Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Chấn động khi Tập Cận Bình ghi nhận công lao kháng nhật của Quốc Dân Đảng



Khi Trung Quốc bắt đầu cuộc kháng chiến chống nhật năm 1937, lực lượng của ĐCS rất yếu, chỉ một trận đánh là tan ngay. Mao Trạch Đông phải rút quân về căn cứ Diên An lo củng cố lực lượng, thực tế chống Nhật là quân của Quốc Dân Đảng.

Trong toàn cuộc kháng chiến chống Nhật, chỉ có quân Quốc Dân Đảng là thực sự chống Nhật, ĐCS Trung Quốc chỉ mong Quốc Dân Đảng và Nhật đánh nhau cho suy yếu rồi mới đoạt chính quyền, vì thế thực sự chống Nhật chỉ có Quốc Dân Đảng.
Sau khi kết thúc kháng Nhật, quân ĐCS mạnh lên và lúc đó chống lại quân Quốc Dân Đảng nhằm đoạt lấy chính quyền.
Về sau ĐCS Trung Quốc luôn “tuyên truyền” cho người dân rằng ĐCS Trung Quốc đã đánh thắng Nhật, còn Quốc Dân Đảng toàn bỏ chạy, cướp công lao của Quốc Dân Đảng.
Vì thế khi Tập Cận Bình tuyên bố ghi nhận công lao kháng Nhật của Quốc Dân Đảng, người dân thật sự bị chấn động
Cuộc gặp giữa lãnh đạo Trung Quốc Đại Lục và lãnh đạo Đài Loan ngày 7/11 là tín hiệu mới trong hoạt động ngoại giao của ông Tập Cận Bình, phá bỏ chính sách ngoại giao cứng rắn, đối đầu của các lãnh đạo ĐCS Trung Quốc trước đây đối với Đài Loan. Sự kiện này không chỉ thay đổi cục diện ngoại giao của ĐCS Trung Quốc mà còn tạo hướng phát triển mới tốt đẹp giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Chưa đầy một tháng sau hội ngộ Mã – Tập, những hiệu ứng “sốc” bắt đầu xuất hiện.

Truyền thông Trung Quốc lật lại sự thật về cuộc chiến chống Nhật
Ngày 25/11 vừa qua, báo mạng ThePaper có bài viết bàn về cuộc chiến kháng Nhật của Trung Quốc, theo đó điểm lại những thắng lợi vĩ đại trên chiến trường chính của quân đội Quốc dân Đảng như đại thắng Đài Nhi Trang, Vạn Gia Lĩnh, Côn Luân Quan. Bài báo điểm lại thời gian từ khi chiến tranh bùng nổ toàn diện cho đến khi quân Nhật đầu hàng, theo đó trên 22 chiến trường mặt chính, quân đội Quốc dân Đảng đã giành chiến thắng trên 5 chiến trường quan trọng.
Trong sách giáo khoa lịch sử của ĐCS Trung Quốc ngày nay, lịch sử thường bị bóp méo khi cho rằng ĐCS Trung Quốc là “trụ cột lãnh đạo toàn dân kháng chiến”, phủ nhận vai trò chủ đạo của quân Quốc dân Đảng. Sự kiện truyền thông Trung Quốc Đại Lục công khai thừa nhận sự thật lịch sử về Quốc dân Đảng này là tín hiệu vô cùng đặc biệt trong mối quan hệ với Đài Loan.

Đưa tin về hoạt động kỷ niệm tướng quân Tôn Lập Nhân
Ngày 30/11, báo mạng ThePaper có bài viết đưa thông tin hoạt động kỷ niệm sinh nhật lần thứ 115 của tướng quân Tôn Lập Nhân ở Đài Loan. Bài báo hồi tưởng lại cuộc đời của tướng quân Tôn Lập Nhân với nhiều lời ca ngợi.
Đây là lần đầu xảy ra sự kiện truyền thông chính thống của ĐCS Trung Quốc đưa tin ca ngợi một vị tướng của Quốc dân Đảng.

Kể lại những thất bại của quân đội ĐCS Trung Quốc
Ngày 30/11, báo ThePaper có bài viết nhắc về cuốn sách «Sự thật về chiến dịch Kim Môn» sắp tới sẽ được Nhà xuất bản Thanh Niên Trung Quốc cho ấn hành, chính thức đưa ra thị trường vào tháng 1/2016. Bài báo bàn về sự thất bại nặng nề của quân giải phóng trong chiến dịch này và kết luận, việc xuất bản sách công bố sự thật về chiến dịch Kim Môn cung cấp bài học quý báu trong lịch sử chiến tranh trên biển của Trung Quốc hiện đại, qua đó có thể bắc chiếc cầu nối cho kế hoạch thống nhất giữa hai bờ eo biển Đài Loan.
Đây là tín hiệu đặc biệt thú vị sau cuộc gặp giữa lãnh đạo Đài Loan và Trung Quốc Đại Lục.

Đài Loan và Trung Quốc Đại Lục lần đầu trao đổi gián điệp
Ngày 30/11, Bộ Quốc phòng Đài Loan có thông báo, hai điệp viên của Đài Loan là Chu Cung Huấn (Zhu Gongxun) và Từ Chương Quốc (Xu Zhangguo) bị bắt bỏ tù ở Trung Quốc Đại Lục suốt 9 năm, hiện đã trở về Đài Loan an toàn, còn điệp viên của Trung Quốc Đại Lục là Lý Chí Hào (Li Zhihao) bị nhốt ở Đài Loan cũng đã được trả về Trung Quốc Đại Lục hồi tháng 10 vừa qua. Đây là lần đầu họ trao đổi gián điệp sau khi quan hệ hai bờ ấm lên trong gần một năm qua.
Ông Trần Dĩ Tín (Chen Yixin) người phát ngôn của Tổng thống Đài Loan nhấn mạnh, đây là thành quả tốt đẹp giữa hai bờ sau cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu hồi đầu tháng 11 vừa qua tại Singapore, đồng thời hy vọng sẽ có thêm nhiều thành quả nữa trong thời gian tới. Truyền thông Đài Loan gọi việc “trao đổi tù binh” là hòn đá thử vàng không chỉ trong quan hệ chính trị mà còn cả về quân sự giữa hai bờ.
Những sự kiện nêu trên có thể nói là hiệu ứng “sốc” sau cuộc hội ngộ Mã – Tập, cho thấy quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan đang có những triển vọng tốt đẹp. Những tín hiệu đã khẳng định lại phát biểu của ông Tập Cận Bình khi gặp ông Mã Anh Cửu trước đây: “Không có bất cứ sức mạnh nào có thể chia rẽ được chúng ta, vì chúng ta là anh em đồng bào chung dòng máu, là người cùng một nhà”, “củng cố nền tảng chính trị chung, kiên định hướng tới con đường hòa bình và phát triển, đưa quan hệ giữa hai bờ tiến về phía trước để phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại, để đồng bào hai bờ được tận hưởng niềm vinh quang vĩ đại của sự phục hưng dân tộc”.
Có thể thấy, ông Tập Cận Bình đang từng bước đi ra khỏi cái khuôn ứng xử cố hữu của các lãnh đạo ĐCS Trung Quốc tiền nhiệm. Hiện nay, những hiệu ứng sau cuộc gặp Mã – Tập đang dần lộ rõ, một cục diện mới trong quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan cũng như của thế giới đang bắt đầu hình thành.
Tinh Vệ biên dịch từ Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Theo daikynguyenvn.com
Hiển thị bớt

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"TÔI LÀ HUỲNH VĂN NÉN. CÓ AI KHỔ NHƯ TÔI KHÔNG?"


