Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Những kẻ chủ mưu bắn chết ngư dân Việt Nam là ai?



Luật sư Nguyễn Văn Đài

Hà Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2015

(Thuyền của ngư dân Quảng Ngãi ra khơi đánh bắt cá tại Trường Sa)

Báo chí VN đã đưa ra nhiều giả thuyết rằng những kẻ tấn công và bắn chết ngư dân Trương Đình Bảy của tỉnh Quảng Ngãi có thể là người Philippin, có thể là những tên cướp biển???

Nhưng chưa có tờ báo nào dám đặt sự nghi ngờ rằng những kẻ chủ mưu giết ngư dân VN là Trung Quốc, còn những kẻ thực thi mệnh lệnh hoặc được thuê mướn thì có thể là người của bất kỳ quốc gia nào.

Và tôi cho rằng giả thuyết này hoàn toàn đúng bởi xét mọi khía cạnh về tranh chấp trên biển Đông trong những năm vừa qua.

Thứ nhất, không thể là mưu đồ của Philippin.

Bởi trong những năm qua, mặc dù giữa Việt Nam và Philippin có tranh chấp về quần đảo Trường Sa. Nhưng cả hai bên đều là thành viên ASEAN, có nhiều lợi ích chung hơn là tranh chấp. Đồng thời cả Việt Nam và Philippin vừa công khai, vừa âm thầm ủng hộ nhau trong việc chống lại sự bá quyền của Trung Quốc. Philippin cần Việt Nam và ngược lại, do vậy đây không thể là âm ưu và hành động của Philippin trong vụ giết ngư dân này.

Người dân Philippin đều có dân trí cao, họ hiểu ngư dân Việt Nam là bạn chứ không phải là kẻ thù của họ. Cho nên chỉ những kẻ dùng rất nhiều tiền thì mới có thể mua chuộc và sai khiến họ, trong trường hợp những người mang quốc tịch Philippin bắn ngư dân Việt Nam.

Thứ hai, không thể là cướp biển.

Bởi những thông tin được gia đình nạn nhân và báo chí đưa tin, thì những kẻ tấn công không có hành động cướp tài sản. Đồng thời tài sản của những ngư dân cũng không có gì đáng giá để mạo hiểm tấn công và cướp bóc. Những kẻ tấn công chỉ với mục đích giết người rồi bỏ chạy.

Mục đích của những kẻ giết người là gì?

Mục đích của chúng là gây ra sự hoang mang sợ hãi cho những người ngư dân Việt Nam đã, đang và sẽ đánh cá ở khu vực quần đảo Trường Sa. Làm cho ngư dân Việt Nam không dám tiến hành các công việc mưu sinh, bỏ ngư trường truyền thống của biết bao thế hệ người Việt Nam.

Ai là kẻ hưởng lợi khi ngư dân Việt Nam bỏ Trường Sa?

Trong những năm qua, Trung Quốc tiến hành xây các đảo nhân tạo trên các đảo chìm mà họ đã cưỡng chiếm của Việt Nam. Họ từng bước biến chúng thành các căn cứ quân sự, nơi sinh sống cho người dân Trung Quốc. Và mục đích cuối cùng biến khu vực Trường Sa thành lãnh thổ, lãnh hải hợp pháp của Trung Quốc.

Như vậy, Trung Quốc sẽ độc chiếm ngư trường đánh bắt cá ở Trường Sa khi mà ngư dân Việt Nam bỏ cuộc vì sợ hãi.

Bởi vậy, tôi có thể khẳng định rằng, cho dù bất kể những kẻ thực thi việc bắn chết ngư dân Trương Đình Bảy vào ngày 28 tháng 11 là người mang quốc tịch nước nào. Thì kẻ chủ mưu, ra lệnh hay thuê mướn cũng đều là Trung Quốc.
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phóng viên Hoài Nam bị cho thôi việc


