Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Bên trong biệt thự của Kim Jong Un 26/08/2015

Tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc hôm nay đăng ảnh những căn biệt thự của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un với các trang thiết bị  tiện nghi và sang trọng.
Lãnh đạo Triều Tiên sở hữu 33 biệt thự sang trọng bên ngoài thủ đô Bình Nhưỡng, theo Hexun.com
Theo Hoàn Cầu thời báo, phụ san của Nhân Dân nhật báo (Trung Quốc), lãnh đạo Triều Tiên sở hữu 33 khu biệt thự sang trọng ở trong và ngoài thủ đô Bình Nhưỡng. 
Bên trong biệt thự của Kim Jong Un
Những khu biệt thự có diện tích lên đến hàng trăm nghìn m2, nằm giữa quả đồi xanh mát hoặc bên bờ biển. Đó đều là những vị trí lý tưởng.
Bên trong biệt thự của Kim Jong Un
Vẻ tráng lệ bên trong một căn biệt thự của ông Kim. Nhà lãnh đạo Triều Tiên sở hữu 4 biệt thự tại Bình Nhưỡng. Mỗi khu biệt thự đều bố trí phòng tiệc, nơi câu cá, khu cưỡi ngựa và casino.
Nội thất sang trọng bên trong.
Toàn bộ nội thất đều toát lên vẻ sang trọng.
Bên trong biệt thự của Kim Jong Un
Bên trong một phòng khách.
Bên trong biệt thự của Kim Jong Un
Chi phí tu sửa mỗi biệt thự hàng năm được cho là lên đến 35 triệu USD/năm.
Hai tòa nhà cao tầng tại đất nước được cho là bí ẩn nhất thế giới.
Các biệt thự của nhà lãnh đạo nằm trong số các công trình hoành tráng tại đất nước được cho là bí ẩn nhất thế giới.
Bên trong biệt thự của Kim Jong Un
Bến xe buýt ở trước khu nhà cao tầng tại trung tâm Bình Nhưỡng.
Một khu vực tại thủ đô Bình Nhưỡng vào buổi tối.
Một khu vực tại thủ đô vào buổi tối.

Hải Anh
Ảnh: Huanqiu
http://news.zing.vn/Ben-trong-biet-thu-cua-Kim-Jong-Un-post573060.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giấc mơ Mỹ của tỷ phú gốc Việt Hoàng Kiều


Tỷ phú Mỹ gốc Việt Hoàng Kiều.
Tỷ phú Mỹ gốc Việt Hoàng Kiều
Sang Mỹ năm 1975, từ một nhân viên làm việc tại một phòng thí nghiệm của công ty Abbott tại California, chỉ sáu tháng sau, một người di dân Việt Nam với cái tên Hoàng Kiều đã được thăng chức lên cấp giám thị và sau đó là phụ tá quản lý. Hai năm sau, ông đã trở thành giám đốc của cả bộ phận. 40 năm sau, tính tới tháng 8 năm 2015, với khối tài sản ròng 3.8 tỷ đô la Mỹ, nhân viên phòng thí nghiệm Hoàng Kiều năm nào giờ đây đã xuất hiện ở vị trí 847 trong danh sách 1.000 tỷ phú giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn. Hiện ông là chủ tịch kiêm CEO của công ty dược phẩm RAAS (Rare Antibody Antigen Supply) tại California và đồng thời là phó chú tịch của công ty RAAS chuyên về các sản phẩm máu tại Thượng Hải, Trung Quốc. Trong cuộc trao đổi với VOA Tiếng Việt qua Skype, ông đã bộc bạch thêm về cuộc sống những ngày đầu khi mới sang Mỹ của ông và những giấc mơ Mỹ mà ông đã, đang, và sẽ theo đuổi.

