng của Việt Nam.

Mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào được thể hiện giá trị lớn nhất trong quan hệ với Trung Quốc. Cho đến ngay trước khi quan hệ Việt-Trung xấu đi, Trung Quốc vẫn còn thực hiện viện trợ tái thiết cho Lào. Sau khi xung đột Việt-Trung xảy ra, “hiệp ước hợp tác đặc biệt” đã buộc Lào phải lựa chọn đứng về phía Việt Nam, quan hệ Trung-Lào cũng bắt đầu bị gián đoạn. Đứng trước các vấn đề khó khăn trong nước, vào giữa những năm 1980, hai nước bắt đầu điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại, trong nước chú trọng phát triển kinh tế, về đối ngoại cố gắng phá vỡ thế bị cô lập, Việt Nam bắt đầu nới lỏng việc kiểm soát đối với Lào, trong khi đó Lào đã phát huy vai trò to lớn trong việc là cầu nối cho quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Trung, cùng với đó quan hệ Trung-Lào cũng dần được bình thường hóa.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Việt Nam và Lào lần lượt gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cố gắng sử dụng diễn đàn khu vực này để tìm kiếm sự tồn tại và đạt được những lợi ích to lớn nhất cho mình. Tuy nhiên, mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Lào vẫn tiếp tục tồn tại, dưới sự dẫn dắt của mối quan hệ đặc biệt về chính trị, chính phủ hai nước càng làm sâu sắc hơn nội hàm quan hệ đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, trong suốt thời gian dài Việt nam luôn là đối tác thương mại quan trọng nhất của Lào. Bước vào thế kỷ 21, hai nước tiếp tục tăng cường quan hệ đặc biệt trên lĩnh vực chính trị, giao lưu giữa chính phủ và nhân dân hai nước cũng diễn ra vô cùng sôi nổi. Năm 2002, chính phủ hai nước đã quyết định kéo dài “Hiệp ước hợp tác hữu hảo”. Năm năm sau đó, để kỷ niệm 30 năm ký hiệp hước hữu hảo, hai nước còn phối hợp viết cuốn sách “Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào: 1930-2007”, làm toát lên “truyền thống hữu hảo” và “đoàn kết” giữa hai nước.

Nhân dịp Lào kỷ niệm 40 năm thành lập nước, Việt Nam cũng đặc biệt coi trọng sự kiện này, bốn nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đã lần lượt gửi điện chúc mừng, các nhà lãnh đạo cấp cao trong Đảng Cộng sản Việt Nam đã tham dự các hoạt động kỷ niệm ở thủ đô Viêng Chăn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng tham dự sự kiện này, đồng thời tổ chức một loạt hoạt động kỷ niệm tại Thủ đô Hà Nội ca ngợi truyền thống tốt đẹp của quan hệ hai nước.

Từ chiến tranh tới hòa bình, thời gian vẫn tiếp tục thay đổi, song cái không thay đổi là an ninh quốc gia, cái càng không thay đổi là ý nghĩa không gian chiến lược. Trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam, Lào là tuyến đường giao thông của cuộc cách mạng thống nhất của dân tộc Việt Nam, trong thời đại phát triển hòa bình ngày nay, Lào vẫn còn giữ vị trí an ninh chiến lược vô cùng quan trọng đối với Việt Nam.

Trung Quốc và Lào: Cộng đồng vận mệnh chung

Trong một thời gian khá dài sau năm 1949, chính sách ngoại giao tổng thể của Trung Quốc là ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của các nước châu Á và châu Phi. Đối với một nước Lào có địa lý giáp ranh, việc viện trợ cho Lào không chỉ thể hiện tinh thần đạo nghĩa mà còn bảo đảm vấn đề an ninh của Trung Quốc. Vì vậy, ngay từ thời kỳ đầu của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Trung Quốc đã có nhiều sự giúp đỡ, sau khi nước Lào được thành lập, Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ cho Lào, song không lâu sau đó quan hệ hai nước bị gián đoạn và kéo dài cho đến giữa những năm 1980.

Trong những năm 1980, do những khó khăn trong quan hệ Liên Xô-Việt Nam nên những trợ giúp của Liên Xô dành cho Việt Nam ngày càng giảm, và chính điều này cũng tác động đến sự quan tâm của Việt Nam đối với Lào. Khi đó, Trung Quốc đã có sự điều chỉnh trong chính sách đối nội và đối ngoại, về đối ngoại cố gắng tạo ra môi trường bên ngoài hòa bình, phục vụ cho nhiệm vụ trung tâm phát triển kinh tế trong nước, chính điều này tạo điều kiện cho quan hệ Trung-Lào bình thường hóa vào năm 1989. Sau khi bình thường hóa, quan hệ hai nước Trung-Lào đã được khôi phục hoàn toàn và không ngừng phát triển, hợp tác và giao lưu trong lĩnh vực kinh tế cũng được tăng cường. Ngoại giao láng giềng chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong chiến lược ngoại giao của Trung Quốc. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Trung Quốc bắt đầu cọi trọng phát triển quan hệ với các nước ASEAN, quan hệ chính trị và kinh tế giữa Trung Quốc và các nước ASEAN bắt đầu nồng ấm và ngày càng mật thiết. Cùng với việc Trung Quốc không ngừng trỗi dậy và những tranh chấp ở Biển Đông trở nên phức tạp, các nước Đông Nam Á ngày càng giữ vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Một mặt sự trỗi dậy của Trung Quốc làm gia tăng mối liên hệ về kinh tế của Bắc Kinh với các nước xung quanh, mặt khác tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng trong những năm gần đây cũng khiến các nước trong khu vực lo lắng, đặc biệt là những nước có tranh chấp với Trung Quốc, họ muốn mượn tiếng nói của ASEAN để giải quyết tình hình phức tạp ở Biển Đông.

Năm 2013, Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra chiến lược “Một vành đai, một con đường” nhằm mang lại động lực mới đưa quan hệ Trung Quốc-ASEAN phát triển sâu rộng hơn nữa, đưa quan hệ song phương bước sang một trang mới, Trung Quốc cũng tích cực xây dựng cộng đồng vận mệnh chung mang lại lợi ích cho cả Trung Quốc và các nước ASEAN, tích cực tham gia tiến trình phát triển kinh tế xã hội của các nước ASEAN. Trong bối cảnh phát triển quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, là một thành viên của ASEAN, Lào cảm thấy vui mừng khi chứng kiến sự phát triển nhanh chóng trong quan hệ song phương với Trung Quốc. Theo cách nói của các quan chức, Trung-Lào đang thúc đẩy hơn nữa "quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với sự tin cậy cao độ, tạo ra cộng đồng vận mệnh chung Lào-Trung không thể bị phá vỡ”.

Để đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước, Lào đã đề ra một chiến lược to lớn, cố gắng trở thành "nguồn cung cấp điện của Đông Nam Á" khi có kế hoạch ngăn dòng chảy ở sông Mekong, trong khi đó Trung Quốc cũng tích cực tham gia xây dựng các nhà máy điện ở Lào. Tuy nhiên hành động này bị các nước láng giềng trong đó có Việt Nam kịch liệt phản đối. Cuối tháng 11/2015, Trung Quốc đã giúp Lào phóng vệ tinh đầu tiên, điều này không chỉ giúp Lào nâng cao lòng tự hào dân tộc, mà còn được các phương tiện truyền thông ở Lào ca ngợi là một sự kiện mang tính lịch sử, một món quà lớn cho ngày quốc khánh.

Điểm dừng chân đầu tiên của “Một vành đai, một con đường” chính là các nước Đông Nam Á, trong đó Lào là lựa chọn tốt nhất để “Một vành đai, một con đường” đi vào Đông Nam Á bằng đường bộ. Là một đoạn trong tuyến đường sắt nối liền Trung Quốc với Singapore trong tương lai, tuyến đường sắt Trung-Lào cũng nằm trong mạng lưới đường sắt nối các khu vực trong nước của Trung Quốc với các nước bên ngoài đã chính thức được khởi động nhân dịp quốc khách Lào vừa qua, và được truyền thông ca ngợi rằng nó đã đưa Lào từ một nước bị phong tỏa trở thành quốc gia kết nối của khu vực.

Tuy nhiên, tầm quan trọng chiến lược của Lào không giới hạn trong phạm vi quan hệ song phương. Trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày càng nóng, vai trò quan trọng của Lào sẽ không ngừng được nâng lên. Trung Quốc đang bị động trước việc Philippines kiện nước này ra tòa án quốc tế, và mới đây gặp nhiều sức ép từ các nước lớn và nước có tranh chấp tại hội nghị ở Manila vừa qua, Trung Quốc cần phải có sách lược linh hoạt hơn. Năm tới, Lào sẽ đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN, Trung Quốc có lý do để coi trọng quan hệ “cộng đồng vận mệnh chung cùng có lợi” Trung-Lào. Trong tương lai, Biển Đông sẽ tiếp tục trở thành chủ đề quan trọng trong quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, Trung Quốc cũng có lý do để tiếp tục phát triển quan hệ “cộng đồng vận mệnh chung bền vững” với Lào.
Theo báo Liên Hợp Buổi sáng (Singapore)
Hoàng Lan (gt)
(Nghiên Cứu Biển Đông)

http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/5559-lao-trong-chien-luoc-ngoai-giao-cua-viet-nam-va-trung-quoc
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nếu Việt Nam muốn phát triển thì phải có ngay cuộc cách mạng hành chính, thay đổi hẳn hiện tượng tiêu cực và đưa ra khỏi bộ máy nhà nước trung ương và địa phương những quan chức thiếu năng lực, thiếu trách nhiệm đối với công cuộc phát triển đất nước.

2015: những điều trông thấy khiến âu lo về tương lai
Trần Văn Thọ (TBKTSG) - Từ nhiều năm nay giới nghiên cứu kinh tế phát triển phần lớn có cùng nhận định rằng đối với một nước còn ở giai đoạn phát triển thấp hoặc trung bình, yếu tố cơ bản quyết định khả năng và chất lượng phát triển là thể chế, là cơ chế. Thể chế, cơ chế tốt mới có chiến lược, chính sách đúng đắn và mới chọn ra được những quan chức có năng lực và tinh thần trách nhiệm để thực thi hiệu quả các chiến lược, chính sách ấy. Tôi cũng có cùng quan điểm này. Từ nhận định đó, “những điều trông thấy” trong năm 2015 làm tôi thấy lo âu cho tương lai kinh tế Việt Nam.

Có quá nhiều quan chức được hưởng tiêu chuẩn đi xe con do ngân sách cấp. Nhưng dù thấy như vậy, nhà nước vẫn chưa cho thấy quyết định sẽ cắt giảm biên chế hoặc sửa đổi tiêu chuẩn. Ảnh: Kinh Luân


Những ngày cuối năm báo chí rộ lên vấn đề nợ công. Nhiều người lo là Việt Nam có thể lâm vào khủng hoảng ngân sách vì tình trạng bội chi triền miên. Chính phủ hiện không đủ tiền chi tiêu nên tìm cách vay thêm, chưa nói tới vấn đề phải trả nợ nước ngoài. Những người có trách nhiệm (chắc không phải là tất cả) cũng bắt đầu lo. Nhưng vấn đề cơ bản hơn là cái thể chế, cơ chế đưa đến hậu quả đó đã quá rõ từ rất lâu mà không thấy lãnh đạo, quan chức nào đề khởi biện pháp để thay đổi. Chẳng những thế, trước bức xúc của dư luận về những hiện tượng lãng phí, một số quan chức qua phát ngôn còn cho thấy thiếu cả hiểu biết và tinh thần trách nhiệm.

Chỉ đơn cử vài trường hợp cũng thấy được bản chất của vấn đề và mức độ trầm trọng trong thể chế ở Việt Nam hiện nay.
Vấn đề xe con được báo chí nêu lên như một dẫn chứng về một trong những nguyên nhân gây nên gánh nặng ngân sách. Cái gốc của vấn đề là có quá nhiều quan chức được hưởng tiêu chuẩn đi xe con do ngân sách cấp. Nhưng dù thấy như vậy, nhà nước vẫn chưa cho thấy quyết định sẽ cắt giảm biên chế hoặc sửa đổi tiêu chuẩn.

Ngược lại, có người ở cương vị có trách nhiệm còn cho rằng đó là hiện tượng bình thường, ở nước ngoài quan chức còn dùng cả máy bay đi làm việc! Một phát ngôn nghe tưởng như đùa.

Năm qua cũng rộ lên vấn đề quan chức địa phương đi tham quan học tập ở nước ngoài. Một người dân bình thường cũng thấy bất ngờ khi đọc tin trên dưới 20 quan chức, kể cảngười đã hoặc sắp về hưu, sang tận Canada tìm hiểu về tổ chức dịch vụ xổ số, hoặc một tỉnh khác tổ chức đoàn đi tham quan ngành du lịch ở tận Nam Phi. Dù đó là những chuyến đi nghiêm túc (được biết thêm là hoàn toàn không nghiêm túc) người ta vẫn đặt nghi vấn về sự ưu tiên, sự cần thiết, sự lựa chọn của việc dùng ngân sách cho một đoàn tham quan đông đảo như vậy.


Việt Nam mới vừa trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, hạ tầng kinh tế và giáo dục còn rất kém nhưng quan chức lại chi tiêu lãng phí ngoài sức tưởng tượng của người bình thường.

Tôi càng ngạc nhiên hơn khi đọc giải thích, biện hộ của những quan chức liên hệ, rằng các vị lãnh đạo tỉnh đã cống hiến cho địa phương hàng chục năm nay đã hoặc sắp về hưu cần được ủy lạo bằng cách cấp ngân sách cho đi du lịch nước ngoài. Quả thật tôi chưa thấy nước nào có thiên đường của quan chức như ở Việt Nam.

Nhật Bản cũng là nơi quan chức các cấp ở Việt Nam sang tham quan, học tập kinh nghiệm rất nhiều, nhiều đến nỗi một ông cựu đại sứ Việt Nam ở Tokyo mới đây có phát biểu là trong thời gian ông nhậm chức ông ngạc nhiên khi thấy quá nhiều đoàn sang Nhật tham quan, học tập kinh nghiệm. Nhiều cơ quan ở Nhật cho tôi biết họ tiếp rất nhiều đoàn và ngạc nhiên thấy các đoàn đến nêu những câu hỏi rất giống nhau.

Dĩ nhiên không thể phủ nhận ý nghĩa của việc ra nước ngoài tìm hiểu, học tập kinh nghiệm để tham khảo khi lập chính sách và cải thiện phương pháp quản lý. Nhưng trong điều kiện ngân sách hạn hẹp phải xét thứ tự ưu tiên và phải thực hiện bằng biện pháp tiết kiệm tối đa. Tôi thấy các nước lân cận có nhiều kinh nghiệm đáng tham khảo, Việt Nam có thể tiếp thu với phí tổn rất ít mà hiệu quả lại cao, nhưng cho đến nay có được bao nhiêu bài học đã được áp dụng?

Chẳng hạn, mỗi lần về TPHCM, thấy cảnh nhếch nhác trong cách điều hành taxi đón khách tôi lấy làm lạ sao những người có trách nhiệm không tham khảo cách điều hành rất hiện đại, rất văn minh ở sân bay quốc tế Singapore chẳng hạn, chỉ cách Việt Nam độ hai giờ bay. Chắc chắn là nhiều người có trách nhiệm quản lý sân bay đã từng đến Singapore nhưng tại sao không quan tâm, không tham khảo? Hay Luật Đầu tư nước ngoài của Thái Lan cũng rất hay vì vừa thu hút FDI vừa khuyến khích phát triển doanh nghiệp bản xứ nếu được tham khảo thì đã tránh được tình trạng phân hóa giữa hai khu vực FDI và khu vực trong nước như hiện nay tại Việt Nam.

Về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, vào thập niên 1950, Nhật Bản chỉ cần nghiên cứu vài tháng là đưa ra đạo luật áp dụng có thời hạn (năm năm), rồi được triển khai ngay nên chỉ trong thời gian ngắn đó cũng đủ để nuôi dưỡng các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhờ thế, các doanh nghiệp này, sau đó, có thể tự mình phát triển mạnh trong thị trường cạnh tranh và “hỗ trợ” cho các ngành trong lĩnh vực máy móc như xe hơi, đồ điện gia dụng phát triển.

Việt Nam từ đầu thập niên 2000 đã bàn đến sự quan trọng của ngành công nghiệp hỗ trợ nhưng phải đến tháng 12-2012, nghĩa là hơn 10 năm sau, mới có quyết định của Chính phủ khuyến khích công nghiệp hỗ trợ. Chưa hết, cho đến nay quyết định ấy cũng chưa phát huy tích cực vì đã ba năm mà các văn bản cụ thể để thực thi chính sách ấy chưa được đưa ra.

Trong năm qua phong trào xây tượng đài, xây các tòa nhà hành chính hoành tráng, mỗi công trình tốn kém hàng ngàn tỉ đồng, cũng là những biểu hiện của sự lãng phí và thiếu trách nhiệm của lãnh đạo địa phương đối với công cuộc phát triển lâu dài và đối với việc cải thiện cuộc sống người dân của địa phương mình.

Trong bối cảnh đó, tôi muốn kể câu chuyện về tinh thần tiết kiệm công quỹ của quan chức Nhật vào thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, là giai đoạn Nhật còn nhập siêu và đang phải dành ưu tiên ngân sách, công quỹ cho các chính sách phát triển.

Năm 1950, Bộ trưởng Tài chính Ikeda Hayato dẫn đầu một đoàn đi làm việc với Chính phủ Mỹ ở Washington DC. Vì đất nước còn khó khăn, phải đi vay mượn nước ngoài, ngoại tệ phải được tiết kiệm để nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, nên đoàn của Ikeda đến Washington phải thuê khách sạn hạng trung bình (thuộc loại 3 sao theo cách gọi bây giờ) và hai hoặc ba người phải ở chung phòng, kể cả bộ trưởng phải chia phòng với người trợ lý là Miyazawa Kiichi (cả hai ông Ikeda và Miyazawa đều trở thành thủ tướng sau này).

Phòng của bộ trưởng cũng rất đơn sơ, không có gì ngoài chiếc giường đôi. Ban ngày tiếp xúc với quan chức và chính khách Mỹ, tối về pha nước nóng với rượu sake mang theo từ Nhật, vừa uống vừa bàn bạc phương châm chiến lược cho ngày hôm sau. Không có bàn ghế nên mọi người phải ngồi trên giường bàn luận.

Ở Nhật trong giai đoạn còn nhập siêu (nghĩa là đến giữa thập niên 1960), ngoại tệ được quản lý rất chặt chẽ, chẳng những hạn chế tối đa trường hợp quan chức đi công du nước ngoài mà người dân đi du lịch nước ngoài cũng bị kiểm soát chặt qua việc cấp phép chuyển đổi ngoại tệ. Cần nói thêm rằng Nhật Bản vào khoảng năm 1960 đã ở vị trí một nước trung bình cao và đang trên đường trở thành một cường quốc công nghiệp. Vào khoảng đó, sản lượng thép mỗi năm đã vượt 2 triệu tấn, xe hơi sản xuất đã trên 2 triệu chiếc, Kobe và Yokohama đã là những thương cảng lớn và hiện đại bậc nhất thế giới. Ở đại học thì mỗi giáo sư đã có một phòng nghiên cứu riêng... Với trình độ phát triển như vậy nhưng quan chức và người dân vẫn phải tiết kiệm từng đồng công quỹ, từng đồng ngoại tệ.

Việt Nam mới vừa trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, hạ tầng kinh tế và giáo dục còn rất kém nhưng quan chức lại chi tiêu lãng phí ngoài sức tưởng tượng của người bình thường. Người giàu có mua đổi ngoại tệ hầu như tự do. Hiện nay người Việt Nam du lịch sang Nhật rất đông, thống kê sơ bộ còn cho thấy mỗi khách du lịch từ Việt Nam trung bình chi tiền nhiều hơn cả khách đến từ Trung Quốc.

Từ nhiều năm nay tôi mong được thấy những con số lành mạnh xuất hiện nổi bật trong những thông tin ở Việt Nam nhưng rất tiếc chẳng thấy. Những con số lành mạnh báo hiệu cho triển vọng sáng sủa của kinh tế chẳng hạn như khuynh hướng tăng trong tỷ lệ ngân sách dành cho giáo dục, cho khoa học công nghệ, tình hình ngoại tệ dành cho du nhập công nghệ... hầu như không thấy. Ngược lại là những thông tin về ngân sách cho tượng đài, cho trụ sở, cho quan chức tham quan nước ngoài...

Nếu Việt Nam muốn phát triển như Nhật, như Hàn Quốc, Đài Loan thì phải có ngay cuộc cách mạng hành chính, thay đổi hẳn hiện tượng tiêu cực nói trên và đưa ra khỏi bộ máy nhà nước trung ương và địa phương những quan chức thiếu năng lực, thiếu trách nhiệm đối với công cuộc phát triển đất nước.

http://thesaigontimes.vn/140474/2015-nhung-dieu-trong-thay-khien-au-lo-ve-tuong-lai.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sùng bái cá nhân đang làm hư hỏng Trung Quốc!

Hoàng đế và quan lại: ‘Cha Tập mẹ Bành’

Hoàng đế và quan lại: từ Tần đến Tập
Cơn sốt ‘sùng bái cá nhân’ ở Trung Quốc ngày càng tăng. Một biên tập viên BBC Tiếng Trung nói ‘thật đáng buồn khi Trung Quốc không thoát ra được cái bóng của Mao’ sau bao nhiêu năm Khai phóng, giao tiếp với Phương Tây. Nhưng vì sao lại có chuyện viết bài hát, dựng phim, lập phong trào tụng ca ‘Cha Tập mẹ Bành’ như hiện nay? Ngày cuối năm 2015, giáo sư Uông Tranh (Wang Zheng) từ Seton Hall University ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài trên The Diplomat về thuyết ‘tôn thờ lãnh tụ’ ở Trung Quốc.
Truyền thông Trung Quốc sung sướng khi có người 
nước ngoài hát bài ca ngợi Tập Đại đại 'đẹp trai, hấp dẫn'
Tuần đầu năm mới 2016, chứng khoán Shanghai Composite sụt luôn 7%, một dấu hiệu xấu cho kinh tế Trung Quốc. Cùng ngày, một hiệu sách chuyên phê phán Bắc Kinh ở Hong Kong báo có năm nhân viên mất tích, người mới nhất có hộ chiếu Anh. Phái dân chủ Hong Kong nghi rằng họ bị công an Trung Quốc bắt cóc.

Cuốn sách của tiệm Đồng La Loan (Causeway Boostore) sắp ấn hành chỉ nói đến ‘bạn gái cũ’ của ông Tập Cận Bình nhưng cũng đủ làm bà Bành ‘nổi cơn tam bành’, theo một số tờ báo tiếng Anh.

Chuyện này xảy ra trong bối cảnh cơn sốt ‘sùng bái cá nhân’ ở Trung Quốc ngày càng tăng.

Một biên tập viên BBC Tiếng Trung nói ‘thật đáng buồn khi Trung Quốc không thoát ra được cái bóng của Mao’ sau bao nhiêu năm Khai phóng, giao tiếp với Phương Tây.

Nhưng vì sao lại có chuyện viết bài hát, dựng phim, lập phong trào tụng ca ‘Cha Tập mẹ Bành’ như hiện nay?

Ngày cuối năm 2015, giáo sư Uông Tranh (Wang Zheng) từ Seton Hall University ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài trên The Diplomat về thuyết ‘tôn thờ lãnh tụ’ ở Trung Quốc.

Theo ông, thuyết này nói từ thời Tần (221-206 trước Công nguyên) đến nay, chính trị Trung Hoa không thay đổi.

Nếu hoàng đế yếu thì quan lại và bộ máy sẽ lấn át, biến người đứng đầu thành tượng trưng, bất lực.

Nếu hoàng đế mạnh thì sẽ dùng mọi cách để mạnh hơn nữa, trong triều trảm tham quan, nhốt thái giám, ngoài cõi trừng trị vương hầu làm loạn.

Càng mạnh hoàng đế sẽ càng nghĩ mình là thiên tử thật rồi.

Ngài sẽ được cả nước xúm vào tôn thời, ca ngợi và đám quan lại tạo ra vầng hào quang để che mắt vua, cuối cùng tách vua khỏi thực tại.

Quan lại Trung Hoa luôn muốn kiểm soát hoàng đế

Đây là vòng quay từ các thời vua chúa, đến Mao, và nay đến cả Tập Cận Bình.

Trong bài có tên 'Between Bullying and Flattery: A Theory on Chinese Politics' (tạm dịch: Giữa đe dọa và nịnh hót: một thuyết về chính trị Trung Quốc'), Giáo sư Uông Tranh nói phong trào ngợi ca ông Tập được nhà nước Trung Quốc, Đảng Cộng sản và chính ông ta thúc đẩy.

Về thăm Trung Quốc mấy tháng trước, vị giáo sư còn thấy mọi phòng khách sạn nay có cuốn sách dạy về trị nước của ông Tập, “hệt như mọi khách sạn Phương Tây có Kinh Thánh”.



Ông Uông Tranh cho rằng ông Tập Cận Bình đang rơi vào ‘vết xe đổ’ của quá khứ và điều này không có gì hay, bởi theo thuyết về vua chúa nói trên, “cuối cùng thì đám quan lại sẽ thắng”.

Nếu muốn cắt đứt nghiệp chướng này, ông Tập cần “cải cách mạnh bộ máy ở Trung Quốc”, và việc đầu tiên là cấm bộ máy tuyên truyền tung ra các chiến dịch tô vẽ chính mình, giáo sư Uông viết.


http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/01/160104_xi_jin_ping_personality_cult

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ÔNG NGUYỄN ĐẮC XUÂN BUỒN VÀ THẤT VỌNG VỀ CON TRAI GS KHÊ


Nguyễn Đắc Xuân: 'Tôi tiếc khi di nguyện GS Khê không được con trai thực hiện'

Người bạn vong niên của Giáo sư Trần Văn Khê bày tỏ, không có nhà lưu niệm cố giáo sư là điều thiệt thòi cho nền văn hóa dân tộc.

Con trai GS Trần Văn Khê bỏ ý định thực hiện di nguyện của cha

.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (trái) và cố GS. TS Trần Văn Khê là bạn vong niên.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân - hiện sống ở Huế - là thành viên chủ chốt của ban tang lễ cố Giáo sư Trần Văn Khê. Ông cũng là một trong những người đầu tiên nhận được lá thư ngỏ từ ông Trần Quang Hải - con trai trưởng cố giáo sư - về việc bỏ ý định thành lập quỹ văn hóa và nhà lưu niệm mang tên cha mình. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân chia sẻ với VnExpress về vụ việc.

- Ông nghĩ sao khi nhận được lá thư ngỏ của Giáo sư Trần Quang Hải?

- Tôi rất buồn nhưng không ngạc nhiên. Sau ngày đưa tiễn thầy Khê, tôi đã mường tượng được cảnh tình này. Và, cái gì đến đã đến.

- Vì sao ông mường tượng ra điều này từ trước?

- Trước khi mất, thầy Khê đã dặn tôi, đại ý: trong trường hợp con trưởng ông là Trần Quang Hải vì lý do nào đó không về Việt Nam được, thì ban tang lễ chỉ cho phép con thứ của ông là Trần Quang Minh thay mặt gia đình cám ơn người đến viếng, chứ không giao cho anh Minh thực hiện bất kỳ việc gì liên quan đến tang lễ. Do đó Trần Quang Minh không được giao cùng với anh Hải thực hiện di nguyện. Về sau này, những gì mà anh Trần Quang Minh làm liên quan đến tang lễ là ý riêng của anh Minh. Có thể thấy, một bên theo di nguyện, một bên làm việc theo ý kiến riêng... Hai bên không thống nhất với nhau là chuyện tất nhiên phải xảy ra.


- Ban tang lễ nhìn nhận vai trò của Giáo sư Trần Quang Hải như thế nào trong việc lập quỹ Trần Văn Khê và nhà tưởng niệm Trần Văn Khê sau này?

- Giáo sư Trần Quang Hải là người con trưởng, vừa là học trò, vừa là người thừa kế sự nghiệp của thầy Trần Văn Khê, không ai có thể so sánh, có thể thay thế Trần Quang Hải trong vai trò đó được cả. Do đó mọi quyết định có liên quan đến thầy Khê của Giáo sư Trần Quang Hải là quan trọng nhất. Nhưng ở đây có hai vấn đề cần tách ra, vì chúng ít liên quan đến nhau.

Thứ nhất, vấn đề Nhà lưu niệm có hay không có đều do TP HCM quyết định. Nhưng cho đến nay tôi chưa có thông tin gì về ý kiến của lãnh đạo TP HCM. Anh Hải cũng như chúng tôi và người yêu quý Trần Văn Khê đều mong muốn có nhà lưu niệm Trần Văn Khê nhưng vấn đề này ngoài khả năng của mọi người. Nếu sau này TP HCM có chủ trương dành nhà số 32 Huỳnh Đinh Hai làm Nhà lưu niệm Trần Văn Khê thì tôi chắc "toàn dân" sẽ chung tay góp sức.

Thứ hai, chuyện quỹ Trần Văn Khê không thực hiện được do những khó khăn mà Giáo sư Trần Quang Hải đưa ra. Theo tôi cái khó nhất là không có ai đủ nhiệt tình, đủ uy tín, đủ thời gian xung phong giúp việc tổ chức lập quỹ, xin thủ tục, mời người tham gia và điều hành quỹ. Tôi ở xa TP HCM nên đến bây giờ vẫn chưa tìm được những người có nhiệt tình như thế nên không thể có ý kiến gì về tương lai của quỹ ngoài ý kiến của Giáo sư Trần Quang Hải.


Đoàn người trật tự đi sau linh cữu Giáo sư Trần Văn Khê khi linh cữu ông được di chuyển 
từ TP HCM đến nơi hỏa táng tại Bình Dương vào sáng 29/6/2015. Ảnh:Nguyễn Á.

- Về việc ông Trần Quang Hải đề nghị dùng số tiền phúng điếu 700 triệu đồng vào các việc thiện nguyện khác thay vì lập quỹ, ông nghĩ sao?

- Giáo sư Trần Quang Hải đã có kế hoạch sử dụng số tiền 700 triệu đó làm từ thiện (giúp các nghệ sĩ nghèo). Lúc sinh thời thầy Khê nhiều lần tâm sự với tôi: thầy biết có nhiều nhà nghiên cứu có nhiều công trình nghiên cứu dân tộc nhạc học rất giá trị nhưng không có tiền in thành sách, do đó nhiều thư viện quốc gia không khai thác được những công trình quý giá đó. Lĩnh hội được ý kiến của thầy Khê cho nên tôi rất vui với "dự án" sử dụng số tiền phúng điếu thầy vào việc lập quỹ thực hiện ý nguyện của Thầy. Nay không lập được quỹ, tôi có đề nghị với Giáo sư Trần Quang Hải trích 200 triệu để ít ra cùng giúp được ba bốn nhà nghiên cứu in sách, để vui lòng thầy ở cõi vĩnh hằng.

- Bao giờ các thành viên ban tang lễ sẽ họp bàn để đưa ra những quyết định trước lời đề nghị của Giáo sư Trần Quang Hải?

- Sau khi chu toàn hậu sự cho Giáo sư Khê, các thành viên của ban tang lễ cũng đã thôi gặp gỡ lâu rồi. Nếu Giáo sư Trần Quang Hải thấy cần ý kiến của ban tang lễ, ông sẽ triệu tập. Câu trả lời dành cho Giáo sư Trần Quang Hải.

- Ở góc độ cá nhân, là người bạn vong niên gắn bó với Giáo sư Khê, mong mỏi lớn nhất của ông liên quan đến việc thực hiện di nguyện của Giáo sư Khê là gì?

- Mong mỏi của tôi là mọi người có thể chung tay lập quỹ Trần Văn Khê và thành lập nhà lưu niệm Trần Văn Khê. Hai việc đó là ước nguyện của hầu hết những người yêu quý Trần Văn Khê. Và, cũng không chỉ vì Trần Văn Khê mà vì lý tưởng xây dựng một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc của ta. Trần Văn Khê là một nhân vật văn hóa lớn của nước ta và cả quốc tế. Ông xứng đáng để dân tộc này xây dựng một nhà lưu niệm cho ông. Nhà lưu niệm đó làm sang cho văn hóa Việt và cũng là một điểm du lịch quảng bá văn hóa trong nước mà chúng ta đang rất thiếu. Trần Văn Khê chưa có nhà lưu niệm là một thiệt thòi của văn hóa dân tộc. Còn quỹ Trần Văn Khê như tôi nói ở trên, rất cần thiết cho ngành dân tộc nhạc học, nhưng hoàn cảnh chưa cho phép thành lập. Nếu sau này có một mạnh thường quân nào đó đứng ra thành lập thì phúc cho dòng dân tộc nhạc học vô cùng.

Qua đây tôi cũng kính mong ngành văn hóa TP HCM tạo điều kiện cho ngành dân tộc nhạc học được khai thác đưa vào phục vụ nghiên cứu và giới thiệu kho di sản nhạc học đồ sộ của Trần Văn Khê đã trao tặng cho TP HCM, đang cất giữ trên tầng lầu nhà 32 Huỳnh Đình Hai.


Thoại Hà thực hiện

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hoa Kỳ Vô Can? Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt



Không muốn can thiệp sau khi đã can thiệp - và gây chuyện đảo điên…


 * Trung Quốc đầu năm đã nhợt nhạt * 



Vào ngày mở hàng đầu tiên của năm 2016, thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ rớt như cục gạch. Nói chung mất giá hơn 2%, điều chưa từng thấy từ 84 năm về trước, cũng vào một năm Thân, 1932. May quá, khi thị trường đóng cửa thì chỉ mất có 1,5%.

Giới quan sát nêu ra hai lý do.

Thứ nhất là thị trường cổ phiếu Thượng Hải mất giá hơn 7%, thị trường Thẩm Quyến nhỏ hơn thì mất trên 8%. Truy lên lý do mất giá bên Tầu là thị trường mất niềm tin vào 1) giá trị cổ phiếu, 2) đà tăng trưởng kinh tế và 3) khả năng quản lý của giới hữu trách. Tổng kết lại, mất niềm tin vào cơ chế kinh tế chính tri. Đấy là nguyên nhân. Còn hậu quả? Hậu quả là toàn cầu lo ngại ảnh hưởng bất lợi từ Trung Quốc nên thị trường Hoa Kỳ chưa mở bát vào sáng Thứ Hai thì các thị trường Âu Châu cũng sụt giá nặng. Nghĩa là Hoa Kỳ có bị hiệu ứng từ Trung Quốc, chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh biểu dương ý chí quân sự tại Đông Á….

Chúng ta sẽ trở lại chuyện bên Tầu sau, vì lý do thứ hai của vụ sụt giá cổ phiếu tại Hoa Kỳ là một biến cố Trung Đông.

Hôm Thứ Bảy mùng hai, Bộ Nội Vụ Saudi Arabia thông báo việc 47 tội phạm vừa bị hành quyết trên toàn quốc vì ba trọng tội là 1/ phản đạo Hồi, 2/ liên can đến việc tấn công lực lượng an ninh Saudi làm nhiều người thiệt mạng và 3/ âm mưu phá hoại kinh tế và uy thế chính trị Saudi khi đánh cướp ngân hàng và tràn vào tòa Tổng lãnh sự Mỹ tại Jeddah. Trong số bị hành quyết có giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr là dân Saudi nhưng lãnh đạo hệ phái Shia trong lãnh thổ Saudi Arabia.

Với Hoàng gia Saudi thì khủng bố xưng danh Thánh Chiến, hệ phái Shia hay tội phạm hình sự đều là kẻ thù phải bị trừng trị.

Lập tức, lãnh đạo khối Hồi giáo Shia là Iran có phản ứng: tòa Đại sứ Saudi ở thủ đô Tehran bị đám đông tấn công và đốt phá. Hậu quả tức khắc ngày hôm sau là Hoàng gia Saudi quyết định đoạn giao với Iran và triệu hồi nhân viên ngoại giao trong vòng 48 tiếng. Hai đồng minh Sunni của Saudi Arabia là Bahrain, các Tiểu vương quốc Á Rập Thống nhất và Sudan cũng cắt đứt hay hạ múc bang giao với Iran.

Dù Iran chưa, và có thể là không, áp dụng nghệ thuật giam giữ nhân viên ngoại giao làm con tin, biến cố ấy cũng dội ngược vào thị trường Hoa Kỳ làm cổ phiếu sụt giá.

Nước Mỹ đã muốn vô can mà vẫn hữu họa! Vào buổi đầu năm, “Hoa Kỳ nhìn từ bên ngoài” là chuyện lý thú…


***

Lý thú đầu tiên là đa số dân Mỹ không theo dõi mâu thuẫn lâu đời giữa xứ Iran của dân Ba Tư theo hệ phái Shia với xứ Saudi của dân Á Rập theo hệ phái Sunni, nên ít chú ý đến sự kiện là hai cường quốc Hồi giáo này có hai tên gọi khác biệt cho cùng một vùng Vịnh. Saudi gọi đó là Vịnh Á Rập, Arabian Gulf. Iran gọi đó là Vịnh Ba Tư, Persian Gulf. Có mặt thì phải đặt tên, để xác định mặt đó là mặt gì, của ai.

Mâu thuẫn giữa hai cường quốc Ba Tư và Á Rập là chuyện quá xa cho người Mỹ. Năm xưa, khi Iran còn theo chế độ quân chủ của một Quốc vương, một Sa hoàng (Shah) và là đồng minh của Hoa Kỳ thì đã có tranh chấp ảnh hưởng với Hoàng gia Saudi, một đồng minh khác của Mỹ. Cả hai đều ngồi trên những giếng dầu rất thanh và ngọt, không cần xin viện trợ Hoa Kỳ, nhưng tranh đoạt quyền lợi vì những nguyên nhân sâu xa, thuộc về chủ nghĩa quốc gia dân tộc.

Thế rồi, nhìn từ bên ngoài, Hoa Kỳ dưới chánh sách ngớ ngẩn của Jimmy Carter và theo lập trường cực tả của truyền thông còn ngớ ngẩn hơn, đã kết án chế độ Sa hoàng của Mohammad Reza Pahlavi là độc tài. Kết quả là cuộc “Cách mạng Hồi giáo” tại Iran vào đầu năm 1979, Giáo chủ Ruhollah Khomeini lên lãnh đạo, sứ quán Hoa Kỳ bị phong tỏa, nhân viên ngoại giao Mỹ bị bắt làm con tin trong 444 ngày. Chuyện nhỏ, nhưng cũng khiến Ronald Reagan đắc cử Tổng thống.

Chuyện lớn hơn là mâu thuẫn giữa Iran và Saudi có thêm kích thước tôn giáo: giữa hai hệ phái Shia và Sunni.

Trên đà “thắng Mỹ”, Iran của Giáo chủ Khomeini còn xung đột với một cường quốc Sunni khác là Iraq, dưới sự lãnh đạo của Saddam Hussein. Tám năm chiến tranh Iran-Iraq từ 1980 là một tổn thất kinh hoàng sau Thế chiến II mà người Mỹ không biết, và khỏi cần biết. Sau khi thắng Iran, Hussein cũng lại thừa thắng xông lên mà tấn công Kuweit. Lần này thì bị Chính quyền George H. Bush chặn đứng với trận Bão Sa Mạc năm 1991, khi Liên Xô đã tàn lụi và sụp đổ.

Vì giấy báo có hạn nên xin nhìn lẹ hơn một chút mà gác qua chiến dịch Iraq tai hại của George W. Bush, làm Iran có thêm lợi thế, vừa can thiệp vào Iraq, vừa yểm trợ chế độ Bashar al-Assad….

Ngày nay, 25 năm sau. Hoa Kỳ dưới thời Chính quyền Barack Obama lại muốn bắt tay… Iran với một Hiệp ước đáng nghi. Và thấy đáng nghi nhất là hai đồng minh khác của Mỹ. Israel và Saudi Arabia. Đấy là nguyên nhân sâu xa khiến Hoàng gia Saudi lên lưới đối đầu với Iran, trực diện khai chiến với hệ phái Shia và huy động hậu thuẫn của dân Á Rập theo hệ phái Sunni.

Nói vắn tắt thì nước Mỹ không phải là vô can! Những đảo điên lật lọng của siêu cường này gây bất an cho các nước khác, cả bạn lẫn thù, và còn tạo cơ hội cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo ISIS bành tr. Và với cuộc tranh cử tổng thống đang diễn ra thì giao tranh giữa Saudi Arabia với Iran cũng chỉ là chuyện nhỏ. Miễn sao, Obama khỏi phải tung quân vào trận như ông Bush con!

Bây giờ, ta nói chuyện Trung Quốc. Cũng một mô hình lý thú tương tự.


***


Năm 1972, Hoa Kỳ giải vây Trung Cộng để chặn Liên Xô, với kết quả là Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, Việt Nam Cộng Sản mời hạm đội Xô viết vào Cam Ranh Đà Nẵng. Nhưng hậu quả là Trung Cộng chiếm ghế của Đài Loan trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cho Hà Nội một bài học. Khi ấy, nước Mỹ cũng cóc cần vì đã thắng Liên Xô và chấm dứt chiến tranh lạnh.

Rồi có Trung Cộng có 36 năm tiến hành cải cách để trở thành cường quốc kinh tế hạng nhì thế giới. Nhưng lại là mối nguy hạng nhất tại vùng Đông Á, sau khi đóng đai Hà Nội trong vòng kiềm tỏa của mình từ 1991. Cũng chẳng sao. Năm 2015 vừa qua là khi Hoa Kỳ có quan hệ quân sự khắng khít nhất với Trung Cộng, sau khi Chính quyền Obama còn mời Bắc Kinh tham gia cuộc thao dượt quân sự RIMPAC trên vòng cung Thái Bình Dương, lần đầu tiên kể từ hơn hai chục năm của RIMPAC.

Bây giờ, chuyện đáng ngại cho nước Mỹ là tình trạng kinh tế sa sút của nước Tầu!

Sau 36 năm vênh váo, kinh tế Trung Cộng đang bước vào chu kỳ suy trầm – hạ cánh nhẹ nhàng – có khi là suy thoái tức là hạ cánh nặng nề. Chu kỳ ấy mới thách đố hệ thống chính trị. Một vụ sụt giá cổ phiếu có thể gieo họa kinh tế lớn hơn, mà chưa chắc, vì thị trường chứng khoán Trung Cộng không vận hành như các nước Tây phương. Nhưng nếu tình hình kinh tế lại nguy ngập hơn, bất ổn chính trị sẽ lan rộng. Trong hoàn cảnh rối bời hiện nay tại Âu Châu, Liên bang Nga và Trung Đông, Hoa Kỳ không muốn phải canh chừng thêm một sự bất ổn khác tại Hoa lục, đáng dấu năm cuối cùng của hai nhiệm kỳ Obama.

Còn sóng gió Đông Hải? Thì cũng như sóng gió tại vùng Vịnh, chỉ là chuyện nhỏ!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam quê hương tôi 4

Phần nhận xét hiển thị trên trang