Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Campuchia đã bắt thượng nghị sỹ đối lập Hong Sok Hour


Ông Hong Sok Hour bị giải ra tòa án thành phố Phnom Penh ngày 15/8 
 
Cảnh sát Campuchia vừa bắt giữ một thượng nghị sỹ đối lập vì tội phản quốc, hãng thông tấn AFP đưa tin.

Ông Hong Sok Hour, từ Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP), bị bắt giữ sau khi đăng tải một tài liệu bị cáo buộc là giả mạo hiệp ước biên giới với Việt Nam lên mạng xã hội.
"Ông ta đã bị bắt giữ sáng nay" tại thủ đô Phnom Penh, phát ngôn viên Bộ Nội vụ Campuchia, ông Khieu Sopheak, nói với AFP.
Ông cho biết thêm rằng ông Hong Sok Hour đang "đối mặt với tội phản quốc".
Thủ tướng Hun Sen, người nắm quyền tại Campuchia ba thập niên qua, đã bị phe đối lập chỉ trích là có lập trường mềm mỏng quanh vấn đề tranh chấp ở khu vực biên giới với Việt Nam.
Hôm 13/8, ông Hun Sen đã cáo buộc ông Hong Sok Hour phạm tội phản quốc vì đăng tải một phiên bản "giả mạo" và "đã qua chỉnh sửa" của một hiệp ước biên giới lên tài khoản Facebook.
Đảng đối lập CNRP ra thông cáo nói vụ bắt giữ là phạm pháp vì ông Hong Sok Hour có quyền miễn tố của một thượng nghị sỹ đương nhiệm.

BỊ BẮT QUẢ TANG

Thông cáo cũng bác bỏ cáo buộc nói ông này đã phạm tội phản quốc.
Tuy nhiên, ông Khieu Sopheak nói vị thượng nghị sỹ bị tước quyền miễn tố vì 'bị bắt quả tang'.
"Thông tin [mà ông này đăng tải lên Facebook] đã gây hỗn loạn ở trong nước. Đây là hành động phản quốc", phát ngôn viên này nói.
Ông Hong Sok Hour, Chủ tịch Ủy ban Chống tham nhũng của Thượng viện, đã đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch của CNRP hồi năm ngoái, AFP cho biết.
Hồi cuối tháng 6/2015, một nhóm dân biểu đảng Cứu quốc đối lập của Campuchia đã dẫn đầu một đoàn khoảng 200 nhà hoạt động tới thị sát một con đường mà họ cho là chính quyền tỉnh Long An đã "xây dựng trái phép" trên đất Campuchia.
Gần 20 người đã bị thương sau khi nhóm này ẩu đả với dân làng người Việt tại khu vực đường biên giữa hai nước.
Bộ Ngoại giao Việt Nam khi đó đã "phê phán mạnh mẽ hành động bạo lực do một số phần tử quá khích người Campuchia gây ra, vi phạm pháp luật của cả hai nước, các Hiệp ước, Hiệp định và thỏa thuận giữa Việt Nam và Campuchia, ảnh hưởng đến tiến trình phân giới cắm mốc cũng như quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia."

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có hay không chuyện này? Thấy minh lung quá!


NGUYỄN BÁ TÂN 
Lênin sinh ra ở nước Nga. Và nước Nga, chứ không phải nơi khác, đã quyết định thay (tên gọi ) Lênin bằng chim sẻ.

Chả là tại Moskva có trường đại học tổng hợp mang tên nhà khoa học lừng danh Lomonosov. Đây là một trong bảy tòa nhà có kiến trúc đỉnh tháp nhọn đặc trung của Moskva, trở thành công trình văn hóa rạng danh nước Nga. Công trình vĩ đại này xây dựng trong hơn 3 năm, khởi công năm 1949, khánh thành cuối quý 3/1953.

