Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Đọc để biết và đừng thử:

Tôi chỉ có thể ghi ra đại ý thôi, vì lúc đó thông tin đến ào ạt như thác lũ, không cách gì ngôn từ hữu hạn của chúng ta có thể diễn tả hết được, chỉ hy vọng các bạn, bằng nhiều phương tiện, có thể tiếp cận được tình yêu của thiên nhiên.
Chúng ta bắt đầu bằng việc đơn giản nhất, tắm rửa sạch sẽ, lên bàn ngồi và khe khẽ cầu nguyện rằng mình tin tưởng, mong nấm giúp mình gặt hái được nhiều thứ đáng để học, và hứa với nấm rằng mình không lạm dụng nó ngoài mục đích học tập. Mình nói rằng mình muốn tìm hiểu ý nghĩa cuộc sống này, vũ trụ này. Sau khi dùng nấm với nước cam ép, mình ngồi thiền một lúc rồi lên giường đọc sách của thầy Nhất Hạnh, lúc đó khoảng 21:00 tối.

1. Cảm giác hạnh phúc đầu tiên

Tầm 20 phút thì bắt đầu có cảm giác đầu tiên. Tôi cố gắng nhịn cười vì sợ vợ tôi thức giấc, cảm giác hạnh phúc khá giống lúc nhập định, chỉ khác là nhìn thấy một số ảo giác nhỏ như cảnh cửa đang dần đóng lại, nhưng thực ra nó đứng im, chỉ là cảm giác của mình thôi. Tầm 5 phút sau thì hết ảo giác. Tôi không biết những người khác gặp ảo giác gì, nhưng riêng tôi thì hoàn toàn tỉnh táo và ý thức được thực tại, dù đôi lúc nó bị đông cứng lại, còn ảo giác méo mó hay biến dạng thực tại thì hoàn toàn không có.
Lúc này tay và mắt bắt đầu mỏi, tôi ngừng đọc sách, và tự dưng lại nhớ đến mantra Om mani padme hum tôi thường hay nghe trên Youtube. Tôi mở nó lên và nằm nghe.

2. Om mani padme hum

Xin nói thêm về mantra này. Om mani padme hum, có thể tưởng tượng nó như một dòng thác lũ đầy ngọc ngà, kim cương và châu báu, lợi lạc của nó là vô cùng. Ngày xưa lúc tôi luyện võ, bình thường trung bình tấn tôi chỉ luyện được 4-5 phút là mệt, nhưng nếu nghe mantra trong lúc đứng tấn, tôi từng kéo dài đến tận 45 phút, một kỷ lục mà tôi cho là không tưởng. Tôi đã phải dừng vì mẹ tôi kêu công việc giúp mẹ, chứ không phải vì mỏi. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ cho cái lợi lạc của nghe mantra này.
Việc nghe mantra này trong lúc dùng nấm là hoàn toàn ngẫu nhiên, không có chủ đích trước. Tôi chỉ cảm thấy rất may mắn vì mantra này dẫn tôi đi sang các mantra khác, mà nhờ đó việc học của tôi có nhiều tiến bộ.

3. Đi về các miền xa của tiềm thức

Đây là phần hay nhất, tuyệt vời nhất mà tôi học được. Nhờ có mantra, tôi hoàn toàn tập trung được vào chuyến đi do nấm dẫn dắt. Nấm chỉ cho tôi cảm nhận hết, tất cả những sợ hãi, đau đớn, cô đơn của những con người đầu tiên sử dụng nấm. Tôi không nhìn thấy rõ, nhưng tôi cảm nhận rất rõ sự cô đơn giữa rừng sâu, của những người lỡ ăn phải nấm, và bị mọi người xa lánh. Nấm cũng cho tôi cảm nhận tất cả sự cô đơn của những người tù, những người đang bị giam cầm, bức hại vì những điều họ làm nhân danh tình yêu, công lý. Có lẽ nấm muốn tôi ý thức rằng, tôi nên cảm ơn những người đi trước, đã dày công khai phá con đường này.
Kế đến tôi bị dắt ngược về thời tiền sử, lúc chưa có loài người. Lúc đó chỉ có một chủng người mập lùn, tròn vo, trông rất dễ thương. Họ thông minh nhưng hiền lành. Rồi chiến tranh, họ bị giết hại từng người một cho đến khi bị tuyệt chủng hoàn toàn.

4. Trải nghiệm cái chết, không phải chỉ một lần

Lúc tuổi teen tôi có lần thất tình, định tự tử. Cảm giác sợ chết rất đặc biệt. Nấm cho tôi trải nghiệm cảm giác bị giết hại không phải chỉ một lần, mà là hàng ngàn lần, cảm giác của cả một chủng tộc bị xóa sổ nó kinh khủng hơn cái chết của một cá thể, nhiều lắm.
Rồi nấm đưa tôi đi hết chiều dài lịch sử, chiến tranh khắp nơi, người giết con vật, người giết người, con vật giết người, nấm lý giải tại sao có bạo lực, tại sao chúng sinh giết nhau, tại sao tất cả điều này diễn ra. Nhưng xin mọi người đừng lầm lẫn, không hề có cảm giác sợ hãi hay kinh tởm ở đây. Tất cả được trình bày hiển nhiên như điều đó bắt buộc phải xảy ra.

Có lẽ nấm muốn mình hiểu ra rằng, tự nhiên là như thế. Tôi cảm nhận được cái chung của sự giết hại đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết. Rất nhiều cái chết bị gây ra bởi nỗi sợ hãi. Vì sợ hãi, u minh, không hiểu được vạn vật cho nên họ mới phải giết chóc. Nấm muốn dạy rằng, nếu mình vượt qua được sự ngu dốt, chế ngự được nó, mình sẽ không còn giết chóc nữa.
Có được cảm giác này, bạn sẽ thấy những gì mà nhà tù đang làm rất nực cười.  Ý chí tự do và tình yêu không thể bị giam cầm. Bạn có thể giam thân xác họ, nhưng không thể giam cầm ý chí. Giống như bạn lấy rổ úp ánh trăng dưới sông vậy, giống như bạn lấy hộp sắt cầm tù cái vảy trên thân cây xà cừ vậy. Ý chí tự do nó chảy bên trong mạch sống của thân cây xà cừ, giống như ánh trăng chiếu rọi trên đầu.

