Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

bác TMH nói bùn cười nha. Sinh ra không làm người thì làm ngợm à? Người thường đã vậy, nhà văn mà làm ngợm thì sống nữa bằng thừa..

Thân phận bút mực trong con chữ Đỗ Trường

Thứ sáu - 16/10/2015 10:36






Đỗ Trường sinh ra cốt để làm người. Làm người khó lắm ai ơi ! Chả thế mà thi hào Trần Tế Xương ( Tú Xương) từng chúc tết mọi người : “ Sao được cho ra cái giống người”. Đến tuổi “tứ thập nhi bất hoặc” ( 40 ), Đỗ Trường – “đỗ” lại bến trần gian là nước Đức dân chủ tự do thịnh vượng, tích lũy nghiệm sinh đã “trường vốn”, đã có một mái gia đình hạnh phúc, vợ đẹp con khôn, nhà riêng, nghề nghiệp ổn thỏa, mới thấy sao lòng mình vẫn khôn nguôi, vẫn “đoạn trường” ? Thân tại Đức mà tâm tại Việt Nam : nỗi niềm tha phương khiến Đỗ Trường thao thức mỗi canh trường…



Trong một đêm tuyết trắng gần như đã nuốt chửng thành phố Leipzig – quê hương thứ hai của ông, không ngủ được, Đỗ Trường cầm lấy bút và viết, chả biết thể loại gì, viết như ma ám, như thể trái tim ông đã bị thương từ lâu nay chợt ứa máu. Ông không muốn thành một nhà văn, chỉ muốn làm một con người cầm bút. Đỗ Trường đã bước vào một đoạn trường mới có tên là văn chương…



Đỗ Trường hiểu rằng, phải đi từ gốc CHÂN, mới đạt được THIỆN và MỸ. Ông trút hết sự thật lòng mình với trang giấy . Đỗ Trường đã viết câu thơ của nhà thơ Nga Maiacovxki lên trang mở màn của máy vi tính : “ Anh có thể dối em tất cả nhưng trong thơ anh không thể dối”. Ông làm thơ, viết đoản văn, tùy bút, cảm nhận văn chương, bình thơ, bình văn, cốt chép lại lòng mình mong tìm tri âm tri kỷ. Ông trộn các thể loại vào nhau như người trộn men vào cơm rượu.



Đỗ Trường viết văn bí mật như người đi vào một thành phố bị chiếm. Chao ôi, những trang giấy trắng này đã bị sự dối trá chiếm đóng từ muôn nơi, trong đó có quê hương của ông tàn tạ những chân trời. Ông hân hoan trao sự thật lòng mình cho trang giấy như người vợ đêm tân hôn trao cho chồng sự trinh trắng cả tâm hồn và thể xác…



Những bài báo, những tùy bút, bài thơ, bài bình thơ bình văn của Đỗ Trường bỗng được in trên các tờ báo của người Việt . Độc giả và bạn bè tiếp nhận ông như tiếp nhận một người thân yêu lưu lạc bỗng mới quay về. Không, Đỗ Trường đã lưu lạc trong chính tâm hồn mình, đã nhốt chính mình trong gan ruột, nay nhờ chữ nghĩa giải thoát mình ra khỏi xà lim của sợ hãi và cô độc.

Gần hai năm từ ngày Đỗ Trường bí mật viết văn trong chính ngôi nhà của mình mà vợ con ông không hề biết. Bỗng nhiều cú điện thoại từ quê nhà của mấy người anh chị em gọi cho bà xã ông, rằng chị( em) can chú ấy đừng viết văn nữa, công an tìm đến nhà anh( nhà em) đe dọa đủ thứ, rằng Đỗ Trường ăn nhầm phải bom nguyên tử hay sao mà viết lách rất là phản động trên các báo Việt Kiều…Bà vợ ông ( ĐT) thề rằng không phải ông xã em viết đâu, Đỗ Trường nào đó, chưa bao giờ em thấy ông ngồi viết lách cả..Công an bên nhà họ nhầm đấy !

Cho đến khi ông anh vợ và ông anh của Đỗ Trường phải gửi tờ báo của Việt kiều bên Pháp sang Đức có in bài và ảnh của Đỗ Trường thì vợ ông mới tin là chồng mình dám bí mật cả gan viết văn. Lúc này, Đỗ Trường mới khai thật là ông sang đến tận nước Đức tự do mà còn phải viết văn trộm, lén viết khi ngồi bán hàng. Cho hay, công an Việt Nam đã quá thành công khi cấy con vi rút sợ hãi vào hồn của toàn dân Việt, trong đó có cả bà con Việt kiều đang sống trong các nước Âu Mỹ văn minh !



Đỗ Trường đã làm khổ vợ mình bằng nghề viết văn trộm, như thế ông vừa đi ăn trộm ái tình bị bắt quả tang phải đứng trước quan tòa của bà vợ tốt đẹp hết lòng vì chồng con. Vợ ông bảo : nếu anh thương em và các con thì đừng viết văn nữa, để lâu lâu cả nhà ta còn về thăm quê hương. Hoặc là vì vợ con, vì bệnh sợ công an Việt Nam quá mức dù cả nhà đã có quốc tịch Đức, vì những chuyến thăm quê an toàn, hoặc là phải nhốt mình vào lô cốt của sợ hãi và cô đơn, Đỗ Trường đêm nằm bóp trán day dứt !



