Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Chùm ảnh thực tế cuộc sống ngư dân TQ trên đảo Hoàng Sa thời 2010s


Giaovn 11/06/2015 
Hoàng Sa bây giờ, chùm ảnh thực tế cuộc sống ngư dân trên đảo 

Đúng một năm trước, vào ngày này, 11/6, đã đưa mấy bức lên ở đây (nguồn tư liệu cũng đã được chỉ ra ở đó). 
Hôm nay, đi toàn bộ số ảnh đó. Để thấy hình ảnh thực trên đảo Hoàng Sa thời 2010s. 
Để hiểu chùm ảnh, cần trở lại entry cũ
---







































Phần nhận xét hiển thị trên trang

WHAT IS MERITOCRACY? Chế độ nhân tài là gì?


WHAT IS MERITOCRACY?
Chế độ nhân tài là gì?
Wise Geek
Wise Geek


A meritocracy is a form of government or administration in which leaders and others are chosen and advance in position based on their merit or ability. There are relatively few governments in the world that are based on this ideology. A modern example of a meritocracy can be found in Singapore.

Một chế độ nhân tài là một hình thức chính phủ hoặc quản trị trong đó các nhà lãnh đạo và những người khác được lựa chọn và thăng tiến chức vụ dựa trên công lao hay năng lực của mình. Có rất ít chính phủ trên thế giới dựa trên hệ tư tưởng này. Một ví dụ hiện đại của chế độ nhân tài có thể được tìm thấy ở Singapore.


Performance is Rewarded

As a form of government, a meritocracy looks for people who have the best abilities and qualifications, including education, and it rewards those who perform well. Identifying people who have certain abilities might be done through testing with educational materials, looking at experience levels and other types of evaluations — or a combination of these assessments. Some critics say that this form of government is highly discriminatory because it might automatically discredit some people who have capable skills but are not quite as intelligent or as educated as others.

Thành tích được khen thưởng

Là một hình thức chính phủ, chế độ nhân tài tìm kiếm những người có khả năng và  phẩm chất/ bằng cấp tốt nhất, bao gồm giáo dục, và nó tưởng thưởng những người thực hiện tốt. Việc xác định những người có những khả năng nhất định nào đó có thể được thực hiện thông qua trắc nghiệm với các tài liệu giáo dục, xem xét mức độ kinh nghiệm và các loại đánh giá khác - hoặc kết hợp tất cả các đánh giá này. Một số nhà phê bình nói rằng hình thức chính phủ này có tính phân biệt đối xử cao vì nó có thể tự động làm bất tín nhiệm một số người có những kỹ năng làm việc nhưng được thông minh cho lắm hoặc không có học vấn như những người khác.

Advantages and Disadvantages

In Singapore, for example, some children might be conditioned and targeted for greater enrichment at a particular age, based on aptitude. It is possible, in some cases, that these children might not be free to choose their own career paths or be exposed to all possible options. In such cases, a meritocracy can be limiting to the well-rounded development of individuals.

Ưu điểm và nhược điểm

Tại Singapore chẳng hạn, một số trẻ có thể được tạo điều kiện và đặt mục tiêu bồi dường nhiều hơn ở một độ tuổi cụ thể, dựa trên năng khiếu. Có thể, trong một số trường hợp, các em có thể không được tự do lựa chọn con đường sự nghiệp của riêng mình hoặc không được tiếp xúc với tất cả các tùy chọn có thể có. Trong trường hợp như vậy, một chế độ nhân tài có thể hạn chế sự phát triển toàn diện của cá nhân.

The trade-off in these situations is that people who are chosen to be inducted into this program are likely to live a life of privilege, never having to want for anything. People in a meritocracy usually work their way through lower levels of government, gaining experience as they go. In some ways, this might not be much different from lower-level government employees in other types of settings gaining experience and working their way up the ranks, gradually being given more responsibility over time.

Sừ đánh đổi trong những tình huống này là những người được lựa chọn để được giới thiệu vào chương trình này có khả năng sống một cuộc sống đặc quyền, không bao giờ phải thiếu thốn bất cứ điều gì. Người dân ở một chế độ nhân tài thường đi theo con đường kinh qua các cấp chính quyền cấp thấp, tích lũy kinh nghiệm trong khi họ tiến lên. Về một số phương diện, điều này có thể không có nhiều khác biệt so với các nhân viên chính phủ cấp thấp trong các thiết chế khác: tích lũy kinh nghiệm và làm việc lien tục để thăng cấp bậc, rồi dần dần được trao trách nhiệm lớn hơn theo thời gian.

Unlimited Advancement Possibilities

Unlike in other forms of government, in a meritocracy, there is often no limit to how far a person can advance. In other types of government, after an official reaches a certain level, he or she might be able to advance only by appointment. This appointment might be based partly on merit, but there usually are political considerations that also play roles in advancement. In a meritocracy, it is possible that a person could advance to the highest level — even becoming the leader of the nation — without having to worry about political considerations.

Khả năng thăng tiến không bị giới hạn

Không giống như các hình thức chính phủ khác, trong chế độ nhân tài, thường là không có giới hạn để một người có thể thăng tiến đến mức nào. Trong các loại hình chính phủ khác, sau khi một quan chức đạt đến một cấp bậc nhất định, người đó chỉ có thể được thăng tiến do chỉ định/ bổ nhiệm. Sự bổ nhiệm này có thể dựa một phần vào thành tích, nhưng thường những cân nhắc chính trị cũng đóng vai trò trong thăng tiến. Trong một chế độ nhân tài, có khả năng một người có thể tiến tới cấp bậc cao nhất - thậm chí trở thành nhà lãnh đạo quốc gia - mà không cần phải lo lắng cân nhắc chính trị.

Promotes Hard Work


A meritocracy, according to those who support such a form of government, has more of an ability to instill a valuable work ethic into individuals than other forms of government do. If citizens know that advancement is based on merit, they are more likely to do things that will improve their chances, it is assumed. Therefore, they will work and study to prove themselves capable of better things.

Khuyến khích làm việc chăm chỉ


Một chế độ nhân tài, theo những người ủng hộ loại hình chính phủ này, có nhiều khả năng làm thấm nhuần đạo đức công tác tốt vào các cá nhân hơn so với các hình thức Chính phủ khác. Người ta giả định rằng nếu công dân biết rằng thăng tiến sẽ căn cứ trên thành tích của họ, thì họ có nhiều khả năng làm những việc mà sẽ cải thiện cơ hội của mình. Do đó, họ sẽ làm việc và học tập để chứng minh rằng mình có thể làm những việc tốt hơn.



translated by nguyenquang


http://www.wisegeek.com/what-is-a-meritocracy.htm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Gái mại dâm Trung Quốc tại Paris : Sợ cảnh sát nhưng muốn đòi quyền lợi





Lâu nay gái mại dâm Trung Quốc vẫn là những dáng người nhỏ bé, lượn qua lượn lại trên các đường phố Paris với vẻ sợ sệt, câm lặng, hầu như không hiện hữu. Nhưng nay họ tham gia mọi cuộc biểu tình đòi quyền lợi cho các lao động ngành « công nghiệp tình dục », muốn nói lên tiếng nói của mình.
Trên đại lộ Belleville ở phía đông Paris, các phụ nữ mại dâm mỗi ngày đều lượn lờ trong những chiếc váy ngắn, quần short hay quần bó ; một số trò chuyện với nhau, đứng dựa lưng vào tường các tòa nhà hay cửa kính các cửa hàng.


Những gái mại dâm được gọi là « di động » « ngày càng đông hơn », theo nhận xét của Y sĩ Thế giới. Tổ chức này hàng tuần đều gặp gỡ họ trong một chiếc xe buýt với tuyến đường đi qua các địa điểm gái điếm Trung Quốc đón khách làng chơi, ở Belleville, Porte de Choisy (đông nam Paris), đại lộ Crimée (đông bắc) hay Strasbourg-Saint-Denis, địa điểm mại dâm nổi tiếng ở Paris.

Tuổi trung bình từ 40 đến 50, đa số những phụ nữ này là công nhân ở miền đông bắc Trung Quốc, đến Pháp sau khi hàng loạt nhà máy phải đóng cửa.