VOA: Báo chí Việt Nam gọi ông là "tỷ phú gốc Việt hay đại gia Việt kiều" còn báo chí Mỹ nhắc tới ông như là một "tỷ phú nhập cư thành đạt trên đất Mỹ." Vậy bản thân ông muốn miêu tả mình là một người như thế nào? Ông Hoàng Kiều: Trước hết xin cám ơn cô Hồng Hoa đã có nhã ý phỏng vấn tôi. Xin cho tôi được gửi đến lời chào mừng nồng nhiệt, lời chúc sức khỏe hạnh phúc, và những lời yêu thương tới tất cả khán thính giả của đài VOA trên khắp toàn thế giới. Khi cô hỏi tôi câu hỏi này thì điều đương nhiên mình phải nói là mình đến Mỹ như một người dân di cư từ Việt Nam thì khi nói đến người tỷ phú đó, tuy là người Mỹ, nhưng mà gốc Việt. Và đúng, những gì đã xảy ra, từ đâu mình đến, thì mình không quên được nơi tổ tiên, ông bà sinh ra chúng ta. Vì vây, tôi muốn được gọi là người tỷ phú Mỹ gốc Việt.
VOA: Ông đến Mỹ năm 1975. Cuộc sống của một di dân châu Á mới đến Mỹ khi đó là như thế nào?
Ông Hoàng Kiều: Khi mới đến Mỹ, ngày đầu tiên chúng tôi đặt chân tới tiểu bang California tại phi trường El Toro là phi trường quân sự của Thủy quân Lục chiến Mỹ. Những ngày đầu tiên mới đến, vào khoảng tháng Bảy chúng tôi đã được bảo trợ đưa ra ngoài. Cuộc sống lúc đó, một vợ, năm đứa con. Đứa lớn nhất 7,8 tuổi, đứa nhỏ nhất một tuổi. Chúng tôi lúc đó chỉ có một chiếc xe gắn máy 50 phân khối. Tuy rằng có rất nhiều khó khăn nhưng vì sự phấn đấu của mình, muốn vươn lên, thì sự khó khăn đó phải vượt qua hết tất cả. Rất là khó khăn, đương nhiên. Khó khăn về mọi mặt. Lúc đầu xe máy 50 phân khối không được đi vào xa lộ nên chúng tôi phải tìm những con đường khác. Khó khăn đó chúng tôi đều vượt qua cả. Chúng tôi được cho biết là có công việc cho công ty Abbott vào ngày 3 tháng 7, ngày sinh nhật của tôi. Ngày 4 là Lễ Độc lập Hoa Kỳ. Sáng ngày mùng 5 là phải báo cáo làm việc ngay lập tức. Khi chúng tôi đi ra, chỉ với chiếc xe gắn máy đó, chúng tôi bắt đầu cuộc sống của chúng tôi và làm việc tại hãng Abbott. Lúc đó chúng tôi phải làm vất vả ngày đêm, có thể nói là một ngày làm mười mấy tiếng đồng hồ, làm thêm giờ. Tuy nhiên không có sự khó khăn nào là mình không vượt qua cả. Đó là ý chí phấn đấu của mình. Nếu mình muốn vươn lên thì tất cả những gì mà cha ông chúng ta dạy, trong đó có những câu mà tôi học rất thuộc và nằm lòng, đó là câu “đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.” Và câu thứ hai ông cha chúng ta có dạy rằng, “có công mài sắt, có ngày nên kim.”
VOA: Theo tạp chí Forbes, ngoài dược phẩm, ông còn quan tâm tới lĩnh vực bất động sản, khách sạn, và rượu vang. Gần đây ông còn tham gia cả vào thời trang. Trong số này, lĩnh vực nào ông có đam mê hơn cả?
Ông Hoàng Kiều hồi trẻÔng Hoàng Kiều hồi trẻ
Ông Hoàng Kiều: Tất cả những lĩnh vực mà chúng tôi làm, chúng tôi đều có sự đam mê ngang nhau. Trong cái sự đam mê đó, bởi vì chúng tôi có những giấc mơ trong đời mình. Tất cả ai cũng vậy. Thưa quý vị, khi mình đến Mỹ, mình nói đến Giấc mơ Mỹ thì đây chỉ là một giấc mơ gồm một chuỗi giấc mơ và chúng tôi muốn biến một chuỗi giấc mơ Mỹ đó thành sự thật để giúp mình, giúp người, giúp tất cả chúng ta. Tất cả chúng ta là người Việt Nam sẽ được hãnh diện trong tương lai. Quý vị sẽ biết. Nhất là trong lĩnh vực trong y tế bởi vì chúng tôi đã khám phá ra được những loại protein thiên nhiên có thể chữa trị được ung thư, viêm gan B, viêm gan C, và HIV. Chúng tôi hiện đang phối hợp với những công ty lớn nhất trên toàn thế giới để thực hiện việc thí nghiệm ở chuột, rồi từ từ chúng tôi sẽ thí nghiệm ở người.
VOA: Victor Hugo đã nói “God made only water but man made wine” (Thượng đế làm được nước nhưng người làm được rượu) nhưng ông nói Kiều Hoàng có thể làm cả hai. Vậy câu nói này của ông có ngụ ý gì?
Ông Hoàng Kiều: Đây là câu nói chúng tôi để vào trong quảng cáo rượu vang của chúng tôi. Tại sao vậy? Như tôi đã nói, trong đời mình có những giấc mộng, trong đó có giấc mơ Mỹ, trong giấc mơ Mỹ thì mình có giấc mơ 1,2,3,4,5 cho đến giấc mơ cuối cùng.
Trở lại vấn đề nước uống. California hiện tại đang rất vất vả, 40% thiếu nước. Qua 100 năm nay, vấn đề hạn hán rất khổ sở. Vì vậy chúng tôi chẳng những làm được nước mà chúng tôi làm cả điện. Dùng điện để làm ra nước và dùng điện đó để cung cấp cho tất cả. Trong đó chúng tôi đã có bằng, công chứng rồi, trong nay mai sẽ có bằng đó để sản xuất điện bằng năng lượng mặt trời, bằng gió, mưa, và ngay cả nước. Đó là một giấc mơ. Và đồng thời một giấc mơ nữa, chúng tôi bảo đảm trong tương lai, chỉ có nước Mỹ, chỉ có Hoàng Kiều, mới dám nói là chúng tôi sẽ xây dựng một trung tâm KH Work Care Center để ngăn ngừa và chữa trị bệnh tật và ung thư. Đó có thể nói là giấc mơ cuối cùng trong một chuỗi giấc mơ dài.
VOA: Thành tựu nào khiến ông cảm thấy tự hào nhất?
Ông Hoàng Kiều: Thành tựu mà chúng tôi tự hào nhất không phải là việc ông trở thành tỷ phú bởi vì tiền thì như cánh phù du, mai nó còn, mai nó mất. Cũng như cổ phiếu, một ngày có thể được một tỷ nhưng ngày mai có thể mất một tỷ rồi có thể mất mười tỷ, rồi không còn tỷ phú nữa. Thành tựu mà tôi lấy làm mãn nguyện đó là những kỳ công khám phá của mình đối với y học và mình có thể giúp cho người, giúp cho đời.
VOA: Thất bại nào khiến ông nhớ nhất?
Ông Hoàng Kiều chụp cùng gia đìnhÔng Hoàng Kiều chụp cùng gia đình
Ông Hoàng Kiều: Năm 1983, khi Nhật Bản bắt đầu nhập cảng Hawaii tất cả huyết tương thì tất cả các công ty ở Mỹ, có công ty chúng tôi. Năm 1984 chúng tôi bắt đầu đi vào ký hợp đồng với họ. Tôi có 5 trung tâm thu huyết tương đưa qua Nhật. Chúng tôi rất vui khi nghĩ tới chuyện mình có thể sản xuất và đưa huyết tương qua Nhật để thành sản phẩm cuối cùng. Rồi họ muốn qua phỏng vấn tôi. Tôi thì tính nói thẳng, nói thật. Năm 1985 chúng tôi là phòng thí nghiệm đầu tiên được tiểu bang Cali cho thử HIV trên mẫu huyết tương ngoài HPV là viêm gan B. Tôi rất tự hào. Khi họ qua đây phỏng vấn, tôi dẫn họ đi xem những trung tâm. Những trung tâm của chúng tôi hồi đó giống phòng khám vậy. Tôi là người tiên phong trong vấn đề đó vì tôi hiểu nếu mình làm dơ dáy thì không hay. Nhưng họ lại không quay. Khi tôi ngồi ở đây họ quay khác, nhưng khi tới đó họ lại toàn quay cảnh người vô gia cư ở San Francisco. Họ quay những hình ảnh xấu xí và khi về thì họ chiếu những hình ảnh đó và nói đây là thực trạng thu huyết tương ở Mỹ. Sau vụ đó thì họ khiến chúng tôi khốn đốn khi chính phủ Nhật cấm nhập cảng tất cả huyết tương từ Mỹ kể từ năm 1985. Đó là thất bại đau đớn nhất. Tất cả năm trung tâm đang thu, bỗng dưng không được nhập cảng. Nhưng cũng chính vì những thất bại đó giúp quý vị có được động lực tìm giải pháp. Huyết tương là thành phần đầu trong quy trình để làm thành phẩm cuối cùng. Chính vì thất bại đó nên tôi không bao giờ thu huyết tương để bán cho các công ty sản xuất. Chính tôi sẽ tự sản xuất. Từ A đến Z, tôi thu huyết tương và làm huyết tương. Chính vì điều đó mà giúp chúng tôi ngày hôm nay có được công ty đứng đầu ở nước có nền kinh tế thứ nhì sau Mỹ Quốc là Trung Quốc.
VOA: Ông có lời khuyên gì dành cho thế hệ trẻ?
Ông Hoàng Kiều: Lời khuyên thứ nhất như cha ông chúng ta đã nói “đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.” Câu thứ hai “có công mài sắt có ngày nên kim.” Câu thứ ba mà chúng tôi muốn gửi tới thế hệ trẻ, những gì quý vị học, nó không đúng với những gì mà khi các em đi ra ngoài đời. Cũng như mấy đứa con tôi. Đứa nào cũng MBA cả. Khi đưa một dự án cho tôi xem thì tôi nói các con à, các con làm các gì cũng chỉ biết 1+1 bằng 2. Các con coi như ba này, 1+1 bằng 1000. Các con cái đó phải học, phải tìm tòi, phải có đầu óc. Còn một điều nữa tôi muốn nói rằng, chỉ có mình tôi, không thể nào thay đổi thế giới được bởi vì những gì tôi làm đều đi ngược lại sách giáo khoa. Cái đó tôi không biết bao nhiêu năm sau nữa người ta mới công nhận. Chỉ có mình tôi thôi. Tôi muốn khuyên các em luôn “Make impossible possible” (Tạm dịch: Biến điều không thể thành có thể). Vậy thôi!
VOA: Xin chân thành cám ơn ông Hoàng Kiều đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn với VOA.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai cam tâm lấy bài “Đoàn kết” của Trung Quốc làm Ngày Âm nhạc Việt Nam hàng năm?

Giang Nam
.
 .
 – Chọn Ngày âm nhạc Việt Nam, vì sao cũng phải cố ý tìm kiếm lý do gì đó gắn với tên tuổi HCM? Tiếc thay, lợi bất cập hại, Hội nhạc sĩ lại đi chọn bài ca Trung Quốc làm cơ sở.

Mấy tháng nay hiện tượng cố ý đưa biểu tượng Trung cộng chen lấn nền văn hóa Việt Nam đã thành xâu chuỗi. Bản nhạc “Ca xướng tổ quốc” của Trung cộng đưa vào buổi lễ “Khát vọng đoàn tụ” đưa chân Chủ tịch nước lên bục phát biểu đã bị phanh phui.