Nhưng Đỗ Trường vẫn “ngoại tình” với văn chương, vẫn quyết lòng nói thật với trang giấy, “mảng vui quên hết lời em dặn dò”. Và đòn trừng phạt của xứ nói dối đã giáng xuống Đỗ Trường, ông bị cấm về thăm quê hương mình ! Trong dịp tết Ất Mùi vừa qua, Đỗ Trường mới được sứ quán Việt Nam tại Đức cấp visa về nước. Nhưng ngày 7-3-2015, từ Hà Nội, Đỗ Trường ra sân bay Nội Bài bay vào Sài Gòn thì bị công an tịch thu hộ chiếu, vé máy bay, điện thoại, giam ông 10 tiếng đồ hồ rồi trục xuất ông về lại Đức chỉ vì ông dám cả gan nói lên sự thật…

Đỗ Trường có một cuộc đời xê dịch hiếm có. Ông sinh tại Hà Nội, học cấp một cấp hai tại Hà Nội, học cấp ba tại Nghĩa Hưng, Nam Định, học đại học ở Tây Nguyên, đi lao động xuất khẩu tại Đông Đức và giờ định cư tại Leipzig Cộng Hòa Liên Bang Đức. Quê mẹ ông ở đầu con sông Ninh Cơ – chi nhánh của Sông Hồng – họ Đặng làng Hành Thiện, cha ông ở gần cuối sông Ninh Cơ, huyện Trực Ninh, Nam Định. Trên dòng sông Ninh Cơ ( sông của riêng Nam Định) này có một loài hoa di động là hoa bèo bồng ( bèo Nhật Bản, Nam Kỳ gọi là hoa lục bình). Hoa bèo bồng tim tím tuyệt đẹp nhưng luôn luôn phải vừa đi vừa nở…



Không hiểu sao, sau mỗi lần đọc tác phẩm nào đó của Đỗ Trường, tôi cứ hình dung ra ông chính là loài hoa bèo bồng trên cạn, vừa đi vừa chạy trốn vừa nở hoa. Không biết đóa bèo bồng cô đơn này có kịp nở hoa khi bị công an Việt cộng trục xuất khỏi quê hương mình ép phải lên máy bay về Đức để làm nghề viết văn trộm hay không ?



Thưa độc giả kính mến, quý vị không chỉ đang cầm trên tay một tập sách phê bình văn chương, mà quý vị đang cầm trên tay một tấm lòng của một người con nước Việt đã bỏ chạy khỏi sự dối trá mà sự dối trá vẫn đuổi bắt ông, vẫn muốn trục xuất ông ra khỏi vương quốc sự thật, trục xuất ông ra khỏi tình thương mến của độc giả…



Tôi yêu quý Đỗ Trường, đến xứ tự do vẫn còn phải lén viết văn ( viết văn trộm). Tôi quý một tác giả đã hình thành phong cách riêng, đã trải hết thân phận chữ nghĩa ra trang giấy bằng cả tấm lòng. Đưa mắt vào trang sách của ông, tôi tin rằng quý độc giả sẽ tìm thấy tri âm tri kỷ, tìm thấy gã đàn ông 55 tuổi, đẹp trai, vẫn tiếp tục tập làm người, tập làm nhà văn, tập làm một đám mây tự do bay về thăm đất nước đau thương của mình, bất kể công an cấm đoán.,.



Sài Gòn ngày 11-3-2015


T.M.H.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THƠ TÍ NHÓE!

Nỗi đau tiên tổ

Chủ nhật - 03/01/2016 10:40


Ltg: Cách đây mấy năm Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng nói trước đại chúng: Việt Nam đã chuyển 175 000 héc ta đất nông nghiệp thành nhà máy công xưởng cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài làm ăn xây nhà xưởng và nhà ở. Nước ta ba phần tư núi đồi bỏ không, đất bở xôi ruộng mất nghìn năm cha ông mới tạo dựngđược dần dần biến mất, bê tông hóa. Thật là đau xót. Vậy có thơ rằng:

Đỗ Hoàng
 
NỖI ĐAU TIÊN TỔ
 
Ruộng vườn xôi mật hóa bê tông!
Đất nước mất tiêu vạn cánh đồng.
Quan lại lầu trang đi mỏi đít, (1)
Dân có ổ chuột xổm tê mông!
Gian tà ác bá nhiều như rắn,
Nghĩa sỹ hiền nhân hiếm tựa rồng!
Vằm nát dư đồ bầy khuyển mã.
Suối vàng tiên tổ có đau không!

 
Hà Nội ngày 1 – 1 – 2016
 
Đ – H
(1)            Người vùng cao bảo cán bộ đi ô tô là đi bằng đít
 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

HÃY CỐ LÊN, ĐỪNG ĐỂ TRƯỢT VỎ CHUỐI NHA!

Chúc mừng năm mới 2016


Năm Thân (con khỉ).


O
HÌNH CHÔM CỦA GIAO BLOGGE
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không chuẩn cần phải chỉnh!

Thảm họa sử dụng sai tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông đại chúng
Những năm gần đây, nhiều người Việt mắc rất nhiều lỗi chính tả, cú pháp trong ngôn ngữ nói, dùng nhiều hư từ, tiếng đệm vô nghĩa, từ sai nghĩa... làm mất đi tính trong sáng và chuẩn mực của tiếng Việt. Tệ hại hơn là điều này lại xảy ra trên các phương tiện truyền thông đại chúng...
Chương trình dự báo thời tiết trên VTV1 (ảnh có tính chất minh họa).
Trên Truyền hình Việt Nam tiết mục bất cứ ai cũng phải xem hàng ngày là "Dự báo thời tiết". Vì nó liên quan đến công việc, kế hoạch cá nhân, cơ quan, đơn vị, lo lắng lũ lụt, mùa màng… Nếu bạn chú ý (có điều kiện ghi lại) sẽ thấy, chỉ 1,2 phút mà nhan nhản những sai sót, chuẩn mực ngôn từ.

