Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015
Lão nông thu nhập 30 tỷ đồng từ chanh, bưởi không hạt
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Người Trung Quốc đã “mua” được 137 lô đất ven biển Đà Nẵng
Nhiều lô đất ven biển gần sân bay quân sự Nước Mặn (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) đã được người Trung Quốc đứng sau mua và xây dựng. (Ảnh: nld.com.vn)
71 người Việt Nam đã đứng tên mua 137 lô đất cho người Trung Quốc tại quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng – ông Đào Tấn Bằng, bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) cho hay tại cuộc họp Thành ủy Đà Nẵng diễn ra vào sáng ngày 4/12, theo báo Pháp luật TP.HCM đưa tin.
Các lô đất này tập trung ở vùng ven biển, trên đường Võ Nguyên Giáp. Đây được cho là khu vực rất nhạy cảm với vị trí nằm sát sân bay Nước Mặn (một căn cứ quân sự của QK5).
Trước đó vào cuối tháng 9, tại Hội nghị thành ủy Đà Nẵng lần thứ 24, ông Nguyễn Điểu – Giám đốc Sở TN&MT TP Đà Nẵng đã cảnh báo các quận ven biển như Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn đang có sự chuyển dịch, mua bán đất đai rất lớn có yếu tố người nước ngoài, mà ở đây là người Trung Quốc.
“Việc người nước ngoài giấu mặt mua đất tôi nêu ra để cảnh báo, các lực lượng khác như an ninh có thể vào cuộc kiểm tra. Họ mua đất đúng thủ tục nên mình chưa thể ngăn chặn. Đây là việc hết sức nhạy cảm, nếu công khai sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của TP nên tôi không thể phát ngôn gì thêm”, ông Điểu trả lời PV báo Người Lao Động.
“Người Trung Quốc chủ yếu mua các lô đất khoảng 100-200 m2 để làm nhà ở kết hợp kinh doanh”, ông Điểu cho biết thêm hôm 4/12 vừa qua.
Theo cơ quan chức năng, những người Việt đứng tên mua đất cho người Trung Quốc đều là người quen hoặc có mối quan hệ vợ chồng với người Trung Quốc.
Ngoài việc mua đất, tại địa bàn P.Khuê Mỹ, Q.Ngũ Hành Sơn có gần 20 căn nhà, khách sạn loại 1-2 sao, một số người Trung Quốc thuê trọn căn nhà để cho công nhân, kỹ sư ở, làm việc, theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ.
Điều này cho thấy vấn đề quản lý cư trú đối với người lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động người Trung Quốc đang ngày càng trở nên phức tạp hơn.
Riêng trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, trong năm nay đã có 109.879 lượt người nước ngoài, trong đó có tới 59.175 người Trung Quốc đến lưu trú, tạm trú, báo Pháp Luật TP.HCM cho hay.
Trong tổng số 23 dự án ven biển tại quận Ngũ Hành Sơn, có 10 dự án đang hoạt động với cơ cấu người lao động gồm 350 lao động Trung Quốc và 100 người ở các nước khác.
Vừa qua, tại thành phố Đà Nẵng đã xảy ra vụ việc ông Li Mu Zi (31 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) bị một người lạ mặt bắn tử vong vào sáng 26/11 ở quận Sơn Trà.
Ông Đào Tấn Bằng, bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) cho hay, từ đầu năm tới nay, quận Ngũ Hành Sơn đã xử lý 11 vụ việc liên quan tới người nước ngoài vi phạm an ninh trật tự, trong đó có một số vụ liên quan đến tai nạn, lừa đảo. Trong vụ lừa đảo có số tiền lên đến 20.000 USD, người lừa đảo đã trốn về Trung Quốc.
