Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

Bí mật của lịch sử


- Người mẫu biểu diễn một show chỉ được 200.000đ đến 400.000đ nhưng ai cũng xài đồ hiệu, đi xe sang, ở nhà đẹp... Đó là một bí mật của lịch sử.
- Lương cỡ chủ tịch tỉnh và tương đương chỉ hơn chục triệu đồng nhưng ai cũng có biệt thự và nhà thờ họ khủng. Đó là một bí mật của lịch sử.
- Làm công chức mỗi tháng nhận lương chỉ hơn 2 triệu đồng một xí nhưng người ta sẵn sàng cầm sổ đỏ của bố mẹ để lấy 300 triệu đồng chạy vào công chức. Sau đó nhịn ăn, nhịn mặc 12 năm mới thu hồi lại vốn. Đó là một bí mật của lịch sử.
- Nhiều người làm báo không lương, chỉ được cơ quan cho cái danh nghĩa, viết bài nào ăn bài đó nhưng vài tháng sau mới nhận được nhuận bút, vậy mà những người này thường tậu nhà, sắm xe hơi trước cả những nhà báo ở tờ báo có thu nhập cao. Đó là một bí mật của lịch sử.
- Nhà thơ làm một bài thơ được trả nhuận bút 50.000đ; nhà văn viết một truyện ngắn được trả 200.000đ; phải tự bỏ tiền ra in sách của mình nhưng ai cũng tồn tại. Đó là một bí mật của lịch sử.
- Hàng chục vạn cử nhân thất nghiệp nhưng ai cũng chạy đôn chạy đáo để vào đại học. Đó là một bí mật của lịch sử.
- Rất nhiều người nói xấu vợ nhưng những người đó thường sống với vợ cho đến chết. Đó là một bí mật của lịch sử.
- Rất nhiều bài diễn văn lê thê ai cũng lắc đầu nhưng ai cũng vỗ tay. Đó là một bí mật của lịch sử.
- Rất nhiều điều của lịch sử bị viết sai lêch nhưng ai cũng phải học, thi, trích dẫn và vận dụng nó. Đó là một bí mật của lịch sử.
- Xung quanh ta tồn tại rất nhiều bí mật "ai cũng nhìn thấy". Đó là một bí mật của lịch sử.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Với câu hỏi tại sao chúng ta tốt thế, tại sao dân tộc ta thông minh mà vẫn nghèo, vẫn kém phát triển, không chịu phát triển?

LO LẮNG, THÔNG MINH VÀ NGHÈO!
Ts Lê Vĩnh Triển - Rất có thể cả hai yếu tố văn hóa và thể chế cùng là nguyên nhân của cái mối liên hệ “thông minh nhưng vẫn nghèo”. Xin lạm bàn về tâm lý lo lắng để góp một góc nhìn trả lời cho mối liên hệ “lạ đời” nêu trên.

Lo lắng khắp mọi nơi, mọi lúc. Ở các nơi công cộng như bến xe, chợ búa, đặc biệt các nơi công quyền…Đôi khi, thử tách mình ra một chút, để ý những người xung quanh, bạn có thể nhận thấy sự ưu tư lo lắng, đến mức khắc khổ trên gương mặt của họ, những đồng bào của mình (và có thể của cả mình). Nếu có dịp ra nước ngoài, chúng ta có thể có cái nhìn khách quan và mang tính so sánh hơn. Qua nhiều sân bay quốc tế, gương mặt của người ngoại quốc bạn gặp thường thư giãn, họ đứng ngồi khoan thai, không dành hàng, dành chỗ. Họ có thể phải gấp, đi nhanh khi bị trễ chuyến nhưng đó không phải là những tình huống thông thường.

Trong những tình huống thông thường, bạn vẫn có thể nhận ra nét ưu tư lo lắng nhiều khi đến tội nghiệp của đồng bào mình, thường nhốn nháo, tranh chỗ, lăng xăng không một chút thong thả, thong dong như người các nước (trừ những người Việt đã ở lâu ở nước ngoài!). Về đến sân bay quốc nội (TSN chẳng hạn), nét lo lắng, không khí có phần chụp giựt (xin lỗi) thật sự hiện rõ, những gương mặt, dù có thể sắp vỡ òa gặp lại người thân đi chăng nữa, vẫn hối hả, đầy âu lo. Tại sao?

Không cần nói đến những lo lắng chung về vệ sinh thực phẩm, về ô nhiễm môi trường...là nỗi lo chung của số đông chúng ta (vốn hẳn đã nặng nề và thường trực hơn so với dân các nước phát triển!), chỉ cần bàn đến những lo lắng của riêng từng người, các bạn có thể hình dung tại sao gương mặt chúng ta đầy khắc khổ. 

Biết bao nhiêu người lao động phổ thông còn có cái gì trong đầu mỗi ngày ngoài nỗi lo làm sao thu nhập hôm nay đủ vài ký gạo, vài bó rau và có chút cá thịt cho gia đình. Bao nhiêu công nhân còn có thể suy nghĩ gì hơn, xa hơn ngoài nỗi lo thu nhập tháng có đủ tiền nhà, đủ tiền ăn, đủ tiền đóng học cho con, đóng cho bảo mẫu tư hay công, trong tâm trạng lo toan thường trực cho sự an nguy của con mình. Đó là chưa kể tiền hụi, trả tiền vay cắt cổ. 

Người thân có bệnh mà vào bệnh viện thì lo lắng không biết phải quen biết bác sĩ này, gửi gắm y tá kia để có thể được quan tâm chăm sóc vốn cũng chỉ là trách nhiệm của giới y bác sĩ, nhưng vẫn cứ lo. Công chức nhà nước cũng chia sẻ những nỗi lo tương tự nhưng có thể ít khắc nghiệt hơn. Lo lắng ngập tràn trong đầu bạn khi không biết xin học cho con có được không, con có được đối xử công bằng, con nhỏ có bị stress (căng thẳng thần kinh) vô ích ở trường hay không. Lo lắng đến căng thẳng mọi gia đình khi con trẻ tới tuổi đến trường, đến năm thi cử. Đến cửa quyền chứng vài giấy tờ, làm vài thủ tục thì đã lo từ sáng sớm liệu phải ăn nói sao cho phải phép, liệu có bị hoạch họe nạt nộ gì không. 