Phóng viên Hoài Nam nói ông không nuối tiếc và hổ thẹn về việc bị sa thải
Theo quyết định của Tổng biên tập báo Thanh Niên, hợp đồng lao động với phóng viên Nguyễn Hoài Nam chính thức chấm dứt ngày 30/11.
Ông Nam đăng trên mạng Facebook quyết định ngày 7/10 do Tổng biên tập Nguyễn Quang Thông ký, trong đó nói hợp đồng lao động của ông bị chấm dứt vì ông 'không hoàn thành định mức công việc" và vì "nhu cầu công tác của cơ quan".
"Việc tôi bị sa thải tôi không hề nuối tiếc... tôi không hổ thẹn vì gần 10 năm cống hiến cho tờ báo tôi yêu quý, công sức, trí tuệ của tôi đã được xã hội ghi nhận."
Ông cũng cáo buộc Phó Tổng biên tập phụ trách báo in Đặng Việt Hoa là người đã can thiệp đuổi việc ông. Ông cho biết: "Tháng 11 là tháng lương cuối cùng của tôi, họ cũng không tha, tiếp tục phạt 3 triệu đồng".
Trước đó ban biên tập nói ông Nam "suy diễn theo hướng vu khống".
Trong thông cáo đăng trên mặt báo hôm 20/10, ban biên tập báo Thanh Niên nói phóng viên Nguyễn Hoài Nam "nêu không đầy đủ bản chất nhân-quả của vụ việc, suy diễn theo hướng vu khống, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tờ báo, cần được xem xét và xử lý".
Hôm 20/10, phóng viên Hoài Nam, người đã làm nhiều phóng sự điều tra gây tiếng vang, lên mạng xã hội cáo buộc "tòa soạn trù dập cá nhân bằng luật rừng, bị thế lực bên ngoài tác động ngưng đăng các bài chống tham nhũng, gác bài rồi dùng định mức bài phạt tiền phóng viên..."
Trong các status trên trang cá nhân, ông Nam dẫn đầy đủ những văn bản, băng ghi âm liên quan đến vụ việc.
Sau đó, ban biên tập Thanh Niên đăng phản hồi trên website của mình: “Ủy ban kiểm tra Trung ương Đoàn đã xác minh và có kết luận số 19-KL/TWĐTN-BKT ngày 7/9/2015. Theo đó, không có chứng cứ xác định cá nhân lãnh đạo báo Thanh Niên có liên quan hay bảo kê cho đối tượng tham nhũng; không dọa đuổi việc vì chống tham nhũng.
Báo này nói ông Nam và hai phóng viên khác là bà Hoàng Kim và ông Hà Đình Nguyên "cũng không hoàn thành nhiệm vụ chỉ tiêu tin, bài" và cũng bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Ông Nguyễn Hoài Nam, bút danh Hoài Nam, là tác giả nhiều bài báo được cho là "góp phần mang lại uy tín cho Thanh Niên" như “Thâm nhập đường dây hàng lậu Móng Cái; Người ghi hình lâm tặc phá rừng; Giấy kiểm dịch bán như rau; Kinh hoàng heo siêu nạc; Tinh luyện dầu ăn bằng chất tẩy rửa; Nông dân vượt biên đánh bạc; Bí mật hành phi; Hãi hùng công nghệ trồng rau muống; Cảnh sát trật tự cơ động làm luật…”
@bbc

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ nghĩa xã hội là gì?


//// Nhưng cũng đừng trách ngài Bộ trưởng, hãy hỏi những người phụ trách các cấp cao hơn như các ông Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, những người đang ngày đêm trực tiếp xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Chắc các ngài cũng lúng túng không trả lời rõ ngành rõ ngọn được. Nhưng xin đừng trách các vị ấy.

Tổng Bí thư Leonid Brezhnev (ĐCS LX)
Một hôm thằng bé đi học về, ông hỏi cháu như lệ thường, hôm nay cháu học gì?
Dạ cháu học về “Chủ Nghĩa Xã Hội” ạ.
Người ông cảm thấy lạ nên hỏi lại: Cháu vừa bảo cháu học gì?
Dạ thầy giáo giảng về Chủ Nghĩa Xã Hội ạ.

Suy nghĩ một lát, người ông bèn hỏi cháu: Vậy cháu giải thích cho ông, cháu hiểu chủ nghĩa xã hội là gì?

Thằng bé lên 7 đứng thừ ra một lúc rồi nói: Thưa… thưa cháu không hiểu ạ.

Theo lệ thường người ông sẽ xem lại bài vở, kiểm tra và rày cháu tại sao ở trong lớp không nghe lời thầy giáo giảng đến nỗi vừa ra khỏi lớp quên béng tất cả. Còn lần này lại khác. Đứa bé không hiểu là phải. Cho tới ông ngoài 80 cũng không hiểu Chủ Nghĩa Xã Hội là cái gì. Mà cũng đừng chê trách ông.

Xin hỏi các thầy giáo cấp 1, cấp 2, 3 và đại học, trên đại học. “Chủ Nghĩa Xã Hội” là gì, chắc các thầy cũng không hiểu nổi Chủ Nghĩa Xã Hội là gì. Nếu có dạy, có lên lớp giảng cũng chỉ là nói chung chung cho có chuyện, cho hết giờ, hết… bổn phận.

Mà cũng chẳng nên trách các thầy, các cô giáo các cấp. Hãy hỏi ngài Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo Phạm Vũ Luận, xin ngài Bộ trưởng hãy giải thích dùm cho Chủ Nghĩa Xã Hội là gì, chắc chắn ngài Bộ trưởng Luận sẽ lúng túng không giải thích nổi.

Nhưng cũng đừng trách ngài Bộ trưởng, hãy hỏi những người phụ trách các cấp cao hơn như các ông Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, những người đang ngày đêm trực tiếp xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Chắc các ngài cũng lúng túng không trả lời rõ ngành rõ ngọn được. Nhưng xin đừng trách các vị ấy.

Đến như ông Tổng Bí thư Leonid Brezhnev đứng đầu Đảng Cộng sản Liên Xô vào gần cuối trào chẳng đã từng thú nhận với người thân: “Thật tình tôi cũng không hình dung Chủ Nghĩa Xã Hội mặt mũi, hình dáng nó ra sao”.
Mới đây thôi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam có phát biểu với cử tri: Không biết hết thế kỷ này chúng ta liệu có thấy được Chủ nghĩa xã hội hay không? Một câu nói thật thà không màu mè từ ruột gan thốt ra.

Chỉ trách tại sao tới giờ còn bắt trẻ em học những điều người lớn không hiểu, cả thế giới không ai hiểu.