Một vài cái sai thường thấy sau đây: “Khối không khí lạnh đang mấp mé biên giới nước ta”. Đúng ra chỉ có chất lỏng mới dùng từ “mấp mé”: Nước dâng mấp mé mặt đê; sữa mấp mé miệng cốc. “Nhiệt độ quanh quẩn ở 18 độ C đến 21 độ C” - Nhiệt độ được nhân cách hóa như con trâu quanh quẩn ở bãi cỏ, như con chó quanh quẩn trong sân… thật kỳ cục phải không? “Những thiệt hại do lũ lụt mang lại” - Trong tiếng Việt động từ “mang lại” có nghĩa tốt đẹp, điều may mắn, lợi ích như: "Đảng mang lại tự do, hạnh phúc, ấm no cho nhân dân…".

Cái xấu, cái tệ hại, cái không mong muốn phải dùng từ “gây ra” mới đúng: "gây ra chiến tranh, gây ra sự lộn xộn, gây ra cái chết, gây ra thiệt hại…". Lạ lùng hơn: “Cơn mưa đi từ dưới Mũi Cà Mau đi ngược lên các tỉnh Nam bộ”. Té ra cơn mưa không từ trên trời rơi xuống mà lại từ dưới đất chui lên? Tôi hiểu ý người nói muốn nói từ Mũi Cà Mau lan về phía đồng bằng Nam bộ nhưng không biết diễn đạt, hoặc muốn nhân cách hóa cơn mưa nên dẫn đến sai sót rất căn bản về ý nghĩa của câu nói.

“Sau đây là dự báo thời tiết trên biển”. Thế còn thời tiết dưới biển thế nào, có trên phải có dưới chứ? Tại sao không nói “Thời tiết biển” là chuẩn, là đủ còn thêm từ trên làm gì, vừa thừa không cần thiết? Khủng khiếp hơn là: “Tầm nhìn xa giảm xuống thấp là dưới 10km”. Chao ôi! Đang dùng phép đo chiều dài, đột ngột chuyển sang phép đo chiều cao thấp, nông sâu – thật tài tình làm sao? Đến thánh thần cũng không hiểu nổi.

Dự báo thời tiết nhà nông thì: “Không khí ẩm thấp ít nắng sẽ làm cho các đối tượng sâu bọ phát triển”. Từ thuở bé đến giờ tôi mới nghe gọi sâu bọ là đối tượng. Tại sao không nói cho chuẩn là các loài sâu bọ? Giờ từ đối tượng quá lạm phát và sai be bét. Đối tượng thương binh liệt sỹ, đối tượng chính sách, đối tượng đói nghèo… Tất cả gom vào một rọ cứ như là đối tượng hình sự, tội phạm, đối tượng phản cách mạng… Thật là phản cảm, thiếu trân trọng.

Chỉ đôi phút mà nhặt ra hàng lố sai sót. Ngoài ra các biên tập viên dự báo thời tiết còn uốn éo, dùng ngôn ngữ hình thể để minh họa cho nội dung rất phản cảm. Trong khi đó, chương trình dự báo thời tiết của Đài Truyền hình Hà Nội, đưa bản đồ vùng lên nói ngắn gọn, chính xác đỡ mất thời gian. Người nghe chỉ cần thông tin mưa nắng bão bùng ra sao. Đâu cần miêu tả ẩm ương dài dòng văn tự. Mỗi phút quảng cáo phải tốn hàng chục triệu đồng, kéo dài tiết mục dự báo thời tiết là lãng phí tiền bạc của Nhà nước. Lại còn chua thêm vào dặn dò mai nắng nóng nhớ mang theo áo chống nắng, thời tiết thuận lợi cho việc Picnic, vui chơi giải trí ngoài trời, đi du lịch…

Nếu không dặn hẳn người ta không biết lo cho thân mình chắc? Bao nhiêu người cần lao đang chật vật làm việc để kiếm miếng cơm manh áo, có khi cả đời cũng không biết tới du lịch, giải trí, du hí? Cứ làm như ai cũng giàu có cả?

Ngỡ chỉ chương trình dự báo thời tiết, ai dè các chương trình khác, khán giả cũng gặp không ít... sạn. Suốt 24 giờ trên tất cả các kênh Đài truyền hình trung ương, các chương trình truyền hình của các bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội đều mắc “hội chứng” à, ờ. Dạ thưa, vâng, à vâng, phải không ạ…

Những từ đệm vô nghĩa, vô duyên này thường bắt đầu ngay câu đầu tiên: À thưa quý khán giả, À vâng, thưa ông đã nhận lời trả lời phỏng vấn chương trình của chúng tôi, Ờ, bây giờ chúng ta cùng nhau ờ… xem diễn biến trận đấu bóng đá… Nào có ai sai bảo gì đâu mà dạ với vâng? Các câu nói cứ liên tục đưa vào vô tư những hư từ vô nghĩa, từ đệm vô duyên làm câu nói rườm rà, nghe tức anh ách. Các từ thì, là, mà, nhiều nhan nhản trong mọi câu nói. Đặc biệt là từ “cái” có ở khắp nơi, trong mọi văn cảnh, trường hợp, mọi lúc. Các hư từ thì, là, mà, cái này ở văn viết đã khó chịu lắm rồi, vào văn nói lại càng phản cảm hơn

Khủng khiếp hơn, đàn ông rõ rành trong giây phút thành giới mặc váy trong một chương trình phỏng vấn lãnh đạo ngành giáo dục: “Cái thầy giáo…”. Chương trình cà phê sáng phát 22-10 trên VTV3 người đối thoại là biên tập viên truyền hình nói: “Cái chàng trai...” với đầu bếp giỏi ở Mỹ về Việt Nam lập nghiệp.