Ra đường nhiều khi nơm nớp lo sợ bị thổi phạt vì những lỗi không đâu, bị sập hố ga, va dây điện… Có việc phải tiếp xúc cơ quan công quyền, thì năm ba ngày trước đã tràn ngập lo toan. Đó là chuyện dân với muôn vàn nỗi lo!

Còn quan chức, liệu có thời gian để suy nghĩ gì cao xa cho tổ chức chứ chưa nói đến quốc gia dân tộc khi mất hết thời gian để lo giải quyết sự vụ, mà những sự vụ này liên tục xãy ra và là hậu quả của việc thiếu những hoạch định mang tính chiến lược lâu dài. Như một vòng lẩn quẩn, những sự vụ này làm lại cho các quan chức không còn thời gian để nghĩ ra những hoạch định chiến lược nào cả. 

Bộ này loanh quanh đối phó với chặt cây, bộ kia lo lắng với vỡ đường ống, bộ nọ lo quy định cách gọi chức danh cho học sinh tiểu học. Có bộ thì không quản lý nỗi hàng ngàn người dân nước ngoài vào lao động bất hợp pháp…Tất cả lẩn quẩn trong quá nhiều sự vụ là hậu quả của việc thiếu kế hoạch, chiến lược quản lý tổng thể, chưa nói tới triết lý phát triển gì cả. Đó là chưa kể quan chức các cấp trong đầu có thể quá nhiều những lo toan lợi ích cá nhân, liên quan phân quyền, bổ nhiệm,…giữ ghế. 

Tầng tầng lớp lớp quan chức nếu phải như thế, trong đầu chồng chất những nỗi lo cá nhân, chống đỡ với dư luận thì thời gian đâu mà nghĩ dài hơi, nghĩ cho quốc gia dân tộc. Thời gian đâu cho suy nghĩ mang tính chiến lược, cho tương lai? Giới doanh nhân thì chẳng khá gì hơn. Làm sao đầu tư phát triển dài hạn khi hàng ngày phải đối phó với bao nhiêu kiểm tra, vòi vĩnh. Làm ăn quy mô lớn được một chút thì thời gian chỉ dành lo nghĩ sao lấy lòng được ông này giữ quan hệ với ông kia để tồn tại. Trí thức thì lo toan đời sống, lẩn quẩn trong kiếm chác tích lũy, ngày càng lẫn lộn giữa các thang đo vật chất và tinh thần, lo toan cho thăng tiến mà quên mất uy tín của tri thức là tiếng nói cải tạo xã hội, phản biện cái xấu.

Một xã hội có quá nhiều nỗi lo, bao trùm từ dân đen cho đến quan chức nhà nước, từ doanh nhân cho đến trí thức…lấn át cả nỗi lo đáng có của chuyện phải hoàn thành công việc, bổn phận, thì tự hỏi sẽ còn bao nhiêu phần trăm đầu óc, não bộ cho tư duy, cho mơ ước, cho viễn kiến xa rộng để đưa gia đình tốt hơn gia đình cha ông mình, để đưa đất nước sánh vai với lân bang, thế giới.

Với câu hỏi tại sao chúng ta tốt thế, tại sao dân tộc ta thông minh mà vẫn nghèo, vẫn kém phát triển, không chịu phát triển, người viết muốn nhấn mạnh rằng, khi nỗi lo đã đầy ắp trong đầu một người dù thông minh thì làm sao người đó có thời gian cho tư duy, cho suy nghĩ? Nỗi lo đầy ắp trong đầu một dân tộc thông minh thì làm sao dân tộc đó còn không gian trí tuệ để tư duy, để phát triển, để cạnh tranh mạnh mẽ như những dân tộc khác dù có thể họ ít thông minh hơn nhưng rãnh rang đầu óc để bay xa và bay cao!

Tóm lại, một dân tộc thông minh nhưng tràn ngập những NỖI LO rình rập thì thử hỏi còn bao nhiêu phần trăm đầu óc cho suy nghĩ, cho mơ ước cao xa và cho phát triển? 

Hỏi sao không nghèo?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Nỗi đau văn hoá”


Tương Lai - Liệu đây có là minh chứng của việc “mang chứng bệnh ngoài da vào bên trong nội tạng” mà đã có lần tôi thưa với ông Sáu nhân chuyện ông muốn tôi tóm tắt vụ án “Nhân văn - Giai phẩm” cho ông nghe? Hôm ấy tôi đã dẫn lời của M. Gorki: “Cách mạng đã đánh đổ nền quân chủ, điều đó đúng! Nhưng điều đó có lẽ cũng có nghĩa rằng cuộc cách mạng đã mang chứng bệnh ngoài da vào bên trong nội tạng. Người ta không được phép tin rằng cách mạng đã chữa trị và làm phong phú cho nước Nga về mặt tinh thần” *

Nhân kỷ niệm 20 năm “Thư gửi Bộ Chính trị” của Võ Văn Kiệt, bọn chúng tôi ngồi lại với nhau bên ấm trà để nói về tính cập nhật của những vấn đề ông Sáu Dân đưa ra từ dạo ấy và để tưởng nhớ ông. Trong dòng chảy của những kỷ niệm cũng như những lần gặp nhau trước đây không hẹn mà gặp, sôi nổi và xúc động nhất vẫn là chuyện ông Sáu với trí thức và văn nghệ sĩ. Và rồi cũng như mọi lần, tiết mục Nguyễn Duy đọc thơ vẫn được dành cho phần kết thúc. Cũng lại là mấy bài bạn tôi đã từng “liều mạng” đọc cho ông Sáu Dân nghe, trong đó hay được “tái bản” là bài thơ vừa ráo mực của Duy mà ông Sáu là người đầu tiên nghe chính tác giả đọc.

Chúng tôi cứ muốn nghe hắn đọc bài ấy vì có lần Duy thuật lại lời ông Sáu: “Vừa qua, tôi đã nghe và đã đọc bài thơ Bán Vàng của nhà thơ Nguyễn Duy. Theo tôi, đó là một bản án nhân tình đối với chế độ của chúng ta. Đau, nhưng là sự thật. Chúng ta cần chân thành nhìn nhận sự thật, để cùng nhau vươn lên, vượt qua giai đọan khó khăn. Muốn vượt lên thì phải có niềm tin. Mà cốt lõi của niềm tin là tin ở con người…”.

