Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Sức khoẻ của lãnh đạo và hệ thống


Nguyễn Giang
 
Hai ông Putin và Bush: dư luận luôn chú ý đến sức khoẻ của lãnh đạo
Bệnh tình của Đại tướng Phùng Quang Thanh đang là đề tài số một thu hút dư luận Việt Nam và gợi lại cả vấn đề muôn thuở rằng sức khoẻ của quan chức cao cấp đôi khi còn phản ánh nhịp tim của quốc gia.
Hồi 2002, Tổng thống Hoa Kỳ khi đó, ông George W Bush ngất vài giây khi bị hóc miếng bánh vòng (pretzel) lúc đang xem thể thao một mình trong phòng.
Nhà Trắng chỉ mất 2 tiếng 30 phút sau đã có thông cáo giải thích với dư luận mọi chi tiết của vụ việc, trích lời các bác sỹ.
Nhưng chính quyền vẫn không làm được gì khi báo Mỹ chạy đầy các bài với tựa đề như 'Choking on Pretzel, Bush Faints Briefly', tạm dịch là 'Nghẹn vì nuốt bánh Bush đã chợt bất tỉnh'.
Sức khoẻ và chính trị
Trước đó, các đài truyền hình Mỹ cho ông Bush điểm cao về độ tín nhiệm của dân, có lúc lên tới 90% vào tháng 11/2001.
Và không hiểu vì sao từ năm 2002 thì 'điểm' của ông tụt dần đều.
Đến hết nhiệm kỳ đầu ông chỉ còn được chừng 50% dân Mỹ ủng hộ, vẫn đủ để thắng cử nhưng hết nhiệm kỳ 2 vào năm 2008 thì chỉ còn 20% dân Mỹ mến mộ ông.
Miếng bánh 'nghẹn cổ' có thể chỉ là một sự cố nhưng chuyện ngồi ăn bánh cũng ngã và ngất hẳn không giúp cho hình ảnh của vị tổng thống 'cường quốc số một'.
Ngược lại, người ta cũng có thể nói bộ máy của Hoa Kỳ về cơ bản là mạnh khoẻ vì luôn có một phó tổng thống sẵn sàng thế chỗ cho nhân vật số một nếu xảy ra chuyện gì.
Nhưng tại Liên Xô cũng thì lại khác.
Sử sách nhắc lại 'kỷ nguyên trì trệ Brezhnev' để nói về Liên Xô suy thoái.
nullTranh biếm họa của Sergei Yelkin về ông Brezhnev nhìn 5 vòng tròn Olympics đọc thành 5 chữ O.
Năm 1975, ông Leonid Brezhnev, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô (69 tuổi) bị một cú đột quỵ, báo hiệu thời kỳ đau yếu kéo dài.
Nhưng Liên Xô không có cơ chế thay ông và chỉ có thể trao bớt quyền cho hai ủy viên Bộ Chính trị khác, Mikhail Suslov và Andrey Kirilenko.
Đến năm 1978 thì ông Brezhnev còn yếu hơn nữa vàquyền lực được chuyển dần cho người mà ông tin cẩn là Konstantin Chernenko.
Một cuộc tranh giành quyền lực bùng nổ với Cựu lãnh đạo KGB Yuriy Andropov tìm cách hạ uy tín của cả Brezhnev và Suslov.
Năm 1982, ông Brezhnev bị đột quỵ một lần nữa và ông Suslov qua đời, khiến ông Andropov gần như nắm trọn quyền lực.
Nhưng phải đợi đến lúc ông Brezhnev mất vào tháng 11/1982, ông Andropov mới lên thay.
Tất cả diễn ra sau bức tường Điện Kremlin và báo chí Liên Xô không được phép nói gì vì sức khoẻ lãnh tụ là 'bí mật quốc gia'.
Nhưng các bản cáo phó liên tiếp đưa ra cũng khiến giới quan sát quốc tế đặt câu hỏi về sự lão hóa của hệ thống.
Ông Andropov lên cầm quyền vào tháng 6/1983 thì đến tháng 2/1984 đã chết.
Ông Chernenko lên kế nhiệm ngay để rồi đến ngày 10/3/1985 cũng qua đời.
Vì thế ở Đông Âu từng có tiếu lâm nói Đài Tiếng nói Moskva đưa tin 'Dù sức khoẻ chưa thật tốt, sau khi phẫu thuật và vẫn còn hôn mê, đồng chí tổng bí thư vẫn chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị".
Các khách nước ngoài kể lại những cuộc gặp mà lãnh đạo Liên Xô được đẩy trên xe lăn ra gật đầu chào mấy câu rồi quay vào bệnh viện.
Người kế tục trẻ tuổi là Michail Gorbachev đã chuyển hẳn hướng đi của chính trị Liên Xô nhưng văn hóa chính trị Nga thì vẫn luôn có một truyền thống đầy sức sống về những đồn đoán liên quan tới sức khoẻ lãnh đạo.
Lý do là vận mệnh quốc gia ở đó thường gắn liền với sức khoẻ quan chức.
Gần đây nhất, tháng 3/2015, Tổng thống Vladimir Putin vắng mặt một số ngày, làm nổ ra nhiều đồn đại, khiến Điện Kremlin phải họp báo giải thích.
nullÔng Putin luôn tỏ ra 'cường tráng' hơn bình thường
Người ta quan tâm vì ông Putin luôn tỏ ra 'rất cường tráng' với các màn cởi trần cưỡi ngựa, lái phản lực được tuyên truyền rộng rãi.
Còn tại Trung Quốc, nhiều nhân vật trong bộ máy Đảng Cộng sản và Quân Giải phóng vào thời Cách mạng Văn hóa đã bị hạ bệ, xét xử, thậm chí để cho chết, báo hiệu một thời đại loạn.
Nguyên soái Hạ Long (1896-1969), nhân vật số hai trong Quân ủy Trung ương và từng làm Phó Thủ tướng, chỉ vì muốn bảo vệ Bành Đức Hoài mà bị Giang Thanh quy kết là 'đầu sỏ hữu phái'.
Báo chí Trung Quốc hùa theo và gọi ông là kẻ phản Đảng.
Năm 1966 ông bị hạ bệ và giam tại gia cho tới lúc qua đời năm 1969 vì ngã bệnh nhưng chính quyền cắt điện nước vào nhà và không cho chạy chữa.
Nhu cầu thông tin
Những trường hợp kinh khủng như trên ở Trung Quốc xảy ra đã lâu nhưng ngày nay, quy luật sinh lão bệnh tử vẫn xảy ra với mọi con người, kể cả họ là chính trị gia.
Không thấy thông tin chính thức ai tạm thay Tướng Thanh khi ông ra nước ngoài chữa bệnh
Điều quan trọng là tin về bệnh tật của quan chức có được thông báo công khai, đồng thời tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân và gia đình họ hay không.
Mới hồi tháng 2/2015, Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore phải phẫu thuật khối u tiền liệt tuyến.
Chính phủ thông báo rõ trong một tuần ông vắng mặt chữa bệnh (medical leave), Phó Thủ tướng Teo Chee Hean sẽ tạm điều hành nội các Singapore.
.............................................
Dư luận ở đâu cũng có nhu cầu chính đáng cần được thông tin về quan chức cao cấp.
Đồn đoán, bình phẩm là thứ không tránh khỏi nhưng các thủ tục rõ ràng về quyền nghỉ ốm và cơ chế kiêm nhiệm chức vụ sẽ giúp làm giảm bớt lời đồn thổi và tạo được niềm tin là quan chức ốm nhưng hệ thống vẫn vận hành mạnh khoẻ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Canh cái gì?


Nhân việc Cuba mở sứ quán tại Mĩ, có người buồn rầu: Thế là Cuba buông súng ngủ à, chỉ còn mõn ta thức! hu hu...
Con đĩ đầu ngõ nghe thấy thế nói luôn: "Khổ, thức để canh đống của tham nhũng được chứ canh giữ chó gì hòa bình ! Chẳng qua nói thế cho sang, lạ đéo gì!"
Đúng là đồ đĩ, nói tục như ranh!
.21/7-2015
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xoay trục sang Châu Á: Tầm nhìn và Hành động


Tương lai chính trị sẽ được quyết định tại châu Á, chứ không phải tại Afghanistan hay Iraq, và Mỹ sẽ ở ngay tại tâm điểm của hành động đó” (Hillary Clinton)

Từ “Xoay trục” đến “Tái cân bằng” đến “Xoay trục 2.0”: Tiếng kèn ngập ngừng
Quan điểm của Hillary Clinton về Châu Á có tầm nhìn chiến lược và được các nước châu Á hoan nghênh (trừ Trung Quốc). Nếu bà Clinton được bầu làm Tổng thống thì sẽ là tin mừng đối với châu Á (nhưng sẽ là tin buồn đối với Trung Quốc). Tuy nhiên, giữa tầm nhìn và hành động có một khoảng cách. Làm thế nào để thu hẹp khoảng cách này?


Gần đây người ta thường nói đến “Xoay trục sang châu Á” như một cụm từ thông dụng và là tâm điểm chính sách châu Á của chính quyền Obama. Vậy nó được hình thành như thế nào, thực chất là gì, và triển vọng ra sao? Thực ra ngay từ đầu, nó không phải là kết quả nghiên cứu sâu sắc của một think tank nào cả, mà là hệ quả do phản ứng linh hoạt và nhạy bén của các nhà ngoại giao Mỹ, đứng đầu là ngoại trưởng Hillary Clinton.

Chính Hillary Clinton là người đầu tiên đã tuyên bố tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (2009) rằng Mỹ có lợi ích chiến lược tại khu vực này (làm Trung Quốc tức giận). Các nhà quan sát coi đó là khởi đầu chính sách “xoay trục” hay “tái cân bằng”. Nhưng cả Trung Quốc lẫn các nước đồng minh của Mỹ tại khu vực lúc đó chưa thực sự tin vào chủ trương này của Mỹ. Washington phải có tầm nhìn rõ ràng và hành động mạnh mẽ hơn.

Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (Hà Nội, 22/7/2011), ngoại trưởng Hillary Clinton đã chuẩn bị kỹ hơn và đọc một bài diễn văn khẳng định lập trường của Mỹ tại châu Á (làm ngoại trưởng Dương Khiết Trì tức giận bỏ ra ngoài). Hội nghị đó là một bước ngoặt, khi Mỹ khẳng định lợi ích chiến lược và vai trò lãnh đạo của mình, xóa được phần nào nghi ngờ của đồng minh, và làm Trung Quốc lo ngại. Trong một lần đối thoại với bà Clinton, ông Đới Bỉnh Quốc đã hỏi, “Tại sao các vị không xoay trục đi chỗ nào khác ngoài khu vực này?”

Vào tháng 11/2011, trong một bài dài đăng trên tạp chí “Foreign Policy”, ngoại trưởng Hillary Clinton đã lý giải chính sách “xoay trục” bằng một quan điểm mới là Mỹ chủ động chứ không phải bị động: Mỹ quyết định rút quân khỏi Iraq và Afghanistan là nhằm “xoay trục” sang châu Á, chứ không phải là Mỹ bị động “thoái lui” trong thế yếu. Hillary Clinton đã đề xuất 6 hành động chủ chốt để “xoay trục” (trong đó có 4 điểm được “mượn” trong nội dung một báo cáo của CSIS). Nhưng tầm nhìn phải có hành động kèm theo.

Trước khi Tổng thống Obama đến dự Hội nghị Thượng đỉnh châu Á tại Bali (11/2011), ông đã quyết định đến thăm Australia để tuyên bố điều động 2.500 lính thủy đánh bộ đến Darwin, như một hành động cụ thể để “xoay trục” sang Châu Á, nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ và đồng minh. Tuy nhiên, quyết định mang tính tượng trưng đó lại gây ấn tượng là chính sách “xoay trục” của Mỹ chủ yếu là điều động binh lực, nên không lâu bền. Vì vậy, 6 tháng sau, Washington đã điều chỉnh thuật ngữ “xoay trục” thành “tái cân bằng”.

Dù sao, đó là khởi đầu tốt đẹp mà bà Hillary Clinton đã có công đề xướng nhằm khẳng định lợi ích chiến lược và vai trò lãnh đạo của Mỹ tại khu vực, làm các nước đồng minh tạm yên tâm trước đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc. Nhưng đáng tiếc sau đó, Washington đã không có hành động tiếp theo để biến nó thành một chiến lược nhất quán. Hơn nữa, Tổng thống Obama còn hoãn chuyến thăm 4 nước châu Á và không dự Hội nghị Thượng đỉnh châu Á tại Indonesia và Brunei (10/2013) vì chính phủ Mỹ “đóng cửa” (do hết kinh phí).

Quyết định không đúng lúc này đã làm cho Tổng thống “mất mặt”, gây hoang mang, nghi ngờ về chính sách “xoay trục” của Mỹ, gửi đi một tín hiệu xấu. Điều này làm người ta nhớ lại “Tiếng kèn Ngập ngừng” (Uncertain Trumpet, Maxwell Taylor, 1960). Tất nhiên Trung Quốc mừng ra mặt, tranh thủ phân hóa ASEAN, tuyên truyền là đừng tin vào Mỹ. Một khi đã mất lòng tin thì rất khó lấy lại. Tại sao một số nước ASEAN ngả theo Trung Quốc? Không phải họ chỉ sợ cái gậy của Trung Quốc, mà họ còn cần củ cà rốt của Trung Quốc.

Tháng 5/2014, Trung Quốc đột ngột đưa giàn khoan HD981 vào Biển Đông, và ráo riết xây dựng các căn cứ quân sự và đảo nhân tạo tại các đảo ngầm mà họ chiếm tại Trường Sa và Hoàng Sa. Hành động ngang ngược này đã làm lãnh đạo Hà Nội bị sốc và bừng tỉnh khỏi cơn mê ngủ, và làm Washington giật mình. Trung Quốc đã bộc lộ bộ mặt thật là kẻ cướp muốn chiếm cả Biển Đông, không những đe dọa chủ quyền các nước khu vực mà còn đe dọa tự do hàng hải quốc tế, thách thức lợi ích chiến lược và vai trò cầm đầu của Mỹ.

Đây là bước ngoặt quan trọng làm người Mỹ phải điều chỉnh tư duy chiến lược, nhất là trong giới nghiên cứu và Quốc hội, buộc chính quyền Obama phải có thái độ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Mỹ đã đưa máy bay trinh sát và tàu chiến đến biển Đông để tuần tiễu, bất chấp Trung Quốc phản đối, đồng thời tăng cường quan hệ với Việt Nam, không chỉ về kinh tế chính trị mà còn cả về an ninh quốc phòng. Vừa rồi, Tổng thống Obama đã đón tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục, bất chấp nhiều ý kiến phản đối. Tổng thống Obama cũng quyết tâm đẩy nhanh quá trình đàm phán TPP, và bỏ dần cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam. Các nhà quan sát cho rằng bước ngoặt này dẫn đến “Xoay trục 2.0”.

Bản chất chính sách “xoay trục” hay “tái cân bằng” là nhằm “ngăn chăn” Trung Quốc trỗi dậy hung hãn như quái vật “Frankenstein” (Richard Nixon, 1994), đe dọa lợi ích chiến lược của Mỹ và thách thức vai trò lãnh đạo của Mỹ. Vì vậy, từ chỗ ban đầu tìm cách lý giải cho việc rút quân Mỹ khỏi Afghanistan và Iraq, nay Washington đã có lý do chính đáng để chuyển hướng ưu tiên chiến lược từ Trung Đông sang châu Á-Thái Bình Dương. Có lẽ Mỹ nên cảm ơn Trung Quốc vì họ đã bộc lộ bản chất quái vật Frankenstein quá sớm.

Nhưng tầm nhìn mới đòi hỏi Washington phải có hành động mới quyết liệt và đồng bộ hơn. Nhiều người tại khu vực vẫn lo ngại “tiếng kèn ngập ngừng” của Mỹ. Họ cho rằng bà Susan Rice (Cố vấn An ninh Quốc gia) không hiểu biết mấy về khu vực này và cũng chẳng thực sự quan tâm, trong khi đó ông John Kerry (ngoại trưởng) tuy có kinh nghiệm, nhưng lại bị lôi cuốn vào bàn cờ Trung Đông, Iran và Ukraine nên không còn thời gian cho châu Á. Có lẽ vì vậy mà Tổng thống Obama đã hủy bỏ chuyến thăm Châu Á (năm 2013). Hy vọng chuyến thăm Châu Á và Việt Nam dự kiến vào cuối năm nay không bị ông hủy bỏ.

Trước sức ép kinh tế và quân sự của Trung Quốc hiện nay, các nước châu Á rất cần Mỹ. Nhưng họ cần nhất một lập trường nhất quán (không phải là “tiếng kèn ngập ngừng”). Người châu Á cần Mỹ không phải chỉ để đối phó với nguy cơ Trung Quốc trước mắt, mà còn nhằm hợp tác lâu dài, giúp các nước khu vực phát triển và dân chủ hóa. Họ cần những người hiểu biết và đồng cảm với khu vực, để lắng nghe những mối quan tâm, lo lắng của họ. Đấy mới là ý nghĩa thực sự của “Tham dự Tích cực” và “xoay trục”.

Nội dung “xoay trục” không phải chỉ có điều động binh lực Mỹ (như điều lính thủy đánh bộ đến Darwin) mà còn phải tăng cường sức mạnh quân sự cho các đồng minh tại khu vực (như bỏ cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam). “Xoay trục” không phải chỉ tăng cường hợp tác kinh tế khu vực để tránh lệ thuộc vào Trung Quốc (qua TPP) mà còn thúc đẩy hợp tác văn hóa giáo dục (như dự án Đại học Fulbright). Tuy nhiên, muốn biến tầm nhìn thành hiện thực, phải hành động kịp thời và quyết liệt hơn, vì nếu hành động quá ít và quá chậm (too little too late) thì sẽ mất cơ hội hoặc phải trả giá đắt. Nên nhớ dự án Đại học Fulbright đã bị chậm lại gần hai thập kỷ, và chương trình đào tạo FETP (trường Fulbright) đã suýt nữa bị xóa sổ. 

Tầm nhìn và hành động của Mỹ ở khu vực: Duy trì nguyên trạng 
Lich sử tham dự của Mỹ tại châu Á-Thái bình Dương có thể tóm tắt như sau. Trước và trong đại chiến thứ 2, đối thủ chính của Mỹ ở khu vực này là Nhật, đã canh tân giàu mạnh và quân sự hóa trở thành phát xít. Bắt đầu cuộc chiến, vì chủ quan khinh địch nên Mỹ đã bị Nhật bất ngờ nện cho một trận thua nhục nhã tại Trân Châu Cảng. Đừng tưởng Nhật bắt chước phương Tây để hiện đại hóa thì sẽ giống phương Tây, không đánh Mỹ. Lúc kết thúc cuộc chiến, để ra oai Mỹ đã nện cho Nhật 2 quả bom nguyên tử (tuy không cần thiết để Nhật đầu hàng).

Sau chiến tranh, trong khi Nhật trở thành đồng minh chính của Mỹ thì Trung Quốc lại trở thành đối thủ chính của Mỹ tại khu vực này. Nhất là sau 1949, Trung Quốc đã trở thành cơn ác mộng mới, làm Mỹ phải đau đầu “ngăn chặn”, dẫn đến 2 cuộc chiến tranh đẫm máu tại Triều Tiên và Việt Nam, làm Mỹ hao tổn bao xương máu, tiền của và thời gian. Nhưng chống Trung Quốc mãi không ổn, Mỹ đã “xoay trục” bắt tay với Trung Quốc để rút khỏi Việt Nam, tập trung chống Liên Xô, và chia sẻ quyền lực với Trung Quốc tại khu vực. Đó là “sáng kiến vĩ đại” của tiến sĩ Henry Kissinger, dẫn đến Shanghai Communique (1972). Nhưng đừng tưởng bắt tay với Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ giống Nhật Bản, không chống Mỹ.

Không phải ông Kissinger không giỏi, và mưu kế của ông ấy không cao. Nhưng tầm nhìn của ông ấy khác với tầm nhìn của người Trung Quốc, và tư duy của người Mỹ khác với tư duy của người Trung Quốc. Ông Kissinger có thể chơi cờ vua giỏi, nhưng chắc không giỏi cờ tướng hay cờ vây. Ông ấy có thể thạo binh pháp Clausewitz, nhưng chắc không thạo binh pháp Tôn Tử. Không biết ông ấy có thực sự tin rằng “Constructive Engagement” là diệu kế có thể thuyết phục người Trung Quốc “trỗi dậy trong hòa bình” không, nhưng thực tế là ông ấy đã giúp Trung Quốc trở thành quái vật Frankenstein. Chính sếp của ông ấy là cố Tổng thống Nixon đã nghĩ như vậy, và chính đệ tử của ông ấy là Robert Blackwill cũng nghĩ như vậy.

Tôi nhớ năm 1992-1993, tôi định tham gia một khóa học tại Belfer Center (Harvard KSG) có cái tên rất kêu là “Đổi mới Tư duy Chiến lược Mỹ” (Rethinking American Strategic Interests) do ông Robert Blackwill phụ trách. Nhưng sau đó, tôi đã bỏ ý định này và quay sang nghiên cứu Nhật Bản (theo ông Erzra Vogel) vì hai lý do đơn giản. Thứ nhất, ông Graham Allison (giám đốc trung tâm) không còn phụ trách khóa học này (vì được gọi lên Washington làm việc khác); Thứ hai, khóa học đó chẳng đề cập gì đến Trung Quốc và Đông Á (một lỗ hổng lớn). Chẳng lẽ chiến lược của một siêu cường lại dựa trên những “lỗ hổng tư duy” như vậy? Mất gần hai thập kỷ sau ông Robert Blackwill mới đổi mới tư duy về chính sách Trung Quốc. Như vậy, đâu phải là “tầm nhìn xa”, càng không phải “phản ứng linh hoạt”. Nhưng “muộn còn hơn không”.

Trong khi Mỹ rút quân chiến đấu khỏi Việt Nam (theo Hiệp định Paris, 1973) và bỏ rơi Nam Việt Nam (30/4/1975) thì Trung Quốc đã lợi dụng thời cơ “đục nước béo cò” đánh chiếm các đảo Hoàng Sa của Việt Nam (1/1974). Mỹ biết nhưng đã lờ đi, không giúp hải quân VNCH chiếm lại. Chính sách Trung Quốc của Mỹ lúc đó đã “Xoay trục” từ “Ngăn chặn” thành “Tham dự Tích cực” (Constructive Engagement). Khi các “đại ca” đã bắt tay nhau, thì các “đàn em” sẽ bị hy sinh hoặc bị bỏ rơi, dù Việt Cộng hay Chống Cộng cũng vậy.

Sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ rút quân khỏi Thailand (Utapao, Udon, Korat) và Philippines (Clark, Subic), chỉ giữ lại mấy căn cứ quân sự tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Sự có mặt của Mỹ tại khu vực này giảm xuống tới mức thấp nhất, tạo ra một khoảng trống quyền lực, nhất là tại Đông Nam Á nơi các nước ASEAN yếu và dễ phân hóa. Biển Đông hầu như bị bỏ ngỏ, là cơ hội vàng đối với Trung Quốc. Nhưng lúc đó Trung Quốc còn yếu nên chưa dám liều, phải nghe theo Đặng Tiểu Bình “lặng lẽ chờ thời” để “ngư ông đắc lợi”.

Nay Tập Cận Bình lên ngôi đã củng cố xong quyền lực, thấy thời cơ tốt (hoặc vì nội bộ bất ổn) nên đã quyết định đẩy nhanh lấn chiếm và kiểm soát Biển Đông (là nơi vừa xung yếu, vừa nhiều tài nguyên). Chính Tập Cận Bình đã buộc người Mỹ phải mở mắt, tạm biệt chủ thuyết “Tham dự Tích cực” (Constructive Engagement) của tiến sĩ Kissinger, để trở về tương lai với chủ thuyết “Ngăn chặn” (Containment). Nhưng “Ngăn chặn” thế nào?

Tầm nhìn và hành động của Trung Quốc: Thay đổi nguyên trạng
Các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc đều có tham vọng bành trướng bá quyền, muốn nhòm ngó và thôn tính các nước láng giềng. Vấn đề chỉ là chờ thời gian và cơ hội. Không làm gì có chuyện Trung Quốc “trỗi dậy trong hòa bình” như người Mỹ tưởng. Dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc đã đủ mạnh, không những là cường quốc hạt nhân và quân sự, mà còn vượt qua Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới. Lãnh đạo Trung Quốc cho rằng thời cơ đã đến, có thể thách thức vai trò cầm đầu của Mỹ, nhân lúc Mỹ đang lúng túng đối phó với khủng hoảng kéo dài tại Trung Đông và khủng hoảng mới tại châu Âu.

Về phía Tây, Trung Quốc muốn bành trướng ra khu vực Trung Á giàu tài nguyên và khu vực Nam Á-Ấn Độ Dương có vị trí chiến lược quan trọng. Trong một thời gian dài, Trung Quốc đã thao túng được chính quyền quân sự Myanmar làm con bài để phân hóa ASEAN, và bành trướng xuống Nam Á. Nhưng từ khi tình hình chính trị Myanmar thay đổi bất lợi cho Trung Quốc và có lợi cho Mỹ, thì hướng bành trướng này bị ngăn chặn. Không phải ngẫu nhiên Trung Quốc gần đây đã thỏa thuận tài trợ cho Pakistan 46 tỷ USD.

Về phía Bắc, Trung Quốc từ lâu đã nhòm ngó và thèm muốn nguồn tài nguyên (dầu hỏa) tại khu vực Siberia rộng lớn, nhưng Nga không phải là đối thủ dễ chơi. Gần đây Trung Quốc lợi dụng cơ hội Nga bị Mỹ và phương Tây cấm vận vì khủng hoảng Ukraine, để xích lại gần Nga như một “lá bài răn đe” Mỹ và để tranh thủ mua rẻ dầu hỏa của Nga. Nhưng Nga khó trở thành đồng minh chiến lược của Trung Quốc, vì Nga biết rõ tham vọng của Trung Quốc, và không quên Trung Quốc đã từng liên kết với Mỹ để chống Liên Xô.

Về phía Đông, sau khi “bình định” xong Hong Kong và Ma Cao, Trung Quốc muốn thôn tính nốt Đài Loan (là “lợi ích cốt lõi”) và các hải đảo tại Biển Hoa Đông. Việc Trung Quốc tuyên bố “khu vực nhận diện phòng không” tại Biển Hoa Đông và tranh chấp đảo “Điếu Ngư” (Senkaku) với Nhật Bản đã làm khu vực này nóng lên, và làm quan hệ Trung-Nhật căng thẳng. Tuy nhiên, lãnh đạo Trung Quốc thừa hiểu Nhật Bản và Hàn Quốc không phải là những đối thủ dễ chơi vì tiềm lực họ mạnh, và là đồng minh chiến lược của Mỹ.

Về phía Nam, khu vực Đông Nam Á, nhất là bán đảo Đông Dương và Biển Đông là khâu yếu nhất, dễ thôn tính nhất. Trong khi Việt Nam bị Trung Quốc thao túng, thì ASEAN cũng yếu và dễ bị phân hóa. Vai trò Việt Nam trong ASEAN quan trọng không phải vì tiềm lực kinh tế, mà vì địa chính trị đối với Trung Quốc. Trong lịch sử, Việt Nam không bao giờ chịu khuất phục Trung Quốc. Nhưng đáng tiếc là sau thỏa thuận dại dột tại Thành Đô (9/1990) vị trí địa chính trị của Việt Nam đã bị vô hiệu hóa vì bị mắc kẹt trong cái bẫy ý thức hệ với Trung Quốc, bị Trung Quốc khống chế mọi mặt, cả kinh tế lẫn chính trị.

Không phải ngẫu nhiên Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền “đường chín đoạn”, đem giàn khoan HD 981 đến Biển Đông xâm phạm chủ quyền Việt Nam (5/2014), ráo riết xây dựng các căn cứ quân sự và đảo nhân tạo tại các đảo đá ngầm mà họ chiếm tại Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là một bước ngoặt mới trong tầm nhìn của lãnh đạo Bắc Kinh, làm lãnh đạo Hà Nội bị sốc và bừng tỉnh khỏi cơn mê ngủ, và làm cho lãnh đạo Washington cũng phải giật mình lo ngại, buộc phải tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc. Chính nước cờ thế (gambit) này của Trung Quốc đang xô đẩy Việt Nam vào vòng tay người Mỹ.

Ông Tập Cận Bình đã từ bỏ lời khuyên của ông Đặng Tiểu Bình, và làm ngược lại các lãnh đạo trước đó. Bắc Kinh đã triển khai một chính sách đối ngoại và chính sách kinh tế đầy tham vọng với “Giấc mộng Trung Hoa” (China Dream), “Giấc mộng châu Á-TBD” (Asia-Pacific Dream), “Con đường Tơ lụa Trên biển” (Maritime Silk Road), “Vành đai Kinh tế CĐTL” (Silk Road Economic Belt), “Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á” (Asian Infrastructure Investment Bank), “Ngân hàng Phát triển Mới” (New Development Bank) để thách thức Mỹ và phương Tây. Trung Quốc không chỉ võ mồm, mà đầu tư rất lớn. Theo giáo sư David Shambaugh, nếu cộng tất cả các khoản đầu tư của Trung Quốc vào các dự án lớn này, con số lên đến 1.41 ngàn tỷ USD. (Trong khi kế hoạch Marshal trước đây chỉ có 103 tỷ USD).

Như một quy luật, Trung Quốc càng giàu mạnh thì lại càng hung hăng, càng muốn thách thức và thay đổi trật tự thế giới cũ do Mỹ cầm đầu. Việc Trung Quốc gấp rút xây dựng các căn cứ quân sự và đảo nhân tạo tại Biển Đông nhằm kiểm soát toàn bộ vùng biển này là hành động tất yếu, chỉ là vấn đề thời gian. Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông bằng cách lấn dần từng mảng, như chuyện đã rồi, dù thiên hạ có phản đối nhưng chẳng ai làm gì được.

Nhiều người cho rằng Trung Quốc có tiềm lực kinh tế và quốc phòng rất mạnh (chỉ đứng sau Mỹ) nên có thể làm gì cũng được. Nhưng nếu xét kỹ thì “Gót chân Asin” của Trung Quốc không phải chỉ là vùng xa xôi hẻo lánh khó quản lý như Tây Tạng, Tân Cương, mà ở ngay tại các trung tâm lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến. Thứ nhất, đó là khoảng cách giàu nghèo và sự bất bình ngày càng tăng của dân chúng, ở thành phố cũng như nông thôn. Số lượng các cuộc biểu tình và bạo động ngày càng tăng, cả về số lượng và quy mô. Bóng ma Thiên An Môn vẫn còn lảng vảng đâu đây, để một ngày nào đó có thể nổi lên bóp cổ chế độ.

Thứ hai, Trung Quốc tuy giàu, nhưng thị trường tài chính/chứng khoán rất dễ bị tổn thương vì nó liên thông toàn cầu. Chỉ trong 3 tuần tháng 6/2015, Trung Quốc đã mất 3.400 tỷ USD (bằng 44% GDP quốc gia). Không biết sự kiện bán tháo chứng khoán gây náo loạn gần đây có “bàn tay thù địch” nào không, nhưng đó là một lời cảnh báo, chắc còn tiếp diễn. Chiến tranh mạng là con dao hai lưỡi đối với Trung Quốc. Đó là cuộc chiến không có tiếng súng, không cần tuyên bố, xảy ra chớp nhoáng, nhưng hậu quả khôn lường. Thị trường chứng khoán có thể là mục tiêu đầu tiên của một cuộc chiến tranh mạng giữa các cường quốc.

Thứ ba, chưa biết đấu tranh quyền lực tại Trung Quốc do tập Cận Bình phát động dưới danh nghĩa chống tham nhũng (“đả hổ diệt ruồi”) sẽ dẫn tới đâu, nhưng người ta bắt đầu liên tưởng đến hệ quả “cách mạng văn hóa kiểu mới” như “quả bom nổ chậm”. Theo các giới nghiên cứu, 64% dân giàu Trung Quốc (vốn trên 1.6 triệu USD) đã và đang di cư ra nước ngoài. Nếu có biến động về chính trị hay tài chính thì cuộc di cư ồ ạt này (“bỏ phiếu bằng chân”) sẽ làm nền kinh tế Trung Quốc kiệt quệ nhanh chóng. Có lẽ những lý do nội bộ này là động cơ chính thúc đẩy Bắc Kinh triển khai một chính sách đối ngoại hung hăng hơn, mặc dù tự làm cô lập mình, ngược lại với chiến dịch lấy lòng thiên hạ (“Charm Offensive”).

Trung Quốc sẽ tiếp tục chơi nưóc cờ thế (gambit) đe dọa Việt Nam và phân hóa ASEAN, nhằm vô hiệu hóa chiến lược mới của Mỹ. Những dấu hiệu gần đây cho thấy, nếu Việt Nam xích lại gần Mỹ, họ sẽ dùng cái gậy để hù dọa. Nếu thấy yếu bóng vía, họ sẽ hù dọa bằng “bên miệng hố chiến tranh”, gây sức ép từ phía Bắc, phía Đông, và phía Tây Nam (dùng con bài Campuchia).  Nếu thấy tham lam, họ sẽ dùng củ cà rốt to hơn để mua tiếp. Cái gậy hay củ cà rốt đều là “sức mạnh cứng” họ có thừa. Nhưng cái họ thiếu là “sức mạnh mềm”.

Trung Quốc cũng đầu tư rất lớn vào “sức mạnh mềm” (David Shambaugh ước tính 10 tỷ USD mỗi năm), bao gồm báo chí tuyên truyền, giao lưu hoc thuật, văn hóa thể thao, v.v. với quy mô toàn cầu, thông qua cái gọi là “Charm Offensive” (để thu phục lòng người). Nhưng có điều là họ kiêu ngạo quá nên không hiểu thế nào là “sức mạnh mềm”. Người Trung Quốc nhầm lẫn “sức mạnh mềm” với tuyên truyền, và tưởng có nhiều tiền là mua được (Joe Nye). Họ đầu tư vào “sức mạnh mềm” như đầu tư làm đường sắt cao tốc (David Shambaugh).

Tầm nhìn mới về khu vực: Vượt ra khỏi (beyond) ASEAN 
ASEAN là một ý tưởng hay. Nhưng ASEAN 10 không phải là ASEAN 5. Đó là một bức tranh Mosaic, lắp ghép bằng các mảng miếng đa dạng có màu sắc khác nhau, rất dễ bị Trung Quốc phân hóa và thao túng. Đoàn kết ASEAN đến nay vẫn là khẩu hiệu suông. Muốn có một ASEAN mạnh, có tiếng nói chung, ép được Trung Quốc phải theo luật chơi (như “COC” và đàm phán đa phương), thì các nước ASEAN phải ra khỏi “cái hộp thể chế”. Nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ nước khác là một điểm yếu hiện nay khi đối phó với Trung Quốc.

“ARF” (Asian Regional Forum), “APEC”, hay “East Asia Summit”, v.v. là những ý tưởng tốt. Nhưng đến nay, nó chỉ là câu lạc bộ để thảo luận, chứ chưa phải để hành động, trong khi đó cái bóng đen của con rồng Trung Quốc đã phủ khắp Biển Đông. Những gì mà ARF làm được còn quá ít và quá muộn không đủ đối phó với mối đe dọa của Trung Quốc. Phải có một khuôn khổ mới hiệu quả hơn, làm nòng cốt cho an ninh tập thể khu vực.

“ASEAN + 1” là một ý tưởng đúng, nhưng đến nay chưa hiệu quả, vì còn thiếu khuân khổ thích hợp để gắn kết với TPP. Trong số các đối tác của ASEAN, Nhật Bản có vai trò quan trọng nhất Đông Á, nhưng trước đây còn rụt rè. Gần đây, trước sự đe dọa của Trung Quốc, chính phủ của thủ tướng Abe cứng rắn hơn, cuối cùng đã vượt ra khỏi được “cái hộp hiến pháp” để có vai trò an ninh khu vực. Tại Đối thoại Shangri-La, Singapore (29-31/5/2015) Bộ trưởng Quốc phòng Gen Nakatani đã đề xuất cùng 10 nước ASEAN tuần tra Biển Đông. Đây là một ý tưởng đúng, nhưng không khả thi (vì khó huy động cả 10 nước ASEAN).

Ngoài Nhật, Australia cũng là một đối tác quan trọng, nhưng lâu nay bị coi là “người ngoài” (odd man out), vì lợi ích chưa thực sự gắn bó với khu vực. Gần đây, Australia còn tự nguyện bỏ tiền ra tìm kiếm chuyến bay Malaysia Airlines 370 bị mất tích tại Ấn Độ Dương (nghe nói là để lấy lòng Trung Quốc). Về thương mại và đầu tư, Australia rất cần Trung Quốc. Nhưng sau khi Chính quyền Obama có thái độ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, điều động máy bay trinh sát đến tuần tra Biển Đông, thì Canberra đã thay đổi hẳn thái độ. Ngày 1/6/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Kevin Andrews đã tuyên bố Australia sẽ tiếp tục cho máy bay quân sự bay qua Biển Đông ngay cả khi Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ).

Nhưng để duy trì lập trường và vai trò tích cực của Nhật Bản và Úc, gắn kết hai đối tác có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh tại châu Á-Thái Bình Dương với an ninh tập thể khu vực này, phải có một cơ chế mới hiệu quả hơn. Sự chuyển hóa tích cực của bức tranh địa chính trị tại khu vực này sẽ phụ thuộc vào ba yếu tố thiết yếu sau đây.

Thứ nhất, “tam giác đều” Mỹ-Trung-Việt phải chuyển hóa nhanh thành “tam giác lệch”, với chiều Mỹ-Việt xích lại gần nhau hơn như “đối tác chiến lược trên thực tế” (de facto), đủ để Việt Nam tin tưởng mà bỏ chính sách “ba không” (three no’s) đang làm vô hiệu hóa khả năng bảo vệ chủ quyền của Việt Nam và vai trò của Việt Nam trong khu vực. Nhưng muốn thực hiện được yếu tố thứ nhất, phải thực hiện nhanh yếu tố thứ hai.

Thứ hai, phải mau chóng lập “tứ giác chiến lược” (strategic rectangle) gồm Nhật-Việt-Úc-Phi, thành nhóm nước “tiên phong” (frontline grouping) làm nòng cốt cho an ninh tập thể khu vực. “Tứ giác chiến lược” này cần dựa trên “tầm nhìn Đông Á” và thể chế hóa như một “liên minh chiến lược” (strategic alliance). “Tư giác chiến lược” này có 3 lợi thế: (1) Dễ thực hiện vì cả bốn nước đã là đối tác chiến lược/toàn diện, (2) Không sợ “quá nhạy cảm” với Trung Quốc (như đối tác chiến lược Mỹ-Việt). (3) Làm đầu tầu kết nối các nước Đông Á, thực hiện “Tầm nhìn Đông Á” bằng hành động cụ thể (hợp tác quân sự, tập trận và tuần tra chung).

Thứ ba, phải mau chóng chuyển sang “fast track” để sớm biến TPP thành hiện thực, làm cơ sở hỗ trợ những nước yếu như Việt Nam khỏi phụ thuộc vào Trung Quốc, và gắn kết các nước khu vực Đông Á lại với nhau thành đồng minh “cùng hội cùng thuyền” (beyond ASEAN).

Tiến tới “Xoay trục 3.0”: Sức mạnh thông minh 
Từ “xoay trục” đến “tái cân bằng” và “xoay trục 2.0” là một quãng đường dài, nhưng vẫn còn “quá ít và quá muộn” (too little too late). Nói theo ngôn ngữ điện ảnh, thì “Chiếc cầu Còn xa” (a Bridge Too Far)” (tên một bộ phim chuyện của Joseph Levine, 1977). Có lẽ đã đến lúc phải nghĩ đến “Xoay trục 3.0”, để đối phó với Trung Quốc, không phải chỉ bằng “sức mạnh cứng” mà còn bằng “sức mạnh mềm” (vì đó chính là điểm yếu của Trung Quốc).   

Về thực chất, chính sách “xoay trục” sang châu Á là nhằm “tái cân bằng” lực lượng để “ngăn chặn” Trung Quốc bành trướng. Việc điều động 2.500 lính thủy đánh bộ đến Darwin, cho máy bay trinh sát và tàu chiến tuần tra Biển Đông, mới chỉ là bước dạo đầu. Mỹ cam kết bố trí 60% lực lượng hải quân ở châu Á-Thái Bình Dương (trong khi ở Đại Tây Dương là 40%). Hiện nay tỉ lệ bố trí tại hai nơi này là 50-50. Ngoài ra Mỹ phải giúp các nước đồng minh/bạn bè tại khu vực tăng cường lực lượng. Ví dụ, Mỹ đang bỏ dần cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam và từng bước nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược”, để hải quân Mỹ có thể sử dụng căn cứ Cam Ranh, và hải quân Việt Nam có thể tham gia tập trận và tuần tra Biển Đông.

Ngoài “xoay trục” bằng tái cân bằng “sức mạnh cứng” (hard power), Mỹ phải tái cân bằng “sức mạnh mềm” (soft power) để có “sức mạnh thông minh” (smart power). Muốn “xoay trục” nhanh và hiệu quả, thì cả hai bên phải “cùng xoay”, vì chỉ có một bên “xoay” thì chẳng khác gì vỗ tay bằng một bàn tay. Mỹ vừa phải “xoay trục” về kinh tế (như thúc đẩy nhanh triển khai TPP) nhằm cô lập Trung Quốc, vừa phải “xoay trục” về văn hóa giáo dục (như triển khai nhanh dự án Đại học Fullbright) và tăng cường giao lưu văn hóa nghệ thuật với các nước (nhất là Việt Nam), để hỗ trợ quá trình dân chủ hóa (là “sức mạnh mềm”).

Có một bài học lịch sử đáng nhớ. Tuy những người Pháp thực dân đã để lại một di sản thuộc địa đáng buồn tại Việt Nam, nhưng những người Pháp nhân văn cũng đã để lại những di sản văn hóa đáng quý. Đó là “hệ quả không định trước” (unintended consequences) cần trân trọng. Những cái tên như Alexandre De Rhodes, Alexandre Yersin, Louis Pasteur, v.v. đã trở thành những “thánh nhân” trong lòng người Việt. Trường Mỹ thuật Đông Dương đã để lại một thế hệ họa sĩ Việt tài năng mà các tác phẩm của họ đã trở thành một hiện tượng bất tử, không thể lặp lại. Dù trải qua bao biến động cách mạng, những biệt thự Pháp tại Hà Nội vẫn là dấu son của thành phố, và “văn hóa rượu vang” không thể thiếu trong một bữa tiệc. Người ta hay nói đùa (hay thật) là “ăn cơm tàu, ở nhà tây, lấy vợ nhật” mới sành điệu (high living).

Nhìn lại lịch sử giao lưu văn hóa với các cường quốc, không hiểu tại sao chỉ có người Pháp để lại được một số di sản văn hóa có ý nghĩa sâu đậm như vậy. Có lẽ vì vậy mà người Pháp đáng yêu hơn là đáng ghét. Trong khi người Trung Hoa đáng ghét hơn là đáng yêu (mặc dù ai cũng thích ăn “cơm tàu” và đọc “Tam Quốc”). Người Nga có nền văn hóa vĩ đại, đã từng là đồng minh chiến lược của Việt Nam, nhưng không hấp dẫn được thế hệ trẻ bằng Vodka và Tolstoy. Người Nhật đến Việt Nam rất sớm, nhưng không ở lâu, chỉ để lại vài hình tượng còn sót lại tại Faifo (Hội An) và “văn hóa Honda” thời hậu chiến. Người Mỹ thời chiến tranh Việt Nam và thời hậu chiến chỉ hấp dẫn người Việt bằng “văn hóa Holliwood và McDonald”.

Nhưng sau 20 năm, đã có 16.500 sinh viên Việt Nam đi học Mỹ (đông nhất trong số các nước Đông Nam Á). Đó là một tin mừng (good news) và tài sản quý (good assets) như là “sức mạnh mềm” để nối kết hai nước. Có lẽ đây là lý do Trung Quốc sợ Việt Nam “diễn biến hòa bình” và sui ta chống Mỹ. Trong khi China Program (tại Havard KSG) mỗi năm đào tạo 60 quan chức cao cấp cho Trung Quốc (gần hai thập kỷ nay) thì Việt Nam vẫn nghe theo Trung Quốc chống “diễn biến hòa bình”, làm “đứa em sinh đôi” là Việt Nam Program tụt hậu quá xa. Chính vì vậy mà dự án Đại học Fulbright càng có ý nghĩa (nhưng đừng quá muộn).

Gần đây, Tổng thống Obama đã nhìn thấy tầm quan trọng của châu Á-Thái Bình Dương, và quyết tâm “xoay trục”, để bảo vệ lợi ích chiến lược và vai trò lãnh đạo của Mỹ, đồng thời bảo vệ các nước đồng minh/bạn bè ở khu vực trước mối đe dọa của Trung Quốc. Tầm nhìn mà bà Hillary Clinton đề xướng nay đang được chính quyền Obama triển khai. Chỉ có điều là hành động như thế nào để tầm nhìn có ý nghĩa và trở thành hiện thực (trước khi quá muộn). Bởi vì, trong khi người Mỹ và người Việt vẫn đang nhảy điệu “slow waltz” theo “tiếng kèn ngập ngừng”, thì người Trung Quốc không ngồi yên (đang nhảy “rock’n roll”).

Có người cho rằng, Tổng thống Obama có tầm nhìn và hiểu đúng về Trung Quốc, nhưng đáng tiếc điều đó không còn thực sự có ý nghĩa nữa (“it doen’t really matter anymore”). Những gì Trung Quốc đang làm tại Biển Đông và Việt Nam có thể làm cho kết quả “xoay trục” của Mỹ trở thành quá ít và quá muộn. Chính vì vậy, chuyến thăm châu Á và Việt Nam của Tổng thống Obama vào cuối năm nay càng trở nên quan trọng, để đánh dấu một bước ngoặt mới, nâng cấp chiến lược châu Á bằng “Xoay trục 3.0” và “Đối tác Chiến lược” với Việt Nam.


References
1.   “A new era in US-Vietnam Relations”, A Report of the Sumitro Chair, CSIS, June 2014
2.   The South China Sea – The Struggle for Power in Asia”, Bill Hayton, Yale University Press, 2014. Book review, Ben Richardson, October 16, 2014.
3.   “Pivot 2.0 : How the Administration and Congress Can Work Together to sustain American Engagement in Asia to 2016”, A Report of the Asia Program, CSIS, January 2015
4.   “The time is right for president Obama to visit Vietnam in 2015”, Murray Hiebert & Phuong Nguyen, CSIS, February 19, 2015
5.   “Obama got China right but it’s too late”. Andrew Perk, Observer, Fabruary 6, 2015
6.   “A new US Grand strategy towards China”, Robert Blackwill & Ashley Tellis, The national Interest, April 13, 2015
7.   “From Foe to Frenemy: Why the US is courting Vietnam”, David Brown, Foreign Affairs, June 29, 2015
8.   “With an absent US, China marches on”, Fareed Zakaria, Washington Post, July 2, 2015
9.   “China’s Soft Power Push”, David Shambaugh, Foreign Affairs, July-August 2015
* Nguyễn Quang Dy is a Harvard Nieman Fellow, 1993 
N.Q.D

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Báo Hồng Kông lại kích động Trung Quốc lặp lại "bài học 1979"


