Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Lảm nhảm về văn hóa và gái Miền Tây


Hiện tượng, nếu có thể gọi là hiện tượng, lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc đã trở thành một trào lưu trong một thập niên gần đây ở Việt Nam. Ước tính cho tới nay đã có hơn 120,000 phụ nữ Việt lấy chồng Đài Loan và 40,000 lấy chồng Hàn Quốc. Người Việt Nam nhờ phong trào lấy chồng chớp nhoáng này đã gần như trở thành một dân tộc thiểu số ở Đài Loan và Hàn Quốc. Tiếng Việt đã phổ biến tới độ có thể thấy được bảng hướng dẫn bằng tiếng Việt ở sân bay Đài Bắc và Incheon.

Nhưng muốn nghe hay không nghe thì có một thực tế nhạy cảm là, đại đa số những phụ nữ lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc là người Miền Tây. Điều này rất lạ. Tại sao lại là gái miền Tây? Bài viết này phân tích từ phía cạnh văn hóa vì sao đại đa số phụ nữ Việt lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc lại là con gái Miền Tây. Không phải ngẫu nhiên đâu.

Bài viết này rất nhạy cảm và sẽ đụng chạm tới lòng tự ái của rất nhiều người. Tôi thực hiện bài viết này không phải để chê bai hay soi moi bất cứ một vùng miền riêng biệt nào. Tôi chỉ muốn phân tích và giải thích hiện tượng từ phía cạnh văn hóa dựa theo kinh nghiệm cá nhân, những nhận xét của bạn bè và người thân, những nhận xét về văn hóa trong kho tàng văn học và những quan sát thực tế.

Khổng Giáo và gái Miền tây
Người Việt đã bị ảnh hưởng bởi Khổng Giáo (Nho Giáo) rất nặng. Ở các thành phố lớn thì sự cũng như tầm ảnh hưởng của Khổng Giáo đã bị hạn chế và lấn áp bởi sự hiện đại hóa của đất nước. Nhưng ở những vùng nông thôn, sự ảnh hưởng của Khổng Giáo vẫn còn rất nặng. Những giá trị của Khổng Giáo vẫn còn được truyền đạt trực tiếp và gián tiếp qua từng thế hệ. Trong bài viết này tôi sẽ không nói đến các vùng miền khác mà chỉ nói về Miền Tây.

Tôi sẽ không nói chuyên Khổng Giáo, chỉ những giá trị chính, đó là Tam Tòng Tứ Đức.

Tam tòng:
Tại gia tòng phụ: con gái ở nhà phải vâng lời cha mẹ.
Xuất giá tòng phu: con gái khi qua nhà chồng là dâu phải nghe lời chồng. Đã lấy chồng là trở thành người của nhà chồng.
Phu tử tòng tử: khi chồng chết vẫn phải đi theo gia đình bên chồng, đi theo con trai, ở vậy nuôi con, chăm sóc cha mẹ chồng.

Tứ Đức:
Công: con gái phải biết nữ công gia chánh, việc nội trợ, việc nhà. Việc đi làm kiếm tiền là việc trọng đại để con trai làm.
Dung: con gái phải biết chăm sóc hình thức bản thân, làm đẹp bản thân.
Ngôn: con gái phải ăn nói nhỏ ngọt, dịu dàng, luôn làm mềm lòng người khác.
Hạnh: con gái phải hiếu thảo, chung thủy, kính trên nhường dưới, sống phải biết vị thế của mình trong xã hội, không ăn nói lớn tiếng, luôn giữ ôn hòa.

Gái Miền Tây nổi tiếng là đảm đang, nét na đoan trang thùy mị là vậy. Họ sẵn sang hy sinh đời mình cho cha mẹ và gia đình, một đức tính hiếm thấy ở các miền khác. Nhưng cũng vì đức tính đó nên họ đã bị kìm nén sự phát triển của bản thân.

Ngay từ nhỏ, cha mẹ Miền Tây đã trực tiếp hoặc gián tiếp dạy cho con gái họ Tam Tòng Tứ Đức. Con gái trong văn hóa gia đình người Miền Tây thì phải tuyệt đối vâng lời cha mẹ. Khi lớn lên nhiệm vụ chính của họ không phải là xây dựng sự nghiệp mà là lấy chồng và sinh con đẻ cái. Con gái sinh ra là ở nhà cha mẹ, phụ mẹ việc nội trợ để con cha và anh em trai làm việc lớn.

Khi lấy chồng thì phải qua nhà chồng sống để phụng dưỡng và chăm sóc cha mẹ chồng, vì khi đã lấy chồng là con nhà chồng. Khi có thu nhập và ổn định cuộc sống thì phải báo hiếu với cha mẹ. Hàng tháng phải phụ cha mẹ chút tiền coi như tiền hiếu thảo, nếu không thì sẽ bị nói là bất hiếu. Cha mẹ nào có con cái gửi tiền về cho mình thì coi đó là một vinh dự và rất tự hào đi khoe với mọi người. Niềm tự hào lớn nhất của cha mẹ Miền Tây nếu con gái là khi con gái mình lấy được một người chồng giàu có để cả gia đình mình được ở nhờ.

Văn hóa và tư duy hưởng thụ của người Miền Tây

So về địa lý cũng như tài nguyên môi trường, người Miền Tây có thể nói là sống sướng và dư giả nhất trong các vùng miền ở Việt Nam. Miền Bắc và Trung thì khô cằn, còn Miền Tây thì hoàn toàn ngược lại. Trời ban tặng cho Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) một vùng đất mát mẻ, trái cây dư thừa, ruộng lúa cò bay thẳng cánh.

Người Miền Tây thay vì phải làm việc cực nhọc như các vùng khác để kiếm miếng ăn, họ chỉ cần làm việc rất ít cũng có miếng ăn. Người miền Bắc và Trung thức khuya dậy sớm để làm việc nhưng không đủ ăn. Nhưng nguời Miền Tây thì thoải mái vui chơi, chỉ cần đi ra con sông là bắt được còn cá, gạo thì 1 năm chỉ cần thu hoạch 1 mùa là đủ ăn cho vài năm.

Ngày qua ngày, năm qua năm, rồi thế hệ này qua thế hệ khác, tư duy không cần làm nhiều cũng đủ ăn, làm ít cũng dư giả, không cần làm gì cũng không chết đói. Vì lương thực, tài nguyên tự nhiên và ruộng lúa quá dư thừa. Dần dần nó trở thành một nét văn hóa và tư duy hưởng thụ của người Miền Tây. Nếu bạn có dịp đi Miền Tây thì bạn sẽ thấy con người Miền Tây rất dễ thương, lúc nào cũng vui cười. Họ sống không có âu lo, họ đi bộ chậm chạp như thời gian không là vấn đề. Đó là lối sống của người Miền Tây.

Quan niệm về con gái của người Miền Tây

Như đã nói, theo Khổng Giáo và văn hóa người Miền Tây, con gái chỉ lo việc nội trợ để cho đàn ông con trai ra ngoài làm việc lớn. Nghĩa là con gái ở nhà lo nấu cơm, đi chợ, giặt đồ, quét nhà, vì mấy chuyện đó là chuyện cho con gái. Còn việc ra ngoài xã hội đi làm kiếm tiền là nhiệm vụ của con trai. Văn hóa người Miền Tây không khuyến khích con gái phát triển hay tiến thân trong xã hội.

Con gái không cần học cao, học nhiều hay học giỏi. Vì con gái trước sau gì cũng lấy chồng rồi sinh con. Học cao học nhiều làm gì cho mắc công? Con gái nên lo làm đẹp, ăn mặc đẹp để sau này kiếm một người chồng tốt và giàu có để giúp ích cho gia đình.
Những quan niệm về tình yêu và hôn nhân của con gái Miền Tây

Được nuôi dưỡng trong hệ tư tưởng Khổng Giáo và nền văn hóa sông nước nên con gái Miền Tây khi trưởng thành đã có những quan điểm và giá trị sống đặc trưng.

Con trai, người yêu phải có trách nhiệm với mình. Muốn yêu mình thì phải trả tiền.
Khi đi ăn hoặc đi chơi, con gái Miền Tây sẽ để cho con trai trả tiền thay họ, và họ cảm thấy rất tự hào.
Khi mối quan hệ tiến xa hơn thì trả tiền hỗ trợ hàng tháng. Con trai phải mua đồ ăn, dụng cụ, và phải sẵn lòng giúp đỡ hỗ trợ con gái về mọi mặt.
Người yêu của mình không chỉ đơn thuần là một người mình yêu, mà là một người mình và gia đình mình có thể dựa vào.
Khi mối quan hệ càng tiến xa hơn, tới giai đoạn dẫn về nhà ra mắt, thì người con trai phải lễ phép và lịch sự với gia đình cha mẹ của cô gái.
Khi tới nhà chơi phải mang quà thì cha mẹ mới tiếp đón nồng hậu. Vì trong mắt của cha mẹ Miền Tây, con gái mình sinh ra, bây giờ ai muốn cưới nó phải trả lễ nghĩa cho mình, vì đó là công lao của mình nuôi nó lớn khôn.
Cha mẹ Miền Tây sẽ soi moi con trai nhất là về của cải vật chất. Dù không nói trực tiếp nhưng họ yêu cầu người con trai phải hỗ trợ họ nếu muốn cưới con gái họ.
Trong cái nhìn của con gái Miền Tây họ coi đây là một điều hiễn nhiên, vì từ nhỏ tới lớn họ đã được dạy như vậy. Nhưng trong một xã hội hiện đại và trong thời bình đẳng giới tính, hành động đó được coi là… ăn bám.
Con gái Miền Tây xét tuyển người yêu mình dựa theo cơ sở vật chất của người đó và mức độ chịu chi. Không phải tất cả, nhưng có thể nói là đại đa số.
Người yêu trong con mắt gái Miền Tây phải là một người có đủ cơ sở vật chất để lo cho cô ấy và gia đình cô ấy. Anh ta không đơn thuần chỉ là một cá nhân, mà là chỗ dựa vật chất.
Một người con trai khi muốn cưới một cô gái Miền Tây phải có trên dưới 50-100 triệu để cho việc lễ cưới, tiền cưới, tiền phụng dưỡng gia đình vợ. Ai mà không có thì sẽ mất giá trị trong mắt cha mẹ vợ.
Người mẫu Ngọc Trinh đã có 1 câu nói kinh điển “tôi bỏ anh kia vì anh ta chỉ lo cho tôi mà không lo cho gia đình tôi.” Đó không đơn thuần là cách suy nghĩ cá nhân mà nét văn hóa của các cô gái Miền Tây.

Gái Miền Tây và hiện tượng lấy chồng ngoại

Không phải ngẫu nhiên đại đa số các cô gái lấy chồng Đài Loan Hàn Quốc là gái Miền Tây đâu. Sau đây là những tố chất văn hóa khiến họ trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà môi giới hôn nhân.

Như đã nói, gái Miền Tây bị ảnh hưởng bởi Khổng Giáo – Tam Tòng, Tứ Đức – nên họ cam chịu chứ không phấn đấu. Vì từ nhỏ họ đã được dạy “tại gia tòng phụ, xuất gia tòng phu”. Khi đã lấy chồng, sống ở nhà chồng là người của bên nhà chồng. Phải ngoan và vâng lời chồng và phục vụ gia đình chồng. Nếu không sẽ bị cho là con dâu hư, nếu gia đình chồng trả về cho nhà gái thì cô gái sẽ bị coi như một sự sỉ nhục, làm mất danh dự gia đình.

Gái Miền Tây không được dạy phải đi làm tự lực để phát triển, mà chỉ làm đẹp để lớn lên lấy chồng cho cha mẹ nhờ. Nên việc gia đình thúc đẩy họ lấy chồng ngoại để được nhà chồng cung cấp tiền cưới và tiền phụng dưỡng là điều gần như tự nhiên trong văn hóa người Miền Tây. Con gái lấy chồng, nhà chồng trả tiền cho nhà gái. Trong mắt cha mẹ Miền Tây, đó là cách con gái mình báo hiếu với mình. Còn trong mắt con gái Miền Tây, đó là cách nhanh nhất để mình báo hiếu cha mẹ để trả ơn cha mẹ đã nuôi mình lớn lên.

Hầu hết các cô gái đó lớn lên trong gia đình nghèo ở các vùng nôn thôn, nên không được tiếp cận với sự hiện đại hóa của xã hội. Trong tư duy của họ, họ chỉ biết lấy chồng để lo cho gia đình. Đây là một nhận xét rất khó chấp nhận và đụng chạm tới rất nhiều người nhưng suy cho cùng, rất khó để chối bỏ.

Cha mẹ Miền Tây rất tự hào khi con mình lấy chồng giàu và gửi tiền về cho mình. Sống vào tiền trợ cấp của con gái mình không phải là gánh nặng hay điều xấu xa mà là một niềm tự hào.

Những nhận xét về văn hóa và con người Miền Tây:

Sau đây là 11 lời nhận xét về văn hóa và con người Miền Tây của những người tác giả đã nói chuyện và thảo luận. Những lời nhận xét này chỉ mang tính chất cá nhân, không đại diện cho bất cứ tổ chức nào.

”Mình đã đi về Miền Tây chơi hơn chục lần, lần nào cũng vậy, không thấy gì thay đổi. Người Miền Tây hình như không có tư duy phát triển. Sáng họ thức dậy ăn sáng, ngồi chơi tới trưa rồi ngủ trưa. Chiều mát mát hẹn bạn bè đi nhậu.”

”Ông chú mình đã 40 tuổi rồi, đã có vợ và con, nhưng đã ly dị để cưới 1 em Miền Tây 20 tuổi về làm vợ. Mình thật sự không hiểu nổi. Cô ấy biết là chú mình đã có gia đình sao vẫn tiếp tục mối quan hệ. Khi mình đi dự lễ cưới nhà gái, thì đó là một căn nhà tranh. Nhưng lần thứ 2 mình về đó chơi thì nó trở thành một căn nhà gạch khang trang. Nhà gái có 2 chiếc xe tay ga chạy. Trong khi đó chú mình phải bán đất mà không nói cho người nhà bán để làm gì. Khi cưới xong rồi thì cô gái ấy ở nhà sinh con đẻ cái, không làm gì cả. Mình không muốn đánh đồng tất cả, đây chỉ là nhận xét cá nhân.”

”Con bạn thời sinh viên sống cùng phòng ký túc xá với mình là người Miền Tây. Nó coi người yêu nó như….(hơi nhạy cảm) như cái bóp. Đi chơi thì bạn trai nó luôn trả tiền dù nó cũng đi làm có lương. Hôm bữa nó hết dầu gọi đầu, thế là nói gọi nói bóng gió với người yêu “em hết dầu gội rồi”. Chiều hôm đó anh người yêu nó mang qua vài chay dầu gội. Thật hết biết. Không chỉ là dầu gọi, mà còn mấy thứ đơn giản như mì gói, thẻ điện thoại có chút xíu nó cũng kêu người yêu nó mua.”

”Ở cơ quan mình bọn mình hay ra quán cà phê uống nước nói chuyện. Lần nào cũng vậy, mấy đứa con gái Miền Tây không bao giờ trả, nhường vinh dự đó cho mấy anh con trai. Ai cũng nhận lương như nhau mà tại sao họ không nhận thức được trách nhiệm cá nhân của mình chứ?”

”Có một lần mình hỏi em Miền Tây, dân thể thao đạt thành tích cao, được tuyển thẳng vô đại học nhưng không chịu đi học. Tôi hỏi tại sao thì cô ấy nói ’em không thích học anh ơi, học làm, trước sau em cũng lấy chồng.’ Cô ta không đại diện cho đại đa số con gái Miền Tây nhưng tôi đã biết quá nhiều cô gái Miền Tây như vậy. Hình như trong tư duy của họ, lấy chồng là mục đích chính cho tương lai sau này.”

”Tôi phải nói điều này, nếu bị mọi người chửi thì tôi chịu. Dân Miền Tây làm biếng kinh khủng. Đã vậy còn lại bợm nhậu. Nói về nhậu thì dân Miền Tây không có đối thủ. Thứ dân gì mà mới sáng sớm đã đi ra chợ mua mồi về nhậu.”

“Tụi con gái Miền Tây khi xét người yêu là xét cái túi tiền. Mình muốn tán phải có điện thoại mới, xe tay ga, chứ bình dân là mấy em đó cho ra rìa ngay.” – Lời của một bạn nam ở một thành phố ở Miền Tây.

”Tui không biết bà thì sao chứ không dị ứng với gái Miền Tây. Tụi nó thấy ai có tiền là cặp. Tui là con gái mà tui còn phải dị ứng.”

”Gái Miền Tây công nhận là đẹp thiệt, mà tụi nó làm biếng kinh khủng. Suốt ngày chỉ biết làm đẹp. Cua mấy em Miền Tây tốn tiền lắm. Không phải chỉ tốn tiền cho 1 mình nó mà phải tốn tiền cho gia đình nó nữa.”

”Tới nhà ăn tiệc hay đi chơi, nhất là khi về chơi nhà người yêu thì phải có quà cáp. Người ta đánh giá mình từ cái xe, vàng bạc đeo trên người cho tới công ăn việc làm. Họ thẳng thắn và soi mói quá mình chịu không được.”

Năm rồi con nhỏ kia hỏi mình: ‘chị ơi chị, chị tới nhà con Diễm chơi chị thấy sao? Nhà có có giàu không chị? Nhìn nó giống con nhà giàu. Nhà nó nhà gạch hay gì, có đầy đủ hông?” Mình im lặng một hơi rồi hỏi ‘mà em hỏi chi?’ rồi nó trả lời ‘thì em hỏi cho biết thôi, tại em thấy nó giống con nhà giàu.’

Lời kết

Ở đâu cũng có người này người kia. Việc đánh đồng tất cả là một việc sai lầm. Trong trường hợp này, không phải người Miền Tây nào cũng lười biếng và chỉ muốn sống hưởng thụ. Bài viết này là một bài nhận xét về văn hóa. Vì văn hóa không có đúng sai, tác giả chưa bao giờ nói mình đúng. Nhưng nếu chúng ta tự nhìn nhận thì văn hóa Việt Nam, trong trường hợp này, văn hóa Miền Tây thật sự có rất nhiều điều tiêu cực và rất nhiều vấn đề.

Đâu phải ngẫu nhiên đại đa số các cô gái lấy chồng ngoại là người Miền Tây. Cũng không phải ngẫu nhiên đại đa số các cô gái làm việc trong ngành ‘nhạy cảm’ là gái Miền Tây. Vai trò văn hóa đóng một phần rất lớn và nếu chúng ta muốn phát triển thì phải thật sự can đảm nhìn vào những giá trị chúng ta lấy làm nền tảng. Và khi chúng ta thật sự nhìn nhận thì sẽ thấy văn hóa và giá trị của chúng ta có quá nhiều điều bất cập.

Ku Búa
http://www.triethocduongpho.com/2015/06/08/lam-nham-ve-van-hoa-va-gai-mien-tay/
Phần nhận xét hiển thị trên trang

TAC GIẢ TRUYỆN CÂY TÁO ÔNG LÀNH VÀ CAO BỒI BANG TEXAS


Tạ Hữu Đỉnh
Thứ ba ngày 16 tháng 6 năm 2015 3:40 PM
Tạp bút 
Phần một:
Lần đầu tiên tôi được biết cái tên Hoàng Cát, không phải do được đọc tác phẩm của ông, mà do nghe thấy người ta đồn ông bị “đánh”, vì cái truyện viết cho thiếu nhi: “Cây táo ông Lành”. Nghe đâu cái tên ông Lành, chẳng may lại trùng với tên một ông to ở trung ương cho nên mới thành ra to chuyện. Kể ra, thiên hạ trùng tên, trùng tuổi cũng là chuyện thường tình. Nươc ta bây giờ ở đâu đó vẫn có Lê Quý Đôn, có Nguyễn Công Hoan đấy. Nhưng Lê Quý Đôn ngày xưa là quan Bảng nhãn, còn Lê Quý Đôn bây giờ rất có thể chỉ là một bác thợ cày. Thì cũng vẫn là “quý” chứ có sao đâu? Nhưng nhà cái ông to ấy lại cũng có cây táo, cho nên mới sinh ra nông nỗi…
Người ta bảo tác giả bị “đánh’ đau lắm. Mà đấy vẫn còn là may, vì Hoàng Cát là thương binh cụt một chân, cho nên chỉ bị mất việc làm, bị treo bút không được viết lách gì nữa, chứ nếu không thì cứ gọi là tù mọt gông!...
Thấy chuyện lạ, tôi cũng định tìm đọc xem đầu cua tai nheo ra sao mà to chuyện thế? Nhưng chẳng đào đâu ra cái của quốc cấm ấy. Thế rồi thời gian trôi đi, chyện mới đã thành ra cũ. Rồi đời sống mải làm mải ăn, hơi đâu mà để ý đến cái thừ giời ơi đất hỡi ấy nữa.
Nhưng rồi một hôm đọc báo Nghệ Thuật mới (phụ trương báo Người Hà Nội, số Tết Ắt Mùi 2015), thấy bài : “Xông đất nhà thơ Tố Hữu” của Phùng Quán, thì cái tên Hoàng Cát và truyện “Cây táo ông Lành” lại được nhắc đến. Phùng Quán viết:
“…Tôi bâng khuâng đưa mắt nhìn cây táo già và cây hồng tơ, đứng sát bên rào sắt trước tiền sảnh biệt thự. Đây là hai cái cây nổi tiếng đã đi vào thơ: “Cây táo đầu hè rung rinh quả ngọt”, “Quả son nhún nhẩy đên lồng cành tơ”. Nhìn cây tôi bỗng chạnh nhớ đến anh lính trẻ thương binh Hoàng Cát viết văn. Chỉ vì cây táo này mà có lần anh phải mang hoạ vào thân. Anh viết truyện thiếu nhi “Cây táo ông Lành” và đã bị trừng phạt vì có dụng ý nói xấu cán bộ lãnh đạo cao cấp. Giá hồi đó anh đổi thành “Cây nhót hay cây ổi ông Lành” chắc đã không phải khổ…”.
Thế là một lần nữa sụ tò mò lại chỗi dậy, tôi lại muốn đọc cái truyện ấy. Nhưng tìm đâu ra? Nhà thơ Hoàng Cat, tôi và bạn bè tôi chẳng có ai quen biết ông. Nghĩ mãi, chỉ thấy còn một chút hy vọng mỏng manh và cũng rất hú hoạ là hỏi máy tinh.
Ôi chao! Thật không thể tưởng tượng được, một văn bản truyện đã bị đào sâu chôn chặt gần nửa thế kỷ trước rồi. Thế mà nay lại hiện lên nguyên vẹn trên màn hình, chỉ sau vài cái nhấn chuột! Để bạn đọc tiện theo dõi, trộm phép tác giả, tôi xin trích tóm lược nội dung truyện như sau:
“Chẳng ai biết tên ông ấy là gì? Thấy ông hiền lành lại yêu trẻ, cho nên người ta gọi ông là ông Lành. Lâu ngày thành tên. Vườn nhà ông rộng, có nhiều cây ăn quả. Nhưng ông quý nhất cây táo lai. Cạnh cây táo ông đã cất một ngôi nhà chuẩn bị cho cậu con trai duy nhất của ông lấy vợ. Nhưng làm xong nhà thì con trái ông xung phong đi bộ đội. Thế là nhà mới đành bỏ không. Đến nay, tuy vẫn mang tên “nhà mới”, nhưng mái tranh đã có vài chỗ dột vì chuột bọ và thiếu vắng hơi người.
Bà vợ ông mất từ năm 1967, vì bom Mỹ. Ông ở một mình. Muốn có đứa cháu cho vui cửa vui nhà, nhưng chưa thực hiện được.
Bên ngoài hàng dậu nhà ông là con đường ống chạy xuyên qua làng. Sáng nào lũ trẻ cũng ríu rít qua đấy nhặt táo rụng rồi đến lớp Vốn yêu trẻ, ông lấy đó làm nguồn vui. Nhiều lần thấy chúng ném đất, đá cho táo rụng, ông cũng không la mắng. Ông chì nhẹ nhàng bảo chúng đừng làm hỏng mái nhà. Bọn trẻ cũng ngoan, biết vâng lời ông.
Nhưng một hôm ông đang ngồi chẻ lạt, buộc cái nạng để chống cành táo khỏi ngả xuống vườn, thì “bịch” một cái, hòn đất rơi trúng đầu ông vỡ tung toé. Cũng máy là hòn đất mềm. Ông chỉ choáng váng một chút. Khi mở mắt ra ông thấy thằng Thìn mặt tái mét, nó ấp úng: “Cháu, cháu lỡ, xin ông tha!”. Đang cơn bực mình, ông Lành ném con rựa đánh “phịch”: “Ông, ông cái con khỉ!”. Sợ quá, thằng Thìn co cẳng cắm đầu chạy. Gặp lũ trẻ, nó liền bịa ra cách để doạ các bạn. Nó phồng má, trợn mắt lên bảo: “Này chúng bay ơi! Tao vừa đến chỗ cây táo nhà ông Lành. Tao đang nhặt mấy quả rụng. Bỗng nghe thấy tiếng ư hừm rất to. Tưởng có người ở trên cây, tao nhìn lên thì…eo ơi! Một cái sọ dừa đen ngòm đang trừng trừng nhìn tao. Tao sợ quá ù té chạy đến đây. Hú vía!”.
Chẳng trông thấy ma bao giờ, nhưng bọn trẻ đứa nào cũng rất sợ ma. Thế là từ hôm ấy chúng bảo nhau bỏ con đường đi qua gốc táo nhà ông Lành. Chúng đi vòng ra đường cái đến lớp. Con đường nhà ông Lành trở nên vắng ngắt. Táo rụng vàng ối dưới gốc cũng chẳng có đứa nào đến nhặt.
Chẳng hiểu nguyên nhân vì sao? Tiếc những quả táo vàng ươm rơi rụng, ông Lành nhặt đầy một rổ, rửa sạch để chờ bọn trẻ. Ông vừa rửa xong thì thấy thằng Mùi hớt hải chạy qua.. Ông gọi và giữ nó lại đưa táo cho nó. Nhưng thằng Mùi lắc đầu, bảo: “Không! Táo có ma đầu lâu đen, cháu không ăn đâu!”. “Ai bảo cháu thế?” Thằng Mùi thuật lại chuyện thằng Thìn nói mấy hôm trước, rồi bảo: “Hôm nay cháu ngủ quên, sợ muộn học cháu mới liều chạy qua đây đấy ông ạ!”. Vỡ lẽ, ông Lành mắng: “Cha tổ chúng bay! Chỉ khéo bịa chuyện để doạ nhau chứ làm gì có ma đầu lâu. Đấy là cái tổ kiến ông để cho kiến nó bắt sâu khỏi hại táo đấy!”. Rồi ông Lành lấy cây chọc tổ kiến, lũ kiến đen bò ra bâu đầy ngọn sào để thằng Mùi biết rõ sự thật…
Đêm ấy ông Lành không ngủ được, nằm nghe tiếng táo rung lộp độp, lẫn tiếng tí tách sương rơi, khiến ông nghĩ càng thêm ân hânk. Vì trước đây có lần cô giáo Hà đã hỏi ông mượn ngôi nhà mới làm lớp học. Nhưng ngại bọn trẻ nghịch ngợm, ông không cho. Nhưng bây giờ thì ông đã đổi ý…
Sáng hôm sau ông Lành đến lớp Một, với hai mục đích là báo cho cô Ha biết để cô chuyển lớp học đến ngôi nhà mới của ông. Và gặp lũ trẻ nói cho chúng hiểu, trên cây táo của ông chỉ có cái tổ kiến, chứ không phải là cái đầu lâu đen như thằng Thìn nói.
Vừa trông thấy ông, lũ trể đã cầm vài quả táo và hò reo chạy ra đón ông. Riêng thằng Thìn ngồi sụp xuống chân bàn, hai tai nó đỏ dừ.
Mùa táo chín 1973”.
x x x
Dưới truyện “Cây táo ông Lành” là những dòng trích bài Xã luận nhan đề: “Tăng cường tính Đảng. Đi sâu vào đời sống nhân dân, tạo một khí thế mới trong văn nghệ ta”. In trên Tạp chí Học tập, số 11- 1974.
“Một truyện ngắn về thiếu nhi đăng trên tuần báo Văn nghệ trong thời gian qua thuộc loại nấm độc nguy hiểm. Với lối viết kiểu “biểu tượng hai mặt”, truyện này gieo rắc hoài nghi trong quần chúng đối với sự lãnh đạo của đảng ta, gieo rắc tư tưởng chống lại đường lối cách mạng, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền chuyên chính vô sản của chúng ta. Mô tả cuộc sống heo hút, tâm trạng u buồn của một ông già, người vợ chết vì bom, người con trai độc nhất “vô bộ đội đợt đầu tiên kể từ ngay sau khi có lệnh hoà bình”, truyện này không những bộc lộ quan điểm sai lầm của chủ nghĩa nhân đạo tư sản trong vấn đề chiến tranh, mà còn có tác dụng như một lời kêu gọi phản đối chiến tranh cách mạng, có hại cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước hoàn thành độc ;ập và dân chủ trong cả nước của nhân dân ta. Trong điều kiện chuyên chính vô sản, cuộc đấu tranh giữa hai con đường ở miền Bắc tiếp tục diễn ra gay go, phức tạp, tác giả truyện ngắn này đưa ra hình ảnh cái đầu lâu khủng khiếp và nói về việc “từ bỏ con đường này đi theo con đường khác” là có ý gì? Phải chăng đây là sự phản ứng giai cấp trước một số biện pháp như kiểm tra hành chính, thu lại ruộng đất bị lấn chiếm, chống bọn ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa và bọn làm ăn phi pháp, bọn đầu cơ móc ngoặc v,,,v…mà nhà nước dân chủ nhân dân đã áp dụng để bảo đảm thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trong việc giải quyết vấn đề “ai thắng ai” ở miền Băc? Cùng với lối viết bóng gió, xuyên tạc “nhà mới mà đã dột vì chuột bọ”, tác giả đe doạ “bỏ” con đường tác giả cho là “con đường tắt” để đi con đường khác. Đó là một sự thách thức chế độ ta. Chuyện đã không chân thật, chủ đề lại lấp lửng, chi tiết lại đáng ngờ, gieo rắc những quan điểm, tư tưởng sai trái, đây rõ ràng là một truyện xâú và có hại. Vì tính chất độc hại của nó, truyện ngắn này đã bị đông đảo bạn đọc phản đối”…
Phần hai:
Từ “mĩ” trong ngôn ngữ nước ta có nghĩa là “đẹp”. Nhưng nước Mỹ trứơc đây đối với người Việt Nam chúng ta thì không thể có nghĩa là đẹp được…Ngày xưa trong sách báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, hay trong các cuộc học tập, đăng đàn diễn thuyết, người ta thường chỉ chích đế quốc Mỹ, gọi Mỹ là: “Con hổ giấy”, là: “Thằng người khổng lồ chân đất sét”, là: “Tên sen đầm quốc tế”… Và khẳng định rằng: “Chủ nghĩa tư bản đang giẫy chết!”.
Nhất là từ ngày Mỹ đem quân vào miền Nam nước ta, trực tiếp bắn giết nhân dân ta, rồi leo thang ném bom bắn phá miền Bắc nước ta, một nước độc lập có chủ quyền đã được Liên Hiệp Quốc và hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận. Thì nước Mỹ đã lộ nguyên hình là kẻ thù xâm lược nước ta. Cho nên Mỹ chẳng những đã không đẹp, trái lại đã trở nên rất xấu!
Nhưng đó là chuyện từ ngày xửa ngày xưa rồi. Còn từ ngày ta đổi mới tư duy, mở cửa hội nhập, muốn làm bạn với tất cả các nước, rồi My bãi bỏ lệnh cấm vận bao vây kinh tế nước ta và thiết lập quan hệ ngoại giao với ta, thì nước Mỹ đã trở thành bạn bè đối tác của nước ta rồi.
Và…cũng từ ngày đó, chẳng biết có chỉ thị nghị quyết gì bảo thôi hay không? Mà tất cả các cơ quan ngôn luận truyền thông báo chí và các nhà li luận khi viết cũng như khi đăng đàn rao giảng đều thôi không nhắc đến các cụm từ cũ như: “Đế quốc Mỹ là con hổ giấy”, hay: “Mỹ là tên sen đầm quốc tế” nữa. Mặc dù Mỹ vẫn đang có quân đồn trú ở Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như Mỹ vẫn đang đứng đầu trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Và cũng từ ngày ấy đến bây giờ, chẳng biết chủ nghĩa tư bản có còn giẫy chết nữa không? Nhưng xem ra nó vẫn còn sống, chứ chưa chết!...
Và bây giờ, tuy nước Mỹ đã là bạn của ta, nhưng xã hội vôn lắm mầu nhiều vẻ, bạn bè cũng có nhiều kiểu, nhiều loại khác nhau. Có bạn tâm giao, bạn xã giao hoặc bạn sơ giao. Bạn tâm giao là bạn cùng chí hướng, cùng lý tưởng, cùng phe xã hội chủ nghĩa, cùng chia ngọt sẻ bùi, vừa là đồng chí vừa là anh em. Như ta với Lào, Trung Quốc hay Liên Xô trước đây. Cho nên khi đón bàn tâm giao đến thăm, vị đại diện nước chủ nhà, sau cái bắt tay thật chặt, là cái ôm vai, vỗ lưng, rồi ba cái áp má nữa mới là xong cái thủ tục mở đầu của cuộc viếng thăm. Còn các nước chỉ là bạn bè hợp tác kinh tế, thương mại theo kiểu: “Đi buôn có bạn, đi bán có phường”. Thì vị đại diện nước chủ nhà chỉ chìa ra một cái bắt tay vừa phải, không cần chặt, mà cũng không lỏng. Không ôm vai, không vỗ lừng, không áp má. Và nhất là không cần cúi đầu. Trái lại, đầu phải thẳng, hay có thể ngửa lên một chút cũng chẳng sao. Trong khi phía khách (chẳng biết có phải do nền văn hoá của họ, hay vì kính phục ta) mà họ cúi đầu rất thấp?... Khi hai bàn tay chủ và khách vừa nắm vào nhau, thì bàn tay kia của vị chủ nhà đã ra dấu cho khách quay mặt ra phia trước để các phóng viên đài, báo chụp ảnh ghi hình.
Tuy nhiên, cái nghi thức long trọng đó cũng có lúc xẩy ra tình trạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Khách đang tươi cười, niềm nở nhìn chủ nhà để bày tỏ sự vui mừng, thì chủ nhà đã quay mặt nhìn ra phia trước cười rất tươi với những chiếc ống kính vô tri vô giác!...
Khoảng ba, bốn thập niên trước đây, nhà thơ Việt Phương đã có câu thơ rất nổi tiếng: “Tổng thống Mỹ cũng có thể là đồng chí”. Vâng! Nhưng đó là ở thì tương lai. Còn quá khứ và hiện tại, các đời Tổng thống Mỹ chưa có ai là đảng viên đảng cộng sản. Cũng như nước Mỹ hiện nay mới chỉ là bạn bè có quan hệ ngoại giao, hợp tác đầu tư kinh tế với nước ta như các nước tư bản khác, chứ nước Mỹ chưa phải là đồng chí của ta. Và có lẽ do vậy mà sự hiểu biết về con người, về cuộc sống và đất nước của nhau còn rất hạn chế. Kể cả người đang viết những dòng này cũng vậy.
Nhưng rồi nhờ bài báo: “Gặp gỡ nước Mỹ” của Vũ Cao Phan (Văn nghệ số 1+2, ngày 3/1/2015) đã gióp tôi khắc phục một phần nào sự thiếu sót đó. Và xin phép tác giả, tôi xin trích một số đoạn để bạn đọc cùng chia sẻ:
“…Tôi (tức Vũ Cao Phan) có lần ghé một bệnh viện ở San Francico bất ngờ đọc thấy dòng chữ trên tấm bảng ngay lối cửa chính: “Mọi bệnh nhân đều được điều trị hoàn toàn bình đẳng, bất kể tuổi tac, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, quyền công dân hay thân phận pháp lý. Bệnh viện không được trì hoãn việc điều trị cho dù bệnh nhân ý có hay không có khả năng chi trả hoặc bảo hiểm”. (…) trong hai ngoặc đơn này là những dòng Anh ngữ nguyên bản.
“…Tôi kể chuyện này: Một công ty Mỹ quyết định mua lại một công ty Pháp ở Paris, trong kế hoạch phát triển thương hiệu của mình. Thương thảo mọi điều khoản xong, họ đồng ý ký tắt trong Wonking hỉrch (bữa ăn trưa làm việc) ngay tại căng tin. Vào bàn, người Mỹ chợt thấy phía trước ba nhân viên Pháp đang. vui vẻ với cá hồi và rượu vang. Bữa ăn vẫn diễn ra nhưng việc ký tá được hoãn lại. Hoãn lại có nghĩa không bao giờ nữa. Việc dùng chất cồn trong công, tư sở bị cấm hoàn toàn, cấm nghiêm ngặt,,,”.
“…Ở San Francico, gần ngay chỗ tôi ở một lá “cờ hoa” được làm cho rách nát tả tơi còn hơn cả một bãi rác, cắm trước một căn nhà cổng cửa mở toang. Chẳng ai can thiệp, kể cả chính quyền (ở xứ khác, chủ nhân của nó chắc đã bị bỏ tù...”.
“..Trên một quảng trường ở Seattle tình cờ tôi thấy một công dân da đen đăng đàn công kích chính sách của Tổng thống Obama, thoá mạ cả cá nhân Tổng thống, thỉnh thoảng lại thõng thượt ngồi xuỗng chiêu nước và nhai kẹo cao su. Chẳng ai đứng nghe, cũng chẳng ai hỏi đến, chỉ có một người ngang qua đặt dưới chân “diễn giả” hình như là đôi chiếc hot dog (bánh mì kẹp thịt)”…
“…Trên một con đường cao tốc phụ cận Houston, chẳng rõ nguyên nhân gì, bất ngờ một chiếc xe vượt qua chặn đường một chiêc xe khác, người trong xe bước ra, rút súng (đây là xứ cao bồi Texas mà, chưa kể ở Mỹ ai cũng có quyền sở hữu súng) bắn thủng cả bốn lốp chiếc xe kia rồi ung dung bước lên xe mình lái đi…”.
* * *
Doạn kết:
Đọc bài: “Gặp gỡ nước Mỹ”, bỗng tôi nẩy ra ý nghĩ so sánh về hoàn cảnh và thân phận của tác giả truyện “Cây táo ông Lành” với ông “diễn giả” da đen ở quảng trường Seattle nước Mỹ. Hai người đều là công dân của hai quốc gia độc lập, có chủ quyền và có nền tự do dân chủ như nhau. Nhưng một người co thể tự do đăng đàn công khai đả kích chính sách của Tổng thống. Thậm chí thoá mạ cả cá nhân Tổng thống cũng chẳng ai bảo sao, kể cả cơ quan chính quyền. Còn người kia, đã từng hi sinh một phần quan trọng xương máu của mình để bảo vệ đất nước và chế độ, nhưng chỉ vì một cái truyện ngắn viết cho thiếu nhi có con đường vòng, đường tắt và có nhân vật trùng tên với một ông cán bộ lãnh đạo, mà bị chụp cho cái mũ: :”Chống chế độ xã hội chủ nghĩa”, bị mất việc làm, và bị treo bút gần 20 năm. Nếu không có “Đỏi mới” thì cái tội tày đình đó còn chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt!
Như vậy là hoàn cảnh xã hội và thân phận công dân của hai người, tuy hình thức bên ngoài thì rất giống nhau, nhưng bên trong thì khác nhau một trời một vực. Và cũng do đọc bài báo này, tôi mới biết nước Mỹ ngoài nền tự do dân chủ chân chính, còn có tự do theo kiểu “cao bồi”!
Để cuộc sống của con người được tốt đẹp hơn. Mong sao cái thứ tự do “cao bồi”, và cả cái kiểu ra tay mẫn cán, “chuyện bé xé ra to”, rồi chụp cái mũ “phản động” lên đầu người dân thấp cổ bé họng, không có khả năng tự bảo vệ mình, để tâng công, nhằm mưu cậu danh lợi cho cá nhân mình sẽ chẳng bao giờ tái diễn nữa.
Bạn đọc có đồng ý như vậy không?
TP Uông Bí, tháng 3/2015
Tạ Hữu Đỉnh
Phần nhận xét hiển thị trên trang

HỘI NHÀ VĂN NGÂM KHÚC

ĐẠI HỘI 9 


Trương Vĩnh Tuấn
Thứ tư ngày 17 tháng 6 năm 2015 7:02 AM

KHÚC THĂM DÒ


Người ta thăm biển dò rừng .
Hội ta thăm phiếu dò từng ý nhau .


Chẳng biết tự khi nào không rõ .
Đại hội về là có thăm dò .
Thăm đi thăm lại vẫn lo .
Thăm trong Đảng lại đến mò hội viên .
*


Chứ ngày trước cao niên để lại .
Mỗi kì vui khi đại hội về .
Gặp nhau là để hả hê .
Chứ đâu để kiếm ghế kê đời mình
*


Việc nhân sự nhẹ tênh như lụa .
Chốn quan quyền như gió như mây
Trang văn cứ viết cho đầy .
Nghĩa nhân cứ tích cho dầy nghĩa nhân .
*




Chỉ bởi lẽ không ham không hố .
Coi đó là phận sự đa mang .
Chốn này là chốn cao sang .
Già nhường cho trẻ mở mang nghiệp đời .
*


Thị trường đến cái thời mở cửa .
Mà đồng tiền mạnh tựa phép tiên .
Muốn tiền thì phải có quyền .
Muốn quyền thì phải già duyên sự đời .
*


Và mưu mánh mới lòi từ đó .
Và tham lam mới ló từ đây .
Không tin kể cái sự này .
Sờ sờ trước mặt chưa tày vài gang .
*


Vào được cái chấp hành là có
Giải văn chương này nọ ẵm về .
Là đi nước nọ nước kia .
Kẻ tìm người tới chầu rìa cậy xin .
*


Là có một cơ quan trong hội .
Xe vi vu sớm tối chu toàn .
Lương hưu thì xếp ngăn bàn.
Tiền chia đút túi , lộc san cho bồ
*

Kệ cán bộ bơ phờ kiếm sống .
Kệ báo văn số lượng teo dần .
Bạn đọc ngoảnh mặt đưa chân
Lánh xa thân phận nhân dân nhọc nhằn

*

Là tha hồ làm mây làm gió .
Sai mười mươi gân cổ cãi bừa .
Kiểm tra kết luận nọ kia .
Kí chưa ráo mực là lia gậm bàn .
*


Phiếu thăm dò khôn ngoan đáo để .
Rằng hội viên vẫn nể chúng tôi .
Điều kia tiếng nọ im rồi.
Cứ trông lượng phiếu xứng ngôi chấp hành
*


Nào đâu biết nguồn cơn này nọ .
Nào đâu hay mẹo ngõ mưu đường .
Rành rành còn lắm tai ương .
Huống chi mờ mịt gió sương dặm dài .
*


Và như thế mới hài mới hước .
Chọn hai mươi chính thức để bầu .
Lật lên ngó xuống mới rầu .
Mười lăm quan bác vẫn chầu... y nguyên .
*


Mà trước đó vẫn huyên thuyên bảo .
Rằng kì này bô lão ít thôi .
Lấy hình quả trám ra soi .
Già ,trẻ , cũ , mới, doi doi lưng chừng
*


Từ thăm dò chuyển lên đề cử .
Chuyện như đùa chỉ có hội ta .
Thế mà nghĩ mãi chẳng ra
Chước cao là chước chiều tà nhá nhem .
*


Các đại biểu cho em nhắn với .
Về cho vui trông đợi làm chi .
Mặc ai chài bán cả chì
Ta vui cứ oẳn tù tỳ cho vui.
*


Thôi lạy Phật mong Trời có mắt .
Kiểu chơi này lạc đất văn nhân .
Trở về giữ nghiệp an thân .
Chốn này chớ có chen chân tủi mình .

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phỏng vấn Joseph S. Nye: Hung đồ của Trung Quốc và chính sách tái quân bình của Mỹ tại châu Á


Tác giả: Samuel Ramani
Người dịch: Đỗ Kim Thêm
10-06-2015
Trong dịp thuyết giảng tại Đại học Oxford vào đầu tháng 6, Joseph S. Nye đã dành cho Samuel Ramani một cuộc phỏng vấn với toàn văn sau đây:
Chính quyền Obama đã thực hiện việc chuyển trục chiến lược về châu Á là một yếu tố chính trong chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, việc chuyển giao rộng lớn các nguồn lực quân sự của Mỹ tại Thái Bình Dương đã bị chống trả bởi việc tập trung quân sự nhanh chóng của Trung Quốc. Kể từ khi sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tăng lên với tốc độ nhanh hơn so với sự hiện diện của Mỹ, ông có nghĩ việc chuyển trục chiến lược về châu Á sẽ có hiệu quả trong việc cân bằng quyền bá chủ khu vực của Trung Quốc trong thời gian dài?
Tôi nghĩ cụm từ tái quân bình, một thuật ngữ mà chính quyền Obama thích sử dụng hơn tạo được nhiều ý nghĩa. Chuyển trục sang châu Á đúng hơn là một chính sách quân sự. Châu Á, đặc biệt là Đông Á, là một nơi tăng trưởng nhất của nền kinh tế thế giới và tôi nghĩ chính quyền Obama cảm thấy chúng ta đã chưa quan tâm đúng mức đến khu vực này. Vì vậy, việc tái cân bằng là một nỗ lực để tập trung vào các khu vực năng động nhất của nền kinh tế toàn cầu. Nó có một thành tố quân sự, như khi cam kết của Hoa Kỳ để có 60 phần trăm của lực lượng hải quân ở Thái Bình Dương vào năm 2020. Nhưng điều quan trọng là để nhấn mạnh tác động của Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và những nỗ lực ngoại giao trong khu vực. Đối với các thành tố quân sự, Hoa Kỳ có khả năng với 10 hàng không mẫu hạm đặc nhiệm để gia tăng lực lượng trong khu vực Thái Bình Dương, nếu cần thiết. Vì vậy, khả năng của Hoa Kỳ đã vượt qua những lực lượng được đồn trú ở đó vào bất kỳ thời gian quy định nào; khả năng huy động các lực lượng bổ sung một cách nhanh chóng là một lợi điểm quan trọng. Ngoài ra, Hoa Kỳ vẫn giữ 50.000 quân tại Nhật Bản và 20.000 quân khác tại Hàn Quốc; mà một phần được hỗ trợ bởi các điều kiện ngân sách của Nhật Bản và Hàn Quốc. Vì vậy, tôi nghĩ rằng tái cân bằng hướng tới châu Á có ý nghĩa và chúng ta nên theo đuổi với chiến lược này.
Gần đây, sự va chạm đã trở nên to tiếng hơn giữa các đồng minh truyền thống của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương, Nhật Bản và Hàn Quốc, đặc biệt là trong các cuộc thăm dò công luận. Tại sao ông nghĩ rằng việc bất hoà này đã lan rộng? Và có phải vị thế của Abe tỏ ra hung hăng đối với Trung Quốc đang gây bất ổn cho khu vực không?
Tôi không nghĩ là có những quan ngại nghiêm trọng bên trong Hoa Kỳ về những nỗ lực của Abe để cải thiện vị thế quốc phòng của Nhật Bản. Tôi nghĩ họ được hoan nghênh, nhưng tôi nghĩ Washington quan tâm về các mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Lý do là có những nguy hiểm nghiêm trọng đến từ Bắc Hàn; và đối phó với mối đe dọa mà đòi hỏi phải có phối hợp chặt chẽ giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hoa Kỳ đã và đang làm việc trong bóng hậu trường và đôi khi công khai thuyết phục Nhật Bản và Hàn Quốc cải thiện sự hợp tác của họ, và thông qua các vấn đề lịch sử của họ, mà đó là một nguồn gốc chủ yếu của tình trạng căng thẳng. Điều đáng tiếc là có vài người trong giới hoạch định chính sách ở Nhật Bản và Hàn Quốc đang bị bám víu về những vấn đề trong những năm 1930, chứ không phải là suy nghĩ về những vấn đề của thế kỷ XXI.
Tập Cận Bình đã lên giọng điệu cao hơn theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, mà đôi khi được coi là mở đầu cho tinh thần hiếu chiến của Trung Quốc. Ông có nghĩ rằng tình trạng trì trệ kinh tế ở Trung Quốc làm trầm trọng hơn cho chủ nghĩa dân tộc mới này không?
Tập Cận Bình cần một lực để làm chính thống hóa cho quyền lực của mình và quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tăng trưởng kinh tế trong lịch sử đã được xem là động cơ chính để chính thống hoá về quyền lực, đặc biệt là kể từ khi tầm quan trọng về ý thức hệ cộng sản đã suy giảm đáng kể. Từ khi kinh tế Trung Quốc sa sút, chủ nghĩa dân tộc tăng nhiều hơn, và tôi nghĩ chúng ta đang trải qua một giai đoạn của sự quan tâm cao độ về chủ nghĩa dân tộc. Tôi nghĩ chủ nghĩa dân tộc đã làm cho Trung Quốc giải quyết cuộc xung đột với các nước láng giềng ở Biển Đông khó khăn hơn. Vì vậy, đến nay không có dấu hiệu rõ rằng việc gia tăng chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc sẽ dẫn đến xâm lược quân sự. Các cuộc họp cấp cao giữa Tập Cận Bình và Abe tại hội nghị thượng đĩnh APEC là một bước đi tích cực, khi Trung Quốc đã đề kháng với các cuộc họp này trong quá khứ. Nhưng tiềm năng để làm cho chủ nghĩa dân tộc sôi động là vấn đề mà chúng ta cần theo dõi chặt chẽ.
Barack Obama đã cáo buộc Tập Cận Bình trong việc cá nhân hoá quyền lực đến một mức độ lớn hơn bất kỳ một nhà lãnh đạo nào khác của Trung Quốc kể từ Đặng Tiểu Bình. Cá nhân hóa quyền lực này đã trùng hợp với sự nhấn mạnh của Tập Cận Bình trong việc nghiêm trị tham nhũng trong nội bộ ĐCSTQ. Ông có nghĩ rằng các chiến dịch chống tham nhũng đã tăng cường cho triển vọng sống còn của chế độ và gây cho Trung Quốc nghiêng theo một chiều hướng thậm chí còn độc đoán hơn?
Tôi nghĩ các chiến dịch chống tham nhũng là một thành tố không thể thiếu trong mục tiêu Tập Cận Bình để chính thống hoá cho đảng và gia tăng sức mạnh của đảng. Những người đầu tiên chạm phải chiến dịch chống tham nhũng là những đối thủ chính trị có tiềm năng, nhưng tôi nghĩ Tập Cận Bình thừa nhận sự bất mãn phổ biến đối với tham nhũng trong Đảng Cộng Sản. Sự đàn áp tự do chính trị, tự do ngôn luận, thảo luận học thuật, những gì có thể được in trên báo, cách thắt chặt sự kiểm duyệt Internet, và vân vân là vấn đề mà tôi lo lắng hơn là những chiến dịch chống tham nhũng. Tôi nghĩ các suy sụp trong những loại tự do dân sự liên quan chặt chẽ với những nỗ lực của ông ta để củng cố quyền lực, và chúng ta phải theo dõi nếu đây là một xu hướng ngày càng thắt chặt hơn theo thời gian, hoặc là một giai đoạn tạm thời.
Ông có tin rằng chế độ toàn trị gia tăng và phân hoá giữa các tầng lớp lãnh đạo phát sinh do các chiến dịch chống tham nhũng có thể gây ra một tình trạng bất đồng gây gắt trong giới này ở Trung Quốc mà làm cho quyền lực Tập Cận Bình giảm đi?
Chuyện có thể hiểu được là có thể có chia rẽ trong nội bộ của giới thượng tầng, nhưng tôi nghĩ đây là một kết quả không có thể xãy ra. Tôi nghĩ các kịch bản có thể xảy ra nhất sẽ là nếu các máy bay và tàu chiến của Trung Quốc tham gia vào vụ xung đột với Nhật Bản ở quần đảo Điếu Ngư, và bị thua. Sức mạnh quân sự của Nhật có khả năng vượt trội trong các biến cố xung đột, và một thất bại ở đây sẽ là một mối đe dọa trực tiếp đến quyền lực của Tập Cận Bình.
Gần đây, Trung Quốc đã kết ước quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ hơn với Nga. Ông có nghĩ rằng chiến lược tái cân bằng đối với Trung Quốc của Putin sẽ có hiệu lực trong thời gian dài hoặc lợi ích chiến lược của Trung Quốc ở Trung Á sẽ làm suy yếu triển vọng hợp tác Hoa-Nga?
Tôi nghĩ mối quan hệ Hoa-Nga là một liên minh của sự thuận tiện chứ không phải là một liên minh thực sự. Nga-Hoa vẫn có những nghi ngờ tồn động lẫn nhau; và Trung Quốc nhận ra rằng một liên minh với Nga có thể thoả hiệp về mối quan hệ đối tác chiến lược có lợi hơn, giống như mối quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ. Các quyền lợi chính của Trung Quốc tại Nga và đặc biệt là tại Siberia là nguồn lực để duy trì tăng trưởng kinh tế cho Trung Quốc. Tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực dân cư thưa thớt tại Siberia chắc chắn gây ra sự lo lắng cho các nhà lãnh đạo Nga.
Về mặt liên quan đến Trung Á thì Liên minh Kinh tế Á-Âu của Putin và chương trình Nhất Đái, Nhất Lộ của Trung Quốc có thể gây xung đột tại một số điểm. Để điều đó xảy ra, Liên minh Kinh tế Á-Âu sẽ phải mở rộng ảnh hưởng hiện tại. Có một khoản tiền nhất định dành cho cơ sở hạ tầng trong các chương trình của Trung Quốc sẽ kết nối Trung Quốc với Trung Á, với Nga và cuối cùng với châu Âu, nhưng tôi không nghĩ là hoàn cảnh hiện nay đưa đến một cuộc xung đột Nga Hoa.
Trung Quốc đã tăng nhiều đầu tư kinh tế trong vùng Sub-Sahara của châu Phi. Ở vài nước châu Phi công luận đối với Trung Quốc tiếp tục thuận lợi, chứng minh có một sự gia tăng quyền lực mềm của Trung Quốc trong khu vực này. Ông có nghĩ rằng Trung Quốc đã nắm vai trò lãnh đạo không thể vượt qua mặt được trong việc khai thác tiềm năng dân số và kinh tế phát triển của châu Phi một cách nhanh chóng không? Hoa Kỳ có thể làm gì để phản công trước sức bật ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Phi?
Tôi không nghĩ rằng có một cuộc xung đột về lợi ích giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ về các nguồn lực kinh tế. Nhu cầu của Trung Quốc đã tạo ra một thị trường mới rộng lớn cho việc xuất khẩu sang châu Phi; nhưng triển vọng của Trung Quốc thống trị châu Phi là rất thấp. Châu Phi không muốn bị lệ thuộc vào quyền bá chủ của Trung Quốc nhiều hơn là họ muốn được châu Âu cai trị. Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng ở châu Phi như một kết quả của việc mua hàng của mình, nhưng nếu tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng với lao động Trung Quốc và các nhà quản lý Trung Quốc trong ngành công nghiệp khai thác như khai khoáng hầm mỏ, có thể là có một phản ứng dữ dội. Các cuộc biểu tình của các thợ mỏ người Zambia chống lại sự tham gia của Trung Quốc trong ngành công nghiệp đồng là một ví dụ điển hình cho triển vọng này.
Trung Quốc đã tìm cách để cùng lúc tăng quyền lực cứng về kinh tế và quân sự và quyền lực mềm (thông qua các Viện Khổng Tử, Thế vận Hội, vv). Làm thế nào Trung Quốc thành công trong việc tăng quyền lực mềm và cân bằng quyền lực mềm với quyền lực cứng một cách có hiệu quả, đủ để có một quyền lực thông minh?
Quyền lực mềm tại Trung Quốc chắc chắn tăng lên sau khi Thế vận Hội năm 2008 và sau triển lãm Thượng Hải, và sau đó Trung Quốc giam Lưu Hiểu Ba, và tạo một ghế trống tại lễ trao giải Nobel tại Oslo làm giảm đi quyền lực mềm của Trung Quốc. Cách đối xử của Trung Quốc với xã hội dân sự có xu hướng tác hại đến thành công của Trung Quốc đến sức mạnh mềm của Trung Quốc. Ngoài ra, hành vi không nhất quán của Trung Quốc đối với các tác nhân khác trong khu vực gây hại cho quyền lực mềm. Ví dụ, Trung Quốc đã gia tăng căng thẳng quân sự với Philippines đã phá tan thành quả quyền lực mềm do thành lập một Viện Khổng Tử ở đó. Cho đến nay, việc chuyển đổi của Trung Quốc từ quyền lực cứng và mềm qua dạng quyền lực thông minh đã ngăn chận một liên minh thù địch đang phát triển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng Trung Quốc đã không được thành công như họ đã hy vọng.
Cuối cùng, chiếu theo những lời lẽ thay đổi của chính quyền Obama về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, ông có tin rằng Mỹ nên đối xử với Trung Quốc như một đối tác chiến lược hay kẻ thù?
Tôi nghĩ cho đến ngày nay chiến lược đề ra trong thời chính quyền Clinton vẫn là chiến lược đúng đắn. Chiến lược của Clinton tập trung vào việc hội nhập Trung Quốc vào trong một hệ thống kinh tế thế giới, chẳng hạn như việc gia nhập WTO. Kể từ đó, Trung Quốc đã cố gắng nâng cao vai trò của mình trong hệ thống tiền tệ quốc tế thông qua các dự án như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) mà không cần làm xáo trộn trật tự Bretton Woods hiện có. Đồng thời, chiến lược Clinton đã làm đảm bảo cho Trung Quốc không trở thành một kẻ hù doạ khi củng cố Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật. Chính sách này đã hoạt động dưới thời các chính quyền của Clinton, Bush 43 và Obama; và tôi nghĩ rằng chiến lược này là chính xác.
____
Joseph Nye là một Giáo sư Thượng hạng Đại học Harvard. Ông cũng là cựu Khoa Trưởng của John F Kennedy School of Government tại Harvard, Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng cho chính quyền Clinton từ 1994-1995, và là thành viên của Hội đồng Chính sách Ngoại giao. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách, gần đây nhất là Is the American Century Over?
Samuel Ramani là sinh viên ban Cao học Triết chuyên ngành nghiên cứu Nga và Đông Âu tại trường Cao đẳng St. Antony, Đại học Oxford. Ông cũng là một cộng tác viên thường xuyên cho Huffington Post Politics và World Post.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đặng Tiểu Bình đã giúp tạo nên một Trung Quốc tham nhũng như thế nào?

State-TV-showed-Zhou-Yongkang-admitting-his-guilt-at-the-closed-door-trial-in-Tianjin1

Nguồn: Bao Tong, “How Deng Xiaoping Helped Create a Corrupt China,” The New York Times, 03/06/2015.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Trong suốt tháng qua, tôi bị cấm trả lời phỏng vấn, vì vậy tôi viết bài báo này nhân dịp kỷ niệm lần thứ 26 ngảy xảy ra Sự kiện Thiên An Môn (04/06/1989), khi chính phủ đàn áp những người bất đồng chính kiến ở các thành phố trên khắp Trung Quốc.
Tin tức đáng chú ý trong những ngày này là chiến dịch chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong ba năm kể từ khi diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 18, nơi bầu ra các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện tại, chính phủ đã kêu gọi các cán bộ “đả hổ diệt ruồi” – một phép ẩn dụ có ý nhắm mục tiêu vào tất cả các loại tham nhũng, lớn và nhỏ.
Mặc dù chính phủ đã thường xuyên trấn áp tình trạng tham nhũng, nhưng chưa có một chiến dịch chống tham nhũng nào trên quy mô như vậy. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có tham nhũng.
Trên thực tế, trong suốt hai thập niên sau chuyến thăm miền Nam Trung Quốc nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình vào năm 1992 – khi mà trong thời kỳ “bán hưu trí” của mình, ông đến tỉnh Quảng Đông để thúc đẩy mạnh mẽ tự do hóa kinh tế – cán bộ các cấp của Đảng Cộng sản đã âm thầm trở nên giàu có. Dung túng cho tham nhũng, về thực chất, là một phần của những gì Đặng Tiểu Bình đưa ra.
Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo tối cao của Trung Quốc từ năm 1978 cho đến khi ông qua đời vào năm 1997, ngày nay được tôn kính như một vị anh hùng. Và, giống như người tiền nhiệm Mao Trạch Đông và người kế nhiệm Tập Cận Bình, Đặng Tiểu Bình được Đảng mô tả như một nhà lý luận chính trị. Nhưng không hề có cái gọi là “Học thuyết Đặng Tiểu Bình,” cũng giống như chẳng có cái gọi là “Học thuyết Tần Thủy Hoàng.”
Giống như Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên, người tập trung quyền lực chính trị của Trung Hoa, Đặng Tiểu Bình cũng sử dụng vũ lực chứ không phải lý thuyết. Ông thừa hưởng quyền lực mà Mao Trạch Đông đã giành cho Đảng Cộng sản để đưa Trung Quốc đi theo “con đường Đặng Tiểu Bình” – hướng đến một vực sâu tham nhũng.
Giữa hai người cũng có một sự khác biệt. Ngày nay, rất ít người ca tụng chính sách đốt sách chôn nho của Tần Thủy Hoàng. Nhưng khói hương ca tụng con đường Đặng Tiểu Bình vẫn tiếp tục bay lên các tầng trời.
Chỉ tập trung vào nạn tham nhũng tràn lan ở Trung Quốc ngày nay mà lãng quên vai trò của Đặng Tiểu Bình thì cũng như đổ lỗi cho bè lũ bốn tên về sự tàn phá dữ dội của Cách mạng văn hóa (1966-1976) mà bỏ qua vai trò của Mao Trạch Đông.
Hãy để một số người làm giàu trước
Đặng Tiểu Bình nổi tiếng với câu nói rằng, để mở cửa nền kinh tế, Đảng sẽ phải “để một số người làm giàu trước.” Đây là một trong những chính sách sáng tạo nhất mà một nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản từng chủ trương, vì chính nó đã mâu thuẫn trực tiếp với mục đích thành lập Đảng.
Vào thời điểm diễn ra chuyến thăm miền Nam của Đặng Tiểu Bình, tôi đang ở tù, sau khi bị buộc từ chức năm 1989 cùng với người bảo trợ của tôi, cựu Thủ tướng và Tổng Bí thư Triệu Tử Dương.
Lúc đầu, khi đọc các văn bản công bố công khai, tôi đã không thực sự hiểu được những gì Đặng Tiểu Bình đang làm. Điều làm nên ấn tượng sâu sắc chính là giọng điệu cứng rắn của ông, thể hiện qua ba câu nói được trích dẫn ở khắp mọi nơi: “Không cải cách tức là đường cùng! Ai không cải cách sẽ phải nhường bước! Hãy để một số người làm giàu trước!”
Dù có lời lẽ cứng rắn, cả đề cương lẫn bản chất chính sách của Đặng Tiểu Bình đều không rõ ràng. Ai sẽ là những người làm giàu trước?
Đặng Tiểu Bình có thể muốn nói tới những người mà Đảng Cộng sản được cho là đại diện cho họ: “Liên minh công-nông.” Hoặc có lẽ là những giai cấp chỉ vừa mới được Đảng phục hồi khi đó: “địa chủ, phú nông, phản cách, các phần tử xấu, những người hữu khuynh.” Thậm chí ông có thể đã nói về tầng lớp trí thức, với kiến thức và kỹ năng công nghệ của họ. Nhưng câu trả lời chính xác lại không phải vậy: những người giàu lên đầu tiên hóa ra là các đảng viên, cùng với gia đình, và những người thân thích của họ.
Câu hỏi ai nên làm giàu đầu tiên là không hề trừu tượng. Đặng Tiểu Bình có lẽ đã hiểu rất rõ rằng gần quan thì được ban lộc, như câu tục ngữ vẫn nói. Nói cách khác, một số nhóm nhất định sẽ có điều kiện thuận lợi nhất để tận dụng các cơ hội mới.
Trong một xã hội hậu 1989, khi quyền lực của Đảng tiếp tục đàn áp những người bất đồng chính kiến xã hội, cải cách chính trị bị bóp cổ, và các tổ chức có khả năng ảnh hưởng bị cấm gây bất ổn, triển vọng cho những người bình thường tham gia biển cả kinh doanh dường như không sáng sủa. Cơ hội làm giàu là rất xa vời, họ không bị chết đuối đã là may mắn. Hãy xem xét các nông dân bị pháp luật cấm di chuyển lên thành phố (do yêu cầu đăng ký hộ khẩu, nhằm hạn chế các gia đình chuyển chỗ ở từ tỉnh nhà của họ mà không có sự chấp thuận) hoặc các công nhân mất việc bởi các doanh nghiệp nhà nước do những cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình.
Kết quả cuối cùng trong cuộc cách mạng của Đặng Tiểu Bình là những người có quyền lực đáng kể cũng giàu lên một cách đáng kể, những người có quyền lực khiêm tốn thì giàu lên một cách khiêm tốn, còn những người không có quyền lực thì vẫn tiếp tục nghèo đói.
Làm thế nào để kinh doanh ở Trung Quốc?
Trong chuyến thăm miền Nam, Đặng Tiểu Bình đã nói câu nói nổi tiếng nhất của mình: “Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng; miễn là nó bắt được chuột, thì đó là một con mèo tốt.” Kinh tế thị trường của Đặng Tiểu Bình đã khuấy động một làn sóng kinh doanh lan khắp Trung Quốc và vượt xa bờ biển của họ. Biển kinh doanh ở Trung Quốc rất đặc biệt do Đảng kiểm soát mọi thứ. Thực sự, nó đã tạo ra rất nhiều bãi cạn mà tàu thuyền đi trên biển phải tránh. Bên dưới mặt nước là những đợt sóng nguy hiểm.
Ở những nơi biển động như thế, nếu không trả tiền cho quyền làm kinh doanh, thì anh có thể sẽ gặp phải sự can thiệp của các cán bộ Đảng. Doanh nghiệp nhà nước cũng làm cho việc kinh doanh thêm khó khăn. Các cán bộ Trung Quốc thực sự rất có tài trong việc gây khó dễ cho người khác.
Trong câu chuyện về sự trỗi dậy của Trung Quốc, những anh hùng vô danh là “mèo tốt” của Đặng Tiểu Bình.
Họ (những người muốn kinh doanh) phải trả tiền cho ai? Nói chung là những người cầm quyền, đặc biệt là các cán bộ Đảng – từ Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang cho tới các cán bộ quận và thôn.
Những dòng suối ngầm của kinh tế thị trường vốn bị chôn vùi trong nhiều thập niên đã dần dần lộ ra và làm tràn ngập con đê xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường được gắn liền với Đảng – Nhà nước, dần đánh mất đi các đặc điểm của sự lựa chọn thật sự tự do và sự cạnh tranh. Thay vào đó, thị trường hoạt động hoàn toàn vì lợi ích của Đảng từ trên cao: Từ đầu tư mạo hiểm đến phát hành lần đầu ra công chúng , từ ký kết hợp đồng đến kiểm định chất lượng, đó là cách mà mọi điều được thực hiện. Không có ngoại lệ.
Đảng viên là cơ thể của Đảng. Trật tự kinh tế mới đồng nghĩa với việc trả tiền cho các dịch vụ của cơ thể này. Doanh nhân tham gia cùng với cán bộ để tăng GDP. Đây không chỉ là một giải pháp tốt cho doanh nhân, mà còn là cơ hội cho cán bộ tạo nên thành tựu sự nghiệp. Khái quát hơn, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của Đảng – Nhà nước.
Hệ thống kinh tế thị trường bị bóp méo này xóa sổ cả sinh kế, lãng phí tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường và có nguy cơ gây hại cho các thế hệ tương lai. Nhưng ưu tiên chính trị đòi hỏi phải lãng quên các thiệt hại ngoài dự kiến này.
Những ưu tiên này được thể hiện bằng các câu khẩu hiệu như “nhìn vào bức tranh toàn cảnh,” “chú ý đến tình hình tổng thể,” “hy sinh nguyên tắc nhỏ vì nguyên tắc lớn,” và “ưu tiên chính đứng trên ưu tiên phụ.” Thay vì thừa nhận rằng họ đang làm những gì mà các nhà kinh tế gọi là tìm kiếm đặc lợi (rent-seeking)  – giành lấy một phần của cải cho mình, hơn là tạo ra của cải – các quan chức sẽ thích lừa dối bản thân rằng họ đang trung thành với đường lối của Đảng là “làm việc lớn.”
Ở Trung Quốc, nếu muốn “làm việc lớn,” anh cần có nhiểu phương án dự phòng. Cần phải trả tiền “thuê” cho cán bộ cao đến cỡ nào nào còn tùy thuộc vào việc kế hoạch của anh mong muốn đạt được tác động tới đâu: ở thôn, quận, tỉnh, hay thậm chí là cấp quốc gia. Các cán bộ Đảng ngay cả ở cấp thấp nhất cũng có quyền quyết định người nào trong khu vực họ quản lý sẽ thành công và phát đạt.
Một khi quyền lợi của mình được đảm bảo, quan chức Đảng sẽ trở thành cổ đông chính, người bật đèn xanh cho các hoạt động kinh doanh. Miễn là ông ta đạt được lợi ích của mình, thì việc kinh doanh có lợi hay gây hại cho xã hội cũng không quan trọng. Chủ doanh nghiệp có thể yên tâm rằng vị cán bộ sẽ điều phối “năng lượng tích cực” để xóa bỏ mọi trở ngại. Một thỏa thuận như vậy có thể sẽ chẳng làm gì để bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu trong nước hay thúc đẩy công bằng xã hội, nhưng chắn chắn nó sẽ làm tăng GDP.
Đã hơn 65 năm kể từ khi Trung Quốc không có một chính phủ dân chủ nào. Tính chính danh của Đảng – Nhà nước hiện nay là dựa trên số liệu thống kê về tăng trưởng kinh tế. Đối với các cán bộ, không có bằng chứng về thành tích nào tuyệt vời hơn. Tham nhũng và phát triển cùng tăng lên.
Mao Trạch Đông đã biến tài sản tư nhân thành tài sản nhà nước. Đặng Tiểu Bình chuyển giao tài sản quốc gia, ở mức giá hào phóng và mang tính tượng trưng, cho những người cầm quyền trong Đảng. Kết quả là “thái tử Đảng” ngày nay – hậu duệ của thế hệ sáng lập cách mạng của Đảng – đang kiểm soát phần lớn tài sản của Trung Quốc.
Những sự kiện này đã được công chúng nhận ra, nhưng phần lớn hàng ngũ Đảng viên vẫn im lặng. Họ biết những gì đã xảy ra, và cũng biết họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thông qua chính sách này. Đó là mục đích của chuyến thăm miền Nam, để đảm bảo sự ổn định trong nội bộ Đảng khi thực thi chính sách mới.
Di sản lục tứ
Ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989, Đặng Tiểu Bình ra lệnh cho Quân Giải phóng Nhân dân buộc phải ngăn chặn các đoàn biểu tình hòa bình – tại Quảng trường Thiên An Môn và các thành phố khác trên khắp Trung Quốc – những người kêu gọi chấm dứt tham nhũng và thúc đẩy tiến độ cải cách.
Vết thương ngày mùng 4 tháng 6 là một sự thay đổi lớn. Trong một tình hình mà không ai dám lên tiếng, mọi người đều mất quyền phát ngôn, mọi người đều mất quyền định hình cải cách, và mọi người đều có thể bị quấy nhiễu. Một kết quả của tình trạng này là mục tiêu của cải cách trong những năm 1980 đã hoàn toàn bị đảo lộn. Việc tự do hóa kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng vốn dĩ sẽ giải phóng cho cả người lao động và chủ doanh nghiệp, phát huy năng lực của họ và cho phép tạo ra và chia sẻ lợi nhuận. Nhưng sau biến động năm 1989, lợi nhuận và các nguồn lực lại được phân bổ theo quyền lực.
Thông qua những hành động của mình vào ngày mùng 4 tháng 6, Đặng Tiểu Bình đã vẽ nên những ranh giới mới để xác định kẻ thù. Đảng sẽ bảo vệ tham nhũng, và bất cứ ai phản đối việc Đảng bảo trợ tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm của cả Đảng và quân đội.
Sau Đại hội Đảng lần thứ 18, phong trào “đả hổ diệt ruồi” đánh vào Trung Quốc như một loạt tia sét. Cuộc đàn áp chống tham nhũng dường như là một sự kiện lịch sử, nhưng có lẽ sự hữu dụng lớn nhất của nó là giúp người dân mở mắt. Lá cờ đỏ của Trung Quốc, nhuộm trong máu của các liệt sĩ, đã trở thành nơi trú ẩn cho cái ác. Các cán bộ tham nhũng đã bị lộ có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, nhưng những tiết lộ này đã vượt quá các báo cáo về các trường hợp tham nhũng khác ở Trung Quốc hay nước ngoài. Không còn cách nào để che giấu nạn tham nhũng từ trên xuống dưới này, không còn cơ hội nào để xóa đi nhận thức về vấn đề này trong tâm trí người dân.
Nhưng trong khi cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng được mô tả là công vụ, thì nếu các công dân độc lập – thành viên của xã hội dân sự – tham gia vào công việc này, nó lại trở thành tội phạm.
Các phong trào quần chúng chống tham nhũng, giống như trong năm 1989, sẽ bị đàn áp nghiêm khắc. Các công dân bị lợi dụng và sách nhiễu của Trung Quốc bị từ chối giải quyết pháp lý, dù là thông qua hệ thống tòa án hoặc các bản kiến nghị với chính quyền trung ương. Thật vậy, những người tố cáo tham nhũng đều bị đưa ra xét xử hoặc bị tù giam. Những giá trị phổ quát như tính minh bạch và trách nhiệm giải trình bị bôi nhọ như những công cụ gây rắc rối của thế lực thù địch bên ngoài. Trong khi đó, quyền can thiệp không giới hạn của Đảng lại chỉ có tăng, khi nó áp dụng thêm các khái niệm như pháp quyền, công nghệ, và toàn cầu hóa.
Liệu Đảng – Nhà nước có thật tâm chống tham nhũng, thậm chí đến mức mạo hiểm có nguy cơ làm sụp đổ Đảng? Như nhiều người đã nói, chỉ các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng mới thực sự biết điều đó.
Tôi muốn nói hai điều. Thứ nhất, nếu Trung Quốc tiếp tục đi trên con đường của Đặng Tiểu Bình, nó sẽ không chấm dứt tham nhũng một cách cơ bản. “Đả hổ diệt ruồi” không phải là cách chữa bệnh tận gốc; thậm chí nó còn không thể làm giảm các triệu chứng tồi tệ nhất. Hổ vẫn dạo chơi nơi hoang dã, và ruồi vẫn bay che kín mặt trời: Anh có thể tấn công 100 hoặc 1.000 trong số chúng, nhưng bản chất thật của con đường tham nhũng vẫn không thay đổi. Nhưng tôi vẫn lạc quan, bởi nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng từ bỏ con đường của Đặng Tiểu Bình thì vẫn còn hy vọng.
Thứ hai, chúng ta lại một lần nữa kỷ niệm sự kiện mùng 4 tháng 6. Nhiều người vẫn mong chờ các lãnh đạo Đảng tự nguyện thừa nhận sự bất công và bất hợp pháp của vụ thảm sát. Đây cũng là niềm hy vọng của tôi. Nhưng tôi lại không lạc quan về điều này, bởi vì cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy rằng nó sẽ xảy ra. Nhưng nó có thể xảy ra vào một ngày nào đó trong tương lai hay không thì tôi không thể đoán trước.
Bao Tong (Bào Đồng) là cố vấn lâu năm của Triệu Tử Dương, cựu Thủ tướng và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, người bị buộc từ chức năm 1989 và qua đời vào năm 2005. Bản tiếng Anh do The New York Times dịch từ tiếng Trung.
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2015/06/18/dang-tieu-binh-da-giup-tao-nen-mot-trung-quoc-tham-nhung-nhu-the-nao/#sthash.ZNuHSPFj.dpuf

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đường dân sinh và nguồn nước của dân xã Đạ M'ri Lâm Đồng bị ông Lê Phước...

Phần nhận xét hiển thị trên trang