Khuôn viên trường đại học tổng hợp Lomonosov rộng 167 ha. Từ khi khánh thành, thời kỳ Liên Xô trị vì, ngôi trường danh giá này tọa lạc trên ngọn đồi mang tên Lênin. Đến khi Liên Xô sụp đổ, thay vào đó là nước Nga hiện thời, ngọn đồi Lênin được chính quyền kế tiếp đổi tên thành đồi Chim sẻ.

Ngọn đồi ấy, nơi tọa lạc của trường đại học Lomonosov lừng danh, đã có từ hàng ngàn năm trước khi Lênin chào đời. Chính thể Liên Xô, sản phẩm của học thuyết Mác - Lênin, gán ghép ngọn đồi ấy mang tên Lênin. Tuy nhiên, ngọn đồi chẳng bao giờ mất, chỉ có tên gọi Lênin chỉ tồn tại mấy chục năm, tương ứng với thời gian cầm cự của đảng cộng sản và CNXH tại nơi sinh ra Lênin.


Người ta đã chính trị hóa khi dùng tên Lênin đặt cho ngọn đồi, nơi tọa lạc của trường đại học tổng hợp. Đảng cộng sản và CNXH hết thời, ít nhất tại Liên Xô cũng như Nga và châu Âu. Thay tên đồi Lênin thành đồi chim sẻ, đó là cái giá phải trả của trò chơi chính trị nhất thời.

Thể chế chính trị không phải là thứ bất biến. Những thể chế chính trị lỗi thời, bản thân nó cũng như thần tượng của nó, nếu không tự chuyển hóa theo quy luật, sẽ bị lịch sử quật đổ tan tành.

 Tại Liên Xô, cái nôi của đảng cộng sản và CNXH, nơi sinh ra Lênin, nhiều công trình mang danh Lênin đã bị xóa bỏ, chuyển thành tên gọi khác. Sau khi chết nếu còn linh hồn, chắc hẳn Lênin chua chát và căm giận những kẻ biến ông thành ma túy chính trị.

Cũng là ngọn đồi, khi đặt tên Lênin, chỉ tồn tại thời gian ngắn khi học thuyết của Lênin bị cho ra rìa ngay tại quê hương Lênin. Hết thời tôn sùng Lênin.

Thay (tên gọi) Lênin bằng cái tên Chim sẻ. Chuyện xảy ra tại Liên Xô, sào huyệt của CNXH và đảng cộng sản, nơi sinh ra Lênin.

Nơi nào đang chạy theo phong trào làm tượng và mượn danh nhà chính trị đặt tên công trình, đừng quên bài học lịch sử tại Nga. Tôn kính lãnh tụ với biến lãnh tụ thành ma túy chính trị là 2 thứ đối lập nhau.

Nguyễn Bá Tân (Bá Tân)



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thiếu Lâm Tự - Một thế giới đã mất!


Cửa chùa Thiếu Lâm Tự.

Cửa chùa Thiếu Lâm Tự.

