Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Một tia sáng loé lên


Thời gian qua, tin đồn râm ran là sẽ có một đại học Mĩ ra đời ở VN, và có gốc từ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Bây giờ, qua chuyến đi của bác tổng Trọng thì chúng ta biết rằng Fulbright University Vietnam (hay FUV) sẽ thành sự thật (1). Có thể xem đó là một tia sáng loé lên trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Sự ra đời chính thức của FUV cũng có thể xem là một chỉ dấu cho sự thay đổi tầm nhìn về Mĩ (?)


Trong 20 năm qua, trong khi các nước khác, đặc biệt là Úc và Pháp, mở trường đại học ở VN, thì Mĩ dường như chỉ ... đứng nhìn. Úc có lẽ là nước đến giúp VN sớm nhất trong giáo dục. Qua những nỗ lực cá nhân phía Úc và VN, trường RMIT đã được hình thành ở Sài Gòn, và nay có một cơ sở khang trang, thậm chí còn khang trang hơn cả RMIT bên Úc. Nhưng RMIT là trường loại II bên Úc, chứ không thuộc hạng "elite". Các trường lớn và danh tiếng thuộc nhóm G8 của Úc chưa dám thiết lập chi nhánh ở VN. Kế đến là những đại học theo kiểu liên kết như Việt - Đức, Việt - Pháp ra đời. Còn Mĩ thì hình như không tham gia "cuộc chơi". Trong thực tế, tôi biết các trường nghiêm chỉnh của Mĩ cũng có gửi người đến thăm dò tình hình đại học ở VN, nhưng họ về và đều lắc đầu. Họ nghĩ rằng trường của họ chẳng có lợi lộc gì khi lập campus ở VN. Vả lại, đại học VN chịu ảnh hưởng bởi hệ thống chính trị quá sâu đậm, nên khó mà có tự do học thuật ở đó. Thay vào đó là những cơ sở buôn bán bằng cấp giả danh "đại học" từ Mĩ hăm hở nhảy vào Việt Nam làm ăn, và họ làm ăn rất khấm khá. Họ thậm chí còn lường gạt các đại học lớn và lâu đời của Việt Nam kí hợp đồng đào tạo với họ!

Cũng xin nói thêm là mặt khác, người Việt ở trong nước mong chờ từ Mĩ hơn là từ Úc hay Pháp, vì nói cho cùng dân Việt Nam yêu Mĩ hơn yêu Úc. Cái tâm lí sính Mĩ này đã có ngay từ lúc trong trại tị nạn, khi đại đa số người Việt chỉ chờ đi định cư bên Mĩ, chứ ít ai đi Úc hay Âu châu.

Nhưng cuối cùng thì người Mĩ cũng nhập cuộc. Một đại học "chính thống" (hiểu theo nghĩa có sự yểm trợ của hai chính phủ) ra đời. Sau những vận động đằng sau hậu trường và nỗ lực cá nhân, thì FUV cũng chính thức được chấp nhận, và được cấp đất (15 ha). Theo thông cáo báo chí thì FUV sẽ hoạt động như là một đại học hoàn toàn phi lợi nhuận. Trước mắt trường sẽ giảng dạy các môn như quản trị kinh doanh, toán và khoa học máy tính, khoa học ứng dụng, khoa học xã hội và nhân văn.

Còn sớm quá để nói FUV sẽ là một tác nhân tích cực trong nền giáo dục đại học ở VN. Nhìn qua các đại học “Vietnam – XXX” trước đây, chúng ta thấy sau một thời gian "kèn trống" và hào hứng, rồi cũng dần dần bình lặng. Giấc mơ một đại học đẳng cấp quốc tế theo mô hình liên kết như thế cho đến nay vẫn còn chỉ là mơ ước. FUV có vẻ thực tế hơn, vì họ không đặt mục tiêu thành "đẳng cấp quốc tế", mà chỉ đơn giản là "hoạt động không vì lợi nhuận". Ông Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại ĐH Harvard cho biết sẽ hoạt động theo các nguyên tắc "minh bạch và trách nhiệm giải trình, tự chủ, trọng dụng nhân tài, tôn trọng lẫn nhau và giảng dạy gợi mở" (1). Tất nhiên, mô hình quản lí minh bạch và trọng dụng nhân tài chẳng phải là ý tưởng gì mới, nhưng triển khai ý tưởng đó thành công ở VN là cả một thách thức.

Tôi nghĩ những người bảo thủ trong đảng chắc chắn đang nhìn và theo dõi FUV rất sát sao. Đối với những người này, bất cứ cái gì có "hơi hám" Mĩ là họ cảm thấy khó chịu, thậm chí tức tối. Ngay cả chương trình giáo dục VEF và Fulbright cũng từng trở thành một mục tiêu cho những người bảo thủ có dịp cảnh báo về "diễn biến hoà bình". Còn nhớ cách đây vài năm, Ban tuyên giáo có ra “Chỉ thị số 34-CT/TW của Ban Bí thư về Tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động ‘Diễn biến hoà bình’ trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá” (2). Trong đó có nhiều đoạn cáo buộc gay gắt về những hoạt động giáo dục của Mĩ ở VN. Chỉ thị có đoạn viết:

