Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000



(Thời biến đổi gien)
  Kỳ 21
    Bùi Ngọc Tấn
*
Nhà văn Dương Tất Từ, dường như cả đời sống ở Tiệp Khắc đi tắc xi đến nhà Dương Tường đón chúng tôi. Trước đó tôi chỉ gặp anh một lần trên điện thoại. Từ Hà Nội, anh gọi điện về Hải Phòng nói chuyện với vợ chồng tôi. Chúng tôi đến nhà anh, ăn cơm trưa với vợ chồng anh. Anh đưa bộ Chuyện kể năm 2000 mới mua và bảo tôi ký tặng.
Anh có biết tôi mua ở đâu không. Ngay trước cửa trụ sở báo Nhân Dân. Hôm qua rẻ rồi. Một trăm năm mươi nghìn một bộ. Ba anh em đi, mua ba bộ. Bao nhiêu cũng có. Anh kể chuyện nhà thơ Tiệp Khắc Jaroslaw Seifert đoạt giải Nobel dù Hội Nhà Văn Tiệp không đề cử ông ta mà lại đề cử người khác. Chị Dương Tất Từ mở tủ lấy ra một cục tiền mới tinh, đóng gói vuông vắn, còn nguyên niêm phong ngân hàng, cứng như đá có thể ném vỡ đầu, đưa cho vợ tôi: Một triệu toàn giấy bạc một nghìn đồng để vợ tôi chi tiêu và đi đặt lễ. Khi ra về, bốn chúng tôi đi song song, và lúc vợ chồng tôi chuẩn bị lên xe taxi, chị Long vợ anh Từ nắm chặt tay vợ tôi, dặn dò:
 – Chị chăm sóc anh chu đáo nhé. Anh không phải của một mình chị đâu. Còn của chúng em nữa đấy.
Câu nói của chị Long chắc chắn sẽ nằm mãi trong trái tim tôi. Anh Dương Tất Từ luôn nhắc tôi giữ gìn sức khoẻ. Mùa hè mấy năm sau, khi anh chị đi Đồ Sơn nghỉ mát, trẻ trung, tươi rói, nhanh nhẹn như những thiếu niên hướng đạo, cả hai ghé qua nhà tôi “để xem cái buồng anh chị sống có giống như trong sách không”, anh Từ vẫn luôn miệng:
– Nhớ giữ sức khoẻ. Giải Nobel nó không trao cho những người đã chết đâu.
Có thể khóc được vì những ý nghĩ tốt đẹp đến thế của một người đọc dành cho người viết, của người viết với người viết, vừa mới quen nhau, hiểu nhau qua tác phẩm. Quá nhiều điều tốt đẹp đến mức tôi nghĩ rằng ở Việt Nam chưa có một nhà văn nào được như tôi. Có thể có những nhà văn nhà thơ rất nổi tiếng, vô cùng tài năng, rất được mến mộ, nhưng được chia xẻ, đồng cảm và xót thương đến độ như tôi thì chưa có hay có mà tôi không biết? Như một phát hiện. Một ngạc nhiên. Lại như một tất yếu rằng phải như thế. Rằng cái điều chờ đợi mong muốn đã đến, cái điều phải có đã có. Như một bùng nổ. Một phản ứng dây chuyền. Một dịp để bày tỏ thái độ về sự bất công, mất dân chủ, về lòng dũng cảm, về sự cần thiết phải viết khác đi, sống khác đi. Hay đơn giản hơn, đó là ứng xử đối với một con người bị vùi dập, bị tra tấn. Sự chia xẻ đối với một người chịu nhiều oan khuất đắng cay, bị triệt hạ, bị đốn ngã…
Khi vợ chồng tôi đến toà soạn báo Giáo Dục & Thời Đại, tìm gặp Nguyễn Thị Trâm — một bạn đọc tôi đã gặp ở Hải Phòng —, Nguyễn Bùi Vợi và tất cả chủ khách có mặt trong phòng khách ngừng hết mọi chuyện dở dang và quây lấy tôi. Các anh chị nói, hỏi, nghe. Tôi nhớ nhất một cháu gái còn rất trẻ, áo phông ngắn tay chắc là làm tạp vụ, không chịu đi đâu nữa, kéo cái đôn xa lông, ngồi riêng một chỗ, mắt chữ A mồm chữ O, im lặng nghe, không nói một lời, nhìn tôi như một em bé nhìn một người từ trong truyện cổ tích bước ra. Một người khách ngồi đó nói to với tất cả:
– Tôi rất tự hào là người Hải Phòng.
Nguyễn Bùi Vợi hỏi:
– Tôi đố các vị ngồi đây biết Bùi Ngọc Tấn viết Chuyện kể năm 2000 đoạn nào là dũng cảm nhất?
Câu hỏi có vẻ hóc búa, nhưng câu trả lời thật đơn giản. Lại chính của Nguyễn Bùi Vợi:
– Dũng cảm nhất là đoạn hôn cô Phượng đánh máy.
Tất cả công nhận ý kiến ấy là đúng bằng một trận cười. Biết tôi đang ngồi trong phòng khách báo Giáo Dục & Thời Đại, một chị phóng viên báo Phụ Nữ đi ngang, ghé vào ngay. Và khi chúng tôi về nhà Hồng Vân ăn cơm và nghỉ trưa thì chị và Trâm theo đến.
Lại chuyện về tập sách của tôi. Chị nói chị mua hai bộ. Một bộ chị giữ, còn một bộ chị bay vào Đà Nẵng tặng một gia đình quen. Để họ đọc. Họ phải được đọc sách này. Đó là gia đình người em. Gia đình người anh ở Sài Gòn. Họ chia tay nhau năm 1954. Anh vào Nam. Em ở lại Hà Nội. Người em bị bắt và bị tập trung cải tạo. Người ta đã hỏi cung nhiều ngày nhiều tháng nhiều năm, nhưng người em khăng khăng không chịu nhận tội ở lại miền Bắc làm gián điệp, cung cấp tình hình cho người anh, hai người làm thành một cầu liên lạc như nhận định của cơ quan an ninh. Nếu không thì tại sao hai anh em ruột mà một người đi Nam còn một người ở lại?
Không tìm kiếm được bằng chứng cụ thể nào, người ta cho anh đi tập trung cải tạo.— Có cái hồ lô này thật tiện. Năng suất cao, công việc cứ chạy băng băng. Suốt hơn mười năm tù, vợ con anh lên tiếp tế cho anh được đúng một lần. Họ quá nghèo. Năm mẹ con chỉ trông vào gánh quà sáng của người mẹ. Cho đến một ngày, anh được nghỉ lao động để gặp cán bộ. Một ông lạ mặt ở trên về. Anh lại được hỏi cung.
– Hãy cho biết phương thức hoạt động của các anh.
Không ngờ vẫn còn phải trả lời những điều a,b,c như vậy khi mình đã tù mõm ra rồi, anh tù không giữ được bình tĩnh, đứng lên xô đổ cái bàn vị cán bộ đặt giấy bút lấy cung, rít lên:
– Chúng mày có mọi phương tiện trong tay mà đến bây giờ vẫn hỏi phương thức hoạt động của tao à?
Anh sẵn sàng đón nhận cái chết. Đằng nào cũng chết. Thà chết ngay còn hơn kéo dài cuộc sống thế này rồi mới chết. Buổi hỏi cung kết thúc ở đó.
Người ta không đả động gì đến anh nữa, mặc dù anh xác định sẽ bị cùm xà lim cùng những hình phạt nặng nề nhất kể cả xử bắn. Ít ngày sau, khi xếp hàng đi làm, anh được gọi ở lại trại. Đã nghĩ đến sự kết thúc thì thật bất ngờ: Anh được tha. Được tự do. Chính sự liều mạng bất cần đời của anh đã cứu anh. Người ta đi đến kết luận: Chỉ người không có tội mới có thể hành động như vậy. Khi giải phóng miền Nam, thằng con lớn của anh vào Sài Gòn xem ông bác ruột làm gì ở trong ấy mà bố mình khổ như vậy. Lại một bất ngờ: Người bác mà anh ta oán trách là cơ sở cách mạng.
– Em phải đi máy bay mang vào Đà Nẵng một bộ. Gia đình người em chuyển vào Đà Nẵng sinh sống. Đó là gia đình em quen. Để người ta đọc.
Tôi nghĩ đến Solzhenitsyn. Chuyện nọ gọi chuyện kia. Hẳn sau khi in chuyện tù đầu tiên Một Ngày Của Ivan Denisovich, Solzhenitsyn đã tiếp rất nhiều tù nhân hoặc nhận được rất nhiều thư của những người tù thời Stalin, thời Xô Viết. Đó là những kho tàng vô giá để ông có thể tiếp tục viết những truyện tù — Quần Đảo Gulag thực chất là tập hợp hồ sơ những vụ án, những vụ hành hạ con người một cách tuỳ tiện, dã man dưới thời Stalin mà Solzhenitsyn có được. Nếu bộ tiểu thuyết của tôi không bị cấm, chắc chắn tôi cũng sẽ nhận được nhiều thư, tiếp nhiều bạn đọc là cựu tù nhân đến chơi nhà. Và tôi cũng có thể tiếp tục cái đề tài dường như vô tận này.
Sau khi Chuyện kể năm 2000 ra đời, chỉ có một người bạn tù đến Hải Phòng thăm tôi. Hôm ấy là Chủ Nhật. Vợ tôi từ hành lang gọi tôi:
– Anh Tấn có khách.
Tôi nhìn ra. Một người đàn ông cao lớn đã có tuổi, ăn mặc giản dị đứng ở khuôn cửa nhìn vào. Tôi bật lên:
– Kiều Duy Vĩnh!
Dù đã gần ba mươi năm không gặp nhau, tôi vẫn nhận ra anh. Dù anh đã mập ra. Đã già đi. Chúng tôi ôm lấy nhau. Vĩnh đẩy tôi ra và ép hai tay vào đùi, kiểu báo cáo cán bộ:
– Báo cáo ông thượng uý giám thị phân trại. Tôi đại uý Kiều Duy Vĩnh có mặt.