95 năm trước, một người Nhật Bản đã thấy điều gì ở Thiếu Lâm Tự? Điều mà hiện tại không thể thấy lại được nữa.
Những bức ảnh dưới đây được chụp năm 1920 bởi một người Nhật Bản. Những bức ảnh này vô cùng quý giá, bởi năm 1928, Thiếu Lâm Tự đã bị tướng Thạch Hữu Tam thuộc hạ của Tưởng Giới Thạch phóng hỏa đốt, người đời sau đó chưa từng thấy Thiếu Lâm Tự trước năm 1928.
Cửa chùa Thiếu Lâm Tự.
Cửa chùa Thiếu Lâm Tự.
Vua Khang Hy ngự bút đề biển “Thiếu Lâm Tự”. Hiện tại, khối đá ghi “Thiếu Lâm Tự” kia đã không phải là của vua nữa rồi.
Vua Khang Hy ngự bút đề biển “Thiếu Lâm Tự”. Hiện tại, khối đá ghi “Thiếu Lâm Tự” kia đã không phải là của vua nữa rồi.
Lối vào cửa chính điện Đại Hùng.
Lối vào cửa chính điện Đại Hùng.
Tượng Đạt Ma Sư Tổ trong Thiếu Lâm Tự, thần thái rất thật.
Tượng Đạt Ma Sư Tổ trong Thiếu Lâm Tự, thần thái rất thật.
Điện chính thờ Địa Tàng Bồ Tát.
Điện chính thờ Địa Tàng Bồ Tát.
Kho sách trong Thiếu Lâm Tự.
Kho sách trong Thiếu Lâm Tự.
Các nhà sư trước đại điện Thiếu Lâm Tự.
Các nhà sư trước đại điện Thiếu Lâm Tự.
Trong điện Lục Tổ, ở giữa là Quan Âm Bồ Tát, bên trái là Đạt Ma Sư Tổ, bên phải là Tuệ Khả Thiền Sư.
Trong điện Lục Tổ, ở giữa là Quan Âm Bồ Tát, bên trái là Đạt Ma Sư Tổ, bên phải là Tuệ Khả Thiền Sư.
Phía trước hang Thiếu Lâm Tự.
Phía trước hang Thiếu Lâm Tự.
Một cảnh trong Thiếu Lâm Tự.
Một cảnh trong Thiếu Lâm Tự.
Vua Đường Thái Tông ngự tứ bia, phần trên đã không còn rõ văn tự.
Vua Đường Thái Tông ngự tứ bia, phần trên đã không còn rõ văn tự.
Tượng Hòa Thượng Tế Công…diệt trừ yêu ma…
Tượng Hòa Thượng Tế Công…diệt trừ yêu ma…
Gác chuông Thiếu Lâm Tự. Tục ngữ nói ‘đương thiên hòa thượng chàng thiên chung’, trong chùa miếu không thể thiếu gác chuông.
Gác chuông Thiếu Lâm Tự. Tục ngữ nói ‘đương thiên hòa thượng chàng thiên chung’, trong chùa miếu không thể thiếu gác chuông.
Trong thời quân phiệt hỗn chiến, Thiếu Lâm Tự đã thành lập nên một đội quân để tự vệ đồng thời bảo vệ dân chúng quanh vùng.
Trong thời quân phiệt hỗn chiến, Thiếu Lâm Tự đã thành lập nên một đội quân để tự vệ đồng thời bảo vệ dân chúng quanh vùng.
Rất nhiều người nghĩ đơn thuần rằng chính phủ đốt Thiếu Lâm Tự, thực ra không phải. Trên thực tế, các vị vua đời nhà Thanh rất quan tâm Thiếu Lâm Tự, có khi là đề tặng biển, có khi đi dạo trong chùa. Năm Càn Long thứ 15 (năm 1750), nhà vua đích thân tới Thiếu Lâm Tự, nghỉ đêm tại phòng của trụ trì, cũng tự tay đề thơ lập bia. Theo bức họa điện Bạch Y thời nhà Thanh, văn hiến cũng đã ghi lại, công phu Thiếu Lâm thời nhà Thanh trước nay vẫn duy trì ở trình độ rất cao.
Chính thức hủy Thiếu Lâm Tự ấy là tướng của Phùng Ngọc Tường là Thạch Hữu Tam đã đốt Thiếu Lâm Tự, đã làm Thiên Vương điện, Đại Hùng điện, nơi giảng đạo cùng gác chuông và các loại kiến trúc bị hủy chỉ với một bó đuốc, rất nhiều tàng kinh, ghi chép, sách quyền thuật bị đốt thành tro bụi.
Tại sao Thạch Hữu Tam lại phá hủy Thiếu Lâm Tự? Quay lại lịch sử từ năm Dân quốc đầu tiên để có câu trả lời.
Dân quốc năm đầu (1912), chùa Thiếu Lâm tọa lạc ở tỉnh Hà Nam, tăng sư trong chùa có hơn hai trăm người, ruộng đất hơn 1.370 mẫu, lay lắt sống qua ngày.
Sau khi Hoàng Đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi thoái vị, ngày 1/1/1912 Tôn Dật Tiên chính thức thành lập Trung Hoa Dân Quốc và làm Tổng Thống lâm thời tại Nam Kinh. Trong lúc đó Viên Thế Khải nắm giữ lực lượng quân đội mạnh nhất lúc bấy giờ là Bắc Dương Quân đóng ở Bắc Kinh
Để tránh nội chiến xảy ra, Tôn Dật Tiên đã quyết định thống nhất đất nước và trao quyền lại cho Viên Thế Khải. Vào ngày 10/3/1912 Viên Thế Khải nhận chức vị Tống Thống lâm thời thứ 2 của Trung Hoa Dân Quốc.