Đó là trường hợp của Ahua, 45 tuổi, bắt đầu bằng những việc lặt vặt như giữ trẻ hay giúp việc nhà, trong cộng đồng người Trung Quốc định cư tại Pháp. Nhưng nhiều người cảm thấy bị bóc lột, với tiền lương rẻ mạt không thể sống nổi, và cũng không thể gởi tiền về cho gia đình ở Trung Quốc hay trả cho những người dẫn mối vượt biên đã làm giấy tờ giả và visa cho họ.

Sau khi biết được những phụ nữ khác cũng trong tình trạng bấp bênh như mình đã đi làm nghề bán hoa, Ahua đã quyết định noi theo. Bà nói : « Tất cả chúng tôi đều là những người mẹ, đã có con cái, đến đây để kiếm tiền và có cuộc sống tốt hơn ».

Ajie, 42 tuổi, có mái tóc ngắn, gật đầu xác nhận. Nhưng như nhiều người khác, bà không có can đảm thú nhận sự thật với gia đình. « Chúng tôi không dám nói, người thân nghĩ rằng bọn tôi đang làm những nghề khác ».

Gái mại dâm TQ tại khu Saint-Denis, Paris.
Cả hai phụ nữ này đều tham gia Roses d’acier (Những bông hồng thép), một tổ chức tập hợp gái mại dâm người Hoa vừa được thành lập. Chủ tịch, bà Ajing, một phụ nữ cao và mảnh dẻ, mặc quần short và mang giày thể thao màu hồng, giải thích mục tiêu là : « Bảo vệ quyền lợi của chúng tôi và tương trợ lẫn nhau. Chúng tôi muốn nói về các khó khăn và tính dễ tổn thương của gái mại dâm Trung Quốc tại Pháp. Là người nước ngoài, nhiều phụ nữ không có giấy tờ và không muốn lao động, chưa nói đến việc không biết tiếng Pháp. Điều kiện làm việc và nhà ở đều khó khăn ».

Tuy khẳng định không dưới quyền một tú ông hay đường dây nào, gái mại dâm người Hoa thường là nạn nhân của các chủ nhà trọ đồng hương, chuyên cho nhiều cô thuê chung những căn hộ với giá cắt cổ.

Những khó khăn chính là gì ? Đó là bị cảnh sát « quấy nhiễu », thường xuyên kiểm tra và bắt giữ vì tội chèo kéo khách « ngay cả khi chúng tôi không quấy rối khách » - một cô tố cáo. Ajie tóm lược : « Chúng tôi sống như chuột cống. Mại dâm không bị cấm đoán tại Pháp, nhưng bị kỳ thị. Và vì sợ cảnh sát, nên nếu bị một khách hàng hành hung cũng không dám đi kiện ».

Tất cả gái mại dâm Trung Quốc đều từng bị tấn công, bởi các khách hàng sau khi hành lạc đòi trả lại tiền, hay từ chối trả tiền, hãm hiếp họ. Các phụ nữ này còn phải đối mặt với sự ghét bỏ của cộng đồng người Hoa, vốn « coi chúng tôi là những phần tử nguy hiểm, tượng trưng cho sự nhơ nhớp » - Ajing giải thích. Ahua kể : « Thiên hạ thóa mạ, khạc nhổ vào chúng tôi ».

Gần đây áp lực từ phía cảnh sát lại tăng lên. Ajing than thở : « Họ hiện diện mỗi ngày, kiểm tra rất nhiều lần, xé bỏ giấy cư trú tạm thời của cô nào có được. Chúng tôi sợ hãi, và không còn kiếm được nhiều tiền nữa ».

Để tiếp tục hành nghề, một số gái mại dâm người Hoa quay sang sử dụng internet thông qua các trung gian và phải trả hoa hồng. Y sĩ Thế giới lấy làm tiếc vì đây lại là một dạng môi giới mại dâm khác.

Tất cả gái bán hoa Trung Quốc đều muốn bỏ tội danh lôi kéo khách hàng, như trong một dự luật được đưa ra trước Quốc hội Pháp tuần rồi. Nhưng họ lại sợ điều khoản trừng phạt khách mua dâm trong dự luật này. Ahua nói : « Nếu không ai mua dâm nữa, thì đành chịu đói ».

Châu ÁTrung QuốcPhápMại dâmXã hộiBiểu tìnhPháp luậtCảnh sát
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150610-gai-mai-dam-trung-quoc-tai-paris-so-canh-sat-nhung-muon-doi-quyen-loi/ 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ muốn lập kho hậu cần ở Việt Nam, Campuchia để chi viện cho Biển Đông



(GDVN) - Mỹ đưa ra tuyên bố muốn đặt kho hậu cần tại Campuchia đúng lúc Phnom Penh công khai nhắc lại lập trường ủng hộ quan điểm (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc.
Hình minh họa. Nguồn: Sputnik.
Đa Chiều ngày 7/6 dẫn nguồn tờ The Phnom Penh Post cho biết, trong lúc căng thẳng Trung - Mỹ leo thang trên Biển Đông, Washington đang tính toán thiết lập một căn cứ hậu cần quân nhu tại Campuchia để tiện chi viện cho các hành động trên Biển Đông, tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc. Căn cứ này sẽ bao gồm lương thảo và đạn dược cùng các nhu yếu phẩm đảm bảo cho các hoạt động quân sự.
Về mặt danh nghĩa, căn cứ Mỹ muốn thiết lập ở Campuchia là nơi đặt các thiết bị hậu cần kỹ thuật phục vụ công tác cứu nạn cứu hộ. Hiện tại do Washington và Phnom Penh chưa có bất kỳ hiệp định nào về đặt căn cứ nước này trên lãnh thổ nước kia, Mỹ đang đề xuất với Campuchia và hai bên sẽ đàm phán về vấn đề này, sau đó mới tiến hành triển khai trên thực địa.
Rumi Nielson-Green, người phụ trách các hoạt động đối ngoại liên lạc của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ cho biết, ngoài Campuchia ra Mỹ cũng đang muốn triển khai đặt các kho hậu cần quân sự ở Bangladesh, Malaysia và Việt Nam. Hoạt động này sẽ phù hợp nhu cầu và yêu cầu cũng như luật pháp hiện hành của các quốc gia sở tại.
Tờ Đa Chiều lưu ý, Mỹ đưa ra tuyên bố muốn đặt kho hậu cần tại Campuchia đúng lúc Phnom Penh công khai nhắc lại lập trường ủng hộ quan điểm (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông. Soeung Rathchavy, một quan chức cấp cao Campuchia nói với các phóng viên rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông phải do các quốc gia có yêu sách trực tiếp giải quyết và không liên quan đến ASEAN?!
Soeung Rathchavy cho rằng Campuchia "trung lập", đồng thời khẳng định Trung Quốc không chỉ là bạn bè của Campuchia, mà còn là quốc gia bè bạn đang bị các nước khác "dèm pha". Tuy nhiên quan chức Campuchia không nói rõ ai đang "dèm pha" Trung Quốc và "dèm pha" chuyện gì.
Đa Chiều dẫn bình luận của Reuters cho hay, từ năm 2010 trở lại đây Campuchia thường xuyên công khai hỗ trợ chính sách (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông, đỉnh điểm là hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2012 tại Campuchia mà Phnom Penh là chủ nhà, Chủ tịch luân phiên.
Tờ Sputnik của Nga ngày 7/6 cho biết, những kho hậu cần quân sự mà Mỹ đang đề cập với Campuchia và một số nước khác đã có ở Thái Lan và Philippines, hai đồng minh truyền thống của Mỹ trong khu vực.
Hồng Thủy

Thằng nào chơi đẹp thì chơi - Ông đây đêk thích buộc đuôi thằng nào!

Thời báo Hoàn Cầu tiếp tục xuyên tạc, đả kích, bôi nhọ quan hệ Việt - Mỹ


(GDVN) - Trò lố của Thời báo Hoàn Cầu có phải "trẻ con làm mất lòng người lớn" hay ai đó từ Trung Nam Hải vẫn ôm mộng lèo lái láng giềng?
Hình ảnh Đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam chuẩn bị đón Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trên Thời báo Hoàn Cầu.
Tiếp tục chiến dịch nhằm bôi nhọ Việt Nam và chia rẽ quan hệ Việt - Mỹ, Việt - Trung, Thời báo Hoàn Cầu, một trong những cơ quan ngôn luận hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 8/6 tiếp tục cho đăng bài công kích, đả phá kịch liệt Việt Nam của Kha Tiểu Trại, một chuyên viên thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á - Quảng Tây.
Bài bình luận xuyên tạc của Kha Tiểu Trại trên Thời báo Hoàn Cầu hôm nay có tiêu đề: "Việt Nam sẽ không cam tâm làm tay sai của Mỹ"?! Trại bình luận: "Gần đây khi quan hệ Việt - Mỹ ngày càng thân mật và Hoa Kỳ chống lưng, lấy sĩ khí cho Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, dư luận Trung Quốc ngày càng quan tâm đến xu hướng phát triển quan hệ Mỹ - Việt và tương tác 3 bên Mỹ - Việt - Trung."
"Thậm chí có người lo ngại và cảnh giác với khả năng Việt Nam liên kết với Mỹ chống Trung Quốc. Người viết cho rằng, Việt Nam liên thủ với Hoa Kỳ chống Trung Quốc đã trở thành sự thực, nhưng chỉ giới hạn trong vấn đề Biển Đông mà sẽ không trở thành chiến lược quốc gia. Về mặt chiến lược chúng ta có thể bình tĩnh theo dõi, nhưng trong vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ gặp ngày càng nhiều áp lực và khó khăn", Kha Tiểu Trại bình luận.
Chứng minh cho lập luận ngô nghê này, Kha Tiểu Trại nói: "Đầu tiên Việt Nam sẽ phải giữ giới hạn trong chính sách ngoại giao của mình. Trải qua 100 năm khổ nạn, qua 30 năm đổi mới, cuối cùng Việt Nam cũng bước vào quỹ đạo phát triển phồn vinh. Xây dựng dân dàu nước manh đã trở thành lợi ích cốt lõi trong cốt lõi của VIệt Nam. Muốn phát triển, Việt Nam cần môi trường hòa bình và ổn định."
"Muốn kết đồng minh hoặc tạo thù địch, nói cách khác là thay đổi căn bản quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ đẩy Việt Nam vào tình thế bất ổn. Vì vậy Trung Quốc không cần lo Việt Nam chạy qua phía Mỹ, vì có chạy qua rồi lại phải tìm cách chạy về mà thôi!" Đó là những phát biểu sặc mùi đại Hán, tư duy "thiên tử khiển chư hầu" đã trở thành căn bệnh nan y thâm căn cố đế của một bộ phận không nhỏ học giả và truyền thông nhà nước Trung Quốc - PV.
Hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ và chuyến thăm Việt Nam vẫn là nỗi cay cú của Thời báo Hoàn Cầu và kẻ đứng sau giật dây. Ảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ giao lưu với các tướng lĩnh quân đội Việt Nam, nguồn: Reuters.
Với truyền thống tự chủ, độc lập tự cường, dẫu trải qua ngàn năm Bắc thuộc, người Việt không đánh mất chính mình thì không có chuyện làm tay sai cho bất kỳ ai, cũng không dại gì theo nước này để chống nước khác. Miệng lưỡi hô hào "quan ngại" Việt Nam làm "tay sai" cho Mỹ, nhưng thực bụng Thời báo Hoàn Cầu và Kha Tiểu Trại đang muốn Việt Nam làm "chư hầu kiểu mới" của Trung Hoa?
Dã tâm đại Hán của Trại hay Thời báo Hoàn Cầu chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Khi các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải vẫn rao rảng phương châm 4 tốt 16 chữ, liệu trò lố của Thời báo Hoàn Cầu có phải "trẻ con làm mất lòng người lớn" hay ai đó từ Trung Nam Hải vẫn ôm mộng lèo lái láng giềng? PV.
Đúng là lịch sử từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh và phần lớn là do người láng giềng phương Bắc cất quân xâm lược, hơn ai hết người Việt hiểu giá trị của hòa bình, trân trọng hòa bình. Và để giữ được giống nòi trước âm mưu đồng hóa thâm độc của Bắc quốc, người Việt hiểu hơn ai hết ý nghĩa của độc lập, tự cường, toàn vẹn lãnh thổ.
Bởi vậy không có chuyện người Việt đánh đổi cái gọi là "môi trường ổn định để phát triển" lấy độc lập chủ quyền, để ngoại bang gặm dần từng tấc đất tấc biển của cha ông để lại. Quá quen với giặc giã, người Việt ngàn đời nay đã "ngụ binh ư nông", thời bình trồng cấy sản xuất làm ăn, nhưng hễ có giặc là gác tay cày ra trận. PV.
Kha Tiểu Trại bình luận tiếp: "Hoa Kỳ chưa chắc đã qua mắt được Việt Nam. Mặc dù nhiều người xem Việt Nam cũng giống như Philippines, một nước nhỏ gió chiều nào che chiều ấy, nhưng thực tế chưa chắc như vậy. Việt Nam lâu nay luôn có tâm địa nước lớn, có lòng tự tôn dân tộc rất lớn, lại đang trước thời cơ phát triển tốt đẹp, sức mạnh quân sự ngày một tăng cường, lại có ASEAN làm hậu thuẫn nên người Việt rất tự tin".
Thoạt nghe cứ tưởng Trại tâng bốc người Việt, nhưng đọc tiếp mới thấy hết cái "đểu cáng" của viên học giả này và Thời báo Hoàn Cầu: "Nền ngoại giao của Việt Nam lâu nay thiếu vắng bậc đại trí, nhưng không thiếu kẻ khôn vặt. Trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ, Việt Nam không chỉ không cam tâm lệ thuộc, ngược lại luôn coi mình ngang hàng với các bên."
"Cái mà người Việt Nam lâu nay tính toán là làm thế nào lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều, luôn tìm cách kiếm lời trong mâu thuẫn Trung - Mỹ, điều khiển 2 nước lớn phục vụ lợi ích cho mình, thời bình thì hai đầu kiếm lợi, lúc gặp vấn đề lại mượn tay người nọ đánh kẻ kia", Kha Tiểu Trại bình luận.
Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh, vị sứ thần "bất nhục quân mệnh" đã đáp trả dõng dạc trước vế đối trịch thượng của Sùng Trinh - Hoàng đế nhà Minh để giữ gìn quốc thể.
Phải nói viên học giả này khá hiểu người Việt khi đánh giá đúng lòng tự tôn, bất khuất trước cường quyền của dân tộc Việt Nam, nhưng lại có chút đố kỵ, cay cú. Vì tự tôn, bất khuất trước cường quyền, tự xem mình ngang hàng với các cường quốc, trong đó có kẻ xưa nay vẫn nghĩ mình là "thiên triều" thì những người lòng dạ hẹp hòi như Kha Tiểu Trại, những tờ báo sặc mùi dân tộc cực đoan chuyên đâm bị thóc chọc bị gạo như Thời báo Hoàn Cầu cay cú, đố kỵ cũng không có gì khó hiểu - PV.
Trong rất nhiều bài viết bôi nhọ Việt Nam, đả phá kịch liệt Việt Nam và quan hệ Việt - Mỹ, cũng có lúc cũng có kẻ "học giả Trung Hoa" nhận ra được người Việt không cam tâm làm "tay sai" hay "chư hầu, thuộc quốc" của bất kỳ nước lớn nào, đặc biệt là Trung Quốc. Và nếu không biết lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều, liệu Việt Nam có còn đến ngày nay khi có kẻ láng giềng lớn xác rắp tâm xâm phạm bờ cõi hết đời này đến đời khác? PV
Những ngôn từ miệt thị mà Kha Tiểu Trại nói về nền ngoại giao Việt Nam "không thiếu kẻ khôn vặt" đủ thấy sự đố kỵ và bất lực của phương Bắc, thiết nghĩ không cần bàn gì thêm vì tự lập luận của Kha Tiểu Trại đã tố cáo điều đó. Người Việt luôn tỉnh táo nhận rõ âm mưu kích động của Thời báo Hoàn Cầu và những học giả thuộc dàn "hỏa lực mồm" của Bắc Kinh như Kha Tiểu Trại, người Mỹ cũng như thế - PV.
Thứ ba, Kha Tiểu Trại cho rằng quan hệ Việt - Trung sẽ ổn định, nhưng chưa chắc đã hữu hảo. Viên học giả Hoa Nam này cho rằng, Việt -  Trung là mối quan hệ ngoại giao đặc thù không giống với các mối quan hệ khác?! Lý do ông Trại đưa ra là:
"Không những Trung Quốc có vai trò tích cực đối với sự ổn định chính trị và kinh tế của Việt Nam mà càn vì một khi quan hệ Việt - Trung đổ vỡ sẽ dẫn đến con đường phát triển, thậm chí là vận mệnh quốc gia của Việt Nam "chấm dứt" (?!) Đây vừa là bài học lịch sử, vừa là thực tế khách quan, đó cũng là lý do tại sao mỗi lúc quan hệ Việt - Trung trục trặc là lãnh đạo Việt Nam lại tích cực chạy đôn chạy đáo".
Kha Tiểu Trại và Thời báo Hoàn Cầu lại tự vả vào miệng mình khi thốt ra câu nói ngu xuẩn này! Ở phần trên Kha Tiểu Trại vừa khẳng định rằng Việt Nam "có tâm địa nước lớn", không cam tâm lệ thuộc và tự coi mình ngang hàng với các nước lớn thì làm gì có chuyện để cho nền chính trị, kinh tế của mình lệ thuộc vào Trung Hoa?
Đó là chưa nói đến thực tế gần đây nhất, khi Trung Quốc bỗng dưng vô cớ xua quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979, tàn sát dã man người Việt, quan hệ hai nước vì thế mà rơi xuống đáy, nhưng cũng qua cuộc chiến chống xâm lược này mà người Việt ngày càng mạnh hơn, đánh bật kẻ thù khỏi bờ cõi và tiếp tục xây dựng lại giang sơn. Kha Tiểu Trại nên hỏi lại cha anh mình về bài học núi xương sông máu này rồi hãy bình luận. PV.
Kết thúc bài bình luận xuyên tạc, Kha Tiểu Trại khẳng định rằng Bắc Kinh rất khó trông đợi một Việt Nam hữu nghị với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, tiếp tục giọng điệu bôi nhọ quen thuộc rằng Việt Nam "cướp biển cướp đảo" của Trung Quốc. Mỹ đã can thiệp vào Biển Đông và Việt Nam đã tích cực hưởng ứng, Kha Tiểu Trại nhận ra rằng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với không ít quả đắng trên con đường "phát triển hòa bình", mà thực tế là con đường ành trướng Biển Đông, xưng hùng xưng bá trong khu vực sắp tới - PV.
Xin được nhắc lại giai thoại về tiền nhân trong cách ứng xử với thói hung hăng phách lối của hoàng đế Trung Quốc thủa trước để Thời báo Hoàn Cầu và những học giả "hỏa lực mồm" như Kha Tiểu Trại hiểu hơn về người Việt. Theo Wikipedia:
Ngày 30 tháng 12 năm Dương Hòa thứ 3 (1637), Thám hoa Giang Văn Minh cùng Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được vua cử làm chánh sứ cùng với 4 phó sứ được vua cử đi sứ nhà Minh. Đến khi triều kiến, Minh Tư Tông Chu Do Kiểm (tức hoàng đế Sùng Trinh) lấy lý do "Vì lệ cũ không có những quy định cụ thể cho việc sắc phong, do đó trong khi còn chờ tra cứu chỉ ban sắc thư để tưởng lệ" để ngăn trở việc công nhận sự chính thống của nhà Hậu Lê và bãi bỏ công nhận ngoại giao với nhà Mạc.
Đồng thời, Chu Do Kiểm còn ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau: "Đồng trụ chí kim đài dĩ lục", nghĩa là: Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc. Câu này có hàm ý nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ - tức Đại Việt - bị diệt vong).
Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu: "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng", nghĩa là:  Bạch Đằng thuở trước máu còn loang. Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.
Vào thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan của "Thiên triều" và sứ bộ các nước. Vua nhà Minh bừng bừng lửa giận quên mất thể diện nước lớn, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem "bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu". Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Nhưng Minh Tư Tông vẫn kính trọng ông (và sợ Đại Việt trả thù) còn cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và đưa thi hài ông về nước
Khi thi hài của ông về đến Kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng viếng linh cữu ông và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công, ban tặng câu "Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng" (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).
Sau khi thi hài được đưa về nước, Giang Văn Minh được chôn cất tại Đồng Dưa, thuộc xứ Gò Đông, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm. Trên cánh đồng này có một quán (hiện có dạng ngôi nhà) nhỏ là nơi linh cữu ông đã được quàn và gọi là quán quàn. Hiện nay, nhà thờ ông ở làng Mông Phụ đã được nhà nước Việt Nam xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa. ‎
Hồng Thủy

Phần nhận xét hiển thị trên trang