Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Viết về ông Điềm như này hơi quá đấy ông Tiến ợ!

Tưởng Năng Tiến - Nhà Thơ & Nhà Thổ

Nhà thổ thì ai cũng có thể chường mặt vào bất cứ lúc nào, còn ở nơi được mệnh danh là cường quốc thơ mà chuyện ra/vào cũng (y) như vậy hay sao ?
Bây giờ tôi chỉ còn chường cái mặt tôi ra trong thơ. - Nguyễn Khoa Điềm

Thỉnh thoảng, tôi cũng có (lén) làm một bài thơ ngăn ngắn. Những câu thơ được ghi chép nắn nót trên những trang giấy trắng tinh, rồi trân trọng gửi đến những toà soạn báo (ở khắp mọi nơi) với địa chỉ tác giả, ghi rõ ràng ở mép trái của phong bì.

Tất cả sáng tác của tôi, than ôi, đều "một đi không trở lại". Chưa bao giờ tôi nhận được hồi âm, dù muộn.

Cứ thế, từ thập niên này sang thập niên khác, tôi sống thường trực trong tâm trạng của một kẻ đợi chờ trong buồn rầu, và... thất vọng. Tôi thất vọng vì tài năng thi phú của mình không được người đời nhìn nhận !

Cho đến chiều 25 tháng 4 vừa qua - tình cờ, và bất ngờ - tôi đọc được vài dòng nhắn tin (ngắn ngủi nhưng rộn ràng) qua F.B :
Thái Kế Toại to‎ Tưởng Năng Tiến

April 25

Xin chào anh. Tôi đã tuyển thơ anh in trong tập Vầng trăng lưu lạc. tuyển tập thơ hải ngoại cho Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội xuất bản năm 1994. Lê Hoài Nguyên
Úy Trời/ Đất, Qủi/ Thần, Thiên/ Địa, mèn đéc, ơi ! Sao thơ của con người ta được in từ hồi năm 1994 lận mà sao tới bữa nay mới chịu cho hay ("kỳ cục vậy") cha nội ? Thì tui cũng làm bộ trách "nhẹ" cho nó có vậy thôi, chớ trong bụng (nói thiệt tình) vui râm ran nguyên tháng và sướng âm ỉ gần năm ! Cái ước vọng được chường mặt ra trong thơ của tôi, cuối cùng, đã trở thành hiện thực.

Cụm từ này tôi học được từ một bài viết ngắn ("Nhà Thơ Nguyễn Khoa Điềm") trên báo Lao Động, số ra ngày 5 tháng 6 năm 2011 : "Bây giờ tôi chỉ còn chường cái mặt tôi ra trong thơ".

Đúng là ngôn ngữ và phong cách của một nhà qúi tộc, nhà thơ và "nhà chính trị" theo như nguyên văn của Wikipedia - tiếng Việt :

Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương ; sinh 15 tháng 4 năm 1943) là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam. Ông là ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX ; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Nguyễn Khoa Điềm sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thân sinh của ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương (tỉnh Hải Dương cũ nay là Hải Phòng). Quê quán : làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Lúc nhỏ Nguyễn Khoa Điềm học ở quê. Năm 1955 ông ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, cùng một lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân.

Sau đó, ông vào miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế ; tham gia quân đội, xây dựng cơ sở của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, viết báo, làm thơ... cho đến năm 1975. Nguyễn Khoa Điềm từng bị giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến dịch Mậu Thân 1968, ông được giải thoát, tiếp tục trở lại hoạt động. Vào thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm mới bắt đầu làm thơ.

Tôi sinh sau đẻ muộn nên không có cái may mắn được sống cùng thời/cùng nơi với Bộ Trưởng Văn Hóa Nguyễn Khoa Điềm, chỉ được nghe (tiếng) ông chính là nhân vật đã ("lỡ") ném vào máy nghiền cuốn Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn.

Tiếng dữ đồn xa, và đồn nhanh nên mãi sau này tôi mới biết thêm rằng ngoài việc làm văn hoá, ông còn làm thơ nữa, và là một tác giả quan trọng, với tác phẩm đã được đưa vào giáo trình văn học cách mạng. Chương trình lớp 9, môn văn, có bài "Phân Tích Thơ Khúc Hát Ru Những Em Bé Lớn Trên Lưng Mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm. Xin được trích dẫn, đôi đoạn, để mọi người cùng thưởng lãm :

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ

Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng

Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối

Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông

Mẹ địu em đi để giành trận cuối

Sự lặp lại hai câu thơ Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi, Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưngmẹđã tạo nên âm điệu ngân nga, thấm dần vào người đọc một cảm xúc thân thương. Con cùng mẹ băng suối, vượt ngàn, đạp rừng xông tới. Cả nhà, cả làng, cả nước cùng đánh giặc.

Nhịp thơ sôi nổi, thôi thúc như một hành khúc lên đường. Câu kết vẽ lên hình ảnh thật xúc động :

Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường

Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.

Lời thơ khẳng định ý chí chiến đấu mãnh liệt của bà mẹ Tà-ôi nói riêng và đồng bào miền tây Thừa Thiên Huế nói chung. Lúc này, mẹ và em cùng lên đường vào Trường Sơn đánh giặc, nơi có biêt bao khó khăn vất vả, nơi cái chết và sự sống chỉ cách nhau gang tấc.

Kết thúc bài thơ vẫn là lời hát ru và ước nguyện của mẹ :

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước

Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ

Mai sau con lớn làm người Tự do…

Khi giã gạo, mẹ mong con mơ cho mẹ hại gạo trắng ngần. Khi tỉa bắp trên nương, mẹ mong con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều. Khi chiến đấu, mẹ mong con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ trong ngày đất nước sạch bóng quận thù, Bắc-Nam thông nhất. Chính tình thương, đức hi sinh, lòng vị tha và nhân hậu cao cả của những người mẹ nghèo yêu nước ấy đã góp phần làm nên chiến thắng hôm nay.

Sau khi đất nước "sạch bóng quận thù, Bắc-Nam thống nhất" thì ông Nguyễn Khoa Điềm chuyển đổi công tác từ nhà làm thơ sang nhà làm chính trị. Em cu Tai cũng chuyển đổi chỗ ngủ, từ lưng mẹ sang lưng anh hay lưng chị :

Ru em vào giấc ngủ.

Anh đứng đó ê a ...

Ba mẹ đi làm xa.

Em ơi ngon giấc nhé.

Cô gọi anh lên bảng.

Anh đọc cả lớp nghe.

Cô vội đi tìm chiếu.

Nhưng chiếu ở đâu ra ?

nhatho3
Ảnh: soha
Ba mẹ nơi chốn xa.

Thương con nhiều biết mấy.

Chiều nay trời đừng lạnh...

Mẹ mang gạo về rồi ! ! !

Ô ! thằng em tỉnh giấc.

Bỗng nó nhoẻn miệng cười.

Anh ơi em hết ngủ.

Lưng anh ấm áp ghê ! ! !

Chân anh không cần dép

Áo anh xẻ cánh tay

Dây địu em mẹ xé...

...Áo rách mẹ hôm xưa.

Ngày mai em lớn lên

Lưng anh gù thêm chút.

Và rồi em có biết

Em lớn dậy có anh ?

nhatho4
Ảnh : tin.vn
Ngày xưa : "từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường". Nay trên từ lưng chị em ra thị trường để "làm kinh tế", ngay tại lề đường, theo bản tin của trang Một Thế Giới : "Những em bé H'mông dù lên 9, lên 10 hay chỉ mới lên 5, lên 6 cũng có thể kiếm ra tiền với vô vàn hình thức khác nhau, từ việc bán cành đào mỗi dịp Tết, bán những móc chìa khóa lưu niệm, bán dây trang trí đeo tay hay thậm chí chụp ảnh chung với khách du lịch rồi xin tiền..".
nhatho5
Ảnh : motthegioi.vn

"Điều đáng sợ nhất đối với người H.Mong là hiện tại, đã có nhiều cô gái H.Mong chấp nhận làm gái điếm để bán mình làm giàu. Người Kinh khi nói về các cô gái điếm H.Mong thường dùng hai chữ ‘gà mọi’ hoặc ‘chơi mọi’ để giễu cợt, khinh khi" - như lời của Nhóm Phóng Viên Tường Trình Từ Việt Nam, nghe được qua RFA, vào hôm 8 tháng 5 năm 2015 :

Cái ước mơ "mai sau con lớn làm người tự do" mà nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm dành (riêng) cho những người dân vùng xa, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng năm nào - tiếc thay - đã không trở thành hiện thực. Sự thực, rõ ràng, đã không thiếu ê chề mà còn thừa cay đắng.

Nỗi ê chề và đắng cay này, từ nay, được thi sĩ Nguyễn Khoa Điềm gói gọn trong thơ -những câu thơ buồn thiu và yếu xìu hà :

Đất nước những năm thật buồn

Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt

Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành

Như kẻ khát nước qua sa mạc

Chung quanh yên ắng cả

Cái khí thế (Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông / Mẹ địu em đi để giành trận cuối) nay không còn nữa nên nhà thơ của chúng ta đã bị chê trách là "đổi giọng".

Lời "chê trách" này khiến tôi nhớ đến nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn về một tác phẩm khác, viết lúc cuối đời, của một tác giả quen thuộc khác :

"Gọi là ‘Đi tìm cái Tôi đã mất’ cho sang. Ở đây tác giả không định đi tìm cái gì cả... Thế tại sao Nguyễn Khải lại viết ‘Đi tìm cái Tôi đã mất’ ? Theo tôi, trường hợp này cũng giống như Chế Lan Viên viết ‘Di cảo thơ’, và Tố Hữu tâm sự với Nhật Hoa Khanh. Thực chất cái việc các ông ‘cố ý làm nhòe khuôn mặt của mình’ như thế này là cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào mình đã sử dụng".

Tình hình, rõ ràng, đã khác và khác lắm nên nếu đúng là nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có đang chuẩn bị "sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới" (theo tôi) cũng là chuyện tốt thôi. Lo xa vốn là một đức tính, không có gì đáng phải phàn nàn.

Tôi chỉ hơi "tâm tư" chút xíu về sự lựa chọn thời điểm xuất hiện trong thơ của ông Nguyễn Khoa Điềm : "Bây giờ tôi chỉ còn chường cái mặt tôi ra trong thơ". Nhà thổ thì ai cũng có thể chường mặt vào bất cứ lúc nào, còn ở nơi được mệnh danh là cường quốc thơ mà chuyện ra/vào cũng (y) như vậy hay sao ?

Tưởng Năng Tiến (Sổ tay Thượng dân)
07/10/2015 

(tuongnangtien's blog)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện các thái tử ngày nay:

Khó thoát khỏi cái bóng của ông bố

Dan Choa
7 Tháng 9 ·
Anh Lê Nam Thắng đã có quyết định nghỉ hưu. Như vậy anh chấm dứt được áp lực của công việc và áp lực danh vọng gia tộc là con trai của ông bố lừng danh Lê Đức Thọ.
Kế tiếp " truyền thống cách mạng gia đình" anh lên làm thứ trưởng của bộ thông tin- truyền thông. Nhưng thực sự áp lực là con trai của một vị cựu lãnh đạo cao cấp thì mang lại nhiều điều phiền nhiễu hơn là thuận lợi. Sức anh có hạn, nhưng bao giờ cũng phải cố gắng hơn người.
Nay anh được nghỉ, có nghĩa là anh được giải thoát khỏi điều đấy. Phải nói là cái bóng của người cha thật nặng nề, bao nhiều năm anh cố gắng, nhưng không thể thoát ra được. Ngay cái Họ chính anh cũng không dũng cảm lấy lại, dùng cái họ Lê giả danh thời của ông bố.
Cũng như anh là con nhà, nhưng anh Phạm Bình Minh thì dùng chính họ gốc của ông bố ( ông Nguyễn Cơ Thạch). Anh Minh chính trực, vì thế người đời đánh giá anh Minh rất cao.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Tại sao không được để cho Nga đánh IS?


Marc Thiessen (The Washington Post)

Phạm Nguyên Trường dịch

Donald Trump (ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa – ND) nói: “Hãy để [Nga] giải quyết IS. Việc quái gì mà chúng ta phải bận tâm?” Đó là một câu hỏi hợp lý. Có gì xấu khi để cho tổng thống Nga, Vladimir Putin, đánh thay chúng ta ở Syria?

Trả lời: rất nhiều.

Thứ nhất, Nga không đánh nhau với Nhà nước Hồi giáo (IS). Theo Viện Nghiên cứu chiến tranh (Institute for the Study of War) những cuộc tấn công của Nga chủ yếu nhắm vào những khu vực được kiểm soát bởi các nhóm Hồi giáo Sunni - mà Tổng thống Syria Bashar al-Assad coi là một mối đe dọa – trong đó có các nhóm phiến quân được Mỹ huấn luyện và ủng hộ. Đấy là vì mục tiêu chiến lược của Nga không phải là tiêu diệt IS, mà là giúp đỡ chế độ Assad được Iran hậu thuẫn - và buộc phương Tây cũng phải ủng hộ ông này. Sau khi tiêu diệt phe đối lập ôn hòa, thế giới sẽ chỉ còn lựa chọn giữa Assad và IS. Dường như tổng thống Obama không hiểu được điều này. Tuần trước, ông tuyên bố một cách ngây thơ rằng Nga không nên nhắm vào quân nổi dậy được Mỹ hậu thuẫn bởi vì chúng ta cần phe đối lập ôn hòa trong giai đoạn chuyển tiếp từ chế độ của Assad. Đấy chính là lý do vì sao ông Putin là nhằm vào lực lượng này.

Thứ hai, sự can thiệp của Nga, trên thực tế, sẽ củng cố Nhà nước Hồi giáo. Bằng cách tiêu diệt phe đối lập ôn hòa, Nga đang đẩy tất cả các nhóm Sunni sang phía Nhà nước Hồi giáo và phe Jabhat al-Nusra được al-Qaeda hậu thuẫn – làm cho những lực lượng này trở thành lựa chọn duy nhất cho phần đông những người phản đối Assad, ngay cả khi họ không đồng ý với tư tưởng cực đoan của những kẻ khủng bố. Kết quả là sẽ dẫn đến cực đoan hóa cuộc xung đột và biến Syria thành nơi thu hút các chiến binh thánh chiến. Điều đó sẽ giúp Assad - sự đe dọa của Nhà nước Hồi giáo giúp ông ta biện hộ cho sự tồn tại của chế độ do mình đứng đầu.

Thứ ba, việc Nga tái hiện diện ở Syria sẽ giúp củng cố Iran. Không phải ngẫu nhiên mà chỉ vài tuần sau khi người chỉ huy lực lượng đặc biệt (Quds) của Iran, Qasem Soleimani, thăm Moskva thì Nga triển khai lực lượng của mình ở Syria. Iran, bộ mặt của phe Hồi giáo Shia cực đoan, đang gia tăng ảnh hưởng trên khắp khu vực Trung Đông, và sự can thiệp của Nga khuyền khích đòi hỏi bá quyền của Iran đối với khu vực này. Cả hai bên đều có lợi. Nga sẽ có được chỗ đứng lâu dài ở Trung Đông, với một căn cứ không quân lớn và một hải cảng không bao giờ bị đóng băng ở Địa Trung Hải, từ đây họ có thể thể hiện sức mạnh và thách thức Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng ta. Iran nhận được vũ khí (ví dụ như các hệ thống tên lửa S-300 đất đối không hiện đại, nhằm chống lại những cuộc tấn công quân sự nhằm vào chương trình hạt nhân của mình), và một liên minh mới nhằm chống lại ảnh hưởng của Mỹ sẽ được thành lập - gồm Nga, Iran, Iraq, Syria và lực lượng Hezbollah ở Liban. Đây là thảm họa đối với quyền lợi của Mỹ. Như tướng Jack Keane, đã hồi hưu, nói trong chương trình Fox News Sunday: “Về mặt chiến lược, liên minh Nga-Iran là tác nhân làm thay đổi trò chơi ở Trung Đông. Nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nước ở Trung Đông và có khả năng làm giảm ảnh hưởng của Mỹ”.

Thứ tư, sự can thiệp của Nga là thông điệp nguy hiểm về sự yếu kém của Mỹ. Obama tuyên chiến với IS và hứa sẽ “tiêu diệt” mạng lưới khủng bố. Sự can thiệp của Nga được thực hiện khi họ nói rằng chúng ta đang thua trong cuộc chiến đó và Nga đến để giải cứu. Do chiến dịch quân sự của chúng ta thiếu hiệu quả (75% các phi vụ của Mỹ đã không thả bất kỳ quả bom nào), Nga đang choán chỗ cái chân không quyền lực vừa được tạo ra.

Sự yếu kém của chúng ta ở Syria có thể gây ra hậu quả ở bên ngoài khu vực này. Đó là do Obama không thực hiện được chính sách “lằn ranh đỏ” (red line) sau khi Assad sử dụng vũ khí hóa học và chính điều đó đã khuyến khích Putin sáp nhập Crimea. Có thêm nhiều bằng chứng hơn về sự yếu kém của Mỹ, Putin tiếp tục thách thức quyết tâm của chúng ta trong việc bảo vệ các đồng minh NATO của chúng ta trong vùng Baltic hay những nước khác mà chúng ta có nghĩa vụ bảo vệ theo những hiệp ước đã ký. Bây giờ Putin đã có căn cứ không quân, các máy bay chiến đấu của Nga chỉ mất năm phút là tới Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên của khối NATO. Các đối thủ khác của Hoa Kỳ, như Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, cũng có thể được khuyến khích trong việc thách thức quyết tâm của chúng ta. Yếu kém khuyến khích kẻ thù hành động.

Thứ năm, chiến dịch ném bom của Nga là tín hiệu nói rằng Mỹ là đồng minh không đáng tin. Khi Nga cảnh báo Mỹ “tránh ra” trong khi nước này tấn công những lực lượng mà chúng ta tuyển dụng và đào tạo trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo, và chúng ta im lặng chấp nhận sự, thì những người vẫn dựa vào Mỹ trong việc đảm bảo an ninh sẽ không còn tin chúng ta nữa. Chính phủ Iraq vừa ký thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo với Iran và Nga. Và Cuối tuần vừa rồi thủ tướng Iraq thông báo rằng ông hoan nghênh Nga tấn công IS trên lãnh thổ của nước mình. Chúng ta đang thảo luận với Nga về tránh xung đột trong các chiến dịch của không quân, đây chính là một hình thức hợp tác về quân sự. Ủng hộ hoặc dung túng các hoạt động của Nga củng cố niềm tin ngày càng gia tăng trong khu vực là chúng ta đang liên minh với Nga, Iran, Assad, Hezbollah và lực lượng dân quân Hồi giáo Shia ở Iraq đang chống lại tất cả các đồng minh truyền thống của chúng ta.

Obama nói rằng chúng ta không cần lo lắng về những chuyện đó. Ông khẳng định rằng Putin hành động là vì “yếu” và sẽ tự mắc vào “vũng lầy”, tương tự như cuộc xâm lăng của Liên Xô ở Afghanistan năm 1979 mà thôi. Ngay cả nếu đó là sự thật, thì nó cũng chẳng làm cho chúng ta cảm thấy thoải mái. Đã xảy ra những chuyện gì sau khi Liên Xô rút khỏi Afghanistan? Taliban lên nắm quyền và mời al-Qaeda vào, kết quả là đất nước nước này trở thành nơi trú ẩn an toàn cho những kẻ lập kế hoạch cho các cuộc tấn công vào ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Tóm lại, cuộc can thiệp của Nga vào Syria là thảm họa về địa-chiến lược của Mỹ.

Đấy là điều rất đáng lo.

Marc Thiessen thường viết về chính sách đối nội và đối ngoại cho tờ The Washington Post và blog PostPartisan. Ông là cộng tác viên của American Enterprise



Đã đăng trên http://www.ijavn.org/2015/10/vntb-washington-post-tai-sao-khong-uoc.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dựa vào bằng cớ nào Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định với Tổng thống Obama về chủ quyền tại biển Đông? (Phần 2)


Tác giả: Hồ Bạch Thảo
E. Đời Tống.
1. Mở đầu tiểu đoạn về đời Tống, biên giả Hối Biên khẳng định sách Chư Phiên Chí của Triệu Nhữ Quát đời Tống ghi rằng kể từ thời Trinh Nguyên [789] trở về sau, đã đưa Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Ðường vào bản đồ Trung Quốc.[1] Điều này không đúng sự thực, nguyên văn Chư Phiên Chí [諸蕃志] sau khi mô tả nội địa đảo Hải Nam tức Đốc phủ Quỳnh, tiếp tục đề cập đến vị trí xa như sau:…南 對 占 城, 西 望 真 腊, 東 則 千 里 長 沙, 萬 里 石 塘, 渺 茫 無 際, 天 水 一 色 Nam đối diện với Chiêm Thành, phía tây nhìn sang Chân Lạp, đông thì Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Ðường, xa xôi không bờ, trời nước một màu.
Ðây chỉ là câu văn tả cảnh vị trí phương xa của đảo Hải Nam; còn nếu bảo Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Ðường nằm trong lãnh thổ Trung Quốc, như vậy cả Chiêm Thành và Chân Lạp được đề cập trong lời trích dẫn, cũng cùng chung số phận nằm trong lãnh thổ Trung Quốc ư!
2. Quỳnh Quản Chí [瓊管志] là một bộ sách vào đời Tống, nay đã thất truyền và không rõ tác gỉả; được Hối Biên nêu lên những sách trích dẫn như Dư Ðịa Kỷ Thắng [輿地紀勝của Vương Tượng Chi đời Tống, Quỳnh Ðài Chí [瓊台志của Ðường Trụ đời Minh, Quảng Ðông Thông Chí [廣東通志]của Kim Quang Tổ đời Thanh, Quỳnh Châu Phủ Chí [瓊州府志của Minh Nghị đời Thanh. Câu văn trích dẫn nói về vị trí phủ Quỳnh Châu, thuộc đảo Hải Nam như sau:
瓊筦古志云,外布大海,接乌里蘇密吉浪之州,南則占城,西則真腊,交趾,東則千里長沙,萬里石塘,北至雷州府徐聞縣  Quỳnh Quản Cổ Chí chép rằng bên ngoài bao bọc bởi biển lớn, tiếp với châu Ô Lý Tô Mật Cát Lãng, phía nam có nước Chiêm Thành, phía tây Chân Lạp, Giao Chỉ; phía đông Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Ðường, phía bắc có huyện Từ Văn, phủ Lôi Châu.
Câu văn này cũng tương tự như lời trích dẫn tại mục 1, nhắm chỉ phương hướng xa của phủ Quỳnh Châu, được Hối Biên suy diễn ngoài sự thực rằng Vạn Lý Trường Sa và Thiên Lý Thạch Ðường nằm trong cương vực Trung Quốc về đời Tống.[2] Hãy trở về với hiện tại địa lý tỉnh Hải nam, tức phủ Quỳnh Châu xưa; phía bắc có huyện Từ Văn [Xuwen], xưa cũng gọi là huyện Từ Văn; phía nam có miền Trung Việt Nam, tức nước Chiêm Thành xưa; phía tây có Việt Nam, tức Giao Chỉ xưa; phía đông có Hoàng Sa, Trường Sa tức Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường xưa. Thử hỏi một em học sinh tiểu học, em sẽ không dại dột trả lời rằng Việt Nam và  huyện Từ Văn nằm trong lãnh thổ tỉnh Hải Nam; suy ra cũng thấy rằng không thể để cho Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường nằm trong phủ Quỳnh Châu xưa!
3. Tăng Công Lượng đời Tống trong Vũ Kinh Tông Yếu [武經總要] kể qua thủy trình của người thời Tống đi xuống Chiêm Thành, họ đi từ núi Ðồn Môn thuộc tỉnh Quảng Ðông, chờ gió đông hải trình theo hướng tây và Nam, qua 7 ngày đến Cửu Nhũ Loa Châu, rồi đi tiếp 3 ngày đến núi Bất Lao thuộc Chiêm Thành. Tăng Công Lượng nhấn mạnh rằng “Thời Thái Bình Hưng Quốc [976-983] triều đình sai 3 tướng đánh Giao Châu, do thuỷ lộ này tiến quân.”[3] Nói rõ hơn đây là cuộc chiến tranh xâm lăng Việt Nam đầu tiên của nhà Tống, đã bị vua Lê Đại Hành đánh thua; 3 tướng phụ trách thuỷ quân là Lưu Trừng, Giả Thực, Vương Soạn, Tống Sử[4] ghi lại như sau:
Mùa thu năm Thái Bình Hưng Quốc thứ 5 [980], chiếu lệnh Đoàn luyện sứ Lan Châu Tôn Toàn Hưng, Bát tác sứ Trương Toàn, Tả giám môn vệ tướng quân Thôi Lượng đảm nhiệm đạo quân binh mã đường bộ, từ Ung châu [Nam Ninh, Quảng Tây] tiến vào. Thứ sử Ninh châu Lưu Trừng, Phó sứ quân khí khố Giả Thực, Cung phụng quan các môn để hầu Vương Soạn đảm nhiệm đạo quân đường thuỷ từ Quảng châu [Guang zhou, Quảng Đông] tiến vào.”
Thủy trình này tương tự như Chu Khứ Phi đời Tống, kể lại trong Lãnh Ngoại Ðại Ðáp [嶺外代答] rằng thuyển đến các nước Phiên phương nam đều đi theo hướng tây đến biển Giao Chỉ, rồi tiếp tục đi xuống phía nam:
HBT 1
Ba dòng nước xoáy
Bốn quận phía tây nam đảo Hải Nam có biển lớn gọi là Giao Chỉ dương. Tại biển có 3 dòng nước xoáy, nước phun lên chia thành 3 dòng; dòng thứ nhất chảy về phía nam dẫn đến biển thuộc các nước Phiên; dòng thứ 2 chảy lên phía bắc qua vùng biển Quảng Ðông, Phúc Kiến, Chiết Giang; dòng thứ 3 chảy vào nơi mù mịt không bờ gọi là Ðông Ðại Dương. Tàu thuyền đi về hướng nam phải qua ba dòng nước xoáy, nếu gặp một chút xíu gió thì vượt được, nếu vào chổ hiểm đó mà không có gió thuyền không ra được, ắt phải vỡ chìm trong ba dòng nước xoáy. Nghe truyền rằng biển lớn phía đông có Trường Sa Thạch Ðường rộng vạn dặmnước thủy triều  thi triển đẩy vào chốn cửu u. Trước kia từng có thuyền bị bão phía tây thổi, trôi dạt đến biển lớn phía đông này, nghe tiếng ba đào chấn nộ hung hãn, trong khoảng khắc gặp gió lớn thuận chiều nên may thoát được.
Qua các sử liệu đã dẫn, chứng tỏ thuyển Trung Quốc xuống phương nam thường đi theo ven biển Việt Nam, họ không dám ra đến Trường Sa Thạch Ðường hay quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa] như  Hối Biên đã quả quyết.
4. Trái với khẳng định của biên giả Hối Biên, rằng đời Tống đã đem Trường Sa, Thạch Đường vào lãnh thổ Trung Quốc. Cần lưu ý đoạn văn trên, ngay cả Chu Khứ Phi tác giả Lãnh Ngoại Đại Đáp đời Tống cũng chỉ nghe truyền “truyền văn” về Trường Sa, Thạch Dường; chứ chưa dám xác nhận là có thực:
“Nghe truyền rằng biển lớn phía đông có Trường Sa Thạch Ðường rộng vạn dặmnước thủy triều thi triển đẩy vào chốn cửu u. Trước kia từng có thuyền bị bão phía tây thổi, trôi dạt đến biển lớn phía đông này, nghe tiếng ba đào chấn nộ hung hãn, trong khoảng khắc gặp gió lớn thuận chiều nên may thoát được.”[5]
5. Tống Sử [宋史]chép việc quân Mông cổ truy kích vua Tống Ðoan Tông vào năm Chí Nguyên thứ 14 [1277] như sau:
Ngày Bính Tý tháng 12, Chính [Ðoan Tông] đến Tỉnh Áo, gặp bão hư thuyền, một số bộ hạ bị chết trôi, nên nhiễm bệnh. Hơn tuần sau quân lính từ từ đến tụ tập, 10 phần chết còn 5, 4. Ngày Ðinh Sửu Lưu Thâm truy kích Chính đến Thất Châu Dương, bắt được Du Như Khuê rồi rút lui.[6]
Hối Biên vin vào sử liệu này để khẳng định rằng Thất Châu Dương tức quần đảo Tây Sa; luận điệu này đã được nhà biên khảo Trung Quốc Ðàm Kỳ Tương phản đối trong bài Thất Châu Dương Khảo [七洲洋考].[7] Ngoài ra sách Ðông Tây Dương Khảo [東西洋考] của Trương Tiếp đời Minh xác nhận rằng: Theo Quỳnh Châu Chí [瓊州志] Thất Châu Dương tại phía đông huyện Văn Xương 100 lý 七 州 洋, 瓊 州 志 曰 在 文 昌 東 一 百 里.[8] Trên bản đồ Google nếu phóng to thì địa danh Văn Xương [Wenchang] thuộc tỉnh Hải Nam xuất hiện, từ đó đến quần đảo Paracel [Trung Quốc gọi Tây Sa] khoảng 400 km tức gần 700 lý xưa; như vậy tính cả phương hướng và khoảng cách Thất Châu Dương cách Tây Sa [Hoàng Sa] rất xa!
HBT 2
G. Đời Nguyên.
1. Hối Biên trưng sử liệu trong Quỳnh Hải Phương Dư Chí [瓊海方輿志] của Thái Vi đời Nguyên như sau:
[Quỳnh Châu] phía ngoài bao bọc bời biển lớn, tiếp với châu Ô Lý Tô Mật Cát Lãng; phương nam thì Chiêm Thành, tây là Chân Lạp, Giao Chỉ; đông thì Trường Sa Vạn Lý Thạch Ðường; đông bắc phía xa thì Quảng Ðông, Mân [Phúc Kiến], Chiết [Chiết Giang]; gần thì có Khâm [Khâm Châu], Liêm [Liêm châu], Cao [Cao Châu], Hóa [Hóa Châu]. Ði biển 4 ngày tới Quảng Châu, 9 ngày đêm đến Phúc Kiến, 15 ngày đến Chiết Giang.
Sử liệu này cũng như lời trích dẫn trong mục số 1 thuộc ĐỜI TỐNG nêu trên, qua Chư Phiên Chí của Triệu Nhữ Quát; chỉ nói Trường Sa Vạn Lý Thạch Ðường cách phủ Quỳnh Châu đằng xa, cũng giống như nước Chiêm Thành hoặc tỉnh Quảng Đông; nhưng biên giả Hối Biên bảo rằng quần đảo được liệt nhập vào đảo Hải Nam quản hạt, quả là điều vô lý![9]
2. Ðời Nguyên cuối năm Chí Nguyên thứ 29 [1293] Sử Bật [史弼] được lệnh mang quân đến nước Trảo Oa [Java], khởi trình từ Tuyền Châu Phúc Kiến đến Thất Châu dương gặp gíó bão, thuyền chao đảo, quân lính mấy ngày không ăn, gió thổi lạc đến Vạn Lý Thạch Ðường cuối cùng men được vào duyên hải Giao Chỉ, Chiêm Thành, để tiếp tục hành trình. Nội dung được chép trong 2 bộ: Nguyên Sử [元史] của Tống Liêm, và Tân Nguyên Sử [新元史]của Kha Thiệu Văn[10] như sau:
二十九年,拜榮祿大夫、福建等處行中書省平章政事,往徵爪哇,以亦黑迷失、高興副之,付金符百五十、幣帛各二百,以待有功。十二月,弼以五千人合諸軍,發泉州。風急濤涌,舟掀簸,士卒皆數日不能食。過七洲洋、萬里石塘,歷交趾、占城界
Năm Chí Nguyên thứ 29, được ban chức Vinh Lộc Ðại phu, giữ chức Trung thư tỉnh Bình chương chính sự các xứ Phúc Kiến, được lệnh mang quân đến Trảo Oa; có Hắc Mễ Thất, Cao Hưng giữ chức Phó. Mang 150 chiếc kim phù; vải lụa, bạch[11] mỗi thứ 200 tấm để thưởng cho người có công. Tháng 2, Bật mang 5000 quân hợp với các quân khác, xuất phát từ châu Tuyền [Phúc Kiến]. Gặp gió bão, ba đào nỗi lên, thuyền xốc ngược lên, quân lính mấy ngày không ăn được, qua Thất Châu Dương, Vạn Lý Thạch Ðường, đến Giao Chỉ, biên giới Chiêm Thành.
Ðây là chuyến đi lạc hướng vì sóng gió, còn hành trình thường lệ được Trương Tiếp mô tả trong Ðông Tây Dương Khảo là từ Thất Châu Dương, đến biển Giao Chỉ theo hướng Nam, qua bờ biển Chiêm Thành, đảo Côn Lôn, rồi hành trình tiếp đến Trảo Oa [Java]. Cần lưu ý đoạn văn nêu trên phân biệt Thất Châu Dương, và Vạn Lý Thạch Đường là hai địa danh khác nhau; chứ không cho Thất Châu Dương là Vạn Lý Thạch Đường như biên giả Hối Biên đã khẳng định tại mục 5, ĐỜI TỐNG.
3. Hối Biên trích sử liệu trong Ðảo Di Chí Lược [島夷志畧] của Uông Ðại Uyên nói về Côn Ðảo như sau:
Xưa núi Côn Lôn có tên là Quân Ðồn sơn, núi cao mà vuông, đáy trải dài đến mấy trăm lý, nghiễm nhiên trên biển cả, cùng các nước Chiêm Thành, Tây Trúc hướng đến, dưới có biển Côn Lôn, nên lấy đó làm tên. Thuyền buôn các nước đi Tây Dương, thuận gió 7 ngày đêm có thể đến đó; ngạn ngữ có câu:”Thượng hữu Thất Châu, hạ hữu Côn Lôn” [ý chỉ phía trên có Thất Châu Dương, phía dưới có Côn Lôn đều đáng sợ].
Nguyên văn mô tả Côn Lôn có núi cao, gần Chiêm Thành, đúng là Côn Ðảo nước ta ngày nay. Nhưng biên giả Hối Biên cho Côn Lôn là Nam Sa [Trường Sa], nơi đó không hề có núi cao, và biển Côn Lôn thành biển Nam Sa; dụng ý muốn chứng tỏ rằng thuyền bè Trung Quốc xưa có đi qua Nam Sa![12] Ðiều vô lý này đã bị nhiều thư tịch Trung Quốc phủ nhận:
– Ðời Nguyên Chu Ðạt Quan, trong Chân Lạp Phong Thổ Ký [眞腊風土記], dùng kim chỉ nam với 48 hướng, mô tả hải trình đến nước Chân Lạp [Cam Pu Chia], cho biết biển Côn Lôn gần nước Chân Lạp; sử liệu này cũng được trích trong Hối Biên[13] như sau:
“ Khởi hành từ Ôn Châu [thuộc tỉnh Chiết Giang] theo hướng Ðinh Mùi [202.5 độ] qua các hải cảng tại Mân [Phúc Kiến], Quảng [Quảng Ðông], biển Thất Châu [phía đông đảo Hải Nam], biển Giao Chỉ, rồi đến Chiêm Thành. Lại từ Chiêm Thành theo chiều gió khoảng nửa tháng đến Chân Lạp. Từ Chân Lạp theo hướng Khôn Thân[232.5 độ] qua biển Côn Lôn, rồi vào cảng.”
Ðông Tây Dương Khảo [東西洋考] của Trương Tiếp đời Minh cung cấp phương hướng từ đảo Côn Lôn đến Xích Khảm Sơn [Phan Rang], và nước Bành Hanh [Pahang] như sau:
Từ Xích Khảm Sơn [Phan Rang] theo hướng đơn Mùi [210 độ], thời gian 15 canh đến núi Côn Lôn.
Lại từ núi Côn Lôn theo hướng Khôn Mùi [217.5 độ] thời gian 30 canh đến Ðấu Dự, lại theo hướng Ðinh Ngọ [187.5 độ] đến nước Bành Hanh [tức Pahang thuộc Mã Lai].[14]
Xét đoạn văn trích dẫn trên, trung bình thuyền bè thời xưa 1 canh đi được 60 lý, 1 doanh tạo lý tương đương .58 km; vậy từ đảo Côn Lôn đến Phan Rang là 522 km, đến Pahang là 1044 km. Với những con số nêu trên, nếu kiểm chứng qua bản đồ hiện nay thì có thể chấp nhận được; còn nếu bảo Côn Lôn là đảo Nam Sa [Trường Sa] thì khoảng cách còn tăng lên gấp bội!
4. Thế nhưng trong Tổng Hội Yếu [宋㑹要] có nêu địa danh biển Côn Lôn, bàn về sử liệu này biên giả Hối Biên lại cho rằng biển Côn Lôn bao quát vùng biển tại đảo Côn Lôn thuộc miền Nam Việt Nam; với lời chú thích “Côn Lôn dương: bao quát hải phận đảo Côn Lôn tại đô phía nam Việt Nam ngày nay”. Có lẽ vì sử liệu dưới đây đề cập đến vùng đất giáp Chân Lạp, Chiêm Thành, nên biên giả đành phải thuận theo sự thực, không thể luận bàn khác được:
Ngày 20 tháng 7 năm Gia Ðịnh thứ 9 [1216], người nước Chân Lý Phú[15] muốn đến Trung Quốc. Từ nước này ra biển 5 ngày tới Ba Tư Lan, thứ đến biển Côn Lôn, qua nước Chân Lạp, vài ngày đến nước Tân Ðạt Gia[16], vài ngày sau đến biên giới Chiêm Thành, qua biển khoảng 10 ngày. Phía đông nam là Thạch Ðường, có tên Vạn Lý; biển chỗ này hoặc sâu hoặc cạn, nước chảy gấp nhiều đá, thuyền bị lật chìm đến 7,8 phần 10, không thấy bờ núi. Rồi đến Giao Chỉ, 5 ngày sau đến châu Khâm, Châu Liêm. (Nguyên chú: gọi là gió thuận toàn tại mùa hè, lúc gió Nam thổi. Khi trở về nước đợi gió Bấc mùa đông; nếu không theo như vậy không thể đến nơi được.[17]
Cũng như với trường hợp Thất Châu dương, địa đanh Côn Lôn biên giả Hối Biên chia thành 2 vị trí, thứ nhất gần bờ biển miền nam Việt Nam, thứ 2 tại quần đảo Nam Sa; lập luận gỉả, thực lẫn lộn, cố dẫn giải theo ý đồ riêng!
(Còn tiếp)
Tác giả gửi đến Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.
—————–
Chú thích:
[1] Hối Biên, trang 32.
[2] Hối Biên, trang 33-36.
[3] Hối Biên, trang 37.
[4] Tống Sử, quyển 488, Liệt Truyện, Ngoại Quốc, Giao Chỉ.
[5] Hối Biên, trang 41.
[6] Hối Biên, trang 39-40
[7] Xem Nam Hải Chư Ðảo Luận Chứng Khảo Tập, trang 1-6
[8] Trương Tiếp, Ðông Tây Dương Khảo, quyển 9.
[9] Hối Biên, trang 44.
[10] Hối Biên, trang 45.
[11] Bạch: một loại hàng dệt bằng tơ trần.
[12] Hối Biên, trang 48.
[13] Hối Biên, trang 49.
[14] Đông Tây Dương Khảo, quyển 9.
[15] Chân Lý Phú: một nước tại phía nam Chân Lạp.
[16] Tân Ðạt Gia: một nước xưa, giữa Chiêm Thành và Chân Lạp.
[17] Hối Biên, trang 43.

Phần nhận xét hiển thị trên trang