Cái là giới nữ đi liền với chàng trai là giới nam? Có tài thánh cũng không hiểu nổi biên tập viên muốn diễn đạt cái gì. Chương trình Kinh tế 22h00 tối 16-10- 2015, người dẫn chương trình trong phỏng vấn đối tác về TPP thật tự nhiên đến mức vô lý: “Vậy thưa ông chúng ta có những thách thức gì khi tham gia vào TPP ý ạ”. Thật kỳ cục cái cụm từ "ý ạ" đặt trong văn cảnh này.

Những người thuộc thế hệ truyền hình đầu tiên được đào tạo bài bản, có ý thức rèn giũa khi nói trên truyền hình nên rất hiếm mắc những sai sót ngớ ngẩn như trên. Người ta còn có ấn tượng sâu sắc với thế hệ phát thanh viên Kim Tiến, Mạnh Tường, Minh Chí, Hồng Trang… nói vừa tròn vành rõ chữ, vừa chuẩn mực. Sau thế hệ đó bắt đầu sự dễ dãi, đưa bừa ngôn ngữ đời sống vào truyền hình. “Tật” vâng, à vâng… bạn tôi bảo đó là “hội chứng LVS” - người được nêu danh là “gạo cội”, nổi tiếng trong dẫn các chương trình truyền hình. Lớp sau tưởng thế là hay nên bắt chước làm theo.

Ông còn kể rằng đứa cháu ngoại ông một lần đến thăm ông thấy có chiếc bánh trên bàn nó nói: “À vâng thưa ông, cháu có được ăn chiếc bánh này không?”. Thay vì nói đơn giản và chính xác là: “Ông ơi! Cháu có được phép ăn chiếc bánh này không?”. Khi tôi uốn nắn lại cho nó, nó vênh mặt lên cãi rằng nói như nó mới đúng, và giải thích cho ông rằng trên truyền hình các cô, các chú ấy nói như vậy? Hóa ra ai cũng cho rằng đã nói trên truyền hình là nói cho cả nước nghe, ắt phải chuẩn mực rồi, lẽ nào sai? Mà có thấy ai phản ứng gì đâu?

Không biết những thế hệ sau sẽ sử dụng tiếng Việt ra sao nếu cứ tồn tại cái sai, thiếu sự chuẩn mực ra rả hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng với nhịp độ ngày càng tăng đang gặm nhấm, sói mòn và méo mó ngôn ngữ Việt vốn phong phú và đa sắc, đủ biểu hiện mọi sắc thái tình cảm, hành động của con người.

Rõ ràng chuyện thêm thắt các từ đệm “vâng, dạ, hả, ồ, ờ… làm cho câu nói nghe hết sức khó chịu. Tiếng Việt đang bị xâm hại, một cách vô hình mà ít ai chú ý đến. Một vấn đề nữa là dùng từ Hán Việt. Người nói không hiểu cặn kẽ nghĩa của từ nên sử dụng không hợp lý. Ví dụ: Sự hiện diện (nghĩa là có mặt) của các đại biểu hôm nay… nghe còn có thể chấp nhận. Nhưng sự hiện diện của tàu sân bay, của khối không khí lạnh, cơn mưa… thì nghe thật chối tai.

Tại sao không nói: Sự xuất hiện thay vì hiện diện? Nói chung là không nên dùng từ Hán Việt khi từ thuần Việt đủ khả năng biểu hiện. Đặc biệt là từ “cái” liên tục xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, mọi chương trình. Tất cả các từ loại: Động từ, tính từ, trạng từ… đều được “danh từ hóa” một cách vô lý không thể chấp nhận được. “Cái màu xanh, cái tình trạng khô nóng, cái tác động, cái ảnh hưởng”… Thậm chí bản thân các danh từ đã đủ nghĩa, vẫn thêm từ “cái” vào: “Cái chính sách”, “cái chủ trương”, “cái chế độ”… khủng khiếp hơn là “cái dân tộc” từ miệng một chính khách cỡ “bự”.

Các hư từ vô nghĩa như: thì, là, mà… hoặc những liên từ, giới từ, thán từ… đặt không đúng chỗ không thiếu trong các câu nói. Lại còn cái tật liến láu nói hết phần người được phỏng vấn, người đối thoại, buộc người đối thoại phải thừa nhận ý của mình bằng cách liên tục hỏi “Có phải không ạ”. Người dẫn chương trình có ý khoe hiểu biết (chưa đi đến đâu) của mình, thật khập khiễng, vô duyên.