Dầu sau này các vị hậu sinh cho nó thêm cái đuôi “Xã Hội Chủ Nghĩa định hướng kinh tế thị trường”. Một kiểu nửa nạc nửa mỡ lại càng vu vơ hơn.

Có người sẽ hỏi, thế còn Chủ nghĩa Cộng Sản, chắc phải có chứ. Chắc chắn cũng không nốt. Một khi người ta còn sang sảng hô vang sau các cuộc mitting hay hội nghị. “CNXH muôn năm”. Muôn năm là con số vô thời hạn. Có thể là hàng triệu năm. Vì Chủ nghĩa Cộng Sản chỉ thành hiện thực sau khi CNXH kết thúc thành công. Rốt cục tất cả là…. muôn năm.

Trẻ em như trang giấy trắng tinh. Đừng vẽ, đừng viết trên trang giấy trắng những điều mình không biết, không hiểu, không làm được.


Tác giả: Văn Biển

KD: Nhà văn Văn Biển gửi cho Blog KD/KD câu chuyện thú vị, đáng suy ngẫm này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

Title bài, xin biên tập lại cho phù hợp cốt truyện :D
https://kimdunghn.wordpress.com/2015/11/30/chu-nghia-xa-hoi-la-gi/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bí Ẩn Thành Phố Trên Mây Tại Trung Quốc: Ảo Giác, Lừa Bịp Hay Siêu Nhiên...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì đâu đạo đức xã hội xuống cấp như hiện nay?

hoc sinh tot nghiep
Lễ tốt nghiệp một trường đại học địa phương được tổ chức tại Văn Miếu ở Hà Nội vào ngày 18, năm 2014. Ngôi đền là nơi mà các trường đại học lâu đời nhất của Việt Nam được thành lập vào thế kỷ 11 dưới triều Lý. AFP
Chính phủ vừa đặt mục tiêu đến 2020 ngăn chặn xong và đến năm 2030 đẩy lùi được sự xuống cấp đạo đức xã hội, theo tinh thần Nghị quyết số 33 năm 2014 của Đảng CSVN.
Nguyên nhân do đâu đạo đức xã hội đã xuống cấp trầm trọng và đã trở thành vấn đề cấp nhà nước?
Ở VN trong thời gian qua, sự xuống cấp về đạo đức xã hội đã trở thành vấn đề được dư luận xã hội hết sức quan tâm.
Nguyên nhân gốc rễ của việc đạo đức xuống cấp trong xã hội là do người ta đã xa rời dần với Văn hóa truyền thống của dân tộc, để du nhập từ nước ngoài về Học thuyết ‘đấu tranh’ với tên gọi là ‘học thuyết Mác – Lê Nin’.
Văn hóa truyền thống của dân tộc mang tính bản Thiện rất lớn, có hàm nghĩa sâu xa với ý nghĩa giáo dục rất cao. Còn học thuyết ‘đấu tranh’ của Mác – Lê Nin lại trái ngược với văn hóa truyền thống dân tộc, thực tế cho thấy đối với “vật chất” thì nó không giúp đất nước giàu mạnh lên được; đối với “tinh thần” thì không những không giúp nâng cao đạo đức mà còn khiến đạo đức xã hội suy đồi trầm trọng. Bởi vì học thuyết ‘đấu tranh’ rồi ‘vô thần luận’ khiến người ta không còn tin rằng con người do trời đất sinh ra, từ nhỏ đến lớn bị ô nhiễm bởi học thuyết đấu tranh giai cấp khiến người đấu với người, người đấu với trời, người đấu với đất, khiến đạo đức con người hoàn toàn băng hoại.
Thực trạng vấn đề đạo đức xã hội hiện nay
Chưa bao giờ các hành vi vô nhân tính, vô đạo đức trong các mối quan hệ xã hội, kể cả giữa những người thân trong gia đình lại xuất hiện với một tần xuất dày đặc trên báo chí như hiện nay.
Đứng trước thực trạng này, Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 33 của Trung ương Đảng. Theo đó, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ ngăn chặn xong và đến năm 2030 sẽ đẩy lùi được sự xuống cấp của đạo đức xã hội.
Đánh giá về thực trang vấn đề đạo đức xã hội ở VN hiện nay, PGS. TS. Sử học Hà Minh Hồng, Trường Đại học KH-XH & Nhân văn thấy rằng, việc xuống cấp đạo đức xã hội là điều có thật. Ông cho biết:
“Cái gọi là xuống cấp của đạo đức xã hội là điều có thật và cái dấu hiệu này thậm chí còn được một số người quan trọng hóa cho rằng tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Và người ta đánh động đến các ngành, đặc biệt là ngành giáo dục, đặc biệt là hệ thống nhà trường, đặc biệt là những người được đào tạo, được giáo dục, tôi cho rằng họ có cơ sở của người ta. Nhưng về phía tôi thì thấy rằng trong thực tế chúng ta có nhiều cái tốt đẹp, nhiều cái thiện, nhiều người tốt, nhiều sự việc thì trên thực tế nó bị chìm nghỉm đi. Còn những cái xấu kia thì nó nổi trội lên như thế.”
Nhà báo Nguyễn Thế Thanh, nguyên Phó giám đốc Sở VHTT cho biết suy nghĩ của mình, bà nói:
“Tôi nghĩ một khi đạo đức xã hội xuống cấp thì mình phải thừa nhận nó thôi chứ chối cãi thế nào được. Thế nào là xuống cấp? Tức là: vợ giết chồng, chồng giết vợ, cha mẹ giết con cái, con cái giết cha mẹ chỉ vì không được chia một mảnh đất cho nó công bằng, theo như nhận thức của họ. Theo tôi nghĩ, đạo đức xã hội thế là xuống cấp rồi.”
Khi được hỏi, phải chăng vấn đề giáo dục là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này?

