Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Vương Trí Nhàn viết gì?

Nhật ký văn nghệ 1990

NĐB đã đăng: Nhật ký văn nghệ 1989 
_____________
 
Vương Trí Nhàn
 
7/1
Tình hình Hội nhà văn sau đại hội ? Một thể bùng nhùng. Con người thường mong thay đổi. Nhưng có thay đổi được không nếu cái hôm qua đã là bản chất của họ!
Nhìn vào trường hợp ông Vũ Tú Nam. Ông vào văn học từ những ngày kháng chiến hỗn mang. Bây giờ đã là một giá trị chưa ? Bảo là đã cũng đúng, bảo là chưa cũng đúng. Có lúc hình như ông muốn đổi mới (thời ông Ngọc), lúc ông ta không muốn đổi mới (thời ông Thi). Và chính cái thế phất phơ ấy làm cho ông có thế mạnh. Vào Ban chấp hành, rồi lại trở thành Tổng Thư ký không ai ngờ.
Hàng ngày ông Tổng thư ký phát biểu trước vua quan trong nước và khách nước ngoài, như một đại diện của nền văn học. Báo Văn Nghệ  đã nịnh Vũ Tú Nam ra mặt. Mục sổ tay người yêu thơ mang bài Cơ nhỡ ra bình. Nhất là tuần nào cũng yêu cầu Vũ Tú Nam viết bài thời sự. Còn gì nhạt hơn !

 Nguyên Ngọc bảo Ân:
- Vừa rồi, ông Nam trả lời các báo có nhiều điểm phải nói lại. Đấu tranh với nhau không phải dễ.
 Ngọc kể về cuộc họp Ban chấp hành. Chính  Nguyễn Quang Sáng cho là báo Văn nghệ đang chống lại Đại hội.
Ban chấp hành phê bình báo Văn nghệ vì sự xuống cấp của nó, và tự phê bình về việc chỉ đạo tờ báo. Chỉ thị là sắp tới báo sẽ họp anh em viết văn, và ban chấp hành sẽ dự.
 Ngọc cũng nói là thể nào cũng phải lấy lại tờ Tác phẩm Văn học của ông Thi.
 Ngọc có vẻ náo nức lắm, náo nức với sinh hoạt của Ban sáng tác mà ông là trưởng ban, Nguyễn Khải và Xuân Thiều làm phó ban. Náo nức với tờ tạp chí mà người ta định giao cho ông. Sẽ làm những số chuyên đề. Những số bàn sâu về lý luận…
...Nhưng sau khi nghe kỹ về tình hình thì thấy cũng chẳng có gì đáng phấn khởi.
Muốn hay không muốn thì bây giờ Ng Ngọc đã thành người một bộ máy  chứ không phải một mình một cõi như bên báo.

Có cái lạ, lúc này Nguyên Ngọc và Nguyễn Khải vẫn làm việc được với nhau. Nguyên Ngọc giải thích căn bản là Nguyễn Khải quá nhạy với các tai vạ.
Nguyên Ngọc bảo với tôi, tại sao trước khi họp Đại hội Nguyễn Khải lại viết cái bài chửi ông Độ và cánh đổi mới nhảm nhí vậy ? Vì ở Sài Gòn, lúc ấy người ta lo lắm. Người ta nghĩ rằng phen này đại hội hỏng hết rồi.
Ý Nguyên Ngọc muốn nói nếu có một người vững vàng bên cạnh thì Nguyễn Khải vẫn là người có thể dùng được.

23/1
 Nguyên Ngọc bảo tôi, báo Văn nghệ coi như là bỏ. Thỉnh  nó yếu quá, chả vực lên nổi đâu.

Tạp chí Tác phẩm mới (do Tác phẩm văn học chuyển thành) thì sẽ gồm có Vũ Tú Nam làm Tổng biên tập, Nguyên Ngọc và Nguyễn Khải làm phó tổng biên tập.

Chuyện các hội đồng – cụ thể hội đồng lý luận phê bình.
Ban chấp hành mới đã chỉ định các thành viên Hội  đồng phê bình gồm  Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Phan Hồng Giang, và Nguyễn Khải.

     Nguyên tắc cấu tạo là tạo ra đối trọng. Dĩ nhiên trước tiên phải có Hà Minh Đức là loại “chung chung gian gian”. Rồi lấy Ng Đăng mạnh để cân đối với Hà Mình Đức. Rồi để thêm bảo thủ, phải có Phan Hồng Giang (có vẻ biết điều hơn, và chắc chắn là khôn ngoan hơn, so với loại cấp tiến như Lại Nguyên Ân). Phải cân nhắc nhiều, là Nguyễn Văn Hạnh. Có đáng ngại không? Đáng ngại đấy! Thế là Nguyễn Khải xung phong vào, để tôi vào, tôi đối trọng với ông Hạnh, ông Nguyễn Khải nói.
    Nghe tin có Nguyễn Khải trong Hội đồng phê bình, Ngô Thảo chửi um cả lên. Việc gì lão cũng dây phần thế này, không để chỗ cho ai cả.
     Còn tôi, tôi thấy việc đưa PHG  vào là vô lý, vì mươi năm nay, PHG không viết phê bình gì hết. Vì mải đi dịch cũng có, mà vì khiếp nhược cũng có, ấy là không kể thực chất PHG luôn luôn chạy theo quan chức.
    Ai đó kể với tôi  rằng lúc họp Ban chấp hành Hữu Thỉnh đề nghị Phương Lựu nhưng bị bác đi. Thảo nào mà kỳ này, Ph Lựu cũng chửi Hội đông phê bình rất ác.

      29/1
Báo Tiền Phong có bài Trần Xuân Bách nói có vẻ rất rộng rãi mới mẻ.
Đài đọc, TV đọc. Tôi bảo sao báo Văn nghệ  không đăng đi? Đăng lên trang nhất cơ, rồi tổ chức thảo luận xem?
 Không.
Tôi nghĩ đến một tâm lý văn nghệ, nó đã thành căn bệnh của một thời.
Khi nào trên chửi mắng, đánh đập, là ngay lập tức, tát nhau, đánh vào mặt nhau.
Ngược lại, khi trên mở rộng cửa, thì tất cả đều ngập ngừng. Cũng muốn ra, nhưng lại sợ những kẻ khác ra trước mình, nên chành choẹ nhau ngăn cản nhau hơn là lo nhảy ra bàn việc.
Sáng tai họ, điếc tai cày, tâm lý ấy thành bệnh rồi, trong cái bọn gọi là trí thức văn nghệ.


9/4
Hôm nọ, liếc mắt nhìn lên Tác phẩm văn học thấy chỉ có ông Thi ngồi một mình. Trong cơn thất thế cụ đã chạy đôn chạy đáo, mà vẫn chẳng thấy chỗ nào gọi đi làm việc. Đâu xin cả làm đại sứ ở Pháp, nhưng không được.
Mẹo của Thi xưa nay, vẫn là khi thất thế, thì về cố thủ một tờ báo, từ đó mà dấy nghiệp. Nhưng lần này thì nghe chừng ngón võ đó không ăn nữa rồi. Thi xin làm thêm mấy số Tác phẩm văn học - bây giờ gọi là Tác phẩm mới, nhưng chả thấy tờ báo nổi lên được . Ông Nguyễn Vĩnh ở tổ dịch báo văn nghệ bảo: đấy là kiểu làm báo của TLVĐ, cổ rồi.

