Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Ác mộng khủng khiếp của Trung Quốc tại biển Đông



Nguyễn Tấn Dũng - Chỉ cần 2 chiếc B-52 có lẽ cũng đủ trọng lượng để Mỹ cho Trung Quốc biết có nên hung hăng hay không trên đường băng mới xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Con số 7 chết chóc!

Việc 2 chiếc B-52 bay vào ADIZ mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố trên biển Hoa Đông cách đây đã hơn 1 năm, nhưng giá trị quân sự của chuyến bay thì vẫn còn rất nóng trong giới nghiên cứu quân sự không chỉ của Trung Quốc, Mỹ mà cả thế giới.

Qua sự kiện này, giới quan sát đã hiểu rõ rất nhiều vấn đề về khả năng quân sự của 2 cường quốc Trung, Mỹ.

Để bay vào ADIZ mà Trung Quốc lập trái phép, Mỹ không sử dụng F-22, B-1 hay B-2 vì đây là những loại máy bay tàng hình. Nếu sử dụng, hóa ra Mỹ sợ Trung Quốc nên chỉ lén lút mà không dám công khai.

Trong khi đó B-52 không phải máy bay tàng hình, do vậy bay vào đó là Mỹ công khai cho toàn bộ đồng minh và cả thế giới biết.

Cũng nên biết rằng khi Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông thì Bộ quốc phòng của họ đã chuẩn bị đầy đủ mọi phương tiện cần thiết chứ không phải nói suông, vì đây là tuyên bố tầm quốc gia của một siêu cường đang cố chứng minh cho thế giới biết sức mạnh của mình.

Khi đó, bất kỳ một chiếc máy bay nào xuất hiện tại khu vực trên đều sẽ bị phát hiện và nhắc nhở ngay để thể hiện uy danh cường quốc chứ không phải chuyện đùa.

Vì thế Mỹ dùng B-52 là đắc sách, là nước cờ cao, vừa kiểm tra năng lực “nhìn” của Trung Quốc, vừa đề phòng khỏi mất mặt nếu bị Trung Quốc phát hiện ra rồi phát lời cảnh báo. Tại sao vậy?

Đừng tưởng Trung Quốc sẽ không dám làm gì khi phát hiện B-52 của Mỹ bay vào ADIZ mà họ vừa tuyên bố, chúng ta đã từng chứng kiến tàu chiến của PLAN nhiều lần cắt mặt, khiến tàu chiến Mỹ phải chuyển hướng, hay vụ đụng độ với máy bay Mỹ khiến một phi công Trung Quốc thiệt mạng…

Nhưng rốt cuộc, Trung Quốc rõ ràng là không phát hiện ra B-52 vào ADIZ mà chỉ biết và phản ứng khi Mỹ công bố sau đó 7 tiếng đồng hồ.

Mới đây, khi Mỹ đưa máy bay P-8A Poseidon và tàu chiến vào biển Đông “tuần tra” trước việc Trung Quốc bồi đắp trái phép các bãi cạn thành những căn cứ quân sự trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì lập tức bị Trung Quốc bám chặt, gọi loa cảnh cáo…

Hãng tin CNN đã tường thuật rất chi tiết sự kiện trên, khiến cho thế giới hiểu rằng Trung Quốc sẵn sàng cứng rắn với Mỹ trên Biển Đông.

Tuy nhiên, lại tuy nhiên, khi vị Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, Đô đốc Scott Swift đi tuần tra và thị sát biển Đông trong 7 tiếng đồng hồ trên P-8A Poseidon thì giống như vụ B-52 bay vào ADIZ, sau khi Mỹ công bố, Trung Quốc mới cay cú phản ứng…

Như vậy, Trung Quốc không hề biết ông tướng Mỹ này đã làm gì trên biển Đông trong 7 tiếng đồng hồ.

Có điều gì đó trong sự trùng hợp 7 tiếng đồng hồ? Chỉ có Mỹ và Trung Quốc hiểu sâu sắc, chi tiết vì sao là con số 7 mà không phải là số 8 hay số 6…

Nhưng nếu như có ai đó hiểu rằng, một quốc gia bị “mù và điếc” mất 7 tiếng đồng hồ trong một cuộc chiến tranh hiện đại với vũ khí công nghệ cao như hiện nay là thảm họa thì cũng không sai.

B-52 của Mỹ khiến Trung Quốc không rét mà run!

Phát hiện và “nhìn thấy” máy bay B-52, trên thế giới này mới chỉ có Việt Nam làm được công khai. Nhưng Việt Nam phát hiện và “nhìn thấy” được B-52 không phải chỉ bằng kỹ thuật đơn thuần mà phải bằng cả chiến thuật.

Đó chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chiến thuật và công nghệ với tư tưởng tác chiến “những gì công nghệ không thể thì chiến thuật có thể…”

Với khả năng gây nhiễu của B-52 và các máy bay hộ tống, bằng kỹ thuật vạch nhiễu đơn thuần để “nhận biết” B-52 như Việt Nam đã làm là điều không tưởng.

Liên Xô lúc đó đã cấp cho Việt Nam những loại vũ khí phòng không gần như tốt nhất mà họ có, tuy nhiên trong ngày đầu của chiến dịch, Việt Nam đã bắn hàng trăm quả tên lửa nhưng hiệu suất chiến đấu quá thấp.

Điều đó chứng tỏ tuyên bố của Mỹ: B-52 là “pháo đài bay bất khả xâm phạm” và “đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá” không phải là không có cơ sở thực tế.

Nhưng với sự hỗ trợ của chiến thuật như cách bố trí các trạm radar từ thế địa lý, công tác thông tin tình báo, lối đánh sáng tạo, thậm chí lợi dụng sai lầm từ phương án tác chiến của đối phương… tên lửa Việt Nam mới vít cổ được nhiều B-52 như thế.

Như vậy, nếu nói rằng Việt Nam, một quốc gia nghèo nàn lạc hậu còn phát hiện được B-52 của Mỹ thì Trung Quốc lẽ nào lại không… là sự so sánh khập khiễng, là đánh giá quá thấp năng lực tác chiến điện tử của Mỹ.

