Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

Các pác vậy là may rồi. Nhiều người oan chả được đồng nào, khổ đến lúc chết, oan không cải được nữa kìa!

Án oan cùng một nước: 16 năm tù - bồi thường 252 triệu, 10 năm tù - bồi thường 7,2 tỉ

Mới đây: Vụ anh Chấn ở Bắc Giang bị án oan ở tù 10 năm, bồi thường 7,2 tỉ đồng

So sánh với vụ anh Chiến ở Tiền Giang:

16 năm ngồi tù oan chỉ vì cung cấp thông tin kẻ giết người 


Ngày bị tù oan mới 19 tuổi, ngày được minh oan, ông Chiến đã già
 
(PLO) - 16 năm ngồi tù, cho đến tận khi đã thi hành xong bản án, ổn định cuộc sống, ông Chiến mới được minh oan khi hung thủ thực sự bị bắt.
Bỗng dưng bị khép tội giết người
Vụ án oan xảy ra ngày 19/5/1979. Khi đó, chàng thanh niên tên ông Trần Văn Chiến (SN 1960, ngụ ấp Nam, xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang)  vừa đi làm đồng về. Cùng lúc này, em họ tên U chạy ngang qua nói: “Tao giết thằng Sên” rồi lấy chiếc túi nhét vội mấy quần áo bỏ đi.
Hai ngày sau, cả ấp rúng động khi trưởng công an xã được phát hiện đã chết ngoài bãi đất hoang. Cảnh sát xác định nạn nhân bị giết. Hay tin, ông Chiến giật mình nhớ lại lời U nói, vội sang kể với người thím, rồi chạy đến công an xã cung cấp thông tin. 
Lạ rằng vừa khai xong mấy câu, ông bị công an xã bắt trói, ép nhận tội giết người. “Ở trại tạm giam khoảng 2 tuần, ông Chiến đành nhận tội giết trưởng công an vì bị đánh quá đau. Ngày CQĐT dựng lại hiện trường, ông Chiến cầm gậy quơ tứ tung theo “hướng dẫn” của điều tra viên. Chàng thanh niên 19 tuổi bị khép vào tội giết người. “Tìm được hung thủ”, CQĐT mới thả những người bị tạm giam trước đó. 
Ngày 20/3/1980, TAND tỉnh Tiền Giang đưa bị cáo ra xét xử. Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo không nhận tội và khẳng định hung thủ thật sự là U. Nhưng HĐXX vẫn tuyên ông Chiến án chung thân với tội “giết người”:
“Tui đã kí hết vào các giấy tờ, lúc trong trại tạm giam nói câu nào bị đánh câu đó, đau quá mới kí bậy. Ra toà kêu oan cũng chẳng ai nghe. Tui ức quá nhận hết, ai bảo gì tui đều gật đầu nhận”, ông Chiến kể. 
Nhờ cải tạo tốt, ông Chiến được giảm án, thả tự do từ ngày 21/8/1995. Thời gian ngồi tù tổng cộng 16 năm 3 tháng.
16 năm tù oan được bồi thường hơn 200 triệu
Ra tù đã gần 36 tuổi, ông Chiến mang trong mình bản án giết người, nỗi mặc cảm tương lai tối mịt. Cầm 100 ngàn đồng cán bộ trại giam cho, ông ở lại Gia Lai tìm việc. Thanh niên vừa ra tù may mắn được cô gái Nguyễn Thị Hồng Loan đem lòng cảm mến, cưu mang. 
Sau khi người vợ sinh con được 3 tháng, ông xin phép đưa gia đình về quê. Cuộc trở về không như ông mong đợi. Mọi người đều nhìn ông bằng con mắt xa lạ, ghét bỏ. Gia đình nghèo khó không giúp được gì. Ông đành dắt vợ con ra dựng tạm chòi lá tá túc nhờ mảnh đất hoang của người cậu. Tiếng xấu giết người vẫn đè lên cái tên. Mỗi lần đi làm thuê ở đâu, ông đều bị “soi” bởi lý lịch “đen”. 
Mãi gần 2 năm sau ra tù, ông Chiến mới được minh oan. Đó là một ngày giữa tháng 10/1997, ông Chiến đang trồng rau ngoài đồng thì hay tin U bị bắt bên Lào, công an đã giải về Tiền Giang. 
Cơ hội được minh oan đã đến, ông Chiến bỏ lại cuốc, cào chạy ào về nhà hỏi chuyện. Ông khóc òa vì sung sướng, từ nay đã được thoát tiếng oan giết người. Mấy ngày sau, công an tỉnh cứ vài ngày lại mời ông lên làm việc. 
Nhà có mỗi chiếc xe đạp, ông lại lạch cạch đạp hơn 40km “hầu án”: “Bắt thằng U rồi, họ (ý nói cán bộ công an) vẫn chưa tin tui. Phần tui chẳng nghe đả động gì đến chuyện giải oan, nhà lại thiếu gạo đành bỏ dở đi làm thuê”. 
Trở lại diễn biến vụ án trưởng công an xã bị sát hại, hung thủ thực sự Trần Văn U khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. U khai nghiện rượu, mỗi lần say xỉn gây mất trật tự địa phương nên bị công an xã mời đến giáo dục nhiều lần. Nhưng U không sửa đổi mà vẫn chứng nào tật ấy mà còn sinh ra thù hằn người lập hồ sơ đưa mình đi cưỡng bức lao động. 
Khoảng 14h ngày 19/5/1979, U thấy anh Sên đi bộ đã bí mật chuẩn bị 2 cây gậy “mai phục”. Nạn nhân bị đánh vào đầu dẫn đến tử vong. Sau khi gây án, hung thủ kéo xác nạn nhân đến giấu tại nghĩa địa, bỏ trốn về Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu, sang tận Lào sinh sống. Ngày 24/10/1997, U bị bắt theo lệnh truy nã số 82 ngày 13/6/1979 của CA Tiền Giang. 
Ngày 5/7/2001, TAND Tiền Giang đưa ra xét xử vụ án. Bị cáo khai một mình thực hiện hành vi giết người, không liên quan gì đến ông Chiến. Bị cáo U nhận án chung thân về tội giết người, 3 năm tù về tội cướp tài sản. Ông Chiến được tuyên không phạm tội giết người. 
Ông Chiến sau đó đã làm đơn yêu cầu các cơ quan gây oan sai cho mình đền bù 800 triệu đồng. Đến tháng 12/2004, ông Chiến được TAND Tiền Giang đền bù oan sai 252 triệu đồng, đồng thời công khai xin lỗi tại địa phương, trên báo đài.
Những người thực thi công quyền cẩu thả, ông Chiến đã bị  “nhốt” cả đời trai trẻ trong nhà lao. 16 năm tù đủ dài để con người ta xây dựng một cuộc sống đàng hoàng. Chừng đó thời  gian  cũng đủ biến một thanh niên trẻ khoẻ thành ông già trong nhà tù.
“Ra tù, tui mất hết tương lai. Căn nhà vợ chồng đang ở là do một người Việt kiều biết hoàn cảnh tù oan đã tài trợ xây dựng. Nhưng chủ đất nói gần nói xa, ý muốn đòi lại đất. Các con tui vì nghèo phải bỏ học giữa chừng. Tất cả do tù oan mà ra”, ông uất ức. 
Tiễn khách ra ngõ, người đàn ông nhắc lại: “Hồi trước toà án tỉnh gọi tui lên thương lượng. Họ nói chỉ bồi thường chừng đó tiền (chính xác là 252,7 triệu đồng), nếu không đồng ý thì ra toà. Lúc đó toà xử xử. Tui không hiểu, đành gật đầu chấp nhận”./.
Quảng Trị - Giang Bắc 
_____________
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sự tha hóa của thứ chẳng mất tiền mua