Chúng tập trung vào 'chiến lược con người' để đào tạo một lớp người thân Mỹ và phương Tây. Mỹ đã bộc lộ rõ ý đồ lợi dụng hợp tác giáo dục, đào tạo để chuyển hoá Việt Nam. Đến nay chỉ riêng Mỹ đã có 15 chương trình, dự án lớn có liên quan đến lĩnh vực giáo dục - đào tạo đang triển khai ở Việt Nam. Ngân sách của chính phủ Mỹ dành cho các chương trình Fulbringt Việt Nam tăng lên 4 triệu USD/ năm, còn 'Quỹ giáo dục Việt Nam' mỗi năm dành 5 triệu USD cấp cho 100 sinh viên Việt Nam học tại Mỹ, Đại sứ quán Mỹ ráo riết triển khai dự án 'Góc Hoa Kỳ' nhằm quảng bá với lớp trẻ hình ảnh nước Mỹ, lối sống Mỹ. Các cơ quan hoạch định chiến lược của Mỹ đưa ra bản 'lộ trình 4 bước', trong đó bước 4 có nội dung các trường đại học Mỹ được khuyến khích mở các cơ sở tại Việt Nam.”

Khi một quan chức trong sứ quán Mĩ tên là Palmer được hỏi về chỉ thị trên, bà thản nhiên nói đó là chuyện thường ngày ở VN. Bà nói đã quá quen với lối nói xách mé đó, nên không ngạc nhiên. Bà cho biết trong quá khứ còn có những văn bản hốt hoảng hơn, nặng nề hơn về các việc làm của các nhóm NGO và quĩ giáo dục của Mĩ. Nói tóm lại là có những người có lẽ do yếu bóng vía nên sợ bóng sợ gió, và ăn nói rất hốt hoảng. Nên nhớ rằng chỉ thị trên chỉ mới xuất hiện độ 5 năm trước đây mà thôi. Trong vòng 5 năm mà đã có một sự thay đổi về ý tưởng và kết cục là FUV được thành lập, phải nói là một biến chuyển chóng mặt. Nhưng phải ghi nhận rằng đó là một thay đổi mang tính tích cực.

Dù sao thì sự ra đời của FUV cũng là một tín hiệu tích cực cho nền giáo dục đại học VN. Qua những tương tác trong thực tế, tôi có thể cảm nhận rằng trong giáo dục đại học đang có một trào lưu mới đang làm thay đổi cục diện chung theo chiều hướng tích cực hơn, và những tác nhân của trào lưu đó không phải là các đại học lớn và lâu đời, mà là các đại học nhỏ hơn nhưng năng động hơn. Có thể kể đến một số cái tên nổi bậc như ĐH Tôn Đức Thắng, Duy Tân, Nông Lâm, Vinh, Nha Trang, Đà Nẵng, và một phần nào đó có thể kể đến cả ĐH Đồng Tháp. Theo kết quả phân tích của tôi, chính các đại học này đã góp phần nâng cao sự hiện diện của khoa học VN trên trường quốc tế qua công bố khoa học. Hi vọng rằng FUV cũng sẽ tham gia "câu lạc bộ" các đại học mới và năng động đó để tạo được "momentum" đủ để tạo nên một biến chuyển theo chiều hướng tích cực hơn.

===




Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGỘ KHÔNG BỊ TÀU ... BẮT CÓC ( Bài của đ/c Caoboigia )



Quả quyết Tề Thiên chẳng lạ nào

Phật tổ Hành sơn tung múa phép

Ngộ không Ngũ núi chịu đè đầu

Bởi ngu cứ lặng mà dân đói

Sao dại không khoe để nước giàu

Dân trí  thấp …tè, nay mới biết

Hầu vương chẳng phải khỉ bên … Tàu!

.               CAO BỒI GIÀ

.               14-07-2015

 

Theo báo Lao Động (11-07-2015) :

Tôn Ngộ Không bị núi đè ở Đà Nẵng | Sự kiện bình luận | laodong.com.vn

“Trước đây tôi đọc thì tôi chưa nghĩ, chưa biết ngọn núi Ngũ Hành. Bây giờ xem phim “Tôn Ngộ Không” thì tôi hình dung cũng có thể trước đây - cách đây hơn 500 năm Tề Thiên Đại Thánh có khi bị đè ở trong ngọn núi Ngũ Hành ở Ngũ Hành Sơn”. Đây không phải là câu nói đùa cho vui bên quán rượu, mà là phát biểu của đại biểu Võ Văn Thương tại buổi chất vấn kỳ họp lần thứ 14 HĐND TP.Đà Nẵng khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016) vào sáng 9.7.


Phát biểu của ông rất nhiệt huyết, chân thành, thật thà, cùng với sáng kiến đề xuất truyền thuyết hóa chuyện Tề Thiên Đại Thánh trong truyện của Ngô Thừa Ân bị đè ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) để thu hút du khách Trung Quốc. Ông Thương say sưa với ý tưởng sáng tạo truyền thuyết này, và đề nghị giám đốc Sở VHTTDL Ngô Quang Vinh tìm lại cuốn sách “Tề Thiên Đại Thánh” trước giải phóng, vì sách này có vẽ hình giống như 5 ngọn núi Ngũ Hành.

Hồn nhiên hơn, đại biểu Võ Văn Thương quả quyết: “Tôi biết tác phẩm Ngô Thừa Ân viết cách đây 500 năm, mà 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn của chúng ta có thể là lâu hơn tác phẩm của Ngô Thừa Ân nữa”.