Đó là khoảng giữa năm 1981. Rồi Duy kể tiếp: “Vì lẽ đó mà khoảng đầu thu năm 1982, ông Sáu Dân chuẩn bị thôi Bí thư Thành ủy để ra Hà Nội. Nguyễn Quang Sáng chợt nảy sáng kiến họp mặt vài anh em bạn ruột (ngay tại căn hộ lụp xụp của ông trong khu tập thể 194 B Nam Kỳ Khởi Nghĩa) để mời ông Sáu đến… chơi! Ông Sáng nói: “Quý trọng ông Sáu thì tụi mình mới mời ổng uống ly rượu đế. Trước, để coi ổng có chịu chơi không. Sau, để nói thẳng nói thật với ổng chút ít tâm sự của tụi mình về tình hình thế sự”. Và rồi trong buổi đó Nguyễn Duy “xin đọc tặng anh Sáu một bài thơ vừa ráo mực, bài “Đánh thức tiềm lực”,

……

Cần lưu ý
lời nói thật thà có thể bị buộc tội
lời nịnh hót dối lừa có thể được tuyên dương
đạo đức giả có thể thành dịch tả
lòng tốt lơ ngơ có thể lạc đường

Cần lưu ý
có cái miệng làm chức năng cái bẫy
sau nụ cười là lởm chởm răng cưa
có cái môi mỏng hơn lá mía
hôn má bên này bật máu má bên kia
có trận đánh úp nhau bằng chữ nghĩa
khái niệm bắn ra không biết lối thu về

Cần lưu ý
có lắm sự nhân danh lạ lắm
mượn áo thánh thần che lốt ma ranh
nhân danh thiện tâm làm điều ác đức
rao vị nhân sinh để bán món vị mình

Cần lưu ý
có lắm nghề lạ lắm
nghề mánh mung cứa cổ bóp hầu nhau
nghề chửi đổng, nghề ngồi lê, nghề vu cáo
nghề ăn cắp lòng tin và chẹt họng đồng bào
có cả nghề siêu nghề gọi là nghề không làm gì cả
thọc gậy bánh xe cũng một thứ nghề...

Bộ sưu tập những điều ngang trái ấy
phù chú ma tà ru tiềm lực ngủ mê ….

clip_image002
                                                     Nguyễn Duy đọc thơ, tháng 8.2015

Duy kể: “Không ngắc ngứ, không ngừng nghỉ, tôi kéo một lèo khoảng mười phút cho đến hết bài thơ. Thấy ai nấy ngồi lặng. Ông Sáu cũng im lặng chốc lát, mới chậm rãi: “Nặng lắm. Nhưng chịu được”. Hình như ông vừa trải qua một cuộc tra tấn. Rồi ông tiếp: “Nếu kể về cái tiêu cực thì tôi kể một tuần lễ không hết. Còn nếu kể về cái tích cực thì tôi kể một tháng cũng không hết. Nhưng vấn đề ở đây không phải là chống tiêu cực hay biểu dương tích cực. Vấn đề ở đây là con người, là văn hóa. Con người có thức dậy thì đất đai mới thức dậy được…”.

Bài thơ đọc cho “người dám “chịu nghe” những gì khác đi, thậm chí là ngược lại cái công thức phát ngôn chính thống, dám hành động vừa quyết đoán vừa nhân tình… như ông Sáu Dân” kết thúc buổi “luận bàn thế sự” của chúng tôi bằng chính ý tưởng “vấn đề ở đây là con người, là văn hóa”. Trong mớ bòng bong của những sự kiện, những tình huống đan chen nhau của buổi ấy, nhìn ra được cái vấn đề của vấn đề như ông Sáu Dân không dễ chút nào. Mà đâu chỉ câu chuyện cách nay gần bốn thập kỷ. Trong âm vang của những ngày kỷ niệm lớn hôm nay, 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Tuyên ngôn Độc lập 2.9 khơi dậy trong đời sống đất nước những hoài niệm hào hùng vẫn không sao nguôi ngoai được nỗi đau văn hoá đang ray rứt tâm hồn Việt Nam.

Vâng, văn hoá. Mà nói đến văn hoá chính là nói đến con người. Chỉ nói một chuyện: báo chí liên tiếp đưa tin những vụ giết người man rợ gây sốc trong tâm trạng xã hội thời gian qua là gì nếu không là sự cảnh báo sự lâm nguy của văn hoá. Xin miễn phải đưa dẫn chứng bằng việc kể ra những vụ giết người liên tiếp xảy ra chỉ trong một tháng qua ở Hải Phòng, ở Bến Tre, rồi Nghệ An, Yên Bái, Gia Lai… mà báo chí nhà nước đã đưa tin. Nghe đâu đã có chỉ đạo để ngòi bút nhà báo không được tô đậm thêm màu đen của tội ác trong mắt người đọc, thế mà cứ lật trang báo ra là lại thảng thốt với những tin đâm chém, cắt cổ, giết người từ đường phố đến nhà trường, vào mái ấm gia đình. Mà nguyên nhân dẫn đến hành vi tột cùng của tội ác lại có khi rất vu vơ! Nói chữ nghĩa ra là rất phi logic trong động cơ thúc đẩy việc giết người. Giết hết sức hết sức dã man tàn bạo. Đáng sợ hơn nữa là giết cả trẻ mới hai tuổi chỉ để đề phòng “sau này khỏi bị trả thù” như thủ phạm ráo hoảnh trả lời. Khủng khiếp ở chính chỗ này đây.

Đành rằng trên thế giới chẳng thiếu chuyện giết người. Hiện tượng IS giết người thật đáng sợ, và đáng sợ không chỉ là chuyện giết chóc tàn phá mà bản chất, nguyên nhân cũng như hệ luỵ lâu dài của nó thì cho đến nay vẫn chưa ai phân tích cho cặn kẽ. Rồi chuyện xả súng bắn chết thường dân, kể cả trẻ em đang học trong nhà trường ở Mỹ, nơi Tổng thống Obama thừa nhận đã thất bại vì không đưa ra được đạo luật hạn chế và cấm người dân sở hữu và sử dụng vũ khí. Mà cũng chẳng riêng gì ở Mỹ. Thế nhưng, không nói những sát thủ bị bệnh tâm thần, chuyện giết người man rợ chỉ vì những lý do vu vơ theo kiểu cho là đã “nhìn đểu”, hoặc va quẹt xe máy, có khi chỉ là do ăn trộm mấy quả chanh trong vườn, thậm chí đâm chết sáu mạng người trong đó có cả người từng yêu chỉ vì gia đình người yêu phản đối, thì quả không nhiều như ở ta.

Lý do giết người càng vu vơ chẳng đâu vào đâu thì nỗi đau văn hoá càng dữ dội!

Liệu đây có là minh chứng của việc “mang chứng bệnh ngoài da vào bên trong nội tạng” mà đã có lần tôi thưa với ông Sáu nhân chuyện ông muốn tôi tóm tắt vụ án “Nhân văn - Giai phẩm” cho ông nghe? Hôm ấy tôi đã dẫn lời của M. Gorki: “Cách mạng đã đánh đổ nền quân chủ, điều đó đúng! Nhưng điều đó có lẽ cũng có nghĩa rằng cuộc cách mạng đã mang chứng bệnh ngoài da vào bên trong nội tạng. Người ta không được phép tin rằng cách mạng đã chữa trị và làm phong phú cho nước Nga về mặt tinh thần” 

Giờ đây tôi vẫn không quên được ánh mắt ưu tư của Võ Văn Kiệt khi nghe tôi dẫn ra lời cảnh báo ấy. Theo cảm nhận của tôi, có suy tư đó mới có được sự nhẫn nại dám nghe những “lời nói thật thà có thể bị buộc tội/ lời nịnh hót dối lừa có thể được tuyên dương” của một thực trạng nhầy nhụa “có cái miệng làm chức năng cái bẫy/ sau nụ cười là lởm chởm răng cưa/ có cái môi mỏng hơn lá mía/ hôn má bên này bật máu má bên kia”. Nhẫn nại nghe để từ đó mà hiểu được trong những lời thơ gai góc bật ra từ trái tim yêu thương và phẫn nộ“một bản án nhân tình đối với chế độ của chúng ta”. Và phải chăng để từ đó mà cảm nhận được, thấu hiểu được “nỗi đau văn hoá”. Vì, nói như Nguyễn Duy “hình như ông vừa trải qua một cuộc tra tấn” để rồi thốt ra những lời gan ruột:“Nặng lắm. Nhưng chịu được”.

Quả vậy, nặng, rất nặng đó là sức nặng của một quyết tâm để cố đưa đến những quyết sách mà Võ Văn Kiệt đã cố gắng thúc đẩy cho đến phút cuối. Cũng vì vậy, cái điệp khúc “Giá như lúc này có ông Sáu Dân” lại được xúc động nhắc lại. Có người nói to lên. Cũng có người đắm mình trong những hoài niệm. Trong nỗi đau văn hoá đang gặm nhấm tâm hồn của những người ưu tư về vận nước càng da diết nghĩ đến lời nhắn gửi của Ông: “Muốn vượt lên thì phải có niềm tin. Mà cốt lõi của niềm tin là tin ở con người”.

Làm sao tin khi “chứng bệnh ngoài da đã vào bên trong nội tạng” thì xin khất đến “Mênh mông thế sự 10”.

29.8.2015
Tương Lai
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Liệu VN ta có khá hơn không?

Bi kịch của xã hội Trung Quốc: 
Kẻ giàu thiếu tầm nhìn! Tri thức thiếu lương tri!
Bi kịch của xã hội Trung Quốc có rất nhiều, nhưng sâu sắc nhất nằm ở tầng lớp tinh anh của xã hội, có thể khái quát bằng hai câu: Người giàu không có tầm nhìn! Tri thức không có lương tâm!

Người giàu không có tầm nhìn!
Hơn 30 năm trở lại đây, với việc Trung Quốc thoát khỏi nghèo khó, một bộ phận người giàu vượt lên trước, trong nhóm người giàu lại có không ít người siêu giàu trở thành tâm điểm chú ý của thế giới! Ở đây có hai vấn đề:

– Trong những người này có bao nhiều người giàu lên nhờ vào trí tuệ của mình thực sự cùng với sự cần cù lao động?

– Những người siêu giàu có kéo theo sự thịnh vượng chung cho người dân trong nước chưa?

Vấn đề này, tin rằng những ai có trí tuệ bình thường đều có thể tự trả lời được.

Theo truyền hình Hồng Kông: 1% người giàu ở Trung Quốc đại lục sở hữu 41% tổng của cải toàn dân trong nước, trong khi đó ở đất nước giàu nhất thế giới như Mỹ thì tỷ lệ chỉ là 4%. Có thể thấy chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc so với Mỹ là khác biệt rất xa.

Trong tình trạng này, người siêu giàu ở Trung Quốc dùng tài sản làm gì?

Trả lời câu hỏi này có thể xem lại vài số liệu sau:

Một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Quốc là tỉnh Sơn Tây, thế mà lại có người bỏ tiền ra mua một lúc 20 chiếc xe hummer. Trung Quốc là nước vừa mới vượt qua “chuẩn nghèo” 1000 USD (thu nhập bình quân người/năm – ND), tuy nhiên đây lại là nước chi dùng xa xỉ phẩm vào loại hàng đầu thế giới. Hơn 100 triệu tệ chi cho đồng hồ Rolex, 300 ngàn tệ chi cho Cartier trâm, 5 triệu tệ cho kim cương… Những hạng mục xa xỉ phẩm từ nước ngoài vào Trung Quốc ngày càng nhiều với tốc độ ngày càng nhanh hơn. Người giàu Trung Quốc thích “xa xỉ phẩm”, họ chi mạnh tay và hào phóng đến người giàu nhất thế giới như Rockefeller cũng phải kiêng nể…

Remy Martin của Pháp có thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc! Những sòng bạc ở Myanmar mang lại doanh thu lớn cho nước này, nhưng chủ yếu nằm ở biên giới Trung Quốc-Myanmar, những kẻ quăng tiền vào đó chủ yếu là người giàu và quan chức chính phủ Trung Quốc. Dịch vụ khiêu dâm ở Thái Lan là trụ cột của ngành công nghiệp du lịch nước này, tại các tụ điểm khiêu dâm người giàu Trung Quốc thuộc loại khách hào phóng nhất.