Viên Thế Khải muốn trở thành một lãnh đạo độc tài nên sửa đổi Hiến Pháp, kéo bè cánh, khiến nhiều người nổi lên chống lại ông ta. Tháng 7/1913 bảy tỉnh phía nam nổi lên chống lại Viên Thế Khải.
Khi nội chiến nổ ra, Hằng Lâm hòa thượng võ công cao cường là người được giao nhiệm vụ bảo vệ Thiếu Lâm Tự. Hằng Lâm hòa thượng phải mua súng ống, huấn luyện tăng binh, chuẩn bị trước cho bất trắc có thể xảy đến.
Mùa thu năm Dân quốc thứ chín (năm 1920), hạn hán mất mùa, thổ phỉ nổi dậy như ong. Hằng Lâm hòa thượng dẫn theo quân đội giao đấu với thổ phỉ hơn mười trận đều thắng, cũng từ đó mà danh tiếng Hằng Lâm hòa thượng lan xa khắp nơi. Thổ phỉ không dám xâm phạm biên giới, mười mấy thôn trang quanh Thiếu Lâm Tự có thể an cư lạc nghiệp. Quan phủ tỉnh Hà Nam đã trao cho Hằng Lâm hòa thượng phần thưởng và nhiều khen ngợi, cũng trao tặng Thiếu Lâm Tự tấm biển đề “Uy linh phổ bị” (Oai linh rộng khắp), để cảm tạ thần linh phù hộ.
Năm Dân quốc thứ 12 (năm 1923), Hằng Lâm hòa thượng sau bao năm vất vả sinh bệnh mà qua đời, đệ tử của ông là Diệu Hưng tiếp tục đảm nhiệm nhiệm vụ tổ chức và bảo vệ Thiếu Lâm Tự.
Năm 1916 Viên Thế Khải chết, đội Bắc Dương Quân của ông ta chia thành nhiều phe phái khác nhau.
Năm Dân quốc thứ 11 (năm 1922) xảy ra cuộc chiến giữa 2 phe thuộc Bắc Dương Quân trước đây là Phụng Hệ của Ngô Bội Phu và Trực Hệ. Một tướng lĩnh của phe Trực Hệ là Trương Ngọc Sơn đi ngang qua nghỉ chân tại Thiếu Lâm Tự, thấy điện Đại Hùng bị tàn phá nên có ý tu bổ lại, nhưng không có nhiều tiền nên tạm góp 400 đồng, tăng sư trong chùa rất cảm kích nên giữ liên lạc. Mùa thu năm 1923, Trương Ngọc Sơn phụng mệnh hợp nhất quân đoàn Thiếu Lâm Tự và quân đội của mình.
Năm 1927, một tướng của Quốc Dân Đảng là Phùng Ngọc Tường giao chiến với Ngô Bội Phu, Diệu Hưng tham chiến giúp Ngô Bội Phu và thiệt mạng, khi đó ông mới 37 tuổi. Di hài ông được người thân tín chuyển về Thiếu Lâm Tự, chôn cất tại sườn núi phía đông bắc của chùa.
Tháng 3 năm 1928, Một tướng trong quân Trực Hệ là Phan Chung Tú thừa lúc quân phía sau của Phùng Ngọc Tường sơ hở đã chiếm đoạt và giành được Huyện Chùa, nhưng không lâu sau bị quân Quốc Dân Đảng do Thạch Hữu Tam chỉ huy đoạt lại. Phan Chung Tú rút quân về phía nam, thiết lập quân trong Thiếu Lâm Tự.
Thạch Hữu Tam truy kích theo hướng nam đến cửa ải, Thiếu Lâm Tự tăng cường hàng phòng thủ nhưng cuối cùng không địch mà bại. Hơn 200 tăng sư trong chùa cũng bị giết hết.
Ngày 15 tháng 3, Thạch Hữu Tam truy đến Thiếu Lâm Tự, phóng hỏa đốt Pháp đường. Ngày hôm sau, đoàn trưởng quốc dân quân (của Phùng Ngọc Tường) là Tô Minh Khải lệnh cho quân sĩ trong chùa bao vây, dùng dầu hỏa trải khắp Thiên vương điện, Đại Hùng điện, Lục Tổ điện, Diêm Vương điện, Long Vương điện, Chung Cổ lâu, bếp Hương Tích, nhà kho, các đồ vật thiền đường, các phòng ngự tọa, châm một bó đuốc, trút hết căm phẫn. Ngàn năm kiến trúc lịch sử Thiếu Lâm Tự đã bị hủy hết, số lượng lớn tài liệu quý giá như Kinh Phật, sách quyền thuật toàn bộ đã bị hủy diệt.
Ngoài nguyên nhân là để hả giận, còn có một nguyên do khác, theo tư liệu ghi lại, năm 1927, Phùng Ngọc Tường đến Hà Nam phá chùa đuổi sư, đem Đại Tướng Quốc Tự biến đổi thành thành thị. Đồng thời kêu gọi toàn bộ tỉnh phá hủy tượng Phật, xua đuổi tất cả sư, ni cô. Sở hữu tất cả tài sản tịch thu, biến chùa chiền thành trường học, bệnh viện, thư viện, hoặc trở thành chốn ăn chơi. Hà Nam từ đó về sau, một mạch, dần dần mù quáng hùa theo con đường nhộn nhịp đó, bởi vậy Phật giáo vùng Hoa Bắc gần như suy tuyệt. Phùng Ngọc Tường để cho thuộc hạ của mình hủy diệt Thiếu Lâm cũng không thể tránh khỏi hậu quả của việc này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

