Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Tham khảo tư liệu hàng xóm!


Mao, Lưu, Chu, Đặng, Giang – Họ nghĩ gì về chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc đang theo đuổi?

Mao, Lưu, Chu, Đặng, Giang – Ai tin vào Chủ nghĩa Cộng sản? (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

Thời kỳ cải cách, ông Đặng Tiểu Bình từng cho phép phe dân chủ trong Đảng làm báo, một đảng viên Cộng sản được phái đến tòa báo “Ủy ban Cách mạng Quốc dân Đảng” xong về nói: “Họ trái ngược với ta, trái ngược với Đảng Cộng sản.” Sau đó tờ báo của họ quả nhiên có nhiều cải cách. Báo Đại Tự đã phản ánh nhiều vấn đề trong Cách mạng Văn hóa, nhờ đó mọi người nhận ra rằng: Nhiều Đảng viên trên miệng thì truyền bá Chủ nghĩa Marx nhưng lại không thật sự tin vào Chủ nghĩa Cộng sản.

1. CỰU CHỦ TỊCH NƯỚC LƯU THIẾU KỲ

Ông Lưu Thiếu Kỳ có câu đối kinh điển tuyên truyền phải hy sinh tất cả và vô điều kiện vì Chủ nghĩa Cộng sản: “Lợi ích Đảng vượt trên tất cả; Vì Cộng sản phấn đấu đến cùng”. Vì thế ông Lưu Thiếu Kỳ đã sớm đến khu mỏ An Nguyên để phát triển Đảng viên và xây dựng phong trào công nhân.
Khi ngồi kiệu cho công nhân khiêng, ông Lưu Thiếu Kỳ nói: Đây là các bạn đang khiêng Đảng!
Nhà lý luận phái hữu Lưu Thiếu Kỳ liên tục là nhân vật số hai trong thời gian dài, sau Đại hội Đại biểu lần thứ 7 ĐCSTQ mãi đến năm 1967 khi xảy ra Cách mạng Văn hóa mới bị lật đổ. Ông Lưu có sách lý luận nổi tiếng “Lun v tu dưỡng trong Đảng Cng sn” bổ sung vào chỗ thiếu về mặt lý luận đạo đức trong Phong trào Quốc tế Cộng sản, được dịch ra nhiều thứ tiếng và phổ biến trong phong trào Quốc tế Cộng sản, ngoài ra còn có cuốn “Ch nghĩa Dân tc và Ch nghĩa Quc tế,” phê phán khuynh hướng lợi ích dân tộc cực đoan của Đảng Cộng sản các nước…
Sau Đại hội 7, các Đảng viên Cộng sản mới nhập Đảng thường thề thốt tuân theo tôn chỉ mà câu đối của ông Lưu Thiếu Kỳ đưa ra: “Li íchĐảng vượt trên tt c; Vì Cng sn phđấđến cùng.”
Có thể nói chính ông Lưu Thiếu Kỳ là nguồn gốc để các Đảng viên lợi dụng chiêu bài Đảng nhưng lại nhằm phục vụ cá nhân.
Về việc tu dưỡng đạo đức của ông Lưu Thiếu Kỳ, trong thời gian an dưỡng tại bệnh viện Tân Tứ quân ông đã lừa và kết hôn được với một cô y tá tên Vương Tiền (Wang Qian) mới 16 tuổi, ông nói mình 30 tuổi, trong khi tuổi thực là 40 tuổi. Nhưng không lâu sau ông Lưu lại bỏ cô gái này vì cho rằng cô ta “theo chủ nghĩa cá nhân và có tư tưởng lạc hậu” để lấy một cô học sinh Trung học ở Bắc Kinh tên Sinh Ngọc Kiện (Sheng Yujian). Cuối cùng ông Lưu lại lấy thêm một cô khác tên Vương Quang Mỹ (Wang Guangmei), sinh viên ngành Vật lý hạt nhân. Vì chuyện ly hôn của Thủ trưởng quá thuận lợi nên ông Lưu ly hôn đến 7 lần.