Những kẻ lắm tiền này có ý thức thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho người dân trong nước không?

Phần tử tri thức thiếu lương tri!

Phần tử tri thức là lớp người tiên tiến dẫn dắt xã hội ở bất kỳ quốc gia nào. Nhưng phần tử tri thức Trung Quốc xuất phát từ một nền giáo dục có vấn đề nên không thể phát huy được tác dụng này. Những vấn đề liên quan đến phần tử tri thức có rất nhiều, nhưng “thiếu lương tri” là vấn đề chủ yếu.

“Lương tri” là gì? Đó là ý thức mạnh mẽ về trách nhiệm xã hội và bảo vệ đạo đức; là dũng khí sống vì chân lý; là kiên quyết không vì những cái lợi trước mắt mà bị thế lực đen tối mua chuộc.

Một người dân bình thường có thể “lương tri” còn yếu; nhưng phần tử tri thức tuyệt đối không thể thiếu “lương tri”! Một dân tộc mà phần tử tri thức thiếu lương tri thì dân tộc đó không có hy vọng gì!


Ví dụ tiêu biểu về phần tử tri thức có lương tri ở Trung Quốc cận đại có thể kể là Đàm Tự Đồng và Thu Cẩn. Sau biến pháp Mậu Tuất thất bại (1898), Đàm Tự Đồng thành tội phạm truy nã của triều đình, lính triều đình đến nơi ở bắt ông. Khi đó Đàm Tự Đồng có đủ thời gian để chạy thoát, giống như bạn của ông là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lưu vong ở Pháp. Thế nhưng Đàm Tự Đồng quyết không bỏ chạy, ông đã nói với người bạn khi đến báo tin: “Những nhà cách mạng phương Tây không tiếc sinh mạng, nhưng ở Trung Quốc chuyện này thật hiếm hoi, xin lấy Tự Đồng làm khởi đầu!”

Ngày nay, phần tử tri thức nhiều hơn thời Đàm Tự Đồng và Thu Cẩn cả trăm lần, nhưng mấy người có ý thức trách nhiệm vì dân và dũng khí đạo đức như vậy? Bao nhiêu người có “lương tri” thật sự?

Thực ra Trung Quốc ngày nay cũng có những phần tử tri thức biết giữ “lương tri”, nhưng số người này đặt trong tập đoàn khổng lồ chỉ có thể là con số “vô cùng nhỏ nhoi”.

Trung Quốc có bao nhiêu giáo sư đại học “luồn cúi quyền lực” hoặc “tham lợi bán điểm”?

Có bao nhiêu người làm nghề chữ nghĩa vì chút tiền mà đưa tin giả, tô vẽ hỗ trợ bọn tham quan?

Có bao nhiêu “nhà văn” viết tiểu sử cho lũ sâu mọt quốc gia?

Có bao nhiêu “nhân sĩ nổi tiếng” vì áo quan đung đưa trước mắt mà vứt bỏ nguyên tắc?

Có bao nhiêu kẻ biên soạn cái gọi là “Sổ tay danh nhân”, “Sổ tay nghệ thuật gia”?

Có bao nhiêu thầy thuốc làm nghề “môi giới dược phẩm”?

Có bao nhiêu thầy cô tìm mọi cách đào tiền trong túi học trò?

Có bao nhiêu “nhà kinh tế học” vì “tiền thưởng” của bọn tài phiệt mà đứng trên danh nghĩa chức vị uy quyền nói ra những lời lẽ hoang đường?

Có bao nhiêu tên lưu manh văn hóa biến bọn trùm xã hội đen thành doanh nhân?

Ở Trung Quốc, thiếu “lương tri” có lẽ không chỉ là nhóm phần tử “tri thức”; nhưng phần tử tri thức có “cảnh giới” cao hơn những người bình thường, nên có nghĩa vụ giữ “lương tri” của mình nhiều hơn so với những người bình thường.

Nếu phần tử tri thức chỉ biết tranh giành lợi ích cá nhân, cái giá cho mỗi lợi ích cá nhân được thỏa mãn sẽ là sự hy sinh nguyên tắc “gìn giữ công chính”, vì nó có được bằng sự mua chuộc, bằng sự hy sinh nguyên tắc chuẩn mực. Một phần tử tri thức bị mua chuộc thì không thể nào còn tồn tại “lương tri”.

Khi phần tử tri thức mất lương tri thì sẽ mất đi sự tôn trọng của toàn xã hội, cái giá phải trả là rất lớn! Những bài học bi kịch kiểu này có vô số trong lịch sử Trung Quốc.

Theo NTDTV
Tinh Vệ biên dịch

Phần nhận xét hiển thị trên trang

4 câu chuyện cho thấy chết chưa hẳn là hết


Người tự sát trước đó có thể cứ nghĩ rằng chết là hết, sẽ giải thoát được cho bản thân, nhưng sự thật thì họ là đang tạo thành nghiệp tội vô tận cho chính bản thân mình, muôn đời muôn kiếp cũng trả không hết …
Tự sát chính là đang tạo vô số tội nghiệp, Diêm Vương 
ghét nhất là loại người này (Ảnh minh họa từ Internet)
Tôi biết có một người bạn học của chị họ. Anh ấy vốn dĩ học hành rất xuất sắc, sau khi tốt nghiệp đại học đã được tuyển vào làm việc ở một ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, thu nhập khá là cao. Tuy nhiên vì thất tình, lãnh đạo lại hay làm khó dễ, vậy nên anh nhất thời dại dột, đã uống thuốc ngủ tự sát. Vì là con trai độc nhất, cha mẹ của anh ta sau cái chết của con mình vô cùng đau khổ và trở nên trầm cảm, không thiết sống nữa.

Chị họ tôi nghĩ đến tôi trước giờ không ngừng tinh tấn tu học Phật Pháp, nghĩ chắc sẽ có biện pháp hay để khuyên bảo họ. Nhận lời mời của chị họ, tôi đã đến nhà cha mẹ của người bạn học này cùng trò chuyện chia sẻ vài lần. Cuối cùng họ cũng đã nghĩ thông suốt, bây giờ đã có thể đi làm, sinh sống bình thường, và điều đáng mừng là họ còn thường xuyên chia sẻ cảm nghĩ trong việc tu luyện Phật Pháp của mình với tôi.

