Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Điều này rất bình thường. Đây là biên tập lại cho phù hợp với "trình" của người VN trong nước, có gì đâu mà ông théc méc, thưa ông GS Tuấn?

Một nửa sự thật

 * NGUYỄN VĂN TUẤN
Chiều nay, nhân đọc một bình luận của một trang web lề dân về chuyến đi của bác Trọng, tôi chú ý đến đoạn trích dẫn báo Tuổi Trẻ viết về bài tuyên bố của Thượng nghị sĩ John McCain (1). Khi kiểm tra nguồn thì báo Tuổi Trẻ trích Thông tấn xã VN (TTXVN).
Nhưng khi so sánh bài trên TTXVN và bản tuyên bố bằng tiếng Anh của McCain thì thấy rõ ràng TTXVN đã đưa tin một cách … chọn lọc.
Bản tin trên TTXVN viết rằng “Thượng Nghị sĩ cũng đánh giá những tiến triển hai nước cùng đạt được trong 20 năm qua là đáng kinh ngạc. Hoa Kỳ và Việt Nam đang ở thời điểm tốt hơn bao giờ hết để tiếp tục những tiến triển này. Ông McCain cũng ca ngợi Việt Nam gần đây đã tiến hành các bước đi đáng khích lệ nhằm cải thiện hồ sơ nhân quyền”.
Thật ra, bản tuyên bố của McCain dài hơn và hay hơn nhiều so với trích dẫn của TTXVN. Ông McCain nhắc đến vấn đề Tàu cộng đang hung hăn trên Biển Đông, và Chính phủ Mĩ đang phê chuẩn một ngân sách 425 triệu USD để giúp nâng cao năng lực quốc phòng cho ASEAN, kể cả Việt Nam. McCain còn nhắc đến giàn khoan HD-981 mà TTXVN không dám nói đến. Còn trong nước, McCain đề cập đến quyền con người 2 lần. Ông cũng nói đến ấn tượng tốt của ông về một thế hệ trẻ đĩnh đạc đang xuất hiện ở VN. Ông nói về nỗ lực đào tạo một thế hệ lãnh đạo mới cho VN, và yểm trợ các hoạt động vì xã hội dân sự. Ông kêu gọi trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Ông kêu gọi Chính phủ Mĩ nên tháo gỡ những qui định về bán vũ khí cho VN, nhưng ông nhấn mạnh rằng việc xoá bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí chỉ với điều kiện VN phải tỏ ra tôn trọng quyền con người, trả tự do cho các tù nhân lương tâm, và cải cách pháp lí.
Rất tiếc là TTXVN không dịch những đoạn đáng chú ý đó cho bạn đọc. Do đó, tôi bỏ ra vài phút dịch cho các bạn biết rõ. Bản tuyên bố của McCain có ở đây (2), và trong đó ông viết: (trích) …  “Hơn bao giờ hết, Hoa Kì và Việt Nam đang ở vị thế để tiếp tục xây dựng dựa trên sự tiến bộ này. Ngày nay, mỗi năm Việt Nam gửi sinh viên sang Mĩ du học nhiều hơn bất cứ nước Đông Nam Á nào. Trong tháng 5 vừa qua, tôi đã chứng kiến sự đĩnh đạc và kĩ năng của một thế hệ Việt Nam đang nổi lên được biểu hiện tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM. Thêm vào đó, sự hỗ trợ của Hoa Kì cho Việt Nam trong nỗ lực đào tạo những thế hệ lãnh đạo mới sẽ đạt những đỉnh điểm mới khi Đại học Fulbright ra đời ở TPHCM. Đại học độc lập này sẽ phục vụ như là một chất xúc tác để nâng cao nền giáo dục đại học ở Việt Nam, và khuyến khích những tiếp xúc ở mức độ cá nhân giữa hai quốc gia.
Ngoài sự cam kết đó ra, Hoa Kì phải tiếp tục yểm trợ xã hội dân sự ở Việt Nam, kể cả xiển dương tự do tôn giáo, tự do báo chí, và quyền lao động. Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp khiêm tốn nhưng đáng khuyến khích để cải thiện hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, và Hoa Kì phải tiếp tục yểm trợ tất cả công dân Việt Nam đang tìm cách sử dụng những biện pháp ôn hoà để xây dựng một đất nước hùng mạnh và thịnh vượng, một đất nước tôn trọng quyền con người và luật pháp.”
Hoa Kì và Việt Nam chia sẻ một sự dấn thân sâu sắc vì hoà bình và an ninh vùng Châu Á Thái Bình Dương. Điều này đặc biệt quan trọng trong khi Trung Cộng tiếp tục lấn chiếm và quân sự hoá vùng Biển Đông và một lần nữa triển khai giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) ở vùng biển gần Việt Nam. Để yểm trợ Việt Nam và các nước trong vùng Đông Nam Á, những nước đang có những nỗ lực giải quyết những tranh chấp biển đảo một cách ôn hoà, Quốc hội Mĩ đang xem xét phê chuẩn một ngân sách 425 triệu USD cho Bộ Quốc Phòng nhằm giúp huấn luyện và trang bị cho các lực lượng vũ trang của các nước Đông Nam Á xây dựng năng lực bảo vệ biển.
Ngoài ra, tôi tin rằng ngay lúc này Hoa Kì phải tháo gỡ bớt những cấm đoán về việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam […] Sau khi tháo gỡ bớt những qui định, và tiến đến xoá bỏ cấm vận, Hoa Kì yêu cầu Chính phủ Việt Nam có những bước đi có ý nghĩa và vững vàng để bảo vệ nhân quyền, kể cả trả tự do cho các tù nhân lương tâm, và cải cách pháp lí. Đó nên là mục tiêu của chúng ta, và chúng ta nên làm việc với nhau để hoàn tất mục tiêu đó càng sớm càng tốt nhằm đem lại lợi ích cho cả hai nước.
Hai mươi năm qua đã chứng kiến sự phát triển phi thường trong mối quan hệ giữa chúng ta, những phát triển cao hơn bất cứ ai trong chúng ta có thể kì vọng. Tôi mong đợi được tiếp kiến tổng bí thư Trọng trong tuần này, trong khi hai nước chúng ta đang tìm cách tiếp tục xây dựng một mối quan hệ dựa trên nền tảng của một viễn kiến mà chúng ta chia sẻ. Đó là viễn kiến một Châu Á Thái Bình Dương hoà bình và thịnh vượng.” (Hết trích).
Dĩ nhiên, không ai ngạc nhiên khi TTXVN lược bỏ những đoạn “tế nhị”. Ngạc nhiên là ở thời đại internet và thông tin mở mà “báo chí cách mạng” lại làm như thế, có thể hiểu là một cách khinh thường độc giả. Người phương Tây có câu đại khái là một nửa ổ bánh mì thì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì là một lời nói dối (a half loaf of bread is half loaf of bread, but a half truth is a whole lie). Có thể nói rằng bản tin trên TTXVN chỉ phản ảnh nửa sự thật.
N. V. T/BVN
-----------/
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Còn ai tin vào nhà văn Việt Nam nữa không?



Tác giả: Inrasara (*)

.


Đại đa số nhà văn Việt Nam hôm nay từ chối làm nhà trí thức theo nghĩa mạnh nhất của từ này. Thì lấy đâu tác phẩm của hắn nhận được sự chú ý xứng đáng từ cộng đồng, nói chi chuyện cá nhân hắn được cộng đồng tôn trọng. Còn kêu ca than vãn công chúng lạnh nhạt với văn học thì không gì tệ hại hơn.
1. Xã hội nào bất kì, muốn tự thức để tiến bộ, cũng cần đến sự phản biện. Một phản biện đích thực: trực diện, mạnh mẽ, và đầy trí tuệ. Không phải lối phản biện “dân hỏi Bộ trưởng trả lời”, hay như ở Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương, các diễn giả lên giảng bài, sau đó đưa địa chỉ email: “Ai có thắc mắc gì cứ gửi điện thư cho tôi”. Mà là trực diện
Xã hội Việt Nam hôm nay nảy sinh nhiều vấn đề nóng cần đến sự phản biện. Đâu đó đã có những phản biện, tội – ở đó nhà văn, nhất là cánh nhà văn thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, ít dự cuộc hơn cả. Trong khi nhà văn là kẻ phản biện xã hội.
Không phải các “nhà” khác không phản biện xã hội, nhưng chính nhà văn là người phản biện xã hội toàn diện nhất, và nhất là – cần thiết cho sự khai mở tư duy sáng tạo của hắn nhất. Bác sĩ, kĩ sư, chuyên gia, giáo sư đại học… cũng phản biện, nhưng thường họ tập trung vào chuyên môn; cho nên nếu có phản biện thì họ phản biện về lĩnh vực chuyên môn của họ là chính. Còn nhà văn, bạn phải quán xuyến mọi vấn đề xã hội để có thể viết… văn. Qua đó, bạn hiểu xã hội để phản biện.
Một số nhà văn viết truyện phục vụ bộ phận độc giả nhất định: độc giả thiếu nhi, tuổi mới lớn hay các cô tiểu thư thị thành; hoặc cũng có không ít nhà văn quyết đóng phòng văn hì hục viết mong làm ra tác phẩm để đời. Tiếp xúc với độc giả – không; diễn thuyết trước công chúng – không; tham gia vào công việc xã hội, từ đó phản biện xã hội cũng không nốt. Đó là chọn lựa của họ, họ là nhà văn tháp ngà, chúng ta hãy để mặc họ với tham vọng riêng tư ấy. Còn lại, nhà văn là kẻ phản biện xã hội. Công chúng đòi hỏi nhà văn đóng vai trò một trí thức đúng nghĩa. Chỉ như thế hắn mới tạo ảnh hưởng nhất định đến lối suy nghĩ của cộng đồng, lớn hơn – tác động đến xã hội.
2. Nhà văn Việt Nam phản biện ai? Lạ, trên hết và trước hết, cộng đồng người đọc hôm nay đòi hỏi hắn phải biết phản biện chính tổ chức Hội Nhà văn Việt Nam, ở đó Ban Chấp hành là đối tượng đầu tiên cần nhận sự phản biện. Bởi Hội mà hắn tham gia là một tổ chức chính trị nghề nghiệp đang tiêu tiền của nhân dân, nên nó phải có trách nhiệm với nhân dân.
Việc xét kết nạp hội viên chẳng hạn, là vấn đề bị dư luận ì xèo nhất, chắc thế. Khía cạnh này, xin đề cập đến chuyên môn hẹp: Thơ. Việt Nam là “nước thơ”. Người làm thơ nhiều, tập thơ in ra cũng nhiều, cho nên ứng viên thơ luôn có con số vượt trội. Văn chương lại vô bằng, nên việcđưa lên đặt xuống là rất mất thì giờ, và mất… lòng. Nhưng thế nào rồi cũng nhắm mắt, nén lòng để chọn cho được đủ số đề cử lên Ban Chấp hành.
Ban Chấp hành là cấp quan cao nhất của Hội Nhà văn Việt Nam. Nếu bên Hội đồng chỉ trách nhiệm về chuyên môn, thì ở đây là cấp trách nhiệm… lớn hơn, toàn diện hơn. Thì hẳn! Ban Chấp hành nhiệm kì này gồm 15 vị, có văn xuôi, có thơ, có cả lí luận phê bình, vân vân. Ở đây, lại xin nói về thơ. Có ứng viên thơ đã qua cửa Hội đồng với số phiếu rất oách, tin chắc thế nào kì này bỏ túi thẻ Hội Nhà văn. Ai dè, qua Ban Chấp hành bị đánh trượt! Lí do? Ít người biết thi sĩ này quá. Nhưng họ đã vượt qua ải chuyên môn rồi mà? Vậy là ủy viên Ban Chấp hành phải đọc. Có thì giờ đọc duyệt hết không? Sức mấy! Đó là chưa xét đến khía cạnh: có đến hai phần ba Ban Chấp hành không chuyên ngành thơ. Không dám nói anh chị không hiểu về thơ, mà sẽ khó khăn hơn. Khó về chính ứng viên đó với tác phẩm đó, càng khó hơn nữa trong đối sánh với các ứng viên khác, thi tập khác. Kẹt là thế! Vậy, không tin Hội đồng chuyên môn do mình đề cử thì còn tin ai? Vậy mà Ban Chấp hành đã nhiều bận nói không với Hội đồng này!
Sự thiếu tin tưởng này còn đẩy lên cấp độ cao nhất ở xét giải thưởng, khi năm 2014, tập thơ vào chung khảo ở Hội đồng thơ chỉ được hai phiếu và bị loại nhưng nó được Ban Chấp hành xét tặng Giải thưởng thơ duy nhất của năm, trong khi ba tập khác được 7-8/9 phiếu thì bị loại. Mặc dù làm thế không sai quy chế của Hội Nhà văn, nhưng nó không thuyết phục được công chúng độc giả. Càng khiến Hội đồng chuyên môn không phục. Có nhà văn nào đã phản biện Ban Chấp hành về vụ kia không?
Trực tiếp hơn, Festival Thơ châu Á – Thái Bình Dương đầu năm 2015 vừa qua, 153 đại biểu thơ “quốc tế” có đến phân nửa là nhà thơ cấp “câu lạc bộ” lên diễn đàn “đánh vần” thơ tiếng Anh trình độ bằng B cho thính giả Việt Nam nghe, cạnh đó thính giả phải nghe phiên dịch viên dịch thơ bằng lối dịch cẩu thả đến vô trách nhiệm – mới tội. Festival Thơ tầm quốc tế ấy ta đã thu hoạch được gì, ngoài sự rềnh rang mang tính hội hè? Trong khi tiền của bỏ ra cho công cuộc đó không lấy đâu khác ngoài tiền thuế nhân dân. Mà ít ỏi gì cho cam. Có nhà văn nào đã lên tiếng phản biện không, ngoài tiếng nói lẻ loi trên Tiền phong Chủ nhật: “Không đương đại, không người trẻ”, đăng ngày 8-3-2015 (http://www.tienphong.vn/van-nghe /khong-duong-dai-khong-nguoi-tre-830375. tpo#Inrasara).