Chuẩn bị đại lễ quốc khánh 2/9 ai đã mua hàng nghìn chậu hoa hồng môn từ tỉnh Hồ Nam đưa về trồng quanh Bờ Hồ Hà Nội? Bằng chứng là các vỏ thùng hoa nguyên chữ Tàu ghi địa chỉ nơi trồng hoa. (Tiếc rằng báo Dân Trí chỉ phỏng vấn qua loa, không đi đến cùng điều tra vụ việc (?!). Hội chợ quốc tế Expo Milan 2015 ở Ý trưng bày áo xống kiểu Tàu trong Ngôi nhà Việt Nam. Đường ống nước mua của Tàu dẫn nước cho Hà Nội vỡ đến lần thứ 11 khiến dân HN đang sống dở chết dở vì mất nước giữa muà hè nóng bức…

Và, đây nữa, Ngày âm nhạc Việt Nam 3/9 được chọn trên cơ sở ngày Bác Hồ ngẫu hứng cầm que bắt nhịp bài hát “Kết Đoàn” (của Trung cộng) ở công viên Bách thảo Hà Nội.

Hội nhạc sĩ bắt chước Ngày Thơ Việt Nam do Hội nhà văn tổ chức tại Văn Miếu đêm Rằm tháng Giêng. Hội nhà văn đã chọn bài thơ Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh viết thời chống Pháp làm biểu tượng. “Nguyên tiêu” tức Đêm rằm tháng Giêng, vì thế Rằm tháng giêng hàng năm trở thành Ngày thơ Việt Nam. Vì sao không chọn ngày sinh thi hào Nguyễn Du làm Ngày thơ Việt Nam mà tôi tin chắc hẳn người VN nào cũng tâm phục khẩu phục?

Lý do chọn ngày âm nhạc Việt Nam được thông báo trên Bản tin chính phủ sau đây:

Cổng điện tử chính phủ (Chinhphu.vn) – Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý lấy ngày 3/9 hằng năm là “Ngày Âm nhạc Việt Nam”. Ngày 3/9/1960 là ngày Bác Hồ chỉ huy dàn nhạc hợp xướng và quần chúng nhân dân hát bài ca “Kết đoàn” tại Công viên Bách thảo Hà Nội, nhân dịp chào mừng Đại hội Đảng lần III năm 1960. Từ sự kiện ý nghĩa đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý đề xuất của Hội Nhạc sỹ Việt Nam lấy ngày 3/9 hằng năm là Ngày Âm nhạc Việt Nam.

Ngày âm nhạc VN lần đầu tiên được tổ chức là 3/9/2010.

Bài hát “Kết Đoàn” nói trên nguyên văn Hán ngữ phiên âm là “Đoàn kết tựu thị lực lượng”, lời Mục Hồng, nhạc Lư Túc, sáng tác năm 1943 ở Trung Quốc (* [1]). Dịch giả người Việt khuyết danh đã dịch “Đoàn kết chính là sức mạnh”. Khi truyền miệng thường gọi tắt là “Kết đoàn”. Bài hát gần nguyên vẹn ca từ tiếng Trung, chỉ sửa câu chót Trung văn phiên dịch là: Hướng về mặt trời, hướng về tự do, hướng về nước Trung Quốc Mới, phát xuất ánh sáng xa vạn dặm” thay bằng câu“Tiến tiến mau mau kìa tự do đang reo bừng trong ánh dương, xây đời mới trong dân chủ mới!”. Nguyên cả bài hát chỉ sửa lời một câu, còn lại giữ nguyên của Tàu thì sao có thể gọi là bài hát Việt?

Như vậy, Hội nhạc sĩ đã lấy bài hát Trung Quốc làm cơ sở cho “Ngày âm nhạc Việt Nam” từ năm 2010. Dư luận ngay từ hồi ấy đã phàn nàn thắc mắc, nhưng Thủ tướng vẫn cứ chấp nhận đề xuất của NS Đỗ Hồng Quân.

Cứ cho rằng, trong kháng chiến chống Pháp quơ quào bất cứ vũ khí gì chống giặc là được, bất kể của ai, xá chi một bài hát. Nhưng ngày nay, bình tâm nhìn lại, chọn một ngày âm nhạc Việt Nam sao lại máy móc, câu nệ, phải chọn bài hát Tàu làm cột mốc đánh dấu lịch sử âm nhạc dân tộc – như thế khiên cưỡng quá chăng ?

Sự vong bản của Hội nhạc sĩ Việt Nam công khai hàng năm được Thủ tướng duyệt, sự kiện đó thực hiện từ 2010 đến nay đã 4 kỳ tổ chức rồi. (Năm nay chưa nghe công bố chương trình).

Âm nhạc truyền thống VN rất phong phú, đa dạng.

UNESCO đã công nhận các Di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam sau đây:

Hát quan họ Bắc Ninh.
Hát ca trù.
Hát xoan Phú Thọ.
Hát ví giặm Nghệ Tĩnh.
Nhạc cung đình Huế.
Đờn ca tài tử Nam Bộ…


Chưa kể tân nhạc Việt Nam phát triển rất mạnh từ đầu thế kỷ 20.

Chọn một cơ sở nào đó để làm ngày Âm nhạc Việt Nam tưởng cũng không quá khó.

Kết 

Cái gì gắn với tên tuổi Hồ Chí Minh đều chứa sự bí ẩn. Bác ưa thích bài hát gì cũng phức tạp đến vậy sao?

Tôi dự đoán theo kiểu trung dung cho chắc ăn: có thể, sinh thời Bác thích cả bài hát TQ và dân ca Việt Nam, thì cũng là điều bình thường. Vấn đề là ở chỗ người ta chỉ muốn lợi dụng mập mờ tuyên truyền, vụ lợi chính trị, muốn tô son điểm phấn thật đậm lên thần tượng chính trị, càng nhiều càng tốt. Điều đó rất non tay, vì khi bị lộ thì công cốc hết!

Chọn Ngày âm nhạc Việt Nam, vì sao cũng phải cố ý tìm kiếm lý do gì đó gắn với tên tuổi HCM? Tiếc thay, lợi bất cập hại, Hội nhạc sĩ lại đi chọn bài ca Trung Quốc làm cơ sở. Có lẽ, Hội nhạc sĩ muốn lập công hay là muốn cho việc xét duyệt qua Ban tuyên giáo được êm xuôi đỡ bị kỳ đà cản mũi ?!

Cảnh báo các Hội khác như Hội nghệ sĩ tạo hình VN (Hội mỹ thuật), Hội sân khấu, Hội điện ảnh.v.v… chuẩn bị tìm lý do gì gắn với cụ HCM làm đề cương đề xuất dần đi là vừa.

***
Ghi chú: “Kết đoàn” được coi là bài hát tập thể toàn miền Bắc từ sau 1954 đến đầu 1961, khi bài hát “Giải phóng miền Nam” do Lưu Hữu Phước viết năm 1961 thay thế thì thôi “Kết đoàn”. (từ tháng 5.1975 thì “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” của Phạm Tuyên thay thế, và sau 1986 thì “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn được dân chúng tự phát thay chỗ đến nay. Kế đó lan dần đến các hội nghị, giao lưu của tổ chức cũng “Nối vòng…”)

***
Phụ lục (nguyên tác bài Kết đoàn của TQ)
团结就是力量
(Đoàn kết tựu thị lực lượng)

团结就是力量
这力量是铁这力量是钢
比铁还硬比钢还强
向着法西斯蒂开火
让一切不民主的制度死亡
向着太阳向着自由
向着新中国发出万丈光芒

(GN sưu tầm trên mạng Trung Quốc, nguồn: http://baike.baidu.com/subview/252130/15416875.htm)

[1] . Về xuất xứ bài hát “Kết đoàn” báo Quân đội nhân dân đã thừa nhận (nguồn: QĐND – Thứ Sáu, 23/05/2008, 21:11 (GMT+7)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

.SUY NGẪM..