Xã hội ngày nay, quả thật là giống như hiện trạng mạt Pháp mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như các tôn giáo khác đã giảng nói, con người vô cùng dính mắc vào đời sống vật chất, thêm vào đó là những độc hại của vô thần luận, cái gì cũng không tin. Chính ngay tại một số ít người tin vào Thần, nhưng cũng không phải thật sự tin tưởng, họ coi việc bái lạy Thần Phật như là một loại giao dịch, bái lạy Thần Phật là để muốn phát tài, sinh con đẻ cái, trừ bệnh tiêu nạn … Thử hỏi có mấy ai là chân tín chân tu đây?

Bước ra khỏi ngưỡng cửa miếu đường, liền nghĩ gì là làm nấy, không tuân thủ giới luật, coi việc đấu đá tranh giành thành sự nghiệp, tư tưởng mê loạn mà còn kiêu căng, thân tâm mệt mỏi chịu khôn thấu. Nhất là những đứa con một, hằng ngày được cha mẹ thương yêu chiều chuộng hết mực, vốn không hiểu được hiếu đạo và biết ơn là gì, khả năng chịu đựng cũng rất yếu kém, hễ có chút gì không vừa ý, động một chút là xích mích với cha mẹ, bỏ nhà ra đi. Điều nghiêm trọng nhất chính là tự sát, khiến cha mẹ vô cùng thống khổ, xã hội ảnh hưởng ít nhiều. Thật ra, cuối cùng chính là tạo thành nghiệp tội vô tận cho chính bản thân mình, muôn đời muôn kiếp cũng trả không hết. Dưới đây chính là vài câu chuyện có liên quan:


Câu chuyện thứ nhất: Trả hết nợ rồi hãy đi

Có một hòa thượng đã cứu sống một người tự sát. Người đó từ từ tỉnh lại, nói với vị hòa thượng rằng: “Cảm tạ đại sư, nhưng ngài không cần thiết phải tốn hơi sức để cứu tôi làm gì, tôi đã hạ quyết tâm là sẽ không sống tiếp nữa. Hôm nay không chết, ngày mai tôi cũng lại tự kết liễu đời mình thôi”. Hòa thượng thở dài một hồi, nói: “Tôi thật sự là không thể nào ngăn cản cậu được, nhưng tôi muốn hỏi thử, những gì cậu nợ đã trả hết hay chưa?”

Người kia cảm thấy rất kinh ngạc, hỏi: “Nhà tôi tuy gia cảnh không lấy làm khá giả, nhưng vẫn ấm no không thiếu thốn, hơn nữa trước giờ chưa từng thiếu nợ ai cả”.

Vị hòa thượng chậm rãi nói: “Hình hài của cậu là mượn từ ba mẹ, vậy cậu đã mắc nợ ba mẹ cậu; hết thảy mọi thứ cậu ăn, cậu mặc, đều là vay mượn từ thiên nhiên, vậy cậu đã mắc nợ đối với thiên hạ; tri thức cũng như trí huệ của cậu là được vay mượn từ thầy, vậy đã mắc nợ người thầy của cậu. Những món nợ mà con người ta thiếu giống như loại này ngay tại kiếp này đây quả thật là quá nhiều, cậu đều đã trả hết chưa?”.

Người kia nghe xong, giật mình hoảng hốt nói: “Nếu nói như vậy, tôi quả thật đã mắc nợ rồi, nhưng tôi không biết phải trả như thế nào?”. Hòa thượng mỉm cười nói: “Đây nào có khó gì? Chỉ hai chữ thôi đã là đủ rồi”.

Người đó ngẩn ra, nhanh miệng nói: “Cúi xin đại sư chỉ điểm”. Hòa thượng lại mỉm cười, nói:“Hai chữ ‘trân quý’ mà thôi”.

Người đó suy nghĩ một hồi, bái lạy vị hòa thường, rồi quay mình ra khỏi cửa chùa, tinh thần phấn khởi mà đi.

Câu chuyện thứ hai: Sau khi tự sát sẽ phải đọa xuống địa ngục

Vào Tháng 5, năm thứ 7 Khang Hy, Trương Đại, người Trấn Giang, Dương Châu bị bệnh nặng và qua đời, sau đó gặp được Diêm Vương. Diêm Vương nói: “Bắt nhầm người rồi! Nếu ông đã đến đây rồi, nhân tiện phiền ông giúp ta gửi một bức thư đến dương gian vậy”.
Thế là, ông được quỷ tốt dẫn đến tham quan một thành phố, trên tấm biển treo ở cửa thành có viết hai chữ “chết oan”. Ông nhìn thấy rất nhiều hồn ma, kéo theo cái lưỡi dài hơn một tấc, tự nhận là quỷ chết treo. Mỗi ngày đến một thời điểm nhất định, quỷ chết treo cần phải nếm trải cái khổ bị treo cổ lần nữa.

Sau đó, Trương Đại lại nhìn thấy rất nhiều hồn ma khác, thân thể sưng phù, áo quần ướt sũng, tự xưng là quỷ nhảy sông tự vẫn. Còn một số hồn ma, kẻ thì không đầu, kẻ thì đứt họng, kẻ thì thất khiếu chảy máu, tự nhận là những người đời trước tự sát, uống thuốc độc mà chết. Họ mỗi ngày vào giờ quy định phải dựa theo cách chết đời trước mà biểu diễn lại một lần, thật là thống khổ vạn phần.

Những hồn ma đó muôn lời như một, nói: “Chúng tôi lúc còn sống đều cho rằng hễ chết là hết, thật không ngờ rằng sau khi chết, thân lại thống khổ đến thế này, thật sự có hối cũng không kịp nữa rồi”.

Trương Đại hỏi: “Những hồn ma đó đến khi nào mới có thể được đầu thai làm người đây?”.
Quỷ tốt nói: “Không thể nữa rồi. Nói chung hồn ma người tự sát được chuyển sinh làm người trước điện Diêm La Vương là vô cùng ít ỏi. Thân người khó được, vậy mà không biết trân quý lại còn tìm đến cái chết. Những người này, tại âm gian đã cô phụ tấm lòng của Diêm Vương vì ông lúc nào cũng khích lệ họ làm người tốt tại nhân gian; rồi khi sống trên thế gian lại cô phụ công dưỡng dục to lớn của cha mẹ. Huống hồ một người tự sát, sau đó sẽ khiến người nhà trên dương thế đau khổ, thật là hại người không nhẹ. Do đó, Diêm Vương ghét nhất là loại người này, phán họ vào đường súc sinh, không được chuyển sinh làm người…
Xem xong cảnh này, ông trở về báo lại với Diêm Vương, Diêm Vương nói: “Khi ông về đến nhân gian, hãy đem những lời này mà nói rõ với người đời”.

Sau đó Diêm Vương lớn tiếng vỗ mạnh vào bàn, Trương Đại mới giật mình tỉnh dậy.

Câu chuyện thứ ba: Người tự sát dễ chiêu mời quỷ chết oan đến làm người thay thế

Tại nông trang nọ có có một đôi vợ chồng tá điền họ Triệu, hai vợ chồng sống với nhau rất hòa thuận.

Một ngày kia, người vợ nghe nói ông chồng có tình nhân bên ngoài, cũng không biết là thật hay giả.

Bà vợ tính khí vốn điềm đạm dịu dàng, nên cũng không làm ầm ĩ như người ta, chỉ nói đùa với chồng rằng: “Nếu như chàng không yêu thiếp, mà lại đi yêu con hồ ly tinh kia, vậy thì thiếp sẽ treo cổ tự sát cho chàng xem”.

Ngày hôm sau, trong khi người vợ đang ở ngoài đồng ruộng, gặp được một thầy đồng, ông thầy đồng này có cặp mắt âm dương, có thể nhìn thấy ma quỷ ở cõi âm bên kia, nhìn thấy bà, ông kinh hãi la lên: “Sau lưng bà, sao lại có một con quỷ chết treo bám theo vậy!”
Lúc này bà mới biết rằng, ngay cả những lời nói đùa trong lúc nói chuyện, thì ma quỷ cũng đều nghe thấy được.

Phàm là những ai tự sát, nhất định phải tìm được người thay thế mới có thể được đầu thai chuyển sinh, cũng không biết được vì sao cõi âm gian lại quy định như vậy. Có thể là vì chán ghét những người tự sát kia, vậy nên không để họ có được sinh mệnh mới một cách mau chóng. Cũng là để cho con người thế gian sau khi biết được, thì không còn dám tùy tiện tự sát nữa.

Câu chuyện thứ tư: 

Còn có một câu chuyện, nói về một người họ Nhiếp, đi vào núi sâu để tảo mộ, trên đường về nhà, vì là mùa đông đêm dài ngày ngắn, chẳng mấy chốc thì trời đã tối, ông sợ trong núi có cọp beo theo sau, liền chạy thục mạng xuống núi. Sau đó, nhìn thấy ở lưng chừng núi có một ngôi miếu hoang, ông vội vàng chạy vào trong miếu, lúc này trời cũng đã hoàn toàn tối hẳn rồi, thế là liền ở tạm nơi này một đêm.

Bỗng nghe thấy góc tường có tiếng người nói: “Đây không phải là nơi dành người ở, ông hãy mau chóng rời khỏi đây ngay”. Họ Nhiếp hỏi ông ta cớ sao lại ở nơi tối tăm như vậy thì người kia trả lời: “Tôi là con quỷ chết treo, ở đây vốn để đợi người thay thế”. Họ Nhiếp nghe xong, liền rợn cả tóc gáy, vô cùng sợ hãi.

Sau đó liền nói: “Nếu như bây giờ ra ngoài chẳng may bị cọp beo ăn thịt thì sao, thà rằng bị quỷ hại chết, vậy tôi ở cùng với ông vậy”. Hồn ma nói: “Không đi cũng được, nhưng mà âm dương vốn dĩ không chung đường lối, ông không chịu được sự xâm nhiễu của âm khí, tôi cũng không chịu được dương khí, cả hai đều sẽ không được an định; vậy chúng ta mỗi người ở một góc, không đến gần nhau là được rồi”.

Sau đó, họ Nhiếp hỏi hồn ma rằng tại sao cần phải tìm người thay thế. Hồn ma nói: “Ông trời có đức hiếu sinh, vốn không mong muốn con người tự sát. Tựa như trung thần chết vì đất nước, liệt nữ chết vì chồng, tuy đều là tự sát, nhưng không cần phải tìm người thế thân. Còn những người bị hoàn cảnh bức bách đến đường cùng, đã không còn đường để sống nữa, ông trời cũng sẽ niệm tình họ rơi vào cảnh bất đắc dĩ, thế là dựa vào những việc thiện ác của họ làm lúc còn sống mà để họ đi đầu thai, cũng không cần tìm người thay thế.
Nếu vẫn còn có một con đường sống, hoặc vì chút chuyện bất bình liền chịu không nổi, hoặc muốn mượn điều này để liên lụy người khác, liền khinh suất mà tìm đến cái chết, đây chính là làm trái với tấm lòng sinh dưỡng vạn vật của đất trời, vậy nên sẽ bị trừng phạt, đợi đến khi tìm được người thay thế mới thôi. Thời gian bị giam cầm trong nơi u tối thường thường phải trên cả trăm năm hoặc nghìn năm vẫn còn chưa kết thúc”.

Họ Nhiếp hỏi: “Không phải có chuyện dẫn dụ người khác làm thế thân hay sao?”. Hồn ma đáp:“Loại việc như vậy, tôi thật sự không nhẫn tâm để làm! Phàm là những ai chết treo, nếu như là vì để bảo toàn tiết nghĩa mà chết, linh hồn sẽ từ đỉnh đầu thăng lên trên, quá trình tử vong đặc biệt mau chóng. Nếu như là vì phẫn nộ, đố kỵ mà chết, thì linh hồn sẽ từ con tim trở xuống mà đi ra ngoài, quá trình tử vong sẽ tương đối chậm chạp. Ngay tại thời khắc còn chưa tắt thở, hết thảy huyết mạch sẽ chảy ngược trở lại, da thịt như muốn nứt ra, đau như dao cắt, lồng ngực dạ dày tựa như bị ngọn lửa thiêu đốt, khó chịu cùng cực. Trải qua mười mấy khắc, linh hồn mới thoát ra khỏi nhục thể. Nghĩ đến cái khổ này, mỗi khi tôi nhìn thấy có người treo cổ, thì sẽ lập tức ngăn cản, sao lại nỡ lòng dẫn dụ người ta làm thế thân cơ chứ?”
Họ Nhiếp nói với ông ta: “Ông có được thiện niệm như vậy, nhất định sẽ được sinh lên cõi trời vậy”. Hồn ma nói: “Cái này tôi thật không dám mơ xa, chỉ nguyện một lòng niệm Phật để sám hối nghiệp tội khi xưa là tốt lắm rồi!”

