Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Chết muộn!


NHÂN CÁI CHẾT CỦA NGUYỄN THỊ GIÁO- NHỚ CHẾ LAN VIÊN
----
"Tôi đến Nha Trang ngắm trời bể đẹp
Có hay đâu hang Pắc Bó gió lùa" (2)
*

*
Tài hoa Thơ như Chế
bị "vợ yêu" phụ tình
Tấm lòng như trời bể
Chẳng lấp đầy trôn kim.
*
Thơ hay là gì nhỉ ?
Chẳng xao xuyến con tim
Thơ anh ở Pắc Bó
Chảy tràn suối Lê Nin...
*
Tay cầm cành Phong Lan
Gửi hương vào cho gió
Chết đứng ở Nha Trang
Điêu Tàn cả nỗi nhớ.
-----
(1) Kiều nữ Đà Nẵng Nguyễn Thi Giáo phải vượt bao sóng gió mới kết hôn được với Thi sĩ Chàm (tháng 9/1943 ở tuổi 23/18) 15 năm hạnh phúc với 3 mặt con (2 trai.1 gái), Năm 1958 Chế Lan Viên sang Trung Quốc chữa bệnh, ở nhà Vợ đi theo làm vợ người khác...sau khi ly dị về, Chế làm bài tứ tuyệt :
Đến chỗ đông người anh biệt em
Quay đi thôi chớ để anh nhìn
Mày em trăng mới in ngần thật
Cắt đứt lòng anh trăng của em.
Bà Nguyễn Thị Giáo vừa mất ngày 3-6-2015 thọ 91 tuổi.
(2) trích "Người thay đổi đời tôi/ Người thay đổi thơ tôi" ca ngợi chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hà Nội 7-7-2015

Nguyễn Khôi

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THE DRAMATIC TRANSFORMATION IN US-VIETNAM RELATIONS - Chuyển hóa đầy kịch tính trong quan hệ Việt – Mỹ




By Cuong T. Nguyen
The Diplomat
July 02, 2015
Nguyen T. Cuong
The Diplomat
02-07-2015



A historic visit this week indicates just how close the two former foes have become.

Một chuyến thăm lịch sử trong tuần này cho thấy hai cựu thù đã trở nên gần gũi tới mức nào.
In 1975, the Vietnam War ended with the United States’ political defeat to the communists. Forty years later, if nothing changes, from 6-7 July the highest-ranking official of the Communist Party of Vietnam (CPV) will visit Washington, D.C. for the first time. Though there have been disagreements about protocol procedures – General Secretary Nguyen Phu Trong has no direct counterpart from the United States – the trip is unquestionably historic one as it comes as both countries celebrate the 20th anniversary of their normalized relationship.

Năm 1975, Chiến tranh Việt Nam kết thúc với thất bại về mặt chính trị của Hoa Kỳ trước những người cộng sản. Bốn mươi năm sau, nếu không có gì thay đổi, lần đầu tiên, các quan chức cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) sẽ thăm Washington, DC, trong hai ngày 6 và 7 tháng 7. Mặc dù đã có những bất đồng về thủ tục – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không có đối tác trực tiếp ở Hoa Kỳ – không còn nghi ngờ gì nữa, chuyến đi này là sự kiện lịch sử vì nó diễn ra trong khi cả hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ.


The trip will strengthen the two countries’ bilateral communication and political contacts at a critical time. Both are members of the Trans-Pacific Partnership (TPP), an agreement which will hopefully be wrapped up before U.S. President Barack Obama leaves office. Maritime tensions stemming from China’s reclamation projects and militarization of artificial islands in the South China Sea also continue to undermine regional peace and stability. But beyond these specific issues, the meeting itself will be symbolic of a transition to a new phase in U.S.-Vietnam relations.

Chuyến đi sẽ củng cố những cuộc trao đổi song phương và tiếp xúc chính trị giữa hai nước đúng vào thời điểm quan trọng. Cả hai đều là thành viên của  Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận mà người ta hy vọng sẽ được hoàn tất trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama rời nhiệm sở. Căng thẳng hàng hải phát sinh từ dự án cải tạo và quân sự hóa những hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông (nguyên văn: South China Sea) tiếp tục đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, vượt xa những vấn đề cụ thể đó, cuộc gặp mặt tự nó sẽ là biểu tượng của sự chuyển hóa sang giai đoạn mới trong quan hệ Việt-Mỹ.

In 1994, the United States finally lifted its trade embargo on Vietnam, marking a new era for U.S-Vietnam normalization. Beyond memories about the bloody Vietnam War, since then the U.S-Vietnam relations have been transforming from enmity to a “comprehensive partnership” through an array of cooperative efforts in the fields of security and trade. The early twenty first century has witnessed the rise of China both militarily and economically, which undeniably plays a catalytic role in this metamorphosis.