Tổng lãnh sự Việt Nam tại Hồng Kông và Macau Hoàng Chí Trung đang vận động chính quyền đặc khu Hồng Kông cấp thị thực cho người Việt sang làm giúp việc nhà.
Ông hy vọng việc này sẽ trở thành hiện thực trong vòng một hoặc hai năm tới.
Ông Trung cho biết, đã nói chuyện với các quan chức từ Bộ Lao động và Sở Di trú Hồng Kông về việc cho phép người Việt làm giúp việc nhà nhiều lần kể từ khi ông đảm nhiệm chức vụ cao nhất hồi năm ngoái.
Ông Trung cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Tôi đã nói với họ nhiều lần rằng Việt Nam hiện nay đã khác. Chúng tôi có nền kinh tế tốt trong vòng 30 năm qua. Người dân không đến và [trở thành] người tị nạn nữa”.
Hiện nay, chính quyền Hồng Kông không cho phép người dân từ Việt Nam, Trung Quốc đại lục, Macau, Đài Loan, Afghanistan, Campuchia, Cuba, Lào, Bắc Triều Tiên hay Nepal sang làm giúp việc gia đình.
Ông Trung cho biết, ông tin rằng chính quyền Hồng Kông có lệnh cấm bởi vì những vấn đề mà người tị nạn Việt Nam mang đến từ những năm 1970 và 1980.
Trong những năm đó, khoảng 250.000 người đã rời bỏ đất nước đến Hồng Kông sau chiến tranh Việt Nam khiến tình trạng bạo động trở nên phổ biến.
Năm 1995, hàng ngàn người Việt tị nạn đã nổi loạn trong khi được chuyển trại, làm bị thương khoảng 200 cảnh sát và người tị nạn.
“Phải mất nhiều năm để những người tị nạn được chuyển đến Mỹ, Úc, Châu Âu, hoặc hồi hương về Việt Nam”, ông Trung nói. “Đó là lý do tại sao [chính quyền Hồng Kông] cẩn thận trong việc cấp visa lao động cho người Việt”.
Khi ông Trung đề nghị các quan chức Hồng Kông nên dỡ bỏ lệnh cấm, họ đã không từ chối.
Ông nói thêm: “Họ không nói không, nhưng họ nói họ cần thêm thời gian để phối hợp với nhau. Nhưng tôi biết rằng họ vẫn còn sợ người Việt đến đây và không trở về nữa”.
Một phát ngôn viên của Cục An ninh cho biết, chính phủ hiện chưa có kế hoạch để người Việt Nam làm giúp việc gia đình ở Hồng Kông.
Ông cho biết: “Chính phủ sẽ thường xuyên xem xét các chính sách nhập cư, bao gồm cả người giúp việc nước ngoài, để chắc chắn rằng những chính sách này phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và nhu cầu của Hồng Kông”.
Tuy nhiên, ngay cả khi nền kinh tế của Việt Nam đã ổn định trong vài thập kỷ sau chiến tranh, vẫn có nhiều người nhập cư bất hợp pháp vào Hồng Kông trong vòng hai năm qua.
Ông Trung cho biết số lượng người Việt bị bắt vì cư trú bất hợp pháp tại Hồng Kông đã tăng gấp đôi từ 500 người trong năm 2013 lên khoảng 1.000 người trong năm 2014. Ông cũng cho rằng trường hợp bị bắt trong năm nay sẽ vào khoảng 1.000 người.
Theo các số liệu mới nhất của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam), trong 6 tháng đầu năm 2015 đã có 56.173 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Đài Loan là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất với 7.505 người, tiếp theo là Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Saudi Arabia, Qatar và các thị trường khác.
Theo SCMP, Vietnam Plus

Tổng lãnh sự Việt Nam tại Hồng Kông và Macau Hoàng Chí Trung. Ảnh chụp màn hình trang web South China Morning Post.

P/S: Dân nước mình đi làm thuê, làm mướn phụ giúp việc nhà cho dân nước khác mà còn phải vận động thì đủ hiểu đất nước mình như thế nào rồi
26
2


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Các nền giáo dục tiên tiến tuyển chọn và đào tạo giáo viên thế nào

Để một đất nước phát triển văn minh thì giáo dục luôn là nền tảng mà các nhà hoạch định chính sách hướng đến. Muốn có một nền giáo dục tiên tiến thì một trong những tiêu chí quan trọng nhất đó là cần phải có đội ngũ giáo viên xuất sắc nhất.
Các nước chọn giáo viên thế nào
Các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến đều có những chính sách để đào tạo và thu hút được đội ngũ giáo viên giỏi nhất. Tại Phần Lan nghề giáo viên được xã hội tôn trọng và có tính chọn lọc cao, mọi giáo viên đều phải có bằng thạc sỹ; Còn ở Hàn Quốc chỉ vỏn vẹn 5% cử nhân giỏi nhất mới được giảng dạy ở bậc tiểu học; Ở Singapore chỉ những học sinh xuất sắc nhất mới được đào tạo để trở thành giáo viên.
Ảnh internet
Một lớp học ở Phần Lan Ảnh internet
Ở Phần Lan để vào được trường Sư Phạm, thí sinh phải qua hai vòng thi. Vòng thứ nhất tuyển chọn dựa vào đơn xin học và các văn bằng thí sinh có được. Sau đó, những thí sinh được chọn sẽ tham gia kỳ thi đầu vào. Kỳ thi này bao gồm bài kiểm tra viết về kiến thức giáo dục và một cuộc phỏng vấn. Những thí sinh đạt điểm cao nhất sẽ được nhận vào học, chỉ có 10% thí sinh được trúng tuyển
Ở Phần Lan để trở thành giáo viên phải có bằng thạc sỹ, sinh viên học bằng Cử nhân (180 tín chỉ), và tiếp tục học Thạc sỹ (120 tín chỉ). 
Một tín chỉ theo chuẩn châu Âu tương đương 27 giờ học. Sinh viên sẽ mất khoảng 5 năm để hoàn thành chương trình học 300 tín chỉ này.
Riêng với giáo viên dạy mầm non và tiểu học, chương trình thạc sỹ chỉ có 60 tín chỉ
Ở Phần Lan giáo viên mầm non hay tiểu học cũng phải có bằng thạc sỹ. Ảnh internet
Ở Phần Lan giáo viên mầm non hay tiểu học cũng phải có bằng thạc sỹ. Ảnh internet
Các nhà giáo dục Mỹ từng phải sang Singapore để tìm hiểu xem làm thế nào mà các thế hệ học sinh nơi đây rất thành công trong lĩnh vực toán học và khoa học, hơn cả Mỹ. Họ phát hiện rằng giáo trình của Singapore cũng như của Mỹ, nhưng đầu ra của học sinh Singapore vẫn giỏi hơn học sinh Mỹ, tìm hiểu thêm họ phát hiện rằng lý do là chất lượng giáo viên Singapore hơn hẳn Mỹ.
Chỉ tiêu sinh viên sư phạm bằng với nhu cầu giáo viên
Singapore chọn lọc kỹ các sinh viên thi vào ngành sư phạm trước khi đào tạo họ và chỉ tiêu tuyển sinh tương đương với lượng giáo viên thiếu trong ngành. Ngay khi được tuyển chọn, sinh viên sẽ được Bộ giáo dục thuê và gần như chắc chắn được bảo đảm có việc làm. Nhờ đó số người được tuyển chọn để đào tạo không nhiều nên chất lượng đào tạo tốt đồng thời sát nhu cầu tuyển dụng khi tốt nghiệp.
một lớp học ở Singapore
một lớp học ở Singapore
Phần Lan cũng hạn chế chỉ tiêu tuyển sinh viên sư phạm, sao cho cung bằng cầu. Cả Phần Lan và Singapore là nơi mà nghề giáo được xã hội kính trọng, dạy học là một nghề cao quý nên mang tính chọn lọc rất cao.
Ở những quốc gia mà sinh viên sư phạm nhiều hơn mức nhu cầu giáo viên sẽ khiến cho ngành nghề sư phạm sẽ mất giá trị trong xã hội khi mà lượng sinh viên sư phạm thất nghiệp cao.
Hiện nay ở Việt Nam có 13 trường chuyên môn đào tạo ngành sư phạm, 144 trường có ngành sư phạm. Hầu như các tình thành đều có trường đào tạo giáo viên từ cấp tiểu học đến THPT. Mấy năm gần đây các trường này có xu hướng phát triển mở rộng loại hình đào tạo và quy mô số lượng, khiến số lượng sinh viên tốt nghiệp có xu hướng càng cao, trong khi đó các trường học hiện đang bão hòa đến dư thường giáo viên.
Các trường có ngành sư phạm hiện nay đào tạo chủ yếu theo nguyện vọng của người học mà không hề biết đến nhu cầu giáo viên của các trường.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tây Nguyên cho báo Thanh Niên biết: “Tôi biết nhu cầu tuyển dụng sư phạm hiện nay rất ít, đặc biệt các tỉnh Tây nguyên càng khó khăn. Mỗi năm chỉ tuyển một vài vị trí cho ngành sư phạm nhưng số lượng người nộp hồ sơ nhiều gấp vài ba chục lần”.
Ông Trần Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương đưa ra nhận định trên báo Thanh Niên: “Lâu nay các trường sư phạm đào tạo theo khả năng của trường và theo nguyện vọng của người học, chứ không đào tạo theo nhu cầu tuyển dụng thực tế. Đó chính là lý do khiến cung luôn vượt cầu, sinh viên tốt nghiệp ra trường dư thừa, thất nghiệp”.
Hiện tại Việt Nam có đến hàng chục ngàn giáo viên dư thừa, rất nhiều sinh viên ngành sư phạm không tìm được việc làm phù hợp, nhiều Sở GDDT tuyên bố không tuyển giáo viên trong thời gian dài.
Sinh viên sư phạm thất nghiệp, ngành sư phạm mất đi giá trị trong xã hội, khiến tâm lý không xem trọng nghề giáo.
Sinh viên sư phạm được tự do sáng tạo mà không phải chịu áp lực thi cử
các trường ở New Zealand và Anh cũng như xứ Wales cứ 3-4 năm mới kiểm tra sinh viên sư phạm một lần và các kết quả kiểm tra được công bố rộng rãi. Tương tự, ở Phần Lan, nơi hệ thống giáo dục có thành tích vào loại tốt nhất thế giới thì gần như đã xóa bỏ các kỳ thi dành cho sinh viên sư phạm, không có kỳ kiểm tra đánh giá chính thức và quả kiểm tra không chính thức không công bố ra.
Trường ĐH ngành sư phạm nổi tiếng  Helsinki của Phần Lan
Trường ĐH ngành sư phạm nổi tiếng Helsinki của Phần Lan
Tiếp nhận di sản có các giáo viên có kinh nghiệm
Các sinh viên bắt đầu đi dạy, thời gian đầu đều cần học hỏi kinh nghiệm từ các giáo viên khác. Singapore bổ nhiệm các giáo viên có kinh nghiệm giúp đỡ các sinh viên mới ra trường; Nhật Bản và Phần Lan các giáo viên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm cho nhau; Ở Boston, nơi có một trong các hệ thống trường công tốt nhất ở Mỹ, các trường lên kế hoạch để những giáo viên dạy cùng một môn có thời gian ngồi lại với nhau để xây dựng bài giảng.
một nhà giáo dục đã nhận xét: “Khi một giáo viên giỏi người Mỹ nghỉ hưu, gần như tất cả các kế hoạch giảng dạy và phương pháp giảng dạy mà người đó tạo dựng cũng nghỉ hưu theo. Khi một giáo viên Nhật nghỉ hưu, giáo viên đó để lại một di sản’’
Ngọn Hải Đăng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kim Tự Tháp đồng loạt thức giấc: Vành đai Photon và Kim Tự Tháp phát sáng

Kim tự tháp khắp thế giới bắt đầu phát ra chùm tia năng lượng.
Mặc dù NASA che giấu thông tin về đám mây kỳ lạ của photon, mà hiện nay gần như đã bao phủ toàn bộ hệ thống năng lượng mặt trời của chúng ta. Các thông tin này vẫn bị rò rỉ từ một số nhà khoa học.
Bây giờ, như là một đám mây đáng ngại của các hạt Photon, đã xâm nhập vào hệ thống năng lượng mặt trời. Đám mây Photon này đã bắt đầu có tác động đến Mặt trời và các hành tinh, bao gồm cả Trái đất. Các tác động này theo cách không thể giải thích được bằng các quan điểm bình thường.
Điều đáng ngạc nhiên là dường như năng lượng kỳ lạ này xâm nhập vào mọi  không gian của chúng ta. Một trong những hiệu ứng bất thường và lỳ lạ là một số các kim tự tháp nổi tiếng trên thế giới bắt đầu sinh ra những chùm tia năng lượng mãnh liệt.
Trong một số trường hợp, có thể nhìn thấy bằng mắt thường các Kim tự tháp phóng vào không gian một chùm hạt Photon rất mạnh. Chùm Photon này có thể nhìn hay ghi hình lại như là một chùm Ánh sáng Trắng phát ra từ đỉnh của Kim tự tháp vào đi vào đám mây ở bên trên .
Đồng thời, nhiều người ở nhiều khu vực trên thế giới đã bắt đầu quan sát và ghi lại được những âm thanh kỳ lạ. Những âm thanh tạo ấn tượng rằng Trái đất đang rên rỉ và khóc.
Tất cả những hiện tượng bất thường, bao gồm cả khối năng lượng khổng lồ chưa từng có mà mặt trời đang phóng ra một cách hỗn loạn, rất có thể nguyên nhân chính là do sự hiện diện của các đám mây photon. Trong giới khoa học Vật lý Thiên văn, đã gọi loạt các hiện tượng bất thường này bằng một tên chung là : “Sự kiện không gian tiềm năng của Ngày Phán Xét.”
Kim tự tháp phát ra chùm tia năng lượng 
khi có những đám mây lại gần đỉnh.
Kim tự tháp cổ xưa thức dậy sau nhiều thế kỷ ngủ yên.
Chứng kiến sự thức giấc của Kim tự tháp Maya, nhìn thấy chùm sáng ở trên đỉnh của Kim tự tháp, các khách du lịch có mặt lúc đó hoảng hốt la hét. Một vài du khách khác thì nhanh chóng dùng máy quay video hoặc điện thoại di động để ghi hình. Trước thời điểm kim tự tháp Maya thức giấc, nhiều người nghe thấy tiếng động ầm ầm. Đó không phải là một tiếng động của một trận động đất. Ngay sau thời điểm đó là một chùm rực rỡ của ánh sáng bắn ra từ đỉnh Kim tự tháo đi vào không gian. Những du khách mộ đạo thì sững sờ im lặng đứng nhìn, họ không kịp chụp hình ghi lại khẳng khắc kỳ diệu đó
 
Cột Năng lượng của kim tự tháp . 
Hình ảnh bên phải là hình phóng to phần đỉnh Kim tự tháp có một tia sét .
  
Kim tự tháp Bosnia, 
đang gửi một cột năng lượng không thể tin được vào không gian
Những tháng gần đây nhất, Kim tự tháp Bosnia cũng đã gửi một cột năng lượng không thể tin được vào không gian. Đó cũng là hình ảnh được nhiều lần nhìn thấy tại Bosnia trong năm 2009 và năm 2010. Cột năng lượng đó nhìn như một sáng tia mỏng năng lượng tinh khiết phát vào không gian từ đỉnh của Kim tự tháp .
Kim tự tháp tại Hàm Dương Trung Quốc.
Gần đây, chính phủ Trung Quốc cũng đã bắt đầu giám sát chặt chẽ các Kim tự tháp Hàm Dương. Các Kim tự tháp ở đây đang bắt đầu có dấu hiệu hoạt động. Năm ngoái, một nhóm các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các kim tự tháp và tin rằng Kim tư Tháp này có nguồn gốc ngoài Trái đất.
  