Không lâu sau thì trời đã sáng, hỏi nữa thì cũng không nghe thấy tiếng trả lời, nhìn kĩ một cái, hồn ma đã không thấy đâu nữa. Về sau, họ Nhiếp mỗi lần lên mộ bái tế, cũng đều sẽ mang theo một phần cúng phẩm và tiền giấy để tế bái hồn ma kia, những lúc như vậy sẽ luôn có những cơn gió xoáy nhè nhẹ quanh quẩn hai bên. Một năm sau đó, không còn thấy gió xoáy đâu nữa. Lòng nghĩ, chắc thiện niệm đã giúp ông thoát khỏi đường quỷ rồi.

(Tuyển chọn từ “Duyệt vi thảo đường bút ký” của Kỷ Hiểu Lam)
http://tinhhoa.net/nhan-qua-luan-hoi-4-cau-chuyen-cho-thay-chet-chua-han-la-het.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BẮC KINH VÔ CÙNG CĂNG THẲNG TRƯỚC LỄ DUYỆT BINH 3/9

Trung Quốc phá âm mưu thả chim bồ câu 

cài bom nhằm vào lễ duyệt binh

Thanh Niên
02/09/2015 18:30

(TNO) Cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ nhiều nghi phạm bị tình nghi âm mưu thả chim bồ câu cài bom nhắm vào cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ hai ở châu Á vào ngày 3.9 tại thủ đô Bắc Kinh.
Lễ thượng cờ tại Quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) - Ảnh: Reuters

Cảnh sát Trung Quốc đang thẩm vấn những nghi phạm để xác định danh tính và động cơ thực hiện vụ này, theo trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 2.9.

Trang tin tiếng Trung Bowen Press dẫn lời những nguồn tin quân đội Trung Quốc cho hay các nghi phạm đã lên kế hoạch tấn công từ nhiều tháng trước, nhắm vào cuộc duyệt binh ở Quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc).

Để đảm bảo an toàn cho các phi công lái những máy bay quân sự tham gia duyệt binh, quân đội Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm xua đuổi chim khỏi bầu trời, bao gồm cả lệnh cấm thả rông thú nuôi, cấm thả các loại chim kể cả bồ câu tại các quận trung tâm Bắc Kinh.

Chính quyền Bắc Kinh cho hay lệnh cấm này có hiệu lực từ 12 giờ trưa 2.9 (giờ địa phương) nhằm đảm bảo an toàn cho các phi công.

Theo trang tin Bowen Press, các nguồn tin quân đội Trung Quốc cho biết thêm những phi công tham gia duyệt binh cũng được kiểm tra sức khỏe và tư tưởng chính trị kỹ càng vào ngày 31.8.

Phúc Duy
________
 
Đường phố Bắc Kinh trước giờ duyệt binh lịch sử

Dân trí 
02.09.2015
Các tuyến phố trung tâm Bắc Kinh trước cuộc duyệt binh ngày 3/9 đều vắng vẻ, khi hầu hết các tuyến đường sẽ bị cấm từ tối nay (2/9) để chuẩn bị cho sự kiện hoành tráng “chưa từng có tiền lệ”.

Lệnh cấm đường sẽ có hiệu lực từ tối thứ Tư 2/9 tới chiều thứ Năm. Tuyến tàu điện ngầm số 1, chạy từ đông sang tây Bắc Kinh đã được lệnh ngừng hoạt động, trong khi hơn 20 trạm dừng đỗ của 7 tuyến khác đi qua khu trung tâm cũng sẽ tạm đóng cửa để từ 1 giờ đêm nay. Nhiều tuyến đường trong khu vực vành đai 2 cũng sẽ bị cấm, tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng(SCMP) tại Hồng Kông cho biết.

Phố ẩm thực Wanfujing tại Bắc Kinh không một bóng người (Ảnh: SCMP)

Để đảm bảo an ninh, các điểm danh lam thắng cảnh gần đại lộ Changan của Bắc Kinh đều sẽ đóng cửa. Các tuyến phố mua sắm Wanfujing và Qianmen hiện cũng vắng vẻ hẳn so với ngày thường, khi các hộ kinh đoanh đều tạm nghỉ.

Một người phụ nữ Bắc Kinh đi mua sắm trên phố ẩm thực Wanfujing cho biết hơi thất vọng khi tuyến phố “không có chút đồ ăn vặt nào”. Nhưng sự bất tiện này cũng không đáng kể bởi chỉ diễn ra một vài ngày, người này cho biết.

Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố ngày 3 và 4/9 là ngày nghỉ lễ, để mừng 70 năm chiến thắng phát xít và kết thúc Thế chiến II.

Hàng rào an ninh màu xanh được dựng lên quanh khu vực 
quảng trường Thiên An Môn (Ảnh: SCMP)

Để đảm bảo an toàn cho các màn trình diễn của các máy bay, chính quyền địa phương cũng yêu cầu các hộ nuôi chim bồ cầu không thả chim trong thời gian này, tờ Beijing Youth Daily cho biết.

Trong khi đó, những con khỉ được huấn luyện đã được cơ quan chức năng triển khai để phá tổ chim trên các lùm cây trong thành phố, nhằm giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho máy bay trình diễn, SCMP đưa tin.

Ước tính khoảng 10.000 nhà máy tại các tỉnh lân cận Bắc Kinh trước đó được yêu cầu tạm nghỉ để giữ cho bầu không khí tại thủ đô trong lành, trong khi các ô tô trong khu vực sẽ chỉ được ra đường theo ngày chẵn/lẻ để giảm phát tán khí thải.

Thanh Tùng

Phần nhận xét hiển thị trên trang