Tuổi trẻ
03/12/2015 08:10 GMT+7

TTO TRỰC TUYẾN - " Hơn 17 năm qua, gia đình tan nát, các con tôi lớn lên không được cha dạy dỗ, miếng ăn không đủ no - "người tù thế kỷ" Huỳnh Văn Nén phát biểu khi nhận lời xin lỗi của các cơ quan tố tụng. TTO xin đăng toàn văn phát biểu.
.
Cha con ông Huỳnh Văn Truyện và Huỳnh Văn Nén bắt tay ân nhân của mình là thầy giáo Nguyễn Thận (bìa trái) - Ảnh: Quang Định

Sáng 3-12, cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận đã tổ chức công khai xin lỗi ông Huỳnh Văn Nén - "người tù thế kỷ" bị buộc tội, tạm giam oan hơn 17 năm trong cả 2 vụ án giết người.


Sau đây là bài phát biểu đầy xúc động của ông Nén tại buổi lễ.

"Kính thưa thầy Nguyễn Thận!

Kính thưa các nhà báo!

Kính thưa các cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận!

Tôi là Huỳnh Văn Nén, người mà được các cơ quan báo chí gọi là người tù thế kỷ, với hai bản án oan cho tội giết người trong 2 vụ án. Tôi là người đã đi tù hơn 17 năm vì sự sai sót có chủ đích của những người làm việc trong cơ quan tố tụng.

Hơn 17 năm qua, gia đình tôi đã tan nát, các con tôi lớn lên mà không được cha dạy dỗ, đến miếng ăn cũng không đủ no.

Hơn 17 năm sau tôi trở về, làng xóm thay đổi, chỉ có nhà tôi là xơ xác.

Hơn 17 năm tôi chịu bao cay đắng tủi cực trong tù.

Hơn 17 năm cha tôi không được một giấc ngủ tròn, mà đáng lẽ, ông tuổi của ông được an nhàn bên con cháu thì ông phải ngược xuôi lo toan cho tôi.

17 năm khi tôi ở tù, mẹ tôi ra đi với nỗi lo đau đáu, đến trước khi nhắm mắt, bà vẫn nói với cha tôi rằng, hãy lo cho tôi.

Có ai trên đất nước này khổ như tôi không?

Chắc không có, và tôi cũng không muốn có. Bởi cay đắng đó, dù chỉ một ngày thì cũng không ai muốn nếm trải.

Hôm trước, đã có người hỏi tôi, khi ờ tù, có bao giờ bác nghĩ bác sẽ chết không? Tôi trả lời không, bởi tôi có niềm tin vào công lý, rằng ở đây người ta làm oan cho tôi, thì có chỗ khác minh oan cho tôi. Tôi kiên trì với điều đó và không nhận một mức ân xá, hay đặc xá nào.

Tôi bảo với lòng mình, nếu ông trời không thương, không cho mình nhìn thấy công lý, ông trời bắt mình phải chết, thì cũng là chết không nhận tội. Không thể nhận tội.

Và tôi đã chờ được đến ngày hôm nay rồi. Tôi được đình chỉ điều tra, tôi được trở về với gia đình, với người thân, với cuộc sống đời thường. Được trở về, đối với tôi đó là quý giá.

Tôi tha thiết mong rằng, bằng những đòn roi tôi đã nhận, bằng những oan ức tôi đã trải qua, bằng những tan nát khi gia đình tôi, vợ con tôi nếm trải, các điều tra viên, các kiểm sát viên, các thẩm phán, khi đặt bút phán quyết một điều gì, hãy cân nhắc thật kỹ, hãy suy nghĩ không chỉ bằng lý trí, mà còn bằng pháp lý để không làm oan cho bất kể ai.

Bởi dù oan ức một ngày, thì có thể tiêu tan cả đời.

Tôi mong các cơ quan tố tụng, hãy nghĩ đến trường hợp oan sai của tôi, như là oan sai đối với người thân của mình. Tôi mong, các ông bà, hãy đặt vào hoàn cảnh của tôi, để đưa ra một bản án hợp để người chịu án tâm phục khẩu phục.

Qua đây, tôi muốn gửi lời cảm ơn tất cả những người đã giải oan cho tôi, cảm ơn Ba tôi, cảm ơn thầy Thận.

Tôi cảm ơn bà Lê Thị Nga, Đại biểu Quốc hội.

Tôi cảm ơn các luật sư, các nhà báo đã đồng hành, và tha thiết kêu oan cho tôi trong nhiều năm qua"


Người bị tù oan 17 năm, 5 tháng Huỳnh Văn Nén.
.
Quang cảnh buổi xin lỗi - Ảnh: Nguyễn Nam

Ông Nén trong vòng vây người dân và báo chí tại buổi xin lỗi - Ảnh: Nguyễn Nam

Cơ quan tố tụng: Sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật

Trong lời xin lỗi của đại diện TAND tỉnh Bình Thuận, ngoài việc nhắc lại những vấn đề oan sai đối với cá nhân ông Huỳnh Văn Nén trong 2 vụ án oan, đại diện TAND tỉnh Bình Thuận đã thừa nhận:

“Chúng tôi thừa nhận sai sót đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng này, thừa nhận khuyết điểm và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Do đó, chúng tôi rất mong ông Huỳnh Văn Nén hãy tha thứ và chấp nhận lời xin lỗi của cơ quan TAND tỉnh Bình Thuận, VKSND tỉnh Bình Thuận, CQĐT công an tỉnh Bình Thuận và những người đã tiến hành tố tụng trong cả 2 vụ án trong quá khứ.

Chúng tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sâu sắc và hứa sẽ không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để trong thời gian tới không còn một người nào, một gia đình nào phải gánh chịu những mất mát, thiệt thòi do bị điều tra, truy tố và kết án oan".

Theo đại diện TAND tỉnh Bình Thuận, tòa hứa sẽ sớm đăng lời xin lỗi công khai trên báo để khôi phục danh dự cho ông Nén đồng thời tiến hành các bước tiếp theo sau khi ông Nén có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

TAND tỉnh cũng đề nghị chính quyền, các tổ chức, đoàn thể địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi để sớm khôi phục các quyền lợi hợp pháp và tạo công ăn việc làm ổn định cuộc sống cho công dân Huỳnh Văn Nén.

"Mong bà con xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận đón nhận sự trở về hòa nhập cộng đồng của ông dân Huỳnh Văn Nén một cách thân thiện nhân ái.

Một lần nữa, chúng tôi chân thành xin lỗi công dân Huỳnh Văn Nén người thân của ông Nén và toàn thể nhân dân. Chúng tôi thành thật nhận lỗi, chân thành xin lỗi công dân Huỳnh Văn Nén”, đại diện TAND tỉnh Bình Thuận phát biểu.

9g15. Buổi xin lỗi kết thúc.

Ông Huỳnh Văn Nén nói rằng ông hài lòng với phần xin lỗi của các cơ quan tố tụng.

* ​Đúng 8g30 sáng 3-12, buổi xin lỗi được bắt đầu ở hội trường UBND xã Tân Minh. Bà Trần Thị Kim Hương, Phó Chánh án TAND tỉnh Bình Thuận đọc lời xin lỗi và diễn biến vụ việc qua việc kết án oan sai. Ông Nén: Tôi mong chờ điều này. 

.
Ông Nén và gia đình chờ nghe xin lỗi - Ảnh: NGUYỄN NAM

Phát biểu trước buổi xin lỗi, ông Nén cho biết ông chờ điều này và mong những người gây ra oan sai cho ông thực tâm nhận ra lỗi lầm để không gây thêm oan sai cho người khác.

.
Bà Nguyễn Thị Cẩm (phải) vợ ông Nén trả lời báo chí tại hội trường - Ảnh: Nguyễn Nam

8g27. Ông Nén và các luật sư đến nơi tổ chức xin lỗi.

.
Ông Nén và luật sư đến nơi tổ chức xin lỗi - Ảnh: NGUYỄN NAM

8g15. Ông Nén đùa vui với cháu nội tại sân UBND thị trấn Tân Minh.