Đó là một câu Vĩnh nói với ông giám thị trại Vĩnh Quang, tôi đã bê nguyên xi vào Chuyện kể năm 2000, chỉ thay mỗi chữ Duy bằng chữ Xuân. Chúng tôi cười lớn. Vận hạn đã qua. Vẫn còn sống sót. Dắt tay mở mặt cho nhìn. Hoa nô kia với Trạc Tuyền cũng tôi ([1]). Chúng ta đã từng là nô lệ, từng là súc vật. Không cười sao được. Tôi pha nước mời anh nhưng anh không để ý đến chén nước. Anh nhìn căn buồng hẹp. Nhìn chúng tôi. Cười. Chậc chậc. Vĩnh xuống từ hôm qua. Nhưng sáng nay mới đến. Vì nếu anh có bị theo dõi thì sáng Chủ Nhật cũng là lúc thuận lợi nhất để Vĩnh đến. Anh nói vậy và đưa cho vợ tôi một mảnh giấy. Chị xem đi. Tôi đến từ sáng sớm. Nhưng bà bán nước ngoài cửa bảo bẩy rưỡi ông bà đi ăn sáng, ngồi đây thế nào cũng gặp. Tôi ngồi viết sẵn bức thư, sợ hai ông bà không nhận ra tôi hay có nhận ra nhưng sợ. Anh lấy lại mảnh giấy vợ tôi đang cầm và đọc to cho chúng tôi nghe: “Tôi là Dự, hôm nay đến thăm anh chị Tuấn, từ ngày ở Vĩnh Quang đến giờ chưa gặp nhau…” Lại cười ha hả. Tôi định giả cách làm người đưa thư của Dự cho anh chị. Vĩnh cười ngất với ý định thú vị ấy. Thú thật tôi không ngờ anh viết được như vậy. Chị ạ. Chị đừng giận. Tôi phải nói với chị là tôi không ngờ anh Tấn viết được như vậy. Trong ấy ông này lù khù lắm. Phải công nhận là anh giấu mình rất giỏi. Không ai có thể ngờ anh viết được một tập truyện dầy như thế, hay như thế. Một hôm cháu Thuần con anh Phổ đến gặp tôi, nói: Người ta viết về bố cháu hay sao ấy chú ạ. Tôi đọc ngay đoạn anh viết về anh Phổ. Nó khóc. Nó đòi mượn. Tôi cho nó mượn ba ngày. Chỉ ba ngày thôi. Nên cả nhà phải tập trung lại ngồi nghe một người đọc thành tiếng. Đọc suốt ngày. Người này khản tiếng thì người khác thay. Những đoạn anh viết về anh Phổ về chị Phổ, cả nhà khóc. Chẳng cứ những đoạn ấy. Nhiều đoạn khác. Tôi đọc, nhiều đoạn tôi cũng khóc. Cái đoạn chị Ngọc lên Hà Nội, đến nhà anh chị Diệu sờ khoá, khoá hai khoá. Chậc chậc. Vĩnh vừa nói vừa đứng lên bước tới chỗ đặt tủ đứng sờ vào cái chìa khoá giắt vào ổ khoá và quay lại nhìn chúng tôi. Chậc chậc.
Tôi hỏi Kiều Duy Vĩnh ăn sáng chưa. Anh bảo chưa. Anh không ăn sáng. Nhưng cũng không cho vợ tôi đi mua về cho tôi. Cứ để anh ấy đói một tí. Trong ấy suốt ngày đói còn chịu được cơ mà. Cười. Chị ngồi đây. Cho tôi được nhìn chị một lúc đã. Chị phải ăn mặc diện vào. Nhà tôi diện lắm. Nhưng mà tôi trông anh Tấn hình như hơi gầy đi, yếu đi. Ở trong ấy anh Tấn khoẻ, đầu to, tóc cứng bù lên cơ. Những người tóc cứng là rất khoẻ. Anh phải có chế độ ăn uống nghỉ ngơi làm việc. Uống bia tốt lắm. Không uống nhiều. Không uống say đến xỉn. Hại sức khoẻ. Sáng ra anh làm một hai quả trứng vịt lộn, vại bia. Trưa một vại nữa. Tốt lắm. Đừng ăn trứng gà. Trứng gà tăng cô-let-te-rôn. Anh ăn đều như thế, khác ngay. Tay Vĩnh đây này, anh xem. Còn cứng lắm. Trên bẩy mươi còn thế này. Chị nữa. Chị phải khoẻ. Diện vào. Cũng phải nói thật với anh chị là vợ chồng tôi vẫn ngủ chung, ôm nhau ngủ. Điều hoà âm dương. Cái triết học này của thằng Tầu là ghê. Âm dương không tách biệt. Trong âm có dương. Trong dương có âm.
Trong tù, tôi với Vĩnh chỉ là hai người cùng toán. Thỉnh thoảng cũng chuyện trò chung chung. Có ai tin ai. Có ai dám nói những gì sâu kín đâu. Thỉnh thoảng có tối tôi mò sang chỗ anh, thấy anh đang ngồi im lặng như một bức tượng. Anh đang thiền. Tôi lại về chỗ mình. Suốt thời gian tù cùng nhau, tôi chỉ được một lần nghe Vĩnh kể cái đận anh tù ở Cổng Giời đợt tập trung trước. Rét lắm. Xe đi cả đêm toàn leo dốc, người cứ ngả về phía sau. Anh em tưởng lên đến mây xanh rồi. Sang đến Trung Quốc rồi. Ở Cổng Giời chỉ có một món sột sệt cải thiện là nghệ. Ở Cổng Giời chỉ có một kiểu ngủ là nằm chổng mông, phủ phục, lấy đít, lấy hậu môn sưởi cho bàn chân gót chân, lấy hơi thở từ mồm từ mũi sưởi cho hai bàn tay. Đã tuyệt thực. Nhưng không ai thèm để ý. Một số chết đói. Thế là cạch.
– Anh Phổ chết rồi. Thương anh Phổ quá. Nếu anh Phổ còn sống đọc truyện này cũng mát lòng mát dạ. Con Thuần, mà chả cứ gì con Thuần, nhiều người gặp tôi đều hỏi: Mấy giờ rồi, theo giờ GMT? Vui lắm. Sáng ra khách ngồi quán cà phê toàn nói về tập sách của anh. Chậc chậc.
Vĩnh kể về những ngày kiếm sống gian lao của anh khi anh được ra tù, đến cái cơ đận làm bên Gia Lâm, đi bộ về qua cầu Long Biên, xếp hàng mua bia hơi mậu dịch đến lượt anh thì hết bia mà trong túi chỉ còn đủ tiền mua một vại bia mậu dịch, không thể uống bia chui. Mệt. Khát khô họng. Buồn chán. Thất vọng. Anh quyết định nhẩy xuống sông Cái tự tử, uống no nước cho hết khát rồi chết. Đang vịn lan can, ngắm nhìn dòng nước trôi trước khi lao xuống, thì một chiếc xe com măng ca phanh kít sát chân anh. Một người bạn từ trên xe nhẩy xuống, không hay biết gì về nỗi lòng anh, cứ tưởng anh đang ngắm sông ngắm nước, người bạn ấy ấn vào tay anh mấy đồng bạc, một túi ni lông có chục quả trứng, vài lạng thịt, tươi cười hẹn anh ngày gặp mà không biết mình vừa cứu một mạng người. Nhận chút quà của bạn, Vĩnh nghĩ cuộc đời vẫn còn người tốt, vẫn còn đáng sống.
Sau khi tập sách của tôi được in, Vĩnh xuống Hải Phòng thăm vợ chồng tôi bốn năm lần. Lần nào cũng đến và đi như một cơn gió. Rất nhanh. Chuyện một hồi. Và đi. Lần cuối năm Canh Thìn, gần tết Tân Tỵ cũng vậy.
Không báo trước. Ập vào nhà. Chuyện. Lại có một cái phong bì. Một cái phong bì mầu hồng. Thân gửi chị Tấn. “Của bà ấy nhà tôi.”
Trong phong bì là thư. Và tiền. Một triệu đồng. Thư của chị Phụng. Vợ Kiều Duy Vĩnh.
Hà Nội ngày 12-1-2001.
Chị Tấn thân mến.
Tôi là vợ anh Kiều Duy Vĩnh, một người đồng cảnh với chị trong đời thường. Đọc những trang viết về chị trong Chuyện kể năm 2000, tôi vô cùng xúc động vì mẹ con tôi chỉ có đủ tiền mua 2 lạng thuốc lá sợi, cuộn xong đem bán, lại mua 2 lạng khác để làm tiếp. Mẹ con dành dụm các thứ để lên tiếp tế cho chồng, bao nhiêu vất vả đường xá xa xôi. Lên đến trại lại nghe tin sét đánh ngang tai: Anh ấy cải tạo không tốt, không cho nhận quà. Đồng cảnh đồng cảm kể sao cho xiết chị ơi!! Thư không nói được hết lời, nhân dịp Tết, Xuân đến, vợ chồng tôi lòng thành biếu chị một chút quà mọn để ăn Tết. Xin chị nhận cho tấm lòng của chúng tôi. Chúc anh chị và gia đình ăn Tết thật vui. Nay kính thư. Phụng.
Tôi xuống thăm anh chị và làm giao thông liên lạc cho bà ấy. Vĩnh nói sau khi chúng tôi đọc xong thư. Bây giờ hoàn thành nhiệm vụ rồi. Tôi xin phép đi đây. Vợ tôi đem mấy lon bia ra mời anh cùng uống liên hoan, nhưng anh bảo anh vừa uống bia rồi. Chúng tôi giữ anh lại ăn cơm, anh nói có việc phải về ngay. Tôi tiễn anh ra cổng. Anh thì thầm: Lên Hà Nội phải đến tôi nhé. Anh đến rồi. Nhưng còn chị. Nhà tôi mong gặp chị lắm. Thằng nhớn nhà tôi nói để anh mừng. Nó vừa trúng một “quả” đất. Một “quả đất” vỡ mặt! Tôi nắm chặt tay anh, mừng cho anh. Tôi biết Hà Nội lại đang lên cơn sốt đất.
Kiều Duy Vĩnh, con người sôi nổi tưởng chừng không gì đánh gục được ấy đã mất rồi!
Lần gặp Vĩnh cuối cùng là đầu năm 2002. Vẫn xuống từ sớm. Vẫn chưa ăn sáng. Và vẫn không cần ăn sáng. Cứ ngồi đây chuyện đã. Anh chị khoẻ không? Tôi trông anh chị khoẻ đấy. Phải khoẻ. Chị lên Hà Nội chơi đi. Anh chị ở nhà tôi. Bao nhiêu ngày cũng được. Một buồng riêng dành cho anh chị. Riêng hết. Toa lét cũng riêng. Anh chị một đầu nhà. Vợ chồng tôi một đầu nhà. Chỉ có bốn chúng ta thôi.
Vĩnh lục túi áo bông. Chà! Một chiếc áo bông Mỹ chỉ trông cũng ấm. Lấy ra 200 đô la đưa cho vợ tôi. Hai tờ giấy 100. Tôi giơ tay ngăn lại:
– Gượm đã. Cái gì thế này. Giải thích mục đích ý nghĩa đã.
Vĩnh cười:
– Vĩnh vừa đi Mỹ về!
Chúng tôi tròn xoe mắt:
– Người ta cho anh đi à?
– Căng lắm. Xin mãi không được. Phải đích thân tướng Phạm Chuyên giải quyết. Trước khi đi Vĩnh phải làm cam đoan.
– ?
– Tôi làm cam đoan. Cam đoan không ở lại Mỹ. Đi Mỹ rồi lại về Việt Nam. Nhưng người ta bảo không phải cam đoan thế. Bác phải làm cam đoan khi sang Mỹ không viết bài, không trả lời phỏng vấn, không họp báo, không gặp những người phản động. Tôi viết lại cam đoan theo nội dung trên nộp cho sở Công An và hỏi thêm: Thế tôi gặp Nguyễn Cao Kỳ được không? Trước tôi và Nguyễn Cao Kỳ cùng học. Họ bảo được.
Chúng tôi cười ầm vì câu trả lời lạ lùng ấy.
Vĩnh tiếp:
– Tôi ở Mỹ ba tháng. Đi tất cả các bang. Không mất xu nào. Ai cũng quý vì quen anh lại được anh đưa vào tác phẩm. Bên ấy bao nhiêu người hâm mộ anh. Họ cứ hỏi tôi về anh về chị về các cháu. Tôi cũng thơm lây. Tiệc tùng lu bù. Trong một bữa tiệc, một người tôi không biết tên, bước tới chỗ tôi ngồi, đưa cho tôi 200 đô “nhờ anh mang về cho nhà văn Bùi Ngọc Tấn.”
í
Cuối tháng 3 năm 2000 có tin tôi bị tước quyền đại biểu đi dự đại hội nhà văn lần thứ 6. Đây là lần đầu tiên tôi được đi dự đại hội nhà văn. Tôi là đại biểu được bầu. Không chỉ đại biểu của Hải Phòng. Mà còn là đại biểu của các tỉnh thuộc Bắc Bộ. Trong đại hội nhà văn các tỉnh thuộc Bắc Bộ ở Việt Trì, trừ các nhà văn Hải Phòng, tôi chỉ quen một người, bắt tay được một người: Nhà văn Lý Biên Cương ở Quảng Ninh, người tôi đã gặp một lần. Thế nhưng may mắn sao, tôi vẫn trúng cử đại biểu. Tôi nghĩ: Tôi không chỉ là đại biểu của Hải Phòng nên không thể có chuyện tước quyền đại biểu của tôi ở Hải Phòng. Tôi sẽ cứ lên đại hội. Không cho tôi vào hội trường thì tôi ngồi ngoài cửa đấu tranh để được vào, để bị đuổi khỏi phòng họp một cách có nguyên tắc, có tổ chức, nghĩa là phải có báo cáo của ban kiểm tra tư cách đại biểu và biểu quyết của đại hội.
Tôi thấy mình cần làm ngay một bản tuyên bố về quyển tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000. Bản tuyên bố ban đầu hơi bị dài dòng, ít chất khẳng định, cuối cùng đã được viết như sau:
Bộ tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000 của tôi khởi thảo từ giữa năm 1990, mở đầu thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, được xuất bản tháng 2 năm 2000, nghĩa là mười năm sau.
Đó là tất cả những gì chính tôi đã sống, đã trải qua, đã chiêm nghiệm và thôi thúc tôi viết trên trang giấy, là sự thật mà năm tháng làm rơi rụng đi rất nhiều, nhưng vẫn còn đọng lại trong tim, tinh chất không thể nào quên. Tôi viết với tất cả tâm huyết, trách nhiệm công dân, trách nhiệm nhà văn và chưa một lần hay chỉ một thoáng nghi ngờ mình là người không yêu nước.
Bộ sách ngay khi ra đời đã được sự chào đón nồng nhiệt của đông đảo bạn đọc thuộc mọi lứa tuổi, mọi cương vị trên mọi miền đất nước dù chưa chính thức phát hành, dù mới dừng lại ở sách tặng sách biếu, sách mua thêm tại nhà. Người viết đã được chia xẻ và sống trong hạnh phúc lớn lao mà cả đời hắn chưa bao giờ được hưởng.
Nhưng cũng có nhiều người chê nó, phê phán nó nặng nề. Những ý kiến khác nhau, trái ngược nhau về một tác phẩm văn học là chuyện bình thường. Tôi chân thành cám ơn tất cả các vị, các bạn. Chỉ xin phép nói thêm: Tác giả đích thực của quyển tiểu thuyết đó không phải là tôi. Bùi Ngọc Tấn chỉ là người làm văn bản và ký tên vào văn bản. Tác giả đích thực của Chuyện kể năm 2000 là một thời đã qua ba bốn mươi năm rồi, là những người sống trong thời ấy, nghĩa là có cả tôi.
Tôi làm văn bản một cách trung thực.
Tôi làm văn bản chỉ với một ý nghĩ: Những chuyện tương tự mà tới nay, năm 2000, nhìn lại thật đau lòng và mong muốn đừng bao giờ để xẩy ra như vậy nữa.
Thời gian sẽ nói lời phán xét cuối cùng.
Bùi Ngọc Tấn
Đã xác định thái độ đối với tư cách đại biểu của mình thì có điện thoại từ Hà Nội gọi về. Đình Kính. Đình Kính có nhiều việc phải đi Hà Nội. Anh phải nai lưng ra viết để kiếm sống. Kính là một trong số ít nhà văn xây được nhà bằng ngòi bút. Và cũng vì vậy mà quyển tiểu thuyết của đời anh cứ lùi lại, lùi lại mãi. Kính quen rất nhiều người trên Hà Nội. Lớp nhà văn thời “Nam Bắc phân tranh” như anh đang chiếm lĩnh những vị trí chủ chốt trong quản lý văn học. Kính nói qua điện thoại: Ngày mai chủ nhật, Hữu Thỉnh sẽ về Hải Phòng cùng với em. Thỉnh về chỉ để gặp anh thôi. Mang theo ý kiến của Bộ Chính Trị. Hình như biết tôi hoang mang khi nghe đến đấy, Kính tiếp ngay: Ý kiến của Bộ Chính Trị tốt thôi. Không có gì mới hẳn. Nhưng tốt cho anh. Trưa mai Hữu Thỉnh sẽ ăn trưa bên nhà em. Anh sang ăn luôn. Em gọi điện cho nhà em rồi.
Lấp la lấp lửng. Kín kín hở hở. Chẳng biết đâu mà đoán. Mà cũng chẳng có gì phải suy nghĩ cho mệt người. Đi họp thì đi. Không đi thì thôi. Nhưng phải đúng nguyên tắc. Và không thể cứ bảo mình cái gì là mình làm như thế. Kính nhấn mạnh hai lần “ý kiến của Bộ Chính Trị, tốt thôi. Chẳng có gì tốt với mình đâu. Nếu có là ngoài ý muốn của những người ban phước, người ta bị buộc phải làm ra vẻ tốt với mình. Dù sao bây giờ chẳng như thời Trần Đông bắt mình nữa.
Khoảng 10 giờ sáng hôm sau Kính, Thỉnh và cả ông bạn đồng tuế Vân Long nữa về nhà tôi. Ô tô đi từ Hà Nội về thẳng nhà tôi mà không qua nhà Kính mặc dù nhà Kính ngay bên kia đường. Thỉnh bảo: Nhà anh ở đây à? Và quan sát căn buồng hẹp của tôi. Tôi nhìn Vân Long, bất ngờ vì sự xuất hiện của anh. Từ khi in sách lôi thôi đến giờ mới gặp anh. Nếu có người bạn nào ăn ở có tình thì người ấy là Vân Long. Trước đây, hồi thập kỷ 60 chúng tôi chỉ biết nhau sơ sơ. Anh về Hải Phòng được ít ngày thì tôi bị bắt. Thế nhưng sau này mỗi khi lên Hà Nội, gặp anh ở phố Bà Triệu thân yêu của tôi, bao giờ anh cũng giữ tôi lại trò chuyện. Tập Một Thời Để Mất của tôi, tập sách đầu tiên trình diện trở lại, được anh viết bài giới thiệu trên báo Lao Động, anh còn gửi cả bản chính bài viết để tôi biết những đoạn nào bị biên tập cắt. Tôi bảo Vân Long:
– Chưa kịp tặng anh sách, đã bị tịch thu rồi.
Vân Long cười:
– Có rồi. Hội này mỗi người mua mấy bộ. Hôm nay biết anh Hữu Thỉnh về thăm anh, nhẩy xe đi nhờ. Xuống thăm anh và thăm anh Trần Quốc Minh. Chị đi vắng à? Tiếc quá.
Hữu Thỉnh cũng bảo: Em rất muốn được gặp chị. Tôi nói: Nhà tôi biết các anh về, muốn gặp lắm nhưng phải đi lễ hội Phủ Giầy. Vừa đi sớm nay. Hôm nay hội mở. Nhà tôi đi lễ từ hồi còn “bóng tối” cơ, chứ không phải thành phong trào như bây giờ.
Thỉnh lấy từ trong túi ra chai vang Pháp đưa cho tôi. Chưa hết. Anh còn rút từ trong túi áo ra một cái phong bì. Tôi tròn mắt:
– Gì thế này? Tiền à? Mình có viết bài cho báo Văn Nghệ đâu mà có nhuận bút?
Thỉnh cười: Của em. Biếu anh.
Không chậm một giây, Vân Long cũng rút ra một chiếc phong bì:
– Biết tin tôi hôm nay về chơi với anh Tấn, một bạn đọc yêu cầu giấu tên gửi tôi món quà này để góp phần với anh chị nuôi các cháu ăn học.
Anh đưa phong bì cho tôi và cười:
– Cảm động là ở chỗ ấy. Anh ấy đọc và cứ nghĩ rằng các cháu vẫn còn bé như trong sách. Nào biết đâu các cháu đã trưởng thành và đang đi làm nuôi bố mẹ.
Đình Kính giọng nghiêm trang, rõ ra một chi hội trưởng chi hội nhà văn Việt Nam tại Hải Phòng đang làm công việc, tuyên bố lý do:
– Anh Hữu Thỉnh hôm nay về thăm anh với tư cách phó tổng thư ký, bí thư đảng đoàn Hội Nhà Văn, được sự uỷ nhiệm của các đồng chí trong Bộ Chính Trị…
Nhìn vẻ mặt phấn khởi của Kính, tôi cũng lờ mờ hiểu được những điều các anh sẽ nói sẽ là những điều tốt lành, cũng như bữa ăn trưa nay, Kính dặn chị Vân làm mời chúng tôi là để liên hoan mừng cho những điều tốt lành ấy. Hữu Thỉnh nói với tôi:
– Anh đã hoàn thành nhiệm vụ của đời anh rồi. Người ta nói này nói khác. Em nói anh Tấn anh ấy viết quyển này để giải toả những ẩn ức trong người anh ấy. Anh ấy viết từ năm 1990 chứ đâu anh ấy biết năm 2000 là năm Nhân Quyền để anh ấy gửi đi xuất bản.
Thỉnh nói Thỉnh đã gặp các uỷ viên Bộ Chính Trị Nguyễn Phú Trọng, Phạm Thế Duyệt, Lê Xuân Tùng, phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm… báo cáo ý định về Hải Phòng thăm tác giả. Các anh ấy hoan nghênh và nói: Anh về thăm anh Tấn đi. Đấy là một việc tốt ([2]). Hữu Thỉnh lại bảo các anh ấy đều đọc của anh rồi. Tôi hỏi:
– Thế anh Lê Xuân Tùng có ý kiến gì không?
Lê Xuân Tùng là uỷ viên Bộ Chính Trị phụ trách toàn bộ khối tuyên truyền khoa giáo, văn hoá tư tưởng. Ý kiến của Lê Xuân Tùng là rất quan trọng đối với tập sách, rất quan trọng đối với tôi. Thỉnh bảo:
– Ông Lê Xuân Tùng không nói gì nhưng bà Lê Xuân Tùng thì khen lắm.
Cả bốn chúng tôi đều cười. Thật mát ruột cho tôi. Tôi nghĩ tập sách của tôi đủ sức thuyết phục cả ông Lê Xuân Tùng nữa. Chắc chắn ông Tùng thấy hay nên không bác lời khen của bà vợ, ông thấy hay nhưng không dám nói như bà Tùng. Ở cương vị uỷ viên Bộ Chính Trị, ông Lê Xuân Tùng làm sao có được tự do, làm sao dám nói những điều mình nghĩ trong đầu như bà vợ. Cuộc sống này thật buồn cười.
Càng có vị trí cao càng mất tự do, càng phải giả dối, càng không dám sống thật, nói thật ([3]). Thỉnh bảo:
– Không có chuyện xét lại tư cách đại biểu của anh đâu. Hôm nay em chính thức nói với anh rằng: Anh là đại biểu được bầu của Bắc Bộ. Anh đi đại hội. Đàng hoàng. Nhưng em chỉ xin anh đừng phát biểu gì. Anh cứ ngồi uống bia cho em.
Tôi nói:
– Thỉnh có biết mong ước lớn nhất của mình khi đi đại hội là gì không? Là được gặp lại một số bạn cũ mà nếu không có đại hội thì không thể nào gặp được. Có lẽ đến chết cũng không gặp được nhau. Như anh Vũ Lê Mai, anh Nguyễn Gia Nùng, anh Nguyễn Quang Sáng…
Thỉnh vui vẻ:
– Anh Nguyễn Gia Nùng ở Nha Trang. Trúng đại biểu rồi. Trúng với số phiếu cao. Anh Sáng cũng có số phiếu rất cao…
– Già sắp chết rồi. Gặp lại nhau một tí. Thế thôi. Mình chẳng có gì để phát biểu. Mình sẽ ngồi im như Thỉnh dặn. Nhưng nếu có ai đụng đến mình thì mình phải trả lời.
Tôi vẫn nghĩ có thể có người sẽ nói đụng đến tôi, kinh doanh tôi để kiếm tí tín nhiệm, tí quyền tí lợi. Nhưng Hữu Thỉnh lắc đầu:
– Không ai đụng đến anh đâu. Chỉ có các anh em trẻ. Họ nói đến anh để họ nói đến vấn đề khác thôi. Có ai phỏng vấn anh thì anh cũng đừng trả lời.
– Chỉ uống bia và gặp lại bạn cũ. Thỉnh cứ yên tâm. Không tham luận, không phát biểu ý kiến, không trả lời phỏng vấn. Cả trong nước, ngoài nước. Nói cái gì? Những điều cần nói, mình nói trong sách rồi.
Hữu Thỉnh gật gật:
– Anh cứ thế cho em nhờ. Em bảo với các anh ấy là anh Tấn rất khiêm tốn, hiền lành ít nói. Năm nọ cái giấy mời của Nghị Viện Châu Âu, đề nghị anh ấy ở lại anh ấy đồng ý thôi.
Phải. Năm ấy gặp Hữu Thỉnh về chuyện giấy mời của Parlement International des Ecrivains, Thỉnh bảo: Giấy mời của anh, Bộ Chính Trị có họp. Ban Chấp Hành — Hội Nhà Văn — chúng em không có nghị quyết gì. Chỉ có lời khuyên anh đừng đi. Anh đi, khi về sẽ chịu một áp lực rất lớn đấy. Tôi biết chẳng bao giờ mình được đi một khi Thỉnh nói như vậy. Chỉ riêng chuyện họ không cấp hộ chiếu cũng đủ làm mình bó tay rồi. Tôi đã trả lời: Anh nói thế, tôi hiểu. Đi làm sao được khi các ông ấy không cho đi. Với lại đời tôi có những việc quan trọng hơn một chuyến đi.
Chuyện một lúc, chúng tôi kéo nhau sang nhà Đình Kính ăn cơm. Chị Vân đã chuẩn bị đâu vào đấy một bữa rượu theo đúng tinh thần “chỉ đạo” mà sếp Kính phôn từ Hà Nội. Một bữa ăn ngon và thật vui, một bữa liên hoan mừng thắng lợi, đúng như tôi đoán. Trên đường sang nhà Kính, tôi đã kịp bóc hai cái phong bì. Phong bì của Hữu Thỉnh là một trăm nghìn, bằng những phong bì mừng hỉ sang trọng hồi đó. Đây cũng là một thứ anh mừng hỉ cho tôi. Phong bì Vân Long đưa nhiều đến bất ngờ: Một triệu đồng. Tôi cố gặng Vân Long về người bạn đọc giấu tên. Và anh đã nói ra: Anh Lê Thấu, tổng biên tập báo Sức Khoẻ Và Đời Sống, nguyên phó tổng biên tập báo Nhân Dân Chủ Nhật. Để tránh hiểu lầm, tôi xin phép được nói thêm một chút. Anh Lê Thấu muốn giấu tên khi cho tiền tôi không phải vì anh sợ. Anh không muốn nói tên chỉ vì anh thấy không cần thiết phải cho tôi biết tên. Ít ngày sau khi tôi đến thăm anh ở toà soạn, anh reo lên và ôm lấy tôi. Tôi rất nhớ buổi sáng hôm ấy, một buổi sáng đầu hè. Đặng Xuân Hoà hẹn vẽ chân dung tôi vào lúc mười giờ ở nhà Dương Tường. Trong khi chờ Hoà tới, tôi tranh thủ xe ôm đến anh. Cũng là lần đầu tiên tôi bước vào một toà soạn báo thời hiện đại. Rất chật. Bàn nọ sát bàn kia. Máy vi tính xan xát. Tổng biên tập ngồi ở một góc phòng, cách những dẫy bàn khác một lối đi hẹp. Tôi bước đến bàn anh theo hướng dẫn của một ai đó. Thấy tôi đến, một người khách đứng lên, nhường ghế và nhường cả tổng biên tập cho tôi.
Lê Thấu nhìn tôi:
– Mời anh ngồi. Anh… có việc gì ạ?
Tôi xưng tên. Anh reo lên:
– Anh Bùi Ngọc Tấn!
Tất cả mọi người trong toà soạn nhất loạt quay lại nhìn tôi. Một nữ phóng viên tới lấy ấm chén pha nước ngay. Lê Thấu đưa bao thuốc ba số cho tôi:
– Anh vẫn hút thuốc đấy chứ. Anh quấn thuốc lá và hút thuốc phế phẩm mà.
Thì ra cô Thủy đang pha nước đây là đồng hương với tôi. Em làm phóng viên ở đây. Em người Hải Phòng. Trước em làm ở kho thuốc Văn Minh. Thời gian ông Độ giết vợ bị bắt giam xà lim với anh, em đang làm ở đấy. Độ trong truyện được gọi là Đỗ. Bạn đọc dễ dàng nhận ra nguyên mẫu. Cả toà soạn ngừng công việc quây lại chỗ chúng tôi. Một người cao lớn vừa bước tới vừa nói oang oang — mà sau này tôi mới biết là Bùi Bình Thi:
– Hôm nọ công an Hoàn Kiếm hỏi tôi về tập sách của anh. Tôi bảo cấm là ngu. Tập sách chân thật thế có cấm cũng không được, đánh cũng không được. Lờ đi là tốt nhất. Cấm là ngu! Tôi mà là lãnh đạo tôi mời anh lên trò chuyện vui vẻ. Hoặc về Hải Phòng làm việc thì đến thăm anh. Thăm tận nhà. Cấp nhà mới cho anh. Thế mới cao tay chứ. Cả đồn nghe mình nói cứ ngớ ra.
Cô Lan, một thiếu phụ mảnh dẻ, trưởng phòng văn nghệ của báo, ngồi bàn gần đó, kéo ngăn kéo rút ra hai tập sách bìa bọc giấy báo, lật cho tôi xem:
– Em cứ bọc bìa vào thế này này. Đi đâu cũng mang theo. Đọc. Chẳng ai biết mình đọc cái gì. Bộ này em mượn của vợ Đặng Xuân Hoà đây.
Hoàng Kỳ, con trai nhà thơ Hoàng Cầm thì bảo:
– Em chưa đọc. Bố em đang đọc. Bố em bảo lão Tấn đi tù khổ hơn mình.
Lê Thấu định tổ chức bữa ăn trưa giữa chúng tôi ngay hôm ấy nhưng tôi nói tôi đã hẹn Đặng Xuân Hoà. Anh tiễn tôi ra tận đường, chỗ người lái xe ôm vẫn chờ tôi cạnh gốc cây:
– Anh về nói với chị là tôi rất muốn gặp chị. Chị thật tuyệt vời. Người Hà Nội gốc là thế đấy. Anh nói với chị là tôi cũng người Hà Nội gốc. Lần sau anh bảo chị lên cùng với anh và anh chị phải ăn trưa với chúng tôi.
Rồi lại:
– Có gì anh gửi lên cho tôi. Tôi in. Nhuận bút ở đây có khi hơn báo Văn Nghệ đấy.
Nghe lời anh tôi gửi lên bài viết về Lê Bầu. Anh in ngay. Anh còn cử Vân Long đến nhà Lê Bầu lấy ảnh tôi chụp với Bầu ở Đồ Sơn trong lần đi trại sáng tác của nhà xuất bản Quân Đội hai tháng trước khi Chuyện kể năm 2000 ra đời. Sau khi báo phát hành, trong một cuộc họp của ngành báo chí, Hữu Thọ, trưởng Ban Tư Tưởng Văn Hoá Trung Ương Đảng nói:
– Anh Lê Thấu đâu rồi. Báo Sức Khoẻ & Đời Sống dạo này cũng văn nghệ gớm nhỉ. Đăng bài của ông Bùi Ngọc Tấn viết về ông Lê Bầu.
Anh Lê Thấu đã tươi cười đáp lại ông uỷ viên trung ương đảng:
– Báo cáo anh. Báo Nhân Dân, báo đảng cũng còn đăng văn nghệ nữa là báo chúng tôi.
In cho tôi trong lúc tên tôi chưa thể xuất hiện là một hành động dũng cảm. Hơn nữa lại là bài viết về Lê Bầu, cái ông Lê Bàn trong tiểu thuyết của tôi, quyển tiểu thuyết mà Hữu Thọ và Nguyễn Khoa Điềm đã cấm — hoặc vâng lệnh ai đó cấm, — Lê Thấu là một ông tổng biên tập tuyệt vời! Không những thế, anh còn tặng chúng tôi báo Sức Khoẻ & Đời Sống cả năm giời. Trong nhà tôi thỉnh thoảng lại vang lên câu nói:
– Bác Lê Thấu bảo ăn nhiều món rán, món nướng không tốt đâu. Dễ bị ung thư lắm đấy.
– Chuối dạo này thấy bán đầy đường. Sao nhà mình không mua chuối. Bác Lê Thấu bảo chuối còn có rất nhiều vi-ta-min C.
– Bác Lê Thấu bảo đi đâu cũng nên mang theo mấy gói chè gừng…
Gặp Hữu Thỉnh, Vân Long hôm trước, hôm sau tôi nhận được thư Vũ Bão. Vẫn một thứ văn điện tín — bắt chước Hemingway chăng? — viết bằng máy chữ trên giấy điện báo thó được ở đâu đó. Bức thư chứng tỏ các bạn tôi ở Hà Nội cũng rất nhậy tin:
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn vẫn là đại biểu chính thức của đại hội toàn quốc Hội Nhà Văn Việt Nam sẽ khai mạc vào ngày 15-4-2000 stop tình hình ấy không thể đảo ngược stop xin nâng cốc chúc mừng thắng lợi của chúng ta stop hẹn gặp nhau tại đại hội stop.
Cùng với thư Vũ Bão là một bản phỏng vấn của báo Văn Nghệ phỏng vấn “một số nhà văn đáng chú ý lần đầu tham dự đại hội nhà văn” được gửi tới tôi. Ba câu hỏi trong đó có câu: Theo đồng chí, để văn học nước ta có nhiều tác phẩm lớn hơn nữa trong tương lai gần, xứng đáng với tầm vóc đất nước và dân tộc, ngoài sự cố gắng hết mình của các nhà văn, cần phải thêm những yêu cầu gì khác?
Tôi trả lời rất thẳng thắn câu hỏi này với ý chính là phải có tự do dân chủ, một điều kiện không thể thiếu. Bài trả lời phỏng vấn không được in, đúng như dự đoán của tôi. Tôi viết nó cũng chỉ với muc đích thử test. Thế thôi. Nhưng tôi lại nhận được một bài thơ của Nguyễn Thành Phong, người phỏng vấn tôi, viết tặng tôi, gửi qua đường bưu điện:
Không bao giờ cũ
– Kính tặng anh Bùi Ngọc Tấn
Bất công đã giáng xuống đời anh
như đất lấp lên cây
những ngày dài thiếu nắng

Tụt tới đáy của đắng cay buồn nản
khát vọng lại đâm chồi
đợi vươn lên ánh sáng

Những người tốt thường hay bị bắn lén
nhưng khó chết vì
những viên đạn không dám ngắm thẳng
người tốt có thể ngã vì bàn tay một kẻ ác
nhưng dễ dàng đứng lên
bởi bao bàn tay của những người tốt khác…

Đã gần tuổi bẩy mươi
anh vẫn cầm bút viết
viết để cảnh báo những ai sắp trở thành kẻ ác
viết để ngợi ca lòng tốt của con người
chủ đề này chẳng có gì mới mẻ
nhưng mãi mãi không bao giờ cũ cả…
— Nguyễn Thành Phong
Nhiều báo đã đăng bài thơ này của Nguyễn Thành Phong. Tôi rất thích câuĐã gần tuổi bẩy mươi / anh vẫn cầm bút viết / viết để cảnh báo những ai sắp trở thành kẻ ác. Cuộc sống này là môi trường nuôi dưỡng cái ác nên chắc chắn có rất nhiều người đang trở thành kẻ ác và sắp trở thành kẻ ác.
B.N.T.
([1]) Kiều – Nguyễn Du.
(2)Theo Đình Kinh thì Thỉnh nói vậy cho nhẹ nhàng câu chuyện thôi, chứ Hữu Thỉnh về là nhân danh Bí thư Đảng đoàn được Bộ Chính trị giao nhiệm vụ gặp tôi. Cũng như mùa thu năm 2000, gặp nhau trong buổi giao lưu giữa Hội Nhà văn Hà Nội và Hội Văn nghệ Hải Phòng, Bằng Việt bảo tôi: Chuyện xét lại tư cách đại biểu của anh là có thật. Chúng tôi phải nói với các ông ấy là chớ làm như vậy. Cứ để anh đi đại hội. Việc đó chỉ thể hiện sự rộng rãi trong chính sách, trong đối xử, chỉ có tốt cho đảng thôi chứ không sao cả.
(3) Hữu Thỉnh nói với tôi rằng nhiều người nhờ Thỉnh mua Chuyện kể năm 2000 trong đó có Lê Huy Ngọ, Nguyễn Sinh Hùng, còn Nguyễn Duy nói với tôi Võ Văn Kiệt mượn Duy bộ Chuyện kể năm 2000 và không trả lại. Nói chuyện này không phải để có thêm vinh dự mà là sự vô trách nhiệm của lãnh đạo đối với nghệ thuật.
(Xem tiếp kỳ sau)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chú ý dấu ngoặc kép:

“Sự thật về Thác Bản Giốc” và nhận thức sai lầm về chủ quyền lịch sử

(GDVN) - Những người vẫn còn đang theo đuổi “chủ quyền lịch sử, quan điểm lịch sử và
bằng chứng lịch sử” để chỉ trích Việt Nam bán đất cho TQ ở Thác Bản Giốc, Hữu Nghị Quan hay sông Bắc Luân, thử hỏi họ có thể chấp nhận được quan điểm vô lý của một số người Campuchia như Sam Rainsy khi đòi “chủ quyền” đối với đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, thậm chí là cả Nam Bộ của Việt Nam hay không? Tôi tin là hoàn toàn không.
Thời gian gần đây một số hãng truyền thông phương Tây và các trang mạng xã hội đăng tải bài viết “Sự thật về Thác Bản Giốc” của ông Mai Thái Lĩnh, trong đó có những nhận định và quy chụp hết sức chủ quan khi cho rằng Việt Nam đã bán đất cho Trung Quốc (TQ) khiến dư luận có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó nhiều người vẫn cảm thấy mơ hồ khi nhắc tới địa danh này.

Điều đó một lần nữa cho thấy những bất cập trong nhận thức của không ít người ngay từ các nhà nghiên cứu, trí thức, quản lý cho đến người dân về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là sự nhầm lẫn, nhận thức sai lầm, mơ hồ về bằng chứng lịch sử, yếu tố lịch sử, tài liệu lịch sử trong văn chương, sách giáo khoa, bản đồ, bưu ảnh...với những chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ, người trực tiếp tham gia đàm phán hoạch định biên giới Việt Nam - TQ nói chung, khu vực Thác Bản Giốc nói riêng đã chia sẻ với Báo Giáo dục Việt Nam những ý kiến của ông xung quanh vấn đề này.
Tiến sĩ Trần Công Trục.

- PV: Thưa Tiến sĩ Trần Công Trục, gần đây trên một số phương tiện truyền thông nước ngoài và mạng xã hội có đăng tải bài viết “Sự thật về thác Bản Giốc” của ông Mai Thái Lĩnh gây ra nhiều băn khoăn, hoài nghi trong dư luận. Ông Lĩnh đưa ra một số “bằng chứng lịch sử” như bản đồ, bưu thiếp, ghi chép cá nhân của một sĩ quan Pháp cho đến viện dẫn sách trắng Ngoại giao để tìm cách chứng minh rằng toàn bộ thác Bản Giốc là của Việt Nam và các nhà đàm phán Việt Nam đã nhân nhượng vô nguyên tắc, thậm chí quy chụp ta đã bán đất cho TQ. Xin Tiến sĩ vui lòng chia sẻ những nhận định của mình về vấn đề này?
- Ts Trần Công Trục: Tôi đã đọc kỹ bài viết này của ông Mai Thái Lĩnh. Đây là một trường hợp điển hình về việc nhầm lẫn giữa chủ quyền lịch sử, bằng chứng lịch sử, quan điểm lịch sử với các chứng lý lịch sử có giá trị pháp lý trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ theo luật pháp quốc tế.

Gần đây những vấn đề về quan điểm về chủ quyền lịch sử, bằng chứng lịch sử đã trở thành vấn đề nếu như chúng ta không nhìn nhận một cách khách quan, thực tế, cầu thị, có căn cứ sẽ dẫn đến tình trạng hết sức phức tạp, không chỉ những vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên đất liền mà cả đối với các hải đảo và các vùng biển.

Để hiểu rõ câu chuyện ông Mai Thái Lĩnh đặt ra và giải tỏa những thắc mắc, băn khoăn trong dư luận, tôi xin nói qua về bối cảnh, xu hướng nhận thức sai lầm trong quan điểm xử lý tranh chấp lãnh thổ dựa trên quan điểm “chủ quyền lịch sử” đang tồn tại hiện nay.

Về mặt lịch sử, gần đây mọi người có lẽ cũng đọc những thông tin về các phe phái chính trị ở Campuchia sử dụng các vấn đề lãnh thổ mang tính lịch sử không những để kích động cử tri Campuchia gây bất ổn chính trị xã hội đất nước này sau bầu cử Quốc hội mà còn gây chia rẽ quan hệ Campuchia - Việt Nam trên khu vực biên giới Tây Nam, điển hình là những phát biểu sai trái của ông Sam Rainsy, đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia vừa qua.

Luận điệu sai trái bám vào lịch sử của Sam Rainsy không mới, trước đây những nhóm chính trị đối lập Campuchia đã từng đưa ra các nhận định, lập luận dựa vào lịch sử cho rằng xét về lịch sử các đảo Phú Quốc, Thổ Chu (thuộc chủ quyền Việt Nam) là của Campuchia. Thậm chí có những người theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi tại Campuchia tuyên truyền rằng cứ theo lịch sử của họ thì ở đâu có cây thốt nốt, ở đâu có người Khemer thì ở đó là đất của Campuchia.

Những luận điệu sai trái bám vào cái gọi là bằng chứng lịch sử, vùng đất lịch sử ấy đang được các thế lực chính trị lợi dụng tuyên truyền trong cộng đồng người dân Campuchia để kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan gây ra những vấn đề phức tạp, mặc dù 2 bên đã có quá trình thống nhất cơ sở pháp lý, đàm phán và phân giới cắm mốc một cách rõ ràng, minh bạch, hết sức mang tính xây dựng, tuân thủ luật pháp quốc tế và chiếu cố đến lợi ích của nhau.
Ông Sam Rainsy, lãnh đạo đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia là người đưa ra những quan điểm hết sức sai lệch về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, kích thích chủ nghĩa dân tộc cực đoan và gây tổn hại đến quan hệ Campuchia - Việt Nam.

Đó là một ví dụ điển hình của quan điểm sai trái dựa vào chứng cứ lịch sử, quan điểm lịch sử, chủ quyền lịch sử hết sức mù mờ để giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia. Điều này không những không có cách nào góp phần giải quyết tranh chấp lãnh thổ mà còn gây rối loạn xã hội, kích thích chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi và trở thành mảnh đất màu mỡ cho các thế lực chính trị lợi dụng tuyên truyền thu hút sự chú ý của dư luận nhằm thực hiện các ý đồ, mục tiêu của riêng họ.

Câu chuyện về Sam Rainsy và một số nhóm chính trị đối lập tại Campuchia viện dẫn những quan điểm sai trái về chủ quyền lịch sử, bằng chứng lịch sử để đưa ra những tuyên bố vô lý về vấn đề chủ quyền, gây rối loạn xã hội Campuchia, chia rẽ quan hệ Campuchia - Việt Nam. Điều này không khác gì hiện nay trong dư luận đang sử dụng yếu tố lịch sử để lật lại vấn đề đàm phán biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc (TQ) và tung tin các nhà đàm phán Việt Nam, lãnh đạo Việt Nam bán đất cho TQ.

Quay trở lại vấn đề biên giới phía Bắc, lâu nay vẫn có không ít người nhầm lẫn giữa quan điểm chủ quyền lịch sử với các chứng lý lịch sử có giá trị pháp lý trong giải quyết tranh chấp chủ quyền.

Tôi xin nhắc lại thỏa thuận về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa Việt nam và TQ: “Vấn đề biên giới trên đất liền: Căn cứ vào nguyên tắc: “Hai bên đồng ý căn cứ vào Công ước hoạch định biên giới ký giữa Pháp và TQ ngày 26-6-1887 và Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới ngày 20-6-1895, cùng các văn kiện và bản đồ hoạch định cắm mốc kèm theo đã được Công ước và Công ước bổ sung nói trên xác nhận và quy định; đối chiếu xác nhận lại toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và TQ.”

Đó là nguyên tắc cơ bản nhất mà 2 bên Việt Nam và TQ đã thỏa thuận và dựa vào. Như vậy, ngoài nội dung của Công ước hoạch định này còn có các văn kiện và bản đồ phân giới cắm mốc kèm theo được “Công ước và Công ước bổ sung xác nhận và quy định”. Nguyên tắc này đã chỉ rất rõ các loại văn bản, tài liệu nào có thể được sử dụng làm cơ sở để 2 bên dựa vào đó đàm phán.
Tiến sĩ Trần Công Trục trong một lần đi thực địa xác định, tìm hiểu đường biên giới phía Bắc.

Xin nói thêm là nguyên tắc này sau khi hai bên thỏa thuận, thống nhất xong đều phải đưa ra Quốc hội 2 nước họp và thông qua bằng Nghị quyết chứ không một cá nhân nào có thể tùy tiện nêu ra. Hai bên chính thức ký kết thỏa thuận về những nguyên tắc giải quyết tranh chấp biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với TQ ngày 9/10/1993.

Công ước Pháp - Thanh 1887 và Công ước Pháp - Thanh bổ sung 1895 cùng các văn kiện, bản đồ hoạch định cắm mốc kèm theo được công ước trên xác nhận và quy định mới được xem xét là có giá trị khi đưa ra đàm phán các khu vực có tranh chấp về chủ quyền. Tất cả các tài liệu, chứng cứ lịch sử như bản đồ, thư tịch, sách giáo khoa, bưu ảnh, ghi chép cá nhân nằm ngoài phạm vi của 2 bản Công ước trên đều không được chấp nhận, kể cả là ta hay TQ.

Nếu cứ dựa vào lịch sử, sách giáo khoa, bản đồ để khẳng định chủ quyền đối với các khu vực tranh chấp thì không bao giờ, không ở đâu có thể giải quyết được vì không có một cơ sở nguyên tắc chung. Ta có tài liệu, có bản đồ, có sách giáo khoa, có bưu ảnh để nói chủ quyền một số khu vực nào đó là của ta thì phía TQ họ cũng có những tài liệu tương tự.

Vì vậy, chỉ có thể dựa trên nguyên tắc pháp lý, văn bản pháp lý có giá trị cao nhất ở đây là Công ước Pháp - Thanh 1887, 1895 mới có thể giải quyết được vấn đề, nếu không đồng báo chiến sĩ sẽ tiếp tục hi sinh, môi trường bất ổn định và không thể có hòa bình, chắc chắn ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

Chúng ta luôn sẵn sàng bảo vệ từng tấc đất của Tổ Quốc nhưng phải trên cơ sở pháp lý, trên cơ sở chúng ta phải xác nhận rõ ràng khu vực đó thuộc chủ quyền của Việt Nam được quốc tế thừa nhận, dù có phải đổ máu, hi sinh bao nhiêu chúng ta cũng phải bảo vệ.

Nhưng những khu vực tranh chấp trên tuyến biên giới trên bộ giữa Việt Nam và TQ thì cả 2 bên đều không đủ chứng cứ pháp lý chứng minh chủ quyền của mình và thuyết phục được đối phương. Vì thế mới cần đàm phán, giải quyết theo thỏa thuận trên cơ sở luật pháp và thông lệ quốc tế.
Tiến sĩ Trần Công Trục và một người dân địa phương bên cột mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc từ thời Pháp - Thanh để lại.

Chúng ta không thể ở khu vực biên giới phía Bắc thì cứ đòi dựa vào lịch sử, vào sách giáo khoa, vào tiềm thức, tâm tư và tình cảm của mình để khẳng định một vùng đất là của chúng ta nhưng ở khu vực khác như biên giới Tây Nam chúng ta lại phủ nhận quan điểm lịch sử, bằng chứng lịch sử, chủ quyền lịch sử khi đối phương đưa ra để đòi chủ quyền những vùng đất của chúng ta.

Khi chúng ta đọc được, nghe được các thông tin về các nhóm chính trị ở Campuchia tuyên truyền rằng Việt Nam bành trướng, cướp đất của Campuchia, chắc chắn chúng ta đều hết sức phẫn nộ và kịch liệt phản đối.

Chúng ta không xem nhẹ các yếu tố, sự kiện lịch sử, nhưng cần đánh giá một cách khách quan, yếu tố tư liệu lịch sử nào có giá trị pháp lý áp dụng giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc 2 bên thỏa thuận trên cơ sở luật pháp và thông lệ quốc tế.

Những người vẫn còn đang theo đuổi “chủ quyền lịch sử, quan điểm lịch sử và bằng chứng lịch sử” để chỉ trích Việt Nam bán đất cho TQ ở thác Bản Giốc, Hữu Nghị Quan hay sông Bắc Luân, thử hỏi họ có thể chấp nhận được quan điểm vô lý của một số người Campuchia như Sam Rainsy khi đòi “chủ quyền” đối với đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, thậm chí là cả Nam Bộ của Việt Nam hay không? Tôi tin là hoàn toàn không.

Ở ngoài Biển Đông, liệu những người này có thừa nhận quan điểm “chủ quyền lịch sử” của TQ đòi yêu sách đối với Biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam hay không? Đường lưỡi bò mà TQ đưa ra ở Biển Đông được họ chủ trương là “chủ quyền lịch sử”, “danh nghĩa lịch sử”, họ đưa ra những tài liệu lịch sử, chứng cứ lịch sử, đặt tên đảo, thậm chí nói là từ trước Công nguyên, liệu những người theo đuổi “chủ quyền lịch sử” có chấp nhận được quan điểm đó không?
Đường lưỡi bò phi pháp Trung Quốc đưa ra trên Biển Đông dựa vào cái gọi là "chủ quyền lịch sử", "quan điểm lịch sử", "bằng chứng lịch sử" hoàn toàn không có giá trị pháp lý.

Tôi không nói về vấn đề quan điểm chính trị, chỉ nói về nhận thức thì rất nhiều người yêu nước, tâm huyết với công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia hiện nay nhưng lại chỉ say sưa với “bằng chứng lịch sử”, “chủ quyền lịch sử” mà vô tình không thấy rằng chính TQ và thế lực chính trị đối lập, cực đoan tại Campuchia đang khai thác yếu tố “chủ quyền lịch sử”, “chứng cứ lịch sử” để đưa ra yêu sách phi lý và phi pháp, chúng ta không thể cứ mãi tiếp tục mơ hồ, chạy theo quan điểm sai trái này.

Chúng ta phải đặt mình vào vị trí của các nước có liên quan để có cái nhìn khách quan và đầy đủ đối với vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Tại sao chúng ta và cộng đồng quốc tế có thể chấp nhận những tư duy duy ý chí đó? Ví dụ như 2 gia đình tranh chấp một thửa đất, thì chỉ có thể dựa vào các tài liệu, chứng cứ pháp lý như sổ đỏ, hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, di chúc...để xem xét giải quyết, anh không thể vác gia phả sang hàng xóm bảo họ rằng, căn nhà này anh có sổ đỏ, nhưng nó thuộc gia đình tôi từ thời cụ tổ và giờ hàng xóm phải trả lại. Đó là những tư duy duy ý chí, hết sức sai lầm và chỉ đẩy vấn đề vào ngõ cụt.

Vì vậy chúng ta phải hiểu một cách hết sức rõ ràng, công khai và sòng phẳng về những điều này. Còn đương nhiên Công ước Pháp - Thanh, cơ sở pháp lý mà chúng ta đã ký kết, thỏa thuận với TQ ra đời cách thời điểm hai bên ngồi đàm phán với nhau cả trăm năm thì việc mô tả, thể hiện trên bản đồ do rào cản kỹ thuật cũng như điều kiện địa hình, địa mạo, một số khu vực có thể có sai khác mới dẫn đến tranh chấp và nhận thức khác nhau, điều này hết sức bình thường, hai bên mới phải ngồi vào bàn đàm phán.

Nếu đã có một đường biên giới hoàn chỉnh và rõ ràng thì cần gì đàm phán, và cũng chẳng có chuyện tranh chấp, giằng co nhau dẫn tới đổ máu.

Do đó chúng ta phải nghiên cứu cách tiếp cận vấn đề, tránh những hiểu lầm trong nội bộ chúng ta cũng như tránh những hệ lụy nguy hiểm chỉ vì thiếu thông tin hoặc nhận định sai lầm về “chủ quyền lịch sử”. Câu chuyện về thác Bản Giốc, Hữu Nghị Quan, sông Bắc Luân là câu chuyện của ngày hôm qua nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hôm nay và ngày mai, khi trên Biển Đông thì TQ đòi yêu sách “chủ quyền lịch sử”, ở biên giới Tây Nam các thế lực chính trị cực đoan Campuchia dùng “chủ quyền lịch sử” âm mưu phá vỡ sự ổn định đường biên giới đã được chính thức đàm phán, ký kết và phân giới cắm mốc. Còn bám vào quan điểm “chủ quyền lịch sử” là vô tình trúng bẫy của TQ cũng như Sam Rainsy.
Bức ảnh chụp lại buổi trao bản đồ đường biên giới chủ trương giữa 2 đoàn Việt Nam - Trung Quốc, Tiến sĩ Trần Công Trục (bên phải) đại diện đoàn Việt Nam. Sự kiện diễn ra lúc 11 giờ 30 phút ngày 27/6/1994 tại phòng họp lớn tầng 4 khách sạn Hoa Phượng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh do ông Nguyễn Hiền Nhân chụp lại.


Chúng ta nghiên cứu lịch sử để hiểu công lao dựng nước, giữ nước của các thế hệ cha ông, nhưng về mặt tranh chấp lãnh thổ thì chúng ta phải hết sức lưu ý giá trị pháp lý của các chứng cứ lịch sử, tài liệu lịch sử ở mức độ nào chứ không phải tất cả các yếu tố lịch sử có thể đem ra khẳng định yêu sách chủ quyền, không ai chấp nhận điều đó trên bình diện luật pháp quốc tế.

- PV: Quay lại câu chuyện tài liệu “Sự thật thác Bản Giốc” của ông Mai Thái Lĩnh đưa ra các tài liệu lịch sử, chứng cứ lịch sử để khẳng định rằng toàn bộ ngọn thác này thuộc chủ quyền của Việt Nam và quy kết các nhà đàm phán, lãnh đạo Việt Nam đã nhân nhượng vô nguyên tắc, bán đất cho TQ. Xin Tiến sĩ vui lòng phân tích cụ thể trường hợp điển hình này về những nhầm lẫn giữa “chủ quyền lịch sử”, “bằng chứng lịch sử” với các chứng lý lịch sử có giá trị pháp lý trong giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế?

- Ts Trần Công Trục: Trong tài liệu này, ông Mai Thái Lĩnh căn cứ vào sách giáo khoa, vào lịch sử, văn chương, bưu ảnh, bản đồ cho đến cả ghi chép cá nhân của một người trong đoàn đàm phán Pháp - Thanh. Tất cả các tài liệu này, như đã phân tích ở trên rõ ràng nó nằm ngoài phạm vi nguyên tắc pháp lý mà 2 bên Việt Nam và TQ có thể thống nhất và đã thống nhất với nhau là Công ước Pháp - Thanh 1887, 1895 và các văn kiện bản đồ phân giới cắm mốc đi kèm, do đó những tài liệu ông Lĩnh đưa ra chỉ có tính chất tham khảo và không thể dùng làm chứng cứ để khẳng định chủ quyền của anh hay của tôi. Phía TQ cũng có các tài liệu tương tự như vậy, và ta không chấp nhận.

Để giải đáp những băn khoăn, thắc mắc trong dư luận về thác Bản Giốc, tranh chấp ở chỗ nào và tại sao có những tranh chấp đó, xin được nhắc lại như sau.

Thác Bản Giốc là 1 trong 4 khu vực C trọng điểm tồn lại trong quá trình Việt Nam và TQ đàm phán biên giới trên bộ. Căn cứ vào Công ước Pháp - Thanh 1887, 1895 và các bản đồ, văn kiện kèm theo thì đường biên giới qua khu vực thác Bản Giốc được mô tả là đi giữa dòng sông Quây Sơn đến đỉnh thác chính và thác Bản Gốc là một bộ phận của sông Quây Sơn. Từ đỉnh dòng thác chính thác Bản Giốc đường biên giới kéo thẳng đến mốc 53 nằm bên sườn quả núi bên trái con đường đi. Các tài liệu pháp lý để lại đã mô tả như vậy.

Khi hai bên đã thỏa thuận xong được nguyên tắc chung đàm phán hoạch định biên giới trên đất liền, Việt Nam và TQ mỗi bên về thể hiện đường biên giới chủ trương của mình lên bản đồ địa hình chung do 2 bên thỏa thuận trước. Đường biên giới chủ trương do 2 bên tự xác định bởi các chuyên gia bản đồ, pháp lý, kỹ thuật của mỗi bên và được các địa phương nơi đường biên giới đi qua xác nhận.

Khi trao đổi bản đồ thể hiện đường biên giới chủ trương thì đoạn đường biên giới qua khu vực sông Quây Sơn và thác Bản Giốc gần như trùng nhau hoàn toàn, chỉ có duy nhất 1 điểm khác biệt là ở thượng nguồn thác Bản Giốc trong Công ước không mô tả khu vực sông Quây Sơn rẽ thành 2 nhánh ôm lấy một cồn gọi là cồn Pò Thoong.
Thác Bản Giốc không có tranh chấp, chỉ có cồn Pò Thoong (cồn Pò Đon) do tài liệu pháp lý để lại không rõ nên mới tạo ra tranh chấp. Mốc 53 theo Công ước Pháp - Thanh là mốc 835/1 hiện nay. Các mốc giới khu vực sông suối đều được cắm so le trên đất liền, không cắm giữa sông suối. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Tranh chấp chính là cồn Pò Thoong với 2 luồng chảy đổ xuống thác Bản Giốc do tài liệu để lại không rõ ràng. Do đó thác Bản Giốc không có gì tranh chấp, chỉ còn lại cồn Pò Thoong 2 bên phải đàm phán giải quyết. Trong thực tế quản lý có rất nhiều quan điểm khác nhau, ta nói của ta, TQ nói của họ, vì có tranh chấp nên có những thời kỳ xuất hiện cả kiến trúc xây dựng trên cồn Pò Thoong để khẳng định chủ quyền, và điều này là hoàn toàn bình thường.

Khi cả ta và TQ không đủ chứng cứ, tài liệu pháp lý để bảo vệ yêu sách chủ quyền đối với cồn Pò Thoong, 2 bên phải dựa vào nguyên tắc chung thỏa thuận ban đầu, đối với đường biên giới di qua sông suối tàu thuyền không đi lại được thì đường biên giới đi qua trung tuyến dòng chảy chính. Khi phân giới cắm mốc, 2 bên đo đạc xác định dòng chảy chính nằm về phía Việt Nam, nếu căn cứ vào nguyên tắc pháp lý trên thì cả cồn Pò Thoong sẽ thuộc về Trung Quốc.

Khi giải quyết, vấn đề này động chạm đến tình cảm, tiềm thức của người dân Việt Nam nên 2 bên có sự trao đổi, chiếu cố lợi ích của nhau để giải quyết tranh chấp một cách thích hợp. Cuối cùng 2 bên thống nhất đường biên giới đi qua cồn Pò Thoong, hai phần ba thuộc về TQ và một phần ba thuộc về Việt Nam. Đó là giải pháp đã tính đến lợi ích của đôi bên, liên quan đến tình cảm và quá trình quản lý.

Tuy nhiên khu vực này là 1 cảnh quan có giá trị đối với cả 2 bên, không ai xây dựng cột mốc ở khu vực giữa dòng sông suối nên theo thông lệ quốc tế, chúng ta và TQ thỏa thuận hợp tác khai thác du lịch tại khu vực thác Bản Giốc vì lợi ích đôi bên, cụ thể 2 bên sẽ đàm phán và có phương án hợp lý. Tôi cho rằng kết quả đàm phán là hoàn toàn phù hợp luật pháp, thông lệ quốc tế.

Chính tôi đã từng lội sông, lội suối lên khu vực thượng nguồn sông Quây Sơn, thác Bản Giốc, tận tay sờ vào cột mốc 53 và rõ ràng cồn Pò Thoong không được mô tả trong tài liệu 2 bên dựa vào làm căn cứ. Không có chuyện mốc 53 cắm trên cồn Pò Thoong.

Sở dĩ có những hiểu lầm trong dư luận là toàn bộ thác Bản Giốc thuộc về Việt Nam là vì trong quá trình quản lý biên giới, theo quy định và cũng như thông lệ, không ai đem cột mốc cắm giữa dòng sông biên giới, những khu vực đường biên giới đi qua sông suối như khu vực thác Bản Giốc thì mốc được cắm so le.

Tuy nhiên quá trình quản lý biên giới, biến thiên lịch sử, do chiến tranh, hoặc do nguyên nhân nào đó khu vực thác Bản Giốc, cột mốc biên giới từ thời Pháp - Thanh xác lập bị mất cột mốc bên phía Việt Nam, chỉ còn cột mốc bên phía TQ nên người dân đến đây có cảm giác toàn bộ thác Bản Giốc thuộc về Việt Nam vì chỉ nhìn thấy cột mốc bên phía TQ.

Trong khi đó Công ước Pháp - Thanh mô tả đường biên giới qua thác Bản Giốc bằng tiếng Pháp và tiếng TQ thì không được dịch và phổ biến ra cộng đồng, nên sự nghi ngờ, mơ hồ của dư luận về khu vực này là có thể hiểu được.

Hiện nay rõ ràng nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về vấn đề thác Bản Giốc và điều đáng nói là không chỉ người dân mà ngay cả những người làm công tác nghiên cứu và quản lý vẫn cảm thấy mơ hồ như tôi đã từng phân tích, họ thiếu thông tin, thiếu nghiên cứu pháp lý và thực địa.

Trong dân gian người ta đã đọc được nhiều tài liệu về thác Bản Giốc, trong đó có những tài liệu của chính chúng ta, kể cả tài liệu chính thức như sách giáo khoa và các tài liệu văn bản mang tính chất nhà nước trong suốt một thời kỳ đã từng khẳng định, nhấn mạnh thác Bản Giốc là của Việt Nam. Thực tế chúng ta cũng thấy rằng, thời kỳ trước đây chưa có đường biên giới rõ ràng và cộng đồng dân cư vùng biên giao lưu qua lại mật thiết với nhau, những điều này dẫn đến hình thành nhận thức, tình cảm, thậm chí là tiềm thức cho rằng toàn bộ thác Bản Giốc là của Việt Nam cũng là điều dễ hiểu.

Đã có lúc đồng bào, chiến sĩ ta phải đổ máu để bảo vệ. Đó là sản phẩm của một quá trình nhận thức duy ý chí cả của ta lẫn TQ nên đã dẫn tới những tranh chấp, xung đột. Và khi xét dưới lăng kính luật pháp quốc tế, cái gì chúng ta sai chúng ta phải điều chỉnh, cái gì chúng ta đúng, chúng ta kiên quyết bảo vệ. Chỉ có trên tinh thần cầu thị, tôn trọng luật pháp quốc tế và nguyên tắc chung 2 bên đã thỏa thuận, chúng ta mới có thể ngồi lại đàm phán với TQ để hoạch định phân giới cắm mốc, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, ổn định và hữu nghị.

Một số người có thể cố tình, có thể vô ý do nhận thức hạn chế về vấn đề “chủ quyền lịch sử” vẫn đang tiếp tục khai thác những tài liệu này để quy chụp rằng Việt Nam bán đất cho TQ, gây hoài nghi, chia rẽ trong dư luận, làm giảm sức mạnh đoàn kết dân tộc, gây bất ổn xã hội nhằm thực hiện một ý đồ, mục tiêu chính trị nào đó. Chúng ta phải hiểu rất rõ vấn đề này, nếu không sẽ rơi vào trạng thái mơ hồ, hoang mang, lúng túng và bị động.

* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn".

Mọi ý kiến nhận xét, phản biện về các nội dung trong bài viết trên tinh thần tôn trọng sự thật khách quan, bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc và có lợi cho việc gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển đất nước, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam sẵn sàng đăng tải. Tiến sĩ Trần Công Trục sẵn sàng trao đổi để làm rõ những thắc mắc, nghi vấn xung quanh vấn đề này. Những ý kiến, phản biện xin quý độc giả vui lòng gửi về địa chỉdoanphuc@giaoduc.net.vn, trân trọng cảm ơn!

Hồng Thủy











































































































































































































































































































































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang