Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Trung Quốc đánh cá sát Lý Sơn: Mưu đồ thâm hiểm mới


Theo chuyên gia về biển Đông, việc Trung Quốc cố tạo ra vùng đánh cá mới ở biển Đông là có ý đồ rõ ràng, điều này rất khó chấp nhận.
Xung quanh phát biểu của đại tá Lê Thanh Vân - phó tư lệnh tham mưu trưởng Vùng 3 hải quân về việc Trung Quốc đang cố tạo vùng đánh cá mới trên biển Đông, chiều ngày 17/12, chia sẻ với báo Đất Việt, TS Trần Việt Thái - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao cho biết:
"Phát biểu của đại tá Vân không có gì ngạc nhiên đối với những chuyên gia như chúng tôi bởi Trung Quốc có ý đồ rất rõ ràng, trong chiến lược của Trung Quốc ở biển Đông bao giờ cũng có 3 bước. Bước 1 là kiểm soát trên mặt nước, bước 2 kiểm soát trên không, bước 3 là kiểm soát dưới đáy biển.
Muốn kiểm soát trên mặt nước thì đầu tiên phải có khu vực, phải có sự hiện diện nhưng hiện diện về quân sự trong bối cảnh như hiện nay thì rất khó chấp nhận cho nên Trung Quốc phải sử dụng một hình thức khác là kéo cả tàu cá đi kèm.
Thực chất chiến lược của họ (Trung Quốc - pv) là tạo 1 khu vực đánh cá mới, một mặt khác của chiến lược này là hướng tới kiểm soát biển trên mặt nước ở biển Đông. Cách làm của Trung Quốc rất khó chấp nhận, quy mô tàn phá rất lớn, mức độ gây ra thiệt hại cho môi trường, ngư trường rất cao".
Trung Quốc đánh cá sát Lý Sơn: Mưu đồ thâm hiểm mới
9.000 tàu cá Trung Quốc rầm rộ tiến vào Biển Đông tháng 8/2015. Ảnh: Tân Hoa xã
Cũng theo ông Thái: "Trung Quốc cấm đánh bắt cá là lợi dụng một thông lệ chung để áp đặt ý đồ chính trị của họ và từng bước buộc những nước khác trong khu vực phải chấp nhận. trong khi đó ngay sau khi có lệnh cấm đánh bắt cá thì Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn 1 số lượng phương tiện áp đảo để tràn xuống biển Đông.
Đây có thể nói rằng Trung Quốc đang lợi dụng khoa học và lợi dụng pháp lý để áp đặt 1 thế về mặt chính trị và dựa vào số đông để áp đặt các nước trong khu vực vốn nhỏ và vốn hòa bình".
Nói thêm về việc tàu cá Trung Quốc ngày càng lấn sâu vào vùng biển của Việt Nam, chỉ cách Lý Sơn (Quảng Ngãi) tầm 45 hải lý, ông Thái cho rằng: "Thực tế, không chỉ Việt Nam hay Lý Sơn mà ngay cả Philippines ở các đảo, bãi như bãi Cỏ Mây hay Cỏ Rong, nhiều nơi Trung Quốc cũng lấn rất sâu.
Ở đây, Trung Quốc lập luận dùng đường lưỡi bò thì không chấp nhận được. Đường lưỡi bò có 3 điểm đó là không có tọa độ rõ ràng, thứ 2 là không có tính cơ sở pháp lý nào vững chắc, thứ 3 là Trung Quốc không có 1 giải thích nào cho các nước xung quanh, họ cố tình lập lờ cho nên các nước khác trong đó có Việt Nam phải chịu thiệt thòi cho những ý đồ đó".
Hiện nay thế giới văn minh rồi, chúng ta phải căn cứ vào Công ước luật biển năm 1982, quy định quyền của các quốc gia ven biển trong đó Trung Quốc cũng là thành viên nhưng họ không tuân thủ.
Nhằm tạo một sự bình thường mới
Theo vị Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược: "Trong bối cảnh thời gian tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục đưa các phương tiện dân sự xuống để che đậy cho các ý đồ về lâu dài của họ ở biển Đông, nhằm tạo ra sự việc đã rồi, tạo ra 1 sự bình thường mới trên biển Đông. Trung Quốc buộc chặt cho những nước trong khu vực phải chấp nhận 1 thế trận mà họ hoàn toàn lấn lướt, sử dụng sức mạnh để lấn lướt các nước khác.
Từ việc đánh bắt cá, xây dựng các ngọn hải đăng, xây dựng các khu dự trữ xăng dầu, họ từng bước dùng các biện pháp dân sự kết hợp với quân sự để lấn tới".
Nhấn mạnh thêm về sự ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông, ông Thái nói: Chúng ta sẽ phải lên tiếng, hiện nay chúng ta có nhiều biện pháp đấu tranh. Một là bằng chính trị đối ngoại, trong vấn đề này sẽ phải giao thiệp trực tiếp với Trung Quốc để phản đối, thông qua các cơ chế đa phương ở khu vực.
Thứ 2, về mặt báo chí các cơ quan truyền thông phải có trách nhiệm lên tiếng về việc này không chỉ bằng tiếng việt mà phải bằng ngoại ngữ khác như tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Trung.
Thứ 3, phải căn cứ vào luật pháp quốc tế, đề cao luật pháp và chuẩn mực quốc tế.
Thứ 4, phải có người giám sát, bà con, chính quyền, kiểm ngư vẫn phải bám biển. Ngư trường truyền thống của chúng ta vẫn phải bám, không để họ lấn.
Cuối cùng, chúng ta phải chuẩn bị về mặt quốc phòng, không gây chiến với ai nhưng phải có lực lượng đủ mạnh để có sức răn đe và có khả năng bảo vệ Tổ quốc.
Gia Hân
 
Nguồn: http://www.baomoi.com/s/c/18247340.epi

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc và Việt Nam lại ‘khẩu chiến’


Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố “không chấp nhận cáo buộc vô căn cứ từ phía Việt Nam”. Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố “không chấp nhận cáo buộc vô căn cứ từ phía Việt Nam”. Nguồn: AP
Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố “không chấp nhận cáo buộc vô căn cứ từ phía Việt Nam”. Nguồn: AP
Bắc Kinh và Hà Nội lời qua tiếng lại sau khi Trung Quốc điều máy bay thử nghiệm hạ cánh tại một sân bay xây ở Trường Sa.
Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm nay, 2/1, tuyên bố rằng Trung Quốc mới hoàn thành một phi trường mới trên hòn đảo mà Việt Nam gọi là bãi đá Chữ Thập ở Trường Sa.
Bà Hoa nói tiếp: “Chính phủ Trung Quốc tiến hành một chuyến bay thử tới sân bay này bằng một máy bay dân sự để thử nghiệm xem các cơ sở trên đó có đáp ứng các tiêu chuẩn hàng không dân dụng hay không. Hoạt động liên quan hoàn toàn nằm trong chủ quyền của Trung Quốc”.
Nữ phát ngôn viên này một lần nữa nhấn mạnh tới “chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa) cùng các vùng nước lân cận” đồng thời tuyên bố “không chấp nhận cáo buộc vô căn cứ từ phía Việt Nam”.
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tuyên bố rằng việc làm trên của Trung Quốc “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa; đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, tinh thần của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002; ảnh hưởng hòa bình, ổn định ở Biển Đông; giảm sự tin cậy chính trị giữa hai nước; tác động tiêu cực đến quan hệ láng giềng và tình cảm tốt đẹp giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc”.
Trong tuyên bố đăng trên trang web của Bộ này, ông Bình nói thêm: “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên của Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay, không tái diễn các hành động tương tự và có hành động thiết thực, cụ thể góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông”.
“Đi cùng hướng”
Tin cho hay, cũng trong ngày 2/1, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối.
Đáp lại, bà Hoa Xuân Oánh nói thêm rằng quan hệ Việt – Trung “về tổng thể, đang phát triển”.
“Hy vọng rằng phía Việt Nam có thể làm việc với Trung Quốc để đi cùng hướng và có các nỗ lực cụ thể nhằm duy trì việc phát triển mối quan hệ song phương một cách ổn định và tốt đẹp”, bà Hoa nói.
Phía Việt Nam  chưa có hồi đáp trước tuyên bố mới nhất của chính phủ Trung Quốc.
Trong một diễn biến khác, báo chí trong nước đưa tin, phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi công hàm để phản đối tuyên bố chủ quyền và những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tin cho hay, phái đoàn này một lần nữa lặp lại tuyên bố rằng Việt Nam “có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Liên Hiệp Quốc và luật Biển 1982”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Trung Quốc Đang Vươn Lên Thế Siêu Cường: Hoa Kỳ Có Cần Tránh Chiến Tranh Với Trung Quốc Không?


