Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Long Thành làm sân bay trung chuyển quốc tế: Mục tiêu không khả thi


Ở trang 10 của Tóm tắt Báo cáo đầu tư dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành có viết “ICAO cũng nhận định xu thế phát triển cơ bản của hàng không dân dụng thế giới là sự hình thành các liên minh giữa các hãng hàng không lớn, cùng với việc tạo lập các trung tâm trung chuyển hàng không theo xu thế chuyển đổi từ mô hình khai thác điểm tới điểm (point to point) sang mô hình khai thác trục nan (hub and spoke), hình thành nên các cảng hàng không trung chuyển (airport hub) là xu thế tất yếu của chính sách tự do hóa đối với hoạt động vận chuyển hàng không”. Ở trang 8 của Tóm tắc Báo cáo cũng có viết “Về xu thế phát triển của ngành hàng không trong khu vực, vùng phía Nam Việt Nam đã được ICAO đánh giá có khả năng hình thành cảng hàng không trung chuyển để phục vụ chi Liên minh Hàng không Sky Team mà Vietnam Airlines đang tham gia.Sân bay trung chuyển là nơi chuyển nhiều hành khách từ các chuyến bay này sang các chuyến bay khác chứ không phục vụ như là điểm đến cuối cùng. Phần lớn khách quốc tế đi từ một thành phố của điểm đầu tiên rồi trung chuyển ở các sân bay này để đến một thành phố khác của điểm cuối cùng mà không đi ra thành phố có sân bay trung chuyển. Các sân bay Singapore, Bangkok, Hong Kong là các sân bay trung chuyển quốc tế của khu vực quanh Việt Nam hiện nay. Sự thành công của các sân bay trung chuyển quốc tế này nhờ đóng góp hết sức quan trọng từ lúc đầu của các hãng hàng không quốc gia mỗi nước như Singapore Airlines, Thai Airways, Cathay Pacific Airways.


Ý kiến của ICAO được viện dẫn ở trên không có gì vững chắc cả.


Sân bay Changi của Singapore tiếp tục phát triển vị trí trung chuyển quốc tế. Ảnh: TL 

Việc sân bay Tân Sơn Nhất hay Long Thành trở thành sân bay trung chuyển quốc tế trong khu vực là vô cùng khó khăn, một khi đã có những sân bay trung chuyển khác được thiết lập từ trước. Việc có hàng chục hãng hàng không sử dụng cùng một sân bay tạo ra “hiệu quả mạng lưới” vì hành khách có thể thực hiện nhiều kết nối ở sân bay đó để bay đến nơi khác. Mỗi hãng hàng không đều có lợi khi có nhiều hãng hàng không khác cũng đến cùng một sân bay. “Hiệu ứng mạng lưới” được phát triển dần dần qua nhiều năm từ quyết định của từng hãng hàng không vì lợi ích của chính mình. Tại sao một hãng hàng không lại phải quyết định sử dụng một sân bay vốn không phải là đích đến cuối cùng khi có rất ít những kết nối khác? Tại sao một Liên minh Hàng không lại thay đổi vị trí hub trung chuyển của mình từ sân bay Singapore, Bangkok, Hong Kong đến sân bay Tân Sơn Nhất hay Long Thành khi việc đó không có lợi so với việc duy trì hub hiện có?

Malaysia đã xây dựng sân bay mới cách xa thủ đô Kuala Lumpur 60 km với ý định trở thành đầu mối trung chuyển quốc tế nhưng đã không thành công, dù tính phí máy bay rất ít và phải trợ cấp hàng năm đến 250 triệu USD. Trong khi đó Singapore với dân số chỉ 5,5 triệu vẫn tiếp tục phát triển vị trí trung chuyển quốc tế của sân bay Changi, với phí máy bay thấp mà hoạt động sân bay vẫn có lãi.


Công nghệ mới của ngành hàng không sẽ quyết định loại hình sân bay. Ảnh: TL

Khuynh hướng thị trường máy bay trong những năm gần đây cho thấy các loại máy bay “theo mô hình điểm đến” như Boeing 777/787 và Airbus 330/350 được các hãng hàng không ưa chuộng hơn, mua nhiều hơn các loại máy bay siêu lớn “theo mô hình đầu mối trung chuyển” như A-380 hay Boeing 747. Những máy bay tầm xa, số lượng khách nhỏ hơn, tần suất bay nhiều hơn được hành khách ưa chuộng hơn để bay thẳng một chuyến theo mô hình điểm tới điểm. Khuynh hướng này dẫn đến việc các máy bay siêu lớn như A-380 hay Boeing 747 sẽ giảm dần rồi không còn được sử dụng nhiều trong 10, 15 năm nữa. Vì thế, các sân bay mới xây dựng sẽ không cần có đường băng cất hạ cánh dài 4.000 m. Sân bay thứ hai cho Sydney bắt đầu xây dựng năm 2015 có thiết kế hai đường băng cất hạ cánh chỉ dài 3.700 m trên diện tích 2.000 ha mà năng suất là 80 triệu khách/năm. Sân bay Long Thành với bốn đường băng cất hạ cánh dài 4.000 m trên diện tích 5.000 ha là rất lãng phí.   
Như thế chính công nghệ mới của ngành hàng không cùng với sự thiết lập từ trước các sân bay trung chuyển của khu vực như Singapore, Bangkok, Hong Kong sẽ làm cho mục tiêu trở thành cảng hàng không trung chuyển quốc tế của Long Thành không khả thi, nếu không muốn nói chỉ là ảo tưởng.  
Do đó, để có thể được Quốc hội xem xét và quyết định chủ trương thì quy mô dự án xây dựng sân bay Long Thành cần thu hẹp lại trong giai đoạn I với một đường băng cất hạ cánh dài 3.700 m trên diện tích 1.000 ha để có năng suất 25 triệu khách/năm, nhằm đáp ứng mục tiêu thực tế và vừa sức của cảng hàng không quốc tế bình thường có nhiệm vụ san sẻ áp lực quá tải cho sân bay Tân Sơn Nhất trong tương lai.

Nguyễn Thiện Tống
(Tiến sĩ Kỹ thuật Hàng không, Đại học Sydney; Thạc sĩ Quản trị Hành chánh công, Đại học Harvard; Nguyên Giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright; Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Hàng không, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM) 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

HÀNG CHỤC NGÀN NGƯỜI TƯỞNG NIỆM VỤ THIÊN AN MÔN

HongKong: 

Tuần hành tại Hồng Kông ngày 31/05/2015.