Không biết phen này Nguyên Ngọc có nắm được Tác phẩm Văn học hay không đây.
Ngọc Trai cho biết bọn Hữu Mai đang tung tin khắp nơi là Ngọc sẽ không phải phó mà là phó chính - của Tác phẩm Văn học đâu.
 Ân cũng bảo bọn Xuân Thiều, Ngọc Tú muốn báo về tay họ.
Ý của Ngọc Trai là muốn bảo tôi nên nói điều này với ông Ngọc.
Tôi nghĩ chả dại  dây vào làm gì!
Ngọc Trai kể:
a/ Cánh bên kia cho Triều Dương tiếp tục đánh Ngọc vu cho Ngọc là hối lộ lão Khải từ Sài Gòn ra họp, lấy tiền Văn Nghệ mua vé cho Khải (sự thực là Ngọc làm theo chỉ thị của Hội. Lại vu cho Ngọc lấy tiền Văn nghệ chữa nhà.)
b/ Hữu Mai phá hội nghị phê bình của Hội. Chính ban thư ký ký điện buộc hoãn.
Đúng là không chơi với cánh quan chức được. Quan chức số một như ông Nam cuối cùng cũng chả được việc gì, nhìn người chả ai ra ai cả.


Để có một ý niệm chung về Hội nhà văn hãy xem việc sau đây.
 Trước khi có Nghị quyết 8, các nơi phải góp ý kiến với Đảng. Ý kiến khá sắc sảo. Nhiều người bảo rằng phải viết lại đề cương đi, ai lại viết thế, cổ lỗ như hồi kháng chiến.
Nhưng ông Bùi Hiển thì trên báo Văn nghệ  trong một số tháng 3/89 phát biểu rằng bản đề cương này hay lắm rồi, có giá trị lắm rồi, như cương lĩnh vậy.

 Vũ Tú Nam và Nguyên Ngọc vào công tác ở Sài Gòn.  Ý Nhi  kể ông Nam chả dám đi đâu, chỉ ru rú ở trụ sở TPM. Đi đâu cùng Ngọc, được hoan nghênh, Vũ Tú Nam hiểu ngay là người ta hoan hộ Ngọc chư không phải hoan hô mình.
Ở Hậu Giang, sau khi tiếp Vũ Tú Nam một tỉnh uỷ viên bảo với Dạ Ngân: Bọn tao cho mày tiền đi Đại hội  nhà văn để bầu ra một lão như thế à. Thật phí cả tiền.
Có tin ở Sài Gòn, Nguyễn Mạnh Tuấn xin ra hội, Vũ Hạnh xin ra hội, và ở ngoài này, V Đ Liên cũng xin ra hội.
Đúng là phải thế thôi, người ta biết hy vọng gì ở các cái hội như thế này!
Đâu cả Mai Ngữ cũng xin ra Hội nữa. Sau khi chửi Nguyễn Huy Thiệp thế, mà người ta vẫn cho Nguyễn Huy Thiệp vào hội, nên M N cảm thấy bị xúc phạm và đã xin ra hội. Nếu thế thì lại là tốt.

5/5
Từ tháng 2, Hội đồng phê bình báo là sẽ có hội nghị phê bình vào cuối tháng 4 và làm ở cả miền Nam nữa. Ở Đà Lạt.
Rồi thay Đà Lạt bằng Sài Gòn. Đầu tháng 3, bọn tôi còn nhận được 30 ngàn, do ở trong Sài Gòn gửi ra, để gửi bài vào.
 Rồi cả Thành phố Hồ Chí Minh và hội nghị ngoài này cũng hoãn nốt. Ông Trần Trọng Tân điện xuống, bảo rằng để anh em học Nghị quyết 8 đã, rồi hãy họp.

Trên xiết lại nhiều việc.
 Trong khi trên thế giới, người ta ra lệnh cấm nhân viên phát thanh truyền hình, nói chung là các phương tiện thông tin đại chúng, không được ở trong bất cứ một tổ chức nào, thì ở Việt Nam, người ta quyết định lập lại Đảng đoàn Hội nhà văn, cùng lúc với việc lập lại hệ thống chính uỷ trong quân đội, và khôi phục phòng chính trị ở các trường Đại học.
Một thứ chủ nghĩa Lôi Phong mà không có Lôi Phong ở đây.
Nghe nói Đảng đoàn mới được dự kiến sẽ có Anh Đức, Bằng Việt. Họ còn to hơn các uỷ viên ban chấp hành, dù họ không được bầu vào ban chấp hành.
Có tin trên (?) đã dự kiến một danh sách các cuốn sách cần phải đánh trong đó đứng hành đầu phải là Ly thân của Trần Mạnh Hảo có thế là cả Những mảnh đời đen trắng của Nguyễn Quang Lập, cả Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng.
Đánh đấm thời nay không thể hiệu quả như cũ.

Một ngày thứ 7 trong tháng 4 báo Nhân Dân đăng một bài của Trần Hữu Tòng đại ý “đổi mới không phải là  để chửi những người đương thời.”
Báo Công an nhân dân có bài của  Đỗ Văn Khang, nhằm tố cáo những Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Nguyễn Duy, Trần Mạnh Hảo là lợi dụng dân chủ.
Nhân ngày 30/4, nghe có tin Việt kiều ở Mỹ biểu tình trước sứ quán Việt Nam, chửi bới các ông già ù lì, cố đấm ăn xôi.
Mỹ muốn viện trợ, nhưng là viện trợ cho nhân dân Việt Nam, chứ không phải cho chính phủ Việt Nam.
Đài Hoa Kỳ, đài BBC nhắc tới Ly thân của Trần Mạnh Hảo, bênh vực việc nói về cái xấu trong xã hội. Tôi cho là chất lượng văn học của Ly thân không tốt lắm, nhưng thôi, cũng được.
Cuộc đấu tranh sẽ quyết liệt đến cùng. Trên phải ra tay thôi. Còn như bên này, thì cũng không thể quay lại nữa rồi.

Tạp chí Khoa học và đời sống số 3 có bài của Quang Đạm, chửi Thép Mới, bốc thơm Lê Duẩn (trong hồi ký cuộc đời) tấn công cả Lê Đức Thọ  (thực chất là quảng cáo rùm beng cho nhau), nhắc lại rằng trong lịch sử Đảng, còn nhiều điểm bất minh, như cách viết về vụ chỉnh Đảng trong cuốn lịch sử 50 năm hoạt động của Đảng.
Ở Hội Nhà văn, mọi chuyện cứ lảng lặng chả hiểu ra sao cả. Ông Nam trông thấy tôi lờ lờ không nói gì. Tôi cũng không nói gì.
Trước đây, ông Ngọc nói là sẽ về tờ Tạp chí Tác phẩm mới. Ngọc còn kể sáng thứ hai 23/4,  Vũ Tú Nam đã gọi Bùi Bình Thi đến, tuyên bố là từ nay, Ngọc nắm.  
Nay mới biết  trong khi Ngọc đi Sài Gòn, thì ở ngoài này, bọn nó đảo chính.
Nguyễn Đình Thi bàn giao cho Ngọc Tú chứ không phải cho Ngọc.  

Có tin là hội đã có trụ sở mới ở 9 Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hôm nay 5/5, Ân có nói hai câu hóm hỉnh.
 Một là nhân chuyện Nguyễn Đình Thi được dựng lại vở Con nai đen, Ân buột miệng Con nai bây giờ mới thật đen.
Hai là nghe Ân kể Hội nhà văn có một trụ sở mới ở 9 Nguyễn Bỉnh Khiêm, cơ quan chưa dọn về, người còn vắng.
 Một lần Ân đi qua, thấy có ai viết phấn ở cổng bán xi măng. Về bảo với bà Phương ở văn phòng, bà Phương giậm chân:
--Thôi chết, hôm qua đã xoá đi rồi cơ mà. Hôm nay thằng nào nó lại viết lên đấy.
Mình thầm nghĩ, biết đâu người viết chả dùng mẫy chứ đó để ngầm nói rằng Hội nhà văn là một thứ thành luỹ của bảo thủ.

