Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Cảm ơn anh Minh Thu và các bạn!

5:24/5:24

TÌNH THU
Thơ : Doãn Hồng Giang
Nhạc : Minh Thu
(demo )
Thích · Bình luận · Tắt thông báo · Chia sẻ · 30 Tháng 10 · Đã chỉnh sửa
20 người người thích nội dung này.
Bình Luận
Cao Đông Mặc váy của vợ ạ bác ?
Thu Do Minh Làm Bê Đê hát cho hay !
Lai Nguyen Lai Nguyen chưa nghe anh hát nhìn thấy buồn cười rồi ...
Thanh Huyền C...H... Ị... Thu Do Minh hát hay lắm.... rất tuyệt vời!!!..hihihi...
Thu Do Minh Cảm ơn Thanh Huyền , Thủy Thanh Thị Nguyễn,Lai Nguyen 
Cao Đông cùng các bạn .
Chúc các bạn chiều êm ,ngon cơm.
Thu Do Minh Cảm ơn Tra Anh đã ghé nghe.
Hao Le My Bua nao ve quan e hat di cho vui
Thu Do Minh ok ! cho địa chỉ anh ghé.
Huyền Lê Ha ha nhìn anh tưởng bà nào
Thu Do Minh Mặc váy vợ hát cho mềm ...
Phuong Phuong Nguyen Ui gioi oi! Em hết hồn ! He he
Nguyễn Kim Tuyến Thật là hay và lần đầu được chiêm ngưỡng dung nhan anh Thu Do Minh.Quay clip như vậy mới sống động.Like
Thu Do Minh Thất nghiệp nhàn rỗi ..rồi " xướng ca " ,cũng
mua vui cho mình và bạn bè Nguyễn Kim Tuyến.
Vu Manhtu Cảm ơn tác giả bài '' tình thu ''-Phần lời rất dẹp ,phần giai diêu quá hay . Như dưa mình về với những năm 1930-1940Thế kỷ trước...
Doãn Hồng Giang
Viết trả lời...
Doãn Hồng Giang
Viết bình luận...
Đã chia sẻ với:
Mọi người
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Đọc để biết:

Lịch trình chi tiết ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam
Tuyên bố về chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình
(VTC News) - Trưa 5/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến sân bay Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được thực hiện theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong 2 ngày 5-6/11.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình 
Theo chương trình dự kiến do Bộ Ngoại giao Việt Nam cung cấp, 12h trưa 5/6, ông Tập Cận Bình sẽ tới sân bay Nội Bài. Lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch diễn ra vào 15h15 cùng ngày. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc 15h40 và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc 17h30. Trước đó, ông Tập Cận Bình sẽ tham gia lễ ký kết một số văn kiện hợp tác vào lúc 17h10.

8h sáng 6/11, ông Tập Cận Bình tham dự cuộc gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung – Việt lần thứ 16 và nhân sỹ hai nước. Sau đó đến đặt vòng hoa tưởng niệm ở Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc 10h trước khi hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lúc 10h15 và phát biểu tại Quốc hội lúc 10h35.

11h ngày 6/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc hội kiến với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Ông Tập Cận Bình từng thăm Hà Nội vào năm 2011 khi ông là Phó Chủ tịch nước Trung Quốc.

Trong cuộc hội đàm nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc hồi tháng 4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng quan hệ song phương mặc dù có khó khăn, lúc thăng trầm, nhưng hợp tác hữu nghị, phát triển tích cực vẫn là dòng chính.

2015 là năm 2 nước kỷ niệm 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.


http://vtc.vn/lich-trinh-chi-tiet-ong-tap-can-binh-tham-viet-nam.311.578819.htm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Luật sư Trần Văn Tạo: Khả năng Nguyễn Hữu Vinh bị nhiễm độc!



FB Thi Minh Ha Le 

8h20 Sáng nay ngày 30/10/2015, luật sư Trần Văn Tạo nguyên phó giám đốc công an TPHCM, chỉ huy trưởng cảnh sát , người đã từng bị chính quyền Sài Gòn giam giữ trong nhà tù 8 năm tại Côn Đảo trước 1975 đã vào trại B14 - Bộ công an để gặp Nguyễn Hữu Vinh.

Ông trao đổi nhiều nội dung . Ông xác nhận : Theo kinh nghiệm tù đày của ông, thiếu ánh sáng sẽ sinh nhiều bệnh khác, mất vệ sinh sẽ bị ghẻ ( Ông đã từng bị ) nhưng nhìn thấy nhiều nốt mọc thành từng đám trên lưng, cánh tay và đùi, hai cẳng chân ông nói: Khả năng bị nhiễm độc.

Trại B14 nắng tràn..

ảnh của Bà Lê Thị Minh Hà:



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phản ứng của người dân trước chuyến thăm của ông Tập Cận Bình - Gia Minh



Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Việt Nam vào hai ngày 5 và 6 tháng 11 tới đây. Một số nhân sĩ, trí thức và người dân quan tâm, trong cũng như ngoài nước, lên tiếng phản đối chuyến công du này. Lý do vì sao và tình thế nào đối với mối quan hệ Việt- Trung lúc này?


Tuyên bố để bày tỏ thái độ

Sau khi tin về chuyến công du Việt Nam của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được chính thức xác nhận, vào ngày 15 tháng 10 có hơn 120 người trong nước công khai Bản Lên Tiếng về việc không hoan nghênh ông Tập Cận Bình đến Việt Nam vào thời điểm này.

Sang ngày 2 tháng 11, tám tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam cùng hơn 130 người cả trong và ngoài nước công khai Tuyên bố về Chuyến Thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình.

Tuyên bố gồm 5 điểm nêu rõ lập trường của những tổ chức và cá nhân ký tên về mối quan hệ Việt- Trung, những hành động xâm chiếm lãnh thổ- lãnh hải của Việt Nam do Bắc Kinh tiến hành lâu nay, việc hành xử bạo lực đối với ngư dân Việt đánh bắt hải sản tại khu vực ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa …

Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng, một trong những người ký tên vào bản Tuyên bố cho biết lý do ông tham gia cùng bảy tỏ chính kiến với nhiều người quan tâm khác:

“Tuyên bố đó để nói rõ thái độ của nhân dân Việt Nam. Lãnh đạo có thể lấy lòng, khúm núm, cầu cạnh như thế nào; đó là một nhóm lãnh đạo chứ còn tiếng nói của chúng tôi là tiếng nói của người dân nhằm bộc lộ thái độ, ý chí của chúng tôi đối với Trung Quốc.


Chúng tôi nghĩ rằng trong (lúc) bị đàn áp, o ép thì chỉ có thể lên tiếng thế thôi; chứ còn biểu tình chắc không làm được, khó. Đáng lẽ một nước có dân chủ thì vào dịp này người ra rất cần có biểu hiện thái độ, ý chí bằng tập hợp lực lượng. Nhưng việc tập hợp lực lượng như thế chắc không được, không làm được nên chúng tôi phải làm là ra tuyên bố đó thôi.”

Giáo sư- tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng thuộc nhóm chủ trương trang Bauxite Việt Nam cũng là một trong những người ký tên cho biết quan điểm của ông khi tham gia hoạt động này:

“Cũng nhân chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, nhưng trí thức, những người dân yêu nước Việt Nam cần bày tỏ cho ông chủ tịch Tập Cận Bình thấy những việc làm sai trái của họ đối với Việt Nam, những nguyện vọng, ước muốn của nhân dân Việt Nam cụ thể về vấn đề Biển Đông.”

Đường lối của Hà Nội

Thông tin cho biết chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam trong tuần đầu tháng 11 này là do lời mời của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch nước Trương Tấn Sang.


  
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ 2 từ trái) và Ủy viên bộ chính trị ĐCS VN 
Lê Hồng Anh (thứ hai từ phải) tham dự một cuộc họp của giới trẻ Việt Nam 
và Trung Quốc tổ chức tại Hà Nội vào ngày 22 tháng 12 năm 2011. AFP photo

Ông Nguyễn Thiện Chí, giảng viên cao cấp Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng hoạt động ngoại giao như thế là đường lối lâu nay của Hà Nội:

“Châm ngôn của Bộ Ngoại giao, của đảng chúng tôi là đa phương hóa, đa dạng hóa. Tiếp đến là muốn gần gũi, trao đổi, tiếp cận. Hoan nghênh cả thôi. Nhà nước tiếp cận làm sao có lợi, cho tốt thôi. Dẫu sao họ nghe tiếng nói của bên này, của nhân dân Việt Nam thì họ sẽ có một thái độ nào đó đúng mực. Còn hõ khôn nghe thì nhân dân thế giới phê phán thôi!