Cột năng lượng từ đỉnh của kim tự tháp Aztec của Mặt trăng
Sự cố bất thường trong cùng thời gian đó là sự kiện bùng nổ phóng xuất của năng lượng của Kim tự tháp Aztec, được chứng kiến ​​và ghi lại trên phim. Sự việc phát ra cột năng lượng từ đỉnh của Kim tự tháp Aztec đã trở nên nổi tiếng khắp vùng Teotihuacan của Mexico.
Các Nhà khoa học nói gì .
  
Chùm tia năng lượng xoáy lốc cường độ cao từ đỉnh Kim tự Tháp..
Ảnh chụp chùm năng lượng Vi tế  bằng phương pháp Kirilian trong phòng thí nghiệm.
Những điều này có ý nghĩa gì? Tại sao và cái gì đã thúc đẩy các Kim tự tháp phóng xuất năng lượng ? Làm thế nào để kích hoạt sức mạnh bí ẩn của các khối đá hình Kim tự tháp khổng lồ đã im lặng trong nhiều thế kỷ  ? Rõ ràng một cái gì đó đã tới và đánh thức sức mạnh của các Kim tự tháp. Nhưng đó là cái gì ?
 
 Có lẽ có một cái gì đó đáng kinh ngạc hơn, đang tới từ khoảng không gian ngoài kia, đã kích hoạt các kim tự tháp. Đó là sự xuất hiện của một lực lượng chưa được hiểu rõ, tới từ các khoảng trống trong dải Ngân hà. Mà bây giờ đây, lực lượng này đã xâm nhập vào hệ mặt trời và bao quanh tất cả các hành tinh, bao gồm cả Trái đất
Tiến sĩ vật lý thiên văn Alexey Dmitriev
 
Các nhà khoa học của NASA và Cơ quan Không gian châu Âu trong vòng vài  năm trở lại đây, đã cảnh báo thế giới về thảm họa đang đến gần có thể xảy ra trong tương lai rất gần. Nhưng chỉ vài người lắng nghe.
Nhà vật lý thiên văn, Alexey Dmitriev nói rằng:  Những gì đang xảy ra trong thực tế là tồi tệ hơn, tồi tệ hơn rất nhiều so với dự đoán của NASA và ESA trong các cảnh báo của họ. Tất cả các Hành tinh trong hệ thống năng lượng mặt trời của chúng ta đang phải đối đầu với một nguy cơ rất lớn, có khả năng gây chết người, có khả năng ảnh hưởng tới độ ổn định của các Hành tinh, có thể làm xáo trộn dữ dội hệ sinh thái và môi trường sống của mỗi hành tinh. Nguy cơ đó tới từ đám mây năng lượng liên hành tinh mà Trái đất và hệ mặt trời đang đi vào đó. Các kim tự tháp thức giấc và phản ứng kỳ lạ, nguyên nhân có thể là do những đám mây  năng lượng liên hành tinh này .
.
Tiến sĩ Dmitriev giải thích rằng: thông tin gửi về Trái đất của tầu thăm dò Voyager 1 và Voyager 2 cho thấy rõ ràng rằng toàn bộ hệ thống năng lượng mặt trời đang phải hứng chịu nguy cơ như vậy. Tệ hơn nữa, Merav Opher, một nhà nghiên cứu của NASA, chuyên gia nghiên cứu về hệ mặt trời , ông cũng là giáo viên thỉnh giảng tại tại Đại học George Mason nói rằng : các đám mây năng lượng liên vì sao này  là không ổn định và hỗn loạn.
Các nhà khoa học Nga cũng tuyên bố rằng: đám mây năng lượng photon đang gây ra sự kích thích của bầu khí quyển của các hành tinh và đặc biệt là mặt trời của chúng ta. Những đám mây năng lượng liên sao này ảnh hưởng và tương tác với Mặt trời một cách hoàn toàn rõ ràng. Đương nhiên, hậu quả ngay bây giờ là gia tăng hoạt động năng lượng của Mặt trời. Kết quả là năng lượng cao hơn và thay đổi tần số và số lượng của Năng lượng của Mặt Trời.
Trái đất cũng chịu sự ảnh hưởng của đám mây năng lượng này cũng đang thay đổi. Đồng thời Trái đất cũng hướng chịu nhiều bất thường từ các hành tinh trong hệ Mặt trời. Ảnh hưởng mạnh mẽ và rõ ràng nhất là từ Mặt trời của chúng ta . Từ trường của mặt trời đang thay đổi. Từ trường biến động của mặt trời đang truyền qua không gian không ổn định và tác động tới từ trường của Trái đất. Thông qua việc tương tác với từ quyển và các lĩnh vực địa từ của Trái đất, sự biến động từ trường này có thể dẫn đến nhiều thay đổi bất thường. Ví dụ như sự xuất hiện của các xoáy hay bão từ bất thường. Hậu quả đối với Trái đất là có thể là tạo nên một sự thay đổi từ trường của trái đất. Thay đổi cực từ, dẫn tới nhiều biến động tự nhiên trong thời tiết. Tạo nên nhiều chuyển đổi nhanh mạnh  trong khí quyển và dưới lòng đất. Để có thể sống ổn định trên Trái đất vào lúc này – là điều đáng ngạc nhiên nhất.
Các nhà khoa học nói về cấu trúc của Kim tự tháp . 
Minh hoạ cách các kim tự tháp có thể sản xuất năng lượng
Kim tự tháp – là một thiết bị lưu trữ năng lượng tự nhiên từ Trái đất và từ Không gian. Kim tự tháp là một loại tụ điện, hoạt động dựa trên sức mạnh từ trường của hành tinh. Chùm năng lượng Ánh sáng  bắn vào không gian từ đỉnh của Kim tự tháp như nhiều người đã nhìn thấy, chứng tỏ Kim tự tháp và Trái đất đã được nạp đầy năng lượng theo những cách ngoài tầm hiều biết hiện nay của chúng ta.
Các Âm thanh bất thường . 
Có nhiều âm thanh từ trong lòng đất đã được ghi nhận và phổ biến ra công chúng, tạo nên nhiều tranh luận sôi nổi,  kể từ mùa xuân năm 2011.
Một số đoạn ghi âm và video ghi lại các Âm thanh này xuất hiện trên Youtube. Ý kiến ​​phản hồi rất khác nhau. Chủ yếu là phủ nhận hoặc nhầm lẫn không hiểu rõ nguyên nhân, và đôi khi là sợ hãi vô căn cứ. Các nhà khoa học thấy cần phải giải thích rõ nguồn gốc của những âm thanh này.
Một số đoạn ghi âm thanh chắc chắn là giả mạo và là một trò lừa bịp, số còn lại là hồ sơ xác thực âm thanh bất thường của  nước ngầm trong lòng đất và âm thanh trong không khí
.
Giáo sư Tiến sĩ Elchin Khalilov
 giải thích nguồn gốc của các âm thanh bất thường này
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tạp chí GEOCHANGE về chủ đề các âm thanh lạ ghi được gần đây, một nhà khoa học xuất sắc, Giáo sư Tiến sĩ Elchin Khalilov, đã đưa ra lời giải thích sau đây:
“[] … Nguyên nhân có thể của những âm thanh này… có thể nằm ở trung tâm của Trái Đất. Thực tế là sự tăng tốc trôi dạt cực từ của Trái đất, mà đã tăng hơn gấp năm lần từ năm 1998 đến năm 2003, đã dẫn đến  việc tăng cường các quá trình dịch chuyển năng lượng trong lõi của Trái Đất. Đây là kết quả của quá trình tăng tốc tương tác giữa các lõi bên trong và vỏ bên ngoài của Trái đất, từ đó hình thành các thay đổi về kiến tạo và địa từ của Trái đất.
Trong khi đó, như chúng tôi đã báo cáo, ngày 15 tháng 11 năm 2011 tất cả các trạm địa vật lý của mạng lưới ATROPATENA, đều ghi lại được những biến động ba chiều của trường hấp dẫn của Trái đất, gần như đồng thời trên toàn bọ bề mặt Trái đất, xuât hiện một xung lực hấp dẫn mạnh mẽ. Các trạm đo đạc ở Istanbul, Kiev, Baku, Islamabad và Jakarta và nhiều trạm khác, đều ghi nhận tín hiệu gần như nhau. Các trạn đo đạc  nằm cách xa nhau ,khoảng 10.000 km, và rải rác khắp thế giới đều đồng thời ghi nhận được tín hiệu. Hiện tượng này chỉ có thể xảy ra khi nguồn gốc của bức xạ nằm ở lõi của trái đất. Đây là một dịch chuyển  khổng lồ của năng lượng từ lõi của Trái Đất.  Từ cuối năm ngoái, đã có một loại tín hiệu biểu hiện bắt đầu của quá trình chuyển đổi năng lượng bên trong lõi của Trái đất tiến vào một giai đoạn hoạt động mới “.
[Theo Tạp chí GEOCHANGE ]
Theo biên tập của tạp chí, có thể nhiều ý kiến chỉ đồng ý một phần hoặc hoàn toàn không đồng ý với quan điểm của tác giả lời phát biểu trên . Nhưng rõ ràng là đang có nhiều điều bất thường đang xảy ra với tất  cả chúng ta.
Nguồn:  http://asfn.in/realii/piramidy-po-vsemu-miru-nachali-izluchat-puchki-energii-v-oblast-fotonnogo-oblaka.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cũng là cực chẳng đã thui các pác nhở!