17/5
Cuộc học tập Nghị quyết 8 (ra khoảng tháng 4/90) đâu đã bắt đầu từ cuối tháng 4. Ở Hội nhà văn, có 2 người đi họp là Vũ Tú Nam và Hữu Thỉnh. Nghe nói có hai Nghị quyết. Một 8a về tình hình quốc tế, có cả việc phê phán Liên Xô và Trung Quốc. Một 8b, sự liên hệ với quần chúng.
Có tin là các tổng biên tập báo được một mật lệnh. Sẽ không đăng các bài viết của Dương Thu Hương và về Dương Thu Hương.
Ở Cửa Việt số 2 ông Trần Độ có bài kiên trì trình bày quan niệm của mình về định hướng rộng. Lúc này ông vẫn bảo vệ ý kiến ấy. Ông cho rằng việc đọc lá thư của ông ở Đại hội nhà văn lần thứ tư chả có gì là sai cả.

Nhưng, có tin đồn, rồi có chuyện xảy ra thật. Ông Nguyễn Văn Hạnh mất chức phó ban văn hoá, trở về làm chuyên viên nghiên cứu ở Viện Văn học, kiểu như Đỗ Đức Dục trước đây 30 năm.
Còn nhớ hồi ở Liên Xô, cậu Ph. đã nói bây giờ bọn nó hay dựa vào cái tâm như nước kia dựa vào lập trường tư tưởng vậy.
Ở Sài Gòn, in ra nhiều sách cũ trước 1975 và cũng đã có trường hợp bị coi là đi quá đà, ví dụ in Khung rêu của Thuỵ Vũ.

Nhà xuất bản Hội nhà văn định in lại Túy Hồng (cuốn Bướm khuya) nhưng hỏi CA,  họ bảo bà này đang ở Mỹ, chửi mình lắm đấy, thông tin vậy đấy, các anh có in thì in. Thế là thôi.
Vào lúc này đây, các Nhà xuất bản đang giành nhau xin in lại Quỳnh Dao. Nhưng chưa Nhà Xuất bản nào được giấy phép. Có lẽ bọn Bộ Thông tin còn chờ tính xem con mồi nào mập nhất chăng ?
Ân đã nói trong một buổi họp LLPB:
-- Sách thương mại chính là đồng minh của sự trì trệ chính trị.
Nhưng mấy thằng bảo thủ thì lại bảo ngược lại. Không, nó là kết quả của đổi mới đấy, cụ thể là đổi mới sai, đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng thì sẽ không có chỗ cho loại đó.

Hôm nay, 11/6 báo Hà Nội mới có bài chửi bới văn nghệ sĩ là đòi đa nguyên, đòi đánh giá lại quá  khứ.
Báo Nhân Dân chủ nhật ra 10/6 đã có bài Bùi Công Hùng, tấn công vào Trần Độ, vào cái mà họ gọi là văn chương mạt sát, văn học phá bĩnh.
Lời lẽ trong đó toàn là có tính chất dí điện. Đục ngầu những mưu đồ, những ám chỉ. Chẳng qua đều là trò…chỉ điểm.


16/6
 Ngày hôm nay, thứ bảy, báo Nhân Dân có bài của Mai Ngữ trong đó  có cái ý nói rằng  phê bình văn học ở ta thật nhảm nhí. Hôm qua chỉ một chiều, hôm nay lại một chiều ngược lại.
 MNgữ nói tiếp phê bình hôm nay không lừa được ai nữa, cả bạn đọc lẫn các nhà văn, và hôm nay họ đã trưởng thành. Trong sáng tác, có 2 loại, sáng tác ngược hôm qua và  sáng tác lâm ly rẻ tiền. Ban chấp hành Hội Nhà văn có bao nhiêu việc phải làm, tại sao lúc nào cũng đi tổ chức hội thảo.

Tôi không dễ dàng dứt khỏi ý nghĩ về con người Mai Ngữ.
Có phải là khi trong thiên nhiên mãi mãi tồn tại con gián, con chuột, thì trong loài người – và cả trong mỗi chúng ta nữa -- cũng có tình trạng như thế. Không hy vọng gì có thể làm sạch thế giới này hết.

Báo Nhân Dân 16/6 còn đăng bài phê phán Những mảnh đời đen trắng của Nguyễn Quang Lập. Nhân Dân chủ nhật ngày 17/6 có truyện ngắn Sơn Ca của Mai Ngữ chửi Dương Thu Hương. Lại có bài Phạm Tường Hạnh tranh cãi với một bài của Thanh Thảo trên Tuổi trẻ chủ nhật. Những nhận xét về thời sự văn học của Mai Quốc Liên thì được đăng trên Văn nghệ.
Nghĩ lại cũng thấy cám cảnh: loanh quanh mấy bộ mặt đó. Phạm Tường Hạnh, Mai Quốc Liên, Mai Ngữ, Đỗ Văn Khang... Chỉ còn Phương Lựu là chưa xuất hiện.
 Bởi vậy, cấp trên có vẻ vẫn chưa bằng lòng với tình hình phê phán hiện nay. Còn đang muốn tuyển thêm lính.
         Một người như Trần Bảo Hưng kể:
         -- Một tờ báo lớn đặt tôi đả Đám cưới không có giấy giá thú.  Nhưng tôi vừa viết bài khen. Vậy thì tôi không thể chê nó ngay được. Hãy chờ xem đã.
21/6
Theo Bùi Việt Sĩ kể, Nghiêm Thanh ở báo Nhân Dân nói rằng đi đặt người viết về Ly thân của Trần Mạnh Hảo mà mười ngày nay, chưa đặt nổi. Trên Bộ biên tập doạ: nếu không lấy người khác về làm biên tập vậy. Thế là phải cố đi đặt nữa.
Vẫn theo Nghiêm Thanh, phải trị bằng được cái tam giác quỷ Đám cưới không có giấy giá thú - Những thiên đường mù - Ly thân.

Chi bộ Hội Điện ảnh chưa họp để kiểm điểm Dương Thu Hương được. Hương chần chừ, mà những người kiểm điểm cũng không muốn.
 Ở Sài Gòn, chi bộ của ông Nguyễn Quang Sáng cũng có lệnh phải kiểm điểm Trần Mạnh Hảo, rồi tìm cách khai trừ Hảo ra. Ông Sáng trả lời công an là chi bộ toàn những bà đánh máy, nấu cơm, vậy thì khai trừ nhà văn sao được. Theo tôi, các ông cứ lấy gái mà bẫy nó. Thằng Hảo này cũng hám gái lắm, rồi ra khai trừ nó được ngay.
Lại có tin có một cuộc họp ở Hội nhà văn thành phố (hoặc phân hội Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh) thảo luận chuyện của Hảo. Nguyễn Quang Sáng chủ trì. Mời cả Anh Đức, Nguyễn Khải, và nhiều người khác. Nhưng Hảo khôn lắm, nó lên nó chửi phủ đầu tuốt (kể cả chửi Anh Đức, nói rằng trong Hòn đất có chi tiết này chi tiết kia không chịu được). Thế là trong buổi họp Anh Đức im. Chỉ có Khải lên nói. Khải bảo sách đọc không được, tôi đọc 70 trang phải bỏ (trước đó, hồi đại hội nhà văn, Khải bảo quyển này chống cộng bằng mấy Dương Thu Hương và Nguyễn Huy Thiệp).  Hảo phản công luôn: Anh không đọc thì anh không có quyền phê phán. Thế là Khải im. Nguyễn Lộc, Lê Đình Kỵ, theo Mai Liên kể -- lại khen Ly thân
Sau việc này Khải có vẻ buồn.