“Tướng phòng lạnh” hay “Hỏa lực mồm” là những kẻ hung hăng coi thường đối thủ “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”. Nói chung, Trung Quốc không phải là Việt Nam.

Có thể nói “Điện Biên Phủ trên không” không hẳn là cuộc tập kích đường không lớn và duy nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới. Nhưng chắc chắn, đây là một trận mà tác chiến điện tử của 2 bên đối địch diễn ra cực kỳ ác liệt và lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới cho đến nay.

Qua trận này, Việt Nam và Mỹ đã trả học phí bằng máu để có được những bài học kinh nghiệm cực kỳ quý giá, bổ ích cho mỗi bên. Do đó, chỉ Việt Nam mới đánh giá chính xác được mạnh yếu của B-52 và cũng chỉ Mỹ mới rút ra được điều gì cần phải khắc phục trên B-52.

Và một thực tế hùng hồn là dù đã tồn tại đã 60 năm, nhưng B-52 không bị loại khỏi biên chế mà qua mấy lần cải tiến, nó vẫn là loại máy bay ném bom chiến lược lợi hại của một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, giàu có cũng bậc nhất thế giới như Mỹ mới đáng ngạc nhiên.

Kể từ khi ra đời năm 1955, đến nay B-52 luôn gắn liền với chiến thắng, trừ một lần duy nhất bị bại trên bầu trời Hà Nội. Tuy thế, chẳng có người Việt Nam nào lại đánh giá thấp sự lợi hại, sức mạnh khủng khiếp của nó.

Trong một phi vụ oanh tạc máy bay B-52 thường đi thành nhóm 3 chiếc theo đội hình mũi tên, trên độ cao 9 – 10 km và ném gần 100 tấn bom, tương đương 138 quả bom, mỗi quả nặng 250 kg với mật độ dày đặc xuống một khu vực khoảng 2,5 km2.

Nếu mật độ bom rơi là khoảng 130 quả trên 1 km2, tức là cự ly trung bình giữa hai hố bom cạnh nhau là khoảng 80 mét, thì… không nghe tiếng máy bay.

Đối phương chỉ phát hiện được B-52 rải thảm khi tiếng rít đến kinh người của hàng trăm quả bom xé gió từ trên không trung lao xuống và mặt đất như bị chao đảo, rung chuyển hơn cả một trận động đất lớn nhất đã từng xảy ra.

Một khu vực rộng chừng 2,5 km2 sẽ trở thành bình địa, những hố bom chi chít như mặt trăng bị các thiên thạch bắn phá.

Vậy điều gì xảy ra nếu như cứ hết tốp này đến tốp khác đến thay nhau “rải thảm” mà hệ thống phòng không không thấy B-52 đâu để phóng tên lửa?

Báo chí Nga đăng tin rằng máy bay cường kích Sukhoi Su-24 của họ với tổ hợp gây nhiễu tiên tiến đã làm tê liệt hệ thống điều khiển chiến đấu Aegis của tàu chiến Mỹ Donald Cook trên Biển Đen thì chưa rõ thực hư.

Nhưng trên biển Hoa Đông, việc Trung Quốc không phát hiện được B-52 của Mỹ bay vào ADIZ mà họ ngang nhiên tuyên bố là sự thật.
Tại biển Đông, Trung Quốc không phát hiện được Đô đốc Scott Swift đi tuần tra và thị sát trong 7 tiếng đồng hồ trên P-8A Poseidon cũng là sự thật, thì chứng tỏ tác chiến điện tử của Mỹ không phải chuyện đùa.

Té ra khi cần tạo điều kiện để CNN tố cáo sự hung hăng của Trung Quốc cho thế giới biết thì Mỹ “giúp” Trung Quốc “thấy”, nhưng khi cần “bịt mắt” Trung Quốc thì Mỹ cũng thừa khả năng.

Nếu vậy, điều chắc chắn là mọi căn cứ quân sự mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam không thành vấn đề với B-52 của Mỹ là hiển nhiên.

Thậm chí ngay cả đảo Hải Nam, lực lượng phòng không Trung Quốc sẽ làm được gì hay chỉ mỗi nghe tiếng rít của bom?
Chiến tranh hiện đại mở màn bằng tác chiến điện tử, là đòn đánh khiến đối phương “mù và điếc”, là đòn đánh quyết định sự thành bại của cuộc chiến.

Bất kỳ quốc gia nào khi “không nhìn thấy” máy bay B-52, B-1 hay B2 của Mỹ thì chẳng cần đến bom hạt nhân cũng đều có nguy cơ bị Mỹ đưa về “thời kỳ đồ đá”.

Chỉ với 2 chiếc B-52 vừa tập trận ném bom hồi đầu tháng 7 tại Tây Thái Bình Dương có lẽ cũng đủ trọng lượng để Mỹ cho Trung Quốc biết có nên hung hăng hay không trên đường băng mới xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa, nếu như chỉ biết được B-52 bay qua sau 7 tiếng đồng hồ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài của anh Tiến Ngốc:

 LUẬN VỀ TAM NGHIỆP

Sanh ra ở đời, con người dầu muốn dầu không, cũng phải chịu dưới sự chi phối của định-luật thiên-nhiên. Định-luật ấy gồm vào môt chữ ĐẠO, đạo của con người kêu bằng Đạo-Nhân và nó là một con đường đi trúng thì sống, bước trật tất chết.
Muốn làm tròn Nhân-Đạo, phải giữ vẹn tứ ân. Nhưng trước hết hãy tránh Tam-nghiệp và chừa Thập-ác, cũng như muốn làm giàu phải tránh đừng cho thiếu nợ.
Mỗi người đều có ba nghiệp chướng sau đây:
Thân nghiệp: (tội lỗi do xác thân gây nên);
Khẩu nghiệp: (tội lỗi do miệng lưỡi gây nên);
Ý nghiệp: (tội lỗi do ý tưởng gây nên).
Ba nghiệp-chướng ấy khiến con người phạm mười điều ác kể ra dưới đây:
Thân nghiệp sanh ba điều ác:
1.-Sát-sanh
2.-Đạo-tặc
3.-Tà-dâm
Khẩu nghiệp sanh 4 điều ác:
                1.-Lưỡng-thiệt.
2.- Ỷ-ngôn.
3.-Ác-khẩu
4.-Vọng-ngữ.
Ý nghiệp sanh 3 điều ác:
1.-Tham-lam
2.-Sân-nộ
3.-Mê-si