Đại biểu Võ Văn Thương đã làm cho các đại biểu khác “sốc” và bật cười. Mà không cười sao đặng khi ông Thương lôi ông Tôn Ngộ Không bên Trung Quốc qua gắn vào núi Ngũ Hành Sơn của Việt Nam; không cười sao đặng khi ông Thương so sánh sự tồn tại của núi non từ khi tạo thiên lập địa với 500 năm của một cuốn tiểu thuyết; không cười sao đặng khi ông Thương đoan chắc hình vẽ ở một cuốn sách nào đó mà ông đã đọc trước giải phóng là căn cứ để khẳng định Tôn Ngộ Không bị đè ở Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng; không cười sao đặng khi ông Thương tin rằng truyền thuyết hóa việc Tôn Ngộ Không bị đè dưới núi Ngũ Hành Sơn thì thu hút du khách?

Với sáng kiến hồn nhiên như vậy, thử hỏi ngành du lịch của đất nước đi về đâu?

Và với tư duy của một ông hội đồng như vậy, thử hỏi dân gửi gắm lòng tin vào đâu?

Xin thưa với đại biểu Võ Văn Thương, để du lịch phát triển không phải là phải bằng cách truyền thuyết hóa, tâm linh hóa chuyện Tề Thiên Đại Thánh như ông đề xuất, mà tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng.

Cũng xin lưu ý với ông hội đồng Thương thêm một việc, Ngũ Hành Sơn là của Việt Nam, không phải của Trung Quốc. Truyện “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân bên Trung Quốc không liên quan gì đến đất đai lãnh thổ của Việt Nam, văn hóa của ta cả.

 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lửa cháy hai đầu - Liệu.. có lặp lại?


TS.Trần Công Trục: Về thông tin từ Campuchia rằng Việt Nam "nhượng bộ"


(GDVN) - Vấn đề mấu chốt là phải thống nhất cách sử dụng đường biên giới được vẽ trên 26 mảnh bản đồ Bonnes tỷ lệ 1/100.000 của Sở địa dư Đông Dương xuất bản.
LTS: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bài phân tích của Tiến sĩ Trần Công Trục xung quanh việc quản lý biên giới Việt Nam - Campuchia trong bối cảnh hiện nay.
Trước những diễn biến căng thẳng ngoài biên giới do một số thế lực chính trị đối lập Campuchia kích động người dân nước này tràn qua cột mốc 203 vừa qua, báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin trân trọng gửi tới quý độc giả bình luận của Tiến sĩ Trần Công Trục nhằm cung cấp thêm thông tin, góc nhìn về mặt pháp lý cũng như thực tiễn trong công tác quản lý biên giới Tây Nam đất nước.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
Thứ Tư tuần trước ngày 8/7 Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng tuyên bố với báo giới rằng, cơ quan này sẽ phối hợp với Ủy ban Biên giới Chính phủ Campuchia mở các lớp tập huấn về quản lý biên giới cho các Tỉnh trưởng, Cảnh sát trưởng, Tư lệnh Cảnh sát quân sự các tỉnh có đường biên giới với Việt Nam.
Ngày 11/7 khi kết thúc phiên đàm phán giữa Ủy ban Biên giới Chính phủ 2 nước Việt Nam - Campuchia kết thúc, phía Campuchia tuyên bố Việt Nam chấp nhận lấp 3 trong số 8 ao mà người Việt đào trên vùng chồng lấn với Campuchia và sẽ điều tra số còn lại.
Truyền thông Campuchia cũng dẫn lời các quan chức nước này nói rằng Việt Nam đồng ý ngừng xây dựng một "căn cứ quân sự" (đồn Biên phòng?) gần biên giới với Campuchia, các tuyến đường đang thi công giáp biên với tỉnh Svay Rieng cũng được dừng lại.
Dư luận đang đặc biệt quan tâm và theo dõi các diễn biến tiếp theo, trong đó có những quan điểm băn khoăn liệu có phải Việt Nam "nhượng bộ" trong vấn đề biên giới với Campuchia hay không, nên nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Trước hết, chúng ta nên trở lại với quy trình giải quyết vấn đề biên giới đất liền giữa các quốc gia theo thông lệ quốc tế.
Về cơ bản, quy trình này thường trải qua 4 giai đoạn:    
1.Thỏa thuận nguyên tắc
2.Hoạch định
3.Phân giới cắm mốc
4.Thỏa thuận quy chế bảo vệ, quản lý biên giới, mốc giới.
Để có được Hiệp ước hoạch định biên giới, các bên phải dựa vào nguyên tắc pháp lý đã chính thức thỏa thuận lấy làm cơ sở để hai bên tiến hành đàm phán hoạch định biên giới; tức là đàm phán để thống nhất mô tả hướng đi của đường biên giới bằng lời văn và thể hiện hướng đi của đường biên giới được mô tả này lên một bộ bản đồ địa hình tốt nhất mà hai bên đã thông nhất lựa chọn.
Sau khi ký kết và phê chuẩn Hiệp ước hoạch định biên giới, hai bên sẽ căn cứ vào hướng đi của đường biên giới được mô tả trong Hiệp ước này để tiến hành giai đoạn phân giới cắm mốc; tức là giai đoạn chuyển đường biên giới đươc mô tả và thể hiện trên bản đồ kèm theo Hiệp ước hoạch định ra thực địa và cố định đường biên giới trên thực địa bằng một hệ thống mốc quốc giới chính quy hiện đại.
Khi hoàn thành giai đoạn phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới (sau khi đã ký xong Nghị định thư xác nhận kết quả phân giới cắm mốc và hoàn thiên các hồ sơ, bản đồ …của từng mốc quốc giới ), hai bên sẽ tiến hành đàm phán ký kết các văn kiện pháp lý để quản lý, bảo vệ biên giới, mốc giới... kể cả vấn đề hợp tác khai thác chung các tài nguyên nằm trên đường  biên giới chung, như nguồn nước, việc đi lại, đánh bắt thủy sản trên sông suối biên giới, các cảnh quan, du lịch…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Campuchia Hun Sen trong lễ cắt băng khánh thành cột mốc biên giới số 171. Ảnh: China Daily.
Việt Nam và Campuchia đã trải qua một quá trình thương lượng, đàm phán hết sức nghiêm túc, thiện chí hợp tác, bình đẳng và công tâm. Trước hết hai bên đã thông nhất ký Hiệp ước nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới năm 1983 sau  khi đã nghiên cứu, xem xét rất thận trọng quá trình hình thành  đưởng biên giới pháp lý trên đất liền giữa 2 nước.
Nội dung quan trọng của Hiệp ước này là hai bên thống nhất sử dụng đường biên giới được thể hiện trên 26 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản trước năm 1954 làm căn cứ pháp lý để tiến hành đàm phán hoạch định biên giới. Tất nhiên, hai bên phải căn cứ vào Hiến pháp của mỗi nước để đàm phán thương thảo một cách thận trọng và cầu thị để tìm ra các giải pháp mà hai bên đều chấp nhận được mà không trái với Hiến pháp của mỗi nước.
Công việc quan trọng đầu tiên là chuyên gia kỹ thuật, pháp lý của hai bên cùng nhau nghiên cứu, đối chiếu trên cơ sở các bản gốc và đã loại bỏ một số tấm bản đồ không phải bản gốc, thậm chí cũng đã phát hiện và đã loại bỏ một số tấm bản đồ có sự cạo sửa…Vì vậy, có thể nói, 26 mảnh bản đồ mà hai bên đã thông nhất lựa chọn được ghi nhận trong Hiệp ước nguyên tắc là hoàn toàn đáng tin cậy.
Chính vì thế mà hai bên đã thống nhất được về cơ bản nội dung của Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985. Tức là đã hoàn toàn thống nhất lời văn mô tả hướng đi của đường biên giới và thể hiện hướng đi đó trên một bộ bản đồ địa hình UTM tỷ lệ 1/50.000 của Mỹ sản xuất.
Tôi cũng xin nói thêm, trước khi thể hiện hướng đi của đường biên giới trên một bộ bản đồ địa hình, phía Việt Nam có đề nghị với Campuchia cùng hợp tác bay chụp để biên vẽ một bộ bản đồ địa hình mới hiện đại và chuẩn xác nhất, nhưng phía Campuchia chưa đồng ý và đề nghị sử dụng bộ bản đồ địa hình UTM của Mỹ xuất bản.
Cuối cùng hai bên cũng đã thống nhất lựa chọn bộ bản đồ địa hình của Mỹ để thể hiện hướng đi của đường biên giới theo đúng lời văn mô tả của Hiệp ước hoạch định. Kết quả là hai bên đã thống nhất soạn xong Hiệp ước hoạch định và đã tiến hành ký kết, phê chuẩn theo đúng thủ tục pháp lý quốc tế.
Hiệp ước hoạch định biên giới trên bộ năm 1985 và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định 1985, ký năm 2005, là những văn kiện pháp lý quốc tế có giá trị cao nhất trong quan hệ biên giới lãnh thổ giữa 2 quốc gia có chủ quyền.
Chúng là căn cứ pháp lý duy nhất mà hai bên phải dựa vào để tiến hành phân giới cắm mốc. Tức là công việc tiến hành chuyển đường biên giới được mô tả trong Hiệp ước hoạch định ra thực địa và cố định nó bằng một hệ thống mốc quốc giới chính quy hiện đại.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại lễ cắt băng khánh thành cột mốc 314. Ảnh: VGP.
Đến nay, công tác phân giới cắm mốc đã thực hiện được khoảng trên 78% khối lượng công việc; đã cắm được các mốc giới ở hầu hết các địa điểm quan trọng như: cửa khẩu, nơi có đường giao thông cắt qua biên giới, nơi có dân cư tập trung sinh sống và canh tác, đặc biệt là cắm được cột mốc ở ngã 3 biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia và mốc cuối cùng của biên giới đất liền, mốc số 314 trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hun Sen ngày 24 tháng 6 năm 2012.
Căn cứ vào thủ tục pháp lý có liên quan đến quá trình giải quyết phân định biên giới trên đất liền, kết quả nói trên vẫn chưa đầy đủ cơ sở pháp lý để Việt Nam và Campuchia tiến hành quản lý biên giới theo đường biên giới và mốc giới mới. Trong tình hình đó, việc quản lý và xử lý các tranh chấp biên giới hiện nay giữa 2 bên phải được giải quyết trên cơ sở  nào?
Vấn đề mấu chốt là phải thống nhất cách sử dụng đường biên giới được vẽ trên 26 mảnh bản đồ Bonnes
Đó là câu hỏi cần được giải đáp một cách kịp thời và hợp lý nhất, nếu không muốn để các thế lực chống đối tiếp tục lợi dụng, kiếm cớ để kích động dư luận nhằm phá hoại thành quả  giải quyết biên giới giữa hai bên, gây nên tình trạng bất ổn chính trị, xã hội...  
Trong tình hình phức tạp hiện nay, trước hết, hai bên cần thống nhất cách hiểu và giải thích các văn kiện pháp lý mà hai bên đã thỏa thuận lấy làm căn cứ để xử lý các tranh chấp xẩy ra trong khi hai bên đang tiến hành những phần việc còn lại của quá trình giải quyết vấn đề biên giới.
Các văn kiện pháp lý đó là: Hiệp định về quy chế biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia ngày 20 tháng 7 năm 1983. Trên danh nghĩa pháp lý thì cho đến nay Hiệp định này vẫn còn hiệu lực, mặc dù nó đã tồn tại trên 10 năm, với 2 lần mặc nhiên gia hạn theo quy định về hiệu lực của Hiệp dịnh này.
Hiệp định này có 19 điều, trong đó có những điều khoản quy định ranh giới quản lý tạm thời trong khi chờ kết quả giải quyết biên giới mới giữa 2 nước và quy định xử lý các quan hệ xã hội diễn ra trong khu vực biên giới.
Thông cáo báo chí ngày 17 tháng 01 năm 1995; đặc biệt là nội dung nêu tại Điểm 8: “Hai bên khẳng định lại lòng mong muốn xây dựng đường biên giới giữa hai nước thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị,ổn định lâu dài, góp phần phát triển quan hệ hợp tác láng giềng tốt đẹp giữa hai nước.
Hai bên thỏa thuận trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới thì duy trì sự quản lý hiện nay, không thay đổi, xê dịch các cột mốc biên giới; giáo dục không để nhân dân xâm canh, xâm cư và cùng nhau hợp tác giữ gìn an ninh trật tự biên giới”.
Tôi cũng xin nhấn mạnh rằng, về mặt pháp lý, giá trị của Thông cáo báo chí không thể thay thế cho Hiệp định quy chế biên giới năm 1983 vẫn đang còn hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là về cơ bản nội dung của chúng không mâu thuẫn nhau. Nghĩa là: Trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề tồn tại về biên giới thì duy trì sự quản lý hiện nay, không thay đổi, xê dịch các cột mốc…” Vấn đề là phải hiểu nội dung “duy trì sự quản lý hiện nay…” như thế nào? 
Hiện nay, hai bên vẫn còn những nhận thức và giải thích còn  khác nhau, xuất phát từ những hoàn cảnh, động cơ khác nhau. 
Ông Var Kim Hong, Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia. Ảnh: Cambodianow.info
Theo tôi, vấn đề mấu chốt là phải thống nhất cách sử dụng đường biên giới được vẽ trên 26 mảnh bản đồ Bonnes tỷ lệ 1/100.000 của Sở địa dư Đông Dương xuất bản trước năm 1954 đã được nêu tại Điều 1:
“Cho đến khi được hoạch định chính thức, biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia là đường biên giới hiện tại được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương (Ser-vice Géographique de l’Indochine) thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất như quy định ở Điều 1 Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia ký ngày 20 tháng 7 năm 1983”.
Như tôi đã nêu ở trên, đường biên giới trên 26 mãnh bển đồ Bonnes nói trên đã được hai đoàn đàm phán thông nhất lựa chọn và đã chuyển sang bản đồ địa hình UTM của Hoa Kỳ để trở thành nội dung của Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 mà hai bên đã chính thức ký kết và phê chuẩn theo đúng thủ tục pháp lý.
Dựa vào hướng đi của đường biên giới đã được vẽ trên bản đồ UTM của Hoa Kỳ kèm theo Hiệp ước hoạch định năm 1985 là đúng đắn và hoàn toàn hợp lý; bởi vì:
Đó chính là đường biên giới của 26 mảnh bản đồ Bonnes đã dược hai bên thống nhất lựa chọn một cách thận trong, khách quan. Đặc biệt, là các chuyên gia kỹ thuật bản đồ của cả hai bên đã hợp tác cùng chuyển đổi từ hệ quy chiếu thiết lập bản đồ Bonnes sang hệ quy chiếu xác lập bản đồ UTM theo những phương pháp tính toán đáng tin cậy nhất hiện tại.
Phù hợp với quy định tại điều 1 của Hiệp định quản lý biên giới nói trên. Trong đó có nêu một điều kiện tiên quyết về thời hạn sử dụng ranh giới quản lý tạm thời là“cho đến khi được hoạch định chính thức”; điều đó có nghĩa là khi đã hoàn thành giai đoạn hoạch định biên giới thì việc quản lý biên giới về nguyên tắc phải theo đường biên giới được mô tả trong Hiệp ước hoạch định.
Tuy nhiên, trong thực tế việc phân giới cắm mốc chưa hoàn tất, những vấn đề đo đạc tính toán chuyển đường biên giới mô tả trong Hiệp ước hoạch định ra thực địa không tranh khỏi những sai số. Có những khu vực do có nhiều yếu tố tự nhiên và dân cư… mà tạo ta những sai số lớn, thậm chí hai bên cần phải ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định đã ký và có hiệu lực vì những sai số đó, thậm chí không chỉ một lần bổ sung.
Đó cũng là chuyện thường xảy ra trong thực tiễn quốc tế. Vì vậy, khi xử lý những tranh chấp do cách giải thích và áp dụng các quy định nói trên, hai bên phải trên tinh thần cầu thị, hợp tác để cùng nhau đi khảo sát tại thực địa để tìm ra giải pháp thực tế nhất đối với một số khu vực phức tạp mà cách giải thích vận dụng còn khác nhau.
Ông Var Kim Hong giới thiệu về 26 mảnh bản đồ Bonnes. Ảnh: The Cambodia Daily.
Một số thông tin phía Campuchia mới đưa ra không phản ánh đầy đủ nội dung Việt Nam đưa ra trong đàm phán
Do đó, những thông tin từ phía Campuchia cung cấp có liên quan rằng: "Ngày 11/7 khi kết thúc phiên đàm phán giữa Ủy ban Biên giới Chính phủ 2 nước Việt Nam - Campuchia kết thúc, phía Campuchia tuyên bố Việt Nam chấp nhận lấp 3 trong số 8 ao mà người Việt đào trên vùng chồng lấn với Campuchia và sẽ điều tra số còn lại;
Việt Nam đồng ý ngừng xây dựng một "căn cứ quân sự" gần biên giới với Campuchia, các tuyến đường đang thi công giáp biên với tỉnh Svay Rieng cũng được dừng lại…” theo tôi được biết là hoàn toàn không phản ánh đầy đủ nội dung mà phía Việt Nam đã đề cập trong cuộc gặp vừa qua.
Trong đàm phán, phía Việt Nam đã đồng ý sẽ cùng Campuchia ra thực địa xem xét cụ thể để giải quyết tranh chấp theo đúng nội dung đã được hai bên thỏa thuận. Nếu bên nào sai thì phải điều chỉnh, sửa chữa trên tinh thần hết sức cầu thị và thực tế, tôn trọng lẫn nhau, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tiến trình giải quyết biên giới được kết thúc tốt đẹp, đáp ứng lòng mong muốn xây dựng đường biên giới giữa hai nước thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài, góp phần phát triển quan hệ hợp tác láng giềng tốt đẹp giữa hai nước.
Trong tình hình hiện nay, Việt Nam nên tiếp tục hợp tác cùng với Chính phủ Vương quốc Campuchia trên tinh thần thiện chí hợp tác hữu nghị, láng giềng truyền thống và đặc biệt là phải tuân thủ một cách nghiêm túc các Hiệp ước, Hiệp định đã ký kết theo đúng nguyên tắc và thủ tục pháp lý quốc tế và của mỗi nước, với tư cách là những chủ thể bình đẳng, độc lập trong quan hệ quốc tế.
Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ trọng đại này, nhất là trong tình hình quan hệ chính trị giữa 2 nước và khu vực đang diễn biến rất phức tạp hiện nay, theo tôi nghĩ, chúng ta tập trung làm tốt hơn nữa việc cung cấp thông tin cho cán bộ, chiến sỹ đang trực tiếp thực thi nhiệm vụ và công chúng trong cả nước và bạn bè quốc tế nắm thật vững nội dung pháp lý về biên giới, lãnh thổ; về quá trình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới đã và đang diễn ra trên tinh thần thật sự cầu thị, khoa học, khách quan, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Từ đó mới có thể củng cố thêm niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa, trong sáng của mình, và cũng từ đó mà hiểu rõ nhưng âm mưu, thủ đoạn của những phần tử dân tộc cực đoan đang tìm mọi cách, chống phá Chính phủ Vương quốc Campuchia và đặc biệt là phá hoại quan hệ láng giềng hữu nghị giữa nhân 2 nước Việt Nam - Campuchia thông qua vấn đề biên giới lãnh thổ vốn rất phức tạp, nhạy cảm.
Cụ thể là chúng ta nên kiên trì hợp tác, thông cảm và chia sẻ những khó khăn của những đồng nghiệp Campuchia đang được giao nhiệm vụ giải quyết vấn đề biên giới với Việt Nam, đừng để  họ phải rơi vào hoàn cảnh khó xử, thậm chí bị vô hiệu hóa bởi những kích động của những phần tử cực đoan…