Theo các nhà nghiên cứu hội họa, trong các bức tranh của người Việt thời trung đại, mỗi yếu tố chỉ có quan hệ với yếu tố liền kề bên cạnh, chứ không có quan hệ với toàn bộ bức tranh.
Con người ở đây trong các mối quan hệ xã hội cũng vậy. Hành động và lời nói thường được tổ chức để đối phó với các đối tác có quan hệ gần gũi mà không chú ý tới toàn bộ cộng đồng. “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Câu ca dao đó thuộc loại những câu “vỡ lòng” mà mỗi gia đình thường dạy con cái mình. Thành ngữ còn ghi: nói ngọt như mía lùi, nói kiến trong lỗ bò ra ...ý khuyên khi giao thiệp cần chọn những lời lẽ tốt đẹp...




Sự tha hóa của thứ chẳng mất tiền mua

VƯƠNG TRÍ NHÀN

Nhưng trong các cuốn từ điển , người ta thường gặp nhiều hơn bội phần những thành ngữ có liên quan những lối nói không có gì là tốt đẹp. Hoặc là: nói bóng nói gió, nói càn, nói cạnh nói khoé, nói chọc, nói chơi, nói chua, nói cứng, nói dựa, nói dóc, nói dối, nói điêu, nói gạt, nói gần nói xa, nói gở, nói hành nói tỏi…Cũng như: nói hớt, nói khoác, nói lảng, nói láo, nói phách, nói leo, nói lửng, nói mát, nói mép, nói móc, nói mỉa, nói ngoa, nói ngang, nói nhăng nói cuội, nói như thánh phán, nói như vẹt… Rồi còn: nói phét, nói quanh, nói quấy nói quá, nói ra nói vào, nói suông, nói thách, nói thánh nói tướng, nói trạng, nói trống không, nói vơ, nói vụng, nói vuốt đuôi, nói xỏ …
Thái độ vô trách nhiệm của con người với tiếng nói của mình làm nên bộ mặt tinh thần chủ yếu của các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan từ "Tôi xin hết lòng" tới "Thằng điên", từ "Một tin buồn" tới "Hé! Hé! Hé !" Ngay cả "Thế là mợ nó đi Tây" cũng như "Tôi yêu quý nương", hai truyện ngắn này đều gồm nhiều bức thư, loạt đầu giọng tử tế thậm chí văn hoa, đến thư cuối thay bằng mấy lời bạc bẽo, càn rỡ. Mà đó chỉ là của một con người viết cho một người khác trong thời gian ngắn.
Trong nhật ký của mình, Pièrre Poivre – một người Pháp từng đến buôn bán ở Đàng Ngoài thế kỷ XVIII - than thở: “Điều làm tôi bối rối khi phải thương lượng với người ở đây là chẳng bao giờ họ nói một lời chân thật. Hôm nay đồng ý, mai đã chối từ. Họ hứa rồi lại rũ bỏ lời hứa, chẳng chút e ngại”.
Sau đây là một mẩu chuyện trong Ba Giai Tú Xuất :
“Ngày xuân, cụ Lý Sộp rủ cụ Tổng Muỗm ra Hà Nội, vào một cửa hàng, nhờ kiếm mấy điếu thuốc phiện. Chủ quán nhận giúp, sai người đi liền. Tiếp đó khi cái người được sai đi ấy mãi chưa về, chủ quán lại đích thân đi tìm, trước khi đi không quên mượn của các cụ cái khăn nhiễu. Ăn tàn miếng trầu không thấy họ về. Các cụ cáu kỉnh trách móc, bọn này không tính làm ăn buôn bán hay sao ? Thì một người từ nãy đến giờ ngồi yên trong góc quán thủng thẳng cho biết mình mới là chủ quán, hai người trước đó chỉ là bọn đi lừa. Khi các cụ thắc mắc, ông chủ thật ấy cười khẩy giải thích : Các cụ nói thật "cổ nhập" quá. Phàm cách bạn hàng gẫu chuyện với nhau thì muốn nói nhăng nói quậy gì chẳng được. Dù hắn nói là chủ hàng chủ quán hay là chủ cả một tỉnh một xứ này cũng được nữa là. Một câu nói phiếm, phỏng có tổn hại gì, ai hơi đâu lại đi can thiệp!”.
Đoạn dẫn trên đây, khá điển hình trong việc phác lại một tình trạng thông thường của lời nói trong xã hội ta.
Một mặt chúng ta bảo nhau lời nói đọi máu. Mặt khác chúng ta thường quá dễ dãi khi xử lý nó. Ta không dùng nó để suy nghĩ. Mà trong công việc giao tiếp, ta dùng nó để đùa chơi, bỡn cợt, ràng buộc, thách thức, tóm lại là một thứ tài nguyên rẻ, tha hồ phung phí.  Bảo rằng lời nói bị tha hóa là với nghĩa đó. Nó không còn là chất kết dính của xã hội.
“Nói lời thì giữ lấy lời -- Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”. Kho tàng tục ngữ ca dao còn ghi lại bao lời than phiền vì những sự con người làm khổ đồng loại bằng lời nói. Người ta ghê sợ nhau chán chường nhau mà vẫn phải sống với nhau.
Nguyễn Trường Tộ sớm ghi nhận tình trạng “ không luận đàn bà trẻ con, đến người có học biết chữ mà cũng mở miệng là nói lời thô bỉ”.
Nguyễn Văn Vĩnh lưu ý cái sự ham thích những câu chuyện tầm thường, và từ chối những chuyện nghiêm chỉnh.
Phạm Quỳnh dị ứng nhất với những đám đông hỗn hào lộn xộn.
Xuân Diệu bảo “ta hay nói hão”.
Tình trạng tha hóa kéo dài trong ngôn ngữ con người đương đại cũng được Nguyễn Huy Thiệp ghi lại khá tự nhiên. Trong truyện ngắn "Tướng về hưu", các nhân vật thường nói với nhau một cách trắng trợn, pha phách cả ảo tưởng lẫn tinh thần hoài nghi, tới mức một nhân vật phải kêu lên: “Nhà mình nói năng như người điên khùng cả” .
Tôi nghĩ nhận xét đó khái quát khá đúng tình trạng sử dụng ngôn ngữ trong một xã hội đã bị chiến tranh xé nát và hầu như mọi con người không ai còn sống bình thường như thuở trước 1945.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Điều gì sẽ xảy đến với chiếc đĩa CD khi bị đẩy tốc độ quay lên đến 23.000 vòng/phút? Hãy cùng khám phá hiện tượng này dưới tốc độ 170.000 khung hình giây nhé.


đĩa CS, tốc độ, Slow motion,
Nhóm Slow Mo Guy đã gắn một chiếc đĩa CD lên một mô tơ có tốc độ quay lên đến 23.000 vòng/phút, và họ đã dùng máy quay Phantom v2511 để ghi lại hình ảnh với tốc độ lên đến 17.000 khung hình/giây.
Để bắt kịp được những gì đã xảy ra mà mắt thường không thể quan sát, nhóm đã phải dùng thiết bị quay chuyên dụng và làm chậm chuyển động lại cả nghìn lần so với thực tế.

Bruce Phan, tổng hợp
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Để suy ngẫm thôi nha!

tồn tại, Thiên Chúa,


Hai nhà khoa học tin rằng đã chứng minh được “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Hai nhà khoa học là Christoph Benzmüller ở trường Đại học Free University, Berlin và đồng sự của ông là ngài Bruno Woltzenlogel Paleo ở trường Đại học Technical University, Vienna đã phân tích một lý thuyết của nhà toán học người Úc (ngài Kurt Gödel) với Macbook, kết quả đã chứng minh được sự tồn tại của Thiên Chúa.
Theo Đại học Stanfort, lý thuyết của Gödel dựa trên logic phương thức, một kiểu của logic hình thức, liên quan đến việc sử dụng các thuật ngữ “cần thiết ” và ” có thể” để xác định những giới hạn.
Định lý nói rằng  Thiên Chúa (hoặc đấng tối cao) được cho là  hình thành không lớn lắm ở trong ý nghĩ. Thiên Chúa hiện hữu trong ý nghĩ, nếu đúng là vậy thì chúng ta có thể tưởng tượng được Ngài lớn hơn so với thực tế. Do vậy, Thiên Chúa phải tồn tại.
Paleo và Benzmüller nói rằng họ đã chứng minh được định lý này là đúng, ít nhất là theo toán học. Và sau đó họ đã sử dụng những hệ thống máy tính mạnh mẽ để giải bài toán “nan giải” này. “Ơn Chúa” là họ đã thành công và kết quả của họ đã gây chấn động các nhà khoa học toàn thế giới.
Bạn thử nghĩ xem, khoa học dựa trên thuyết “vô thần” làm nền móng để phát triển, vậy mà giờ khoa học lại chứng thực được sự tồn tại của Thiên Chúa.  Bản thân các nhà khoa học gia cũng tin tưởng mạnh mẽ rằng, kết quả của họ có thể mang lợi cho các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo và kiểm tra đươc phần mềm và phần cứng trong tương lai.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

10 câu chuyện về dân trí


Tác giả Nguyễn Quang Dy có một bài viết khá độc đáo. Anh đặt vấn đề Dân trí theo cái nghĩa cũng là thông thường thôi, phải “nâng cao dân trí”. Thế như dân nói lâu nay, vậy còn có phải nâng cao Quan trí hay không? Chứ cứ thấy xã hội “xuống cấp” liên tục, là ta đổ lỗi hết mọi điều cho dân trí thấp thì liệu như vậy có đúng và công bình không?
Bài viết của tác giả Nguyễn Quang Dy có nêu lên điều đó. Nhưng ngòi bút của anh chỉ điểm thoáng qua. Còn anh tập trung vào vấn đề cốt lõi, là dân trí người Việt lúc này. Anh phác họa như “10 hý họa” về các biểu hiện sống của người Việt mình dưới đây nhưng quan niệm đó là “bề nổi của tảng băng chìm”. Và anh kết luận là “những người cầm quyền hay nói lấy dân làm gốc, vậy thì làm thế nào thay đổi được những cái ngọn (đang) bị sâu bệnh nếu cái gốc cũng yếu kém và khó thay đổi?”.

Mình chia sẻ với nhận xét đó của anh, và xin post toàn văn bài viết lên đây để mọi người cùng chia sẻ. Ngoài bản tiếng Việt, tự anh viết lại thành Anh ngữ mình cũng post dưới đây để bạn bè cùng tham khảo. 
Vệ Nhi

Người ta nói dân trí là yếu tố sống còn đối với vận mệnh của một quốc gia. Nhưng hiểu về dân trí như thế nào thì chắc vẫn còn tranh cãi. Có người cho rằng dân trí ở Viêt Nam cao, trong khi “quan trí” lại thấp, cần phải nâng cao. Nhưng từ xưa đến nay (từ thời cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh), người ta thường kêu gọi “nâng cao dân trí”. Có lẽ người ta muốn đề cập đến cùng một vấn đề. Nói cách khác, “dân nào thì quan nấy”.

Hãy điểm qua 10 hình ảnh hài hước và độc đáo “chỉ có tại Việt Nam” để xem dân trí đang ở đâu, và vì sao có thể (hay không thể) thay đổi được. (Tất nhiên các bạn có thể bổ xung thêm). Tuy hình ảnh chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, nhưng nó là một tiêu chí quan trọng. Những người cầm quyền hay nói “lấy dân làm gốc”, vậy làm thế nào thay đổi được cái ngọn bị sâu bệnh, nếu cái gốc cũng yếu kém và khó thay đổi?

1. Cái cột điện

Bill Gates hay khách quốc tế nào đến Việt Nan đều ấn tượng bởi “cái cột điện” như một hình ảnh độc đáo khó quên. Đó là một đống dây điện lằng nhằng cuộn vào nhau như cái mạng nhện khổng lồ, tạo thành một tác phẩm nghệ thuật đường phố mà không một nghệ sĩ sắp đặt nào có thể làm nổi. Tác phẩm này có mặt khắp nơi, từ các đường phố lớn sang trọng đến các ngõ hẻm tồi tàn. Không biết nó xuất hiện từ bao giờ, nhưng đã tồn tại qua thời gian như một phần của nền văn minh đô thị (theo “định hướng XHCN”). Có người nói đó là hình ảnh của Hà Nội, những người khác thì cho rằng đó là hình ảnh của EVN (tập đoàn điện lực VN). EVN vừa được hưởng ngân sách, vừa độc quyền tăng giá điện tùy ý (như một nhóm lợi ích) mà chẳng cần đầu tư vào hạ tầng. Vậy tiền chạy đi đâu? Dù sao, cái tác phẩm nghệ thuật này (biểu tượng cho dân trí) đáng được đưa vào “Guinness Book” về những kỷ lục tồi tệ nhất.

2. Cái loa phường

Có lẽ Bill Gates chưa có dịp thưởng thức cái loa phường để đánh giá. Nó dễ dàng đánh bại cái cột điện để chiếm vị trí số một nếu xếp hạng. Nó cũng hiện diện khắp nơi, nhưng không câm lặng như cái cột điện. Từ sáng sớm đến tối, nó oang oang lặp đi lặp lại mấy nội dung nhàm chán. Ngay cả khi ta ngủ, hay sang tận Paris hoặc London, trong tai vẫn văng vẳng tiếng loa phường. Thật khó lòng thoát khỏi nó, ngay cả trong tâm thức. Tại sao người ta bỏ được sổ gạo và tem phiếu, mà lại không bỏ được cái loa phường điên rồ này? Có lẽ vì nó là công cụ kiểm soát văn hóa tư tưởng, nên tồn tại cùng với chế độ. Chúng ta lớn lên với nó, quen thuộc và chấp nhận nó, nên nó đã đi vào tiềm thức và dân trí, ngay cả khi ta sống cũng như chết. Có lẽ nhạc sỹ Văn Cao, dù đã ở thế giới bên kia, cũng không thể quên được cái thứ “khủng bố mềm” bằng âm thanh này (như có người đặt tên). Tác giả của bài Quốc Ca đã phải chịu đựng cái loa phường chõ vào căn phòng mình như để tra tấn trong suốt cuộc đời còn lại, cho đến khi nhắm mắt.

3. Giao thông nguy hiểm

Đối với những người nước ngoài nào mới đến Việt Nam lần đầu thì có lẽ điều đáng sợ nhất trong đời là phải vượt qua đường phố, nơi xe cộ đi lại hỗn loạn, không ai tránh ai. Nó giống như cảnh bạo lực chỉ thấy trong phim hành động. Nó còn nguy hiểm hơn cả cái cột điện và cái loa phường. Huffington Post coi giao thông ở Việt Nam là “nơi nguy hiểm nhất”, còn CBS News thì ví giao thông ở đây như “địa ngục”, và BBC cho rằng nó còn nguy hiểm hơn cả đại dịch AIDS. Bộ Y tế VN thông báo trong 7 ngày nghỉ Tết năm 2015 có 246 người chết do tai nạn giao thông. Còn bộ trưởng Giao thông VN gọi đó là “quốc nạn” vì mỗi năm có gần 12.000 người chết và 9.300 người bị thương, có thể so sánh với con số thương vong do thảm họa sóng thần ở Nhật Bản. Nhưng đối với những người Việt đã quen với chiến tranh và bạo lực thì giao thông hỗn loạn và tắc đường là một phần của đời thường và dân trí. Người ta còn đùa “Hà Nội không vội được đâu!” Hình như người Việt có khiếu hài hước đặc biệt, thích đùa với cả tính mạng của mình. Có người còn lập luận tại sao lại phải sợ chết khi hàng ngày ta vẫn “sống trong sợ hãi” như trong phim “thập diện mai phục”.

4. Đường phố ngập lụt

Khi mùa mưa đến, những đường phố lớn ở Hà Nội có thể biến thành những dòng sông nhỏ. Bạn không cần mất công đến tận Venice để thưởng ngoạn cảnh này. Chỉ cần sắm cho mình một cái thuyền nhỏ, thay vì cái xe máy vô tích sự trong nước lụt. Năm này qua năm khác, người Hà Nội nơm nớp vừa lo “mất nước” vừa lo “ngập lụt’, mà cả hai đều cùng một nguyên nhân. Nghe nói đã có những khoản kinh phí lớn của các nhà tài trợ quốc tế và ngân sách quốc gia đầu tư để cải tạo hệ thống cấp thoát nước Hà Nội. Nhưng các khoản tiền này đã trôi theo dòng nước cống ra sông ra biển (hoặc chui vào túi ai đó). Ách tắc không phải chỉ có giao thông, cấp thoát nước, hay hệ thống hành hành chính công, mà trên hết là ý thức hệ và dân trí. Vì vậy, muốn tháo gỡ ách tắc ngoài đường, phải tháo gỡ ách tắc trong đầu con người trước.

5. Đái đường & vứt rác

Tuy nhiên, chúng ta có một thói quen rất thông thoáng, đó là đái đường và vứt rác. Bạn có thể thấy cái biển “cấm đái bậy” khắp mọi nơi, nhưng nó không ngăn được người dân đái bậy. Người ta đái bậy và vứt rác khắp nơi, từ những góc phố cổ quanh Hồ Hoàn Kiếm, đến con đường đê dọc sông Hồng nơi có những bức tranh gốm hiện đại. Phải chăng dân ta uống nhiều bia hơi, nên đái nhiều hơn người khác? Phải chăng họ lâu nay phải “sống trong sợ hãi” nên hay vãi đái? Phải chăng đái bậy đã trở thành một phong cách sống? Hay chỉ vì họ không có đủ toilet? Dù đây có phải là một vấn đề quan trọng cần “tái cấu trúc” hay không, dù các “sở ban ngành” (như giao thông công chính hay văn hóa tư tưởng) đã làm được những gì, thì đái bậy và vứt rác vẫn đang hiện hữu như một hình ảnh “đặc thù” của văn hóa và dân trí VN.

6. Ném đá & chửi đổng

Không phải chỉ có đái bậy, mà hình như người Việt còn thích văn hóa ném đá và chửi đổng, đặc biệt là gần đây trên internet và thế giới mạng. Nhiều người cũng rất mê internet và truyền thông kỹ thuật số nhưng rất ngại tham gia thế giới mạng, chỉ vì vấn đề này. Trên đó hoàn toàn tự do, kể cả ném đá. Không có luật lệ nào cả. Đó là bản chất của thế giới mạng. Có lẽ vì vậy mà tốc độ phát triển internet và Facebook ở Viet Nam vào loại nhanh nhất thế giới, thậm chí có hại cho dân trí. Có mấy nguyên nhân chính. Người Việt vốn có truyền thống hay chửi nhau và cãi nhau (không ai chịu ai). Do bị kiểm duyệt quá nhiều và quá lâu nên họ không có thói quen tự do ngôn luận (một cách có văn hóa). Nay internet và truyền thông kỹ thuật số đã mở ra một xa lộ thông tin mới cho tự do ngôn luận (mà không bị kiểm duyệt). Vì vậy, nó giống như “tháo cống” cho mọi thứ, kể cả gia bảo và rác rưởi, đều bị phơi bày.

7. Học vẹt

Không có vấn đề nào bị công chúng phê phán nhiều như giáo dục. Nhưng càng cải cách, chất lượng giáo dục càng tụt hậu. Tại sao? Các chuyên gia nói là do học vẹt, làm triệt tiêu năng lực sáng tạo và tư duy độc lập của học sinh. Giáo dục tụt hậu như vậy làm sao dân trí cao được? Human Development Indicators xếp Việt Nam đứng thứ 121/187, tức là dưới trung bình. Không có một trường đại học nào của VN được lọt vào danh sách trường đại học có danh tiếng và có chất lượng. International Property Rights Index xếp Việt Nam đứng thứ 108/130, tính theo giá trị trí tuệ, có nghĩa là gần đội sổ. Giáo dục bị tụt hậu thê thảm như vậy mà vẫn có nhân tài xuất hiện (như Ngô Bảo Châu). Đất nước bị tàn phá kinh người như vậy, thế mà vẫn còn cảnh đẹp (như hang Sơn Đòng). Nhưng Ngô Bảo Châu không phải là sản phẩm của giáo dục VN và Sơn Đòng không phải là sản phẩm của du lịch VN. Nếu tiếp tục định hướng XHCN như cũ thì đa số nhân tài chắc sẽ bỏ đất nước và đa số khách du lịch chắc sẽ không quay lại VN.

8. Lễ hội quá nhiều

Gần đây có quá nhiều lễ hội ở Việt Nam, cũng như những hình ảnh phản cảm thiếu văn hóa và thậm chí đầy bạo lực trong các hoạt động này. Đây là hệ quả của căn bệnh “cờ đèn kèn trống”. Nó phản ánh tâm thức bất an của những người hơi bị cuồng tín và quá khích, cố giành bằng được một vài biểu tượng văn hóa nào đó, mà không biết đó là dân trí thấp. Điều này có thể bị những kẻ bất lương và tham nhũng trong chính quyền lợi dụng để “đục nươc béo cò”. Có rất nhiều kinh phí để chi cho những lễ hội tốn kém như vậy, và có nhiều đền chùa cổ kính vô giá đã bị phá bỏ để biến thành những “công trình văn hóa” mới toanh chẳng có giá trị gì về lịch sử. Có thể gọi đây là nạn tham nhũng về văn hóa.

9. Xây để phá

Gần đây, ai đi qua đường Bưởi ở Hà Nội đều nhìn thấy một quang cảnh như thời chiến tranh (sau một trận ném bom), nhà cửa dọc phố bị phá hủy (để làm đường). Nó lặp lại hình ảnh nhiều năm về trước khi nhà cửa dọc đường đê Yên Phụ (đông bắc Hà Nội) bị phá hủy (để bảo vệ đê), nghe nói gây tổn thất trên 10 triệu USD, và làm cho cuộc sống nhiều gia đình điêu đứng. Trong thời chiến thì những việc này có thể hiểu được, nhưng thật khó hiểu tại sao hòa bình đã 40 năm rồi mà tư duy thời chiến vẫn không hề thay đổi. Quy hoạch đô thị kiểu gì mà cứ cho xây rồi lại phá? Hàng năm, Hà Nội vẫn đào vỉa hè và đường lên để lát lại và sửa đường ống, chẳng ai phối hợp với ai, vừa tốn kém vừa bất ổn cho giao thông và cuộc sống con người. Căn bệnh này đã lây lan tới thành phố Hồ Chí Minh, với những “lô cốt” mọc lên trên đường phố. Hình như người Việt thích xây để phá, chứ không phải để tồn tại. Kiểu dân trí lạ lùng này (theo “định hướng XHCN”) có thể biến “nền văn minh Sông Hồng” thành “nền văn minh Sông Tô Lịch” (một con sông nhỏ tại Hà Nội đã bị chết vì ô nhiễm nặng nề).

10. Đốn hạ cây xanh

Trong khi các vấn đề nan giải trên đây vẫn còn đó, thì gần đây Hà Nội đã có một quyết định “rất táo bạo” là chặt bỏ 6700 cây xanh đã tồn tại hàng thế kỷ nay như “lá phổi” của thành phố và là hình ảnh hấp dẫn của Hà Nội. Cái quyết định ngu xuẩn và quái gở này đã vấp phải một làn sóng phản kháng của dư luận, buộc lãnh đạo thành phố phải nghĩ lại và nhân nhượng (sau khi vài trăm cây xanh đã bị giết oan). Cực đoan và bạo lực không chỉ đe dọa con người, mà còn đe dọa thiên nhiên và môi trường sống. Hình ảnh phản cảm về Hà Nội chặt hạ cây xanh vô tội đã lan truyền khắp thế giới qua internet, trong khi bảo vệ môi trường để đối phó với thay đổi khí hậu đang trở thành vấn đề sống còn của loài người. Chẳng lẽ Hà Nội muốn quay về thời kỳ đồ đá, bằng cách phá hủy nốt những gì chiến tranh chưa kịp phá hủy?

Thay cho lời kết

Không biết sau khi Hà Nội quyết định chặt 6700 cây xanh sẽ là sự kiện gì khác tiếp theo, nhưng vụ bê bối này đã đem lại một số bài học hữu ích. Một là, khi nào báo chí mạng “lề trái” và báo chí “lề phải” cùng vào cuộc, phản ánh đồng thuận xã hội cao hơn, thì tiếng nói sẽ mạnh hơn. Hai là, khi nào dư luận trong nước và quốc tế cùng lên tiếng, thì sức ép sẽ hiệu quả hơn. Ba là, khi nào chính quyền bị động, lúng túng đối phó với dân trí cao hơn, thì họ buộc phải lắng nghe và nhân nhượng, dù chỉ để gỡ thể diện. Tuy nhiên, chừng nào não trạng cực đoan và bạo lực còn ngự trị xã hội, thì mọi thứ đều có thể xảy ra. Nếu người dân không thoát khỏi nỗi sợ hãi, không nâng cao dân trí và năng lực, buộc chính quyền phải lắng nghe, thì sẽ không có gì thay đổi. Xét cho cùng, dân trí là nền tảng của xã hội công dân và sự chấn hưng của một quốc gia.

Nguyễn Quang Dy
Ngày cuối tháng 5/ 2015
Theo blog Nguyễn Vĩnh
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sự giàu có được tạo ra từ đâu? [THĐP Vietsub]

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THE GREAT AMERICAN RETHINK ON CHINA Sự suy xét lại toàn diện của Mỹ về Trung Quốc


THE GREAT AMERICAN RETHINK ON CHINA
Sự suy xét lại toàn diện của Mỹ về Trung Quốc

David Feith
David Feith
The Wall Street Journal
May 28, 2015
The Wall Street Journal
28-05-2015

Photo: REUTERS/STRINGER
Ảnh: REUTERS/STRINGER

Washington may be junking a strategy of integration that has ruled for 45 years
Washington có thể vất bỏ chiến lược hội nhập sử dụng trong 45 năm qua

Singapore: Beijing’s bid to dominate one of the world’s most important waterways, the South China Sea, is again the focus as U.S. and Asian leaders gather here for the Shangri-La Dialogue, Asia’s top security summit. Last year’s meeting occurred as China was drilling for oil in Vietnamese waters and shooting water cannons at ships that tried to get in its way. This year China is building military bases on 2,000 acres of artificial land it has dredged atop reefs and rocks claimed by its neighbors.

Singapore: Tham vọng của Bắc Kinh thống trị một trong những thủy lộ quan trọng nhất thế giới là Biển Đông, một lần nữa trở thành điểm chú ý khi Mỹ và các nhà lãnh đạo Á châu tụ họp về cuộc Đối thoại Shangri-La, hội nghị thượng đỉnh an ninh Á châu. Cuộc họp năm ngoái xảy ra khi Trung Quốc đang khoan dầu ở vùng biển Việt Nam và bắn pháo nước vào các tàu thuyền cản đường của họ. Năm nay Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự trên 2.000 mẫu đất nhân tạo mà họ đã bồi đắp lên trên các rạn san hô và đá do các nước láng giềng tuyên bố chủ quyền.



But one big thing has changed. China’s cumulative behavior has led to a shift in American strategic thinking. Beijing’s gradual process of “salami slicing” its way to maritime control may have gone too far, resulting in a decisive hardening of opinion among U.S. officials, policy experts, business leaders and voters. This rethink could shape global security for decades to come.

Nhưng một chuyện lớn đã xảy ra. Hành vi từ trước đến giờ của Trung Quốc đã đưa đến sự thay đổi trong tư duy chiến lược của Mỹ. Tiến trình từng bước của Bắc Kinh theo kiểu “tằm ăn dâu” để kiểm soát hàng hải có thể đã đi quá xa, dẫn đến lập trường quan điểm cứng rắn hơn trong số các quan chức, các chuyên gia chính sách, các nhà lãnh đạo kinh doanh và cử tri. Sự cứu xét này có thể định hình an ninh toàn cầu trong nhiều thập niên tới.

Start with President Barack Obama, who is preparing to host Chinese leader Xi Jinping for a state visit in September, following his own trip to Beijing last year, which included the signing of a celebrated (if toothless) environmental pact. Expect Mr. Xi’s visit to focus on areas of cooperation, but even at the presidential level the message is subtly cooling.

Bắt đầu với Tổng thống Barack Obama, đang chuẩn bị đón tiếp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến viếng thăm cấp nhà nước vào tháng 9, theo sau chuyến đi của ông tới Bắc Kinh năm ngoái, bao gồm việc ký kết một hiệp ước môi trường được ca ngợi (nhưng không có chế tài). Dự đoán chuyến thăm của ông Tập sẽ tập trung vào các lĩnh vực hợp tác, nhưng ngay cả ở cấp tổng thống sự việc này chỉ làm mát một chút.

At their first summit two years ago, Mr. Obama appeared to embrace Mr. Xi’s slogan that the U.S. and China should pursue “a new model of great-power relations.” National Security Adviser Susan Rice pledged later that year to “operationalize” Beijing’s concept, even as it increasingly sounded like a demand for accommodation of a Chinese sphere of influence in East Asia. Again Mr. Obama spoke of “continuing to strengthen and build a new model of relations” in March 2014, but he soon stopped using the phrase—a shift noticed in Beijing, where such official formulations carry significant weight.

Tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của họ hai năm trước, ông Obama có vẻ chấp nhận khẩu hiệu của ông Tập rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc nên theo đuổi “một mô hình mới về quan hệ giữa các cường quốc”. Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice cam kết cuối năm đó để “thực nghiệm hóa” khái niệm của Bắc Kinh, ngay cả khi khái niệm này ngày càng có vẻ giống như một đòi hỏi để thích nghi với một thế giới ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Á. Một lần nữa ông Obama nói về sự “tiếp tục củng cố và xây dựng một mô hình quan hệ mới” vào tháng 3 năm 2014, nhưng ông đã mau chóng ngừng sử dụng cụm từ – một sự thay đổi được ghi nhận ở Bắc Kinh – nơi mà sự thành hình quan hệ chính thức như vậy mang tầm quan trọng đáng kể.

Relations between the U.S. and Chinese militaries have likewise cooled after a period of warmth that culminated in China seeking and receiving an invitation to the U.S.-led Rim of the Pacific (Rimpac) multilateral naval exercise, the world’s largest, in 2014. The outgoing U.S. chief of naval operations, Adm. Jonathan Greenert, is said to have grown so close to his Chinese counterpart, Adm. Wu Shengli, that some Pentagon officials refer to the duo by the portmanteau “Wunert.”

Quan hệ giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc cũng vì thế hạ nhiệt sau một khoảng thời gian ấm áp mà đỉnh điểm là việc Trung Quốc tìm kiếm và nhận được lời mời đến cuộc Tập trận Hải quân Đa phương Vành đai Thái Bình Dương do Hoa Kỳ lãnh đạo (Rimpac) lớn nhất thế giới, vào năm 2014. Đô đốc hải quân Mỹ, Jonathan Greenert, được biết là đã trở nên rất gần gũi với người đồng nhiệm phía Trung Quốc, Đô đốc Wu Shengli, đến nỗi một số quan chức Ngũ Giác Đài đề cập đến bộ đôi bằng từ ghép “Wunert.”

Yet a major ambition of the two admirals—to bring the USS George Washington aircraft carrier to a Chinese port, perhaps Shanghai, for a tour by Chinese naval personnel—was shelved at least temporarily by the Pentagon in January. U.S. officials have said China first should sign a code for handling unplanned encounters between military aircraft. Such rules might have prevented a Chinese fighter jet from executing a dangerous barrel roll within 50 feet of a U.S. surveillance plane in international airspace off China’s coast last August.


Tuy nhiên, một ước muốn lớn của hai đô đốc – để đưa hàng không mẫu hạm USS George Washington đến một cảng của Trung Quốc, có lẽ Thượng Hải, để nhân viên hải quân Trung Quốc tham quan – đã bị Ngũ Giác Đài hủy bỏ, ít nhất là tạm thời, vào tháng 1. Các quan chức Mỹ từng nói rằng Trung Quốc trước tiên phải ký kết một số quy tắc về xử lý các cuộc tiếp cận ngoài ý muốn giữa các máy bay quân sự. Các quy định như vậy có thể phòng ngừa máy bay chiến đấu của Trung Quốc hoạt động bay lượn nguy hiểm trong vòng 50 feet của chiếc máy bay do thám của Mỹ trong không phận quốc tế ngoài khơi bờ biển của Trung Quốc tháng 8 năm ngoái.

The U.S. Navy says China has adhered to a code signed last year concerning unplanned encounters at sea. But officials still complain about China’s refusal to open reliable lines of communication and to explain destabilizing actions such as building artificial islands for military use—what new U.S. Pacific Commander Adm. Harry Harris has called a “great wall of sand.” Congressional staffers and others in Washington expect China’s military to be disinvited from the next Rimpac exercise.

Hải quân Mỹ cho biết Trung Quốc đã tôn trọng các quy định ký kết năm ngoái liên quan đến các cuộc tiếp cận ngoài ý muốn trên biển. Nhưng các quan chức vẫn còn khiếu nại về việc Trung Quốc từ chối mở đường thông tin đáng tin cậy và giải thích các hành động gây mất ổn định như việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo với mục tiêu quân sự – điều mà Đô đốc hạm đội Thái Bình Dương mới của Mỹ, Harry Harris, gọi là “vạn lý trường thành cát”. Nhân viên của Quốc hội và những người khác ở Washington hy vọng quân đội Trung Quốc sẽ không được mời vào cuộc tập trận Rimpac kế tiếp.

All this, remember, from an administration hardly itching to confront America’s overseas adversaries. But in shifting its stance toward China, Washington is something of a lagging indicator. Pollsters from Pew found only 35% of Americans viewed China favorably last year, down from half in 2011. (More than 80% of Japanese, Vietnamese and South Koreans, and more than 90% of Filipinos, fear territorial disputes will lead to armed clashes.)

Nên nhớ rằng tất cả những điều này, từ một chính quyền hầu như không buồn đối đầu với các đối thủ ngoại quốc của Mỹ. Nhưng trong việc chuyển đổi lập trường đối với Trung Quốc, Washington giống như một chỉ số tụt hậu. Thăm dò dư luận từ Pew cho thấy chỉ có 35% người Mỹ xem Trung Quốc là thuận lợi trong năm qua, giảm từ một nửa vào năm 2011 (Có hơn 80% người Nhật, Việt Nam, Hàn Quốc, và hơn 90% người Philippines lo sợ tranh chấp lãnh thổ sẽ dẫn đến xung đột vũ trang).


Even the American Chamber of Commerce in China, representing firms that have long been among Beijing’s strongest advocates in Washington, found 60% of its members complaining last year that conditions in China are worsening for foreign firms. IBM and many others continue expanding investment in China, but perhaps there’s a limit to how much intellectual-property theft U.S. firms will be willing to suffer—to say nothing of Americans whose electrical grid, gas pipelines and emails have all come under sustained Chinese cyberassault.

Ngay cả Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc, đại diện cho các công ty mà từ lâu từng ủng hộ Bắc Kinh mạnh mẽ nhất ở Washington, nhận thấy, 60% thành viên của họ than phiền năm ngoái rằng các điều kiện ở Trung Quốc đang ngày càng tồi tệ cho các doanh nghiệp ngoại quốc. IBM và nhiều công ty khác tiếp tục mở rộng đầu tư ở Trung Quốc, nhưng có lẽ có một giới hạn về số lượng trộm cắp sở hữu trí tuệ mà các công ty Mỹ chịu đựng được, đó là chưa nói tới những người Mỹ mà hệ thống lưới điện, đường ống dẫn khí đốt và email, tất cả đều là nạn nhân của các cuộc tấn công tin học không ngừng của Trung Quốc .

The clearest call for rethinking China policy comes from a recent Council on Foreign Relations report by former U.S. diplomats Robert Blackwill and Ashley Tellis. The assumption behind four decades of U.S.-China integration, they write, has proven inoperable: China isn’t interested in becoming a “responsible stakeholder” in any U.S.-led liberal international order, period. Beijing wants to end U.S. primacy in East Asia, a goal that imperils U.S. interests in free commerce, nonproliferation, peace and stability.

Lời kêu gọi rõ ràng nhất để xem xét lại chính sách Trung Quốc đến từ một bài nghiên cứu của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) gần đây do nhà cựu ngoại giao Mỹ Robert Blackwill và Ashley Tellis biên soạn. Họ viết, sự mong đợi sau bốn thập niên của sự hội nhập Mỹ-Trung đã được chứng minh không thể vận hành được: Trung Quốc không quan tâm đến việc trở thành một “thành viên có trách nhiệm” trong bất kỳ trật tự thế giới tự do nào do Mỹ dẫn đầu, chấm hết! Bắc Kinh muốn kết thúc sự thắng thế của Mỹ ở khu vực Đông Á, một mục tiêu sẽ gây nguy hiểm cho các lợi ích của Mỹ trong vấn đề thương mại tự do, không phổ biến vũ khí hạt nhân, hòa bình và ổn định.

China isn’t an enemy and “containment” isn’t appropriate, they write, but prudence requires trying to “limit China’s capacity to misuse its growing power.” So implement Mr. Obama’s “pivot”—move military assets to Asia, finalize the Trans-Pacific Partnership trade pact—but also do far more, they say: Eliminate budget caps on defense, maintain nuclear balance, accelerate missile defenses, expand cooperation with regional partners, insist on freedom of navigation. Further: Tighten limits on transferring technology to Chinese buyers, and even pursue “an across-the-board tariff on Chinese goods” to answer cybertheft.

Họ viết, Trung Quốc không phải kẻ thù và chính sách “vây bọc” không thích hợp, nhưng do thận trọng đòi hỏi, phải cố gắng để “hạn chế khả năng Trung Quốc lạm dụng sức mạnh ngày càng tăng của họ”. Vì vậy, thực hiện chính sách “xoay trục” của Obama – di chuyển lực lượng quân sự qua Á châu, hoàn tất Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương – nhưng cũng cần làm nhiều hơn. Họ nói rằng: Loại bỏ mức trần ngân sách cho quốc phòng, duy trì cân bằng hạt nhân, đẩy mạnh phòng thủ tên lửa, mở rộng hợp tác với các đối tác khu vực, nhấn mạnh về tự do hàng hải. Hơn nữa: Thắt chặt giới hạn về chuyển giao công nghệ cho các khách hàng Trung Quốc và thậm chí theo đuổi chính sách “đánh thuế đồng loạt trên mọi hàng hóa Trung Quốc” để trả lời cho việc ăn cắp tin học.

Seen in this context, the China challenge extends far beyond the island-building that is capturing so much immediate attention. But as delegates meet at the Shangri-La Dialogue, China’s neighbors and top U.S. officials are sounding alarms. “There should be no mistake about this,” said Defense Secretary Ash Carter on Wednesday, “the United States will fly, sail and operate wherever international law allows, as we do all around the world.”


Trong bối cảnh này, sự thách thức Trung Quốc vượt xa chuyện xây đảo đang cấp thời gây rất nhiều chú ý. Nhưng khi các đại biểu gặp nhau tại Đối thoại Shangri-La, các nước láng giềng Trung Quốc và các quan chức hàng đầu của Mỹ lên tiếng báo động. Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter cho biết hôm thứ Tư, “Không nên hiểu sai về điều này. Hoa Kỳ sẽ bay, hải hành và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như chúng tôi làm trên toàn thế giới”.


Such rhetoric appears to derive from a crystallizing Washington consensus that China has announced itself as a bona fide strategic rival. Treating China as such would entail risks and opportunities that U.S. leaders and voters are only beginning to mull. The stakes are enormous, representing a strategic shift that wasn’t in the cards a year ago—or for any of the past 45 years.


Phát biểu hùng hồn như thế cho thấy, xuất phát từ một sự đồng thuận hoàn toàn của Washington rằng Trung Quốc đã tự tuyên bố là một đối thủ chiến lược thực sự. Đối xử với Trung Quốc như thế sẽ kéo theo những rủi ro và cơ hội mà các nhà lãnh đạo và cử tri Mỹ chỉ mới bắt đầu suy ngẫm. Nguy cơ là rất lớn, đại diện cho một sự thay đổi chiến lược chưa từng có trong tay chỉ một năm trước đây, hoặc cho cả thời gian 45 năm qua.


Mr. Feith is a Journal editorial-page writer based in Hong Kong.
Ông Feith là là biên tập viên cho trang bình luận của tờ The Wall Street Journal ở Hồng Kông.





translated by Trần văn Minh

Phần nhận xét hiển thị trên trang