SÁT SANH.- Con người mới sanh ra ở đời đều có tánh hiền lành cả. Song đến lúc lớn khôn vì phải sống chung chạ với thế-giới người hung tàn bạo-ngược, tánh nết liền ô-nhiễm những sự xấu xa hèn kém, trở nên độc-ác dữ dằn.
 Loài người giết nhau vì tiền bạc, vì sắc đẹp, vì lợi-danh, vì quyền-thế, vì thù hềm, vì háo thắng... nghĩa là họ giết nhau vì sự ích lợi của một người, của một nhóm người, của một đẳng cấp xã-hội, của một quốc-gia; họ muốn tiêu-diệt tất cả nhân-loại, không một ai có quyền sống sanh cùng họ cả.
Tại trào-nội, sự mà vua coi bầy tôi như cỏ rác, bầy tôi sánh vua như thể địch thù đã làm nguyên nhân cho biết bao cuộc tương-tàn tương-sát. Ngoài lê-thứ thì con giết mẹ cha, tớ hại chủ, trò giết thầy, chồng vợ giết nhau, đệ huynh xâu xé. Những cuộc tương-tàn rất thường xảy ra trong nhân-loại không ngoài các lý-do đã kể trên. Đó là người đối với người.
Người đối với thú cầm, sanh-vật còn tàn nhẫn gấp mấy nữa: họ giết thú vật vì miếng ăn, vì sự dị-đoan mê tín, vì sự vui thích. Đành rằng mình không thể dứt tuyệt giết các sanh vật (gà, vịt, heo..,) để nuôi thân sống, nhưng chẳng khá dựa vào lý “vật dưỡng nhơn” (thú vật sanh ra đặng nuôi con người) mà giết nó một cách quá đáng. Chỉ cần dùng nó vào đúng theo sự nhu-cầu cần thiết của các món thực-phẩm mình thôi và không nên hoang phí hy-sinh nó, nếu sự hy-sinh ấy không ích lợi cho mình lắm. Nhất là chẳng khá giết các thú vật trong khi tế lễ. Người ta tưởng rằng khi mình phạm tội với Thánh, Thần, Trời, Đất có thể sát hại sanh vật cúng tế cầu cho tội quả tiêu trừ. Sự tin tưởng ấy rất sai lầm huyễn-hoặc, vì đứng vào bực siêu hình cao cả như chư-vị Thánh Thần, có lý nào vì một tình riêng làm sai chạy lẽ công. Khi gặp tai nạn bất ngờ hay rủi ro đau ốm, con người không chịu thuốc thang, khẩn vái Phật Trời cầu cho tai nạn qua khỏi, lại giết các thú vật tế Thần cúng Thánh, kêu cốt, kêu đồng. Họ không chịu tìm nguyên nhân các sự họa-hoạn, không chịu tìm hiểu rằng những tai biến xảy ra đều do căn tiền báo quả hậu và khônng chịu ăn-năn chừa lỗi, tạo-tác phước điền. Trong khi giết các thú vật đặng tế lễ, họ đã phạm thêm một tội ác lúc họ chưa đền bồi các tội ác trước được.
Chẳng những vậy thôi, họ còn giết các thú-vật vì sự vui thích của mình; kẻ bắn chim đang bay trên trời, người chặt cá đang lội dưới nước. Họ bắt thú vật làm tấm bia cho họ nhắm trong những khi cao hứng, quên hẳn rằng sinh vật cũng có linh hồn, cùng có thân xác, cũng biết tìm lẽ sống còn như nhân loại vậy.
Thế nên, hãy tha thứ cho chúng, hãy dung dưỡng chúng và nhất là đối với các gia-súc: trâu, bò, ngựa, chó, mèo... chẳng khá sát hại, vì chúng đã giúp ích cho ta trong các việc sanh hoạt hằng ngày. Tóm lại, không có sự sát sanh vô cớ nào có thể tha thứ được và trong những ngày chay lạt hãy cữ hẳn.

ĐẠO TẶC.- Câu “Bần cùng sanh đạo-tặc” cần phải là một câu chữa mình của bọn bất lương vô đạo. Những kẻ nầy ngày vẩn-vơ đầu đường xó-chợ, tối kiếm chỗ khoét vách đào tường, không làm muốn có ăn, không lo muốn có mặc. Lớp người cặn-bã của xã-hội nầy, sống ngoài vòng pháp luật, trốn nhủi trốn chui, phá rối sự an-ninh của dân chúng, chuyên lo giết người cướp của đoạt giựt tài-sản lương dân, không nghĩ rằng phải tốn bao nhiêu giọt mồ-hôi, bao nhiêu dòng nước mắt mới làm ra được. Họ là giống sâu làm rầu nồi canh, là tội nhân gây ra những tai biến trong những gia đình cần-lao kiệm-tiết, là nguyên-nhân của sự nghèo sự khó, họ phá-hoại hạnh phúc của con người.
Cơ-hàn đói khó, thay vì phải làm lụng như những kẻ khác mưu cuộc sống còn, họ gây cái lỗi này rồi đến cái lỗi khác, phạm tội này rồi tới tội nọ, tạo chẳng biết bao nhiêu chuyện bất lành cho nhân-chủng. Lưới trời tuy thưa nhưng khó lọt, những kẻ ấy dầu họ không bị luật hình của loài người phân-xử, song cơ Trời cũng sẽ báo ứng đến những hành-vi đen tối, nếu họ không chịu-ăn năn chừa lỗi, sửa tánh tu thân, bỏ thói vô nghì, lánh điều phi nghĩa.