Ts Trần Công Trục
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không biết người Campuchia sẽ nghĩ thế nào trước những lời bóc trần sự thật về âm mưu của người Trung Quốc đối với họ mà Khâu Lâm vừa nói?

Học giả Trung Quốc tiết lộ Bắc Kinh đã khống chế Campuchia như thế nào


(GDVN) - Không biết người Campuchia sẽ nghĩ thế nào trước những lời bóc trần sự thật về âm mưu của người Trung Quốc đối với họ mà Khâu Lâm vừa nói?
Khâu Lâm, biên tập viên thời sự của tờ Nhật báo Tự Cống, cơ quan ngôn luận thành ủy Tự Cống tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, đồng thời là bình luận viên đặc biệt của tờ Kinh tế Trung Quốc và là một nhân vật chống phá Việt Nam kịch liệt ngày 13/7 tiếp tục viết bài bôi nhọ, chống phá Việt Nam và quan hệ Việt Nam - Campuchia tung lên các diễn đàn trực tuyến.
Ông Hứa Kỳ Lượng, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia. Ảnh: MOV.
Khâu Lâm cho rằng việc Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh dẫn theo 23 tướng lĩnh cấp cao của quân đội, cảnh sát nước này thăm Trung Quốc cho thấy, giới quân sự Campuchia muốn cầu viện Trung Nam Hải để đối phó với Việt Nam?!
Lập luận của Khâu Lâm cho bình luận này là chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang ở thăm Hoa Kỳ và Thủ tướng Campuchia Hun Sen vừa đề nghị Liên Hợp Quốc cho mượn bản đồ gốc để xác minh vấn đề biên giới với Việt Nam.
Ông Lâm nói, mặc dù nghị trình chính thức của 2 phía Campuchia và Trung Quốc không nhắc đến vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia, nhưng có những dấu hiệu cho thấy sự liên quan gián tiếp. Tuyên bố chung của Campuchia và Trung Quốc nhắc đến việc: Hai bên kiên định trước sau như một ủng hộ các lợi ích cốt lõi của nhau trong các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, an ninh và phát triển.
Viên học giả Trung Quốc này đã bịa đặt trắng trợn lịch sử, vu cáo Việt Nam "thôn tính Lào và Campuchia những năm 1970 để thành lập Liên bang Đông Dương"?! Cuộc chiến tranh giúp nhân dân Campuchia tiêu diệt bọn diệt chủng man rợ Khmer Đỏ do Trung Nam Hải nuôi dưỡng và giật dây để chống phá Việt Nam từ biên giới Tây Nam bị Khâu Lâm xuyên tạc thành Việt Nam "xâm lược" Campuchia.
Về sự can thiệp của Trung Nam Hải vào Campuchia, Khâu Lâm viết:
"Trung Quốc có tiếng nói rất lớn đối với nội bộ Campuchia. Đối với Phnom Penh, Trung Quốc có hai khoản đầu tư, một là đổ cho Khmer Đỏ mà kết cục thế nào thì ai cũng biết (?!). Khoản còn lại đầu tư cho Sihanouk, nhưng Sihanouk đã quen với cuộc sống an nhàn ở Bắc Kinh nên không chịu về, dứt khoát nhường ngôi cho con trai.
Nhưng đảng Funcinpec do một người con trai của ông Sihanouk lãnh đạo không có thế lực, xem ra đầu tư cho một người hay một chính đảng ở Campuchia lời lãi rất hạn chế, chỉ có cách dùng thủ đoạn kinh tế khống chế mới là đúng đắn"?!
Ảnh chụp màn hình thông tin cá nhân Khâu Lâm trên tờ Kinh tế Trung Quốc.
Không biết người Campuchia sẽ nghĩ thế nào trước những lời bóc trần sự thật về âm mưu của người Trung Quốc đối với họ mà Khâu Lâm vừa nói? Cứ theo như viên học giả này, Campuchia chỉ là một con tốt trên bàn cờ địa chính trị mà Bắc Kinh muốn khống chế để dùng vào những việc có lợi cho mình mà thôi - PV.
Xung quanh vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia, Khâu Lâm viết:
"Hiện tại xung đột (căng thẳng có kiểm soát do một số phần tử quá khích Campuchia kích động người dân nước này chống phá biên giới - PV) nổ ra ở biên giới Việt Nam - Campuchia chẳng qua cũng chỉ là một đoạn nhạc nền chen vào trục quan hệ Mỹ - Việt - Trung khi trục này thêm sự góp mặt của Campuchia mà thôi.
Sau khi nổ ra xung đột biên giới Việt Nam - Campuchia, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia đã chạy sang nhờ Bắc Kinh chi viện, Trung Quốc cũng nên thuận thế mà làm. Một khi Việt Nam đã vì lợi ích của mình mà muốn ôm chân Hoa Kỳ (?!) để đối phó Trung Quốc, thì Trung Quốc cũng nên kéo Campuchia về phía mình, liên thủ để đối phó với Việt Nam", Khâu Lâm kích động, bôi nhọ Việt Nam.
Những phát ngôn xuyên tạc, kích động, bôi nhọ mà Khâu Lâm đang phát tán rộng khắp các diễn đàn trực tuyến lớn ở Trung Quốc hòng chống phá Việt Nam cho thấy một thái độ thù hằn ích kỷ, chống phá quyết liệt nhằm vào Việt Nam.
Nó cũng cho thấy một nỗi sợ mơ hồ của một bộ phận học giả, truyền thông Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan khi Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với Hoa Kỳ. Nhưng điều này càng cho thấy chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại của Việt Nam là hoàn toàn chính xác - PV.
Trước đó tờ The Diplomat khi quan sát chuyến thăm Trung Quốc của ông Tea Banh đã bình luận, có những dấu hiệu cho thấy chuyến thăm này có liên hệ với vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia vì 4 lý do:
Ông Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tiếp ông Tea Banh. Ảnh: MOV.
Nó diễn ra ngay sau khi nổ ra căng thẳng biên giới Việt Nam - Campuchia; Phe đối lập Campuchia chống phá quyết liệt vấn đề biên giới, ông Hun Sen phải gửi công hàm mượn bản đồ gốc từ Liên Hợp Quốc để dẹp tan luận điệu này; Đàm phán biên giới giữa Việt Nam và Campuchia vừa tiến hành tại Phnom Penh; Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang ở thăm Hoa Kỳ, một động thái mà Bắc Kinh đặc biệt quan tâm theo dõi.
Ngoài ra, việc Campuchia và Trung Quốc bỗng nhiên cam kết "tiếp tục hỗ trợ nhau về các vấn đề chính liên quan đến lợi ích cốt lõi" cũng là một dấu hiệu đáng chú ý. Cụm từ "lợi ích cốt lõi" thường được Bắc Kinh sử dụng quá mức và gây tranh cãi khi nói về yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của họ ở Biển Đông. Lần này hai bên nhấn mạnh tới hỗ trợ lợi ích cốt lõi "của nhau" trong khi chủ quyền lãnh thổ là yếu tố đáng kể của "lợi ích cốt lõi", nó có liên quan đến các vấn đề đang diễn ra ở biên giới Việt Nam - Campuchia.
Người quan sát, một tờ báo mạng theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc (do Viện Nghiên cứu Chiến lược phát triển Xuân Thu Thượng Hải kết hợp với công ty TNHH Công nghệ thông tin Người quan sát Thượng Hải đồng sáng lập) ngày 13/7 khi dẫn lại nguồn tin từ The Diplomat đã bình luận, đoàn đại biểu quân sự Campuchia thăm Trung Quốc là để tìm kiếm chi viện nhằm chống lại Việt Nam?!


Hồng Thủy

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người tài chắc gì đã phải là cán bộ, đảng viên và cán bộ đảng viên liệu có phải Nhân tài? Trả lời đúng câu hỏi này kết quả đã khác!

Thất bại vì tuyển ‘nhân tài’ từ cán bộ, đảng viên

AL
Năm 2005, các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu thực hiện “Chương trình Mekong 1.000.” Ðến nay, chương trình này ngốn hết 19 triệu Mỹ kim nhưng bị xem là một thất bại.
Mục tiêu của “Chương trình Mekong 1.000” là tuyển chọn khoảng 1,000 cán bộ, đảng viên đã tốt nghiệp đại học, cao học, gửi ra ngoại quốc đào tạo để có một đội ngũ đủ khả năng làm nòng cốt trong việc quản lý, nghiên cứu, đào tạo nhân lực. Chi phí trung bình cho việc đào tạo một thạc sĩ ở ngoại quốc khoảng 35,000 Mỹ kim và cho một tiến sĩ ở ngoại quốc khoảng 60,000 Mỹ kim.

Ðào tạo nghề ở một trường dạy nghề tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long - hiện thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao để phát triển kinh tế. (Hình: Người Lao Ðộng)
Ðến nay, “Chương trình Mekong 1.000” đã gửi ra ngoại quốc 522 người để theo học các nhóm ngành: Kinh tế, Nông nghiệp- hủy sản, Công nghệ sinh học công nghệ thực phẩm, Công nghệ thông tin, Viễn thông, Giáo dục, Luật, Xây dựng, Môi trường, Hợp tác quốc tế,... Không có số liệu cụ thể về chương trình này nhưng đánh giá của một số viên chức có thẩm quyền liên quan về “Chương trình Mekong 1.000” xác định, dù rất tốn kém “Chương trình Mekong 1.000” đã thất bại.
Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới thất bại của “Chương trình Mekong 1.000” là chỉ tuyển chọn “nhân tài” từ cán bộ, đảng viên.
Trong cuộc trò chuyện với tờ Người Lao Ðộng về “Chương trình Mekong 1.000,” ông Phạm Trung Quân, phó giám đốc Sở Nội Vụ tỉnh An Giang, cho biết, An Giang dự tính tuyển chọn 100 cán bộ gửi ra ngoại quốc đào tạo cao học và tiến sĩ. Tuy nhiên đến nay An Giang chỉ gửi được ba cán bộ đi học ở ngoại quốc vì những khó khăn do: Cách thức tuyển chọn. Lúng túng trong việc chọn nơi bồi dưỡng ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết cho ứng viên.
Tương tự, ông Phan Văn Tiếu, phó giám đốc Sở Nội Vụ tỉnh Ðồng Tháp, tiết lộ, Ðồng Tháp chỉ chọn được 40 cán bộ gửi ra ngoại quốc đào tạo. Tuy nhiên sau khi hoàn tất các khóa học ở ngoại quốc, 38 thạc sĩ và hai tiến sĩ này “chưa phát huy được hiệu quả.”
Ông Lê Việt Dũng, hiệu phó Ðại Học Cần Thơ, nhận định, sau khi tốt nghiệp các khóa học ở ngoại quốc, khi quay về, một số ứng viên vỡ mộng và phá vỡ cam kết phục vụ. Ngoài ra còn có khoảng 2% ứng viên bỏ học, ở lại ngoại quốc vì lý do kinh tế hay kết hôn với người ngoại quốc.
Ông Nguyễn Hữu Thời, trưởng Phòng Giáo Dục Thường Xuyên-Chuyên nghiệp của Sở Giáo Dục-Ðào Tạo tỉnh Ðồng Tháp, không cung cấp tỉ lệ bỏ học giữa chừng nhưng khẳng định có “nhiều trường hợp” như vậy.
Khi được đề nghị đánh giá về “Chương trình Mekong 1.000,” ông Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng Ðại Học Nam Cần Thơ, cho rằng, lý do khiến chương trình này thất bại là từ hai phía. Những cán bộ được gửi ra ngoại quốc đào tạo không đủ cố gắng và hệ thống công quyền chưa biết sử dụng hoặc chưa muốn tạo điều kiện cho những người đã được đào tạo ở ngoại quốc về làm việc.
Ông Xuân nêu thêm một nhận xét khác là lý do khiến “Chương trình Mekong 1.000” thất bại. Ðó là nhiều địa phương cử cán bộ đi học ở ngoại quốc theo kiểu muốn sắm món đồ mà không biết đến bao giờ mới dùng tới.
@NguoiViet

Phần nhận xét hiển thị trên trang