Hồng Kông: Hàng chục ngàn người tưởng niệm 

sự kiện Thiên An Môn
 
Thanh Phương


Hàng chục ngàn người đã xuống đường tại Hồng Kông hôm nay, 04/06/2015, để tưởng niệm vụ đàn áp phong trào Mùa xuân Bắc Kinh ở quảng trường Thiên An Môn ngày 04/06/1989 và cũng để một lần nữa yêu cầu dân chủ thật sự cho đặc khu hành chính này.


Mỗi năm người dân Hồng Kông vẫn tập hợp đông đảo nhân ngày 04/06, nhưng cuộc biểu tình năm nay mang ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng giữa phe đòi dân chủ với chính quyền địa phương.

Những người tổ chức chờ đợi là sẽ có khoảng 150 ngàn người đến tham gia buổi thắp nến tưởng niệm các nạn nhân Thiên An Môn kể từ 8 giờ tối, giờ địa phương. Các nhóm ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng xuống đường hôm nay.

Buổi tưởng niệm năm nay diễn ra trong bối cảnh vào ngày 17/06 tới, Hội đồng Lập pháp Hồng Kông sẽ xem xét dự án cải tổ bầu cử theo đó lần đầu tiên toàn bộ cử tri sẽ được quyền bầu trực tiếp trưởng đặc khu hành chính vào năm 2017. Tuy nhiên, trong dự án cải tổ này lại có một điều khoản quy định là sẽ chỉ có tối đa 2 hoặc 3 ứng cử viên, mà những ứng cử viên này phải có sự chấp thuận của một uỷ ban thân Bắc Kinh.

Văn bản nói trên phải thu được phiếu thuận của hai phần ba số đại biểu Hội đồng Lập pháp. Phe dân chủ, hiện nắm hơn một phần ba số đại biểu, đã dọa sẽ ngăn chận dự án cải tổ. Cho nên chính quyền Hồng Kông sẽ phải bằng mọi giá thuyết phục bốn đại biểu thuộc phe dân chủ thay đổi ý kiến để có thể giành phần thắng trong cuộc biểu quyết.

Các vụ đụng độ giữa phe chống và thân Bắc Kinh trong các cuộc biểu tình đòi dân chủ vào mùa thu năm ngoái đã phản ánh những phân hóa sâu đậm giữa người dân Hồng Kông. Kết quả các cuộc thăm dò gần đây cho thấy là có gần 46% dân Hồng Kông ủng hộ dự án cải tổ và khoảng 35% thì chống, những người còn lại không cho biết ý kiến.

Còn tại Trung Quốc, theo tổ chức Những người bảo vệ nhân quyền Trung Quốc, hàng chục ngàn người đã bị bắt giữ ở hai tỉnh Thiểm Tây và Hồ Nam vào dịp kỷ niệm 26 năm sự kiện Thiên An Môn.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Campuchia lại bênh Trung Quốc, thêm đối tượng vì bạc quên tình



(GDVN) - Biểu hiện tôn kính của Campuchia đối với Trung Quốc là không thay đổi. Nếu thay đổi có thể dẫn đến "nguy hiểm" cho mối quan hệ rất có lợi nhuận này.
Ông Phay Siphan, người phát ngôn Chính phủ Campuchia.
The Cambodia Daily ngày 4/6 đưa tin, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter có chuyến công du châu Á tuần này trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên Biển Đông (vì Trung Quốc leo thang bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa bất hợp pháp đảo nhân tạo ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), Campuchia lại một lần nữa lên tiếng bảo vệ lập trường của Bắc Kinh và cáo buộc phát biểu của ông Ash Carter là "khiêu khích, đe dọa hòa bình".
Ông Phay Siphan, người phát ngôn Chính phủ Campuchia nói rằng, sự leo thang hiện nay trên Biển Đông phần lớn là kết quả mối đe dọa của ông Ash Carter tuyên bố điều tàu chiến, máy bay tiến vào 12 hải lý xung quanh các bãi đá, rặng san hô giờ đã trở thành các đảo nhân tạo (bất hợp pháp) mà Trung Quốc bồi lấp. "Đó là khiêu khích. Tôi nghĩ đó là một tuyên bố đầy khiêu khích, đi ngược với mục tiêu của chúng tôi là duy trì hòa bình trong khu vực", Phay Siphan phát biểu trong một phiên họp của Chính phủ.
Báo cáo của Lầu Năm Góc trong tháng Năm vừa qua cho thấy các đảo nhân tạo được Trung Quốc bồi lấp, xây dựng với tốc độ chóng mặt khiến các nước Đông Nam Á đặc biệt lo lắng. Hoa Kỳ thì quan ngại rằng tuyến hàng hải sầm uất hàng đầu thế giới qua Biển Đông có thể bị hủy diệt bởi hành động quân sự hóa của Trung Quốc tại Trường Sa.
Campuchia không có yêu sách ở Biển Đông, nhưng tiếng nói của nước này về Biển Đông tại các diễn đàn của ASEAN luôn được chú ý. Khu vực đã lên án Phnom Penh đặt lợi ích cá nhân trong quan hệ với Trung Quốc lên trên lợi ích tập thể của khối trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2012, Campuchia đã gạt Biển Đông khỏi Tuyên bố chung (mặc dù Trung Quốc leo thang chiếm quyền kiểm soát bãi can Scarborough từ Philippines và tấn công tàu cá Việt Nam - PV).
Tuy nhiên ông Phay Siphan phủ nhận mối liên hệ của quan điểm Phnom Penh về Biển Đông trong quan hệ với Trung Quốc. "Tất cả các nước bao gồm cả Trung Quốc và Mỹ cần dừng sự hiện diện quân sự. Quan điểm của Chính phủ Campuchia là mong muốn hòa bình, ổn định, Biển Đông không thuộc về bất cứ quốc gia nào. Chính phủ Campuchia không muốn nhìn thấy tàu chiến hoặc bất kỳ hành động gây hấn nào tại Biển Đông. Bất kỳ nước nào có hành vi khiêu khích phải chịu trách nhiệm nếu gây ra xung đột".
Phay Siphan thừa nhận rằng Campuchia được hưởng lợi từ hoạt động viện trợ, cho vay tài chính hào phóng từ Trung Quốc, nhưng lại nói nó không liên quan đến quan điểm của nước này (bênh vực Trung Quốc) ở Biển Đông: "Biển Đông không liên quan đến viện trợ của Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào cho Campuchia. Trên phương diện này, Campuchia là bạn với tất cả mọi người".
Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho rằng Jakarta cần xem lại việc tham gia vào vấn đề Biển Đông "có lợi" gì hay không, ảnh: globalriskinsights.com.
Trong tháng Tư, Bộ Ngoại giao Campuchia nói rằng ASEAN nên đứng ngoài vấn đề tranh chấp Biển Đông và để các thành viên tự giải quyết vấn đề này với Trung Quốc, đúng theo quan điểm của Bắc Kinh và điều này đã được chứng minh là trở ngại cho các cuộc đàm phán. 
Giáo sư Carl Thayer từ Úc được The Cambodia Daily dẫn lời bình luận, biểu hiện tôn kính của Campuchia đối với Trung Quốc là không thay đổi. Nếu thay đổi có thể dẫn đến "nguy hiểm" cho mối quan hệ rất có lợi nhuận này.
"Campuchia chủ yếu là để lấy lòng Trung Quốc và đã từng thận trọng trong việc làm mất lòng nước Mỹ. Campuchia sẽ không phá vỡ sợi dây liên kết này hoặc thực hiện các bước có thể gây nguy hiểm đến món hời béo bở nước này nhận được từ Trung Quốc", giáo sư Carl Thayer cho biết.
Nếu căng thẳng Biển Đông tiếp tục gia tăng vượt ngoài phạm vi lời nói, Campuchia sẽ lên tiếng phản đối trong hội nghị ASEAN. Phnom Penh có thể cáo buộc (vu cáo) Mỹ gây mất ổn định Biển Đông và ASEAN không nên đóng vai trò trực tiếp trong giải quyết tranh chấp.
Thêm đối tượng "vì bạc quên tình"
Đàng chú ý, hiện nay Campuchia không phải nước duy nhất hưởng lợi từ sự ủng hộ Trung Quốc. Lưu Diên Đông, Phó Thủ tướng Trung Quốc đã nói chuyện với các đại biểu Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á lần thứ 14 về các lợi ích ASEAN nhận được khi duy trì quan hệ "tốt đẹp" với Trung Quốc.
Trong những năm tới, Trung Quốc dự kiến nhập khẩu hàng hóa trị giá 1 ngàn tỉ USD từ các nước ASEAN và đầu tư 500 tỉ USD vào khu vực (?!), Lưu Diên Đông tuyên bố. Cuối tuần qua Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã bày tỏ ý định cân nhắc bất kỳ sự tham gia nào vào tranh chấp Biển Đông với các lợi ích của quốc gia này.
"Nếu chúng ta đóng một vai trò (trong vấn đề Biển Đông), đó cũng là điều tốt. Nhưng nếu chúng ta không có những giải pháp đúng, những nỗ lực ngoại giao của chúng ta không mang tới bất cứ điều gì thì tại sao chúng ta phải làm điều đó?", ông Widodo nói với tờ The Jakarta Post.
Hồng Thủy
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những câu chuyện cũ qua Bloger Nguyễn Đình Đăng:

Mstislav Rostropovich: Đ.M. cái đại hội của các anh. Tôi về đây để chiến đấu!


Nguyễn Đình Đăng dịch
Lời giới thiệu của người dịch:
H1
Mstislav Leopoldovich Rostropovich
Năm 11-14 tuổi tôi học cello tại trường Nghệ thuật Hà Nội. Anh trai tôi có một người bạn là nhạc công cello. Ông tới dạy kèm tôi tại nhà không lấy tiền. Từ ông, lần đầu tiên tôi được biết về nghệ sĩ cello vĩ đại của Liên Xô Mstislav Rostropovich (1927 -2007). Ông còn tặng tôi một đĩa thu âm Rostropovich chơi concerto cho cello của Camille Saint-Saëns. Chúng tôi từng ngồi nghe cùng nhau và ông giảng giải cho tôi các chương trong concerto. Khi đó tôi chỉ biết loáng thoáng về việc Rostropovich không được chính quyền Xô Viết ưa. Có lần một cô giáo cello mới tốt nghiệp đại học tại trường Âm nhạc Việt Nam được phân về trường Nghệ thuật Hà Nội. Hôm cô đang dạy tôi tại phòng học mới thì ông hiệu trưởng vào thăm lớp, hỏi cô có nguyện vọng gì không. Cô nói muốn treo chân dung “ông Rôt” (Rostropovich) trên tường lớp học. Ông hiệu trưởng gạt phắt, nói đại ý không có “rốt ráo” gì cả nhé.
Sau này, khi sang Liên Xô học tôi mới biết rõ hơn về quan điểm của Mstislav Rostropovich và được nghe về đại văn hào Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn (1918 – 2008) – người đã từng tham gia chiến tranh vệ quốc, bị chính quyền Stalin bỏ tù và đày ải 11 năm, đoạt giải Nobel văn học năm 1970 nhưng không dám đi nhận vì sợ không được quay về Liên Xô, cuối cùng đã bị tước quốc tịch và bị trục xuất khỏi Liên Xô năm 1974 cho tới năm 1994 mới trở về sau khi Liên Xô đã tan rã.
Dưới đây tôi trích dịch vài đoạn từ các bài phỏng vấn Mstislav Rostropovich – một nghệ sĩ thiên tài và một nhân cách lớn.
Người Nga ngày nay thiếu sự thanh cao
(Trích phỏng vấn năm 1998)
Nhà báo: Ông có thể nói gì về Solzhenitsyn và các lùm xùm xảy ra quanh tên tuổi của ông ấy?
Mstislav Rostropovich: Người Nga ngày nay thiếu sự thanh cao, đặc biệt trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tôi phát ngượng đọc báo khi bạn tôi, ông Van Cliburn [1], đến dự lễ trao các học bổng của tôi. Một tờ báo viết: “Thật đáng ngờ ông ta có thì giờ để tới. Đối với một nghệ sĩ lớn, điều đó có nghĩa là ông không được mời đi diễn.” Thật thô bỉ. Hãy cảm ơn vì ông ấy đã đến, tôi nghĩ vậy. Còn đối với Solzhennitsyn thì họ vô cùng thô bỉ. Điều quan trọng là chúng ta phải nhớ, bởi vì chúng ta chẳng nhớ gì cả, trí nhớ của chúng ta rất ngắn. Chúng ta phải nhớ rằng ông ấy đã mở mắt cho thấy toàn bộ hệ thống này, mở mắt cho toàn thế giới, và cái mà ông ấy đã làm trong thời đại của ông là vô giá. Đó là sự nghiệp vĩ đại và chiến công vĩ đại của con người. Vì thế tôi yêu mến ông ấy, kính trọng ông ấy, tôi và ông ấy là hai người bạn lớn. Tôi muốn tới Moskva để biểu diễn mừng sinh nhật lần thứ 80 của ông ấy. Tôi biểu diễn vinh danh ông ấy và tặng tất cả tiền thu được vào quỹ của ông ấy, bởi vì cái mà ông ấy đã làm cho nước Nga là vô giá. Và những gì hiện đang xảy ra trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng đang hạ thấp ông. Tôi cho đó đơn giản là một sự thô bỉ.
H1Mstislav Rostropovich và Aleksandr Solzhenitsyn
Âm nhạc của tôi là thông điệp gửi Chúa Trời (Trích phỏng vấn năm 2002 và 2005)
Nhà báo: Cuộc đối đầu của ông với KGB (Ủy ban anh ninh quốc gia, tức cơ quan mật vụ của Liên Xô. ND) đã bắt đầu như thế nào?
M.R.: Các quan chức của Đảng báo cho tôi rằng tôi phải đuổi Solzhenitsyn ra khỏi nhà. Tôi nói với họ rằng nhiệt độ ngoài trời lạnh dưới âm 30 độ C, và không đời nào có chuyện đó. Solzhenitsyn đã bị đuổi khỏi hội Nhà văn và ông ấy không có lựa chọn nào khác ngoài sống tại nhà tôi. Có lần ông ấy nói với tôi: “Từ nay tôi và ông không nên ngồi cùng xe tới Moskva để bọn chúng khỏi húc chết một lúc cả hai chúng ta bằng xe tải.” Nỗi sợ của tôi khi đó là họ sẽ thủ tiêu Solzhenitsyn ngay tại nhà tôi và các con cháu tôi sẽ nghi oan tôi gián tiếp đồng lõa với KGB. Vì thế tôi đã viết một bức thư gửi 4 tờ báo trong đó tôi nói tất cả suy nghĩ của tôi về chế độ. Tôi biết rằng bức thư sẽ không bao giờ được đăng và họ có thể chặn tôi. Song tôi cũng biết bức thư sẽ được sao chép hàng trăm lần.
Bằng chứng là chỉ ngày hôm sau tại Paris tất cả mọi người đã biết về bức thư. Rồi tôi sang Đức biểu diễn. Một nhân viên KGB tới hotel tìm tôi sau buổi diễn. Hắn nói với tôi: “Ông đã nghe về vụ gây rối này chưa? Họ vừa đăng một bức thư với chữ ký của ông, trong đó họ bảo ông nói rằng thật là tai tiếng khi các nhà soạn nhạc như Shostakovich và Prokofiev bị phê phán ngay tại tổ quốc mình, và phải sang tận Paris mới xem được phim của Tarkovsky.”[2] Tôi đã viết những điều tương tự như vậy trong bức thư. Tôi nói với hắn: “Hai mươi năm nữa chúng ta sẽ biết nhục vì chuyện này.” Sau khi tôi lên án, họ hủy tất cả các buổi hoà nhạc của tôi tại Liên Xô. Tôi đi diễn hai lần cuối cùng tại Tây Âu vào năm 1969 và Mỹ vào năm 1972. Năm 1974 tôi bị buộc phải rời khỏi Liên Xô. Tôi vẫn giữ hộ chiếu Xô Viết của mình và tôi đã sống tại Pháp nhờ được gia hạn thị thực. Cuộc sống của tôi đã bị cắt làm đôi. Cho tới năm 48 tuổi, tôi thường xuyên biểu diễn tại phương Đông. Sau đó, tôi không biểu diễn tại phương Tây nữa. Thế rồi vào ngày 15.5.1978, tôi xem TV và được biết họ đã tước quốc tịch của tôi.
Đến năm 1989, khi tôi xem TV thấy tường Berlin bị dỡ bỏ, tôi bay tới đó ngay. Khi xe taxi đưa chúng tôi tới nơi nguyên là tường Berlin, tôi thấy cần một chiếc ghế. Tôi gõ cửa một ngôi nhà và có người nhận ra tôi. Sau 10 phút một đám đông tụ tập quanh tôi và có cả một nhóm quay TV đi qua dừng lại. Tôi chơi Suites vui tươi nhất của Bach viết cho cello để chào mừng sự kiện này. Nhưng tôi không thể quên những người đã mất mạng khi cố leo qua bức tường. Vì thế tôi đã chơi Sarabande từ Suite số 2 của Bach để tưởng nhớ họ, và tôi thấy một thanh niên đã khóc.
(Trích phỏng vấn năm 2002:) Tất nhiên có công chúng đứng đó, nhưng thật ra tôi chỉ chơi cho mình. Tôi cảm thấy chỉ có mình với chính mình và với âm nhạc. Âm nhạc của tôi là thông điệp gửi Chúa Trời. Tôi cầu xin Ngài nối liền hai nửa của châu Âu và của trái tim tôi. Và Chúa Trời đã nghe tiếng.
H1Mstislav Rostropovich chơi cello tại tường Berlin ngày 12.11.1989 ngay sau khi bức tường này bị phá bỏ.
Đến con chuột nhắt tôi cũng không đuổi ra khỏi nhà mình (Trích phỏng vấn năm 2006)
Nhà báo: Tôi muốn nói về một đề tài khó chịu. István Szabó [3] có làm một bộ phim nhan đề “Quan điểm của các bên” về nhạc trưởng Furtwängler [4]. Sau chiến tranh người ta đã cố buộc tội ông hợp tác với Hitler: “Tại sao ông không ra đi ?” Ông giải thích: “Tôi không muốn bỏ mặc nhân dân tôi thiếu Beethoven.” Vậy mà chúng tôi ngày nay ở lại đây không có ông. Vào năm 1974 người ta đã buộc ông phải ra đi. Đến thời cải tổ ông đã trở về. Lúc đó thật là sung sướng. Vậy mà một tên nhà báo hỗn láo nào đó đã viết: “Cái tên Rostropovich ở phương Tây có là cái quái gì nếu không có tên Solzhenitsyn?” Họ thật không biết rằng trước Solzhenitsyn từ lâu chúng ta đã có một quần hùng vĩ đại gồm ông, Richter, Oistrakh, Gilels, Kogan [5]. Vậy mà ông đã thôi không biểu diễn ở quê hương nữa. Tên nhà báo đó, hắn ta là ai? Còn chúng tôi thì đã bị mất một sự hỗ trợ lớn về tinh thần. Tôi nhớ buổi công diễn ra mắt concerto số 2 cho cello của Shostakovich năm 1966. Sau một cuộc nổi loạn như vậy tất cả ngồi im và nghĩ: họ sẽ cho chúng ta ra khỏi khán phòng hay bắt tất cả ngay lập tức? Bởi ông đã quất vào mõm bọn điếm bút về Shostakovich, trong khi tất cả bộ văn hóa, và trung ương Đảng CS Liên Xô ngồi tại các hàng ghế đầu, tất cả đã nhắng nhít kéo nhau đến buổi công diễn ra mắt nhạc phẩm của Shostakovich.
H1Mstislav Rostropovich công diễn concerto No 2 của Dmitri Shostakovich.
M.R.: Tôi đánh giá cao những gì bà vừa nói. Sự việc xảy ra rất đơn giản. Vào năm 1974, họ không chỉ đơn thuần buộc tôi phải ra đi mà họ còn tước cả quốc tịch nữa. Tôi đã từng trải qua nhiều cuộc sát hạch trong đời mình. Sát hạch về nhân tính. Về lương tâm con người. Tôi là người rất có đức tin. Và sau đây là một trong những cuộc thử thách lớn đầu tiên.
Tôi quen Solzhenitsyn khi công diễn độc tấu tại Ryazan. Khi đó, còn dưới thời Khrushvev, ông ấy đang ở trên đỉnh vinh quang nhờ Tvardovsky. Solzhenitsyn làm thầy giáo trung học. Khi tôi lên đường đi Ryazan, mọi người đều bảo tôi: ông phải gặp Solzhenitsyn! Họ cho tôi địa chỉ của ông, đến giờ tôi vẫn nhớ: ngõ Yablochkova, nhà số 11.
Tôi trình diễn xong, có người nói với tôi rằng Solzhenitsyn có tới nghe. Tôi nghĩ, thế mà ông không ghé vào gặp tôi sau buổi diễn – có lẽ ông ấy không thích chăng? Vậy thì tôi tới thăm ông xem sao! Và đây ngõ Yablochkova, ngôi nhà xoàng xĩnh, tầng 1. Tôi bấm chuông. Một phụ nữ rất đứng tuổi mở cửa và đứng án ngữ tại đó: “Ông gặp ai?” “Tôi muốn được gặp Aleksandr Isayevich.” “Không có nhà. Đi vắng rồi.” “Tiếc quá.” “Thế ông cần gì?” “Họ nói tối hôm qua ông ấy có tới nghe buổi hòa nhạc của tôi…”
Bỗng nhiên, một cánh tay gạt bà già sang bên, và Solzhenitsyn râu ria hiện ra: “Mời ông vào. Tôi rất vui vì ông đã tới!” Và chúng tôi đã ngồi khá lâu. Chuyện trò khoảng hai giờ đồng hồ. Ông nói với tôi lúc tạm biệt: “Khi nào tôi tới Moskva, nếu ông đồng ý, tôi sẽ gặp ông nói chuyện, bởi vì tiếng Nga của ông rất tốt.”
Quả thật ông ấy đã đến thăm tôi đôi lần tại Moskva. Sau đó một thời gian dài tôi không gặp ông.
Một hôm, tôi gặp Lidia Korneevna Chukovskaya ngoài phố: “Ông có biết Solzhenitsyn sắp chết không? Ông ấy đang sống hoàn toàn một mình cách Moskva 83 km theo hướng xa lộ Mozhaiskое, trong một chỗ chật chội không có lò sưởi. Nếu ông ghé thăm thì ông ấy sẽ vui đấy.”
Hôm sau tôi tới thăm ông. Lúc đó là vào cuối thu. Tôi đi tìm ông theo từng khu vườn. Nếu bà còn nhớ, đó là các khoảng đất trồng rau riêng rẽ, trên đó không thể xây dựng bất cứ thứ gì ngoài lán kho chứa nông cụ. Các lán kho đó đều có treo ổ khoá. Và khi tôi nhìn thấy một lán kho không có ổ khóa, tôi hiểu rằng ông ấy ở trong đó.
Ông ấy nằm trong một đống mềm và chăn bông. Tôi hỏi: “Ông thấy trong người thế nào?” “Không sao! Tôi cho rằng tôi bị đau lưng.” Còn tôi thì biết rằng ông bị ung thư…
Hồi đó tôi và Galia có một ngôi nhà nghỉ ngoại ô ở Zhukovkа. Tại chỗ nhà để xe chúng tôi xây một phòng nhỏ vì tôi muốn mời một gia đình từ Leningrad đến đó ở. Tôi từng làm giáo sư tại nhạc viện Leningrad, và có lần phó khoa Burlakov nói: “Ông vẫn không biết có người mê ông thế nào. Có một cậu bé phát điên vì ông.” Đó là một cậu thiếu niên 14 tuổi học cello, đau khổ vì bố mẹ ly dị đến nỗi định tự sát bằng súng nhưng không chết mà bị chấn thương cột sống, không chết, nhưng phải cưa cả hai chân. Tôi đến thăm cậu ngay lập tức. Cậu nằm trong phòng, khắp tường dán kín ảnh của tôi. Tôi đã giúp cậu ổn định cuộc sống.
Sau đó Galia buộc tôi ngừng cứ mỗi tháng 2 lần đi Leningrad. “Anh phải bỏ quách những việc vớ vẩn đó đi vì thần sắc của anh suy sụp rồi. Anh sẽ chết non, mà đó là điều em không muốn!” Galia tự mình đi Leningrad, tới gặp hiệu trưởng và nói: “Slava sẽ không tới nữa đâu, nếu không các vị sẽ bỏ ông ấy vào quan tài mất thôi!” Còn cậu bé đó với mẹ và dượng của cậu thì chúng tôi muốn mời họ tới sống tại nhà nghỉ của chúng tôi. Nhưng mẹ cậu nói: “Không thể nào mà ông lại là người tốt như thế được. Chúng tôi không thể liều thân như vậy.” Và họ đã không đi.
Vậy là, quay lại chuyện Solzhennitsyn. Khi đó tôi đề nghị với ông ấy: “Ông nghe tôi này, ở đây lạnh. Ở nhà nghỉ tôi có một phòng nhỏ có sưởi. Dọn đến nhà tôi đi! Nếu là ung thư thì đằng nào ông cũng chết. Người ta chôn ông ở đâu mà chẳng được. Còn nếu là đau lưng, thì ở nhà tôi ông sẽ khỏi.” Thế là ngày hôm sau ông dọn tới nhà tôi. Tôi ngạc nhiên thấy gia tài của ông rất ít. Một cái áo bông gì đó, và một cái ấm đun nước cũ.
Ông ấy bắt đầu sống với chúng tôi khi ông còn được chính quyền ưu ái. Nhưng rồi Brezhnev lên cầm quyền, và Solzhenitsyn bắt đầu bị sách nhiễu. Họ đuổi ông khỏi hội nhà văn tỉnh Ryazan. Và họ bảo tôi đuổi ông ra khỏi nhà. Tôi trả lời rằng với thời tiết thế này thì đến con chuột nhắt tôi cũng không đuổi ra khỏi nhà mình.
Sau đó đến lúc tôi hiểu rằng cuộc sống của ông ấy đang bị đe dọa. Và cả cuộc sống của tôi cũng vậy. Tôi bàn bạc với Galia rất lâu. Tôi nói rằng tôi phải viết thư nói thẳng suy nghĩ của mình. Bởi vì tôi là Nghệ sĩ Nhân dân Liên Xô, được giải thưởng Stalin và Lenin, còn Galia là ca sĩ hàng đầu của Nhà hát Lớn. Còn nếu có chuyện gì xảy ra với Solzhenitsyn tại nhà tôi thì mọi tội lỗi sẽ đổ lên đầu chúng tôi …
Anh không muốn quấy rầy các sinh viên thiên tài của chúng ta
Nhà báo: Câu chuyện đó ít nhiều tôi cũng đã hiểu. Nhưng thời buổi hiện nay cũng chẳng phải là thời buổi tốt nhất về mặt đạo đức. Vậy mà ông lại một lần nữa bỏ chúng tôi đi.
M.R.: Bỏ đi là thế nào?! Tại đây tôi có quỹ trợ giúp các trẻ em Nga bị bệnh. Chúng tôi đã tiêm chủng cho khoảng 3 triệu trẻ em ở Nga. Không ai làm chuyện đó ngoài chúng tôi. Hai là, tại đây tôi có quỹ hỗ trợ các nhạc công trẻ. Tôi cấp học bổng cho 40 người.
H1Mstislav Rostropovich và vợ ông, Galina Vishnevskaya (1926 – 2012) – ca sĩ soprano, nghệ sĩ nhân dân Liên Xô – cùng một số trẻ em Nga mà quỹ của Rostropovich đã chi tiền cưu mang
Nhà báo: Ý của tôi là, với cương vị nghệ sĩ, ông đã bỏ mặc chúng tôi.
M.R.: Với cương vị nghệ sĩ tôi giảng dạy họ.
Nhà báo: Nhưng mọi người đều đợi các buổi công diễn của ông.
M.R.: Tôi biểu diễn ở nơi nào người ta yêu mến tôi. Tôi không có và sẽ không có lối thoát nào khác. Tôi đã công diễn mừng thọ Solzhenitsyn 80 tuổi tại Đại Khán phòng Nhạc viện Tchaikovsky. Ngày hôm sau, lên máy bay, tôi đọc báo “Kommersant” thấy viết: “Rostropovich trình tấu ở mức một sinh viên trung bình.” Và tôi nói ngay trên máy bay với Galia: “Em biết không, anh không muốn quấy rầy các sinh viên thiên tài của chúng ta.”
Đ.M. cái đại hội của các anh. Tôi về đây để chiến đấu!
H1Mstislav Rostropovich cầm tiểu liên Kalashnikov tại Nhà Trắng (nhà quốc hội Nga) trong những ngày cách mạng tháng 8 (ngày 19 – 24. 8. 1991)
Ngày 19.8.1991 một nhóm 8 ủy viên Trung ương Đảng CS Liên Xô do chủ tịch KGB Vladimir Kryuchkov cầm đầu đã thành lập Ủy ban tình trạng khẩn cấp quốc gia (GKChP, viết tắt từ Государственный комитет по чрезвычайному положению, ГКЧП, còn được gọi là bè lũ 8 tên) để làm cuộc đảo chính toan lật đổ tổng thống kiêm tổng bí thư ĐCS Liên Xô Mikhail Gorbachev, nhằm khôi phục chế độ cộng sản đang tan vỡ tại Liên Xô. Ủy ban này đã đặt làm 250 ngàn chiếc còng tay, chuẩn bị sẵn 300 ngàn lệnh bắt người, và dọn nhà tù Lefortovo ở Moskva để chuẩn bị giam những người sẽ bị họ bắt. Các nhân viên mật vụ KGB được lệnh bỏ nghỉ phép, khẩn cấp quay về trực tại trụ sở và được tăng lương gấp đôi.
Tổng thống Nga Boris Yeltsin, thủ tướng Nga Ivan Silayev và chủ tịch Xô Viết tối cao Nga Ruslan Khasbulatov cùng những người ủng hộ kéo vào cố thủ tại nhà quốc hội Nga (còn được gọi là Nhà Trắng vì có màu trắng). Yeltsin tuyên bố phe GKChP đã làm đảo chính vi hiến và ông kêu gọi quân đội không tham gia vào cuộc đảo chính này. Theo lời kêu gọi của Yeltsin nhân dân thủ đô Moskva kéo tới dựng chiến lũy bảo vệ Nhà Trắng. Ngày 20.8.1991 GKChP ra lệnh cho 3 đại đội xe tăng, 1 phi đội máy bay lên thẳng, 2 đội đặc nhiệm Alpha và Vympel cùng các lính dù tấn công Nhà Trắng. Tuy nhiên Alpha và Vympel đã từ chối bao vây Nhà Trắng. Một xe tăng bị đốt, 3 người chết vì lao ra chặn xe tăng. Một số bị thương. Không có lính nào bị thiệt mạng. Một số xe tăng khác quay súng, đứng về phía nhân dân. Cuộc tấn công Nhà Trắng và đảo chính đã thất bại. 7 thành viên GKChP bị bắt, 1 người tự sát. Ngày 21.8 Xô Viết tối cao Nga họp trao cho tổng thống Nga Yeltsin toàn quyền bổ nhiệm lãnh đạo các vùng. Ngày 24.8, Gorbachev từ chức Tổng bí thư ĐCS Liên Xô. Liên Xô bị giải thể. Boris Yelstin ra sắc lệnh chấm dứt và cấm mọi hoạt động của Đảng Cộng sản trên toàn cõi nước Nga.
Ngay sau khi nghe tin những người đảo chính muốn khôi phục chế độ Xô Viết, Mstislav Rostropovich đã bay từ Paris về Moskva. Tại sân bay Sheremetyevo ông thuyết phục biên phòng cho ông nhập cảnh không có visa, lấy cớ là ông ở trong đoàn đại biểu Nga kiều về dự Đại hội những người cùng tổ quốc lúc đó đang chuẩn bị khai mạc tại Moskva. Blogger mikhail62 kể lại rằng, sau khi Rostropovich được nhập cảnh, một nhà báo hỏi ông: “Bác về dự Đại hội những người cùng tổ quốc đấy à?“, ông đã văng tục: “Đ.M. cái đại hội của các anh. Tôi về đây để chiến đấu!” (Nguyên văn tiếng Nga: Ебал я ваш конгресс. Я воевать сюда приехал!). Nhớ lại chuyện này trong cuộc phỏng vấn truyền thanh trực tiếp trên đài “Tiếng vọng Moskva” (Эхо Москвы) ngày 29. 11. 2000, thi sĩ Andrei Voznesensky nói: “Từ miệng ông câu văng tục đó đã trở thành thiêng liêng.” Boris Yeltstin viết trong hồi ký rằng lúc đó trong Nhà Trắng nhiều người lâm vào trạng thái hoảng loạn. Nhưng khi Rostropovich vừa bước vào, sự hoảng loạn đột nhiên biến mất. Ông yêu cầu cấp cho ông một khẩu súng và người ta đã cho ông mượn một tiểu liên Kalashnikov. Đêm 24.8.1991, chứng kiến đám đông hạ bệ tượng trùm mật vụ Xô Viết Felix Dzerzhinsky tại quảng trường Lubyanskayа, nơi trụ sở KGB toạ lạc, Rostropovich nói: “Các anh em, tôi có một đề nghị: Trên bệ này ta hãy đặt tượng kỷ niệm Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn.”
7.1.2015
https://www.youtube.com/watch?v=LU_QR_FTt3EMstislav Rostropovich chơi Prelude từ Cello Suite No. 1 của J.S. Bach.
Chú giải:
[1] Van Cliburn (1934 – 2013) – pianist người Mỹ, nổi tiếng nhờ đoạt giải nhất cuộc thi piano mang tên Tchaikovsky lần thứ nhất (1958) tại cao trào của chiến tranh lạnh.
[2] Andrei Tarkovsky (1932 – 1986) – đạo diễn điện ảnh Liên Xô, được coi là một trong những nhà làm phim vĩ đại nhất mọi thời đại. Một trong những bộ phim nổi tiếng của Tarkovsky là bộ phim về hoạ sĩ Nga “Andrei Rublev“.
[3] István Szabó (sinh 1938) – đạo diễn điện ảnh và opera người Hungary.
[4] Wilhelm Furtwängler (1886 – 1954) – nhạc trưởng và nhà soạn nhạc người Đức, được coi là một trong những nhạc trưởng giao hưởng và opera vĩ đại nhất t.k. XX. Ông là nhạc trưởng chính của Berliner Philharmoniker năm 1922 – 1945 và 1952 – 1954, Leipzig Gewandhaus Orchestra năm 1922 – 1926, và guest-conductor của nhiều dàn nhạc danh tiếng trong đó có DNGH Vienna.
[5] Sviatoslav Richter (1915 – 1997, piano), David Oistrakh (1908 – 1974, violin), Emil Gilels (1916 – 1985, piano), Leonid Kogan (1924 – 1982, violin) là những nghệ sĩ lừng danh nhất của Liên Xô và thế giới trong t.k. XX.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vẫn còn nhiều người chưa quên!


CHO NGÀY 4 THÁNG 6
Chàng sinh viên khoa sử 20 tuổi này là một trong 7 lãnh đạo của cuộc biểu tình ở Thiên An Môn 26 năm trước.
Chỉ ít giờ sau những lời phát biểu này, tối ngày 4/6, xe tăng của quân đội Tung Của bắt đầu tiến vào, nghiền nát những cô cậu sinh viên chân yếu tay mềm...
Cũng ngày này 26 năm về trước mình về Hà Nội ôn thi đại học cấp tốc để mấy tháng sau sẽ trở thành sinh viên. Còn nhớ thi đại học xong, ra bến tàu về quê, thấy nhiều sinh viên Tung Của nằm vật vờ ở nhà ga, chờ chạy sang nước thứ 3 tị nạn.
Hồi ấy mình không biết mô tê gì cả. So với thủ lĩnh sinh viên Vương Đan cầm mic nói trước trăm ngàn người ở quảng trường Thiên An Môn kia thì mình kém anh ta... 3 tuổi.
Bây giờ thì biết rồi. "Chúng ta cần giết 200 ngàn người để giữ cho đất nước 20 năm ổn định", một lãnh đạo tối cao của Tung Của ở thời điểm đó đã nói như thế và làm như thế. Đã 26 năm trôi qua. Vết xích sắt xe tăng đã khô máu người. Không còn chút da thịt nào bám lại mặt quảng trường nữa. Nhưng hồn trai trẻ chắc vẫn còn lưu lại nơi bóng tối phủ xuống quảng trường mỗi khi đêm về. Tuổi của hồn ma đã nhiều hơn tuổi đời thực của những sinh viên năm nào...
26 năm, bắt đầu cuộc đời sinh viên của mình gắn với một sự kiện kinh hoàng của "nhà hàng xóm". Nhìn những bức ảnh này, nghĩ lại, bỗng thấy bâng khuâng lạ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bị Tổng thống Philippines mắng là phát xít, Bắc Kinh "giãy nảy"


Tuyên bố thẳng thừng của ông Aquino đã khiến Trung Quốc chấn động và có phản ứng ngay trong ngày hôm qua (3/6).
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.
Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) cho hay, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã phát biểu trong chuyến thăm Nhật Bản rằng hành động của Trung Quốc ở Biển Đông khiến ông liên tưởng đến phát xít Đức thời Thế chiến II.
Trong cuộc họp báo, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh “giãy nảy”: “Trung Quốc cảm thấy vô cùng chấn động và bày tỏ phản đối mạnh mẽ đối với suy luận hoang đường của lãnh đạo Philippines.”
Bà Hoa lớn tiếng: “Bắc Kinh cảnh cáo Philippines nên từ bỏ sự hoang tưởng, ‘quay đầu là bờ’, ngừng các hoạt động khiêu khích Trung Quốc và trở lại quỹ đạo đàm phán song phương để giải quyết mâu thuẫn”.
Bà Hoa Xuân Oánh cũng không quên rêu rao rằng “Trung Quốc là một quốc gia có trách nhiệm”, đồng thời tái khẳng định nước này “chỉ muốn giải quyết mâu thuẫn trên Biển Đông bằng cách đàm phán trực tiếp với quốc gia liên quan”.
Theo AFP, phát ngôn của Tổng thống Aquino được đưa ra hôm 3/6 khi ông tham dự hội nghị giao lưu quốc tế do hãng tin Nikkei của Nhật Bản tổ chức tại thủ đô Tokyo.
Ông Aquino hôm nay phát biểu tại Hội nghị quốc tế về "Tương lai của châu Á" ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AP
Ông Aquino phát biểu tại Hội nghị quốc tế về “Tương lai của châu Á” ở Tokyo, Nhật Bản hôm 3/6. Ảnh: AP
“Nếu một cường quốc như Mỹ tuyên bố ‘chúng tôi không quan tâm’, thì dã tâm của ‘quốc gia nào đó’ (chỉ Trung Quốc – PV) sẽ không thể bị ngăn chặn” – ông Aquino đánh giá về vai trò của Mỹ trong việc ngăn chặn các hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
“Tôi chỉ là một người có hiểu biết bình thường về lịch sử, nhưng thời điểm này khiến tôi nhớ lại hành động của phát xít Đức chỉ vài tháng trước khi Thế chiến II bùng nổ, khi họ thăm dò các vùng biển và cách các nước châu Âu đáp trả lại hành động của Đức.
Phát xít Đức thăm dò các vùng biển và sẵn sàng rút lui nếu bị một quốc gia phản ứng mạnh mẽ, điển hình như Pháp.
Nhưng thật không may, phát xít Đức đã sáp nhập được cả vùng Sudetenland của Tiệp Khắc và không ai có thể ngăn cản hành động này” – ông Aquino nói.
“Vào thời điểm đó, nếu có người lên tiếng yêu cầu ‘trùm phát xít’ Adolf Hitler dừng lại thì chúng ta đã tránh được cuộc chiến tranh thế giới” – Tổng thống Philippines nhấn mạnh.
Giám đốc nghiên cứu Viện IRIS (Pháp)
Jean Vincent Brisset
Philippines đã đưa các tranh chấp với Trung Quốc ra tòa án quốc tế, không nhằm đòi hỏi chủ quyền cụ thể nào mà chỉ nhằm xem xét đòi hỏi của Trung Quốc là có chính đáng theo luật hay không. Cách này rất hay vì cho phép vô hiệu hóa các lập luận của Trung Quốc mà không phải dính vào những tranh cãi mang tính lịch sử kéo dài vô tận.
Theo Đài truyền hình Nhật NHK, cũng trong hội nghị nói trên, Tổng thống Aquino cho biết: “Về chủ trương đối với các hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, Philippines và Nhật bản luôn yêu cầu Bắc Kinh phải tôn trọng vấn đề tự do hàng hải và luật pháp quốc tế.”
Trong khi đó, cựu đại sứ Trung Quốc tại Philippines Hoàng Quế Phương trả lời phỏng vấn của Thời báo Hoàn Cầu đã chỉ trích gay gắt: “Ông Aquino có những phát ngôn như vậy không chỉ một lần. Tất cả chỉ là nói bừa. Ông ta muốn được Mỹ ‘chống lưng’ về vấn đề Biển Đông.”
Ông Hoàng cho rằng Tổng thống Philippines lớn lên tại Mỹ và tiếp thu nền giáo dục ở đây, do đó ông Aquino thân cận với Washington.
Theo Hoàn Cầu, hồi tháng 2/2014, ông Aquino cũng đã ví Trung Quốc với phát xít Đức khi trả lời phỏng vấn tờ New York Times của Mỹ khiến Bắc Kinh khó chịu.
Nhà chức trách Trung Quốc khi đó cũng không thể làm gì được Tổng thống Philippines mà chỉ biết to tiếng chỉ trích ông Aquino là “chính trị gia nghiệp dư, không biết gì về lịch sử”.
Nguồn: 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THỜI CƠ ĐỂ MỞ TUYẾN DU LỊCH TRƯỜNG SA


Chính hành động của Trung Quốc cấp tập xây dựng đảo nhân tạo là thời cơ của Việt Nam để mở tuyến du lịch Trường Sa, để khẳng định chủ quyền bằng cách thực hiện các hoạt động dân sự, hòa bình.
Đảo Sinh Tồn 
Báo chí đưa tin, ngày 22/6 chuyến tàu du lịch đầu tiên ra Trường Sa sẽ khởi hành. Thông tin này chưa chính xác, vì đây mới là chuyến khảo sát để thiết kế tour, chưa phải tour du lịch Trường Sa chính thức. Đây cũng không phải là chuyến khảo sát đầu tiên để mở tour du lịch Trường Sa. Chuyến khảo sát mở tour du lịch đầu tiên đã được Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ và Du lịch biển đảo Hải Thành (Quân chủng Hải quân) tổ chức từ ngày 19/4/2004 đến ngày 25/4/2004. Trong chuyến đó, hơn 100 khách đã được tàu 996 đưa từ Tân Cảng ra đảo Trường Sa, đảo Đá Tây (tắm, lặn ngắm san hô), ghé qua Côn Đảo rồi về lại Tân Cảng. Sau đó vì nhiều lý do, trong đó có phản ứng của các bên (các bên, chứ không phải chỉ riêng Trung Quốc) có tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa, tuyến du lịch Trường Sa chưa được triển khai.
Chùa trên đảo Nam Yết
Bẵng đi 11 năm, tại sao bây giờ Việt Nam khởi động lại việc mở tuyến du lịch Trường Sa? UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện chuyến khảo sát này, nhưng việc mở tuyến du lịch Trường Sa có lẽ không phải là quyết định của riêng UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Chắc hẳn, đã có sự cân nhắc mọi vấn đề liên quan, dự đoán phản ứng của các bên trước khi quyết định này được đưa ra. Cá nhân tôi cho rằng, chủ trương mở tuyến du lịch Trường Sa vào thời điểm này có liên hệ trực tiếp với việc Trung Quốc cấp tập xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa, nôn nóng tiến tới kiểm soát Biển Đông. Chính hành động ngạo ngược của Trung Quốc là thời cơ của Việt Nam để mở tuyến du lịch Trường Sa, để khẳng định chủ quyền bằng cách thực hiện các hoạt động dân sự, hòa bình. Không có gì tương phản, trái ngược nhau hơn giữa cảnh các con tàu “thiên kình” xám xịt ngày đêm nạo vét, tàn phá các rạn san hô, hủy hoại môi trường sinh thái biển để xây dựng đảo nhân tạo với cảnh những con tàu du lịch màu trắng đưa những người dân thường đi ngắm những lòng hồ ở các đảo chìm đổi màu lung linh dưới nắng, ngắm những đàn cá tung tăng bơi lượn trong các rạn san hô lộng lẫy ở Trường Sa…    
Khu dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây đang được nâng cấp
Không như năm 2004, bây giờ đã có tàu to đẹp, đủ tiện nghi đưa khách, trên các đảo ở Trường Sa đã có nhà nghỉ đàng hoàng, có điện cả ngày… Theo tôi, cuối năm nay tuyến du lịch Trường Sa sẽ chính thức được công bố.     
             
Phần nhận xét hiển thị trên trang