Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Chả biết hỏi thứ vớ vẩn này để làm gì?

(Quốc tế) - Ông Vũ là cháu nội Mao Trạch Đông nên nhất cử nhất động đều khó thoát khỏi ống kính báo chí Trung Quốc, vì vậy tướng Vũ sống khá lặng lẽ tại Bắc Kinh.

Mao Tân Vũ họp Chính hiệp toàn quốc năm 2008 khi mang hàm Đại tá.
Đa Chiều ngày 11/3 đưa tin, do xuất thân đặc biệt là cháu trai duy nhất của Mao Trạch Đông nên mỗi lần họp hành tướng Mao Tân Vũ, Thiếu tướng trẻ nhất Trung Quốc lại trở thành tiêu điểm chú ý của giới truyền thông Trung Quốc.
Mao Tân Vũ hiện là Phó Chủ nhiệm Khoa Nghiên cứu chiến lược Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, ủy viên Chính hiệp toàn quốc hai khóa từ năm 2008 đến nay. Mỗi lần ông Vũ xuất hiện là các phóng viên lập tức đeo bám theo không khác gì một minh tinh màn bạc.
Kỳ họp lưỡng hội (Quốc hội và Chính hiệp) năm nay, tướng Vũ được cho là đã giảm béo thành công. QQ News cho biết, hôm 5/3 khi chuẩn bị vào hội trường tham dự kì họp của Chính hiệp toàn quốc, ông Mao Tân Vũ lại bị giới truyền thông bao vây.
Tướng Mao Tân Vũ đi họp Chính hiệp toàn quốc năm 2014.
Phát biểu với báo chí, tướng Mao Tân Vũ nói: “Chống tham nhũng trong quân đội là thuận theo lòng dân, bảo vệ đảng và quân đội. Hoạt động này được làm rất triệt để, chúng tôi ủng hộ các quyết sách của Quân ủy trung ương và Trung ương đảng. Năm nay tôi mang đến 2 đề xuất, một liên quan đến chính sách năng lượng quốc gia, thứ hai là phát triển nông nghiệp sạch”.
Ngay sau đó có một phóng viên đã hỏi ông Vũ: “Ông có giảm béo không?” Ngoài yếu tố chức vụ trong quân đội không cho phép Mao Tân Vũ thường xuyên xuất đầu lộ diện phát biểu trên báo chí, ông Vũ là cháu nội Mao Trạch Đông nên nhất cử nhất động đều khó thoát khỏi ống kính báo chí Trung Quốc, vì vậy tướng Vũ sống khá lặng lẽ tại Bắc Kinh.
Tướng Vũ trong một phiên họp ngày 3/3 vừa qua.
Mao Tân Vũ trong phiên họp ngày 3/3.
Có người cho rằng ông Vũ đã giảm béo thành công, Mao Tân Vũ trong kỳ họp Chính hiệp toàn quốc năm nay.
Mao Tân Vũ giao lưu với các đại biểu khác trong kỳ họp Chính hiệp năm nay.
(Theo Giáo Dục)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ATVN - Huế Thương và An Thuyên ( NSUT Minh Phương) Nhân ngày tiễn biệt anh!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đừng nóng anh Phong, mất mặt các pác ấy quá, nếu anh nói vậy!

Nhà em hơi bị ngẩn ngờ khi đọc bài này. Nghe bẩu hơn năm trăm nhà văn dự đại hội có đến bốn trăm ông bà đảng viên ( Gần như ĐH đảng cấp nhà văn ) Sao lại lụn xụn vậy nhờ?

Ngố


Lại phải “kính lạy các nhà văn” trước… Đại hội

Nguyễn Như Phong

(PetroTimes) - Các nhà văn, người thực thi sứ mệnh “văn dĩ tải đạo”, người chuyên viết ra lời hay, ý đẹp, luôn cao giọng phán xét, dạy bảo thiên hạ, và cũng luôn coi mình là “bố” thiên hạ nhưng khi vào đại hội thì không hiếm người lộ chất háo danh, chất giang hồ, chất nghệ sĩ rởm, chất cơ hội và thậm chí cả ngông cuồng nữa.
Chỉ còn hai ngày nữa, Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IX sẽ được khai mạc tại Khách sạn La Thành.

Trong các Đại hội của các hội nghề nghiệp, thì Đại hội Nhà văn những năm gần đây bao giờ cũng là "lắm chuyện" nhất.
Kẻ viết bài này cũng đã vài lần được đi dự Đại hội Nhà văn, từng được “tín nhiệm” bầu vào Ban Kiểm phiếu và quả thực, thấy buồn vô cùng.
Các nhà văn, người thực thi sứ mệnh “văn dĩ tải đạo”, người chuyên viết ra lời hay, ý đẹp, luôn cao giọng phán xét, dạy bảo thiên hạ, và cũng luôn coi mình là “bố” thiên hạ nhưng khi vào đại hội thì không hiếm người lộ chất háo danh, chất giang hồ, chất nghệ sĩ rởm, chất cơ hội và thậm chí cả ngông cuồng nữa.
Có nhà văn ngang nhiên uống rượu trong hội trường.
Có nhà văn ngang nhiên hút thuốc lào sòng xọc.
Lại có nhà văn ngang nhiên xông lên cướp micro để “cướp diễn đàn”.
Rồi phát biểu mỉa mai, móc máy nhau, thậm chí mạt sát nhau…
Rồi chạy vạy xin phiếu để được vào Ban Chấp hành…
Rồi khi không được bầu thì cao giọng “tao… ị vào cái Ban Chấp hành”.
Ngẫm mà thấy buồn cho cái danh Nhà Văn.
Ngày xưa, Đại hội Nhà văn có thế đâu nhỉ?
Đại hội năm nay, nghe nói với hơn một ngàn hội viên thì người ta giới thiệu tới… gần một nửa tham gia… ứng cử vào Ban Chấp hành?
Quả là một con số kỷ lục, và chắc chắn chưa từng có.
Dĩ nhiên, có đến 9 phần 10 trong số này là chỉ được đôi ba phiếu giới thiệu, còn số được giới thiệu quá bán thì cũng chả đáng là bao, mà hầu hết lại là người trong Ban Chấp hành cũ.
Khổ quá các nhà văn ơi. Sao mà lại háo danh đến thế, tham quyền cố vị đến thế?
Có người đã vài ba lần đột quỵ, đi không vững, nói líu lo… ấy vậy mà vẫn… ứng cử?
Có người bao năm nay, một chữ không viết, suốt ngày nói lăng nhăng trên Blog, trên Facebook, nhưng vẫn được giới thiệu? Đơn giản là vì người ta thấy ông… chả có tội lỗi gì.
Rồi cũng có người tham ô, tham nhũng, làm mất bao nhiêu tiền nhưng vẫn… muối mặt ứng cử?
Và cũng nghe nói, nếu cuộc bầu bán ở Đại hội này diễn ra… y như cũ, thì thật là bi kịch cho nhà văn Việt Nam.
Nhưng khổ nỗi, nhiều nhà văn cũng lại rất dễ tính… Bầu cho ai cũng được, mất gì của mình. Gặp nhau ở Đại hội, xem thằng nào sống, thằng nào sắp chết, ai viết được gì, và để khỏi quên mặt nhau… thế là đủ. Còn bầu ai ư? Ai mà chả được???
Nhà văn… Cả nước hơn 90 triệu dân, mà có khoảng một ngàn nhà văn? Xem ra cũng là “tinh túy” đấy chứ?
Vậy kính lạy các nhà văn. Xin các nhà văn hãy dẹp bớt cái tôi, cái ngông, cái sĩ diện hão của mình lại… để cho bàn dân thiên hạ nhìn vào và thốt lên “Đúng là Đại hội của các… Nhà văn”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cẩn trọng, đàng hoàng, có trách nhiệm nếu điều mong muốn này thành hiện thực:

Việt Nam chuẩn bị đón thêm dòng vốn Mỹ

VnEconomy trò chuyện với Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán về chuyến “tiếp thị” thị trường vốn Việt Nam tại Mỹ...
Việt Nam chuẩn bị đón thêm dòng vốn Mỹ
Hội thảo xúc tiến đầu tư tại Mỹ đã thu hút hơn 160 đại diện các tổ chức đầu tư hàng đầu thế giới tham dự.
Nguyễn Hoàng Vừa về sau chuyến “tiếp thị” thị trường vốn Việt Nam tại Mỹ, đại diện Ủy ban Chứng khoán cho biết ngay tuần tới sẽ có một đoàn các quỹ đầu tư quốc tế sang làm việc.

VnEconomy đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Vũ Bằng về kết quả của hội nghị xúc tiến đầu tư tại Mỹ tuần trước.

Đoàn đầu tư Mỹ đến Việt Nam tuần tới

Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức một hội nghị xúc tiến đầu tư lớn tại trung tâm tài chính thế giới. Những kết quả thực tế từ hội nghị này là gì, thưa ông?

Lần đầu tiên chúng ta tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư ở nước ngoài là tại Nhật Bản. Lần này chúng ta chọn tổ chức tại Mỹ, vì đó là trung tâm tài chính lớn nhất thế giới và có sức lan tỏa hàng đầu.

Mặt khác, đây là dịp Việt - Mỹ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ, và trong các cuộc gặp gỡ song phương, các lãnh đạo hai nước đã xác định mối quan hệ đối tác toàn diện và cần làm sâu sắc thêm mối quan hệ này.

Thông điệp của hội nghị lần này được xác định là “xây dựng mối quan hệ đối tác toàn diện và sâu rộng trong lĩnh vực tài chính” giữa hai nước. Do đó, cách thức tổ chức hội nghị cũng thiết thực hơn, cụ thể hơn với nội dung đối thoại cởi mở.

Tôi có thể khẳng định rằng hội nghị xúc tiến đã rất thành công, không phải từ những nhận định cảm tính, mà trực tiếp là các phản hồi của các đại diện Mỹ. Số lượng các đại diện đăng ký vượt xa dự kiến, có đầy đủ các định chế tài chính hàng đầu Mỹ và tầm cỡ thế giới.

Các đại diện này không chỉ trao đổi trực tiếp tại những phiên thảo luận, mà họ còn chuẩn bị những câu hỏi rất chi tiết bằng văn bản, lên lịch gặp gỡ song phương, để trao đổi kỹ hơn các vấn đề mà họ quan tâm.

Tôi cho rằng, đó là cách làm việc chuyên nghiệp và thể hiện ý đồ đầu tư thực sự nghiêm túc.

Sáng 8/7, đã có thông tin một đoàn đại diện các nhà đầu tư Mỹ sẽ đến Việt Nam vào tuần tới. Đó chính là các đại diện đã tham dự hội nghị vừa rồi.

Tinh tế hơn, linh hoạt hơn, và không gây sốc
Trước khi tổ chức hội nghị, một loạt các thay đổi chính sách đã được ban hành, nhất là Nghị định 60, trong đó có vấn đề mở room. Ông thấy giới đầu tư Mỹ đánh giá vấn đề này như thế nào?

Nghị định 60 là văn bản rất quan trọng, và được giới đầu tư đánh giá rất cao. Họ thấy Việt Nam thực sự muốn đổi mới, mở cửa và coi trọng dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Điều này có thể thấy ngay ở các phát biểu của các đại diện nhà đầu tư Mỹ tại hội nghị. Họ đánh giá Nghị định 60 thể hiện quyết tâm đổi mới, đồng thời cũng đánh giá chính sách điều hành của Việt Nam đã tinh tế hơn, linh hoạt hơn, và không gây sốc như trước.

Những câu hỏi của nhà đầu tư Mỹ rất cụ thể và trực diện, họ quan tâm nhiều đến các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đặc biệt là ngân hàng. Chúng ta cũng đã giải thích rất kỹ về các quy định hạn chế.

Phải nhấn mạnh rằng việc ban hành Nghị định 60 là một bước đi dài, thể hiện quyết tâm cao. Ban đầu chúng ta giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài là 30%, sau đó nâng lên 49% và giờ là 100% đối với rất nhiều ngành nghề.

Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là mức cởi mở ngang bằng với khu vực. Nhiều nước họ đã nới 100% ở những lĩnh vực không có điều kiện từ lâu, và kể cả những lĩnh vực có điều kiện cũng chỉ hạn chế rất ít như năng lượng, khoáng sản, logistic... Thậm chí như Hàn Quốc, lĩnh vực ngân hàng cũng mở 100%.

Tôi cho rằng Nghị định 60 sẽ thúc đẩy hơn dòng vốn gián tiếp vào thị trường chứng khoán, từ đó giúp thị trường có quy mô lớn hơn, hỗ trợ tốt cho cổ phần hóa doanh nghiệp mà Chính phủ đang tiến hành.

Bên cạnh đó, xét về lâu dài, việc mở room như tại Nghị định 60 cũng sẽ thúc đẩy tốt hơn nữa sự minh bạch trong vấn đề quản trị doanh nghiệp. Dòng vốn này cũng sẽ là sức ép doanh nghiệp phải thay đổi và áp dụng các chuẩn mực quốc tế tốt hơn.

Các nhà đầu tư Mỹ cũng nhận thức rất rõ là Nghị định 60 có cởi mở hơn nhiều so với quy định cũ và giúp thúc đẩy dòng vốn, từ đó làm tăng quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam.

Dòng vốn vào lớn hơn cũng làm tăng sức ép minh bạch, và chúng ta cũng phải nỗ lực hoàn thiện các quy định theo thông lệ quốc tế.

Còn nhỏ nhưng tăng rất nhanh

Có một thực tế là các đại diện giới đầu tư Mỹ tham dự hội nghị đều là các quỹ lớn, thậm chí tầm cỡ thế giới. Tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam lại quá nhỏ. Vậy họ có nhìn thấy sức hấp dẫn hay không?

Qua trao đổi trực tiếp tại hội nghị, có thể cảm nhận bầu không khí lẫn mối quan tâm của giới đầu tư Mỹ với thị trường Việt Nam đã tốt hơn trước rất nhiều. Tôi cho rằng chắc chắn dòng vốn sẽ vào thị trường Việt Nam nhiều hơn thời gian tới.

Dĩ nhiên quy mô thị trường luôn là điều mà các tổ chức đầu tư lớn phải cân nhắc, do quy mô của họ quá lớn, hoạt động toàn cầu. Tôi tin rằng các quỹ vừa và nhỏ, các quỹ tư nhân sẽ vào trước vì đây là dòng vốn chấp nhận rủi ro tốt hơn. Dòng vốn này hướng tới các cơ hội mua bán sáp nhập, thị trường trái phiếu, các cơ hội cổ phần hóa.

Việc tăng quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam cũng là nhiệm vụ quan trọng. Thị trường Việt Nam cần được nâng hạng lên thị trường mới nổi và Nghị định 60 là bước đi quan trọng. Điều kiện lớn nhất để được nâng hạng thị trường chính là mở room. Ngoài ra là thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa gắn với niêm yết.

Các nhà đầu tư Mỹ cũng nhìn thấy rằng khi cổ phần hóa gắn với niêm yết được thực hiện, quy mô thị trường sẽ tăng lên rất nhiều. Điều này rất quan trọng đối với họ.

Tôi cũng trao đổi thẳng thắn rằng khi thị trường chứng khoán Việt Nam mới ra đời, quy mô chỉ có 0,2% GDP. Sau 15 năm, quy mô đã là 31% GDP. Có thể thấy rằng quy mô của thị trường Việt Nam còn nhỏ nhưng có tốc độ tăng rất nhanh.

Nếu thực hiện tốt cổ phần hóa gắn với niêm yết, quy mô thị trường có thể đạt 60% GDP.

Thậm chí tại hội nghị, có những câu hỏi trực diện với các đại diện nhà đầu tư Mỹ đã có mặt tại Việt Nam rằng, nếu so sánh với Indonesia, liệu Việt Nam có thuận lợi hơn?

Trong câu trả lời, các đại diện này khẳng định, Việt Nam thuận lợi hơn. Họ đánh giá rằng trong tương lai, Việt Nam sẽ nổi lên là địa chỉ thu hút vốn đầu tư gián tiếp hấp dẫn hơn các nước khác trong khu vực.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Điều này không lợi cho ai cả. Riêng Ngố tôi không thích núi lở sát vườn nhà mình.Thế giới sẽ gặp khó khăn nếu Trung Quốc sụp đổ. Vì thế xin mọi người chớ nên phấn khích vì điều này!

Ngố vốn không thích bình loạn rông dài. Chỉ nói vắn tắt: ÔNg TCB đã sai trong mấy nước cờ căn bản: 

1. Dậy non khiến thế giới cảnh giác và không thiện chí với TQ
2. Đả hổ, diệt ruồi vội vã khiến nội bộ bất ổn, tư bản tháo chạy ra nước ngoài. Thực ra việc cần làm là cải cách thể chế, thay đổi căn bản xã hội từ gốc rễ chứ không phải xén đi cái ngọn!
3. Mất công xây căn cứ ngoài Trường Sa quá tốn kém mà không dọa được ai trong thế giới ngày nay.
4 Chạy đua cuộc chiến công nghệ chưa phải là sở trường của TQ.
TTCK chỉ là bước khởi đầu, sắp tới đây là NH.. Bối cảnh không khó hình dung nó sẽ ra sao?
Ai có chiêu thuốc gì hãy giúp TQ. 
Tôi nhắc lại: - Giúp TQ là giúp mình. Đất lở, đá lăn sẽ không tốt cho ai cả!

Tỷ phú Soros: Kinh tế Trung Quốc sắp sụp đổ hoàn toàn

BizLIVE - 
Kinh tế Trung Quốc đang chờ đợi một sự sụp đổ hoàn toàn. Đây là ý kiến của nhà đầu cơ tiền tệ nổi tiếng George Soros, được Voice of Russia trích dẫn lại.

Tỷ phú Soros: Kinh tế Trung Quốc sắp sụp đổ hoàn toàn
Nhà tài chính kiêm đầu cơ tiền tệ nổi tiếng George Soros. Ảnh AP
Tỷ phú này cho rằng mối đe dọa chính đối với nền kinh tế thế giới không phải là sự sụp đổ của ngân sách Mỹ và các vấn đề trong khu vực Châu Âu, mà là cuộc khủng hoảng đang hiện dần ra trong lĩnh vực tài chính ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích không đồng ý với dự đoán này và cho rằng Soros đã quá phóng đại.
Mô hình phát triển đảm bảo cho nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng đã ngừng hoạt động.
Tình hình này tương tự như những gì đã xảy ra ở Mỹ vào đêm trước cuộc khủng hoảng năm 2008, theo nhà đầu tư George Soros, được toàn thế giới biết đến với tư cách là “người làm sụp đổ Ngân hàng Anh”.
Ông Soros cho rằng bong bóng thị trường tín dụng Trung Quốc sắp vỡ và không có cải cách nào có thể cứu vãn được nữa.
Lo ngại của tỷ phú Soros về nền kinh tế Trung Quốc không phải là không có cơ sở. Ông Alexander Orlov, chuyên gia Nga nổi tiếng, giám đốc điều hành của Arbat Capital cho biết: “Nhiều khả năng, ông Soros đã dựa trên thực tế là tổng số nợ của nền kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu lên đến quy mô nguy hiểm".
Vẫn theo chuyên gia Orlov, các khoản nợ này, tập trung chủ yếu trong khu vực doanh nghiệp và đô thị, đã mấp mé ranh giới sống còn của nền kinh tế.
Nợ doanh nghiệp đã vượt hơn 100 % GDP và nợ đô thị lên đến 17 nghìn tỷ nhân dân tệ. Con số này hiện ít hơn mức lo ngại bi quan nhất 20 nghìn tỷ nhân dân tệ, nhưng nhiều hơn số 10-12 nghìn tỷ của một vài năm trước đây.
Nhưng sự sụp đổ đe dọa Trung Quốc chỉ có thể xảy ra trong tương lai khá xa, và chỉ xảy ra nếu như Trung Quốc không cải thiện lĩnh vực tài chính. Vì vậy, theo ông Alexander Orlov, Soros đã phóng đại quá mức.
“Những khoản nợ đó có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng cho nền kinh tế Trung Quốc, nếu như bây giờ họ không có biện pháp giải quyết", ông Orlov nói.
Tuy nhiên, các nhà chức trách Trung Quốc đã bắt đầu hành động và tổ chức kiểm toán khẩn cấp. Và hiện giờ Trung Quốc đang cố gắng giải quyết vấn đề nợ tồn đọng.
Đồng thời, nền kinh tế Trung Quốc có đủ nguồn lực và dự trữ vàng đủ lớn. Hiện tại kinh tế có mức tăng trưởng để có thể hy sinh 2-3 % nhằm xóa bỏ sự mất cân bằng này.
Trung Quốc sẽ không cho phép xảy ra khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính.
Trước hết, không giống như các nước nhỏ khác, nợ của Trung Quốc không lớn và vẫn có thể gia tăng. Thứ hai, sự hiện diện của nhà nước trong nền kinh tế với nguồn lực to lớn đang đóng một vai trò đáng kể.
Ngoài ra, trong tháng Giêng, Trung Quốc hủy bỏ lệnh cấm các công ty tư nhân tổ chức IPO để thu hút đầu tư cho sự phát triển của mình và để không còn phải vay tiền ngân hàng.
Chính quyền Trung Quốc đã thay đổi các quy tắc chính của luật chơi. Các khoản nợ lớn từ các thành phố và các công ty đã nổi lên do chính phủ đòi hỏi bằng mọi giá phải đạt hiệu quả tăng trưởng mong muốn.
Ông Alexander Potavin,nhà phân tích chính của hãng “RGS- Quản lý tài sản” cho rằng nhiệm vụ chính hiện nay của Trung Quốc là đảm bảo chất lượng tăng trưởng.
“Từ chối tăng trưởng kinh tế nhắm tới mục tiêu sẽ là giải pháp phát triển kinh tế thích hợp nhất mà bây giờ đang tiến hành tại Trung Quốc", ông Potavin nói.
Tất cả điều này đã thúc đẩy Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố chương trình cải cách kinh tế mới toàn quốc hồi tháng 12 năm 2013. Các quan chức địa phương có nhiệm vụ theo dõi chất lượng tăng trưởng kinh tế chứ không phải là định lượng như trước.
Các dữ liệu mới nhất từ Trung Quốc rất đáng khích lệ.
Năm ngoái, kim ngạch ngoại thương của nước này đã vượt quá 4000 tỷ USD, chỉ thiếu 8% theo mức dự đoán mà chính phủ đặt ra.
Trong năm tới, GDP Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm hơn một chút, nhưng cấu trúc của nó sẽ tốt hơn, và tốc độ tăng trưởng sẽ vẫn còn đủ cao.
Nói về dự báo Soros, các nhà phân tích cho rằng nhà đầu tư nổi tiếng đơn giản là mong muốn đưa ra tuyên bố cá cược chống Trung Quốc.

LÊ HẰNG

This is not beneficial to anyone. I do not like mountain Ngố own butchery minh.The gender garden will have difficulty if China collapses. So please everyone do not be excited for this!
Capital Ngố commentators dislike long empty. Just briefly: Mr. TCB was wrong in some basic moves:

1. Get up early and make the world aware unfavorable to China
2. Down tiger, kill flies hastily made internal instability, capital flight abroad. In fact to do that institutional reform, social radical change from the roots, not trimming away the tops!
3. Loss of building bases outside Changsha too costly without threatening anyone in the world today.
4 Race war technology is not the forte of China.
The stock market is just beginning, coming here is not difficult context NH .. imagine it will be like?
What can anyone please help Chinese medicine technique.
I repeat: - Helps China is helping her. Landslides, rock roll will not be good for anyone!
Billionaire Soros: China's economy is about to collapse completely

LE HANG

BizLIVE - China's economy is waiting for a collapse completely. This is the opinion of currency speculator George Soros famous, the Voice of Russia quoted.
   
Billionaire Soros: China's economy is about to collapse completely
Financier cum famous currency speculation George Soros. Photo AP
The billionaire said that the main threat to the world economy is not the collapse of the US budget and the problems in the Eurozone, which is being phased crisis in the financial sector in China. However, many analysts disagree with this prediction and said that Soros was too exaggerated.
Development model guarantees the Chinese economy rapid growth has stopped.
This situation is similar to what occurred in the US on the eve of the crisis of 2008, according to the investor George Soros, is worldwide known as "the Bank of England collapse".
Mr. Soros said the credit market bubble is about to burst, and China is no reform that can save more.
Billionaire Soros fears about China's economy is not without foundation. Mr Alexander Orlov, famous Russian expert, CEO of Arbat Capital, said: "Most likely, Mr. Soros was based on the fact that the total debt of the Chinese economy is beginning to scale up risk Insurance ".
Still according to experts Orlov, impaired loans, mainly concentrated in the corporate sector and urban, has peek out the boundaries of economic survival.
Corporate debt has reached 100% of GDP and urban owe up to 17 trillion yuan. This figure is currently less than the most pessimistic fears 20 trillion yuan, but more than the 10-12 trillion of a few years ago.
But the collapse threatens China can only happen in the far future, and only happen if China does not improve the financial sector. Thus, according to Mr. Alexander Orlov, Soros was exaggerated.
"These debts can become a serious problem for the Chinese economy, if as now they do not have solutions," Mr. Orlov said.
However, the Chinese authorities began to act and organize emergency audit. And now China is trying to solve the problem of arrears.
At the same time, the Chinese economy has enough resources and enough gold reserves. Current economic growth rates to 2-3% may sacrifice to eliminate this imbalance.
China will not allow the crisis in the financial sector.
First of all, unlike other small countries, China's debt is not large and could still rise. Second, the presence of the state in the economy with huge resources are playing a significant role.
Also, in January, China unblocked the private company held IPO to attract investment for their development and to no longer have to borrow money from banks.
The Chinese government has changed the rules of the game rules. The large debt from the city and the company has emerged as the government requires all costs to achieve the desired growth effectively.
Mr. Alexander Potavin, principal analyst of company "RGS- Asset Management" that the primary task of China's current growth quality assurance.
"Refusal of economic growth will be aiming to develop economic solutions most appropriate now underway in China," he said Potavin.
All this has prompted Communist Party of China announced economic reform program in the whole country in December 2013. The local officials responsible for monitoring the quality of economic growth rather than the amount as before.
The latest data from China is very encouraging.
Last year, the country's foreign trade volume has reached USD 4,000 billion, only missing 8% according to government forecasts put out.
In the coming years, China GDP growth will slow slightly, but its structure will be better, and the growth rate will remain high enough.
Speaking about the forecast Soros, analysts said renowned investor wishes simply issued a statement betting against China.


LE HANG
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kinh, bác sĩ muốn khám bịnh cuốc gia ư?

THẾ CỜ ĐÃ RÕ

Từ năm 2010 tôi đã viết trên Tia Sáng - Hoa Kỳ, Nga và Trung Hoa - thế giới là tam quốc phân tranh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Một trong 3 nước lớn chỉ cần bất kỳ nước nào đứng đơn lẻ, thì nước đó sẽ đi vào sụp đổ. Qua đó, ta thấy Trung Hoa quả không hổ danh là một nền văn minh về những cuốn sách gối đầu giường cho chiến lược phân tranh. Và người Hoa Kỳ quả không hổ danh là kẻ thực dụng khi áp dụng binh pháp của Trung Hoa trong thế chân vạc tam quốc phân tranh - Tam quốc chí diễn nghĩa - của thời đại mới.

Nhưng không phải lúc nào cũng có thể áp dụng sách lược lôi kéo một trong hai nước còn lại về phía mình, để đánh sụp nước còn lại, đang hăm he tranh ngôi đoạt vị bá chủ toàn cầu, như kiểu ông Nixon kéo ông Mao từ bỏ chủ nghĩa cộng sản cực đoan hồi 1972. Vì nước Nga sau sụp đổ đủ khôn ngoan để biết rằng cần ngọa sơn quan long hổ đấu.

Trước khi ra đi về với "Marx Lenin thế giới người hiền" (Thơ Tố Hữu) - ông Đặng Tiểu Bình đã căn dặn cho hậu bối - ẩn mình chờ thời cơ thức dậy cho con rồng Trung Hoa. Nhưng với sức mua gần 50% sản phẩm phục vụ cho phát triển và sức bán đến 80% thị trường tiêu dùng thiết yếu cho toàn cầu, các hậu bối Trung Hoa đã quên mất rằng họ vẫn còn là một nước đang phát triển.

Một nước đang phát triển cần gì? Một câu trả lời rất đơn giản: cần xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển hệ thống an sinh xã hội. Trung Hoa đã ỷ thế thị trường tiêu thụ toàn cầu đã chắc nắm trong tay nhờ vào hàng giá rẻ. Hai mươi năm gầy dựng mãnh đất cựu nô lệ và xứ thần tiên với đèn thần Aladin dầu hỏa năm xưa - Trung Đông và Châu Phi - những mãnh đất đã giúp họ về nhiên liệu và khoán sản cho sự phát triển thần kỳ trong 2 thập niên qua. Từ một nước mà trong tranh giành quyền lực thiên triều, ông Mao đã sẵn sàng làm thịt hơn 37,5 triệu dân chết đói qua đại nhảy vọt và cách mạng văn hóa. Chỉ trong 3 thập kỷ, Trung Hoa trở thành nước có nền kinh tế đứng thứ 2 toàn cầu, khi ông Mao từ bỏ con đường sai lầm của mình để ôm chân tư bản giãy chết. Và cái thực dụng của người Hoa Kỳ, ngoài việc đem lợi nhuận kết sù cho nước Mỹ, thì họ đã biến đất nước của ông Mao trở thành đối thủ đáng kính trọng nhất hiện nay. Gậy ông đập lưng ông là vậy.

Con gì nuôi được thì làm thịt được. Đó là quy luật của muôn đời. Hoa Kỳ nuôi miền Nam Việt Nam được và họ làm thịt được để nuôi Trung Hoa. Và bài học ấy ngày hôm nay, những ông chủ  Trung Nam Hải bắt đầu thấy được nỗi đau của ông Nguyễn Văn Thiệu ngày nào.

Không lôi kéo được Nga đứng về phía mình. Hoa Kỳ áp dụng chiến lược cắt đường viện trợ nhiên liệu và khoán sản cho công cuộc phát triển đất nước Trung Hoa - một nước rộng thứ 2 thế giới và có dân số đứng đầu, chiếm 1/4 dân số thế giới.

Ban đầu là án ngữ eo biển Mallaca. Người trung Hoa làm đường ống dẫn dầu qua Miến Điện để phá thế gọng kiềm. Hoa Kỳ ve vãn cô gái Việt. Cô gái Việt chân quê chơi trò gái bao hạng sang muốn gối đầu anh Hoa Kỳ, tựa lưng chị Gấu Nga và ghếch chân lên bụng chú chệt Trung Hoa, với phong cách một cô gái đầy kiêu hãnh. Hoa Kỳ bèn lấy lòng người dân da đen một thời nô lệ và thế giới chiếc đèn thần đầy năng lượng. Nơi mà Trung Hoa phụ thuộc hơn 50% nhiên liệu và khoán sản. Một cuộc cách mạng hoa Nhài bắt đầu từ đồng minh chiến lược Ai Cập. Hương hoa Nhài tỏa khắp Trung Đông Bắc Phi. Nguồn cung cấp năng lượng và khoán sản của Trung Hoa mất trắng. Khi thành trì quan trọng nhất của ông Mao ở Bắc Phi - Lybia của Gaddafi - mới đây đã bán mẻ dầu đầu tiên cho Hoa Kỳ. Rồi sẽ còn bao nhiêu các đồng minh châu Phi khác sẽ rời bỏ chú Chệt để về với Hoa Kỳ?

Thế đường cùng chú Chệt buộc anh phải về đòi chia phần cái thềm nhà của cô em Việt và khu vực, lâu nay tha hồ an hưởng để giữ tình hòa khí anh em. Anh em cấu xé nhau và biển Đông dậy sóng. Một thế cờ mà Hoa Kỳ đã đánh đúng vào tử huyệt của anh em 4 tốt 16 vàng - thành trì cuối cùng của xã hội đơn nguyên theo thuyết ông Lenin.

Theo tin mới nhận trưa nay, chú Chệt lại tiếp diễn hành động cắt cáp thăm dò dầu ở biển Đông của Việt Nam lần thứ hai. Theo thông tấn xả AFP của Pháp mà tôi đọc được thì Trung Hoa tuyên bố tập trận và hăm dọa đánh phủ đầu Philippines.


Ở thế đường cùng Trung Hoa buộc phải duy trì chính trị đang hỗn loạn trước kỳ trao quyền cho thế hệ thứ năm. Lịch sử Trung Hoa cho ta thấy rằng, mỗi lần trao quyền cho thế hệ sau là mỗi lần dậy sóng thế giới hoặc tắm máu dân mình. Sau cuộc tắm máu Thiên An Môn 1989, họ đã có kinh nghiệm để xuất khẩu tắm máu sang thế giới còn lại.

Cô gái Việt tuy nhỏ nhắn, nhu mỳ, nhưng biết cuốn theo chiều gió để sống bên chú Chệt già nua lắm mưu mẹo bất lương. Trong lúc này cần bình tỉnh để giải quyết 3 việc:

1. An dân, vì dân là gốc muôn đời. "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân" của cụ Ức Trai không bao giờ sai. Yên dân ở đây là kềm chế lạm phát. Cắt toàn bộ đầu tư công. Tinh giảm hệ thống hành chánh để chỉ một người quyết và chịu trách nhiệm với hành động trước toàn dân, mà không cồng kềnh như bộ tứ như hiện thời. Mạnh tay diệt trừ tham nhũng, hãy học Trung Hoa cái tốt này. Cổ phần hóa toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang tư hữu toàn bộ mới hy vọng phát huy sức mạnh toàn dân. Người dân Việt vốn hiền hòa và hiếu hảo, họ sẽ không phàn nàn khi các tư bản thân hữu thừa tiền trở thành CEO của các tập đoàn để điều hành nền kinh tế tốt hơn hiện tại. Nước Mỹ ở những thập niên 1920 -1930s cũng giống như ta hiện nay về hoàn cảnh kinh tế. Nhưng họ đã phát huy toàn nội lực xã hội để đến 1944 họ soán ngôi đồng bảng Anh. Không nên đánh tráo khái niệm và sự kiện với dân, mà để dân biết, dân bàn cho đại cuộc.

2. Đường lối: Nhanh chóng đưa ra một cương lĩnh mới phù hợp với tình hình mớimà đại hội đảng lần thứ 11 có lẽ không con phù hợp với tình hình? Hãy nhìn sang Hàn Quốc và Nhật Bản để học hỏi chính sách ngoại giao để yên bình mà hùng cường.
3. Đối ngoại: Chọn đối tác chiến lược ở biển Đông nên quan tâm đến Hoa Kỳ, khi vài ngày nay muốn chìa bàn tay cho khu vực. Dĩ nhiên vẫn hiếu hòa với anh bạn 4 tốt và 16 vàng để đạt được "Quân điếu phạt trước lo trừ bạo". Trừ bạo của cụ Ức Trai là không để chiến tranh xảy ra chứ không phải để súng nổ, máu chảy đầu rơi thì mới xông lên trừ bạo. Đối với Nga, tình đoàn kết ngày nào phải giữ và tăng cường bảo vệ quyền lợi các giếng dầu cùng khai thác ở biển Đông. Tốt nhất là làm cầu nối để Hoa Kỳ và Nga thông qua ta mà trở thành đôi bạn như ngày xưa Hoa Kỳ và Trung Hoa thành đôi bạn để làm sụp đổ Liên Xô và Đông Âu cũ.

Trong nguy nan luôn có cơ hội tiềm ẩn. Đã đến lúc cần phải quyết định quan trọng nhất của 36 năm nay. Mọi chần chừ lưỡng lự sẽ mất cơ hội đưa đất nước và dân tộc ngẩng mặt nhìn đời.

Tư gia, 21h31', ngày thứ Năm, 09/6/2011

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Có gì mới - không?

KHAI MẠC ĐẠI HỘI HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM LẦN THỨ IX

TN 

SÁNG NGÀY 9-7 KHAI MẠC

542 đại biểu.

Chủ tịch đoàn gôm Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Thiều, Khuất Quang Thụy, Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Trí Huân.Nguyễn Thị Thu Huệ ( khác với lần ĐH 8 có 18 thành viên chủ tịch đoàn gôm BCH và một số đại diện nhà văn khác. Lần này CTĐ chơi gọn cả thường vụ khóa 8. Oách) Thư kí đoàn Đàm Chu Văn, Niec Thanh Mai, Nguyễn Bình Phương.
Đến dự có ông phó ban Tuyên giáo TW. Các nhà văn lão thành Vũ Tú Nam, Ma Văn Kháng.Vũ Khiêu
Các đại biểu ngồi theo khu vực, mỗi ghế một tên người. Ngay cửa hội trường có nhân viên bảo vệ mặc sắc phục, ai không đeo phù hiệu đại biểu xin miễn vào hội trường.

Lúc này gần 9 giờ ông Phan Trọng Thưởng đang phổ biến các quy chế đại hội
Giò này Chủ tịch Hữu Thỉnh đang đọc báo cáo chính trị 
  
Chủ tich Hữu Thỉnh đọc báo cáo chính trị nêu bật thành tích hoạt động khóa 8. Các nhà văn nhiều người ra sảnh uống cà phê và gặp bầu bạn 

Trần Nhương và Mạc Can (hóa ra cụ Mạc Can kém mình 5 tuổi)

Sau khi nhà văn Nguyễn Trí Huân báo cáo về hoạt động của từng thành viên BCH, đại hội giải lao.
Sáng nay chưa có gì sôi nổi. Các đại biểu đều tâm nguyện trẻ hóa BCH nhưng chưa biết có thắng được lực cản.
(đường truyền rất kém nên việc tường thuật khó khăn, mong bạn đọc thông cảm)10h30 nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đọc Dự thảo Điều lệ sửa đổi.
Sau khi nhà văn Nguyễn Trí Huân báo cáo về hoạt động của từng thành viên BCH, đại hội giải lao.
Sáng nay chưa có gì sôi nổi. Các đại biểu đều tâm nguyện trẻ hóa BCH nhưng chưa biết có thắng được lực cản.
(đường truyền rất kém nên việc tường thuật khó khăn, mong bạn đọc thông cảm)
10h30 nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đọc Dự thảo Điều lệ sửa đổi.
Thảo luận sôi nổi với nhiều ý kiến, mở đầu là Tô Nhuận Vỹ nói rằng người vào Hội không phải qua ai giới thiệu, xin cho mãi . Có tác phẩm hay và thực hiện điều lệ Hội là xong. Nhà thơ Bùi Hoàng Tám góp ý Báo Văn nghệ, vừa cũ vừa cổ hủ. Hãy làm cho báo của Hội là tiếng nói của nhà văn, trí thức đi cùng nhân dân. Nhà thơ Thúy Quỳnh cho rằng điều lệ sửa đổi buộc hội viên không tham gia tổ chức chưa cấp phép là quá cẩn tắc. Nhà văn ở nước ngoài ai có thể kiểm chứng họ tham gia tổ chức nào do VN cấp
                                                                         Nhà thơ Thúy Quỳnh phát biểu

phép. Ta làm khó cho nhau là không nên, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê nói báo cáo chính trị rất mờ nhạt về tình hình biển Đông và quốc tế. Trước sự lăm le xấm chiếm của TQ nhà văn cần sát cánh cùng nhân dân...
Thảo luận khá sôi nổi cho đến hết giờ. Hy vọng một đại hội dám cất tiếng. Khi tan họp cầu thang xuống taamgf 1 ùn lại như xếp hàng hồi bao cấp. Sao vậy nhỉ ? Ô hóa ra các nhà văn chậm dãi nhích từng bước cho chắc ăn. Già nhiều rồi hỡi các nhà văn...Kết thuc buổi sáng ngày thứ nhất

Biển phân khu vực theo đoàn và nhà văn ngội ghế theo tên dán.

Nhớ chửa ? (Đức Hậu và...đang thầm thì)


PV trannhuongcom với người đẹp Thái Nguyên Thúy Quỳnh

BUỔI CHIỀU 9-7-2015

Mở đầu Chut tịch giải thích một số góp ý Điều lệ khi sáng. Ông nói:
- Vẫn nên để BCH bầu Ban kiểm tra mà không sợ vừa đá bóng vừa thổi còi. Không có cơ quan nào HNV được chỉ định. Xác định Ban Kiểm tra là một cơ quan lãnh đạo của hội.
- Không nên kết nạp đặc cách, lựa chọn một tác gia cần cẩn thận.
Đề nghi Đại hội thông qua Điều lệ.
Tiếp tục thảo luận. Nhà văn Nguyễn Minh Khiêm nói việc kết nạp hội viên còn nhiều điều tiếng, họ nói mùa kết nạp họ vây quanh Hội như bươm bướm...

Chị Việt Trung nói: Kết nạp hội viên nên có ý kiến chi hội.
Chủ tịch Hữu Thỉnh giải thích vì phát triển Hội các hội viên cũ cần giới thiệu hội viên mới.
Nhà văn Tô Nhuận Vỹ  không đồng tình với Hữu Thỉnh coi 2 người giới thiệu không phải thủ tục hành chính
 Nhà văn Nguyễn Văn Dân nói thế nào là mất thanh danh Hội xử lý kỉ luật
NHà thơ Nguyễn Việt Chiến nêu ý kiến về bảo vệ hội viên khi bị tai nạn nghề nghiệp. Chúng ta nên có công văn gửi Bộ Công an nên đình chỉ vụ án Nguyễn Quang Lập. Anh Lập là người yêu nước không có điều gì hại dân hại nước. Thời gian tôi bị tù anh em Văn nghệ QĐ vẫn in thơ tôi đó là điều động viên rất tối
Việc thông qua điều lệ cam go vì chưa đồng thuận. Nhất là vấn đề Đại hội bầu BKT hay BCH bầu BKT

Phần nhận xét hiển thị trên trang