Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Vui mừng chiến thắng và vết hằn của chiến tranh Việt Nam


Katharina Borchardt (Neue Zürcher Zeitung) 1]
Katharina Borchardt (Neue Zürcher Zeitung) 1]
Katharina Borchardt (Neue Zürcher Zeitung) 1]Katharina Borchardt (Neue Zürcher Zeitung) 1]
Trần Huê (Diễn Đàn Việt Nam 21) chuyển ngữ
Chiến tranh Việt Nam chấm dứt cách đây 40 năm và ngày nay không còn gợi lên một cảm xúc nào nữa. Từ đất nước ấy người ta không còn nghe gì nhiều về cuộc chiến. Một cuộc trò chuyện với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
Katharina Borchard: Ông Nguyễn, tôi muốn nói chuyện với ông về cuộc chiến Việt Nam…
Nguyễn Huy Thiệp: Vâng, chuyện của nước tôi là vậy. Nói về Việt Nam thì hầu như lúc nào cũng xoay quanh chuyện chiến tranh. Thật ra cũng chẳng có gì làm lạ cả: Chiến tranh ở đất nước chúng tôi đã triền miên từ năm 1946 cho mãi đến năm 1989. Chẳng những chúng tôi trải qua chiến tranh gọi là “cuộc chiến Việt Nam”, như vẫn được gọi ở Tây phương, nhưng còn các cuộc chiến chống thực dân Pháp, cũng như chiến tranh chống Trung Quốc và Cam Bốt. Đó là những thập niên đầy gian khổ.
Katharina Borchard: Ông đi học và học đại học trong thời gian chiến tranh giữa 2 miền Nam và Bắc Việt Nam. Năm 1970 ông thành thầy giáo làng ở vùng núi đông bắc của Việt Nam. Vào thời đó, phần lớn chiến cuộc đã diễn ra ở miền Nam của nước ông.

Nguyễn Huy Thiệp: Tôi bị đưa về làng – nhưng đi về đó không phải là quyết định của tôi. Tại các nước CS người ta luôn nói là, mọi người đều bình đẳng như nhau, nhưng thực tế, gia đình cán bộ và viên chức nhà nước hưởng được nhiều ưu quyền đáng kể. Tôi xuất thân từ một gia đình nghèo hơn. Ngoài ra, bố tôi có làm việc với Pháp. Gia đình tôi vì vậy bị xếp vào loại “không sạch”.
Katharina Borchard: Nhưng tại sao Ông được làm thầy giáo mà không phải ra chiến trường?
Nguyễn Huy Thiệp: Bởi vì anh tôi đã đi bộ đội. Một gia đình có 2 người con trai, thì một đứa được ở nhà. Nhưng Bà đừng nghĩ như vậy là sướng đâu: Tôi phải vừa lo cho cha mẹ tôi và còn bảo bọc cho gia đình của ông anh tôi cùng ở chung nhà.
Katharina Borchard: Anh của Ông được sống sót trở về sau chiến tranh?
Nguyễn Huy Thiệp: Vâng. Sau chiến tranh anh tôi vẫn còn ở lại trong quân đội. Cha chúng tôi đã hết sức khuyên anh tôi. Về sau anh ấy được lên đến cấp tá.
Katharina Borchard: Mọi người đã trải qua cuôc chiến ở các nơi như thế nào?
Nguyễn Huy Thiệp: Những năm sau Hiệp Định ngưng bắn Paris 1973, các trận đánh nhau chỉ còn diễn ra ở miền Nam. Miền Bắc không còn là vùng chiến đấu nữa. Mặc dù vậy, thời đó cũng là gian đoạn rất gian nan. Chúng tôi bị đói lắm. Điều này tôi cũng đã diễn tả trong các truyện của tôi. Sự thiếu thốn còn theo đuổi chúng tôi một thời gian dài. Mãi lúc tôi 36 tuổi và trở thành nhà văn, thật sự khi đó tôi mới đủ ăn.
Katharina Borchard: Làm thầy giáo làng Ông dạy học cho ai?
Nguyễn Huy Thiệp: Đa số là người lớn. Họ là bộ đội, công chức hành sự ở vùng Đông Bắc trong thời chiến. Đến lúc đó, thật sự họ cũng chưa được học nhiều, không ít người còn chưa biết viết. Tiếc rằng phần lớn họ ở đó chỉ có 3 tháng thôi, do đó tôi không thể chỉ dạy nhiều hơn theo ý của tôi. Một điều may mắn, một vài người học trò của tôi quả thật có ảnh hưởng ở đó. Vì vậy, chúng tôi có một thư viện lớn để dùng. Thư viện này nằm trong một cái hang. Trong 9 năm tôi dạy ở trường, tôi đã đọc gần hết sách của thư viện.
Katharina Borchard: Ở đó có những sách gì?
Nguyễn Huy Thiệp: Đặc biệt là văn học của những nước có ảnh hưởng đến chúng tôi. Sách của các tác giả Trung Hoa và Nga. Nhưng cũng vẫn còn sách Pháp. Nhất là các sách cổ điển và tôi đã đọc hết tất cả.
Katharina Borchard: Ông đã viết về các thầy giáo làng trong truyện của Ông, thí dụ như “Những người muôn năm cũ”. Các thầy giáo trong truyện của Ông thường có lòng tốt và tận tụy với học trò, nhưng có một chút gì không còn ảo tưởng nữa. Quyển truyện đầu tay của ông ra mắt năm 1987: “Tướng về hưu”. Trong đó Ông nói về một người tướng mà thời huy hoàng của ông ấy đã qua và bây giờ nghỉ hưu quay trở về đời dân thường. Nhưng ở trong gia đình thì ông ấy tỏ ra lóng ngóng, lúng túng. Cuốn truyện hậu anh hùng này đã gây nên dư luận không tốt cũng như hằng trăm bài phê bình văn học và thóa mạ. Thời đó, có gì là xì căng đan trong truyện này?
Nguyễn Huy Thiệp: Đơn giản, đó là sự thành thật. Tôi chỉ viết những gì mà tôi đã sống và thật sự có xảy ra. Tôi cảnh báo trước sự huyễn tưởng và ảo tưởng! Điều này cũng thể hiện trong lối viết của tôi: tôi viết rất giản dị. Câu tiếng Việt của tôi thường chỉ có chủ thể và đối tượng. Cho đến lúc „Tướng về hưu“ ra đời, văn chương Việt Nam thiếu sự thành thật. Trong thời chiến văn chương chỉ giữ vai trò làm phương tiện cho mục đích. Các truyện viết hoặc nói về những anh hùng, về các trận đánh và về sự chịu đựng gian khổ. Cũng có bài thơ và bài hát diễn tả cuộc chiến như là một lễ hội lớn. Các bài viết này, vào một thời điểm nhất định, lẽ dĩ nhiên có một lợi ích chính trị nào đó, nhưng tôi không thấy có văn chương trong đó.
Katharina Borchard: Chính sách “Đổi mới” năm 1986 không những đưa đến một số đổi mới về chính trị và kinh tế, mà cũng cho phép một vài tự do mới trong lãnh vực văn hóa. Về phần Ông, Ông được thụ hưởng như thế nào?
Nguyễn Huy Thiệp: Vâng, tôi bắt đầu viết và phổ biến đúng lúc. Nếu mà trước đó thì có lẽ tôi đã phải vào tù vì các truyện của mình. Tôi muốn nói rõ thêm là không phải chỉ riêng một mình tôi thử một lối viết mới mà cả các tác giả khác nữa. Đặc biệt nhất, tôi rất nể phục đồng nghiệp Bảo Ninh, ông ấy với tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” đã đưa ra một cái gì mới, ngược hẳn với văn chương chiến tranh chính thống.
Katharina Borchard: Tiểu thuyết này xuất bản năm 1991 và nói về người lính trẻ tên Kiên bị vết thương chiến cuộc dày vò lúc trở về từ chiến trường. Bản tiếng Đức được xuất bản năm ngoái - một tác phẩm tuyệt vời.
Nguyễn Huy Thiệp: Bảo Ninh là người đầu tiên dám nói sự thật về cuộc chiến. Ông cũng là lính và biết rõ những gì ông viết. Điều này làm tôi phải thán phục. Nhưng cũng có tác giả ra đời sau chiến tranh Việt Nam mà họ vẫn viết về cuộc chiến này. Tôi không hiểu được điều này. Tôi nghĩ chỉ nên viết về những gì chính mình đã mắt thấy tai nghe.
Katharina Borchard: Ông đã không viết gì về chuyện chiến tranh. Nhưng Ông kể chuyện các ảnh hưởng về sau của chiến tranh lên cuộc sống của người dân.
Nguyễn Huy Thiệp: Chiến tranh đã để lại nhiều tai hại. Tôi không thể nào nói hết ra đây được. Tôi không viết gì về các trận đánh vì tôi không là lính chiến. Ngoài ra tôi ghét chiến tranh. Nhưng mà tôi phải cẩn thận trong cách diễn tả của tôi. Có lần tôi nói với một nữ ký giả ở Thụy Điển là tôi ghê tởm chiến tranh. Ở nhà người ta đã kết án tôi, là tôi than phiền cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên tôi không ám chỉ như vậy! Nhưng đôi khi người ta muốn gán ghép cho tôi.
Katharina Borchard: Ông có được tiền qua những truyện đầu tay của Ông không?
Nguyễn Huy Thiệp: Chẳng được bao nhiêu. Ngay vào thời kỳ Đổi mới, nghèo khó vẫn còn ngự trị ở nước tôi. Nước tôi lúc ấy hoàn toàn bị cô lập và không còn nhận viện trợ từ Liên xô và Trung Quốc. Tại nhà trường, nơi nhà tôi khi đó đang đi dạy, có trường hợp mà hai cô giáo phải chia với nhau một cái quần. Hai cô giáo này không bao giờ có thể đứng trước lớp học cùng một lúc được. Chúng tôi nghèo đến thế đó.
Katharina Borchard: Tác phẩm đầu tay của Ông được in ra sao?
Nguyễn Huy Thiệp: Giấy in tác phẩm đầu tay của tôi xấu đến nỗi trong 10.000 quyển sách in xong, chỉ có 70 quyển còn có thể tạm đọc được. Số còn lại phải thu hồi lại. Trong thời gian này tôi làm đủ các nghề để nuôi sống gia đình tôi. Mãi đến năm 2000, tôi mới được nhiều người biết tới để có thể sống nhờ vào số sách của tôi, mặc dù liên tục có nhiều tranh cãi về sách tôi viết. Tôi cũng thu được tiền từ các ấn bản phiên dịch, nhất là ở Pháp, Ý, Hoa Kỳ và Thụy Điển.
Katharina Borchard: Truyện của Ông có được đưa vào chương trình sách giáo khoa Việt Nam không?
Nguyễn Huy Thiệp: Sách tôi chỉ được đọc ở đại học. Ở trường học, các sách của tôi không được học sinh đọc, mặc dù bố của cô thông dịch viên đây này, Thuy Schmalz, ở Việt Nam vận động tích cực cho việc này!
Katharina Borchard: Tại sao vậy, bà Schmalz 2]
Thuy Schmalz: Cha tôi phụ trách việc biên soạn chương trình sách giáo khoa ở Việt Nam.
Katharina Borchard: lúc còn sống ở Việt Nam Bà đã đọc truyện của Nguyễn Huy Thiệp chưa?
Thuy Schmalz: Tôi biết đế các tác phẩm của ông qua cha tôi là người chuyên tìm hiểu về văn chương Việt Nam. Tôi đi học từ năm 1988 đến năm 1999 nhưng không hề biết gì về ông ấy trong thời gian này. Ngược lại, ở cấp 3 chúng tôi đã đọc nhiều văn chương chiến tranh và còn phải học thuộc lòng nữa. Đó thường là những truyện kêu gọi mọi người phải sẵn sàng chết cho đất nước của mình. Đến ngày nay cũng vẫn còn như thế.
Katharina Borchard: Người Việt Nam hôm nay nghĩ gì về cuộc chiến Việt Nam, qua đó đất nước bị chia đôi cuối cùng được thống nhất? Đó là thắng người Mỹ, mặc dù sau 1973 người Mỹ không còn trực tiếp tham chiến nữa.
Thuy Schmalz: Chúng tôi rất hãnh diện về điều này. Tuy nhiên, tầm nhìn về cuộc chiến Việt Nam được mở rộng hơn khi sống ở nước ngoài như tôi. Khi đó có một khoảng cách với những gì đã xảy ra trên đất nước tôi và được biết thêm những sự kiện mà ở Việt Nam bị kiểm duyệt.
Katharina Borchard: Ông Nguyễn, sách của Ông đã bị chỉ trích nặng nề. Thái độ của Ông đối với vấn đề kiểm duyệt trước đây và bây giờ như thế nào?
Nguyễn Huy Thiệp: Ở Việt Nam người ta phải có khả năng chờ đợi. Đôi khi, guồng máy chính trị mở ra, rồi lại đóng kín lại. Khi mình bắt được cơ hội đúng lúc – và việc này tôi rất khá – thì nhiều việc không thể ngờ nhưng cũng có thể xảy ra ở nước tôi.
1] Nguyên bản tiếng Đức: Katharina Borchardt: Interview mit dem Schriftsteller Nguyen Huy Thiep - Triumph und Trauma des Vietnamkrieges, Neue Zürcher Zeitung 07/05/2015
2] Thuy Schmalz đã thông dịch buổi nói chuyện

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà báo Peter Arnett chia sẻ cách tác nghiệp thời Chiến tranh VN và ngày nay


21/06/2015 06:00 
(TNO) Nhân Ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21.6, Peter Gregg Arnett, phóng viên chiến trường kỳ cựu người New Zealand từng đưa tin về Chiến tranh Việt Nam, đã có những chia sẻ thú vị với Thanh Niên Online về kinh nghiệm tác nghiệp tại Việt Nam, cũng như nhận xét về cách tác nghiệp ngày nay.
Nhà báo Peter Arnett chia sẻ cách tác nghiệp thời Chiến tranh VN và ngày nay - ảnh 1Nhà báo kỳ cựu Peter Arnett trước đây và hiện nay (ảnh trái, lúc còn là phóng viên chiến trường trẻ tuổi, do nhân vật cung cấp; ảnh phải, tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh, TP.HCM ngày 26.4.2015) - Ảnh: Phúc Duy
“Toàn bộ phóng viên chiến trường ở miền nam Việt Nam (hoạt động thời Chiến tranh Việt Nam) cần phải có được sự cho phép của quân đội Mỹ và của chính quyền Việt Nam Cộng hoà”, ông Arnett cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Thanh Niên Online.
“Để được cấp phép, phóng viên phải có thư giới thiệu từ tòa soạn của mình. Và với giấy phép này, các phóng viên có thể đi nhờ trực thăng hay máy bay quân đội vào vùng đang xảy ra chiến sự mà không phải mất tiền, cũng như sẽ cùng được ăn với binh sĩ”, phóng viên lão luyện này kể lại. Ông Arnett từng đoạt giải báo chí Pulitzer danh giá hồi năm 1966 cho những bản tin về cuộc chiến tại Việt Nam.

Ông cho biết mặc dù được đi nhờ máy bay và ăn chung với binh sĩ, nhưng cánh phóng viên thời đó không được cung cấp vũ khí hay quần áo chuyên biệt để ra chiến trường lấy tin, mà thường phải tự mua từ khu chợ đen ở Sài Gòn.
“Phóng viên lúc đó không được phép mang theo vũ khí khi đi cùng các binh sĩ, nhưng được tự do tiếp cận những cuộc giao tranh để viết tin, nếu họ dám”, theo lời kể của người phóng viên chiến trường năm nay đã 80 tuổi.
Bản tin chiến trường ngày nay thua xa thời trước
Đề cập đến cách tác nghiệp của phóng viên chiến trường ngày nay, ông Arnett cho biết: “Các quan chức chính phủ phương Tây thời nay hạn chế đưa tin về các hoạt động của quân đội nước họ. Phóng viên ngày nay cần phải ‘gắn chặt’ với các đơn vị quân đội khi tác nghiệp tại những nơi như Iraq và Afghanistan”.
“Nói ‘gắn chặt’ ở đây có nghĩa là bạn phải đang là nhân viên của một tổ chức tin tức hợp pháp và phải chấp nhận những cấm đoán trong việc đưa tin, chẳng hạn sẽ bị kiểm duyệt đối với các bức ảnh chụp cảnh giao chiến hoặc sẽ bị kiểm duyệt nội dung các bài phỏng vấn binh sĩ”, ông nói.
Hậu quả là ngày nay hay có những bản tin về chiến trường có nội dung cực kỳ hạn chế, “nếu so với thời Chiến tranh Việt Nam”, phóng viên người New Zealand nhận xét.
Khác biệt trong cách gửi hình ảnh, tin bài
Nhà báo Peter Arnett chia sẻ cách tác nghiệp thời Chiến tranh VN và ngày nay - ảnh 2
Peter Arnett (phía sau) cùng các đồng nghiệp và hai bộ đội Việt Nam cung cấp thông tin cho họ trên bản đồ về hướng tiến công vào Sài Gòn ngày 30.4.1975 - Ảnh nhân vật cung cấp
“Yếu tố mới trong cách đưa tin ngày nay chính là tin nhắn trên mạng xã hội thông qua internet, thể hiện rõ trong ‘cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố’ ở Trung Đông”, ông Arnett bình luận.      
“Ngày nay nhiều người không phải dân làm báo vẫn có thể gửi đi hình ảnh và các bình luận của họ từ điện thoại di động, và điều này mở rộng nguồn thông tin cho báo chí. Tuy nhiên, độ xác thực của loại dữ liệu này lại thường bị đặt dấu hỏi”, theo nhà báo Arnett.
“Còn trong thời Chiến tranh Việt Nam, các bài viết và hình ảnh không bị kiểm duyệt. Thông tin chúng tôi thu thập được sẽ được gửi đi bằng máy điện tín và thiết bị truyền ảnh viễn ấn hàng ngày. Phần lớn tư liệu về cuộc chiến (Việt Nam), gồm cả phim, được chuyển bằng tàu sang Bangkok hay Tokyo, rồi từ đó truyền phát về Mỹ và châu Âu; vì những cơ sở có đủ khả năng làm chuyện này lại không có ở Việt Nam”, ông nhớ lại.
‘Phải là phóng viên kinh nghiệm trước khi được đi lấy tin chiến sự’ 
Nhà báo Peter Arnett chia sẻ cách tác nghiệp thời Chiến tranh VN và ngày nay - ảnh 3Ông Peter Arnett từng diện kiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ảnh do nhân vật cung cấp
Khi được hỏi về sự chuẩn bị trước khi đi tác nghiệp của các phóng viên chiến trường đưa tin về Chiến tranh Việt Nam, ông cho hay do vào những năm 1960 và 1970, toàn bộ thanh niên phương Tây đều bị bắt phải phục vụ quân ngũ trong vòng 1 hoặc 2 năm, nên hầu hết các phóng viên chiến trường phương Tây thời đó đều đã được huấn luyện quân sự trước khi được giao đi lấy tin chiến sự.
“Tất cả những nhà báo được giao đi viết tin về Chiến tranh Việt Nam đều là những người đã có vài năm kinh nghiệm trong nghề báo”, theo ông Arnett.
Ông cũng nói thêm rằng trong thời kỳ xảy ra chiến tranh ở Việt Nam và Campuchia, đã có hơn 60 phóng viên của các báo đài phương Tây bị thiệt mạng khi đang lấy tin.
Hoàng Uy - Phúc Duy

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Gia tài lớn nhất đời tôi là bộ sưu tập nhạc cụ dân tộc”




Giáo sư Trần Văn Khê từng nhân xét:
"Đức Dậu là một nghệ sĩ đa năng, may mắn được trời phú cho tài năng âm nhạc bẩm sinh, đôi tai thính nhạy và đôi bàn tay khéo léo, lại chịu khó luyện tập học hỏi nên lúc nào mọi thứ xung quanh Đức Dậu cũng có thể biến thành nhạc cụ, nhạc khí, tràn ngập không gian âm nhạc. Tài năng thôi chưa đủ, chính niềm đam mê âm nhạc dân tộc cháy bỏng một cách tuyệt đối mới có thể vẽ ra chân dung một nghệ sĩ Đức Dậu như ngày nay, dám mạnh dạn tự bỏ tiền bạc, công sức của bản thân để nuôi dưỡng niềm đam mê không ngừng lớn mạnh này trong việc sưu tầm nhạc cụ, nhất là bộ sưu tập khổng lồ những nhạc khí từ Tây Nguyên. Đồng thời niềm đam mê âm nhạc cũng thể hiện một cách nghiêm túc trong việc chịu khó tìm tòi học hỏi để nắm vững kỹ thuật biểu diễn từ những nghệ nhân sành sõi các nhạc cụ mà Đức Dậu sưu tầm được. Đức Dậu cho rằng làm như vậy mới có thể lột tả hết cái hồn cốt, cái tâm tư cuộc sống của từng dân tộc thể hiện trong đó."
(Tranquanghai)

Xem thêm: Ducdau.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Hễ đụng đến vấn đề “nhạy cảm” thì coi như chạm vào vùng cấm..."

TS. VŨ NGỌC HOÀNG NÓI VỀ CHUYỆN NHẠY CẢM VÀ VÙNG CẤM

TS Vũ Ngọc Hoàng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Ảnh: Việt Dũng/Tuổi trẻ.


Vũ Ngọc Hoàng
19/06/15 05:57

(GDVN) - Lâu nay, trong chúng ta, đã và đang tồn tại một khái niệm, tạm gọi như vậy, về vấn đề “nhạy cảm”. Hễ đụng đến vấn đề “nhạy cảm” thì coi như chạm vào "vùng cấm"


LTS: Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin gửi tới độc giả những chia sẻ sâu sắc của TS Vũ Ngọc Hoàng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương về vai trò của báo chí cách mạng Việt Nam trong hành trình phát triển đất nước.

Nội dung này được TS Vũ Ngọc Hoàng trình bày tại Hội thảo quốc gia về Báo chí được tổ chức tại Báo Nhân dân, ngày 18/6.

Báo chí có đóng góp rất lớn sự nghiệp giải phóng, xây dựng đất nước

90 năm qua, với các giai đoạn – trước khi có Đảng, từ khi thành lập Đảng đến cách mạng tháng 8, kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống Mỹ xâm lược và thời kỳ thống nhất đất nước, hòa bình xây dựng và tiến hành công cuộc đổi mới - báo chí cách mạng nước ta đã lớn mạnh không ngừng, góp phần trực tiếp và xứng đáng vào những thành công và thành tựu của đất nước, trong bảo vệ và xây dựng tổ quốc, phát triển con người Việt Nam.

Từ việc khởi đầu vận động cách mạng, chuẩn bị thành lập Đảng, thức tỉnh cả một dân tộc, tập hợp toàn dân đứng lên làm cuộc cách mạng tháng 8 thành công, giành lại được một đất nước mà trước đó đã mất vào tay xâm lược, đưa một dân tộc từ nô lệ lên làm chủ, đưa một xứ An-Nam thuộc địa của phương Tây thành một quốc gia độc lập có tên tuổi vẻ vang trên thế giới, chiến thắng các đạo quân xâm lược hùng mạnh bậc nhất thế giới đến từ phương Tây và phương Bắc.

Đất nước thống nhất, thu giang sơn về một mối, khi mà có những thế lực muốn ngăn cản để Việt Nam không thống nhất được; đến việc tiến hành công cuộc đổi mới 30 năm qua đạt nhiều thành tựu to lớn, nhất là so với chính mình trước đây.

Qua 5 giai đoạn của báo chí cách mạng, với điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, với công việc và phương thức khác nhau, nhưng thống nhất xuyên suốt là luôn thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, tập hợp mọi người để cùng nhau xây dựng một đất nước Việt Nam “dân chủ và giàu mạnh” như mong muốn của Bác Hồ, tham gia xây dựng một Đảng chân chính, phục vụ nhân dân, một Nhà nước của dân trong sạch và vững mạnh. Đó là mục tiêu xuyên suốt không chỉ đối với đã qua mà còn với thời kỳ tiếp đến.

Trong công cuộc xây dựng nền báo chí nước nhà, với những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, khó khăn và sáng tạo, cầm bút và cầm súng, hiểm nguy và anh dũng, bản lĩnh và khôn ngoan, vinh quang và trách nhiệm, với nước và với dân, với đời và với Đảng, với quá khứ và tương lai, với dân tộc và nhân loại… chúng ta đã có những thế hệ làm báo mẫu mực và tài ba, để lại nhiều tấm gương sáng cho các thế hệ tiếp sau ngưỡng mộ và noi theo, trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương chiếu sáng nhất, như một vì sao tinh tú dẫn đường.

Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về sự nghiệp báo chí cách mạng, về những người làm báo chân chính, trung với nước, hiếu với dân, có những người đã ngã xuống giữa trận địa đạn bom trong những ngày kháng chiến cứu quốc, vượt qua gian khổ thử thách trong xây dựng hòa bình không kém phần phức tạp. Đất nước và nhân dân không bao giờ quên những người con ưu tú ấy.

Mặt khác, chúng ta rất lấy làm tiếc bởi một bộ phận báo chí có xu hướng xa rời tôn chỉ mục đích, thiếu trách nhiệm xã hội, giảm sút tính nhân văn và đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ và tính chuyên nghiệp, đã làm giảm hiệu quả xã hội và ảnh hưởng đến uy tín của những người làm báo, của nghề làm báo – cái nghề mà ngoài việc chuyển tải thông tin để phục vụ nhân dân, còn truyền bá, làm lan tỏa các giá trị nhân văn, tham gia khai hóa văn minh và xây dựng nền tảng văn hóa cho dân tộc.

Chúng ta đều mong muốn, và không chỉ mong muốn, hãy trực tiếp góp phần bằng công sức và hành động cụ thể, để nền báo chí nước nhà ngày càng trưởng thành, hiện đại, tiên tiến, nâng tầm cao và các giá trị nhân văn, để đóng góp ngày càng xứng đáng hơn cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam, cho Tổ quốc vững bền và cường thịnh, cho một xã hội tốt đẹp thật sự mà lâu nay chúng ta luôn mong muốn phấn đấu và gọi tên là xã hội Xã hội chủ nghĩa.

Đụng vào vấn đề "nhạy cảm" có sợ bị quy chụp?

Lâu nay, trong chúng ta, đã và đang tồn tại một khái niệm, tạm gọi như vậy, về vấn đề “nhạy cảm”. Hễ đụng đến vấn đề “nhạy cảm” thì coi như chạm vào vùng cấm, thường là né tránh, không viết, không nói, kể cả không nghiên cứu, sợ viết sai, nói sai, sợ bị định kiến, sợ đụng chạm, sợ bị đánh giá, bị quy chụp quan điểm… không phải bỗng nhiên mọi người lại sợ như vậy mà do thực tế nó cũng có vậy và chúng ta bảo nhau phải tránh né vấn đề “nhạy cảm”.

Trong đời sống xã hội, những vấn đề “nhạy cảm” thường là những vấn đề không bình thường, nhiều người quan tâm, hoặc do quan niệm như vậy, nó phức tạp hơn, và thường là bức xúc – đó chính là những vấn đề mà cuộc sống đang đòi hỏi phải có câu trả lời.

Nếu trả lời đúng, thì xã hội tiến lên, lẩn tránh nó là lẩn tránh thực tế cuộc sống, lẩn tránh trách nhiệm phải trả lời, cũng là biểu hiện của thiếu năng lực, thiếu dũng khí.

Mặt khác, giống như sau khi xác định những điểm trọng yếu và nóng bỏng của chiến trường thì lại rút quân ra khỏi khu vực đó, bàn giao cho đối phương; còn ta, do rời xa mặt trận nên năng lực chiến đấu ngày càng kém đi, cũng tức là chọn con đường rút lui, con đường thua.

Đáng lẽ ra xác định vấn đề nhạy cảm là để xông vào, tập trung giải quyết, chứ không phải để tránh xa ra. Cuộc sống cần chúng ta là cần như vậy. Tất nhiên việc xông vào ấy không phải chỉ có dũng khí, mà còn cần trí tuệ, các quan điểm đúng đắn và cả một “hậu phương” vững mạnh nữa.

Tránh né những vấn đề “nhạy cảm” thì cũng có nghĩa là chỉ giải quyết những vấn đề bình thường. Mà những vấn đề bình thường tức là cuộc sống đang bình thường, đang yên ổn, đang tự nhiên, trong đó, có nhiều việc không cần phải khuấy đảo lên, làm khói bụi mù mịt, và do đó, lại làm cho cuộc sống trở thành không bình thường.

Bên cạnh những thành tựu to lớn như đã nói ở phần trên, nước ta, gần 30 năm công nghiệp hóa theo tôi có thể nói là chưa thành công, có nhiều mặt tụt hậu xa hơn. Năng suất lao động quá thấp, chỉ bằng 1/5 so với Thái Lan và Malaysia, 1/10 Hàn Quốc và 1/15 Singapor; hiệu quả đầu tư chỉ bằng một nửa so với các nước, cũng tức là mất mác hoặc lãng phí quá nhiều.

Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn quá thấp. Khi kết thúc cơ cấu dân số vàng, thu nhập đầu người của Hàn Quốc là 20.000 USD, Nhật Bản là 30.000 USD. Còn Việt Nam theo dự báo cơ cấu dân số vàng sẽ kết thúc vào năm 2025, sau đó là sang giai đoạn dân số già, và lúc ấy thu nhập đầu người của Việt Nam tối đa chỉ khoảng 3000 USD (tính theo giá 2005).

Nói cách khác, trong khi họ còn trẻ đã giàu, còn Việt Nam ta già rồi vẫn còn nghèo. Đã già mà vẫn còn nghèo thì coi chừng là cả đời vẫn nghèo mãi, không ngóc lên được.

Trước khi đổi mới, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc bằng 1,3 lần so với Việt Nam, đến nay chỉ số ấy đã lên trên 3,5 lần, tức là tiềm lực kinh tế của Trung Quốc mạnh lên gấp bội so với trước đây, từ đó các sức mạnh khác của họ cũng tăng nhiều, và họ cảm thấy đã đến lúc đủ sức độc chiếm biển Đông, trong đó có biển của Việt Nam ta và của một số nước khu vực Đông Nam Á.

Khoảng 50 năm trước, Hàn Quốc và Việt Nam có trình độ phát triển tương tự nhau, sau chiến tranh 1953 họ là nước nghèo nhất thế giới, có lúc bị đói phải ăn vỏ thông. Vậy mà đến nay kinh tế Hàn Quốc đã bỏ Việt Nam rất xa, đến mức không tưởng tượng nổi.

Hiện nay đã có hơn 10 vạn người Việt Nam sống ở Hàn Quốc, và hơn 10 vạn người Hàn Quốc sống ở Việt Nam. Nhưng khác một điều: Người Hàn Quốc làm ông chủ ở Hàn Quốc và làm ông chủ kể cả ở Việt Nam, còn người Việt Nam thì làm thuê ở Hàn Quốc và làm thuê cả ở Việt Nam…

Những yếu kém và tụt hậu như vậy không thể né tránh, không thể giấu đi, mà phải chỉ rõ và tìm cho ra nguyên nhân, kể cả nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa, từ đó mà xác định các giải pháp hữu hiệu để thoát ra, để tiến lên. Làm được như vậy mới hoàn thành sứ mệnh đối với dân tộc và do đó mới giữ được vai trò lãnh đạo lâu dài của Đảng.

Phải đổi mới một cách căn bản và đúng hướng mới giải quyết được tình hình tụt hậu hiện nay, mới chống được tham nhũng, lợi ích nhóm, vượt qua được “bẫy” thu nhập trung bình thấp mà nước ta đang rơi vào và tránh nguy cơ chệch hướng sang “Chủ nghĩa tư bản thân hữu” - một sự tha hóa nguy hại đất nước và suy đồi văn hóa.

Tôi nghĩ rằng báo chí cách mạng không thể đứng ngoài câu chuyện này.

Vũ Ngọc Hoàng
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

Báo động: Trái đất đang trong giai đoạn hủy diệt!


 
Trái đất thực sự đang trong giai đoạn hủy diệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống loài có xương sống sẽ biến mất khỏi trái đất với mức độ nhanh hơn 114 lần so với bình thường. Để trái đất trở lại xanh tươi và đa dạng hệ sinh thái như trước đây sẽ phải mất hàng triệu năm.


Cuộc sống trên trái đất ngày càng trở nên khắc nghiệt

Đây là kết quả một cuộc nghiên cứu do 3 trường đại học của Mỹ, Stanford, Princeton và Berkeley thực hiện. Theo đó, trái đất đang bước vào giai đoạn tuyệt chủng thứ 6 trong lịch sử.

Lần gần nhất diễn ra cách đây hơn 65 triệu năm kéo theo sự biến mất hoàn toàn của loài khủng long.

Các nhà khoa học cho biết các loài có xương sống sẽ tuyệt chủng với tốc độ nhanh nhất. Báo cáo cho biết biết kể từ năm 1900, đã có hơn 400 loài có xương sống biến mất.

Theo tổ chức bảo tồn tự nhiên quốc tế (IUCN) mỗi năm có khoảng ít nhất 50 loài động vật tiến gần tới nguy cơ tuyệt chủng.

Khoảng 41% các loài lưỡng cư, 25% các loài có vú có khả năng biến mất hoàn toàn khỏi trái đất.

Biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều giống loài. Một số khác do là mục tiêu săn bắn của con người. Tốc độ tuyệt chủng của các giống loài, theo kết quả nghiên cứu, còn nhanh hơn cả giai đoạn khủng long.


therealrtz © VietBF
Advertisement

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hàng trăm người Trung Quốc tấn công và bao vây đồn cảnh sát


 
Tại Trung Quốc hàng trăm người đã bao vây và tấn công một đồn cảnh sát ở tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc hôm 19.6 vì bất mãn với cách xử lý của cảnh sát liên quan đến cái chết của một phụ nữ trẻ. Chính quyền tỉnh này đã bắt giữ 13 người cầm đầu, kích động vụ tấn công.

Theo BBC, vụ tấn công xảy ra ngay sau khi cảnh sát địa phương kết luận, cái chết của người phụ nữ trẻ hồi tháng trước là do ngộ độc thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, người thân của nạn nhân không đồng ý với kết luận trên và cho rằng, chính chồng của cô là hung thủ đầu độc vợ.

Theo đó, người thân của nạn nhân đã bắt và đánh đập người chồng đồng thời bắt các cán bộ địa phương làm con tin khi họ cố gắng giải cứu người đàn ông và ổn định trật tự.


Cảnh sát tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc tại hiện trường một vụ án ở thành phố Trường Sa


Truyền thông Trung Quốc đưa tin, gia đình của người phụ nữ đã mang quan tài của nạn nhân đến nhà chồng của cô để "đòi công bằng" hôm 18.6. Khi cảnh sát đến đây để cố gắng xoa dịu tình hình và ổn định an ninh trật tự, họ bị gia đình của nạn nhân tấn công và bắt quỳ xuống trước linh cữu của người quá cố.

Một ngày sau đó, người thân của nạn nhân tiếp tục kích động hàng trăm người khác tấn công đồn cảnh sát địa phương. Tỉnh Hồ Nam đã phải huy động hàng trăm cảnh sát để dập tắt kích động của đám đông.
Advertisement
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lộ danh tính 8 nghi phạm cướp tàu chở dầu Malaysia


  Click image for larger version Name: 1.2.jpg Views: 0 Size: 60.0 KB ID: 778355 













Chiều qua 20/6, cuối cùng những nghi phạm cướp tàu chở dầu Malaysia đã phải khai nhận danh tính, họ đều là người Indonesia. Trước đó, 8 tên cướp biển này giả vờ xin cặp đảo Thổ Chu để lánh nạn vì chẳng may sau khi thuyền câu mực của chúng bị lật chìm nhưng vẫn không qua mắt được với lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam. Cảnh sát Việt Nam đang phối hợp với Indonesia về cách xử lý những nghi phạm này.



8 nghi phạm trong vụ cướp tàu chở xăng của Malaysia


Chiều ngày 20-6, đại tá Doãn Bảo Quyết, Chính ủy Vùng Cảnh sát biển (CSB) 4 cho biết đến thời điểm hiện tại, các lực lượng chức năng vẫn chưa đấu tranh khai thác đối với 8 nghi phạm trong vụ cướp tàu chở xăng Orkim Harmony của Malaysia.

Mặc dù các đối tượng phủ nhận hành vi phạm tội của mình nhưng qua trao đổi với CSB Malaysia cùng với các hình ảnh thì có thể khẳng định đây là nhóm đối tượng đã gây ra vụ cướp trên.

Các nghi phạm này đều là người Indonesia, gồm: Hendry A (39 tuổi), Ruslan (61 tuổi), Kurniawan (41 tuổi), Faoji (27 tuổi), Randi Andilya (19 tuổi), Anjas (27 tuổi), Jhon Danyel Despol (38 tuổi) và Abnet (28 tuổi) đều mang quốc tịch Indonesia. Trong đó, đối tượng Ruslan được cho là kẻ cầm đầu trong vụ cướp. Tang vật thu giữ gồm nhiều tiền mặt, điện thoại di động với nhiều chủng loại khác nhau cùng nhiều nữ trang bằng vàng rất đắt tiền.




Nhiều tang vật thu giữ từ các nghi phạm


Được biết trước khi thực hiện cuộc trốn chạy, bọn cướp đã cho sơn đen biển số gốc cùng với những số hiệu khác của chiếc tàu và cả xuồng cứu sinh. Khoảng 8 giờ ngày 19-6, lực lượng CSB Việt Nam nhận được thông tin các nghi phạm cướp biển đã rời tàu Harmony. Hơn 1 giờ 30 sau đó, Đồn Biên phòng Thổ Chu phát hiện 1 xuồng cứu sinh chở 8 người di chuyển vào gần đảo và xin lánh nạn với lý do đi câu bị chìm tàu. Sau khi nhận được tin báo, Bộ Tư lệnh CSB 4 điều 2 tàu CSB 2002 và CSB 2004 nhanh chóng tiếp cận đảo Thổ Chu để di lý 8 nghi phạm cùng toàn bộ tang vật về đảo Phú Quốc vào lúc 23 giờ cùng ngày.

“Hiện nay chúng tôi đang phối hợp với cơ quan CSĐT để đấu tranh khai thác các nghi phạm. Do có yếu tố nước ngoài nên sau khi điều tra làm rõ thì còn phải chờ ý kiến chỉ đạo từ cấp trên cũng như phía nước bạn Indonesia”- đại tá Quyết cho biết thêm.

therealrtz © VietBF
Phần nhận xét hiển thị trên trang