Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

"Dậy mà đi', khúc ruột xa ngàn dặm!


Người Việt ở Đức tiếp tục xuống đường phản đối Trung Quốc ở Biển Đông

Hơn 500 người Việt ở Đức hôm qua tổ chức tuần hành tại trung tâm thành phố Frankfurt, đòi Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông.
Dù thời tiết không thuận lợi nhưng những đoàn người Việt từ các thành phố xa xôi, trong đó nơi xa nhất cách địa điểm biểu tình khoảng 600 km, vẫn đổ về Frankfurt để cùng xuống đường, phản đối những hành động ngang ngược của Trung Quốc, trong đó có hoạt động gia tăng xây dựng và cải tạo các bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa.
 
Cuộc tuần hành bắt đầu tại Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc, với rất nhiều những tấm biểu ngữ bằng nhiều thứ tiếng mang thông điệp mạnh mẽ "Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp và công ước quốc tế", "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam", "Không được đụng đến chủ quyền Việt Nam", "Việt Nam yêu hòa bình".
 
Trong lời phát biểu mở đầu cuộc biểu tình, bà Nguyễn Bích Nga (đội nón), đại diện Liên Hiệp người Việt tại Đức, trưởng ban tổ chức sự kiện, nhấn mạnh: "Biển Đông đang gọi! Biển Đông đang rất cần những tiếng nói của sự thật và lẽ phải để chặn đứng cái ác. Hành động xâm lược Biển Đông của Trung Quốc cần phải bị cả thế giới tố cáo và lên án đanh thép".
 
Những người tham gia biểu tình cũng dành một phút để tưởng niệm những người con đất Việt đã ngã xuống để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
 
Cuộc biểu tình lần này có sự hiện diện của rất nhiều thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên người Việt. Dù là thế hệ thứ hai sinh ra tại Đức, họ đã cho thấy được ý thức về cội nguồn dân tộc rất mạnh mẽ.  
 
Hai thế hệ cùng nhau hô vang khẩu hiệu và hát những bài ca về Tổ Quốc.
Một em học sinh lớp 11 đã hăng hái dịch "Lời kêu gọi tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc" từ tiếng Việt sang tiếng Anh, rồi cùng ban tổ chức đọc và diễn thuyết tại cuộc tuần hành.
 
Một bản Kháng thư cũng được Ban tổ chức dõng dạc tuyên bố trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc và được chuyển cho cơ quan ngoại giao của Trung Quốc tại đây. 
Kháng thư có đoạn: "Những tranh chấp tại Biển Đông, nơi có lượng tàu thuyền, vận tải hàng hóa nhiều bậc nhất trên thế giới, cần phải được giải quyết bằng con đường đối thoại đa phương, bằng pháp luật và các công ước quốc tế. Vì hòa bình và công lý, vì sự phát triển chung của nhân loại, chúng tôi hy vọng và khẩn thiết kêu gọi chính phủ Trung Quốc hãy hành động có trách nhiệm, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, của các nước láng giềng trong khu vực, thực thi luật biển và các công ước quốc tế".
 
Sau gần hai tiếng biểu tình trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc, đoàn người đã đi qua các con phố, tiến về quảng trường Romerberg, nơi có Tòa thị chính của thành phố Frankfurt. 
Những lá cờ, biểu ngữ, những tà áo dài Việt Nam cùng những tiếng hô vang dội gây được sự chú ý và cảm tình cho những người Đức và rất đông khách du lịch quốc tế. 
 
Một lượng lớn những tờ rơi đã được phân phát cho những người đứng hai bên đường theo dõi cuộc biểu tình để họ hiểu rõ hơn những hành động sai trái, bất chấp luật pháp và các chuẩn mực quốc tế của Trung Quốc hiện nay.
 
Cuộc biểu tình kết thúc trong tiếng nhạc của những ca khúc "Dậy mà đi", "Nối vòng tay lớn", với những tấm lòng người Việt xa xứ hướng về tổ quốc.
 
Trương Anh Tú
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hịch… nhà báo

Tác giả: Vũ Ba Lan (Báo Lao Động)
Chúng ta cùng sinh ra giữa thời báo chí còn bao cấp! Lớn lên gặp buổi báo chí hội nhập thị trường! Ngó thấy một số ít phóng viên tiêu cực đi lại rong chơi ngoài đường, cố tình uốn cong ngòi bút để đòi tiền vàng, đem uy danh nhà báo bắt nạt cơ sở đòi hối lộ. Lại cậy thế phóng viên, giả hiệu khen chê để thu vét tiền vàng…
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm thức trắng, chỉ căm tức chưa loại trừ được khỏi đội ngũ những phóng viên rởm, những “con sâu” trong làng báo! Dẫu cho trăm đêm ròng thức trắng, nghìn ngày nghĩ cách phòng ngừa, làm cho sạch đội ngũ báo chí, nếu ta có làm sao, ta cũng cam lòng!…

Chúng ta đã cùng nhau chăm lo nghề báo đã lâu ngày. Không có ăn thì được cho cơm, không có mặc thì được cho áo; ốm đau thì có bảo hiểm y tế; cán bộ nhỏ thì được thăng chức, lương ít thì được tăng lương; thiếu máy ảnh, máy quay, máy fax, điện thoại, thì được cấp đủ; đi bộ đã có Honda và xe hơi đời mới, đi trên không đã có máy bay…

Nay một số các ngươi ngồi nhìn tệ tham nhũng, buôn lậu làm nghèo đất nước mà không biết lo, thấy giặc “nội xâm” nhởn nhơ thách thức ý Đảng, lòng dân mà không biết thẹn! Thấy bọn tiêu cực ngang nhiên vi phạm pháp luật mà không biết tức! Thấy bao tệ nạn xã hội làm nhức nhối lòng dân mà không biết căm!… Hoặc lấy nghề báo chí làm chỗ an nhàn, hoặc lấy thú văn thơ làm nơi tiêu khiển, hoặc lo làm giàu bất chính mà quên đạo đức người làm báo, hoặc bị đồng tiền cám dỗ mà không viết thẳng ngay…

Nếu không có sự đóng góp của giới báo chí thì thử hỏi, dân ta làm sao biết hết các chủ trương đường lối; công cuộc xây dựng đất nước sẽ ra sao nếu một ngày thiếu vắng thông tin? Mánh khoé kiếm tiền của một số ít phóng viên tiêu cực không thể làm cho tiêu cực mất hết, bài báo sai sẽ làm cho sự thật rối tung!… Dẫu rằng, tiền lắm, vàng nhiều, nhưng khi đã mất thanh danh khôn chuộc! Vả lại, ai uốn cong ngòi bút thì lương tâm danh dự cũng teo dần! Tiền của tuy nhiều nhưng không mua được danh dự đã mất, tài năng phải có nhưng lương tâm, đạo đức nhà báo lại cần hơn!…

Viết vì động cơ không trong sáng lại làm cho tiêu cực sinh sôi… Lúc bấy giờ, thử hỏi kỷ cương, phép nước muốn được giữ vững; nội lực nhân dân muốn được phát huy; đạo lý, truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc muốn được kế thừa và phát triển; nhà báo chân chính muốn được tôn vinh – có còn được không? Tất cả đều phụ thuộc vào đạo đức, tài năng, lương tâm và dũng khí của chính chúng ta – những người làm báo chân chính…

Vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh – xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì danh dự và trách nhiệm của nhà báo, ta viết ra bài hịch này để chúng ta cùng nhau hiểu lòng dân!

http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/hich_nha_bao.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam sẽ là người bạn thứ 5 của nước Mỹ

TS. Trần Văn Luyến 
 Vào một chiều cuối năm 2009, Đại sứ Michael W. Michalak tiếp khách tại khu vực Thảo Điền An Phú quận 2. Khách mời là các nhà khoa học nguyên tử Việt Nam nhân sự kiện lò phản ứng hạt nhân Đà lạt chuyển đổi thành công mẻ nhiên liệu có độ giàu Uranium-235 từ cao (HEU-High Enrichment Uranium-235) sang thấp (LEU-Low Enrichment Uranium-235). 

Sau phát biểu khai mạc của Tổng lãnh sự Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh, ngài đại sứ bước tới chân cầu thang lên lầu và rút trong túi ra một mẩu giấy viết tay rồi bắt đầu vừa liếc nhanh vừa nói….Đây là một bằng chứng nữa cho thấy Việt Nam đã tôn trọng các thỏa thuận song phương sau khi bình thường hóa quan hệ với Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Các bạn, những nhà khoa học nguyên tử Việt Nam đã cùng với các nhà khoa học Hoa Kỳ chúng tôi đã vừa hoàn thành xong một kỳ tích: chuyển đổi thành công mẻ nhiên liệu có độ giàu hạt nhân U-235 cao sang thấp tại lò phản ứng hạt nhân Đà lạt. Các bạn đã có một đóng góp quan trọng trong cuộc chiến đấu chống khủng bố….




Sau phát biểu của Đại sứ, lần lượt các nhà khoa học đại diện cho hai phía Việt Nam và Mỹ đứng lên phát biểu và mọi người vừa nghe vừa thưởng thức tiệc cocktail.

Tôi may mắn được tham dự và may mắn hơn được ngồi cùng bàn với đại sứ khi mãn tiệc và câu chuyện sau đây khi nghe xong đại sứ mỉm cười: Đây là câu chuyện cổ tích về lịch sử hiện đại: Người Bạn thứ 5 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.

– Thưa đại sứ, ngài có thuộc lịch sử Hoa kỳ không


– Dĩ nhiên là có chứ, giống như bạn, chắc bạn thuộc lịch sử Việt Nam.

– Vâng, nhưng thưa ngài, ngài có biết về những người bạn của nước Mỹ

– Chúng tôi có rất nhiều bạn, mà ý của bạn là gì?

– Tôi muốn kể cho ngài về những người bạn rất thân thiết của Hoa kỳ sau mỗi lần hoạn nạn.

– Ồ! Bạn muốn gì đây?

– Tôi chỉ muốn kể chuyện theo trí tưởng tượng của tôi mà thôi. Nhưng ngài vui lòng nghe chứ?

– Vâng, xin mời.

– Người bạn đầu tiên, lớn nhất và chung thủy nhất của Hoa Kỳ là Vương Quốc Anh. Đây là quốc gia có cuộc chiến tranh đầu tiên với Hoa Kỳ sau khi lập quốc. Chiến tranh Hoa Kỳ – Anh Quốc, hay thường được biết đến với cái tên Chiến tranh năm 1812, là một cuộc chiến giữa các lực lượng quân đội Hoa Kỳ và quân đội đế quốc Anh. Sau Hiệp ước Ghent Hoa kỳ và Anh Quốc có một tình bạn và thủy chung đến tận bây giờ. Đôi bạn luôn đứng bên nhau trong bất kỳ một biến cố nào trên trường quốc tế.

– Anh cũng rành lịch sử Hoa kỳ nhỉ, xin mời tiếp tục.

– Người bạn thứ hai và thứ ba của Hoa kỳ là Đức và Nhật.

– Tôi hiểu ý của anh bạn rồi, nghĩa là sau khi đấm đá nhau tơi bời, chúng tôi mới kết bạn chứ gì?

– Ngài quá thông minh, quả thật ngay cả tôi cũng chưa thể rút ra ý tưởng đó.

– Thế còn người bạn thứ tư

– Người bạn thứ tư của Hoa kỳ là Hàn Quốc.

– Các chàng trai của chúng tôi cũng đổ máu tại Hàn Quốc và bây giờ giữa hai quốc gia là một tình bạn gắn bó.

– Và bây giờ trước khi kể về người bạn thứ năm của Hoa kỳ, tôi cảm nhận thế này. Hoa Kỳ là một quốc gia mà ai cũng muốn kết bạn không phải vì Hoa kỳ mạnh nhất, giàu nhất mà bởi vì đi với Hoa kỳ, mọi quốc gia cũng trở nên giàu và mạnh và đi bên Hoa kỳ người bạn nào cũng cảm thấy an tâm.

– Tôi đã mường tượng ra người bạn thứ năm của đất nước chúng tôi rồi? Ý của bạn là Việt Nam chứ gì? Theo logic của bạn, giữa hai quốc gia chúng ta cũng đã đấm đá tơi bời đến sứt đầu mẻ trán và kết cục sẽ là một tình bạn giống như bốn người bạn của Hoa kỳ trên kia. Nhưng tôi cảm thấy rằng. Việt Nam chưa sẵn sàng làm bạn với Hoa Kỳ. Theo logic của bạn, chúng ta sẽ là bạn của nhau phải không?.

– Bạn nói chúng tôi chưa sẵn sàng? Thế Hoa kỳ đã sẵn sàng chưa? Việt Nam là quốc gia đầu tiên làm cho Hoa kỳ biết đến một hội chứng - Hội chứng Việt Nam. Cả hai chúng ta đều mang trên mình những vết thương chưa lành, mà mỗi khi động đến, không khéo sẽ làm chúng rỉ máu. Chúng ta đang cố làm lành những vết thương đó trên con đường nhận ra chúng ta sẽ là những người bạn gắn bó mãi mãi. Cá nhân tôi rất muốn logic trên là sự thật và rất muốn hai quốc gia chúng ta là bạn thật sự. Chúng tôi cũng muốn Việt Nam giàu và mạnh, cũng muốn đi bên Hoa kỳ mà thấy vững tâm.

– Cảm ơn anh, không ngờ nhà khoa học nguyên tử cũng nghĩ về thế sự. Tôi đang suy nghĩ về chuyện này, và chúng ta nên bắt đầu bằng những việc cụ thể. Chuyện nguyên tử hạt nhân Đà lạt là một bước tiến. Nhiệm kỳ của tôi sẽ là nhiệm kỳ của việc tăng cường cung cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam. Phải đợi đến khi cho người Việt Nam hiểu hơn về Hoa kỳ cũng như mọi người Hoa ky hiểu hơn về Việt nam thì chúng ta mới làm bạn thật sự. Trao đổi văn hóa, khoa học là một việc làm cần thiết, dài lâu nhưng nhất định phải làm. Cảm ơn nhà khoa học, tôi đã cảm thấy logic qua câu chuyện của bạn và mong muốn giống bạn: Logic đó sẽ thành hiện thực.


Chúng tôi chia tay và tôi ra về với tâm trĩu nặng. Vết thương giữa hai quốc gia chúng ta chưa lành và việc cần nhất là đừng làm chúng rỉ máu. Chỉ đến khi đó chúng ta mới là bạn.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cận cảnh tàu Trung Quốc dùng UAV giám sát ở Biển Đông


Can canh tau Trung Quoc dung UAV giam sat o Bien Dong-Hinh-3

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một câu nói của Putin đủ khiến TQ "lo sốt vó" ở Biển Đông


Tuyên bố “không liên minh với Trung Quốc” của Tổng thống Nga Putin được học giả Trung Quốc cho là thái độ “nhượng bộ” của Moscow với Mỹ-đồng minh liên quan tới vấn đề Biển Đông.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters.
Chinanews hôm 19/6 đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg đã có những phát ngôn “bên lề lĩnh vực kinh tế” và thể hiện nhiều hơn lập trường ngoại giao.
Theo đó, ông Putin không đi sâu vào các vấn đề kinh tế, mà bất ngờ tỏ thái độ mềm mỏng hơn hẳn đối với phương Tây.
“Nga không theo đuổi địa vị bá chủ hay siêu cường thế giới, mà chỉ mong xây dựng quan hệ bình đẳng với Mỹ cùng các quốc gia Âu-Á…” – ông Putin khẳng định – “Nga từng nhiều lần đề nghị hợp tác, song vẫn bị dồn ép tới giới hạn không thể nhượng bộ.”
Ngoài ra, Tổng thống Nga đặc biệt nhấn mạnh: “Trong bối cảnh NATO liên tục bành trướng, Nga và Trung Quốc sẽ không trở thành bất kỳ quan hệ đồng minh quân sự nào.”
Nhà bình luận thời sự Trung Quốc Tăng Kim Nhuận cho rằng, cả bài phát biểu “rào trước đón sau” của ông Putin chỉ nhằm “làm đệm” cho tuyên bố “không liên minh với Trung Quốc” này.
Theo ông Tăng, xuất phát từ mâu thuẫn sâu sắc với Mỹ và châu Âu xoay quanh vấn đề khủng hoảng Ukraine, Moscow đã có nhiều động thái “hướng Đông” và nâng tầm quan hệ với Bắc Kinh lên mức “chưa từng có”.
Kể từ khi Nga-Trung nhiều lần tỏ thái độ “tay bắt mặt mừng”, truyền thông phương Tây đã liên tục cáo buộc 2 quốc gia này đang có ý đồ xây dựng một liên minh quân sự.
Tuy nhiên, Moscow và Bắc Kinh luôn lên tiếng bác bỏ thông tin này bằng những tuyên bố ngoại giao thông thường. Chính vì vậy, một lời tái khẳng định có phần nhấn mạnh và cứng rắn của “người quyền lực nhất thế giới” không khỏi khiến truyền thông chú ý.
Nhà bình luận thời sự Trung Quốc
Tăng Kim Nhuận
Một trong 10 Blogger trẻ nổi bật trên Phượng Hoàng năm 2014. Chuyên gia bình luận trên Thời báo Hoàn Cầu, có chuyên mục riêng trên trang Phượng Hoàng, China.com và nhiều tờ báo lớn khác tại Trung Quốc.
Tổng thống Putin phát biểu cho ai nghe?
Tăng Kim Nhuận bình luận trên trang quân sự của Sohu (Trung Quốc) nhận xét, về biểu hiện, “đối tượng” mà phát biểu của ông Putin nhằm vào nhiều khả năng là Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Hiện tại, xung đột giữa Nga và các thành viên NATO về vấn đề Ukraine vẫn kéo dài không dứt, khiến căng thẳng Nga-NATO không ngừng leo thang.
Đối với vấn đề này, Moscow vốn luôn tỏ thái độ vô cùng cứng rắn và dường như hoàn toàn phớt lờ sự tồn tại của NATO.
Tuy nhiên, theo ông Tăng, Nga cũng đã nhận ra rằng ở một mức độ nào đó, sự cứng rắn của Điện Kremlin vô hình trung đã tạo điều kiện để NATO đoàn kết hơn và thậm chí lôi keo thêm một số quốc gia “tiềm năng”, ví dụ như Thụy Điển.
Tình hình này có thể sẽ tạo thêm khó khăn cho nước Nga trong việc giải quyết vấn đề Ukraine.
“Vì vậy, tuyên bố ‘Đồng minh Nga-Trung không tồn tại’ của ông Putin nhiều khả năng nhằm loại trừ mối nguy cơ NATO sẽ trở nên đoàn kết và lớn mạnh hơn nữa” – Tăng Kim Nhuận đánh giá.
Học giả Trung Quốc nhận xét phát ngôn của Tổng thống Nga tại St. Petersburg là “ôn hòa và mềm mỏng”, thậm chí có thái độ “nhượng bộ”.
Một tuyên bố như vậy giúp Nga không bị mất đi bất kỳ lợi ích chiến lược nào, đồng thời có thể đạt được sự nới lỏng cấm vận từ Mỹ và đồng minh.
“Không chỉ vậy, sự điều chỉnh thái độ lần này của Tổng thống Putin không khiến Mỹ mất thể diện, mà ngược lại có thể giúp Washington hoàn thành chuyển biến chiến thuật ‘chiến lược bao vây Trung Quốc’ (ở châu Á-Thái Bình Dương).” – học giả Tăng cho biết.
“Đặc biệt, sự tái khẳng định ‘không liên minh với Trung Quốc’ tưởng như đơn giản, nhưng trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông leo thang, điều này có thể khiến Mỹ và đồng minh càng ‘yên tâm’ gia tăng quyết tâm cũng như áp lực để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông”.
Dù Nga đang có quan hệ thăng hoa với Trung Quốc, phương Tây và Moscow vẫn hy vọng giải quyết mâu thuẫn để kéo Nga về gần hơn.
Dù Nga đang có quan hệ “thăng hoa” với Trung Quốc, phương Tây và Moscow vẫn hy vọng giải quyết mâu thuẫn để “kéo” Nga về gần hơn.
Mới đây, sau nhiều lần Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ thái độ thiện chí muốn cùng Nga giải quyết tranh chấp lãnh thổ, thậm chí nỗ lực tìm cách mời ông Putin tới Hội nghị thượng đỉnh G7 2016 tại Nhật, Tổng thống Nga cũng đã đáp lời.
Tại St. Petersburg, Putin tuyên bố ông “cần phải tiến hành một cuộc gặp với ông Shinzo Abe” để thảo luận về tranh chấp lãnh thổ kéo dài nhiều thập niên qua.
Dù báo chí Trung Quốc liên tục chế giễu những lời kêu gọi cũng như thái độ của Tokyo là “thừa thãi”, “vô tác dụng” thì thái độ của chính ông Putin đã trở thành đòn đau đối với Bắc Kinh.
Tăng Kim Nhuận nhận định, khẳng định thẳng thừng vừa qua của Tổng thống Nga cho thấy dù xung đột Trung Quốc – Mỹ/đồng minh có trở nên căng thẳng hơn thì Moscow chắc chắn cũng sẽ giữ lập trường khách quan và đứng ngoài cuộc.
“Chỉ một câu nói của Putin là quá đủ để đánh đổi sự mềm dẻo từ phương Tây.
Mỹ và đồng minh chắc chắn sẽ không ngại nhượng bộ cho Nga những ‘lợi ích quốc gia’ quan trọng liên quan tới vấn đề Ukraine – vốn không thực sự giá trị với Mỹ.”
Trong quá trình trỗi dậy thành cường quốc, quan hệ Nga-Trung có thể không đối địch, song phương cũng có thể xích lại gần nhau, song Bắc Kinh không nên “mơ hão” rằng một “vận mệnh đồng nhất” giữa 2 quốc gia này sẽ xuất hiện.
Trên thực tế, khi Nga khốn đốn giữa “vòng vây cấm vận” của phương Tây thì Bắc Kinh, bên cạnh những lời động viên “có cánh”, đã không thể hiện một lập trường rõ ràng nào về vấn đề Ukraine, mà chỉ “kiên quyết ủng hộ các bên giải quyết vấn đề theo đường lối hòa bình”.
“Trung Quốc không nên quá dựa dẫm vào Moscow. Mối quan hệ Nga-Trung nhiều nhất chỉ có thể xem như chiến lược lợi dụng-hỗ trợ lẫn nhau về địa chính trị nhằm đối phó với ‘hệ thống bá quyền của Mỹ’ mà thôi.” – Tăng Kim Nhuận kết luận.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hai bài thơ

xích đu
 
họ tụ được cùng nhau một nhóm kể cũng lạ kỳ
anh này thậm thụt anh kia
đồng bạn đồng bọn
không có [ra mặt] chống nhau
âm thầm đối tác
giàn treo lủng lẳng
cục cựa những hòn bi
lào xào xóc đĩa
 
muối mặn tự vì biển chia cá
đồng thời vi vảy
chỉ dăm ba cái mồm khác nhau
 
loa thủng loa rè
loa nào cũng là loa
khi lăm le chiếm lĩnh một mình
diễn đàn chóc ngóc vở tuồng
không còn hậu cảnh
 
hoà bình ơi hoà bình
ta cần
1 cái cưa
 
 
 
hostel
 
bề láng của một súc vải
dùng để chà mồ hôi sau
                           1 [sự cố]
 
số cự sử cô sừ cồ
nguồn nước chẩy tồ tồ
lượng này chan lượng khác
húp và lặn
mò riết một hồi
cọng lông xoắn trà móc câu
đổ vãi ra trên bàn tỉm xắm
gã hói đầu ung dung dậm xà
miệng-nhai-nhóp-nhép
bạn tin không phong thổ này
rập ràng hắc điếm
 
30 mai 2015
 
 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người bán chim ở chợ Bắc Hà



doduc
Bắc Hà là một trong vùng văn hóa đặc sắc của Lao Cai. Câu chuyện ở góc chợ về một người bán chim thôi cũng cho ta thấy cái chất hảo hán trong con người vùng sơn cước không giống bất kì nơi đâu, chỉ biết một lần rồi nhớ mãi…
“ Hề hề mình về lâu ruồi (rồi), từ lăm sáu hai cơ. Là lính Lẹn Ben ( Điện Biên) đấy…Bây giờ thì mình sướm rồi( sướng rồi), có cháu có chát ( chắt) rồi nhá… Bà thì có tởi ( tuổi) rồi nhưng vấn còn đẹc lắng( đẹp lắm). Lão lại cười hi hi, hai con mắt dẹp như cái lá dăm khô tít lại, ánh lên tia tinh quái đầy ngụ ý của loại người có máu còn thích nhiều chyện trăng hoa.
Chợ Bắc Hà tuần một phiên vào chủ nhật. Lão luôn có mặt từ sáng sớm đến ba giờ chiều, đến khi chợ vãn hẳn người , phải cố bán hết con chim cuối cùng. Lão bảo đã mười mấy năm nay, chủ nhật nào cũng có mặt ở chợ chim, cả cái huyện Bắc Hà đều là người quen của lão. Không tin cứ việc hỏi bất kì ai, cứ thử xem!
Thì ra lão nói thật.
Văn hóa lão khoe chỉ lớp ba ( ấy là khi học bổ túc cứ đăng kí liều thế, còn lớp ba hay bốn là thế nào có biết gì đâu). Lão bảo “ khoản chữ nghĩa mình kém một tí, nhưng khi cố đi học lại bị thằng thầy giáo chê, bảo “mày học như con trâu”. Nghe thế mình tức lắm, mình đang cố học không xong, nó lại bảo mình là trâu…Con trâu thì nó có sừng, giống con trâu thì có khác gì sống cũng như chết, chết cũng như sống. Tôi đéo sợ, thế là tôi xông lên định đánh thằng thầy giáo. Mọi người thấy vậy xúm vào can ra nói không được đánh nó. Nhưng hôm sau tôi dứt khoát không thèm đi học nữa. Ừ, mình dốt thì dốt thật, nhưng dứt khoát không làm con trâu, không để người khác sai khiến.
Còn việc bị thải hồi lại do một chuyện khác. Số là sau khi bỏ học, tôi làm thằng nhân viên thu mua lâm thổ sản cho bên xuất khẩu, có bắt quen với cô Vòong Slay Dzắn. Dù có vợ rồi nhưng nhìn nó vẫn thích không chịu được, ngày nào làm việc mắt cũng phải ngoi theo cái mông nó lúc lắc đến tận cuối đèo Slỏong Nà, nhìn để rồi tối trằn trọc không ngủ được. ỒI, cái mông nó ác thế, cứ đeo vào trong đầu như cái áo mắc trên vách tường, thẫn thờ quên cả công việc đang làm…
Tôi bảo thế là Agiáo mê gái rồi, thì lão cười gượng, nói lảng “ Ừ, cũng có một tí, nhưng nó cũng thích mình mà”, lão lại nói tiếp để củng cố cho tôi niềm tin “ Ầy dà, nó thương mình nhiều hơn mình thương nó, nếu không lấy nó thì mình có tội nhiều lắm mà”
Đấy là lão ngụy biện cho cái tội dinh thêm bà hai về dù chính quyền không cho phép. Thế mà lão vẫn khẳng định đanh thép“ Vợ cả là láy (lấy) có giái (giấy) kết hôn, bà hai láy vì tình yêu, cái nào cũng đúng cả. Lão khoe, khi bị kiểm điểm mình đã nói rõ như thế, nhưng chính quyền nó không nghe, nó bảo đã sai rồi còn cãi cố. Mình thì dứt khoát là mình không sai. Mình có bỏ bà cả đâu mà có tội. Bà hai thít ( thích) mình, nó đến nhà mình ở, bảo đi nó không có chỗ đi, thế nghe chính quyền cho nó ra ngoài đường à. Như thế tội còn to hơn. Tôi bảo dứt khoát là không nghe chính quyền, nghe chính quyền là phạm tội. Lão thở dài tiếc rẻ “ Thế là mình bi thôi làm cá (cán) bộ.
Ngồi bên mấy lồng chim mặt lão bỗng trầm xuống theo hồi ức, giọng tiếc nuối “ Cũng là tại mình chưa kịp vào đả via (đảng viên). Nếu có đả via thì khai trừ đả vẫn còn là cá bộ thường, còn được ở lại. Không có đả via, ra là ra luôn thế mới đau chứ.
Hỏi tiếp chuyện vợ con sau đó, Agiáo bảo hai bà ở với nhau được ba năm thì phải cho ra thôi. Tại bà cả nó ác quá. Mình phải bỏ bà cả để theo bà hai. Tôi bảo sao lại như thế thì đôi mắt già tít lại, lão cười hi hi “ hỏi gì mà dốt thế, bà hai trẻ hơn đẹp hơn thì phải theo bà hai chứ…Bây giờ bà hai già rồi mà trông vẫn còn thít( thích) lắm. Tôi hỏi đùa, vậy thì bây giờ còn thêm bà nào nữa không thì lão dim mắt nhìn vào cánh rừng trước mặt cười ý nhị “ Vẫn có chứ, nhưng không đem về nhà nữa đâu, làm ngoài rừng ngoài núi như con trâu bò thôi mà. Lão đột nhiên khẳng định: chuyện tình yêu thì có ai chán bao giờ, bây giờ cũng thế mà
Đúng người như Agiáo không có căn làm cán bộ, bởi trong người lão chuyện gái gú vướng bận nhiều hơn chuyện công việc. Nhưng khi chuyện trò tiếp thì lão hé ra “Mình bị thôi cá bộ là vì chuyện khác. Việc mình thêm vợ chỉ là cái cớ thôi. Nhiều đứa công tác cùng tôi thêm vợ có bị sao đâu. Đến đây Agiáo mới kể cái đoạn năm sáu hai, lúc còn ở chân thu mua: “ Đêm hôm ấy có ba thằng trộm mò vào nhà kho vào đúng lúc mình thức dậy đi đái. Thấy chúng đang vần mấy bao thảo quả, thế là mình vác gậy xông ra , hét lớn : trộm trộm rồi vung gậy. Chẳng đánh trúng thằng nào nhưng chúng cũng bỏ chạy không lấy được gì. Hôm sau họp, trưởng phòng thu mua bảo: “ Mày dại thế, có một mình mà xông ra, có lần chúng nó đánh mày chết”. Lúc ấy đang hăng tôi bảo trưởng phòng “ tôi đéo sợ, nó ăn cắp thì nó phải thua mình”. Rồi nói đi nói lại mình tức quá mới bảo “ Mày làm lãnh đạo mà nhát thế thì làm làm gì, mày đéo bằng tao”. Mình chết ở câu nói ngu ấy. Từ đấy trưởng phòng nó thù tôi, bảo tôi là thằng láo, dứt khoát không cho vào đả. Đã thế nó còn tìm cách đuổi đi. Thế là mượn chuyện mình có bà hai nó cho họp kiểm điểm suốt. Cuối cùng nó đá phát đứt luôn…
Kể đến đây lão lại cười hi hi “ Cũng tiếc làm cá bộ ít thôi, mình vốn là dân mà. Dân thì tự quen làm lấy mà ăn. Phải về nhưng đêm được ôm vợ đẹp vẫn sướng lắm nhá. Thằng ấy bây giờ cũng làm dân nhiều năm nay rồi, nhưng đéo có nghề buôn chim như mình. Thỉnh thoảng gặp nó ra chợ tôi vẫn cho rượu uống, nó cứ nhìn tôi thở dài…
Câu chuyện với lão bị cắt ngang luôn bởi những khách mua chim và người trong bản đem chim ra bán cho lão. Lão bảo tôi, mỗi con chim chỉ ăn lộc mười nghình, thế là nhiều rồi, là có lộc rồi. Tôi nhìn những lồng chim xếp quây bên lão đủ loại từ khướu bạc má, họa mi, ngũ sắc, sẻ rừng. Chúng láo liêng nhảy loạn xạ. Có con mi bỗng chợt hứng hót cả tràng dài. Lão bảo tôi nuôi chim bằng cám cò dễ lắm, nếu tan chợ không bán được thì đem về nhà cho ăn cám, phiên chợ sau lại bán.
Lúc vãn khách, lão quay lại tâm sự tiếp chuyện gia đình: Bây giờ hai bà lại về một nhà rồi, lại lói choẹn với nhau rồi. Nhà có cháu có chát (chắt) rồi vui lắm.. Agiáo giải thích “Trước đây còn trẻ thích nhiều chuyện tình yêu, hay tranh nhau nên ghét nhau. Bây giờ già rồi, thích ít đi nên lại sống với nhau lại tốt hơn nhiều rồi.
Tôi lại nhìn lão, cái con người ở tuổi bẩy mươi ba mà tay chân vẫn cuồn cuộn cơ bắp. Nói chuyện về đàn bà vẫn nhấp nhổm không yên. Agiáo vẫn đậm chất hoang dã. Lão tiễn tôi với lời khoe hào hứng “ mình khỏe như con voi ấy, là bà hai nó bảo thế chứ mình cũng không tự biết”. Lão bảo còn chuyện phụ nữ thì đừng bảo mình xấu, nhiều bà thích mình mà, mình chỉ thương và chiều nó thôi. Bây giờ vẫn còn được thít nhiều đấy!
Rồi lão bỏ dở câu nói, tiếng cười hi hi lại cất lên lẫn vào dàn đồng ca véo von của đám họa ni, khướu và sẻ rừng, làm cho chỗ chợ bán chim hình như vui hơn những chỗ khác.Bắc Hà, 7/2002- Hà Nội 27/8/2002
Vĩ thanh
Tháng sáu vừa qua tôi quay lại Bắc Hà hỏi thăm Lù Agiáo thì được biết cả gia đình lão đã kéo quân vào Đăk lăk làm ăn. Chợ Bắc Hà bây giờ không còn góc bán chim nữa. Nghe bảo chính quyền cấm vì vi phạm luật bảo vệ chim thú quí. Chẳng lẽ lão ra đi vì không thể bỏ được nghiệp bán chim(?)
Phần nhận xét hiển thị trên trang