Hình ảnh cô giáo tiểu học (ảnh minh họa/hiephoabacgiang.edu.vn)
Hình ảnh cô giáo tiểu học (ảnh minh họa/hiephoabacgiang.edu.vn)

Không đồng ý với quan niệm đó, bà Nguyễn Thế Thanh chia sẻ:
“Tôi không tin điều đó đâu, thế cái ông BS. ở phòng mạch Cát tường là cái gì đấy? Ông ấy có là trí thức không? Ông ấy là thạc sĩ y khoa đấy chứ! Cái anh chàng sinh viên chặt tay người ta để cướp có là trí thức không? Trí thức đấy chứ! Cho nên cái việc gây ra tội ác, người có lòng ích kỷ nó không chọn người có bằng cấp hay người không có bằng cấp để nó chen vào. Tôi tin rằng sự tử tế nó có cả ở những người chữ ít, nó có cả ở những người chữ nhiều. Vấn đề ở đây là gì? Là chúng ta dạy họ làm người, đã làm người thì dù giàu hay nghèo, dù là nhiều chữ hay ít chữ, thì là người chỉ được phép làm những điều như thế này thôi!”
Nguyên nhân xa gần
Trả lời câu hỏi, nguyên nhân do đâu khiến cho đạo đức xã hội ở VN đã xuống cấp tới mức báo động như hiện nay?
Khả năng quản lý và thực thi pháp luật của nhà nước hiện nay không đáp ứng nổi là nguyên nhân chính. TS. Kinh tế Nguyễn Hữu Nguyên, cho biết:
“Tôi cho rằng chính cái quản lý và thực thi pháp luật xuống cấp, chứ không phải pháp luật của chúng ta xuống cấp. Nếu chúng ta giở các bộ luật Hình sự hay Hiến pháp của các nước sẽ thấy, bao giờ Hiến pháp cũng hướng tới Chân, Thiện, Mỹ. Không có Hiến pháp nước nào cho phép những cái đó cả. Nhưng mà ở ta nó vẫn diễn ra, thì chứng tỏ bộ máy của cơ quan quản lý để thực thi pháp luật nó đã xuống cấp. Xuống cấp ở cái đó, tôi cứ nói thẳng thắn là xuống cấp ở khả năng quản lý và thực thi pháp luật. ”
Đây là hệ quả của nhiều vấn đề, cả ở giáo dục, quản lý nhà nước kể cả về mặt lý luận. TS. Giáo dục Nguyễn Việt Hùng cho hay:
“Trong trường học môn Đạo đức thì biến thành môn Giáo dục công dân, khô khan, công thức và sơ cứng. Tôi còn không hiểu nổi, thì làm sao các cháu thiếu niên nhi đồng họ hiểu được? Trong tổ chức đoàn thể chúng ta thử nhìn lại xem cơ quan nhắc nhở nhau về đạo đức được mấy lần? Đi trễ về sớm triền miên, vi phạm quy định của tổ chức hay có cách sống ích kỷ, vô cảm rất nhiều nhưng ai nhắc nhở? Và cuối cùng là chuẩn thang giá trị về đạo đức thay đổi mà không ai đánh giá, không ai kiểm soát và không ai nhắc nhở. Cho nên, những cái đó nó làm cho sự ích kỷ, vị kỷ của con người trong KT thị trường trở thành bộc phát. Chính do như thế nó trở thành thách thức xã hội.”
Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các cá nhân, trong điều kiện chưa có nền tảng về đạo đức, pháp luật là nguyên nhân cơ bản nhất, bà Nguyễn Thế Thanh cho biết:
“Vì sao nó xuống cấp thì là vì, khi chúng ta đi vào kinh tế thị trường thì chúng ta phải chấp nhận có sự cạnh tranh, nhưng là sự cạnh tranh lành mạnh, có đạo đức, có pháp luật. Nhưng ta chưa xây dựng đầy đủ cái nền tảng ấy cho nên người ta cứ chăm chăm vào cái cạnh tranh mà thôi. Để có một đồng lương cao hơn, một chỗ làm tốt hơn… thì người ta phải cạnh tranh rất nhiều. Nhưng thay vì cạnh tranh bằng năng lực, bằng chuyên môn thì người ta có thể làm theo cách khác. Đó là có những người đạo đức kém, năng lực thì vừa phải thậm chí kém nhưng vẫn được đưa vào những vị trí quan trọng. Và khi họ vào những vị trí quan trọng ấy thì tự nhiên người ta sẽ hành xử như cái đã đưa người ta lên”
Nói về vai trò của truyền thông trong vấn đề góp phần chặn đứng sự xuống cấp của đạo đức xã hội, TS. Nguyễn Việt Hùng cho hay:
“Chúng ta phải tôn vinh người làm nghĩa cử hào hiệp, tốt phải khen, xấu phải chê. Chứ nếu còn không, người ta làm tốt không khen, người vi phạm đạo đức không chê, không lên án thì tất cả mọi người ngang nhau, đồng thau lẫn lộn, Thiện Ác lẫn lộn. Và như thế nó sẽ không tạo thành sức mạnh động lực để người ta tôn vinh cái hay, cái đẹp.
Đạo đức là tập hợp những quan điểm về thế giới, về cách sống của một xã hội, nhờ đó con người có thể điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội. Trong một xã hội có đạo đức chuẩn mực, thì lòng nhân đạo sẽ lan tỏa, ngấm dần dần vào trong tâm hồn, vào hành động của mỗi con người. Như thế, xã hội sẽ dần dần trở nên an bình, ổn định hơn và cái ác sẽ bớt dần đi, lúc ấy cái ác sẽ không còn là điều phổ biến và tràn lan như hiện nay.
Anh Vũ


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giang Trạch Dân khi nắm quyền lãnh đạo đất nước, để có sự phục vụ trung thành của đám đàn em đã mặc cho họ tham nhũng, rất nhiều quan chức dâm ô hủ bại giống như Giang Trạch Dân.


Chu Vĩnh Khang và Từ Tài Hậu đều là đại biểu tham quan háo sắc dâm loạn. (Ảnh: Internet)
Chu Vĩnh Khang và Từ Tài Hậu đều là đại biểu tham quan háo sắc dâm loạn. (Ảnh: Internet)
Nếu như Giang Trạch dân có đến “tứ đại giai nhân” thì đám đàn em của y cũng không thua kém 
Trong khoảng thời gian Giang Trạch Dân nắm giữ chính quyền đã lấy “sắc tình trị quốc”, dẫn đầu dâm loạn. Chu Vĩnh Khang và Từ Tài Hậu đều là những nhân vật đại biểu háo sắc dâm loạn của giới quan chức Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Cục lãnh đạo ĐCSTQ vài năm trở lại đây phát động cuộc chiến chống tham nhũng, cũng từ đây mà đã vén lên không ít hiện trạng nhục nhã rối ren trên chốn quan trường, trong đó vấn đề liên quan đến chuyện dâm loạn thì càng là “không nơi nào không có”.
Trước khi gặp chuyện, nhóm tham quan đều đang làm những chuyện gì? Có tin đồn rằng Từ Tài Hậu và Chu Vĩnh Khang vào ngay chính một khắc trước khi bị bắt còn đang cùng nhân tình giở trò vui vầy cá nước. Còn mấy hôm trước, Vương Nho Lâm, Bí thư tỉnh ủy Sơn Tây tự khai nhận rằng quan chức cấp cao thuộc doanh nghiệp nhà nước của tỉnh này vào một ngày trước khi bị bắt, còn đang cùng với nhân tình tận hưởng lạc thú trong khách sạn. Giới truyền thông Hồng Kông từng đưa tin, Vương Kỳ Sơn vì thói dâm loạn trên chốn quan trường mà từng thở dài “Phải làm sao đây?”.
Vương Nho Lâm tự khai một ngày trước khi quan viên tỉnh Sơn Tây bị “song quy” vẫn còn đang dâm loạn.
Ngày 10/10, trên trang “Đệ nhất tài chính kinh tế” của giới truyền thông đại lục có đưa một đoạn video dài 6 phút kể về một lần phỏng vấn chuyện quan chức cấp cao ở tỉnh Sơn Tây đang làm gì trước ngày bị bắt. Video đã thật sự gây xôn xao dư luận.
Trong đoạn phim, Vương Nho Lâm, Bí thư tỉnh ủy Sơn Tây nói rằng, chiến dịch chống tham nhũng đang bắt đầu điều tra vụ án của hai quan chức cấp cao tỉnh Sơn Tây, trong đó có một quan chức doanh nghiệp nhà nước nào đó vào Tháng 3/2015, đã bị “song quy” do liên quan đến việc dùng sắc tình để đổi lấy lợi ích, nhưng một ngày trước khi bị “song quy”, ông ta vẫn còn đang thuê khách sạn cùng người tình vui vầy.
Báo cáo trên trang “Đệ nhất tài chính kinh tế” chỉ ra rằng, lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước nào đó mà Vương Nho Lâm nói đến rất có thể là Lưu Sinh Thụy – phó Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Than cốc Sơn Tây.
Từ Tài Hậu và Chu Vĩnh Khang trước khi bị bắt đều đang cùng nhân tình “vui vầy”
Những dâm quan ĐCSTQ có địa vị cao hơn Lưu Sinh Thụy nhiều không đếm hết. Giới truyền thông của Hồng Kông trước đó đưa tin, Từ Tài Hậu – nguyên phó Chủ tịch Quân ủy tiền nhiệm của ĐCSTQ và Chu Vĩnh Khang – nguyên Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương tiền nhiệm vốn đã dâm loạn thành thói; ngay chính một khắc trước khi bị bắt đều đang làm cái chuyện khó coi này, hơn nữa cả hai trên người đều có mang bệnh lây qua đường tình dục, sau bị ung thư bàng quang.
