Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Đài Hoa Kỳ nói gì về chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng?

Mục đích và hệ quả chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng là gì?

Thiện Ý
H1
Sau nhiều lần đình hoãn, chuyến đi Mỹ của Tổng Bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được thực hiện trong tuần lễ tiếp ngay sau ngày Quốc khánh Hoa Kỳ 4 Tháng 7.
Câu hỏi được nhiều người quan tâm đặt ra là: Mục đích và hệ quả của chuyến đi này là gì? Câu trả lời chính xác chỉ có thể là những người trong cuộc. Là người ngoại cuộc, chúng tôi cũng thử đưa ra một số nhận định về mục đích và hệ quả của chuyến đi này.
I/- Mục đích chuyến đi Mỹ
Theo chúng tôi, chuyến đi Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có mục đích chủ yếu là đưa mối quan hệ Việt-Mỹ đi vào thực chất, tạo bước ngoặc quan trọng trong quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ với một số hệ quả rõ nét hơn là các chuyến đi trước đây của Thủ tướng Phan Văn Khải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nước Nguyễn Tấn Sang.
Các chuyến đi Hoa Kỳ trước đây của những người đứng đầu bộ máy nhà nước chỉ có ý nghĩa ngoại giao, với mục đích nâng quan hệ Việt- Mỹ lên một bước trong chính sách đi giây giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng của đảng CSVN. Nhưng nay, mặc dầu đảng Cộng Sản Việt Nam đã hết sức nhún nhường, nhượng bộ đủ điều, Trung cộng vẫn lấn lướt, đẩy Hà Nội vào thế phải có sự chọn lựa dứt khoát khi có cơ hội.
Nhưng trước khi có sự chọn lựa dứt khoát, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi Trung Quốc gặp Chủ tịch Tập Cận Bình 3 tháng trước khi đi Hoa Kỳ và dường như trên đường đến Hoa Kỳ, ông Nguyễn Phú Trọng còn ghé qua Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình một lần nữa như để tái khẳng định rằng Hà Nội vẫn trung thành với Bắc Kinh nếu được Trung Quốc đối xử khác hơn trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Sự nhún nhường này được thể hiện trong Thông cáo Chung Việt-Trung sau chuyến đi Bắc Kinh của ông Trọng, theo đó Hà Nội vẫn trước sau như một bày tỏ lòng trung thành với Trung Quốc.
Theo chúng tôi, ai cũng hiểu sự trong chuyến đi này Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ chọn Hoa Kỳ để có đối trọng, không phải để đối đầu với Trung Quốc mà để được sức mạnh của Hoa Kỳ che chở, ngăn chặn, đẩy lùi tham vọng bành trướng, độc chiếm Biển Đông, xâm lăng các nước nhỏ yếu trong vùng của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
Hành động thực tế thấy được là, Hoa Kỳ đã công khai lên án các hành vi xâm lấn biển đảo mới đây của Trung Quốc, điều động hải lục, không quân về Biển Đông, tăng cường các hoạt động quân sự liên kết với các đồng minh trong vùng, để chứng tỏ quyết tâm của Hoa Kỳ sẵn sàng ngăn chặn tham vọng của Trung Cộng. Đồng thời, nhiều nhân vật cao cấp chính trị, quân sự, ngoại giao của Hoa Kỳ đã liên tục đến Việt Nam trong thời gian gần đây, gần nhất là chuyến đi Việt Nam lần thứ 5 của cựu Tổng thống Bill Clinton vào những ngày đầu tháng 7 này, để sau đó cùng chung chuyến bay với phái đoàn Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trở về Mỹ. Chuyến đi này của ông Clinton, tuy bề ngoài nói là để tham dự lễ kỷ niệm 20 năm Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, song bề trong mang ý nghĩa đặc biệt, có tác dụng thúc đầy Hà Nội theo chiều hướng dứt khoát chọn Hoa Kỳ là đồng minh tốt bụng, xa lánh người “đồng chí” láng giềng Trung Quốc xấu bụng và đầy tham vọng xâm lăng, bá quyền.
Trước những lời nói và các hành động khả tín, có lợi cho Việt Nam của Hoa Kỳ, trong khi Trung Quốc tiếp tục có những hành đồng tiếp tục lấn lướt Việt Nam (tấn công táu đánh cá trong hải phận Việt Nam, kéo giàn khoan HD-981 vào gần sát hải phận Việt Nam…), dường như các nhà lãnh đạo của đảng CSVN đã tỉnh ngộ và có thêm can đảm trong việc dứt khoát chọn lựa trong chính sách đi dây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã được theo đuổi bao lâu nay. Một số dấu hiệu trong nước trước chuyến đi Hoa kỳ của Tổng Bí thư đảng CSVN chứng tỏ sự giác ngộ theo dự đoán này. Báo chí chính dòng đã công khai gọi Trung Quốc là kẻ xâm lược, tố cáo đích danh tàu Trung Quốc tiếp tục tấn công tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam… mà trước đây chí dám nói là “tầu lạ” và không dám gọi Trung Quốc là xâm lược. Đồng thời có những dấu hiệu không thấy được, như những lời đồn đoán là nội bộ đảng CSVN đang có sự chuyển biến về nhận thức trong giới lãnh đạo có khuynh hướng thân Trung Quốc trước đây, khuynh hướng thân Mỹ đã thắng thế, sẽ hậu thuẫn cho sự chọn lựa một chính sách ngoại giao thực dụng và hữu hiệu hơn. Người ta hy vọng rằng, những điều này sẽ giúp ông Nguyễn Phú Trọng cùng tập đoàn lãnh đạo của Đảng CSVN “phản tỉnh tập thể”.
II/- Hệ quả của chuyến đi Mỹ
Người ta có thể tin rằng hệ quả tổng quát là Hà Nội sẽ chủ động khởi sự một tiến trình dân chủ hóa Việt Nam theo một tiến trình và tốc độ thích hợp. Nghĩa là một sự chuyển đổi hòa bình, ổn định, vừa có lợi cho đất nước, vừa có lợi cho chính đảng CSVN, theo kinh nghiệm chuyển đổi của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, và gần nhất là kinh nghiệm chuyển đổi của Miến Điện đã và đang diễn ra đã có hiệu quả thực tiễn.
Hệ quả thực tiễn tại Việt Nam có thể là nội bộ đảng CSVN và chính quyền sẽ có nhiều thay đổi về nhân sự, với những người có khuynh hướng thân Mỹ chia nhau nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy đảng và nhà nước. Đồng thời về chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại cũng thay đổi cho phù hợp với chiều hướng mới.Tất cả những thay đổi nhân sự và chính sách sẽ diễn ra trước, trong và sau Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 sắp diễn ra vào đầu năm tới 2016 tới đây. Sẽ không có những cuộc thanh trừng khốc liệt theo kiểu Stalin hay Mao Trạch Đông. Một khi phe thân Mỹ thắng thế, do có thêm một số đông những đảng viên hàng đầu của đảng thân Trung Quốc nay “phản tỉnh” và sự hậu thuẫn của số đông đảng viên CS các cấp, thì sự sắp xếp lại nhân sự chỉ cần dùng các biện pháp loại trừ nhẹ nhàng đối với các đảng viên cấp cao thân Bắc Kinh còn “ngoan cố”. Tuy nhiên, vẫn không loại trừ trường hợp phe thân Trung Quốc phản kháng quyết liệt, thì có thể phe thân Mỹ sẽ phải sử dụng các biện pháp loại trừ mạnh bạo, âm thầm và kín đáo, nhưng chắc sẽ không tàn bạo như kiểu thanh trừng của Stalin và Mao.
Tất nhiên, để thực hiện sự thay đổi toàn diện về nhân sự và chính sách cai trị theo chiều hướng trên, nội dung nghị trình và nghị quyết của Đại hội 12 sẽ phải thay đổi theo chiều hướng “chuyển đổi”. Căn cứ trên “Nghị quyết của Đại hội Chuyển đổi” này, Quốc hội và các cơ quan dân cử các cấp đương nhiệm sẽ tu chính Hiến pháp, điều chỉnh luật lệ cho phù hợp… Chính quyền các cấp sẽ làm nhiệm vụ chuyển đổi trên bình diện thực tế theo một tiến trình và tốc độ thích hợp. Theo dự kiến của chúng tôi, tiến trình “chuyển đổi” này có thể diễn ra và hoàn tất trong vòng 5 năm tới (2016- 2020).
III/- Kết luận
Trước hiểm họa xâm lăng trắng trợn lãnh thổ, lãnh hải và các hải đảo của Việt Nam của Trung Quốc, mặc dầu Hà Nội đã hết sức quỵ lụy, nhún nhường, nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước trông đợi chuyến đi Hoa Kỳ lần này của người đứng đầu đảng CS cầm quyền sẽ là cơ hội thuận lợi tạo bước ngoặt có tính đột phá trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, có lợi cho đất nước cũng như cho chính đảng CSVN, vì lợi ích chung cũng như riêng của nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam. Ước mong Tổng Bí thư đảng CSVN đừng đề mất cơ hội thuận lợi trong chuyên đi Hoa Kỳ lần này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Surkov: Ông trùm tuyên truyền của Điện Kremlin