300000938214129749378989402
Lưu Thiếu Kỳ và Vương Tiền
Lưu Thiếu Kỳ và Vương Quang Mỹ
Lưu Thiếu Kỳ và Vương Quang Mỹ

Kỳ thực, chính ông Lưu Thiếu Kỳ mới là người theo chủ nghĩa cá nhân.
Trong Cách mạng Văn hóa, cô Vương Tiền đã tiết lộ với Đại Tự báo rằng ông Lưu Thiếu Kỳ từng nói với cô: “Khi ra ngoài nên mặc đồ xấu để tỏ ra mình sống mộc mạc giản dị, khi ăn cần ăn ngon, ở nhà có gà ăn thì đừng cho người khác biết.
Ngay cả Nguyên soái Chu Đức cũng bị lừa, từng viết thư ca ngợi ông Lưu Thiếu Kỳ là “Bc thy ung dung trong bin người”.
Trong thời gian đi thăm Liên Xô, trong buổi tiệc rượu cùng lãnh đạo cấp cao Liên Xô, ông Lưu Thiếu Kỳ đã mang đạo lý mình “tu luyện” kể cho các lãnh đạo Quốc tế Cộng sản: “Ví như trong buổi tiệc này tôi thường ngồi lặng lẽ, mọi người đều thi nhau gắp cho tôi, kết quả chính tôi lại được nhiều nhất, đây gọi là nguyên lý ăn ít được nhiều.
Hoàng thân Sihanouk (cựu Nguyên thủ Campuchia) từng chia sẻ với giới báo chí rằng “Lưu Thiếu K là người kh hnh trong ĐCSTQ”.
Kẻ khổ hạnh này tâng bốc Mao là người đưa tư tưởng Trung Quc vươđếđỉnh cao”, cho đến khi trở thành Chủ tịch nước đã cung phục Mao để thanh trừng tướng Bành Đức Hoài.
Nhưng trong Cách mạng Văn hóa, Mao Trạch Đông lợi dụng Hồng Vệ binh (học sinh, sinh viên cấp tiến) để bắt lãnh đạo các tỉnh đưa ra đấu tố, Mao muốn đập tan hệ thống Đảng trên toàn quốc của ông Lưu Thiếu Kỳ.
Ông Mao Trạch Đông đã đập tan hệ thống Đảng trên toàn quốc của ông Lưu Thiếu Kỳ, nhưng sau khi hoàn thành việc thay đổi nhân sự tại tất cả các địa phương thì lại thực hiện chính sách “công, nông, thương, hc, binh trên toàn quđều dưới s lãnh đạo cĐảng”. Vậy là lý luận của ông Lưu Thiếu Kỳ cuối cùng lại được ông Mao Trạch Đông mang ra sử dụng.
Câu hỏi mà ông Lưu Thiếu Kỳ đưa ra khi giảng lý luận cho thuộc cấp rằng “Ti sao Trung Quc không th có ch nghĩa Marx ca Lưu?”, cuối cùng đã thành sự thật.
Về câu hỏi “Nhân dân hnh phúc như thế nào dưới Ch nghĩa Cng sn?”, ông Lưu Thiếu Kỳ đã tuyên bố lạnh lùng: “Khi thực hiện Chủ nghĩa Cộng sản, thế giới vài tỷ người thì vài người chung một chiếc giường, khi ngủ sẽ thay phiên nhau.

2. MAO TRẠCH ĐÔNG NGHĨ GÌ VỀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?

Trong những lãnh đạo theo Chủ nghĩa này có lẽ Mao là cuồng vọng nhất, ông ta dự đoán “cách mng s hoàn thành trên toàn thế gii trong thế k 20”, ông Mao hy vọng công nhân Mỹ sẽ nổi dậy làm cách mạng, từng cho người điều tra tìm hiểu cảm hứng cách mạng của giai cấp công nhân Mỹ.
Trong Cách mạng Văn hóa ông ta dự tính, “nm cách mng” phải “nm sn xut”, kết quả người công nhân chỉ lao vào đấu đá mà quên làm việc, khi kinh tế Nhật Bản phát triển vượt bậc thì Mao cho rằng “phát trin d dng”.
Cái chết của ông Lâm Bưu gây tác động lớn đối với Mao, sau đó Mao phát hiện mọi người ai cũng như mình, không ai tin vào Chủ nghĩa Cộng sản.
Trong một lần gặp cố vấn an ninh của Mỹ là ông Kissinger, Mao đã dùng hình thức bút đàm: “Thượng đế không ưa người cĐảng Cng sn, ông y thích Ch nghĩa Tư bn ca các ngài” để thừa nhận đảng Cộng sản đã thất bại, hiện nay muốn cùng Mỹ để chống lại Liên Xô.

3. CHU ÂN LAI

Trước Cách mạng Văn hóa, ông Chu Ân Lai hàng năm đều có một lần diễn thuyết trước sinh viên Đại học Bắc Kinh khi tốt nghiệp. Ông Chu đã từng hùng hồn tuyên bố niềm tin của mình vào Chủ nghĩa Cộng sản: “Khi du h Pháp tôi đã nghĩ mi người trên thế gii không th nàođều biến thành nhà tư bn, nhưng h hoàn toàn có th biến thành công nhân!”
Vào những năm cuối đời của ông, ở Tây phương đã có rất nhiều người gia nhập vào tầng lớp Trung sản, có hơn 70% người Mỹ được xếp vào tầng lớp Trung sản (gồm viên chức nhà nước, trung và tiểu thương, bác sĩ, luật sư). Năm 1976, trước khi hấp hối, ông Chu đã nói: “Tôi tin Chủ nghĩa Cộng sản nhất định sẽ thắng lợi!” là để thi thể của mình không bị đưa ra làm nhục do sự cố “Chu Ân Lai tuyên b thoái Đảng”. Trước thực tế vô tình mà thế giới đã minh chứng, trong lòng ông Chu Ân Lai không thể không dao động niềm tin đối với Chủ nghĩa Cộng sản.

4. ĐẶNG TIỂU BÌNH

Còn Đặng Tiểu Bình thì đã có “Miêu luận” với ẩn ý: Mèo Cng sn không biết bt chut, mèo ca Ch nghĩa Tư bn mi tt.
Đặng không bố trí cho con cái vào Trung ương Đảng, điều này cho thấy rõ ông ta cũng không tin vào Chủ nghĩa Cộng sản. Đặng đặc biệt yêu thích loại hình Chủ nghĩa Tư bản gia tộc kiểu độc tài ở Singapore. Ông ta dự tính, sau khi thỏa mãn cho lớp “thái tử Đảng” đời đầu tích lũy tư bản và trở thành giai cấp quý tộc thì việc chuyển hóa thành Chủ nghĩa Tư bản sẽ không gặp trở ngại gì nhiều.
Sau khi Đặng phát hiện Giang Trạch Dân và Lý Bằng đang lấy “chng din biến hòa bình làm trung tâm”, muốn ông Kiều Thạch và Chu Dung Cơ lật đổ địa vị của 2 kẻ ngoại tộc này, nhưng nhiều lần thất bại, cuối cùng chịu cảnh “nuôi h gp ha”.