Tác giả: John Glaser
Trần Bình Nam (lược dịch)
2-1-2016
Lời giới thiệu: Ông John Glaser là nhà nghiên cứu về an ninh thế giới tại đại học George Mason. Các bài nghiên cứu của ông thường được đăng tải trên tuần báo Newsweek, và các nhật báo Guardian, Washington Times. Đài CNN cũng thường dùng tài liệu của ông.
Trong bài nghiên cứu đăng trên tờ National Interest, ngày 28/12/2015, link: The Ugly Truth About Avoiding War With China
Tôi trích thuật sau đây, ông Glaser, trích dẫn nhiều nguồn nghiên cứu của nhiều học giả khác như Graham Allison (giáo sư môn khoa học chính trị trường John F. Kennedy of Government tại đại học Harvard); John Mearsheimer (nhà nghiên cứu về bang giao quốc tế); Lyle Goldstein (gíáo sư phụ giảng về Trung quốc và Hải quân tại trường US Naval War College); Robert Jervis (Giáo sư trường Bang giao Quốc tế Adlai Stevenson, đại học Columbia); và nhiều nhà nghiên cứu khác trong nhiều lĩnh vực như giáo sư Charles Glaser, giáo sư Daniel Drezner, Joseph M. Parent (Trường Mỹ nghệ, đại học Miami), Paul K. MacDonald (Khoa học chính trị, đại học Wellesley) và giáo sư Barry Posen (Khoa học chính trị, đại học MIT) để đi đến kết luận rằng: Hoa Kỳ không cần phải giành thế thượng phong tại Á châu Thái bình dương, vì chính sách này có thể tạo ra chiến tranh một cách không cần thiết với Trung quốc. 
Bình luận về ý kiến của ông John Glaser, ông Nguyễn Thế Cường cho rằng nếu Hoa Kỳ theo đường lối của ông John Glaser thì cũng phải thôi, nhưng “Chỉ tội cho Việt Nam. Việt Nam sẽ là nước bị thua thiệt nhất trong vùng”. Tôi đồng ý một nửa với ông Nguyễn Thế Cường. Nửa sau ông quá lo xa. Nếu những người lãnh đạo tại Việt Nam biết dân chủ hóa đất nước, áp dụng một chính sách đoàn kết dân tộc để huy động nội lực của toàn dân thì Việt Nam cũng có cái thế của một nước mạnh như Nhật Bản, Ấn độ có thể tự lo cho mình để không bị Trung quốc chèn ép mà không cần cái khiên chắn của Hoa Kỳ.
Sau đây là nội dung bài viết:  The Ugly Truth About Avoiding War With China (by John Glaser)
Thế giới đang lên cơn sốt với nạn ISIS (Islamic State of Iraq & Syria), nhưng việc Trung quốc đang chuyển mình để trở thành một siêu cường cũng là chuyện làm cho các lý thuyết gia về chiến tranh và hòa bình nhức đầu. Nhà nghiên cứu Graham Allison lập luận rằng thế quốc tế hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung quốc giống như cái thế giữa hai thành phố Athens và Sparta thuộc Hy Lạp vào thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch và trận chiến tranh giành thế độc tôn của Sparta kéo dài 30 năm làm cho hai nước đều kiệt quệ mà nhà sử học Thucydides sau này đã dẫn ra như một bằng chứng lịch sử bi đát về sự tranh hùng để giành quyền bá chủ.
Về phần giáo sư Graham Allison, ông sưu tập lịch sử chiến tranh trong 500 năm qua và thấy rằng trong 16 trường hợp lớn nhỏ có một nước đang mạnh và một nước đang lên thì có 12 trường hợp nước mạnh đánh phủ đầu nước đang lên để duy trì thế bá chủ của mình. Nghiên cứu về Trung quốc hiện nay, ông John Mearsheimer, một chuyên viên về bang giao quốc tế quả quyết rằng Trung quốc không thể trở thành siêu cường trong hòa bình được. Thế nào cũng có một cuộc chiến ác liệt làm cho cuộc chiến tranh chống ISIS Nhưng có một thực tế là Trung quốc chỉ thật sự là mối đe doạ của Hoa Kỳ nếu Hoa Kỳ nhất định duy trì thế mạnh của mình trên sân cỏ nhà Trung quốc. Đối với Trung quốc sân cỏ vườn nhà là Tây Thái bình dương. Nếu Hoa Kỳ không đòi thế thượng phong tại Tây Thái bình dương thì có thể tránh được chiến tranh. Trái lại nếu Hoa Kỳ quyết chận cửa ra biển của Trung quốc thì chiến tranh khó tránh.
Hiện nay Hoa Kỳ đang áp dụng chính sách 3 gọng để kềm chế Trung quốc:
Duy trì và củng cố thế liên minh đang có với các nước Nhật, Nam Hàn, Úc châu, Phi Luật Tân và Thái Lan.
Tăng cường phân bố lực lượng quân sự trong vùng Tây Thái bình dương để có thể đáp ứng mọi tình huống quân sự.
Hội nhập sâu xa vào sinh hoạt kinh tế trong vùng để giảm thiểu hay gạt ra ngoài ảnh hưởng kinh tế của Trung quốc.
Ông John Glaser viết, nếu tin rằng các biện pháp kềm chế Trung quốc sẽ làm cho Trung quốc dễ bảo hơn thì không có gì sai lầm bằng. Chính sách này chỉ làm cho tình hình an ninh trong vùng căng thẳng hơn.
Tại sao ? Vì Trung quốc vốn cảnh giác đối với Hoa Kỳ, cho rằng Hoa Kỳ luôn tìm cách tạo bất ổn cho Trung quốc như: Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Đài Loan, Hoa Kỳ dàn trải một lực lượng Hải quân hùng hậu tại Biển Đông Trung quốc và Tây Thái bình dương và là nước có cam kết vừa chính thức vừa bán chính thức với tất cả các nước lân bang của Trung quốc. Trung quốc tin rằng Hoa Kỳ là một quốc gia bất thân thiện sẵn sàng làm bất cứ gì để giảm ảnh hưởng chính trị của Trung quốc trên thế giới.
Theo John Glaser, sự lo lắng của Trung quốc không phải không có căn cứ. Sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ chung quanh bờ biển Trung quốc có tính đe dọa. Hạm đội Thái bình dương của Hoa Kỳ luôn luôn thao diễn quân sự với các nước trong vùng. Hoa Kỳ còn một lực lượng quân sự mấy sư đoàn tại Nam Hàn và một lực lượng hùng hậu khác tại các hải đảo phía nam Nhật Bản không xa bờ biển Trung quốc bao nhiêu. Trong khi đó 40% dầu thô cung ứng cho nền kinh tế Trung quốc đều phải đi qua vùng biển mà trên nguyên tắc Trung quốc chưa đủ khả năng bảo vệ nếu có chiến tranh!
Theo giáo sư Lyle Goldstein, hiện Trung quốc theo chính sách phòng vệ. Nhưng nếu Trung quốc cảm thấy bị đe dọa hơn Trung quốc sẽ chuyển qua thế đối ứng và tình hình có thể trở nên xấu đe dọa hòa bình thế giới. (TBN: chính sách này đang được thử thách khi Hoa Kỳ thỉnh thoảng cho chiến hạm và máy bay thám thính bay vào vùng 12 hải lý chung quanh các hòn đảo Trung quốc đang xây đắp trong vùng biển Trường sa)
Nhưng nếu Hoa Kỳ biết cách chọn lựa, ổn định thế giới có thể được duy trì, trong khi Hoa Kỳ không mất mát gì. Nhiều nhà phân tích nghĩ rằng Hoa Kỳ có thể bỏ chính sách khống chế vùng Tây Thái bình dương mà không làm thiệt hại những quyền lợi cốt lõi của mình.
Hiện nay không có một chỉ dẫn gì Trung quốc sẽ đánh phủ đầu các lực lượng của Hoa Kỳ tại Tây Thái bình dương, cũng như không có ý định xâm lăng các nước trong vùng. Và mặc dù Trung quốc đang xây dựng một lực lượng Hải quân hùng hậu, Trung quốc cũng chưa có khả năng cũng như có ý định cắt đường biển quốc tế xuyên qua Biển Đông.             Hãy nhìn vị trí của Hoa Kỳ trên bản đồ thế giới. Hoa kỳ nằm giữa lục địa Mỹ châu, phía Bắc (Canada), và phía Nam (Mexico) là hai đồng minh vừa yếu về quân sự vừa không có tham vọng. Hai bên sườn là hai đại đương. Trên đất nhà Hoa Kỳ có một kho võ khí nguyên tử lớn nhất thê giới. Trong khung cảnh đó duy trì một lực lượng quân sự lớn tại Đông Á không làm cho Hoa Kỳ an toàn hơn, chỉ tốn tiền và phung phí nhân lực.
Một nguyên tắc bất di dịch là muốn làm anh cả phải trả giá. Nếu Hoa Kỳ hứa bảo vệ các nước trong vùng không muốn bị Trung quốc ép, và duy trì hàng chục ngàn quân và hơn một nửa hạm đội tại Tây Thái bình dương thì nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng. Và sự triển khai một lực lượng như vậy làm cho Hoa Kỳ có nhiều rủi ro dính vào một cuộc chiến cục bộ, mà trên nguyên tắc chỉ lợi cho quốc gia được Hoa Kỳ bảo vệ hơn là có lợi cho Hoa Kỳ.
Nắm thế thượng phong chỉ hữu ích khi nó mang lợi lộc về cho quốc gia. Nếu tính sổ thật kỹ thì trong trường hợp “Tây Thái bình dương” lợi bất cập hại. Giáo sư Robert Jervis từng viết rằng, “chiếm thế thượng phong để tung hoành một cõi đã trở thành chuyện quá khứ”. Trong thời đại nguyên tử, không có nước nào muốn làm cho đất bằng nổi sóng để tự diệt, và khuynh hướng hợp tác giữa các nước lớn là khuynh hướng thời thượng. Giáo sư Charles Glaser cũng lý luận tương tự như vậy. Ông nói: “Thời đại đơn cực đã quá mùa. Hoa Kỳ không nên theo đuổi một chính sách tốn kém nói là để bảo vệ quyền lơi cốt tử của quốc gia mà quên rằng mình đã có sự an toàn cần thiết.” Về phương diện kinh tế, giáo sư Daniel Drezner lý luận: “Người ta thường phóng đại rằng kẻ mạnh nhất sẽ thu được nhiều quyền lợi kinh tế nhất. Không có gì chứng tỏ điều đó là chân lý.” Trên thực tế, một chính sách đối ngọai dựa vào sức mạnh để “làm giàu” là một chính sách sai lầm (TBN: chính sách này chỉ đúng một thời khi các nước âu châu tranh nhau đi chiếm thuộc địa vào thế kỷ thứ 19).
Nghĩ cho cùng, chính sách giành sức mạnh tại Đông Á của Hoa Kỳ hiện nay trên căn bản không phải vì an ninh quốc gia, cũng không phải vì quyền lợi kinh tế mà chính yếu vì tự ái.  
Theo dòng lịch sử, học giả William Wohlgorth chỉ ra rằng: “Quốc gia nào đang vươn lên hàng siêu cường thường tìm cách thích ứng với khuôn mẫu có sẵn chứ không tìm cách phá bỏ để vươn lên.” Sử gia Thucydides viết rằng, nguyên nhân cuộc chiến tranh Peloponesian giữa Athens và Sparta không phải do “sự vươn lên của Athens vì Athens không đe dọa quá đáng cho nền an ninh và thịnh vượng của Sparta, nhưng Sparta phải hành động (kéo hạm đội sang đánh Athens) vì sự vươn lên của Athens đe dọa thế lãnh đạo thế giới Hy Lạp của Sparta.” Cũng vậy sự vươn lên của Đức bên cạnh siêu cường Anh quốc đưa đến Thế chiến I do một tình cờ lịch sử hơn là vì Anh quốc sợ bị Đức chèn ép quyền lợi. Hoa Kỳ bị ám ảnh bởi sự vươn lên của Trung quốc rõ ràng không phải vì an ninh của Hoa Kỳ bị đe dọa hay vì mất quyền lợi kinh tế mà chính vì tự ái nước lớn. Nhưng nếu đi đến chiến tranh vì tự ái thì không phải là khôn ngoan.
Hai nhà nghiên cứu Joseph M. Parent và Paul K. MacDonald nghĩ rằng: Hoa Kỳ nên thay thế chính sách đối ngoại hiện nay là duy trì sự hiện diện quân sự khắp nơi trên thế giới và ưa can thiệp vào những chuyện chỉ liên hệ bên lề đến quyền lợi của mình, bằng sự xác định lại cái gì thật sự là quyền lợi sinh tử của mình để giảm thiểu chi tiêu quốc phòng và rút dần quân đóng ở nước ngoài về. Hai ông Parent và MacDonald lập luận rằng duy trì các tiền đồn xa là sách lược phòng chống của chiến tranh lạnh theo thuyết dominos khi kẻ thù (Xô viết) là một đối tượng nguy hiểm công khai tuyên bố quyết diệt Hoa Kỳ để thiết lập một thế giới đại đồng ảo tưởng. Thuyết “tiền đồn và ngăn chận” này không còn ăn khách nữa.
Ông Barry Posen tại đại học MIT (Boston, Hoa Kỳ) chủ trương Hoa Kỳ nên giảm bớt sự hiện diện quân sự tại Á châu Thái bình dương. Ông nói các nước có khả năng trong vùng sẽ tự đảm trách công việc bảo vệ mình trước đe dọa của Trung quốc. Sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ có thể làm cho Hoa Kỳ dính líu vào những cuộc tranh chấp địa phương có thể trở thành chuyện lớn.
Thật ra Hoa Kỳ có chính sách “làm đàn anh” tại Đông á trước khi Trung quốc bước vào sân chơi siêu cường, cho nên nếu (Hoa Kỳ) nói cần duy trì sự hiện diện vì Trung quốc đang lên là một lập luận thiếu căn bản. Trên thực tế dù cho kinh tế (và đi theo là sức mạnh quân sự) của Trung quốc càng ngày càng lớn mạnh, viễn ảnh Trung quốc làm chủ Á châu Thái bình dương cũng còn rất xa vời.
Muốn làm chủ Á châu -Thái bình dương,Trung quốc phải chứng tỏ vượt trội hơn các quốc gia trong vùng về mọi phương diện. Điều này không dễ vì Ấn Độ cũng có mộng siêu cường, có vũ khí nguyên tử và được bảo vệ bởi dãy núi Hy Mã Lạp Sơn. Nhật Bản là một quốc gia kiên cường và có khả năng trở thành một lực lượng quân sự, kể cả vũ khí nguyên tử trong một thời gian ngắn nếu cảm thấy bị đe dọa. Liên bang Nga cũng có thể kềm chế ảnh hưởng của Trung quốc trong vùng Trung Á và sự hiện diện của Hải quân Liên bang Nga vùng Bắc Thái Bình Dương cũng không cho phép Trung quốc đầu tư tất cả sức mạnh của hạm đội về phía nam. Trung quốc có vấn đề dân số và tình hình luôn luôn bất ổn tại Tân Cương và Tây tạng. Trong bối cảnh đó Hoa Kỳ có thể rút ra khỏi Tây Thái bình dương và vẫn đủ thì giờ trở lại nếu cần.
Nếu (1) kinh tế lệ thuộc lẫn nhau, (2) gây chiến tranh để giành thế siêu cường độc nhất trong thời đại toàn cầu hóa đã lỗi thời, thì không có căn bản nào để kết luận chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung quốc là điều không thể tránh được. Tuy nhiện lịch sử thế giới chứng tỏ rằng khi có một quốc gia vươn lên thế siêu cường, thế giới sẽ trải qua một thời kỳ tế nhị và nguy hiểm. Nếu không có chiến tranh thì tranh chấp ngấm ngầm cũng làm cho thế giới trải qua những ngày ăn ngủ không yên.
Nếu Hoa Kỳ nhất quyết duy trì thế thượng phong của mình tại Đông Á để chận sự bành trướng của Trung quốc thì có nhiều rủi ro chiến tranh. Và dù tránh được chiến tranh Hoa Kỳ cũng trở nên mệt mỏi một cách không cần thiết.       
Tác giả John Glaser kết luận: Đó là điều Hoa Kỳ không cần làm mà vẫn vững như bàn thạch.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