Có lẽ việc thống kê nên để cho bạn xem truyền hình. Mình tôi không đủ thời gian theo dõi 24 giờ hàng ngày. Mong các bạn cùng chia sẻ, lên tiếng bằng mọi cách để góp phần làm trong sáng tiếng Việt trong ngôn ngữ nói.
Đinh Đức Cần


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Các ngài đang làm gì vây? Coi thường dư luận đến thế sao?

Báo Tuổi trẻ
03/01/2016 18:03 GMT+7

Hà Tĩnh đồng ý cho Formosa 
tiếp tục xây “cọc biển hiệu"

TTO - Sau thời gian bị đình chỉ, công trình “cọc biển hiệu dạng ngang cổng chính” do Formosa làm chủ đầu tư đã được cấp phép tiếp tục xây dựng. 
Sau khi bị đình chỉ xây dựng, Hà Tĩnh đã cấp phép xây dựng "tháp" cho Formosa

Ngày 3-1, ông Hoàng Thanh Tùng, phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh xác nhận, công trình “cọc biển hiệu dạng ngang cổng chính” do Formosa làm chủ đầu tư đã được cấp phép và tiếp tục triển khai trở lại.


Theo ông Tùng, diện tích đất xây dựng công trình này của Formosa là nằm ngoài diện tích dự án khu liên hợp gang thép. Ông Tùng khẳng định Formosa xây công trình này mang ý nghĩa là một cổng chào...

Được biết vào tháng 10-2015, Formosa Hà Tĩnh tiến hành thi công dự án "tháp biểu tượng tinh thần". Tháp này có tổng đầu tư khoảng 6 tỷ đồng, với chiều cao 32m, bằng bê tông cốt thép.

Sau khi kiểm tra không có giấy phép Sở Xây dựng Hà Tĩnh lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công công trình.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Chu Xuân Phàm - Trưởng đại diện Formosa tại Hà Nội, cho biết việc xây dựng tòa tháp là để gắn logo của Formosa lên để cho mọi người biết.

Theo ông Phàm, tên “tháp biểu tượng tinh thần bão lũy” là cách nói của người Hoa.

Văn Định

___________

Hà Tĩnh: Cấp giấy phép xây dựng 
cho “Tháp biểu tượng tinh thần”

Dân trí 
Chủ Nhật, 03/01/2016 - 15:42

Liên quan đến vụ việc Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh xây dựng công trình “tháp biểu tượng tinh thần”, mới đây các cơ quan chức năng Hà Tĩnh đã cấp phép và cho đơn vị tiếp tục triển khai thi công trở lại.

>> Yêu cầu ngừng thi công “Tháp biểu tượng tinh thần”
>> Formosa xây “tháp biểu tượng tinh thần” cao 32m không phép

Ngày 3/1, trao đổi với báo chí, ông Hoàng Thanh Tùng, Phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh cho biết, sau một thời gian tạm ngừng thi công, mới đây công trình “Cọc biển hiệu dạng ngang cổng chính” (trước gọi là Tháp biểu tượng tinh thần) của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Công ty FHS - thuộc Tập đoàn Formosa Đài Loan), đã được Ban QLKKT Hà Tĩnh cấp giấy phép và tiếp tục cho triển khai thi công trở lại.


Hiện cơ quan chức năng Hà Tĩnh đã cấp giấy phép xây dựng cho công trình 
"Tháp biểu tượng tinh thần".

Ông Tùng cho biết: “Đất ở đó là nằm ngoài hàng rào phạm vi của Công ty FHS và chưa giải phóng mặt bằng, đất ở đó sau này chỉ cho họ mượn tạm thôi. Công trình như là cái cổng chào, biển hiệu quảng cáo, cổng kiểm tra qua lại của Công ty FHS mà thôi, đừng nặng về văn hóa mà gây ra sự nhạy cảm không cần thiết”.

Thế nhưng, ông Trần Phố Huế, Phó Chủ tịch phường Kỳ Liên (thị xã Kỳ Anh) lại cho biết, hiện khu đất xây dựng biển hiệu quảng cáo đã được Ban QLKKT Hà Tĩnh bàn giao cho Formosa từ năm 2012 và diện tích đất này đã được đền bù giải phòng mặt bằng.

Trước đó như báo Dân trí đã phản ánh, tại ngã ba Kỳ Liên (thị xã Kỳ Anh, thuộc Khu Kinh tế Vũng Áng), mặc dù chưa được cấp giấy phép nhưng Công ty Hòa Bình (trụ sở tại TP Hồ Chí Minh) đã tiến hành xây dựng một tòa tháp cao 32m.

Đến khi phát hiện ra sự việc này thì công trình đã cơ bản hoàn thành phần trụ, chuẩn bị đổ bê tông.