Chưa bắt được nghị sĩ Campuchia bị truy nã vì chống chính sách biên giới với VN


Phổ biến ngày 15.08.2015
Tin tức: http://www.facebook.com
Thủ tướng Campuchia ngày 13/8 ra lệnh bắt giữ một thượng nghị sĩ đối lập với cáo buộc ‘phản quốc’ vì những lời bình luận ông này đăng lên Facebook chỉ trích thỏa thuận biên giới giữa PhnomPenh với Việt Nam. Thượng nghị sĩ Hong Sok Hour thuộc đảng đối lập Sam Rainsy bị tố cáo đã phổ biến trên Facebook các tài liệu xuyên tạc về thỏa thuận biên giới Việt Nam - Campuchia ký hồi năm 1979 nhằm gây hoang mang công luận, gây bất ổn cho quốc gia. Thủ tướng Hun Sen nói: "Tôi xin nhân dân Campuchia chớ nên trách cứ chính phủ vì hành động như thế này không thể được dung chấp". Vẫn theo nhà lãnh đạo hàng đầu Campuchia, hành vi của nghị sĩ Hong Sok Hour là phạm pháp có thể dẫn tới tội phản quốc.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giờ Sài Gòn từng khác giờ Hà Nội


"Gentlemen, start your engines" (Quý vị hãy nổ máy!) - là lệnh cất cánh cho chiếc trực thăng CH-53 Sea Stallion của Trung tá Herbert Fix thuộc phi đoàn Heavy Helicopter Squadron 463.