Phải biết làm cuộc đoạn tuyệt với xã hội họ sống, ở trong Hội mà như đứng ra ngoài Hội – để làm một nhà văn tự do. Chỉ khi không còn manh mún vướng bận triền phược nào sót lại: sự ưu ái và đãi ngộ từ cơ chế hiện hữu, sự dung dưỡng với nương tựa nhau để hai bên – nhà văn và cơ chế – cùng có lợi, nhà văn mới có thể tự giải phóng toàn triệt.
Chuyện đơn giản vậy thôi mà không dám, không biết lên tiếng thì làm gì ta dũng cảm đứng mũi chịu sào phản biện khi tác phẩm của đồng nghiệp bị cấm xuất bản, hay xuất bản – phát hành để bị thu hồi, bị “đánh” hội đồng đầy bất công, oan uổng. Lớn hơn và nhạy cảm hơn – về vấn đề Biển Đông, về môi trường bị phá hoại, về vấn nạn tham ô đang lan tràn như một “bầy sâu” lúc nhúc. Vân vân…
Đại đa số nhà văn Việt Nam hôm nay từ chối làm nhà trí thức theo nghĩa mạnh nhất của từ này. Thì lấy đâu tác phẩm của hắn nhận được sự chú ý xứng đáng từ cộng đồng, nói chi chuyện cá nhân hắn được cộng đồng tôn trọng. Còn kêu ca than vãn công chúng lạnh nhạt với văn học thì không gì tệ hại hơn.
3. Nhưng liệu nhà văn còn có thể tránh né hiện thực xã hội mãi không? Câu trả lời là: không! Làm nhà văn có nghĩa là bị đẩy xuống tàu. Ngoại trừ văn nghệ sĩ sa-lông, hay các cây bút đầu hàng thời cuộc, ngày hôm nay mỗi hành vi công bố tác phẩm là một hành động đặt mình vào sự cuồng nộ của một thời đại không tha thứ (Créer aujourd’hui, c’est créer dangereusement. Toute publication est un acte et cet acte expose aux passions d’un siècle qui ne pardonne rien, – Albert Camus, “L’Artiste et son Temps”).
Hiện thực phổ quát, kèm với nó là sự thống khổ của đám đông có mặt khắp nơi, ở sát cạnh nhà bạn, ngay giữa lòng tập thể nhỏ bé tưởng yên ấm của bạn. Thống khổ và bất công lồ lộ được phương tiện thông tin đủ loại đẩy vào tận phòng ăn, giường ngủ của bạn, ám ảnh giấc mơ bạn. Đám đông ấy không để yên cho sự im lặng của bạn, khi im lặng đó bị coi như một thái độ. Họ càng không tha thứ cho tiếng nói của bạn, nếu đó chỉ là tiếng nói lưỡng lự, nửa vời.
Quần chúng đòi hỏi trách nhiệm của nhà văn. Trách nhiệm đó đòi hỏi nhà văn – dù thuộc hội đoàn nào bất kì, ở đây là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam – nói mạnh như Camus, là phải biết làm cuộc đoạn tuyệt với xã hội họ sống (la responsabilité supposait une rupture épuisante avec leur société), ở trong Hội mà như đứng ra ngoài Hội – để làm một nhà văn tự do. Chỉ khi không còn manh mún vướng bận triền phược nào sót lại: sự ưu ái và đãi ngộ từ cơ chế hiện hữu, sự dung dưỡng với nương tựa nhau để hai bên – nhà văn và cơ chế – cùng có lợi, nhà văn mới có thể tự giải phóng toàn triệt. Giải phóng cả truyền thống văn hóa văn chương từng chế ngự tâm thức nhà văn, tâm thức tạo nên thứ tâm lí bầy đàn hãi sợ sự cô đơn, chạy trốn tinh thần độc lập qua đó mài mòn cá tính sáng tạo. Chỉ dũng cảm cắt đứt như thế thôi, nhà văn không bị áp lực bởi thế lực nào bất kì, qua đó hắn mới có thể có tiếng nói khách quan và độc lập.
4. Đến đây, muốn tiếng nói bạn được quần chúng lắng nghe, nhà văn đồng thời phải là một nhà phê bình hoặc có khả tính phê bình. Tiếc, nhà văn Việt Nam hiếm có khả tính phê bình, nói chi là nhà phê bình. Ta sáng tác bản năng và cảm tính, và ta hãnh diện về nỗi thiếu lí tính ấy. Ta ưa nói: Vô chiêu thắng hữu chiêu; nhưng chưa có ngón võ nào trong tay, thì làm gì nói đến vô chiêu? Ta thích dẫn Goethe: Lí thuyết thì xám xịt, cây đời mới xanh tươi; trong khi trong tay ta chẳng có mủng lí thuyết nào, còn cây đời lại là thứ cây èo uột. Văn học Việt Nam muôn năm ở lại với nghiệp dư không phải không có lí do chính đáng của nó.
Ta thiếu triết học, ta không thèm chịu học triết học nữa, nghĩa là ta từ chối học suy tư độc lập, để có thể phản biện. Triết học ta đang dạy và đang học trong nhà trường là triết học “theo”: nghe theo, nói theo, suy tư theo; tôi gọi đùa nó là thứ triết học Theo-ism. Không lạ, khi những người viết văn, làm thơ đến mỗi “mùa hội viên” là lo chạy vào Hội Nhà văn Việt Nam, vào được rồi thì xoa tay – nghỉ, chứ hiếm khi viết được gì thêm, chẳng sáng tạo được gì mới; bầu Ban Chấp hành đại diện cho mình thì đầy cảm tính với cảm tình lẫn bè phái. Quần chúng có than vãn thì kệ. Ta đổ trách nhiệm cả lên đầu Ban Chấp hành, hay của cả khối tập thể, mà không là trách nhiệm của một ai. Ta giành phần vô trách nhiệm trước xã hội.
Hỏi, còn ai tin vào tiếng nói của nhà văn thuộc Hội Nhà văn Việt Nam nữa không?
————
* Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ, Hội Nhà văn Việt Nam
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia đi Trung Quốc liên quan gì đến Việt Nam?


Hồng Thủy 
(GDVN) - 23 viên tướng do ông Tea Banh dẫn đầu có mặt tại Bắc Kinh trong lúc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang thăm Mỹ gây ấn tượng mạnh hơn là sự trùng hợp.
Ông Tea Banh tiếp Hứa Kỳ Lượng trong một chuyến thăm đến Phnom Penh. Ảnh: Khmer Times.
The Diplomat ngày 10/7 bình luận, tại sao Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh lại dẫn theo một phái đoàn tướng lĩnh cao cấp quy mô lớn thăm Trung Quốc lúc này, liệu nó có liên quan gì đến căng thẳng biên giới giữa Campuchia với Việt Nam (do lực lượng đối lập CNRP cổ súy, kích động phá hoại) hay không?

Ông Tea Banh dẫn theo 23 tướng quân sự và an ninh cấp cao thăm Trung Quốc 5 ngày bắt đầu từ ngày 8/7. Trong khi cả Bắc Kinh và Phnom Penh đều nhấn mạnh rằng chuyến thăm này là "thói quen", "thông lệ", nhưng những sự kiện gần đây cũng như những chi tiết cụ thể của chuyến thăm có thể đáng chú ý nhiều hơn.
Bản thân ông Tea Banh nói với The Cambodia Daily rằng đó chỉ là chuyến thăm "không có gì lớn", phát ngôn viên quân đội Campuchia nói với báo giới đây là hoạt động thường xuyên mỗi năm một lần. Báo chí Trung Quốc thì viết rất ít về chương trình nghị sự, ngoài việc chuyến thăm này được thiết kế để tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác song phương", Tea Banh gặp các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc và thăm một số cơ quan chủ chốt của Bộ Quốc phòng nước chủ nhà.
Đối với một số người, thật khó tin khi 24 viên tướng Campuchia từ Bộ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh Hải quân, Không quân cho đến Cảnh sát quân sự quốc gia đi Bắc Kinh chỉ để "thúc đẩy hữu nghị". Quy mô phái đoàn này cho thấy chuyến thăm được thiết kế để làm một số vấn đề lớn trong khi đang xảy ra những biến động không nhỏ lúc này, The Diplomat bình luận.
Bất kể bản chất chuyến thăm này là gì cũng nhận được sự quan tâm lớn bởi nó diễn ra chỉ vài ngày sau các cuộc va chạm ở biên giới Campuchia - Việt Nam cuối tháng 6 (CNRP kích động cái gọi là) chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. CNRP cáo buộc đảng cầm quyền CPP đứng đầu là Thủ tướng Hun Sen"sử dụng bản đồ được vẽ bởi Việt Nam để đàm phán biên giới với Việt Nam".
Ông Hun Sen đã gửi công hàm cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon xin mượn lại bản đồ Hiến pháp do Sở Địa dư Đông Dương thời Pháp xuất bản trước năm 1955 mà ông Norodom Sihanouk đã nộp cho Liên Hợp Quốc năm 1964 để đối chiếu. Ủy ban Biên giới Chính phủ hai nước vừa tổ chức một cuộc họp 3 ngày và kết thúc hôm qua.
Ông Thường Vạn Toàn đón ông Tea Banh.
Với những diễn biến này, ông Tea Banh dẫn theo 23 viên tướng hàng đầu đi Bắc Kinh là một sự đảo ngược "có thể hiểu được", The Diplomat bình luận. Trung Quốc là nhà viện trợ quân sự và tài chính lớn nhất của Campuchia, quan hệ quốc phòng 2 nước đã được tăng cường trong vài năm qua. Trong khi đó quan hệ Trung - Việt trở nên căng thẳng và ảnh hưởng đến tam giác trục quan hệ Mỹ - Việt - Trung.
The Diplomat cho rằng, 23 viên tướng do ông Tea Banh dẫn đầu có mặt tại Bắc Kinh trong lúc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang thăm Mỹ gây ấn tượng mạnh hơn là sự trùng hợp. Mặc dù các quan chức Trung Quốc hay Campuchia không công khai nhắc tới biên giới Việt Nam - Campuchia trong chuyến đi này, nhưng vẫn có những dấu hiệu gián tiếp cho thấy sự liên quan nếu ai đó quan tâm tìm kiếm nó.
Ví dụ sau khi ông Tea Banh hội đàm với Thường Vạn Toàn, hội kiến Hứa Kỳ Lượng, Campuchia và Trung Quốc cam kết cải thiện hợp tác quân sự và "tiếp tục hỗ trợ nhau trong các vấn đề chủ yếu liên quan đến lợi ích cốt lõi". Cụm từ "lợi ích cốt lõi" trong trường hợp này thường được dùng một cách quá mức và gây tranh cãi về sự thay đổi của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó phần lớn có sự hỗ trợ từ Campuchia.
Điểm nhấn nữa đáng chú ý là sự nhấn mạnh hỗ trợ các lợi ích cốt lõi "của nhau". Trong khi người ta có thể tranh luận về lợi ích quốc gia bao gồm những gì, thì vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ (theo cách hiểu sai lầm của một số người Campuchia) là yếu tố đáng kể trong các vấn đề biên giới với Việt Nam đang diễn ra chắc chắn là một trong số các "lợi ích cốt lõi" vừa đề cập.
Tân Hoa Xã ngày 9/7 nói rằng Trung Quốc và Campuchia tuyên bố sẽ nâng cao hợp tác quân sự, tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề chính liên quan đến lợi ích cốt lõi. Hứa Kỳ Lượng - Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương khi tiếp ông Tea Banh đã nói, hai bên đã hỗ trợ nhau trong các vấn đề "chủ quyền, an ninh và phát triển", hy vọng hai nước tăng cường hợp tác đối phó với "những thách thức".
Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thì bình luận rằng quan hệ hợp tác quân sự Trung Quốc - Campuchia đang ở thời kỳ "tốt nhất từ trước đến nay" với sự tin cậy lẫn nhau về chính trị, hợp tác kinh tế - an ninh cùng thắng.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã phân tích về yếu tố Trung Quốc ở biên giới Tây Nam mà chúng ta cần cảnh giác, mời quý độc giả quan tâm theo dõi TẠI ĐÂY.
Hồng Thủy
Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Nếu tôi sống thêm hai nghìn năm nữa thì tổ quốc của tôi, ông sẽ là ai?”

Bài diễn văn của một nữ sinh 17 tuổi “Nếu tôi sống thêm hai nghìn năm nữa thì tổ quốc của tôi, ông sẽ là ai?”, có lẽ sẽ cho chúng ta một cái nhìn khác về “giấc mơ Trung Hoa”.

Trung Quốc, giấc mơ trung hoa, Một 

trường trung học phổ thông tại Trung Quốc, tổ chức hội diễn văn với chủ đề “Tổ quốc thân yêu”, dưới đây là bản thảo bài diễn văn của nữ sinh thể hiện những nhận thức rất lí trí và sáng suốt, vượt xa phần đông thế hệ thanh niên Trung Quốc hiện tại. Liệu cô gái này có thể thay đổi Trung Quốc?
Dưới đây là toàn bộ bài nội dung bài diễn văn:
Kính thưa các thầy cô,bạn bè thân mến: Tôi tên Vương Khả Nhi, là học sinh lớp 10A6, tiêu đề bài diễn văn của tôi hôm nay là “Nếu tôi sống thêm hai nghìn năm nữa, thì tổ quốc của tôi, ông sẽ là ai ?”. Tôi không có những ngôn ngữ hùng hồn như mọi người, cũng không có nhiệt huyết dâng trào như những người khác; đối với hai từ “tổ quốc”, cái tôi có chính là suy nghĩ độc lập của riêng cá nhân tôi, tôi cảm thấy rằng xã hội chúng ta không thiếu những người đứng đầu về tri thức, mà cái thiếu chính là những người có tư duy vậy.
Tôi đang nghĩ rằng: Nếu như tôi có thể sống thêm hai nghìn năm nữa, thì thử hỏi tổ quốc của tôi sẽ là ai? Vào thời nhà Hán, tổ quốc của tôi chính là nhà Hán, chính là Đại Hán đã tiêu diệt hết thảy những kẻ xâm phạm bờ cõi. Vào triều đại nhà Đường, tổ quốc của tôi chính là Đại Đường, triều đại hưng thịnh bậc nhất khiến cho hàng nghìn nước khác đến viếng thăm. Vào thời Tống, tổ quốc của tôi là triều đại nhà Tống, triều đại đứng đầu về khoa học kỹ thuật, kinh tế phồn vinh. Vào triều đại nhà Nguyên, vó ngựa Mông Cổ đã chà đạp giày xéo chúng tôi thành những người dân thấp kém, vậy thì tổ quốc của tôi chính là Đại Nguyên sao? Và tôi phải yêu thương nó sao? Vào thời nhà Thanh, người Mãn giết người ngoài biên ải, để đầu không để tóc, để tóc không để đầu, cuộc tàn sát tại Dương Châu cũng ảm đạm thê lương không khác gì cuộc tàn sát tại Nam Kinh, vậy thì tổ quốc của tôi chính là Đại Thanh sao? Tôi phải yêu thương nó sao? 
Thời gian lâu dần, tôi đã dần dần nhận ra rằng, nếu như có ai cưỡng đoạt mẹ của các vị, vậy thì mọi người đều nhận kẻ đó là cha của mình sao, chúng ta không có lòng tự trọng đến như thế sao? Có những lúc tôi cũng nghĩ rằng, nếu như lúc đầu Nhật Bản chiếm lĩnh Trung Quốc chúng ta, hỡi các bạn, có phải hôm này chúng ta sẽ hô lớn lên rằng “thiên hoàng vạn tuế” hay sao?
Nếu như tôi sống thêm hai nghìn năm nữa, thì thử hỏi xem, ai sẽ là tổ quốc của tôi đây, thật khiến cho tôi rất mơ màng khó hiểu .
Trong lòng tôi có một tổ quốc, đó chính là một nơi công bằng, công chính và không có sự bất công nào cả; trong lòng tôi có một tổ quốc, đó chính là nơi để cho bạn chiến thắng, chiến thắng một cách đường đường chính chính. Còn thua thì sao, chính là thua một cách tâm phục khẩu phục. Trong lòng tôi có một tổ quốc, đó là nơi mà ông lúc nào cũng có thể dang rộng đôi cánh che chở cho tôi; trong lòng tôi có một tổ quốc, bất luận cuộc sống của tôi vất vả gian khổ đến thế nào, thì tổ quốc cũng sẽ khiến cho lòng bạn tràn đầy hy vọng về một tương lai không xa.
Nước Mỹ sinh ra Washington, còn nước Anh thì sinh ra Churchill, nhưng họ đều đã ra đi vĩnh viễn; trách nhiệm hôm nay đây, không thể trông cậy vào họ nữa, mà là nằm ở thế hệ trẻ chúng ta. Trí tuệ của thế hệ trẻ chính là trí tuệ của quốc gia, thế hệ trẻ hùng mạnh chính là quốc gia hùng mạnh, thế hệ trẻ độc lập chính là quốc gia độc lập, thế hệ trẻ đứng đầu thế giới chính là quốc gia đứng đầu thế giới. Trong tay thế hệ trẻ chúng ta nhất định sẽ được cầm tờ báo nói về tổ quốc tân tiến văn minh bậc nhất của chúng ta, ông sẽ để cho mỗi người đều yêu mến ông sâu sắc từ tận đáy lòng, ông sẽ khiến cho nước Mỹ phải ngưỡng mộ về chế độ dân chủ của chúng ta, khiến cho nước Đức phải ngưỡng mộ về những thành tựu khoa học kỹ thuật của chúng ta, khiến cho Nhật Bản phải ngưỡng mộ đất nước dân giàu nước mạnh của chúng ta, khiến cho Singapore phải ngưỡng mộ về môi trường sạch đẹp của chúng ta. Nhìn xem ngày đó, tổ quốc của tôi, tất nhiên sẽ là một bầu trời rực sáng, một tổ quốc khiến cho con cháu muôn vàn đời sau cũng không thể nào quên được.
Người Trung Quốc cổ nuôi dưỡng ba giấc mộng Trung Hoa: Giấc mộng thứ nhất gọi là giấc mộng minh quân, chính là hy vọng có được một hoàng đế tốt, hy vọng tất cả vấn đề đều được giải đáp và hiện thành. Tất cả mọi đều tốt đẹp đến từ sự ban ơn của kẻ thống trị. Giấc mộng thứ hai gọi là giấc mộng thanh quan, nếu như hoàng đế đã không thể trông cậy được nữa, thì người dân hy vọng sẽ có một vị thanh quan, thanh liêm chính trực, còn có thể trực tiếp nói lời can gián lên bề trên, mà không sợ xúc phạm đến những người có quyền có thế. Giấc mộng thứ ba gọi là giấc mộng hiệp khách, nếu như thanh quan cũng không thể trông cậy được nữa, thì hy vọng sẽ có một vị hiệp khách thay dân báo thù rửa hận.
Ba giấc mộng của người Trung Quốc thời nay: Giấc mộng thứ nhất gọi là giấc mộng tự do, chính là thoát ra khỏi  sự chuyên chế của bộ máy chính trị một đảng độc tài, không còn bị đàn áp bức hại bởi những kẻ thống trị cậy quyền cậy thế cũng như bè lũ quan lại quyền quý hống hách lộng hành, giấc mộng thứ hai gọi là giấc mộng nhân quyền, chính là tất cả người dân đều có thể hưởng quyền lợi bình đẳng, không còn có  bất cứ tầng lớp nào có đặc quyền cao hơn quảng đại quần chúng nhân dân để rồi khiến cho những người dân thấp cổ bé họng chỉ có thể uất ức căm hận mà chẳng làm được gì. Giấc mộng thứ ba chính là giấc mộng chính trị dân chủ, cũng chính là chế độ dân chủ toàn dân, tất cả người dân trong cả nước cùng nhau lập ra hiến pháp căn bản dựa trên cơ sở người người bình đẳng, đồng thời sẽ theo đó mà làm việc.
Ba giấc mộng thời xưa chính là “giấc mộng kê vàng” giữa ban ngày, mang tính bị động tiêu cực đối với nhân dân, là chính sách ngu dân mang lại ác mộng nghìn năm, chỉ có thể khiến cho dân chúng trở thành những con cừu ngoan ngoãn, mặc cho kẻ thống trị làm mưa làm gió, xâu xé giết hại, thống trị vĩnh viễn.
Ba giấc mộng thời nay chính là yêu cầu tất yếu của văn minh thương nghiệp, là một xã hội dân chủ khai sáng mà người người đều đã thấy rõ, là biểu hiện của toàn dân thức tỉnh, là kết quả mà tất cả kẻ sĩ và những người nhân nghĩa đều đang mong chờ, và ngày ấy nhất định sẽ đến”.
Tiểu Thiện, dịch từ NTDTV
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kịch bản xấu nhất cho nền kinh tế toàn cầu


Daniel Altman
Phạm Nguyên Trường dịch
economic-crisis1Nếu Hy Lạp và Trung Quốc cùng vấp ngã thì đây là kịch bản dẫn tất cả đến sụp đổ
Hãy để tôi bắt đầu bằng cách nói rằng tôi không biết kịch bản xấu nhất sẽ như thế nào, vì thực tế không ai biết chuyện đó. Bởi vì những sự kiện bất ngờ – những con thiên nga đen, những ẩn số chưa biết, hay, sử dụng thuật ngữ của thời điểm hiện nay, không chắc chắn Knight – không thể biết những chuyện xấu có thể xảy có thể xảy ra như thế nào với nền kinh tế toàn cầu. Nhưng một vài quân bài domino có thể đổ và có thể gây ra những hiện tượng rất khó chịu trên thị trường, và cần xem xét xem thế giới lúc đó sẽ như thế nào.
Những rủi ro dễ thấy nhất là trong khu vực đồng tiền chung châu Âu và Trung Quốc. Nếu Hy Lạp phá sản và cuối cùng phải rời khỏi khu vực đồng tiền chung, tính không bị thương tổn của đồng tiền này sẽ không còn. Những điều không thể sẽ trở thành có thể, và các nhà đầu tư sẽ buộc phải xem xét sự kiện là những nước khác – Bồ Đào Nha có thể là nước tiếp theo – một ngày nào đó cũng có thể ra khỏi khu vực đồng euro.
Sự không chắc chắn về những giá trị của đồng euro sẽ tăng lên đáng kể. Sẽ không thể nào biết được đồng euro hoặc chứng khoán bằng đồng euro sẽ có giá trị thế nào nếu thành phần của khu vực đồng euro là không thể đoán trước. Các ngân hàng trung ương đã lập ra đồng euro như một đối trọng với USD trong những khoản dự trữ của họ trong suốt nhiều năm qua; xu hướng, đã quay sang chiều ngược lại, có thể biến thành một con thiên nga bổ nhào. Hy vọng của một thời là làm cho đồng euro trở thành đồng tiền chính cho nền thương mại toàn cầu đã biến mất, khi đồng nhân dân tệ chiếm được vị trí thứ hai sau đồng đô la, cách đây hai năm.
Nếu tất cả những thứ khác giữ nguyên thì việc Hy Lạp ra đi sẽ làm cho đồng euro có giá trị hơn. Những nước có vị thế tài chính yếu hơn và cần trái phiếu chỉ làm giảm sức mạnh của Đức, Pháp và những nước tích cực ủng hộ đồng euro mà thôi. Nhưng đồng euro tăng giá có thể làm hại lĩnh vực xuất khẩu từ chính các nước đó, làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ít ỏi mà họ có thể đạt được – và đây là những nước quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu hơn hẳn so với Hy Lạp.
Bây giờ xin nói về bong bóng thị trường chứng khoán đang vỡ ở Trung Quốc. Các công ty ở đây đã lợi dụng giá cổ phiếu cao để trả nợ, thông qua những đợt IPO mới. Nhưng các nhà đầu tư đã vay hàng trăm tỷ để tài trợ cho danh mục đầu tư của họ, và đẩy giá lên cao hơn. Nếu thị trường sụp đổ – và thậm chí là nới lỏng các quy định về giao dịch ký quỹ cũng không thể ngăn chặn được sự trượt dốc gần đây của họ – các công ty tự do chi tiêu sẽ củng cố được vị trí của mình trong khi hàng triệu gia đình Trung Quốc bị thiệt hại. Hàng tỷ đồng mà người dân tiết kiệm được sẽ được dùng để tài trợ cho rất nhiều dự án vô nghĩa, nghĩa là phá hoại tài sản và làm méo mó động cơ diễn ra cùng một lúc.
Hậu quả đối với thế giới là xấu như nhau. Nhiều tổ chức tài chính đã chắc chắn đặt cược rằng thị trường Trung Quốc sẽ sụp đổ, nhưng những người mua chứng khoán Trung Quốc sẽ buộc phải rút những tài sản rủi ro hơn trong danh mục đầu tư của họ. Sự lây lan những vấn đề của Hy Lạp sang các nước kém uy tín hơn về mặt tín dụng khác sẽ bị khuếch đại. Trong khi đó, các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ phải bán cổ phần của họ ở nước ngoài để bù đắp những khoản lời và lỗ ở trong nước. Các thị trường lớn sẽ sụt giảm.
Có lẽ quan trọng hơn, nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc cũng sẽ giảm – không chỉ vì của cải đã mất đi, mà sự suy thoái của thị trường này sẽ làm cho đồng nhân dân tệ giảm giá. Một phần tư lượng hàng xuất khẩu của Australia, Hồng Kông, Mông Cổ và cả chục quốc gia ở phía nam sa mạc Sahara là xuất sang Trung Quốc. Chile, cả hai miền Triều Tiên, Oman, và Turkmenistan cũng thế.
Đối với một vài nước trong số này, sụt giảm xuất khẩu sẽ đặt ra thách thức đầy khó khăn. Một số nước, như Gambia và Mauritania, nợ công quá lớn, cần thu thuế để trả lãi vay. Những nước khác, như Burkina Faso và Sudan, cần nguồn vốn ngoại tệ mạnh để gia tăng các khoản dự trữ và che chắn cho đồng tiền lạm phát của họ, như số liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra. Cuộc khủng hoảng tài chính và/hoặc tiền tệ ở những nước này tiếp tục có thể làm mất ổn định khu vực vốn đã phải vật lộn với những cuộc xung đột xuyên biên giới và đe dọa của các nhóm cực đoan.
Và nói về xung đột xuyên biên giới và các nhóm cực đoan, khả năng xảy ra bạo lực ở Trung Đông và Bắc Phi tiếp tục gia tăng. Khi bạo lực ở những khu vực này bùng lên, giá dầu có xu hướng leo thang – và do đó chi phí cho an ninh và bảo hiểm có thể ảnh hưởng tới thương mại toàn cầu. Kết quả là, nền kinh tế toàn cầu sẽ gặp trở ngại thêm ngay vào lúc thị trường tài chính đang lao đao.
Nếu tăng trưởng ở Hoa Kỳ bắt đầu chững lại cùng một lúc – và các dữ liệu lịch sử cho thấy có thể xảy ra như thế – thì sẽ xảy ra rối loạn trên toàn thế giới. Nến kinh tế Mỹ, châu Âu và Trung Quốc sẽ thụt lùi, lật nhào nhiều nền kinh tế nhỏ hơn. Hoa Kỳ và Trung Quốc có khả năng sẽ tăng trở lại trong vòng một vài năm, nhưng thiệt hại đối với sinh kế và sinh mạng thì đã xảy ra rồi. Sẽ không có trục trặc trong thị trường tài chính như thời gian vừa qua, vì bảng cân đối của các thiết chế tài chính hiện nay mạnh hơn. Nhưng chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ, một vài năm suy thoái kinh tế sẽ làm mất mấy triệu chỗ làm mới.
Vậy kịch bản này sẽ như thế nào? Tuần này, các nhà phân tích cho rằng 50% là Hy Lạp sẽ rời khỏi khu vực đồng euro. Từ ngày 12 tháng 6 chỉ số Shanghai Composite đã giảm tới 20%. Các nhà kinh tế học và kinh tế gia của chính phủ cho rằng hiện nay cũng như trong năm 2016 kinh tế Mỹ ít có khả năng suy thoái, nhưng xác suất vẫn cao hơn so với vài năm trước đây.
Những sự kiện này không độc lập với nhau; mỗi sự kiện lại làm cho sự kiện kia dễ xảy ra hơn. Tuy nhiên, sắc xuất xảy ra kịch bản chưa-phải-là-xấu-nhất này trong thời gian trước mắt là khá nhỏ. Nhưng kịch bản này xấu đến mức, đây là rủi ro cần quan tâm.
Daniel Altman là biên tập viên cao cấp, nhà kinh tế học ở tạp chí Foreign Policy là giáo sư trợ giảng ở New York University’s Stern School of Business.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hoảng loạn ở Trung Quốc: Thảm họa mới chỉ bắt đầu?


- Chứng khoán Trung Quốc chao đảo trong gần một tháng qua khiến thế giới mất cả chục tỷ phú USD và hàng ngàn triệu phú. Tuy nhiên, thiệt hại lớn nhất vẫn còn ở phía trước và thảm họa có vẻ như mới chỉ bắt đầu.
Đổ vỡ dây chuyền
Chưa dừng lại sau khi bốc hơi 2,8 ngàn tỷ USD, TTCK Trung Quốc (TQ) trong phiên 8/7 tiếp tục tụt giảm. Chỉ số CSI 300 của các công ty lớn nhất niêm yết trên hai sàn Thượng Hải và Thâm Quyến bất ngờ sụt giảm thêm 6,8% xuống còn 3.663,04 điểm. Shanghai Composite Index rớt 5,9%, còn 3.507,19 điểm.
Tính chung trong khoảng 3 tuần qua, các cổ phiếu niêm yết trên TTCK TQ đã bốc hơi hơn 32% sau khi tăng lên mức cao nhất trong 7 năm qua ở mức 5.178 điểm ghi nhận vào hôm 12/6/2015.
Các TTCK châu Á khác cũng giảm điểm mạnh. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm tới 8% trước khi đóng cửa hôm 8/7 với mức mất giá 5,8% xuống còn 23.416,56 điểm và chỉ số Nikkei của Nhật giảm 3,1% xuống còn 19.737,64 điểm. Chứng khoán Đài Loan cũng giảm gần 3%.
Tuần trước, chứng khoán TQ bắt đầu hoảng loạn khi mà phiên cuối tuần chỉ số Shanghai Composite sụt giảm tới 5,8% đã khiến nhiều NĐT trong và ngoài nước nghĩ tới khả năng xấu là bong bóng chứng khoán tại quốc gia này đã hiện hình và đang dần tan vỡ.
Trung Quốc, đầu tư, chứng khoán, cổ phiếu, Wahaha, Morgan, Fosun, AIIB, Bắc-Kinh, Tập-Cận-Bình, Trung-Quốc, Biển-Đông, chứng-khoán, Shanghai Composite Index, Hang-Seng, Nikkei, cường-quốc, nước-lớn, Đông-Tây, châu-Âu, Mỹ, ASEAN, Obama, EU
Chứng khoán Trung Quốc chao đảo trong gần một tháng qua khiến thế giới mất cả chục tỷ phú USD và hàng ngàn triệu phú.
Sự sụt giảm kinh hoàng trên TTCK Trung Quốc đã khiến giới đầu tư và tầng lớp siêu giàu nước này điêu đứng. Với 3,5 nghìn tỷ USD bốc hơi trong một thời gian ngắn, gần 100 triệu NĐT, với không ít người là công nhân và nông dân tiêu tan những đồng tiền tiết kiệm bỏ vào chứng khoán. Các đại gia trên TTCK Trung Quốc cũng thiệt hại nặng nề.
Theo Forbes và Wealth-X, trong hàng chục tỷ phú mới xuất hiện nhờ đợt tăng nóng hồi đầu năm có không ít người đã rớt khỏi danh sách sau 3 tuần TTCK sụt giảm vừa qua. Sơ bộ trong vài phiên giảm điểm gần đây, ít nhất 5 người Trung Quốc đã mất ngôi vị tỷ phú. Cơn bão bán tháo cổ phiếu cũng đã quét đi cả ngàn người trong danh hơn 1 triệu triệu phú Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc đã tung ra hàng loạt các biện pháp để cứu thị trường như: hoãn các đợt IPO; giảm số lượng DN niêm yết mới; hạ lãi suất; tăng cường bơm vốn cho các CTCK để mua cổ phiếu và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty bảo hiểm có thể mua cổ phiếu blue-chips.
Tính từ giữa tháng 6 tới nay, hơn 1.300 cổ phiếu trên TTCK Trung Quốc đã bị ngừng giao dịch nhằm ngăn đà giảm sâu hơn của thị trường.
Tuy nhiên, tất cả dường như đã không có tác dụng. Hàng loạt các dự báo cho thấy, hiện tượng bán tháo có thể còn lan rộng và có thể dẫn tới một cuộc tháo chạy trên quy mô lớn, kết thúc bằng việc quả bong bóng chứng khoán Trung Quốc sẽ xì hơi về đúng với giá trị của nó sau một thời gian tăng nóng.
----------------------------------------------

Phần nhận xét hiển thị trên trang

'VN trong không khí dân chủ'


TBT N.P.Trọng: 

BBC
 
Ông Nguyễn Phú Trọng đã trả lời một số câu hỏi của cử tọa 
 
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, người đang thăm chính thức Hoa Kỳ, vừa lên tiếng ca ngợi thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người.
Chiều thứ Tư 8/7, ông Trọng đã có bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) ở Washington DC và sau đó trả lời một số câu hỏi của cử tọa.

Ông khẳng định người Việt Nam "chưa bao giờ được sống trong bầu không khí dân chủ như hiện nay" tuy thừa nhận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn nhiều khác biệt về cách hiểu phạm trù nhân quyền.
Ngoài ra, ông Nguyễn Phú Trọng kêu gọi "không nên để các vấn đề nhân quyền cản trở quan hệ hai nước".

'CƠ HỘI BỎ LỠ'

Trong bài phát biểu trước cử tọa tại tổ chức nghiên cứu quan trọng, ông Nguyễn Phú Trọng nói nhiều về quan hệ song phương.
Ông nói: "Một trong những quốc gia đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn thiết lập quan hệ hữu nghị chính là Hoa Kỳ; Người đã gửi 14 lá thư cho lãnh đạo Hoa Kỳ, trong đó có Tổng thống Truman, đề nghị thiết lập quan hệ "hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ."
"Tuy nhiên, thật đáng tiếc là có những cơ hội lịch sử đã bị bỏ lỡ và chúng ta đã phải trải qua một giai đoạn đầy thăng trầm và đau thương cho đến khi bình thường hóa quan hệ năm 1995."
Theo ông Nguyễn Phú Trọng, còn có nhiều cách hiều về cuộc chiến Việt Nam, nhưng đối với người Việt Nam, "đó là cuộc kháng chiến để giành độc lập, tự do cho dân tộc mình, giải phóng, thống nhất đất nước mình; không phải là cuộc chiến tranh nhằm chống lại Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, càng không phải để chống nhân dân Hoa Kỳ".
Lời mời người đứng đầu đảng cầm quyền ở Việt Nam tới Nhà Trắng của Tổng thống Barack Obama được nhìn nhận như thiện chí thúc đẩy quan hệ hai bên của phía Hoa Kỳ.
null
TBT Trọng và Phó Tổng thống Joe Biden tại bữa trưa 08/07 ở Washington
Ông Trọng nhân chuyến đi này kêu gọi phía Mỹ đẩy mạnh hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư với Việt Nam.
"Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, vẫn áp dụng nhiều rào cản thương mại đối với Việt Nam. Tôi hy vọng việc hoàn tất đàm phán TPP sắp tới sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thương mại giữa hai nước..."
Một chủ đề được nhiều người quan tâm là phát triển dân chủ và nhân quyền. Khi trả lời câu hỏi về chủ đề này, ông tổng bí thư nói giữa hai bên còn nhiều khác biệt.
Ngược lại với chỉ trích của các tổ chức nhân quyền cũng như một số đại diện của chính giới Mỹ, ông Trọng nói: "Người dân Việt Nam chưa bao giờ được sống trong bầu không khí dân chủ như hiện nay".
"Hiến pháp Việt Nam có chương riêng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, và đang dần được luật hóa."
Ông tái khẳng định điều mà lâu nay chính phủ Việt Nam vẫn dùng để giải thích cho các vụ bắt người: "Các vụ việc người bị bắt ở Việt Nam không phải do vấn đề dân tộc hay tôn giáo mà là họ vi phạm pháp luật".
Ông Nguyễn Phú Trọng khuyến cáo: "Cách hiểu của hai bên vẫn còn khác nhau, nên cách tốt nhất là theo tôi là tăng cường đối thoại. Nhưng chúng ta không nên để các vấn đề nhân quyền cản trở quan hệ hai nước".
Phần nhận xét hiển thị trên trang