Xuân Sinh


nhận xét hiển thị trên trang

VN phản đối TQ 'bay thử nghiệm' ở Trường Sa

Image copyrightAFP
Việt Nam cáo buộc Trung Quốc vi phạm chủ quyền của mình bằng việc đáp một máy bay xuống một hòn đảo nhân tạo đã được xây dựng trong khu vực có tranh chấp ở Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Việt Nam nói sân bay này được xây dựng bất hợp pháp trên một phần của quần đảo Trường Sa.
Bộ Ngoại giao Việt Nam nói đại diện bộ này đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động này của phía Trung Quốc.
Trung Quốc cho biết họ có chủ quyền toàn bộ tại Fiery Cross Reef (đá Chữ thập) và đã sử dụng một máy bay dân sự để kiểm tra đường băng.
Bộ Ngoại giao Việt Nam trên đưa tin trên website của bộ này vào ngày 02/01/2016 như sau:
"Ngày 02/01/2016, Trung Quốc đã thực hiện việc bay thử nghiệm ra sân bay mà Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình được dẫn lời nói hành động nêu trên của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa;
"[Hành động này] đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao hai nước, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, tinh thần của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002; ảnh hưởng hòa bình, ổn định ở Biển Đông; giảm sự tin cậy chính trị giữa hai nước; tác động tiêu cực đến quan hệ láng giềng và tình cảm tốt đẹp giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc.
Image copyrightAFP
Image captionHoa Kỳ từng yêu cầu các nước trong khu vực ngưng cơi nới và cải tạo đảo ở Biển Đông.
"Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên của Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay, không tái diễn các hành động tương tự và có hành động thiết thực, cụ thể góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông”.
Hoa Kỳ nói họ quan ngại rằng chuyến bay được thực hiện hôm thứ Bảy đã làm trầm trọng thêm căng thẳng.
Pooja Jhunjhunwala, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cho biết có "nhu cầu cấp thiết cho các bên tranh chấp công khai cam kết cùng ngưng tiếp tục hoạt động cải tạo đảo, xây dựng cơ sở mới, và quân sự hóa những nơi đang có tranh chấp".
"Chúng tôi khuyến nghị tất cả các bên tuyên bố về chủ quyền chủ động giảm căng thẳng từ những hành động đơn phương vốn làm ảnh hưởng tiêu cực tới ổn định trong khu vực, và tiến hành các bước để hình thành không gian cho giải pháp ngoại giao có ý nghĩa", bà nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết Trung Quốc đã tiến hành chuyến bay để kiểm tra xem liệu cơ sở của phi trường có đáp ứng các tiêu chuẩn về hàng không dân dụng hay không.
"Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa theo cách gọi của Việt Nam) và vùng biển lân cận. Trung Quốc sẽ không chấp nhận lời cáo buộc vô căn cứ của phía Việt Nam," người phát ngôn Trung Quốc nói.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

31 THG 12, 2015 Nguyễn Minh Châu

Ghi chú 31-12-2015

Trước khi mời các bạn đọc tiếp phần ghi chép về Nguyễn Minh Châu hơn 40 năm trước xin có mấy lời tâm sự.
Các đoạn ghi chép trên đây đã được đưa lên blog của tôi từ 12-2011. So với các đoạn sổ tay các đoạn đưa lên lúc ấy đã bị rút gọn đi nhiều. Lần này, tôi khôi phục cho đầy đủ hơn, bởi tin rằng nếu bạn đọc nào muốn tìm hiểu suy nghĩ của các nhà văn VN trong chiến tranh, khoảng cách giữa những cái mà họ viết ra và cái nung nấu trong đầu họ -- thì các trang ghi chép này có thể có ích. Chính tôi đã tin như thế. Khi đọc lại những trang ghi chép trên đây, tôi như nhớ lại cả không khí văn học những năm chiến tranh và thầm nhủ nếu có thời gian tôi có thể giải thích thêm nhiều điều chung quanh các ý tưởng của anh Châu cũng như của bọn tôi lúc ấy. Trong lúc chưa làm được cái việc bổ sung đó, tôi tạm chỉnh lý như trên, với niềm tin rằng có một số bạn đọc nào đó cần biết.
Tôi không rõ phản ứng của bạn đọc với các đoạn ghi chép trên thế nào, chỉ có một lần đọc được đoạn phản hồi sau đây, xin chép ra để ghi nhớ rằng đã có những bạn đọc đã đồng cảm với mình.

Nói thế này có thể là “hơi buồn” và không “phải đạo” lắm.
Lính chiến trường đi qua Đường 9 thì quên đi “Chiến sĩ” của Nguyễn Khải. Nếu đi đến được cánh rừng cao su Tây ninh thì cũng không còn nhớ “Dấu chân người lính” nữa. Đến với “Đất trắng” thì khóc cho Nguyễn Trọng Oánh ra đi sớm quá. Rùng mình và chắp tay kính cẩn với Chu Lai, Bảo Ninh mà thốt lên “Mấy cha này là người hay là ma? Nếu là người thì có phúc to bằng cái đình”. Lính chiến trường mấy thằng qua nổi dăm bẩy trận mà còn gáo lành lặn trở về.(Lại còn viết tiểu thuyết nữa chứ.)
Sau cuộc chiến khốc liệt nhất, dài nhất lịch sử ấy, CÒN GÌ? – Cục đất thì nhiều lắm, còn hòn vàng thì quá ít, lại sứt sẹo, méo mó, mòn mỏi, lạc lõng …. và đâu còn sức để học mà viết. Bởi vậy, thật khó mong có được vài cuốn như “Nỗi buồn chiến tranh” và cũng dễ hiểu vì sao thiên hạ cứ nghĩ nhà văn mình kém, trí thức mình hèn.
Buồn và ngán ngẩm quá anh Nhàn ạ.

Phản hồi bởi Nguyen Thanh Van — 07.12.2009 @

Nhớ lại thời gian viết Dấu chân người lính
Hồi ấy, tôi tách hẳn mọi người ra. Ngồi ở cái tầng cuối của một ngôi nhà. Chung quanh đấy, nào là chuồng lợn, chuồng gà, ống nước chảy, bẩn thỉu, tối om ra. Ngồi như thế mà viết, một là anh cũng dễ ấm đầu, hai là anh sẽ viết đuợc một cái gì rất là ghê gớm. Như là ngồi ở dưới cái đáy một cái giếng.
Tôi đi chữa răng về, vừa đi vừa nghĩ được khối thứ. Thời buổi này, đánh nhau không xong, thì lại khổ nhất là thằng văn nghệ.Thắng xem, viết tha hồ tung tẩy.

Về anh em trẻ

Trông thằng Đỗ Chu mình chả hiểu rồi nó sẽ ra sao. Về xưởng phim nữa, thì cũng thành ra lố bịch như mọi người. Chính hồi nó viết Phù sa, nó lại tĩnh trí hơn bây giờ. Bằng Việt trông nó cứ yểu yểu như thế nào đó. Từ hồi ông ấy đi Trường Sơn về đến giờ, thấy ông ấy càng nhảm. Cái cô Quỳnh này, bây giờ nhiều bài đã lặp lại rồi, cái phần thực chất chỉ có thế. Lưu Quang Vũ không chỉ tài hoa. Chính là Vũ nó đi hết được một cái gì đó, theo con đường của nó.

Về văn học tiền chiến
Nhàn: Anh có thể viết cho mục lý luận của bọn tôi một ít nhận xét về văn học trước cách mạng, so sánh văn chương thời ấy với bây giờ chẳng hạn
Châu: Mình đọc những thứ như Giông tố, thấy cũng vớ vẩn, như thứ tiểu thuyết đăng báo, cứ thế mà kéo dài câu chuyện, theo một thứ đường dây có sẵn.
Lão Nguyễn Công Hoan, thì văn chương quá là thuộc địa. Chỉ còn trường hợp khá như Khái Hưng và Thạch Lam, nhưng cả hai người, cũng chỉ là ăn vào sự tài hoa. Nói chung người viết chỉ tài hoa không đủ đâu.Ngay cả cái lớp trẻ các ông bây giờ nữa, tôi cũng không gặp được một cái gì mới.
– Chưa có một cảm hứng mới về thời đại?
– Đại khái một cái gì như thế, muốn theo được thời đại nó phải mới lắm mới được

Tĩnh và động. Mới và cũ
* Mình về ở với những người hàng xóm và thấy nơi đó, cũng giống như tình hình nước mình. Người ta bận bịu, vất vả suốt ngày, nhưng chính vì thế, người ta chả làm được trò trống gì cả. Cuộc sống hoàn toàn mù tối.
(Ra xí nghiệp khai thác cát) Ở những chỗ này, nó cũng dễ thành hào thành rãnh lắm. Mình cũng rất dễ xỉa vào rãnh! Anh phải viết về một mối quan hệ nào thật mới mới được.

Ngoài miền Bắc mình, cán bộ có thằng tham ô, thằng hống hách, nhưng nó còn rõ mặt.Vào trong Quảng Trị, ở với bọn cán bộ, mình chỉ buồn cười. Cứ y như là con trẻ. Một lũ chim sẻ rất là buồn cười
Dẫu sao đi thực tế, vẫn thích hơn ở nhà. Đi thực tế, mình tiếp xúc với cái xấu cũng rõ hơi, cái tốt cũng rõ hơn.

Sự thải loại thường xuyên của đời sống
*Lắm khi ngồi nghĩ lại mới thấy sợ. Đang viết đã thấy chắc rồi những cái viết ra phải vứt đi nhiều rồi. Viết nhiều quá, chỉ có nghĩa là mắc bệnh tâm thần
– Trong anh viết văn, lúc tự tin, thì thật tự tin mà lúc hoài nghi thì cũng phải đến độ mới được. Những tay như Hữ Mai, chẳng có bao giờ nó hoài nghi nó một ít nào cả.

(Đi họp NXb Văn học) Trong các mặt ngồi đấy, chỉ thấy già và cổ. Ông Nguyễn Tuân lại chửi ông Hoài Thanh . “Báo Văn nghệ có cho mình ăn được một bữa, thế này không. Cái thằng nó suốt đời đi nịnh, nó lại keo kiệt. Ông Vũ Tú Nam với bà Cẩm Thạnh đáng phải vật cổ, hất tòm nó đi mới phải”. Mọi người không chấp, cũng chẳng động dạng gì. Như trong những bữa cỗ, con cháu còn mải lo các việc khác, mấy bậc bề trên làm gì cũng mặc.
Một tay vào chạc tuổi mình như thằng Mai Ngữ, trông nó ngồi với các ông già, thấy nó cũng cổ lắm.… Trong cả bọn, chỉ còn có mặt Khải là đáng nói chuyện.

*Tôi về quê, tôi thấy những người già thường hay tham, tham lam một cách trắng trợn . Bà cụ tôi sống đúng như một con mẹ ăn mày, bạ ai cũng xin tiền .Ở ngoài này, trông bọn nhà văn cũ, cũng tham lam lắm. Nay mai Hội nhà văn có cái nhà xuất bản, rồi họ cũng xí phần hết cho mà xem.
Không hiểu sao, giữa hai con đường ở với bọn cán bộ chính trị, và bọn nhà văn già tất nhiên là vẫn trong cung cách sống hiện nay, thì mình thấy ở với bọn cán bộ chính trị còn hơn. Hoặc là chính nó lại còn bênh mình nữa.

Đọc các tác giả miền Nam
Chính trong cả bọn, tôi lại thích ông này ( Vũ Khắc Khoan &Thần tháp rùa) nhất. — văn học không thể xa rời tính chất tượng trưng được. Dẫu sao, đọc miền Nam mình vẫn thấy gần với mình hơn là đọc bọn Liên Xô. Đọc tập truyện ngắn Liên Xô, thấy ghê sợ cả người. Viết rất giỏi, nhưng toàn nói những cái vớ vẩn những là con người phải sống có lương tâm, có trách nhiệm với chung quanh.
Không hiểu sao cả, tôi cứ nghĩ cái chính là văn học phải xui người ta phản kháng với hiện thực mới phải.
Với lại anh phải có một thế đứng như thế nào đó. Như bây giờ ở mình, ngồi mà rỉa rói phê phán nhau những cách sống bủn xỉn, ti tiện, ăn cắp, thì không biết chừng, chính anh lại tỏ ra là hèn thấp, vớ vẩn.
(Nghe tôi kể về quyển Bên dòng lịch sử của Cao Văn Luận) Thế mới biết những chuyện hôm nay nó động chạm tới mình, nó buộc mình thế nọ thế kia, thực ra nó lại được quyết định ở đâu đó, lâu lắm rồi, mà mình không sao hiểu được.
Dĩ nhiên bây giờ mình không nên lảng tránh mọi chuyện. Nhưng mình cũng đừng nên nhảy chồm chồm ra làm gì. Không biết chừng, cái mà hôm nay mình thấy ở bề mặt nó là thế này, trong ruột nó lại là thế khác. Lúc bấy giờ, có thể những điểm trước đây mình tin, nó cũng hỏng hết. Bây giờ phải biết trước, mà tránh đi cái hỏng ấy.

Viết về thói dung tục, có lẽ phải như Tchekhov. Lão cứ lạnh tạnh đi, mà lại nhân hậu, nhân hậu ghê chứ. Rồi mà xem, khó ai hơn được Tche khov. Đọc bọn miền Nam, cái cảm giác của mình cũng giống như cảm giác của một người vào Quảng Trị. Nghĩa là ở trong đó, cũ cũng có, mới cũng có, nhưng cũ ra cũ mới ra mới, cái chùa ra cái chùa, cái mả ra cái mả, thằng côn đồ ra thằng côn đồ, mà vợ lính ra vợ lính. Cũng như thế trong văn chương, ở trong kia, đâu nó ra đấy. Chính mình ở ngoài này lại nhoá nhoà mọi chuyện.

Văn chương và thời cuộc
* Rồi mà xem, tình hình không mở ra thì trừ Khải không kể, còn loại như tôi, Kiên, Đỗ Chu, là không kéo được đâu. Rồi chỉ còn toàn nhưng loại như Hữu Mai, hay là loại như thằng Thiều là ăn. Nó không phải là văn chương, cho nên lúc nào nó cũng viết được.
Văn chương bây giờ nó giống như một thứ lá số, người ta có thể đoán ra thế nào cũng được.
Lâu nay, cứ nói thằng nào giỏi chính trị, viết chính trị — đó là những thằng láu cá.Ngồi nghe chuyện cảnh giác chẳng hạn, thấy những thói lừa lọc, lèo lá mà bọn viết gán cho bọn miền Nam, thực ra, cũng là của bọn miền Bắc hết. Xã hội mình là thế đấy, mọi chuyện cốt được việc ngay bây giờ.
Bấy nhiêu năm chiến tranh, thằng Mỹ nó đánh vào mình, có những thứ rất cổ hủ, mà nó không sao tàn phá nổi. Khoảng đầu năm 1973, tôi về quê hương. Tất cả là như vậy. Đi đường gặp một bà bán hàng, chào hỏi. Hoá ra con bà cụ chứ không phải bà cụ ngày xưa. Nhưng mà dáng dấp vẫn vậy.
Khi nó không đánh được cái cổ hủ ấy, thì những cái tốt đẹp kia, lại bị nó làm cho tan nát đi, không thể nào lấy lại được.

Mấy ý tưởng bâng quơ
* Ông hỏi tiểu thuyết là gì ư? Cũng như hỏi hạnh phúc là gì, bố ai mà nói được.
(Xem phim xxx) Diễn viên bây giờ, cũng như những người khác. Đóng người anh hùng được thôi, đóng người bình thường thì không đóng nổi.
(Nhân nghe đọc một thông cáo) Chính trị bây giờ còn đầy những chuyện ám chỉ, văn chương làm sao mà không ám chỉ được.
Cảm giác về những ngày hôm nay ư? Cảm giác về không khí. Mình đã ở với cái không khí này bao lâu nay, vậy mà mình vẫn không thật hiểu nó. Bây giờ mình mới thấy nó ở bên mình, đè lên mình, như một trái núi vậy.
Mỗi cuốn sách được viết như là một thứ nhà tù, mình giam mình vào đấy rồi mình gỡ từng viên gạch ra dần dần.Cuộc đời mỗi người là gì, nếu không phải là cuộc liên hiệp dài giữa mình và hoàn cảnh. Buổi sáng dậy, bố ngồi chân tường, con ngồi chân tường. Từ chỗ ngồi đó, sang chỗ ăn chỉ cần lê có vài bước thôi. Rồi người nào lại lê về chỗ của người ấy.
Thế mà cuộc đời mình cũng đi qua, mình cũng trở thành một người viết văn nổi tiếng, mình biết không biết bao nhiêu điều về những điều mình chả tin tưởng gì.

Phần nhận xét hiển thị trên trang