Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Điên nặng giật!

KHỦNG KHIẾP! QUY MÔ VĂN MIẾU VĨNH PHÚC - CHÙM ẢNH SÁNG NAY


QUY MÔ KHỦNG NƠI THỜ KHỔNG TỬ
VĂN MIẾU TỈNH VĨNH PHÚC  

Lý do chi 314 tỉ để xây dựng Văn Miếu được thể hiện trong tờ trình của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở VH-TT-DL [tỉnh Vĩnh Phúc]: “Là nơi thờ Khổng Tử, nhà tư tưởng và giáo dục lớn thời cổ đại. Các nước theo Nho giáo trước đây như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam đều xây dựng Văn Miếu... ."

Văn Miếu này nằm trọn vẹn trên quả đồi giữa thành phố Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc). Các quan chức địa phương nói là phục dựng Văn Miếu Tam Đái, vốn chỉ còn 1 tấm bia mờ, để chấn hưng cái sự học của tỉnh nhà. Ngày nào chỉ tuyền gò đồi với cây sim mua nay đã trập trùng lầu các sơn son thếp vàng lộng lẫy. 

Nghe thiên hạ đồn quân sư cho Dự án văn Miếu Vĩnh Phúc là Viện phó Viện Hán Nôm cũng là người Phủ Vĩnh Tường, nhưng trong quá trình hoàn thiện thì lại bị giới nghiên cứu địa phương đả mạnh quá: từ việc số lượng tiến sỹ, việc thờ võ tướng trong Văn Miếu, việc thờ bình quân các huyện phải một ông tiến sỹ cho đỡ ganh tỵ , việc bài trì thờ tự nọ kia, nên giờ mấy bác lãnh đạo đang hoang mang, chẳng biết nên như thế nào!!!!

Những tưởng có những công trình như vậy thì văn hóa tỉnh phải khởi sắc lắm nhưng ..Than ôi!

Trong khi đó các di tích cổ thì xuống cấp trầm trọng mà không được quan tâm đành dỡ bỏ, cái nào được trùng tu xong thì biến dạng và tất cả đều mới coóng. Mà thật lạ là tất cả các công trình này đều do “Công ty TNHH một thành viên Tôn tạo và phục chế công trình văn hóa Việt” đảm nhiệm. Công ty này cũng là công ty trùng tu đình Tiên Canh mà bây giờ vẫn đắp chiếu vì thiếu vốn. Vậy vốn làm các công trình đồ sộ kia ở đâu ra, hỡi các lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc ơi!

Đây là chùm ảnh cho thấy quy mô KHỦNG KHIẾP của Văn Miếu Vĩnh Phúc, một công trình chi đến 314 tỷ đồng nhưng các hạng mục vẫn còn....đòi thêm tiền. 
Chùm ảnh vừa được thực hiện lúc 10h00 sáng nay 7.6.2015:

Cổng chính:
.


 Cầu đá
















 lối lên tầng hai của hậu cung


 hiên nhà bái đường


 Bên trong chưa có nội thất


 lối lên hậu cung từ tòa bái đường

 Mái cong của góc hậu cung






Nghi môn chưa xong

Các hạng mục chưa xong
Hậu cung, nhà bái đường, dãy nhà bia tiến sĩ bên tả hữu cũng chưa xong
Nhiều phần tường bao chưa xong
trong hậu cung còn trống chưa có nội thất .

Tin và ảnh: Người Phủ Vĩnh Tường

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Số 0 đặc biệt:

Nhà ngoại cảm giải thích số 36 và 306 liên quan đến mộ của Nam Cao

Đây là bức ảnh, theo PTBH thì là được chụp năm 1996, mộ của nhà văn Nam Cao:




Toàn tư liệu ở dưới là lấy về từ Fb PTBH.

---
"




Thế mà đã 19 năm rồi! Đoàn đi "Tìm lại Nam Cao" năm 1996 với 35 cơ quan cơ quan đơn vị hiệp thương tham gia. Nay trở lại nơi này có những người đã mãi mãi về cõi vĩnh hằng với nhà văn khiến lòng chúng tôi chùng xuống trĩu nặng. Thời gian có thể làm được những điều khiến con người dù có tinh hoa đến mức chinh phục cả vũ trụ nhưng vẫn k thắng nổi thời gian. 

Hôm nay về đây thắp nén nhang thơm viếng các hương hồn Liệt sĩ, ngồi bên mộ ngôi mộ số 306 của Nhà văn hiện thực tài hoa số 1 Việt nam tôi bồi hồi nhớ lại câu nói của Nhà văn khi đi tìm mộ Người ngày 26/11/1996: "Bác hy sinh năm 36 tuổi. Số mộ bác giống số tuổi đời của Bác nhưng thêm số 0 ở giữa".

Bác ơi! Bác đã ra đi 55 năm rồi, nhưng những trang viết hiện thực của bác vẫn mang vẹn nguyên hơi thở thời sự hôm nay, những Bá Kiến ngày càng nhiều và k chỉ có ở làng Vũ đại mà ở khắp nơi trên dải đất hình chữ S này...


Những Chí Phèo, Thị Nở k còn ở gốc chuối, lò gạch mà ở ngay ghế đá công viên, nhà nghỉ rẻ tiền hay cả khách sạn 5,6 sao... 


Vẫn còn nhiều lắm lắm những Giáo Thứ, Lão Hạc đang buông tiếng thở dài bất đắc trí và ngậm ngùi nuốt vào tim những giọt nước mắt đau đớn trong sự bất lực, tuyệt vọng... 


Bác ra đi khi vừa bước vào tuổi 36, độ tuổi đủ chín và sung mãn nhất của đời người. Việt nam mất đi một tài năng, nền văn học mất đi một ngòi bút "Hiện thực" xuất sắc... Còn sự mất mát của gia đình thì k định hình nổi vì sự bao trùm tất thẩy của bác trong cuộc sống và trái tim của cha mẹ, vợ con, thân bằng quyến thuộc... 


Hiện thực đã k dừng ở tuổi 36 của Bác và những trang viết, những nhân vật hiện thực của bác vẫn trường tồn cùng năm tháng. 


Thời gian có thể xoá nhoà tất cả nhưng cũng là minh chứng thuyết phục nhất lưu giữ tất cả và thời gian cũng k chờ ai cả...







Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chỉ có điều chúng ta chưa hỏi: Ai đã cố ý tạo ra cái "vũng lầy" đó?

Vũng lầy của chúng ta



Tuấn Khanh Blog
Thư cho bạn:
“Vũng lầy của chúng ta”

Bạn tôi,

Bạn có thấy mạng xã hội hôm nay giống như một đại dương? Tất cả những gì có khả năng trôi dạt và dễ bám đều ở trên bề mặt của của nó, và phần còn lại nằm trong thẳm sâu bao la, với vô vàn điều không thể tỏ bày.

Bạn và tôi cũng đang sống cùng dòng chảy timeline trên Facebook, mọi thứ ào ạt trồi lên như tư duy của thế giới sống chung quanh. Cái gì không bám lại được trong trí nhớ con người sẽ dạt đi, nhường chỗ cho những cái mới hơn ập đến, níu kéo, thu hút mắt nhìn.

Và có những thứ trên dòng thời gian đó đó trôi đi, khó lòng tìm lại được, dù chỉ là trong khoảng khắc. Một người bạn của chúng ta kể rằng cô ấy đã trượt dài trên màn hình để tìm lại một trích dẫn rất hay vừa thấy, nhưng không bao giờ gặp lại. Thời gian thật tàn nhẫn, và sự bàng quan của con người với mẫu trích dẫn đó cũng là nguyên nhân nhấn chìm nó vào lòng đại dương quên lãng. Ngập trong những thông tin nhộn nhịp của đời sống vô nghĩa, cô bạn ấy tuyệt vọng tìm kiếm như một kẻ bơi lặn quẩn quanh dưới đáy nước.

Trên timeline của Facebook tiếng Việt, dòng thời gian luôn níu kéo người ta với những chuỗi thông tin về người mẫu bán dâm, về đánh ghen, về cướp giật, ảnh lộ hàng… Thật đáng ngạc nhiên khi có những người mẫu, ca sĩ chỉ cần chụp một ảnh selfie, đã có hàng ngàn like và lời bình luận na ná nhau. Thậm chí, những người có tên tuổi cũng tìm cách lôi kéo khách đến nhìn bằng mọi kiểu viết, tội nghiệp như một cô gái điếm về già, hối hả của G.Marquez. Nếu Facebook là biển, thì bề mặt của nó luôn chở đầy những tạp chất gớm ghiếc và ô nhiễm của thời kỳ cố phát triển với xa hoa ngu ngốc. Timeline đó đủ để giới thiệu tính cách Việt và mối quan tâm của người Việt ở thế kỷ 21.

Trong vài năm gần đây, Facebook Việt đã khai sinh một xu hướng ngôn ngữ mạng rất mới. Một loại ngôn ngữ kêu vang với ảo từ và lừa mị. Người đọc chưa kịp biết về nội dung thì đã bị hối thúc đọc bởi những chữ nghĩa kiểu như “bàng hoàng”, “lặng người”, trắng muốt”, đê mê”… Người ta bơi trên internet cùng với những lổn ngổn tạp chất do chính mình thải ra và vui cười thỏa mãn, dĩ nhiên không quên like.

Vậy mà mới đây, bản tin về ngư dân Việt bị tàu Trung Quốc công khai đâm thẳng vào, phá nát, không màng tính mạng con người, lại chỉ trôi qua, rồi mất hút lặng lẽ như mẫu tin quý mà cô bạn tôi vật vã vì không còn thấy nữa. Bản tin trên báo Nhà nước có cái tựa mạnh mẽ chưa từng thấy “Đâm vỡ tàu cá,Trung Quốc cố ý giết ngư dân Việt Nam” đã lặng lẽ trôi qua, chìm dần dưới những câu chuyện về hotgirl chụp bán nude, về dàn siêu xe của đại gia. Cái sống cái chết được bày ra hiển hiện chân thực. Cái ác và âm mưu với quê hương mình cũng phô bày không ngại ngùng trước mắt, nhưng dường như vẫn không níu kéo được cái nhìn của con dân Việt hôm nay. Người Việt quan tâm nhau trong thế kỷ này thật lạ lùng. Khi có ngư dân không may bị chết vì bão trên biển, luôn có những chương trình từ thiện ồ ạt đổ về, tươi cười chụp ảnh ghi nhận. Nhưng khi người đi biển luôn bị cướp, bị hại, bị giết vì kẻ xâm lược thì những cái Like cũng không buồn ghé đến. Người ngư dân nếu chết, thì 2 lần bị nhấn chìm. Một lần ở biển sâu, một lần nữa giữa lòng nông cạn của đồng bào mình.

Những điều đó, những điều nguy nan và rất thật.

Carlos Ruiz Zafón, nhà văn Tây Ban Nha, có ghi rằng số phận đứng đâu đó bên ngoài đời bạn, nó không đi tìm bạn, mà chính bạn là người đi tìm nó. Xã hội Việt Nam hôm nay có những dòng người quen đi tìm số phận bằng phẳng và cầu an cho chính mình bằng cách lược bỏ những nỗi đau của đồng loại, dù nó hiển hiện ngay trước mắt mình. Một xu hướng tâm phần phân liệt tự chữa trị cho mình bằng cách giải phẫu tập thể khỏi những điều rất gần với mình. Thế nhưng bạn có bao giờ đứng ra xa và nhìn thấy rằng một xã hội như vậy, có phải không khác gì một bệnh viện khổng lồ với đầy những kẻ thương tật tinh thần?