5. Kết nối với nhiều ba mẹ

Sau đó, không hiểu vì lý do gì, tôi đổi mantra. Những mantra sau này cũng khá lý thú. Nếu các bạn hình dung ra cảm giác của bạn và ba mẹ hiện tại, rồi copy nó ra, rằng bạn biết là bạn có nhiều hơn một ba một mẹ. Ít nhất trong lần này, tôi may mắn kết nối được với 3-4 đời ba mẹ. Cảm giác yên ấm vô cùng, như đứa trẻ nằm trong nôi, nghe mẹ ru. Tôi không hiểu lúc đó mẹ ru gì, nhưng tôi cảm nhận được tình yêu của ba mẹ dành cho tôi, y hệt như ba mẹ hiện tại vậy, hạnh phúc vô cùng.

6. Bản thể thực sự của vũ trụ

Sau đó tôi đổi mantra cuối cùng, lần này không còn những cảm nhận nào khác ngoài việc tôi tự quay về và nói chuyện với chính mình. Thực ra cũng chả có gì để nói. Chỉ nhìn và cảm nhận thôi. Nhắc lại là không hề có ảo giác, tức là nếu tôi mở mắt, tôi vẫn hoàn toàn nhận thức được thực tại. Tôi đi đắp mền cho hai đứa con, mở cửa sổ vì thấy vợ bị đổ mồ hôi do nóng nực, uống nước khi thấy bị khát v...v... Tất cả nằm ở phần cảm thấy.
Mantra cuối này tôi nghe cho tới khi chấm dứt chuyến đi với nấm. Với mantra này tôi nhìn thấy được mẹ vũ trụ, bà ôm tất cả mọi người, mọi vật, bà có mặt ngay lúc này, trước mũi chúng ta, bằng tình yêu và nhựa sống của mình. Tất cả chúng ta đều đang kết nối với bà. Bà chưa bao giờ rời bỏ chúng ta, chỉ có chúng ta rời bỏ bà.
Tất cả chiến tranh là bullshit, tất cả văn hóa, phong trào bảo vệ trái đất là bullshit. Mẹ tự nhiên lớn hơn trái đất nhiều, nhiều lắm. Con người cũng chỉ là một trong 4-5 thế hệ được mẹ nuôi dưỡng, rồi lớp người này cũng chết đi, để xuất hiện chủng tộc khác. Cho nên có cứu cũng bằng thừa. Trái đất rồi cũng chết đi, có cứu cũng bằng thừa. Mẹ mới trường tồn.

7. Lời kết

Khi bạn biết ra và thấy được cách mà tự nhiên đang đi, bạn sẽ không cổ súy cho chiến tranh, bạn sẽ không tham gia chiến tranh, bạn yêu hòa bình, yêu thiên nhiên. Đây là lý do các chất thức thần bị cấm. Ai sẽ đi lính, ai sẽ làm cảnh sát, ai sẽ giết người và làm những công việc nhớp nhúa? Không ai cả! Đây mới chính là lý do mà nó bị cấm.
Một lần nữa, tôi khuyên các bạn nên tránh lạm dụng nấm. Trong suốt buổi, có những lúc tôi mải mê tận hưởng cảm giác yên bình, hạnh phúc, tôi chợt nhớ tới lời hứa với nấm, là phải cố gắng học. Tôi không được bỏ bê, mọi giây phút mà nấm đưa ra, là cơ hội cực kỳ hiếm hoi để học hỏi những gì mà trí óc bình thường chúng ta không thể đạt được. Nhờ vậy, ý thức tôi quay về và chăm chú học những gì nấm đang muốn dạy.
Tôi kết thúc lúc 01:00 sáng, cảm giác hoàn toàn tỉnh táo, không giống như thức giấc sau khi say xỉn bia rượu. Nếu muốn ví dụ, bạn có thể tưởng tượng bia rượu làm bạn ngu đi và mụ mị một khoảng thời gian dài gấp 3-4 lần thời gian say xỉn thực sự, còn nấm thì hoàn toàn thay đổi trong tích tắc, giống như bạn xuống xe bus vậy. Không nhức đầu, không đau bụng, không tác dụng phụ gì hết.
Tôi đi ăn một chút cơm rồi lên giường đi ngủ. Một giấc ngủ hoàn toàn khỏe mạnh, sâu, và thức dậy với một tâm ý muốn chia sẻ điều này thật mãnh liệt.
Cảm ơn nấm, cảm ơn Tibet, cảm ơn mantra.
Chúc các bạn sớm cảm nhận được tình yêu của Mẹ thiên nhiên.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà dòm Lăng: Chủ ĐT xin lỗi TT, quên xin lỗi dân


Kỳ lạ, có lẽ không ở đâu trên thế giới, người vi phạm pháp luật lại gửi thư xin lỗi Thủ tướng mà không quan tâm tới gửi thư và tổ chức họp báo xin lỗi người dân như trường hợp này ở Việt Nam. Thế mới biết người dân trong con mắt quan chức và chủ doanh nghiệp nó nhỏ bé như thế nào, và nguyên tắc thượng tôn pháp luật và văn hóa doanh nghiệp bị coi nhẹ như thế nào.
Dự án 8B Lê Trực: Chủ đầu tư gửi văn bản xin lỗi Thủ tướng
CHÍ KIÊN BizLIVE - Thông tin này được ông Nguyễn Văn Phong, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội xác nhận với các cơ quan báo chí chiều ngày 6/10.  “Nhận lỗi và xin lỗi với Thủ tướng về những sai phạm của chủ đầu tư tại dự án số 8B Lê Trực. CTCP May Lê Trực xin hứa tự khắc phục những vi phạm. Cam kết thực hiện nghiêm túc những vấn đề này”.

Dự án số 8B Lê Trực có chiều cao bất thường khi nhìn từ phía quảng trường Ba Đình.
Xung quanh dự án số 8B Lê Trực do CTCP May Lê Trực làm chủ đầu tư, thời gian qua được dư luận hết sức quan tâm. Tại buổi giao ban báo chí, ông Nguyễn Văn Phong, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết: Sau ngày 1/10 khi UBND thành phố Hà Nội gửi văn bản báo cáo Thủ tướng về dự án số 8B Lê Trực, phía CTCP May Lê Trực chính thức có văn bản xin lỗi Thủ tướng Chính phủ. 