(GDVN) - Đừng ai đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của người Việt. Một khi ai đó muốn lịch sử lặp lại thì chính con em họ sẽ phải trả giá bằng xương máu.
Ông Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tiếp người đồng cấp Campuchia Tea Banh, ảnh: Mod.gov.cn
Tờ Phương Đông thuộc Tập đoàn Báo chí Phương Đông, Hồng Kông ngày 19/7 đăng bài bình luận của Phùng Hải Văn, một bình luận viên thời sự khá có tiếng của hãng này kích động Trung Quốc lôi kéo Campuchia chống phá Việt Nam.
Phùng Hải Văn cho rằng việc Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh dẫn theo 23 viên tướng hàng đầu sang Trung Quốc đúng thời điểm này là một động thái rất đáng chú ý.
Hoạt động phân giới cắm mốc trên biên giới Việt Nam - Campuchia đã hoàn thành gần 80%, chỉ hơn 20% đang tiếp tục. Phùng Hải Văn tuyên truyền kích động chia rẽ quan hệ Việt Nam - Campuchia, xuyên tạc lịch sử:
"Xét về thực lực quân sự mà nói, Campuchia căn bản không phải đối thủ của Việt Nam, do đó mới phải cầu viện nước lớn cũng là điều bình thường. Trung Quốc là nước ủng hộ mạnh nhất của Campchia, năm xưa Trung Quốc phát động chiến tranh tấn công (xâm lược toàn tuyến) biên giới Việt Nam cũng là vì mục đích ngăn chặn Việt Nam 'thôn tính' Campuchia"?!.
Thái độ hằn học, chống phá Việt Nam quyết liệt của những tay "hỏa lực mồm" như Phùng Hải Văn không có gì lạ bởi nó được tiêm nhiễm hàng ngày từ chính luận điệu tuyên truyền xuyên tạc sự thật, bóp méo lịch sử của truyền thông Trung Quốc về cuộc chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam bắt đầu từ năm 1979 và kéo dài mãi đến năm 1990.
Một trong những nguyên nhân chính khiến Đặng Tiểu Bình quyết "dạy cho đồng chí, anh em một bài học" là để hỗ trợ cho lực lượng diệt chủng Khmer Đỏ do Bắc Kinh hậu thuẫn, giật dây chống phá Việt Nam từ biên giới Tây Nam.
Người Việt Nam sẽ không thể quên bài học mà Đặng Tiểu Bình đã "dạy". Ảnh: SCMP.
Vừa trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, Việt Nam lại phải gồng mình giúp người dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Khmer Đỏ và đảm bảo an ninh cho chính mình ở biên giới Tây Nam đất nước, vừa phải đánh trả cánh quân xâm lược hùng hổ từ phương Bắc xâm phạm bờ cõi.
Hậu quả nặng nề của cuộc chiến này đến nay vẫn còn ám ảnh không ít gia đình Việt Nam cũng như những người lính Trung Quốc bị chính Đặng Tiểu Bình lừa gạt đẩy vào chỗ hòn tên mũi đạn với cái cớ lừa phỉnh: "phản kích tự vệ".
Đã không rút được bài học xương máu từ quá khứ, Phùng Hải Văn và một bộ phận truyền thông Hoa ngữ lại đang kích động chiến tranh, lấy xương máu của chính con em người dân Trung Quốc lương thiện ra làm trò đùa, vật thí nghiệm cho tư tưởng bành trướng đại Hán là một việc làm trời không dung, đất không tha, chỉ đẩy dân tộc họ đến chỗ thân bại danh liệt, núi xương sông máu hao tổn vô ích mà thôi.
Phùng Hải Văn kích động tiếp: "Do đó lần này đoàn đại biểu quân đội Campuchia mới sang Trung Quốc cầu viện, hy vọng Bắc Kinh hỗ trợ quân sự cho Campuchia để cân bằng với (cái gọi là) áp lực từ Việt Nam.
Đối với Trung Quốc mà nói, mâu thuẫn Việt Nam - Campuchia là một cơ hội (?!). Một mặt Campuchia là đồng minh chiến lược trung thành nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á, mấy lần ra tay giúp đỡ Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông.
Mỗi khi căng thẳng leo thang trên Biển Đông được Việt Nam hoặc Philippines đưa ra ASEAN bàn bạc, Campuchia đều gạt đi, chống lại các đề nghị từ Việt Nam và Philippines. Có thể nói nếu không có bàn tay của Campuchia ở ASEAN, Trung Quốc rất có khả năng bị cô lập trong vấn đề Biển Đông. Do đó để có đi có lại, Trung Quốc nên giúp Campuchia cũng là chuyện đương nhiên"?! Phùng Hải Văn kích động.
"Mặt khác, giúp Campuchia cũng là cách Trung Quốc chống lại (cái gọi là) bành trướng của Việt Nam ở Đông Nam Á và cân bằng với sự phát triển của quan hệ Việt - Mỹ. Vài năm gần đây Việt Nam liên tục hoan nghênh Mỹ xoay trục chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương, hai bên ngày càng tiến lại gần nhau, đặc biệt là sự kiện Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vừa có chuyến thăm lịch sử chính thức tới Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Quan hệ hữu nghị hợp tác Việt - Mỹ không làm phương hại tới lợi ích của bất kỳ quốc gia nào, nhưng vẫn đang bị một số người xem như cái cớ để cổ súy chiến tranh, chống phá Việt Nam. Ảnh: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Đối với vấn đề giữa Việt Nam và Campuchia lần này, Trung Quốc hoàn toàn có thể động thủ trói chặt chân tay Việt Nam từ bên sườn Tây Nam, buộc họ trông chỗ này thì mất chỗ nọ", một âm mưu can thiệp tàn độc mà Phùng Hải Văn xúi giục Trung Nam Hải.
Bàn tay can thiệp của Trung Quốc đối với vấn đề chống phá quan hệ Việt Nam - Campuchia không phải dư luận không nhìn ra. Các học giả quốc tế đã nhìn thấy điều này, nhưng nói sổ toẹt ra như Phùng Hải Văn cùng với những luận điệu chống phá điên cuồng nhằm vào Việt Nam thì quả thực chưa từng có.
Không cần phải đợi đến khi những hỏa lực mồm như Phùng Hải Văn dọa nạt người Việt mới cảnh giác. Với những bài học xương máu trong lịch sử về bảo vệ biên cương, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, cảnh giác đã có sẵn trong huyết quản của mỗi người con đất Việt.
Cách đây không lâu, ông Trương Cao Lệ, một Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó thủ tướng Trung Quốc khi thăm Việt Nam vẫn tiếp tục kêu gọi hai nước giảm thiểu bất đồng, tìm kiếm điểm chung để hợp tác. Mặc dù Bắc Kinh không ngừng các hoạt động bành trướng bất hợp pháp ngoài 7 bãi đá họ xâm lược của Việt Nam năm 1988, 1995 ở Trường Sa và nay đã trở thành các đảo nhân tạo, căn cứ quân sự trái phép.
Ông Lệ cũng nhắc đến tình đồng chí anh em, sự tương đồng về chính trị giữa hai nước là "rất quan trọng" đối với quan hệ song phương. Nhưng nếu Trung Quốc không có những bước đi thiện chí xuống thang trong thực tế mà lại tiếp tục giương đông kích tây, tìm cách chống phá Việt Nam thì bản chất bành trướng ngày càng bại lộ.
Mặc dù về mặt ngôn từ ngoại giao, truyền thông nhà nước Trung Quốc hết lời ca ngợi chuyến đi này cũng như muốn củng cố quan hệ giữa hai nước, nhưng xã luận trên Tân Hoa Xã ngày 16/7 vẫn "thòng" vào những luận điệu đầy ẩn ý: tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau về chính trị thay vì làm lớn sự khác biệt phù hợp với hai nước, "đặc biệt là lợi ích của phía Việt Nam"?!
Còn một tờ báo khác của người Trung Quốc ở hải ngoại, tờ Đa Chiều ngày 17/7 thì nói thẳng ra rằng, ông Trương Cao Lệ vội vã sang Việt Nam ngay sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thăm Mỹ là để "thăm dò thực hư".
Người Việt Nam không muốn chiến tranh bởi đã từng phải gánh chịu quá nhiều đau khổ vì bom đạn chiến tranh. Nhưng khi cần người Việt sẽ bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bằng mọi giá.
Đừng ai đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của người Việt. Một khi ai đó muốn lịch sử lặp lại thì chính con em họ sẽ phải trả giá bằng xương máu cho những mưu đồ chính trị đen tối, tham vọng bành trướng, vị kỷ hẹp hòi của các thế lực muốn xâm phạm bờ cõi Việt Nam hay thò tay can thiệp, đâm bị thóc chọc bị gạo hòng gây bất ổn đối với Việt Nam - PV.
Hồng Thủy
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đại gia bỏ trốn, 8 ngân hàng ôm hận món nợ 1.600 tỉ đồng


Dai gia bo tron, 27 bi cao hau toa
Biệt thự bề thế như tòa lâu đài của Lâm Ngọc Khuân đang được một ngân hàng quản lý.
Ôm nợ gốc gần 1.600 tỉ đồng của 8 ngân hàng rồi cùng vợ trốn sang Mỹ, đại gia thủy sản miền Tây khiến 25 lãnh đạo, cán bộ ngân hàng phải ra tòa.
Sáng nay, 20-7, TAND tỉnh Sóc Trăng mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty CP Chế biến thực phẩm Phương Nam (Sóc Trăng) và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại các ngân hàng (NH). Đây là 1 trong 10 vụ “đại án” đặc biệt nghiêm trọng từng được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo xử lý.
Lấy tiền lừa đảo… xây lâu đài
Công ty TNHH Phương Nam được thành lập vào năm 1998, 2 năm sau chuyển thành Công ty CP Chế biến thực phẩm Phương Nam (Công ty Phương Nam). Ngành nghề kinh doanh của công ty là thu mua, chế biến tôm; mua bán thức ăn cho tôm, vật tư phục vụ nuôi tôm. Cổ đông của công ty gồm: bị can Lâm Ngọc Khuân (SN 1953, nguyên chủ tịch HĐQT), Trần Thị Mỹ (vợ Khuân), bị can Lâm Ngọc Hân (con gái Khuân, Việt kiều Mỹ, nguyên giám đốc công ty) và Huỳnh Phúc Quế (cháu Khuân).
Từ năm 2008 đến cuối tháng 9-2012, dù kinh doanh thua lỗ trên 996 tỉ đồng nhưng Khuân chỉ đạo cho con gái và cấp dưới thực hiện nhiều hành vi gian dối để vay tiền các NH. Theo đó, Khuân chỉ đạo lập 19 báo cáo tài chính khống cho thấy công ty kinh doanh có lãi gần 41 tỉ đồng và nâng khống lượng hàng hóa tồn kho có giá trị từ 123 tỉ đồng lên trên 747 tỉ đồng để thế chấp tại các NH vay vốn.
Ngoài ra, Khuân còn chỉ đạo sử dụng một bộ chứng từ mua tôm nguyên liệu, chi phí sản xuất rồi copy ra thành nhiều bản, sau đó xác nhận sao y bản chính từ con dấu của công ty để gửi đến các NH giải ngân, sau đó chiếm đoạt, sử dụng vào mục đích chi tiêu cá nhân.
Cụ thể, từ năm 2008-2011, bị can Khuân và vợ dùng trên 28 tỉ đồng từ nguồn vay của các tổ chức tín dụng để xây biệt thự bề thế tại TP Sóc Trăng. Sau đó, Khuân làm thủ tục hợp thức hóa biệt thự cho vợ đứng tên chủ sở hữu. Cũng trong thời gian này, bị can Khuân chỉ đạo con gái và kế toán trưởng là bị can Lâm Ngọc Mẫn chi tạm ứng gần 72 tỉ đồng với lý do đi công tác nước ngoài, tiếp khách…
Cuối năm 2011, Khuân và vợ lấy lý do xuất cảnh sang Mỹ để trị bệnh. Khi các NH phát hiện Công ty Phương Nam mất khả năng trả nợ, yêu cầu Khuân trở về giải quyết công nợ nhưng bị can này vẫn bặt tăm cho đến nay.
Sau hơn 8 tháng thay cha điều hành công ty, giữa tháng 7-2012, bị can Hân cũng xuất cảnh sang Mỹ, để lại món nợ trên 1.752 tỉ đồng tại 8 NH, trong đó nợ gốc gần 1.600 tỉ đồng.
Cha con bị can Khuân đang bị Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế.
Cán bộ ngân hàng tiếp tay
Trong tổng số nợ gốc của Công ty Phương Nam, có 3 NH bị nợ nhiều nhất là NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Chi nhánh Sóc Trăng trên 498 tỉ đồng (làm tròn số), NH TMCP Bưu điện Liên Việt - Sở Giao dịch Hậu Giang (LPB Hậu Giang) 328 tỉ đồng và NH Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sóc Trăng (VDB Sóc Trăng) 341 tỉ đồng.
Tuy nhiên, sau khi có kết luận điều tra của Bộ Công an, VKSND Tối cao chỉ truy tố 25 bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ của 5 chi nhánh NH, gồm: VDB Sóc Trăng, LPB Hậu Giang, NH TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Sóc Trăng (Sacombank Sóc Trăng), NH TMCP An Bình Chi nhánh Bạc Liêu (ABBank Bạc Liêu) và NH TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Sóc Trăng (VCB Sóc Trăng). Riêng sai phạm tại NH NN-PTNT Chi nhánh Sóc Trăng cùng với NH Liên doanh Việt Thái và NH Công Thương Việt Nam Chi nhánh Sóc Trăng đang được Cơ quan CSĐT Bộ Công an tách riêng để điều tra xử lý sau.
Dai gia bo tron, 27 bi cao hau toa
Bị can Khuân cùng con gái là bị can Lâm Ngọc Hân đang trốn ở Mỹ 
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, căn cứ vào tài liệu điều tra, có cơ sở xác định hành vi vi phạm quy định cho vay của cán bộ tại 5 chi nhánh NH nói trên. Điển hình, mặc dù biết việc cán bộ tín dụng và tổ thẩm định tài sản thế chấp không kiểm tra thực tế, chỉ dựa vào báo cáo của Công ty Phương Nam để lập báo cáo thẩm định nhưng bị can Nguyễn Thế Thắng (nguyên giám đốc VDB Sóc Trăng) vẫn ký duyệt giải ngân 19 lần với số tiền 135 tỉ đồng.
Tương tự, bị can Đỗ Hùng Sở (nguyên giám đốc LPB Hậu Giang) không chỉ đạo cấp dưới kiểm tra, xác minh tài sản của Công ty Phương Nam đem thế chấp cho NH khác, không chỉ đạo kiểm tra thực tế hàng tồn kho, khi ký giải ngân đã không kiểm tra lại hồ sơ mà cán bộ cấp dưới trình, dẫn đến hồ sơ giải ngân phần lớn là chứng từ mua hàng hóa photo copy… Bị can Sở là người chịu trách nhiệm chính trong việc ký giải ngân 33 khế ước trị giá gần 120 tỉ đồng và 4.585.000 USD.
Đối với bị can Nguyễn Thanh Long (nguyên giám đốc Sacombank Sóc Trăng), mặc dù biết Công ty Phương Nam sử dụng vốn sai mục đích nhưng vẫn chỉ đạo cấp dưới giải ngân, dẫn đến việc bị Khuân và đồng bọn chiếm đoạt nợ gốc gần 147 tỉ đồng. Trong khi đó, bị can Nguyễn Văn Sơn (nguyên giám đốc ABBank Bạc Liêu), dù biết rõ Công ty Phương Nam còn nợ trên 42 tỉ đồng và không có khả năng thanh toán nhưng vẫn chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục giải ngân trên 83 tỉ đồng để công ty trả nợ cũ, qua đó bị chiếm đoạt trên 80 tỉ đồng.
Ngoài 25 bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ NH còn có 2 bị can giúp sức cho Khuân lừa đảo cũng bị truy tố trước tòa. Đó là Lâm Minh Mẫn (nguyên kế toán trưởng) và Trần Thị Hồng
Phương (nguyên phó giám đốc phụ trách kinh doanh của Công ty Phương Nam).
Ba ngân hàng từng bị chiếm đoạt tài sản
Vào giữa tháng 1-2015, TAND TP Cần Thơ đã tuyên phạt 20 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Thị Thu Sương (nguyên phó giám đốc Công ty TNHH An Khang, trụ sở đặt tại KCN Trà Nóc II, TP Cần Thơ) vì đã cùng đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt trên 190 tỉ đồng của 5 NH, trong đó có NH TMCP An Bình, NH TMCP Công Thương và NH Phát triển Việt Nam. Liên quan đến vụ án, 8 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ của chi nhánh một số NH đã bị phạt từ 3 năm tù treo đến 10 năm tù giam.
Theo kế hoạch, phiên tòa sẽ diễn ra trong 10 ngày.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thương nhỉ?


NHÀ VĂN KHÔNG PHẢI LÀ NHÂN SĨ TRÍ THỨC?
Không biết các ở các tỉnh thế nào, chứ ở Thừa Thiên Huế, nhà văn không được xếp vào bất cứ loại nào trong từng lớp nhân sĩ trí thức trong xã hội. Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên Đán hoặc lễ trọng, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt nhân sĩ trí thức trong tỉnh, nhà văn không giữ chức vụ gì đều không được mời. Tôi trước đây là nhà văn-nhà báo Trưởng Đại diện báo Thương Mại tại miền Trung, nên nhiều năm được mời. Nhưng tôi lại tưởng tôi là nhà văn nên được tỉnh mời. Hóa ra không phải. Quan sát, tôi thấy một số nhà văn Việt Nam như Mai Văn Hoan, Vĩnh Nguyên.v.v.. không được mời. Tết năm 2015, nhà thơ Mai Văn Hoan mới được tỉnh mời vì anh bây giờ là Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế. Tất cả các nhà văn được mời đều có một chức vụ trước đây như Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương, Chủ tịch hội, phó Chủ tịch Hội.v.v..Còn nhà văn không giữ chức vụ gì thì không được mời.
Có lần tôi hỏi anh Lê An Ninh, khi anh còn là chánh văn phòng UBND tỉnh (bây giờ đã nghỉ hưu):” Sao nhiều nhà văn không được tỉnh”mời ăn Tết?”. Anh Ninh trả lời tỉnh queo:” Tỉnh mời nhân sĩ, trí thức.Nhân sĩ- trí thức có ba loại : Trí thức làm lãnh đạo các cơ quan,đơn vị; Nhân sĩ như sư thầy trụ trì các chùa, các chức sắc tôn giáo khác, Trí thức gồm: Một là phó tiến sĩ, tiến sĩ; hai là nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân. Còn nhà văn không phải danh hiệu, nên không được mời”. Anh Ninh trả lời đúng. Vì tiêu chí như thế thì anh phải mời như thế. Vâng, nhà văn không phải danh hiệu, mà chỉ là một nghề. Tỉnh mời ăn Tết không phải là việc quan trọng, thậm chí rất tầm thường. Nhưng việc xếp loại nhân sĩ trí thức trong xã hội mà không có nhà văn thì không ổn! Tôi nghĩ vậy.
Nhà văn, những người bằng tác phẩm của mình đã góp phần giáo dục tư tưởng, nhân cách, tình cảm con người trong xã hội, lại không phải nhân sĩ ư? Thương thế nhà văn ơi!...
Ảnh : Đoàn nhà văn Huế tại ĐHNV9


Phần nhận xét hiển thị trên trang