Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Chuyện những chiếc loa đẩy hai miền Triều Tiên tới miệng vực chiến tranh


22/08/2015 | 22.8.15
Sau nhiều năm tương đối im ắng, khu vực biên giới được quân sự hóa cao độ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên đã rơi vào tình trạng báo động đỏ. Nguyên nhân cũng chỉ vì những chiếc loa đặc biệt.
Trong ngày 21/8, Triều Tiên nói rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã yêu cầu các đơn vị quân đội sẵn sàng tấn công những chiếc loa nằm gần biên giới mà Hàn Quốc đã dùng trong mấy ngày gần đây để phát thông điệp tuyên truyền.
Ngừng phát thanh hoặc sẽ bị tấn công
Ông Kim ra hạn chót cho Hàn Quốc tới hạn chót là 5h chiều ngày 22/8 (giờ địa phương) phải dừng các cuộc phát thanh. Những lời đe dọa mạnh mẽ, “lên gân lên cốt” không phải là điều hiếm hoi. Nhưng một ngày sau khi Hàn Quốc và Triều Tiên nã pháo, rocket về phía nhau tại khu vực biên giới trên bộ, không ai có thể xem nhẹ những lời đe dọa này.
Cũng trong ngày 21/8, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã vận quân phục và tới thăm Quân đoàn 3 đóng ở phía Nam Seoul. Bà yêu cầu quân đội cần “đáp trả dứt khoát” với bất kỳ hành vi gây hấn nào do bên kia thực hiện.
Binh lính Hàn Quốc lắp đặt hệ thống loa tuyên truyền ở khu vực biên giới với Triều Tiên
Chính quyền của bà cũng khẳng định sẽ không ngừng các hoạt động phát loa tuyên truyền, đã bị Triều Tiên xem là bôi nhọ phẩm giá lãnh đạo nước này, do có chứa thông điệp chống lại chính quyền Bình Nhưỡng.
Cheong Seong-chang, một nhà phân tích tới từ Viện Sejong ở Hàn Quốc và đã có thời gian dài nghiên cứu về Triều Tiên, nói rằng những lời đe dọa liên quan tới loa tuyên truyền đã phản ánh sự lo lắng từ giới lãnh đạo cấp cao ở Bình Nhưỡng.
Có thể giới chức Triều tiên lo sợ loa tuyên truyền sẽ làm suy giảm tinh thần binh lính gần biên giới. “Do Triều Tiên phát đi các dấu hiệu lo lắng và khủng hoảng liên quan tới những chiếc loa, rất có khả năng họ sẽ gây hấn quân sự trước, nếu việc phát sóng vẫn diễn ra” – ông Cheong nói.
Không chỉ tuyên truyền bằng loa
Các loa tuyên truyền của Hàn Quốc, thường được đặt trên những ngọn đồi, đã liên tục phát thanh nhằm vào binh lính Triều Tiên ở Khu vực phi quân sự (DMZ) và các ngôi làng gần đó. Nội dung các buổi phát sóng khá đa dạng, từ nhạc pop Hàn Quốc cho tới các bản tin mà người dân Triều Tiên thường không được nghe.
Trong các bản tin này có kèm những thông tin khó chấp nhận với phía Triều Tiên, như chuyện có quan chức nào đó bị chính quyền Bình Nhưỡng xử tử.
Chiến thuật dùng loa tuyên truyền thực tế không mới mà đã có từ thời Chiến tranh Lạnh. Nhưng Hàn Quốc đã không sử dụng chiến thuật này từ năm 2004, khi quan hệ đôi bên trở nên nồng ấm.
Tới ngày 10/8 năm nay, Hàn Quốc mới đưa vào sử dụng trở lại 11 hệ thống loa tuyên truyền cực mạnh nằm dọc theo biên giới, chỉ 2 ngày sau khi một số người lính tuần tra biên giới của nước này bị thương do đạp trúng mìn gần chốt kiểm soát của họ ở DMZ. Hàn Quốc đổ lỗi cho Triều Tiên, nhưng chính quyền Bình Nhưỡng đã bác bỏ cáo buộc.
                Ngoài phát loa, phía Hàn Quốc còn thả truyền đơn chống Triều Tiên
Trước năm 2004, cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều dùng rất nhiều loa mạnh để phát thông điệp tuyên truyền nhằm vào nhau. Cả ngày lẫn đêm, âm nhạc trữ tình kèm giọng đọc êm dịu của các nữ phát thanh viên đều đều vang lên dọc theo biên giới, khuyến khích binh lính bên này đào tẩu sang bên kia.
Và hoạt động tuyên truyền đã vượt quá khuôn khổ của những chiếc loa. Triều Tiên đã cắm những tấm pano quảng cáo rất lớn trên các ngọn đồi, hướng về phía Nam, trên có thông điệp kêu gọi người Hàn Quốc tới với “thiên đường”.
Về phần mình, Hàn Quốc chế tạo các bảng tin điện tử khổng lồ, thường xuyên cập nhật tin tức cho binh lính Triều Tiên, như thông tin về khoảng cách GDP trên đầu người giữa hai quốc gia. Cả hai cũng thả rất nhiều quả bóng bay lớn chứa đầy truyền đơn sang phía bên kia biên giới.
Họ còn dùng sóng vô tuyến để phát thông điệp tuyên truyền nhằm vào đối phương.
Giới chuyên gia đánh giá việc Hàn Quốc khôi phục chiến thuật dùng loa tuyên truyền có khả năng đe dọa lớn tới chính quyền Triều Tiên, trong bối cảnh người dân đang ngày càng dễ dàng tiếp xúc với tin tức bên ngoài hơn.
Ví dụ, với việc nhiều trung tâm thương mại “chợ đen” mọc lên dọc theo biên giới với Trung Quốc, một cơn lũ thẻ nhớ chứa phim truyền hình và âm nhạc Hàn Quốc đã đổ vào Triều Tiên, khiến các sản phẩm này dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng.
Một số người đào tẩu khỏi Triều Tiên sau này có khai rằng họ đã nghĩ tới việc chạy trốn sau khi nghe các buổi phát thanh tuyên truyền.
“Chiến tranh tuyên truyền”
Năm 2010, cuộc “ngừng bắn” trên mặt trận tuyên truyền có dấu hiệu lung lay, sau khi 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng trong vụ tàu chiến Cheonan bất ngờ phát nổ và gãy làm đôi. Hàn Quốc cáo buộc tàu ngầm Triều Tiên đã bắn ngư lôi vào con tàu, điều mà Bình Nhưỡng bác bỏ.
Sau đó, Hàn Quốc khôi phục việc phát loa tuyên truyền, đồng thời còn gửi truyền đơn xuyên biên giới.
Giới chức Hàn Quốc không hé lộ chi tiết về việc hệ thống loa tuyên truyền của họ đã phát những nội dung gì. Nhưng Hàn Quốc có nói thông điệp tuyên truyền có thể phát sâu vào phía sau biên giới với Triều Tiên tới 18 km.
Triều Tiên cũng đã bật một số hệ thống loa của nước này để phản ứng. Song giới chức Hàn Quốc nói rằng các loa này đã cũ kỹ nên các thông điệp tuyên truyền rất khó nghe thấy ở Hàn Quốc.
(Theo Thể thao & Văn hóa)
http://molang0205.blogspot.com/2015/08/chuyen-nhung-chiec-loa-ay-hai-mien.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGỒI NGHE MẸ KỂ CHUYỆN THỜI ĂN KHÔ DẦU


Thứ Bảy, ngày 22 tháng 8 năm 2015
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không nhẽ người nhật xây dựng thành công CNXH trước chúng ta?


Sướng như nông dân Nhật

Đăng bởi  ngày 01/07/2015
Những nông dân SX cùng mặt hàng tập hợp thành từng nhóm, chung nhau mã giao dịch và tài khoản ngân hàng. Sản phẩm họ làm ra có đơn vị bao tiêu toàn bộ thông qua các chợ đấu giá. Thăm Nhật Bản mới thấy người nông dân nơi đây thật nhàn nhã.

CHÍNH PHỦ DÀNH NHIỀU KHOẢN ƯU ĐÃI
Trong nỗ lực thúc đẩy nền SX nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm hoa, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã tài trợ đoàn công tác của nước ta sang thăm mô hình SX, tiêu thụ hoa tại Nhật với mong muốn thành lập được một chợ đầu mối bán đấu giá hoa tại TP. Đà Lạt. Một thực tế khó tin hiện nay là người trồng hoa tại Đà Lạt hay Sa Pa không tự quyết được giá bán mà do các cửa hàng kinh doanh tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh định đoạt. Đây chính là bất cập khiến người trồng hoa luôn bị ép giá dẫn tới kìm chế sự phát triển của ngành hoa VN.
alt
Nông dân Nhật làm ruộng trong nhà kính điều hòa
Dẫn đầu đoàn công tác VN sang thăm Nhật Bản, PGS.TS Lê Huy Hàm – Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp (Viện KHNN Việt Nam) chia sẻ, mô hình chợ đấu giá nông sản tại Nhật Bản rất ưu việt, vừa hiện đại nhưng vẫn mang tính truyền thống, có thể áp dụng ở VN trong bối cảnh nông sản, thực phẩm trong nước rớt giá thê thảm. Tại Nhật, nông dân  cũng có diện tích đất canh tác nông nghiệp tương tự nước ta. Tuy nhiên, nông dân ở xứ sở mặt trời mọc họ không làm nông nghiệp riêng rẽ theo kiểu mạnh ai nấy làm như nước ta mà liên kết với nhau thành từng nhóm hộ, HTX chặt chẽ.
Chúng tôi tới vùng nông thôn Maebashi, Guma Prefecture ở Nhật và nhận thấy những cánh đồng của họ cũng không khác VN là mấy với đồng ruộng, làng mạc xen kẽ. Tuy nhiên, giao thông, thủy lợi, nhà cửa và cuộc sống của nông dân nước bạn khác nước ta một trời một vực. Hầu như hộ nông dân nào ở Nhật cũng có biệt thự, xe hơi và xe tải để chở nông sản. Ở từng vùng, từng khu nông dân Nhật tập hợp lại với nhau thành các nhóm hộ gần giống mô hình HTX tại VN, trực thuộc nông hội nhưng hoạt động độc lập kinh tế với Chính phủ.
alt
Một xưởng sơ chế và kho lạnh của nông dân Nhật
Qua HTX, nông dân được phổ biến về tiến bộ KHKT, được biết nhu cầu thị trường. Nhờ các HTX làm cầu nối nên tình trạng nông dân ồ ạt đua nhau trồng một loại cây trồng khi có giá cao không xảy ra giống VN. Thay vào đó, nông dân có sự đánh giá thị trường rất chắc chắn qua thông tin số liệu từ các tổ chức có uy tín trong nước, rồi họ tự phân công nhau lên kế hoạch nên trồng mặt hàng nào và trồng với số lượng bao nhiêu cho vừa đủ.
Để khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Chính phủ Nhật Bản dành rất nhiều khoản vay ưu đãi để người dân xây dựng nhà lưới, nhà kính và hệ thống tưới tiêu tự động. Mùa đông hay mùa hè đều có hệ thống điều hòa điều tiết không khí, độ ẩm và nhiệt độ phù hợp với từng loại cây trồng. Chính vì vậy, canh tác nông nghiệp tại Nhật gần như không sử dụng thuốc BVTV, nên họ ăn sống hoa quả ngay tại ruộng là chuyện bình thường. Thể hiện sự đoàn kết dân tộc và nhằm tiết kiệm chi phí, các hộ nông dân tại Nhật sẽ đóng góp tiền xây dựng một cơ sở sơ chế, đóng gói nông sản, một kho lạnh và dùng chung nhau. Tất cả các sản phẩm trong HTX làm ra đều đăng ký dưới một mã số và thương hiệu.
ĐỘC ĐÁO CHỢ ĐẤU GIÁ NÔNG SẢN
Ở Nhật, mọi mặt hàng liên quan tới nông sản như lương thực, thực phẩm, hoa, cây cảnh… đều giao dịch thông qua chợ đấu giá. Nhật Bản có tất cả 130 Cty đấu giá nông sản phân bố khắp 37 tỉnh, thành phố. Các chợ này do Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cấp giấy phép, chi phí xây dựng phần thô, máy móc do Chính phủ đầu tư vào khoảng 61 tỷ yên, phần còn lại như hệ thống máy tính do Cty đấu giá tự trang bị. Bên cạnh chợ đấu giá hiện đại, tồn tại song song các chợ truyền thống và chợ bán sỉ do chính quyền địa phương cấp phép. Một quy tắc rất sòng phẳng là khi đã tham gia chợ đấu giá thì không được tham dự ở chợ bán sỉ và ngược lại.
alt
alt
Quang cảnh một phiên chợ đấu giá hoa (trên) và cá ngừ (dưới)
Ông Nobuo Isomura, Giám đốc Cty Bán đấu giá hoa Ota (Cty đấu giá hoa lớn nhất Nhật Bản) cho biết, để được tham gia vào các phiên chợ đấu giá, các Cty phải đăng ký mã số cá nhân và đóng một khoản tiền đặt cọc nhất định, tùy vào uy tín của từng đơn vị. Một quy định bắt buộc khác để được tham gia vào chợ đấu giá là các Cty đó phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực mình kinh doanh. Ngược lại, nông dân Nhật chỉ cần tập hợp lại thành từng nhóm hay HTX để chung nhau một mã số, một tài khoản ngân hàng và thương hiệu mà không phải đóng một khoản phí nào. Trước hôm đấu giá, nhân viên trực điện thoại của Cty đấu giá sẽ cập nhật thông tin khách hàng từ phía nông dân, nhận hàng, phân loại, định giá và cất vào kho.
Hôm sau, 6h sáng phiên chợ đấu giá bắt đầu mở cửa, thông thường, mỗi phiên đấu giá 1 mặt hàng nông sản có khoảng 600 Cty tham dự. Mỗi DN có một máy tính nối mạng được đặt trên các khán đài như rạp chiếu phim ở nước ta. Khi đến lượt sản phẩm nào, các thông số về giá, xuất xứ, chất lượng đều được hiện lên các bảng điện tử và trên máy tính của các DN. Sau khi nhân viên Cty đấu giá giơ món hàng lên, chỉ 10 giây sau giá được chốt lại, ai là người trả giá cao nhất sẽ sở hữu lô hàng. Ngay sau đó, tất cả mọi thông tin về sản phẩm từ xuất xứ, Cty mua, giá cả đều được niêm yết công khai trên mạng internet nên đơn vị phân phối hay bán lẻ cũng không thể bán đắt cho người tiêu dùng. Cty đấu giá sau khi nhận tiền từ khách hàng sẽ chuyển vào tài khoản ngân hàng của nông dân chậm nhất sau 3 ngày và hưởng hoa hồng trị giá 9,5% giá trị lô hàng.
alt
Ở Nhật hộ nông dân nào cũng có biết thự, xe hơi
Tham quan phiên chợ đấu giá hoa tại Nhật, chúng tôi vui mừng bắt gặp hoa cúc Đà Lạt. Hiện ở VN mới chỉ có hoa cúc, cẩm chướng của Cty Đà Lạt hasfarm đạt tiêu chuẩn XK sang Nhật, đây là điều đáng mừng nhưng cũng đặt ra cho chúng tôi nhiều suy nghĩ, khi tiềm năng XK hoa của ta không phải là nhỏ song gần như chưa tham gia được vào thị trường hoa quốc tế. Trong nỗ lực ra nhập thị trường hoa Nhật Bản, chúng tôi đã làm việc với Cty Fresh Flowers tại Chiba tìm hiểu về công nghệ đóng gói, xử lý sau thu hoạch hoa, Cty Classic Japan Ltd và Trạm kiểm dịch sân bay Narita hy vọng có thể chia sẻ kinh nghiệm với mong muốn hoa VN sớm gia nhập thị trường sôi động này.
Rời các chợ đấu giá nông sản hiện đại, chúng tôi có tham quan các chợ đấu giá cá truyền thống nổi tiếng thế giới Tsukiji và chợ bán đấu giá rau quả Ota của xứ sở hoa Anh đào. Hình thức đấu giá tại các chợ truyền thống cũng tương tự như tại chợ đấu giá hiện đại, tuy nhiên mọi giao dịch đều diễn ra thủ công mà không có máy móc hỗ chợ. Tiếng hét giá náo động cả một góc chợ đã thu hút chúng tôi đến khu đấu giá cá ngừ, hàng trăm con cá ngừ được gắn mã số của người bán xếp thành hàng ngăn nắp. Các khách hàng với chiếc búa thử trên tay lần lượt đi xem chất lượng cá trước phiên đấu giá và tôi nhìn thấy có người còn cắt ra một miếng cá sống để ăn thử.
Tới giờ đấu giá, nhân viên Cty Tsukiji chào giá từng con cá ngừ một, trên khán đài là những Cty đấu giá với chiếc mũ có mã số trên đầu. Việc đấu giá diễn ra rất nhanh chỉ chưa tới 10 giây đã mua bán xong một con cá ngừ. Giám đốc Cty Chợ đấu giá cá Tsukiji chia sẻ, nhân viên Cty đấu giá bao giờ cũng hét giá rất cao lúc mời thầu nhưng hầu hết khách hàng đều là người chuyên nghiệp, nên chỉ cần nhân viên đấu giá hô loại cá nào họ đã biết chất lượng, giá cả ra sao và trả rất sát giá thị trường.
“Ưu điểm lớn nhất của mô hình bán đấu giá là tạo ra một chuỗi giá trị sát với thị trường, giá bán được người sản xuất, nhà bán sỉ, bán lẻ và người tiêu dùng chia sẻ minh bạch. Đây là yếu tố quan trọng nhất, tạo nên sự công bằng các khâu của một sản phẩm nông sản. Đặc biệt, người nông dân sẽ có thu nhập xứng đáng trên giá trị sản phẩm họ mang lại, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ”, giám đốc Cty Tsukiji nhấn mạnh.
Nguồn nhatban.net.vn
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nga “điếng người” khi liên tục bị Trung Quốc đánh “đòn hiểm”

(Quốc tế) - Một trong những động thái mới nhất mang tính chủ đạo khiến Nga bồn chồn không yên chính là bản chất thực dụng trông thấy của Trung Quốc.

    Chưa thấy đâu dấu hiệu rõ nét về việc hợp sức cùng Nga tạo thành thành trục liên kết chống phương Tây, Bắc Kinh đã lại thực thi trò chơi toàn cầu bao vây Nga – rất chính xác, mau lẹ và không có bất kì sự trợ giúp đáng kể nào đối với Moskva.

Việc Trung Quốc khởi động đề án “Con đường Tơ lụa mới” mới đây và hoàn toàn bỏ qua lãnh thổ Nga, là một cú đánh mạnh vào lợi ích kinh tế của Moskva.
Tuyến đường sắt cao tốc container Nomad đầu tiên theo hành trình Tân Cương (Trung Quốc) – Dostyk ((Kazakhstan) – Aktau – Alat (Azerbaijan) và là một bộ phận cấu thành của “Con đường tơ lụa mới” đã chính thức được khai trương hôm 3/8.
Còn nhiều điểm chưa rõ ràng về cái bắt tay Nga - Trung Quốc.
Còn nhiều điểm chưa rõ ràng về cái bắt tay Nga – Trung Quốc.
Từ Azerbaijan, tàu hỏa cao tốc sẽ chạy tới Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ và vươn tới các nước trong Liên minh châu Âu (EU). Từ đây, một dự án hỗn hợp về tuyến hành lang quốc tế xuyên Caspi kết nối “Con đường tơ lụa mới” đã trở thành hiện thực.
Điểm đặc trưng là nó tránh đi qua Nga, với hành trình được rút ngắn xuống chỉ còn 6 ngày so với 25-40 ngày trước đây.
Không những vậy, việc Trung Quốc cạnh tranh “sống còn” với Nga về các tuyến đường trung chuyển ở lục địa Á – Âu, kiểm soát các nguồn lợi về dầu mỏ, khí đốt tại Trung Á sẽ bào mòn lợi ích của Moskva.
“Con đường tơ lụa mới” có sức hấp dẫn hơn hẳn so với tuyến đường sắt xuyên Siberia của Nga. Bên cạnh đó, việc Kazahkstan tham gia vào siêu dự án này cho thấy sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Astana: Hướng về Bắc Kinh nhiều hơn là Moskva.
Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất chính là việc, hành lang thông thương này đã tạo cho Ukraine có được cơ hội “có một không hai”: là điểm trung chuyển hàng hóa lớn của “Con đường tơ lụa mới”. Đây thực sự là những “đòn đánh” cực hiểm, làm phá sản mong đợi của Moskva về trục chiến lược Nga – Trung đủ sức đối chọi với phương Tây.
Thêm một “phát súng” nữa nhằm vào Nga: Triển vọng hợp tác năng lượng Nga – Trung có dấu hiệu xấu đi trông thấy.
Hợp đồng khủng trị giá 400 tỉ USD ký kết tháng 5/2014 giữa Gazprom (Nga) với Tập đoàn dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) về xây dựng tuyến đường ống khí đốt “Sức mạnh Siberia” đã bị đóng băng vô thời hạn.
Hệ quả là chiến lược của Nga “chuyển dòng khí đốt” sang phương Đông với Trung Quốc đối tác chủ chốt đã thất bại.
Nguyên nhân chính nằm ở chỗ nhu cầu tiêu thụ khí đốt của Trung Quốc giảm sút khi tăng trưởng kinh tế giảm; cùng với đó là việc nước này chú trọng khai thác tiềm năng khí đốt ngay trong nội địa (năm 2020, Trung Quốc sẽ khai thác được 30 tỉ m3 khí chỉ từ đá phiến), tăng cường nhập khẩu từ Turkmenistan (30 tỉ m3 hiện nay và có thể lên tới 60-70 tỉ m3 vào năm 2020).
Không những vậy, Bắc Kinh luôn thúc ép Moskva phải chấp nhận mức giá thấp hơn các đối tác nhập khẩu khác của Nga; không đưa ra bất kì hình thức trợ giúp tài chính nào đối với việc xây dựng đường ống trên lãnh thổ Nga.
Chính những nhùng nhằng này đã làm phá sản hy vọng về hợp tác năng lượng Nga – Trung trong bối cảnh Moskva liên tục bị phương Tây dồn ép bằng các đòn cấm vận, trừng phạt kinh tế.
Các ngân hàng Trung Quốc thời gian qua cũng giảm can dự vào giao dịch ngoại thương với Nga.
Việc hai bên đồng ý thực hiện hoán đổi tiền tệ trong hoạt động biên mậu xuất phát chủ yếu từ việc Bắc Kinh muốn mở rộng “không gian lưu hành” của đồng NDT sau khi thấy luồng vốn nước ngoài tháo chạy khỏi Nga với số lượng lớn.
Nga và Trung Quốc đã ký hàng chục thỏa thuận về hợp tác kinh tế trong 2 năm trở lại đây, cùng với đó là những cam kết ở cấp lãnh đạo cao nhất.
Vậy nhưng trên thực tế kim ngạch thương mại hai chiều đã giảm tới 28,9% trong 6 tháng đầu năm 2015, chỉ đạt mức 37,72 tỉ USD.
Nhìn lại cục diện thế giới trong hơn một năm qua gắn với khủng hoảng Ukraine, nhiều người bắt đầu đặt ra câu hỏi: Trung Quốc thực sự chọn Nga hay chọn Mỹ và phương Tây?
Một nước Nga bất ổn, suy yếu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Bắc Kinh, nhất là ở khí cạnh tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng giàu có, cùng với đó là những toan tính địa chính trị?
(Theo Tri Thức)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Điểm lại 6 lần Tập Cận Bình bị ám sát hụt


Đăng bởi Trung Lập on Thứ Sáu, ngày 21 tháng 8 năm 2015 | 21.8.15

Như Tinh Hoa đã đưa tin, trong 3 năm qua, ông Tập Cận Bình được cho là đã trải qua 6 lần ám sát hụt, với các kết quả điều tra đều cho thấy người trong nội bộ ĐCSTQ đã thuê người thực hiện. Sau đây chúng ta cùng điểm lại những lần ám sát hụt này:

Tap Can Binh, am sat,
                               Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là đã trải qua 6 lần ám sát hụt.

1. Nguồn tin thân cận với cuộc điều tra cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người từng là đồng minh thân cận của Chu Vĩnh Khang tiết lộ: Chu biết mình sắp “gặp hạn” khi Bạc Hy Lai bị khai trừ khỏi đảng vào ngày 15/3/2012 nên đã chuyển qua lập mưu ám sát người sắp nhậm chức Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình.

Chu Vĩnh Khang được cho là đã lệnh đặt bom hẹn giờ tại một phòng họp hội nghị thường niên Bắc Đới Hà vào tháng 8/2012 nhưng ông Tập đã không tới sự kiện này. Khi đó, ông Tập đang giữ chức phó chủ tịch nước và được xác định sẽ trở thành người thay thế ông Hồ Cẩm Đào.

2. Sau đó, “ông trùm” an ninh chuyển sang âm mưu tiêm thuốc độc Tập Cận Bình nhân dịp ông này đi khám sức khỏe định kỳ tại một bệnh viện quân đội ở Bắc Kinh.

Ông Chu được cho là đã giao phó trách nhiệm tiến hành cả 2 kế hoạch ám sát này cho Tân Hồng, trợ lý và là bảo vệ của mình. Các kế hoạch sau đó đều thất bại và Tân Hồng cũng bị cảnh sát bắt giữ, theo Reuters.

Ông Tập Cận Bình tránh được cái chết ở cả 2 lần trên và kết quả là Chu Vĩnh Khang, 72 tuổi, cựu thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị đã bị khai trừ khỏi đảng vào tháng 12/2014 và trở thành cán bộ đảng cao cấp nhất kể từ sau Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc bị truy tố vì tội tham nhũng.

Tap Can Binh, am sat,
Chu Vĩnh Khang là cán bộ đảng cao cấp nhất kể từ sau Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc bị truy tố vì tội tham nhũng.

3. Tờ Epoch Times xuất bản tại Đài Loan ngày 10/9/2012 cho hay, Phó chủ tịch nước Trung Quốc ông Tập Cận Bình và Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kỷ luật trung ương Hạ Quốc Cường đã bị thương trong 2 vụ tai nạn giao thông vào tối ngày 4/9, khiến cho dư luận đồn đoán về một âm mưu ám sát có khả năng liên quan tới ông Bạc Hy Lai.

Giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã tổ chức họp khẩn khi nghi ngờ có âm mưu mờ ám đằng sau những vụ tai nạn này. Theo bài tường thuật trên tờ Boxun News xuất bản ngày 9/9 và 2 tiếng sau thì bị gỡ, thủ phạm là một sĩ quan quân đội và là một người ủng hộ cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai.

4. Báo Want China Times hôm 25/2 dẫn tin từ tờ Boxun News có trụ sở tại Mỹ cho hay, các quan tham Trung Quốc bị nghi ngờ đang tìm cách mua súng trường bắn tỉa của Mỹ để ám sát ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn.

Ông Tập Cận Bình, người phát động chiến dịch liên tục đàn áp quan chức tham nhũng, bất kể họ là “ruồi” hay “hổ”, kể từ năm 2013, đã tăng cường củng cố an ninh trong vòng 6 tháng qua sau khi âm mưu trên được đưa ra ánh sáng, tờ Boxun viết. Các biện pháp an toàn được thắt chặt một cách lộ liễu, thậm chí quan chức từ cấp thứ trưởng đều phải trải qua kiểm tra an ninh mới được vào gặp chủ tịch.

5. Trước kỳ họp quốc hội Trung Quốc và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân (CPPCC) Tháng 3 vừa qua, ông Tào Thanh, Vụ trưởng cơ quan an ninh trung ương đảng, và cấp phó của ông là Vương Thanh đã đột ngột bị luân chuyển.

Theo Boxun News, nguyên nhân là do ông Vương đã âm mưu sát hại Chủ tịch Tập Cận Bình. Tờ báo này đã dẫn một bài viết về ông Tập để minh chứng cho sự thật sau tin đồn này.

Hôm 19/5, Tân Hoa Xã đăng tải bài viết có tiêu đề “Chủ tịch Tập Cận Bình yêu cầu sự trung thành tuyệt đối, tin tưởng vững chắc từ các cơ quan an ninh nhà nước”. Meng Jianzhu, chủ nhiệm Ủy ban chính pháp của đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng tham dự phiên họp nêu trên.

Bài viết của Tân Hoa Xã khẳng định, ông Meng “cam kết rằng các cơ quan an ninh nhà nước sẽ thực thi các chỉ thị của ông Tập và đi theo sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương Đảng”.

6. Lần ám sát mới đây nhất là vụ nổ Thiên Tân. Đại Kỷ Nguyên cho hay, vụ nổ Thiên Tân là một bước ngoặt công khai mâu thuẫn giữa phe ông Giang và phe Chủ tịch Tập, vốn mang tính chất một mất một còn.

Tap Can Binh, am sat,
Hố đen khổng lồ xuất hiện sau vụ nổ ở Thiên Tân. Các chuyên gia cho rằng đây không phải là kết quả của một vụ nổ hóa chất.

Ngày 14/8, Bowen Press dẫn lời nguồn tin cho biết, việc này có liên quan đến vụ ám sát đương kim lãnh đạo Trung Quốc, sự việc bại lộ dẫn đến việc đặt kíp cho nổ kho thuốc súng. Theo nguồn tin này, những chất hóa học nguy hiểm tồn trữ trong kho chứa có số lượng lớn là sản phẩm quân – dân dụng, trong đó bao gồm: lượng lớn thành phẩm đến bán thành phẩm, nguyên liệu như Ammonium Nitrate, Potassium Nitrate, toluen…

Một nguồn tin nội bộ nói trên NTDTV rằng: “Kế hoạch ban đầu là chờ đến khi cuộc họp của các lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Đới Hà kết thúc, và sau khi các quan chức cấp cao ra về, một vụ nổ sẽ xảy ra giữa tuyến đường sắt nối Thiên Tân và Hà Bắc“. Các quan chức đã được thông báo và thay đổi kế hoạch vào phút chót, và những phần tử khủng bố thay vào đó đã đánh bom vào nhà kho để xóa sạch bằng chứng.

Sau khi kết thúc hội nghị Bắc Đới Hà hàng năm, ông Tập thường đi đường vòng ghé qua Thiên Tân để khảo sát cũng như truyền đạt lại tuyên bố nội dung đạt được trong hội nghị.

Tờ báo Boxun News nổi tiếng chuyên tiết lộ những câu chuyện bí mật trong giới chính trị Trung Quốc. Tờ báo này hoạt động từ năm 2000 và đặt trụ sở tại bang Bắc Carolina của Mỹ. 

NTDTV (đài truyền hình Tân Đường Nhân), có trụ sở tại Mỹ, chuyên đưa tin chân thực về mọi diễn biến tại Trung Quốc.

Tổng hợp

(Tinh Hoa)
Tin Tức Hàng Ngày - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả có thể gây ra những tranh luận đa chiều và trái chiều Tin Tức Hàng Ngày mong nhận được ý kiến phản hồi và phản biện của độc giả
Phần nhận xét hiển thị trên trang

THƯ NGỎ CỦA NHÀ VĂN ĐỖ LAI THÚY VỀ VIỆC RA KHỎI HỘI NHÀ VĂN VÀ BVĐ VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP


Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy
Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy
Kính gửi:
– Ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam
– Ông Nguyên Ngọc, Trưởng ban Vận động Thành lập Văn đoàn Độc lập.
Thưa hai ông, tôi là Đỗ Lai Thúy, hội viên Hội nhà văn Việt Nam, thuộc bộ phận lý luận phê bình.
Năm 1992, tôi vào Hội với mục đích để có điều kiện nâng cao trình độ học thuật và nghệ thuật của mình, đồng thời, nếu có thể, đóng góp cho Hội và rộng ra cho ngành phê bình văn học nói chung, nhằm góp phần xây dựng một nền văn học Việt Nam giàu tính nghệ thuật và tính hiện đại. Trong 23 năm ở trong Hội, tôi đã hiểu được những giới hạn của bản thân mình cũng như những khung khổ của Hội với tính chất là một hội chính trị – xã hội – nghề nghiệp.
Vì thế đã không có sự gặp gỡ giữa nguyện vọng được làm nghề của tôi và mục đích làm chính trị qua văn chương của Hội. Điều này khiến tôi băn khoăn rất nhiều.
Và, đó cũng là lí do khiến tôi ghi tên vào Ban Vận động Thành lập Văn đoàn Độc lập với suy nghĩ rằng, nếu được thành lập Văn đoàn sẽ là một đối trọng (chứ không phải đối lập) về mặt học thuật và nghệ thuật (chứ không phải về mặt chính trị) với Hội Nhà văn. Biết đâu nhờ thế mà cả hai bên thúc đẩy nhau phát triển theo hướng tốt đẹp. Nhưng rồi tình hình có vẻ không phải như vậy. Ở Việt Nam ám ảnh chính trị là rất lớn. Và, trong lăng kính chính trị thì khó có gì còn nguyên là nó nữa, nhất là các tư tưởng học thuật.
Bởi vậy, tôi nghĩ rằng hiện nay, với hoàn cảnh và ý hướng riêng của mình, tốt nhất là làm nghề một cách độc lập, tự mình chịu trách nhiệm cho chính mình, không tham gia vào bất cứ một hội, đoàn nào.
Tôi viết thư ngỏ này, thay cho đơn, xin chính thức rút tên ra khỏi Hội nhà văn Việt Nam và Ban Vận động Thành lập Văn đoàn Độc lập.
Xin kính chúc hai ông sức khỏe và công việc tốt.
Trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 12 – 07 – 2015
Đỗ Lai Thúy

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thế giới chúng ta đang sống là thế giới của những tên khùng, ngày càng gần hơn đại họa!

Trung Quốc thử nghiệm vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất mọi thời đại



Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm tên lửa liên lục địa mới (ICBM) trong tháng này. Loại vũ khí mới của Bắc Kinh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân bắn tới các mục tiêu độc lập.
Đây là lần thứ tư trong vòng 3 năm qua Trung Quốc bắn thử nghiệm tên lửa tầm xa DF-41 (mà Ngũ Giác Đài gọi là CSS-X-20) và ICBM được cho là có khả năng mang đầu đạn hạt nhân bắn tới các thành phố của Mỹ.
Những lo ngại về các cuộc tấn công tên lửa nhiều đầu đạn của Trung Quốc gia tăng sau khi truyền thông nhà nước Trung Quốc công bố bản báo cáo và đồ họa năm 2013 cho thấy hiệu quả một vụ tấn công bằng đầu đạn hạt nhân phóng đi từ tàu ngầm nhắm mục tiêu vào thành phố Los Angeles ở Mỹ.
Tầm bắn của loại tên lửa mới được ước tính trong khoảng từ 6.835 dặm đến 7.456 dặm. DF-41 được Ngũ Giác Đài xem là tên lửa hạt nhân mạnh nhất của Bắc Kinh, và là một trong nhiều tên lửa tầm xa trong giai đoạn phát triển hoặc đang được triển khai.
Cũng như các cuộc thử nghiệm tên lửa DF-41 trước đó, Ngũ Giác Đài chưa đưa ra bình luận trực tiếp nào.
Tuy nhiên, một giới chức quốc phòng Mỹ nói với Washington Free Beaconrằng “Chúng tôi không bình luận về thử nghiệm vũ khí của Trung Quốc nhưng chúng tôi vẫn theo dõi việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc một cách cẩn thận”.
Ngũ Giác Đài dự kiến tên lửa mới của Trung Quốc sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm nay.
Giới chức quốc phòng Mỹ cho biết, cuộc thử nghiệm ngày 6/8 vừa qua được cơ quan tình báo Hoa Kỳ xem là quan trọng vì tên lửa DF-41 có khả năng mang theo nhiều đầu đạn.
Báo cáo thường niên của Ngũ Giác Đài cho biết lực lượng tên lửa của Trung Quốc, được gọi là Quân đoàn Pháo binh thứ hai,“tiếp tục hiện đại hóa lực lượng hạt nhân bằng cách tăng cường tên lửa liên lục địa (ICBM), và tăng cường hệ thống vận chuyển di động.  
Địa điểm thử nghiệm không được tiết lộ, tuy nhiên, lần thử nghiệm trước của tên lửa DF-41 được thực hiện cách thủ đô Bắc Kinh 250 dặm về phía tây nam.
Có nhiều phần chắc vụ này sẽ khơi lại cuộc tranh luận về kích thước kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.
Một số các phân tích nói rằng kho đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc trên thực tế lớn hơn nhiều, với khoảng 1.500 đầu đạn hạt nhân.

Theo Washington Free Beacon, Business Insider, The National Interest

Phần nhận xét hiển thị trên trang