.
Ông Huỳnh Văn Nén đùa vui với cháu trước khi vào khu vực xin lỗi - Ảnh: NGUYỄN NAM

8g: Người dân đã vào chật kín hội trường. Đứng chen chúc xung quanh hội trường theo dõi sự việc. Cạnh đó, còn rất đông người dân đang đứng ngoài sân ủy ban.

.
Hội trường bắt đầy hết chỗ - Ảnh: Nguyễn Nam

8g. Gần ngàn người dân có mặt tại UBND thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, Bình Thuận, nơi cư trú của ông Huỳnh Văn Nén, chờ theo dõi buổi xin lỗi dự kiến diễn ra lúc 8g30.

Trách nhiệm bồi thường cho ông Huỳnh Văn Nén như thế nào?

Về trách nhiệm bồi thường cho vụ án oan sai ông Huỳnh Văn Nén, ông Biện Văn Hoan, phó chánh án cũng là người phát ngôn của TAND tỉnh Bình Thuận cho biết TAND tỉnh Bình Thuận phải có trách nhiệm đứng ra xin lỗi theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Việc tổ chức xin lỗi sẽ có đại diện lãnh đạo của ba cơ quan gồm TAND, Viện KSND và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận.

.
Bà Nguyễn Thị Cẩm, vợ ông Nén cùng với người dân địa phương chờ diễn 
ra buổi xin lỗi - Ảnh: Nguyễn Nam

Người dân đến sớm chờ tham dự buổi xin lỗi - Ảnh: Nguyễn Nam

“Tôi mong họ xin lỗi thực tâm"

Tối 2-12, trả lời Tuổi Trẻ qua điện thoại, ông Huỳnh Văn Nén cho biết lúc ông xúc động nhất là khi đại tá Phạm Thật, phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, đọc quyết định đình chỉ điều tra, chính thức công bố ông được tự do.

Do đó, việc được xin lỗi vào ngày 3-12 ông Nén cảm thấy bình thường.


Ông Huỳnh Văn Nén kể lại quá trình bị tù oan - Ảnh: Quang Định

Ông Nén bày tỏ: “Tôi mong họ thực tâm xin lỗi và cảm thông cho hoàn cảnh mà tôi đã gặp. Tôi vô tội nhưng đã bị giam hơn 17 năm nay. Nhà tôi tồi tàn, vợ tôi buôn bán ngày kiếm chỉ 100.000 đồng, các con tôi nghề nghiệp không ổn định. Tôi muốn gia đình tôi được sống tốt hơn và bình yên”.

TAND tối cao sẽ hướng dẫn cụ thể việc bồi thường

Liên quan đến vấn đề bồi thường oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén trong vụ án vườn điều, trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo TAND tối cao cho biết việc này chưa có tiền lệ, bởi ông Nén bị điều tra, truy tố, xét xử vụ án vườn điều trong khi đang thi hành bản án giết bà Lê Thị Bông, do đó TAND tối cao cần phải xem xét việc bồi thường cho ông Nén theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng.

Theo đó, trước mắt cần phải có đơn yêu cầu bồi thường của ông Huỳnh Văn Nén, sau đó TAND tỉnh Bình Thuận đề xuất hướng giải quyết, trong đó trình bày các nội dung liên quan, TAND tối cao sẽ căn cứ vào đó để có hướng dẫn cụ thể.

Việc bồi thường oan sai cần phải được thực hiện sớm, đầy đủ để khắc phục những hậu quả mà các cơ quan tố tụng đã gây ra cho ông Nén. 


NG.NAM - H.ĐIỆP thực hiện 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhìn nay lại ngẫm xưa


Vừa thương vừa giận.

Thấy cảnh các ông như Nguyễn Thanh Chấn, Đoàn Văn Vươn, Huỳnh Văn Nén ra tù được đón rước, được dư luận xúc động, được báo chí quan tâm hết mực, thậm chí còn làm ngay giao lưu trực tuyến, lại chợt ngậm ngùi nghĩ đến những con người viết hoa như Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh, Nguyễn Kiến Giang, Đặng Kim Giang, Tôn Thất Tần... suốt bao năm nơi ngục tối, người ít thì 5-6 năm, người nhiều hơn 30 năm, đến khi người ta âm thầm thả thì không nhận được một lời xin lỗi, lại tiếp tục bị đày đọa, cấm đoán, bịt miệng, ăn cóc nhái để sống qua ngày. Mà đó lại là những đồng chí chí cốt vào sinh ra tử, công lao hãn mã của họ. Thật kinh sợ.

Kể cũng buồn, dư luận có thể rất mạnh mẽ bênh vực một người bị kết án oan giết người, nhưng có khi vẫn không dám mở mồm trước những người đấu tranh cho sự nghiệp tự do, bình đẳng, cho quyền con người.


Nguyễn Thông

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Điều tra viên vụ án oan Huỳnh Văn Nén đang hành nghề luật sư tại Hà Nội



Dân trí 
Thứ Tư, 02/12/2015 - 15:45


Ông Cao Văn Hùng - Điều tra viên chính trong cả hai vụ án oan sai rúng động dư luận cả nước là “kỳ án vườn điều” (năm 1993) và vụ án ông Huỳnh Văn Nén sát hại bà Lê Thị Bông (năm 1998) hiện nay đang hành nghề luật sư tại Thủ đô Hà Nội.

>> Vụ án oan Huỳnh Văn Nén: Điều tra viên và Kiểm sát viên đã làm gì?
>> Điều tra viên “kỳ án vườn điều” và Huỳnh Văn Nén sẽ trở thành luật sư ?

Ông Cao Văn Hùng được triệu tập trong một phiên tòa xét xử “kỳ án Vườn Điều” 
(Ảnh: Tiền Phong).

Sáng nay 2/12, xác nhận với PV Dân trí, đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết ông Cao Văn Hùng - điều tra viên trong vụ án ông Huỳnh Văn Nén - đã được Bộ Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.

Tuy nhiên, ông Hùng không hành nghề luật sư ở tỉnh Bình Thuận hay các tỉnh phía Nam mà đã chuyển ra sinh sống và làm việc tại Hà Nội.


“Hiện nay luật sư Cao Văn Hùng là thành viên của Đoàn luật sư tỉnh Thanh Hóa”- đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho hay.

Theo dự kiến sáng mai 3/12, tại thị trấn Tân Minh (huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận), cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận sẽ tổ chức xin lỗi công khai ông Huỳnh Văn Nén.
.
Ngày mai 3/12, cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận sẽ tổ chức xin lỗi công khai 
ông Huỳnh Văn Nén tại nơi cư trú - thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân

Trước đó, như Dân trí phản ánh, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã có thông báo gửi tới các đoàn luật sư phía Nam thông báo về kết quả kiểm tra của người tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2014. Trong số những thí sinh “đạt yêu cầu” có ông Cao Văn Hùng, sinh ngày 15/2/1960 ở tỉnh Bình Thuận.

Tại cuộc họp báo thường kỳ tổ chức vào tháng 4/2015, bà Nguyễn Thị Mai - Phó cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) cho biết ngày 10/3/2015 ông Cao Văn Hùng đã có văn bản gửi đoàn luật sư và Sở Tư pháp địa phương đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.

“Chúng tôi đã nghiên cứu hồ sơ và thấy đáp ứng đầy đủ yêu cầu”- bà Mai nói.

Bà Mai thừa nhận việc này sẽ gây băn khoăn cho dư luận khi ông Cao Văn Hùng liên quan trực tiếp đến 2 vụ án rúng động cả nước (kỳ án vườn điều và vụ ông Huỳnh Văn Nén bị kết tội sát hại bà Lê Thị Bông).

“Nhưng chúng tôi nghiên cứu thấy việc ông Cao Văn Hùng bị kỷ luật, giáng chức đã diễn ra được 14 năm rồi. Trong hồ sơ của ông ấy có đủ phiếu lý lịch tư pháp, không có án tích, trong khi đó kết quả tập sự hành nghề luật sư đáp ứng đầy đủ yêu cầu. Theo quy định Luật luật sư 2012, tất cả các đoàn luật sư phải chuyển hồ sơ qua Sở Tư pháp để rà soát, xác minh nên khá chặt chẽ. Bộ Tư pháp đã cấp chứng chỉ hành nghề luật sư cho ông Cao Văn Hùng. Tôi chia sẻ với bức xúc rằng một điều tra viên như vậy tại sao lại cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, nhưng chúng tôi căn cứ vào quy định của pháp luật, người phạm tội mà được xóa án tích rồi thì các quyền của người ta được đảm bảo”- bà Mai nói.

Thế Kha

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đại tướng Phạm Văn Trà nói về vụ tàu chiến Trung Quốc đe doạ tàu Việt Nam



Đôi lời: Tướng Phạm Văn Trà nói: “Việt Nam phải nói hết các vấn đề để dư luận thế giới hiểu quan điểm của Việt Nam và cũng biết được ‘tâm địa’ của Trung Quốc. Dường như ông tướng này nói ngược rồi. Dư luận thế giới đều hiểu tâm địa của Trung Quốc là tráo trở, gian manh, nói một đằng, làm một nẻo… chỉ có.... Việt Nam mới cố tình không chịu hiểu, hoặc họ hiểu rõ tâm địa Trung Quốc nhưng vẫn nhận Trung Quốc làm “bạn vàng”, “bạn tốt”. Bây giờ tướng Trà kêu Việt Nam “nói hết các vấn đề để dư luận thế giới hiểu quan điểm của Việt Nam và cũng biết được ‘tâm địa’ của Trung Quốc”, coi chừng họ cười vào mặt và bảo rằng: Ai bảo mấy ông nhận bọn lưu manh làm bạn chi, bây giờ lại than thở?
Tướng Trà: “Nước lớn nào thì nước lớn, nhưng khi dư luận quốc tế không đồng tình với anh thì cũng phải suy nghĩ chứ. Vậy nên ta cứ phải cố gắng giữ bình tĩnh. Những gì họ sai, ta nêu ra quốc tế để đấu tranh chứ còn đấu tranh trực diện với họ cũng không ăn thua, phải dùng dư luận”. Dùng dư luận quốc tế bằng cách khi, ngay cả kiện Trung Quốc cũng không dám kiện? Hay ông muốn bảo nhà cầm quyền “dùng dư luận” bằng cách thỉnh thoảng cho người phát ngôn Lê Hải Bình lên tiếng phản đối?!
Tướng Trà: “Mình cố gắng đừng gây chiến, chỉ khi họ nổ súng thì buộc mình phải tự vệ thôi nhưng cần nhất là phải kiềm chế và kiểm soát được hành động, tình hình”. Chuyện đáp trả lại Trung Quốc khi bị TQ dùng tàu chiến vây ép, mở bạt che đại pháo, cho dàn quân trên tàu chĩa súng về phía tàu Việt Nam để đe doạ, là hành động tự vệ, không phải hành động gây chiến. Khi bị chĩa súng vào đầu, nạn nhân có quyền đáp trả, hành động đáp trả sao gọi là gây chiến hả ông Đại tướng? 
P. Thảo
29-11-2015
Đại tướng Phạm Văn Trà khuyến cáo cần bình tĩnh, tỉnh táo để đối phó tốt nhất với các diễn biến trên biển. Ảnh: Dân Trí
Đại tướng Phạm Văn Trà khuyến cáo cần bình tĩnh, tỉnh táo để đối phó tốt nhất với các diễn biến trên biển. Ảnh: Dân Trí
“Việt Nam phải nói hết các vấn đề để dư luận thế giới hiểu quan điểm của Việt Nam và cũng biết được “tâm địa” của Trung Quốc”, Đại tướng Phạm Văn Trà – nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phân tích về hành động của tàu chiến Trung Quốc vây ép, mở bạt che súng, dàn quân chĩa vũ khí đe doạ tàu của Việt Nam….
Trao đổi với phóng viên Dân trí bên hành lang Quốc hội, phiên bế mạc kỳ họp thứ 10 (chiều ngày 27/11), Đại tướng Phạm Văn Trà – nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã phân tích về hành động của tàu chiến Trung Quốc vây ép, mở bạt che súng, dàn quân chĩa vũ khí đe doạ tàu của Việt Nam…
Theo Đại tướng Phạm Văn Trà, hành động đó của phía Trung Quốc vẫn được duy trì từ trước tới nay – kiểu hành xử của nước lớn.
“Tư tưởng của họ như thế đấy. Thỉnh thoảng họ sẽ lại làm một cú như vậy để thăm dò, xem thái độ của Việt Nam thế nào” – nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam (giai đoạn 1997-2006) nhận định.
Liên hệ sự kiện mới nhất diễn ra trên biển với cả quá trình diễn biến hành xử của Trung Quốc trên thực địa từ giai đoạn ông đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo cao nhất tại Bộ Quốc phòng cho đến nay, Đại tướng Phạm Văn Trà hàm ý nhấn mạnh Trung Quốc vẫn đeo đuổi tư tưởng hiện thực hoá “đường lưỡi bò” trên biển.
Đại tướng khẳng định, đường lưỡi bò Trung Quốc vẽ ra trên biển, dư luận quốc tế trước nay đều phản ứng, đều khẳng định là sai. Trung Quốc viện dẫn lịch sử là Tưởng Giới Thạch đã tuyên bố về đường lưỡi bò năm 1946, đến 1949-1950 (cách mạng Trung Quốc thành công – PV), lãnh đạo kế tiếp của nước này tiếp tục kế thừa, đi theo đường hướng đó, “biết là sai nhưng không sửa được”.
“Diễn biến trên thực tế cho thấy họ cứ cho là trên biển, cứ nước lớn là có thể bành trướng, anh nào mạnh cứ thế lấn sang, nhưng như thế đâu được. Luật pháp quốc tế không cho làm như thế” – Đại tướng Phạm Văn Trà bức xúc.
Nói về nguyên tắc chung để ứng phó với mỗi động thái, diễn biến trên biển của Trung Quốc, Đại tướng Phạm Văn Trà nhấn mạnh: “Mình cứ phải bình tĩnh”. Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng nêu quan điểm: “Trước sau gì Việt Nam cũng cần bám theo, sử dụng biện pháp quốc tế, kiên trì phản đối những hành động sai trái. Tinh thần, quan điểm của chúng ta đã được quán triệt từ các cấp lãnh đạo nhà nước là phải tận dụng tối đa sức mạnh của dư luận quốc tế để đấu tranh với Trung Quốc.
Đại tướng cũng phân tích: “Nước lớn nào thì nước lớn, nhưng khi dư luận quốc tế không đồng tình với anh thì cũng phải suy nghĩ chứ. Vậy nên ta cứ phải cố gắng giữ bình tĩnh. Những gì họ sai, ta nêu ra quốc tế để đấu tranh chứ còn đấu tranh trực diện với họ cũng không ăn thua, phải dùng dư l
uận”.
Cụ thể đối với hành động dùng tàu chiến vây ép, mở bạt che đại pháo, cho dàn quân trên tàu chĩa súng về phía tàu Việt Nam để đe doạ, xua đuổi, Đại tướng Phạm Văn Trà một lần nữa nhấn mạnh quan điểm “phải phản đối chứ không thể dùng biện pháp đối đầu quân sự”. “Mình cố gắng đừng gây chiến, chỉ khi họ nổ súng thì buộc mình phải tự vệ thôi nhưng cần nhất là phải kiềm chế và kiểm soát được hành động, tình hình” – nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng khuyến cáo.
Đại tướng Phạm Văn Trà và Đại tướng Phùng Quang Thanh trao đổi thêm về diễn biến mới trên Biển Đông bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Dân Trí
Đại tướng Phạm Văn Trà và Đại tướng Phùng Quang Thanh trao đổi thêm về diễn biến mới trên Biển Đông bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Dân Trí
Làm như thế, theo Đại tướng Phạm Văn Trà, không phải là yếm thế hay run sợ và tinh thần anh em chiến sĩ trong quân đội trên thực địa từ trước tới nay vẫn rất tốt.
“Anh em luôn sẵn sàng chiến đấu, nếu cần đối đầu thì vẫn phải đối đầu thôi. Nhưng vấn đề cần nhất vẫn là tỉnh táo, cố gắng kìm chế, hạn chế va chạm ở mức tối đa có thể. Chỉ khi nào họ ép hoặc cố tình khơi mào thì chúng ta phải chiến đấu, tự bảo vệ mình thôi, chứ còn không bao giờ chúng ta sử dụng vũ khí, nổ súng trước. Tinh thần của chúng ta là như thế, cố gắng giữ hoà bình ổn định để phát triển, sử dụng luật pháp quốc tế để đấu tranh. Còn ở trên biển cũng khó lắm, trên biển là nơi thể hiện sức mạnh của các nước lớn chứ không phải như trên đất liền được” – Đại tướng Phạm Văn Trà nói.
Một lần nữa nhấn mạnh vai trò của đấu tranh ngoại giao bằng công cụ luật pháp quốc tế, Đại tướng lưu ý, đối với quốc tế, Việt Nam cũng vẫn phải nói hết các vấn đề để dư luận thế giới hiểu quan điểm của Việt Nam và cũng biết được “tâm địa” của Trung Quốc.
Câu chuyện của Đại tướng Phạm Văn Trà tạm dừng khi Đại tướng Phùng Quang Thanh tiến tới, mời người tiền nhiệm vào phòng trao đổi thêm về tình hình mà Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm khái quát “phức tạp lắm, bức xúc lắm”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sự thực, hay bịa đặt vu cáo đây?

STATUS "CÁNH ĐỒNG NGÔ" VÀ GIÁM ĐỐC CA ĐỒNG NAI LÊN TIẾNG




Bản chất thật của CSGT Công an tỉnh Đồng Nai chúng tôi là như thế nào????

Kính thưa: Cộng đồng quần chúng nhân dân

Kính thưa: các lãnh đạo cao cấp nhà nước, Chỉ tịch nước, thủ tướng chính phủ, Tổng bí thư, Trưởng ban nội chính, bộ trưởng bộ công an, Bộ Trưởng bộ nội vụ....

Tôi xin lỗi vì phải sử dụng cách này để tố cáo, nói lên sự thật của lực lượng cảnh sát giao thông công an tỉnh Đồng Nai. Tôi Đại diện cho tất cả cán bộ chiến sỹ Cảnh sát giao thông công an tỉnh Đồng Nai bị chuyển đổi công tác, bị tước bỏ chức vụ vừa qua, buộc thôi giữ chức vụ, chuyển đơn vị không lý do, xin nói lên bản chất thật của CSGT Đồng Nai. Hơn 15 năm trong nghề cảnh sát giao thông, tôi và anh em giao thông chịu nhiều tủi nhục, để dư luận xem thường, bị báo chí soi mói, từng chay mặt đi quỳ lạy phóng viên báo chí khi bị quay phim tiêu cực. Tất cả là vì ai, vì cái gì???????

Điều này chính ông Huỳnh Tiến Mạnh - đại tá - giám đốc công an tỉnh Đồng Nai biết rõ nhất. Người thích người khác gọi là "Đại ca".

Từ cán bộ trạm CSGT, lên chỉ huy trạm, rồi lên lãnh đạo phòng giao thông, rồi lên phó giám đốc, đến giờ là giám đốc công an tỉnh Đồng Nai. Tôi xin hỏi ông Mạnh: Ông biết được gì? Ông giỏi như thế nào ngoài việc ônng không khác chúng tôi là chỉ biết lập biên bản vi phạm giao thông. Ngoài ra ông biết gì?????????? Ông đã từng sống với chúng tôi, ăn chung, ngủ chung, ông dạy chúng tôi những gì???????? ông dạy chúng tôi ăn hối lộ, bảo kê xe, nhận tiền xe hàng tháng. Ông dạy chúng tôi cách ăn giang xăng nhà nước, ông dạy chúng tôi cách chung chi cho ông, cho lãnh đạo trên ông, cho ban giám đốc, và giờ ông là người đứng đầu công an tỉnh, tất cả các nguồn chung chi tập trung vào ộng. 

Vụ thằng Duy đông báo pháp luật bị bắt, chúng tôi bị bộ công an mời hơn 30 người, ông dặn dò chúng tôi như thế nào? Ông kêu chúng tôi né tránh khai báo gian dối như thế nào? ông kêu chúng tôi bỏ tiền chạy chọt như thế nào? Chúng tôi đã tốn bao nhiêu tiền ông nhớ không? đổi lại chúng tôi được gì? được như bây giờ là bị buộc thôi chức vụ vô cớ, bị chuyển công tác không lý do. Ông được gi??????? Chính ông cũng là đối tượng bị tình nghi và bị Bộ Công an triệu tập trong vụ này. Nhưng rồi chúng tôi phải hy sinh để ông được an thân, yên ổn, rồi ông leo cao lên giám đốc. Dư luận có biết việc này không? Ông có thể dùng tiền mà ông có được từ chúng tôi để ông mua sự thật, nhưng tôi nghĩ dư luận không mù quán đồng tiền của ông đâu.

- Ông dạy chúng tôi cách ăn giang nhân dân, lừa dối nhà nước. Mỗi tổ tuần tra ngoài đường đều có chỉ tiêu phải lập biên bản bao nhiêu trường hợp. Thưa mọi người, ông Mạnh dạy chúng tôi cách như thế này: Ra đường thổi xe vi phạm, không lập biên bản mà nhận tiền mãi lộ trực tiếp, sau đó về viết biên bản khống cho đủ chỉ tiêu số lượng biên bản trong 1 ca công tác. Ra quyết định phạt, lấy tiền mãi lộ đi đóng phạt. Số tiền còn lại thì chia nhau. Mỗi ca như vậy mỗi người kiếm được vài chục triệu là bình thường,Hầu hết quyết định phạt hành chính vi phạm giao thông nộp tiền vào kho bạc nhà nước trong khoảng 10 năm nay toàn là thông tin người vi phạm khống, không có người thực tế, vì chính cán bộ giao thông dưới quyền ông Mạnh tự lập nên. Chỉ khi nào bị động thì mới lập biên bản thật. 

Thanh tra chính phủ, thanh tra nhà nước có thể thanh tra lại tất cả các quyết định xử phạt vi phạm hành chính giao thông có tại kho bạc tỉnh Đồng Nai trong các năm sẽ thấy, toàn là thông tin về người vi phạm khống, không có thật họ tên, năm sinh, nơi thường trú thật. 

- Mỗi trạm giao thông trên tỉnh Đồng Nai đều có ê kip bảo kê xe, chung chi theo tháng. Tôi khẳng định 100% xe tải, xe khách đường dài, xe ben.... đều chung chi tiền tháng cho các trạm, phòng giao thông và chủ trương này do ông Mạnh triển khai từ khi còn làm lãnh đạo phòng CSGT. Thu nhập mỗi cán bộ CSGT Đồng Nai mỗi tháng ít nhất là 300 triệu đồng, chỉ huy ít nhất là 700 triệu đồng, sau khi đac chung chi cho cấp trên. Mỗi tháng thu nhập của ông Mạnh từ các tổ, trạm chung lên là hơn 5 tỷ đồng. Chưa kể đến việc ông trực tiếp bảo kê các tập đoàn xe ben khủng phá nát đường xá đồng Nai bị dân Tân Cang phản đối thời gian qua. Tổ, trạm nào không chung chi là bị chuyển. Như cái chợ. Tôi sẽ công khai việc này khi thấy đến thời điểm.

- Vụ chị Hoàng anh bị CSGT trạm 51 đánh, tung clip lên mạng, Bản chất không như thanh tra Công an tỉnh nêu. Chẳng có thằng bán sữa nào ở đây cả. Có bao nhiêu “anh nhân viên tiếp thị sữa” giống như kết luận của thanh tra Công an tỉnh Đồng Nai trong vụ chị Đỗ Vũ Hoàng Anh, SN: 1993 ở quận 9-TP-Hồ Chí Minh bị tổ tuần tra trạm CSGT 51 đánh gây bức xúc dư luận? Nếu như Thanh tra Công an tỉnh gọi thằng Trí trong vụ này là nhân viên tiếp thị sữa thì xin báo với tất cả mọi người toàn bộ lực lượng Cảnh sát giao thông Công an Đồng Nai có đến khoảng 300 thằng nhân viên tiếp thị sữa như vậy, và hơn 300 nhân viên này không hề nhận lương từ một công ty sữa nào mà chính Cảnh sát giao thông Đồng Nai trả lương hàng ngày với mức lương cao hơn lương của Đại tá giám đốc Công an tỉnh. Ở đâu ra mà nhiều tiếp thị sữa đến thế? Nói thì không ai tin, nó có từ lâu rồi, có từ thời anh “Đại Ca Mạnh” còn làm chỉ huy trạm Cảnh sát giao thông 51. Và đây cũng chính là sản phẩm của Đại Ca Mạnh của chúng tôi. Vậy nhiệm vụ của nhân viên tiếp thị sữa này là gì? Nhiều lắm: chạy việc cho cán bộ giao thông, dọn dẹp, sắp xếp vị trí đứng chốt tuần tra kiểm soát, giúp cán bộ ghi chép biên bản, giúp cán bộ đặt vấn đề và nhận tiền mãi lộ từ những người vi phạm, cảnh giới đề phòng phóng viên báo chí theo dõi.... và đánh người vi phạm khi thấy họ có biểu hiện chống đối. Còn đối với những người ngồi trong văn phòng làm công việc xử lý tai nạn giao thông, xử phạt vi phạm hành chính, đăng ký xe có nhân viên tiếp thị sữa không? Ai cũng có, mỗi bộ phận trong lực lượng Cảnh sát giao thông Đồng Nai đều có nhân viên tiếp thị sữa cho riêng mình và trả lương xòng phẳng hàng ngày.

người mới đeo cấp hàm thiếu úy nhưng trả lương cho nhân viên tiếp thị sữa của mình với mức lương cao hơn Đại tá. 

Tiền ở đâu ra mà trả lương như thế?!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Trong vụ này, chị hoàng anh bị đánh, Đại ca đã chỉ đao trạm giải quyết êm, anh em chúng tôi đã mời chị Hoàng anh về trụ sở để hòa giải, nan nỉ, chị Hoàng anh đồng ý nhận 2 triệu đồng bồi thường sau khi nghe chúng tôi nan nỉ cho thằng "nhân viên sữa ". trong cuộc nói chuyện chị Hoàng anh đã bí mật ghi âm và đúng như báo chí đã phản ánh. Phản ánh của chị Hoàng Anh trên báo chí là hoàn toàn đúng. Thanh tra công an tỉnh đã bóp méo sự thật, ai chủ trương việc này?????? tôi chỉ biết chính đại ca kêu chúng tôi giải quyết êm. Chúng tôi đã làm theo, vậy mà giờ đây chúng tôi bị chơi như thế này. Quá đau.

- Có một ông Giám đốc Công an nào mà vượt biên sang campuchia đánh bài, đá gà với giang hồ không hả "Đại ca". Tôi nghĩ việc này xã hội biết khá rõ về Đai ca. Từ khi Đại ca còn ăn chung ở chung với chúng tôi, đến giờ Đại ca là giám đốc rồi, Đại ca bao nhiêu lần vược biên sang Campuchia đánh bài đá gà Đại ca có nhớ không????????? Chắc đại ca nhớ. Em nghĩ vậy. Đại ca thắng thì đại ca vui, Đại ca buồn thì đại ca chửi chúng em như con chó. Giờ Đại ca lên giám đốc Công an tỉnh rồi, Đại ca quên bọn này, Đại ca xem bọn này là thứ rác, bỏ đi, thứ chó mà đại ca thích thì vuốt ve, không thích thì quăng ra đường. Đâu có được đại ca, bọn này là chó thì bọn này biết cắn đó đại ca ơi. 

- Đại ca, em nói đại ca nghe, chúng em biết nhiều vè đại ca mà, đại ca hiểu mà, em mong đại ca xem lại các quyết định của mình, xem lại chữ ký của mình, Bọn em có sai phạm gì đâu, bọn em cố gắn lắm mới được vào vị trí đó. Cũng như đại ca thôi.

- Lý do vì sao tước bỏ chức vụ các chỉ huy trạm 51 cho về làm lính cảnh sát cơ động????????????????? lên chỉ huy thì có quy trình, miễn nhiệm thì cũng có lý do, cũng có quy trình chứ. có sai pahjm thì mới bị xử lý chứ??????????????????????????????????????????????????????? Đại ca làm như vậy có lạm quyền không???????? cho chúng tôi biết lý do???????????? hay đại ca không hiểu cách làm việc của giám đốc - vị trí đại ca đang ngồi????????? Chúng tôi đâu có xin đi, khi nào chisng tôi xin đi chổ khác mà chổ đó không còn vị trí tương đương thì chúng tôi chấp nhận làm lính. Còn đằng này chúng tôi không xin đi, tại sao chuyển chúng tôi làm lính????????????????????????????????

- Tại sao các trường hợp khác giám đốc Nguyễn Văn Khánh mới ký quyết định điều động trước đó khoảng 1 tháng, bỗng dưng đại ca lên thay xếp Khánh làm giám đốc,Đại ca ký thay đổi quyết định là như thế nào????????????????


____________________________

GĐ Công an Đồng Nai nói gì việc bị 'bêu' trên facebook?

 Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh - Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai đã trao đổi với PV VietNamNet về facebook “Cánh Đồng Ngô” bêu xấu cá nhân ông cũng như lực lượng CSGT Đồng Nai nói chung.
Ngày 1/12, trên tài khoản facebook “Cánh Đồng Ngô” đăng tải 1 bài viết kèm ảnh chân dung của Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai với những nội dung mang tính chất tố cáo.
Tài khoản này mở đầu bằng lời ráo trước "xin lỗi vì phải sử dụng cách này để tố cáo, nói lên sự thật của lực lượng CSGT công an tỉnh Đồng Nai. 
Tôi đại diện cho tất cả cán bộ chiến sỹ CSGT công an tỉnh Đồng Nai bị chuyển đổi công tác, bị tước bỏ chức vụ vừa qua, buộc thôi giữ chức vụ, chuyển đơn vị không lý do, xin nói lên bản chất thật của CSGT Đồng Nai....”.
bị phạt vì nói xấu trên facebook, giám đốc công an tỉnh Đồng Nai
Bài viết trên FB "Cánh Đồng Ngô" đề cập nhiều tiêu cực nhưng chưa đưa ra bằng chứng, tư liệu chứng minh 
Bài viết nhắm vào đích danh Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh với nhiều nội dung mang tính chất tiêu cực. Đoạn viết facebook “Cánh Đồng Ngô” cũng nói về, những chuyện mang tính chất tiêu cực nhưng không đưa ra căn cứ, bằng chứng xác đáng, về lực lượng CSGT Đồng Nai.
Đáng nói trong facebook có hé lộ chuyện CSGT Đồng Nai lập biên bản vi phạm khống trong quá trình xử lý vi phạm hành chính. Hay như chuyện bảo kê xe tải, chung chi hàng tháng và mức “thu nhập... khủng” của cán bộ CSGT nói chung và cá nhân ông Mạnh lúc làm việc trong lực lượng CSGT nói riêng.
Nhưng những chuyện này chưa thấy bài viết trên trang facebook viện dẫn ra bằng chứng hay tư liệu nào để chứng minh.
“Cánh Đồng Ngô” viện dẫn ra một vụ việc cụ thể là người dân bị CSGT dừng xe, xử lý vi phạm nhưng bị “người lạ” hành hung mà báo chí phản ánh gần đây gây xôn xao dư luận. Bài viết trên facebook có phủ nhận lại thông tin của công an tỉnh Đồng Nai công bố trên báo chí, kẻ lạ đó là... nhân viên tiếp thị sữa.
“Cánh Đồng Ngô” viết “Vậy nhiệm vụ của nhân viên tiếp thị sữa này là gì? Nhiều lắm: chạy việc cho cán bộ giao thông, dọn dẹp, sắp xếp vị trí đứng chốt tuần tra kiểm soát, giúp cán bộ ghi chép biên bản, giúp cán bộ đặt vấn đề và nhận tiền mãi lộ từ những người vi phạm, cảnh giới đề phòng phóng viên báo chí theo dõi.... và đánh người vi phạm khi thấy họ có biểu hiện chống đối...”.
Trong bài viết cũng có chia sẻ: “Thu nhập mỗi cán bộ CSGT Đồng Nai mỗi tháng ít nhất là 300 triệu đồng, chỉ huy ít nhất là 700 triệu đồng, sau khi chung chi cho cấp trên".
Tất cả những thông tin tiêu cực đến Giám đốc Công an Đồng Nai hay như CSGT tỉnh này trên trang facebook “Cánh Đồng Ngô” đều không đưa ra chứng cứ hay tài liệu.
Liên quan đến nội dung trang facebook nặc danh mang tên “Cánh Đồng Ngô” đã viết, PV VietNamNet đã liên hệ qua điện thoại với Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh.
“Cái đó là trang mạng xã hội họ muốn đưa thì đưa. Chuyện trang mạng xã hội thì tôi đâu có quan tâm, tôi còn nhiều công việc”, Đại tá Mạnh nói.
Về việc Công an tỉnh Đồng Nai có vào cuộc truy tìm chủ nhân facebook “Cánh Đồng Ngô” để xác minh thông tin của bài viết hay không, Đại tá Mạnh nói thêm “để tôi xem cái đó ở đâu ra, rồi mới trả lời với anh được”.
Chiều nay, Thượng tá Phạm Thọ Bình, Phó trưởng phòng tham mưu Công an tỉnh Đồng Nai cho biết hiện tại vẫn chưa có hướng giải quyết đối với những thông tin nói xấu lãnh đạo Công an tỉnh trên facebook.
Còn theo Đại tá Nguyễn Văn Thọ, Trưởng phòng tham mưu công an tỉnh, "đây là một trang facebook có thông tin chưa được kiểm chứng, không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên dù dưới góc độ cá nhân hay tập thể, các trang mạng xã hội đưa các thông tin vi phạm thì sẽ bị xử lý theo pháp luật”.
Hiện facebook “Cánh Đồng Ngô” chưa rõ là của ai.
Bài viết đã có hơn 47.000 lượt chia sẻ và thông tin vẫn đang tiếp tục được chia sẻ một cách chóng mặt.
Nguồn VNN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mối quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ: 13 cuộc chiến ân oán


(Hồ sơ) - Mối quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ là một mối quan hệ “đã trải qua nhiều thăng trầm”. Ngày 16/3/1921, nước Nga Xô Viết mới thành lập và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký Hiệp ước Moscow. Đến ngày 22/9/1921, hai bên đã trao đổi công hàm phê chuẩn Hiệp ước nói trên. Theo Hiệp ước về thay đổi đường biên giới này, diện tích lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ được tăng thêm 30%.Những người Bolshevich Nga chấp nhận “đổi đất lấy hòa bình” - nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ một phần lớn lãnh thổ Armenia và Georgia (Gruzia). Hiệp ước này được ký dưới áp lực rất lớn của Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhóm vũ trang bất hợp pháp của Thổ vào thời gian này đã chiếm một phần lãnh thổ Nga Xô Viết ở Caucasus và đe dọa tiến sâu vào lãnh thổ nước Nga.

Lãnh thổ Đế chế Ottoman từ năm 1359 đến 1856
I. Vắn tắt về các cuộc chiến tranh Nga-Thổ
Kể từ nửa sau thế kỷ thứ XVII đến đầu thế kỷ thứ XX, Nga (quốc gia Moscow, sau đấy là Đế quốc Nga) và Đế chế Ottaman (sau là Thổ Nhĩ Kỳ) đã tiến hành 13 cuộc chiến tranh chống lại nhau.

Có thể tạm chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu: từ nửa cuối thế kỷ XVII đến năm 1774, các cuộc chiến tranh được thực hiện với mục đích chủ yếu là (Nga) giành quyền kiểm soát Vùng lãnh thổ trên bộ phía Bắc Biển Đen đồng thời Nga tìm cửa ra Biển Đen. Giai đoạn thứ hai (từ cuối thế kỷ XVIII) – Đế quốc Nga tìm cách mở rộng lãnh thổ sang khu vực Caucasus.

Những cuộc chiến tranh Nga-Thổ có ý nghĩa lớn đối với lịch sử thế giới và lịch sử của riêng Châu Âu bởi vì hai đế chế lớn nhất Châu Âu đánh nhau vì những lợi ích của mình và cùng với đó là sự can thiệp của các nước Châu Âu khác, đặc biệt là Pháp, Anh và Áo- Hung.



Các nước Caucasus hiện nay (Osetia, Georgia, Armenia, Azerbaijan – trước là thuộc Đế chế Ottaman – trên bản đồ) được sát nhập vào Đế quốc Nga trong thế kỷ XVIII)


Nga lấy được Crimea và vùng Kubăng (thủ phủ là Krasnodar –trên bản đồ) rộng lớn và màu mỡ hiện nay từ tay Đế quốc Ottoman trong cuộc chiến tranh 1774 đồng thời cũng đánh thông đường ra Biển Đen.

Do khuôn khổ một bài báo, chỉ xin trình bày rất vắn tắt về một số cuộc chiến tranh Nga - Thổ từ thế kỷ XVIII.

1. Chiến tranh 1710-1713 (dưới thời trị vì của Piot Đại đế). Không bên nào giành thắng lợi quyết định, nhưng có thể nói là Nga thua vì đã để mất thành phố Azov chiếm được trước đó của Thổ.

2. Chiến tranh 1735-1739 (dưới thời trị vì của Anna Ioanovna). Kết quả: Nga lấy lại Azov, nhưng không được quyền cho hạm đội của mình hoạt động trên Biển Đen.

3. Chiến tranh 1768-1774 (dưới thời trị vì của Nữ hoàng Ekacherina Đệ nhị). Kết quả: Nga giành thắng lợi lớn trong cuộc chiến tranh này. Nga chiếm được phần phía Nam Ukraine và Bắc Caucasus. Thổ Nhĩ Kỳ mất đồng minh Crimea, tuy Hầu quốc này chính thức không được sáp nhập vào Nga như Nam Ukraine và Bắc Caucasus nhưng được đặt dưới sự bảo hộ của Nga. Các tàu buôn của Nga có đặc quyền trên Biển Đen.

4. Chiến tranh 1787 – 1791 (cùng dưới quyền trị vì của Nữ hoàng Ekaterina Đệ nhị). Nga chiếm Ochalov (trên bờ Biển Đen, phía Tây Crimea), Crimea chính thức sáp nhập vào Nga, Nga chiếm vùng Kubăng, biên giới Nga – Thổ bị đẩy đến tận sông Nistru (bắt nguồn từ dãy Karpat chảy qua lãnh Thổ Ukraine và Moldova ra Biển Đen). Thổ buộc phải từ bỏ các đặc quyền của mình ở Gruzia.

5. Cuộc chiến tranh 1806-1812 (dưới thời Alexander Đệ nhất). Nga chiến thắng trong cuộc chiến tranh này. Theo Hiệp ước hòa bình ký giữa hai bên, Nga sát nhập Bessarabia (Moldova).

