Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Tư liệu: 'Việt - Trung và Giải pháp Đỏ'

 Hồi k ý của nhà ngoại giao Trần Quang Cơ (1927-2015): 

Những biến động lớn trong tình hình thế giới bên ngoài lúc này đã tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ của lãnh đạo ta về phương hướng chiến lược đối ngoại.


Cuộc khủng hoảng chính trị tại nhiều nước theo chế độ XHCN đã bùng nổ từ năm 1989 và đang có chiều hướng lan rộng ra.
Tháng 6.89 xảy ra vụ Thiên An Môn ở Trung Quốc. Cũng trong năm 1989, chế độ XHCN ở các nước Đông Âu như CHDC Đức, Ba Lan, Rumani, Hung, Tiệp, Ba Lan đều đã sụp đổ.
Đầu tháng 10.89, TBT Nguyễn Văn Linh đi dự kỷ niệm 40 năm Quốc khánh CHDC Đức, khi về đến Hà Nội thì bức tường Berlin đổ, Honecker bị lật...
Trước tình hình ấy, trong nội bộ lãnh đạo ta đã nảy sinh những ý kiến khác biệt trong nhận định về sự kiện Thiên An Môn cũng như về những biến đổi dồn dập tại các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô.
Nổi lên là ý kiến nhấn mạnh mặt XHCN của Trung Quốc, phải bằng mọi giá bắt tay ngay với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội, để chống Mỹ và các thế lực đế quốc khác. Chính điều đó đã tạo nên bước ngoặt khá đột ngột trong thái độ của ta đối với Trung Quốc...Lào cũng đã thoả thuận trao đổi đại sứ trở lại với Trung Quốc và bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, đánh dấu bằng cuộc đi thăm chính thức Trung Quốc của Kayson Phomvihan, TBT Đảng NDCM Lào, tháng 10.89.
Chính là thông qua cuộc nói chuyện với Kayson ngày 7.10.89 ở Bắc Kinh mà Đặng Tiểu Bình đã bộc lộ rõ phần nào những tính toán sâu xa của mình đối với Việt Nam:
"Phân hoá Việt -Lào, Việt - Campuchia, Việt – Xô và phân hoá cả nội bộ Việt Nam. Đặng nói với Kayson rằng: Việt Nam đã có biểu hiện chống Trung Quốc từ khi Hồ Chí Minh còn sống; rằng sau khi thắng Mỹ, Lê Duẩn trở mặt chống Trung Quốc, xâm lược Campuchia, Việt Nam đi theo Liên Xô, đưa quân vào Campuchia, nên mới có chuyện Trung Quốc đánh Việt Nam.
Lúc đầu Trung Quốc cho là vì Brezhnev xúi giục nên Việt Nam xâm lược Campuchia, nhưng chính là do Việt Nam có ý đồ lập Liên bang Đông Dương, không muốn Lào, Campuchia độc lập. Việt Nam chống Trung Quốc vì Trung Quốc là trở ngại cho việc lập Liên bang Đông Dương..."
Trong khi không tiếc lời phê phán Lê Duẩn, Đặng đã hết lời ca ngợi Nguyễn Văn Linh. Đặng kể lại khi làm TBT Đảng Cộng sản Trung Quốc, năm 1963, đã tổ chức đưa Nguyễn Văn Linh từ miền Nam sang Hồng Kông để đi Bắc Kinh gặp nhau, khen anh Linh là “người tốt, sáng suốt và có tài”; nhờ Kayson chuyển lời hỏi thăm anh Linh; khuyên Nguyễn Văn Linh nên giải quyết dứt khoát vấn đề Campuchia, nếu làm được việc này thì sẽ khôi phục được uy tín của Việt Nam.
Cho đây là việc Việt Nam phải làm, vì những gì Việt Nam đang làm là sai lầm; mong muốn bình thường hoá quan hệ với Việt Nam trước khi ông ta nghỉ hưu… Về điều kiện bình thường hoá quan hệ Trung – Việt, Đặng nhấn mạnh Việt Nam phải rút hết quân, rút triệt để, rút thật sự khỏi Campuchia thì sẽ có bình thường hoá quan hệ (tuy lúc đó ta đã kết thúc đợt rút quân cuối cùng khỏi Campuchia từ ngày 26.9.89).
Theo thông báo của đại sứ Lào tại Trung Quốc, trong 70 phút nói chuyện với Kayson, Đặng nói về Việt Nam và quan hệ Trung – Việt tới 60 phút.
Ngày 21.10.89 Bộ Chính trị ta đã họp để nhận định về phát biểu của Đặng Tiểu Bình khi tiếp Kayson cuộc họp đã đi đến kết luận là:
"Trong lúc Trung Quốc đang còn găng với ta, ta cần có thái độ kiên trì và thoả đáng, không cay cú, không chọc tức nhưng cũng không tỏ ra nhún quá. Cần tiếp tục thực hiện đường lối Đại hội VI và Nghị quyết 13 của BCT, cần thấy cả mặt XHCN và mặt bá quyền nước của Trung Quốc. Trong khi cố kéo Trung Quốc, ta cần đồng thời hoạt động trên nhiều hướng; củng cố kết chặt chẽ với Lào; phân hoá Mỹ, phương Tây, ASEAN với Trung Quốc."

Vụ Thiên An Môn tác động mạnh đến tư duy của Hà Nội
Theo phương hướng đó, ngày 6.11.89, anh Thạch đã chuyển qua đại sứ Trung Quốc thông điệp miệng của TBT Nguyễn Văn Linh gửi Đặng Tiểu Bình, ngỏ ý mong sớm có bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ba tuần sau, anh Thạch lại gửi thư cho Tiền Kỳ Tham nhắc lại thông điệp ngày 6/11 và đề nghị phía Việt Nam sẵn sàng gặp lại phía Trung Quốc ở cấp bộ trưởng hoặc thứ trưởng ngoại giao tại Hà Nội hoặc Bắc Kinh trong tháng 12.89. Nhưng Trung Quốc không trả lời thông điệp của TBT ta lẫn thư của anh Thạch.
Vấn đề Campuchia
Mãi đến ngày 12.12.89, Đại sứ Trung Quốc mới gặp anh Thạch chuyển thông điệp miệng của Trung Quốc trả lời TBT Nguyễn Văn Linh, vẫn đặt điều kiện cho việc nối lại đàm phán với ta:
"Đồng chí Đặng Tiểu Bình và các lãnh đạo khác của Trung Quốc chân thành mong muốn sớm bình thường hoá quan hệ Trung – Việt. Vấn đề Campuchia là nguyên nhân chủ yếu làm cho quan hệ hai nước xấu đi đến nay chưa được cải thiện. Việc khôi phục quan hệ hữu nghị giữa hai nước chưa có thể cải thiện nếu bỏ qua vấn đề Campuchia.
Đồng chí Đặng Tiểu Bình có nêu ra là việc Việt Nam rút quân sạch sẽ, triệt để và việc Campuchia lập Chính phủ Liên hiệp Lâm thời 4 bên do Sihanouk đứng đầu là hai vấn đề hạt nhân thiết thực cần đồng thời giải quyết. Phía Trung Quốc sẵn sàng suy xét đề nghị của Việt Nam về việc mở vòng thương lượng mới ở cấp thứ trưởng nếu Việt Nam chấp nhậnmột cơ chế giám sát quốc tế do LHQ chủ trì có 4 bên Campuchia tham gia để kiểm chứng việc rút quân Việt Nam và lập chính phủ bốn bên do Sihanouk đứng đầu trong thời kỳ quá độ."
Ngày 11.11.89, BCT họp bàn và thông qua đề án đấu tranh ngoại giao về vấn đề Campuchia. Trên cơ sở đánh giá tình hình quân sự, chính trị trên chiến trường và xu thế chung trên thế giới, ta chủ trương cần phấn đấu đạt một giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia. Để ra 4 phương án về cơ quan quyền lực ở Campuchia trước tổng tuyển cử. Phương án thấp nhất là giữ nguyên bộ máy của hai chính phủ đang tồn tại, lập chính phủ liên hiệp hai bên ở trung ương để tổ chức tổng tuyển cử và thực hiện những điều thoả thuận.
Ngày 2.12.89, anh Thạch sang bàn với BCT Campuchia, phân tích chiến tranh ở Campuchia là một cuộc nội chiến, Việt Nam không thể đưa quân trở lại (4 ngày sau khi Việt Nam rút quân đợt cuối, lực lượng Son San đã đánh chiếm Thmar Ponk; ngày 22.10.89, Khmer Đỏ đánh chiếm Pailin và uy hiếp thị xã Battambang, theo yêu cầu của Bạn, ta phải đưa lực lượng đặc biệt lên giúp), nói kỹ về tính chất quốc tế của vấn đề Campuchia và xu thế trên thế giới. Bàn với Bạn cần đấu tranh để đạt một giải pháp chính trị để giành giật thắng lợi từng bước. BCT Bạn hoàn toàn nhất trí và thấy cần sử dụng vai trò LHQ như sáng kiến của Ngoại trưởng Úc G. Evans ngày 24.11.89.
Cuộc họp BCT ta ngày 6.12.89 đã bàn về sáng kiến của Úc và nhất trí về việcsử dụng vai trò LHQ. Sau khi trao đổi, BCT Campuchia hoàn toàn đồng ý với ý kiến của BCT ta. Từ ngày 10-25.1.90, Bạn triệu tập Hội nghị TƯ 10 để bàn đi vào giải pháp chính trị. Ngày 18.1.90, quốc hội Campuchia đã thông qua việc để LHQ tổ chức tổng tuyển cử, uỷ quyền cho Hunxen đàm phán về vấn đề này.
Việc ta và Bạn Campuchia chấp nhận sử dụng vai trò LHQ và xem xét sáng kiến của Úc để giải quyết vấn đề phân chia quyền lực bị bế tắc ở Hội nghị quốc tế Paris đã thúc đẩy mạnh mẽ các diễn đàn bàn về vấn đề Campuchia: cuộc họp IMC ở Jakarta ngày 26.3.90, các cuộc họp P5, cuộc họp Hun Sen-Sihanouk vòng 6 ở Bangkok ngày 22.2.90
Từ 26.2 đến 1.3.90 tại thủ đô Indonesia đã họp Hội nghị không chính thức về Campuchia (IMC).
Dự họp ngoài các bên Campuchia, Việt Nam, Lào và 6 nước ASEAN (như họp JIM), còn có thêm đại diện Tổng Thư ký LHQ, Pháp và Úc. Hội nghị không ra được tuyên bố chung vì Khmer Đỏ dùng quyền phủ quyết.
Thất bại của Mặt trận Giải phóng Sandino trong cuộc tổng tuyển cử ở Nicaragua ngày 25.2.90 và thất bại của cuộc họp IMC về vấn đề Campuchia ở Jakarta ngày 28.2.90 đã tác động mạnh vào lãnh đạo ta về phương hướng giải quyết vấn đề Campuchia.
Ngày 8.3.90, cố vấn Lê Đức Thọ cho gọi tôi và anh Đinh Nho Liêm đến nhà riêng ở số 4 Nguyễn Cảnh Chân nói mấy ý kiến về vấn đề Campuchia:
"Cần có chuyển hướng chiến lược trong đấu tranh về vấn đề Campuchia. Phải giải quyết với Trung Quốc, nếu không thì không giải quyết được vấn đề Campuchia. Không thể gạt Khmer Đỏ. Cần mềm dẻo về vấn đề diệt chủng, có thể nói “không để trở lại chính sách sai lầm trong quá khứ”. Không chấp nhận LHQ tổ chức tổng tuyển cử. Cần nêu phương án lập chính phủ liên hiệp lâm thời hai bên bốn phái để tổ chức tổng tuyển cử ở Campuchia. Phải giải quyết một bước cơ bản vấn đề Campuchia trước Đại hội VII để khai thông những vấn đề khác."
Hai hôm sau anh lại nói với Nguyễn Cơ Thạch những ý đó. Sự việc này khiến tôi suy nghĩ: tại sao lại thay đổi phương hướng đối sách trước khi đại hội Đảng họp ? Tại sao lại chỉ nói với anh Thạch sau khi đã nói với chúng tôi?
Từ ngày 8-20.3.90, Heng Somrin nghỉ ở Hà Nội, có dịp gặp gỡ TBT Nguyễn Văn Linh, Cố vấn Lê Đức Thọ, Cố vấn Phạm Văn Đồng, Lê Đức Anh trao đổi về tình hình Liên Xô Đông Âu, Nicaragua và tất nhiên về tình hình Campuchia. TBT Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh nói cần phải cảnh giác với LHQ, không thể để LHQ tổ chức tổng tuyển cử ở Campuchia. Từ đấy Bạn Campuchia chuyển sang phương án SNC tổ chức tổng tuyển cử, không tán thành để LHQ tổ chức tổng tuyển cử nữa. Sau này, ngày 11.8.90, khi nhắc lại vấn đề này, Hun Sen than phiền với anh Ngô Điền, Đại sứ ta ở Phnom Penh:
"Khi anh Heng Somrin đi nghỉ ở Hà nội, đồng chí Nguyễn Văn Linh và đồng chí Lê Đức Anh gặp anh Heng Somrin tỏ lo ngại về việc sử dụng vai trò LHQ. Anh Heng Somrin về nói lại cái này. Tôi có nói là giao cho LHQ có mặt phức tạp nhưng giao cho SNC phức tạp hơn vì nó có hệ thống, người nhiều mà ta còn phải lo đối phó với cả LHQ nữa. Cái này làm tôi rất khó. Quyết định của hai đồng chí TBT làm tôi rất khó. Không nên để có ý kiến khác nhau giữa TBT và Thủ tướng. Tôi phải làm theo ý kiến nhất trí… Việc sử dụng vai trò LHQ hay SNC là bộ phận quan trọng của quyết định chiến lược có đi vào giải pháp chính trị hay không. Dùng SNC rất phức tạp. Campuchia không đủ người và khả năng tham gia các uỷ ban của SNC để đối phó với bọn kia.” Hun Sen còn cho biết ngày 20-21.5.90, khi 3 TBT Việt Nam, Lào, Campuchia gặp nhau tại Hà nội nhân dịp 100 năm ngày sinh Hồ Chủ tịch, bàn việc không để LHQ tổ chức tổng tuyển cử ở Campuchia, TBT Đảng Lào Kayson băn khoăn điều này và nói: “ Ta nhận rồi ta lại thôi. Ta trèo cao rồi, nếu tuột xuống dễ ngã đau”.
Đến ngày 3.4.90, Trung Quốc đột nhiên lại biểu thị hoan nghênh việc thứ trưởng Đinh Nho Liêm đến Bắc Kinh “kiểm tra sứ quán” và công bố tin Trung Quốc sẽ đàm phán với thứ trưởng ngoại giao Việt Nam về vấn đề Campuchia.
Lúc này CP 87 đã giải thể. Các thành viên thường trực của CP 87 đều đã được bổ nhiệm đi nhận các trọng trách ở nước ngoài.
Anh Đặng Nghiêm Hoành đã nhận quyết định đi Đại sứ ở Trung Quốc. Anh Trần Xuân Mận nhận chức Đại sứ ở Angiêri. Anh Nguyễn Phượng Vũ trên đường đi nhận chức Đại sứ ở Philipinnes, đã chết trong tai nạn máy bay trên bầu trời Thái Lan.
Thay vào đó, Bộ Ngoại Giao đã lập Nhóm ad-hoc về giải pháp Campuchia với nhiệm vụ cụ thể hơn vì vấn đề Campuchia đã đến lúc giải quyết. Nhóm vẫn do tôi phụ trách, có các anh Trần Huy Chương, Lê Công Phụng, Huỳnh Anh Dũng, Nguyễn Can tham gia.
Nhóm nghiên cứu giải pháp Campuchia chúng tôi nhận định có mấy lý do đã khiến Trung Quốc mềm mỏng hơn trong thái độ đối với Việt Nam về vấn đề Campuchia:

LHQ đóng vai trò đem các lãnh đạo Khmer Đỏ ra xét xử
  • Quan hệ Mỹ – Xô đang có chuyển động mạnh. Chỉ trong vòng 6 tháng, từ tháng 12.89 đến tháng 5.90, đã có 2 cuộc gặp cấp cao Xô Mỹ. Trong khi đó quan hệ của Trung Quốc với Mỹ và các nước phương Tây chậm khôi phục sau vụ Thiên An Môn.
  • Giữa Trung Quốc với Mỹ, ASEAN, phương Tây đang nảy sinh những mâu thuẫn mới về vấn đề Campuchia, chủ yếu trong vấn đề đối xử với Khmer Đỏ. Trong các cuộc họp 5 nước thường trực Hội Đồng Bảo An tháng 2 và tháng 3.90, Trung Quốc ở thế bị cô lập đã buộc phải có nhân nhượng và phải chấp nhận vai trò lớn của LHQ.
  • Đàm phán Sihanouk – Hunxen có tiến triển. Ngày 9.4.90 Sihanouk có phần nhượng bộ khi đưa ra 9 điểm giải pháp, nhận lập Hội đồng Dân tộc Tối cao (SNC33) gồm số đại diện bằng nhau của hai chính phủ, 6 của Chính phủ Phnom Penh và 6 của “Chính phủ Campuchia Dân chủ” như Hun Sen đề nghị; không đòi giải tán Nhà nước Campuchia (SOC), tuy đòi thực quyền cai quản Campuchia trong thời kỳ quá độ phải là cơ cấu quyền lực của LHQ.
Ngày 10.4.90, BCT họp bàn phương hướng thúc đẩy giải pháp chính trị vấn đề Campuchia. Đề án đấu tranh sách lược về vấn đề Campuchia do Bộ Ngoại Giao dự thảo: dùng công thức LHQ nói về vấn đề diệt chủng và cho Khmer Đỏ vào chính phủ liên hiệp Campuchia, nhận vai trò Sihanouk. BCT thấy không nên giao cho LHQ tổ chức tổng tuyển cử mà nên trở lại phương án 4 mà BCT thông qua ngày 6.12.89 (lập chính phủ liên hiệp để tổ chức tổng tuyển cử.)
Đại đa số BCT đồng ý. Các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Đồng Sĩ Nguyên còn nhấn vào âm mưu của đế quốc Mỹ sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Âu.
Bảo vệ chủ nghĩa xã hội
TBT Nguyễn Văn Linh có ý kiến:
“Việt Nam và Trung Quốc là hai nước XHCN cùng chống âm mưu đế quốc xoá bỏ CNXH, phải cùng chống đế quốc. Trước hết phải phát triển quan hệ giữa 2 nước. Các vấn đề khác giải quyết sau… một Campuchia thân thiện với Trung quốc, thân thiện với Việt Nam là tốt nhất. Trên cơ sở điểm đồng này mà giải quyết vấn đề Campuchia có lợi cho Campuchia… Phương án 4 là tốt. Không để LHQ nhúng tay vào vì LHQ là Mỹ, Thái Lan là Mỹ”.
Riêng Nguyễn Cơ Thạch nói rõ quan điểm của Bộ Ngoại giao là cần tranh thủ Trung Quốc, song đồng thời phải chuẩn bị có 3 khả năng về thái độ của Trung Quốc.
khả năng 1: Trung Quốc cùng ta bảo vệ chủ nghĩa xã hội;
khả năng 2: Trung Quốc cấu kết với Mỹ chống ta như trước;
khả năng 3: Trung Quốc vừa bình thường hoá quan hệ với ta, vừa tranh thủ Mỹ, Phương Tây là chính.

Đặng Tiểu Bình 'bình thường hóa quan hệ' với VN để tranh thủ Mỹ là chính
Lúc đó tôi có cảm giác nhiều uỷ viên BCT không tán thành quan điểm này vì đã có định hướng “cùng Trung Quốc bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc”.
Ngày 16.4.90, thực hiện quyết định của Bộ Chính trị theo hướng sớm làm lành với Bắc Kinh, anh Nguyễn Cơ Thạch đi PhnomPenh gặp bốn người chủ chốt trong BCT Campuchia: Heng Somrin, Chea Sim, Hun Sen và Sor Kheng để cố thuyết phục bạn nên tính tới bước sách lược về vấn đề diệt chủng và không gạt Khmer Đỏ.
Nhưng Bạn Campuchia không đồng ý và tỏ ra muốn giữ đường lối độc lập trong việc giải quyết vấn đề Campuchia, không muốn ta đàm phán với Trung Quốc về các vấn đề nội bộ của Campuchia. Bạn tỏ ra rất găng về vấn đề diệt chủng, nói nếu bỏ ta sẽ không còn vũ khí gì chống lại các luận điệu của đối phương vu cáo “Việt Nam xâm lược Campuchia”, “chính quyền PhnomPenh do Việt Nam dựng lên”. Hơn nữa chính lúc này phương Tây lại đang khơi lên vấn đề lên án diệt chủng.
Phải nhận rằng ta khuyên bạn Campuchia đi vào “Giải pháp Đỏ” (từ năm 1987), việc ta thuyết phục Bạn chấp nhận vai trò của LHQ (tháng 12.89) rồi lại bảo Bạn bác vai trò của LHQ (tháng 3.90), khuyên Campuchia đi vào phương án 4 (lập chính phủ liên hiệp 2 bên) (tháng 4.90) đã gây nghi ngờ trong lãnh đạo Campuchia đối với Việt Nam. Việc lãnh đạo Campuchia không chấp nhận gợi ý của BCT ta trong cuộc hội đàm ngày 17.4.90 đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ Việt Nam-Campuchia sau khi Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia.
Ngày 2.5.90 dưới danh nghĩa “đi kiểm tra sứ quán”, anh Đinh Nho Liêm đến Bắc Kinh để có cuộc “trao đổi ý kiến không chính thức” với Trung Quốc. Lần này đối tác không phải thứ trưởng Lưu Thuật Khanh mà là trợ lý bộ trưởng Từ Đôn Tín. Phụ tá cho anh Liêm là anh Đặng Ngiêm Hoành, lúc này đã là đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc từ tháng 2.90. Cuộc đàm phán có vài tiến triển nho nhỏ.
Nội dung cuộc trao đổi ý kiến chủ yếu về vấn đề Campuchia. Ta tỏ ra mềm dẻo hơn, nói có thể trao đổi ý kiến về một giải pháp toàn bộ, nhưng không thể quyết định về các vấn đề nội bộ Campuchia. Từ nhắc lại lời Đặng: Để giải quyết vấn đề Campuchia cần phải thực hiện 3 điểm: một là, Việt Nam thực sự rút quân, rút “sach sẽ, triệt để”, đó là tiền đề cho việc giải quyết vấn đề Campuchia; hai là, sau khi Việt nam rút quân, 4 bên Campuchia cần thực hiện liên hiệp; ba là, chính phủ liên hiệp phải do hoàng thân Sihanouk đứng đầu, Polpot không được mà Hun Sen cũng không được. Nếu những vấn đề trên được giải quyết thì có thể nói là chúng ta đã kết thúc quá khứ, tiếp đó sẽ mở ra tương lai.
Lần này phía Trung Quốc đi vào những vấn đề thuần tuý nội bộ của Campuchia, đòi ta đàm phán về phạm vi quyền lực của SNC và về việc xử lý quân đội “4 bên” Campuchia. Về vấn đề chính quyền Campuchia trong thời kỳ quá độ (từ khi Việt Nam rút hết quân đến khi tổng tuyển cử), Từ nói Trung Quốc thấy tốt nhất là thành lập một chính phủ liên hiệp 4 bên – gọi là Hội đồng Dân tộc Tối cao cũng được – băng không thì phải chọn phương án giao quyền cho LHQ. Chính quyền thời kỳ quá độ này phải bao gồm cả 4 bên Campuchia (với hàm ý Khmer Đỏ được chính thức coi là một bên tham chính) mới thể hiện được tinh thần hoà giải dân tộc. Nếu các đồng chí thấy nói 4 bên có khó khăn thì nói là các bên Campuchia cũng được. Không gạt một bên nào, không bên nào nắm độc quyền. Trong buổi làm việc với anh Đặng Ngiêm Hoành sáng 4.5.90, Vụ phó Trương Thanh cũng nhắc lại ý này: "Hội đồng này bao gồm đại diện của 2 chính phủ, 4 bên hay các bên Campuchia đều được."
Từ nói: “Nếu so sánh giữa phương án chính phủ liên hiệp lâm thời do Trung Quốc đề ra và phương án LHQ quản lý thì chúng tôi vẫn thấy phương án Trung Quốc là tốt hơn”.
Về vấn đề diệt chủng, Từ nói có ý đe doạ là nếu cứ khẳng định Khmer Đỏ phạm tội thì phía bên kia sẽ nói Việt Nam là xâm lược và Phnom Penh là nguỵ quyền, cho nên, không nên nói đến vấn đề đó nữa.
Trong đàm phán, phía Trung Quốc để lộ rõ ý đồ muốn SNC thực tế sẽ thay thế chính phủ Phnom Penh; còn quân đội của Bốn bên Campuchia phải tập kết vào những địa điểm được chỉ định rồi giải giáp toàn bộ; ít nhất là lúc đầu giảm quân số tới mức tối đa. Mục đích là tước bỏ thế mạnh cả về chính quyền lẫn về lực lượng vũ trang của Nhà nước Campuchia.
Cách làm của Trung Quốc đúng là “một mũi tên bắn hai đích”, vừa xoá sạch thành quả cách mạng Campuchi, vừa phân hoá quan hệ Việt Nam-Campuchia.
...Đáng chú ý là Từ Đôn Tín đã gợi ý là sau khi Việt Nam và Trung Quốc nhất trí được về giải pháp Campuchia thì ba nước Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan sẽ họp lại. Điều này chứng tỏ là Thái Lan giữ một vai trò không nhỏ trong việc cùng Trung Quốc nuôi dưỡng Khmer Đỏ và làm chảy máu Việt Nam bằng vấn đề Campuchia.
Về bình thường hoá quan hệ hai nước, phía Trung Quốc không mặn mà gì với gợi ý của ta về việc xích lại gần hơn giữa hai nước XHCN để cứu vãn sự nghiệp XHCN chung trên thế giới đang lâm nguy. Trung Quốc chỉ đặt quan hệ với Việt Nam trong khuôn khổ chung sống hoà bình như với các nước láng giềng khác.
Phần vì tình thế thúc bách đẩy nhanh giải pháp Campuchia, phần vì hài lòng với cuộc gặp ấy, Tiền Kỳ Tham đồng ý đầu tháng 6 sẽ cử Từ Đôn Tín sang Hà nội với danh nghĩa “khách của đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội” để tiếp tục trao đổi ý kiến với ta.
Đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua phía Trung Quốc nhận sang Hà Nội đàm phán với ta, trong khi tuyệt đại đa số các đợt đàm phán Việt – Trung đều tiến hành ở Bắc Kinh.
Đồng thời thái độ này đã được lãnh đạo ta hiểu như một cử chỉ thiện chí đặc biệt của Trung Quốc đối với Việt Nam...
Tựa của bài tư liệu do BBC đặt, từ Chương 9 'ĐẶNG TIỂU BÌNH TIẾP KAYSONE PHOMVIHAN ĐỂ NÓI VỚI VIỆT NAM' trong cuốn hồi ký của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Trần Quang Cơ, người vừa qua đời hôm25/06/2015 ở Hà Nội.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Viết như bổ củi!

Tiên sư bố các anh chứ…

Truyện ngắn của Lưu Trọng Văn
FB Lưu Trọng Văn
cpcGã chân ướt chân ráo ngồi mô-tô xuyên Việt theo đoàn đua xe đạp do đạo diễn Phạm Khắc rủ rê cả đi lẫn về gần 4000 cây số, về lại Sài Gòn thì Lý Quý Chung – cựu bộ trưởng thông tin dưới thời Dương Văn Minh, thư ký tòa soạn báo Lao Động nói với gã, ông đi Campuchia nhé.
Chả biết mô tê gì, cứ đi là gật đầu liền.
Lý Quý Chung cùng gã lên phòng của tổng biên tập Tống Văn Công. Bác Công vào đề luôn, chú nó đi chứ? Lắm chuyện. Có gì khó đâu cái chuyện đi Campuchia ấy mà có vẻ như cả hai bác Chung và Công đều tỏ vẻ nghiêm trọng như thế.
Lúc sau Trần Trọng Thức cặp bài trùng với Lý Quý Chung góp công rất lớn tạo nên thương hiệu Báo Tin Sáng, Tuổi Trẻ, Lao Động chủ nhật, phó thư ký tòa soạn, kiêm trưởng ban kinh tế cũng kéo gã ra một góc tâm sự. Ông giờ đã có con (lúc ấy con trai gã là bé Nê gần ba tuổi), ông nên suy nghĩ cẩn thận trước quyết định này.
Gã lại càng ngạc nhiên. Các bố này dở hơi hết rồi hay sao mà đi Campuchia làm như một cuộc thử thách gì ghê gớm lắm. Muỗi! Gã cười.
Sáng hôm sau gã được triệu tập lên gặp lãnh đạo thành phố với những nhà báo đi Campuchia.
Hơn ba mươi mống từ nhiều tờ báo khác nhau. Hồ hởi lắm. Tay bắt mặt mừng, đi hả, đi cho vui nhá. Ông Lương Xuân Lý phó giám đốc Sở Ngoại vụ TPHCM nói rất thẳng, dội cả đống nước lạnh vào sự hồ hởi kia.
Yêu cầu các đồng chí ai có áo chống đạn thì mang theo. Đi đâu cũng không được đi lẻ.Tình hình bên ấy báo về rất căng thẳng. Đây là cuộc bầu cử tự do, do Liên hợp quốc chủ trì. Bên ấy có nhiều đảng. Tranh giành nhau ác liệt. Theo dự báo Khmer đỏ được Trung Quốc hậu thuẫn quyết tâm phá cuộc bầu cử này để gây tiếng vang.

Gã về lại tòa soạn tại 120 Nam Kỳ Khởi Nghĩa đối diện với Tòa án – một công trình kiến trúc Pháp rất bề thế, nhà thơ Hoàng Hưng trưởng ban Văn hóa Văn Nghệ lôi gã ra cà phê dưới gốc đa già bên hông tòa soạn, nơi Lý Tự Trọng bị hành quyết.
Hoàng Hưng bảo, ông không biết à, đây là nhiệm vụ của bọn phóng viên ban Quốc tế. Chúng nó trốn tiệt. Ông đi làm gì?
Nhói một chút. Gã nghĩ ngày trước mình vô tư lên đường, nguy hiểm chết chóc hơn nhiều cơ mà. Nhưng lời của Trần Trọng Thức day day ngực gã, ông có con còn nhỏ.
Đúng là khi con người ta có con thì chiến tranh là câu chuyện hoàn toàn khác thật. Và sau này, khi Bé Nê con trai gã 17 tuổi gã phải dẫn tới Quận đội quận Nhất, Sài Gòn để làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự, gã đã thấy mình không còn cái gọi là nhiệt huyết như xưa.
Gã nhìn chiến tranh là cái gì khốn nạn, khủng khiếp nhất. Gã lần đầu biết sợ nó khi nghĩ về nó. Mọi khi gã chỉ sợ khi trực tiếp đối diện nó mà thôi.
Lúc ấy gã mới thấy thương cha mạ gã biết bao nhiêu khi đưa tiễn Nông em trai gã ra trận, và gã mới hiểu hết cha gã im lặng đứng trên ban công nhìn theo gã khoác ba lô vượt Trường Sơn. Gã càng thấy sự tàn ác quá đáng của những kẻ xoen xoét mồm ngợi ca sự hy sinh của Mẹ Thứ ở Quảng Nam để cho mẹ lần lượt đón nhận tin 9 đứa con chết trận.
Giải cứu binh nhì. Sao không có những cuộc “giải cứu binh nhì” như thế ở đất nước gã?
Gã chậc lưỡi nói với Hoàng Hưng.Tôi vẫn đi.
Bé Nê ơi đêm đó, con say ngủ, con không thể biết rằng cha đã lặng lẽ lén ôm hôn con.
Đúng giờ. Tại sân bay Tân Sơn Nhất, chả phải thủ tục gì.Mấy anh cán bộ an ninh nhìn gã như có gì đó chia sẻ. Gã cười chào. Chưa bao giờ thấy các anh ấy dễ thương và dễ dãi như thế. Hình như có một em hải quan nói câu gì đó mà gã đoán được… dở hơi.
Chiếc máy bay với cả trăm ghế, nhõn ba mống. Hề. Biến đâu hết cả rồi các nhà báo từng hừng hực khí thế của tôi ơi? Ba mống đó là gã, thằng Hữu Quan phóng viên Đài Tiếng nói Nhân dân TpHCM – một cựu lính chiến, thằng Hồng Sơn, phóng viên Báo SGGP cũng là một cựu lính chiến. (Sơn sau này là Phó TBTbáo SGGP).
Máy bay sau 30 phút bay đáp xuống Sân bay Pochentong vắng ngắt. Bọn gã được đưa về Sứ quán VN.
Phnom Penh bây giờ sau 13 năm gã trở lại sạch đẹp hơn rất nhiều. Thành phố đông đúc và tràn sức sống hơn, nhưng hoàn toàn vắng bóng bộ đội VN vì tất cả đã về nước năm 1989 rồi. Lực lượng Bảo vệ Hòa bình của Liên Hợp quốc cùng quân đội Campuchia đảm bảo trật tự ở đây.
Trước sứ quán có trạm gác do quân Campuchia gác. Đầu đường có hai chiếc thiết giáp, trên nóc là hai khẩu trung liên.
Camphuchia – đa nguyên, đa đảng. Campuchia hoàn toàn kinh tế thị trường, không định hướng quốc doanh gì ráo.
Campuchia tự do.
Gã thấy ấm lòng. Và càng ấm lòng cho cả những người lính mà gã từng sống chết với họ trước đây, khi thấy một đất nước thực sự hồi sinh.
Do ai?
Chỉ có những kẻ bất nhẫn mới lơ đi cái câu hỏi ấy.
Một cuộc sống khác hiện lên trước mắt gã.
Tổng biên tập Báo Prochiachuon – Nhân dân – của Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia buồn rầu nói với gã, không còn được độc quyền nữa, báo rớt đài thảm hại, bán không ai mua.
Tự do. Người Campuchia đã có quyền tự do lựa chọn báo nào mình thích đọc mà. Ôi thôi thôi, sao lại còn rơi rớt nỗi buồn ấy chứ? Nhầm to rồi bạn ơi, gã không phải là người để bạn đặt niềm tin chia sẻ nỗi buồn ấy. Bạn có biết không, có nhiều nhà báo nước gã chỉ ước ao viết báo tự do như nước của bạn bây giờ. Chỉ ước ao xin giấy phép ra báo một cái là được chấp nhận liền như nước của bạn bây giờ.
Cuộc bầu cử này gã không ngờ lại là sự kiện toàn cầu như thế. Hàng trăm nhà báo quốc tế với đủ các báo, các đài truyền hình, phát thanh, các hãng thông tấn hàng đầu thế giới có mặt.
Lép vế quá các nhà báo nước gã. Ngoài Bắc cánh phóng viên cũng hầu như trốn sạch, gã chỉ gặp thằng Yên Ba phóng viên Báo QĐND (sau này lên phó tổng biên tập báo QĐND). Còn đại diện của báo Nhân Dân là tướng Nguyễn Chí Trung – một tay súng anh hùng ở Quảng Nam cùng với Nguyên Ngọc, Thu Bồn, Bùi Minh Quốc.
Họp báo Quốc tế về tiến trình bầu cử vô cùng sôi động, vì gã thấy đám nhà báo các nước phương Tây lúc nào cũng hăng hái hỏi, dồn, cãi.
Gã mù tiếng Anh, tiếng Pháp nhưng được cái có tài phán đoán qua cử chỉ, ngữ điệu, nét mặt.
Gã khoái nhất là một em phóng viên người Anh, em mặc chiếc áo ba lỗ, không có áo ngực, mỗi lần em giơ tay xin được hỏi là gã thấy toàn bộ đám lông nách đầy vẻ khiêu khích.
Hỏi chán. Em xách cái bị cói ra khỏi phòng họp. Gã lò dò thám báo thấy em tót lên một chiếc xe ôm vọt biến về phía Hoàng cung bên sông Tonle Sap.
Bụi lắm cô em. Gã mà biết tiếng Anh thì gã thề sẽ không bao giờ để em thoát khỏi gã. Nói phét. Gã biết mình nói phét. Nhưng qua câu chuyện này gã tiết lộ một bí mật của đời gã là gã rất thích các nàng để lông nách mà lại từ đó tỏa ra cái mùi hoi hoi.
Họp báo quốc tế gì mà cánh nhà báo ta như chầu rìa. Nhầm đấy các em. Muốn biết thông tin mật, thông tin nội bộ à? Họp giao ban của Sứ quán VN – bộ tư lệnh điều phối thông tin, là biết hết. Gã được cung cấp đầy đủ về diễn biến bầu cử và nhất là tình hình chống phá của Pôn Pốt với của các “đồng chí” Trung Hoa, những người tưởng như nắm thóp tình hình Campuchia sau hội nghị Thành Đô.
Tình hình là rất chi… tình hình. Có khả năng quân Pôn Pốt sẽ tấn công Phnom Penh nếu biết chắc chắn Hun Sen thắng cử. Phunxipech, đảng đối lập được Trung Quốc hậu thuẫn và cả nhiều nước phương Tây hậu thuẫn ra mặt có vẻ tự tin vào chiến thắng của mình cùng với áp lực khủng bố của Khmer đỏ nữa.
Tâm lý chống chính quyền VN vẫn tràn ngập khắp nơi, gã thú thật gã cũng chả ưa gì các bác lãnh đạo chính quyến ấy. Nhưng cái gì phải ra cái đó. Tiên sư bố các anh chứ. Lúc bọn Khmer đỏ – Khmer Mao hủy diệt, tàn sát hai triệu người dân xứ sở này thì các anh ở đâu?
Có nhiều cuộc chiến tranh ở nước gã gã có thể còn tranh luận đúng sai, chứ tiên sư bố các anh có hai cuộc chiến tranh chống giặc Tàu phương Bắc và chiến tranh giải phóng Campuchia khỏi nạn diệt chủng thì gã cương quyết khẳng định rằng nhân dân VN của gã là chính nghĩa. Vô cùng chính nghĩa.
Các anh đừng nhầm lẫn việc các anh không ưa hoặc căm ghét thể chế cộng sản cầm quyền ở nước gã với sự đổ máu hy sinh của cả dân tộc gã trong hai cuộc chiếntranh này.
Với gã dù ai thắng cử, thân VN hay không thân VN không quan trọng, nhưng dứt khoát nhân dân phải được lựa chọn tự do chính thể mà mình tin tưởng. Và gã biết chắc chắn không người dân nào ở xứ sở này lại chọn lựa Khmer đỏ và những kẻ đồng lõa với chúng.
Gã đang nằm ngáy trưa trên bàn ở Sứ quán thì bị lay dậy.
Mở mắt là thiếu tướng Nguyễn Chí Trung, thực chất là cố vấn đặc biệt của thủ tướng Hun Sen núp danh là đại diện của Báo Nhân Dân.
Đi với tao.
Đi đâu ạ?
Cứ đi.
Thì đi.
Gã ra cổng Sứ quán thấy một chiếc Volga màu đen bóng, hì lại Volga đen bóng. Chắc của lãnh đạo cao cấp nào đó của nước bạn tới thăm Sứ quán.
Mày lên xe đi. Nhõn một xe.Thế là gã tót lên ghế trước ngồi, nhường ghế sau cho đồng chí tướng tuổi cỡ sáu mươi rồi nhưng vẫn chưa biết mùi vợ là gì.
Hê hê, gã bật cười khi bổn cũ lặp lại, ông tướng đưa cho gã khẩu AK và vẫn cái câu gã nghe quen hơn 13 năm trước, cứ thấy động bên đường là bắn.
………………….
Ngày mai, hề hề… nếu ai còn hứng nghe gã kể chuyện thì ráng chờ vậy.

(FB Lưu Trọng Văn)
Theo: Hahien

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bác Mậu đã kết thúc thời thơ "Mậu dịch":




GỬI EM BÉ TRIỀU TIÊN
Em bé Triều Tiên ơi!
Chim đang nhỏ thì cần chi quần áo
Đi học đu dây qua suối càng khỏe người
Tượng lãnh tụ Kim là phải hoành trước đã
Nhìn tượng đài là trẻ em đã ấm no rồi!
Em bé Triều Tiên ơi!
Chẳng có nơi đâu trên thế giới này
Là có được lãnh tụ Kim vĩ đại
Nhờ có lãnh tụ Kim em mới được như ngày nay!
Em bé Triều Tiên ơi!
Đất nước anh cũng sắp tiến kịp đất nước em rồi
Không lâu nữa đất nước anh cũng sẽ có tượng đài hoành tráng khắp nơi nơi
Bọn đế quốc, sài lang chuyến này chúng chỉ nghe và nhìn là đã dập mật mà chết thôi!
Em bé Triều Tiên ơi!
Vinh quang và tự hào lắm lắm!
7/8/2015

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Những người khỏe mạnh nghĩ gì? ( Lượm được trên NHẨN NHA blg ):

ANH VẪN SẴN SÀNG !

Người lính vẫn tự giác  đứng gác !

 1.Chiến tranh đã lùi xa ,những người đi ra chiến trường không trở lại là nỗi đau mất mát không có gì bù đắp được của nhiều gia đình trên dãi đất cong cong hình chữ S ốm nhom mà dẻo dai này.

 Những người mất đi đã đành là hụt hẫng nhưng nhiều trường hợp còn sống nhưng bị tàn phế ,không có cuộc sống bình thường cũng là nỗi đau khổ vô vàn của một số gia đình.Phần lớn các gia đình này điều kiện kinh tế khó khăn lại phải  lo chăm sóc ,chữa bệnh cho người thân của mình thì thật là khốn khổ biết chừng nào ? 
   Cứ nghĩ chỉ vào bệnh viện thay nhau chăm sóc người ốm chừng mươi ngày hoặc một tháng đã thấy căng thẳng,tìm cách nhường nhau rồi thì việc chăm sóc những bệnh binh nằm liệt giường năm nọ tháng kia làm ta  cảm phục những người mẹ người chị cần mẫn chu đáo với các anh  mà không thốt nên lời.

2.Người đàn ông trong ảnh là chiến sĩ quân tình nguyện VN bị thương tại chiến trường Campuchia.Do chấn thương sọ não nên anh bị bịnh thần kinh ,mất trí nhớ.Anh rất hiền lành ,không quấy phá ai.Những ngày thời tiết tốt,sáng nào đi làm ngang qua kiệt nhà anh,tôi thấy anh nghiêm chỉnh đứng gác.Với dáng người xương xương linh lợi,áo quần nai nịt đàng hoàng ,đầu chít chiếc khăn trắng ;anh tự mình đứng canh cổng trước  nhà suốt buổi sáng ,đến trưa về ăn cơm mới nghỉ.Trên ngực áo nơi trái tim ,anh gắn một ngôi sao đỏ khá lớn và trước ngực tòn ten chiếc đĩa nhạc (có lẽ trước đây anh là người rất yêu âm nhạc ?). Ngoài một cây súng trường bằng gỗ tự chế khá đẹp, gọn nhẹ đeo trên vai; tay anh còn cầm một cây gậy bằng ống nước hờm sẳn thủ thế khi trực và vác vai khi quân hành.
 Việc hành quân của anh thường chỉ dọc trong hẻm, bước đi khá nghiêm túc nhưng thong thả như các chiến sĩ đi tuần tra vậy.Thời gian đi tuần thường 7- 8h sáng, thỉnh thoảng khổ nhất là xãy ra lúc 2- 3h sáng. Anh ở với cha mẹ, không vợ con. Nhà bán quán banh bèo, bánh ướt đầu ngõ nên cũng thường dậy sớm chuẩn bị. Hôm nào thấy anh bật dậy, chuẩn bị súng ống là mẹ anh bật đèn mở cửa để anh đi làm nhiệm vụ.Trực thì có bữa nghỉ vì mưa chứ đi tuần khuya, lạ cái dù mưa anh cũng mặc áo mưa đi nghiêm túc. Kỹ luật sợ luôn, bà chị anh cười lắc đầu !
  Một lần thấy anh đi tuần, tôi đi lại gần bên, nghe anh  lầm bầm trong miệng, ra lệnh người bên phải kẻ bên trái chiếm lĩnh trận địa ì xèo.
  Thật thương cho anh chưa ra khỏi cuộc chiến năm nào !

3. Hôm vừa rồi tình cờ gặp một anh người Quảng Ngãi dẫn con đi thi Đại học. Anh nói tức  bọn Tàu kéo giàn khoan vào vùng biển nước ta ghê lắm nhưng không làm gì được.Tôi hỏi, nghe bà con ta vẫn hăng hái bám biển lắm mà. Nói zậy chứ đi riết nó phá hoại đến tán gia bại sản, ai dám đi ông ơi ! Nghe mà lo cho ngư dân quá, rủi ro đến tính mạng tài sản vẫn luôn rình rập họ.
 Phải có chính sách thật sự hỗ trợ để ngư dân yên tâm bám biển  vừa sản xuất vừa giữ biển của ta. Chiến tranh không ai muốn nhưng chắc chắn từ đây trở đi, đất nước ta luôn thường trực chuẩn bị đương đầu với ông bạn láng giềng tham lam, xảo quyệt; lúc nào cũng âm mưu xâm chiếm biển đảo của ta.
 Các chiến lược gia nói, biết chuẩn bị chiến tranh là cách gìn giữ hòa bình tốt nhất.
 Anh chiến sĩ trên chắc không biết sự kiện giàn khoan 981, nhưng anh vẫn hành quân qua tiềm thức mách bảo . 
Chúng ta có trí nhớ bình thương lại cần phải phân biệt phải trái để lúc nào cũng chủ động sẵn sàng , không được để đất nước bị bất ngờ một lần nữa với bọn Tàu !
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phải chăng là dấu hiệu của Thế chiến thứ ba?


Cựu tổng thống Ba lan Lech Walesa và Wladimir Klitschko cảnh báo  "Putin sẽ bắt đầu thế chiến 3".....
Và khối NATO cũng báo động cao.

Vladimir Putin is as crazy as Stalin.
Is it a sign of WW 3?
Vladimir Putin will start World War 3': Lech Walesa and Wladimir Klitschko issue chilling warning
http://www.mirror.co.uk/news/world-news/vladimir-putin-start-world-war-5351966

Chưa chịu hài lòng với sự lan rộng lảnh thổ và quyền lực của mình vào Ukraine, T.T. Vladimir Putin, người có tham vọng làm bá chủ hoàn cầu như Stalin trong thời chiến tranh lạnh, ngày hôm nay đã đệ trình một tuyên bố táo bạo rằng nước Nga làm chủ nhân một phần lớn của Bắc Cực.
Nga đã từ lâu thường có mặt trên vùng Bắc Cực, nơi được cho là có thể chứa trữ lượng dầu hỏa, kim cương, đá quý và khoáng chất dưới lòng biển.
Năm 2013-2014,  Nga đã cho tàu ngầm lặn cắm cờ Nga dưói lòng biển Bắc cực và năm nay (tháng 3) Bộ Ngoại giao và Đại sứ Nga tại Copenhagen cũng yêu cầu tàu của Đan mạch hảy ra khỏi vùng biển do Nga "có chủ quyền hải lảnh" (!) Và Đại sứ Nga tại Đan mạch Mikhai Vanin trả lời báo Jylland-Posten, có hăm dọa rằng tàu chiến và phi cơ Nga có thể phóng tên lửa mang đầu đạn nguyên tử nếu tàu Đan mạch có trang bị vủ khí nguyên tử "xâm phạm" vùng biển chủ quyền của Nga . Mikhail nói với phóng viên Jylland Post : "Tôi không nghỉ rằng người Đan mạch có hiểu đầy đủ những hậu quả nếu tàu chiến Đan mạch hợp tác với Hoa kỳ phòng thủ với hỏa tiển hạt nhân không " (!)
(Mikhail Vanin told the told Jyllands-Posten newspaper: “I do not think that the Danes fully understand the consequences if Denmark joins the US-led missile defence shield. If that happens, Danish warships become targets for Russian nuclear missiles.”)

Bộ Ngoại giao, Quốc phòng và báo chí Đan mạch đã cho rằng Đại sứ Nga Mikhail Vanin là cái loa tuyên truyền hăm dọa giùm cho tổng thống Vladimir Putin từ Moscow. Đó là thái độ của một quân nhân chứ không phải là một chính trị gia với hành động ngoại giao.
Mời đọc tin trên "The Independent" của Anh quốc ngày 22/3/2015
"Đại sứ
The Russian ambassador in Copenhagen says Danish warships would become 'targets for Russian nuclear missiles'

Russia threatens Denmark with nuclear weapons if it tries to join Nato defence shield
http://www.independent.co.uk/news/world/europe/russia-threatens-denmark-with-nuclear-weapons-if-it-tries-to-join-nato-defence-shield-10125529.html

Putin gần đây đã công bố kế hoạch tăng cường sự hiện diện hải quân của nước Nga trong khu vực, gây ra sự lo ngại rằng nước này có thể thực hiện một cuộc chiếm đoạt đất đai bằng quân sự đưa đến một cuộc chiến tranh lớn, có thế là đại chiến thế giới 3.
Khác với nước Ukraine, một quốc gia không là thanh viên của NATO, Bắc Âu là vùng có đến 5 thành viên của Khối Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương NATO. Nếu Putin không từ bỏ tham vọng, thì Mỹ, Anh và các quốc gia trong khối sẽ không nhường nhịn như năm vừa qua để Nga sát nhập Crimea.

Nga đã nộp đơn "kiện" lên Liên Hợp Quốc và ra tuyên bố chủ quyền một khu vực rộng lớn của Bắc Cực băng tuyết, bao phủ một vùng to lớn đáng kinh ngạc 500.000 dặm vuông, các bộ phận trong số đó đã được khẳng định bởi Đan Mạch. Putin đã gửi đơn lên Liên Hiệp Quốc và ngang ngược tuyên bố " nước Nga sở hữu Bắc Cực - và LHQ cần phải trả nó lại cho chúng tôi"
(Vladimir Putin: Russia owns the NORTH POLE - and the UN needs to give it back to us!)

********************
Đài BBC Vietnamese loan tin ngày hôm nay 5/8/2015 lúc 8 giờ sáng

"Nga lại nộp đơn lên Liên Hiệp Quốc xin công nhận chủ quyền đối với 1,2 triệu km2 thềm lục địa ở Bắc Cực."

Moscow đã từng có động thái tương tự để tuyên bố chủ quyền với khu vực giàu tài nguyên này hồi năm 2001, nhưng bị Liên Hiệp Quốc bác đơn vì thiếu bằng chứng.
Tất cả các nước khác nằm cạnh Bắc Cực - Na Uy, Đan Mạch, Canada và Mỹ - đều đã bác đơn đòi chủ quyền Bắc Cực của Moscow.
Năm quốc gia nêu trên đã tìm cách khẳng định quyền tài phán đối với một số vùng ở Bắc Cực, được cho là chiếm tới một phần tư trữ lượng dầu khí chưa được khai thác của trái đất.
Cuộc tranh giành các nguồn tài nguyên Bắc Cực đã tăng cường trong những năm gần đây khi băng ở Bắc Cực thu hẹp mở ra những cơ hội mới để thăm dò khai thác khoáng sản và năng lượng.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết việc đệ trình lại yêu cầu gửi đến Ủy ban Liên Hiệp Quốc về ranh giới thềm lục địa dựa trên những dữ liệu khoa học thu thập được và có những lập luận mới.
Trước đó, Moscow đã tìm cách khẳng định chủ quyền hồi năm 2007 qua việc cho tàu ngầm thả một hộp chứa cờ Nga xuống đáy Bắc Cực.
Động thái mới được đưa ra một tuần sau khi điện Kremlin cho biết sẽ tăng cường hải quân ở Bắc Cực như một phần của chính sách quân sự mới.
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết kế hoạch bao gồm một hạm đội tàu phá băng mới.
Đầu năm nay, quân đội Nga đã tiến hành tập trận quy mô lớn ở Bắc Cực với sự tham gia của 38.000 binh sĩ và hơn 50 tàu nổi, tàu ngầm và 110 máy bay.

*******************
Theo báo Express London: NATO báo động to khi Putin nhìn về Bắc Cực  để thành đế quốc"
" Nato on high alert as Putin eyes up Arctic for empire"
http://www.express.co.uk/news/world/508019/Nato-high-alert-Putin-eyes-Arctic-empire?_ga=1.70937744.1647637755.1438786216


VLADIMIR PUTIN has made his most audacious land grab bid yet after claiming that Russia owns the NORTH POLE.

Not content with just spreading his power base into Ukraine, the eccentric president has now submitted a bold claim to a large portion of the Arctic.
Russia has long had eyes on the Arctic ice, which it is thought could contain vast reserves of oil, precious gems and minerals.
Putin recently announced plans to bolster the country's naval presence in the region, sparking fears that the country could attempt a military-led land grab.
Now Russia has submitted a claim to the UN for a large swathe of Arctic ice covering an astonishing 500,000 square miles, parts of which have already been claimed by Denmark.
Russian officials claim tectonic plate maps show that the disputed territory is part of Russia's "continental character".
However, the claim will spark fears that Putin has further expansionist plans following the annexation of Crimea and his country's meddling in the Ukrainian conflict.
Russia has also become increasingly threatening towards NATO powers in recent months, with the number of excursions by its fighter and bomber planes into allied airspace rocketing.
In a statement outlining the claim, the Russian government stated: "The outer borders of the continental shelf in the Arctic Ocean is based on the scientific understanding that the central Arctic underwater ridges…have a continental character."
Moscow will now ask the UN Commission on the Limits and the Continental Shelf (CLCS) to rule on the boundaries of the contintental shelf in the Arctic Ocean.
Denmark’s submission to the commission, made on behalf of Greenland, was the first attempt to claim outright ownership of the North Pole.
That has provoked the response from Putin, who would be unwilling to see potentially lucrative lands falling into western hands.
When Denmark submitted its bid in December 2014, a leading expert on Arctic sovereignty predicted that Russia would retaliate.
Canadian professor Michael Byers said: “It is ironic that the only country that right now could be said to be acting provocatively in the Arctic is Denmark. That is out of character with the country’s tradition of constructive diplomacy."
Under UN rules states are entitled to claim the continental shelf extending to 200 nautical miles from their coast.
The Danish government expects its claim to be processed by 2027 after spending more than £31million in research.
Canada has also said it will try to extend its territorial claims in the Arctic to include the North Pole, although it hasn't yet fully mapped its claim.
According to Barents Observor, the area included in Russia’s new claim includes nearly 600 oil fields, more than 150 gas fields and major deposits of both gold and nickel.
Last month Russia announced that its navy will deploy a fleet of new icebreakers to the Arctic tasked with sidestepping traditional Nato security patrols.
The giant ships will be asked to carve paths through the Arctic sea ice, allowing Russian war vessels unrestricted and possibly undetected access to the Atlantic and Pacific oceans.
However, it appears they could also be part of the bold move by Putin to secure the Arctic's rich, untapped mineral resources for himself as Russia's oilfields start to dwindle.
The country has been hit hard by Western economic sanctions sparked by its illegal occupation of Ukrain's Crimea peninsula.
Hiển thị bớt
Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Hai vấn đề cốt lõi liên quan tới vận mệnh dân tộc"



* Trung tướng NGUYỄN QUỐC THƯỚC
 "Bảo vệ chủ quyền biển đảo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc là hai vấn đề cốt lõi, liên quan tới vận mệnh dân tộc, cần quan tâm đặc biệt".
LTS: Để làm rõ hai nội dung trên, Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả bài viết của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, tựa đề “hai vấn đề cốt lõi liên quan tới vận mệnh dân tộc”.
Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc 
Trong lúc tình hình khu vực, thế giới có nhiều biến động, việc củng cố hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc được coi là vấn đề đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự tồn vong của Đảng, vận mệnh của dân tộc. 
Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, cần lựa chọn được đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự có đức, có tài, có tư duy chiến lược, đề cao tính đấu tranh, quyết đoán, nhất là trong thời khắc khó khăn, nhạy cảm. 
Cán bộ được chọn phải cương quyết bảo vệ lẽ phải dù phải hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của Đảng, Nhân dân.
Song song đó, ngăn chặn những thành phần cơ hội, biến chất, suy thoái về đạo đức tìm mọi cách đứng vào hàng ngũ lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước.
Nếu để lọt vào Trung ương những thành phần cơ hội chính trị, thoái hóa biến chất, tham vọng quyền lực, lợi ích nhóm, sẽ cực kỳ nguy hại cho Đảng, cho cách mạng và dân tộc.
Do vậy, việc Trung ương xác định, kiên quyết chống các biểu hiện cơ hội, tham vọng quyền lực, vận động cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm là những điều được cán bộ, đảng viên và Nhân dân hết sức kỳ vọng.
Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là bước đệm tạo ra khâu đột phá về công tác cán bộ ở cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, không chỉ cho nhiệm kỳ khóa XII mà cho các nhiệm kỳ tiếp theo.
Để làm tốt việc lựa chọn nhân sự giới thiệu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Bộ Chính trị (khóa XI) đã xác định rõ phương pháp và quy trình giới thiệu, lựa chọn nhân sự; trong đó có khâu giới thiệu của các đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XI; giới thiệu của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương. 
Cùng với thực hiện các biện pháp trên, Đảng cần mở rộng và phát huy dân chủ để sàng lọc, lựa chọn được những đảng viên ưu tú, tiêu biểu tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Mặt khác, chúng ta cũng phải hết sức tỉnh táo, cảnh giác với kiểu dân chủ vô nguyên tắc, âm mưu lợi dụng dân chủ quá trớn để chống phá Đảng, Nhà nước.
Đồng thời xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm; kể cả những cán bộ đã thuộc diện quy hoạch, khi phát hiện vi phạm, tiêu cực phải xác minh, kết luận, xử lý nghiêm minh, kịp thời.
Tóm lại, với chủ trương đúng đắn của Trung ương về công tác cán bộ, tin chắc rằng Đảng ta sẽ lựa chọn được những cán bộ thật sự vừa hồng, vừa chuyên, gánh vác, hoàn thành tốt trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó trong nhiệm kỳ khóa XII và những nhiệm kỳ tiếp theo.
Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo
Biển Đông (vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam) là không gian sinh tồn xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam.
Đây cũng là khu vực mà hàng trăm năm về trước, ông cha ta đã kiến lập, đặt chủ quyền, bằng các dấu ấn lịch sử và các văn bản pháp lý.
Bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của chúng ta ở Biển Đông, có thể bảo vệ vững chắc của an ninh lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam từ đời này sang đời khác.
Do đó, đụng chạm đến vấn đề Biển Đông là đụng đến vấn đề sinh tử của Việt Nam.
Bài học nghìn năm Bắc thuộc còn đó. Nhưng bằng ý chí kiên cường, chúng ta vẫn đòi lại được độc lập, tự chủ. Còn trong thời đại ngày nay, khó có chuyện nước lớn "áp đặt" chủ quyền (phi pháp) đối với nước nhỏ.  
Trong tình thế Trung Quốc đã và đang cố gắng mở rộng khu vực ảnh hưởng một cách phi pháp của mình trên biển, bằng các biện pháp thực tế, thì vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Một nguyên tắc rất cơ bản trong vấn đề bảo vệ chủ quyền là phải có lực lượng quân sự hùng mạnh. Nhưng vấn đề chủ quyền lãnh thổ không chỉ là nhiệm vụ của quân đội, mà nó còn là trách nhiệm của gần 100 triệu dân Việt Nam. 
Do đó, vấn đề chủ quyền cần chú ý hai việc sau đâ:
Trên đất liền, cần tập trung hơn nữa (tinh thần, lực lượng) tại các vị trí trọng điểm Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. 
Trên biển, cần tập trung vào những vị trí trọng điểm, cần kíp gồm: Cửa ngõ Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa, Trường Sa.
Ngày nay, trước yêu cầu bức thiết về việc bảo vệ chủ quyền, cần thiết phải thành lập thêm ban chỉ đạo về biển đảo, có đủ quyền lực, ý chí, để tạo ra sự lãnh đạo thống nhất. 
Mặt khác, muốn bảo vệ biển đảo cần huy động sức mạnh tổng hợp của gần 100 triệu dân, tập chung nguồn lực, dồn sức, dồn của, bảo vệ ngư dân; trang bị hiện đại cho lực lượng quân đội, sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra…
Bên cạnh đó, cần kết hợp tổng thể các giải pháp chính trị, ngoại giao… Trong đó phải đặc biệt quan tâm và tính toán thật kỹ các hoạt động đấu tranh pháp lý trên thực tế
Nếu chúng ta không hành động sớm và nhanh hơn nữa, thì e rằng sẽ không kịp...

NQT/ GDVN
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bùi Văn Bồng1: Giá phải trả của sự liều lĩnh

Bùi Văn Bồng1: Giá phải trả của sự liều lĩnh: * NAM NGUYÊN Chính phủ Việt Nam vừa loan báo đã kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do với EU cũng như hoàn tất đàm phán song phư... Phần nhận xét hiển thị trên trang