Phan A tổng hợp
|
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Trùm xã hội đen Minh 'Sâm' có nhiều mối quan hệ với quan chức
Báo Thanh Niên
·
Minh “Sâm” còn cho đàn em lấn chiếm đất để lập thêm chợ Tấn Bào, cũng thuộc TX.Từ Sơn. Cả 3 khu chợ này đều cho người dân thuê kinh doanh gỗ. Để quản lý các khu chợ này, Minh “Sâm” thành lập các ban quản lý chợ tương ứng, đồng thời giao cho các đàn em hoặc người thân trong gia đình quản lý. Các tiểu thương ở chợ hằng tháng phải trả tiền thuê gian hàng, điện, nước và nhiều loại phí bất hợp lý khác cho ban quản lý chợ...
·
Minh “Sâm” còn cho đàn em lấn chiếm đất để lập thêm chợ Tấn Bào, cũng thuộc TX.Từ Sơn. Cả 3 khu chợ này đều cho người dân thuê kinh doanh gỗ. Để quản lý các khu chợ này, Minh “Sâm” thành lập các ban quản lý chợ tương ứng, đồng thời giao cho các đàn em hoặc người thân trong gia đình quản lý. Các tiểu thương ở chợ hằng tháng phải trả tiền thuê gian hàng, điện, nước và nhiều loại phí bất hợp lý khác cho ban quản lý chợ...
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Nụ cười bao giờ cũng đi cùng... nước mắt.
Khép lại một mùa Liên hoan phim tại Sài Gòn hoa lệ. Kẻ vui người buồn. Chuyển thể từ truyện ngắn NGƯỜI VỀ BẾN SÔNG CHÂU của nhà văn Sương Nguyệt Minh, phim truyện nhựa NGƯỜI TRỞ VỀ được Giải thưởng của Ban Giám khảo và Giải thưởng Kịch bản xuất sắc. Thế cũng còn hơn không! Nhiều phim hay như "Hương Ga", như "Quyên"... còn phải về tay trắng; hoặc nhiều phim xuất sắc như "Nước 2030", "Đập cánh giữa không trung"... cũng chỉ được trao 1 hoặc vài giải nho nhỏ cho cá nhân. Sen được mùa vàng, nhưng chỉ một bông sen vàng được
Đừng buồn, hãy cười lên đi, các em! Hãy vừa lòng với những gì được trao, được nhận. Các em còn rất trẻ. Hành trình sáng tạo nghệ thuật đang ở phía trước và vẫn còn dài.
Những... đạo diễn xuất sắc, diễn viên xuất sắc, quay phim xuất sắc... đang chờ các em ở mùa giải năm sau. Đường đến vinh quang bao giờ cũng nhọc nhằn, gian khó; nụ cười bao giờ cũng đi cùng nước mắt.
Có một thực tế không hề chối cãi phải chấp nhận: Ban Giám khảo nào thì kết quả ấy. Chỉ có tác phẩm là thuộc về tác giả, và nếu thực sự xuất sắc thì nó thuộc về khán giả, thuộc về nhân dân.
Những... đạo diễn xuất sắc, diễn viên xuất sắc, quay phim xuất sắc... đang chờ các em ở mùa giải năm sau. Đường đến vinh quang bao giờ cũng nhọc nhằn, gian khó; nụ cười bao giờ cũng đi cùng nước mắt.
Có một thực tế không hề chối cãi phải chấp nhận: Ban Giám khảo nào thì kết quả ấy. Chỉ có tác phẩm là thuộc về tác giả, và nếu thực sự xuất sắc thì nó thuộc về khán giả, thuộc về nhân dân.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Nhà báo Thuận Hữu, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, vừa được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn các nhà báo ASEAN nhiệm kỳ 2015-2017.
Dân trí
Chiều 27/11, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp Đại hội đồng Liên đoàn các nhà báo ASEAN (CAJ) lần thứ 18, dưới sự chủ trì của Hội Nhà báo Việt Nam (VJA).