Khi nhà văn đi đòi nhuận bút

Phan Tiêu
Tiền Phong
06:36 ngày 23 tháng 08 năm 2015

TP - Tuần qua, Trung tâm bản quyền tác giả Văn học Việt Nam nhộn nhịp hẳn lên vì các nhà văn í ới tới lui. Hóa ra, họ đến lĩnh tiền bản quyền tác phẩm được in trong sách giáo khoa (SGK). Lần đầu tiên có chuyện này.

 
Các nhà văn (từ trái qua): Trần Đăng Khoa, Nguyễn Thị Anh Thư, 
Nguyễn Hoàng Sơn tại Trung tâm.

Trước đây, có tác phẩm in trong SGK được xem là “vinh hạnh” và đương nhiên là không có nhuận bút. Nhưng nay thì hơn 100 nhà văn nhà thơ có tác phẩm trong SGK đã được lĩnh số nhuận bút này. Ít ai biết để có được kết quả đó là cả một chặng đường dài.


Tiền bản quyền được Nxb Giáo dục chuyển về Trung tâm bản quyền tác giả Văn học Việt Nam (thuộc Hội Nhà văn Việt Nam - sau đây gọi tắt là Trung tâm), công việc còn lại của Trung tâm là phân phối đến các nhà văn, nhà thơ.

Một số nhà văn đã tới nhận tiền ngay trong ngày đầu tuần (17/8), những nhà văn đã khuất hoặc cao tuổi đều có vợ/con đến nhận thay. Tâm trạng chung của các tác giả là phấn khởi khi lần đầu tiên trong “lịch sử sáng tác” được biết đến nhuận bút từ sách giáo khoa.

Nhà thơ Y Phương hóm hỉnh chia sẻ trên facebook sau khi kí nhận tiền: “Sáng đến Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam lĩnh nhuận bút. Cứ nghĩ mình là người đầu tiên, hóa ra anh Ma Văn Kháng mới là người thứ nhất. Cảm ơn Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam. Cảm ơn vị giám đốc có đôi mắt “đắm đò”. Một cảm giác gần gũi lâng lâng khó tả. Một buổi sáng sung sướng. Sung sướng bởi lẽ công bằng đã có được chỗ ở”.

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn vui vẻ cất hơn 2 triệu đồng vào ví, nhẩm tính: Chỉ cần 18 triệu nữa là đủ tiền đi du lịch Trung Quốc. Bà hồ hởi nói: “Người tiền nhiệm của Trung tâm bảo nếu chị ấy đi đòi thì tôi còn được lĩnh tiền tỉ cơ. Nhưng gần chục năm rồi mà tiền tỉ chả thấy đâu. Cứ tiền triệu mà nhanh chóng, hiện thực thế này là tốt lắm rồi”. Vợ nhà thơ Phạm Tiến Duật cho biết, việc đầu tiên khi mang tiền về đến nhà là thắp hương báo cáo tác giả “Tiểu đội xe không kính”…

Tuy nhiên cũng không ít tác giả lại có cảm giác hụt hẫng. Nhà thơ Đặng Hiển, tác giả bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” tỏ ra rất thất vọng khi nhận về số tiền chưa đầy 1 triệu đồng cho một tác phẩm in trong SGK tiểu học từ năm 1981 đến nay. Theo ông, bài thơ này đã “đi cùng năm tháng” bởi bao thế hệ học sinh thuộc lòng “Mấy ngày mẹ về quê/ Là mấy ngày bão nổi…” cho nên số tiền như vậy là không xứng đáng. Nhà văn Lê Minh Khuê khi biết số tiền được trả cho tác phẩm (trích) “Những ngôi sao xa xôi” chỉ hơn 2 triệu đồng đã định không đến nhận.

Nhân viên Trung tâm đã phải kiên nhẫn giải thích cho các tác giả căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng, cách tính nhuận bút theo Nghị định 18 và Nghị định 61 của Chính phủ. Nhưng mệt mỏi nhất là các trường hợp có tranh chấp giữa những người thừa kế của tác giả đã khuất. Con gái của một cố nhà văn nổi tiếng với tác phẩm thiếu nhi, đã bắt nhân viên Trung tâm làm đi làm lại hợp đồng kèm theo phụ lục dài đến vài trang A4, sau khi đọc kĩ từng dòng lại đưa ra điều kiện là phải chắc chắn đòi bằng được tiền bản quyền thì mới kí. Nếu đòi được tiền thì phải báo chị ấy đến nhận chứ không phải là người em trai vì “Cậu ta không đủ tư cách”. Trưởng nam của một cố nhà văn khác khi được mời đến kí hợp đồng ủy quyền cho Trung tâm đã tìm cách từ chối và đẩy “vinh dự” đó cho chị gái mình.

Cách đây hơn một năm, sự việc Trung tâm lên tiếng đòi quyền lợi cho các nhà văn có tác phẩm được sử dụng trong bộ SGK hiện hành của Nhà xuất bản Giáo dục đã làm nóng dư luận. Sau nhiều cuộc trao đổi, tranh luận, họp bàn, thậm chí đã phải có đơn khởi kiện, cho đến đầu tháng 8/2015, Trung tâm đã cùng Nxb Giáo dục đạt được sự thỏa thuận các điều khoản chi trả nhuận bút cho các tác giả.
.
 
Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn và vợ Nhà thơ Phạm Tiến Duật (phải).

Từ hợp tác đến khởi kiện

Khi đang “cơm lành canh ngọt”, lãnh đạo hai cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sáng kiến kí kết chương trình phối hợp “Phát triển văn học trong nhà trường và nhà trường với văn học giai đoạn 2013 – 2020”. Lễ kí kết được diễn ra ngay trong ngày đầu năm 2013 như một dấu mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới, thể hiện tinh thần hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa hai bên.

