Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

Thơ Nguyễn Đình Bổn

Nguyễn Đình Bổn
                                                                                   Chuyện đôi ta, buồn ít hơn vui
 P.D. 
                                                                                                                                                                
Lái Thiêu

Nơi đó chiều mưa ngày bão rớt
Tôi em, hai hồn lạnh tìm nhau
Quán vắng lá bay ngoài sân gạch
Uất một màu mây rụng phía cầu

Vòng tay vẫn ấm tình thuở nọ
Mắt đã buồn như một dải tang
Vẫn những ân cần âu yếm cũ
Mà sóng lòng tung bọt úa tàn

Nơi đó có cây cầu gỗ cũ
Những xóm làng xanh em đã mơ
Bàn tay bé nhỏ run trong áo
Mới đó mà xa đến mịt mờ!

Tìm nhau tìm nhau tìm nhau chi?
Trời mưa không phải lệ trên mi
Những hàng cây gãy trên đường vắng
Xóa giúp giùm anh những nốt si

2.

Anh đi qua dấu xưa
Nỗi buồn em để lại
Quán nhỏ giờ thay tên
Gió đùa mưa trên mái

Dưới chân cầu gỗ cũ
Hoa dại nở ngậm ngùi
Dưới cây cây gỗ cũ
Một linh hồn chết trôi.

Gửi T.

Tình yêu đó chỉ một mình ta biết
Anh và em hạnh phúc biết bao nhiêu
Những nụ hôn hai vòng tay ôm riết
Những ngày vui rộn rã sáng trưa chiều
Anh vẫn nhớ một đêm hồng châu thổ
Dáng em nằm lộng lẫy tuổi thanh xuân
Dòng sông nhỏ chảy tràn qua ngõ phố
Hương thanh tân ngào ngạt đến không cùng
Ngày hôm ấy Cần Thơ đầy huyễn ảo 
Nụ tình say uống mãi giọt tình xanh
Nơi ta đến trước thềm hoa bỗng nở
Và chim ca và nắng dậy trên cành
Tình yêu đó chỉ một mình ta biết
Anh và em đau khổ biết bao nhiêu
Những nhiệt ngã của sóng đời bạo liệt

Đẩy đôi ta dần hai ngã nghịch chiều
Em đã khóc bao đêm dài vô tận
Anh đã ngồi hóa đá đợi ngày sang
Chỉ  nhìn thấy một màu đêm uất hận 

Chia tình ta bằng vết cắt điêu tàn!



Cần Giờ

Đưa nhau đến tình đã là phế tích
Dù lòng ta còn muốn níu tàn hương
Em đã khóc buổi trưa bên rừng đước
Thương cánh chim gục chết ở ven đường

Chẳng còn nữa những đêm hồng châu thổ
Một đêm dài điên loạn chập chờn qua
Em trốn chạy, em thét gào vật vã
Khối tình si đã vỡ giữa mù lòa


đừng tiếc

gửi T để nhớ Sài Gòn ngày cây đổ

phía đó rất xưa
chỉ có mưa giông và lá
rụng một cánh chim ngày
báo bão

có lần ngồi trong quán cà phê nhìn suối
chảy trên đường con lươn như ghềnh đá
em nói thành phố đang lún
đến tận cùng khi chúng ta già
sài gòn phía đó rất xa…

đừng tiếc những cơn mưa
ngày cũ trùm áo đi chơi
nơi bùng binh có nhiều cây liễu
em nhìn thấy cầu vồng giờ đã thành bãi tha ma…


***
một đêm theo bạn theo bè
rượu bia bạn uống ngồi nghe tiếng buồn
ngón đàn giọng hát buông lung
bờ sông đầy gió muôn trùng nhớ lên…

giữa khuya về gặp trăng thềm
phố quen gửi tiếng cười đêm mịt mờ
gõ tay phím nhựa trùng khơi
em xa như thể một đời đã xa…

chủ nhật ngoại thành

khi đêm gió bắt đầu dài
lắng nghe tâm trạng hoài thai lối mòn
thu mùa lá gửi qua đông
phương nam ngập nắng lúa đồng xanh cây
em đi phố thị mưa ngày
những sầu tình lỡ giả cầy trang thơ
một trưa chủ nhật tình cờ
gặp nông dân đứng bên bờ tử sinh…


khuya gò vấp

về từ phố bụi mịt mù
dòng xe bất tận
đèn lu hẻm nghèo
vọng vài tiếng ếch buồn teo
mảnh vườn sót lại cánh bèo ao xưa

trăng đang tròn đợi thu mùa
mình tôi mưa ướt gió lùa hôm qua…



tiếng hát chiều

ngồi nghe em hát trong chiều
những cung trầm tưởng buồn hiu hắt buồn
lên xe tiễn bậu về nguồn
sân ga đèn vỡ cuối cồn mây bay
mưa rây sầu kéo qua ngày
ngoài khung kính nhỏ vàng bay phố phường


người phía biển

không thèm thuốc mà anh thèm khói
như nhớ em thèm một tiếng cười
như nhớ em nhớ dòng nước mắt
không còn thèm núm vú làn môi

anh ngồi giữa một ngày bế tắc
khói mù bay ngộp thở ban công
miệng đắng nghét và lòng ám muội
nhớ năm xa máu pháo nhuộm hồng

cũng giống như bây giờ nhớ biển
không còn thèm bơi lội ấu thơ
chỉ thèm ôm được mùi muối mặn
biển như em ở phía mịt mờ… 

chữ tê

trong nỗi nhớ có một chữ t
ngọt ngào non trẻ
bên kia dòng sông có quán cà phê
nước mắt
những ngày nắng những ngày mưa những đêm gió thổi
tê tê tê tê…
bên kia đại dương có một vùng tuyết phủ
em đã xóa trắng trang nhà
 
format ký ức
anh tự gây tê niềm đau mai phục
trong nỗi nhớ có chữ t
viết lên màn hình một chữ t
thấy màu thập giá...


lời xa xưa

sài gòn nóng
nhớ những ngày cuồng điên
em nói xin làm mát em bằng nụ hôn
rồi anh hãy vẽ một tảng băng
trên bầu ngực em
vẽ bằng đôi tay quyến dụ
cho em ngồi trên cổ anh
như ngày tắm sông tuổi nhỏ…

sài gòn nóng
nhớ
ngày cuồng si
tóc em tơ rối
mắt em ngục tối
hôn đi hôn đi hôn đi
hãy ở trong em
như ngày mai ngày cuối
chải lại tóc cho em
cài lên vòng hoa cưới!

t đâu?
lời xa xưa gió thổi…

***
Ngày Sài Gòn lạnh tê
Em đi về Long Khánh
Mùa chôm chôm đã qua
Mùa hoa chưa kịp đến
Qua dốc Mẹ bồng con
Nhớ người rơi nước mắt.

***
Nhà tôi có một mảnh vườn
Cũng hoa cũng nắng cũng hương mận đào
Ong về bướm lượn xôn xao
Mây trên trời trắng như màu mưa tuôn
Bạn tôi con bọ ngựa buồn
Một hôm nó chết giữa cuồng điên yêu

Trước nhà thờ Xóm Thuốc

Suốt một năm dài nhiều chuyện quá
Hình như không rảnh để nhớ người
Chiều nay nghe tiếng chuông giáo xứ
Đồng vọng  bao màu mây mắt xưa…


những giọt nước mắt

hương
những giọt nước mắt
bay
mùi anh đào sâu trong ngăn tủ
nơi vợ không tìm thấy

tiếng
những giọt nước mắt
rơi
qua sóng điện thoại
hãy buông tha em
hãy buông tha anh

lời
những giọt nước mắt
vang
trên facebook
buông tha em
buông tha anh

hình
những giọt nước mắt
tràn ngập email
buông tha nhau
buông nhau
buông

nhịp tim tăng từng đêm


Bên kia dòng sông
buổi chiều Saigon lại mưa đó T
anh nhớ bên kia dòng sông có một chỗ trú
là quán cà phê nhỏ
có lần mình núp mưa gặp hai cô gái trẻ
ngồi trong góc thầm thì và hôn nhau

em nói nhớ anh ngay lúc này
nhớ anh khi về phòng trọ
nhớ anh khi ngủ
giọt mưa trên má T như là nước mắt

hai cô gái trẻ không nhìn chúng mình
bởi hình như họ khóc
em nói sau này khi anh chết
em sẽ đợi mười năm rồi nhảy xuống dòng sông này
để nếu có kiếp sau mình sẽ không có khoảng cách muôn trùng
anh không thuộc về người khác
trước khi gặp em…

anh nói thôi cô nương đừng có sến
hãy nhìn cặp đôi đang yêu nhau cạnh mình
chắc họ không mong kiếp sau…

tháng mười
những con bão ngoài khơi lại vào bờ…
anh đọc báo
có cô gái nhảy xuống sông Sài Gòn
để lại chiếc xe máy trên cầu Bình Triệu.


xa thật rồi

xa thật rồi 
em đã cắt mọi liên hệ
anh ngồi trước màn hình
ngày cúp điện
như một ân huệ cuối
rút ống thở khỏi người chết não

anh vẫn nhớ
những đêm mưa vỉa hè sài gòn
ngồi bên nhau
lòng bập bồng bong bóng
những ngày lang thang tỉnh lẻ
nói về giờ phút biệt ly

em đi
xa thật rồi
mùa mưa kéo dài kéo dài kéo dài
chợt hiện về ký ức
ở một nơi xa ngày xưa em nhắn:
nhớ
bàn tay anh
trên vùng
ẩm ướt em…


Mùi

Ngồi xuống đó nhìn nhau thêm chút nữa
Quán bên sông mùa hạ đỏ trên đầu
Em tiều tụy da như màu lá rữa
Mới biết tình hành hạ đến thương đau

Tay đeo nhẫn cầm bàn tay gầy guộc
Ngửi ngón tay hương khói thuốc năm nào
Sông đang chảy dưới chân mình thân thuộc
Thời gian nào là mộng mị chiêm bao…

Ngồi xuống đó nhìn nhau thêm chút nữa
Mùi khói thơm mùi hương tóc ngọt ngào
Lòng dậy sóng mà tay buông vội vã
Mùi gia đình sừng sững một thành cao.

Nguồn: http://nguyendinhbon.blogspot.com/2015/05/nhung-khuc-hat-cho-t.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

THƠ PHÙNG THÀNH CHỦNG




Ngày không nhập mộ!


Một thiên di    
      Ba trùng tang
Không nhập mộ!


Gà trắng
      Chó đen
      Kim
Chỉ ngũ sắc
      Lá đào.
Đàn ông bảy vía
      Đàn bà chín vía
Phương bùa trừ tà
Vỏ ốc bò xuôi.



      … Không trùng tang
Vẫn chưa nhập mộ
Đất nước đã nhiều chục năm sau ngày thống nhất
Máu chảy ruột mềm
Nhức nhối thiên di!


Lê Đạt
                                           
Lặc lè trên sa mạc chữ
Dị ứng với những lối mòn
Ông đi tìm sự mất trật tự
trong một trật tự mới

Xếp mình vào hàng ngũ phu phen
những con người dưới đáy xã hội
phu đòn
phu mỏ
phu xe
phu khuân vác
phu đồn điền
phu lục lộ…
Trong lý lịch trích ngang
ông nhận mình là… phu chữ!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phương Tây sắp tung đòn làm Nga tỉnh ngộ?



Đỗ Quyên (Theo Reuters, AP)
(NLĐO)- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter hôm 5-6 khẳng định Washington cần có các bước đi mới đối với cuộc xung đột ở Ukraine bởi trừng phạt kinh tế và các biện pháp khác của phương Tây đã thất bại trong việc xoay chuyển hành động của Tổng thống Nga Putin.

Phát biểu trên được ông chủ Lầu Năm Góc đưa ra sau cuộc họp với giới chức Mỹ ở châu Âu. Cuộc họp quy tụ hơn 20 chỉ huy quân sự và nhà ngoại giao Mỹ ở châu Âu diễn ra tại tổng hành dinh Bộ Chỉ huy châu Âu của Mỹ ở Stuttgart - Đức trong ngày 5-6.

Cần bước đi mới

Ông Carter cho biết Lầu Năm Góc đang theo sát tình tình ở Ukraine và không khỏi quan ngại về những diễn biến xấu hơn sau cuộc đụng độ mới nổ ra gần đây.

“Rõ ràng các biện pháp trừng phạt đang gây ảnh hưởng tới nền kinh tế của Nga. Nhưng điều không rõ ràng là sự tác động đó có ngăn cản được ông Putin tiếp tục theo đuổi tiến trình mà bằng chứng rõ nhất là việc sáp nhập Crimea vào Nga năm ngoái” – ông Carter nhấn mạnh trên chuyến bay trở về Washington.

Ông nói tiếp: “Chúng ta cần có những hành động khác nữa và cũng cần phải thừa nhận thực tế rằng … ông Vladimir Putin dường như không có ý định thay đổi mục tiêu”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn khẳng định rằng các bước đi mạnh tay hơn nữa cần phải thực hiện cả trên 2 phương diện chính trị và quân sự.

Giới chức phương Tây và Nga hôm 5-6 đã lời qua tiếng lại tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) về cuộc đụng độ chết người mới nổ ra ở miền Đông Ukraine trong khi các thành viên cấp cao của đội giám sát quốc tế đổ lỗi cho cả hai bên trong cuộc xung đột đang phá vỡ lệnh ngừng bắn. Phó trưởng Phái bộ giám sát đặc biệt của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại Ukraine, ông Alexander Hug kêu gọi các bên tham chiến ở miền Đông Ukraine lập tức nối lại đàm phán.

11 nước "chịu" cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine

Cuộc đấu khẩu ngoại giao giữa các đại diện châu Âu, Mỹ, Nga tại LHQ nói trên diễn ra chỉ 1 ngày sau khi Ukraine cảnh báo về một “tổng tấn công” từ Nga sau cuộc xung đột tồi tệ nhất tại miền Đông Ukraine mới xảy ra hôm 3-6 ở trấn Mariinka thuộc ngoại ô Donetsk.

Người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, ông Alexander Zakharchenko, ngày 5-6 cho biết trong cuộc giao tranh nói trên ít nhất 400 binh sỹ quân đội Ukraine đã thiệt mạng và gần 1.000 lính bị thương. Tuy nhiên, con số thiệt hại của phía quân ly khai lại không được đề cập tới. Con số do ông Zakharchenko đưa ra cũng hoàn toàn khác với công bố của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine (NSDC) hôm 4-6. Theo NSDC, khoảng 80 dân quân đã thiệt mạng và 100 người bị thương bên phía Kiev trong cuộc giao tranh này.

Trong khi đó, giới chức ngoại giao châu Âu ngày 5-6 cho biết các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ gia hạn cho đến cuối năm nay đối với với các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine. Quyết định này dự kiến sẽ được đưa ra trong cuộc họp của EU cuối tháng này ở Brussels – Bỉ.

Trong một diễn biến khác, Sputnik đưa tin một tài liệu cho bài phát biểu thường niên của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trước Quốc hội cho thấy Kiev đã đạt được các thỏa với 11 nước về cung cấp vũ khí, bao gồm cả vũ khí sát thương cho Ukraine. “Tiến triển bước ngoặt trong vấn đề này đạt được là nhờ Mỹ”, tài liệu nêu rõ.
***

Nga và Hy Lạp sắp xây đường ống dẫn khí đốt?

Điện Kremlin ngày 5-6 cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã điện đàm thảo luận về kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí đốt của Nga sang châu Âu thông qua Thổ Nhĩ Kỳ. Hai bên cũng thống nhất sẽ gặp mặt tại hội nghị kinh doanh thường niên ở thành phố St Petersburg, từ ngày 18-20/6 tới.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cảm giác khi chết sẽ ra sao? Những người sống sót động đất kể lại trải nghiệm phi thường

Một buổi thắp nến tưởng niệm cho trận động đất Tứ Xuyên, ngày 21/5/2008 (Simon Lim/AFP/Getty Images)
Trận động đất tại Đường Sơn, Trung Quốc là một thảm họa kinh hoàng, nhưng những người sống sót đã trải qua những trải nghiệm sâu sắc.
Ngày 28/7/1976, trận động đất kinh hoàng ở Đường Sơn đã khiến hơn 240.000 người chết và 160.000 người trọng thương. Các nhân viên y tế Trung Quốc đã tiến hành một cuộc điều tra xã hội đối với những người được cứu sống dưới đống đổ nát của các tòa nhà, để tìm hiểu xem họ có những trải nghiệm cận tử hay không; và nếu có, họ cảm thấy như thế nào. Các kết quả đã được công bố trên tạp chí Popular Medicine, ấn bản số 5 (1993).

Trận động đất năm 1976 tại Đường Sơn, Trung Quốc. (Ảnh: Cục Địa chất Hoa Kỳ)
Theo hồi ức của họ, hơn phân nửa những người sống sót cho biết trong suốt khoảng thời gian ở trong tình trạng nguy hiểm, thì không những họ không cảm thấy sợ, mà trái lại, tâm trí của họ lại rất sáng suốt, bình tĩnh và thoải mái. Trong một tình huống nguy hiểm như vậy nhưng không hề có một chút hoảng loạn; một số người thậm chí còn có cảm giác hạnh phúc và những tư tưởng chạy rất nhanh trong tâm trí của họ. Rất nhiều tư tưởng khác nhau xuất hiện.
Tại thời điểm đó, những sự kiện xảy ra trước đây trong cuộc đời không ngừng vụt lóe lên như một bộ phim và các cảnh tượng phần nhiều là hạnh phúc. Những hồi ức bao gồm các khoảnh khắc ngộ nghĩnh thời thơ ấu, lễ cưới, và những thành tựu hay phần thưởng trong công việc. Hiện tượng này được gọi là sự hồi tưởng cuộc đời hay “hồi ức toàn phần.”
Kỳ lạ hơn, gần một nửa trong số họ đã có cảm giác và nhận thức được rằng ý thức hay linh hồn của mình đã rời cơ thể. Một số người cho đây là hiện tượng “linh hồn thoát xác.” Họ nhấn mạnh về việc cảm thấy những năng lực siêu thường của họ tồn tại trong một không gian khác bên ngoài cơ thể, chứ không phải bên trong não bộ. Họ cho rằng thân thể xác thịt của mình không sở hữu những năng lực siêu nhiên hay khả năng suy nghĩ.
Một phần ba số người có cái cảm giác kỳ lạ như đang ở bên trong một đường ống hay đang đi xuyên qua một đường hầm.  Đôi lúc nó đi kèm với những tiếng động lớn và cảm giác bị kéo và nén lại. Họ gọi đó là “trải nghiệm đường hầm.” Một số người có cảm giác đang đi đến cuối đường hầm; ở đó họ nhìn thấy ánh sáng và cảm thấy “không lâu nữa ánh sáng sẽ đến.”
Khoảng một phần tư số người được khảo sát trải nghiệm được việc tiếp xúc với những người vô hình, hoặc những hồn ma. Hầu hết những người này đều là thân nhân quá cố của họ. Dường như họ đã cùng nhau đi đến một thế giới khác và tiếp tục sống ở đó. Họ còn nhìn thấy những bạn bè còn đang sống và ngay cả những người lạ. Cảm giác như đây là một cuộc đoàn tụ. Đôi khi họ miêu tả những nhân vật “hồn ma” này như được bao trùm trong một dạng thức “ánh sáng” nào đó. Một số người xem những sinh mệnh này là đã được “biến đổi” giống như các khái niệm trong tôn giáo.
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện được 81 cuộc phỏng vấn hữu ích với các nạn nhân sống sót trong trận động đất Đường Sơn. Họ phân những trải nghiệm thành 40 loại: hồi tưởng lại cuộc đời, sự phân tách giữa ý thức và thân thể, cảm giác không trọng lượng, cảm giác lạ lẫm trong cơ thể chính mình, cảm giác dị thường, cảm giác rời khỏi thế gian, cảm giác thân thể hòa quyện với vũ trụ, cảm giác thời gian không còn tồn tại, và rất nhiều loại khác. Đa số những người này đều trải nghiệm hai hoặc nhiều loại cảm giác cùng lúc.
Mặc dù cuộc khảo sát những người sống sót sau trận động đất khủng khiếp ở Đường Sơn chỉ cho ra 81 kết quả có thể sử dụng về những người từng trải nghiệm hiện tượng cận tử, nhưng đây là lượng dữ liệu nhiều nhất thu thập được trong số tất cả các cuộc nghiên cứu về trải nghiệm cận tử trên toàn thế giới. Sau khi “trở về từ cái chết,” hầu hết những người này vẫn nhớ được các trải nghiệm cận tử của họ một cách rõ ràng thậm chí sau 10 hay 20 năm.
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Tác giả: Li Ying, Minghui.org
Đọc bản gốc ở đây.Tâm Long biên dịch
Xem thêm: 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

chị ve chai không có điều kiện đến trường

Quà tặng của Hồng - 

Giaovn - 06/06/2015
Ngay sau khi nhận lại số tiền hơn 5 triệu Yên (chỉ có 4 triệu lành, hơn 1 triệu bị mục nát), và đổi được sang tiền Việt, thì chị Hồng đã tới làm từ thiện ở một cơ sở người khiếm thị và một ngôi chùa ở chính ngay địa bàn chị làm nghề đồng nát hơn chục năm qua.
Một nơi chị tặng 7 tạ gạo, một nơi chị tặng 4 tạ gạo.
Với cá nhân tôi, một người quan sát, đó là hình ảnh rất đẹp. Mà thực ra, cái đẹp ở đó không phải là ở hình ảnh. Hình ảnh ấy chỉ lưu một tích tắc trong toàn bộ quá trình. Quà tặng của chị lớn hơn rất nhiều rất nhiều.
1. Chị Hồng luôn tâm niệm rằng, 5 triệu Yên rớt vào loa thùng cũ ấy như là của trời cho, là lộc trời. Vâng, đúng thế. Lộc trời là có thật, không hoang đường, không mộng tưởng, ở giữa thanh thiên bạch nhật như vậy.
Thông điệp về lộc trời là từ trên trời xuống. Đã được chứng nghiệm.
2. Thánh nhân sẽ đãi anh khù khờ. Đại khái có một câu như vậy, chúng ta vẫn thường nghe thấy, và nghiệm thấy.
Ở đây, thông điệp là lộc trời ban cho người ăn ở hiền lành, chăm chỉ, nhân đức.
3. Mãi gần đây, khi luật sư (giúp chị miễn phí) thổ lộ, thì chúng ta mới được biết: chị không được đến trường. Chị không biết chữ.
Đó cũng là thông điệp đến từ trời, gửi xuống xã hội đang loạn chữ của chúng ta.


---
Trích từ một đoạn tư liệu đã lưu:
" Chị Hồng chia sẻ trên tờ Người Lao Động: "Có tiền cũng khổ!”.
Cũng theo nguồn trên, luật sư Hà Hải (người trợ giúp pháp lý miễn phí cho chị Hồng) nói: "Tôi rất khâm phục một người như chị Hồng, dù không biết chữ nhưng cư xử rất đúng mực". 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ chính thức đưa hạm đội tàu chiến đến cảng Cam Ranh



GCX - Nếu Mỹ – Trung rơi vào cuộc chiến trên Biển Đông, Lầu Năm Góc đã có sẵn kịch bản để triển khai hải quân tới khu vực này. 3 cánh quân của Mỹ từ 3 khu vực khác sẽ phải vượt qua những điểm nóng để tới được nơi xảy ra xung đột

Đây là những nhận định mà Viện Nghiên cứu Chính sách Ngoại giao (FPRI) đưa ra trong bài viết: “Ready for a Fight?: How America Could Respond to a South China Sea Crisis”.

Ngày 11/5, Mỹ đã đưa tàu chiến duyên hải Fort Worth tới khu vực cách các đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông 12 hải lý. Trước đó, Hải quân Mỹ từng qua lại khu vực này để đảm bảo tự do hàng hải thì đây là lần đầu tiên một tàu chiến của Washington tiến gần các đảo mà Trung Quốc chiếm giữ đến vậy. Đây là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm từng bước ngăn chặn Trung Quốc khẳng định các tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Trường Sa. Nỗ lực này bao gồm việc không khai đặt ra câu hỏi về yêu sách biển của Trung Quốc hồi tháng 12/2014 và khuyến khích Nhật Bản thể hiện vai trò an ninh lớn hơn tại khu vực trong đầu năm nay.

2 tuần trước, Mỹ cũng tiết lộ việc cân nhắc đưa tàu và máy bay giám sát tới vùng lãnh thổ được quốc tế công nhận, cách các đảo nhân tạo của Trung Quốc 12 hải lý. Nếu điều này xảy ra, lực lượng của Mỹ và Trung Quốc có thể xảy ra xô xát.

Do đó, Lầu Năm Góc phải xét đến khả năng sẽ phản ứng như thế nào nếu khủng hoảng xảy ra. Nói rộng hơn, Hải quân Mỹ hy vọng sẽ đưa lực lượng của mình tới khu vực này từ những vùng khác trên thế giới. Nhưng để tới được Biển Đông, các lực lượng của Mỹ sẽ phải đi qua hoặc tiến sát một số điểm nóng. Những điểm nóng này sẽ là nơi mà Trung Quốc cố thể đánh chặn Mỹ.

Hạm đội 7, có trụ sở tại Nhật Bản sẽ là đội quân tiếp viện gần nhất mà Mỹ có thể điều động. Đây cũng sẽ là lực lượng dễ bị Trung Quốc đánh chặn nhất. Để tới được Biển Đông, Hạm đội 7 có thể sẽ đi xuống sườn đông của quần đảo Ryukyu và qua eo biển Luzon. Trên đường đi, lực lượng này sẽ qua eo biển Miyako, phải vượt được các tàu ngầm và chiến hạm của Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Sau đó, khi hạm đội của Mỹ đi qua eo biển Luzon, sẽ phải đối mặt với toàn bộ sức mạnh của lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc đóng dọc Biển Đông, bao gồm các căn cứ chính của Hạm đội Nam Hải ở Trạm Giang và vịnh Á Long. Trong khi tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Angeles được đưa từ vịnh Guam tới có thể tránh được không lực Trung Quốc thì cả tàu trên mặt nước và tàu dưới mặt nước có thể sẽ gặp phải tàu ngầm của Trung Quốc trong không gian nhỏ hẹp tại eo Luzon và trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa.

Hạm đội 5 của Mỹ, thường hoạt động gần vùng vịnh Ba Ta sẽ là nguồn quân tiếp viện gần tiếp theo. Thách thức chủ yếu của hạm đội này khi tới Biển Đông là đi qua eo biển vừa dài, vừa hẹp – Malacca. Ở đây, khả năng của không quân và hải quân Singapore có thể đóng vai trò quan trọng trong việc canh phòng nghiêm ngặt tàu ngầm và máy bay Trung Quốc cho dù bản thân họ không muốn liên quan trực tiếp đến tranh chấp này.

Lực lượng cuối cùng có thể triển khai đó là từ Hawaii, bờ tây nước Mỹ. Họ chủ yếu được rút ra từ Hạm đội 3. Lực lượng này có thể hoàn toàn tránh eo biển Luzon và hỗ trợ các hoạt động tại vùng Biển Đông từ Sulu hoặc biển Celebes. Ở đây, họ có thể hoạt động tương đối an toàn mặc dù vẫn nằm trong phạm vi của tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc. Ít nhất thì vùng núi của đảo Palawan sẽ làm giảm khả năng của các thiết bị tìm kiếm cao tần và radar vượt đường chân trời trên đất liền của Trung Quốc. Việc tiếp tế, đặc biệt là truyền các pháp lệnh có thể được chuyển bằng đường hàng không qua Zamboanga (nơi mà Lực lượng Đặc biệt của Mỹ đã hoạt động khoảng 1 thập kỷ) hoặc bằng tàu qua Davao hoặc Koror.

Tất cả những điều này để cho thấy sự thành công (hay thất bại) của Mỹ trong cuộc khủng hoảng tại Biển Đông phụ thuộc không nhỏ vào những gì đang xảy ra tại các eo biển. Và các eo biển này nhận được sự quan tâm rất nhiều từ phía chỉ huy hải quân Mỹ. Chúng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng lâu dài của vị trí địa lý, ngay cả trong hải chiến.

Mới đây, ông Lim Chuan-tiong, học giả liên kết với Viện hàn lâm uy tín nhất Đài Loan Academia Sinica đã đưa ra nhận định: Mỹ cuối cùng cũng bắt đầu có các hành động nhằm can thiệp trực tiếp vào các tranh chấp trên khu vực Biển Đông, biến nơi này thành điểm nóng xung đột và có thể châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ 3.

Trong những năm gần đây, tình hình Biển Đông liên tục nóng lên. Chính quyền Trung Quốc ngang nhiên đòi chủ quyền đối với 90% diện tích Biển Đông, trong đó có cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Từ tháng 3/2014, Trung Quốc bị phát hiện cải tạo đảo nhân tạo với mục đích biến chúng thành căn cứ quân sự tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Theo các bằng chứng mà Mỹ đưa ra, Trung Quốc đã cải tạo khoảng 2.000 mẫu Anh (hơn 800 ha) các đảo nhân tạo tại Biển Đông.

Theo ông Lim, khi quàn thành các căn cứ quân sự tại Trường Sa, Trung Quốc sẽ trở thành mối họa đối với quân đội Mỹ.

Ngày 11/5, Mỹ đưa chiến hạm tuần dương USS Fort Worth tuần tra trên Biển Đông. Cách đây vài ngày, Mỹ đưa máy bay trinh sát P-8 tơi tuần tra tại khu vực Trung Quốc cải tạo đảo trái phép ở Trường Sa. Ông Lim  cho rằng đây là động thái ám chỉ sự gia tăng áp lực của Washington đối với Bắc Kinh.

Chuyên gia Đài Loan phán đoán rằng đến khi Washington thực sự chất vấn Trung Quốc về tính hợp pháp của tuyên bố Đường 9 đoạn thì lúc ấy, Mỹ sẽ tung ra một loạt các hành động quân sự nhằm ngăn chặn Trung Quốc bành trướng trên biển Đông. Nếu điều đó xảy ra, đây là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi ý nghĩa trong chính sách Biển Đông của Mỹ và có thể dẫn tới một cuộc xung đột quy mô lớn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc nổ súng trước tàu Philippines, dọa bắn máy bay Úc!


HIẾU TRUNG - TRẦN PHƯƠNG
TT - Bất chấp làn sóng phản đối 
dữ dội của cộng đồng quốc tế, 
Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng trên biển Đông bằng những hành vi và tuyên bố hiếu chiến.

Theo Reuters, hôm qua chính quyền Philippines lên tiếng chỉ trích việc một tàu chiến Trung Quốc nổ súng bắn cảnh cáo một tàu cá Philippines trên biển Đông.

Bộ trưởng quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết tàu chiến Trung Quốc đã nổ súng khi tàu cá Philippines tiến đến gần một đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây trái phép trên biển Đông.

“Đây là một mối lo ngại nghiêm trọng” - Bộ trưởng Gazmin nhấn mạnh.

Giới truyền thông Philippines nhận định rõ ràng đây là hành vi leo thang căng thẳng rất đáng lo ngại trên biển Đông. Trước đó, khi máy bay tuần tra P-8 Poseidon của Mỹ và các máy bay quân sự Philippines bay gần các đảo nhân tạo, hải quân Trung Quốc cũng ra cảnh báo xua đuổi với lý do đây là “vùng báo động quân sự” của Bắc Kinh.

Dọa bắn máy bay Úc

Cũng trong hôm qua, tờ Thời báo Hoàn Cầu lớn tiếng đe dọa Úc bằng giọng điệu đậm mùi súng đạn. Nguyên nhân bởi trước đó chính quyền Canberra tuyên bố không công nhận các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên biển Đông.

Bộ Quốc phòng Úc cho biết quân đội nước này cũng có kế hoạch điều máy bay do thám P-3 và tàu chiến tới tuần tra trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc.

Thủ tướng Úc Tony Abbott nhấn mạnh Úc sẽ “làm tất cả để bảo vệ tự do hàng hải và hàng không” trên biển Đông. Phản ứng lại, Thời báo Hoàn Cầu đe dọa Úc sẽ phải “trả giá đắt” nếu hợp tác với Mỹ tuần tra trên biển Đông.

Ấn phẩm của Nhân Dân Nhật Báo hùng hổ: “Nếu máy bay quân sự Úc bay tới, Trung Quốc cần học tập Nga, dùng biện pháp mạnh và triển khai máy bay chiến đấu đuổi nó đi. Nếu cách này không được thì chúng ta cứ việc bắn rơi máy bay đó”.

Dù Thời báo Hoàn Cầu nổi tiếng là cứng rắn nhưng hiếm khi tờ báo này dùng lời lẽ như vậy để đe dọa Úc, đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc. Giới truyền thông Úc nhận định lời lẽ của Thời báo Hoàn Cầu cho thấy nguy cơ xung đột trên biển Đông là rất lớn. Tờ Financial Review dẫn lời nhà phân tích hàng hải Sandy Galbraith cảnh báo mối đe dọa đối với tự do thương mại trên biển Đông là quá rõ ràng.

Cựu thủ tướng Úc Bob Hawke mới đây lên tiếng chỉ trích Trung Quốc gây hấn. Ông Hawke cho rằng Bắc Kinh cần phải mời Washington vào bàn đàm phán đa phương cùng các nước khu vực để giải quyết tranh chấp trên biển Đông. “Đây là cơ hội tốt nhất của chúng ta” - ông Hawke nhấn mạnh. Tuy nhiên đàm phán đa phương luôn là điều Trung Quốc từ chối.

Trong cuộc họp tham vấn cấp cao Trung Quốc - ASEAN ở Bắc Kinh hôm 4-6, hai bên đạt thỏa thuận sớm hoàn tất đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Tuy nhiên giới quan sát nhận định không nên hi vọng Bắc Kinh tăng tốc đàm phán COC.

“Quyền lập ADIZ”

Sau vụ tàu chiến Trung Quốc nổ súng và Thời báo Hoàn Cầu đe dọa Úc, đến lượt đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải lớn tiếng tuyên bố Bắc Kinh “có quyền” lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông.

Ông Thôi yêu cầu Mỹ “không đưa ra các tuyên bố và thực hiện các hành vi bắt nạt” trên biển Đông, bác bỏ cáo buộc của Washington và nhiều nước rằng Bắc Kinh đang thay đổi hiện trạng trên biển Đông.

“Hiện trạng trên biển đã bị các nước khác thay đổi từ lâu, và những gì chúng tôi đang làm là phục hồi hiện trạng. Không có lý do gì để cáo buộc Trung Quốc” - ông Thôi ngang ngược nói. Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ khẳng định quan điểm dối trá rằng các đảo nhân tạo Bắc Kinh xây trái phép trên biển Đông “trong vùng chủ quyền” của nước này.

Ông Thôi thừa nhận Trung Quốc có thiết lập một số cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo nhưng “chỉ vì mục đích phòng thủ”. Trước đó Bộ Quốc phòng Mỹ tố cáo Bắc Kinh triển khai pháo tự hành tới một đảo nhân tạo. Ông Thôi cho rằng Mỹ nên hành động để “hạ nhiệt” căng thẳng trên biển Đông. Chưa hết, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng phản đối Ấn Độ thăm dò dầu khí trên biển Đông.

Trên tạp chí The Diplomat, nhà phân tích Denny Roy nhận định tất cả hành động và tuyên bố của Trung Quốc thời gian qua cho thấy Bắc Kinh không hề có ý định “phòng thủ” trên biển Đông như cách Bộ Ngoại giao nước này tuyên truyền, mà thực tế đang dàn trận “tấn công”.

Chuyên gia Roy khẳng định rõ ràng Trung Quốc đang tìm mọi cách thay đổi hiện trạng trên biển Đông. “Các nước trong khu vực cần phải chống lại chủ nghĩa bành trướng đơn phương của Trung Quốc, bởi khu vực sẽ thiệt hại nặng nếu biển Đông biến thành ao nhà của Bắc Kinh” - ông Roy nhấn mạnh.
***

Philippines sẵn sàng cho Nhật sử dụng căn cứ quân sự

Tổng thống Philippines Benigno Aquino đang thăm Nhật để tăng cường hợp tác song phương. Theo AFP, tại Tokyo ông Aquino cho biết Manila sẵn sàng đàm phán thỏa thuận cho phép lực lượng Nhật sử dụng các căn cứ Philippines để mở rộng hoạt động trên biển Đông.

Ông Aquino và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đạt thỏa thuận tăng cường các cuộc tập trận chung và Tokyo sẽ hỗ trợ năng lực của lực lượng cảnh sát biển Philippines.

Phần nhận xét hiển thị trên trang