Bản tin hoảng hốt về vấn nạn trên biển Đông, cho biết tàu đánh cá ĐNa 90152 TS có 10 ngư dân bị tàu sắt Trung Quốc cố tình đâm chìm để giết chết, trong đó có người chỉ vừa 20 tuổi. Và đây chỉ là hành động mới nhất trong một loạt âm mưu nhẫn tâm của Trung Quốc, thế nhưng sự phẫn uất từ người Việt hôm nay dường như còn ít hơn chuyện một cô gái đẹp té xe trên đường mà không có người đến đỡ giúp.

Những ngư dân Việt hôm nay cũng phải chọn một số phận là lênh đênh trên biển, giành giật ý thức chủ quyền với súng đạn và tàu lớn của Trung Quốc, cũng như chấp nhận số phận của họ bị thờ ơ từ đồng bào mình. Nếu có chết, số phận của họ là linh hồn lưu lạc dưới đáy biển sâu, nơi những nén hương thắp bên mộ gió sẽ không bao giờ với tới được.

Thật buồn, trong những ngày tháng an nguy của quê nhà, nếu chúng ta muốn tìm đến, chia sẻ nỗi đau đồng loại mình – chúng ta phải vất vả xô ra những thứ ô nhiễm trên bề mặt đại dương, vùng vẫy giữa những điều ngớ ngẩn của xã hội đang học đòi hưởng thụ – và lặn xuống để nhìn thấy. Bạn có cảm thấy như tôi, chúng ta đang vùng vẫy trong cuộc sống, mà như đang chìm dần trong vũng lầy ngu dại?


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quá hiếm!

Ông Nguyễn Sự “treo ấn từ quan”


KIM EM thực hiện
TT - Dù còn hơn hai năm nữa mới đến tuổi nghỉ hưu, ông Nguyễn Sự đã quyết định thôi làm bí thư Thành ủy, mà theo ông, để những người kế nhiệm tiếp tục làm cho Hội An phát triển vững bền.

Trò chuyện cùng Tuổi Trẻ trước ngày “treo ấn từ quan”, ông Sự bộc bạch:

“Chuyện nghỉ hưu tất yếu xảy ra với bất cứ người nào và đối với tôi là việc bình thường. Đến lúc cảm thấy có thể do tuổi tác hay do mình không nhất thiết phải tham gia nữa cũng nên rút lui, bởi có làm vài ba năm nữa cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì.

Với tôi, làm ở vị trí lãnh đạo tròn 21 năm từ vị trí chủ tịch qua bí thư là quá lâu. Nó dần trở thành lối mòn, ngại đổi mới, ngại đột phá.

Cứ “đường xưa lối cũ em về” như vậy mãi làm cho thành phố không bứt phá được, chưa kể là sẽ cản trở sự đi lên của anh em. Mình ngồi đó, anh em sẽ không lên được.

Mình làm lâu sẽ trở thành lão làng, hạn chế tư duy của anh em. Ngồi trước mặt mình, anh em cũng khó nói lên được những điều mới. Mình trở thành chỗ dựa cho anh em, dựa mãi lại hình thành thói quen ỷ lại”.

* Trong khi nhiều người đến tuổi nghỉ hưu vẫn muốn tại chức, còn ông vẫn đang sung sức sao phải nghỉ sớm?

- Tôi quan niệm rằng chủ tịch hay bí thư, vị trí lãnh đạo không phải là gia tài điền sản do ông bà, cha mẹ để lại cho mình mà nó là của xã hội. Vị trí cũng do xã hội đặt anh lên, Đảng giao cho anh. Tôi không muốn làm kẻ tư duy lá chuối. Cây nào đến mùa cũng thay lá non, duy nhất chỉ có cây chuối là tàu lá nó chết còn bám trên cây, người ta phải cắt đi.

Tôi không muốn như vậy. Đã đến lúc mình cần rời vị trí thì phải rời. Một đoạn đường 21 năm với cương vị chủ chốt của thành phố, bây giờ mình đặt gánh xuống trao lại cho anh em có nghĩa là mình rời cái gánh lo toan rất nhẹ nhàng.

Chứ không phải đặt gánh xuống ban ân huệ cho anh em, cũng không phải mình để lại vàng không đâu, mà cả thau lẫn rác trong đó.

Tôi đã suy nghĩ rất nghiêm túc về điều này trước khi quyết định. Nếu nói về được, tôi được quá nhiều, không phải là được danh hay lợi mà là có môi trường, có vị trí để thực hiện sở nguyện của mình trên mảnh đất này. Ngoài ra, mình cũng để lại được một chút gì đó trong lòng mọi người khi mình làm việc.

Người ta có thể ghét, oán, chê mình về mặt trình độ nhưng mình không làm gì để người ta khinh mình. Mình giữ bản thân một cách trọn vẹn để đến hôm nay mình trở về một cách thanh thản.

Xét về góc độ xã hội, mình cũng được quá nhiều, anh em góp vô cho mình nhiều lắm. Xét về mặt gia đình, bản thân so với cha mẹ mình thôi, cuộc đời của mình cũng được quá nhiều. Do đó, mình thấy vui khi mình trở về, không nặng nề gì hết.

* Nhiều ý kiến cho rằng nếu Nguyễn Sự không làm nữa, Hội An khó mà giữ được như hiện nay. Ông nghĩ sao về điều đó?

- Đội ngũ lãnh đạo kế cận của Hội An đã được chuẩn bị dù rằng vẫn còn một số vấn đề, nhưng nhìn chung anh em đủ sức đảm nhận được nhiệm vụ này.

Tôi tin rằng anh em sẽ làm được việc, thậm chí làm tốt hơn mình do được học hành đến nơi đến chốn, có kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm. Điều quan trọng là anh em phải rèn từng bước và phải có bản lĩnh, dũng khí.

Tâm có thể tốt, có thể hiểu biết nhiều, nhưng phải có bản lĩnh để chịu đựng, để đấu tranh vượt qua những cám dỗ, rủ rê sai trái. Thậm chí phải đấu tranh với cấp trên trước những điều không phù hợp với địa phương mình. Xã hội hiện nay cũng dễ làm con người tha hóa, nên phải có dũng khí.

Anh không có dũng khí, anh sa ngã thì anh sẽ mất ngay. Cái mất này đối với cá nhân anh không quan trọng mà lớn nhất là làm mất lòng tin của nhân dân... Vượt qua hai cái đó, anh em sẽ làm nên chuyện.

Khi tôi làm phó bí thư chuyển qua làm chủ tịch, gần như đội ngũ cán bộ và nhân dân thị xã không đánh giá cao tôi. Nhưng chính cuộc sống, chính thực tiễn đã dạy tôi biết cần làm gì và nên làm gì.

Dù kết quả chưa quá tốt như mọi người mong muốn, nhưng chí ít đến hôm nay phải nói rằng mình không phụ lòng tin của mọi người. Giờ tôi tin anh em cũng vậy. Dư luận, nhân dân có thể đặt dấu hỏi, điều này hết sức bình thường, càng khiến anh em phải cố gắng hết sức.Trò chuyện cùng Tuổi Trẻ trước ngày “treo ấn từ quan”, ông Sự bộc bạch:

“Chuyện nghỉ hưu tất yếu xảy ra với bất cứ người nào và đối với tôi là việc bình thường. Đến lúc cảm thấy có thể do tuổi tác hay do mình không nhất thiết phải tham gia nữa cũng nên rút lui, bởi có làm vài ba năm nữa cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì.

Với tôi, làm ở vị trí lãnh đạo tròn 21 năm từ vị trí chủ tịch qua bí thư là quá lâu. Nó dần trở thành lối mòn, ngại đổi mới, ngại đột phá.

Cứ “đường xưa lối cũ em về” như vậy mãi làm cho thành phố không bứt phá được, chưa kể là sẽ cản trở sự đi lên của anh em. Mình ngồi đó, anh em sẽ không lên được.

Mình làm lâu sẽ trở thành lão làng, hạn chế tư duy của anh em. Ngồi trước mặt mình, anh em cũng khó nói lên được những điều mới. Mình trở thành chỗ dựa cho anh em, dựa mãi lại hình thành thói quen ỷ lại”.

* Trong khi nhiều người đến tuổi nghỉ hưu vẫn muốn tại chức, còn ông vẫn đang sung sức sao phải nghỉ sớm?

- Tôi quan niệm rằng chủ tịch hay bí thư, vị trí lãnh đạo không phải là gia tài điền sản do ông bà, cha mẹ để lại cho mình mà nó là của xã hội. Vị trí cũng do xã hội đặt anh lên, Đảng giao cho anh. Tôi không muốn làm kẻ tư duy lá chuối. Cây nào đến mùa cũng thay lá non, duy nhất chỉ có cây chuối là tàu lá nó chết còn bám trên cây, người ta phải cắt đi.

Tôi không muốn như vậy. Đã đến lúc mình cần rời vị trí thì phải rời. Một đoạn đường 21 năm với cương vị chủ chốt của thành phố, bây giờ mình đặt gánh xuống trao lại cho anh em có nghĩa là mình rời cái gánh lo toan rất nhẹ nhàng.

Chứ không phải đặt gánh xuống ban ân huệ cho anh em, cũng không phải mình để lại vàng không đâu, mà cả thau lẫn rác trong đó.

Tôi đã suy nghĩ rất nghiêm túc về điều này trước khi quyết định. Nếu nói về được, tôi được quá nhiều, không phải là được danh hay lợi mà là có môi trường, có vị trí để thực hiện sở nguyện của mình trên mảnh đất này. Ngoài ra, mình cũng để lại được một chút gì đó trong lòng mọi người khi mình làm việc.

Người ta có thể ghét, oán, chê mình về mặt trình độ nhưng mình không làm gì để người ta khinh mình. Mình giữ bản thân một cách trọn vẹn để đến hôm nay mình trở về một cách thanh thản.

Xét về góc độ xã hội, mình cũng được quá nhiều, anh em góp vô cho mình nhiều lắm. Xét về mặt gia đình, bản thân so với cha mẹ mình thôi, cuộc đời của mình cũng được quá nhiều. Do đó, mình thấy vui khi mình trở về, không nặng nề gì hết.

* Nhiều ý kiến cho rằng nếu Nguyễn Sự không làm nữa, Hội An khó mà giữ được như hiện nay. Ông nghĩ sao về điều đó?

- Đội ngũ lãnh đạo kế cận của Hội An đã được chuẩn bị dù rằng vẫn còn một số vấn đề, nhưng nhìn chung anh em đủ sức đảm nhận được nhiệm vụ này.

Tôi tin rằng anh em sẽ làm được việc, thậm chí làm tốt hơn mình do được học hành đến nơi đến chốn, có kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm. Điều quan trọng là anh em phải rèn từng bước và phải có bản lĩnh, dũng khí.

Tâm có thể tốt, có thể hiểu biết nhiều, nhưng phải có bản lĩnh để chịu đựng, để đấu tranh vượt qua những cám dỗ, rủ rê sai trái. Thậm chí phải đấu tranh với cấp trên trước những điều không phù hợp với địa phương mình. Xã hội hiện nay cũng dễ làm con người tha hóa, nên phải có dũng khí.

Anh không có dũng khí, anh sa ngã thì anh sẽ mất ngay. Cái mất này đối với cá nhân anh không quan trọng mà lớn nhất là làm mất lòng tin của nhân dân... Vượt qua hai cái đó, anh em sẽ làm nên chuyện.

Khi tôi làm phó bí thư chuyển qua làm chủ tịch, gần như đội ngũ cán bộ và nhân dân thị xã không đánh giá cao tôi. Nhưng chính cuộc sống, chính thực tiễn đã dạy tôi biết cần làm gì và nên làm gì.

Dù kết quả chưa quá tốt như mọi người mong muốn, nhưng chí ít đến hôm nay phải nói rằng mình không phụ lòng tin của mọi người. Giờ tôi tin anh em cũng vậy. Dư luận, nhân dân có thể đặt dấu hỏi, điều này hết sức bình thường, càng khiến anh em phải cố gắng hết sức.

* Ông nghĩ gì về những việc ông đã làm cho Hội An, cả được và chưa được?

- Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm qua, trong tất cả những việc được đều có sự đóng góp của anh em, sự ủng hộ của người dân Hội An lớn lắm. Hội An được nhận nhiều danh hiệu không chỉ mình tôi làm. Bao giờ người ta cũng dồn cho người đứng đầu nhưng thật sự công sức của anh em rất nhiều.

Dù nhìn lại thấy bản thân vẫn làm được cái này cái kia nhưng cũng có những sai lầm. Khi tôi tự kiểm thì tự hào một điều rằng không xuất phát từ một động cơ cá nhân. Nếu có sai lầm thì đó là do kiến thức, tư duy, do cách nghĩ, do năng lực, do hiểu biết mình chưa đến nơi đến chốn.

Ví dụ cho tôi làm lại, chắc chắn tôi sẽ không cấp phép cho các dự án ven biển như bây giờ mà sẽ cấp ở bên kia đường. Điều này tôi đã nói cách đây mười mấy năm. Nhưng lịch sử không có chữ “nếu”, không thể làm lại được. Doanh nghiệp không có lỗi mà là do mình.

Lúc đó vì Hội An cần thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển du lịch biển nhưng về mặt lâu dài không phù hợp. Việc trồng cây hoa sữa dày đặc trên phố cũng vậy, nhưng cái này thì sửa được.

Dù chưa ai lên án mình nhưng tôi vẫn tự nghĩ đó là cái sai của mình, không tránh né nhưng tôi cũng được an ủi là mình vì cái chung cả, vì mong muốn cho thành phố phát triển, người dân có công ăn việc làm khi dịch vụ mở ra.

Tuy nhiên, Hội An chưa trở thành một thành phố trong công viên cây xanh như tôi mong muốn và vẫn còn nhiều điều “mong manh” lắm. Môi trường xã hội như cơ sở hạ tầng một số nơi còn chắp vá, quy hoạch chưa đồng bộ, đời sống của một bộ phận nhân dân ở các vùng nông thôn còn gặp khó khăn...

Đó là những món nợ lớn với nhân dân Hội An mà tôi chưa trả được. Tôi mong anh em thay tôi trả món nợ này.

* Về nghỉ hưu rồi, ông sẽ tiếp tục làm cố vấn cho Hội An?

- Tôi nói với anh em là khi tôi đã làm hết mình thì anh em cho tôi nghỉ hết mình, không xin, không hỏi ý kiến gì nữa. Quá khứ tôi chịu trách nhiệm nhưng tương lai các anh phải tự quyết định. Bởi vì khi tham gia ý kiến, mình không nắm tình hình là đã bị lạc hậu rồi.

Ngay cả bây giờ, chỉ ba ngày tôi không nghe tình hình của thành phố là đã thấy lạc hậu, huống hồ khi tôi nghỉ rồi. Có thể khi tôi nghe một chuyện gì đó, tôi gọi thông tin với anh em để xử lý chứ dứt khoát không can thiệp công việc của anh em nữa dù lớn hay nhỏ.

Trừ trường hợp có ai đó làm bậy, với trách nhiệm là đảng viên, là công dân, là người đã từng giữ trách nhiệm trong bộ máy, mình phải có ý kiến. Còn tất cả mọi việc thì để anh em làm, nếu có hỏi thì có thể nói bằng kinh nghiệm, còn nghe hay không là việc của họ.

Về nhà, tôi có bao nhiêu thứ để mình làm như đọc sách, chăm cây cảnh, nói chuyện với bạn bè. Tôi nghĩ mình nghỉ rồi có chăng mất là mất tiếng dạ thôi. Còn lại chẳng mất gì.
***

Với 36 tuổi Đảng và 21 năm nắm giữ cương vị chủ chốt ở Hội An, Bí thư Thành ủy Nguyễn Sự đã để lại cho mảnh đất này một dấu ấn lớn.

Từ một đô thị cổ đìu hiu, chỉ trong vòng chưa đầy hai thập kỷ, dưới sự lèo lái của ông đã trở thành một thương hiệu du lịch nổi tiếng toàn cầu với di sản kiến trúc cổ Hội An được bảo tồn nguyên vẹn, được UNESCO công nhận và trao giải thưởng.

Đời sống cư dân Hội An ngày một giàu lên nhờ biết cách làm du lịch bền vững. Họ luôn ghi nhớ công lao của ông, một người đã tận tâm, tận lực cho sự bảo tồn và phát huy di sản quý giá của tiền nhân để lại cho con dân Hội An. 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mong manh tơ nhện!

heo dự kiến 19h ngày 7/6, cáp quang AAG sẽ ngừng hoạt động để sửa chữa.


a888029fda0236508c46fad6aa583e95
19h tối mai (giờ Việt Nam), cáp quang biển AAG sẽ ngừng hoạt động. Ảnh minh họa: ICTNews
Thông báo từ Trung tâm điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia America Gateway – AAG), cho biết hệ thống tuyến cáp này sẽ tạm ngừng hoạt động để thực hiện công tác sửa chữa, khắc phục sự cố.
Từ 19h ngày 7/6/2015 (giờ Việt Nam), thông tin liên lạc, tín hiệu đường truyền có thể bị chập chờn hoặc mất hoàn toàn. Dự kiến, tuyến cáp sẽ hoạt động trở lại bình thường vào lúc 7h ngày 17/6/2015 (giờ Việt Nam).
Trao đổi với báo chí, ông Phạm Đình Trường, Phó TGĐ Tổng Công ty Mạng lưới Viettel cho biết, để khắc phục sự cố này trong thời gian 10 ngày tới (tính từ 7/6), hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ internet đã chuyển hướng từ cáp quang biển sang đất liền.
Ngoài ra, theo ông Trường, Viettel đã bổ sung thêm dung lượng 30Gbps, trong đó 20Gbps phục vụ kết nối trên hướng quốc tế đi qua cáp quang biển Liên Á (IA) và 10 Gbps trên hướng đất liền đi qua ChinaTelecom và ChinaUnicom; điều chuyển 20Gbps từ tuyến AAG sang hướng đất liền.
Ông Bùi Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Quan hệ công chúng VNPT cho biết, trong 10 ngày sửa chữa cáp quang AAG, đơn vị này sẽ đàm phán kết nối trực tiếp với Google, thêm lưu lượng các tuyến đất liền khoảng 20GB.
Đối với khách hàng phía Nam, VNPT cũng sẽ thêm các kết nối dự phòng khác. Ngoài ra VNPT cũng đang đàm phán với các đối tác quốc tế nhằm mở thêm dung lượng các tuyến Viba để tránh tổn thất nhiều nhất cho khách hàng.
Hiện, các nhà mạng lớn của Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư vào tuyến cáp quang biển châu Á – Thái Bình Dương APG (Asia Pacific Gateway, chiều dài hơn 11.000km và băng thông khoảng 4Tbps, nối từ Việt Nam đi các nước châu Á và Mỹ) và tuyến cáp quang biển AAE1 (Asia Africa Euro 1, chiều dài 25.000km) nối từ Việt Nam và các nước châu Á đến châu Âu, châu Phi. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

Thêm chuyện Mỹ nợ Tàu



Nước Mỹ nợ nước Tàu hơn ngàn tỉ đô la, nhiều người nghĩ rằng con nợ chắc phải lụy vào chủ nợ. Người ta hiểu lầm vì nghĩ việc nước nọ vay tiền nước kia cũng giống như mình; một bên “xin vay” bên kia “cho vay.” Bình thường, chúng ta tới ngân hàng trình bày lý do mình cần tiền để làm gì. Ngân hàng sẽ hỏi mình có món của cải nào làm thế chấp hay không, lợi tức của mình trong tương lai có đủ để trả tiền lãi và vốn hay không. Hai bên sẽ mặc cả lãi suất cao hay thấp, cách trả lãi và vốn như thế nào, vân vân. Trong nền kinh tế chậm tiến, ở các nước tham nhũng, người vay còn phải hối lộ người ký giấy cho vay nữa. Nói chung, con nợ ở địa vị “xin,” chủ nợ địa vị “cho.”

Trong kinh tế thị trường, mọi người không “xin và cho” mà chỉ trao đổi. Hai bên bình đẳng, mỗi bên tính toán thiệt hay lợi rồi trao đổi. Các công ty lớn hoặc chính phủ các nước giầu không cần đi tìm người có tiền mà vay. Việc vay nợ có thể diễn ra trong thị trường. Người cần tiền báo cho “công chúng” biết mình muốn vay, ai có tiền cũng xin mời. Họ phát hành các “giấy nợ” (trái khoán), ai muốn cũng mua được. Mua trái khoán tức là cho vay. Trên mỗi trái khoán ghi rõ số tiền vốn và lãi suất là bao nhiêu, thời hạn bao lâu, những chi tiết đó không thay đổi. Trái khoán do các chính phủ phát hành gọi là công trái. Chỉ những nước kinh tế rất yếu mới phải “xin vay tiền” các ngân hàng theo lối người bình thường. Vì nếu họ phát hành công trái, có thể không ai muốn mua. Đi vay trực tiếp như vậy thường phải trả lãi suất cao và chịu nhiều điều kiện ngặt nghèo khác. Chẳng hạn, khi chính phủ Việt Nam đi vay IMF hoặc Ngân hàng Thế giới, hoặc vay từ một nhóm các ngân hàng tư nhân, rồi đem tiền về cho quý vị giám đốc các công ty Vinashin, Vinalines dùng làm gì đó, hoặc biến mất luôn.
Việc vay nợ của chính phủ Mỹ khác với việc tư nhân đi vay nợ, nhìn vào thấy có vẻ kỳ cục. Bình thường, khi đang làm ăn khá giả thì chúng ta vay nợ dễ dàng, khi thất nghiệp đi vay rất khó. Mấy năm gần đây, chính phủ Mỹ phát hành công trái mới để vay nợ mỗi năm chừng 650 tỷ cho tới hơn 800 tỷ đô la. Nhưng năm 2010, số nợ vay lên tới 1,565 tỷ, cao gấp đôi thường lệ, với lãi suất vẫn rất thấp. Mà 2010 là năm kinh tế Mỹ đang khủng hoảng. Tại sao người ta vẫn muốn cho chính phủ Mỹ vay tiền giữa cơn khó khăn như vậy? Lý do là khi kinh tế Mỹ yếu đi thì cả thế giới cũng yếu theo. Các công ty giảm bớt đầu tư, người có tiền muốn cho vay họ cũng không cần vay. Nhìn quanh, lại thấy chỉ mua công trái Mỹ là tiện nhất. Khi ai cũng nghĩ như vậy, công trái Mỹ lại được giá, lãi suất ở Mỹ vẫn được giữ ở mức rất thấp. 
Mỗi tuần lễ chính phủ Mỹ đều phát hành công trái, có thứ ba tháng đáo hạn, có thứ một năm, có thứ kéo dài hàng chục năm. Khi đáo hạn, ai làm chủ các trái khoán sẽ được trả nguyên số tiền ghi trên đó, thí dụ 10,000 đô la. Giống như trong các thị trường khác, người bán và người mua có thể mặc cả với nhau về giá trái khoán. Sau khi mua, chủ nhân các trái khoán có thể bán lại cho người khác mà người phát hành trái khoán, tức là con nợ, không cần biết tới. Mỗi ba tháng hay mỗi năm, chính phủ Mỹ trả tiền lãi cho người đang làm chủ trái khoán, khi đáo hạn người chủ sau cùng sẽ được hoàn đủ 10,000 đô la.
Công trái có thể bán theo lối đấu giá. Chẳng hạn chính phủ Mỹ muốn bán công trái đáo hạn trong một năm với mệnh giá 10,000 đô la; lãi suất trên giấy là 3%. Các nhà đầu tư sẽ hiến giá. Người muốn hưởng lãi suất cao hơn 3% có thể trả giá 9,800, người trả 9,700 còn muốn hưởng nhiều hơn nữa. Có người chịu trả trên 10,000 đô la vì họ chấp nhận hưởng ít hơn 3% cũng được. Lãi suất thực sự được hưởng khác với lãi suất 3% ghi trên trái khoán. Trong thị trường trái khoán, trả giá cao hơn tức là chấp nhận một lãi suất thực thấp hơn lãi suất trên giấy. Khi có nhiều người muốn mua thì họ đẩy giá lên cao, giá lên thì lãi suất thực sẽ giảm. Việc mua đi bán lại trong thị trường trái khoán cũng vậy, một thứ trái khoán tăng giá tức là người mua chấp nhận lãi suất thực của nó bị giảm; hoặc ngược lại.
Khi muốn “cho Mỹ vay,” quý vị không cần đợi tới ngày chính phủ Mỹ phát hành công trái. Bất cứ lúc nào cũng có thể “ra chợ” mua các trái khoán mình thích. Khi muốn bán cũng vậy. Khi một người bán công trái Mỹ, không phải chính phủ Mỹ sẽ trả tiền mà chỉ có người mua trả tiền. Thị trường công trái Mỹ ảnh hưởng trên các lãi suất khác; cũng như giá gạo ở chợ này ảnh hưởng tới giá gạo bán tại chợ khác. Khi lãi suất công trái lên hay xuống thì lãi suất của các món nợ khác cũng tăng hay giảm theo, vì người đầu tư tự do muốn mua, bán thứ chứng khoán nào cũng được.
Thí dụ, trong năm tháng đầu năm 2014, giá công trái chính phủ Mỹ tăng lên một cách bất thường. Lãi suất của các công trái 10 năm giảm từ 3% xuống chỉ còn 2.54% một năm, khiến các lãi suất đều giảm, những người cần vay để mua nhà rất sướng. Các nhà phân tích ở Mỹ tìm cách giải thích tại sao lãi suất chịu áp lực như vậy: Trong năm tháng đầu năm, Bắc Kinh đã mua một số công trái Mỹ lớn nhất trong suốt 30 năm, tổng cộng hơn 107 tỉ đô la. Vào năm 2014, Ngân hàng Trung ương Mỹ cũng đang muốn ghìm cho lãi suất xuống thấp để kích thích kinh tế hồi phục nhanh hơn. Sang đầu năm 2015, Bắc Kinh làm ngược lại, họ bán ra nhiều công trái Mỹ hơn là mua vào. Tình cờ, cùng lúc đó Ngân hàng Trung ương Mỹ cũng không muốn cho lãi suất xuống nữa, vì lo sẽ lạm phát.
Trong hai năm liền, chính quyền Trung Cộng đã vô tình hỗ trợ chính sách tiền tệ của Mỹ. Nhưng trong thị trường tài chánh thế giới, chẳng ai giúp ai, cũng không ai có thể nhờ người khác. Mọi người mua, kẻ bán đều chỉ tính toán sao có lợi cho mình thôi.
Đầu năm 2014, Bắc Kinh đang cần nâng số hàng xuất cảng lên cao cho ngành sản xuất bớt trì trệ. Họ cần giảm giá đồng nguyên của họ so với đô la Mỹ. Khi người Tàu bán hàng ra ngoài, hầu hết các nước đều trả bằng đô la Mỹ. Thí dụ, món hàng giá 100 nguyên đang bán ra ngoài với giá 16 đô la. Nếu đồng nguyên xuống, thì món hàng100 nguyên cũng tự động xuống giá, thí dụ chỉ còn 15 đô la thôi; món hàng của Mã Lai hay Mexico vẫn giữ giá cũ sẽ bị cạnh tranh.
Khi muốn hạ thấp hối suất đồng nguyên, Bắc Kinh cứ đi mua đô la, tạo áp lực trên thị trường, giá đồng nguyên tự nhiên xuống thấp. Càng muốn ghìm giá đồng nguyên là họ càng mua thêm nhiều đô la. Rồi thế nào cũng phải đem đầu tư vì không ai dại dột giữ hàng trăm tỉ đô la để không trong nhà. Chỗ đầu tư an toàn nhất vẫn là công trái chính phủ Mỹ. Mua công trái Mỹ được hưởng lãi rất thấp, 3% hay 2.5%; nhưng công trái chính phủ Đức cùng thời gian đó còn thấp hơn (1.2%) và công trái Nhật Bản thấp hơn nữa (0.54%) vì dân Nhật để dành rất nhiều tiền mà họ lại thích cho nhà nước vay! Mỗi năm, hàng Trung Quốc bán hàng sang Mỹ nhiều hơn số họ mua vào, cho nên họ dư rất nhiều đô la Mỹ. Số đô la dự trữ đó lại đem đi mua công trái Mỹ, tức là cho chính phủ Mỹ vay nợ.
Tại sao công trái Mỹ lại được chuộng như vậy? Có hai đặc tính, liên can với nhau. Thứ nhất, người ta thích mua một chứng khoán có “thị trường sâu,” tức là có rất nhiều người mua và bán. Những thứ mà cả tuần lễ hay cả tháng mới có người mua hay bán thì mình muốn bán hay mua cũng phải chờ, hoặc chịu hy sinh bán giá rẻ hoặc mua với giá đắt. Trong thị trường sâu, món hàng có “tính lưu hoạt,” tức là dễ mua, dễ bán, nhanh chóng và không phải hy sinh như vậy. Thị trường công trái Mỹ rất lưu hoạt, và rất sâu nếu so sánh với, thí dụ, công trái Nhật Bản hay Đức.
Hiện tượng Trung Cộng mua và giữ  hàng ngàn tỉ đô la công trái Mỹ có ảnh hưởng cho cả hai bên, khó nói bên nào lợi, bên nào thiệt. Nhờ Trung Quốc mua nhiều công trái, dân Mỹ được hưởng lãi suất thấp, thấp hơn là nếu người Tàu không đổ tiền vào. Dân Mỹ vay nợ mua xe, mua nhà dễ hơn, kinh tế được kích thích. Nhưng khi nhiều tiền quá, các ngân hàng Mỹ cạnh tranh nhau trong việc cho vay, họ không dám đòi hỏi các con nợ nhiều quá. Một hậu quả là nhiều người thiếu tiêu chuẩn vẫn vay được tiền mua nhà; số người vỡ nợ cũng nhiều hơn. Cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2007 bắt đầu từ thị trường địa ốc, một phần cũng vì tiền Trung Quốc đổ vào Mỹ nhiều quá!
Trong năm năm qua, kinh tế Mỹ từ từ hồi phục và Bắc Kinh vẫn đem tiền tới cho vay, lãi suất vẫn được giữ ở mức rất thấp. Một hậu quả là giới đầu tư ở Mỹ chuyển tiền đi mua cổ phiếu để kiếm lời nhiều hơn. Vì thế, thị trường chứng khoán đã lên đều đều, lên nhanh hơn mức tăng trưởng kinh tế. Giới đầu tư có lợi, nhưng cũng nguy hiểm. Vì giá các cổ phiếu không thể cứ cao quá như vậy, có thể sụp đổ bất ngờ.
Chính phủ Trung Quốc cũng chơi một trò nguy hiểm nếu cứ tiếp tục đem đồng nguyên đổi lấy đô la Mỹ để giữ hối suất thấp, cho xuất cảng được nhiều. Bởi vì mỗi lần họ in thêm tiền để mua đô la, một số đồng nguyên lớn được đưa vào thị trường, số tiền lưu hành tăng lên có thể gây lạm phát. Muốn giảm bớt số đồng lượng tiền lưu hành, phải hút chúng vào bằng cách phát hành công trái, tức là chính phủ vay nợ dân! Số nợ trong nước Tàu đã tăng đến một mức đáng lo ngại, ngân hàng trung ương phải canh chừng mỗi ngày để cho quả bom nợ không bùng nổ! Muốn cân bằng, chính quyền Trung Cộng cần thay đổi cơ cấu kinh tế, không vụ vào xuất cảng nữa mà phải nâng cao sức tiêu thụ của người dân. Phải mở cửa cho các ngân hàng tư nhân phát triển, cạnh tranh, trả lãi suất cao hơn cho dân gửi tiền. Phải giảm bớt các công ty quốc doanh, để tư doanh phát triển. Một thay đổi cơ cấu như thế cần hàng chục năm, nếu đi chậm sẽ mất một thế hệ. Trong 30 năm nữa, mối lo lớn của nền kinh tế Trung Hoa là số người già ngày lên cao, tỷ số người làm việc xuống thấp, số người lãnh hưu bổng gia tăng!
Trong khi chờ đợi, chính phủ Mỹ cứ tiếp tục thúc dục Bắc Kinh thả nổi cho đồng nguyên lên xuống tự do. Nhưng họ cũng biết rằng nếu kinh tế Trung Quốc suy sụp thì hơn một tỷ người tiêu thụ ở nước Tàu phải thắt lưng buộc bụng, không xài tiền nữa. Tự nhiên, cả thế giới bị ảnh hưởng.
Tóm lại, trong đời sống kinh tế, cả thế giới ràng buộc với nhau. Kinh nghiệm của loài người cho thấy khi mọi người được tự do trao đổi với nhau thì tất cả đều khá hơn. Trong thị trường tự do, hai người chỉ trao đổi với nhau nếu hai bên đều thấy mình có lợi. 
Phần nhận xét hiển thị trên trang