TÀ DÂM.- "Muôn việc lành hiếu-thuận đứng đầu, ngàn việc dữ tà dâm đứng trước". Sách sử thường bảo như thế.
Lần dở xem sử-sách, thời thấy tội ác ấy lan diễn khắp nơi, từ trào-nội cho đến thứ-dân, từ trong gia-đình cho đến kẻ xa người lạ, nó là mầm gây ra biết bao thảm-trạng! Gương của vua Tề với vợ Thôi-Tử, An-lộc-Sơn với Dương-quí-Phi há chẳng còn lưu-liên hậu thế? Giàu ỷ của hiếp-dâm kẻ khó, quan ỷ quyền cưỡng bức đám dân hèn. Gian phu, dâm phụ từ xưa đến nay luôn luôn đều có.
Muốn tránh sự bại hoại nền luân lý nước nhà, nuốn giữ-gìn tiếng tăm của gia-thế, phải đừng để dục tình lôi-cuốn, bắt trước gương xưa trau dồi lòng hiếu trung trinh-tiết.

LƯỠNG-THIỆT.- Đứng đầu các tội ác do miệng lưỡi gây ra, ác lưỡng-thiệt nầy đã làm duyên cớ cho những sự hiểu lầm nhau, những sự cãi-vã, gây-gổ sanh oán sanh thù. Sự phải của người thì bớt, sự quấy của người thì thêm, cái lưỡi đã tạo những sự chia rẽ, những cuộc phân tranh, phá tan sự đoàn-kết, tình thân yêu giữa nhân-loại. Nó cũng là nguồn-cội của bao nhiêu bất-hòa, hiềm-khích.      
Để giải-trừ những tai-vạ ấy, phải giữ cho lời nói  mình được thành thật, chánh đáng ; được vậy trong hương-đảng mới bớt rầy-rà, ngoài xã-hội không điều xích-mích và mình cũng không còn chịu ác cảm, tránh sự miệt-khinh của kẻ khác.

Ỷ NGÔN.- Nói đến tội nầy tức là nói đến những vụ chủ ỷ quyền nhiếc xài tôi tớ, quan ỷ thế mắng chưởi dân ngu. Kẻ giàu có thường ỷ tiền bạc xài xỉ người nghèo, kẻ xảo-quyệt ỷ sự khôn lanh nói những điều thất thiệt, kẻ học thức ỷ sự khôn ngoan dùng lời nói hạ nhục người dốt nát.
Hãy tránh những sự hiếp người như thế ấy, vì những kẻ dưới tay mình cũng có đầu óc, cũng biết nghĩ suy, nhưng tại họ bạc phước vô phần nên phải chịu lụy mình vậy. Nếu họ có lỗi lầm hãy dạy dỗ họ, dùng những cam ngôn mỹ-từ, những lời trang nghiêm êm dịu chỉ bảo, không khá bao biếm mà mang điều tội lỗi.

ÁC KHẨU.- Những tiếng thề thốt, lỗ mãng, chưởi mắng tục tằn làm ra tội nầy; con chưởi mẹ mắng cha không kể luân-thường thảo hiếu; mạnh bạo hăm he đánh giết những kẻ yếu hèn, hiếp đáp xóm chòm cô bác. Mở miệng ra chưởi gió mắng mây, trù rủa gia-đình, không kiêng Thần Thánh. Tối ngày kêu réo Phật Trời, mời thỉnh Long-cung, làm cho tội lỗi càng thêm chồng chập.
Hãy bỏ những tiếng tục-tằn thô-lỗ làm cho đời sống được êm dịu thanh bay hơn. Đối với cha mẹ phải có lễ độ, với gia đình, với bà con cô bác, với xóm chòm quen thuộc, lời nói mình phải đoan trang nghiêm-chỉnh. Đối với con cháu trong nhà không nên nói những điều ác đức; phải dùng lời nói dịu dàng hiền hậu dạy dỗ chúng.

VỌNG-NGỮ.- Thêm thừa huyễn-hoặc, có nói không, không nói có, ác vọng-ngữ đã làm nguyên nhân cho những sự bất công của nhân-loại. Thương người nào kiếm cách bào-chữa giấu-giếm sự quấy và thêu-thùa sự tốt ra, ghét ai đặt điều nói xấu và che đậy cái điều phải của họ. Khoe-khoang, tự- đắc, xảo-trá đa-ngôn, những kẻ điêu-ngoa làm cho thiên-hạ khinh-khi miệt-thị.
Muốn tránh những điều khiến cho tư-cách nhân quần phải bị giảm hạ, hãy tập tánh nói năng chân-chánh, bỏ lối láo xược trớ trêu. Chẳng nên tráo-trác với người, bỏ tiếng xảo-ngôn và phải dùng lời chơn-chất.

THAM-LAM.- Tánh tham-lam đã làm cho loài người phải chịu bao nhiêu thảm khổ: Chiến-tranh, cướp bóc, giết người... Tham danh, tham lợi, tham sắc, tham tài, tham quyền, tham thế... Những sự ấy đã xô đẩy con người vào chẳng biết bao nhiêu cuộc chiến đấu ác liệt, gây nên những thảm họa tầy trời. Những tấn tuồng giặc giã cướp của sát nhơn, những vụ hối lộ, những vụ tranh thế giành quyền đã làm cho nhân-sanh điêu-linh trong vòng tai nạn khốc hại. Cái tham ấy cũng làm cho con người đau buồn hận khổ, phải khóc đứng than ngồi, phải liều mình tự-sát chỉ vì sự ham muốn không được thực-hiện, người ta quyên-sinh vì tình yêu, vì lợi quyền, vì thất trận... Những cuộc cấu xé lẫn nhau, những vụ nồi da xáo thịt, những tương sát tương tàn, những điều hung hăng bạo-ác cũng do sự tham lam mà ra cả. Ngày giờ nào loài người diệt được tánh ham muốn của mình, ngày giờ ấy bớt được một phần lớn của sư khổ. Vả lại, ở đời phải có những lúc thăng trầm chìm nổi, có thì ta xài, không ta nhịn, can gì phải bày mưu tính kế chiếm đoạt của kẻ ngoài. Của là của chung trong thiên hạ, đời ta còn, nó còn; đời ta mất, nó mất; gương Thạch-Sùng, Vương-Khải há không để lại cho ta một bài học đích-đáng lắm ru? Thế nên hãy nghĩ đến người cũng như mình nghĩ đến mình, hãy dẹp lòng vị-kỷ tham lam, lo vun-trồng phước đức, bố thí cho kẻ nghèo hèn, rán công-phu sám-hối để có thể yên vui nơi miền Cực-Lạc, lánh sự giả tạm ở cõi trần nầy.

SÂN-NỘ.- Tánh nóng nảy thường xúi con người làm những chuyện bất-công sái phép, chém-giết oán-thù nhau. Kẻ thắng kiêu-hãnh, người bại hổ ngươi, nên sự hềm thù càng lan rộng. "Giận mất khôn", cơn giận làm cho con người cuồng trí, mất sự tự chủ, trở nên dữ-dằn bạo tợn, chẳng còn nghĩ đến việc công-bình, lẽ phải trái.
Diệt được nó, tâm ta được thảnh-thơi, trí ta được thong-thả. Hãy mở lượng khoan hồng dung tha kẻ lầm-lỗi. Hãy nhẫn nhịn và chẳng nên cãi cọ, tranh luận hơn thua làm cho nảy sanh ra những điều hiềm-khích.

MÊ-SI.- Tội ác nầy do sự thiếu óc phán-đoán, thiếu sự nghĩ suy mà ra; vì vậy con người ít hay phân biệt được lẽ phải trái, bo-bo giữ thiển kiến sai lầm, chẳng chịu nhìn nhận chơn-lý. Suốt cả đời ngu-muội, chỉ biết mê man theo những vật nhỏ nhen, mau tan, mau rã, chỉ biết tin hướng làm càn, không tìm hiểu con đường giải-thoát.
Hãy xóa bỏ các điều mê-tín, qui-thuận theo tinh thần đạo-đức, lánh chốn mê lầm, tỉnh cơn mộng-huyễn phá tan màn vô-minh che mờ tâm-trí, lần bước trên con đường đạo hạnh, đi đến chỗ Bất-diệt, Bất-sanh.
Hiển thị bớt

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Các pác viết tắt làm nhà em giật mình, cứ tưởng Văn Nghệ cơ đấy!

Báo VN đăng bài về Nguyễn Hữu Đang

Nguyễn Hữu Đang là một trong những trụ cột của phong trào Nhân văn Giai phẩm
Lần đầu tiên, một tờ báo ở Hà Nội đăng tư liệu nhiều kỳ về ông Nguyễn Hữu Đang, được xem là trụ cột của phong trào Nhân văn Giai phẩm.
Hôm 5/8, báo điện tử Dân Sinh thuộc Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội gây bất ngờ khi khởi đăng loạt bài 30 kỳ với chủ đề ‘Nguyễn Hữu Đang - Bi thương và cay đắng’.
Nguyễn Hữu Đang là một trong những khuôn mặt trí thức dấn thân tranh đấu cho tự do dân chủ can trường nhất tại Việt Nam trong thế kỷ 20. Là cột trụ của phong trào Nhân văn Giai phẩm, ông Đang đã bị bắt, bị cầm tù, quản thúc và mất quyền tự do phát biểu trong 59 năm, từ tháng 4/1958 đến tháng 2/2007, khi ông mất.
Lâu nay, các tư liệu về ông Đang cũng như những nhân vật khác trong phong trào Nhân văn Giai phẩm bị cho là chủ đề ‘cấm kỵ’ trên mặt báo.
Trong lời mở đầu về loạt bài, báo Dân Sinh mô tả “Nguyễn Hữu Đang có một số phận đặc biệt: Từ người dựng lễ đài, Trưởng ban tổ chức Lễ Độc Lập, để ra mắt quốc dân đồng bào Chính phủ công nông đầu tiên ở Đông Nam Á và bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ, là người đứng bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên Lễ đài, nâng ấn kiếm của chế độ phong kiến lên cho Cụ Hồ để Cụ Hồ tuyên bố: “Lưỡi kiếm này để trừng trị những tên hại dân, phản quốc”.
Vậy mà sau đó, Nguyễn Hữu Đang lại “vướng” vào vụ “Nhân văn – Giai phẩm”, bị kết án tù 15 năm, ra tù tiếp tục bị quản thúc hơn 15 năm nữa. Cuối đời, Nguyễn Hữu Đang được phục hồi chế độ “Lão thành cách mạng”. Câu chuyện Nguyễn Hữu Đang mang đến cho chúng ta rất nhiều chiêm nghiệm và những bài học thấm thía…”.
Đăng và chịu trách nhiệm
Trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt vào chiều 6/8, ông Nguyễn Thành Phong, Tổng biên tập báo Dân Sinh cho biết: “Chúng tôi tin rằng Nguyễn Hữu Đang là nhân vật mà mọi người muốn tìm hiểu, nghe nhiều về ông. Chúng tôi quyết định đăng tư liệu về ông Đang nhân dịp Cách mạng tháng 8 vì cuộc đời của ông có nhiều nỗi niềm trong giai đoạn này”.
Theo ông Phong, loạt bài dài kỳ này được trích từ cuốn sách ‘Người đeo lục lạc’ chưa ấn hành của nhà văn Võ Bá Cường - một nhà văn người Thái Bình có nhiều công sức tìm hiểu, chắp nối và nghiên cứu về Nguyễn Hữu Đang. Ông Cường cũng chính là tác giả của cuốn sách 'Chuyện tướng Độ' do nhà xuất bản Quân đội Nhân dân phát hành năm 2007.
Ông Phong giải thích loạt bài được viết theo dạng ‘tiểu thuyết tư liệu’, theo đó nhà văn tiếp xúc với những nhân vật thật và tư liệu để xây dựng lên câu chuyện ‘có một phần yếu tố hư cấu nhưng gần với đời sống’.
Khi được hỏi có quan ngại việc loạt bài về ông Đang có thể bị Bộ Thông tin - Truyền thông tạm dừng giữa chừng hay không, ông Phong nói: “Tôi tin là sẽ không có ai ngăn cấm đăng bài về ông Đang. Báo chí ở Việt Nam không có kiểm duyệt. Chúng tôi có quyền lựa chọn nhân vật và câu chuyện để đăng. Và chúng tôi chịu trách nhiệm về những gì mình đăng tải”.
Nhà văn Võ Bá Cường, tác giả viết về ông Nguyễn Hữu Đang
Ông Phong chia sẻ, loạt bài ‘Nguyễn Hữu Đang - Bi thương và cay đắng’ tuy mới khởi đăng nhưng đã đón nhận được những phản hồi tích cực từ phía bạn đọc, nhất là những nhà văn.
‘Vẻ đẹp tiết tháo của người trí thức’
Báo Dân Sinh còn dẫn bức thư của ông Đang ngày 1/6/1990 gửi Dương Thu Hương mà báo này mô tả là ‘nhà văn bất đồng chính kiến, hiện đang sống lưu vong ở nước ngoài’.
Bức thư có đoạn: "Viết đến đây, tôi không nghĩ về tôi; tự thương mình đã rơi vào cái hố duy ý chí từ tuổi mười lăm, rồi cứ thế càng ngày càng cuồng tín, hợm mình, tham thắng, khi biết đến cái bí quyết sống "tri túc" lấy làm đủ của đạo học thì đã muộn".
Báo Dân Sinh viết thêm: “Chiêm nghiệm từ câu chuyện Nguyễn Hữu Đang, chúng ta càng nhận ra những bước đi vĩ đại của quá trình phát triển cách mạng, nhận ra vẻ đẹp tiết tháo của người trí thức và nhận ra cả những kinh nghiệm sống trong đóng góp và phản biện cho hiện tại và tương lai…”.
Tháng 4/1958, Nguyễn Hữu Đang bị bắt cùng một số trí thức, văn nghệ sỹ liên quan trong vụ "Nhân văn - Giai phẩm". Tháng 1/1960, ông bị kết án 15 năm tù, ra tù ông tiếp tục bị quản thúc tại quê nhà hơn 15 năm.
Trong kỳ 1 - ‘Mưa thanh xuân’ đăng trên báo Dân Sinh có đoạn:
"Nguyễn Hữu Đang là người không vợ, không con, không nhà không cửa, không một lần chung chăn chung chiếu với người mình yêu và người yêu mình, cũng là người duy nhất ở Việt Nam không nghe thấy tiếng máy bay, tiếng bom Mỹ, không biết ở bên ngoài có cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì lúc đó ông nằm liệt trong hang đá ăn mắm dòi, gạo mục, uống nước suối.
Chỉ riêng sức chịu đựng không có người đàn bà nương tựa về tâm hồn trong lúc ông bị đánh tơi tả ấy phải chắp tay vái "cụ" ba vái. Và chúng ta tự hỏi: "Trên thế gian này có ai cô đơn hơn Nguyễn Hữu Đang không?" chỉ thấy nổi lên ở ông điều cay cực, oan trái mà ông vẫn bình thản ngồi đọc sách, dịch sách, tìm thấy trong Lão Tử, Trang Tử điều gì để thanh thản sống bám lấy cuộc đời thô nhám này. Ông biết chịu đựng và sống có chừng mực.
Ông bảo: "Đời là cuộc chơi nhưng chơi không cay cú" nên lúc ông bị đày đọa, ông coi đó là cuộc chơi nên cũng không hề hé răng hé lợi kêu than, tố khổ. Cái đáng quan tâm nhất trong cuộc đời cô đơn của ông, công việc gì thuộc phạm trù tư tưởng ông cố làm được tất cả, thắng tất cả với cá nhân mình. Nhưng cái đáng sợ nhất ở ông sau khi chịu tù 30 năm về ông không biết sợ cái gì cả…".

Phần nhận xét hiển thị trên trang

'Ta đang nợ dân, nợ tương lai và bạn bè'


Khi nhìn lại 30 năm đổi mới, ông Mai Liêm Trực cho rằng nhờ quyết định đổi mới này, chúng ta đã phát huy được một phần các nguồn lực của đất nước. Cơ chế mới đã mở ra cơ hội cho người dân và sức bật cho đất nước.
LTS: Không thể phủ nhận, sự thành công của kinh tế thị trường áp dụng vào môi trường xã hội Việt Nam trong gần 30 năm qua đang tạo ra một thôi thúc cải cách thể chế kinh tế để chúng ta có thể vượt qua các nút thắt của phát triển. Bài học dám vượt qua chính mình, dám bỏ lại đằng sau những tư duy giáo điều, cũ mòn để bước sang con đường mới hồi năm 1986 vẫn còn nguyên giá trị.
Tiếp theo tuyến bài nhìn lại 30 năm đổi mới, Tuần Việt Nam giới thiệu cuộc toạ đàm Nhìn từ áp lực cải cách thể chế, với sự tham gia của ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương và ông Mai Liêm Trực, Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính-Viễn thông.
Nhà báo Lan AnhThưa các vị, chúng ta đã sắp đi qua 30 năm đổi mới, giờ nhìn lại các vị có những suy nghĩ như thế nào? Chúng ta đã làm được gì và còn những gì chúng ta cần phải làm tiếp?
Ông Mai Liêm Trực: Hẳn là không ai có thể quên, mười năm sau khi đất nước thống nhất, Việt Nam đã lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng do hậu quả của chiến tranh và do cơ chế kinh tế sai lầm.
Sau gần 3 thập kỷ chuyển đổi từ thể chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường, đất nước đã vượt qua được khủng hoảng. Kinh tế phát triển và đạt mức thu nhập tương đối mặc dù mới chỉ ở mức trung bình thấp.
Nhờ quyết định đổi mới này, chúng ta đã phát huy được một phần các nguồn lực của đất nước. Cơ chế mới đã mở ra cơ hội cho người dân và sức bật cho đất nước.
Nhờ quyết định đổi mới đó, chúng ta đã khai phóng được nguồn lực xã hội, nguồn lực con người, tài nguyên, trí tuệ, nguồn lực ứng dụng khoa học công nghệ và đã hội nhập được với kinh tế quốc tế.
Những nguồn lực này là những động lực rất quan trọng để chúng ta vượt qua cơn đói khổ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc để phát triển kinh tế trong gần 3 thập kỷ vừa qua.
đổi mới, kinh tế, Việt Nam, giao thông, viễn thông, thu nhập, văn hóa, quyền lực, chính trị
Ông Mai Liêm Trực. Ảnh: Thu Hà
Từ chỗ rất lạc hậu, giờ chúng ta đã tạo dựng được các ngành như nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông … Trong đó có những lĩnh vực chúng ta đã bắt kịp, thậm chí không thua kém các nước khác. 
Ông Vũ Ngọc Hoàng: Nhìn lại 30 năm đổi mới một cách khách quan sẽ thấy, so với chính mình trước ngày đổi mới, chúng ta đã làm được rất nhiều việc. Chúng ta không chỉ biết mỗi việc đánh giặc, mà còn biết làm kinh tế, dám đổi mới để tiến lên.
Cái thời chúng ta chưa đổi mới, tự trói buộc mình, bị cô lập và cũng có phần do chúng ta tự cô lập mình, cái giá phải trả là đất nước đói nghèo.
Nhiều người chưa thể quên nỗi ám ảnh trong đêm trước đổi mới bởi thiếu thốn lương thực, thiếu thốn vật dụng, phải sống nhờ, sống dựa vào viện trợ từ các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Thế rồi, những nguồn viện trợ ấy không còn, tình thế “tồn tại hay sụp đổ” đã buộc chúng ta phải vượt qua chính mình, vượt qua giáo điều, bảo thủ để “cởi trói” cho nền kinh tế.
đổi mới, kinh tế, Việt Nam, giao thông, viễn thông, thu nhập, văn hóa, quyền lực, chính trị
Ông Vũ Ngọc Hoàng. Ảnh: Thu Hà
Chúng ta đã bắt đầu đổi mới trong một tình thế bắt buộc, chứ chưa phải đã xuất phát từ một tư duy khoa học đầy đủ và sâu sắc từ đầu. Nhưng dù sao như thế vẫn tốt. Thực tiễn luôn là ông thầy vĩ đại.
Quyết định sáng suốt chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã mang lại sự thay đổi lớn lao cho một đất nước.
Từ chỗ khủng hoảng trầm trọng về lý luận và chính sách kinh tế, từ chỗ thiếu lương thực, từ chỗ chỉ xuất khẩu “tiêu điều xơ xác mướp”, giờ chúng ta đã là một trong hai quốc gia xuất khẩu lương thực nhiều nhất thế giới, có kim ngạch xuất khẩu hàng trăm tỷ USD/ mỗi năm.
Từ chỗ, không thể tự mình cân đối ngân sách mà phải sống nhờ vào nguồn viện trợ của nước ngoài, đến nay, dù vấn đề ngân sách vẫn còn là câu chuyện lớn nhưng về cơ bản chúng ta cũng đã tự cân đối được. Mình đã tự sống được bằng sức lực của chính mình.
Giáo dục, y tế đã phát triển đáng kể, xóa đói giảm nghèo đạt kết quả quan trọng, nhiều vấn đề xã hội được quan tâm hơn.
Từ chỗ bị bao vây cấm vận, giờ Việt Nam đã có quan hệ đối tác và bạn hữu với 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế lớn nhất, đã tham gia thành viên Liên Hiệp quốc và có lúc là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Tôi có thể tóm gọn thế này, nếu như 30 năm qua mình không dám đổi mới thì không biết tình thế lúc đó sẽ đưa đất nước đi đến đâu, chắc là tệ lắm, thậm chí có khi còn sụp đổ. Cho nên có thể khẳng định, cuộc đổi mới hồi năm 1986 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam có một ý nghĩa rất lớn, quyết định vận mệnh đất nước. Chúng ta đã làm được rất nhiều việc so với chính mình trước đây.
Trong những cái được có những cái không thể đo đếm nhưng có ý nghĩa nền tảng. Ví dụ, nếu cứ đóng kín cửa, không đổi mới, mình sẽ giống như gà công nghiệp chẳng biết gì về kinh tế thị trường, chẳng biết gì về thế giới xung quanh. Nhưng giờ thì hãy nhìn xem, người Việt Nam từ dân chúng đến lãnh đạo ngày càng hiểu biết nhiều hơn về kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, quyền con người, về tự do, dân chủ…
Với nhận thức mới (so với ngày xưa), ta đã có một cộng đồng Việt Nam mới, vừa ra sức kế thừa truyền thống giữ nước của cha ông, vừa có năng lực hơn trong công việc phát triển đất nước. Và tất nhiên cũng đặt ra những yêu cầu mới cao hơn đối với việc lãnh đạo quốc gia phát triển.
đổi mới, kinh tế, Việt Nam, giao thông, viễn thông, thu nhập, văn hóa, quyền lực, chính trị
Cảnh thường thấy thời bao cấp: hành khách đu bám chật cứng bên ngoài cửa sổ xe đò (ảnh chụp ngày 5-3-1985). Ảnh tư liệu/ Tuổi Trẻ
Nhà báo Lan Anh:Còn những gì chúng ta vẫn chưa làm được?
Ông Vũ Ngọc Hoàng: Có hai cách tiếp cận: So với chính mình trước đây và so với thiên hạ. Mỗi cách đều có ý nghĩa quan trọng. Nhìn vào tốc độ tăng trưởng quốc gia, lâu nay chúng ta chỉ so sánh với chính mình trong quá khứ. Tuy nhiên, cũng cần phải so sánh với thiên hạ nữa để thấy rõ những mặt mình chưa làm được. So sánh với thiên hạ thì mới thấy được ta đang ở đâu, ta “cao hay lùn”, đang tiến lên như thế nào trên bản đồ kinh tế thế giới.
Từ những cách so sánh này chúng ta sẽ thấy:
Mục tiêu đặt ra là dân giàu nước mạnh mặc dù có tiến bộ lên, có khá lên so với chính ta 30 năm trước, nhưng nếu so với thiên hạ thì rõ ràng chúng ta vẫn còn xa họ lắm, thậm chí còn nhiều mặt tụt hậu xa hơn so với các nước đã thành công trong công nghiệp hóa.
Cũng trong khoảng thời gian 30 năm đó, có nhiều nước vượt trước ta một quãng đường rất dài. Trong khi ta vẫn chỉ chuyển đổi một cách từ từ thì nhiều nước đã có những bước nhảy ngoạn mục. Cùng một xuất phát điểm tương đồng, giờ họ đã vươn lên là những quốc gia phát triển, còn ta vẫn loanh quanh ở quốc gia thu nhập trung bình thấp.
Theo tính toán của các nhà kinh tế, nếu tiếp tục phát triển với cái kiểu như thế này thì phải mất thêm nhiều chục năm nữa chúng ta mới có thể vượt qua giai đoạn thu nhập trung bình. Mà trong thời gian đó, các nước họ có đứng yên chờ ta đâu, họ sẽ vẫn tiến lên nhanh chóng theo đà phát triển mà họ đã đạt được. Và họ tiếp tục bỏ xa ta với khoảng cách có thể dài hơn nữa.
Rõ ràng, nếu so sánh với thế giới, nền kinh tế của ta mặc dù đã chuyển đổi nhưng vẫn còn chứa đựng những yếu tố bất ổn, mà nguyên nhân quan trọng hàng đầu là do chúng ta vẫn chưa nhìn rõ sự thật. Không ít người và cơ quan còn nặng bệnh thành tích, kể cả thông tin chưa đủ minh bạch, chưa nhìn thấu đáo được bản chất của tình hình và chưa thực sự khai phóng tư duy quản trị quốc gia, vẫn còn cũ kỹ, lỗi thời.
Thứ nhất, tôi (và nhiều người nữa) đã từng nói về năng suất lao động xã hội và thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn quá thấp, thấp xa so với nhiều nước. Hiệu quả đầu tư nhìn chung quá kém, thất thoát nhiều do quản lý kém, tham nhũng và “lợi ích nhóm” nhiều.
Tôi cũng đã có nói về việc nước ta đang rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Theo giáo sư Trần Văn Thọ (ở Nhật) thì còn là “bẫy thu nhập trung bình thấp” nữa. Trong bối cảnh hiện nay, nếu vẫn với cung cách quản trị quốc gia thế này thì cơ hội để thoát khỏi cái bẫy này là rất khó. Mà rơi vào đó thì sẽ mất nhiều chục năm vùng vẫy mà không dễ ra được.
đổi mới, kinh tế, Việt Nam, giao thông, viễn thông, thu nhập, văn hóa, quyền lực, chính trị
Mục tiêu đặt ra là dân giàu nước mạnh mặc dù có tiến bộ lên, có khá lên so với chính ta 30 năm trước, nhưng nếu so với thiên hạ thì rõ ràng chúng ta vẫn còn xa họ lắm. Ảnh minh họa,nguồn: Dân trí
Nếu như phát triển theo “chiều rộng” là ưu điểm để vượt qua cơn đói nghèo trước đây, thì giờ là lúc chúng ta cần phải làm một cuộc đổi mới lần thứ hai quyết liệt và trí tuệ hơn lần trước mới có thể phát triển theo “chiều sâu” để vượt qua “bẫy thu nhập trung bình”, mà trước nhất là “bẫy thu nhập trung bình thấp” như cách phân kỳ của Trần Văn Thọ.
Muốn vượt qua cái “bẫy thu nhập trung bình” không còn con đường nào khác là phải phát triển theo chiều sâu, mà trong đó, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và kỹ năng quản trị quốc gia với đầu óc thoáng mở mà chặt chẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Nước ta khoa học công nghệ đang lạc hậu từ hai đến ba thế hệ so với trung bình của thế giới. Mà muốn bắt kịp thiên hạ thì mình phải vượt hơn cái trung bình đó hai đến ba thế hệ. Có nghĩa mình phải vượt qua 5 thế hệ về khoa học công nghệ thì may ra mới tạo đột phá.
Thứ hai, về xuất khẩu, sản phẩm công nghiệp thì hầu như chưa có gì đáng kể; các sản phẩm xuất khẩu của ta vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc trên các thị trường lớn. Có lẽ sản phẩm của Việt Nam mà có mặt nhiều nhất trên thế giới là phở (tôi nói theo nghĩa đen). Nhiều người đã biết quán phở của Việt Nam ở khắp nơi, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam khi được hỏi, họ cũng nói ấn tượng nhất món phở của chúng ta. Việc ấy do nhân dân tự làm.
Tôi muốn nói điều đó để suy nghĩ về sự lựa chọn những hướng đi sao cho thiết thực và hiệu quả, chứ chúng ta đã lựa chọn nhiều thứ quá (mía đường, xi măng, sắt thép, cơ khí, ô tô, đóng tàu…) mà cuối cùng vẫn chưa cái nào có thể gọi là thành công.
Thứ ba, về ngân sách, nói là cân đối được nhưng hiện nay mình đang nợ rất nhiều. Nợ của dân, nợ của tương lai và nợ của bạn bè. Ta đã mượn của con cháu để tiêu dùng (có phải vậy không?!).
Thứ tư, về văn hoá, về cơ bản những giá trị văn hóa mà mình đang sử dụng hầu hết là những giá trị của quá khứ, được tạo dựng bởi cha ông. Giờ nghiêm túc nhìn xem, sau 30 năm đổi mới, chúng ta đã có thêm những giá trị văn hoá gì đáng kể? (ấy là chưa kể đạo đức xã hội có nhiều mặt suy đồi, tham nhũng và “lợi ích nhóm” rất đáng lo ngại…)
Thứ năm, về chính trị, cụ thể là việc kiểm soát quyền lực, trong Đại hội XI đặt ra vấn đề là phải kiểm soát quyền lực. Đến nay về cơ bản ta vẫn chưa làm được gì đáng kể, càng không được như mong muốn. Quyền lực để càng lâu mà không có kiểm soát thì mặt trái của nó là càng tha hóa. Lòng tin của dân chúng (và cả đảng viên) thì tiếp tục giảm sút đáng lo ngại.../Tuần Việt Nam/(Còn tiếp…)

Phần nhận xét hiển thị trên trang