Chúng tôi muốn thân thiện, hết sức thân thiện, muốn hòa bình, muốn hữu nghị. Nhưng hữu nghị thì phải cả hai bên, chứ một bên không được. Tối thiểu phải lịch sự, văn minh; bên kia quay lưng làm sao được?!”


Theo nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng thì phía Trung Quốc sang Việt Nam lần này cũng tương tự như vào những dịp đảng cộng sản Việt Nam tiến hành đại hội 5 năm đưa ra đường lối, chính sách và đội ngũ nhân sự lãnh đạo đảng và nhà nước. Ông nói:

“Dịp này là dịp mà Trung Quốc rất cần, họ muốn có mặt, có ảnh hưởng tại Việt Nam. Lý do vì sắp tới đại hội đảng sắp đặt ‘ghế ngồi’, nhân sự cho lãnh đạo Việt Nam trong thời gian tới. Trung Quốc họ rất cần có mặt lúc này để làm áp lực, sắp đặt theo ý muốn của họ về nhân sự. Chuyến đi của ông Tập Cận Bình sang Việt Nam lúc này là như thế và cũng để hỗ trợ cho những người, những tư tưởng ngóng vọng sang Trung Quốc và muốn tồn tại thế lực của Trung Quốc. Tập Cận Bình sang cũng để làm hậu thuẫn cho những con người đó, những tư tưởng ấy.”

Chính sách của Trung Quốc

Ông Nguyễn Thiện Chí còn là thành viên thuộc Ủy ban Thường Vụ Hội Hữu nghị Việt- Trung và trưởng ban liên lạc cựu lưu học sinh, thực tập sinh Trung Quốc, thừa nhận lâu nay Trung Quốc nói và làm không đi đôi với nhau. Nay toàn thế giới đã nhận thấy điều đó. Ông Nguyễn Thiện Chí nói rõ:

“Giữa lời nói và việc làm của Trung Quốc không đi đôi với nhau. Điều này thế giới thấy cả rồi. Như Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam được thế giới công nhận và họ nói nhiều lắm. Có những nước không nói ra nhưng trong bụng vẫn cho đó là của Việt Nam.

Trong phạm vi vi mô của bản thân, một người dân trong nước và là sĩ phu, chỉ mong muốn thế này thôi: Trung Quốc bình tĩnh, thật cầu thị lắng nghe tiếng nói của nhân dân thế giới để hành xử cho đúng. Vì họ là nước lớn, nước lớn mạnh lắm; còn chúng tôi nước nhỏ đấu tranh thì còn chờ các nước láng giềng, chờ các nước trong Liên Hiệp Quốc, chờ những người dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới họ quan tâm theo dõi, họ giúp đỡ chúng tôi trong vấn đề này. Nước nhỏ chống lại nước lớn khó lắm, phải có thời gian. Nếu nước lớn biết cầu thị, muốn sống trong hòa bình, đừng xâm lược, đừng tham lam (tham lam không được) thì phước quá. Nhưng thời gian sẽ ủng hộ chúng tôi.”


Nhà văn Phạm Đình Trọng đánh giá thực tế diễn tiến như hiện nay là một cơ hội mà chính quyền Hà Nội cần phải nắm bắt chứ không thể bỏ qua như nhiều lần khác:

“Tình trạng rất có lợi cho Việt Nam và cũng mở mắt cho Việt Nam về dã tâm của Trung Quốc ‘hai năm rõ mười’ rồi, không còn nghi ngờ gì nữa. Và xu thế của thế giới đối với Trung Quốc cũng đã rất rõ: Philippines như thế, rồi Mỹ như thế; nhưng mà thái độ của Việt Nam vẫn lập lờ.

Lực lượng Mỹ vào Biển Đông để hạn chế sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông đều được từ úc, Châu Âu ủng hộ nhưng Việt Nam vẫn có thái độ im lặng, lập lờ, không rõ ràng. Điều đó thể hiện là áp lực của Trung Quốc đối với những người lãnh đạo Việt Nam rất lớn. Áp lực đó, sức ép đó đang còn duy trì và ảnh hưởng rất nặng nề đếnViệt Nam, cho nên một cơ hội, thời cơ thuận lợi sẽ lại qua đi thôi!”


Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội trong trả lời phỏng vấn Tân Hoa Xã nhân chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Việt Nam lần này nói rõ mục đích nhằm vạch ra đường hướng cho mối quan hệ Việt- Trung trong thời gian tới.

Những người quan tâm tại Việt Nam bày tỏ hy vọng lãnh đạo Hà Nội sẽ sáng suốt nghe theo tiếng nói của người dân và thế giới tiến bộ; không còn răm rắp tuân thủ chính sách do tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc vạch ra. 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quan hệ giữa kiến thức và nhân cách ở người trí thức Việt


"Đặc điểm của tình hình trí thức VN hôm nay là đang tồn tại nhiều ngoại lệ. Đang tồn tại loại người tuy có tiếng là trình độ kiến thức bậc cao, song vẫn không phải là trí thức, tệ hơn nữa một số trong họ sống như lưu manh, hay nói đúng hơn vẫn để cho tinh thần lưu manh chi phối cách sống (nịnh trên lừa dưới, bon chen, cầu lợi, ham hưởng thụ, độc ác tàn tệ với đồng nghiệp...)".
Mối quan hệ giữa kiến thức và nhân cách ở người trí thức Việt
Nguyên là bài Từ kiến thức đến nhân cách, in lần đầu trên tạp chí Tia sáng, 2000 đã in trong tập phiếm luận của VTN Nhân nào quả ấy, 2002 mới đây 20-10-2015 được đưa lại trên mạng Chúng ta. Khi chuẩn bị đưa trên blog cá nhân lần này, chúng tôi đặt lại đề bài để làm rõ ý chính và phân đoạn lại, đặt lại các đầu đề nhỏ để bạn đọc dễ theo dõi.
Tạp Chí Tia sáng số ra 01/2000, có đăng bài viết của Bửu Ý nhan đề “Trí thức anh là ai?” Đây là một câu hỏi lớn, cần được nhiều người tham gia bàn bạc. Dưới đây, chúng tôi chỉ xin lưu ý một khía cạnh .

Sự thăng trầm của hai chữ trí thức 

Ở Hà Nội mấy chục năm trước có những người vốn dòng dõi quý tộc hẳn hoi, song lại thường xấu hổ với dòng dõi của mình hễ ai vô ý nói xa nói gần rằng thời xưa ông tổ họ hoặc gần hơn, cha anh họ đã từng giữ chức nọ, chức kia, họ thường sầm ngay mặt lại, khó chịu như bị xúc phạm.

Chỉ khoảng chục năm nay, người ta mới bắt đầu làm ngược lại. Tức là công khai chấp nhận giá trị dòng dõi, thậm chí sẵn sàng khoe khoang là họ nhà mình đã từng có người làm đến thượng thư, tổng đốc...

Đối với hai chữ trí thức cũng có tình trạng tương tự.

Hồi trước không ít người , dù hàng ngày lao động trí óc hẳn hoi, song rất ngại khi thấy mình được liệt vào phần tử trí thức.

Người ta cứ muốn lẫn đi giữa mọi người bình thường, và sẽ rất vui lòng nếu được gọi chung bằng mấy chữ: cán bộ.

Sự hãnh diện được là trí thức chỉ vừa đến trong khoảng một hai chục năm qua (ở đây, tôi chỉ nói trong phạm vi tâm thức dân gian, chứ trong các tài liệu chính thức, hai chữ trí thức được xác định ra sao, lại là chuyện khác!).

Trí thức là đảo ngược của lưu manh

Lúc coi thường, lúc xem trọng là vậy, nhưng không phải ngay lập tức người ta đã có cách hiểu đúng với các danh từ được sử dụng.

Từ điển Hoàng Phê ghi: Trí thức là những người "chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình”.

Đây cũng là cách giải thích bắt gặp ở nhiều từ điển khác và phù hợp với cách hiểu thông thường của nhiều người.

Ở chỗ này, có thể có một sự liên hệ: trí thức là đảo ngược của lưu manh.Thường nhiều người chỉ hiểu hai chữ lưu manh và vô nghề nghiệp, là ăn cắp, ăn trộm...

Song có lẽ nên nói đầy đủ hơn: lưu manh là cả một lẽ sống tùy tiện, bất chấp chuẩn mực quy tắc đạo lý.

Với tâm lý lưu manh, người ta có thể làm bất cứ việc gì miễn là có lợi cho bản thân. Quay trở lại với khái niệm trí thức thì phải nói trí thức nói ở đây không phải là trình độ kiến thức cao (ví dụ: từ đại học trở lên) mà là phẩm cách con người.

Từ nghĩa gốc trong trí thức đã bao gồm nhân cách

Một trí thức chân chính luôn luôn bị ràng buộc bởi những điều mà họ tin tưởng.

Với họ, cái chân, cái thiện và cả cái mỹ nữa - quan trọng hơn cái lợi.

Lẽ tự nhiên dù vẫn là những con người cụ thể có cá tính riêng, song người trí thức không bao giờ là kẻ tham bạo, lừa gạt, lười biếng , hiếu danh, tàn nhẫn... Sự khiêm nhường của họ bắt nguồn từ những hiểu biết sâu xa về mối quan hệ cá nhân và xã hội, họ nhìn những người ít học một cách độ lượng và bằng lòng với phần đóng góp thiết thực của mình trong việc thúc đẩy xã hội tiến tới. Hồi cuối thế kỷ XIX, nhà văn Nga Tsékhov đã nói: trí thức, đó chính là lương tâm của nhân dân.

Quá trình chuyển hóa từ kiến thức đến nhân cách đó đã diễn ra thế nào?

Đằng sau một kiến thức cụ thể, thường khi ẩn chứa một nội dung nhân văn nhất định.

Một phát minh trong kỹ thuật, một định lý mới tìm ra trong toán lý, hay một quy luật ngày càng được kiểm tra là chính xác trong khoa học xã hội... mang sẵn trong lòng nó một quan niệm về tính hợp lý của đời sống hoặc là tiền đề tốt để cho người ta có thêm ý niệm đầy đủ về cái đẹp, cái thiện.

Ở những người lao động trí óc có đời sống tinh thần lành mạnh, quá trình đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn mà họ theo đuổi đồng thời cũng là quá trình để bức tranh thế giới trong họ thêm hoàn chỉnh và mỗi ngày một ít, cách sống, cách nghĩ, cách ứng xử với đồng loại ở họ cũng theo đó mà hình thành nên những nền nếp tốt đẹp.

Tưởng như kiến thức, bên cạnh vai trò cụ thể trong công việc đã được thăng hoa để tinh lọc lại làm nên nhân cách, và đây mới là chỗ phân biệt giữa "người đọc nhiều biết nhiều” với các trí thức thực thụ. 

Nay là thời mà ngoại lệ trở nên phổ biến 

Đặc điểm của tình hình trí thức VN hôm nay là đang tồn tại nhiều ngoại lệ. Trong thời buổi xã hội có nhiều biến động, đang tồn tại loại người tuy có tiếng là trình độ kiến thức bậc cao, song vẫn không phải là trí thức, tệ hơn nữa một số trong họ sống như lưu manh, hay nói đúng hơn vẫn để cho tinh thần lưu manh chi phối cách sống (nịnh trên lừa dưới, bon chen, cầu lợi, ham hưởng thụ, độc ác tàn tệ với đồng nghiệp...).

Tại sao xảy ra tình trạng như vậy? Ở đây có thể có hai giả thiết:

Trường hợp thứ nhất, khá đơn giản: có người nghe rất oai nhưng sự thực kiến thức là kiến thức giả, chắp vá nhặt nhạnh, đương sự đã đạt tới bằng cấp qua con đường tà đạo, một số trong họ chẳng qua chỉ là những kẻ lợi khẩu, dễ lòe người chứ thực ra bên trong trống rỗng.

Lại có trường hợp thứ hai, hơi khó lý giải hơn một chút. Ở một số người, kiến thức là thứ thiệt hẳn hoi, họ giỏi giang, họ sâu sắc song nhìn vào cách sống, vẫn không phải trí thức. Tại sao?

Trên nguyên tắc, có học hành là có xảy ra sự thẩm thấu của kiến thức vào con người để biến thành nhân cách. Nhưng trong thực tế đấy không phải là quá trình xảy ra đồng đều nhất loạt ai cũng như ai. Chẳng hạn, có những người vì nhiều nguyên nhân khác nhau (do di truyền, do giáo dục, hoặc do những bất hạnh gặp phải lúc nhỏ) mà thói gian manh vụ lợi, sự lừa bịp, lối sống hiện đại chung quanh… đã ăn vào máu, dù có đọc nhiều hiểu biết rộng đến đâu, vẫn cứ đường cũ mà đi, niềm tin cũ mà sống.

Cái phần tinh hoa của kiến thức khi gặp một tâm hồn trơ lỳ thoái hóa... thì dừng lại, không đủ sức lay chuyển hạt nhân tính cách đã ổn định bên trong. Loại người này đặc biệt lợi hại.
Họ năng động, họ hấp dẫn, họ có khả năng lôi kéo thuyết phục chung quanh. Nói chung là họ làm được nhiều việc.

Chỉ hiềm một nỗi, họ chỉ lo đắp điếm cho gia đình, hoặc tạo ra cái tiếng tăm cái uy thế ghê gớm cho bản thân cũng như phục vụ cho những mục đích tầm thường. Còn như bảo rằng họ có ích cho nhân quần xã hội thì vẫn không phải.
Vấn đề đặc thù số một của giới trí thức Việt Nam

Các vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thúc vốn khá da dạng.

Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội.

Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học.

Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả.

Một khi người ta còn chưa trở thành chính cái mẫu người ta muốn theo, thì bàn thêm những việc khác làm gì cho mệt?!

http://vuongtrinhan.blogspot.com/2015/10/moi-quan-he-giua-kien-thuc-va-nhan-cach.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Danh sách các đảo do Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa

(Biển Đảo) - Ban biên tập gửi đến Quý độc giả loạt bài viết Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào.
Chú thích viết tắt:
A: tiếng Anh; F: tiếng Filipino;
H: tiếng Hoa; M: tiếng Mã Lai.

TRUNG QUỐC KIỂM SOÁT

(Tổng cộng: 7 thực thể địa lí; tất cả đều là rạn san hô).

1. Đá Châu Viên

Đá Châu Viên
Đá Châu Viên
A Cuarteron Reef
F Calderon
H 华阳礁
Tọa độ: 8°54′B 112°52′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng đa phần chìm ngập dưới nước, nằm về phía đông của đá Đông.

2. Đá Chữ Thập

Đá Chữ Thập
Đá Chữ Thập
A Fiery Cross Reef
Northwest Investigator Reef
F Kagitingan
H 永暑礁
Tọa độ: 9°35′B 112°54′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô lớn nằm tách biệt khỏi các thực thể khác. Tổng diện tích hơn 110 km2. Đây là trung tâm đồn trú của Trung Quốc tại Trường Sa.

3. Cụm đá Ga Ven

Quân Trung Quốc xây dựng nhà nổi công sự kiên cố trên Đá Ga Ven sau khi dùng vũ lực chiếm đoạt Đá Ga Ven của Việt Nam
Quân Trung Quốc xây dựng nhà nổi công sự kiên cố trên Đá Ga Ven sau khi dùng vũ lực chiếm đoạt Đá Ga Ven của Việt Nam
A Gaven Reefs
H 南薰礁
Tọa độ: 10°12′B 114°13′Đ
Mô tả sơ lược: Cụm này gồm hai rạn san hô là đá Ga Ven và đá Lạc, lần lượt nằm cách đảo Nam Yết 8,5 và 7 hải lí về phía tây.

4. Đá Gạc Ma

Đá Gạc Ma
Đá Gạc Ma
A Johnson South Reef
F Mabini
H 赤瓜礁
Tọa độ: 9°42′B 114°17′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm ở đầu mút tây nam của cụm Sinh Tồn và là một trong ba địa điểm diễn ra trận Hải chiến Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.

5. Đá Tư Nghĩa

Đá Tư Nghĩa
Đá Tư Nghĩa
A Hughes Reef
H 东门礁
Tọa độ: 9°56′B 114°31′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm ở phía tây tây bắc của đảo Sinh Tồn Đông. Chỉ nổi lên khỏi mặt nước khi thuỷ triều xuống.

6. Đá Vành Khăn

Đá Vành Khăn
Đá Vành Khăn
A Mischief Reef
F Panganiban
H 美济礁
Tọa độ: 9°55′B 115°32′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng đa phần chìm dưới nước, nằm cách đảo Vĩnh Viễn 51 hải lí về phía nam. Đây là nơi từng diễn ra nhiều tranh chấp căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc trong thập niên 1990.

7. Đá Xu Bi

Đá Xu Bi
Đá Xu Bi
Phần nhận xét hiển thị trên trang