41d461f5cbbd39b9d065

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “The Goebbels of the Kremlin”, Project Syndicate, 22/06/2015.
Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng
Tại nước Nga Xô-viết, mọi người đều biết rằng mình đang bị theo dõi. Bất kỳ sự khác biệt nào so với hành vi được chính quyền cho phép sẽ bị nghi kỵ và rất có thể sẽ phải chịu sự trừng phạt. Liên bang Xô Viết coi mọi thứ  – từ  gián điệp nước ngoài, kẻ thù giai cấp, những người mặc quần jean hoặc chơi nhạc jazz –  đều là kẻ thù của nó. Hệ tư tưởng thống trị của chế độ này không phải là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà là sự nghi kỵ và thù oán.
Kể từ những năm đầu của thập niên 1980, trước khi những tia sáng đầu tiên của chính sách công khai hóa (glasnost) xuất hiện tại Nga cho đến nay, chưa khi nào những giai đoạn đen tối như vậy lại cận kề như lúc này. Bảo vệ xã hội khỏi những kẻ thù ở cả trong và ngoài nước lại một lần nữa là vấn đề trọng tâm của chế độ.  Thực tế, đặc tính cảnh giác cố hữu của dân tộc này là yếu tố chính giúp duy trì tỉ lệ ủng hộ cao của quần chúng dành cho Tổng thống Vladimir Putin. Và không ai đóng vai trò quan trọng hơn Vladislav Surkov trong việc tạo ra bầu không khí xã hội cần thiết đó.
Từng một thời là chánh văn phòng Tổng thống của Putin, Surkov tiếp tục giữ chức Phó thủ tướng từ năm 2011 đến 2013. Hiện giờ ông ta trên danh nghĩa là cố vấn về các vấn đề đối ngoại cho Putin, nhưng thực chất chính là trưởng ban tuyên truyền của chế độ này. Ông được biết đến với tư cách là người giới thiệu khái niệm “dân chủ có sự quản lý” (managed democracy) tại Nga, và đóng vai trò hàng đầu trong việc kích động sự ly khai của Abkhazia và Nam Ossetia khỏi Gruzia. Gần đây nhất, ông ta là một trong những người điểu khiển cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine và vụ sát nhập Crimea bằng cách truyền cảm hứng cho những chiến dịch truyền thông cuồng nhiệt, kêu gọi được sự ủng hộ gần như của toàn dân đối với những động thái kể trên.
Surkov là người chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi dưỡng tâm lý ủng hộ Putin, điều đang ngày càng giống với tệ sùng bái cá nhân kiểu Stalin. Là một người gốc Chechnya, Surkov thấm nhuần tư tưởng hiếu chiến của vùng Cáp-ca-dơ như Stalin. Dưới sự kiểm soát của Surkov, trọng tâm của chiến lược truyền thông của điện Kremlin là duy trì quan niệm rằng phương Tây muốn phá hủy nước Nga. Vì thế, mâu thuẫn tại Ukraine được tuyên truyền như một cuộc đấu tranh mới với chủ nghĩa phát xít và nhằm bảo vệ bản sắc chân chính và trái ngược phương Tây của nước Nga. Những điều được cho là sự đe dọa đối với nước Nga ngày nay này đã được nhấn mạnh trong dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế Chiến II, với những bảng hiệu mọc lên khắp Moskva để gợi người dân Nga nhớ về những hy sinh cần thiết để có được chiến thắng.
Giống như bộ trưởng tuyên truyền của đảng Quốc xã, Joseph Goebbels, Surkov không quá quan tâm đến thực tế. Cảm xúc là cốt lõi trong thông điệp của điện Kremlin; thực tế, chúng là mối dây ràng buộc Putin với những người dân của ông ta. Đây là lý do tại sao Surkov khắc họa Putin – người mà gần đây vừa ly dị người vợ đã gắn bó 30 năm với ông và nghe đồn là có vài người con riêng với một cựu vận động viên Olympic môn thể dục dụng cụ – như một hiện thân của các giá trị thủ cựu, với Giáo trưởng Giáo hội chính thống luôn sát cánh bên mình. Chiến dịch của điện Kremlin nhằm chống lại quyền của người đồng tính đã nhận được sự ủng hộ của nhà thờ, đồng thời nhắc nhở dân thường nước Nga rằng nhà nước luôn cẩn thận theo dõi đời sống của họ.
Công tác tuyên truyền của nước Nga ngày nay kết hợp cả sự độc đoán đặc thù kiểu Xô-viết và những kỹ thuật tiên tiến nhất. Cho tới nay vẫn chưa có cuộc thanh trừng tập thể nào và rất ít các cuộc tuần hành quy mô lớn. Các giá trị phương Tây có thể bị công kích, nhưng hàng hóa phương Tây thì lại được chào đón. Cảnh tượng thường thấy ở Nga là một chiếc xe hơi bóng loáng sản xuất tại Đức với nhãn dán ở đuôi xe gợi nhớ lại ánh hào quang của Thế Chiến II như “Tiến về Berlin” hay “Cảm ơn ông vì chiến thắng và cám ơn bà vì những viên đạn giết thù!”
Trong suốt hai thập niên qua, người Nga có thể đi lại ở nước ngoài mà không bị hạn chế. Tuy vậy, giờ đây rất nhiều người dường như sẵn sàng từ bỏ quyền lợi này. Tháng trước, điện Kremlin đã cảnh báo công dân nước này rằng Hoa Kỳ đang “săn lùng” người Nga ở nước ngoài. Một vài người Nga trên thực tế đã bị truy nã và dẫn độ về Hoa Kỳ, ví dụ như nhà môi giới vũ khí Viktor Bout, người bị buộc tội trợ cấp cho những kẻ khủng bố, hay hacker Vladimir Drinkman, người bị cáo buộc đánh cắp hàng triệu số thẻ tín dụng. Không có một mối đe dọa khả tín nào đối với dân thường Nga, nhưng chiến dịch của Surkov vẫn đang có một tác động sâu sắc.
Thay vì  liều lĩnh đưa ra những tuyên bố kỳ quặc để bị cười nhạo – điều thường thấy ở những nhà tuyên truyền Xô-viết –  rằng nước Nga một ngày nào đó sẽ vượt qua phương Tây về mặt kinh tế, Surkov đã lợi dụng một cảm xúc sâu sắc và an toàn hơn: nỗi sợ. Cho dù người Nga nghĩ gì về tình trạng bất ổn kinh tế ở nước này – trong bối cảnh GDP kỳ vọng sẽ giảm khoảng 3,8% trong năm nay, đồng thời lạm phát có thể chạm ngưỡng 15% – thì họ vẫn tin rằng họ sẽ còn trở nên khổ sở hơn nếu không có Putin.
Và vậy là người Nga đã quy phục. Một vài năm trước đây, có vẻ như cứ 10 người thì 1 người đeo một dải ruy băng trắng, biểu tượng của sự phản đối Putin. Ngày nay, người ta có ấn tượng rằng cứ 3 người Nga thì lại có 1 người đeo ruy băng của thánh George, một biểu tượng màu đen và da cam thể hiện lòng yêu nước và trung thành với điện Kremlin. Những người không đeo ruy băng có thể sẽ bị hỏi lý do theo một cách không lịch sự lắm.
Đây là một chiến thuật xảo quyệt và có hiệu quả, một chiến thuật gạt ra lề những kẻ chống đối và tạo ra ấn tượng về sự ủng hộ gần như tuyệt đối với chế độ này. Trong chuyến thăm gần đây nhất của tôi tới Moskva, tôi để ý thấy một người bạn, một ca sỹ opera của Nhà hát Lớn (Bolshoi Theater), đã buộc một dải ruy băng thánh George nhỏ vào chiếc xe Mercedes trắng của cô. Mặc dù không phải là người hâm mộ Putin, cô không muốn bị nổi bật một cách không cần thiết.
Chính từ những sự đầu hàng nho nhỏ như của cô mà những kẻ như Surkov cuối cùng cũng chiến thắng. Các công dân giả vờ tỏ ra trung thành đang xây dựng nên một văn hóa tuân thủ. Khi mà bất đồng quan điểm đã bị đàn áp thì việc lòng trung thành của các công dân có phải là thật hay không trở nên vô nghĩa. Trên thực tế, giống như Goebbels, Surkov hiểu rằng khi đời sống cộng đồng và sự thể hiện của mỗi cá nhân có thể bị biến thành một sân khấu, sẽ không còn sự khác biệt nào giữa diễn xuất và hiện thực.
Nina L. Khrushcheva là trưởng khoa thuộc trường Đại học The New School tại New York, và là nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Chính sách thế giới, nơi bà quản lý Dự án nghiên cứu nước Nga (the Russia Project). Trước đây bà từng dạy học tại Trường Chính sách công và Ngoại giao thuộc Đại học Columbia và là tác giả của các cuốn sách “Hình dung Nabokov: Nước Nga giữa Nghệ thuật và Chính trị” (Imagining Nabokov: Russia Between Art and Politics) và cuốn “Người họ Khrushchev chưa được biết đến: Hành trình tới trại Gulag trong Tâm thức Nga” (The Lost Khrushchev: A Journey into the Gulag of the Russian Mind).
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2015/07/06/surkov-ong-trum-tuyen-truyen-kremlin/#sthash.H7eWqjKS.dpuf
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Patti gặp lại anh Văn, năm 1990

 (ảnh tư liệu của Nguyễn Văn Kự)



Patti và Thomas đã đề cập nhiều lần trên blog này, ví dụ ở đây và ở đây. Đó là quan hệ của Việt Minh (nhóm anh Văn và già Thu) với cơ quan tình báo Mĩ (nhóm Patti và Thomas) ở thời điểm trước Cách mạng Tháng Tám.

Những ảnh dưới đây, là cảnh gặp lại giữa anh Văn và Patti, vào năm 1990, tại Hà Nội.


Tác quyền ảnh thuộc nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Kự.

Nguyên chú của NVKChúng tôi - những người phục vụ Hội thảo luôn được sư quan tâm, động viên của Đại tướng và làm hết sức mình góp phần thành công của Hội thảo

Nguyên chú của NVKA. Patti và Đại tướng Võ Nguyên Giáp





Phần nhận xét hiển thị trên trang

Inrasara: PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THƠ, TÔI ĐÃ LÀM GÌ?

Nhân vụ đồng loạt nhà văn rời khỏi Hội Nhà văn Việt Nam, vài bạn FB và thi hữu nhắn tin cho tôi, thật lòng có, xách mé hay khiêu khích cũng có, rằng Inrasara xiển dương tinh thần hậu hiện đại, sao lại cứ bám vào cái Hội này. Tôi không ngạc nhiên lắm.

5 năm trước, tin “chức” Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam vừa bay ra, tôi nhận bao nhiêu là tin nhắn: “Rất hãnh diện, chúc mừng anh!”. “Rất công bằng và xứng đáng”. “Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam còn chưa làm hư nổi Sara, huống hồ…”. “Khổ thế chứ! Xin chia buồn cùng ngài tân phó Chủ tịch”. Vân vân…
Trong số đó, dịch giả, nhà phê bình thời danh ở về phía bất thuận. Tôi tiếp nhận không chút phản ứng, lặng lẽ nhậm “chức”, và… làm việc. Sáng 2-6-2015 trước khi về quê, ghé anh hỏi mượn sách photo, thấy ông anh có vẻ mở lòng, tôi mới ướm hỏi:
– Năm năm nắng nung mảnh đất hạn Phan Rang rồi, sắp hết nhiệm kì ngồi chức Phó chông chênh kia, ông anh thấy Sara có cái gì sai trái, tác hại đến văn học [lớn hơn – nhân dân] Việt Nam không? Chỉ nêu những cái sai, điều dở thôi…
– Chẳng thấy gì lạ cả, chỉ có mỗi chuyện Sara phản ứng hơi quá với cánh NĐB…
– Anh thấy hơi quá ở khoản nào?
– Sara nên hiểu là họ chỉ muốn qua Sara để tấn công Hội Nhà văn thôi…
– Hiểu quá đi chứ, nhưng sao không đốp chát ô Thỉnh, ô Thiều đi, mà lại nhè Sara vừa không ghế vừa phi bổng lộc mà oánh. Xét riêng cái vụ Hội Nhà văn, Sara chỉ hỏi gặng họ: Bạn cho là tôi ở trong Hội Nhà văn ăn tiền nhân dân, tin cho bạn hay rằng, mỗi năm tôi ra Hà Nội xét kết nạp hội viên và xét giải thưởng một lần (3 ngày), bỏ túi đúng 2 triệu. Đó là phía chính thống, nghĩa là tiền thuế nhân dân – không sai. Trong lúc hàng năm tôi tham gia mươi lần chấm giải, thuyết trình ở các tổ chức phi chính thống, phi chính phủ khác, và họ đã trả công cho tôi hơn thế; hỏi tôi ăn tiền của ai đây? Còn ở các cơ quan nước ngoài, tiền bao thư sau buổi thuyết trình của tôi gấp 5-10 lần, chớ người của đất nước kia có ai tố cáo Inrasara ăn tiền nhân dân họ không? Giải thích đơn giản thế, chứ thằng em “phản ứng hơi quá” ở đâu mô…
– [Im lặng].
– Sara có nói mạnh là về vụ NĐB kêu: “chế độ mị dân này mới cho anh mấy giải thưởng chỉ vì cái tên Chăm của Inrasara thôi…”. Khi tôi hỏi: “15 năm nhập cuộc chữ nghĩa, bạn biết tôi đã giật bao nhiêu giải thưởng không?”, ông bảo “có biết đâu” – Đấy không biết mà nói, mới lạ. Này nhé, tôi nói: “20 cái đấy”. Thêm đây: chúng từ 4 nước khác nhau do các loại tổ chức khác nhau (chính thống, phi chính thống, và cả “phản động”) về vài thể loại khác nhau (thơ, nghiên cứu, phê bình, báo chí, nhân vật…). Ông biết mình sai, nhưng không chịu xin lỗi, nên tôi cắt – cắt đầu tiên và duy nhất của tôi. Sắc tộc, giới tính và khuyết tật thân thể là ba khu vực nhân loại văn minh tối kị.
– Người như Sara thì làm đâu mà chẳng được, miễn sao mang lại hiệu quả cho văn học là tốt rồi…
Đối thoại đại khái thế.
Nay xin tin thêm, không chỉ là Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn, mà 2 nhiệm kì trước, tôi còn đóng vai [phi lương bổng] khác ít bị soi hơn: Phó Chủ tịch Hội đồng Văn học Dân tộc (Y Phương là chủ tịch, Dương Thuấn Phó CT thứ hai).
Giữ chức PHÓ kia, tôi làm được gì?
1. Về Cham, đơn cử trường hợp duy nhất: Tagalau. Cầm cái thẻ Hội Nhà văn, tôi mới ra được đặc san này ở đầu thế kỉ XXI. Nhớ, Cham – tôi là hội viên HNVVN duy nhất, và Tagalau là duy nhất trong 54 DTTS. Và nếu không cậy đến “uy” 2 Phó kia (nhập “gia” VN thì tôi phải tùy “tục” mà hành xử), Tagalau đã chết từ sinh nhật thứ 2 rồi! Sau một sự cố, mọi nhà xuất bản quay lưng lại nó. Khi tôi chạy được, 4 kì liên tục sau đó, tên Tagalau phải chịu bị thiến, để đến Tagalau 7, nó mới khai sinh lần hai. Rồi “sự cố” Tagalau 8 còn ghê hơn nữa. Và khi Tagalau được chuyển giao cho thế hệ trẻ, ngay hàng chữ Akhar thrah ở trang bìa Tagalau 16 cũng bị cắt, tôi phải tìm giúp các bạn phục hồi. Có Cham nào hay mấy nỗi đó? Tôi không than thở với bất kì ai, ngay cả vài kẻ thân cận. Không la lối om xòm, càng không chửi bới, bởi tôi biết làm thế không giải quyết được gì cả. Mọi trắc trở, tôi đơn độc chèo chống, trì trì gỡ rối. Để được việc chung.
Nỗi Tagalau có thể làm nên trường thiên tiểu thuyết bi hài, là vậy.
Ngoài Tagalau, còn mênh mông thứ khác nữa, ai có dõi theo bước chân chữ nghĩa của tôi đều biết qua…
2. Về văn học Việt Nam.
Bỏ túi thẻ Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, có ai thấy tôi làm theo chỉ đạo của bất kì ai ở đâu không? Có vị trên nào áp đặt lên tôi ý tưởng nào của họ không? Ngược lại là khác… Tạm kê khai hầu bà con, anh chị em.
Chủ trì Bàn tròn Văn chương là một tổ chức ngoại biên của HNVVN: 8 kì tại TPHCM và các tỉnh phía Nam, 3 kì ở Hà Nội. Tại đó, người tham dự tự do, đề tài tự do, thảo luận tự do – là chuyện chưa nhà văn nào làm trước đó. Mỗi kì, BCH Hội cho BTVC đúng 300.000 đồng tiền trà nước.
Tôi đấu tranh liên tục cho công bằng và công khai về xét kết nạp hội viên, buộc BCH Hội Nhà văn chuyển đổi, dù họ chỉ thay đổi một lần (2013) rồi nghỉ.
Tôi phản đối thành viên Hội đồng dự giải thưởng thường niên, dù đơn độc và không kết quả, nhưng đó là tiếng nói phản biện cần thiết.
Tôi phê phán không khoan nhượng và nhiều lần các cuộc tổ chức rềnh rang nhưng thiếu hiệu quả của HNV: Festival Thơ, hội thảo với hội nghị các loại… là điều hiếm nhà văn của Hội làm.
Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ, tôi nhiệt nồng giới thiệu các khuôn mặt thơ văn ngoại biên trên diễn đàn và báo chí chính thống, cả trong tác phẩm lí luận phê bình của tôi. Giới thiệu sòng phẳng, nhiều lần và nhất là, không tránh né. Về Ngựa Trời, Mở Miệng, Nhã Thuyên… tôi đấu tranh bảo vệ công bằng cho mọi trào lưu nghệ thuật, đấu tranh cho quan niệm nghệ thuật phi chính thống có mặt. Vân vân.
Thế thôi, cũng đủ lãng quên đời…
3. Cuối cùng, khi nhận thấy mình không thể làm gì hơn, qua hai phần ba chặng đường (cuối năm 2013), tôi thông báo trước trên website sẽ từ bỏ tất cả: Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên BCH Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam ở đó tôi là Trưởng Ban Lí luận Phê bình.
VÀ TÔI ĐÃ LÀM ĐÚNG NHƯ THẾ. Chứ không như vài bạn văn của tôi “em chả, em chả, kì này em xin rút nhường cho cánh trẻ”, nhưng khi “nhân dân” yêu cầu, đã ở lại – bám ghế.
Phan Rang, 4-6-2015
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Trung Quốc đã đi trước VN hàng thập kỷ trong quan hệ với Hoa Kỳ.. Không lẽ VN lại không ?

Báo Trung Quốc cảnh báo Việt Nam về Mỹ

Chia sẻ
Bộ trưởng Ashton Carter vừa thăm Hà Nội
Thời báo Hoàn cầu lại có xã luận kêu gọi Việt Nam giữ cái đầu lạnh trước 'lời đường mật' của Hoa Kỳ.
Bài xã luận được tung ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam, trong đó ông Carter và người đồng nhiệm Phùng Quang Thanh ký một văn bản về thúc đẩy hợp tác quốc phòng.
Báo Hoàn cầu nhận xét cho dù văn bản này mang tính tượng trưng là chủ yếu, nó cho thấy hai nước cựu thù nay đã tiến đáng kể trong việc xích lại gần nhau chứ không chỉ còn là lời nói.
Tuy nhiên, báo này đặt câu hỏi: " Liệu Hoa Kỳ có thực sự giang tay đón Việt Nam hay không?" và tự nhận xét: "Có nhiều nghi ngờ hơn là tin tưởng về điều này".


Hoàn cầu phân tích rằng các vết thương từ cuộc chiến Việt Nam vẫn còn chưa lành sẹo, bởi vậy mà "đứng trước sự ủng hộ bất ngờ và việc chuyển giao vũ khí của Hoa Kỳ, Việt Nam, vốn vẫn là nước xã hội chủ nghĩa, không đến nỗi ngây thơ tiếp nhận chúng mà không đặt câu hỏi về toan tính của Hoa Kỳ".
"Người Việt Nam thừa biết Washington đang dùng Hà Nội để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông."
Báo này cho rằng dân Mỹ không ưa gì thể chế chính trị ở Việt Nam.
"Điều gì sẽ xảy ra nếu Việt Nam ngã vào vòng tay của Mỹ? Câu trả lời không thể rõ ràng hơn."

'Lời đường mật'

Theo Hoàn cầu Thời báo, Hà Nội tiếp tục cảnh giác trước Washington và lập trường này không dễ gì thay đổi vì lời đường mật của Bộ trưởng Carter.
"Chiều ngược lại cũng vậy. Hoa Kỳ sẽ không tin là Việt Nam sẽ trung thành với họ."
Tờ báo xu hướng diều hâu của Đảng Cộng sản Trung Quốc quay sang phân tích về quan hệ Việt-Trung, rằng Việt Nam mang tình cảm phức tạp đối với Trung Quốc.


"Khi có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, Việt Nam vẫn nhận thức được rằng Trung Quốc là bằng chứng sống cho tính chính danh của hệ thống chính trị của họ."
Báo Trung Quốc nói Bắc Kinh luôn nỗ lực giữ quan hệ tốt với Hà Nội.
"Trung Quốc giữ nguyên tắc đối với các vấn đề lãnh thổ, nhưng không bao giờ là đe dọa chiến lược đối với Việt Nam."
"Trung Quốc và Việt Nam sẽ luôn luôn là hàng xóm láng giềng.... Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài [trong vấn đề Biển Đông] sẽ không bao giờ có lợi cho người dân hai nước và ý đồ duy nhất của họ là đẩy Bắc Kinh và Hà Nội vào thế cạnh tranh."
Báo Hoàn cầu kết thúc bài xã luận bằng cảnh báo hai nước cần tỉnh táo trước tình hình hiện tại.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

"NÓI LẤY ĐƯỢC" THÌ KHÁC GÌ TRUNG QUỐC ?



Mấy hôm nay tắt điện thoại, không vào mạng để tập trung làm việc riêng. Nhức đầu, vào fb giải lao bỗng thấy bực mình ! Ấy là một số người trên f cứ thích nói lấy được, vì để ra vẻ thông minh hay đầu óc có vấn đề không biết !

- Chuyện các anh CSGT đội 12 ở HN mời 2 sĩ tử ăn cơm, hay chở 2 nữ sinh bị lạc kịp đến trường thi cũng bị xuyên tạc thành các anh "diễn" ! Mong nhiều người "diễn" như các anh CSGT trên cho các em được nhờ !

- Phu nhân Chủ tịch nước ăn hết "suất cơm 2 ngàn đồng" cũng bị xuyên tạc là ăn tranh của người nghèo thì kẻ nói ra là quá ngụ, thậm chí là quá đểu ! Ông nào chê liệu có dám đến ăn cùng người nghèo để hiểu hơn người nghèo rồi trả 2 ngàn đàng hoàng sau đó biếu 60 triệu là tiền cá nhân, nhờ quán mua gạo thức ăn cho người nghèo như bà phu nhân Chủ tịch ? Vợ các sếp to nhỏ rồi cả vợ những người không nghèo cứ được như thế đi, đến ăn, thăm hỏi bà con, động viên tình nguyện viên rồi ủng hộ 6 triệu thôi, hay vài trăm ngàn cũng được thì tốt biết bao !

- Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh lườm thằng Dương Khiết Trì mà cũng có người chê không biết ngoại giao! Nếu ông này cười toe toét, ôm hôn thắm thiết thì là biết cách ngoại giao à ?

- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói với cử tri TP HCM về Hoàng sa đại để: đời này không lấy lại được thì đến cả đời con đời cháu vẫn tiếp tục đòi lại bị xuyên tạc thành: bây giờ không đòi để đời con đời cháu đòi ! Xưa Bác Hồ bảo "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa..." chắc gặp mấy vị thông thái này cũng bị xuyên tạc rằng Bác bảo: cứ đánh tà tà để con cháu nó đánh tiếp !

Giặc đang xâm lấn bờ cõi, là dân Việt nên thiện tâm đoàn kết đẻ cùng nhau chống giặc. Cứ nói lấy được thì khác gì thằng Tàu cố tình đâm va húc vào ta lại xưng xưng bảo ta húc nó...1500 lần !

Nguồn: Lê Quý Hiền


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bức tranh Gạc Ma - Vòng tròn bất tử được trả giá 500 triệu đồng để tặng Barack Obama


PV
(CAO) Cuộc đấu giá bức tranh Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử để ủng hộ gia đình 64 liệt sĩ hải quân đã anh dũng hy sinh tại đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào ngày 14-3-1988) tiếp tục diễn biến hết sức bất ngờ.

Sau khi Thượng Tọa Thích Thanh Phong, Ủy viên thường trực HĐTS Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Trụ trì Chùa Vĩnh Nghiêm TP. HCM thay mặt Chùa Vĩnh Nghiêm và các tăng ni phật tử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đấu giá bức tranh 400 triệu đồng với mong muốn tặng bức tranh này cho toàn thể dân tộc Việt Nam đã tạo nên một nguồn cảm hứng và sự ngạc nhiên xúc cảm lan truyền cho tất cả mọi người.

Các mạng xã hội, các diễn đàn và Facebook lan truyền thông tin đặc biệt này với nhiều cuộc tranh luận đa chiều nhưng rất thẳng thắn, cảm động, mới mẻ.

Cuộc đấu giá rất nhân văn, rất tình người

Một bạn đọc bình luận: “Cuộc đấu giá bức tranh sơn dầu Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử rất nhân văn, rất tình người và vô tiền khoáng hậu này đang diễn ra theo cách rất tự nhiên và vô cùng thú vị, có tác dụng như một cơn mưa rào mát lạnh giữa mùa hè nóng bức trên sa mạc khô cằn của tình người vô cảm và niềm tin cuộc sống đang bị xói mòn. Đúng là lòng yêu nước, thương người dân Việt đang trỗi dậy mạnh mẽ qua cuộc đấu giá bức tranh nghệ thuật này".

Đặc biệt, trước câu hỏi: "Đã là thầy tu, là Thầy trụ trì vì sao lại đấu giá bức tranh Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử với mức giá cao như vậy? Thầy là nhà tu thì lấy đâu ra tiền để đấu giá?"

Thượng Tọa Thích Thanh Phong đã có câu trả lời xác đáng làm lay động lòng người: "Đi tu kia cũng có năm bảy đường!. Tôi đi tu để tâm hồn thanh khiết để sáng suốt giúp đời, giúp dân được nhiều hơn. Với tôi, theo Đạo là để giúp Đời chứ không phải để lánh Đời. Đối với tôi Đạo luôn song hành với Đời.

Các bạn hãy trả lời câu hỏi vì sao Bồ Tát Thích Quảng Đức lại hy sinh mạng sống của mình, đã tự thiêu để chống lại áp bức, chống lại sự bất công và vì hòa bình dân tộc? “Trái Tim” của Bồ Tát sau ngọn lử dữ dội nghìn độ thiêu xác thân Bồ Tát thành tro bụi, vẫn còn nguyên vẹn. “Trái Tim Bất Tử” ấy sẽ được Chùa Vĩnh Nghiêm cùng Giáo Hội Phật Giáo đưa về đặt trên tháp cao sắp xây để toàn dân ta được chiêm ngưỡng, kính lễ.

Tôi là vị Thượng Tọa, không có tiền, nhưng tôi có tâm và tấm lòng, tôi đại diện kêu gọi phật tử cùng tham gia đấu giá bức tranh ý nghĩa này. Tôi đã cùng tăng ni phật tử đi trực tiếp tổ chức nhiều lễ tưởng niệm, cầu siêu cho các Liệt sĩ hy sinh ở Trường Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo, Cô Lin, Len Đao… tôi đã từng đến Trường Sa xây chùa tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma… và đã làm rất nhiều việc góp phần bảo vệ biển đảo Việt Nam".

Thượng Tọa Thích Thanh Phong khẳng định: “Tôi thiết nghĩ lòng yêu nước thương dân không phải là một đặc quyền của bất kỳ ai. Dù rằng yêu nước thời này không phải ai cũng có, và không phải ai cũng sẵn lòng yêu nước vô điều kiện! Tình cảm yêu nước thiêng liêng đó – không hề là món hàng trang sức mang ra trưng bày - không cần thể hiện bằng lời nói khoa trương, sáo rỗng mà phải bằng hành động cụ thể khởi nguồn từ trái tim. Và bất kỳ ai, bất kỳ một người dân thuộc bất kỳ tầng lớp nào ở Việt Nam cũng được quyền và có quyền thể hiện lòng yêu nước thiêng liêng đó, có quyền bày tỏ lòng ủng hộ với những việc làm có lợi, có ích lâu dài cho dân tộc, cho đất nước, và có quyền phản đối những hành động, việc làm có hại cho lợi ích quốc gia, của người dân Việt và hình ảnh của dân tộc!"

Nữ doanh nhân trẻ mong muốn tặng bức tranh này cho Obama

Những tưởng mức giá 400 triệu đồng của Thầy Thích Thanh Phong khó có ai vượt qua được thì bất ngờ vào chiều ngày 2-7-2015, một nữ doanh nhân trẻ người Việt gốc Hoa sinh năm 1990, vừa tốt nghiệp sau 6 năm học ở Đại học Ecole des Hautes Etudes Commerciales de Montreal (HEC Montreal) ở Canada là Yên Hồng Ngọc (Email ngoc.yen@mylifecompany.com) đã đại diện cho chuỗi Mylife Coffee có địa chỉ tại 321C Trần Hưng Đạo, Quận I, TP. HCM đấu giá bức tranh 500 triệu đồng để ủng hộ các gia đình liệt sĩ Gạc Ma.

Nữ doanh nhân trẻ mong muốn tặng bức tranh này cho Tổng Thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ Barack Obama nhân dịp Quốc Khánh Mỹ 4-7-2015 và nhân chuyến thăm chính thức Tổng thống Mỹ của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sẽ khởi hành ngày 5-7-2015.

Yên Hồng Ngọc xúc động chia sẻ: “Tôi mới đi học xa về, tôi đã rất xúc động xem đoạn YouTube Hải Chiến Gạc Ma đau thương này. Tôi và gia đình rất muốn đóng góp một phần nào đó cho các gia đình liệt sĩ đã có những người chồng, người con hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ biển đảo quê hương. Nếu đấu giá thành công, và nếu được phép, tôi có thiện ý muốn được trao tặng bức tranh này cho Tổng thống Barack Obama nhân ngày Quốc khánh của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ 4-7-2015.

Tôi và tất cả mọi người Việt Nam đều thấy rõ trong giai đoạn vừa qua, Mỹ là quốc gia duy nhất đã ủng hộ Việt Nam và các nước trong khu vực rất nhiều trong việc bảo vệ và ổn định tình hình biển Đông trong khi Việt Nam còn đang gặp nhiều khó khăn.

Ngoài 18 triệu USD ủng hộ Việt Nam mua tàu tuần tra biển cao tốc, ngày 11-6-2015 với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông yêu cầu Trung Quốc trả lại nguyên trạng trước ngày 1-5-2014.

Với bức tranh ý nghĩa này là một món quà tinh thần của người dân Việt Nam trao tặng Tổng Thống Barack Obama nhân dịp Quốc khánh Mỹ 4-7 như một lời cảm ơn chân thành đã ủng hộ Việt Nam trong việc bảo vệ và ổn định tình hình biển Đông

Bên cạnh đó vào ngày 5-7 là chuyến đi mang tính chất lịch sử, lần đầu tiên của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm tổng thống Mỹ Obama. Tôi và tất cả người Việt Nam đều mong muốn Việt Nam và Hoa Kỳ đã đến lúc khép lại qua khứ đau thương đã quá lâu rồi để bước qua giai đoạn hợp tác toàn diện để Việt Nam được phát triển bền vững, dân giàu nước mạn, thỏa nguyện ước của toàn dân. Tôi và tất cả mọi người đều thấy đó là hướng đi đúng đắn nhất cho Việt Nam.

Gia đình tôi là người Việt gốc Hoa, nên tôi thực sự mong muốn Việt Nam và Trung Quốc mãi chung sống trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau. Tôi rất trân trọng lời chỉ dạy của Ông Bà Tổ Tiên truyền lại về lòng trung thực khi tôi còn nhỏ: "Không bao giờ nên chiếm lấy hay sử dụng những gì mà nguồn gốc ban đầu không thuộc về mình – cho dù với bất kỳ lý do, mục đích nào đi nữa. Nếu có lỡ lấy rồi thì tốt hơn nên trao trả lại cùng một lời xin lỗi".

Những lời chia sẻ thật lòng và vô cùng sâu sắc của cô Yên Hồng Ngọc đã thực sự làm xúc động tất cả mọi người.

Như vậy, kể từ khi công bố cuộc đấu giá vô tiền khoáng hậu này, bức tranh Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử đã nhận được rất nhiều sự đồng cảm và ủng hộ từ rất nhiều người từ mọi miền trong và ngoài nước, từ rất nhiều thành phần từ quân nhân, cựu chiến binh, anh hùng, bác sĩ, doanh nhân, tiến sĩ, thầy cô giáo, cựu sinh viên và cả nhà sư... với mong muốn được đồng hành cùng họa sĩ Bùi Lệ Trang và First News bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ biển đảo và tri ân 64 Liệt sĩ đã hy sinh trong sự kiện đảo Gạc Ma vào ngày 14-3-1988, nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương Binh Liệt Sĩ 27-7 sắp tới.
***

Hiện tại, bức tranh “Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử” đang được trưng bày ở Chùa Vĩnh Nghiêm 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Q.3 TP. HCM. Theo kế hoạch, số tiền thu được sau cuộc đấu giá sẽ được Thiếu tướng Lê Mã Lương trực tiếp đi cùng với đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân trao cho 64 gia đình liệt sĩ. Bên cạnh đó, người đấu giá thành công sẽ được Ban Tổ Chức mời tham gia trong chuyến đi này tới cũng như tham gia chuyến thăm các đảo Trường Sa sắp tới.
***

Cập nhật những người đã đấu giá trong thời gian qua:

- Thiếu tướng Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Lê Mã Lương: 50 triệu đồng.

- Giáo sư - Bác sĩ – Anh Hùng Lao Động Nguyễn Thị Ngọc Phượng: 100 triệu đồng đồng và trao tặng bức tranh cho Quốc Hội Việt Nam.

- Bà Vân Hà, Hiệu phó trường Cao đẳng Hải quan: 180 triệu đồng và trao tặng bức tranh cho Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật.

- Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình: 200 triệu đồng và trao tặng bức tranh cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng .

- Cộng đồng Cựu sinh viên Học Viện Kỹ Thuật Châu Á tại Việt Nam AITA-VN: 300 triệu đồng và trao tặng bức tranh cho Tổng Tư Lệnh Quân Đội NDVN.

- Ngài James G. Zumwalt, nhà nghiên cứu và phân tích quân sự, con trai của cố Đô Đốc Hải Quân Mỹ Zumwalt: 350 triệu đồng và muốn mang về Mỹ.

- Thượng Tọa Thích Thanh Phong, Trụ trì Chùa Vĩnh Nghiêm TP.HCM: 400 triệu đồng và trao tặng bức tranh cho toàn thể dân tộc Việt Nam.
Phần nhận xét hiển thị trên trang