5. GIANG TRẠCH DÂN

Còn kẻ đầu cơ Giang Trạch Dân thì cả đời toan tính vun vén cá nhân, để tránh bị thẩm tra chính trị đã bán cả dân tộc, dùng lãnh thổ đút lót cho ông chủ nghèo (ám chỉ Liên Xô cũ – ND), như điều tra của các học giả Trần Khuê Đức (Chen Kuide), Hồ Bình (Hu Ping), Chính Bình Gia (Zheng Pingjia), diễn biến hòa bình của Giang là loại Chủ nghĩa Tư bản bị biến dạng hóa thành trò chơi bẩn. Đây là cách “thc hin chnghĩa trng thương nh vào quyn lc quc gia” để cho gia tộc ông Giang Trạch Dân vơ vét. Vào năm 2000 trong chuyến thăm Mỹ, Giang đã hỏi lại khi trả lời phỏng vấn báo chí: “Nước Mỹ hùng mạnh như thế tại sao lại đi quan tâm đến nhân quyền, quan tâm đến chuyện Trung Quốc bắt bớ vài cá nhân?” Có thể thấy Giang không hiểu tại sao quốc gia lớn mạnh phải quan tâm đến nhân quyền?
Đặc biệt, chính sách khủng bố đoàn thể người tu luyện Pháp Luân Công của Giang đã chứng thực khẳng định của ông Trần Khuê Đức và Hồ Bình rằng, thứ Giang đang theo đuổi chính là Chủ nghĩa Phát xít, cũng là sự khẳng định phát biểu một nhà báo Mỹ am hiểu tình hình Trung Quốc: “Thứ ‘Chủ nghĩa Xã hội’ trong tủ kính mà Giang đang làm rất giống với tên độc tài Benito Mussolini.
Theo Secretchina
Tinh Vệ biên dịch
Phần nhận xét hiển thị trên trang

bác TMH nói bùn cười nha. Sinh ra không làm người thì làm ngợm à? Người thường đã vậy, nhà văn mà làm ngợm thì sống nữa bằng thừa..

Thân phận bút mực trong con chữ Đỗ Trường

Thứ sáu - 16/10/2015 10:36






Đỗ Trường sinh ra cốt để làm người. Làm người khó lắm ai ơi ! Chả thế mà thi hào Trần Tế Xương ( Tú Xương) từng chúc tết mọi người : “ Sao được cho ra cái giống người”. Đến tuổi “tứ thập nhi bất hoặc” ( 40 ), Đỗ Trường – “đỗ” lại bến trần gian là nước Đức dân chủ tự do thịnh vượng, tích lũy nghiệm sinh đã “trường vốn”, đã có một mái gia đình hạnh phúc, vợ đẹp con khôn, nhà riêng, nghề nghiệp ổn thỏa, mới thấy sao lòng mình vẫn khôn nguôi, vẫn “đoạn trường” ? Thân tại Đức mà tâm tại Việt Nam : nỗi niềm tha phương khiến Đỗ Trường thao thức mỗi canh trường…



Trong một đêm tuyết trắng gần như đã nuốt chửng thành phố Leipzig – quê hương thứ hai của ông, không ngủ được, Đỗ Trường cầm lấy bút và viết, chả biết thể loại gì, viết như ma ám, như thể trái tim ông đã bị thương từ lâu nay chợt ứa máu. Ông không muốn thành một nhà văn, chỉ muốn làm một con người cầm bút. Đỗ Trường đã bước vào một đoạn trường mới có tên là văn chương…



Đỗ Trường hiểu rằng, phải đi từ gốc CHÂN, mới đạt được THIỆN và MỸ. Ông trút hết sự thật lòng mình với trang giấy . Đỗ Trường đã viết câu thơ của nhà thơ Nga Maiacovxki lên trang mở màn của máy vi tính : “ Anh có thể dối em tất cả nhưng trong thơ anh không thể dối”. Ông làm thơ, viết đoản văn, tùy bút, cảm nhận văn chương, bình thơ, bình văn, cốt chép lại lòng mình mong tìm tri âm tri kỷ. Ông trộn các thể loại vào nhau như người trộn men vào cơm rượu.



Đỗ Trường viết văn bí mật như người đi vào một thành phố bị chiếm. Chao ôi, những trang giấy trắng này đã bị sự dối trá chiếm đóng từ muôn nơi, trong đó có quê hương của ông tàn tạ những chân trời. Ông hân hoan trao sự thật lòng mình cho trang giấy như người vợ đêm tân hôn trao cho chồng sự trinh trắng cả tâm hồn và thể xác…



Những bài báo, những tùy bút, bài thơ, bài bình thơ bình văn của Đỗ Trường bỗng được in trên các tờ báo của người Việt . Độc giả và bạn bè tiếp nhận ông như tiếp nhận một người thân yêu lưu lạc bỗng mới quay về. Không, Đỗ Trường đã lưu lạc trong chính tâm hồn mình, đã nhốt chính mình trong gan ruột, nay nhờ chữ nghĩa giải thoát mình ra khỏi xà lim của sợ hãi và cô độc.

Gần hai năm từ ngày Đỗ Trường bí mật viết văn trong chính ngôi nhà của mình mà vợ con ông không hề biết. Bỗng nhiều cú điện thoại từ quê nhà của mấy người anh chị em gọi cho bà xã ông, rằng chị( em) can chú ấy đừng viết văn nữa, công an tìm đến nhà anh( nhà em) đe dọa đủ thứ, rằng Đỗ Trường ăn nhầm phải bom nguyên tử hay sao mà viết lách rất là phản động trên các báo Việt Kiều…Bà vợ ông ( ĐT) thề rằng không phải ông xã em viết đâu, Đỗ Trường nào đó, chưa bao giờ em thấy ông ngồi viết lách cả..Công an bên nhà họ nhầm đấy !

Cho đến khi ông anh vợ và ông anh của Đỗ Trường phải gửi tờ báo của Việt kiều bên Pháp sang Đức có in bài và ảnh của Đỗ Trường thì vợ ông mới tin là chồng mình dám bí mật cả gan viết văn. Lúc này, Đỗ Trường mới khai thật là ông sang đến tận nước Đức tự do mà còn phải viết văn trộm, lén viết khi ngồi bán hàng. Cho hay, công an Việt Nam đã quá thành công khi cấy con vi rút sợ hãi vào hồn của toàn dân Việt, trong đó có cả bà con Việt kiều đang sống trong các nước Âu Mỹ văn minh !



Đỗ Trường đã làm khổ vợ mình bằng nghề viết văn trộm, như thế ông vừa đi ăn trộm ái tình bị bắt quả tang phải đứng trước quan tòa của bà vợ tốt đẹp hết lòng vì chồng con. Vợ ông bảo : nếu anh thương em và các con thì đừng viết văn nữa, để lâu lâu cả nhà ta còn về thăm quê hương. Hoặc là vì vợ con, vì bệnh sợ công an Việt Nam quá mức dù cả nhà đã có quốc tịch Đức, vì những chuyến thăm quê an toàn, hoặc là phải nhốt mình vào lô cốt của sợ hãi và cô đơn, Đỗ Trường đêm nằm bóp trán day dứt !



Nhưng Đỗ Trường vẫn “ngoại tình” với văn chương, vẫn quyết lòng nói thật với trang giấy, “mảng vui quên hết lời em dặn dò”. Và đòn trừng phạt của xứ nói dối đã giáng xuống Đỗ Trường, ông bị cấm về thăm quê hương mình ! Trong dịp tết Ất Mùi vừa qua, Đỗ Trường mới được sứ quán Việt Nam tại Đức cấp visa về nước. Nhưng ngày 7-3-2015, từ Hà Nội, Đỗ Trường ra sân bay Nội Bài bay vào Sài Gòn thì bị công an tịch thu hộ chiếu, vé máy bay, điện thoại, giam ông 10 tiếng đồ hồ rồi trục xuất ông về lại Đức chỉ vì ông dám cả gan nói lên sự thật…

Đỗ Trường có một cuộc đời xê dịch hiếm có. Ông sinh tại Hà Nội, học cấp một cấp hai tại Hà Nội, học cấp ba tại Nghĩa Hưng, Nam Định, học đại học ở Tây Nguyên, đi lao động xuất khẩu tại Đông Đức và giờ định cư tại Leipzig Cộng Hòa Liên Bang Đức. Quê mẹ ông ở đầu con sông Ninh Cơ – chi nhánh của Sông Hồng – họ Đặng làng Hành Thiện, cha ông ở gần cuối sông Ninh Cơ, huyện Trực Ninh, Nam Định. Trên dòng sông Ninh Cơ ( sông của riêng Nam Định) này có một loài hoa di động là hoa bèo bồng ( bèo Nhật Bản, Nam Kỳ gọi là hoa lục bình). Hoa bèo bồng tim tím tuyệt đẹp nhưng luôn luôn phải vừa đi vừa nở…



Không hiểu sao, sau mỗi lần đọc tác phẩm nào đó của Đỗ Trường, tôi cứ hình dung ra ông chính là loài hoa bèo bồng trên cạn, vừa đi vừa chạy trốn vừa nở hoa. Không biết đóa bèo bồng cô đơn này có kịp nở hoa khi bị công an Việt cộng trục xuất khỏi quê hương mình ép phải lên máy bay về Đức để làm nghề viết văn trộm hay không ?



Thưa độc giả kính mến, quý vị không chỉ đang cầm trên tay một tập sách phê bình văn chương, mà quý vị đang cầm trên tay một tấm lòng của một người con nước Việt đã bỏ chạy khỏi sự dối trá mà sự dối trá vẫn đuổi bắt ông, vẫn muốn trục xuất ông ra khỏi vương quốc sự thật, trục xuất ông ra khỏi tình thương mến của độc giả…



Tôi yêu quý Đỗ Trường, đến xứ tự do vẫn còn phải lén viết văn ( viết văn trộm). Tôi quý một tác giả đã hình thành phong cách riêng, đã trải hết thân phận chữ nghĩa ra trang giấy bằng cả tấm lòng. Đưa mắt vào trang sách của ông, tôi tin rằng quý độc giả sẽ tìm thấy tri âm tri kỷ, tìm thấy gã đàn ông 55 tuổi, đẹp trai, vẫn tiếp tục tập làm người, tập làm nhà văn, tập làm một đám mây tự do bay về thăm đất nước đau thương của mình, bất kể công an cấm đoán.,.



Sài Gòn ngày 11-3-2015


T.M.H.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THƠ TÍ NHÓE!

Nỗi đau tiên tổ

Chủ nhật - 03/01/2016 10:40


Ltg: Cách đây mấy năm Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng nói trước đại chúng: Việt Nam đã chuyển 175 000 héc ta đất nông nghiệp thành nhà máy công xưởng cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài làm ăn xây nhà xưởng và nhà ở. Nước ta ba phần tư núi đồi bỏ không, đất bở xôi ruộng mất nghìn năm cha ông mới tạo dựngđược dần dần biến mất, bê tông hóa. Thật là đau xót. Vậy có thơ rằng:

Đỗ Hoàng
 
NỖI ĐAU TIÊN TỔ
 
Ruộng vườn xôi mật hóa bê tông!
Đất nước mất tiêu vạn cánh đồng.
Quan lại lầu trang đi mỏi đít, (1)
Dân có ổ chuột xổm tê mông!
Gian tà ác bá nhiều như rắn,
Nghĩa sỹ hiền nhân hiếm tựa rồng!
Vằm nát dư đồ bầy khuyển mã.
Suối vàng tiên tổ có đau không!

 
Hà Nội ngày 1 – 1 – 2016
 
Đ – H
(1)            Người vùng cao bảo cán bộ đi ô tô là đi bằng đít
 
Phần nhận xét hiển thị trên trang