Trong buổi lễ, GS.TS Phạm Vũ Luận - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu: “Chương trình phối hợp giữa Hội Nhà văn VN và Bộ GD&ĐT là một trong những nhiệm vụ của ngành giáo dục. Việc kí kết sẽ mở ra nhiều hình thức, nội dung, phương hướng cụ thể, thiết thực, hiệu quả để góp phần xây dựng một nền giáo dục, một nền văn học phát triển bền vững”.
Nằm trong hàng “top” về nhuận bút là nhà thơ Tố Hữu (gần 30 triệu đồng), cố nhà văn Tô Hoài (hơn 20 triệu đồng), nhà thơ Trần Đăng Khoa (hơn 17 triệu đồng)... Các tác giả như Nguyên Hồng, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng được in tác phẩm trong sách Ngữ văn cấp PTTH (truyện ngắn hoặc trích tiểu thuyết đến vài nghìn từ) lại nhận được số tiền rất… tượng trưng. 
Trước thịnh tình của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đáp lễ: “Hội Nhà văn VN và Bộ GD&ĐT đã xây dựng được tình cảm tốt đẹp, tạo nên mối quan hệ gắn bó, gần gũi. Việc ký kết Chương trình phối hợp là khởi đầu cho bước ngoặt phát triển mới mà Hội Nhà văn VN muốn ghé vai chia sẻ trách nhiệm với Bộ GD&ĐT. Không có nhà văn nào không từng qua trường học, vì thế, trong lòng các nhà văn Việt Nam, nhà trường luôn luôn, đã và sẽ mãi mãi là “Thánh đường” của văn chương”.

Chương trình phối hợp chưa kịp triển khai thì đã xảy ra sự việc Trung tâm “đánh tiếng” về bản quyền đối với các tác giả có tác phẩm sử dụng trong SGK của Nxb Giáo dục (thuộc Bộ GD&ĐT). Bắt đầu từ tháng 4 năm 2014, Trung tâm tiến hành thống kê và khảo sát bộ sách Ngữ văn, sách Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 12, phát hiện các tác phẩm văn học được Nxb Giáo dục sử dụng mà chưa xin phép và trả tiền nhuận bút đầy đủ cho các tác giả từ năm 2002.

Tháng 5/2014 Trung tâm gửi công văn đầu tiên đề nghị Nxb Giáo dục làm việc. Tuy nhiên, tại các buổi làm việc hai bên vẫn chưa thống nhất được phương thức chi trả. Trong quá trình làm việc với Nxb Giáo dục, tháng 9/2014 Trung tâm đã gửi công văn tới Cục bản quyền tác giả, Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội đề nghị hướng dẫn cách thức thu hoặc chi trả tiền nhuận bút cho các tác phẩm được sử dụng toàn bộ hoặc một phần trong bộ SGK hiện hành, nhưng văn bản trả lời từ Sở Thông tin Truyền thông chưa cụ thể và chi tiết để hai bên có thể áp dụng được. Đối với các tác giả, tháng 11/2014, Trung tâm tổ chức họp lấy ý kiến các nhà văn, nhà thơ có tác phẩm sử dụng trong SGK. Tại cuộc họp này, các tác giả không đồng ý phương thức chi trả do Nxb Giáo dục đề xuất.

Tháng 3/2015, Trung tâm chính thức gửi đơn kiện lên Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).

 
Nhà thơ Định Hải và nhà văn Ma Văn Kháng (ngồi, từ trái qua) 
cùng chuyên viên Trung tâm.

Nhọc nhằn thắng kiện

Trong thời gian khởi kiện Nxb Giáo dục, Trung tâm tổ chức họp lấy ý kiến các tác giả có tác phẩm được sử dụng trong bộ SGK. Tại cuộc họp, các tác giả đều không đồng ý phương thức chi trả do Nxb Giáo dục đề xuất. Bởi tính ra mỗi tác phẩm in trong sách chỉ được trả vài chục đến vài trăm nghìn. Tuy nhiên, để đạt được sự thống nhất cũng không đơn giản, vì ngay cả khi đã đặt bút kí hợp đồng ủy quyền, có nhiều nhà văn, nhà thơ còn hoài nghi về năng lực của Trung tâm.

Bên cạnh đó, một số tác giả mang tâm lý ngại va chạm, số còn lại thì không nhớ hoặc không quan tâm đến tiền nhuận bút vì được đưa tác phẩm vào bộ SGK đã là vinh dự rồi. Một trở ngại không nhỏ nữa là có những nhà văn đã qua đời, con cháu trong nhà chia thành năm bè bảy mối nên thuyết phục được người đứng ra kí hợp đồng ủy quyền cũng phải thu xếp khá tế nhị.

Đến ngày 27/4/2015, Trung tâm và Nxb Giáo dục có buổi làm việc đầu tiên kể từ ngày khởi kiện, hai bên đã trao đổi và đạt được thỏa thuận về phương án chi trả tiền nhuận bút căn cứ vào Nghị định 18 và Nghị định 61 về nhuận bút của Chính phủ. Ngay sau đó chuyên viên của hai bên đã tiến hành việc đối soát số tác phẩm và căn cứ vào phân phối chương trình giáo dục. Phải ngồi cùng nhau đối soát từng trang trong sách Tiếng Việt, Ngữ văn từ lớp 1 đến lớp 12.

Công việc bộn bề và tỉ mỉ đến mức chuyên viên của Trung tâm phải thốt lên: “Buổi làm việc nào cũng tranh cãi, mặc cả với nhau từng nửa trang sách không khác gì mua rau ngoài chợ. Có những tác phẩm in trong SGK tiểu học, bên Nxb Giáo dục chỉ tính 1 tiết học nhưng Trung tâm nhất quyết đấu tranh phải tính 2 tiết vì tập đọc xong còn viết chính tả chính bài đó.

Những bài kể chuyện theo tranh lại chỉ được tính nửa tiết”. Chạy đua với thời gian, chỉ hơn 1 tháng hai bên đã hoàn thành việc thống kê số tác phẩm của các tác giả thành viên Trung tâm để lập danh mục trả tiền và đến tháng 8/2015 Trung tâm đã đòi được nhuận bút của hơn 100 tác giả.

Vĩ thanh

Sau thành công ban đầu, giám đốc Trung tâm quyền tác giả Văn học Việt Nam – nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ cho biết: “Trung tâm sẽ không nhượng bộ với bất kỳ sự vi phạm bản quyền tác giả văn học nào. Chúng tôi sẽ sử dụng mọi biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo vệ quyền lợi cho thành viên.

Hiện chúng tôi đã rà soát việc sử dụng tác phẩm văn học của toàn bộ các nhà xuất bản, các đài phát thanh truyền hình, các đơn vị kinh doanh sách điện tử… Biết đâu sau Nxb Giáo dục sẽ là một đài phát thanh truyền hình hay một nhà xuất bản khác bị Trung tâm khởi kiện”. 
.
Nhuận bút được tính chi ly
Áp dụng công thức tính toán cực kì chi tiết: Tiền nhuận bút trích dẫn lần đầu 1 tác phẩm = tỉ lệ 100% x mức lương cơ sở năm 2014 (1.150.000 đồng) x tỉ lệ sử dụng tác phẩm trích/ tiết học (40%); tiền nhuận bút trích dẫn tái bản = 25% x tiền bản quyền lần đầu (đối với tác phẩm in trong sách giáo khoa từ năm 2002 đến tháng 5/2014) hoặc 75% x tiền bản quyền lần đầu (đối với tác phẩm in trong sách giáo khoa từ tháng 6/2014 đến 31/12/2014).
Với cách tính này, trong cùng một bộ sách nhưng lại có sự chênh lệch tiền nhuận bút giữa các tác giả. Bởi vì căn cứ vào bộ sách hiện hành (được in lần đầu vào năm 2002, bắt đầu với các lớp 1, 6 và 10, những năm tiếp theo mới in đuổi theo chương trình cho các lớp lớn hơn và vẫn tái bản những cuốn trước đó), tác giả có tác phẩm in ở các lớp càng nhỏ thì tiền lại càng lớn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang