Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Nước Nga nghèo đi nhanh quá



Những việc làm trên đây có thể chỉ mang tính biểu tượng, nhưng được nhân dân đánh giá cao – Chúng tôi vẫn nhớ những năm 90, khi mà mức sống lúc đó chỉ bằng 1/2 mức sống của năm 2014, thu nhập của người dân giảm mạnh. Bây giờ mức sống giảm 10% không phải là con số đáng lo ngại. Ngoài ra, người dân Nga có kinh nghiệm để xoay xở mà chúng tôi thường gọi là „tự cứu”, nó đã giúp đỡ rất nhiều để họ vượt qua những thời điểm khó khăn – Gontmacher, chuyên gia kinh tế của của Uỷ Ban Sáng Kiến Công Dân nói.


russia-rouble-547247

LND: Putin sẽ đưa nước Nga đi về đâu? Đó là câu hỏi đựợc nhiều học giả và các nhà báo, nhà chính trị Nga và thế giới đi tìm câu trả lời. Sáp nhập Krym, ủng hộ phe nổi loạn ở đông Ukraina, gây bất ổn trong khu vực, thách thức, khiêu khích các nước phương Tây, Putin đã đưa nước Nga đến bị thế giới văn minh cô lập.

Với một nước Nga giầu tài nguyên khí đốt, dầu hỏa …,  do các nước phương Tây cấm vận, cộng với giá dầu giảm, trong 144 triệu dân, từ 3,1 triệu người nghèo sống dưới mức tối thiểu, nay đã tăng lên 23 triệu. Để bạn đọc hiểu thêm về nước Nga hiện nay, chúng tôi dịch bài báo của Waclaw Radziwinowicz, phóng viên thường trú nhật báo WYBORCZA của Ba Lan tại Moskova. Bài bào còn là sự cảnh tỉnh đối với những người  Việt Nam nào, còn đang bị mê hoặc bởi mô hình nhà nước của Putin.
Người dân Nga trở nên nghèo rất nhanh. Olga Golodiec, phó thủ tướng phụ trách các vấn đề xã hội của chính phủ, cách đây không lâu đã loan báo một tin thật ảm đạm: số lượng người nghèo trong đầu năm nay đã tăng từ 3,1 triệu người lên 22,9 triệu, trong số 144 triệu dân của đất nước. Tatiana Minajeva từ Viện Kinh Tế và Hành Chính Quốc Gia trực thuộc tổng thống Nga đánh giá, cứ 6 người dân Nga có một người không chỉ nghèo mà là bần cùng.

Tình trạng trên đây chưa từng xẩy ra trong 15 năm gần đây. Trong suốt những năm cầm quyền của Putin, số lượng những người nghèo đã giảm. Năm 2000, khi Putin lên cầm quyền, tỷ lệ người nghèo là 29%, đến năm 2013 đã giảm xuống chỉ còn 11%. Ngay cả thời gian khủng khoảng kinh tế 2008 – 2009 số người nghèo cũng không tăng, chẳng những thế, thu nhập thực tế của người dân còn tăng.

Phó thủ tướng Golodiec cảnh báo, rằng „mức nghèo đã đạt đến cái bẫy của khủng khoảng”. Nhưng các nhà chính trị và giới chuyên gia chấn an, rằng tình hình sẽ không gây ra những biến động xã hội, vì „lòng kiên trì nhẫn nại của dân tộc ta là vô hạn”.

Tỵ nạn trong trại lính

Nhưng thật là một nghịch lý, sự nghèo khổ tăng làm cho một số người vui mừng. Thí dụ như những người lãnh đạo quân đội chẳng hạn. Trong những năm gần đây, mùa tuyển quân mùa xuân, mùa thu đều không tuyển đủ quân số, giờ đây số người nghèo tăng, số người tình nguyện vào quân đội tăng, các tướng lĩnh có thể sẽ không phải lo chỉ tiêu không đạt .

Tại ủy ban tuyển quân của thành phố Volgagrad, trong tháng gần đây, có đến 200 ứng cử viên, nhiều gấp 1,5 lần số lượng của cùng tháng này năm ngoái. Những người tình nguyện vào quân đội biết rằng, họ không có hy vọng được cấp nhà, lương không cao nhưng có thu nhập đều đều.

Hiện tại quân đội trả lương không tồi. Lính thường , lương tháng 30.000 Rub (khoảng 500 USD), hạ sỹ quan 40.000 Rup (khoảng 600 USD). Các nhà chính trị cho rằng, tình hình hiện nay cho phép các tướng lĩnh quân đội thực hiện ước mơ một quân đội với 1.000.000 quân (hiện nay quân đội Nga có 800.000 quân). Số người nghèo càng tăng, càng nhiều thanh niên đăng ký vào quân đội.

Hai tháng một đôi tất

Được liệt vào diện có mức sống nghèo ở Nga, đó là những người có thu nhập hàng tháng dưới mức sống tối thiểu cần thiết. Tại Moskova, mức sống tối thiểu là 16.296 Rub (khoảng 300 USD), ở những vùng ngoại ô Moskova là 11.876 Rub (khoảng 200 USD). Khu tự trị Nienie có nhiều gaz và dầu hỏa, nhưng ở vùng biển trắng này, cuộc sống không phai dễ dàng, mức thu nhập tối thiểu là 18.900 Rub (khoảng 315 Rub). Ở Tatarstan, đất màu mỡ, nông dân làm kinh tế tốt, thực phẩm rẻ, chỉ cần 8.083 Rub (khoảng 140 USD) là đủ sống tối thiểu.

Mức sống tối thiểu được tính toán cụ thể sau mỗi quý trên cơ sở giá cả tại thời điểm tính để duy trì đời sống hàng ngày. Gía cả đã tăng sau khi các nước phương Tây áp đặt cấm vận, sau sự kiện Nga sáp nhập Krym và giúp các phần tử nổi dậy ở phía đông chống lại Ukraina. Gía cả còn tăng khi Nga trả đũa đóng cửa biên giới đối với các sản phẩm giá hạ của các nước phương Tây xuất khẩu vào Nga.
Hậu quả của các sự kiện nói trên là giá cả tăng và làm cho chi phí để đảm bảo mức sống tối thiểu tăng thêm khoảng 20%. Nhưng từ thời gian bắt đầu cuộc khủng khoảng Ukraina, lương của người lao động không được tăng, kết quả là trong năm nay, 3,1 triệu người Nga bị đẩy xuống dưới mức sống tối thiểu.

Mức sống tối thiểu được quy định đối với những người đang lao động, hàng ngày mua được 300 gam bánh mì hay mì sợi, 250 gam khoai tây, 2/3 quả trưng, 150 gam thịt. Cứ 2 năm rưỡi được mua quần áo một lần, hai tháng được mua một đôi tất.

Người lao động còn phải nuôi gia đình

Mức sống tối thiểu tính riêng cho từng đối tượng như người lao động, trẻ em, người về hưu. Trên lý thuyết, người về hưu được đảm bảo sống trên mức sống tối thiểu, nhưng hiện nay 2/3 số người về hưu đang phải sống dưới mức sống tối thiểu, họ đã phải đi làm thêm để nuôi mình và giúp đỡ gia đình.

Trong vùng Rostow, nếu một gia đình hai vợ chồng có hai con, lương tháng trung bình của hai vợ chồng cộng lại là 43.000 Rub, thu nhập bình quân theo đầu người cộng lại chỉ cao hơn mức sống tối thiểu của các gia đình 4.000 Rub (khoảng 70 USD). Mức thu nhập này là mơ ước của nhiều gia đình ở các tỉnh, trong các thành phố nhỏ, mức thu nhập bình quân theo đầu người trong gia đình là 15.000 Rub, với mức thu nhập này, hai vợ chồng cùng làm việc, có 2 con, mức thu nhập này chỉ bằng 2/3 mức thu nhập để có mức sống tối thiểu.

Ngay bộ tài chính cũng thừa nhận rằng, trong thực tế, những người không nghèo thực sự phải là những người có thu nhập không ít hơn 2,5 lần mức thu nhập tối thiểu.

Người giầu cũng có khó khăn

Báo chí của Moskova thường thích nhắc đến đề tài, rằng khủng khoảng không gây khó khăn cho tất cả mọi người, người giầu vẫn tiếp tục giầu.

Năm ngoái là năm rất khó khăn cho những người có thu nhập trên 1 tỷ Rub, 309 người tức là nhiều hơn năm trước đó 17 người đã tuyên bố gặp khó khăn trong lợi tức.

Có niềm an ủi về danh nghĩa, những người giầu làm ăn bằng đồng Rub, nhưng đồng Đô la trong năm ngoái đã tăng giá 75%, vậy sẽ có nhiều người Nga là tỷ phú Rub.

Trong tuần qua, tuần báo của chính phủ „Rosiskaia Gazieta” đã viết „người giầu cũng khóc”. Trong cuộc khủng khoảng, tầng lớp trung lưu đã giảm nhanh chóng, đây là tầng lớp có khả năng mua những căn hộ sang trọng, những loại ô tô đắt tiền, những kỳ nghỉ phép ở nước ngoài bằng cách vay trả góp các ngân hàng.

Trước khi các nước phương Tây cấm vận, giá dầu hỏa đã giảm một nửa, có tới 18% công dân Nga làm việc trong ngành công nghiệp dầu hỏa, hiện nay chỉ còn 13%.

Không ai muốn hát chỉ vì lòng yêu nước

Scandal lớn nhất xẩy ra trong tuần qua là của Wladimir Kisielov, một trong những nhân vật tinh quái nhất của nước Nga đương đại.

Chuyện đã qua mọi người còn nhớ, tháng 12 năm 2010 W. Kisielov đã đứng ra tổ chức buổi hòa nhạc từ thiện tại Sankt Petersburg. Trong chương trình hòa nhạc, Putin đươc giới thiệu đã viết phối âm cho đàn piano và hát bài „Blueberry Hill”. Putin đã biểu diễn cùng các nhân vật nổi tiếng như Monika Belucci, Sharon Stone và Michael Ó Rourkl. Sau sự việc được đưa ra ánh sáng, số tiền thu được của buổi hòa nhạc đã không được chuyển để giúp đỡ các trẻ em bị bệnh như đã công bố.

Sự kiện trên đã không làm cho nhà „quản trị văn hóa dân tộc” thất sủng, W. Kisielov đã gửi đến tổng thống đề nghị thông qua một dự án quốc hữu hóa kênh truyền hình tin tức và âm nhạc của Holding Russkaia Media Grupa và bổ nhiệm mình làm giám đốc. W. Kisielov hứa, bằng tiền nhà nước sẽ cải tạo công ty này thành một công ty với „chủ nghĩa yêu nước nồng nàn”, theo nền tảng tư tưởng đạo đức, luật pháp của nước Nga, sẽ sáng tác các lời ca, bản nhạc về Krym, về Donbas …

Ý đồ này của W. Kisielov đã nhanh chóng gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dư luận, đặc biệt trong giới văn nghệ sỹ. Ca sỹ kỳ cựu Filip Kirkorov, ngay cả ca sỹ nhạc Rock Nikolai Rastorguiev của nhóm Lube, nhóm được Putin yêu thích đã yêu cầu tổng thống không trao cho Kisielov những đài phát thanh nổi tiếng. Họ khẳng định rằng, không cần phải bơm thêm sự ”Yêu nước nồng nàn” nào vì họ đã và đang hát những bài hát kích thích lòng yêu nước của nhân dân. Còn những bài hát về Krym hay Donbas chỉ đưa đến những rủi ro, khiến phương Tây cấm vận nước Nga.

Những nghệ sỹ thẳng thắn và trung thực phản ứng mạnh mẽ như vậy vì họ lo ngại trước cái nghèo khó đang kéo đến. Chính quyền đang cố gắng tiết giảm chi tiêu trong mọi lĩnh vực trừ quốc phòng. Qũy đầu tư cho các tác phẩm của văn nghệ sỹ bị cắt giảm, chi phí để đào tạo các tài năng trẻ vốn đã ít ỏi có thể cũng bị cấu xé. Khi đó giá các buổi biểu diễn như của Filip Kirkorov chẳng hạn, sẽ không còn là 100 nghìn Euro, các nghệ sỹ không muốn giảm thiểu các buổi biểu diễn.

Ăn cắp ngày một nhiều

Sự nghèo khó đã làm cho buôn bán rất khó khăn. Từ đầu năm đến nay, doanh thu của hệ thống bán lẻ giảm 1/6, lượng khách hàng giảm mạnh, họ chỉ chọn mua các hàng hóa giá rẻ. Các vụ ăn cắp hàng hóa trong các cửa hàng xẩy ra thường xuyên hơn.

Năm ngoái, khởi đầu cuộc khủng khoảng, người Nga đã ăn cắp của các công ty bán hàng một lượng hàng hóa trị giá một tỷ Rub, nhiều hơn năm trước 50%. Nhưng đây chỉ là đỉnh của núi băng chìm.

Theo Dimitri Potapienki, giám đốc công ty buôn bán Management Development Gruop, lượng hàng bị mất cắp gấp nhiều lần số lượng công bố.

Các chủ cửa hàng không muốn thông báo đến công an các trường hợp ăn cắp lẻ, vì họ cho rằng công an chẳng giúp được gì. Trường hợp mới xẩy ra gần đây càng làm cho các chủ cửa hàng ngại khai báo. Trong cửa hàng Magnit ở Sankt Petersburg, bảo vệ của cửa hàng bắt được một bà già ăn cắp mấy gói bơ, họ đã báo công an. Trong lúc chờ công an đến giải quyết, bà già đã chết do nhồi máu cơ tim. Sau đó người ta biết được, bà già này, thời niên thiếu đã sống sót sau cơn ác mộng khi Leningrad bị quân Đức phong tỏa trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong con mắt của dân tộc, những người đã chịu đựng cuộc phong tỏa này là những anh hùng của cuộc chiến tranh ái quốc, các thẩm phán đã kết tội các nhân viên cửa hàng đã dùng bạo lực với người „cựu chiến binh”, báo chí lên án hành động thiếu tình người của những người bán hàng đối với các khách hàng nghèo.

Sau trường hợp này, cũng chẳng có gì lạ nếu các người bảo vệ chỉ đứng nhìn những người già ăn cắp và làm lơ.

Người chết nhiều hơn

Doanh thu của các hiệu thuốc chữa bệnh giảm mạnh. Theo thống kê của cục thống kê nhà nước, giá thuốc qua một năm đã tăng 24%. Bộ y tế thì nói rằng không có mức tăng giá thuốc cao như vậy, nhưng những nhân viên của các cửa hàng thuốc thì khẳng định con số 24%.

Công ty Synovate Comcon chuyên theo dõi thị trường thuốc chữa bệnh, tiến hành thăm dò những người kinh doanh thuốc trong 28 thành phố lớn nhất của Nga, họ nói, hầu hết khách hàng của họ đèu yêu cầu thay các loại thuốc đắt tiền bằng các loại thuốc rẻ tiền hơn, khoảng 1/4 khách hàng từ bỏ không không mua thuốc do không có tiền.

Trong tháng 5 vừa qua, cơ quan thống kê đã thông báo, từ đầu tháng 01 đến hết tháng 03, số người chết tăng 5,3% so với quý 01 năm ngoái. Wladimir Putin đã chỉ định một hội đồng đặc biệt để xem xét, nhưng bộ trưởng bộ y tế Weronika Skvorcova đã đảm bảo rằng, có sự nhầm lẫn trong thống kê, không có lý do để lo ngại.

Đảng Cộng Sản Nga cũng tiến hành điều tra riêng, cách đây ba tuần, Valeri Raskin phó chủ tịch đảng đã công bố trước các nhà báo, trong năm nay, tại Moskova số người chết tăng 9,6%. Ông giải thích rằng, không chỉ ở Moskova, mà trong toàn quốc, đóng cửa các bệnh viện, các bác sỹ mất việc làm. Moskowa có 10.000 giường bệnh, 9.000 bác sỹ, y tá, hộ lý được thông báo sẽ bị cho thôi việc. Trong năm nay, ngân sách dành cho y tế bị cắt giảm 17%. Thuốc chữa bệnh lên giá, kiếm tiền khó khăn, người dân không đủ tiền cho cuộc sống hàng ngày.

Mối lo ngại, trồng vườn phát triển

Những quan chức của điện Krem có lý khi nói rằng:”nguồn dự trữ của lòng kiên nhẫn của dân tộc chúng ta là vô hạn”. Bởi vì cuộc khủng khoảng đã tác dụng tiêu cực, nhưng làm nẩy sinh ra ý tưởng hay. Kết quả điều tra cho thấy 4/5 công dân Nga đã phải hạn chế chi tiêu, nhưng số người tin tưởng vào tổng thống lại tăng lên.

Chính quyền muốn được thừa nhận, rằng mình luôn đồng hành với dân tộc. Những quan chức cao cấp nhất của chính quyền đã tự nguyện cắt giảm 10% lương tháng và nghỉ phép ngắn hơn. Chính quyền cũng nhanh chóng nâng tuổi về hưu của những người làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước lên 65, như vậy phụ nữ sẽ phải làm việc dài hơn 15 năm, đàn ông 5 năm so với những người làm việc trong các nghành nghề khác.

Những việc làm trên đây có thể chỉ mang tính biểu tượng, nhưng được nhân dân đánh giá cao – Chúng tôi vẫn nhớ những năm 90, khi mà mức sống lúc đó chỉ bằng 1/2 mức sống của năm 2014, thu nhập của người dân giảm mạnh. Bây giờ mức sống giảm 10% không phải là con số đáng lo ngại. Ngoài ra, người dân Nga có kinh nghiệm để xoay xở mà chúng tôi thường gọi là „tự cứu”, nó đã giúp đỡ rất nhiều để họ vượt qua những thời điểm khó khăn – Gontmacher, chuyên gia kinh tế của của Uỷ Ban Sáng Kiến Công Dân nói.

Kỹ thuật „tự cứu” được thấy rõ nhất ở các vạt đất trong các thửa vườn cạnh các căn nhà. Mùa xuân này, chủ nhân các nhà nghỉ hè ở ngoại thành Moskowa rất ít mua các loại cây cảnh như các giống cây, hoa, cỏ, chỉ bằng 1/5 của các mùa xuân trước đây, thay vào đó, họ trồng các loại rau và cây cho hạt tăng gấp đôi. Theo quỹ Ý Kiến Cộng Đồng, 2/3 người dân Nga đã sử dụng mảnh vườn để giúp họ sống qua lúc khó khăn, hoặc đơn giản là nguồn cung cấp các thực phẩm cơ bản cho gia đình.

Người dân sẽ không cam chịu, sự thay đổi đến gần

Cách đây một năm, Gontmacher công bố đề tài nghiên cứu, trong đó cố gắng tìm câu trả lời: có bao nhiêu người dân Nga chưẩn bị đứng lên phản kháng chính quyền về đời sống khó khăn mà họ đang phải chịu đựng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, tính kiên trì và cam chịu của những người đồng hương của mình là vô hạn. Nhưng Tatiana Minajeva cán bộ viện Kinh Tế và Hành Chính Quốc Gia trực thuộc tổng thống Nga cảnh báo rằng, kết luận này có thể là một nhầm lẫn:”Tôi nghĩ rằng, trong tháng 09 khi mà mùa hè nắng đẹp kết thúc trong các mảnh vườn, những người dân trở về từ các nơi nghỉ hè và dẫn con cái đến trường, họ cần một số tiền khá lớn để chi phí, đối với nhiều gia đình, số tiền này còn lớn hơn cả số tháng lương trung bình, lúc này họ mới thực sự cảm thấy họ đã trở thành nghèo đi đáng kể. Tôi sợ rằng, đến mùa thu, một xã hội yên bình sẽ không kéo dài nữa”.

Người ta sợ rằng, không chỉ khối quần chúng gồm những người nghèo nhất, không có đủ tiền để mua vở học cho con, quen sống cam chịu sẽ thức.

tỉnh, mà ngay cả những người giầu bị ảnh hưởng của khủng khoảng cũng thức tỉnh. Ít nhất 7 triệu người Nga trong tầng lớp trung lưu đã rơi xuống nghèo do tác động của khủng khoảng, tầng lớp trung lưu là những người được đào tạo tốt, có nhiều tham vọng ở các thành phố lớn.

Tầng lớp trung lưu đã tham gia các cuộc biểu tình chống Putin vào mùa đông cách đây 3 năm, sau đó họ đã đưa ra khẩu hiệu, Krym là của chúng ta” và ủng hộ chính quyền. Nhưng giờ đây theo thăm dò dư luận, sự ủng hộ này đã chấm dứt….


Warszawa 08-08-2015


Waclaw Radziwinowicz

Đinh Minh Đạo dịch

Phần nhận xét hiển thị trên trang

văn chương như vợ mình..

Thăm Lập tại Sài Gòn

Từ trái sang phải: Đặng Thanh Tâm (PTBT - Kinh tế Sài Gòn), Bọ Lập, Cua, Tâm Chánh đuổi việc Osin Huy Đức, Đoàn Khắc Xuyên (nguyên TTK Tuổi trẻ, KT Sài Gòn - Cựu tù Côn Đảo). Ảnh: Con gái anh Lập chụp.
Từ trái sang phải: Đặng Thanh Tâm (PTBT – Kinh tế Sài Gòn), Bọ Lập, Cua, Tâm Chánh đuổi việc Osin Huy Đức, Đoàn Khắc Xuyên (nguyên TTK Tuổi trẻ, KT Sài Gòn – Cựu tù Côn Đảo). Ảnh: Con gái anh Lập MAy Ơ chụp.
Bọ Lập post ảnh Tổng Cua thăm gia đình bọ bên FB nên mình copy qua đây để bạn đọc chiêm ngưỡng “rung” nhan của Bọ. Nhà văn trông khỏe, cười tươi, có khen Cua Times viết được, comment hay hơn bài chính, còm sỹ vui vẻ, làm thơ con cóc hay, nói tục tạm ổn.

Đây là lời của Bọ trên Facebook
“Bác Hiệu Minh tới thăm nhà. Bác hỏi, có ai ngăn cấm gì không mà không thấy bọ làm lại blog Quê Choa? Tui nói, không ai cấm đoán cả, chỉ vì tự thấy quĩ thời gian còn quá ít, năm nay sáu chục rồi, giỏi lắm còn 5 năm viết lách được nữa thôi, nên ưu tiên cho văn chương.
Tâm Chánh nói, thế thì tốt, chỉ sợ hao hơi tốn sức với văn chương mà chẳng được gì. Tui nói, biết vậy nhưng văn chương như vợ mình, dù biết chẳng được gì cũng phải hao hơi tốn sức ngủ với nó chứ biết làm thế nào.”
Ký tặng
Ký tặng “Đời Cát” cho Cua Times.
Bạn đọc nhấn 5* vào đánh giá để chúc Bọ Lập khỏe và viết văn hay. Cảm ơn.
HM. 9-8-2015

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

HỊCH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ



(Phải nói là rất hay, rất đáng khâm phục - mượn lời người xưa nói lời hôm nay. Lời nói đọn máu)

Ta cùng các ngươi
Sinh ra phải thời bao cấp
Lớn lên gặp buổi thị trường.
Trông thấy:
Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người
Scôtlen dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo.
Thật khác nào:
Đem cổ tích mà biến thành hiện thực
Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng la đét.
Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.
Các ngươi ở cùng ta,
Học vị đã cao, học hàm không thấp
Ăn thì chọn cá nước, chim trời
Mặc thì lựa May Mười, Việt Tiến
Chức nhỏ thì ta… quy hoạch
Lương ít thì có lộc nhiều.
Đi bộ A tít, Cam ry
Hàng không Elai, Xi pic.
Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận
Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “dô dô”.
Lại còn đãi sỹ chiêu hiền
Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít.
Lại còn chính sách khuyến khoa
Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng.
Thật là so với:
Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh,
Buổi hiện đại bên Nga, Pu tin dùng Mét vê đép,
Ta nào có kém gì?
Thế mà, nay các ngươi:
Nhìn khoa học chậm tiến mà không biết lo
Thấy công nghệ thụt lùi mà không biết thẹn
Giáo sư ư? Biết “Thần đèn” chuyển nhà mà chẳng chạnh lòng
Tiến sỹ a? Nghe “Hai lúa” chế tạo máy bay sao không tự ái?
Có người lấy nhậu nhẹt làm vui
Có kẻ lấy bạc cờ làm thích
Ham mát xa giống nghiện “u ét đê”
Ghét ngoại ngữ như chán phòng thí nghiệm
Chỉ lo kiếm dự án để mánh mánh mung mung
Không thích chọn đề tài mà nghiên nghiên cứu cứu
Ra nước ngoài toàn muốn đi chơi
Vào hội thảo chỉ lo ngủ gật
Bệnh háo danh lây tựa vi rút com pu tơ
Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1
Mua bằng giả để tiến sỹ, tiến sy
Đạo văn người mà giáo sư, giáo sãi.
Thử hỏi học hành như rứa, bằng cấp như rứa, thì mần răng hiểu được chuyện na niếc na nô?
Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến vậy, thì có ham gì bút bút nghiên nghiên.
Cho nên:
“Tạp chí hay” mà bán chẳng ai mua
“Công nghệ tốt” mà không người áp dụng.
Đề tài đóng gáy cứng, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt
Mô hình xây tường gạch, biển xanh, chó ị giữa đồng hoang.
Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm?
Toàn cầu chi, mà kiến thức khi mờ, khi tỏ?
Hiện đại hóa ư? vẫn bám đít con trâu
Công nghiệp hóa ư? toàn bán thô khoáng sản
Biển bạc ở đâu, để Vi na shin nổi nổi chìm chìm?
Rừng vàng ở đâu, khi bô xít đen đen đỏ đỏ?
Thật là:
“Dân gần trăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”!
Nay nước ta:
Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu
Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh
Khu vực có hòa bình, nước ta càng ổn định
Nhân tâm giàu nhiệt huyết, pháp luật rộng hành lang
Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng!
Chỉ e:
Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn
Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu.
Giỏi mánh mung không lừa nổi đối tác nước ngoài
Tài cờ bạc không địch nổi hắc cơ quốc tế.
Cặp chân dài mà nghiêng ngả giáo sư
Phong bì mỏng cũng đảo điên tiến sỹ.
Hỡi ôi,
Biển bạc rừng vàng, mà nghìn năm vẫn mang ách đói nghèo
Tài giỏi thông minh, mà vạn kiếp chưa thoát vòng lạc hậu.
Nay ta bảo thật các ngươi:
Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới ngòi pháo làm nguy;
Nên lấy điều để nghìn cân treo sợi tóc làm sợ
Phải xem đói nghèo là nỗi nhục quốc gia
Phải lấy lạc hậu là nỗi đau thời đại
Mà lo học tập chuyên môn
Mà lo luyện rèn nhân cách
Xê mi na khách đến như mưa
Vào thư viện người đông như hội
Già mẫu mực phanh thây Gan ruột, Tôn Thất Tùng chắc cả trung đoàn
Trẻ xông pha mổ thịt Bổ đề, Ngô Bảo Châu cũng dăm đại đội
Được thế thì:
Kiếm giải “Phiu” cũng chẳng khó gì
Đoạt Nô ben không là chuyện lạ
Không chỉ các ngươi mở mặt mở mày, lên Lơ xút, xuống Rôn roi
Mà dân ta cũng hưng sản, hưng tâm, vào Vi la, ra Rì sọt.
Chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu
Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng,
Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí,
Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm.
Chẳng những tên tuổi ta không hề mai một,
Mà thương hiệu các ngươi cũng sử sách lưu truyền.
Trí tuệ Việt Nam thành danh, thành tiếng
Đất nước Việt Nam hóa hổ, hóa rồng
Lúc bấy giờ các ngươi không muốn nhận huân chương, phỏng có được không?
Nay ta chọn lọc tinh hoa bốn biển năm châu hợp thành một tuyển, gọi là Chiến lược
Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời ta dạy bảo thì suốt đời là nhà khoa học chính danh.
Nhược bằng không tu thân tích trí, trái lời ta khuyên răn thì muôn kiếp là phường phàm phu tục tử.
Vì:
Lạc hậu, đói nghèo với ta là kẻ thù không đội trời chung
Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn trừ hung, không lo rửa nhục
Chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà thua giặc.
Nếu vậy rồi đây khi nước Việt hóa hổ, hóa rồng, ta cùng các ngươi há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất này nữa?
Cho nên mới thảo hịch này
Xa gần nghiên cứu
Trên dưới đều theo!

T/g: Phạm Xuân Cần - Nguồn: Facebook
Hiển thị bớt

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghiên cứu:


Sự khác nhau giữa mô tả và thực tế

(PGVN)

Giữa mô tả và thực tế, sự khác biệt nhau là hoàn toàn. Mô tả là điều con người có thể hiểu, có thể thấy, còn thực tế là điều con người không thể thấy, không thể hiểu được.

Mô tả là thế nào? Mô tả là dùng trí óc nhận thức và diễn tả bằng ngôn ngữ, âm thanh hay hình ảnh, chữ viết. Đối tượng của mô tả là gì ? Là Danh 名và Sắc 色. Danh bao gồm các khái niệm, tư tưởng, tình cảm, lời nói, chữ viết. Sắc là vật chất bao gồm các hạt cơ bản, nguyên tử, phân tử, cấu trúc, hình dáng, màu sắc, khối lượng, số lượng.

Thực tế là thế nào ? Thực tế là sự thật, là chân lý, mà xưa nay con người nói rất nhiều mà không thể mô tả được, ngay cả đức Phật hay những bậc giác ngộ khác cũng đều không thể mô tả được. Tất cả mọi mô tả đều không phải là thực tế.
Trong suốt cuộc đời mình, đức Phật đã giảng rất nhiều về Phật pháp. Trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ tư, khoảng 600 năm sau khi Phật nhập diệt, lời giảng của Phật lần đầu tiên được viết thành văn bản trên lá bối thành các bộ kinh. Nhưng dù diễn tả bằng lời nói hay viết thành kinh sách, kinh điển cũng chỉ là mô tả, không phải là chân lý. Vấn đề này Phật đã có tuyên bố rõ ràng trước lúc nhập diệt rằng : “Trong suốt 49 năm qua, ta chưa hề nói một chữ”. Trong Kinh Kim Cang, Phật nói với Tu Bồ Đề : “若人言如來有所說法即為謗佛。不能解我所說故。須菩提。說法者無法可說。是名說法” Nhược nhân ngôn Như Lai hữu sở thuyết pháp tức vi báng Phật. Bất năng giải ngã sở thuyết cố. Tu Bồ Đề, thuyết pháp giả vô pháp khả thuyết, thị danh thuyết pháp (Nếu ai nói Phật có thuyết pháp là phỉ báng Phật, không thể hiểu ý ta nói . Này Tu Bồ Đề, thuyết pháp tức là không pháp có thể thuyết. Đó mới là thuyết pháp).
Như vậy, nếu nói các kinh điển không phải do Phật thuyết là mô tả không đúng, vì những kinh điển đó đều do Phật thuyết trong suốt quá trình truyền đạo 49 năm.
Còn nói những kinh điển đó là do Phật thuyết thì không đúng với thực tế, vì sự thật là Phật không thuyết pháp, không pháp nào có thể thuyết được cả, kinh điển không phải là chân lý, chỉ là chiếc bè dùng tạm để qua sông, qua được rồi thì phải bỏ chiếc bè.
Kinh điển mô tả rằng Đức Phật đã chứng Vô thượng chánh đẳng chánh giác dưới gốc cây Bồ Đề vào khoảng năm 593 Trước Công nguyên, sau đó Ngài đi khắp nơi ở miền bắc Ấn Độ (ngày nay là hai bang Uttar Pradesh và Bihar) giảng pháp trong 49 năm, vào khoảng năm 543 TCN, Ngài nhập diệt tại Câu Thi Na (拘尸那, sa. kuṣinagara). Mô tả đó dựa vào sự thật lịch sử, ngày nay cũng còn dấu tích, ví dụ, vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Phật Đản sinh:
 Vườn Lâm Tỳ Ni (藍毗尼 Lumbini) nơi hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa (ngày nay thuộc Nepal)

Nhưng khi Phật giảng Bát Nhã Tâm Kinh, Phật nói với Xá Lợi Phất:
3/舍利子,是諸法空相,不生不滅、不垢不淨、不增不減。是故空中無色、無受想行識、無眼耳鼻舌身意、無色聲香味觸法、 無眼界、乃至無意識界
XÁ LỢI TỬ! THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG, BẤT SANH BẤT DIỆT, BẤT CẤU BẤT TỊNH, BẤT TĂNG BẤT GIẢM, THỊ CỐ KHÔNG TRUNG VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, VÔ NHÃN, NHĨ, TỶ, THIỆT, THÂN, Ý, VÔ SẮC THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP, VÔ NHÃN GIỚI NÃI CHÍ VÔ Ý THỨC GIỚI :
Này Xá Lợi Phất! các pháp đều là hiển thị của tánh không : không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm; như vậy trong tánh không, không có Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, không có thế giới của hình tướng, màu sắc (nhãn giới) cho đến không có thế giới của tư tưởng ý thức (ý thức giới).
4/ 無無明、亦無無明盡、乃至無老死、亦無老­死盡
VÔ VÔ MINH, DIỆC VÔ VÔ MINH TẬN, NÃI CHÍ VÔ LÃO TỬ, DIỆC VÔ LÃO TỬ TẬN:
Không có vô minh, cũng không có già chết nên cũng không có hết vô minh, hết già chết.
無苦集滅道  VÔ KHỒ, TẬP, DIỆT, ĐẠO:
Vì không có vô minh, không có già chết luân hồi sinh tử, nên cũng không có khổ, không có lý do hay nguyên nhân đau khổ, không có hết đau khổ, không con đường giải thoát : Khổ, Tập, Diệt, Đạo. 
Phật đã nói rõ với Xá Lợi Phất rằng tất cả những câu chuyện trên thế gian đó chỉ là mô tả chứ không phải thực tế, thực tế chỉ là tánh không chứ không có gì cả.
Tất cả những chuyện sinh lão bệnh tử và tu hành giải thoát, khổ tập diệt đạo, chỉ là mô tả theo tưởng tượng của bộ não của loài người thế gian chứ không phải sự thật.
Thế còn các nhà khoa học ngày nay nhận thức vấn đề này như thế nào?
Những nhà khoa học hàng đầu thế giới như Niels Bohr, David Bohm, Amit Goswami…hầu như nhất trí với Đức Phật, họ nhận thức rằng cảnh giới của thế gian chỉ là thực tại ảo.
Niels Bohr và Albert Einstein từng có cuộc tranh luận để đời về cơ học lượng tử.
Niels Bohr nói : “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật). Hạt cơ bản đã là ảo thì thế giới cấu tạo bằng hạt cơ bản chỉ là thực tại ảo.
Đối với Einstein, luôn luôn tồn tại một hiện thực khách quan, dù ở bất cứ cấp độ nào – vĩ mô hay hạ nguyên tử – và nhiệm vụ của khoa học đơn giản là làm sao hiểu được hiện thực khách quan đó. Dù đối tượng nghiên cứu là các hành tinh khổng lồ hay các hạt lượng tử vô cùng bé, tất cả đều giống nhau ở chỗ chúng tồn tại khách quan, độc lập với nhận thức của chúng ta. Có lần Einstein nói rằng ông không thể tin mặt trăng sẽ ngừng tồn tại khi chúng ta ngừng quan sát nó – nếu mặt trăng không tồn tại thì vũ trụ sẽ trở thành vô nghĩa và khoa học không đáng để chúng ta phải mất công vì nó. Những gì nói về mặt trăng cũng có thể nói về electron hay bất cứ một hạt lượng tử nào khác. Nếu khoa học có thể thiết lập nên những định luật xác định dưới dạng toán học cho thế giới thông thường thì cớ gì không thể làm được điều đó cho thế giới lượng tử.
Trong khi hai ông còn sống thì cuộc tranh luận chưa ngã ngũ (Einstein mất năm 1955, Niels Bohr mất năm 1962). Đến năm 1982 thì Alain Aspect đã tiến hành một cuộc thí nghiệm lịch sử tại Paris, lần đầu tiên áp dụng bất đẳng thức của John Bell để kiểm chứng giả thuyết EPR của Einstein, Podolsky và Rosen. Kết quả không thể tưởng tượng, kết quả thực nghiệm với những tính toán chính xác cho thấy là nhóm EPR sai, cơ học lượng tử mặc dù rất khó tin nhưng rõ ràng có cơ sở khoa học không thể phủ nhận. Kết luận gây kinh ngạc tột độ cho giới khoa học, hạt photon vốn không có sẵn những đặc trưng như khối lượng, điện tích, số spin, những đặc trưng này là do ý thức của người làm thí nghiệm gán cho nó lúc đo đạc. Tính chất này gọi là phi hiện thực (non realism, vật không có thật). Một tính chất thứ hai là hạt photon không có vị trí nhất định, nó ở khắp mọi nơi, nhưng trong ý thức của người làm thí nghiệm, khi anh ta nhìn ở đâu thì nó xuất hiện ở đó. Anh ta sẽ mô rả rằng hạt photon có thể xuất hiện đồng thời ở hai hay nhiều vị trí khác nhau trong không gian, khi hạt ở chỗ này bị tác động thì hạt ở tất cả mọi vị trí đều bị tác động giống nhau một cách tức thời không tùy thuộc khoảng cách không gian. Tính chất này gọi là bất định xứ (non locality). Trước kia người ta luôn nghĩ photon ánh sáng chỉ là sóng, nhưng Einstein đã chứng minh photon cũng là hạt, nhờ áp dụng lượng tử để giải thích thành công hạt ánh sáng với hiệu ứng quang điện. Chính phát hiện này đem lại giải Nobel Vật lý cho Einstein năm 1921. Điều trớ trêu là về sau Einstein lại không tin cơ học lượng tử kể từ năm 1927 khi Werner Heisenberg công bố Nguyên lý bất định, bởi vì nguyên lý này trái với niềm tin của ông về thế giới khách quan và xác định.
David Bohm quan niệm rằng thực tại mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày chỉ là một loại ảo tưởng giống như một bức tranh toàn ảnh (hologram). Dường như thực tại có hai mức: một mức ở sâu hơn gọi là mức tiềm ẩn (cuộn lại) /implicate (enfolded) và một mức gọi là mức tường minh (mở ra) /explicate (unfolded). Một film toàn ảnh (hologram) và hình ảnh nó tạo ra là ví dụ của hai mức tiềm ẩn và tường minh. Cuộn film thuộc mức tiềm ẩn vì hình ảnh được mã hóa trong các dạng giao thoa chứa trong film còn hình ảnh chiếu ra thuộc mức tường minh vì các giao thoa mã hóa được mở ra (unfolded).
Còn đối với Amit Goswami, đỉnh cao trong những công trình riêng của của ông là cuốn sách The Self-Aware Universe: How Consciousness Creates the Material World (Vũ Trụ Tự Thức: Làm Thế Nào Ý Thức Tạo Ra Thế Giới Vật Chất). Goswami cùng với một số người khác có cùng quan điểm tương tự, chắc chắn rằng vũ trụ, để có thể tồn tại, đòi hỏi phải có một sinh linh có ý thức để nhận thức được nó. Nếu không có người quan sát, ông tuyên bố, nó chỉ tồn tại như một khả năng. Và theo cách nói trong cộng đồng khoa học, Goswami đã giải được bài toán của ông. Sắp xếp các chứng cứ từ những nghiên cứu gần đây trong tâm lý học nhận thức, sinh học, tâm lý học siêu hình,  và vật lý lượng tử, và nương tựa nhiều vào các truyền thống huyền học của thế giới cổ đại, Goswami đang xây dựng một mô hình mới mà ông gọi là “chủ nghĩa duy ý nhất nguyên” (monistic idealism) với quan niệm rằng ý thức chứ không phải vật chất, là nền tảng của vũ trụ.
Để có một cái nhìn thấu triệt về vấn đề mâu thuẫn và bổ sung cho nhau giữa mô tả và thực tế, cần lấy một thí dụ. Dưới đây là mô tả về nguyên tử Hydrogen :
Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử hidrogen có bán kính khoảng 0,053nm. (1 nm nanomét = 1 phần tỉ của mét tức 10-9 m.
Nguyên tử hydrogen chỉ có 1 proton và 1 electron
Đường kính của hạt nhân nguyên tử còn nhỏ hơn, vào khoảng 10-5nm.
Như vậy đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính hạt nhân tới 10.000 lần. Cái vật gọi là nguyên tử, thực tế chỉ là một khoảng không trống rỗng. Chỉ vì nó quá nhỏ, mắt trần không thể nhìn thấy, mới cho là nguyên tử là một vật cứng đặc, đó chỉ là tưởng tượng của con người. Vô số nguyên tử tạo ra một vật thể, ví dụ cục sắt, nặng và cứng rắn, đó cũng chỉ là tưởng tượng. Tính cứng của nguyên tử là trò ảo hóa của 4 lực tương tác cơ bản của vật chất gồm lực mạnh, lực yếu, lực điện từ và lực hấp dẫn. Chính những lực này giữ cho cấu trúc nguyên tử và phân tử của vật tương đối bền vững khiến con người tưởng rằng vật chất là cứng chắc.
Còn thực tế thế nào? Nguyên tử hydrogen chỉ là một ảo tưởng bởi vì nó trống rỗng, những hạt cơ bản cấu tạo nên nó chỉ là hạt ảo. Nguyên tử của tất cả nguyên tố trong bảng phân loại tuần hoàn cũng đều như vậy. Do đó có những nhà khoa học như Craig Hogan đặt nghi vấn rằng vũ trụ có bản chất là số (digital) tức là ảo. Vũ trụ chỉ là video 3 chiều được dựng lên từ những dữ liệu chứa trong mặt phẳng 2 chiều. Các bit thông tin của vũ trụ từ 2 chiều khi được dựng đứng lên thành 3 chiều, nó phải tăng kích thước lên rất lớn, việc đó tạo ra một độ nhòe, hậu quả là tạo ra tiếng ồn toàn ảnh. Năm 2012, một nhóm khoa học gia của Đức và Anh làm việc trong dự án GEO600 đã phát hiện được tiếng ồn toàn ảnh này.
Chúng ta hãy xem xét một trường hợp thật cụ thể về khoảng cách không gian được mô tả và thực tế như thế nào.
Hãy xem khoảng cách từ Sài Gòn qua Luân Đôn là 10.195 km, một khoảng cách xác định. Nếu chúng ta vạch một đường thẳng từ Tp.HCM đến Luân Đôn thì thấy như sau : lộ trình đi qua vịnh Thái Lan, lục địa Châu Á, Biển Đen và lục địa Châu Âu. (Theo như tôi biết thì đường bay thực tế của Việt Nam Airlines không thẳng băng như thế, nó có đi qua biển nội địa Caspian). Như vậy lộ trình mặt đất gồm đất liền và biển.
 Đường bay Sài Gòn – Luân Đôn

Nếu hành khách ngồi trên máy bay Boeing 777 bay từ Sài Gòn qua Luân Đôn với vận tốc trung bình 900km/giờ thì sẽ mất 11 giờ 33 phút để đến nơi, đó là khoảng thời gian xác định. Những con số 10.195 km và 11 giờ 33 phút đều là những số lượng xác định đo độ dài không gian và đo thời gian cần thiết khi đi bằng máy bay từ điểm này tới điểm kia. Tóm lại cuộc sống đời thường của chúng ta dường như cái gì cũng xác định. Nếu có cái gì không thể xác định thì chúng ta sẽ rất phân vân bối rối. Ví dụ ta có thể phân vân không biết nên chọn trường nào để đi học, chọn người hôn phối nào để làm bạn đời, chọn thành phố nào để sống lâu dài v.v…và thường chúng ta cũng dựa vào những gì mình đã biết để xác định. Cuộc sống đời thường của con người là phải xác định.
Bây giờ ta xem khoảng cách không gian giữa Sài Gòn – Luân Đôn có phải là một độ dài xác định không. Vấn đề sai số của phép đo không quan trọng, dù đúng là 10195 km hay 10.000 km vẫn được coi là xác định. Câu hỏi đặt ra là liệu nó có thật không ? có thực chất không hay chỉ là biểu kiến, là ảo ? Sở dĩ nêu câu hỏi là vì chúng ta biết rằng nguyên tử vật chất thật ra trống rỗng. Video sau đây thuyết minh điều đó:
Vật chất trống rỗnghttps://www.youtube.com/watch?v=R9exTFzafCo

Khoảng cách bằng đất đá và biển thực chất chỉ là những phân tử, nguyên tử vật chất trống rỗng. Vì quả địa cầu có đường kính 12.756km và thực chất cũng chỉ là trống rỗng, nên có thể nén lại còn vài milimét, khi đó Sài Gòn và Luân Đôn sẽ chồng lên nhau và không còn khoảng cách. Các nhà khoa học về hố đen trong vũ trụ đã tìm thấy những hố đen có khối lượng bằng mặt trời, khi xưa ắt có đường kính 1,3 triệu km, nhưng nay chỉ còn 3km. Điều đó chứng tỏ rằng việc Trái đất bị nén lại chỉ còn vài milimét là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Giả thuyết Big Bang nổi tiếng cũng nói rằng vũ trụ nguyên thủy chỉ là một vi hạt cực nhỏ có đường kính là 10-33 (mười lũy thừa âm 33) centimét mà bây giờ đã có đường kính là 93 tỉ quang niên.

Hiện tượng vướng víu lượng tử (quantum entanglement) cũng đặt ra một câu hỏi rất quan trọng. Ví dụ trong thí nghiệm tiến hành năm 2008 tại đại học Geneva Thụy Sĩ do Nicolas Gisin chủ trì. Họ cho một photon xuất hiện đồng thời ở hai vị trí cách nhau 18km. Khoảng cách 18km là một con số xác định, nhưng điều lạ lùng là khi họ tác động lên photon này thì photon kia tức thời bị tác động tương ứng không mất thời gian, giống như không có khoảng cách. Do đó nếu họ nâng khoảng cách lên 50 km hay 1000km thì sự kiện xảy ra cũng giống như vậy, không khác chút nào. Thế thì khoảng cách trở thành bất định, xa bao nhiêu cũng như nhau. Einstein đã không thể hiểu được hiện tượng này, chứng cứ rõ ràng là câu nói “Spooky action at a distance” (Tác động ma quái từ xa). Vậy khoa học ngày nay hiểu như thế nào ? Khoa học ngày nay hiểu rằng khoảng cách 18km không phải là con số xác định, mà là bất định. Tất cả mọi số lượng mà chúng ta đo đạc được đều không có thực chất, có nghĩa chỉ là ảo, là tưởng tượng, là thói quen tâm lý của chúng ta gán ghép cho vật. Tất cả mọi vật trên thế gian đều không có thực chất, chỉ là tưởng tượng, chỉ là mô tả.
Trên đây là quan điểm của các nhà khoa học, nhất là vật lý học. Còn về các nhà tâm linh học thì thế nào?
Một nhân vật rất nổi tiếng về tâm linh là Edgar Cayce (1887-1945), người này có những khả năng đặc biệt, được cháu nội của ông là Charles Thomas Cayce, kể như sau :
 Edgar Cayce (1887-1945)

Ông tôi, Edgar Cayce, sống tại Virginia Beach, bang Virginia, đã tiến hành hoạt động về kiếp sống khiến ông trở thành nhân vật thần bí lớn nhất của nước Mỹ. Khi ông ở trong tình trạng giống như ngủ, ông có thể nhìn thấy tương lai và quá khứ; ông có thể mô tả những sự kiện hiện hành đang diễn ra ở khoảng cách xa; và ông có thể làm kinh ngạc các bác sĩ với cái thấy của ông về cơ thể con người. Mô tả của ông hay những lời ông nói ra trong tình trạng này, được ghi âm cẩn thận. Sau đó, không còn nghi ngờ gì nữa, ông đã trở thành một nhà huyền học được dẫn chứng nhiều nhất, người đã từng sống trên đời. Sự chính xác trong mô tả và tiên tri của ông thật sự gây kinh ngạc.       
Edgar Cayce cũng có nói về sự giống nhau trong cấu trúc vũ trụ ở mọi quy mô như sau:
All things, including the souls of individuals, were created as “fractals” of God for companionship with God – the “Whole.” A fractal  This revelation from Cayce revealed the astonishing fact of how self-similar the universe is on every scale: from the atom to biological organisms, from human beings to the planet Earth, from solar systems to galaxies, from the universe(s) to God.  
Vạn pháp, bao gồm linh hồn của cá thể, được tạo ra như là “hóa thân” của Thượng Đế để làm bạn đồng hành với Thượng Đế (cái Toàn thể). Một hóa thân, sự phát hiện này của Cayce từ sự kiện gây kinh ngạc đã được phát hiện về việc vũ trụ giống-mình như thế nào trên mọi quy mô : từ nguyên tử tới cơ thể sinh vật, từ nhân loại tới hành tinh quả Địa cầu, từ hệ mặt trời tới các thiên hà, từ vũ trụ tới Thượng Đế.  
Sự giống-mình trên mọi quy mô này có thể hiểu : Tất cả là Một. Từ đó có thể suy luận rằng những gì chúng ta đang thấy trên Địa cầu cũng có thể diễn ra ở những nơi khác trong vũ trụ, toàn thể vũ trụ đều liên thông, các linh hồn của cá thể là hóa thân của Thượng Đế và có thể chu du khắp vũ trụ.
Đó là nền tảng tư tưởng cho các nhà khoa học nghiên cứu về tái sinh chuyển kiếp luân hồi đem lại cho chúng ta một số dữ liệu đáng suy nghĩ. Bác sĩ Brian Weiss là một trong số người đó.
 Brian Weiss
Dr. Brian Weiss, MD, is a leading authority on past-life regression therapy and author of the bestseller books Many Lives, Many Masters,Through Time into Healing, and Only Love Is Real. His book Many Lives, Many Masters has sold more than 2 million copies and has been translated into more than 30 languages since its release. Dr. Weiss says that  “There is some powerful curative force in this realm, a force apparently much more effective than conventional therapy or modern medicines.” Dr. Weiss served as Chief Resident in the Department of Psychiatry at Yale Medical School and was chairman of the Department of Psychiatry at Mt. Sinai Medical Center in Miami, Florida, where he maintains a private practice.

Tiến sĩ bác sĩ Brian Weiss là nhà nghiên cứu hàng đầu có thẩm quyền về liệu pháp hồi quy nhớ lại tiền kiếp, tác giả của những quyển sách bán rất chạy : Many Lives, Many Masters (nhiều kiếp sống, nhiều bậc thầy); Through Time into Healing (Chữa bệnh bằng cách đi xuyên qua thời gian); Only Love Is Real (Chỉ có Tình yêu thương là thật). Quyển sách Many Lives, Many Masters đã bán được hơn 2 triệu bản và đã được dịch ra hơn 30 ngôn ngữ từ lúc nó được tung ra. Bác sĩ Weiss nói rằng : “Có một năng lực chữa bệnh trong thế giới này, một năng lực tỏ ra có hiệu quả hơn nhiều so với những phương thuốc quy ước hiện đại”. Bác sĩ Weiss phục vụ với tư cách Trưởng khoa thường trực của phân khoa Tâm thần học của đại học Y khoa Yale, và là Chủ nhiệm khoa Tâm thần học tại Trung tâm Y khoa Mount Sinai tại Miami, bang Frorida (Mỹ) nơi ông có duy trì một phòng khám tư.
Trong quyển sách Same Soul, Many Bodies (cùng linh hồn, nhiều thể xác) Bác sĩ Brian Weiss có kể về một bệnh nhân ông thôi miên để phát hiện tiền kiếp, người này tên là Patrick, một trong các tiền kiếp của anh ta xảy ra cách nay 60.000 năm, anh ta sống trên một hành tinh khác. Một bộ phận trong giống nòi của anh ta đã di cư tới địa cầu và khi họ đến, họ gặp những cư dân khác đến từ những hệ mặt trời khác.
Trong lịch sử cuộc đời của Đức Phật cũng có kể về việc Phật đi tới những cõi giới khác.
Trong bản đồ thánh tích Phật giáo, chúng ta thấy có địa danh Sankasya (Tăng Già Thi 僧伽施 gần New Delhi ngày nay), địa danh này tương đối ít được biết. Đó là nơi Đức Phật dùng thần thông lên trời Đạo Lợi 忉利天 thuyết pháp cho mẹ là hoàng hậu Ma Da nghe, Phật lên cõi trời chỉ một buổi thôi, nhưng người trần gian thấy là ba tháng, sau ba tháng Phật mới trở về trần thế, có Đế Thích và Phạm Thiên theo hầu. Điều đó cũng tương tự như pháp sư Khoan Tịnh đến viếng cõi Tây phương Cực lạc chỉ trong 20 giờ thôi, nhưng người đời thấy là 5 năm 6 tháng.
Bia đá tạc sự tích Đế Thích và Phạm Thiên hầu Phật trở về thế gian tại Sankasya (Tăng Già Thi)
Cõi trời Đao Lợi (忉利天) ở đâu ? Chúng ta không thể tìm thấy trong vũ trụ này, nhưng không phải là không có. Theo Stephen Hawking (nhà vật lý người Anh, hiện mang chức danh Giáo sư Lucasian tức giáo sư Toán học của Đại học Cambridge, chỉ những nhà khoa học xuất sắc như Isaac Newton hay Paul Dirac mới có chức danh này) và Neil Turok (sinh năm 1958 tại Johannesburg, South Africa, Giáo sư Vật Lý của Đại học Princeton, Giám đốc Viện Perimeter về Vật Lý lý thuyết), hai người nói trong một định đề (postulate) : “The quantum world is one of virtual particles continually fluctuating in and out of existence, even in a vacuum, of superstrings vibrating and twisting in ten or eleven dimensions, most of which are ‘rolled up’ and invisible, of a reality in which gravitation, spacetime and matter are or were merged in one ‘instanton” (Thế giới lượng tử là thế giới của các hạt ảo không ngừng dao động qua lại giữa hiện hữu và cả hư không, của siêu dây rung động và biến dạng trong 10 hoặc 11 chiều kích_ mà phần lớn những chiều kích ấy bị cuốn lên và vô hình_của một thực tại trong đó lực hấp dẫn, thời không, và vật chất, được hoặc đã được kết hợp lại trong ‘sát na hiện tiền’). Vậy cõi trời Đao Lợi nằm trong một vũ trụ song song với vũ trụ của chúng ta, thuộc các chiều kích không gian bị cuốn lại nên người trần không thể thấy, nhưng người có thần thông như Đức Phật thì có thể thấy và đến được. Đến bằng cách nào ? Bằng cách dùng tâm niệm, chỉ một niệm là đến. Đây là phương thức di chuyển chủ yếu trong Tam giới.
Đó cũng là cách mà các thần thức (người đời hay gọi là linh hồn) từ các hành tinh khác hay vũ trụ khác đến Địa cầu.
Chúng ta nên nhớ lại hiện tượng liên kết lượng tử (quantum entanglement) cụ thể là thí nghiệm của Nicolas Gisin của đại học Geneva, Thụy Sĩ năm 2008. Ông cho một photon xuất hiện đồng thời tại hai vị trí cách nhau 18km. Hễ tác động lên photon này thì photon kia cũng bị tác động y hệt ngay tức thời không mất chút thời gian nào. Điều đó chứng tỏ khoảng cách 18km là không có thật. Nói một cách tổng quát không gian vũ trụ không có thật. Không gian vũ trụ chỉ là mô tả, không phải là thực tế.
Vấn đề tiếp xúc với người ngoài hành tinh, có một câu chuyện khác cũng rất nổi bật. Đó là từ chòm sao thất nữ Pleiades. Cụm sao Pleiades – được biết đến với cái tên cụm sao Thất Nữ hoặc M45 – là thiên thể có thể quan sát được ở hầu hết những nơi có sự hiện diện của con người. Thất Nữ có hình dạng như một nhóm sao màu xanh sáng mờ. Với khoảng cách 541 năm ánh sáng từ Trái Đất chúng ta, Pleiades là một trong những cụm sao gần nhất và sáng nhất có thể quan sát bằng mắt thường. Cụm sao này chứa khoảng 1000 ngôi sao trẻ, nóng và có màu xanh được hình thành cách đây khoảng 100 triệu năm. Chòm sao Pleiades còn có tên M45 bởi vì vào ngày 4 tháng 3 năm 1769, Charles Messier đã liệt kê thêm một thiên thể nữa vào cuốn danh mục những thiên thể giống sao chổi nhưng không phải sao chổi của ông, thiên thể đó mang số hiệu 45 và nó là cụm sao Pleiades. Vậy M45 có nghĩa là Messier 45, là thiên thể thứ 45 trên tổng số 110 thiên thể do Messier liệt kê ra.
Cách tìm Pleiades trên bầu trời. Bạn hãy tìm ra cho mình chòm sao Orion (Thợ săn), chòm sao này đặc trưng bởi ba ngôi sao thẳng hàng và cách đều nhau. Từ ba ngôi sao đó bạn hãy nhìn qua bên phải và bạn sẽ thấy những ngôi sao xếp thành hình chữ V với một ngôi sao sáng ở giữa. Chữ V đó chính là khuôn mặt con bò vàng của chòm sao Taurus. Ngôi sao sáng trong hình chữ V đó là Aldebaran – tượng trưng cho mắt của con bò vàng này. Qua khỏi Aldebaran một chút, bạn sẽ thấy cụm sao Thất Nữ tức Pleiades – cụm sao này được tưởng tượng như là là vai của con bò vàng.
 Orion-taurus-pleanides

Trên mạng có nhiều tài liệu nói rằng ở chòm sao đó có người sinh sống, họ là người Pleiadian. Tiếng kêu của họ là thông điệp họ truyền đến Địa cầu qua sự tiếp điển của bà Barbara Marciniak ở bang North Carolina, Mỹ. Những đạo lý của người Pleiadian được bộ não của bà Barbara Marciniak tiếp nhận theo kiểu mặc khải và được viết ra bằng tiếng Anh và in thành sách từ năm 1988.
Chẳng hạn các quyển :
Những người mang đến ánh bình minh
Trong quyển sách này Bà Barbara Marcianiak tiếp nhận thông điệp của người Pleiadian nói rằng:
The Pleiadians are alien beings from the star cluster in the constellation Taurus known as the Pleiades. Barbara Marciniak claims that the Pleiadians chose her  to be their messenger. She reveals this in her channeled book, Bringers of the Dawn. According to Marciniak the message is: “If you can clear people of their personal information, they can go cosmic.”
Người Pleiadians là những sinh vật ngoài hành tinh từ các cụm sao trong chòm sao Taurus được gọi là Pleiades. Barbara Marciniak tuyên bố rằng người Pleiadians chọn bà làm sứ giả của họ. Bà tiết lộ điều này trong cuốn sách của mình tiếp điển, “Những người mang đến ánh bình minh”. Theo bà Marciniak, thông điệp là: “Nếu bạn có thể giải thoát mọi người khỏi nghiệp cá nhân (sở tri chướng) của họ, họ có thể du hành trong vũ trụ.”
Trái đất, chìa khóa của người Pleadian để vào Thư viện Sống
Con đường của quyền năng
Tại sao Bà Barbara Marciniak có thể tiếp điển để nắm được thông điệp từ con người ở sao Pleiades?
Pleiadians Navigate Other Worlds Often Without Spaceships Through Human Consciousness
Although in physical time, the Pleiadians are 541 light years away, they have learned to navigate other worlds, although not always in space ships. They understand our fear of the unknown, and so they come to help in ways that are non-threatening. They are coming now, sometimes in physical form where they can blend in, but most often through human consciousness. Their intent is not to harm but to help us evolve and develop.
Người Pleiadian du hành đến các thế giới khác thường không cần phi thuyền không gian mà qua tâm linh con người.
Mặc dù xét về thời gian vật lý, người Pleiadian cách xa chúng ta 541 năm ánh sáng, tuy nhiên họ đã học được cách du hành đến các thế giới khác không phải lúc nào cũng bằng phi thuyền không gian. Họ hiểu nỗi sợ hãi của chúng ta về sự bất minh, vì vậy họ đến để giúp đỡ bằng cách không gây ra cảm giác đe dọa. Bây giờ họ đang đến, đôi khi bằng hình thái vật chất mà họ có thể hòa lẫn, nhưng phần lớn qua tâm linh con người. Ý định của họ không phải để làm hại mà để giúp chúng ta tiến hóa và phát triển.
Đối với tâm linh thì khoảng cách không gian là không có thật, giống như hiện tượng liên kết lượng tử (quantum entanglement) đã chứng tỏ, do đó khoảng cách 541 năm ánh sáng cũng chỉ một niệm là đến. Đó cũng chính là cách mà chúng sinh ở hành tinh khác hoặc vũ trụ khác có thể đầu thai tái sinh trên Trái đất một cách dễ dàng.
Tóm lại, con người hoàn toàn sống trong thế giới mô tả, thế giới tưởng tượng không có chút thực tế nào, nhưng vẫn cứ tưởng tượng đó là cuộc sống thực, có không gian, thời gian, có sông núi biển đảo, có nhà cửa, xe cộ, đường xá, lương thực thực phẩm, nam nữ tình yêu, tính dục, văn hóa xã hội, công nghệ, nền văn minh…và cũng có cả thiên tai : dông bão, lụt lội, núi lửa, động đất, sóng thần…; nhân họa : tranh giành, chiến tranh, áp bức, bất công, bạo lực, bóc lột, tai nạn giao thông, tàu chìm, máy bay rớt, nghèo đói, bệnh tật…
 
Các nhà khoa học có làm phim tư liệu để thuyết minh rõ ràng cho chúng ta hiểu tại sao thế giới mô tả đời thường của chúng ta chỉ là tưởng tượng.
Vạn Pháp duy thức
https://www.youtube.com/watch?v=kIAyKblFluM
Con chim bên ngoài chỉ là một cấu trúc ảo cấu thành từ các hạt ảo như quark, proton, neutron, electron, nguyên tử. Con chim là một ảo ảnh, hay nói như David Bohm, là một toàn ảnh, do não phóng hiện ra không gian 3 chiều và tương tác với nó như một vật thật. Cơ chế này được thí nghiệm 2 khe hở chứng minh.

Double Split Experiment – Thí Ngiệm Hai Khe Hở – Phụ đề Việt ngữ
https://www.youtube.com/watch?v=65zcksBusxA
Electron chính là cái mà cái mà chúng ta cảm nhận là vật chất có màu sắc, có hình thể, cứng chắc…vốn chỉ là sóng vô hình, không phải là vật chất, nhưng dưới tác dụng nhận thức của bộ não, đã sụp đổ thành hạt vật chất. Việc bộ não lựa chọn và phóng ra sóng nào để thành vật gì trong cảnh giới nào là do nghiệp (karma) quyết định. Video sau đây chứng minh quyết định đã được hình thành trước khi ý thức nhận biết.
Não phản ánh Tâm đã quyết định trước Ý thức 6 giây
https://onedrive.live.com/?id=3A697DD6BE1AB73E%214932&cid=3A697DD6BE1AB73E&group=0&parId=3A697DD6BE1AB73E%21106&authkey=%21AEAUpiDgnE9v0xc&o=OneUp
Con người không làm chủ được mình, số phận của mình. Con người chỉ có ảo tưởng về độc lập, tự do, dân chủ, không biết họ bị lệ thuộc hoàn toàn vào cái bản ngã vô minh với vô số sở tri chướng, bị cuốn trôi trong lục đạo luân hồi sinh tử vô cùng khổ sở. Kiếp súc sinh, trâu, bò, gà, heo, chó, tôm, cá…bị bắt làm thịt. Kiếp ngạ quỷ, địa ngục thì khỏi nói rồi, đó là đau khổ triền miên. Ngay cả kiếp người cũng không ít thảm cảnh mà chúng ta thấy hàng ngày trên truyền thông.
Con người giác ngộ ắt không hoàn toàn tin tưởng vào mô tả mà phải cảnh tỉnh, phải tìm cách làm chủ được số phận. Thế nào là làm chủ số phận? Ta làm chủ được số phận khi ngôi nhà của mình không bao giờ bị thiên tai; chiến tranh bạo lực, áp bức, bất công cũng không chạm được vào mình; bản thân mình không bị bệnh nan y, không chết bất đắc kỳ tử; thân nhân con cái của mình không bị chìm tàu, rớt máy bay hay tai nạn, cũng không bị bệnh nan y. Tại sao được như vậy? Vì không gây ra nghiệp bất thiện. Và cuối cùng, quan trọng nhất là sinh tử tự do. Ta có thể quyết định lúc nào mình nhập diệt, có tái sinh hay không và nếu có thì sẽ sinh ở đâu. Trên đời có ai làm chủ được như thế chăng? Hãy quan sát cuộc sống đời thường chung quanh bạn, không phải có nhiều người may mắn, hạnh phúc, xinh đẹp, giàu có đó sao? Nói cho cùng đó cũng chỉ là mô tả, thực tế là điều không thể nghĩ bàn.
Nói tóm lại, chúng ta đang sống trong mê muội, trong thế giới mô tả. Thế giới mô tả không phải là thực tế, chúng ta nên hướng tới giác ngộ, giác ngộ rồi thì tự do, muốn tịch diệt hay muốn tái sinh trong cảnh giới nào cũng tùy hỉ, sống trong thế lưu bố tưởng 世流布想 nhưng không sinh ra chấp trước tưởng 執着想.
Truyền Bình
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trương Vĩnh Ký – Chiếc cầu nối Đông-Tây


Thu Hằng 
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/93/512/255/360/179/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/Petrus%20Ky.jpg
« Nhà văn Việt Nam. Sáng lập ra ngành báo chí tại Việt Nam, ông cũng là tác giả của nhiều tác phẩm lịch sử, giảng dạy, ngôn ngữ và dịch thuật các tác phẩm Tầu » . Đây là lời giới thiệu về Jean-Baptiste Pétrus Trương Vĩnh Ký (06/12/1837-01/09/1898) của từ điển các danh nhân của Larousse. Ông cũng được giới học thuật châu Âu thế kỷ XIX liệt vào một trong « Thế giới Thập bát văn hào » , đồng thời đứng trong hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới nhờ thông thạo 10 ngoại ngữ và nắm sơ một số khác.
Cuộc đời và sự nghiệp của ông nhận nhiều ý kiến trái chiều. Một số người nhìn nhận ông như tay sai của thực dân Pháp. Một số khác thì ghi nhận ông như người đặt nền móng cho nhiều lĩnh vực chưa từng được biết đến tại Việt Nam trong giai đoạn đó, như dịch thuật, báo chí và viết văn.
Sinh tại ấp Cái Mơn, huyện Vĩnh Thành, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), Trương Vĩnh Ký, còn được biết tới dưới các bút hiệu « Sĩ Tải » hay « Nam Trung ân sĩ », nổi tiếng với học thức uyên bác, am tường nhiều lĩnh vực và khả năng ngoại ngữ siêu phàm. Ngay từ nhỏ, nhờ trí thông minh, nhanh nhẹn, ông được linh mục Long đưa vào trường dòng học chữ la tinh ở Cái Nhum (thuộc tỉnh Vĩnh Long ngày nay). Từ đó, ông được bôn ba du học tại nhiều nước trong khu vực, từ Cam-bốt tới Cao Miên hay Pinang (Malaysia). Tại mỗi nơi, được gặp gỡ bạn đồng môn quốc tế, ông vận dụng khiếu ngoại ngữ để học tiếng nói của họ. Tới năm 1858, khi quay về quê chịu tang mẹ, ông đã thành thạo khoảng chục ngoại ngữ và am tường văn chương, khoa học, triết học. Năm đó, ông mới 21 tuổi.
Năm 1860, dưới sự chỉ huy của Đô đốc Bonard, người theo chủ trương tôn trọng ngôn ngữ và phong tục bản địa, quân đội Pháp chuẩn bị tấn công Sài Gòn và cần một thông dịch để tránh mắc sai lầm về chính trị. Linh mục Lefèbvre trông coi địa phận Nam Kỳ đã giới thiệu Trương Vĩnh Ký. Bắt đầu từ công việc thông dịch, dần dần ông tham gia nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt phải kể đến báo chí và xuất bản, trước khi tham gia chính trị để rồi cuối đời gần như về ở ẩn và viết sách do bị cả chính phủ thuộc địa Pháp và triều đình nhà Nguyễn nghi kị.
Cầu nối Đông-Tây ?
Vai trò cầu nối Đông-Tây của Trương Vĩnh Ký có thể được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó phải kể tới dạy học, dịch thuật và làm báo.
Theo nhận xét của Nguyễn Cao Kim trong bài « Thân thế và sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký » , « ông giữ thái độ đặc biệt không đi quá trớn. Sau khi được đô đốc Bonard mời ra giúp việc, ông đã chấp thuận với ý định tạo nên bầu không khí giao hảo giữa Pháp và Việt Nam. Cũng vì nghĩ như vậy nên lúc làm thông ngôn (20-12-1860), hay lúc làm Đốc học trường thông ngôn Sài Gòn, ông vẫn chủ trương giúp cả hai nước mà chẳng nhị tâm ».
Phải chăng, Trương Vĩnh Ký chỉ muốn tận dụng cơ hội và vị trí của mình để xoa dịu những mất mát của người dân do chiến tranh gây ra và sau đó là cổ xúy cho tân trào ?
Năm 1861, đô đốc Charner, người kế nhiệm và đi ngược với chính sách bị coi là « mị dân » của đô đốc Bonard, cho phá đồn Chí Hòa (Kỳ Hòa). Hiểu rõ nỗi thống khổ của người dân, Pétrus Ký muốn làm dịu vết thương chiến tranh bằng cách đứng ra làm gạch nối cho sự giao hảo Pháp-Việt. Có lẽ vừa do phẩm chất, vừa do trình độ, nên nhiều lần, ông được cử làm thông ngôn cho sứ bộ hai bên, trong đó phải kể tới chuyến sang châu Âu của phái đoàn Phan Thanh Giản (06/1863-03/1864) đàm phán với triều đình Pháp và Tây Ban Nha việc chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường).
Trong thời gian lưu lại châu Âu, Trương Vĩnh Ký đã khám phá tinh hoa của nước Pháp và tìm hiểu tại sao người Pháp có thể tới đánh chiếm một nước xa xôi như Việt Nam. Ngược lại, ông cũng đã khiến triều đình Pháp thán phục trước sự thông tường chữ la tinh. Để thử tài của ông, một Bộ trưởng Pháp, trong lúc đón phái đoàn, đã để ông nói chuyện với một chuyên gia chữ la tinh hàng đầu của chính phủ.
Trong cuốn Impressions d’un Japonais en France, suivies des impressions des Annamites en Europe (Ấn tượng của một người Nhật tại Pháp, tiếp theo là ấn tượng của người An Nam tại châu Âu, 1864), Richard Cortembert miêu tả cuộc đối thoại giữa Pétrus Ký và nhà la tinh học lỗi lạc của Pháp thời bấy giờ như sau :
« … Đôi khi, nhà bác học Pháp phải chờ đợi vài giây trước khi kết thúc đoạn hội thoại của mình và dường như phải quanh co để không bị đuối. Trái lại, chàng phiên dịch An Nam lại cứ thoải mái nói hơn bao giờ hết ; cứ như từng giây một, cậu ta lại có thêm sinh lực mới… Những lời giải thích của cậu trở nên chính xác, rõ ràng hơn, trong khi đó, đối thủ của cậu luẩn quẩn trong cách nói dài dòng và không chính xác. Có lúc, như đuối sức, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng phương Tây trả lời luôn bằng tiếng Pháp trước câu hỏi bằng tiếng la tinh của Pétrus ; chàng thanh niên An Nam phản lại bằng tiếng la tinh, và người ta lại trả lời bằng tiếng Pháp… »
Từ năm 1866 tới 1879, ông lần lượt được đề cử làm Giám đốc dạy tiếng Đông phương ở trường Thông ngôn (Collège des Interprètes (1866-1868)), rồi Giám đốc Trường sư phạm (Ecole normale, 01/01/1872-31/12/1873) và cuối cùng là Giáo sư sinh ngữ (tiếng Việt và Hán tự) tại trường Tham biện Hậu bổ (Ecole des Administrateurs stagiaires, 01/01/1874-1879).
Đây là khoảng thời gian mà ông soạn nhiều sách và giáo trình để phục vụ cho công việc giảng dạy. Đối với người Pháp là giáo trình dạy chữ Hán và quốc ngữ, địa lý và lịch sử Việt Nam. Đối với người Việt, phần lớn cũng là sách dạy chữ quốc ngữ và tiếng Pháp. Ngoài ra, nhận thấy người Pháp mở trường tiểu học nhưng « quên » soạn và in sách, ông đã biên soạn nhiều sách giáo khoa, đồng thời luôn có những lời khuyên răn đạo đức cho trò nhỏ mà có thể thấy trong cuốn Sơ học vấn tân quốc ngữ diễn ca (1877) :
« Sách Sơ học vấn tân nghĩa là kẻ mới học hỏi bền là sách Annam làm cho con-nít học cũng như bên Tàu Tam-tự-kinh vậy. Sách nầy tóm cả truyện bên Trung-quốc cả truyện bên nước Nam ta nữa ; lại có kể ra phép học, bài thi, khuyên gắng công học cho chuyên.
Vậy nay âm ra ba thứ tiếng để cho con-trẻ học mà phá ngu, cùng tập lần cho biết cho dễ học sách cao đến sau ; đã có chữ có nghĩa lại có tiếng phangsa một bên, học một mà biết ba thì cũng tiện lắm.
Học thì chẳng phải là học cho biết viết chữ, cho thuộc tiếng nói mà-thôi, mà lại phải học nghĩa-lý phép-tắc, lễ-nghi, cang-thường luân-lý, là giềng-mối mà xử-trí trong việc ăn-ở trong đời với thiên-hạ. Ấy là lịch ấy là thanh. Nên phải do cựu tùng tân mới là phải, chẳng nên mới chuộng cũ vong mà mang lấy tiếng « yểm cựu nghinh tân ». Vì « vật hữu bổn mạt, sự hữu thỉ chung ; tri sở tiên hậu tắc cận đạo hỉ ». »
Tại thời điểm đó, tác giả không phải bận tậm việc phân phối sách nhờ trợ cấp của chính phủ và thường viết theo « đặt hàng ». Vì không phải lo lắng tới việc phân phối và nhuận bút, nên tác giả hoàn toàn có thể chuyên tâm vào việc nghiên cứu để tác phẩm có chất lượng tốt. Hoặc nếu nhận thấy một tác phẩm có ích, nhà nước sẽ xét duyệt ngân sách để mua và phân phối tới các trường học, thư viện hay các phòng ban hành chính.
Cũng trong giai đoạn này, ngoài sách dạy học, ông cũng chuyên tâm dịch các bộ sách cổ của Tầu, như Tứ Thư (1876) (Đại học, Trung dung, Luận ngữ và Mạnh Tử). Một số ý kiến cho rằng, dù theo Công giáo, nhưng ông vẫn giữ truyền thống nho giáo phương Đông và muốn duy trì những tư tưởng này cho thế hệ sau.
Tư tưởng này cũng nổi bật rõ nét trong những câu chuyện mà ông biên soạn sau khi từ giã quan trường lui về ở ẩn. ông chuyển thể sang chữ Quốc ngữ những chuyện thơ dân gian, hay viết những câu chuyện đơn giản, dễ hiểu đầy ngôn từ địa phương. Ví dụ có thể kể đến các cuốn : Bất cượng chớ cượng làm chi (1882), Nữ tắc (1882), Thơ mẹ dạy con (1882), Thơ dạy làm dâu (1882), Thạch suy bỉ thới phú (1883), Học trò khó phú (1883), Phú bần truyện diễn ca, Cờ bạc nha phiến (1884)… Trong lời tựa của mỗi cuốn sách, ông đều tìm cách giải thích cho người đọc ý nghĩa câu chuyện, bài học đạo đức và giải thích phong tục tập quán. Như trong cuốn Thạnh, suy, bỉ, thới có những dòng tâm sự sau :
« Phú nầy nói về làm con người ở đời thì có sự thạnh, sự suy, sự bỉ, sự thới. Lúc thạnh thì khiến cho được giàu-có sang-trọng. Của-cải bạc-tiền, ngọc ngà châu báu chẳng thiếu vật chi. Đã giàu mà lại thêm sang, tôi-mọi hầu-hạ trong ngoài, khách kẻ tới người lui chật nhà chật cửa. Đến lúc suy cũng như hùm mạnh sa cơ, nhà-cửa xích-xác, trống trước trống sau, cũng như Vương-khải với Thạch-sùng khi nghiên-nghèo sánh lại với buổi giàu-sang, xa cách nhau biết là bao nhiêu ? Khi bỉ thì khốn-khó lút đầu lút óc, trí phải khó-nhọc buồn-rầu, xác phải nhọc-nhằn công lên việc xuống ; ăn bữa no bữa đói, đi thất-thơ thất-lạc. Đến khi gặp hồi thới lai, thì lại ra tử-tế, nên giàu nên sang, quan yên dân chuộng kẻ đưa người rước ; việc gì việc nấy đều may-mắn cả, phỉ-chí toại lòng.
Vậy mới biết việc đời xây-vần dời-đổi. Nên dầu nghèo dầu giàu cũng chẳng nên lo ; hễ hết thạnh thì tới suy, suy rồi lại thạnh ; hễ có qua cực rối lại sướng, sướng rồi lại tới cực đắp-đổi nhau. Có vậy mới từng mùi đời, mới biết thạnh suy bỉ thới ».
Nhìn vào danh sách tác phẩm của Trương Vĩnh Ký, có thể nhận thấy rằng ngoài kiến thức siêu phàm, phải có tâm huyết cao, ông mới có thể soạn ra các tác phẩm với những chủ đề đa dạng như vậy.
Nhà trí thức vì tân trào
Mong muốn duy tân đất nước của ông được thể hiện rõ ràng ngay trong chuyến công du lần đầu tới nước Pháp. Cũng như nhiều quan lại trong phái bộ, ông ý thức rằng văn minh, nông nghiệp và công nghệ châu Âu đã tiến xa rất nhiều so với phương Đông. ông nuối tiếc nêu những điểm yếu của Việt Nam trong bức thư gửi Richard Cortembert :
« Ở An Nam, đất đai rất mầu mỡ ; nhưng không được tiếp xúc với nhu cầu lao động nên tâm trí luôn trong trạng thái « ăn không ngồi rồi »… Đối với những người đứng đầu nhà nước, vấn đề không phải là phải thay đổi An Nam, mà là phải đấu tranh chống sự trây ì… Và có bao nhiêu điều mê tín phải loại bỏ, bao nhiều phong tục phải cải tổ lại, bao nhiêu định kiến phải tiêu diệt, bao nhiêu tính kiêu căng sẽ bị động chạm tới trong chiến dịch tổng cải tổ này ! »
ông chỉ trích quan lại Việt Nam quá cố hữu trong những chuẩn tắc của chính mình. Dù có trình lên những gì « mắt thấy tai nghe » tại châu Âu, hay có đưa ra những đề xuất gì, chưa chắc phái bộ Phan Thanh Giản đã thuyết phục được triều đình thay đổi ý kiến. ông cũng lo lắng vì quan lại không nghĩ tới dân, mà chỉ muốn làm vui lòng vua nhà Nguyễn với những tin tức hay sự kiện vui vẻ. Trong khi đó, họ giấu nhẹm những tai ương, đói khổ mà người dân cam chịu.
Ngoài ra, hơn ai hết, ông cũng hiểu được những khó khăn trong việc phổ biến học thuật mới bằng chữ Tầu. ông băn khoăn tự hỏi : « Làm thế nào để có thể truyền bá kiến thức với loại chữ tượng hình với hàng loạt kí tự khó này ? Tôi không phủ nhận rằng người ta có thể tiếp nhận khoa học với loại chữ này. Nhưng chỉ toàn bất tiện và khó khăn mà thôi. Để có thể đọc và hiểu được tốt những gì loại chữ này thể hiện, một người phải mất ít nhất cả tuổi thanh xuân của mình ; anh ta chẳng bao giờ có đủ thời gian để bắt tay nghiên cứu những công trình khoa học.
Đồng hương của tôi tạo thành một dân tộc dễ sai khiến, hay bắt chước, nhưng lại hoàn toàn trây ì ; tôi thấy rằng, ở đây, lỗi chủ yếu là do nhà nước. Họ không chú tâm vào khích lệ hay thức tỉnh dân tộc » .
Chính vì thế, ngoài viết sách, báo chí cũng là công cụ hữu hiệu để ông thử nghiệm việc truyền bá học thuật bằng chữ quốc ngữ. Trước khi ông được bổ nhiệm làm « chánh tổng tài » (rédacteur en chef), Gia-định báo chỉ đơn thuần là một tờ công báo của chính phủ Pháp tại Nam Kỳ. Tờ báo dịch đăng những thông tin bằng tiếng Pháp của tờ Le Courrier de Saigon. Tờ công báo này có nội dung nghèo nàn và ngôn từ khô khan với hai phần :« Phần Công vụ » với những thông tư, văn bản mới được công bố và « Phần Tạp vở »với những thông tin thuyên chuyển, bổ nhiệm hay giá cả một số mặt hàng.
Làm chánh tổng tài từ số 20 (24/09/1869), ông đã biến tờ báo thành một cơ quan phong phú, đa dạng hơn. ông khuyến khích viên chức nhà nước, giáo viên tham gia viết bài về bất kì chủ đề gì, từ cuộc sống đời thường tới những bài học khuyên răn đạo đức, từ dịch chuyện hay viết văn bằng chữ quốc ngữ... Ngoài các cơ quan nhà nước và địa phương, tờ báo cũng được « phát không tới các trường học để học sinh khá trong các làng mạc có thể đọc được » (Le Courrier de Saigon, số 7, 05/04/1865).
Chính vì thế, Gia-định báo giữ hai chức năng chủ đạo. Thứ nhất, là chiếc cầu nối nhằm tránh những hiểu lầm giữa chính phủ và người dân. Mục đích này được ông viết trong lời tựa số 20 :
« Những thầy trường quốc ngữ thì trễ nải, hoặc chẳng đọc nhựt trình cho học trò hay là người làng nghe, hoặc có khi chẳng hiểu cho rõ, kẻ hay chữ thì chẳng hay cắt nghĩa cho người ta biết với. Quan Nguyên-Soái người muốn cho người ta đừng có làm như vậy nữa, thì người phú cho ta việc đặt nhựt trình nầy kẻo người ta nói đặng rằng không hiểu, cũng là cho người ta biết những điều viết trong nhựt trình là đều thật và có ích.
Nhựt trình nầy có ích cho mọi người vì trong ấy có đủ mọi đều về dân sự, lịnh quan Nguyên Soái dạy, ý người về sau làm sao cùng là cách thế người làm. Trong ấy người ta biết được các tin tức buôn bán. Ở trên Châu-Đốc Hà-Tiên đều biết được giá hàng tại Saigon Chợ-Lớn. Mà ngồi một chỗ khỏi đi đâu, nên muốn mua muốn bán cũng gặp chầu, lại biết cho đến giá riêng đồ các chợ lớn ở các nơi. » (Gia-định báo, số 20, 24/09/1869).
Mặt khác, trong một thời gian dài, Gia-định báo được dùng làm sách dạy đọc chữ quốc ngữ tại các trường học ở nông thôn. Trên thực tế, chính phủ Pháp lập trường nhưng lại không tập trung soạn sách giáo khoa. ông hiểu rằng nhắm tới học sinh nhỏ, sẽ tác động được tới cha mẹ của các em. Vì các em thường kể những gì mình học được và nghe được cho gia đình.
Từ một tờ công báo đơn thuần, ông đã biến Gia-định báo thành một cơ quan truyền bá với ba mục đích chính : truyền bá chữ quốc ngữ, cổ động tân học và khuyến học trong dân. Các mục mới như khảo cứu, nghị luận, gồm các bài dịch thuật, sưu tầm, khảo cứu, sáng tác thơ, văn, lịch sử, truyện cổ tích lần lượt được mở với sự tham gia của các cộng tác viên là trí thức, giáo viên hay công chức… Gia-định báo đã mở đường cho các thể loại văn xuôi Việt Nam in bằng chữ Quốc ngữ, đặt nền móng cho sự hình thành báo chí Việt Nam.
Dù cổ vũ tân trào, Trương Vĩnh Ký luôn giữ những giá trị truyền thống phương Đông, đặc biệt là trang phục áo dài, khăn xếp. Chính cách ăn mặc giản dị, cũng như thần thái khoan dung của một nhà nho học, lúc đó mới có 25 tuổi, đã khiến Richard Cortembert ngỡ ngàng khi tiếp xúc tại Paris. ông viết : « Diện mạo của cậu ta (Trương Vĩnh Ký) khác hoàn toàn với những người khác cùng đoàn ; - tuy sắc mặt có vẻ xanh xao hơn, mũi tẹt hơn ; đôi môi thì dầy, còn gò má thì cao, nhưng vầng trán thì rất rộng làm nổi rõ tính cách quân tử. Trang phục của cậu ta, vô cùng giản dị, gồm một kiểu như váy đen khiến liên tưởng tới váy trùm của thầy tu. Một dải băng dài màu xám cuốn xung quanh đầu và để hé vài sợi tóc đen phía sau…
Tôi nhanh chóng nhận thấy sự thông minh nổi trội và những phẩm chất thanh cao của chàng phiên dịch trẻ, mà giọng nói nhẹ nhàng đầy thiện cảm đã cuốn hút tôi ngay lập tức… Rất dễ để nhận thấy rằng chuyên môn ưa thích của cậu ta là thần học. Cậu ta nói chuyện về chủ đề này, không hề tự phụ, với một cách dẫn giải khó lòng cưỡng lại được. Cậu ta ở đúng bộ môn mình ưa thích, lĩnh vực mà cậu đã trau dồi từ lâu và thấu hiểu tường tận : cậu ta mới chỉ có 25 tuổi ! »
Chênh vênh ở thế giữa, ông chọn làm cầu nối trung gian giữa hai nền văn minh Đông và Tây : hai thái cực mà một bên ông ngưỡng mộ, còn bên kia, ông thương yêu gắn bó. ông tìm cách phổ biến những gì tiên tiến tốt đẹp của phương Tây mà Việt Nam chưa có. Đồng thời, ông vẫn bảo tồn và quảng bá những truyền thống của người Á đông. Gần 200 tác phẩm ông để lại, gồm đủ các loại tiếng, giúp chúng ta phần nào đánh giá được sự nghiệp và lương tâm nghề nghiệp của ông.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đại gia 8X thu nhập 12 tỷ mỗi năm nhờ ‘thần dược’

Dai gia 8X thu nhap 12 ty moi nam nho 'than duoc'
Đông trùng hạ thảo là dược phẩm quý giá và bổ dưỡng loại bậc nhất trong tự nhiên và vô cùng khan hiếm. Tuy nhiên, chị Nguyễn Thị Hồng, Thanh Oai, Hà Nội đã nghiên cứu nuôi trồng thành công Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris và thu về mỗi năm khoảng 12 tỷ đồng từ sản phẩm này.
May mắn tình cờ từ Internet
Chị Nguyễn Thị Hồng sinh năm 1980 trong một gia đình thuần nông tại xã Dân Hoà, huyện Thanh Oai – Hà Nội. Tốt nghiệp khoa công nghệ sinh học, tưởng chừng số phận sắp đặt chi đi theo con đường nghiên cứu nấm linh chi khi chị phụ việc cho các chuyên gia về lĩnh vực này.
Tuy nhiên, một sự tình cờ hết sức may mắn từ Internet mang lại khiến chị rẽ sang con đường nghiên cứu và kinh doanh Đông trùng hạ thảo.
Dai gia 8X thu nhap 12 ty moi nam nho 'than duoc'
Chị Nguyễn Thị Hồng bên một sản phẩm Đông trùng hạ thảo đang trong quá trình chăm sóc - 
Ảnh Trí Lâm
Chị cho hay, thời điểm đó, Internet xuất hiện, chị thường phải ra quán cà phê tìm hiểu, dịch tài liệu về nấm linh chi từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Một lần tình cờ, khi tìm kiếm dữ liệu chị thấy xuất hiện một sản phẩm hoàn toàn mới lạ với chị, đó chính là Đông trùng hạ thảo.
“Thời điểm đó tôi còn chưa biết Đông trùng hạ thảo là gì, sau đó tìm hiểu thì biết được ở Việt Nam chưa có ai nuôi trồng thành công loại dược liệu quý này, thế là tôi bắt đầu làm”, chị Hồng cho biết.
Dai gia 8X thu nhap 12 ty moi nam nho 'than duoc'
              Hình ảnh Đông trùng hạ thảo từ nhộng tằm - Ảnh Trí Lâm
Sau 6 năm nghiên cứu và không biết bao lần thất bại, chị Hồng đã nuôi trồng thành công loại Đông trùng hạ thảo trên nền cơ chất tổng hợp. Năm 2010 chị lập công ty nấm Thanh Hà – tiền thân của công ty Dược phẩm Thiên Phúc ngày nay.
Dai gia 8X thu nhap 12 ty moi nam nho 'than duoc'
              Giá bán những sản phẩm và chế phẩm từ Đông trùng hạ thảo của chị Hồng
Sản phẩm Đông trùng hạ thảo của chị Hồng được chế biến thành nhiều dạng khác nhau như ngâm mật ong, ngâm rượu, viên nén. Bên cạnh đó chị Hồng cũng bán Đông trùng hạ thảo ở dạng khô, đóng túi. Tùy theo chất lượng mà có giá khác nhau, loại cao nhất giá tiền lên đến gần 9 triệu đồng cho 50 gram. Ngoài dạng khô chị cũng có nhiều dạng tươi với giá cả thấp hơn đôi chút.
Dai gia 8X thu nhap 12 ty moi nam nho 'than duoc'
              Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong - Ảnh Trí Lâm
Dai gia 8X thu nhap 12 ty moi nam nho 'than duoc'
              Đông trùng hạ thảo ngâm rượu - Ảnh Trí Lâm
Chị Hồng chia sẻ, thực tế người mua làm quà biếu thích mua cây dài cho đẹp chứ chất lượng nhất vẫn là loại ngắn 2-5 cm vì loại này tỉ lệ bào tử rất cao.
Hiện nay chị Hồng có 2 cơ sở sản xuất loại dược liệu đặc biệt quý hiếm này ở Dân Hoà, Thanh Oai (Hà Nội) và Đà Lạt (Lâm Đồng) với hàng vạn sản phẩm, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 23 lao động với thu nhập cao. Cơ sở quy mô nhất của chị Hồng nằm tại Đà Lạt bởi miền đất này cực kì phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển loại dược liệu này.
Hiện nay, doanh thu mỗi năm từ công ty đạt hơn 12 tỷ đồng và chị Hồng đang bắt tay phát triển thành nhà cung ứng Đông trùng hạ thảo và chế phẩm Đông trùng hạ thảo lớn nhất Việt Nam. Thị trường của chị Hồng hiện cũng đang vươn ra một số nước trên thế giới. Sản phẩm của chị được cơ quan chức năng công nhận rộng rãi.
Thất bại cay đắng
Theo chị Hồng, Đông trùng hạ thảo là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng. Vào mùa đông nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Mùa hè ấm áp nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất.
Nhận thấy cơ hội phát triển từ thị trường này, chị Hồng dốc sức đầu tư. Tuy nhiên, trước khi có được thành công như hôm nay, chị cũng đã trải qua vô số lần thất bại và tổn thất tài sản tưởng chừng phải bỏ cuộc.
Dai gia 8X thu nhap 12 ty moi nam nho 'than duoc'
              Hàng loạt giải thưởng về chất lượng chị Hồng đã đạt được trong thời gian qua - Ảnh Trí Lâm
Khi bắt tay vào nuôi cấy, chị Hồng nhiều lần nhờ bạn bè mua giống từ Hàn Quốc, Nhật Bản nhưng không được, đầu năm 2009, chị Hồng lặn lội sang Quảng Tây, Côn Minh (Trung Quốc) mua một lọ giống nhỏ như nửa ngón tay trị giá 5 triệu đồng.
Chị Hồng cho hay, thời gian đầu, để có không gian nuôi cấy đông trùng hạ thảo, chị đã bán mảnh đất mặt đường để vào trong bãi bồi giữa sông mở xưởng.
“Ai cũng cho rằng tôi có vấn đề. Địa điểm này cũng không nhiều người biết là tôi đang nuôi Đông trùng hạ thảo giá trị cao, họ chỉ đơn thuần nghĩ tôi nuôi nấm nên ai hỏi thăm xưởng của công ty ở đâu người dân làng đều không biết” – chị cho hay.
Sau 3 năm nghiên cứu nguồn giống, năm 2012, Hồng bắt đầu nuôi cấy với quy môn lớn nhưng liên tiếp  gặp phải rủi ro, bởi đông trùng hạ thảo mọc ra được 1 cm thì bị một loại côn trùng khác ký sinh trong lọ cắn chết chỉ sau một, hai đêm. 5.000 lọ đông trùng hạ thảo mất trắng, thiệt hại hơn 300 triệu đồng.
Cuối 2012, chị tiếp tục nuôi hơn một vạn lọ, nhưng vẫn thất bại, thiệt hại hơn 600 triệu đồng. “Căn phòng nuôi cấy bốc mùi tanh khủng khiếp khiến ai cũng ngại dọn. Tôi phải tự tay dọn hết từng đó, vừa làm vừa ngậm ngùi”, chị Hồng ngậm ngùi kể lại
Sau này, chị bắt đầu nghiên cứu từ nguồn giống, kiểm tra nguyên liệu (nguồn gạo lứt, nước dừa, bột nhộng tằm) và khử trùng cẩn thận, sau đó, chị đã thành công.
Tuy nhiên, khó khăn chưa dứt, dù nuôi cấy thành công, nhưng không một ai tin sản phẩm của chị là đông trùng hạ thảo thật. Chị Hồng phải mang sản phẩm cho nhiều khách hàng uống hoàn toàn miễn phí trong 2 năm. Sau hai năm đó, chị Hồng bán nhưng doanh thu cả năm chỉ đạt 13 triệu đồng. Tuy nhiên, con số này dần dần được nâng lên và doanh thu đạt 12 tỷ /năm như hiện nay.
Trí Lâm

Phần nhận xét hiển thị trên trang