Ông Nguyễn Văn Phong cũng thông tin về nội dung tại văn bản phía CTCP May Lê Trực gửi Thủ tướng Chính phủ với 3 như sau: “Nhận lỗi và xin lỗi với Thủ tướng về những sai phạm của chủ đầu tư tại dự án số 8B Lê Trực. CTCP May Lê Trực xin hứa tự khắc phục những vi phạm. Cam kết thực hiện nghiêm túc những vấn đề này”.

Ở một diễn biến khác, liên quan đến vấn đề cấp sổ đỏ tại dự án số 8B phố Lê Trực, đại diện Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh có đặt câu hỏi: “Đối với những sai phạm trong xây dựng tại dự án số 8B Lê Trực, Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội có cấp sổ đỏ cho chủ đầu tư dự án này không?”.

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường cho hay: “Hiện nay chúng tôi chưa cấp bất kỳ sổ đỏ tại dự án này”.

BizLIVE sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc những tình tiết mới nhất.

Trước đó ngày 30/9, UBND TP. Hà Nội đã có báo cáo về dự án tại 8B phố Lê Trực (Ba Đình, Hà Nội) gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Những vi phạm chủ yếu tại dự án số 8B Lê Trực: Về khoảng lùi, từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36m so với khối đế, song chủ đầu tư không thực hiện (hiện đã xây dựng thẳng đến mái); Phần giật cấp đầu hồi phía Đông theo thiết kế từ độ cao 44m công trình giật cấp vào 15m và tại độ cao 50m, công trình giật cấp tiếp thêm 5,3m về phía Tây nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn xây dựng. 

Về chiều cao công trình: theo giấy phép xây dựng, công trình cao đến đỉnh tum thang là 53m. Hiện chủ đầu tư đã xây dựng tự ý điều chỉnh tăng chiều cao các tầng, xây dựng thêm tầng 19; tổng chiều cao thực tế khoảng 69m (vượt khoảng 16m, tương đương với 5 tầng).
Về diện tích sàn: xây dựng khoảng 36.000 m2 (giấy phép xây dựng là 29.874 m2) tăng khoảng 6.126 m2.

CHÍ KIÊN
http://bizlive.vn/dia-oc/du-an-8b-le-truc-chu-dau-tu-gui-van-ban-xin-loi-thu-tuong-1344855.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tôi thấy hoang tàn trên tuổi xanh


Tuấn Khanh
6-10-2015
Đó là một buổi chiểu của năm 1987. Một buổi chiều mà tôi cứ hay bị ký ức lôi về căn phòng tối thăm thẳm không lời đáp.
Đó là năm thứ 2 trung cấp, tôi đang theo học ở Nhạc Viện TP. Buổi chiều với giờ học Trích giảng Âm nhạc của thầy Trương Hữu Lang. Cả lớp bỗng sững lại. Gương mặt ông thấy cũng bối rối khi bà bí thư Đảng Uỷ Nguyệt Anh dẫn theo một công an viên đến lạnh lùng gọi tên một người bạn của tôi bước ra khỏi lớp. Anh Trịnh Bằng Phi, học contrabass, luống cuống nghe thông báo rồi quay lại bàn gom sách vở ra về. Từ đó về sau, tôi không bao giờ gặp lại anh được nữa. Anh Phi bị đuổi học bất ngờ vì người ta tìm thấy ba anh là một sĩ quan của chế độ VNCH. Khi ấy anh chưa được 25 tuổi, nhưng đã là một trong những tay chơi contrabass hiếm hoi đủ thể chất và trình độ của miền Nam, thế nhưng anh bị xô ngã một tương lai, vì lý lịch.
Trong suốt những năm theo học ở các trường đại học, tôi học khôn được một chuyện là ở quê hương mình, lý lịch có thể giúp một người đi xa đến bao nhiêu, và ngược lại, có thể tàn phá hành trình đến tương lai nhanh đến nhường nào.
Cho đến hôm nay, khi câu chuyện về anh thanh niên 30 tuổi nhận chức giám đốc Sở ở tỉnh Quảng Nam bị đưa vào các cuộc tranh cãi, tôi lại đọc thấy các phát ngôn trên các trang báo của Nhà nước bảo vệ cho vị giám đốc Sở trẻ trung ấy bằng những lời lẽ nhân ái mà tôi và thế hệ tôi chỉ có mơ mới thấy.
Trả lời phỏng vấn của báo Người Đưa Tin, ông Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long, nói rằng người tài không cần xét là con ai. Còn độc giả Vu Gia thì viết trên VietnamNet rằng “nhắc đến lý lịch làm gì?”.
Tôi chúc phúc cho anh giám đốc Sở 30 tuổi ấy. Và hy vọng rằng nếu anh may mắn được bảo vệ ở đủ chiều cho chức vị ấy, hãy cố gắng chứng minh khả năng của mình với đất quê Quảng Nam nghèo khó. Anh hãy chứng minh là một người lãnh đạo minh bạch và tử tế để vượt qua mọi cái nhìn ghẻ lạnh của dân chúng lúc này.

Anh ta may mắn hơn những người bạn của tôi, của thế hệ tôi.
Những ai từng học qua ở Nhạc Viện vào cuối thập niên 90 chắc đều còn nhớ tay chơi viola tài hoa Phúc Hải. Anh được nhận học ở Nhạc Viện bởi ngay từ lúc thi tuyển, các thầy cô chuyên môn đã nhận ra đó là một tài năng hiếm có. Những năm cuối của bậc đại học, Phúc Hải được các chuyên gia âm nhạc của Nga đến nghe và lập tức chọn để cho học bổng tu nghiệp ở Moscow. Cũng như mọi câu chuyện lãng mạn về âm nhạc, như Đặng Thái Sơn, sinh viên Phúc Hải có thể thử sức mình ở một môi trường thử thách với tài năng của anh.
Thế nhưng vào buổi chiều hôm đó, Phúc Hải được tin anh không được nhận học bổng đi du học, vì ba của anh là thành phần của chế độ cũ. Thầy tôi, giáo sư Đinh Sơn, một đảng viên có hơn 30 tuổi đảng, là người ra sức bảo vệ sinh viên Phúc Hải nhưng rồi thất bại. Ông buồn bã nói với tôi rằng có lẽ ở đất nước này, chuyện lý lịch là một cái bẫy công khai nhưng ai cũng phải bị vướng một lần.
Tôi chúc cho tất cả những bạn trẻ làm quan ở tuổi thanh xuân phô phới hôm nay, sẽ không có những ngày tháng hoang tàn như bạn bè tôi. Dù bên tai tôi nghe vẫn vo ve những xảo ngữ về chuyện lý lịch không quan trọng, tôi vẫn mong đất nước này người tài có thể cống hiến, và tham vọng cha truyền con nối chức vụ chỉ hiếm hoi ở bọn đê tiện.
Buồn chán, anh sinh viên Phúc Hải tài năng mà tôi biết đã bỏ trường và bỏ hẳn đàn. Sau đó ít lâu anh đi nước ngoài theo diện H.O. Anh là một trong nhiều trường hợp không may về lý lịch.
Lý lịch không phải là chuyện của hôm qua hay hôm nay mới trở thành chuyện bàn cãi, mà Việt Nam đã từ lâu ghi nhận câu chuyện của nghệ sĩ Đặng Thái Sơn với lý lịch có cha Đặng Đình Hưng, là một nghệ sĩ bị chỉ định cư trú kèm theo dõi của công an vì đã tham gia các phong trào Trăm Hoa Đua Nở, Nhân Văn Giai Phẩm. Nếu không có nghệ sĩ dương cầm người Nga Issac Katz ra sức bảo vệ và tìm đủ mọi cách để mang ra khỏi Việt Nam vào năm 1974, thì chưa chắc thế giới đã có một Khôi nguyên người Châu Á giải Chopin quốc tế tại Warsaw, Balan vào 1980.
Chúng ta không muốn nói về lý lịch. Thật vậy. Nhưng rõ ràng lý lịch đã là một hiện thực bất khả biện trên đất nước này, và đã gieo không ít hoang tàn lên tuổi trẻ của chúng ta và nhiều người khác. Vậy hãy đối diện với nó, trò chuyện với nó, chứ đừng tảng lờ và giả nhân giả nghĩa.
Tháng 9/2015, tôi gặp lại anh Nguyễn Hoàng Phương, từng là một trong những tay chơi Oboe xuất sắc của khoa kèn và dàn nhạc giao hưởng của Sài Gòn. Năm 1993, anh Phương cũng từng được cử dự tuyển đi du học ở Nga, như một trong những hạt nhân xuất sắc của dàn nhạc giao hưởng thành phố. Thế nhưng trước vài giờ vào phòng thi tuyển với chuyên gia người Nga, anh được thông báo của bên giáo vụ cho biết anh không đủ tư cách dự tuyển, cũng do có ba là sĩ quan VNCH – dù ba anh đã rời trại cải tạo và về nhà vài năm trước đó.
Còn rất nhiều người mà tôi chưa thể kể hết ở đây. Còn rất nhiều những câu chuyện mà thỉnh thoảng, khi chúng tôi ngồi lại, buồn ngơ ngác vì chỉ thấy hoang tàn trên tuổi xanh của thế hệ mình. Chẳng bao giờ chúng ta có thể thấu hiểu được mất mát nếu cứ giả vờ như những kẻ bại liệt lương tri và ý thức.
Mất mát sẽ là một bài học gần gũi và nhân ái nhất để nhận ra rằng lý lịch chỉ là chuyện vặt cần phải bước qua, nếu tuổi trẻ sớm được trao cho cơ hội để cống hiến danh dự, trách nhiệm cho tổ quốc. Nhưng tuổi trẻ sẽ mãi mãi hoang tàn, nếu chỉ biết nhìn quê hương như những phần ăn giấm giúi cho nhau dưới gầm bàn quyền lực. Tuổi trẻ đó, thời đại đó, không khác gì dành loài dã thú.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quả này là chạy bộ thi đấu với thằng đi xe ga đây, cố lên bà con nhé!

Việt Nam trong TPP: Thành viên yếu nhất, đòi hỏi cao nhất

- Khi tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với mục tiêu hướng tới các tiêu chuẩn thương mại cao nhất và đòi hỏi áp dụng ngay các cam kết là thách thức không nhỏ với Việt Nam - quốc gia kém phát triển nhất trong các thành viên TPP. 
Những lần lỡ hẹn 
Không chỉ có một thị trường 600 triệu dân trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, với TPP, Việt Nam sẽ mở thêm cơ hội quý báu với nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới ở nửa bên kia bán cầu và với khu vực chiếm 40% GDP toàn cầu.
Chính vì thế, sau khi kết thúc đàm phán, tất cả đều nhìn nhận đây là một thỏa thuận lịch sử, mở ra một tương lai mới cho kinh tế thế giới.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong thông báo của mình, nhấn mạnh: “TPP bao gồm các cam kết và môi trường thương mại tốt nhất trong lịch sử và những cam kết này có tính thực thi, không giống những thỏa thuận trước đây. TPP cũng thúc đẩy hệ thống Internet mở và miễn phí. Nó sẽ giúp tăng cường mối quan hệ chiến lược với các đối tác và đồng minh trong khu vực quan trọng của thế kỷ 21".
Trong khi đó, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde đánh giá: "Thỏa thuận này không chỉ quan trọng vì quy mô của nó, khi các nước ký kết chiếm khoảng 40% GDP toàn cầu, mà còn thúc đẩy phạm vi thương mại và đầu tư hàng hóa, dịch vụ sang những khu vực mới, nơi có lợi ích đáng kể".
TPP, đối tác, Thái Bình Dương, hiệp định, thương mại, WTO, tăng trưởng, GDP, xuất khẩu, nhập siêu, xuất siêu, đàm phán , TPP, đối-tác-Thái-Bình-Dương , hiệp-định, thương-mại, WTO, tăng-trưởng, GDP, xuất-khẩu, nhập-siêu, xuất-siêu, đàm-phán
Với TPP, Việt Nam sẽ mở thêm cơ hội quý báu với nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới ở nửa bên kia bán cầu và với khu vực chiếm 40% GDP toàn cầu.
Nhìn lại 5 năm qua kể từ khi Việt Nam tham gia, TPP đã không ít lần bế tắc hoặc lỗi hẹn.
Ban đầu, khi đàm phán, các thành viên hướng tới mục tiêu sẽ xoá bỏ 100% hàng rào thuế quan nhưng sau hàng chục phiên họp, các nước đều nhận thấy, đó là điều không thể.
Năm 2009, khi Mỹ bắt đầu gia nhập TPP, cục diện bàn đàm phán thay đổi bởi Mỹ với vị thế là nền kinh tế khổng lồ thế giới trở thành người cầm trịch.
Một quy tắc về xuất xứ từ sợi được nước này đưa ra với dệt may mà theo đó, sản phẩm muốn hưởng ưu đãi thuế trong TPP bắt buộc phải có xuất xứ 100% nội khối trở lên. Đây có thể coi là một trong những điểm tắc đầu tiên trong lĩnh vực hàng hoá. Trong đó, Việt Nam bị bất lợi nhất bởi phụ thuộc 70% nguyên liệu Trung Quốc - nước không tham gia TPP.
Tuy nhiên, xung đột giữa Việt Nam và Mỹ về vấn đề này cuối cùng cũng dần được hoá giải nhất định. Đến giữa năm 2014, quy tắc xuất xứ sợi cũng đã được thống nhất có điều chỉnh theo trường hợp ngoại lệ "nguồn cung thiếu hụt".
Điểm bế tắc lần hai là việc Nhật Bản tuyên bố bảo hộ 5 mặt hàng nông sản nhạy cảm là thịt, sữa, đường, gạo, lúa mỳ, còn Mỹ thì muốn bảo hộ ô tô. Hiệp định lại trở nên căng thẳng tột đỉnh, khiến đàm phán TPP năm 2013-2014 gần như không tiến triển nhiều.
Năm 2015, phiên đàm phán TPP ở Hawai bắt đầu vào cuối tháng 7, khắp nơi cũng rộ lên TPP có thể sẽ được hoàn tất. Bởi khi đó, 98% công việc ở TPP đã cơ bản đạt được thoả thuận.
Thế nhưng, vì số ít việc còn lại gồm mở cửa thị trường ô tô, sữa và bảo hộ dược phẩm sinh học, cuộc đàm phán đã kết thúc mà không có thoả thuận nào đạt được. Ngày 31/7 đã đánh dấu "phút 89" thất bại việc kết thúc TPP. Trong đó, xung đột chủ yếu nằm ở Mexico, Canada và Nhật Bản về tỷ lệ nội khối ô tô, giữa Mỹ và Australia về bảo hộ dược phẩm, và giữa New Zealand với các quốc gia còn lại về mở cửa sữa.
Và phiên đàm phán Alanta gần đây nhất, khai mạc hôm 30/9 đã phải kéo dài thêm một ngày bởi những bất đồng về bảo hộ dược phẩm giữa Mỹ và Australia.
Các nước thành viên cũng coi đây là cơ hội cuối cùng thúc đẩy TPP hoàn thành, kịp tiến độ Quốc hội Mỹ sẽ phê chuẩn thông qua tháng 11 tới.
Kể từ khi tham gia, Tổng thống Obama thường tuyên bố mong muốn TPP sẽ kết thúc sớm, ít nhất là đàm phán cơ bản vào cuối năm. Lúc đầu là cuối năm 2011, rồi cuối năm 2012, cuối năm 2013,... và giờ tới tận cuối năm 2015 đàm phán TPP mới hoàn tất.
Đối mặt được mất
Việt Nam là quốc gia kém phát triển nhất trong số 12 thành viên của TPP nên chắc chắn, thách thức sẽ lớn hơn gấp đôi, gấp ba, hay thậm chí là gấp 10 lần.
Tổng giám đốc HSBC Việt Nam Phạm Hồng Hải cho rằng: "Ðây là bước tiến quan trọng đối với hội nhập kinh tế toàn cầu, trong một thế giới không chỉ ngày càng kết nối mà còn phụ thuộc lẫn nhau. Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các dòng chảy thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương".
TPP, đối tác, Thái Bình Dương, hiệp định, thương mại, WTO, tăng trưởng, GDP, xuất khẩu, nhập siêu, xuất siêu, đàm phán , TPP, đối-tác-Thái-Bình-Dương , hiệp-định, thương-mại, WTO, tăng-trưởng, GDP, xuất-khẩu, nhập-siêu, xuất-siêu, đàm-phán
Việt Nam là quốc gia kém phát triển nhất trong số 12 thành viên của TPP nên sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.

Chia sẻ với báo chí, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, Phó Trưởng đoàn đàm phán TPP, cho hay, TPP là hiệp định hướng tới các tiêu chuẩn cao chưa từng thấy, đặc biệt ở lĩnh vực thương mại hàng hoá và sở hữu trí tuệ. Cái khó nhất cho Việt Nam là các nước mở cửa thị trường hàng hoá mà phía doanh nghiệp của ta có thể thâm nhập, tận dụng được trong tương lai. Tuy nhiên, những mặt hàng xuất khẩu chiến lược có thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giày, nông sản, thuỷ hải sản lại là mặt hàng nhạy cảm ở các nước.
Ông Thái cũng cho rằng, thách thức lớn hơn nữa là các chuẩn mực về pháp luật, về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, về lao động mà Việt Nam sẽ phải hoàn thiện hơn trong TPP.
Trong khi đó, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, lo ngại, TPP khác với tất cả các hiệp định khác ở chỗ, không có lộ trình. Với cam kết về gỡ bỏ hàng rào thuế quan thì 90% là sẽ phải thực hiện ngay. Đây sẽ là một thách thức lớn khi phần lớn, nhiều DN Việt Nam, thậm chí các lãnh đạo còn chưa hiểu sâu về cuộc chơi hội nhập này. Nhóm các DN nhỏ và vừa có thể bị tổn thương lớn. TPP bắt buộc các nước dù trình độ phát triển khác nhau, thể chế khác nhau, đều phải chấp nhận luật chung sòng phẳng.
Tuy nhiên, lợi ích mà TPP mang lại cho Việt Nam được kỳ vọng là khổng lồ.
Theo nghiên cứu của VCCI, Việt Nam có thể có thêm 64 tỷ USD, có tốc độ tăng trưởng 13% nhờ quy mô xuất khẩu sẽ tăng 37% trong TPP hơn là so với việc giữ nguyên các cam kết thương mại như hiện nay. TPP có thể giúp Việt Nam đảo ngược tình thế nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc.
Đặc biệt, liên quan đến thể chế, TPP tạo áp lực cho khu vực doanh nghiệp Nhà nước, vốn bị coi là trì trệ, nhiều yếu kém phải thay đổi và phải cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Mọi sự hỗ trợ trực tiếp, gián tiếp đối với DNNN đều phải theo quy định trong TPP.
Dù thách thức lớn nhưng vẫn có khoảng 66% doanh nghiệp ủng hộ Việt Nam gia nhập TPP, gồm nhiều ngành từ sản xuất, xây dựng, thương mại, nông nghiệp, khai khoáng.
Niềm tin này có thể còn được gia tăng hơn khi Ngân hàng Thế giới mới đây cũng dự đoán, TPP có thể giúp Việt Nam tăng GDP thêm 8-10%.
Phạm Huyền 
Nguồn: Vietnamnet

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Loạt ảnh đột nhập cơ sở in tiền giả quy mô cực lớn ở Trung Quốc


Đây là loạt ảnh cận cảnh hang ổ nhóm in tiền giả quy mô lớn với tổng giá trị tiền giả lên đến 210 triệu nhân dân tệ (khoảng 741 tỷ đồng) do cảnh sát tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc phát hiện.
Trung Quốc, quy mô cực lớn, cơ sở in tiền giả,
Cảnh sát bên số tiền giả đang được in ấn
Trung Quốc, quy mô cực lớn, cơ sở in tiền giả,
Mẫu tiền giả mệnh giá 100 Tệ
Trung Quốc, quy mô cực lớn, cơ sở in tiền giả,
Các máy in bị thu giữ tại hiện trường
Trung Quốc, quy mô cực lớn, cơ sở in tiền giả,
Tờ tiền giả
Trung Quốc, quy mô cực lớn, cơ sở in tiền giả,
Hàng chồng tiền giải được in tại cơ sở này
Trung Quốc, quy mô cực lớn, cơ sở in tiền giả,
Số tiền giá có mệnh giá lên đến 210 triệu Tệ
Trung Quốc, quy mô cực lớn, cơ sở in tiền giả,
Tương tương 33 triệu USD
Trung Quốc, quy mô cực lớn, cơ sở in tiền giả,
Cảnh sát bắt 29 nghi phạm, đa số trong đó là các thành viên băng đảng xã hội đen
Theo Tinhhoa/ nguồn: vtc
Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Tiết" hết rùi, chả thể "lộ" gì nữa, quay đầu về núi, hay quay đầu là bờ đây?

'Người thổi còi' Edward Snowden muốn về Mỹ 'chịu tội'

PLO 06/10/2015 09:14
Cựu nhân viên Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden đã tuyên bố anh sẵn sàng trở về Mỹ “chịu tội”, miễn sao anh được xét xử trong một phiên tòa công bằng.
Theo Sputnik News, Edward Snowden đã sống ở Nga hai năm theo quy chế tị nạn tạm thời. BBC dẫn lời anh trong cuộc phỏng vấn phát sóng hôm 5-10 cho biết anh đã nhiều lần muốn trở về Mỹ để chịu xét xử nhưng vẫn chưa nhận được đơn từ xét xử chính thức.
“Đến nay họ nói rằng họ sẽ không tra tấn tôi. Tôi nghĩ đó là một sự khởi đầu. Nhưng chúng tôi vẫn không có tiến triển gì mới”, BBC dẫn lời Snowden hôm 5-10 cho biết.
Tháng 7-2015, cựu Tổng chưởng lý Eric Holder có nhắc tới khả năng tổ chức phiên tòa xét xử công bằng cho Snowden, và thừa nhận rằng vấn đề này sẽ khuấy động nên một “cuộc tranh luận dữ dội”.
“Tôi nghĩ có thể có cơ sở cho một giải pháp mà tất cả mọi người đều hài lòng. Tôi nghĩ vẫn có khả năng đó” – ông Holder cho biết khi trả lời câu hỏi liệu Bộ Tư pháp Mỹ có thể mở phiên tòa xét xử cho Snowden khi anh trở về Mỹ.
“Người thổi còi” Edward Snowden (Ảnh: Sputnik News)

Trong khi cựu tổng chưởng lý Holder bày tỏ sự lạc quan đối với trường hợp của Snowden, thì phát ngôn viên của Tổng chưởng lý đương thời Loretta Lynch cho hay, họ sẽ không thay đổi lập trường đối với việc xét xử Snowden.
Năm 2013, Holder đã đệ đơn kiện hình sự đối với Snowden, cáo buộc anh với ba tội danh liên quan tới xâm phạm nghiêm trọng Đạo luật gián điệp, khi anh tiết lộ hàng loạt tài liệu mật về các chương trình giám sát bất hợp pháp của Mỹ.
Chỉ riêng các tội danh này, Snowden có thể đối mặt với án tù 30 năm. Tuy nhiên, Snowden từ lâu đã tuyên bố anh sẽ không chấp nhận một phiên xét xử nào liên quan tới các cáo buộc nghiêm trọng hay phải chịu mức án từ dài năm.
Edward Snowden, 32 tuổi, được cho là đã đánh cắp tài liệu của NSA khi còn làm việc tại cơ quan này ở Hawaii từ giữa tháng 3-2012 tới tháng 5-2013
Từ trước tới nay, chính phủ Mỹ luôn thể hiện quan điểm rằng Snowden không phải là một “người tuýt còi” mà là một nghi phạm tiết lộ thông tin mật, “gây nguy hại nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của nước Mỹ”.
Ngọc Như
Theo: Baomoi

Phần nhận xét hiển thị trên trang

AI ĐÃ MỜI CỤ LÊ HIỀN ĐỨC THAM GIA CUỘC HỌP NÀY ?


“Phải thanh lọc tất cả cán bộ thanh tra móc ngoặc tham nhũng”

Bà Lê Hiền Đức (nhà giáo nghỉ hưu, từng đoạt Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế) đã nêu quan điểm như vậy tại Hội nghị tổng kết Chương trình sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam (VACI) do Thanh tra Chính phủ chủ trì tổ chức sáng nay 25/9.


Bà Lê Hiền Đức phát biểu tại hội nghị sáng nay 25/9.

Bà Lê Hiền Đức phát biểu tại hội nghị sáng nay 25/9.


“Tôi năm nay 84 tuổi rồi và từ khi nghỉ hưu tới nay tôi đã bền bỉ cùng với bà con nhân dân trên khắp 63 tỉnh thành khiếu kiện oan sai. Vì gần gũi họ nên tôi biết oan sai, khiếu nại tố cáo ở Việt Nam nhiều lắm. Họ gửi hồ sơ, tôi nghiên cứu rồi chuyển cơ quan thanh tra đề nghị xử lý giúp họ. Điều quan trọng nhất trong công tác chống tham nhũng là không được nhận tiền và tôi tham gia vào quá trình đó nên tôi rất hiểu”- bà Lê Hiền Đức nói.
Bà Lê Hiền Đức cho biết vừa qua một cán bộ của Thanh tra Chính phủ đã bị cơ quan công an bắt giữ và đang xử lý về hành vi tham nhũng. “Muốn chống được tham nhũng thì phải chống bằng được tham nhũng ngay trong các cơ quan thanh tra, phòng chống tham nhũng. Phải thanh lọc tất cả những cán bộ thanh tra tham nhũng, móc ngoặc để tham nhũng thì đất nước mới phát triển được, người dân mới có niềm tin vào các cơ quan phòng chống tham nhũng”- bà Đức nói.
Ghi nhận ý kiến đóng góp của bà Lê Hiền Đức, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Thị Thủy khẳng định cơ quan thanh tra luôn luôn lắng nghe, kiểm tra và xử lý đúng quy định pháp luật đối với các hành vi sai phạm của cán bộ. Theo bà Thủy, trường hợp cán bộ Thanh tra Chính phủ mà bà Đức nói tới liên quan đến hành vi lừa đảo chứ không phải tham nhũng và đang được cơ quan công an Hà Nội điều tra, xử lý.
Trong khi đó, ông Phí Ngọc Tuyển - Phó cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) - cho rằng bằng phương pháp tiếp cận từ dưới lên, VACI đã khuyến khích được sự tham gia của các bên liên quan, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội tham gia vào công tác phòng chống tham nhũng thông qua các hoạt động, việc làm thiết thực ở đơn vị, địa phương. “Chương trình VACI góp phần tạo hiệu ứng tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng”- ông Tuyển khẳng định.
Kết quả khảo sát của đơn vị tư vấn độc lập cho thấy, VACI tạo được sự quan tâm của nhiều tổ chức, có sự đa dạng trong các tổ chức tham gia chương trình; số hoạt động và số người tham gia lớn. Theo thống kê, 84 % số dự án hoàn thành mục tiêu.
Chương trình VACI đã thực sự thành công, tạo được cảm hứng, niềm tin cho hàng nghìn người tham gia vào công tác phòng chống tham nhũng nên cần được xem xét nhân rộng, lan tỏa ra các địa phương, khu vực còn ít ảnh hưởng.
Thế Kha
Nguồn Dân trí
_____________________________

Bác Hồ có đặt tên cho bà Lê Hiền Đức không?

Lẽ ra tôi không viết bài này, nếu như tôi không xem hai bản tin được phát trên Đài Truyền hình Hà Nội và trên Kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam, về diễn biến vụ việc xảy ra tại Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội chiều ngày 1/6/2012.

Hôm đó, Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội mời ông Nguyễn Xuân Diện, một bloger khá nổi tiếng đến làm việc. Ông Diện đã mời luật sư Hà Huy Sơn và bà Lê Hiền Đức, một nhân vật nổi tiếng trong đấu tranh chống tiêu cực, được một tổ chức nước ngoài tặng giải thưởng Liêm chính năm 2007 đi cùng. Thanh tra Sở TT&TT căn cứ vào các quy định của pháp luật đã từ chối sự có mặt của hai người trong buổi làm việc với ông Diện. Ông Hà Huy Sơn chấp thuận ra về, còn bà Lê Hiền Đức kiên quyết ở lại. Những gì đã diễn ra sau đó bạn đọc có thể xem trong nhiều bài viết trên mạng và nhất là xem hình ảnh được ghi lại mà Đài Truyền hình Hà Nội và Đài Truyền hình Việt Nam đã phát, nay được nhiều blog cá nhân đưa lại.
Thú thật, tôi rất ngạc nhiên khi thấy bà Lê Hiền Đức đi đi, lại lại, ngồi ghếch chân lên ghế gọi điện thoại khi ở trong Sở TT&TT, nơi không mời bà vẫn đến. Tiếng của bà trong băng hình phát trên hai Đài Truyền hình nghe rất rõ:
- “Gọi ngay đi! Gọi hết Dương Nội, Văn Giang, Đắc Nông đến đây! Phá cổng! Công an phải đến dẹp!”
Một chị phụ nữ, cán bộ Sở TT&TT, khẩn khoản:
- “Bây giờ hết giờ làm việc rồi! Bác về đi!”
Bà Hiền Đức đáp lại:
- “Không! Không! Về thế nào được! Mẹ! Về thế nào được! Bà cứ ngồi đây cho chúng mày phục vụ luôn!”
- “Bà mà điên lên, bà đập hết! Vi tính vi tiếc, đập hết!…”
Tôi ngạc nhiên bởi vì bà Lê Hiền Đức nói rằng bà là người được Bác Hồ đặt tên, trong khi tôi từng biết những người được Bác đặt tên, những người từng là thư ký riêng của Bác, cận vệ, phục vụ, văn thư… của Bác, không một ai có cái khẩu khí “lạ đời” đến vậy. Vì thế tôi tự hỏi: Có đúng bà Lê Hiền Đức được Bác Hồ đặt tên hay không? Tôi xin không viết về hành động và lời nói của bà Lê Hiền Đức trong vụ việc xảy ra tại Sở TT&TT chiều tối ngày 1/6/2012 đúng sai thế nào, bởi vì điều đó chắc chắn sẽ có cơ quan có trách nhiệm xem xét và kết luận. Tôi chỉ xin viết đôi điều tôi được nghe về chuyện có hay không việc Bác Hồ đặt tên cho bà từ Lê Đức thành Lê Hiền Đức như lời bà kể.
Phải nói rằng, cách đây mấy năm tôi rất có thiện cảm với bà Lê Hiền Đức và các việc bà làm trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Bà cùng tuổi với chị gái đầu của tôi, lại là một nhà giáo như cha tôi. Bà là giáo viên cấp 1 đã về hưu từ rất lâu nên chắc là cuộc sống của bà cũng thanh bạch như cha tôi và những thầy cô giáo khác đã về hưu từ thời bao cấp, chỉ sống đạm bạc bằng đồng lương hưu ít ỏi. Vì thế, cũng rất dễ hiểu vì sao tôi lại có thiện cảm với bà Lê Hiền Đức, một người phụ nữ tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, không những được nhiều người trong nước biết đến mà còn được cả Tổ chức minh bạch quốc tế tặng giải thưởng Liêm chính!
Nhưng rồi, sau đó ít lâu, đọc một số lời phát biểu thái quá của bà trên báo, nhất là nghe bà trả lời phỏng vấn trên Đài BBC của Anh và trên một số đài, báo nước ngoài khác, thì thiện cảm của tôi đối với bà giảm dần. Tháng 5/2008, khi tôi gặp ông Tạ Quang Chiến, một cán bộ cận vệ của Bác Hồ suốt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, người được Bác Hồ đặt tên, để hỏi chuyện và viết bài báo “Những người được Bác Hồ đặt tên ai còn ai mất?” nhân dịp Kỷ niệm Ngày sinh của Bác thì thiện cảm của tôi đối với bà Đức lại thêm một lần nữa bị giảm.
Số là trước đó, bà Đức đã kể nhiều lần, rằng bà là chiến sĩ dịch mật mã cho Bác Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp trên chiến khu Việt Bắc. Một lần hỏi chuyện Bác biết tên bà là Lê Đức như tên con trai nên Bác đặt tên cho bà là Lê Hiền Đức cho nữ tính hơn! Còn ông Tạ Quang Chiến, một cán bộ giúp việc và bảo vệ Bác, theo Bác hàng ngày trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp nói với tôi rằng, trong 9 năm kháng chiến đó Bác Hồ chỉ đặt tên cho 18 người. Lúc đầu Bác đặt tên cho 8 người, là các ông: Trường – Kỳ – Kháng – Chiến – Nhất – Định – Thắng – Lợi. Các ông đều là cán bộ giúp việc và bảo vệ Bác, được Bác đặt tên khi dừng chân nghỉ lại ở xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ trên đường rời Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Còn trong thời gian Bác ở trên chiến khu Việt Bắc, Bác đặt tên cho 8 người nữa, là các ông: Trung – Dũng – Đồng – Tâm – Kiên – Quyết – Cần – Kiệm, cũng là các chiến sĩ cận vệ và phục vụ Bác. Tên Bác đặt cho mỗi người đều mang ý nghĩa riêng, rất đặc biệt.
Chỉ có hai trường hợp Bác Hồ đặt tên ngoài số cán bộ, chiến sĩ phục vụ Bác nói trên. Đó là trường hợp Bác đặt tên cho kỹ sư Phạm Quang Lễ là Trần Đại Nghĩa. Ông Trần Đại Nghĩa là một Việt Kiều ở Pháp về nước tham gia kháng chiến chống Pháp, từng giữ chức Cục trưởng Cục Quân giới, người đã chế tạo thành công nhiều loại vũ khí cho quân đội ta đánh Pháp. Trường hợp thứ hai là khi nghe Giáo sư Tôn Thất Tùng báo tin sinh con trai đầu lòng, Bác đã đặt tên cho con trai ông là Tôn Thất Bách, hàm ý trân trọng tài năng và phẩm chất của một vị trí thức yêu nước dám từ bỏ mọi vinh hoa, phú quý ở chốn đô thành để lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp, hiên ngang như cây tùng, cây bách trên đời.
Điều đáng chú ý, trong lần gặp ông Tạ Quang Chiến năm 2008 ấy, ông nói với tôi là những năm sau kháng chiến chống Pháp có một số người tự nhận là được Bác Hồ đặt tên, trong đó có trường hợp bà Lê Hiền Đức. Ông Tạ Quang Chiến nói với tôi, ông đã gọi điện thẳng cho bà Lê Hiền Đức và cho những tờ báo đăng chuyện Bác Hồ đặt tên cho bà Lê Hiền Đức để khẳng định chuyện đó là không có. Ông nói, trong kháng chiến chống Pháp, tất cả những người được Bác Hồ đặt tên đều là nam giới, không có một người phụ nữ nào. Bà Lê Hiền Đức sinh năm 1932, năm 1946, 1947, 1948  mới 14, 15, 16 tuổi không thể là người được chọn dịch mật mã cho Bác Hồ. Thời kỳ đó, người dịch mật mã cho Bác là một đồng chí nam giới.
Sau khi Đài Truyền hình Hà Nội và Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin về sự việc xảy ra chiều ngày 1/6/2012 tại Sở TT&TT có liên quan đến bà Lê Hiền Đức, tôi gọi điện thăm ông Tạ Quang Chiến để hỏi thêm về chuyện Bác Hồ đặt tên cho bà. Ông Tạ Quang Chiến năm nay đã 87 tuổi, nhưng tiếng vẫn to, trí nhớ vẫn rất tốt. Ông khẳng định với tôi một lần nữa là không có chuyện Bác Hồ đặt tên cho bà Lê Hiền Đức như đã từng nói với tôi 4 năm trước. Tôi hỏi thêm hai người từng là cán bộ giúp việc Bác Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc về chuyện Bác đặt tên cho bà Lê Hiền Đức, thì cả hai đều khẳng định với tôi là không có chuyện đó. Bà Nguyễn Thị Tuệ Oanh, nguyên cán bộ Hội Phụ nữ Cứu quốc, vợ của ông Nguyễn Chấn, nguyên Bộ trưởng Bộ Điện Than trước đây, người từng được điều động giúp việc đánh máy cho Bác khi Bác dịch cuốn sách "Tỉnh ủy bí mật ở chiến khu Việt Bắc", nói rằng thời gian ở chiến khu những người giúp việc Bác mà bà biết không có ai được Bác đặt tên là Lê Hiền Đức cả.
Còn ông Dương Văn Phúc, nguyên cán bộ văn phòng phụ trách cơ yếu của Văn phòng Trung ương Đảng năm 1945, 1946, sau đó là cán bộ cơ yếu của Văn phòng Phủ Thủ tướng trong kháng chiến chống Pháp, con rể của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, sau này là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, một trong những người giúp việc lâu năm, gần cận của Bác Hồ, khẳng định với tôi trong kháng chiến chống Pháp không có ai là Lê Hiền Đức được giao dịch mật mã cho Bác Hồ và Bác Hồ không đặt tên cho ai là Lê Hiền Đức cả. Ông bảo tôi, với tư cách nhà báo tôi nên viết rõ chuyện này trên báo để mọi người được biết.
Để kết thúc bài viết này, tôi xin nhắc lại câu nói của ông Tạ Quang Chiến với tôi: “Tôi là một trong số 18 người được Bác Hồ đặt tên trong kháng chiến chống Pháp. Những người khác được Bác Hồ đặt tên tôi đều biết và đều có tài liệu, tư liệu lưu trữ trong Bảo tàng Hồ Chí Minh, trong đó không có tên bà Lê Hiền Đức. Ai muốn tìm hiểu thêm về điều đó xin mời đến Bảo tàng sẽ rõ
Dương Đức Quảng

Phần nhận xét hiển thị trên trang