Tham dự có Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh; Chủ tịch CAJ Benny Antiporda; Chủ tịch VJA, Phó Chủ tịch CAJ, Tổng Biên tập Báo Nhân dân Thuận Hữu cùng đại diện của 7 quốc gia thành viên CAJ và đại biểu thành viên liên kết Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ.
Ban Chủ tọa Đại hội đồng Liên đoàn các nhà báo ASEAN lần thứ 18
Phát biểu tại Đại hội, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho rằng, đây là hoạt động được tổ chức vào thời điểm đặc biệt khi các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN vừa ký tại Kuala Lumpur, Malaysia, Tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12 năm nay.
"Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Nhà báo Việt Nam đã và sẽ tiếp tục đóng góp cho các hoạt động của CAJ, góp phần nâng cao vị trí của báo chí khu vực, đưa cộng đồng ASEAN trở thành một thực thể gắn kết về chính trị-an ninh, liên kết về kinh tế cùng hợp tác và chia sẻ trách nhiệm về văn hóa-xã hội", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ông Benny Antiporda, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ báo chí quốc gia Philippines, người vừa kết thúc nhiệm kỳ làm Chủ tịch CAJ, cho hay CAJ là cầu nối thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia ASEAN dù có những khoảng cách về ngôn nữ, văn hóa. Ông hi vọng, các thành viên của CAJ sẽ tiếp tục gắn kết như một tổ chức báo chí, cùng thống nhất theo đuổi các mục tiêu cao quý như bảo vệ các nhà báo đang gặp rủi ro và thúc đẩy phúc lợi cho các nhà báo.
Đại hội cũng đã công bố việc chuyển giao chức Chủ tịch CAJ nhiệm kỳ 2015-2017 cho nhà báo Thuận Hữu, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
Nhà báo Thuận Hữu được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn các nhà báo ASEAN nhiệm kỳ 2015-2017
Phát biểu nhậm chức Chủ tịch CAJ, nhà báo Thuận Hữu nhấn mạnh đây là một vinh dự và cũng là trách nhiệm to lớn, không chỉ cho cá nhân ông mà còn cho cả giới báo chí Việt Nam đối với sự phát triển của cộng đồng báo chí ASEAN nói chung.
Nhà báo Thuận Hữu khẳng định sẽ nỗ lực cùng với Ban Giám đốc Liên đoàn, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên, trung thành với mục tiêu của CAJ: Thúc đẩy sự nghiệp và phát huy trách nhiệm báo chí; Vun đắp mối quan hệ chuyên môn của các nhà báo trong ASEAN với các tổ chức nhà báo thế giới; Tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc trong ASEAN để đẩy mạnh hợp tác nhằm đạt được sự thịnh vượng, công bằng và hoà bình...
Tại Đại hội, các đại biểu đã thảo luận và thông qua Chương trình hành động nhiệm kỳ 2015-2017 của CAJ do VJA xây dựng với mục tiêu tăng cường sự đoàn kết và liên kết giữa các nhà báo, các tổ chức báo chí trong Cộng đồng ASEAN; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm và nghiệp vụ giữa các nhà báo vì sự phát triển của khu vực.
Nam Hằng
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thái Bình: "Kỷ lục" 7,2 tỷ đồng bồi thường oan sai của ông Chấn bị phá vỡ
Dân trí Ngày 27//11 TAND tỉnh Thái Bình đã có văn bản số 01/2015QD- PT Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án với ông Lương Ngọc Phi. Với quyết định này, ông Phi sẽ được TAND tỉnh Thái Bình bồi thường oan sai gần 23 tỷ.
>> Người được bồi thường 22,89 tỉ yêu cầu bồi thường thêm 660 triệu đồng
Trước đó, ông Phi từng đòi cơ quan chức năng phải bồi thường cho mình hơn 64 tỷ đồng, đây là mức bồi thường lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử tố tụng.
Ông Lương Ngọc Phi (68 tuổi), trú tại 463 Lý Thái Tổ, tổ 16, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình, nguyên là Giám đốc Công ty khai thác chế biến nông hải sản xuất khẩu Hòa Bình.
Ông Lương Ngọc Phi được bồi tiền số tiền kỷ lục gần 23 tỷ đồng
Theo hồ sơ, tháng 4/1998, Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lương Ngọc Phi về tội danh “Trốn thuế” và “Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa".
Tháng 9/1999, TAND tỉnh Thái Bình tuyên phạt ông Phi 17 năm tù giam. Năm 2001, VKSND tỉnh Thái Bình xác định vụ án có oan sai và trả tự do cho ông Lương Ngọc Phi sau gần 3 năm giam giữ. Đồng thời TAND tỉnh Thái Bình đã xin lỗi công khai ông Phi tại nơi cư trú.
Sau hơn 18 năm (cả ngồi tù và những năm ròng rã đi kêu oan), ông Phi yêu cầu được bồi thường gần 22 tỷ đồng do tổn thất tinh thần, thu nhập thực tế và thiệt hại về tài sản. Nhiều năm theo đuổi vụ kiện, tháng 8/2013 ông được TAND thành phố Thái Bình ra phán quyết buộc TAND tỉnh bồi thường. Chờ đợi thời gian dài không nhận được tiền, ông Phi khởi kiện Công an và TAND tỉnh Thái Bình, yêu cầu bồi thường 64 tỷ đồng.
Đến ngày 27/11/2015, TAND tỉnh Thái Bình đã ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án ông Lương Ngọc Phi khởi kiện đòi TAND tỉnh Thái Bình và Công an tỉnh Thái Bình bồi thường thiệt hại 64 tỉ đồng do bắt giam và kết án oan với ông Phi.
Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án ông Lương Ngọc Phi khởi kiện đòi TAND tỉnh Thái Bình và Công an tỉnh Thái Bình
Nguyên nhân dẫn đến việc tòa đình chỉ xét xử vì cả nguyên đơn lẫn bị đơn đã rút toàn bộ kháng cáo. Như vậy, bản án sơ thẩm của TAND thành phố Thái Bình xét xử vụ kiện vào tháng 8/2015 sẽ có hiệu lực. TAND tỉnh Thái Bình phải bồi thường oan sai cho ông Phi 23 tỷ đồng. Đây là số tiền bồi thường oan sai lớn nhất từ trước đến nay.
Đức Văn
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Sự phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam càng ngày càng tăng cao
Dựa trên những dữ liệu thu thập được trong giai đoạn 1992/ 1993 đến 2014, khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam phân thành hai cực rõ rệt, tình trạng bất bình đẳng về mức sống gia tăng trong vòng hai thập niên qua.
Đó là nhận định của tiến sĩ Đỗ Thiên Kính thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội trong báo cáo có tên Xu Hướng Bất Bình Đẳng Về Mức Sống Ở Việt Nam Trong 20 Năm Đổi Mới, công bố ngày thứ Năm 3 tháng 12 vừa qua.
Theo giải thích của tiến sĩ Đỗ Thiên Kính, khái niệm mức sống ở đây được đo lường qua các chỉ báo như thu nhập, chi tiêu ngoài ăn uống và giá trị tài sản nơi ở chính.
Đối chiếu với tiêu chuẩn của Ngân Hàng Thế Giới, ông nói trong báo cáo rằng phân bổ thu nhập trong dân cư Việt Nam, từ mức bất bình đẳng vừa giai đoạn 2008 đến 2012, tăng lên dần tính đến lúc này, kéo theo hậu quả là giàu nghèo đã phân rất rõ thành hai cực.
Một cách cụ thể thì nhóm đầu là số hộ giàu, khoảng 20% dân số, chiếm 54,4% tổng thu nhập toàn quốc, trong lúc ba nhóm ở giữa với 60% dân số chỉ chiếm 40,9% thu nhập toàn quốc, còn lại nhóm thứ ba là các hộ nghèo, tức 20% dân số còn lại, chỉ chiếm 4,7% tổng thu nhập toàn quốc mà thôi.
Nếu mức độ bất bình đẳng được thể hiện bằng biểu đồ, tiến sĩ Đỗ Thiên Kính phân tích tiếp, người ta sẽ thấy hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam có hình kim tự tháp với phần chóp, là tầng cao nhất, tính theo thứ tự từ trên xuống là lãnh đạo, quản lý, doanh nhân và chuyên gia có chuyên môn cao.
Tầng thứ nhì, tức tầng giữa của mức độ bất bình đẳng gồm nhân viên, công nhân, buôn bán dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.
Sau cùng, tầng thứ ba, là tầng lớp thấp nhất, bao gồm lao động không chuyên, lao động giản đơn và nông dân.
Chính vì vậy, tiến sĩ Đỗ Thiên Kính khẳng định, muốn thay đổi, muốn giảm đi mức bất bình đẳng và giảm đi sự phân cực giàu nghèo, thì hệ thống phân tầng xã hội phải được chuyển từ mô hình kim tự tháp sang mô hình quả trám với tầng lớp ở giữa gồm 60% dân số sẽ phải đông đảo hơn, sẽ phình to ra ở giữa như hình quả trám.
Một người ở Hoa Kỳ thường về Việt Nam 15 năm qua với chương trình cho người nghèo vay vốn để cải thiện và nâng cao mức sống, tiến sĩ Phùng Liên Đoàn nhận xét:
Bất cứ một xã hội đang phát triển nào thì sự phân cực giàu và nghèo cũng rất là rõ rệt. Người giàu thì thật là giàu và người nghèo đi kiếm từng đồng. Thành ra cái đó không phải là ý kiến mới hay nhận xét mới. Nhưng nếu họ có báo cáo đấy trong Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội thì tôi thấy đó là sự tiến bộ. Từ trước đến nay đâu có ai dám nói như vậy, nhất là một cơ quan được tiền của chính phủ và phần lớn là người trong đảng cả.
Báo cáo mới nhất về xu hướng bất bình đẳng xã hội và sự phân cực giàu nghèo của tiến sĩ Đỗ Thiên Kính được chuyên gia Vũ Đình Ánh, Bộ Tài Chánh Hà Nội, nhận xét là một kết quả nghiên cứu tốt bởi nó đưa ra những bằng chứng cũng như lập luận dựa trên số liệu của các nguồn chính thống:
Thế còn kết luận trong đó, ví dụ như bất bình đẳng tăng cao hay sự phân hóa giàu nghèo tăng cao thì không có gì đáng ngạc nhiên cả. Về nguyên tắc tôi cho rằng đấy là một bài nghiên cứu tốt, tuy nhiên có thể nói những vấn đề mà bài nghiên cứu nêu ra thì không có gì mới, ta còn cần làm nhiều hơn.
Dưới mắt chuyên gia kinh tế Phạm Chí Dũng, báo cáo của tiến sĩ Đỗ Thiên Kính đúng về nhận định nhưng không xác thực về con số:
Chẳng hạn nói 20% số người giàu ở Việt Nam chiếm hơn 50% tổng tài sản toàn quốc thì tôi muốn nói lại rằng theo con số công bố không chính thức thì 1% số người giàu ở Việt Nam đã chiếm 40% tổng tài sản toàn quốc rồi.
Phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam hiện đã phân cực rất cao. Năm 1997 chính báo Tuổi Trẻ đã thông tin là so sánh 5% người có thu nhập cao nhất với 5% người có thu nhập thấp nhất ở Việt Nam thì khoảng cách đã lên tới 30 lần vào thời điểm những năm 1997-98. Trong khi đó con số thống kê của nhà nước Việt Nam vào lúc đó, so sánh 5% thu nhập cao nhất và 5% thu nhập thấp nhất, chỉ khoảng chừng 7 hay 8 lần mà thôi và cho tới giờ vẫn chỉ chấp nhận khoảng 10 lần, không hơn.
Trong đánh giá của một vài chuyên gia phản biện độc lập, hệ số bất bình đẳng của xã hội Việt Nam phải lên tới từ 0,6 đến 0,7 và như vậy là rất cao.
Trở lại với bản phúc trình của tiến sĩ Đỗ Thiên Kính, phải làm sao tăng thu nhập cho ba nhóm ở giữa gồm 60% dân số luôn là xu hướng biến đổi xã hội của các nước trên thế giới trong quá trình công nghiệp hóa. Thực hiện được điều này, ông khẳng định, là bảo đảm được cho sự phát triển hài hòa, bền vững, ổn định của một cấu trúc xã hội hiện đại.
Việc chuyển đổi cơ cấu kinh doanh, bằng cách phát triển kinh tế tư nhân với thành phần dân doanh đóng vai trò chủ đạo, tạo điều kiện cho sự tích tụ ruộng đất là cách thúc đẩy tầng lớp nông dân vươn đến địa vị kinh tế xã hội cao hơn. Ý kiến của chuyên gia tài chánh Vũ Đình Ánh:
Quan trọng là đẩy tầng lớp dưới cùng, 20% dưới cùng, làm sao mà đẩy thu nhập của họ lên. Đấy là biện pháp thứ nhất. Chứ còn trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, với mô thức phát triển như hiện nay thì khoảng cách giàu nghèo nó càng giãn rộng.
Vấn đề thứ hai nữa là phải tăng cường các biện pháp sử dụng để mà phân phối lại. Cái này cũng đã được thực hiện rồi nhưng dường như là hiệu quả chưa lớn.
Về điểm này, tiến sĩ Phùng Liên Đoàn góp ý:
Cần bành trướng kinh tế dân sự, doanh nghiệp nhà nước là phải dẹp đi bởi vì bao nhiêu lợi nhuận là họ thâu hết, bao nhiêu nợ nần thì họ lại đùn cho 80% người dân ở dưới. Nếu dẹp bớt vai trò quốc doanh đi thì người dân làm việc được nhiều hơn, doanh thu sẽ vào nhiều hơn, sự phân cực giàu nghèo không thể càng ngày càng tăng được. Đó là chính sách rất quan trọng của nhà nước.
Theo tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, mô hình quả trám đưa ra trong báo cáo từng là mô hình chuẩn cho phát triển kinh tế xã hội ở Singapore trước đây:
Mô hình quả trám có thể nói là tương đối tối ưu của xã hội đang phát triển nhưng chưa thấy hy vọng Việt Nam có thể thực hiện được. Kinh tế quốc doanh thực ra chiếm tới 2/3 tổng tài sản kinh tế nhưng hiệu quả chỉ bằng một nửa khối kinh tế tư nhân. Cho nên đã đến lúc phải chuyển khối kinh tế tư nhân, nếu không chủ đạo được, thì ít nhất phải ngang bằng kinh tế nhà nước.
Giải pháp thứ hai là phục hồi quyền tư hữu về đất đai cho người dân, trong đó có nông dân. Đặt ra như vậy nhưng đọc dự thảo văn kiện của đại hội XII thì đảng cầm quyền Việt Nam vẫn đi theo biện pháp 2013 kinh tế nhà nước là chủ đạo.
Trong lúc kinh tế gia Phạm Chí Dũng cho rằng con đường chuyển dịch cơ cấu của Việt Nam hãy còn xa, thì tiến sĩ Đỗ Thiên Kính, nhấn mạnh đến một điểm mới là khuyến nghị này đưa trên cơ sở tiếp cận xã hội học và kinh tế học, xem xét hiện thực qu hai khía cạnh kinh tế và xã hội.
|
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)