3/7
 Đại hội Đảng bộ Hội Nhà văn.
Trương Vĩnh Tuấn: anh Nguyên Ngọc, tại sao lại được như thế? Đảng uỷ phải điều tra.
Nguyễn Đình Thi: Trước đại hội nhà văn,  và phải kể là từ 1987 Ban văn hoá văn nghệ nêu định hướng rộng là chỉ đạo sai. Ban can thiệp quá sâu vào Hội. Sử dụng báo, sử dụng cốt cán, sử dụng quần chúng như hồng vệ binh. Từ lúc ấy, đã lấy Đông Âu làm mẫu.
Sau đại hội:
a/ lập đủ thứ hội đồng. Hội đồng lập ra theo định hướng cũ của Ban văn hoá văn nghệ mà không lấy nhiều hướng. Nhất là không kiên quyết đưa hội đồng vào định hướng mới.
b/ báo Văn nghệ đăng những tin có tư tưởng như anh em văn nghệ  phải đùm bọc lẫn nhau.( Chỗ này ý ông Thi muốn nói tới vụ mấy anh em  chúng tôi định làm một Ban bảo trợ di sản văn học của Nguyễn Minh Châu – chú thích 11-6-2015).
c/  cũng Văn nghệ  có những bài có tranh luận không hay, không cần.
Anh em không tín nhiệm tờ báo của Hội nữa(dẫn ý anh Mạc Phi).
Ban chấp hành có vẻ đoàn kết một chiều.  Có những người họp ở chỗ này không nói, nhưng lại đi làm những việc khác. Bây giờ có hiện tượng không nói gì hết, nhưng lại cứ đi hoạt động ngược lại.
Cuộc hội thảo ở thành phố Hồ Chí Minh không làm là đúng. Cái đáng ngại là người ta lợi dụng.
Một số ý kiến khác.
Xuân Thiều cho là Nguyên Ngọc gần với anh em. 
Đào Vũ:
-- Nói hội thảo nói Nguyên Ngọc; nói rao giảng nói Nguyên Ngọc.
-- Cử Nguyên Ngọc phụ trách Ban sáng tác - cơ quan đầu não là không nên . Vì Nguyên Ngọc xa  quan niệm của Đảng.
Không tán thành việc Ban kiểm tra của Hội kết luận về Bùi Minh Quốc (có công trong kháng chiến, có công trong đổi mới, hoạt động của Bùi Minh Quốc là đúng xứng đáng đi họp đại hội) để chọi lại tỉnh uỷ Lâm Đồng sau đó, chọi lại Đảng.
Tại sao BCH lại thông qua việc đó (báo cáo của Xuân Cang).

Đào Vũ nhấn mạnh không được  đơn giản việc Nguyên Ngọc.Ngoài ra còn tố thêm.
--Việc Bùi Minh Quốc không công nhận BCH hội nhà văn và đề nghị các hội địa phương lập ban trù bị.
Bùi Minh Quốc đấu tranh cho dân chủ ngoài tổ chức của Đảng, lấy đủ các loại ý kiến, rồi dùng làm áp lực.
Tổ chức phải có Đảng lãnh đạo. Đảng lãnh đạo thì dân chủ.
-- Ngoài đại hội có vận động sinh viên, kéo sinh viên đến đại hội.
Việt kiều hỏi Văn nghệ sĩ có sẵn sàng trở thành lực lượng chống bảo thủ? có dùng phương thức đấu tranh chính trị tạo ra một số thế lực chống đối?
Đào Vũ  cũng phê phán tình trạng họp hành hồi trước. Đảng uỷ tổ chức họp cho anh em nói, rồi mặc kệ Ban thư ký. Như thế là dân chủ không có lãnh đạo.

Kim Lân:
1. Trong chi bộ trong đảng bộ, anh Ngọc không nghiêm túc. Đến họp chỉ  nghe qua quýt rồi bỏ đi làm việc. Đại hội hôm nay không đến.
Đây không phải nói về nhà văn mà đây nói những gì ngoài nhà văn.
Thí dụ việc chuyển thư của Pháp cho anh Thiệp. Nay mai kiểm điểm sao?
2. Nhiều  ý của Ng Ngọc chống lại đường lối của Đảng đánh vào tổ chức liên tục. Không được keo này bày keo khác. Đứng trước anh em ngồi yên, anh em quay đi lại tiếp tục.
Trong khi đó, BCH lo đoàn kết, lo cứng rắn, lo làm thế mất dân chủ... không dám đấu Ngọc.
Đáng lẽ phải dứt khoát.
Cái đa nguyên đa Đảng hiện nay đánh vào Đảng mạnh nhất.
Trong Đảng này nay không có kỷ luật. Liên tục có những chuyện chống Đảng. Những anh đã đa nguyên đa đảng thì phải xét lại tư cách Đảng viên.
Những người ở chỗ nào cũng chửi tại sao ta không làm nghiêm?

Đào Vũ nói thêm về tổ chức. Có phải Đảng đoàn là hầu hết lấy từ Ban Chấp hành (cả 9 người), vậy 6 đồng chí BCH quan niệm sao về Đảng đoàn.
Các đảng viên trong BCH đã vững vàng cả chăng?
Vương Linh: Tôi không thể chịu được việc Nguyên Ngọc ôm hôn Nguyễn Đình Thi.
12 tên chống BCH lúc ấy có bàn tay Nguyên Ngọc.
Trong các buổi họp ử chi bộ hội, anh em rất kêu Nguyên Ngọc.
Hồi chống Mỹ Nguyên Ngọc đã vừa ôm hôn vừa đâm dao găm vào ta.

10/7
Có thêm những tin tức sau:
* VNQĐ họp cộng tác viên. Ông Thi thoạt đầu lên dạy dỗ là phải tin vào mình, phải lấy tình cảm, con tim của mình làm thước đo chính… Đừng có tin vào ông ốp ép nào cả.
Nghe nói, Trần đình Sử lên bác lại, Sử bảo thời này không thể nói như vậy được.
Thế là ông Thi lại đứng lên bào chữa, lại xoay ra chửi Ban văn hoá văn nghệ cũ.
Lúc bấy giờ, ông không có vai nhà văn hoá nữa, mà lại tỏ ra là một cán bộ cách mạng từng trải, có kinh nghiệm.

* Lại có một cuộc họp nữa, cuộc họp ở báo Nhân Dân, để báo động về tình hình hiện nay và động viên mọi người lên tiếng đấu tranh.
Cái giống nhau của những  hội nghị này là có chung một số cốt cán: Bùi Công Hùng, Nguyễn Văn Lưu, Mai Ngữ v.v..
Chẳng thấy có thêm ai gia nhập vào đám ấy nữa.
Nhưng như thế, cánh cốt cán ấy tha hồ viết.
Ví như Bùi Công Hùng, Hùng viết ở Hà Nội mới (chửi cả Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy), cả Lao động, cả Nhân Dân chủ nhật.
Ví như Nguyễn Văn Lưu. Lưu có bài chửi âm tính dương tính ở Văn nghệ phụ san, có bài khen Nam Hà và nhân đó, chửi Nguyễn Huy Thiệp. Nghe nói Lưu còn có bài bác lại Đỗ Đức Hiểu.