Đoàn trực thăng rời hàng không mẫu thuộc Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ đậu ngoài khơi Nam Việt Nam để bay vào đất liền.
Chiến dịch Frequent Wind bắt đầu để di tản những quân nhân và nhân viên dân sự, ngoại giao cuối cùng của Mỹ khỏi Sài Gòn.
Khi đó là 5 giờ chiều ngày 29 tháng Tư giờ Washington nhưng đã là 5 giờ sáng ngày 30 tháng Tư 1975 giờ thủ đô Việt Nam Cộng hòa.
Vì cho đến khi cuộc chiến Nam Bắc chấm dứt, Sài Gòn đi trước giờ Quốc tế GMT (Greenwich Mean Time, ở Anh) tám tiếng.

Mặt trời, múi giờ và chính trị

Lấy theo vị trí Đài Thiên văn Hoàng gia Anh Quốc tại Công viên Greenwich, Đông Nam London (Kinh tuyến 0° 0' 0" và Vĩ tuyến 51° 28' 38" Bắc - Greenwich Meridian), GMT được công nhận từ năm 1884 để chuẩn hóa hoạt động hàng hải, thương mại toàn cầu.
Và tất nhiên là các múi giờ khác trên thế giới đều lấy theo chuẩn GMT vốn cũng là giờ của trạm vũ trụ quốc tế trên không gian.
Xin phân biệt GMT với Coordinated Universal Time (UTC), giờ Quốc tế vì đây là một chuẩn khác áp dụng từ năm 1928 và được tính bằng đồng hồ nguyên tử, không phải theo vòng quay của Trái Đất như GMT.
Nhưng nếu như ban đầu chỉ có 24 múi giờ trên toàn cầu, căn cứ vào GMT thì nay người ta có tới 40.
Theo Valeria Perasso của BBC trong một bài viết nhân chuyện Bắc Triều Tiên đổi giờ từ 15/08/2015 này, chính trị là lý do chính cho chuyện các quốc gia đặt ra múi giờ riêng cho mình.
Điều thường thấy là các nước láng giềng đôi khi tránh không dùng giờ của nhau, và không phải đến nay mới có chuyện Bình Nhưỡng đổi múi giờ vì ghét Tokyo.
Và thay đổi chỉ 30 phút đã đặt Bình Nhưỡng nằm giữa giờ Tokyo và Bắc Kinh, khác với giờ Seoul.
Có phải đây là thông điệp để ông Kim Jong-un xác tín quan điểm 'không ưa Nhật, cũng chẳng thích Trung Quốc'?
Ông Kim Jong-un cho Bắc Hàn theo múi giờ riêng từ 15/08/2015
Chuyện 'nửa múi giờ' cũng không phải nay mới có.
Nằm ngay cạnh Anh nhưng giờ của Ireland cho đến tận năm 1916 vẫn khác giờ Anh Quốc, vì Đài Thiên văn tại Dublin lập luận rằng Mặt Trời mọc ở Ireland chậm hơn ở Anh 25 phút.
Và vì thế, Dublin Mean Time chơi riêng một kiểu là 25 phút, 21 giây sau GMT.
Afghanistan và Iran thì lại cho rằng vị trí địa lý đặt nước họ nằm trải dài trên hai múi giờ nên quyết định chọn giải pháp 30 phút dung hòa cho cả hai.
Trung Quốc là nước áp đặt ý chí chính trị mạnh mẽ nhất về múi giờ.
Sau khi thống nhất quốc gia năm 1949, ông Mao Trạch Đông để cả nước Trung Quốc theo một múi giờ Bắc Kinh dù lãnh thổ toàn bộ trải dài 5000 km và nằm trên 5 múi giờ quốc tế.
Giờ Bắc Kinh (Chinese Standard Time - CST) bao phủ cả Tân Cương, Tây Tạng trong lòng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhằm thống nhất tất cả dưới quyền lực của một Đảng Cộng sản.
Điều này có nghĩa là các vùng phía Tây Trung Quốc vào những giờ tối thui nhưng vẫn gọi là 'buổi sáng'.
Theo Valeria Perasso, có những nhóm ly khai Tân Cương không chấp nhận giờ Bắc Kinh mà tự đặt ra giờ riêng của mình, đi sau CST 120 phút.