Tháng 4/2015, tạp chí Tranh Minh đưa tin, trong thời gian Từ Tài Hậu bị “song quy”, ông cũng tự thú nhận bản thân mình ăn chơi trác táng, sa đọa trụy lạc, quan hệ bất chính với nhiều nữ quân nhân trẻ trong thời gian dài. Bài báo cho biết, 2 giờ chiều ngày 15/3/2014, Từ Tài Hậu vốn là người mắc bệnh lây qua đường tình dục và ung thư bàng quang, trước thời khắc bị tuyên bố “song quy”, vẫn còn đang cùng với nữ quân nhân trẻ “vui vầy cá nước”.
Từ Tài Hậu ngã ngựa vào ngày 30/6/2014. Vào lúc 0 giờ ngày 16/3, giới truyền thông nhà nước ĐCSTQ đưa tin rằng ngày 15/3, Từ Tài Hậu vì ung thư bàng quang giai đoạn cuối, phải chuyển viện nhiều nơi, chức năng nhiều cơ quan nội tạng đều đã suy kiệt, không thể chữa được, sau đó chết tại bệnh viện.
Thói háo sắc dâm loạn của Chu Vĩnh Khang cũng rất có tiếng, từ lâu đã có biệt danh là “bách kê vương” (vua trăm gà). Giới truyền thông Hồng Kông từng đưa tin, kể từ Tháng 3/2005 Chu Vĩnh Khang cũng có thâm niên mắc các chứng bệnh lây qua đường tình dục, mấy năm gần đây còn bị ung thư bàng quang, từng làm phẫu thuật, sức khỏe cũng không còn được như trước nữa.
Apple Daily của Hồng Kông ngày 19/2/2014 đã dẫn lời một trang báo hải ngoại, buổi tối hai ngày trước khi Chu Vĩnh Khang bị Ủy ban Kỷ luật Chính trị ĐCSTQ bắt tạm giam (ngày 29/11/2013), cảnh Chu Vĩnh Khang cùng nữ MC kênh CCTV- 4 Diệp Nghênh Xuân quan hệ tình ái tại hầm để xe siêu thị Parson Bắc Kinh đã bị nhân viên điều tra quay lại toàn bộ.
Ngày 01/12/2013, liền có tin Chu Vĩnh Khang bị quản thúc rồi bị bắt giam.
Bài báo còn dẫn lời một chuyên gia chính trị Bắc Kinh rằng: “Thật khiến người ta chấn động, Chu Vĩnh Khang xác thật là tên vô lại háo sắc không nhầm vào đâu được”.
Khó trị hơn cả tham quan, Vương Kỳ Sơn chỉ biết thở dài
Quan trường ĐCSTQ từ lâu vốn đã dâm loạn thành thói, nhất là trong khoảng thời gian Giang Trạch Dân nắm giữ chính quyền đã lấy “sắc tình trị quốc”, dẫn đầu dâm loạn. Đến những năm gần đây, ĐCSTQ bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng, những hiện trạng dâm loạn của giới tham quan đã bị đưa ra ánh sáng khiến những ai nhìn thấy đều không khỏi giật mình.
Tạp chí “Hướng đi” của Hồng Kông vào Tháng 6/2015 tiết lộ, Vương Kỳ Sơn, nguyên Bí thư Ủy ban Kỷ luật Trung ương trong Hội nghị Đảng ủy thường vụ lần thứ 56 gần đây, nói về tính nghiêm trọng, tràn lan, phức tạp và nguy hại liên quan đến vấn đề bồ nhí và chuyện ăn chơi trác táng, dùng sắc tình để trao đổi lợi ích của quan viên đảng chính trị ĐCSTQ. Vương Kỳ Sơn đã thở dài trong buổi họp rằng: “Phải làm sao đây, phải làm sao đây? Tình trạng thế này còn có thể để cho nó tiếp tục kéo dài thêm nữa hay không?”.
Bài báo cho biết, trong vụ án liên quan đến cuộc chiến chống tham nhũng của giới quan chức chính đảng năm 2013, 2014 mà Vương Kỳ Sơn đưa ra, phương diện liên quan đến ngoại tình, lấy sắc tình để đổi lấy lợi ích chiếm 65%, trong đó các vụ án trong lĩnh vực kinh tế thì có đến 85% đều có liên quan đến ngoại tình, dùng sắc tình để trao đổi lợi ích.Trong các vụ án liên quan đến các công nhân viên chức bị tố cáo trong chiến dịch chống tham nhũng, phương diện liên quan đến ngoại tình, dùng gái đẹp để đổi lấy lợi ích chiếm gần 70%.
Bài báo chỉ ra rằng tình cảnh khốn khó của Vương Kỳ Sơn chủ yếu không chỉ là nằm ở chỗ hành vi loại này không chỉ phạm tội trong thể chế nội bộ ĐCSTQ, mà là nếu như xử lý nghiêm, một lượng lớn quan chức sẽ rớt đài, cơ quan đảng chính quyền ĐCSTQ sẽ bị tê liệt hoàn toàn.
Dịch từ secretchina.com
Theo tinhhoa