Có tin Sông Huơng, Cửa Việt bị phê phán dữ, các nơi đó (Tỉnh uỷ Thừa Thiên,  tỉnh ủy Quảng Trị họp vài ngày liền về các tạp chí đó).
Sử đưa tin là Cửa Việt số 3 đã in xong. Nhưng do cánh Hoàng Phủ Ngọc Tường làm kiểm điểm chưa tốt, nên chưa được phát hành. Phải kiểm điểm nữa.
- Ma Văn Kháng kể với Nguyễn Phan Hách. Có tin đồn là quyển Đám cưới không có giấy giá thú của ông ta bị trên truy lắm. Nhưng toàn nhắn nhe, còn chưa ai chính thức nói với Kháng điều gì cả.
Cái chết của bọn nhà xút bản  của Kháng là lúc này họ vừa in cuốn Ác mộng của Ngô Ngọc Bội. Cuốn sách viết về cải cách ruộng đất, viết "phi nhân" rõ ràng. Để nguyên cho sách nó ra không sao. Ông Bội lại mang nó, đi in trên Văn nghệ, trên Đất Quảng, để thiên hạ đồn ầm cả lên rằng sách lôi thôi về chính trị đấy.
Thành thử NXB của Kháng ở vào thế tiến thoái lưỡng nan: bây giờ mà phát hành ra thì sợ mà không phát hành thì tiếc. Nhờ trên ban Văn hoá tư tưởng đọc hộ họ đâu có đọc, họ bảo không biết, thế mới ngán.
- Dạo này báo chí (cả Nhân Dân, cả Quân đội nhân dân) đều có bài chửi Hà Sĩ Phu với bài  Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ (hình như đăng ở Sông Hương số 1, bộ mới).
 Trong các bài phê, người ta không dám đề rõ bài Hà Sĩ Phu đăng ở đâu nữa, vì nói ra lại sợ dân đổ xô đi đọc, còn đánh thì vẫn cứ đánh. Mỗi bài đánh là một bài đọc thuộc lòng, nhắc lại kiến thức mà người ta đã dạy nhau ở truờng tuyên huấn.
Lâu này, cứ tưởng những đợt đánh phá này chỉ là do bọn thư ký các ông to gây ra.
Nay không phải như vậy. Chính các ông to nói rõ tên từng nhà văn ra một, yêu cầu đánh.
22/7
 Sau cuộc Hội thảo về phê bình ở Hà Nội, báo Văn nghệ số 29, đăng thông báo của Ban chấp hành Hội nhà văn điểm tình hình trong đó nhận định rằng: Hội thảo LLPB có vấn đề.
Hội thảo bộc lộ hai khuynh hướng ngược nhau
- đổi mới trên cơ sở nền văn học cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng
- đổi mới trên cơ sở đòi dân chủ hoá tuyệt đối văn học
mà không thấy chỉ đạo để phê phán cái sai vốn đã kéo dài lâu nay

Báo Nhân Dân cũng có bài của Lê Xuân Vũ công kích một số luận điểm của cuộc hội thảo về LLPB (Văn nghệ sau cách mạng chỉ là nối tiếp dòng văn học cách mạng trước 45, là văn học minh hoạ…)

Ân kể rằng ông Nguyễn Kiên nói với Ân.
- Bây giờ ông Mai nắm tất cả. Với mấy đồng bạc ở Ban công tác hội viên ông mang chia tiền cho mấy ông già, thế là tha hồ được các ông già khen.
Với trẻ thì ông ta cho họ vào Hội, thế là đủ để định nghĩa ông ta tức là Hội rồi. 
Bà Ngọc Trai còn bảo bây giờ, Hữu Mai đang lấy lòng mọi người để lúc nào đó, trở thành Tổng thư ký.

- Việc tặng giải thưởng. Như ở Hội đồng văn xuôi chẳng hạn, thì Hội đồng đã thử phác ra một danh sách. Nhưng vừa phác ra với nhau thì đã có người phản đối. Sao lại không có Ông cố vấn, sao không có Xuân Thiều, không có Khuất Quang Thuỵ. Rút lại, toàn thấy kiểu ý kiến giống nhau của một phe nhóm.
Thế là danh sách đáng tặng bây giờ lên tới hàng chục.
Ông Kiên bảo: Nếu loạn quá, cuối cùng tôi sẽ thôi, không ủng hộ cái gì nữa,  ngoài cuốn Cỏ lau.

Theo cách nói của  Bùi Việt Sĩ báo Lao Động thì cấp trên cảm thấy có một tam giác quỷ, mỗi cái thâm độc một đường, phải đánh bằng được.
Ly thân đánh ta về tư tưởng
Những thiên đường mù đánh ta về lý tưởng
- Đám cưới không có giấy giá thú đánh ta về tổ chức
Bùi Việt Sĩ nói có một bài báo rất dài từ trên gửi xuống chửi Đám cưới không có giấy giá thú thậm tệ, và báo Nhân Dân nhất định sẽ đăng. Sở dĩ người ta căm ghét Ma Văn Kháng vậy, vì Ma Văn Kháng chửi cán bộ ta là toàn loại mõ, loại ăn mày cả.

Tôi nói với Ân:
Nếu ông Vũ Tú Nam có lương tri, tự trọng thì không bao giờ thông qua cái bài viết của Hội ở báo Văn nghệ vừa rồi, hoặc sau khi thấy báo đăng ra, phải cải chính.
- Còn nếu ông ấy cũng  nhận thức như thế, hoặc thấy người ta viết thế cũng phải, thì việc quái gì chúng mình phải đi báo động thêm cho mệt.
Ân: việc này chỉ gây thêm hận thù, chia rẽ
Trần Bảo Hưng kể: Các ông không được nghe ông Thi nói ở Văn nghệ quân đội. Nghĩa là ông ấy ỏn thót: chúng ta kêu gọi những anh em có sai lầm quay trở về với đường lối của Đảng, chúng ta hoan nghênh sự nhận thức lại vậy.
Cứ y như lời lẽ của một gã kêu gọi chiêu hồi vậy (xúi bỏ người ta từ bỏ chính mình để trở về với những nguỵ tín)

Cũng qua cách cắt nghĩa của Nguyễn Đình Thi, thì dường như đang có một nhóm chống Đảng, nhóm đó do Trần Độ cầm đầu.


( còn tiếp)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nói nghe chơi!


Tự do trong học thuật
Những cố gắng cải cách mô hình quản trị và tài chính của đại học hướng đến mục tiêu chính là nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Đó là một trong nhiều nội dung mà nhóm Đối thoại và giáo dục (VED) đưa ra khuyến nghị về đại học VN. 
Nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở đại học (ĐH) là một trong 5 đề mục cần phải cải cách trong lĩnh vực giáo dục ĐH ở VN mà nhóm Đối thoại và giáo dục (VED) đề xuất trong bản khuyến nghị. 

Lấy trình độ nghiên cứu khoa học làm ưu tiên

Theo VED, vấn đề nổi cộm nhất trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy ĐH ở VN là đã dành sự ưu tiên hàng đầu cho số lượng thay vì chất lượng. Điều này thể hiện ở nhiều bình diện khác nhau, gồm khả năng nghiên cứu khoa học, tài trợ nghiên cứu khoa học của nhà nước, môi trường trao đổi và hợp tác, số môn học và số giờ lên lớp.

Sau khi phân tích hiện trạng, trong đó có đề cập khả năng nghiên cứu khoa học yếu kém của giảng viên ĐH ở VN như một “vấn đề lớn”, nhóm VED kiến nghị các trường ĐH khi tuyển chọn giảng viên cần lấy trình độ nghiên cứu khoa học làm ưu tiên hàng đầu, thiết lập một số vị trí với điều kiện làm việc và đãi ngộ đặc biệt để tạo ra những đầu tàu trong nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng, đồng thời thiết lập cơ chế tài chính để hỗ trợ chi phí cho các nhà khoa học nước ngoài sang VN làm việc. Về vấn đề giảng dạy, nhóm VED cho rằng cần phải giảm số môn bắt buộc, giảm số giờ lên lớp; tăng số giờ thực tập, thực hành, làm đề tài và làm bài tập; khuyến khích việc sử dụng trực tiếp học liệu do các trường ĐH tiên tiến cung cấp.

Nhóm cũng khuyến nghị nhà nước cần tập trung tài trợ nghiên cứu khoa học của nhà nước về các quỹ hoạt động theo mô hình Nafosted, lấy thành tích khoa học và mức độ công nhận quốc tế làm chỉ tiêu hàng đầu trong việc xét duyệt đề tài, tăng cường sự tham vấn của các nhà khoa học quốc tế trong việc xét duyệt đề tài. Nhà nước cũng cần phải có các giải pháp tạo môi trường trao đổi và hợp tác như làm thông thoáng thị trường lao động khoa học, khuyến khích việc luân chuyển từ trường này sang trường khác, từ trường ĐH sang khối công nghiệp và ngược lại; hỗ trợ những đề tài có khả năng làm tiền đề cho việc hình thành các mạng lưới trong nghiên cứu khoa học; thể chế hóa sự liên kết giữa ĐH và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bản khuyến nghị viết: “Chúng tôi cho rằng sẽ rất khó có thể cải tổ về cơ bản chế độ tuyển dụng nhân lực khoa học, nhất là trong việc thiết lập các vị trí giáo sư đặc biệt nếu không có cải tổ về quản trị và tài chính ĐH”.

Công khai thông tin chất lượng giáo dục

Theo nhóm VED, dù VN hiện đã triển khai đủ 4 công cụ cơ bản mà thế giới đã sử dụng nhằm đảm bảo chất lượng ĐH (gồm kiểm định chất lượng, công khai thông tin chất lượng, xếp hạng, đối sánh) nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được cải cách.

Chẳng hạn như về việc công khai chất lượng, VN đã có chương trình “3 công khai” nhưng chất lượng thông tin công khai chưa đạt độ tin cậy khả dĩ khi mà trường tự do và tự công bố báo cáo của mình. “Giao cho một tổ chức độc lập tiến hành việc thu thập thông tin chất lượng giáo dục ĐH và công bố hằng năm trong các phương tiện thông tin đại chúng. Các trường ĐH, CĐ có nghĩa vụ phối hợp với tổ chức nói trên trong quá trình thu thập dữ liệu”, nhóm VED khuyến nghị.

Tuy nhiên, theo nhóm VED, trong điều kiện nguồn lực hữu hạn, nhà nước nên tập trung vào 2 công cụ kiểm định chất lượng và công khai thông tin chất lượng hơn và nên xem là hoạt động bắt buộc, định kỳ đối với tất cả các trường ĐH, CĐ trong cả nước. Kết quả kiểm định chất lượng độc lập cần được xem như tiêu chí trong việc phân bổ ngân sách, quyết định mở, đóng hay tạm ngừng các chương trình đào tạo, bổ nhiệm/tái bổ nhiệm các nhân sự cấp cao trong ĐH. Còn việc xếp hạng và đối sánh thì chỉ nên ở mức độ khuyến khích và có chính sách hỗ trợ các trường ĐH tham gia các bảng xếp hạng và đối sánh quốc tế.

Tạo không gian biểu đạt ý kiến

Lĩnh vực cuối cùng mà bản khuyến nghị đề cập là dân chủ nội bộ và tự do học thuật. Theo nhóm VED, uy tín của các trường ĐH trong xã hội không chỉ phụ thuộc vào tiềm năng tài chính và chất lượng nghiên cứu khoa học, giảng dạy mà còn phụ thuộc vào các định chế dân chủ nội bộ, cũng như khả năng duy trì đạo đức và tự do trong học thuật. Bản thân chất lượng nghiên cứu khoa học và giảng dạy cũng bị chi phối bởi khả năng duy trì đạo đức và tự do trong học thuật. Môi trường học tập và nghiên cứu khoa học trong các trường ĐH có lành mạnh hay không phụ thuộc vào tính minh bạch của các định chế dân chủ nội bộ.

Nhóm đề xuất trong các trường ĐH, CĐ nên có các thiết chế như nghị trường giảng viên, nghị trường sinh viên, tạo không gian cho giảng viên - sinh viên biểu đạt ý kiến, quan điểm về các vấn đề giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo... của trường mình. Chẳng hạn, nghị trường giảng viên có thể đưa ra tiếng nói chung của giảng viên đối với hiện tượng vi phạm đạo đức khoa học hoặc tự do học thuật...

Theo nhóm VED, trường ĐH thiết lập các ủy ban như ủy ban kế hoạch, tuyển dụng, đề bạt, đánh giá thường niên... Thông qua đó, giảng viên có thể tham vấn trực tiếp cho ban giám hiệu.

Quý Hiên
(Thanh niên)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chả quý hóa gì bà đâu, họ có dụng ý cả đấy bà Anung ợ!

Bắc Kinh trải thảm đỏ đón lãnh tụ đối lập Miến Điện
Bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ phong trào đối lập Miến Điện đã đến Bắc Kinh hôm nay, 10/06/2015 trong một chuyến thăm chính thức kéo dài 5 ngày, theo lời mời của đảng Cộng sản Trung Quốc. Bắc Kinh không ngần ngại nghênh đón người trước đây bị chính họ tẩy chay vì là đối thủ của đồng minh của Trung Quốc là tập đoàn quân sự Miến Điện. Theo chương trình dự kiến, Bà Aung San Suu Kyi sẽ được cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lẫn Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tiếp kiến.

Lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi nói chuyện với những người ủng hộ ở bang Mon, 16/05/2015. REUTERS/Soe Zeya Tun/Files

Delphine Sureau Thông tín viên RFI tại Trung Quốc nêu bật lý do thúc đẩy Bắc Kinh trải thảm đỏ đón lãnh tụ đối lập Miến Điện :

« Chuyến thăm đầu tiên có tính lịch sử này minh họa cho sự xấu đi trong quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Miến Điện. Trong nhiều năm trước đây, Bắc Kinh là hẫu thuẫn chính cho tập đoàn quân sự cầm quyền tại Miến Điện. Nước này đã rơi vào tình trạng phải lệ thuộc rất nhiều vào đầu tư của Trung Quốc khi Hoa Kỳ và Châu Âu áp đặt trừng phạt kinh tế trên Miến Điện, chính là để phản đối việc tập đoàn quân sự giam giữ bà Aung San Suu Kyi.

Thế nhưng, kể từ khi tập đoàn quân sự Miến Điện tự giải thể, quyền lợi của Trung Quốc tại nước này đã bị lay động. Công trình xây dựng một con đập khổng lồ mà người dân Miến Điện căm ghét đã bị chính quyền dừng lại, cũng như hoạt động một mỏ đồng.

Thêm vào đó, chiến sự lại bùng lên ở vùng biên giới Trung Quốc-Miến Điện, giữa quân chính phủ Miến Điện và lực lượng du kích Kokang. Hàng ngàn thường dân đã chạy qua lánh nạn tại Trung Quốc, trong lúc có 4 nông dân Trung Quốc thiệt mạng vì một quả bom do máy bay Miến Điện thả xuống.

Khi nghênh tiếp Aung San Suu Kyi, Trung Quốc muốn bảo tồn quyền lợi của mình, vì Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà rất có thể sẽ chiến thắng nhân cuộc bầu cử Quốc hội ở Miến Điện vào tháng 11 tới đây.

Khi tiếp đón lãnh tụ đối lập Miến Điện, Trung Quốc cũng muốn chống lại chiến dịch chiêu dụ Miến Điện của Hoa Kỳ, qua đó bảo vệ vùng ảnh hưởng của minh. »

Về phần bà Aung San Suu Kyi, giới quan sát đang từ hỏi là trong tư cách là người đoạt giải Nobel Hòa bình, liệu bà có lên tiếng can thiệp cho một Giải Nobel khác người Trung Quốc là ông Lưu Hiểu Ba , đã bị Bắc Kinh cầm tù từ năm 2009 đến nay ?

Giới hoạt động nhân quyền đã từng thúc đẩy Miến Điện nêu bật trường hợp Lưu Hiểu Ba trong các cuộc họp với hai lãnh đạo Trung Quốc là Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường. Liệu bà Aung San Suu Kyi có dám làm hay không.

Dẫu sao thì điều đó sẽ rất khó biết, vì lẽ dù trải thảm đỏ đón Aung San Suu Kyi, nhưng Trung Quốc đã không mời báo chí ngoại quốc theo dõi các sự kiện quan trọng của chuyến thăm.

Trọng Nghĩa
(RFI)

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150610-clone-bac-kinh-trai-tham-do-don-lanh-tu-doi-lap-mien-dien/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Rất không ổn trong tâm thế, tâm hồn người Việt, phải chăng có cái gì đó bức xúc, bấn loạn và phải khắc phục bằng cách nào?

Báo động nạn “mất dạy” ở Hà Nội
Tình trạng văng tục, nói bậy vốn chỉ xuất hiện nơi chợ búa hay với những người ăn nói thô tục. Nhưng bây giờ việc văng tục, nói bậy lại trở thành cách nói chuyện và là cách thể hiện “chất chơi” của một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ. Không chỉ có nói bậy, văng tục mà nhiều thanh niên còn có thái độ thách thức pháp luật…
Báo động nạn “mất dạy” ở Hà Nội
Hình ảnh người vi phạm chống lại lực lượng chức năng
Câu cửa miệng

Có mặt tại quán nước đối diện Trường THPT Trần Phú (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào giờ tan học, từng tốp học sinh trong bộ quần áo đồng phục táp vào quán. Một nhóm cả nam lẫn nữ sành điệu ngồi uống nước, trên tay phì phèo điếu thuốc. Một nữ sinh gương mặt được trang điểm khá nổi bật, nhưng cái miệng lại hồn nhiên tuôn ra những lời thô tục kể về buổi đi chơi tối hôm trước. Đáp lời thiếu nữ này, một nam sinh khôi ngô, vung vẩy tay chân kể đệm thêm câu chuyện: “Chúng nó ngu vãi. Đ. biết gì lại thích chém…”. Tiếp lời cậu nam sinh này là một bạn nữ khác nói: “Kệ bà chúng nó, liên quan Đ. gì mà quan tâm”.

Nghe xong đoạn hội thoại, nếu không phải tuôn ra từ những cô cậu mặc đồng phục học sinh, có lẽ tôi sẽ nhầm với một nhóm bụi đời.

Chỉ cần một nhóm bạn đi ngoài đường rú ga hoặc nói cười hô hố, thì ngay lập tức sẽ nhận được những lời nói tục tĩu. Và có lẽ, nơi phô bày sự thiếu văn hóa nhất vẫn là các quán game... Những lần có mặt tại quán game, tôi giật mình bởi rất nhiều bạn trẻ mắt cắm vào màn hình, nhưng miệng thì luôn vung những lời đệm, nói tục tĩu đến khó nghe.

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, phong cách sống thanh lịch, nói năng nhẹ nhàng, lịch sự, ăn mặc giản dị, kín đáo, tinh tế của người Hà Nội chỉ còn trong dĩ vãng. Văn hóa ứng xử ngoài đường của người Hà Nội xuống cấp một cách đáng báo động. Những người sống ở Hà Nội bây giờ rất dễ bị kích động, dễ gây gổ đánh nhau chỉ vì những lời lẽ thô tục.

Văn hóa ứng xử xuống cấp trầm trọng là hiện tượng đáng báo động khi tiêu cực xã hội gia tăng, những vụ án nghiêm trọng liên tiếp xảy ra. Ở đó không chỉ đơn thuần là sự biến dạng của nhân cách mà còn là sự tan vỡ của rất nhiều hệ giá trị đạo đức truyền thống, như quan hệ trong gia đình, quan hệ thầy trò và nhiều quan hệ xã hội khác.

Tưởng chừng chỉ có những người ít học, chợ búa mới văng tục, chửi bậy. Nhưng hiện nay, “văn hóa chửi” ăn sâu cả vào giới tri thức, người nổi tiếng. Điển hình, người mẫu, diễn viên Trang Trần gây bão trong dư luận khi chửi bới, hành hung lực lượng công an. Ngay cả khi được đưa về trụ sở công an để làm rõ hành vi chống người thi hành công vụ, cô người mẫu này vẫn cao giọng lăng mạ lực lượng thực thi công vụ. Nguyên nhân của câu chuyện Trang Trần chống người thi hành công vụ còn nực cười hơn, đó là việc cô này thích làm “người hùng” xen vào chuyện tài xế xe taxi đi ngược đường bị công an xử lý vi phạm hành chính.

Đây chẳng phải là lần đầu cô người mẫu này văng tục, chửi bậy. Trong một chương trình truyền hình thực tế của Đài Truyền hình Việt Nam, Trang Trần cũng hồn nhiên nói bậy. Để không bị đổ chương trình, những câu nói tục tĩu của Trang Trần được nhà đài thay bằng tiếng “BIP”. Cuối 2014, dư luận cũng thất kinh khi chứng kiến video ca sĩ Yanbi (tên thật là Tô Minh Vũ) cao giọng chửi bới lực lượng cảnh sát 141. Là một ca sĩ khá nổi danh, nhưng những lời nói mang đầy tính lưu manh của Yanbi khiến dư luận đặt cho một cái danh khá phù hợp “ca sĩ vô học”.

Nối tiếp Trang Trần, Yanbi với thói quen chửi bậy, thì Pha Lê, Vũ Hạnh Nguyên, rồi đến cả Tuấn Hưng cũng có những lần văng tục trên facebook thậm chí có người còn được phong là “vua chửi bậy”. Không chỉ nổi tiếng là một “yêu nữ hàng hiệu”, Vũ Hạnh Nguyên còn được dư luận chú ý bởi việc “chửi bậy như hát hay” trên trang cá nhân. Mỗi lần phát ngôn, Vũ Hạnh Nguyên lại khiến dư luận bàng hoàng bởi độ cá tính và mạnh bạo của mình.

Lời chửi bậy của những diễn viên, ca sĩ, người mẫu khiến nhiều người không tin rằng đó là lời lẽ người của công chúng. Nhiều người cho rằng, nếu có bức xúc, bực tức trong người thì có thể chửi bới, nhưng người văn hóa cũng phải chửi có văn hóa.

Coi trời bằng vung

Tuy chưa có con số thống kê chính xác, nhưng theo Cục Cảnh sát Giao thông (CSGT) Ðường bộ - Ðường sắt (C67, Bộ Công an), những tháng đầu năm 2015, các hành vi chống người thi hành công vụ gia tăng đột biến cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng. Ví dụ, đầu tháng 2/2015, một người phụ nữ vi phạm luật giao thông, bị lực lượng chức năng dừng phương tiện để kiểm tra hành chính. Tuy nhiên, thay vì chấp hành, người này liên tục chửi bậy, lăng mạ, thậm chí rút dao dọa chém CSGT Công an Hà Nội. Trước tình huống này, lực lượng thực thi nhiệm vụ buộc phải khống chế đưa cô gái này về trụ sở công an phường sở tại để giải quyết. Đáng nói, tại trụ sở công an, cô gái không hề ăn năn mà tiếp tục có thái độ ngông cuồng, thách đố cơ quan chức năng.

Nói về hành vi chống người thi hành công vụ, Thiếu tá Phạm Anh Tuấn - Đội phó Đội CSGT số 3 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) cho biết, rất nhiều người dân khi tham gia giao thông thay vì chấp hành lại tìm cách trốn tránh, đối phó. Khi bị lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt hành chính, người vi phạm đã chống đối không chấp hành yêu cầu, có những hành động kích động, xô đẩy, chửi bới người thực thi công vụ. Không dừng lại, nhiều đối tượng còn lôi “ông nọ, bà kia” ra để hăm dọa, nhằm được bỏ qua.
Liên quan đến những hành vi chửi bậy, lăng mạ, chống người thi hành công vụ, PGS.TS Lê Quý Đức - nguyên Phó viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển nhận xét: Tình trạng lớp trẻ không biết tôn trọng người khác đã xuất hiện từ lâu chứ không phải chỉ là bị các cơ quan chức năng xử phạt họ mới văng tục. Thực ra họ văng tục ở chỗ này lại chỗ khác rất nhiều. Điều này đang trở thành thói quen, nói tục là thiếu tôn trọng người khác, tôn trọng cộng đồng.

Đây là hệ quả từ việc giáo dục không tốt, từ sự làm gương của người lớn, từ những căng thẳng trong đời sống và do bức xúc từ xã hội nên một bộ phận giới trẻ mới văng tục như là trò xả stress. Xã hội có mặt nào đó giả dối nên có thể thấy, việc giới trẻ nói tục tĩu, chửi bậy là để phản ứng lại cái giả dối của xã hội.

Cũng theo PGS.TS Lê Quý Đức, với thủ đô Hà Nội thì không thể chấp nhận được việc một bộ phận giới trẻ nói tục, chửi bậy. Đó là hành động thiếu giáo dục, thiếu văn hóa.

“Hà Nội thanh lịch không còn, từ khi có người tứ xứ đổ về Hà Nội sinh sống và lập nghiệp thì những nét văn hóa xưa cũng dần bị mai một. Lớp người tinh túy về Hà Nội cũng có, người sống “dưới đáy” xã hội về đây cũng nhiều. Tôi không vơ đũa cả nắm nhưng những người thất nghiệp, sinh viên, công nhân, lao động chân tay không phải ai cũng tốt. Những người này nhiều khi họ không ý thức về cái gọi là lịch sự. Tóm lại là do số lượng người tăng lên theo cách cơ học nên văn hóa ứng xử cũng bị kéo theo chiều hướng không tốt.
Thiên Minh - Xuân Hinh
(PetroTimes)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đã có nhiều nhân sĩ trí thức góp ý rồi, chỉ cần các vị lắng nghe là được. Cần trao đổi, mở hội thảo có khó gì đâu?

Treo giải 1 tỉ đồng hiến kế đổi mới cơ chế, chính sách


TTO - Giải thưởng lớn đã được Đảng ủy Khối doanh nghiệp trung ương đưa ra để mời gọi người dân tham gia hiến kế
Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI - Ảnh: TTXVN
Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI - Ảnh: TTXVN
Ngày 13-5, Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương đã chính thức công bố cuộc vận động “Hiến kế đổi mới cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển doanh nghiệp và kinh tế đất nước”.
Theo ông Bùi Văn Cường - Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương, cuộc vận động này đã được sự đồng ý của Ban Bí thư nhằm phát huy trí tuệ, sức sáng tạo của cán bộ, người lao động trong xã hội, góp ý tưởng đột phá, tạo động lực phát triển doanh nghiệp và kinh tế đất nước.
Theo bản công bố của Đảng ủy Khối doanh nghiệp trung ương, nội dung kêu gọi hiến kế rất rộng: đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách vĩ mô để tạo động lực mới phát triển nhanh, bền vững của đất nước hoặc của ngành, địa phương; xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Bên cạnh đó là hiến kế đổi mới, hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường; các kế sách, chiến lược để tạo đột phá, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu lực, kỷ cương, tính công khai, minh bạch trong quản lý kinh tế...
Đặc biệt, nội dung quan trọng nữa mà Đảng ủy khối đề nghị hiến kế là làm sao đổi mới cơ chế, tạo động lực phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước...
Người dân, người lao động cũng có thể đóng góp, hiến kế đổi mới cơ chế, chính sách nội bộ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp; các giải pháp tài chính, kinh doanh nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp...
Các tác giả có hiến kế có thể gửi trực tiếp về Đảng ủy Khối doanh nghiệp trung ương, số 381- Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội.
Giải thưởng cho các tác giả hiến kế được công bố rất lớn: 1 Giải đặc biệt 1 tỉ đồng, cúp và bằng khen Đảng ủy khối.
Một Giải nhất 300 triệu đồng. Ba giải nhì, mỗi giải 100 triệu đồng. Năm giải ba với tiền thưởng 30 triệu và 40 giải khuyến khích với tiền thưởng 5 triệu đồng.
Kết quả hiến kế, Đảng ủy khối Doanh nghiệp trung ương khẳng định sẽ  tổng hợp để báo cáo Ban chấp hành trung ương Đảng, Bộ Chính trị, ban bí thư để bổ sung vào văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII cũng như chỉ đạo nghiên cứu, ứng dụng, triển khai...
C.V.KÌNH
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cái chi vậy?

Blog Googletienlang có bài: 
TƯ LỆNH CẢNH SÁT BIỂN VN NÊN TỪ CHỨC VÌ ĐỂ LỌT TÀU TÂN HẢI 517 VÀO SÂU TRONG LÃNH THỔ VN

Cái khó là không có tọa độ và ghi nhận hải trình tàu Tân Hải 517 để xác định, lão nghĩ mấy bố CSB, HQ, BP biết nhưng éo dám công khai với báo chí.

Nhờ xem tin Googletienlang, lão mới để ý các điểm tính đường cơ sở, trong đó có Hòn Đôi: 


Chụp lại từ Haiphong.gov.vn

A7 Tại Hòn Đôi, tỉnh Thuận Hải. 12039’0  109028’0 - Theo: Bienphongvietnam.vn và Tapchiqptd.vn 


Chụp lại vị trí từ Google Earth 

Hòn Đôi nằm trong vòng tròn đỏ

Xin lỗi các bạn, cho mình chửi phát nói sau.
ĐCM. có cái tuyên bố của chánh phủ ngắn gọn dzậy mà làm không nên, nào Ủy ban Biên giới Quốc gia, Vụ Biên giới, Ban Biên giới, mù cả lũ!
Điểm A7 Tại Hòn Đôi, có tọa độ hẳn hoi mà nằm tỉnh Thuận Hải" là thế nầu? - Hòn Đôi ở rìa ngoài bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa là điểm cực Đông. Nó cách địa giới Thuận Hải cũ cả trăm cây số, thông tin trời ơi như vậy mà đến 2015 vẫn còn nằm chần dần trên các trang truyền truyền chính thống.

Cách đây 3 tháng, Lão cũng đã chửi: Truyên truyền biển đảo kiểu Vịt, ăn cho hết!
Phần nhận xét hiển thị trên trang