Thời thuộc địa Anh, Ấn Độ nằm trên hai múi giờ nhưng nước cộng hòa khi giành độc lập đã đưa về một để cắt đứt với quá khứ.
Người Pháp tự do trong Thế Chiến 2 không theo giờ chính quyền Vichy
Do vậy, người dân phía Tây nước Ấn Độ đón mặt trời mọc chậm hơn phía Đông tới 90 phút.
Nhưng tất nhiên giờ 'nhà nước' không nhất thiết được người dân tuân theo trong sinh hoạt và làm ăn của họ.
Chẳng hạn một số trang trại trồng trà ở bang Assam, phía Đông Ấn Độ, áp dụng 'giờ vườn chè', đi trước giờ nhà nước 1 giờ, vì họ cần ra chăm bón, thu hoạch trà lúc nắng sớm.
Chính trị cũng khiến Venezuela thời ông Hugo Chavez đổi giờ bất chợt năm 2007.
Năm 2014, sau khi sáp nhập Crimea bất chấp phản đối của Ukraine và châu Âu, Điện Kremlin đổi giờ của bán đảo này theo giờ Moscow cho dù Crimea trước đó nằm cách thủ đô Nga hai múi giờ.
Hai phần nước Việt Nam cũng trải qua nhiều thay đổi về múi giờ, tùy theo biến đổi chính trị, mà có tài liệu nói là 10 lần trong Thế kỷ 20.
Nói ngắn gọn nhất thì Pháp là 'mẫu quốc' khi đó đổi giờ Paris thành GMT+1 từ 1911, khiến Đông Dương thuộc Pháp, gồm cả các phần nay là Việt Nam, Lào và Campuchia đổi theo, thành GMT+7.
Điều thú vị là đã có lúc giờ Hà Nội 'bị' chính quyền Hitler đổi, dù là gián tiếp.
Sau khi chính phủ Vichy ở Pháp đầu hành phát-xít Đức năm 1940, chính quyền Đức đặt giờ mới cho vùng Đức kiểm soát: GMT+2.
Vì vậy, giờ 'Indochine Francaise', lấy chuẩn theo Đài Thiên văn Phủ Liễn (từ 1906), cũng bị đổi theo Paris, thành GMT+8.
Không rõ phái chống Vichy ở Đông Dương theo giờ nào nhưng tại các vùng 'tự do' của người Pháp ủng hộ tướng Charles de Gaulle đã chạy sang Anh phát động kháng chiến, thì múi giờ 'yêu nước', hay giờ Trung Âu (Central European Time) vẫn là GMT+1.
Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ ngày 2/9/1945 đổi lại giờ Hà Nội thành GMT trong khi Lào, Campuchia và một số nơi do Pháp quản trị vẫn không đổi.
Sài Gòn và Hà Nội từng cùng giờ cho đến năm 1960 khi miền Nam theo giờ 'tư bản' là GMT+8, cùng giờ Singapore.
Sài Gòn từng theo múi giờ GMT+8
Thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, sắc lệnh 362-TtP ngày 30/12 năm 1959 đưa 23 giờ đêm ngày 31 tháng 12 năm đó, thành 0 giờ ngày đầu tiên của năm 1960.
Singapore cũng từng phải chịu thay đổi múi giờ vì lý do chính trị.
Theo truyền thống từ thời Anh, Singapore luôn là GMT+8 nhưng khi quân đội Nhật Hoàng chiếm hòn đảo và biến nó thành lãnh thổ trực trị gọi là Chiêu Nam (Ánh sáng Phương Nam) thì giờ bị đổi theo Tokyo thành GMT+9.
Sau ngày 30/04 năm 1975, chính phủ Cách mạng Lâm thời đã ra quyết định chính thức trở lại múi giờ 7 và giờ Sài Gòn phải vặn chậm lại 1 giờ từ 13/06 năm đó để theo giờ Hà Nội.
Sang năm 1976, nước Việt Nam thống nhất áp dụng múi giờ GMT+7 thành Vietnamese Standard Time như hiện nay, không phân biệt Nam, Bắc, mùa hè hay mùa đông.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