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ÂN TÌNH SAU NHỮNG TRANG VĂN


Châu La Việt


Nhà văn Khuất Quang Thụy kể: “ Năm 1975, sau khi miền Nam giải phóng, tôi được về phép về thăm nhà và mẹ tôi đã kể lại rằng: “Cuối năm 1972, vào những ngày máy bay Mỹ đang ném bom Hà Nội bỗng một hôm có mấy ông cán bộ to của Trung ương quân đội tìm đến nhà ta. Các ông ấy đưa cho mẹ một ít tiền và nói rằng đó là tiền bút gì đó của con. Thế là cả nhà òa lên khóc! Mẹ nghĩ, có lẽ con chết rồi nên các ông ấy mang tiền tuất về cho mẹ”. Mãi sau này tôi mới biết đó là anh Đỗ Gia Hựu và các anh ở Nhà xuất bản Quân đội sau khi in ký sự Lửa và thép trong cuốn Cửa khẩu vì biết tôi đang chiến đấu ở Tây Nguyên nên các anh đã lặn lội lên tận Sơn Tây để mang tiền nhuận bút tới cho gia đình”


Năm 1971, từ mặt trận Lào, tôi được gọi về một trại viết quân đội đặt tại công trường 800. Năm ấy tôi là anh binh nhất 19 tuổi, lần đầu tiên được tham gia một trại viết quân đội, cũng là lần đầu được gặp ông Đỗ Gia Hựu với gương mặt đôn hậu, vai đeo quân hàm đại úy, tay xách chiếc cặp may bằng vải bạt…cùng ông Vũ Sắc thay mặt NXB quân đội đến hướng dẫn cho trại viết 
Sau những giờ lên lớp về lý thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác. Tôi được ông trực tiếp hướng dẫn. Thú vị là ngay từ buổi tiếp xúc đầu tiên, ông đã làm tôi thấy thân thiết như cha con, chú cháu trong một gia đình, chẳng chuyện gì về gia đình, hoàn cảnh và đời sống chiến sỹ của tôi mà ông chẳng quan tâm… Và cũng chính từ những tâm sự này, tôi đã hình thành nên một đề cương văn học để sáng tác trong trại viết. Đấy là đề cương tiểu thuyết (tuổi 20 ai mà chẳng hăng) Những tầng cây săng lẻ. Khi nộp đề cương này cho ông, thấy ông chỉ tủm tỉm: ừ thì cứ viết đi, nhưng có lẽ đây chỉ là một truyện ngắn 
Ông quả là một ông thầy già dặn. Ngay sau buổi ấy, tôi chưng đèn viết như điên (Vâng, tuổi 20 ai mà chẳng hăng), lại thêm nữa về trại viết được “cơm no rượu say “mà chưa bao giờ đời chiến sỹ chúng tôi được hưởng như thế, nên cứ thức hết đêm này qua đêm kia toét cả mắt mà cày … Ấy vậy mà chỉ được đến trang thứ 30 đúng là hết truyện, khép lại là vừa…
- Vâng, thủ trưởng nói đúng, chỉ có thể là một truyện ngắn thôi ạ…Tôi bẽn lẽn nộp bản thảo cho ông, với 30 trang viết tay bằng mực tím nhòe nhoẹt. Ông lại tủm tỉm cười: Cứ để mình đọc.
*
Cũng chính từ trại viết ấy, tôi trở nên thân thiết với ông, và còn được ông mời lại nhà chơi…
Đấy là một căn hộ nhỏ trong một chung cư ở phố Trần Quốc Toản HN. Nhỏ thôi, nhưng ngay từ buổi đầu tới, tôi đã cảm nhận được là chật mà hóa rộng, bởi chủ nhân rộng mở tấm lòng. Căn hộ của ông luôn chất đầy khách khứa, đêm hè oi bức cũng như đêm đông gió lạnh, lúc nào cũng có khách ngồi thăm hỏi, tâm sự, giãi bày…
Là những nhà văn quân đội tên tuổi. Là những cây viết trẻ ở những đơn vị trong toàn quân. Là những nhà văn dân sự viết về đề tài chiến tranh. Lại cả những nhà văn có những phiền toái về lý lịch, tìm đến ông như một sự nương tựa, chở che. Có những người đến cậy nhờ ông in sách, giới thiệu tác phẩm, cũng lại cũng có những người chỉ đến để tâm sự về văn chương, về thế thái nhân tình.
…Nghĩa là căn hộ nhỏ của ông như một phòng làm việc thứ hai của ông cho những giờ ngơi nghỉ mà ông không được nghỉ, và với ai ông cũng chẳng nề hà tiếp đón, tâm sự, giúp đỡ, chở che, có rau ăn rau, có cá ăn cá…
Sau này tôi mới hiếu cái tình trong ông thật lớn. Trách nhiệm đã đành, mà tình với con người, nhất là với người cầm bút, dù trong hay ngoài quân đội, đều được ông nâng niu, trân trọng, chỉ bảo, giúp đỡ ân tình…
Chính bởi thế, đã nhiều tác phẩm văn học xuất sắc về người lính được xuất bản trong thời gian ông là biên tập viên, rồi trưởng phòng biên tập văn nghệ của NXB quân đội. Cũng giai đoạn này, nhiều nhà văn từ áo lính trưởng thành nhờ sự nâng đỡ, lăng xê, giới thiệu của ông. Chẳng ai nhớ được những năm tháng chiến tranh ấy, ông đã cùng các cộng sự của mình đi mở, hoặc đến với bao trại viết quân đội, hướng dẫn cho bao người cầm súng cầm thêm cây bút, đọc và biên tập bao nhiêu trang bản thảo còn khét lẹt mùi thuốc súng để có những tác phẩm văn học xuất sắc về cuộc chiến tranh. (Cũng phải nói thêm rằng, có cả những cây bút tưởng chừng đã không thể gắng gượng được nữa vì tỳ vết, mà bởi sự nâng đỡ của ông, đã trở lại với con đường văn học và có những tác phẩm hữu ích, được xuất bản bề thế và trang trọng…)
*
Ở trại viết năm ấy, truyện ngắn Những tầng cây săng lẻ của tôi được giải thưởng của Trại viết, và qua sự giới thiệu đầy uy tín của ông, đã được in trân trọng trên tạp chí VNQĐ (Một hạnh phúc lớn với một binh nhất mới cầm bút như tôi). Năm 1980,trong bối cảnh giấy má in ấn rất khó khăn, tôi lại được ông ưu ái in cho tập kịch Những bạn trẻ của tôi ở NXB quân đội, mà nói thật, cái ngữ viết kịch như tôi chả chắc đã được là học trò của những nhà viết kịch quân đội khác như Đào Hồng Cẩm, Tào Mạt, Hoài Giao, Chu Nghi, Sỹ Hanh…Nhưng vẫn được ưu tiên vì là chiến sỹ trẻ ở đơn vị chiến đấu, vì những trang viết còn nóng bỏng hơi thở mặt trận …
Cái ơn của ông với tôi đã lớn, mà càng lớn hơn khi ông chiều theo một ý nguyện của tôi, một cây bút trẻ chỉ được quen ông qua một trại viết. Số là năm 1974 tôi về học khoa Văn ĐHSP HN. Tôi có người bạn thân là Lê Huy Hòa, nguyên là một phi công cũng về học. Hòa hiền lành, ít nói, học không thật giói nhưng chịu thương chịu khó. Khi tốt nghiệp, Hòa được điều đi dạy ở một tỉnh xa phía bắc, sau dó lại thay quyết định vào dây đại học tại TPHCM, trong khi anh lại rất thiết tha trở lại quân đội phục vụ. Tôi dẫn Hòa đến ông để giới thiệu Hòa về NXB quân đội (Sự vụ này Hòa đã kể trong một hồi ký in trong tập kỷ yếu của NXB quân đội gần đây). Với tất cả tấm lòng ưu ái với thế hệ trẻ, ông đã vượt qua rất nhiều nhiêu khê về thủ tục hành chính để kiên quyết tạo điều kiện cho Hòa về NXB, không những thế, kèm cặp rèn giũa cho Hòa thành một BTV văn nghệ bản lĩnh, đưa sang Nga làm chuyên gia xuất bản với quân đội bạn, giúp cho Hòa sau này trở thành giám đốc NXB Lao động…
Ông đặc biệt yêu những người lính trẻ,những cây bút trẻ đang ở mặt trận .Ông chăm chút cho họ không chỉ từng trang viết mà còn cả cuộc sống.Nhà văn Khuất Quang Thụy kể: “ Năm 1975, sau khi miền Nam giải phóng, tôi được về phép về thăm nhà và mẹ tôi đã kể lại rằng: “Cuối năm 1972, vào những ngày máy bay Mỹ đang ném bom Hà Nội bỗng một hôm có mấy ông cán bộ to của Trung ương quân đội tìm đến nhà ta. Các ông ấy đưa cho mẹ một ít tiền và nói rằng đó là tiền bút gì đó của con. Thế là cả nhà òa lên khóc! Mẹ nghĩ, có lẽ con chết rồi nên các ông ấy mang tiền tuất về cho mẹ”. Mãi sau này tôi mới biết đó là anh Đỗ Gia Hựu và các anh ở Nhà xuất bản Quân đội sau khi in ký sự Lửa và thép trong cuốn Cửa khẩu vì biết tôi đang chiến đấu ở Tây Nguyên nên các anh đã lặn lội lên tận Sơn Tây để mang tiền nhuận bút tới cho gia đình”
Nhiều người biết đoạn đầu đời riêng của ông không mấy suôn sẻ. Đã hai người phụ nữ đi qua cuộc đời ông…Nhưng dù vậy, ông luôn nghĩ tới việc chăm lo hạnh phúc cho mọi người. Không chỉ với Lê Huy Hòa nhờ có ông mà lấy được cô giáo Ngà đảm đang, mà cả anh Nguyễn Trí Huân, người ông coi như đứa em ruột thịt, thì những năm anh Huân đi chiến trường, ông không chỉ lo cho những trang viết, mà sau này cũng chính ông là người đã đứng ra mai mối dựng vợ gả chồng cho Nguyễn Trí Huân…
Hình như cũng như vậy với cả các anh Lê Lựu, Chu Lai - Vũ Thị Hồng …
…Vâng, cái tình của ông thật lớn, và hình như cũng bỏi thế, ông đã được đền đáp bằng lòng yêu quý chân thành của tất cả chúng tôi, của rất nhiều những nhà văn già hay trẻ, trong và ngoài quân đội, và nhất là của cô Thuận, một kỹ sư thủy lợi dịu dàng đã gắn bó và chăm sóc ông thật tốt những năm tháng sau này…
Như một sự đền bù của Trời đất dành cho một người sống đầy nhân ái như ông…
Châu La Việt


Phần nhận xét hiển thị trên trang