Năm 1994, Hoa Kỳ đã rỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, đánh dấu một kỷ nguyên mới cho quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ. Vượt lên trên những ký ức về cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam, từ đó, thông qua một loạt các nỗ lực hợp tác trong lĩnh vực an ninh và thương mại, quan hệ Việt-Mỹ đã chuyển từ hận thù sang “quan hệ đối tác toàn diện”. Những năm đầu thế kỷ XXI chứng kiến ​​sự nổi lên của Trung Quốc cả về quân sự và kinh tế, đấy chính là chất xúc tác của sự chuyển biến như thế.

In 2000, both countries signed the Bilateral Trade Agreement (BTA), which served as a stepping stone to Vietnam’s accession to the World Trade Organization (WTO) in 2007. The BTA gave Vietnam preferential access to the U.S markets by reducing tariff rates on Vietnam’s imports to the world largest economy, while Vietnam’s membership in WTO expedited its economic integration into the global market. Against the backdrop of the aging and increased wage rates of Chinese blue-collar segments, Vietnam’s younger and cheaper labor has been an attractive alternative that could help the American economy become less dependent on China’s imports, which are partly responsible for the growing U.S.-China trade imbalance.

Năm 2000, hai nước đã ký kết Hiệp định Thương mại song phương (BTA), đấy chính là đòn bẩy để Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Hiệp định Thương mại song phương đã tạo cho Việt Nam những ưu đãi trong việc tiếp xúc với các thị trường Mỹ bằng cách giảm thuế suất đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào nền kinh tế lớn nhất thế giới, việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO thúc đẩy sự hội nhập của nền kinh tế của nước này với thị trường toàn cầu. Trong bối cảnh lao động của Trung Quốc đang già hóa và công nhân đòi được trả lương cao hơn, lao động trẻ và rẻ hơn của Việt Nam trở thành lựa chọn hấp dẫn, có thể giúp nền kinh tế Mỹ trở nên ít phụ thuộc vào nhập khẩu từTrung Quốc, mà đấy lại là một trong những nguyên nhân làm cho cán cân thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng mất cân đối thêm.

Almost twenty years since the normalization of U.S-Vietnam trade relations, their economic partnership has made remarkable progress. Last Wednesday, the Republican-led Senate passed legislation granting president Obama the authority to fast track negotiation process of the TPP. The trade agreement will not only benefit both the United States and Vietnam according to their economic comparative advantages, but will also play an important part of their soft balancing strategies against China.

Gần hai mươi năm sau khi bình thường hóa quan hệ thương mại Mỹ-Việt Nam, quan hệ đối tác về mặt kinh tế giữa hai nước đã có những tiến bộ đáng kể. Thứ tư tuần trước, Thượng viện do đảng Cộng hòa lãnh đạo đã thông qua luật cho tổng thống Obama quyền đàm phán nhanh (fast track) hiệp định TPP. Hiệp định thương mại này sẽ không chỉ có lợi cho Hoa Kỳ và Việt Nam, phù hợp với lợi thế so sánh về kinh tế của họ, mà sẽ có vai trò quan trọng trong chiến lược cân bằng mềm của họ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.


The increasing influx of U.S textile imports to Vietnam would render the domestic garment industry less reliant on China’s textile imports for production. That is important because Vietnam’s heavy economic dependency on China can be exploited for Beijing’s political leverage on Hanoi. Additionally, the TPP would permit U.S multinational footwear firms such as Nike to outsource their jobs to Vietnam, where production costs would be significantly reduced when U.S tariffs on garments and shoes made in Vietnam could go from 7 percent and 32 percent respectively to zero. In return, the TPP would allow Vietnam’s garment producers to gain preferential access to the U.S textile market, which accounts for a quarter of a million American jobs. In a time of growing economic interdependence, the United States can utilize its economic power through the TPP to build up its legitimacy and challenge China’s regional leadership in the Asia-Pacific due to its exclusion from the trade pact.

Việc nhập khẩu ngày càng gia tăng nguyên liệu dệt may từ Mỹ vào Việt Nam sẽ làm cho ngành công nghiệp may mặc trong nước ít phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều đó rất quan trọng vì sự phụ thuộc quá nặng nề về kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc có thể bị Bắc Kinh dùng làm đòn bẩy chính trị đối với Hà Nội. Ngoài ra, TPP sẽ tạo điều kiện cho những công ty giày dép đa quốc gia của Mỹ, như Nike, tìm nguồn gia công của họ ở Việt Nam, chi phí sản xuất sẽ giảm đáng kể vì lúc đó thuế nhập khẩu hàng dệt may và giày dép sản xuất tại Việt Nam vào Mỹ có thể giảm 7% đối với hàng dệt may và 32% đối với giày dép. Đổi lại, TPP sẽ tạo điều kiện cho các nhà sản xuất hàng dệt may của Việt Nam hưởng ưu đãi khi tiếp cận thị trường dệt may Mỹ, ở Mỹ có tới 250 ngàn người làm việc trong ngành này. Khi sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế gia tăng, Hoa Kỳ có thể tận dụng sức mạnh kinh tế của mình, thông qua TPP, để xây dựng tính chính danh của mình và thách thức quyền lãnh đạo của Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương vì nước này không được tham gia hiệp định TTP.

With respect to security, China’s increasing military modernization poses a threat to both countries’ national security, especially Vietnam due to her geographical proximity to China. The United States and Vietnam share similar interests in hedging against China’s coercive resolutions to the South China Sea disputes. Despite the United States’ neutrality on the territorial disputes, it views China’s ownership claims as a big threat toward the freedom of navigation and international trade-flows in Asia-Pacific waters. On the other hand, the CPV has espoused soft balancing strategies through indirect means by increasing American regional engagement. Unsurprisingly, China’s dispatch of a massive oil rig to Vietnam’s claimed exclusive economic zone (EEZ) in 2014 has pushed Vietnam much closer to the United States. Hanoi sees Washington as the country it can rely on to build up its defense capabilities if the Russians bail out.

Nói về an ninh, quá trình hiện đại hóa quân sự đang gia tăng của Trung Quốc đe dọa an ninh của cả hai nước, đặc biệt là Việt Nam vì ở gần Trung Quốc. Hoa Kỳ và Việt Nam có lợi ích giống nhau trong việc chống lại những biện pháp giải quyết mang tính bạo lực của Trung Quốc đối với những tranh chấp ở Biển Đông. Mặc dù Hoa Kỳ giữ vị trí trung lập trong các tranh chấp lãnh thổ, nhưng nước này coi những tuyên bố về quyền sở hữu của Trung Quốc như mối đe dọa lớn đối với tự do hàng hải và thương mại quốc tế ở vùng biển châu Á-Thái Bình Dương. Mặt khác, Đảng cộng sản Việt Nam tán thành chiến lược cân bằng mềm, thông qua những biện phương tiện gián tiếp là gia tăng sự dính líu của của Mỹ vào khu vực. Chẳng có gì  ngạc nhiên là việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khổng lồ (trong năm 2014) đến vùng mà Việt Nam tuyên bố là có đặc quyền kinh tế đã đẩy Việt Nam xích lại gần hơn với Hoa Kỳ. Hà Nội cho rằng có thể dựa vào Washington để xây dựng tiềm lực quốc phòng của mình, nếu người Nga bảo trợ.


Any comprehensive analysis of the current dynamics of U.S-Vietnam defense ties would be incomplete without mentioning the Joint Vision Statement which Defense Secretary Aston Carter and his Vietnamese counterpart Phung Quang Thanh inked in May. The non-binding statement is an extension of the Memorandum of Understanding for Advancing Bilateral Defense Cooperation, signed by the two parties back in 2011. Following Washington’s decision to partially remove its restrictions on sales of lethal weapons to Vietnam in October 2013, the statement aims to expand “the defense trade” between the two nations and set up the stage for introducing a bill further lowering the bar on arm sales. It also includes the option of co-manufacturing of military equipment and the “navigation of complex U.S procurement rules.” This is a win-win for both sides. From the perspective of the CPV, the statement could tremendously reduce Vietnam’s dependence on Russian military suppliers for its defense needs. From the Washington’s perspective, this can provide the U.S defense industry with greater access to an emerging Asian market while diminishing Russia’s global military influence.

Phân tích về quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ sẽ không đầy đủ nếu không nhắc đến bản Tuyên bố chung về Tầm nhìn mà Bộ trưởng Quốc phòng Aston Carter và đối tác Việt Nam của ông, tướng Phùng Quang Thanh, ký vào tháng 5 vừa qua. Bản tuyên bố không ràng buộc này là một phần mở rộng của Bị vong lục về hợp tác quốc phòng song phương, được hai bên ký kết vào năm 2011. Tiếp theo quyết định của Washington trong việc rỡ bỏ một phần những hạn chế trong việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vào tháng 10 năm 2013, mục đích của tuyên bố này là tăng cường “thương mại quốc phòng” giữa hai nước và tiến đến thông qua dự luật hạ thấp hơn nữa những rào cản trong việc buôn bán vũ khí. Trong đó có hợp tác sản xuất các thiết bị quân sự và “chuyển hướng những quy định về mua sắm phức tạp của Mỹ”. Đây là tình huống mà hai bên cùng thắng. Từ quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, tuyên bố này có thể làm giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào các nhà cung cấp vũ khí của Nga. Từ quan điểm của Washington, tuyên bố này có thể làm cho ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ dễ tiếp cận hơn với thị trường mới nổi ở châu Á, đồng thời lại làm giảm bớt ảnh hưởng quân sự trên toàn cầu của Nga.


“Not antagonizing China” is an important component of the rebalancing strategy, if not the immutable bedrock of gradual institutionalization of U.S-Vietnam security and trade cooperation. The United States and Vietnam are willing to increase personnel exchanges, develop economic and trade relations, conduct joint military programs, and raise criticisms against China’s revisionism to the extent that these measures do not jeopardize their relationships with Beijing. For this reason, the Vietnamese government announced its adherence to the “Three No” principles in national defense and diplomacy, including no military alliances, no alliances with any country in conflict with another and no acceptance for foreign countries’ building of military bases on Vietnam’s territory. On the other hand, the United States does not wish the deepening of U.S-Vietnam military ties to come at the expense of declining Sino-U.S. trade relations.

“Không làm mếch lòng Trung Quốc” là thành tố quan trọng của chiến lược tái cân bằng, nếu không nói là nền tảng bất biến của quá trình thiết chế hóa một cách từ từ việc hợp tác về an ninh và thương mại Việt-Mỹ. Hoa Kỳ và Việt Nam sẵn sàng tăng cường trao đổi nhân sự, phát triển quan hệ kinh tế và thương mại, thực hiện các chương trình quân sự chung và gia tăng những lời chỉ trích chống lại chủ nghĩa xét lại của Trung Quốc với mức độ mà những biện pháp này không ảnh hưởng tới quan hệ của họ với Bắc Kinh. Vì lý do đó, chính phủ Việt Nam tuyên bố gắn kết với nguyên tắc “Ba Không” trong quốc phòng và ngoại giao, trong đó có không liên minh quân sự, không liên minh với quốc gia này nhằm chống lại quốc gia kia và không để nước ngoài xây dựng căn cứ quân sự trên  lãnh thổ Việt Nam. Mặt khác, Hoa Kỳ không muốn làm sâu sắc thêm quan hệ quân sự Việt-Mỹ tới mức có thể làm suy giảm quan hệ thương mại Mỹ-Trung.


Human rights issues still remain the biggest impediment to the U.S-Vietnam relations in the coming years. Yet, successful nation-building stories in Asia have demonstrated that marketization usually predates political reforms in development of states. After all, Vietnam is still at an early stage in its developmental process. From the Vietnamese government’s point of view, human rights is still a foreign concept. Any major breakthrough by Hanoi when it comes to internalizing international human rights norms into domestic practices depends on the speed at which these values become congruent with preexisting political and societal institutions in Vietnam. The good news is that recent years have seen major improvements in economic and social rights thanks to Vietnam’s rapid socioeconomic development after economic reform. From Washington’s standpoint, there is plenty of room for improvement in human rights conditions, and the country will rely on its young generation to take up the challenge, as U.S Senator McCain said during his speech at Ho Chi Minh University of Social Sciences and Humanities.

Trong những năm tới, vấn đề nhân quyền vẫn là trở ngại lớn nhất đối với quan hệ Việt-Mỹ. Tuy nhiên, những câu chuyện về việc xây dựng quốc gia thành công ở châu Á đã chứng tỏ rằng trong quá trình phát triển quốc gia, thị trường hóa thường đi trước cải cách chính trị. Nói cho cùng, Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu trong quá trình phát triển của mình. Chính phủ Việt Nam cho rằng nhân quyền vẫn là khái niệm ngoại lai. Nói về việc nội hóa các chuẩn mực nhân quyền quốc tế vào thực tiễn trong nước, những bước đột phá lớn của Hà Nội sẽ phụ thuộc vào tốc độ mà những giá trị này đồng nhất với các thiết chế chính trị và xã hội đã có ở Việt Nam. Tin tốt là những năm gần đây đã có những cải tiến lớn trong các quyền kinh tế và xã hội, đấy là kết quả của sự phát triển nhanh chóng kinh tế-xã hội của Việt Nam sau khi tiến hành cải cách kinh tế. Từ quan điểm của Washington, có rất nhiều không gian trong việc cải thiện nhân quyền và đất nước sẽ dựa vào thế hệ trẻ của mình để giải quyết thách thức, như Thượng nghị sĩ McCain nói trong bài phát biểu của mình ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ở thành phố Hồ Chí Minh.

The U.S and Vietnamese governments admit the inevitability of their ideological and political differences. However, the general consensus is that further collaborative efforts – particularly in the economic realm – are essential for further narrowing the chasms between the former foes and completing the transformation that is already underway in U.S.-Vietnam relations.


Chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam thừa nhận rằng chắc chắn là họ có những khác biệt về tư tưởng và chính trị. Tuy nhiên, sự đồng thuận chung là nỗ lực hợp tác hơn nữa – đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế – là tối cần thiết cho việc thu hẹp hơn nữa vực thẳm giữa hai cựu thù và hoàn thành công việc chuyển đổi đang diễn ra trong quan hệ Việt-Mỹ.


Cuong T. Nguyen is a graduate from the Committee on International Relations (CIR) at the University of Chicago, and currently a research fellow of Saigon Center for International Studies (SCIS) at the University of Social Sciences and Humanities in Ho Chi Minh City.
Cuong T. Nguyen tốt nghiệp chương trình Committee on International Relations (CIR) ở University of Chicago và hiện là nghiên cứu viên ở Saigon Center for International Studies (SCIS) trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ở thành phố Hồ Chí Minh.




Translated by Phạm Nguyên Trường



http://thediplomat.com/2015/07/the-dramatic-transformation-in-us-vietnam-relations/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

president Obama meet TBT. Nguyen Phu Trong at white house 7/7/2015

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thực chất chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng- Nể ông VT !

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ba mươi năm qua Trung Quốc đã gặp may, giờ lại không biết giữ, đáng bồn thay!

Mưu đồ độc bá Trung Quốc sắp thành “Dã tràng xe cát Biển Đông“


Thiên Hà (theo The Age) 
MTG - Trung Quốc (TQ) gần đây bất chấp dư luận thế giới, thực hiện mưu đồ "độc bá" trên Biển Đông khi ngang ngược xây dựng trái phép hàng loạt đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng hành động này sẽ thành "Dã tràng xe cát Biển Đông".

Người Việt Nam ai cũng biết câu chuyện cổ tích về con dã tràng, với kết cuộc là câu "Dã tràng xe cát Biển Đông" ... "Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì" để ám chỉ những hành động dù cố gắn đến mấy cũng vô ích.

Hành động xây dựng trái phép của TQ trên Biển Đông gần đây cũng sẽ giống như con dã tràng kia vì tất cả đều vô ích, họ sẽ không thể nào độc bá Biển Đông như ý muốn của mình.

Chẳng những "vô ích", hành động của TQ còn làm hại đến chính nước này, khi mà TQ sẽ phải bị các nước hàng xóm xung quanh dè chừng, quốc tế lên án và hàng loạt những nguy cơ khác trong tương lai.

Tốn rất nhiều tiền nhưng chỉ 30 phút là mất hết

Đó chính là viễn cảnh xảy ra với việc TQ xây dựng trái phép các hòn đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà nước này hiện đang chiếm đóng trái phép, Bắc Kinh đã bỏ ra một số tiền cực kỳ khổng lồ để thực hiện công việc xây dựng trái phép của mình, dù không có con số thống kê chính xác nhưng với diện tích cũng như mức độ xây dựng của họ trên Biển Đông con số phải lên tới hàng tỉ USD.

Mặc dù tốn kém là vậy, nhưng theo công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982, những hòn đảo nhân tạo của TQ không có giá trị gì trong việc tuyên bố lãnh thổ cũng như không có bất cứ giá trị pháp lý khi tính lãnh hải.

Đã vậy, theo các chuyên gia quân sự Mỹ, nếu căng thẳng trên Biển Đông gia tăng đến mức xung đột quân sự nổ ra, thì chỉ trong vòng 30 phút quân đội Mỹ sẽ hoàn toàn xóa sổ những hòn đảo nhân tạo mà bắc Kinh đã tốn hàng "núi tiền" để xây dựng trên.

Mất hết "hàng xóm"

Người Việt có câu "Bán anh em xa, mua láng giềng gần" để ám chỉ việc quan hệ hàng xóm tốt đẹp sẽ giúp đỡ cho cuộc sống của mình như thế nào, nhưng thay vì "mua láng giềng gần" TQ gần đây đã liên tục thực hiện các hành động khiến gần như tất cả các nước "hàng xóm" của nước này nghi ngại, thậm chí xa lánh.

Từ Việt Nam, Philippines cho đến Nhật Bản, TQ đã khiến các nước trong khu vực lo lắng trước những yêu sách lãnh thổ phi lý và hàng loạt hành động bất chấp công pháp quốc tế của mình. TQ "ăn ở" không tốt đến mức mà Triều Tiên vốn là nước phụ thuộc rất nhiều vào họ vì bị quốc tế cấm vận nhưng gần đây đã thực hiện quan hệ lạnh nhạt với TQ cũng như tìm kiếm tới Nga như là một đối trọng trong tương lai.

Quốc tế đoàn kết đề phòng

Không chỉ "mất láng giềng", TQ còn phải đối mặt với một tình thế khác là các nước trên thế giới lên án và nhiều nước đoàn kết để đề phòng TQ gây hấn thêm nữa tại Biển Đông vốn là tuyến đường biển hàng hải quan trọng của thế giới.

Từ Hội nghị Đối thoại Sangri-La tại Singapore cho đến mới đây là hội nghị G7 tại Đức, các nguyên thủ cũng như lãnh đạo hàng đầu của thế giới đều lên án việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trái phép tại Biển Đông và yêu cầu nước này dừng ngay việc làm phi pháp của mình lại.

Ngoài việc lên án, các nước còn tiến hành hàng loạt hành động để khẳng định sự nghiêm túc đề phòng trước mưu đồ của Trung Quốc, Nhật Bản quyết định tăng cường hợp tác với Philippines và đóng mới tàu tuần tra cho nước này, Mỹ cũng cam kết giúp Việt Nam cũng như chi 18 triệu USD để tặng Việt Nam tàu tuần tra cao tốc mới.

Không chỉ hành động thắt chặt quan hệ ngoại giao với nhau, Mỹ, Úc, Nhật Bản còn tuyên bố sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động tuần tra trong khu vực để khẳng định sự có mặt của mình tại Biển Đông cũng như cảnh báo với TQ rằng thế giới không ai công nhận yêu sách lãnh thổ phi lý của nước này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trông người mà ngẫm đến ta - Qua cơn khủng hoảng mới là người ngoan!

‘Bi kịch’ Hy Lạp ảnh hưởng đến VN ra sao?


CHÂN LUẬN thực hiện
(PL)- Rất cần học hỏi nghiêm túc từ “bài học” khủng hoảng kinh tế ở Hy Lạp.

Hy Lạp đã trở thành quốc gia công nghiệp phát triển đầu tiên rơi vào tình trạng chậm trả nợ cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Ngày 30-6 vừa qua, Hy Lạp tuyên bố không thể trả khoản nợ đáo hạn trị giá 1,5 tỉ euro (1,7 tỉ USD) cho IMF.

Kinh tế Hy Lạp đang đứng trước những thách thức quá lớn khi mọi nguồn lực tài chính đã cạn kiệt, trong khi không thể tiếp cận thêm nguồn vốn của IMF cũng như gói cứu trợ quốc tế của các chủ nợ.

Vậy Việt Nam chịu tác động thế nào từ cuộc khủng hoảng Hy Lạp trong trường hợp Hy Lạp vỡ nợ? Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội), nhận định:

Cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp hiện nay đã và đang góp phần làm nền kinh tế EU suy yếu và đồng euro mất giá. Bản thân Ngân hàng Trung ương châu Âu phải giảm lãi suất trên toàn châu Âu để kích thích kinh tế, cũng khiến giá trị đồng tiền này giảm so với các đồng tiền khác, cụ thể là USD.

Nhiều lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng

. Phóng viên: Thưa ông, vậy điều này ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam ra sao?

+ TS Nguyễn Đức Thành: Ảnh hưởng của tình trạng này đến Việt Nam có thể ở hai mức độ.

Thứ nhất, sức mua của nền kinh tế châu Âu giảm do suy giảm kinh tế thực sự, dẫn đến giảm nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam. Châu Âu vốn là một thị trường xuất khẩu lớn thứ hai, chỉ sau Mỹ, của Việt Nam và chúng ta có thặng dư thương mại lớn với hai nền kinh tế này.

Do đó, việc sức mua châu Âu giảm, phần nào ảnh hưởng đến các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu của chúng ta. Đầu tư vào Việt Nam từ EU cũng sẽ giảm khi sức khỏe của nền kinh tế này suy yếu.

Thứ hai, giá trị đồng euro giảm mạnh sẽ khiến giá hàng hóa Việt Nam đắt lên tương đối, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam vào EU. Một mặt hàng “xuất khẩu” quan trọng chính là du lịch của châu Âu vào Việt Nam, khách du lịch châu Âu sẽ thấy chi phí du lịch nước ngoài, trong đó có chúng ta, tăng lên tương ứng với sự mất giá đồng euro. Như thế, họ sẽ giảm đi du lịch. Và nguồn khách du lịch vào Việt Nam sẽ giảm. Thực tế chúng ta đã chứng kiến điều này trong hơn một năm qua.

Còn về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nợ công… khủng hoảng Hy Lạp liệu có ảnh hưởng tới Việt Nam trong bối cảnh chúng ta đã hội nhập khá sâu vào nền kinh tế thế giới?

+ Các DN hoặc ngân hàng Việt Nam nắm giữ nhiều đồng euro hoặc gửi tiền tại các ngân hàng ở châu Âu có thể sẽ bị thiệt hại nặng nề vì sự giảm giá của đồng euro.

Tuy nhiên, tôi cho rằng các DN và tổ chức tài chính thường rất nhạy bén, họ sẽ cố gắng thoái lui khỏi đồng tiền này ngay khi thấy có những tín hiệu không hay. Chỉ trừ những khoản tiền gửi hoặc hợp đồng dài hạn đã ký mà thôi.

Về nợ công, Việt Nam sẽ có lợi đối với các khoản vay bằng euro vì đồng tiền này giảm giá, khiến giá trị khoản nợ tính theo VNĐ hoặc USD giảm xuống. Song tỉ trọng nợ nước ngoài của Việt Nam tính bằng euro không chiếm tỉ trọng lớn.

Tôi cho rằng sự suy giảm kinh tế và giá trị đồng tiền của EU có tác động tới Việt Nam theo hướng tiêu cực. Nhưng không ở mức nghiêm trọng vì chúng ta vẫn lệ thuộc nhiều hơn vào khu vực kinh tế đồng USD và đồng yen.

Hội nhập không tất yếu là bữa tiệc vui

Ông có thể lý giải vì sao Hy Lạp rơi vào “bi kịch” như hiện nay?

+ Chúng ta biết rằng bi kịch kinh tế hiện nay của Hy Lạp bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khá kinh điển. Chẳng hạn, nền kinh tế này thiếu kỷ luật và minh bạch về tài khóa từ trước khi gia nhập khối EU. Họ đã giấu những khoản nợ công khổng lồ để đáp ứng điều kiện về kỷ luật tài khóa khi gia nhập EU.

Sau khi gia nhập EU, Hy Lạp đã không cải thiện được năng suất, để lỡ cơ hội tận dụng lợi thế là thành viên của EU. Trong khi đó, họ đã tăng chi tiêu chính phủ lên rất nhanh với mô hình nhà nước phúc lợi, trong khi nguồn thu không được cải thiện tương ứng. Kết quả là họ tất yếu sa vào nợ nần ngày càng trầm trọng.

Từ những phân tích nguyên nhân bi kịch của Hy Lạp, theo ông, Việt Nam cần rút ra bài học gì?

+ Mổ xẻ nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế Hy Lạp, chúng ta thấy có một số điểm chung so với nền kinh tế Việt Nam .

Việt Nam cũng có một hệ thống tài khóa và nợ công tương đối thiếu kỷ luật và chưa thực sự minh bạch. Nghiêm trọng hơn cả là năng suất của nền kinh tế Việt Nam không được cải thiện đủ nhanh đáp ứng nhu cầu hội nhập và theo kịp các nước trong khu vực.

Lý giải hiện tượng này khá phức tạp nhưng nói chung nó bắt nguồn từ cấu trúc nền kinh tế kém hiệu quả do khu vực DN nhà nước cồng kềnh, lấn át khu vực tư nhân; cấu trúc nền kinh tế còn lạc hậu và môi trường kinh doanh còn chưa thực sự tạo điều kiện tối đa hỗ trợ DN phát triển.

Cuối cùng, một hàm ý lớn ở đây là hội nhập quốc tế không tất yếu là một bữa tiệc vui. Nếu một nước không chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình hội nhập quốc tế với một nền tảng tốt, anh hoàn toàn có thể thất bại và phải rút khỏi quá trình đó trong một trạng thái vô cùng thảm hại!

Xin cám ơn ông.
***

TS Nguyễn Đức Thành hiện là viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR); chuyên gia về kinh tế vĩ mô, thành viên Hiệp hội Kinh tế Đông Á (EAEA) và học giả của quỹ Eisenhower Foundation (Mỹ). Ông cũng là tác giả của chuỗi Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam, được xuất bản liên tục kể từ năm 2009 đến nay.
***

Tôi cho rằng Việt Nam rất cần học hỏi và hành động một cách nghiêm túc từ trường hợp “khốn khó” của Hy Lạp hiện nay, nếu không muốn sa vào một bi kịch như vậy. - TS NGUYỄN ĐỨC THÀNH

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CÓ NẶNG LỜI QUÁ KHÔNG?

Cơn dại mới bắt đầu


Doduc
Lâu nay tôi hay nghĩ về việc người Trung Quốc cướp Hoàng Sa của ta rồi phá bãi san hô bồi đắp thành các đảo. Rồi tiếp đến là đường chín đoạn cướp 80% biển Đông…Thế giới lên án về sự ngạo ngược, họ cũng không từ. Nhiều kết luận cho rằng rằng mục đích cướp biển đảo của Việt Nam vì kinh tế, chiếm giữ cái giàu có từ lòng biển khơi…..

Những ý kiến đó không sai, nhưng đó chỉ là cái ngọn, cái vỏ ngoài.

Tôi đọc sách Trung Hoa, có truyện Ngu công rời núi. Hai ngọn gọn Thái Hàng và Vương Ốc sừng sững chắn trước nhà vướng tầm nhìn, Ngu công cho đào phá, có người chê ông dở hơi, làm bao giờ xong. Nhưng ông bảo: đời tôi chưa xong thì đời con đời cháu chắt chút chít chiu sẽ nối nhau làm là phải xong. Câu chuyện cho một triết lý rất hay về ý chí kiên định của con người. Rằng núi thì nguyên đấy nhưng con người thì sinh sôi bất diệt sẽ làm được hết mọi việc mong muốn nếu vững lòng chuyển núi.

Những ví dụ về sự kiên trì kiên định trong sách Trung hoa thì nhiều vô kể, rất sâu sắc và có sự nhắc nhở con người rất lớn.

Khác với sự kiên trì, Trung Quốc hôm nay mắc bệnh Ngạo mạn và Ngộ nhận quá nặng. Nếu họ Đặng nhắc đàn em “ém mình chờ thời”, thì cách “ trỗi dậy trong hòa bình” của họ Tập lại như Cao biền dậy non. Khó tránh khỏi sự sụp đổ nay mai. Mà nó tự đổ gập trong lòng nó.

Tôi đoan chắc rằng khi bồi đắp biển ăn cướp, họ Tập muốn nhằm một mục tiêu lớn hơn, ông ta muốn nói với thê giới và nhất là với Mỹ rằng với người Trung quốc không gì là không thể.. Nếu người Trung Quốc muốn, là người Trung quốc sẽ làm được.

Đúng thế thật, phải có khối lượng tiền như núi và công nghệ cao như núi và ý chí thép để bồi đắp xây dựng giữa biển khơi hàng triệu mét vuông đất, làm đường san bay, xây nhà nhiều tầng, không phải ai cũng có tiềm lực và có gan làm nổi. Với người Mĩ cũng là mạo hiểm.

Có nhẽ việc san lấp và bồi đắp biển đảo Hoàng Sa là bữa tiệc tinh thần lớn nhất trên bàn tiệc “giấc mơ Trung hoa” của họ Tập. Họ Tập mưốn qua việc này nói với thế giới rằng : Tôi đáng lãnh đạo thế giới chưa !

Không biết số tiền dành cho việc bồi đắp ngoài biển bao nhiêu, chưa kể tiền bảo trì cho nó hoạt động nữa… Nhưng để móc vào ruột biển hoàn vốn chắc cũng phải vài chục năm, kể cả khi họ Tập mục xương vẫn chưa thể thu xong được.

Cái truyền thống lì lợm cố hữu, cô đơn của người Trung Hoa đã biến họ thành những kẻ hoang tưởng vĩ đại nhất của loài người mà Tập Cận Bình là một đại diện rất quái vật. Kể từ nay đến khi ông ta chết, không biết sẽ còn gây ra thêm bao nhiêu tai ương cho đồng chí của mình và các láng giềng nữa. Nhưng quyết ông ta không thế là một vĩ nhân để thế giới ngưỡng mộ, mà chỉ là quái vật mang hình người, khiến cả thế giới lo ngại và ghê tởm.

Việt Nam có vấn nạn tham những làm mục nát đất nước, rỗng rách ngân khố. Họ Tập dùng máu và mồ hôi người Trung Hoa, trong đó có thế giới tiếp sức bằng nhưng hợp tác kinh tế béo bở vị kỉ, nuôi quái vật họ Tập lớn lên, và chúng phát cuồng với 30 năm tăng trưởng. Nhưng sự sụp đổ thì sẽ bất ngờ và nhanh chóng, làm cho Trung Hoa trở về thời Liệt quốc. Họ sẽ kiếm củi ba năm thiêu một giờ cho mà xem.. Thời ấy chắc chắn sẽ đến vì máu điên trong người Trung Ho rất lớn, đang bùng phát cơn rồ sẽ thiêu đốt họ. Cơn rồ và cơn dại của họ mới chỉ bắt đầu!

Viết vào quốc khánh Mỹ- 4/7/ 2015

Phần nhận xét hiển thị trên trang