'Đa đảng là mô hình, không là tiêu chí'




Đa đảng hay một đảng chỉ là 'mô hình', không là 'tiêu chí' cho sự tiến bộ, theo một sử gia từ Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nhân nhìn lại cuộc cách mạng tháng 8/1945 của Việt Nam nhân tròn bày thập niên sự kiện.
Trả lời câu hỏi liệu so với chính phủ đa đảng, đa thành phần chính trị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do ông Hồ Chí Minh làm Chủ tịch ngay sau cách mạng tháng Tám, thì thể chế chính quyền độc đảng hiện tại ở Việt Nam là một sự thoái triển, hay tiến bộ, Giáo sư Vũ Minh Giang, một trong các Phó Chủ tịch của Hội này nói:
"Tôi cho rằng câu chuyện đa đảng hay một đảng chỉ là mô hình chứ nó không phải là tiêu chí để nói tới cái đó là tiến bộ hay cấp tiến, hay là lạc hậu.
"Mà vấn đề là xuất phát từ thực tế cụ thể, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, thì theo tôi lúc năm 1945, lúc đó còn nhiều đảng phái, thì thực tế là ở đấy theo tôi cũng chưa nhận thức đầy đủ được mặt tích cực của đa đảng đâu.

'Nhất nguyên phù hợp'

"Mà nó là một phản ánh tương quan lực lượng ở thời điểm năm 1945, không thế không được, tôi nghiên cứu lịch sử thì thấy như vậy," Giáo sư Vũ Minh Giang nói thêm.
"Còn sau này do hoàn cảnh lịch sử hết sức khắc nghiệt của Việt Nam, nó cần vô cùng một sự thống nhất.
"Trong bối cảnh đó, tính chất chính trị nhất nguyên nó phù hợp," sử gia nêu quan điểm.
Ở phần cuối cuộc trao đổi này, ông Vũ Minh Giang cũng đề cập tới chính quyền Trần Trọng Kim, một chính quyền đã tồn tại ở Việt Nam ngay trước chính quyền của Hồ Chí Minh và được sử sách cách mạng Việt Nam sau này coi là một chính phủ 'tay sai, thân Nhật'.
Nhà sử học cho rằng nhiều đánh giá về chính phủ Trần Trọng Kim là 'không công bằng', 'không đúng' và cần phải được xem xét lại.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

TỰ DO



Truyện cực ngắn
Chủ một trang trại nuôi rất nhiều chim. Ông tin rằng loài chim lồng vốn khao khát tự do nhưng chúng còn cần hơn đó là sự tồn tại. Thi thoảng người này lại mở lồng cho chim bay ra ngoài. Từ những loài chim quý như Đại bàng, họa mi, chào mào trắng, đến những loại tầm tầm như chích chòe, sáo đá, khướu, quạ....đều chỉ quanh quẩn rồi lại chấp nhận trở về lồng khi cần uống và ăn. Duy nhất có chim cu gáy thì lần nào cũng vậy cứ thả ra là giống này phạch thẳng không một lần ngoảnh cố nhìn lại. Kỳ công người chủ không nuôi cu gáy bằng thóc mà bằng kê tẩm muối để chim không thể kiếm được thức ăn này ngoài đời. Đận ấy rét cắt, cánh đồng phủ sương muối băng giá, không một hạt thóc. Cu gáy vẫn bay vút đi. Người chủ kiên nhẫn chờ. Chỉ thấy tiếng gáy cúc cù cu từ cánh đồng thoảng lại. Ông đã hiểu cu gáy sống bằng đất. Cánh đồng sinh ra cu gáy và nuôi nó bằng chính cánh đồng. Trong trang trại từ đó không bao giờ còn lồng cu gáy.
Hà Nội 16/8/2015
PNT

Phần nhận xét hiển thị trên trang