'Quan văn nghệ'


Ảnh minh họa.
Năm 2012 tôi và đồng nghiệp tới tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của Hội đồng nghệ thuật Anh. Theo lời giới thiệu thì về cơ cấu, Chủ tịch Hội đồng là người do Bộ Văn hóa, Truyền thông và Thể thao của Chính phủ Anh cử, hơn 20 ủy viên Hội đồng là chuyên gia hàng đầu về nghệ thuật của Vương quốc, làm việc nửa thời gian, không lương, phụ cấp.

Tò mò, tôi hỏi về nguồn sống, và người đại diện Hội đồng trả lời: Phần lớn ủy viên làm việc tại một trường đại học, viện nghiên cứu, đoàn nghệ thuật,… nào đó nên cuộc sống bảo đảm, ai không có nơi làm việc ổn định thì nhận dự án của Hội đồng.

Tới khi biết nhiệm kỳ ủy viên là ba năm, mỗi ủy viên không làm quá hai nhiệm kỳ, tức là không quá sáu năm, tôi lại tò mò và hỏi tiếp: nếu đó là chuyên gia rất giỏi thì có làm tiếp không, đại diện của Hội đồng trả lời: Sáng tạo nghệ thuật luôn cần cái mới, vì thế sau sáu năm phải thay thế, để cái mới hơn có điều kiện ra đời.

Như vậy, để giải quyết một việc theo tôi khá phức tạp là tạo điều kiện cho cái mới trong nghệ thuật luôn có cơ hội xuất hiện thì về nhân sự, Hội đồng có quan niệm và phương án giải quyết khá đơn giản nhưng xem ra phù hợp. Đáng nói là Hội đồng không phải là cơ quan sự nghiệp mà làm nhiệm vụ quản lý nhà nước, như: xác định hành lang pháp lý, vạch phương hướng hoạt động ở tầm vĩ mô, phân bổ ngân sách, bảo vệ bản quyền tác giả, điều tiết bằng chính sách thuế,…

Dù vai trò quan trọng nhưng Hội đồng không trực tiếp tổ chức hoạt động nghệ thuật và tuy không được hưởng lương nhưng với ý thức trách nhiệm, mọi ủy viên Hội đồng vẫn chủ động nắm bắt, suy nghĩ, tìm cách thức thúc đẩy nghệ thuật của Vương quốc Anh phát triển.

Nhắc đến chuyến đến nước Anh, lại nhớ chuyện buồn cười. Chẳng là trước khi đi, thấy địa chỉ nơi làm việc đều vào hàng tiếng tăm, như: Hội đồng nghệ thuật Anh, Hội đồng Anh, King’s College London, Royal Academy of Dramatic Art,… tôi hỏi anh em cần mang comple không. Anh em bảo cần, tôi ngán quá. Vì đời tôi đến lúc đó hình như chỉ mặc comple có vài ba lần, cũng may hai ba bộ, nhưng may xong là cất vào tủ, vài năm cũ lại cho người khác. Mua comple mới rồi, trước khi đi tôi gấp cẩn thận, cất đáy vali!

Buổi làm việc đầu tiên, tôi xúng xính comple và trịnh trọng một cách ngượng ngịu. Lúc làm việc lại thấy nam giới bên phía chủ nhà hầu như chỉ quần “bò”, áo vét, đeo balo. Thế là từ hôm đó tôi cũng quần “bò”, áo vét và đeo balo, tha hồ tung tẩy, comple trở lại đáy vali, nằm yên ở đó đến khi tôi về Việt Nam! Xem ra cái sự thoải mái như thế hợp lại với tôi, mà từ đó anh em trong đoàn cũng mặc thoải mái hơn.

Riêng vị Giáo sư trưởng đoàn đến đâu là comple rất trịnh trọng, xách cặp “số”, tôi trêu ông: “Cả Londond mỗi mình anh xách cặp số!”. Rồi khi học tại Trường Hành chính quốc gia CH Pháp (L’ENA). Đã nghe danh trường từ trước, mà giảng viên được giới thiệu toàn là chuyên gia đầu ngành, nên tôi rất rụt rè.

Đâu ngờ ngay buổi học đầu tiên, giảng viên vừa giảng bài vừa ghé mông ngồi lên chiếc bàn trước mặt tôi. Lần nào ngước nhìn lên lại thấy đôi mông thù lù, tôi lại suýt phá ra cười. Và rồi sự uyên bác nhưng gần gũi, vui vẻ của ông làm cho tôi rất khoái, nhớ hình ảnh của ông đến bây giờ. Nói tóm lại những người như vậy không có vẻ quan cách, mà với họ, trí tuệ, tri thức và hiệu quả làm việc mới quan trọng.

Họ làm tôi nhớ nhiều “quan văn nghệ” ở Việt Nam, mà vì công việc tôi hay tiếp xúc. Thường thì thành phần xuất thân của các “quan văn nghệ” không phức tạp lắm. Họ, nếu không là văn nghệ sĩ nổi tiếng (mà với một số vị, tôi lại rất ngờ về tài năng?), thì cũng là viên chức cơ quan nào đó chuyển đến cơ quan văn nghệ. Một số người có chức danh, học vị nhưng đôi khi chức danh, học vị chẳng dính dáng gì với lĩnh vực nghệ thuật họ làm “quan”!

Dẫu là “quan văn nghệ” trung ương hay “quan văn nghệ” địa phương thì gặp họ thường thấy mặc comple, xách cặp, đi ôtô biển xanh. Dự các cuộc họp, nếu không ngồi trên đoàn chủ tịch, họ cũng ngồi hàng ghế đầu, thường có tấm biển ghi họ tên, chức vụ đặt ngay trước mặt. Nghe họ phát biểu nhiều lần, tôi khám phá ra ý kiến của họ như na ná nhau, tôi đồ rằng đó là kết quả có được sau khi học tập một nghị quyết về văn nghệ, hoặc là sau khi lĩnh hội một cách sâu sắc tại khóa học lý luận nào đó. Và tôi thấy bi hài mỗi khi nghe “quan văn nghệ” xuất thân từ sân khấu lại chỉ đạo điện ảnh, âm nhạc,… phải thế này thế kia; “quan văn nghệ” xuất thân là nhà thơ lại đứng ra yêu cầu nghệ thuật tạo hình, sân khấu,… phải thế này thế nọ.

Ông nào đọc sang sảng văn bản được chuẩn bị trước thì còn ra một nhẽ (liệu có phải văn bản là do người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật cụ thể nào đó soạn giúp?), ông nào “nói vo” hoặc thi thoảng thoát ly văn bản để “nói vo” và kể một hai giai thoại cho thêm phần sinh động thì thôi rồi, nhầm tác giả này với tác giả kia, tác phẩm này với tác phẩm nọ là… chuyện bình thường!

Cũng vì tiếp xúc nhiều và có theo dõi chút ít mà tôi nhận thấy có một số tình huống éo le.

Một là sau khi làm “quan văn nghệ”, chẳng hiểu vì “quan nghiệp” bận rộn nên thiếu thời gian sáng tác hay là từ khi làm “quan” mà cảm xúc thẩm mỹ, tư suy sáng tạo trở nên khô cạn, mà xem ra một số vị xuất thân là văn nghệ sĩ thường ít có sản phẩm nghệ thuật mới, nếu có cũng không mấy xuất sắc?

Hai là, trong các “quan văn nghệ” xuất thân viên chức của cơ quan nào đó, lại có một số vị rất nhanh chóng trở thành văn nghệ sĩ. Không biết thực hư ra sao, nhưng lần đến tỉnh nọ, anh em văn nghệ sĩ kể tôi nghe ở đó một “quan văn nghệ” bỗng dưng có hứng sáng tác ca khúc. Ông sáng tác theo lối viết ra “phần nhời”, sau đó ư ử phổ giai điệu, rồi nhờ một nhạc sĩ trong tỉnh ký âm hộ. Chờ mãi chưa thấy tác phẩm về tay, ông hỏi nhạc sĩ: “Bài hát của tớ cậu viết xong chưa?”!

Tuy nhiên, trong số “quan văn nghệ” trở thành văn nghệ sĩ, có lẽ số người làm thơ chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo tôi, hiện tượng này là có căn nguyên của nó. Vẽ một bức tranh, viết một ca khúc hay làm biên đạo múa, đạo diễn điện ảnh,… đều cần tới trình độ nghề nghiệp, không phải người nào cũng có thể bỗng dưng xông vào múa may. Mà đã làm “quan văn nghệ” thì ai lại lên sân khấu, ra trường quay thủ vai nhân vật nào đó để đi lại nhẹ nhàng hay huỳnh huỵch, hoặc vung tay đá chân, nói năng hùng hồn, hò hét ỏm tỏi, hoặc nhăn nhở cười cợt, hoặc ti tỉ khóc lóc,… Có lẽ vì thế lộ trình trở thành nghệ sĩ dễ dàng, đơn giản nhất là làm thơ.

Sự phong phú, sinh động của tiếng Việt quả thực đã cấp cho một số “quan văn nghệ” ưu thế này, khi mà chỉ cần viết mấy câu chữ du dương, có vần vèo, nhịp điệu, năm bảy chữ cho xuống dòng,… là có ngay bài thơ. Tiếp theo, nếu là “quan văn nghệ” địa phương thì gửi đến tạp chí văn nghệ địa phương, nếu là “quan văn nghệ” trung ương thì gửi đến báo, tạp chí văn nghệ ở trung ương. Được biên tập viên có nghề “mông má” lại cho có dáng dấp của một bài thơ thì tốt, không “mông má” cũng chẳng sao, quan trọng là công bố, mà đã có thơ được công bố thì nghiễm nhiên sẽ được gọi là nhà thơ. Còn khi được một hai cây bút tên tuổi nào đó viết bài tán dương, ca ngợi nức nở thì không chỉ được gọi là nhà thơ, mà còn được gọi là nhà thơ tài năng, tâm huyết, đau đáu với đời, với người,…!

Cách đây đã lâu, một văn nghệ sĩ sắp đến tuổi nghỉ hưu tới gặp tôi đề nghị về thay bác. Anh em cũng quý nhau, nhưng từ hồi bác làm “quan văn nghệ” tôi cũng ít gặp. Nghe bác đề nghị, tôi tủm tỉm cười trả lời: “Cảm ơn bác tin cậy em, nhưng chỗ của bác là chỗ “quán triệt”, em là thằng “quán xá”, cứ để em “quán xá”. Bác cần gì em giúp, em không về đó đâu”! Từ đó, đôi lần gặp bác tôi lại nói vui: “Không hiểu sao hôm ấy trả lời bác, em lại nói một câu hay thế!”.

Tếu táo để thoái thác vậy thôi, chứ thực tình tôi không thích. Cứ nghĩ đến cái màn comple, cravat chỉnh tề, trịnh trọng lên xe, xuống xe, tới đâu cũng ngồi ghế hàng đầu, phát biểu chỉ đạo này khác là tôi đã ớn. Đó là mấy việc không hợp với “tạng” của tôi. Nhưng hình như đó lại là ước mơ của không ít người. Và tôi nghĩ, ước mơ là quyền của mỗi người, vấn đề là đừng vì ước mơ mà tìm mọi cách đạt tới, và khi ước mơ đạt được rồi, hãy làm việc có hiệu quả tương xứng với nhất vị trí, trách nhiệm.

Tôi nghĩ đến điều này vì hiện tại số “quan văn nghệ” ở Việt Nam có lẽ cũng tới vài ba trăm người, nhưng tại sao văn nghệ nước nhà vẫn cứ ì ạch, như dậm chân tại chỗ, thành tựu thì năm mười họa rổn rảng một hồi rồi mất tăm mất hơi? Vẫn biết là sự ra đời của thành tựu văn học, nghệ thuật trước hết phụ thuộc vào tài năng, tâm huyết, trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ, nhưng thử hỏi “quan văn nghệ” có mặt trên đời làm gì, nếu không tổ chức, quản lý một cách hiệu quả, nếu không giúp vào quá trình làm nên thành tựu văn học, nghệ thuật?

Dù không phải là người vọng ngoại thì khi bàn tới các “quan văn nghệ” tôi vẫn nhớ tới Hội đồng nghệ thuật Anh. Và tôi nghĩ, dẫu thế nào thì quan niệm và cách thức tổ chức của Hội đồng, thái độ trách nhiệm, tâm huyết của thành viên Hội đồng cũng có điều để chúng ta học hỏi. Bởi trên thực tế, Hội đồng nghệ thuật Anh có vai trò cực kỳ quan trọng giúp vào việc làm cho Vương quốc Anh trở thành một trong các trung tâm lớn của hoạt động sáng tạo nghệ thuật trên thế giới.
Dù vai trò quan trọng nhưng Hội đồng không trực tiếp tổ chức hoạt động nghệ thuật và tuy không được hưởng lương nhưng với ý thức trách nhiệm, mọi ủy viên Hội đồng vẫn chủ động nắm bắt, suy nghĩ, tìm cách thức thúc đẩy nghệ thuật của Vương quốc Anh phát triển.

Nguyễn Hòa

http://daidoanket.vn/chuyen-de/quan-van-nghe/82145
Phần nhận xét hiển thị trên trang

CÂU CHUYỆN ĐẦU NĂM: THOÁT KHỎI SỢ HÃI - Nguyễn Quang Dy


Không phải quyền lực làm tha hóa mà là sợ hãi. Sợ mất quyền lực làm tha hóa những người nắm quyền và sợ cái gậy quyền lực làm tha hóa nhữg người bị nó cai trị…” (Aung San Suu Kyi, diễn văn nhận giải thưởng Sakharov về Tự do Tư tưởng, 7/1991)
“Thoát khỏi sợ hãi” không phải là một ý tưởng mới, nhưng Aung San Suu Kyi đã làm mới và đúc kết nó lại thành một lý thuyết mới và niềm tin vững chắc, không những dựa trên triết lý Phật giáo và các tri thức phổ quát khác, mà còn dựa vào trải nghiêm của chính bản thân minh đã bị chính quyền độc tài quân sự đầy đọa suốt hai thập kỷ bằng quản thúc biệt lập. Lý thuyết này đã được Suu Kyi trình bày rõ trong bài luận “Thoát khỏi sợ hãi” (1990) và các bài viết, bài giảng, bài phỏng vấn khác trong những năm qua, để chia sẻ với người dân Miến Điện và thế giới bên ngoài, trong cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ vì tự do, dân chủ và nhân quyền, bằng đấu tranh bất bạo động. Muốn học hỏi kinh nghiệm của người Miến Điện (do Suu Kyi va NLD lãnh đạo) đã giành được thắng lợi to lớn trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua, điều cần thiết là phải hiểu rõ “Thoát khỏi sợ hãi” thực sự có ý nghĩa gì, và chúng ta phải làm thế nào để ứng dụng đươc lý thuyết và kinh nghiệm đó vào thực tế của mình.
Động lực và nguồn cảm hứng
Các bậc tiền bối cách mạng Việt Nam (như cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chi Minh, v.v.) đã đi tìm đường cứu nước để giành độc lập tự do bằng cách vượt biển sang Phương Tây (và Phương Đông) để tìm lối thoát “từ thế giới bên ngoài”. Ít nhất lúc đó họ còn được tự do đi lại. Nhưng Aung San Suu Kyi (cũng như Martin Luther King và Nelson Mandela) đã bị giam cầm biệt lập với thế giới bên ngoài. Nhưng họ đã không chịu khuất phục và bất lực trước hoàn cảnh, đã không bỏ phí thời gian, họ nghiền ngẫm tìm lối thoát “từ thế giới bên trong”, trước hết là giải phóng tư tưởng cho chính mình (ngay khi đang bị giam).
Suu Kyi kể lại, chính trong nhũng năm tháng bị quản thúc mà bà đã có thời gian tìm hiểu về bản chất “Sáu Nỗi khổ Lớn” (trong Đạo Phật): Sinh, lão, bệnh, tử, xa cách những người thân, và buộc phải sống chung với những người mình không thích. Chính hai điều cuối đã làm bà giác ngộ về nỗi khổ của chính bản thân mình và trách nhiệm của mình đối với nỗi khổ của người dân Miến Điện, quyết tâm dấn thân để giải thoát khỏi những nỗi khổ đó. Suu Kyi tin rằng “bất cứ nơi nào nỗi khổ bị bỏ qua thi nơi đó có mầm mống xung đột bởi vi nỗi khổ sẽ làm con người sa đọa, thù hận và bạo hành”
Không phải Suu Kyi chỉ đi tìm nguồn cảm hứng và lối thoát từ triết lý đạo Phật mà còn từ những tri thức phổ quát khác. Có lẽ bà đã tìm thấy mẫu số chung giữa triết lý đạo Phật và Tuyên ngôn Nhân quyền của LHQ. “Bỏ qua và coi thường nhân quyền đã dẫn đến những hành đông man rợ làm lương tri loài người phẫn nộ, nên LHQ tuyên bố rằng việc tạo ra một thế giới trong đó con người được tự do ngôn luận, tự do tin ngưỡng, thoát khỏi sợ hãi và thiếu thốn là nguyện vọng cao nhất của con người”. (Lời nói đầu của Tuyên ngôn Nhân quyền của LHQ)
Không thể thoát khỏi ngu dốt nếu chúng ta không được tự do đi tìm sự thật không bị khống chế bởi sợ hãi. Với mối liên quan chặt chẽ giữa sợ hãi và tham nhũng, không có gì là khó hiểu trong một xã hội mà sợ hãi bao trùm thì mọi hình thức tham nhũng sẽ ăn sâu bám rễ. Nếu chúng ta không thoát khỏi sợ hãi, chúng ta sẽ không thể để lại cho con cháu một tương lai mà chúng ta muốn chúng được hưởng.
Suu Kyi cũng tin rằng một cuộc cách mạng chỉ nhằm thay đổi chính sách và thể chế chỉ để cải thiện điều kiện vật chất thì sẽ không có cơ hội thành công thực sự. “Tầm nhìn của chúng ta về một thế giới phù hợp với loài người văn minh và có lý trí sẽ làm cho chúng ta dũng cảm chịu hy sinh để xây dưng một xã hội không thiếu thốn và không sợ hãi. Không thể coi thường những tiêu chí như sự thật, công lý và cảm thông vì những giá tri này thường là chỗ dựa duy nhất chống lai cường quyền”.
Trong số những quyền tự do cơ bản mà con người vươn tới, thì quyền thoát khỏi sợ hãi là cao nhất, vừa là phương tiện vừa là mục tiêu. Một dân tộc muốn xây dựng đất nước mình trên cơ sở những thể chế dân chủ lành mạnh được thiết lập vững chắc như một đảm bảo đối với quyền lực nhà nước, truớc tiên phải giải phóng tư tưởng cho chính mình khỏi vô cảm và sợ hãi. Muốn thoát khỏi sợ hãi, phải dũng cảm. Có người được trời phú cho “không biết sợ” (fearless), nhưng có lẽ chúng ta cần hơn cả lòng dũng cảm được tôi luyện qua thử thách, lòng dũng cảm bắt nguồn từ thói quen không chịu để sợ hãi điều khiển hành động của mình, có thể gọi đó là “sự bình thản trước thách thức”
Cơ sở lý luận
Trong bài “Thoát khỏi sợ hãi”, Suu Kyi phân tích, “Trong một chế độ phủ nhận sự tồn tại của nhân quyền, sợ hãi có xu hướng trở thành quy luật. Sợ bị bỏ tù, sợ bị tra tấn, sợ bị chết, sợ mất bạn bè, gia đình, tài sản hay phương tiện sống, sợ nghèo đói, sợ bị cô lập, sợ thất bại. Nhưng có một loại sợ khó nhận diện nhất núp dưới cái vỏ hiểu biết, thậm chí khôn ngoan, là mọi hành động dũng cảm nhỏ bé hàng ngày giúp ta duy trì lòng tự trọng và nhân cách con người thường bị lên án là dại dột, khinh suất, tầm thường, hay vô ích. Rất khó để những người bị sợ hãi khống chế theo nguyên tắc cai trị là “chân lý thuộc về kẻ mạnh” có thể tự giải phóng mình khỏi nỗi sợ ngột ngạt làm con người hèn yếu. Nhưng ngay trong bộ máy nhà nước hà khắc nhất thì lòng dũng cảm vẫn không ngừng trỗi dậy, vì sợ hãi không phải thuộc tính của con người văn minh”.
Suu Kyi chưa bao giờ nói rằng nền dân chủ là một hệ thống hoàn hảo, bởi vì con người chúng ta không hoàn hảo. Chúng ta không có khả năng sản sinh ra một hệ thống hoàn hảo. Nhưng Suu Kyi cho rằng sự không hoàn hảo đó cũng là điều hay và là một thách thức. Nếu chúng ta đều hoàn hảo cả thì thế giới này sẽ nhàm chán vô cùng. Điều quan trọng là chúng ta phải khắc phục sự không hoàn hảo của xã hội, của pháp luật và tập quán đã làm khổ chúng ta và làm xói mòn nhân phẩm.
Suu Kyi tin rằng “lòng nhân ái có thể thay đổi cuộc sống con người” và bà kêu gọi hãy “chung tay tạo ra một thế giới yên ổn trong đó mọi người có thể ngủ yên giấc và thức dậy trong hạnh phúc”. Theo Suu Kyi, lòng vị tha trong đạo Phật là tâm điểm của quá trình dân chủ hóa. Có lẽ bà chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các lãnh tụ dân quyền chủ trương bất bạo động như Martin Luther King và Mahatma Gandhi.
Ý tưởng đấu tranh bất bạo động của họ thực ra không khác tư tưởng của các bậc hiền tài trong lịch sử Việt Nam như Nguyễn Trãi đã viết trong “Bình Ngô Đại cáo” (1248), “Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Suu Kyi cũng lập luận tương tự, “Khi người ta không có súng trong tay thì phải cố gắng sử dụng cái đầu của mình, phải dùng cảm xúc và trí tuệ để tìm ra giải pháp”. Có lẽ đây chính là ý tưởng “sức mạnh mềm” (hay sức mạnh thông minh).
Dường như các quan điểm chính trị này đã được giới khoa học và nghiên cứu lâu nay chia sẻ hoặc thừa nhận. Darwin nói (1872) sợ hãi là cảm xúc trầm cảm nhất trong mọi cảm xúc… Einstein cũng nói (1938) rằng mọi hành động có ý thức của chúng ta đều bắt nguồn từ ham muốn và sợ hãi…Như vậy, sợ hãi là cảm xúc nguyên thủy nhất trong mọi cảm xúc và có vai trò chính trong sự phát triển của bộ não, từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời còn lại.
Trong cuốn sách “Tổ chức Không có Sợ hãi” (The Fear-free Organization, Kogan Page 2015), giáo sư Paul Brown, một nhà khoa học Anh, đã nghiên cứu yếu tố sợ hãi trong bối cảnh 8 cảm xúc cơ bản (Sợ hãi, Buồn phiền, Giận dữ, Kinh tởm, Thích thú, Vui vẻ, Yêu thương, Ngạc nhiên) để xem tại sao con người lại dễ sợ hãi và tại sao có thể vận dụng nó như một công cụ quản trị, bởi vì sợ hãi có vai trò lớn trong việc phát triển “cái tôi”. Nhưng ông cũng nói rằng tuy sợ hãi là thiết yếu để chúng ta tồn tại nhưng sợ hãi quá có thể hủy diệt chúng ta, bởi vì sợ hãi sẽ thôi thúc chiến đấu hoặc bỏ chạy…
Ông cho rằng, “Tất cả chúng ta sinh ra đã biết sợ: đó là do một phần cấu trúc thần kinh. Có một số thứ đáng sợ mà có lẽ về di truyền chúng ta đã được chuẩn bị từ trước để sợ…” Các nhà khoa học gọi đó là “thuyết chuẩn bị” (LeDoux, 1996). “Nhưng lại có những thứ chúng ta phải học mới biết sợ…” Vì vậy, chủ đề chính trong cuốn sách mà ông và các cộng sự viết là nhằm tạo ra một lý thuyết mới về con người và tổ chức, dựa trên việc sơ đồ hóa dòng chảy của năng lượng của con người trong tổ chức (thông hay tắc), để tìm cách quản trị nó một cách có lợi trong hệ thống tổ chức đó.
Paul Brown lập luận rằng những người lãnh đạo tạo ra sự khác biệt thường dũng cảm và có lòng tin, họ tin vào chính mình và tin vào những nhân sự chủ chốt trong tổ chức. Nó dựa trên sự tin cậy chứ không phải sợ hãi. Sợ hãi là trở ngại, còn quan hệ nhân ái là giải pháp. Bằng chứng nghiên cứu về thần kinh học cho thấy sợ hãi sẽ hủy diệt trong khi tin cậy sẽ sáng tạo. Ông tin rằng phát triển đột phá của khoa học trong thê kỷ 21 là từ ngành thần kinh sinh vật học (neurobiology)
Thực vậy, ngày 2/4/2013, tại Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama đã công bố chương trình nghiên cứu về bộ não (The BRAIN Initiative) với cam kết kinh phí ban đầu cho năm tài khóa 2014 là 110 triệu USD. Ông gọi chương trình này là “dự án lớn tiếp theo của Mỹ” (the next great American project) sau dự án nghiên cứu về “Sơ đồ Gien” (Genome Mapping project) để giúp các nhà khoa học tìm hiểu nguồn gốc và lý giải các hoạt động bí ẩn của bộ não (enigmatic brain activities).
Kinh nghiệm thực tế
Bài học Miến Điện
Miến Điện từng là thuộc địa của Anh, nhưng có lẽ người Miến Điện không căm thù và bài xích người Anh. Sau khi giành độc lập, người Miến Điện không phải chống người Anh như người Việt Nam phải chống người Pháp (vì chúng “muốn chiếm nước ta một lần nũa”). Cũng như Ấn Độ, người Miến Điện chịu ảnh hưởng nhiều của ngôn ngữ Anh và văn hóa Anh. Tuy Miến Điện có nhiều mâu thuẫn sắc tộc và tôn giáo nên cần một chính quyền trung ương và quân đội mạnh để giữ gìn an ninh trật tự, nhưng có lẽ chế độ độc tài quân sự chỉ là ngoại lệ, chứ không phải là truyền thống.
Việc hiến pháp (do quân đội soạn thảo) cấm người có vợ chồng con cái là người nước ngoài làm tổng thống chỉ là một thủ đoạn chính trị để đối phó tình huống (với Aung San Suu Kyi), chứ có lẽ không phải là truyền thống văn hóa bài ngoại. Điều khoản này chắc sẽ phải bỏ, vì sau tuyển cử thắng lợi Suu Kyi đã tuyên bố thẳng thừng là sẽ “ở trên tổng thống”. Đa số các sỹ quan cao cấp, trí thức, và doanh nhân Miến Điện đều học các trường của Anh, nên việc lấy người nước ngoài không phải hiếm.
Việc đa số lãnh đạo quân đội và phe đối lập đều là trí thức là một tiền đề quan trọng và may mắn để hai phía có thể hòa giải. Tuy lãnh đạo quân đội trở thành độc tài, tham nhũng, mất lòng dân, nhưng vì họ là trí thức có hiểu biết nên có thể nhận ra sai lầm để chấp nhận đàm phán và thỏa hiệp. Đạo Phật và trí thức là hai yếu tố thuận lợi cho đấu tranh bất bạo động và hòa giải dân tộc ở Miến Điện.
Khi đàm phán có hai tiền đề quan trọng là phải xây dựng lòng tin (không nuốt lời hứa và không trả thù) và hai bên phải theo luật chơi (dựa trên luật pháp hay quy tắc ứng xử). Nếu hai bên tiếp tục lo sợ, nghi ngờ, thù hận thì không thể có lòng tin. Nếu hai bên không ứng xử có văn hóa thì sẽ không tôn trọng luật chơi (sẽ chơi theo luật rừng). Nói cách khác, muốn hòa giải và thỏa hiệp, thì phải từ bỏ cực đoan và thù hận. Người Miến Điện có thể làm đươc, liệu người Việt Nam có làm được không?
Bài học Trung Quốc
Tâm lý lo sợ, nghi ngờ thường dẫn đến hành động cực đoan, bạo liệt. Đó không phải chỉ là đặc thù của chế độ độc tài cộng sản Trung Quốc, mà còn là hệ quả của dân trí thấp, do bị kiểm duyệt chặt chẽ bởi những người cộng sản vô học và vô đạo, luôn hành xử một cách cực đoan và cuồng tín. Tại sao họ lại tra tấn và tàn sát lẫn nhau không thương tiếc trong Cách mạng Văn hóa? Tại sao họ lại đàn áp sinh viên một cách dã man không thương tiếc tại Thiên An Môn? Họ bị xô đẩy bởi tâm trạng lo sợ và tư duy cực đoan.
Vụ đàn áp hàng loạt phái Pháp Luân Công (từ năm 1999) và chiến dịch “Thu hoạch Đẫm máu” (Bloody Harvest) mổ lấy nội tạng sống của họ đem bán lấy tiền (dưới thời Giang Trạch Dân và những kẻ khác) đã bị dư luận lên án là tội ác khủng bố chống loài người, như “quả bom nổ chậm” trong hồ sơ nhân quyền Trung Quốc. Tại sao người ta có thể đối xử mất nhân tính như vậy đối với đồng loại (như thời Trung cổ)? Có lẽ lo sợ và lòng tham đã đã xô đẩy những lãnh đạo cực đoan phạm tội ác man rợ này.
Trong quan hệ với Mỹ, Trung Quốc cũng bị xô đẩy bởi mối lo sợ (tiềm ẩn) và cơ hội thực dụng (trước mắt). Một lãnh đạo TQ đã nói thẳng thừng, “Phải chống đế quốc Mỹ đến cùng, nhưng cách chống tốt nhất là hợp tác với họ”. Đó là quan điểm thực dụng theo kiểu “mèo trắng mèo đen, miễn là bắt được chuột” của Đặng Tiểu Bình. Về chiến lược lâu dài, Mỹ vẫn là kẻ thù chính, nhưng về lợi ích trước mắt, Trung Quốc có thể trục lợi bằng hợp tác với Mỹ theo chính sách “tham dự một cách xây dựng” (constructive engagement) để phát triển kinh tế (nhưng không thay đổi chính trị), cho đến khi đủ mạnh để trở mặt thách thức vai trò lãnh đạo của Mỹ và thay đổi nguyên trạng, bằng chia sẻ hay tranh giành quyền lực.
Trong vụ Vương Lập Quân chạy vào Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô (năm 2012, vì lo sợ đến tính mạng) người Mỹ đã hợp tác với Tập Cận Bình để giúp ông ta xử lý các đối thủ chính trị (như Bac Hi Lai và Chu Vĩnh Khang cùng đồng bọn, được Giang Trạch Dân ngầm ủng hộ) trong chiến dich “đả hổ diệt ruồi”. Tập Cận Binh đã lợi dụng chống tham nhũng để củng cố quyền lực, vì lo ngại nếu không diệt đối thủ thì sẽ bị đối thủ tiêu diệt. Đấy là bản chất của đấu tranh quyền lực cực đoan.
Nay Tâp Cận Binh đã củng cố xong quyền lực của mình, và Trung Quốc đã trở thành siêu cường kinh tế thứ hai trên thế giới, nên ông ta quyết định thực hiện “Giấc mộng Trung hoa” bỏ qua lời khuyên của Đặng Tiểu Bình là phải chờ thời. Ông ta cho rằng đã đến lúc trở mặt thách thức Nhật Bản (ở phía Đông) và thách thức Mỹ và ASEAN (ở phía Nam) vì tin rằng Biển Đông vừa là cơ hội tốt vừa là nguồn lợi lớn, cần dùng sức mạnh thách thức vị trí đứng đầu của Mỹ tại khu vực. Ông ta lo sợ cơ hội tốt tại Biển Đông có thể tuột mất nếu không hành động ngay (trước khi Mỹ và Việt Nam trở thành đồng minh chiến lược). Tập Cận Bình muốn kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan để rửa nỗi nhục trong quá khứ, và làm giảm áp lực căng thẳng trong nước bằng cách gây căng thẳng bên ngoài để bành trướng.
Trong thập niên 1950 và 1960 khi Việt Nam và Trung Quốc còn gắn bó như “môi với răng”, Việt Nam đã bắt chước đường lối cực đoan và quá khích của Trung Quốc trong “Cải cách Ruộng đất” và đàn áp “Phong trào Nhân văn Giai phẩm”. Việt Nam đã bị xô đẩy bởi chủ nghĩa Mao cực đoan và bạo liệt, nhầm lẫn giữa ý thức hệ và lợi ích dân tộc. Đầu năm 1979, Trung Quốc đã quyết định “dạy Viêt Nam một bài học”, xô đẩy người Việt Nam vào vòng tay người Nga (cũng như đang xô đẩy VN vào vòng tay người Mỹ hiện nay). Đến 9/1990, Viêt Nam lại bị xô đầy vào vòng tay Trung Quốc một lần nữa (tại Thành Đô), cũng bởi vì quá lo sợ và nhầm lẫn về ý thức hệ với lợi ích dân tộc. Còn bây giờ, sau vụ dàn khoan HD 981 sẽ là cái gì tiếp theo thì chưa ai biết rõ. Chỉ biết Việt Nam vẫn đang mắc kẹt ở ngã ba đường.
Bài học Việt Nam
Trong khi tại Miến Điện (hay Thái Lan) Phật giáo vẫn là quốc giáo, được cả chính quyền và người dân tôn trọng, thì tại Việt Nam (hay Trung Quốc) Phật giáo bị chính quyền thao túng để kiểm soát vì lo sợ. Kết quả là Phật giáo bị xâm nhập, phân hóa, thương mại hóa, ngày càng suy thoái trở thành “mạt pháp”. Do đó, Phật giáo không còn là nền tảng văn hóa cho tập quán và hành xử tử tế của con người trong cộng đồng, nên ngày càng nhiều người hành xử một cách vô đạo (bạo lực và dối trá)
Vì thiếu nguồn đào tạo bài bản và có nhân cách trí thức, nên giới trí thức nhỏ bé và phân tán của Viet Nam càng dễ bị vô hiệu hóa và phân hóa, có vai trò khá mờ nhạt trong xã hội. Số lượng bằng cấp và học vị thì rất nhiều và rất cao, nhưng đáng tiếc đa số đều là học dối và bằng gian, hoặc chất lượng thấp. Đặc biệt là trong giới lãnh đạo và quan chức thì điều này lại càng phổ biến, rất hiếm trí thức thực thụ. Đây là một khoảng cách trí thức (intellectual gap) giữa Việt Nam với các nước khác (kể cả Miến Điện). Nhiều người cho rằng hầu như không thể tìm được một nhân vật nào như Aung San Suu Kyi.
Vi lý do này (và những lý do khác) Viêt Nam không phải chỉ là một chế độ độc tài, mà còn là một xã hội bị phân liệt, vì cả dân thường lẫn các các thành phần chính trị ưu tú cũng không theo một chuẩn mực ứng xử nào đàng hoàng hay rõ ràng (mà như “luật rừng”). Nó phản ánh tâm lý lo sợ, bất an, nghi ngờ, xô đẩy họ ứng xử với thói quen đối phó tình huống trước mắt, chỉ để tồn tại (chứ không phải để phát triển), dẫn đến những hành động bất thường, cực đoan, và bạo liệt.
Trong quan hệ với Mỹ, mối lo “diễn biến hòa bình” khá nặng nề, vừa do Trung Quốc xúi bẩy (từ bên ngoài), vừa do “tâm trạng cố thủ” (từ bên trong), như một hệ quả của chiến tranh. Mối lo này còn tăng lên gấp đôi vì mối đe dọa (vừa thật vừa phóng đại) của “các thế lực thù địch và phản động” trong cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ và phương Tây, như “Mặt Trận” do Hoàng Cơ Minh cầm đầu (trước đây) cũng như “đảng Việt Tân” (hiện nay) mà cả hai được nói đến trong phim “Terror in Little Saigon”.
Ngay cả khi Việt Nam rất cần hợp tác với Mỹ để tham gia sân chơi TPP và nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ để tái cân bằng với Trung Quốc và đối phó với mối đe dọa ngày càng lớn tại Biển Đông, thì mối lo sợ Mỹ can thiệp vẫn còn ám ảnh. Tâm lý này được giải tỏa một phần khi Tổng Bí thư Đảng CSVN đến thăm chính thức Washington gần đây, được tổng thống Mỹ đón tiếp long trọng, với những lời đảm bảo chính thức không can thiệp vào nội bộ. Nhưng mối lo ngại về Trung Quốc và Mỹ vẫn tiếp tục làm lãnh đạo Việt Nam lúng túng, không dám quyết định dứt khoát đi theo hướng nào.
Trong nước, chính quyền lo đối phó với bất đồng và phản kháng ngày càng nhiều của người dân, do bị các nhóm lợi ích thân hữu (được độc quyền nhà nước che chở) chiếm đoạt ruộng đất và tài sản, và do kinh tế suy thoái vì quản lý yếu kém và tham nhũng tràn lan, lại bị ám ảnh bởi những thay đổi rung chuyển gần đây tại Trung Đông và Miến Điện. Tất cả tạo nên sức ép ngày càng lớn lên giới lãnh đạo và các thể chế chính trị đang bị phân hóa sâu sắc bởi lợi ích nhóm và tranh cãi về ý thức hệ, làm cho đấu tranh phe phái và tranh giành quyền lực càng bị phân hóa và trở nên cực đoan hơn trước.
Tuy đấu tranh phe phái và tranh giành quyền lực là chuyện bình thường tại các nước, nhưng nó trở nên bất bình thường tại Việt Nam vì hiểm họa Trung Quốc đã chuyển từ tiềm ẩn thành hiện thực kể từ khi họ quyết định lấn chiếm và kiểm soát Biển Đông bằng cách đem dàn khoan HD 981 vào vùng biển của Viêt Nam (nên 5/2014 là một bước ngoặt). Họ san lấp các đảo và xây dựng các công trình quân sự trên các đảo tại khu vực Trường Sa và Hoàng Sa, thách thức ASEAN, Mỹ và cộng đồng quốc tế.
Đại hội XII đứng trước một thách thức lớn vì nó diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Trung đang khủng hoảng và Biển Đông đang trở thành thùng thuốc súng. Nó đòi hỏi lãnh đạo Việt Nam phải quyết định chọn con đường nào: Đổi mới cơ bản và toàn diện vì lợi ích quốc gia để mạnh lên từng bước “thoát Trung”, hay tiếp tục mù quáng đi theo con đường mòn Thành Đô lệ thuộc vào Trung Quốc theo “định hướng XHCN”. Trong khi cương lĩnh chính trị và kinh tế của Đảng chẳng đưa ra được cái gì mới, thì lãnh đạo chỉ chúi đầu vào vấn đề nhân sự để tìm mọi cách giành giật cái ngôi báu đã mục nát. Tại hội nghị trung ương 13 (và 14) trước Đại hội Đảng (từ 20-28/1/2016) tuy họ ráo riết giành thế thượng phong nhằm chiếm vị trí cao nhất, nhưng vẫn bế tắc chưa thỏa thuận được phương án về “bộ tứ”, không biết vì yếu tố bên trong (do không thỏa hiệp được với nhau) hay vì yếu tố bên ngoài (do Trung Quốc can thiệp). Chỉ biêt rằng thù hận, lo sợ và tham lam sẽ tiếp tục đẩy họ vào ngõ cụt, nguy hiểm cho chính họ và cho đất nước.
Dù phái nào giành được thế thượng phong trong trò chơi quyền lực nhơ bẩn và cực đoan “một mất một còn” này, và dù ai trong số “bộ tứ” đang cầm quyền sẽ giành được vị trí đứng đầu tại Đại hội XII sắp tới, thì nhân dân sẽ thua và đất nước này sẽ còn khổ, nếu chẳng có ai trong số họ thực sự muốn cải cách cơ bản và “thoát Trung”. Trong khi đó, Trung Quốc một lần nữa lại đang trùm cái bóng đen lên sân khấu chính trị Việt Nam khi Chủ tịch Quốc hội VN đột ngột đi thăm Trung Quốc (21/12/2015), làm dấy lên lo ngại là Trung Quốc có thể can thiệp trực tiếp vào nội bộ Việt Nam để ủng hộ phái thân Trung Quốc khi trận đấu cuối cùng sắp diễn ra tại Hà Nội vào cuối tháng này. Một bức tranh thật ảm đạm!
Những diễn biến nguy hiểm này đang là tâm điểm thời sự, nhưng là vùng “nhạy cảm” đối với “báo chí lề phải”, ngày càng trở nên bất lực do bị kiểm duyệt chặt chẽ. Vì vậy, các phe phái đang lợi dụng cả báo chí “lề trái” để đánh nhau, vì hiệu quả hơn. Việc xuất hiện trang mạng bí ẩn “Chân dung Quyền lực” là một ví dụ. Sự phát triển nhanh chóng của truyền thông kỹ thuật số và các mạng xã hội đang trở thành mối lo đối với bộ máy tuyên giáo lạc hậu của Đảng, đang lúng túng không biết kiểm soát thế giới mạng như thế nào. Hiện nay, mối lo “tự diễn biến” là sự nối tiếp của mối lo “diễn biến hòa bình” trước đòi hỏi về dân chủ và nhân quyền đang tăng lên (sau thỏa thuận TPP) sẽ trở thành thực tế trong 2016.
Nói cách khác, người Việt Nam đã “sống trong sợ hãi” quá lâu nên sợ hãi trở thành một phần cuộc sống và họ có thể thấy khó sống nếu thiếu sợ hãi (giống như những người nghiện xem phim ma). Khi người Miến Điện bắt đầu “thoát khỏi nỗi sợ” để hòa giải, như thoát khỏi một đường hầm dài, thì người Việt nam vẫn đang mắc kẹt trong đường hầm tối đen. Hà Nội càng chìm đắm vào những mưu đồ chính trị trước Đại hội Đảng, thì nó lại càng giống “thung lũng sợ” với đủ mọi loại sợ trên đời.
Muốn chơi với Mỹ thì sợ mất lòng Trung Quốc và sợ “diễn biến hòa bình”; Muốn tham gia TPP thì sợ dân chủ và nhân quyền; Chấp nhận xã hội dân sự thì sợ “tự diễn biến”; Thích nhận kiều hối nhưng sợ “các thế lực thù địch”; Chống tham nhũng (đánh chuột) thì sợ “vỡ bình”; Phải minh bạch thì sợ “lộ bí mật nội bộ”; Tiếp dân thì sợ “dân khiếu kiện”; Kêu gọi dân góp ý thì sợ “trí thức phản biện”; Sử dụng mạng thì sợ truyền thông “lề trái”; Thích đấu đá nội bộ, nhưng lại sợ mất ghế…
Tóm lại là chúng ta sợ tất cả, sợ một cách cực đoan và tiêu cực. Không phải chỉ có người dân mà cả chính quyền vẫn đang “sống trong sợ hãi”. Vì vậy, nếu không “thoát khỏi sợ hãi” thì đất nước này không thể “thoát Trung”, dân tộc này không thể thoát khỏi nghiệp chướng “tù binh của quá khứ”, tiếp tục mắc kẹt trong đường hầm và hang tối của ý thức hệ, không có lối thoát.
Thay cho lời kết
Sợ hãi và cực đoan là bạn đồng hành, và là hệ quả của nhau, như câu chuyện “con gà và qủa trứng”, không biết cái nào có trước hay có sau. Sợ hãi và cực đoan là hai mặt của một vấn đề, như “âm bản và dương bản”, một cái phản ánh trạng thái cảm xúc, một cái phản ánh trạng thái tư duy. Cả hai luôn tương tác với nhau trở thành nguồn năng lượng tiêu cực, có khả năng phá hủy khôn lường. Cả hai kết hợp với nhau thành một tai họa kép, là nguyên nhân sâu xa của mọi tai họa trên đời.
Muốn chống cực đoan phải thoát khỏi sợ hãi, và muốn thoát khỏi sợ hãi phải chống cực đoan, không phải chỉ từ bên ngoài mà còn từ bên trong (chính mình). Muốn chống bạo lực, khủng bố, chiến tranh, và muốn hòa giải, hòa hợp, hòa bình và hợp tác, trước hết phải thoát khỏi tâm trạng sợ hãi và hận thù , phải thoát khỏi tư duy cực đoan và cuồng tín, để thực sự thay đổi trước khi quá muộn.
Hãy tự hỏi tại sao thừa nhận nỗi sợ hãi lại khó đến thế. Có lẽ còn khó hơn là thừa nhận sai lầm và thất bại. Tuy nỗi sợ hãi có thể là thuộc tính của Con người Nguyên thủy, nhưng không phải là thuộc tính của Con người Văn minh. “Thoát khỏi sợ hãi” là giải phóng mình khỏi hang động tối tăm (như “Tù binh của Qúa khứ”) để ra bên ngoài hưởng ánh sang mặt trời.
Tham khảo
“Freedom from Fear” essay, Aung San Suu Kyi, 1990 
“Freedom of Thought” speech, Aung San Suu Kyi, July 1991
“Nobel prize acceptance lecture”, Aung San Suu Kyi, Oslo, June 16, 2012
“Sakharov prize acceptance speech”, Aung San Suu Kyi, Strasbourg, October 22, 2013
“Obama announces huge Brain-Mapping project, Stephanie Pappas, Live Science, April 2, 2013
“The Fear-free Organization”, Paul Brown, Joan Kingsley, Sue Paterson, July 2015
NQD. 2/1/2016

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Năm 2016 sẽ mang lại những gì cho châu Á?


Liệu Trung Quốc có đạt được tiến bộ trong cuộc cải tạo nền kinh tế của họ hay không? Hoa Kỳ và Trung Quốc có đương đầu nhau trên Biển Đông hay không? Ấn Độ và Pakistan có nhích lại gần nhau hay không? Hướng đi của châu Á cho 2016
Đảo nhân tạo của Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma
Đảo nhân tạo của Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma
Ngày 8 tháng Hai sẽ bắt đầu năm Thân ở Trung Quốc. Theo truyền thống, khỉ được xem là tinh ranh, có chủ định và thích mạo hiểm. Tập Cận Bình, được nhiều người xem như là chủ tịch nước có nhiều quyền lực nhất kể từ Đặng Tiểu Bình, sẽ cần tất cả những đặc tính đó để giải quyết các vấn đề cấp bách nhất của đất nước ông.
Đó là cuộc cải tạo hệ thống kinh tế Trung Quốc, hệ thống kinh tế mà đã gây bất an trên toàn thế giới vì những số liệu kinh tế yếu kém của nó. Mỗi một thay đổi trong đất nước then chốt của nền kinh tế thế giới đều được ghi nhận tỉ mỉ ở châu Phi, châu Âu và châu Mỹ. Các cải cách kinh tế do chính phủ Tập đưa ra năm 2013 hướng tới nhiều kinh tế thị trường hơn nữa, nhưng cho tới nay chỉ được thực hiện có giới hạn. Điều này có thể nhìn thấy qua những lần nhà nước can thiệp vào thị trường chứng khoán hay việc tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước mà cho tới nay hầu như đã không được thực hiện. Thế nhưng nếu không có các cải cách đó thì Trung Quốc không thể tiếp tục câu chuyện thành công của họ được nữa, vì các khả năng của mô hình hiện nay hầu như đã được tận dụng hết.
Trật tự thế giới mới
Một thách thức khác của Trung Quốc nằm trong tham vọng của họ, muốn được công nhận không chỉ là một cường quốc khu vực mà là một cường quốc trên toàn cầu.
Về mặt chính trị, đóng vai trò trung tâm trong đó là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB) mới được thiết lập, do Trung Quốc thành lập như là một sự lựa chọn khác cho Ngân hàng Thế giới, và sáng kiến Con đường Tơ lụa, cái có nhiệm vụ gắn kết Trung Quốc với châu Á, châu Phi và châu Âu qua những biện pháp hạ tầng cơ sở mới. Cả hai việc này sẽ tạo ra kích thích kinh tế mới cho 2016.
Cuộc bầu cử sắp tới đây trong tháng Giêng ở Đài Loan, mà theo dự đoán là Đảng Dân chủ Tiến bộ sẽ thắng cử, có thể sẽ gây nhiễu cho các yêu cầu của Trung Quốc, nhưng không thể đe dọa ở mức độ nghiệm trọng. Nhiều cử tri lên án đảng KMT đang cầm quyền rằng họ liên kết quá chặt chẽ với Bắc Kinh và bán đứng các lợi ích của Đài Loan.
Chiến trường chính về mặt địa chính trị của Trung Quốc trước sau vẫn là Biển Đông. Ở đó, Trung Quốc đang thách thức trật tự quốc tế do Hoa Kỳ thống trị. Việc xây dựng đảo nhân tạo, tăng cường vũ trang cho hải quân và các phản ứng của Hoa Kỳ, cho máy bay B-52 bay qua các lãnh thổ được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền mà không hề có ấn tượng trước những yêu của nước này, đều xoay quanh câu hỏi, rằng tự do hàng hải và luật pháp quốc tế tiếp tục có hiệu lực cho tới đâu. Cả trong năm 2016, Trung Quốc và Hoa kỳ cũng sẽ luôn phô diễn lập trường khác nhau của họ.
Nhiều vũ khí hơn ở Đông Á
Trong mối liên quan này, Nhật Bản đóng một vai trò ngày càng có thể cảm nhận được rõ ràng hơn. Việc diễn giải mới hiến pháp hòa bình sau Đệ nhị thế chiến và tăng cao ngân sách vũ trang là một dấu hiệu cho thấy rõ rằng Nhật Bản sẽ không đơn giản chấp nhận lẩn trỗi dậy của nước láng giềng. Đồng thời, cùng với việc nước Nhật bồi thường cho những người phụ nữ Hàn Quốc bị cưỡng ép bán dâm, viên đá đầu tiên cho lẩn nhích lại gần nhau của hai đất nước này cũng đã được đặt xuống, những nước có truyền thống là đồng minh của Hoa Kỳ.
Đảo nhân tạo của Trung Quốc trên bãi đá Vành Khăn
Đảo nhân tạo của Trung Quốc trên bãi đá Vành Khăn
Triều Tiên, cũng như những năm trước đây, vẫn là một kẻ gây phiền nhiễu có bom nguyên tử mà khó có thể dự tính trước được. Mặc cho cho những lời kêu gọi liên tục ví dụ như từ Liên Hiệp Quốc, tình hình nhân quyền đáng hổ thẹn ở đó sẽ không thay đổi gì, vì đơn giản là không thể làm gì chống lại Triều Tiên được – ngoại trừ chiến tranh.
Trong trọng trường của những người khổng lồ
Mười quốc gia Đông Nam Á cố gắng tránh né cành nhiều càng tốt cuộc xung đột nước lớn đang hiện ra ngày càng rõ rệt hơn ở Thái Bình Dương. Nhưng việc này chỉ có thể ở mức độ.
Philippines dựa vào luật quốc tế, bằng cách dùng Công ước Quốc tế về luật biển để kiện ra Tòa Trọng tài Thường trực ở Den Haag. Người ta dự đoán là năm 2016, trong vụ kiện về Biển Đông sẽ có một phán xét có thể làm yếu đáng kể quan điểm của Trung Quốc. Ở Việt Nam, việc bổ nhiệm mới cho ba chức vụ quan trọng nhất – tổng bí thư đảng, chủ tịch nước và thủ tướng – sắp được tiến hành, điều sẽ quyết định việc đất nước này đi theo đường lối nào trong vòng năm năm tới đây: có thể là tiếp tục nhích lại gần Hoa Kỳ và qua đó là cách xa Trung Quốc thêm.
Các nước khác trong vùng trước hết là đang tự bận rộn với chính mình. Ở Thái Lan, quân đội sẽ tiếp tục cầnm quyền qua hết năm 2016, trở lại với dân chủ là một việc vẫn còn không chắc chắn. Ở Myanmar, Aung San Suu Kyi và đảng của bà sẽ đứng trước thánh thức lớn, biến lần thắng cử vượt bậc của năm 2015 thành những tiến bộ cụ thể cho người dân. Indonesia, Malaysia và Singapore đã đưa ra nhiệm vụ chính cho họ là chống khủng bố và chống những mối nguy hiểm do những người trở về từ Nhà nước Hồi giáo gây ra.
Khủng bố và nghi ngờ
Khủng bố và những người Hồi giáo cực đoan cũng là một mối đe dọa không ngưng ở Bangladesh, Pakistan và Afghanistan. Ở Bangladesh, cả trong năm 2016, các blogger và nhà báo cũng phải chịu nguy hiểm tới tính mạng để mà có thể ủng hộ cho quyền tự do ngôn luận, cái tất nhiên là bao gồm cả việc phê phán Hồi giáo.
Các cuộc đàm phán hòa bình được tái bắt đầu và đã nhiều lần thất bại của chính phủ Afghanistan với lực lượng Taliban có thể góp phần làm ổn định đất nước này, nhưng cũng cả cho láng giềng Pakistan. Nếu như năm 2016 người ta thành công trong việc đã thất bại trong năm 2015 thì đó là tin tốt đầu tiên kể từ khi lực lượng Taliban mạnh lên trong Afghanistan, việc đã khiến cho NATO buộc phải rút lui ra khỏi cuộc rút quân năm 2015.
Ở một mặt trận khác, có nhiều thay đổi lớn đang bắt đầu ở Pakistan. Cố gắng nhích lại gần kẻ thù không đội trời chung Ấn Độ, việc đã được bắt đầu trong tháng Mười Hai 2015, nếu như thành công thì cũng có thể góp phần làm ổn định đất nước này. Tức là năm 2016 có thể trở thành năm mà Pakistan bỏ lại ở phía sau mình thêm một đoạn nữa cái thể chế lâu năm của một nhà nước thất bại hay ít nhất là một nhà nước yếu kém.
Ấn Độ bành trướng
Vượt qua sự nghi ngờ kéo dài hàng thập niên giữa hai láng giềng Nam Á sẽ là một thành công quan trọng cho thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người mà ngay từ trước khi nhậm chức đã nói rằng quan hệ tốt với các quốc gia láng giềng là ưu tiên cao nhất trong chính sách đối ngoại của ông.
Nếu như thành công trong việc nhích lại gần Pakistan thì điều này sẽ tạo thêm khả năng cho Ấn Độ để đối  phó với những hoạt động tích cực của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, như ở Sri Lanka hay Maldives. Đồng thời, trong năm 2016, chính phủ Modi cũng sẽ tiếp tục chính sách “Look East” của họ, cái đã dẫn họ đến gần với với Đông Nam Á hơn, và tiếp tục sự hợp tác của họ với các đảo ở Thái Bình Dương

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Móng vuốt bìm bịp!

Quần đảo Trường Sa trong tầm nhìn địa chiến lược
Lê Ngọc Thống - Bất kỳ hoạt động nào trên khu vực Biển Đông của Trung Quốc đều gắn chặt và tương tác lớn với địa thế chiến lược của Việt Nam. Lâu nay các nhà quân sự, chính trị đã phân tích, nêu bật rất nhiều ý nghĩa, vai trò của quần đảo Trường Sa trong chiến lược của Trung Quốc, đều cho rằng, xây các căn cứ quân sự trên đó để khống chế Biển Đông, khống chế tuyến hàng hải quốc tế và eo biển Malacca ; bảo vệ "đường sinh mạng" của mình, hay để biến Biển Đông thành ao nhà, biến thành nơi trú ẩn cho tàu ngầm, là nơi xuất phát tấn công lý tưởng để phá vỡ hệ thống bao vây của Mỹ ngăn chặn Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương….
Khu vực được coi là sân sau của Trung Quốc dưới sự kiểm soát của các căn cứ quân sự của Trung Quốc xây trái phép, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại các đảo Trường Sa

Tuy nhiên, mọi điều có vẻ như chưa đủ và chưa thực tế về tầm nhìn chiến lược lâu dài của Trung Quốc trên Biển Đông và khu vực Đông Nam Á.

Sự cọ xát mạnh về địa chính trị trên khu vực Châu Á-Thái Bình Dương qua hoạt động của các cường quốc, càng ngày càng lộ rõ đáp án cốt lõi, phần nào giúp ta hiểu được vấn đề…

Tránh "dãy đá ngầm" Malacca….

Nếu như Trung Quốc coi tuyến hàng hải trên Biển Đông như là "đường sinh mạng" của mình thì eo biển Malacca chính là tử huyệt. Khi eo biển Malacca bị phong tỏa thì tuyến hàng hải từ Ấn Độ Dương, Trung Đông qua Biển Đông bị tê liệt. Vấn đề đặt ra ở đây là mối quan hệ giữa eo biển Malacca và quần đảo Trường Sa là gì ? Tại sao quần đảo Trường Sa, địa quân sự của nó, với Trung Quốc, quan trọng hơn là để tránh eo biển Malacca ?

Trước hết mà nói, khi đã gọi khống chế tuyến hàng hải thì phải bảo đảm 2 điều kiện là ngăn chặn được đối phương và bảo vệ được mình, nói cách khác là "đánh chuột nhưng không làm vỡ bình".

Trung Quốc với khả năng của hải quân (PLAN-People's Liberation Navy Army) với các căn cứ quân sự trên các đảo Trường Sa, Hoàng Sa thì có thể ngăn chặn được tuyến hàng hải qua Biển Đông đến Nhật Bản và Đông Bắc Á nếu một cuộc đối đầu với liên minh quân sự của Mỹ xảy ra.

Nhưng tất nhiên, khi đó đối phương cũng sẽ không ngồi nhìn mà sẽ phong tỏa eo biển Malacca. Lối vào Biển Đông bị bịt kín không phải bởi Trung Quốc mà bởi Mỹ-Singapore-Malaysia sẽ khiến Trung Quốc ngạt thở. Trong khi đó, hiện tại, Trung Quốc không có khả năng để khống chế eo biển Malacca theo phương thức "cấm đối phương nhưng không cấm ta".

Vì vậy, khi không làm chủ được eo biển Malacca thì Trung Quốc nếu có được quần đảo Trường Sa và những căn cứ quân sự trên đó chỉ có ý nghĩa về chủ quyền, mà vai trò quân sự của nó chưa khiến Mỹ và liên minh lo lắng, bất an như giới quân sự Mỹ đã phân tích.

Đương nhiên, Trung Quốc quyết tâm bất chấp tất cả, bỏ ra bao nhiêu tiền của, công sức, uy tín quốc tế bị lên án, để xâm phạm trái phép quần đảo Trường Sa, bồi lấp những đảo đã chiếm được của Việt Nam thành những căn cứ quân sự… không phải để phục vụ cho mục tiêu nhỏ, ngắn hạn như vậy trên Biển Đông. Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự trên quần đảo Trường Sa để loại bỏ eo biển Malacca, không phụ thuộc vào nó.

Với hơn 85% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua eo biển Malacca, nếu như hoàn toàn phụ thuộc vào eo biển này, tức là vào Mỹ thì Trung Quốc sẽ hoàn toàn bị động về chiến lược, bị khống chế về an ninh năng lượng. Vì thế eo biển Malacca là "dãy đá ngầm" nguy hiểm nhất trên tuyến hàng hải sống còn của Trung Quốc nên phải tránh và trong thực tế Trung Quốc cũng đã "vòng tránh" bằng việc xây dựng đường ống dẫn dầu qua Myanmar nhưng chỉ đáp ứng là một phần rất nhỏ trong nền kinh tế, năng lượng mà Trung Quốc cần.

…bằng kênh đào Kra


Vào trung tuần tháng 5/2015, Want China Times dẫn lại báo Hong Kong Oriental Daily cho biết, Trung Quốc và Thái Lan ký biên bản ghi nhớ xây dựng kênh đào Kra Isthmus, được mệnh danh là "kênh đào Panama Châu Á" ở miền nam Thái Lan, nhằm rút ngắn hải trình của tàu bè Trung Quốc từ Trung Đông về Quảng Châu.

Kênh đào Kra có hai chiều, sâu 25 m, dài 102 km, rộng 400 m, việc xây dựng sẽ hoàn tất trong 10 năm, với chi phí 28 tỷ USD. Biên bản này được ký kết tại một diễn đàn hợp tác nghiên cứu và đầu tư tổ chức ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.


Lễ ký kết dù rõ ràng nhưng vẫn bị giới chức 2 nước bác bỏ.

Kênh đào Kra Isthmus không chỉ biến Thái Lan trở thành một trung tâm hàng hải khu vực có thể lấn át các cảng trung tâm dọc eo biển Malacca của Singapore và Malaysia. Nó còn có vai trò như một huyết mạch quan trọng trong Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc mà giờ đây là một phần trong kế hoạch "Một vành đai, một con đường" của nước này.

Kênh Kra Isthmus nối thẳng vịnh Thái Lan với Ấn Độ Dương, cho phép tàu thuyền không phải đi qua Eo biển Malacca cũng như trung tâm cảng Singapore, cho nên vấp phải nhiều nhạy cảm về địa chính trị khu vực. Chính vì thế sau đó vài ngày giới chức 2 nước Trung Quốc, Thái Lan đã bác bỏ tin này.

Một tháng sau đó, The Straits Times ngày 20/8/2015 thông tin, Việt Nam tuyên bố sẽ xây một cảng biển nước sâu trị giá 2,5 tỷ USD tại đảo Hòn Khoai, cách 17km ngoài khơi bờ biển Cà Mau-tỉnh cực nam của Việt Nam. Dự án đã được Thủ tướng thông qua.


Dự án kinh đào trên bán đảo Kra

Dự án được thực hiện bởi Tập đoàn Bechtel-công ty kiến trúc và xây dựng lớn nhất Hoa Kỳ, trong một thỏa thuận ký với doanh nghiệp Việt Nam là Vân Phong. Thiết kế này bao gồm 12 cầu cảng trong số đó thì một nửa dùng để nhập khẩu than.

Nếu dự án với Bachtel được thông qua thì cảng Hòn Khoai sẽ được tài trợ 85% vốn bởi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (Ex-Im Bank). Ex-Im Bank là một cơ quan tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Mỹ.

Ý nghĩa địa kinh tế, địa chính trị của việc hình thành cảng Hòn Khoai ta sẽ bàn vào lúc khác, ở đây ta chỉ quan tâm đến vai trò quân sự của quần đảo Trường Sa khi kênh Kra Isthmus, nếu có, hoàn thành.

Đến lúc này, nhìn lên bản đồ Biển Đông chúng ta sẽ thấy rõ căn cứ quân sự không quân, hải quân trên quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền Việt Nam, sẽ cho phép Trung Quốc kiểm soát khu vực Tây Nam Biển Đông và vịnh Thái Lan. Không có các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa thì không bao giờ Trung Quốc dám đổ tiền của xây dựng kênh đào Kra Isthmus.

Như vậy, chắc chắn các bên sẽ phải có cách tiếp cận về an ninh hàng hải trên Biển Đông và trên hết, Luật biển, công ước quốc tế phải được các bên xem xét, tôn trọng.

Lê Ngọc Thống
(Đất Việt, 01/01/2016)


Phần nhận xét hiển thị trên trang