6. Chiến tranh 1828-1829 (dưới thời trị vì của Nikolai đệ nhất). Cuộc đối đầu này xảy ra trong cuộc chiến tranh Hy Lạp giành độc lập. Kết quả: Nga xác lập chủ quyền đối với phần lớn vùng bờ phía Đông Biển Đen (kể cả các thành phố Anapa (nay thuộc Nga), Sujuk-Kale (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), Sukhum (nay là Sukhumi thuộc Cộng hòa Abkhazia ly khai khỏi Gruzia). Đế chế Ottaman thừa nhận quyền bảo hộ của Nga đối với Gruzia và Armenia. Serbia hưởng quy chế tự trị, Hy Lạp trở thành quốc gia độc lập.

7. Cuộc chiến tranh Crimea 1853-1856 (dưới thời Nikolai Đệ nhất). Thời kỳ đầu, Nga thắng Thổ. Anh và Pháp ra tối hậu thư đòi Nga chấm dứt việc xâm chiếm lãnh thổ Ottoman. Nga Hoàng bác bỏ đòi hỏi trên nên Pháp và Anh tham gia cuộc chiến tranh chống Nga cùng với Đế chế Ottoman.

Sau đó Áo- Hung cũng tham gia Liên quân. Liên quân giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh này. Kết qủa Nga phải trả lại cho Thổ Nhĩ Kỳ tất cả các khu vực lãnh thổ chiếm được trong thời kỳ đầu chiến tranh, trao trả một phần đất Bessarabia cho Thổ Nhĩ Kỳ, mất quyền bố trí hạm đội trên Biển Đen. (Nga lấy lại quyền cho Hải quân của mình hoạt động trên Biển Đen sau khi Phổ đánh bại Pháp trong cuộc chiến tranh 1870-1871).

8. Chiến tranh 1877-1878 (dưới thời Alexander đệ nhị). Kết quả: Nga chiếm các thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ như Kars (nay lại thuộc Thổ), Ardahan (nay lại thuộc Thổ) – xin nói rõ hơn ở phần sau và Batum (nay là Batumi – thuộc Gruzia), lấy lại khu vực lãnh thổ Bessarabia bị mất trong cuộc chiến tranh trước.

Đế chế Ottoman mất gần như gần hết các khu vưc lãnh thổ có người Thiên chúa giáo và người Slavian sinh sống ở Châu Âu. Serbia, Chernogoria, Bosnia, Romania và một phần Bulgaria giành độc lập từ Đế chế Ottoman.

II. Hiệp ước bất lợi cho Nga đầu thế kỷ XX


Ngày 16/3/1921, nước Nga Xô Viết mới thành lập và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký Hiệp ước Moscow. Đến ngày 22/9/1921, hai bên đã trao đổi công hàm phê chuẩn Hiệp ước nói trên.

Theo Hiệp ước về thay đổi đường biên giới này, diện tích lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ được tăng thêm 30%. Đại diện cho phía Thổ Nhĩ Kỳ ký Hiệp ước là Iusuf Kemal-beia, tiến sỹ Riza Nur –ben và Ali Fual Pashi thay mặt cho chính phủ Kamalis (chưa được nước nào trên thế giới công nhận vào thời điểm đó).

Theo Hiệp ước này, những người Bolshevich Nga chấp nhận “đổi đất lấy hòa bình” - nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ một phần lớn lãnh thổ Armenia và Georgia (Gruzia). Hiệp ước này được ký dưới áp lực rất lớn của Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhóm vũ trang bất hợp pháp của Thổ vào thời gian này đã chiếm một phần lãnh thổ Nga Xô Viết ở Caucasus và đe dọa tiến sâu vào lãnh thổ nước Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiến hành các cuộc đàm phán bí mật chống Xô Viết với các nước ANTANTA, còn nước Nga Xô Viết bị kệt quệ vì nội chiến không đủ sức để ngăn chặn một cuộc xâm lược có thể xảy ra trong khi lực lượng hiếu chiến ở Thổ Nhĩ Kỳ đã lên kế hoạch thành lập một “Đại Turan” kéo dài đến tận Kazan và Altai (Nga).

III. Chiến tranh Thế giới II đến thời điểm Su-24 bị bắn hạ

Trong Chiến tranh Thế giới II, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố trung lập.

Vào những tháng cuối năm 1945, tờ “Pravda” (Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Liên Xô) cho đăng bức thư ngỏ của các Viện sỹ người Georgia (Gruzia) S.Janashia và N.Berdzenishvili với nội dung là Thổ Nhĩ Kỳ đã dựa vào sức mạnh vượt trội để tước đoạt của Quốc gia Xô Viết non trẻ một loạt các khu vực lãnh thổ thuộc quyền hợp pháp của Georgia.

Tất nhiên, nếu không được sự cho phép của I.V.Stalin thì không ai dám cho đăng bức thư với nội dung như vậy. Trong thư của hai viện sỹ nói trên cũng liệt kê những khu vực lãnh thổ mà Thổ Nhĩ Kỳ đã “tước đoạt” của Georgia đồng thời nhấn mạnh: “Nhân dân Georgia cần phải lấy lại những phần đất của mình và không bao giờ từ bỏ ý định đó”.

Đấy là những tín hiệu rõ ràng về việc Moscow thời Liên Xô những năm cuối thập kỷ 40 đã có ý định xé bỏ Hiệp ước Moscow năm 1921.

Sau đó, Liên Xô đưa ra các yêu sách lãnh thổ đối với Thổ Nhĩ Kỳ (đòi trả lại các lãnh thổ đã chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ năm 1921 theo Hiệp ước nói trên) và yêu cầu thay đổi quy chế các eo biển trên Biển Đen, kể cả việc Liên Xô có quyền xây dựng căn cứ Hải quân ở eo biển Dardanelles - một eo biển hẹp ở Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ kết nối biển Aegea với biển Marmara. Nhưng những yêu sách trên không được các cường quốc khác ủng hộ.

Năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO. Ngày 30/5/1953, Chính phủ Xô Viết ra tuyên bố có nội dung “chính phủ Armenia và Azerbaijan (các nước cộng hòa thuộc Liên Xô) cho rằng có thể từ bỏ các yêu sách lãnh thổ với Thổ Nhĩ Kỳ”.

Năm 1961, Tổng thống Mỹ Kennedy quyết định bố trí tại Thổ Nhĩ Kỳ tên lửa tầm trung “Jupiter”, Lãnh đạo Liên Xô Khrushov đáp trả bằng việc bố trí tên lửa tại Cuba dẫn đến vụ khủng hoảng vịnh Caribe nổi tiếng.

Sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ Nga- Thổ cũng hầu như không được cải thiện. Năm 1992, bắt đầu nổ ra cuộc chiến tranh Armenia - Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagornyi Karabak, Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ tài chính và quân sự cho Azerbaijan, còn Nga bố trí căn cứ quân sự của mình tại Gyumri trên lãnh thổ Armenia để hỗ trợ nước này. Nhưng mọi việc chỉ dừng lại ở đó.

Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ không tham gia vào các biện pháp cấm vận kinh tế chống Nga, không những thế Ankara còn đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với Nga.

Trong những năm trở lại đây, Nga là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. Kim ngạch thương mại Nga-Thổ tăng từ 4,36 tỷ USD năm 2001 lên 31 tỷ USD năm 2014.

Cuối năm 2014, chính Erdogan còn cam kết tăng kim ngạch lên 100 tỷ USD trong 5 năm tới. Thổ Nhĩ Kỳ là nước mua nhiều khí đốt của Nga, chỉ sau Đức. Các công ty xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều hợp đồng lớn ở Nga.

Khách du lịch Nga vẫn là một nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ (nước này có những chính sách ưu đãi cho khách du lịch Nga như miễn thị thực v.v). Nga cũng là nước xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ.

http://baodatviet.vn/the-gioi/ho-so/moi-quan-he-nga-tho-nhi-ky-13-cuoc-chien-an-oan-3293847/

Phần nhận xét hiển thị trên trang